Luận văn Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ 1. Lí do chọn đề tài Văn hoá làng xã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá dân tộc. Chùa lại là nhân tố phổ biến góp phần tạo nên hệ thống văn hoá làng xã truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những ngôi chùa như một phần không thể thiếu trong bức tranh về làng quê chúng ta xưa và nay. Việt Nam là nước nông nghiệp nên hệ thống chùa luôn gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của mỗi người dân nông thôn. Nó không chỉ có vị trí đặc biệt trong văn hoá làng mà còn tác động sâu sắc, toàn diện đến nhiều mặt của xã hội cổ truyền. Chùa với người Việt không chỉ là không gian tôn giáo, nơi phục vụ các hoạt động thờ cúng, tâm linh mà còn là một nơi sinh hoạt cộng đồng, là nơi in dấu những thiết chế lâu đời. Dân gian có câu “đất vua - chùa làng - phong cảnh bụt” là vì thế. Do vậy, đã từ lâu chủ đề này trở thành đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội, trong đó có khoa học lịch sử. Hiện nay, dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, diện mạo của thôn làng, xóm ngõ . có nhiều biến đổi. Trong quá trình hội nhập, những yếu tố văn hoá ngoại quốc đang có xu thế lấn át và làm mai một đi những yếu tố văn hoá cổ truyền. Vậy làm thế nào để chọn lọc, giữ gìn và phát huy được các giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống, trong đó có hệ thống chùa làng. Đây là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta quan tâm. Đặc biệt là các nhà nghiên cứu khoa học xã hội. Từ lâu hệ thống chùa Việt Nam nói chung và hệ thống chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, tìm hiểu đề tài này ở một địa phương cụ thể thì chưa có nhiều, nhất là các địa phương khu vực trung du miền núi lại càng ít hơn. Thái Nguyên là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 tỉnh nằm ở trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc, cửa ngõ nối liền với vùng châu thổ Bắc Bộ, là địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Việc đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết hệ thống chùa làng ở đây do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chưa được quan tâm sâu sắc. Chính vì vậy, qua luận văn thạc sĩ của mình, chúng tôi mong muốn được tìm hiểu toàn diện và đầy đủ hơn vấn đề còn bỏ trống đó. Việc nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống tinh thần của người dân địa phương nói riêng và nhân dân tỉnh Thái Nguyên nói chung, nhằm góp thêm những hiểu biết về ngôi chùa ở vùng trung du miền núi phía Bắc, thấy được sự giao thoa văn hoá giữa đồng bằng và miền núi trong tiến trình lịch sử. Chọn đề tài “Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn Thạc sĩ, bản thân tôi là người địa phương cũng như mọi người dân địa phương khác có nhu cầu hiểu biết về đời sống văn hoá tinh thần của người dân quê hương qua hệ thống chùa làng và mong muốn những truyền thống tốt đẹp của quê hương sẽ luôn được phát huy trong cuộc sống hiện tại.

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tìm lại được những giá trị văn hóa mang bản chất truyền thống của từng vùng. Phong tục tập quán trong đời sống người dân Phú Bình trong quá trình tồn tại và phát triển đã chịu nhiều tác động văn hóa khác nhau: từ miền đồng bằng lên, từ miền núi cao xuống. Trong đó, Phật giáo và ngôi chùa thờ Phật đã dự phần quan trọng trong việc định hình và duy trì không ít các tập tục dân gian của địa phương đến nay vẫn còn tồn tại. Ở Phú Bình, những phong tục tập quán chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Phật khá nhiều. Song ở đây, tác giả chỉ đề cập đến những tập tục phổ biến trong đời sống hằng ngày của người dân địa phương. Tập tục ăn chay, thờ Phật, phóng sinh và bố thí: Về ăn chay, không riêng ở Phú Bình, mà hầu như tất cả người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nếp sống văn hóa này. Ăn chay hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm Từ bi của Phật giáo. Vì khi đã trở về với Phật pháp, mỗi người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 Phật tử phải thọ giới và trì giới, trong đó giới căn bản là không sát sinh hại vật, mà trái lại phải thương yêu mọi loài. Trong hành động lời nói và ý nghĩa, người Phật tử phải thể hiện lòng từ bi. Điều không thể có được khi con người còn ăn thịt, còn uống máu chúng sinh. Để đạt được mục đích đó, người Phật tử phải dùng đến phương pháp ăn chay. Cố nhiên người xuất gia ăn chay trường, còn Phật tử tại gia còn nhiều trở ngại nên chỉ ăn chay kỳ. Nhiều người dân Phú Bình, đặc biệt là các cụ cao niên, cả Phật tử lẫn người không phải Phật tử cũng theo tục lệ đặc biệt này. Họ ăn chay mỗi tháng hai ngày, là ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng. Có người ăn mỗi tháng bốn ngày là ngày 01, 14, 15 và 30, nếu tháng thiếu thì ăn chay ngày 29. Có người ăn mỗi tháng sáu ngày là những ngày mùng 08, 14, 15, 23, 29 và 30 (nếu tháng thiếu thì ăn chay ngày 28, 29). Có người phát tâm ăn chay mỗi tháng mười ngày là ngày 01, 08, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30 (nếu tháng thiếu thì ăn vào ngày 27, 28, 29). Cũng có nhiều người phát nguyện ăn chay suốt cả tháng (thường là tháng bảy âm lịch) hoặc ba tháng (tháng giêng, tháng bảy và tháng mười) hay cả năm. Các nhà khoa học đều cho rằng ăn chay rất hợp vệ sinh và không kém phần bổ dưỡng. Trên tinh thần đó, nên nguời dân huyện Phú Bình dù không phải là Phật tử cũng thích ăn chay, và tập tục này đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi giai tầng xã hội từ xưa đến nay. Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật, tục lệ bố thí và phóng sinh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng nơi đây. Đến ngày rằm và mùng một, người ta thường hay mua chim, cá,... để đem về chùa chú nguyện rồi đi phóng sinh. Người dân ở đây cũng thích làm phúc bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn, vào các ngày lễ hội họ tập trung về chùa. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại những biểu hiện mang tính chất hình thức trên này càng bị thu hẹp. Thay vào đó mọi người tham gia vào những đợt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 cứu trợ, tương tế cho các đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, hoàn cảng sống gặp khó khăn đúng với truyền thống đạo lý của dân tộc lá lành đùm lá rách. Tập tục cúng rằm, mùng một và đi lễ: Theo đúng truyền thống, tập tục cúng rằm, mùng một là tập tục cúng sóc vọng, tức là ngày mặt trời mặt trăng thông suốt nhau, cho nên thần thánh, tổ tiên có thể liên lạc, thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi giới khác và sự cảm thông sẽ được thiết lập. Đây là ngày trong sạch để các vị tăng kiểm điểm hành vi của mình, gọi là ngày Bồ tát và ngày Sám hối, người tín đồ về chùa để tham dự lễ Sám hối, cầu nguyện bỏ ác làm lành và sửa đổi thân tâm. Quan niệm ngày sóc vọng là những ngày Trưởng tịnh, Sám hối, Ăn chay là xuất phát từ ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa. Ngoài việc đi Chùa Sám hối, ở nhà vào ngày rằm và mùng một, người dân Phú Bình cũng sắm đèn, nhang, hương hoa để dâng cúng tam bảo và tổ tiên ông bà, thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ những người quá cố và cụ thể hóa hành vi tu tâm dưỡng tính của họ. Bên cạnh việc đi chùa Sám hối vào ngày rằm, mùng một, người dân ở đây còn có tập tục khác là đi viếng chùa, lễ Phật vào những ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng (Kỳ yên), rằm tháng tư (Phật đản) và rằm tháng bảy (lễ Vu lan). Đây là một tập tục, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, cũng như nhiều nơi khác, đi viếng chùa cũng tùy thuộc vào mục đích và quan niệm của mỗi người. Cánh cửa chùa ở vùng đất trung du này bao giờ cũng rộng mở đối với thập phương bá tánh, nhất là các ngày hội lớn của Phật giáo, của dân gian (tết Nguyên Đán) hoặc những ngày kỷ niệm lớn của lịch sử dân tộc (giỗ tổ Hùng Vương). Vào những ngày này, đông đảo các tầng lớp nhân dân, các giới trong huyện và các địa phương lân cận qui tụ về đây. Những hình ảnh đó đã góp phần tạo nên bản sắc và nét đẹp văn hóa của các ngôi chùa Phú Bình. Trong số những người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 đến lễ chùa đó, không phải ai cũng đến đây vì lý do tín ngưỡng thuần túy. Một số người chỉ đơn giản muốn đi xem lễ hội hoặc thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa chiền. Nhưng khi đã hội nhập vào bầu không khí trang nghiêm họ cũng thấy mình trở nên đĩnh đạc và trầm tĩnh hơn, đây là cơ hội giúp họ quay về với truyền thống, với tâm linh và đạo Phật. Nghi thức tang ma, cưới hỏi: Tang ma, cưới hỏi là sinh hoạt thường xảy ra trong đời sống người Việt. Về tang ma, theo phong tục của người Việt Nam, mỗi vùng, mỗi dân tộc lại có những nghi thức khác nhau. Huyện Phú Bình có 14 dân tộc anh em chung sống xen kẽ nhưng người Kinh chiếm số đông hơn cả (hơn 90% dân số). Do đó, ảnh hưởng của ngôi chùa thờ Phật trong nghi thức tang ma ở đây khá rõ nét. Khi trong gia đình (theo Đạo Phật) có người qua đời, thân quyến đến chùa thỉnh nhà sư về nhà để giúp đỡ phần tang lễ (thường gọi là làm ma chay). Thông thường các nghi thức trong tang lễ được diễn ra tuần tự như sau: (1) Nghi thức nhập liệm người chết; (2) lễ phát tang; (3) lễ tiến linh (cúng cơm); (4) khóa lễ kỳ siêu cho hương linh; (5) lễ cáo Triều Tổ (cáo tổ tiên ông Bà trước giờ di quan); (6) lễ di quan và hạ huyệt; (7) Đưa lư hương, long vị, hình vong về nhà hoặc chùa; (8) lễ an sàng; (9) cúng thất (tụng Kinh cầu siêu và cúng cơm cho hương linh trong bảy tuần gồm 49 ngày, mỗi tuần cúng một lần); (10) lễ tiểu tường (giáp năm, sau ngày hương linh mất một năm); (11) lễ đại tường (lễ xả tang, sau ngày hương linh qua đời ba năm). Ở một số gia đình không theo đạo Phật nhưng do người quá cố hoặc gia chủ mến chuộng đạo Phật và vì Phật giáo xưa nay vẫn gần gũi với truyền thống dân tộc nên cũng mời nhà sư ở chùa đến tụng kinh cầu siêu cho hương linh và tổ chức tang lễ giống như những tín đồ theo đạo Phật. Nhìn chung, tập tục tang ma tại Phú Bình chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những nghi thức của Phật giáo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 Việc cưới hỏi, tầm ảnh hưởng của Phật giáo và ngôi chùa ở Phú Bình tỏ ra ít phức tạp hơn. Trước khi tiến tới hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ theo tín ngưỡng Phật giáo, thường đến các ngôi chùa ở đây khấn nguyện cho mối lương duyên của họ được thuận buồm xuôi gió. Đến ngày cưới hỏi, họ được hướng dẫn về chùa để chư tăng làm lễ "hằng thuận quy y" trước khi rước dâu. Đó là một lễ chúc lành ngắn gọn và được chư tăng khuyên dạy một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo, để làm kim chỉ nam cho cuộc sống mới. Tuy nhiên, những nghi thức này đang ngày càng mai một đi trong cuộc sống hiện đại. Các phong tục tập quán khác: Chùa và tín ngưỡng thờ Phật còn ảnh hưởng đến nhiều tập tục khác của địa phương như tập tục đốt vàng mã, coi ngày giờ, cúng sao hạn, xin xăm, bỏi quẻ... Đây đều là những tập tục ăn sâu vào tập quán của người Việt Nam nói chung. 3.1.3. Chùa với lễ hội dân gian của các làng xã Phú Bình 3.1.3.1. Vài nét về lễ hội dân gian gắn với ngôi chùa của người Việt Cho đến nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về lễ hội. Trong cuốn Lễ hội cổ truyền, Phan Đăng Nhật cho rằng: “Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của dân tộc”. Một số tác giả khác lại đưa ra khái niệm về lễ hội như sau: “Hội và lễ hội là một sinh hoạt văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Hội và lễ hội có sức hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội để trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thập kỷ” [1, 16]. Theo chúng tôi, lễ hội – lễ và hội là hai phạm trù hợp nhất thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng hoàn chỉnh. Dù ai đi đâu về đâu Hội làng đã mở rủ nhau ta về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 Câu ca dao đã chứng tỏ rằng các lễ hội có một vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân. Lễ hội ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt có nhiều lễ hội, mà lễ hội Chùa là chiếm tỷ lệ cao hơn hết. Nét đẹp văn hóa của ngôi chùa được thể hiện qua các lễ hội. Có thể nói, cho đến nay chưa có tôn giáo nào có sức ảnh hưởng lớn đến các lễ hội ở Việt Nam như Phật giáo. Hằng trăm lễ hội ở Việt Nam phần đông là lễ hội Phật giáo gắn liền với ngôi chùa. Lễ hội Phật giáo đã gắn bó, hòa quyện với quần chúng đến độ nó trở thành lễ hội của dân gian, mang tính đại đồng. Đi hành hương chiêm bái thánh tích, tham gia vào các lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân Việt. Mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, không phân biệt tôn giáo, quốc tịch đều tham gia lễ hội. Hằng năm, hàng trăm lễ hội Phật giáo được diễn ra. Ngoài những lễ hội chung như Vu Lan, Khánh Đản, ở các địa phương còn có những lễ hội đặc thù gắn liền với những danh lam. Miền Nam có lễ hội Bà Đen (Linh Sơn Tiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 Thạch tự), lễ hội chùa Bà núi Sam. Miền Trung có lễ hội chùa Núi (Bình Định), lễ hội Quan Âm (Non Nước)… Miền Bắc có lễ hội chùa Dâu, chùa Keo, chùa Hương. . . Thông thường, lễ hội gồm hai phần: Phần lễ va phần hội. Phần lễ liên quan đến nghi thức cúng tế. Đó là sự tỏ lòng thành kính, tri ân đối với đấng thiêng liêng Phật Thánh, bậc tiền hiền có nhiều công trạng. Phần hội có múa tứ linh, hát chèo hát dân ca, kể hạnh… là những hình thức mang đậm bản sắc văn hóa dân gian sinh động. Đi hành hương, tham quan lễ hội cũng là trở về với thiên nhiên và nguồn cội tâm linh. Nhìn chung, các lễ hội Phật giáo gắn liền với những ngôi chùa nổi tiếng đã mang đậm và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và Phật giáo, đồng thời trở thành một phần tất yếu của đời sống tâm linh hướng thượng. "Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông” Điều cần nhấn mạnh là qua các lễ hội, nhân dân đã thể hiện được những đặc trưng tín ngưỡng của mình, thể hiện được những quan niệm sống, quan niệm ứng xử và đạo đức, phong tục, tập quán cùng những khát vọng trong cuộc sống. Lễ hội cũng là dịp để con người gần gũi nhau, cảm thấy được sống giữa không khí chan hòa, đùm bọc nhau. Trong khi cùng cúi đầu dâng hương trước một bàn thờ, một pho tượng, hay cùng nhau hát một bài hát, chơi một trò chơi, người ta đã nói với nhau lời giao ước vì một sự gắn bó bền lâu. 3.1.3.2. Chùa với lễ hội dân gian của các làng xã Phú Bình Phú Bình là một huyện có bề dày lịch sử - văn hóa với nhiều lễ hội được tổ chức thường niên. Vào ngày lễ hội, nhân dân các làng xã, già trẻ, gái trai đi làm ăn sinh sống ở đâu cũng nhớ ngày để về dự. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 Chùa ở huyện Phú Bình nói riêng và chùa Việt Nam nói chung luôn luôn gắn liền với các lễ hội, góp phần làm cho văn hoá địa phương thêm hấp dẫn, đặc sắc. Cũng như các địa phương khác, ngày lễ và hội chùa được quy định hàng năm theo âm lịch. Các ngày lễ hội đều được ghi trong hương ước của làng xã. Hầu hết các ngôi chùa trong hệ thống chùa Phú Bình đều duy trì thờ vào ngày sóc, ngày vọng – tức ngày mùng 1 và ngày rằm (lịch trăng) hàng tháng. Vào những ngày này, các cụ cao tuổi trong làng luân phiên cúng lễ lên chùa. Người dân trong thôn xã cũng biện lễ oản, thành tâm cúng Phật với lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện. Các ngày tuần tiết gồm 3 ngày chính đán (tết Nguyên đán), Đoan Dương (5/5), Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng), Trùng Thập (10/10), Hạ điền, Thượng điền thì tùy theo từng lễ, từng năm mà biện lễ to nhỏ khác nhau ở cả đình và chùa. Những lễ tiết này đã thành tục lệ lâu đời. Như hương ước xã Nô Dương, tổng Đức Liên năm 1942 viết: “Đình, đền và chùa thì mỗi tháng mùng một và hôm rằm có lệ Sóc vọng, đều lễ chay là oản, chuối hay là xôi, chuối. Ở đền thì các kỳ lão, ở đình thì các đinh giai, còn ở chùa thì các cụ bà. Lệ này đều có ruộng công xã, ai cấy thì phải làm tuần Sóc vọng ấy”[38,6]. Mỗi ngôi chùa ở Phú Bình đều có một ngày lễ chính được tổ chức long trọng hơn cả. Chùa Ha, chùa Úc Sơn, chùa Lềnh, chùa Lảo … có lễ chính vào Rằm tháng Giêng – gọi là lễ Thượng nguyên hay lễ Kỳ yên- Thiên quan tích phúc để cầu trời ban phúc lành. Tết Thượng nguyên (tết nguyên tiêu) vào đúng Rằm tháng Giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này tổ chức tại chùa chiền, vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Vào ngày lễ này, ở đình thì dùng bằng xôi gà, ở chùa dùng bằng oản chuối. “Tháng Giêng – ngày 15 làng tôi có lệ ở chùa, gọi là lệ Thượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 nguyên ở chùa, chỉ có các cụ ông và cụ bà ra dự lễ. Lệ ấy mỗi nhà phải góp một cỗ chay để đãi khách thập phương” [38,1]. “Đêm hôm rằm tháng Giêng đồng dân thái ông lão gia già trẻ gái giai ra chùa đêm hôm ấy ra chùa làm lễ Thượng nguyên. Đến sang hôm sau, tức ngày 16 đồng dân có lệ hội vật, lại đến ngày mồng 3 tháng 4 làm lễ hạ điền….. lễ Thượng điền … lệ tư văn…..” [31,1]. Lễ thu hút đông đảo người dân địa phương và các vùng phụ cận. Sau khi đi chùa mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ. Lễ và hội tại chùa đồng thời cũng là hội làng truyền thống của thôn, xã bản địa. Ngoài các ngày lễ lớn trên, một số ngôi chùa ở Phú Bình thờ thần ngay trong điện thờ Phật, theo kiểu “tiền Phật, hậu Thần”. Vì vậy mà ngoài những lễ hội của nhà chùa tổ chức, một số ngôi chùa trong huyện còn tổ chức hội làng cũng tại chùa để tế rước Thành hoàng làng tuy Thành hoàng được thờ tại đình làng, nhưng đình thường được xây dựng gần chùa và khi rước Thành hoàng làng, thường rước từ đình sang chùa rồi lại rước lại đình. Ngoài ra, những ngày lệ ở đình, ở chùa cũng sắp mâm lớn để cúng Phật. Ngoài việc thường xuyên mở cửa đón du khách, hàng năm chùa kết hợp với đình còn tổ chức các ngày lễ lớn. Dưới đây điểm qua các lễ của một số chùa: Chùa Lềnh (xã Tân Đức) có các ngày lễ: - Ngày 10 tháng Giêng: Lễ hội truyền thống tổ chức các trò chơi - Ngày 15 tháng Giêng: Lễ Thượng nguyên, cầu may để mùa màng được tươi tốt - Ngày 10 tháng 3: Ngày giỗ Cha (ngày giỗ Tổ Hùng Vương) - Ngày 8 tháng 4: Ngày lễ Phật đản - Ngày 15 tháng 7: Ngày xá tội vong nhân - Ngày 20 tháng 8: Ngày giỗ Mẫu - Ngày 12 tháng 9: Lệ làng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 - Ngày 23 tháng 12: Lễ Tất niên Chùa Lảo (xã Nga My) có các ngày lễ: - Ngày 2 tháng 3: Lễ Hạ điền - Ngày 10 tháng 4: cúng Thần Nông - Ngày 12 tháng 8: Lễ Thượng điền - Ngày 12 tháng 10: Dâng lễ lên thần mùa thu hoạch Chùa Hản (xã Tân Đức) có các lễ: - Ngày 15 tháng Giêng: Lễ Thượng nguyên, nhân dân trong làng thi nấu cỗ. - Ngày 1 tháng 4: Lễ vào hè, cầu phúc cho 3 tháng hè mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. - Ngày 1 tháng 7: Lễ ra hè, kết thúc 3 tháng hè tốt lành - Ngày 23 tháng 12: lễ Tất niên, chốt lại một năm an lành, tốt đẹp. Chùa An Mỹ (xã Tân Đức) có các lễ hội: - Ngày 8 tháng Giêng: 3 cửa đình An Mỹ, Phục Hổ, Phi Long tổ chức rước lễ về nghè Mẫu, cùng nhau tế lễ xong rồi dân làng lại rước về đình và chùa của các làng, làm lễ cúng thần thánh, cúng Phật. - Ngày 12 tháng 9: ngày lệ làng, ngày tụ hội của các thế hệ về quê cha đất tổ để tưởng nhớ quê hương. - Ngày Rằm tháng Giêng: ba cửa chùa tổ chức lễ hội Thượng nguyên - Ngày 16 tháng Giêng: tế trời đất, trừ kẻ gian - Ngày 18 tháng 4: lệ xuống đồng để nhân dân cày cấy - Ngày 4 tháng 5: việc sự hương tử - Ngày 14 tháng 7: Lễ Thượng điền - Ngày 12 tháng 8: lệ Cáo từ - Ngày 12 tháng 9: việc sự lệ thần, cả xã kỳ phú xướng ca Bên cạnh phần lễ, trong phần hội, các nam thanh nữ tú tổ chức hát giao duyên, tham gia các trò chơi dân gian như đá cầu, chọi gà, kéo co, đấu vật, cờ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 người, cờ bàn. Ngày nay, song song với các trò chơi truyền thống, hội còn kết hợp với các trò chơi rèn luyện sức khỏe hiện đại như thi đấu cầu lông, bóng đá, bóng chuyền. Các cụ già đánh cờ, nhâm nhi chén chè mời khách cùng tham gia, trai tráng thi đấu võ thuật. Có thể nói, các lễ hội chùa nói trên ở Phú Bình đã góp phần làm cho văn hoá địa phương thêm hấp dẫn, là dịp nhân dân được giao lưu nghỉ ngơi và vui chơi sau những ngày lao động vất vả. Thông qua các dịp lễ hội, người dân càng thêm gắn bó với quê hương, đồng ruộng, chia ngọt sẻ bùi, vượt qua mọi khó khăn trong đời sống kinh tế, vun đắp đức tính cần cù sáng tạo, đoàn kết trong lao động, trong đời sống cộng đồng; lòng yêu nước, tin yêu Đảng, Chính phủ, góp sức xây dựng đời sống văn hóa huyện nhà phong phú sôi động. Mặt khác, sự giao lưu văn hóa, thu hút khách du lịch cũng góp phần phát triển kinh tế xã hội trong huyện. Ban quản lý các ngôi chùa ở Phú Bình có nhiều nỗ lực, tâm huyết, gìn giữ bảo vệ, tổ chức sinh hoạt văn hóa thiết thực phục vụ nhân dân sở tại và du khách; thu hút các nguồn lực kinh phí, tôn tạo các hạng mục, phát huy giá trị của hệ thống chùa ở đây, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, biến mỗi ngôi chùa là một điểm du lịch - văn hóa - tâm linh thu hút ngày càng đông đảo nhân dân cả các vùng lân cận, trong và ngoài tỉnh. 3.1.4. Chùa với truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Phú Bình Nếu ví Thái Nguyên là vành đai áo giáp bảo vệ cho phía Bắc thủ đô thì Phú Bình là một trong những địa bàn có vị trí trọng yếu trong vành đai đó. Đây là vùng đất rộng án ngữ địa đầu phía Nam của tỉnh. Trong thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám (1939 – 1945), Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc kỳ đã lấy Phú Bình làm An toàn khu, nơi đào tạo huấn luyện cán bộ quân sự, chính trị; nơi in ấn, phát hành báo Cờ giải phóng và các tài liệu chỉ đạo phong trào cách mạng toàn quốc của Đảng. Phú Bình cũng là điểm nối quan trọng có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 vị trí huyết mạch giữa căn cứ địa Việt Bắc với phong trào cách mạng ở Hà Nội và toàn quốc. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Phú Bình vừa là cửa ngõ phía Nam căn cứ địa Việt Bắc, vừa là nơi đứng chân của các đơn vị bộ đội chủ lực trước khi xuống trung du, đồng bằng đi các chiến dịch; đồng thời là cửa ngõ cung cấp các nhu cầu thiết yếu từ vùng địch hậu ra căn cứ kháng chiến. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phú Bình vừa là địa bàn cơ động của bộ đội tên lửa pháo cao xạ bảo vệ vòng ngoài thủ đô Hà Nội và các yếu địa ở thành phố Thái Nguyên, vừa là nơi huấn luyện tân binh bổ sung cho chiến trường, là tuyến vận chuyển quân sự khi các quốc lộ số 1 và số 3 bị không quân Mỹ đánh phá, cắt đứt. Với vị trí quan trọng là cái nôi cách mạng, các thế hệ người dân Phú Bình dũng cảm kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm, hăng hái góp sức cho phong trào cách mạng. Ngôi chùa làng cũng không nằm ngoài những diễn biến của vận mệnh quê hương, dân tộc. Chùa ở Phú Bình không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân địa phương mà trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng tổ quốc, đó còn là những nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn với quá trình hình thành và phát triển phong trào cách mạng của huyện Phú Bình và tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhiều ngôi chùa ở Phú Bình là cơ sở cách mạng. Chùa là địa điểm được chọn làm nơi ở, nơi hội họp bí mật hoặc là nơi cất giữ tài liệu, lương thực, vũ khí trong những năm kháng chiến. Có ngôi chùa được chi bộ Đảng địa phương chọn làm nơi tuyên truyền vận động cách mạng. Chùa Lũa (xã Tân Đức), năm 1946, là một trong những nơi đặt hòm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, là vùng tương đối an toàn do Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 chiến sự không lan tới, nhiều ngôi chùa trên địa bàn huyện được chọn làm nơi hoạt động của một số cơ quan Trung ương, Khu và tỉnh. Năm 1948 – 1949, bệnh viện của tỉnh đội Bắc Giang (còn gọi là viện Bắc Bắc) sử dụng đình và chùa Lũa làm nơi đón nhận thương bệnh binh từ các mặt trận đưa về, có bác sĩ Võ Quốc Huy phụ trách. Cuối năm 1949 – 1951, công binh xưởng 160 dùng đình, chùa làm cơ sở sản xuất khí tài do ông Kình phụ trách, ông Dương làm bí thư xưởng. Cuối năm 1951, trường đào tạo y tá của Khu mở tại đây, đào tạo cán bộ, đưa lên chiến tuyến, phục vụ thương bệnh binh. Sang năm 1952, chùa lại là lóp dạy bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ. Trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước (1958 - 1959), đình chùa Lũa là địa điểm họp để lập nên các tổ đổi công giúp nhau phát triển sản xuất nông nghiệp, sau thành hợp tác xã nông nghiệp do ông Nguyễn Tiến Uông là đại biểu HĐND Khu làm chủ nhiệm. Năm 1960, chùa Lũa là nơi triển khai vận động xây dựng 3 ngọn cờ hồng: HTX nông nghiệp, HTX tín dụng, HTX mua bán. HTX nông nghiệp đã sử dụng chùa làm nhà kho, sân phơi. Năm 1965, đây lại là nơi đón nhận bộ đội chống Mỹ của sư đoàn 304 đến đây để huấn luyện quân. Chùa Hản (xã Tân Đức) ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trong quá trình dựng làng, giữ nước. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền địa phương mới thành lập chưa có trụ sở, chùa Hản được chọn làm nơi làm việc của Ủy ban hành chính kháng chiến xã Đức Dương. Bước vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chùa là nơi cất giấu lương thực, vũ khí cho bộ đội. Từ cuối năm 1947 đến năm 1948, khi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp được mở rộng, nhiều thương binh được đưa về chùa Hản để điều trị, chùa trở thành bệnh viện. Khuôn viên chùa và rừng cây quanh chùa trở thành nhà lán ở, làm việc, điều trị, điều dưỡng thương bệnh binh. Người phụ trách bệnh viện là bác sĩ Nguyễn Trọng Thiện. Sau ngày hòa bình, những thương binh mất tại đây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 được một số gia đình đưa hài cốt về quê, số anh em còn lại hiện vẫn nằm tại nghĩa trang của xã Tân Đức. Cuối năm 1951, máy bay giặc Pháp ném bom bắn phá vào kho quân lương và cơ sở bệnh viện quân đội làm sập đổ nhiều hạng mục kiến trúc chùa Hản. Chùa Ha (xã Nhã Lộng) cùng với đình Lộng và Thành phủ Phú Bình là nơi cất giấu vũ khí của Bộ Quốc phòng và Liên khu Việt Bắc; là nơi luyện tập quân sự của Tiểu đoàn 160 Quân đội nhân dân Việt Nam do đồng chí Đào Đình Luyện (sau là đại tướng, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam) phụ trách. Năm 1948, tiểu đoàn 160 xuất quân đánh trận Phủ Thông, đèo Giàng; trận Đông Khê năm 1950. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa là kho quân lương của Sư đoàn 312. Chùa Ca (xã Kha Sơn) là địa điểm thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của huyện Phú Bình (14/3/1945), nơi cất giấu tài liệu của Xứ ủy Bắc Kỳ (1939 -1945). Chùa Mai Sơn (xã Kha Sơn): Năm 1943, cơ sở in ấn của Xứ ủy Bắc Kỳ đặt tại chùa. Tại đây, đã in nhiều tài liệu, sách, báo “Cờ giải phóng”, sách dạy “Du kích chiến tranh”, “Bắc Sơn khởi nghĩa” do đồng chí Trường Chinh trực tiếp chỉ đạo. Đây còn là nơi thành lập Mặt trận Việt Minh tổng Phương Sơn (1943), nơi đồng chí Lương Văn Đài – cán bộ Xứ ủy triệu tập cuộc họp các lớp huấn luyện chính trị, quân sự, đồng chí Hà Thị Quế chủ trì. Ngày 3/4/1944, địch tổ chức lục soát bao vây ở các xã Kha Sơn Thượng, Kha Sơn Hạ, Mai Sơn. Chúng đã phát hiện ra “nhà in đặc biệt khu” của Xứ ủy ở chùa Mai Sơn, đã bắt nhiều quần chúng cách mạng ở đây và các xã lân cận. Ngoài ra, nhiều ngôi chùa khác trong hệ thống chùa Phú Bình như chùa Lũ Yên thời kỳ tiền khởi nghĩa là nơi hội họp của phong trào Việt Minh và lực lượng vũ trang của địa phương chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền; chùa Lềnh là nơi luyện tập của dân quân du kích địa phương; chùa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 làng Thượng là nơi làm việc của một số cơ quan và bộ đội trong kháng chiến chống Pháp,… Như thế, ở tất cả các dấu ấn lịch sử nổi bật của dân tộc trong thế kỷ XX, từ thời kỳ tiền khởi nghĩa đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ đất nước, các ngôi chùa ở Phú Bình đã cùng nhân dân địa phương góp sức vào công cuộc kháng chiến kiến quốc, bảo vệ và xây dựng đất nước. Vì được chọn làm cơ sở cách mạng nên rất nhiều chùa ở Phú Bình đã bị quân xâm lược Pháp, Mỹ càn quét, ném bom và đốt phá. Một số chùa như chùa Lảo thì bị phá khi thực hiện tiêu thổ kháng chiến. Sau chiến tranh, nhiều ngôi chùa bị hư hỏng nặng. Nhân dân địa phương đã quyên góp tôn tạo, phục dựng lại nhiều hạng mục chùa trên nền đất cũ để có nơi thờ Phật, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong vùng. 3.2. Thực trạng và những đề xuất đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống chùa Phú Bình 3.2.1. Thực trạng của hệ thống chùa huyện Phú Bình Có thể nói trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam đều có chứa đựng ít nhiều triết lý nhà Phật và những hình ảnh về ngôi chùa. Trải qua hàng ngàn năm gắn bó mật thiết với làng xã Việt Nam: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” Đất vua, chùa làng là một hình ảnh gần gũi với dân, với làng, với nước. Nếu ai xúc phạm đến chùa, Phật thì cũng có thể hiểu là xúc phạm đến đạo lý, đến truyền thống, cộng đồng. Trên tinh thần đó người dân Việt Nam nói chung và người dân Phú Bình nói riêng quyết một lòng bảo vệ ngôi Chùa quê hương của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 Được ví như chiếc cầu nối liền vùng đồng bằng châu thổ với miền núi non hiểm trở phía bắc, Phú Bình chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa thờ Phật của miền xuôi. Phú Bình là huyện có nhiều chùa nhất tỉnh Thái Nguyên. Phần lớn các ngôi chùa ở Phú Bình được khởi dựng từ thời Hậu Lê, sớm hơn nữa như chùa Phi Long, chùa An Mỹ, chùa Pheo được xây dựng từ thế kỷ XII. Trải qua mấy thế kỷ, chịu nhiều tác động của thời gian và các diễn biến của đời sống làng quê và dân tộc, các công trình kiến trúc chùa ở Phú Bình không còn nguyên vẹn. Hiện nay, một số ngôi chùa còn lưu giữ được kiến trúc cổ; nhiều ngôi chùa đã bị đổ, phá hủy và xây dựng lại trên nền móng cũ với kiến trúc truyền thống, và còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý như bia đá, cột đá, chuông cổ,… Tác động của thiên nhiên và con người đã làm nhiều hạng mục trong các ngôi chùa bị xâm hại nghiêm trọng. Đặc biệt là phần kiến trúc gỗ bị côn trùng (mối, mọt..) phá hại. Nhiều cấu kiện gỗ như kèo, cột... trong chùa đã bị mọt rỗng; các bức tường đã bị nứt, mái ngói bị vỡ nhiều nên có nguy cơ sập bất cứ lúc nào, ảnh hưởng lớn đến công tác bảo quản các hiện vật cổ ở chùa. Gần đây nhất, chùa Nga My – một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XII bị đốt cháy toàn bộ mà nguyên do là từ ý thức bảo vệ của con người. Những giá trị văn hóa vật chất mất đi như vậy sẽ làm mai một dần những giá trị văn hóa tinh thần. Hình ảnh ngôi chùa và tín niệm từ bi bác ái, tu nhân tích đức của đạo Phật mờ dần trong lòng các thế hệ người dân địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ thì thật đáng tiếc. Ở Phú Bình, việc tôn tạo chùa được thực hiện ngay từ rất sớm, dưới các triều đại phong kiến. Nhiều ngôi chùa Phú Bình vẫn còn lưu giữ các tấm bia đá, các cây hương đá, cột đá ghi lại việc trùng tu, sửa chữa chùa. Ví dụ: Các tòa nhà của chùa Ha đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, kiểu thức hiện còn thuộc đầu thế kỷ XVIII. Năm 1716, chùa được trùng tu, tôn tạo và mở rộng quy mô. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 Nội dung văn bia khắc trên hai cột đá hình lục lăng của chùa cho biết chùa được trùng tu vào ngày tốt, giữa mùa xuân, năm Bính Thân, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12 – triều Lê. Tại làng Lộng, xã Nhã Lộng, huyện Tư Nông, phủ Phú Bình, xứ Thái Nguyên dựng cột đá ghi cổ tích danh lam Bà Ha tự. Bài ký ghi lịch sử chùa và kê tên những người làm công đức trùng tu, xây dựng chùa do Giám sinh Văn người địa phương soạn. Phiên âm chữ Hán như sau: “Thái Nguyên xứ, Phú Bình phủ, Tư Nông huyện, Nhã Lộng xã, làng Lộng thôn, Quan viên, Giám sinh Văn thuộc xã, thôn trưởng thượng hạ cập thái ông, lão vãi, thiện nam tín nữ đẳng vi hữu tiền triều cổ tích danh lam thạch trụ Bà Ha tự, kê nhất công đức… Hoàng triều Vĩnh Thịnh vạn vạn niên chi thập nhị tuế tại Bính Thân trọng xuân cốc nhật”. Các năm dưới triều Nguyễn, chùa Ha lại được tiếp tục tôn tạo sửa chữa: năm Đồng Khánh tam niên (1888), năm Thành Thái nguyên niên (1889). Các năm 1991, 1994 và 2002, chùa được sửa chữa nhỏ. Tuy có sửa chữa nhưng cơ bản không làm ảnh hưởng tới cảnh quan, kiến trúc gốc của di tích. Ngày nay, trước thực trạng xuống cấp của nhiều ngôi chùa ở Phú Bình, địa phương đã có biện pháp bảo vệ như xây tường bao, làm hàng rào bảo vệ; mặt bằng đất đai và cảnh quan di tích, đường đi lối lại được bảo quản, tu bổ ngày càng hoàn thiện tạo không khí trong lành, yên bình cho người dân đến dâng hương lễ Phật hay khách tham quan đến vãn cảnh chùa. Ở mỗi làng xã có chùa, địa phương còn thành lập các Ban quản lý di tích gồm các cụ cao tuổi để bảo vệ, tôn tạo, tổ chức sinh hoạt văn hóa, lễ hội, phát huy giá trị ngôi chùa. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho nhân dân địa phương về giá trị lịch sử - văn hóa, tầm quan trọng, ý nghĩa của di tích để nhân dân có ý thức trách nhiệm bảo vệ, đóng góp, tham gia phát huy, hưởng thụ di sản văn hóa dân tộc. Ban quản lý các ngôi chùa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 còn khéo léo vận động nhân dân đóng góp tiền của đồng thuận tôn tạo chùa, khai thác hợp lý, phát triển du lịch bước đầu đạt hiệu quả. Đặc biệt, với các ngôi chùa là di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử lưu niệm sự kiện, tháng 5 năm 1998, Bảo tàng Thái Nguyên phối hợp với trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tiến hành tổng kiểm kê, năm 2002 lại phúc tra di tích thực hiện Luật di sản văn hóa. Theo kết quả của hai đợt rà soát này, nhiều ngôi chùa trong hệ thống chùa Phú Bình nằm trong quy hoạch đã được lập hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên xếp hạng di tích. Đây là cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn, khai thác và sử dụng hệ thống chùa Phú Bình nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương. Bảng 6: Các chùa ở Phú Bình đƣợc xếp hạng di tích TT Tên chùa Loại hình di tích Cấp xếp hạng Năm xếp hạng 1 Chùa Phương Độ (cùng đình làng) Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia 1993 2 Chùa Xuân La (cùng đình làng) Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia 2001 3 Chùa Mai Sơn, chùa Ca (cùng cụm di tích lịch sử xã Kha Sơn) Lịch sử lưu niệm sự kiện Quốc gia 1997 4 Chùa Úc Kỳ Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia 2004 5 Chùa Ha Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia 2002 6 Chùa Lũ Yên Lịch sử văn hóa Tỉnh 2005 7 Chùa Phú Mỹ Lịch sử văn hóa Tỉnh 2005 8 Chùa Cầu Muối Lịch sử văn hóa Tỉnh 2006 9 Chùa Úc Sơn Kiến trúc nghệ thuật Tỉnh 2006 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 10 Chùa Lềnh Lịch sử văn hóa Tỉnh 2007 11 Chùa Pheo Lịch sử văn hóa Tỉnh 2008 12 Chùa An Châu Lịch sử văn hóa Tỉnh 2008 13 Chùa Triều Dương Lịch sử văn hóa Tỉnh 2008 14 Chùa Đại Lễ Lịch sử văn hóa Tỉnh 2008 15 Chùa Quyên, Hóa Lịch sử văn hóa Tỉnh 2008 16 Chùa Bàn Đạt Lịch sử văn hóa Tỉnh 2009 17 Chùa Hản Lịch sử văn hóa Tỉnh 2010 18 Chùa An Mỹ Lịch sử văn hóa Tỉnh 2010 19 Chùa Hộ Lệnh Lịch sử văn hóa Tỉnh 2010 (Nguồn: Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Thái Nguyên) Như thế, ở Phú Bình, việc duy trì, bảo vệ, và tôn tạo các ngôi chùa cũng như văn hóa thờ Phật đã và đang từng bước được quan tâm. Chính quyền các cấp đã có những nhìn nhận và việc làm thiết thực cho công tác bảo tồn các giá trị văn hóa tín ngưỡng tôn giáo truyền thống, trong đó có ngôi chùa làng. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức về kiến trúc cổ và giữ gìn di sản, một số hạng mục kiến trúc trong chùa được “tân trang”, xa rời cái nền truyền thống. Trong thời gian tới, công tác bảo tồn, bảo vệ cần được đẩy mạnh và có sự quản lý chặt chẽ, quy củ hơn. 3.2.2. Những đề xuất đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của hệ thống chùa Phú Bình Trên mọi miền đất nước, hình ảnh ngôi chùa đã trở nên thân quen với tất cả mọi người, nó là sự kết tinh muôn đời của người Việt Nam nói chung và người dân Phú Bình nói riêng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa đã thực sự là biểu hiện sinh động các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Mặc dù quá trình tồn tại, phát triển của Phật giáo và ngôi chùa ở địa phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 trung du miền núi này trải qua nhiều khúc quanh nhưng ngôi chùa vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân bản địa. Chùa là một thành tố quan trọng của môi trường xã hội làng xã truyền thống, là thông điệp của quá khứ gửi lại cho các thế hệ sau. Chùa có năng lực trường tồn. Quan tâm và chăm lo bảo tồn các ngôi chùa ở địa phương trở thành một hoạt động không thể thiếu của một xã hội văn minh. Với vai trò là người nghiên cứu, qua thực tế quá trình tìm hiểu về hệ thống chùa huyện Phú Bình – giá trị lịch sử, văn hóa và thực trạng bảo tồn, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến chủ quan đóng góp cho công tác giữ gìn và phát huy các giá trị của ngôi chùa ở địa phương như sau: Về xây dựng, tôn tạo chùa chiền: Cơ quan văn hóa – thông tin các cấp cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác khôi phục, kiến thiết các ngôi chùa ở Phú Bình, nhất là những ngôi chùa là di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử lưu niệm sự kiện hay di tích kiến trúc nghệ thuật. Với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, chúng ta có thể xây dựng những ngôi chùa lớn, đồ sộ, song để phục dựng các di tích đã biến dạng hoặc biến mất trở lại với nguyên trạng là rất khó khăn. Vì thế, trong quá trình trùng tu, sửa chữa hay xây dựng chùa ở Phú Bình, không được gượng ép, tùy tiện thay đổi những môtip truyền thống. Những giá trị thẩm mỹ của ngôi chùa cần phải chú trọng. Càng ngày, trình độ cảm thụ thẩm mỹ của người dân địa phương càng cao. Tránh kiến trúc lòe loẹt, chắp vá. Những yếu tố trang nghiêm, thanh thoát, hài hòa của nghệ thuật kiến trúc cổ cần phải kế thừa, kết hợp với nghệ thuật mới có sáng tạo để đạt giá trị thẩm mỹ. Để làm được điều này, các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền huyện Phú Bình nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung phải có sự giám sát quản lý chặt chẽ trong quá trình xây dựng, tôn tạo các ngôi chùa ở Phú Bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 Về giáo dục, tuyên truyền: Ban quản lý các ngôi chùa ở Phú Bình cần giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa ở các cộng đồng dân cư, các trường học và chính những người đang sống cạnh các ngôi chùa. Hơn nữa, các cấp chính quyền cũng cần có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản văn hóa, để có biện pháp phối hợp cùng các cơ quan văn hóa, các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức hữu quan để thường xuyên kiểm tra việc tu sửa, bảo vệ di tích. Đặc biệt, cần phải có hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi cố tình xâm hại đến cảnh quan và các hạng mục của ngôi chùa. Bảo vệ giá trị văn hóa, mà cụ thể là ngôi chùa làng là tăng cường niềm tự hào về truyền thống dân tộc, là sự bảo đảm cho mối dây thiêng liêng nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai, từ đó hình thành nên một yếu tố văn hóa quan trọng tham gia vào sự phát triển bền vững của quê hương. Nhiệm vụ này không chỉ là trách nhiệm của một tổ chức, một cá nhân nào, mà là sự quan tâm, cùng chung tay góp sức của người dân trong toàn huyện. Tổ chức các hoạt động xã hội hóa: Song song với việc bảo tồn và phát huy giá trị các ngôi chùa trong hệ thống chùa Phú Bình, lĩnh vực hoạt động xã hội hóa ở chùa cũng cần được quan tâm. Thường xuyên duy trì các hình thức: tổ chức lễ hội và nghi lễ, sinh hoạt thanh thiếu niên, tổ chức các ban hội tương trợ… để cho ngôi chùa luôn có sinh khí. Tổ chức lễ hội và nghi lễ là cần thiết. Ngôi chùa chính là nơi linh thiêng để tiến hành các lễ hội. Thực tế hiện nay, ở một số ngôi chùa Phú Bình, có những lễ hội truyền thống đang bị phai nhạt dần và đi vào quên lãng. Cần khôi phục và tổ chức lại một cách quy củ, hợp lý những lễ hội tiêu biểu của từng ngôi chùa, nhằm phát huy những giá trị bản sắc, loại bỏ những biểu hiện không phù hợp với truyền thống của con người Việt Nam, tạo ra những sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 phẩm văn hóa lễ hội đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong huyện. Trong các dịp lễ hội truyền thống phải đưa những hoạt động văn hóa mới thiết thực, bổ ích và có hiệu quả kết hợp với việc tổ chức giữ gìn các trò chơi dân gian như như kéo co, đấu vật, cờ tướng… đem ra biểu diễn ở sân chùa. Về nghi lễ, mỗi chùa chỉ cần tổ chức nghi lễ trang nghiêm đem lại cho người Phật tử niềm thành kính, nhất tâm, không nên tổ chức quá rườm rà không có giá trị nội dung. Tổ chức các Ban hội tương trợ là tổ chức quần chúng dưới hình thức Ban hội, tạo cơ hội cho sự phát triển tinh thần thân hữu, sự đoàn kết, thương yêu nhau dưới một mái chùa. Tổ chức thăm viếng nhau lúc đau ốm, hoạn nạn. An ủi nhau lúc khốn khó, chia sẻ và cầu nguyện cho nhau khi qua đời. Hiện nay và phương hướng trong những năm tới, cơ quan văn hóa thông tin huyện Phú Bình phải luôn coi công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích chùa ở địa phương là một trong những biện pháp cần thiết để bảo vệ lâu dài. Đồng thời thúc đẩy hơn nữa công tác vận động, tổ chức quần chúng cùng tham gia nhằm phát huy sức mạnh toàn dân trong việc giữ gìn các di sản văn hóa trên địa bàn huyện nhà. Còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu để có thể đề xuất những biện pháp đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích chùa ở Phú Bình. Công tác nghiên cứu di sản kiến trúc cảnh quan và giá trị nhân văn của ngôi chùa truyền thống ở Phú Bình nói riêng và các tỉnh Thái Nguyên nói chung mới chỉ là bước đầu. Những chính sách, cơ chế bảo tồn còn thiếu. Đây là công việc lớn bởi các giá trị di tích tín ngưỡng tôn giáo, lịch sử văn hóa hay kiến trúc nghệ thuật ở vùng đất trùng du miền núi này rất phong phú, việc xác định đúng đắn các giá trị sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn, gìn giữ tốt các giá trị văn hoá của địa phương và của dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 Tiểu kết chƣơng 3 Chùa đối với dân tộc Việt quá gần gũi, thân thiết, là một biểu tượng không thể thiếu trong các sinh hoạt tinh thần của người Việt. Chùa đối với người dân Phú Bình cũng mang một tình cảm sâu sắc như vậy. Chùa không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người dân huyện trung du miền núi này. Như nhiều ngôi chùa trên mọi miền đất nước, chùa ở Phú Bình là nơi diễn ra các sinh hoạt lễ hội truyền thống, là môi trường trực tiếp hay gián tiếp nuôi dưỡng nếp sống đạo đức, văn hóa truyền thống của địa phương. Chất dân tộc được bảo quản, được lan truyền ở dưới mái chùa cong vút hiền hòa. Giá trị vật thể trong hệ thống chùa Phú Bình đã và đang trong tình trạng bị hư hỏng. Sự xuống cấp bước đầu được khắc phục, trùng tu, tôn tạo nhưng việc làm này chưa được đồng bộ. Để nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống chùa Phú Bình cần sự chung tay, đoàn kết của nhân dân điạ phương và các cấp chính quyền, nhất là các cơ quan văn hóa thông tin trong huyện và trong tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 KẾT LUẬN Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam, trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Phật giáo là tư duy, là cách sống, là phong tục, lề thói, là tôn ti trật tự gia đình, xã hội, góp phần lớn lao vào sự phát triển xã hội, quốc gia. Để bảo tồn và phát huy đời sống xã hội cũng như tôn giáo, mỗi làng thường có chùa. Ở đâu có người Việt sinh sống là ở đó có chùa. Trong tiến trình thành lập làng xã ở vùng Bắc bộ hay trong tiến trình thành lập làng xã trong cuộc Nam tiến, người Việt Nam định cư tới đâu, lập làng ở đâu là dựng chùa ở đó Phú Bình là huyện trung du, miền núi, địa đầu phía đông nam của tỉnh Thái Nguyên, là chiếc cầu nối liền vùng đồng bằng châu thổ với miền núi non hiểm trở phía bắc. Qua quá trình phát triển của lịch sử, những nét văn hóa miền xuôi, miền ngược đã pha trộn, hòa quyện tạo nên một sắc thái văn hóa thống nhất của Phú Bình. Điều này được thể hiện qua tín ngưỡng thờ Phật và hệ thống chùa nơi đây. Tín ngưỡng thờ Phật chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Phú Bình. Trong tỉnh Thái Nguyên, Phú Bình là huyện có nhiều chùa nhất. Các ngôi chùa được xây dựng phổ biến ở các xã thôn trong toàn huyện. Sự xuất hiện của hàng chục ngôi chùa nơi đây là minh chứng rõ nét về ảnh hưởng của văn hóa chùa làng từ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng lên vùng trung du miền núi. Phần lớn các ngôi chùa trong hệ thống chùa Phú Bình được xây dựng vào thời Lê - thế kỷ XVIII; sớm hơn nữa có một số ngôi chùa được xác định niên đại khởi dựng từ thế kỷ XII – dưới triều nhà Lý. Những ngôi chùa cổ đã đóng một vai trò trong việc củng cố tinh thần đoàn kết của người dân trong huyện. Khi đất nước hòa bình, chùa cũng góp phần không nhỏ làm nên những giá trị văn hóa quê hương. Những mái chùa cong vút, gần gũi, duyên dáng, những bộ tượng tam thê, tượng đài Thích Ca, tượng Quan Âm nghìn mắt, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 nghìn tay với những đường nét tinh xảo, sống động ; những bia đá, cột đá, hương đá, chuông cổ; những lễ hội rộn ràng,... mãi mãi là niềm tự hào của người dân Phú Bình. Một điều không thể phủ nhận là chùa ở Phú Bình đóng vai trò trung tâm trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng các làng xã trong huyện. Vào các ngày đại lễ Phật giáo, ngày rằm, mùng một hay lễ tết, đặc biêt là dịp đầu xuân, mọi người dân dù bận rộn đến mấy cũng đến viếng cảnh chùa để chiêm bái chư Phật, cầu xin những điều tốt lành và chung vui lễ hội. Không chỉ ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người dân Phú Bình từ triết lý, tư tưởng, đạo đức, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ,... chùa Phú Bình còn là chứng nhân lịch sử, nơi ghi dấu nhiều sự kiện gắn với quá trình hình thành và phát triển phong trào cách mạng của huyện Phú Bình và của tỉnh Thái Nguyên. Từ thời kỳ tiền khởi nghĩa đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhiều ngôi chùa ở Phú Bình là cơ sở cách mạng, là địa điểm được chọn làm nơi ở, nơi hội họp bí mật hoặc là nơi cất giữ tài liệu, lương thực, vũ khí trong những năm kháng chiến. Với những giá trị văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất đó, một số ngôi chùa trong hệ thống chùa Phú Bình đã được Bộ Văn hóa Thông tin, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh; nhiều ngôi chùa được lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích. Đây là cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn, khai thác và sử dụng hệ thống chùa Phú Bình nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương. Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình để hòa nhập vào trào lưu phát triển với thế giới, vùng quê vốn yên bình cũng du nhập nhiều luồng văn hóa ngoại lai. Trong đó có cái tốt, có cái xấu, làm sao có thể phân biệt để tiếp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 thu cái tốt và giải trừ cái xấu? Lời giải đáp rõ ràng nhất là nếu có một nền văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc với những tư tưởng truyền thống tốt đẹp sẽ giúp chúng ta nhận định, chắc lọc. Những yếu tố tích cực của ngôi chùa thờ Phật với vai trò là trung tâm sinh hoạt văn hóa ở mỗi lãng xã là nền tảng tốt giúp chống lại những cặn bã văn hóa ngoại nhập hoặc văn hóa mê tín phát sinh từ bản địa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Toan Ánh (1992), Nếp cũ hội hè đình đám (quyển thượng), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 3. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 4. Chu Quang Chứ (1999), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb Mĩ thuật, Hà Nội. 5. Chu Quang Chứ (2001), Di sản văn hoá dân tộc trong tín ngưỡng và tồn giáo Việt Nam, Nxb Mĩ thuật, Hà Nội. 6. Ngô Thị Kim Doan (2004), 250 đình chùa nổi tiếng Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 7. Ngô Thị Kim Doan (2004), Văn hoá làng xã Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 8. Nhiều tác giả (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 9. Phan Đại Doãn (1992), Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 10. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội. 11. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 12. Đồng Khánh địa dư chí 13. Nguyễn Hữu Khánh (1998), Đất và người Thái Nguyên, Nxb Sở Văn hoá Thông tin, Thái Nguyên. 14. Mai Thanh Hải (2004), Địa chí tôn giáo - lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 15. Diệp Đình Hoa (1990), Tìm hiểu làng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Hồ sơ di tích lịch sử, văn hoá huyện Phú Bình, Ban quản lý di tích lịch sử văn hoá tỉnh Thái Nguyên. 17. Nguyễn Lang (1994), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội 18. Vũ Tam Lang (1991) , Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 19. Phan Ngọc Liên (2000), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 20. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập IV – Thái Nguyên tỉnh chí, Nxb Thuận Hoá, Huế. 21. Tài liệu quy hoạch xếp hạng di tích, Bảo tàng Thái Nguyên. 22. Đàm Chính Tâm (1996), Bước đầu tìm hiểu về Phật giáo và ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong lịch sử tư tưởng dân tộc Việt Nam, Báo cáo Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Thái Nguyên. 23. Hà Văn Tấn (1992), Chùa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Đồng Khắc Thọ (2003), Di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh Thái Nguyên, Nxb Sở Văn hoá Thông tin, Thái Nguyên. 25. Ngô Đức Thọ (chủ biên, 2003), Từ điển di tích văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 26. Trần Mạnh Thường (1999), Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 27. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Trần Quốc Vượng (1976), Mùa xuân và phong tục Việt Nam, Nxb Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Tài liệu hƣơng ƣớc: 29. Hương ước xã An Châu, Hư 3689, Viện TTKHXH, Hà Nội. 30. Hương ước xã Chỉ Mê, Hư 3306, Viện TTKHXH, Hà Nội. 31. Hương ước xã Dưỡng Mông, Hư 3309, Viện TTKHXH, Hà Nội. 32. Hương ước làng Đức Liên, Hư 3685, Viện TTKHXH, Hà Nội. 33. Hương ước làng Đương Nhân, Hư 3308, Viện TTKHXH, Hà Nội. 34. Hương ước xã Điềm Thụy, Hư 3311, Viện TTKHXH, Hà Nội. 35. Hương ước xã Kha Sơn Hạ, Hư 3317, Viện TTKHXH, Hà Nội. 36. Hương ước xã Lũ Yên, Hư 3320, Viện TTKHXH, Hà Nội. 37. Hương ước xã Mai Sơn, Hư 3323, Viện TTKHXH, Hà Nội. 38. Hương ước xã Nô Dương, Hư 3326, Viện TTKHXH, Hà Nội. 39. Hương ước xã Phú Mỹ, Hư 3329, Viện TTKHXH, Hà Nội. 40. Hương ước xã Triều Dương, Hư 3335, Viện TTKHXH, Hà Nội. 41. Hương ước xã Úc Kỳ, Hư 3337, Viện TTKHXH, Hà Nội. 42. Hương ước xã Úc Sơn, Hư 3336, Viện TTKHXH, Hà Nội. Tài liệu điền dã: 43. Ông Trần Văn Dóc, 76 tuổi, xóm Thi Đua thị trấn Hương Sơn. 44. Ông Nguyễn Văn Diễm, 70 tuổi, xóm Dầy xã Đào Xá. 45. Ông Ngô Công Dụng, 69 tuổi, xóm Phú Mỹ xã Lương Phú. 46. Ông Ngô Văn Dự, 77 tuổi, xóm Phú Mỹ xã Lương Phú. 47. Bà Đỗ Thị Kim, 87 tuổi, thôn Úc Kỳ, xã Úc Kỳ. 48. Ông Tạ Văn Hãng, 68 tuổi, thôn An Châu xã Nga My. 49. Bà Lê Thị Hiền, 90 tuổi, xóm Súm xã Nhã Lộng. 50. Ông Nguyễn Văn Lư, 71 tuổi, xóm Bàn Đạt xã Bàn Đạt. 51. Bà Dương Thị Sáu, 70 tuổi, làng Úc Sơn thị trấn Hương Sơn. 52. Ông Nghiêm Xuân Trúc, 72 tuổi, xóm Lũa xã Tân Đức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_LSVN_DoHangNga.pdf
Tài liệu liên quan