LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu"
MS: LVDL-DLH018
SỐ TRANG: 152
NGÀNH: Địa lý
CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học
NĂM: 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới biến đổi sâu sắc do tác động
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Vai trò to lớn
của nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm
cho việc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia chủ yếu dựa trên nền tảng
tri thức của con người, khác với trước đây là dựa vào các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Nước ta có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào. Gần đây, tốc độ
tăng lao động hàng năm khoảng 1,2 triệu lao động/năm. Lực lượng lao động
đông về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả sản xuất.
Nhận thức được xu hướng phát triển nền kinh tế - xã hội thế giới và dựa
vào tình hình thực tế của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đưa ra quan điểm “Lấy việc phát huy
nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”,
trong đó “Nguồn lao động có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta”. Đó cũng là ý kiến của nhiều
chuyên gia kinh tế nước ngoài tại Việt Nam: “Phát triển công nghiệp Việt
Nam không nên dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên mà nên dựa vào nhiều
vào nguồn lực con người”. Trong đó, lực lượng lao động là bộ phận quan
trọng nhất đối với nguồn nhân lực, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng
trưởng và phát triển công nghiệp cũng như phát triển kinh tế -xã hội của Việt
Nam.
Là một trong những tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nền
kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu đang có nhiều chuyển biến tích cực. Những năm
qua, tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt từ 12% - 13%/năm. Năm 2005
GDP/người của Bà Rịa -Vũng Tàu đứng đầu cả nước (4000 USD kể cả dầu
khí, 2000 USD không kể dầu khí). Năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP là
12,86%. Công nghiệp tăng nhanh cả tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất. Để
đạt được thành tựu đó không thể không nói đến vai trò to lớn của lực lượng
lao động trong ngành công nghiệp. Vì thế việc sử dụng hợp lý lực lượng lao
động này hiện đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong
tỉnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi quyết định chọn đề tài:
“Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công
nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu cơ bản của đề tài là đúc kết cơ sở lý luận về lực lượng lao
động và sử dụng lực lượng lao động. Trên cở sở đó phân tích hiện trạng sử
dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu và
đề ra định hướng cho việc nâng cao chất lượng, sử dụng có hiệu quả lực
lượng lao động trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng phát
triển bền vững.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lý luận về lực lượng lao động
và sử dụng lực lượng lao động.
- Khái quát tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh, chủ yếu là thời
kỳ đổi mới.
- Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến qui mô, chất lượng và
việc sử dụng lực lượng lao động công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu dưới
góc độ Địa lý kinh tế -xã hội.
- Tìm hiểu thực trạng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở
khía cạnh qui mô, cơ cấu và phân bố.
- Nghiên cứu tình hình sử dụng lực lượng lao động trong ngành công
nghiệp trên địa bàn.
- Đề ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và
sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trong ngành công nghiệp cho địa
phương.
2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nội dung nghiên cứu
- Làm rõ một số khái niệm có liên quan: lực lượng lao động, cơ cấu
lực lượng lao động, tình trạng việc làm, thị trường lao động.
- Một số vấn đề về lý luận công nghiệp và sự phân chia công nghiệp,
các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp. Những vấn đề
này sẽ được cụ thể trong ngành công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Qui mô, cơ cấu, phân bố lực lượng lao động, sử dụng lực lượng lao
động công nghiệp ở địa phương.
- Tổng quan dự báo về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao
động công nghiệp. Đề xuất một số ý kiến góp phần tổ chức, sử dụng lực
lượng lao động, thực hiện phân công lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở mức độ khái quát chung
toàn ngành công nghiệp là chủ yếu. Sau đó đi sâu phân tích lực lượng lao
động và sử dụng lực lượng lao động của các phân ngành công nghiệp. Do sự
khác nhau về lý luận và thực tiễn phát triển, nên đề tài không đề cập đến việc
sử dụng lực lượng lao động thuộc lĩnh vực “Làng nghề”.
Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu: Toàn tỉnh theo đơn vị hành chính hiện
nay và lãnh thổ nghiên cứu xuống đến cấp huyện, thị xã.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước sự đổi mới của đất nước, những năm qua có rất nhiều công trình
nghiên cứu về lao động, việc làm của các cơ quan chức năng như: Trung tâm
Nghiên cứu lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân cư
lao động của Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với
một số cơ quan thuộc Trung tâm Khoa học - Xã hội và Nhân văn quốc gia,
v.v
Vấn đề lao động và sử dụng lực lượng lao động đã được đề cập đến
trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học: GS.TS Đặng Thu,
GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ,
GS.TS Nguyễn Thị Minh Đức
Ngoài ra, cũng phải kể đến một số đề tài được đề cập chuyên sâu về
nguồn lao động và sử dụng lao động: “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết
việc làm ở Việt Nam” của tác giả Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, “Dân
cư, nguồn lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng duyên
hải Nam Trung Bộ” của tác giả Hoàng Văn Chức, “Nguồn lao động và sử
dụng lao động ở TPHCM” của tác giả Đàm Nguyễn Thùy Dương
Tuy nhiên đa số các đề tài nghiên cứu có qui mô lớn, tổng hợp, cho đến
nay chưa có công trình nào nghiên cứu về lực lượng lao động công nghiệp ở
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội.
Chính vì thế đề tài “Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao
động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu” sẽ là một đóng góp
nhỏ, mới mẻ trong kho tàng khoa học khổng lồ. Và những đề tài nghiên cứu
của các tác giả trên sẽ là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho tôi thực hiện
đề tài này.
4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Hệ quan điểm
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Các đối tượng hiện tượng địa lý đều có sự tác động qua lại với nhau
trong một hệ thống nhất định khi một thành phần của hệ thống bị tác động
làm nó thay đổi, phát triển thì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng đến các thành
phần khác của hệ thống đồng thời kéo theo các thành phần khác thay đổi.
Lực lượng lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã
hội, sự phát triển về số lượng, chất lượng lao động cũng như việc sử dụng lao
động trong công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vào một cơ cấu
kinh tế và một thể chế xã hội nhất định. Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá lực
lượng lao động và vấn đề sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp ở
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải dựa trên quan điểm hệ thống, coi mọi sự vật
hiện tượng thông suốt trong các hợp phần thì việc đánh giá phân tích mới
chính xác.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Lực lượng lao động của một vùng có quan hệ mật thiết với các yếu tố
tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng và các vùng lân cận, các yếu tố có thể
thúc đẩy hoặc ức chế sự phát triển của lực lượng lao động của vùng đó và
ngược lại.
Vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề về lực lượng lao động và sử dụng
lực lượng lao động trong công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không thể
tách rời vấn đề sử dụng lực lượng lao động của các vùng lân cận và cả nước.
4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp
không chỉ có phân hóa theo không gian mà còn có sự thay đổi phát triển theo
thời gian. Vì vậy để lí giải lực lượng lao động và thực trạng sử dụng lực
lượng lao động trong hiện tại và xác định kế hoạch phát triển sử dụng lao
động trong tương lai của tỉnh chúng ta cần phải quán triệt quan điểm lịch sử
và viễn cảnh.
4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Nghiên cứu những vấn đề về lao động phải dựa trên quan điểm sinh
thái và phát triển bền vững, phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động
phải đi đôi với sử dụng hợp lý, bảo vệ tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống
gây ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và
công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Đề tài khai thác thông tin, số liệu từ nguồn của tỉnh: Cục thống kê, Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Sở Công nghiệp, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, Phòng
công nghiệp, v.v Ngoài ra chúng tôi còn đối chiếu, tham khảo các nguồn
khác như Tổng cục Thống kê, các tài liệu từ thư viện Quốc gia, thư viện
Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Chúng tôi tiến hành xử lý số liệu, sắp
xếp, kiểm tra mức độ chính xác, phân tích và tổng hợp các dữ liệu, rút ra
những kết luận cần thiết cho luận văn.
4.2.2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu Địa lý. Các loại bản đồ
được sử dụng để nghiên cứu sự biến động về số lượng, kết cấu của lực lượng
lao động, sử dụng lực lượng lao động trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh
cũng như trong một số phân ngành chủ yếu nhất.
4.2.3. Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn
đề địa lý kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử
dụng phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của các nguồn tài
liệu thu thập được và có cơ sở thực tiễn đánh giá tình hình sử dụng lực lượng
lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh.
4.2.4. Phương pháp dự báo
Đây là giai đoạn khái quát hóa, hệ thống hóa thông tin ở mức cao nhằm
xác định trạng thái trong tương lai của vấn đề. Dựa vào số liệu về lực lượng
lao động, tình hình sử dụng lực lượng lao động trong quá khứ và hiện nay của
tỉnh, chúng tôi tiến hành dự báo về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng
lao động công nghiệp trong tương lai của tỉnh nhằm hiểu rõ vấn đề và đề ra
những biện pháp giải quyết cho hợp lý.
4.2.5. Phương pháp GIS
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi ứng dụng phần mềm thông
tin địa lý (GIS) nhằm tính toán, thiết kế, biên tập bản đồ. Nhờ đó quá trình
nghiên cứu đề tài mang tính định lượng hơn.
Các phương pháp trên được vận dụng trong toàn bộ quá trình nghiên
cứu của luận văn với sự thống nhất và kết hợp giữa chúng.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lực lượng lao động trong ngành công nghiệp
Chương 2: Hiện trạng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Chương 3: Định hướng sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu
152 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hôn, công nghiệp phục vụ du lịch.
- Phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái và gắn
liền với an ninh quốc phòng.
3.1.3.2. Định hướng phát triển công nghiệp
- Các ngành công nghiệp được khuyến khích thu hút đầu tư phát triển
cao từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài là các ngành lọc – hoá dầu, sản xuất điện
năng, luyện kim, sản xuất thiết bị điện, điện tử, các nghành công nghiệp sử
dụng khí đốt. Những ngành công nghiệp này sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao trên địa bàn trong tương lai.
- Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, hải
sản; công nghiệp nông thôn, công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế biển và
những ngành công nghiệp có tác động lớn đến sự gia tăng thu nhập và việc
làm ở khu vực nông thôn. Phát triển mạnh các cụm công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp để tạo sự kiên kết, hổ trợ nhằm thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Trong giai đoạn tới cần tập trung sắp xếp lại các ngành công nghiệp,
di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, giảm tải và tiến tới loại trừ
dần tải trọng phát triển công nghiệp ở khu vực thành phố Vũng Tàu, dành quỹ
đất cho phát triển du lịch và công nghiệp sạch….
3.1.3.3. Mục tiêu chung về phát triển công nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 gấp
1,7 lần năm 2005, đến năm 2020 gấp 2,5 lần năm 2010, gấp 4,3 lần năm 2005,
bình quân giai đoạn 2011 – 2020 tăng 9,6% năm.
- Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo giá trị sản xuất công nghiệp
chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác, đến năm
2010 chiếm 35,8%, năm 2015 chiếm từ 20% đến 23%, năm 2020 là 12% -
17%, công nghiệp hoá chất sẽ tăng nhanh tỷ trọng đạt 15,8% vào năm 2010,
năm 2015 là 29,3% và 35,2% vào năm 2020. Ngành công nghiệp luyện kim
đạt 8,7% vào năm 2010, năm 2015 là 20,5% và 23,7% vào năm 2020. Ngành
sản xuất điện và nước sẽ tăng tỷ trọng lên 28,7% vào 2010 và sau đó sẽ giảm
xuống 21,2% vào năm 2015 và 17,09% vào 2020.
3.1.3.4. Mục tiêu phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu
trên địa bàn
Công nghiệp khai thác dầu khí
Dầu khí là ngành trước đây chiếm tỉ trọng cao, gần 90% giá trị sản xuất
toàn ngành công nghiệp. Gần đây, tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp trên địa
bàn giảm nhanh nhưng ngành công nghiệp khai thác dầu vẫn có vai trò quan
trọng giai đoạn 2011 - 2015. Vì vậy, từ nay đến năm 2020, công nghiệp khai
thác dầu khí Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phát triển theo một số hướng và mục tiêu
cơ bản sau:
- Đẩy mạnh đầu tư tìm kiếm, thăm dò gia tăng tiềm năng và trữ lượng
dầu khí, ưu tiên các khu vực để phát hiện dầu khí nhưng chưa khẳng định giá
trị thương mại, tiếp đến là các diện tích có triển vọng, sau cùng là các vùng
chưa tìm kiếm trong các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
- Thăm dò bổ sung và khai thác triệt để các mỏ đang khai thác, đẩy
mạnh đầu tư phát triển và đưa vào khai thác một số mỏ mới nhằm đảm bảo
mức sản lượng dầu thô và khí trong toàn quốc như sau:
+ Giai đoạn 2011 - 2015: 17 - 19 triệu tấn dầu, 10 - 15 tỷ m3 khí
+ Giai đoạn 2010 - 2020: 16 - 17 triệu tấn dầu, 15 - 15,5 tỷ m3 khí.
- Đẩy mạnh và khai thác tối đa công suất các công trình thu gom, vận
chuyển và phân phối khí hiện có.
- Phát triển mạnh chế biến dầu khí theo hướng chế biến sâu.
- Tiếp tục thúc đẩy phát triển các dịch vụ dầu khí đảm bảo đáp ứng
nhu cầu trong nước và có khả năng cung cấp dịch vụ cho thị trường ngoài
nước.
Công nghiệp hoá chất
Dựa trên nền tài nguyên dầu khí, trong giai đoạn 2010 – 2020 ngành
công nghiệp hoá chất Bà Rịa - Vũng Tàu cần phát triển theo hướng chế biến
sâu, hình thành các cơ sở sản xuất thượng nguồn ở khu vực lọc - hoá dầu
nhằm cung cấp tư liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp khác, đồng thời,
cần tiếp tục phát triển sản xuất phân bón, hoá chất cơ bản.
- Trong giai đoạn 2011 – 2015, xây dựng nhà máy lọc dầu Long Sơn
với công suất khoảng 6,5 triệu tấn sản phẩm/năm…. làm hạt nhân cho trung
tâm lọc - hoá dầu ở phía Nam. Nhu cầu vốn đầu tư của nhà máy lọc dầu Long
Sơn ước vào khoảng 20.150 tỷ đồng.
- Trong giai đoạn 2016 – 2020 , tiếp tục xây dựng trung tâm hoá dầu
để sản xuất nguyên liệu làm chất dẻo (dự án sản xuất polypropylen,
polyetylen, polystyren) sợi tổng hợp polyester, nguyên liệu sản xuất chất tẩy
rửa như LAB,… tổng vốn đầu tư của các dự án hoá dầu là ước vào khoảng
5.240 tỷ đồng.
Công nghiệp luyện kim
Với tiềm năng về khí đốt, năng lượng (xăng, dầu, điện) và hạ tầng công
nghiệp (các khu công nghiệp, hệ thống cảng biển và sông, giao thông đường
bộ, đường sắt, nguồn nước…) đã, đang và sẽ được đầu tư trên địa bàn, có thể
thấy rằng Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi
phát triển công nghiệp luyện kim. Nhu cầu thép và nhôm của Việt Nam được
dự báo có mức tăng khá và tương đối lớn trong vòng 15 - 20 năm tới. Như
vậy, phương hướng phát triển chủ đạo của công nghiệp luyện kim trên địa bàn
sẽ là ngành thép và nhôm với việc hình thành một vài tổ hợp luyện kim có
quy mô khá và công nghệ đạt mức hiện đại trong khu vực. Một số nội dung
quy hoạch chủ yếu của hai ngành này như dưới đây:
- Khai thác hết công xuất nhà máy cán thép không rỉ Thiên Hưng
- Xây dựng liên hợp luyện thép MiniMill với quy mô 1,5 triệu tấn
phôi thép/ năm. Tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỉ USD. Phấn đấu liên hợp thép
MiniMill này sẽ có sản phẩm vào đầu kỳ 2016 - 2020. Địa điểm nhà máy xây
dựng ở Phú Mỹ.
- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để xây dựng tổ hợp điện phân
nhôm trong chương trình khí – điện – nhôm vào những năm sau năm 2010.
- Xây dựng nhà máy điện phân nhôm công suất khoảng 0,3 - 0,5 triệu
tấn/ năm.Tổng đầu tư khoảng 1.2 tỷ USD. Địa điểm nhà máy xây dựng ở Phú Mỹ.
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện:
Sản xuất điện là ngành công nghiệp đã có sự phát triển đáng kể tại tỉnh.
Hiện nay trên địa bàn có 7 nhà máy điện với tổng công suất 4.248 tỉ MW, mỗi
năm có khả năng cung cấp vào lưới điện quốc gia 23 tỉ Kwh điện. Ngoài ra
còn phát một số trạm phát nhỏ của các công ty nước ngoài. Trong giai đoạn
tới, nhiệm vụ chủ yếu của công nghiệp điện năng là:
- Trong giai đoạn 2011 – 2020 xây dựng tổ hợp sản xuất alumin, điện
phân nhôm và liên hợp thép MiniMill, dự kiến xây dựng nhà máy điện tuabin
khí ngưng hơi công suất 450MW, nhằm cung cấp điện giá thấp cho chương
trình khí – điện – luyện kim quốc gia.
- Xây dựng máy biến áp thứ hai công suất 450 MVA tại trạm 500 KV
Phú Mỹ và mạch 1 Phú Mỹ – Biên Hòa dài 40 km
- Xây dựng trạm biến áp 220 KV Bà Rịa, Phú Mỹ và Vũng Tàu.
- Xây dựng hệ thống phát điện bằng sức gió với tổng công suất từ
1.800 KVA – 2.000 KVA ở Côn Đảo.
Công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ – hải sản
Ngành chế biến thuỷ hải sản
Trước sự hạn chế về công nghiệp chế biến, khó khăn phát triển thị
trường, sức cạnh tranh kém bởi trong cảnh hội nhập WTO, dù tiềm năng gia
tăng sản lượng nguồn nguyên liệu khá lớn, song trong giai đoạn đến 2020
ngành chế biến thuỷ hải sản Bà Rịa – Vũng Tàu cần phát triển những nội
dung sau:
- Đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường
trong nước.
- Giữ vững sản lượng các sản phẩm truyền thống như hàng khô, nước
mắm; xây dựng mới hoặc bổ sung các dây chuyền chế biến đổ hộp và một số
loại thực phẩm đặc biệt, tiện dụng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đang gia
tăng.
- Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ chế biến hợp chuẩn hoá hết các
tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường ….. của các thị trường
khó tính như EU, Mỹ, Nhật ….. tăng cường mô hình khai thác, đánh bắt và
chế biến khép kín với quy mô ngày càng lớn, tăng nhanh số lượng cơ sở được
cấp chứng chỉ xuất khẩu của các vùng như Châu Âu, Châu Mỹ.
- Xây dựng thêm một số nhà máy chế biến mới để tiêu thụ hết nguồn
nguyên liệu thuỷ sản tăng thêm.
- Hình thành các khu vực chế biến thuỷ hải sản tập trung trong các
khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu chi
phí xử lý ô nhiễm, thu hút các cơ sở gây ô nhiễm tự nguyện di dời vào các
khu vực chế biến tập trung.
- Quy hoạch các khu chế biến độc lập như Lộc An, Gò Găng.
Ngành chế biến nông sản
- Tập trung củng cố, nâng cao sức cạnh tranh của 2 nhà máy chế biến
hạt điều ở Bà Rịa và Xuyên Mộc, 2 nhà máy chế biến mủ cao su ở Châu Đức
và Xuyên Mộc công suất 20.000 tấn/năm.
- Xây dựng mới: nhà máy chế biến dầu thực vật Vocarimex (vốn đầu
tư khoảng 30,2 triệu USD) và nhà máy dầu thực vật Công ty Cái Lân (vốn đầu
tư khoảng 40 triệu USD).
- Xây dựng nhà máy chế biến khoai, sắn công suất 10.000 tấn/năm
với vốn đầu tư khoảng 3 triệu USD.
- Xây dựng nhà máy chế biến bột mỳ Uni Presiden công suất 50.000
tấn sản phẩm/năm, vốn đầu tư khoảng 59 triệu USD.
- Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm cao cấp, giàu dinh dưỡng
Cargill công suất 10.000 tấn sản phẩm/ năm, vốn đầu tư khoảng 38,4 triệu
USD.
Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng
Một số định hướng phát triển của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng:
- Đối với vật liệu xây, lợp, ốp lát sản xuất từ nguyên liệu khoáng phi
kim: giảm sản lượng và chủng loại vật liệu nung, tăng sản lượng và đa dạng
hoá sản phẩm không nung.
- Tận dụng lợi thế về khí đốt, phát triển sản xuất vật liệu xây dựng
cao cấp, xuất khẩu như sứ vệ sinh, sản phẩm trang trí nội ngoại thất bằng
gốm, sứ hoặc vật liệu hỗn hợp (nhất là sau khi có trung tâm hoá – lọc dầu).
- Nhờ hệ thống cảng biển, sông và vị trí địa lý thuận lợi, sẽ phát triển
cơ sở nghiền clinker, xây dựng một số cơ sở sản xuất nguyên vật liệu cho
ngành sành sứ thuỷ tinh.
- Đáng chú ý nhất là dự án Trạm nghiền clinker Cẩm phả với công
nghệ mới, tiên tiến trên thế giới do Công ty Vinaconex đầu tư. Công suất trạm
nghiền là 1,48 triệu tấn/năm, sản phẩm xi măng đạt mức PCB 10. Vốn đầu tư
vào khoảng 1.013 tỷ đồng.
Ngành công nghiệp sản xuất giày da, may mặc và các loại công
nghiệp sử dụng nhiều lao động
Hiện tại tỉnh có 3 nhà máy sản xuất giày da, 2 nhà máy sản xuất túi
xách, 4 xí nghiệp may mặc nhưng chủ yếu hoạt động dưới hình thức gia công,
vì vậy hạn chế nhiều đến vai trò tổ chức, quản lý, đào tạo, tìm kiếm thị trường
và chủ động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới phải mạnh dạn chuyển
đổi sang phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm, giảm dần hình thức
gia công cho nước ngoài. Định hướng chỉ phát triển các ngành này về các thị
trấn, thị tứ và khu vực nông thôn để giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động.
Ngành cơ khí chế tạo và gia công kim loại
Hiện ngành công nghiệp cơ khí và gia công kim loại chưa phát triển,
chỉ giữ vị trí khiêm tốn, mới có một số cơ sở sản xuất trong lĩnh vực chế tạo,
gia công sản phẩm từ kim loại và lĩnh vực đóng mới sửa chữa tàu thuyền
(đóng tàu cá bằng gỗ, sửa chữa tàu vận tải nhỏ). Giai đoạn 2001 – 2005,
ngành này thậm chí có xu thế suy thoái. Trong khi đó, hàng năm ngành công
nghiệp dầu khí và hậu cần dầu khí chi phí trên dưới 1 tỉ USD mua sắm thiết
bị, vật tư, phụ tùng để duy tu và phát triển sản xuất. Đây là thị trường khá lớn
đối với ngành công nghiệp cơ khí và gia công kim loại trên địa bàn.Trong
tương lai có nhiều cơ sở công nghiệp nặng có quy mô từ vừa đến lớn sẽ được
đầu tư xây dựng thì có thể thấy tiềm năng ngành công nghiệp cơ khí và gia
công kim loại rất khả quan.
Trước thực trạng đó, ngành công nghiệp cơ khí và gia công kim loại
cần được phát triển như sau:
- Phục vụ hậu cần cho công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp
chế biến dầu khí và phân phối sản phẩm cho 2 ngành công nghiệp đó.
- Đầu tư có chọn lọc với cách thức sản xuất các sản phẩm từ đơn giản
đến trung bình song có chất lượng đảm bảo hiệu quả kinh tế như các sản
phẩm kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, các loại ống thép chế tạo giàn
khoan, ống dẫn dầu và khí, các loại ti khoan, đóng mới và sửa chữa tàu dịch
vụ dầu khí, tàu cá.
3.2. Dự báo nguồn lao động
Theo kết quả dự báo dân số, lao động việc làm, do cơ cấu dân số của
tỉnh tương đối trẻ, lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động tăng
lên nhanh chóng, đến 2010 có khoảng 780 ngàn người và năm 2020 khoảng
951 ngàn người.
Bảng 3.1: Dự báo quy mô và cơ cấu lao động của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 2010 – 2020
Nội dung 2010 2015 2020
1. Nguồn lao động (người) 804.000 891.000 972.000
2. Dân số trong tuổi lao động (người) 780.000 870.000 951.000
3. Quy mô lực lượng lao động (người) 591.000 762.000 953.000
- Nông nghiệp (người) 224.000 194.000 164.000
- Công nghiệp – xây dựng (người) 113.000 137.000 157.000
- Dịch vụ (người) 254.000 431.000 632.000
4. Cơ cấu lực lượng lao động (%) 100,00 100,00 100,00
- Nông nghiệp (%) 37,9 25,5 17,2
- Công nghiệp – xây dựng (%) 19,1 18,0 16,5
- Dịch vụ (%) 43,0 56,5 66,3
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
đến năm 2020
Hàng năm, do điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế cơ hội việc làm
có nhiều, song chất lượng lao động trên địa bàn chưa đáp ứng được, vì vậy có
khoảng 10.000 người lao động nhập cư làm gia tăng đáng kể lực lượng lao
động.
Để phát triển nhanh, bền vững, trong giai đoạn đến năm 2020, kinh tế
tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh khu vực
công nghiệp và dịch vụ. Sự chuyển dịch đó kéo theo sự chuyển dịch mạnh mẽ
về cơ cấu lao động với sự gia tăng không ngừng năng suất lao động trên địa
bàn, tăng phúc lợi giảm thiểu sự tham gia của lực lượng lao động ngoài độ
tuổi.
Năm 2010
19,1%
37,9%
43,0%
Nông nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
Năm 2020
16,5%
17,2%
66,3%
Biểu đồ 3.3: Dự báo cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực kinh tế của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2010 và năm 2020
Dự kiến đến năm 2010, lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế
có khoảng 591.000 người vào năm 2010 và 953.000 người vào năm 2020.
Trong đó cơ cấu lực lượng lao động sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực: tỉ
trong lao động trong nông nghiệp giảm mạnh từ 37,9% năm 2010 xuống
17,2% năm 2020, thời gian tương ứng tỉ trọng lao động công nghiệp giảm nhẹ
từ 19,1% xống 16,5% để cho ngành dịch vụ tăng mạnh từ 43% lên 66,3%.
Trong ngành công nghiệp, xu hướng phát triển lao động chủ yếu trên
cơ sở phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh: công nghiệp khái
thác dầu khí; công nghiệp hóa chất; công nghiệp luyện kim; công nghiệp chế
biến nông - lâm - thủy - hải sản
3.3. Định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp
ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
3.3.1. Quan điểm đề ra các định hướng
- Sử dụng lao động có hiệu quả, năng suất lao động ngày càng cao,
từng bước đảm bảo đời sống cho người lao động.
- Phân bố điều tiết nguồn lao động hợp lý trong ngành công nghiệp,
tạo đà phát triển.
- Khai thác tốt tiềm năng sức lao động trong việc phát triển kinh tế
của địa phương và xuất khẩu tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nâng
cao mức sống, góp phần ổn định kinh tế - xã hội.
3.3.2. Định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công
nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
3.3.2.1. Tiếp tục thực hiện đổi mới nền kinh tế, phát triển nền
kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Chính sách “đổi mới” của Việt Nam được bắt đầu từ năm 1986 với
hàng loạt các chính sách như phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại và thu hút đầu tư nước
ngoài, cải cách kinh tế vĩ mô như xoá bỏ bao cấp, cải cách về giá... Nhờ thực
hiện chính sách này, nền kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu đã có sự chuyển dịch
theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, nâng tỉ trọng các ngành công nghiệp
và dịch vụ. Từ nền công nghiệp với 2 thành phấn chủ yếu là quốc doanh và
tập thể nay chuyển sang nền công nghiệp nhiều thành phần: Nhà nước, tập
thể, cá thể, tư nhân …
Việc chuyển đổi cơ chế biên chế sang cơ chế tự do tuyển dụng lao động
của các doanh nghiệp Nhà nước đem luồng sinh khí mới cho các doanh
nghiệp, nhưng một bộ phận lao động bị dư thừa, không bố trí được việc làm.
Trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước, số lượng
các doanh nghiệp Nhà nước giảm đi, nhưng lao động trong các doanh nghiệp
Nhà nước lại giảm không nhiều. Chính vì vậy, đổi mới kinh tế cần đặt trong
mối quan hệ qua lại với giải quyết lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân
lực, mà trọng tâm là giải quyết các vấn đề sau:
- Tốc độ chuyển dịch lao động từ khu vực nông thôn sang công
nghiệp và dịch vụ còn rất chậm. Như vậy bên cạnh giải quyết tình trạng thiếu
việc làm ở nông thôn, phải phát triển mạnh công nghiệp để đảm bảo yếu tố
tăng trưởng.
- Đổi mới kinh tế không chỉ dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp giữa ba khu vực: Nhà nước; ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài, mà đòi hỏi cơ cấu lại lao động dôi dư trong các doanh nghiệp
Nhà nước và chú ý giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thiếu việc làm
trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
- Việc mở cửa và hội nhập tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp thu
công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, trình độ tay nghề và phong cách làm
việc của người lao động, nhưng cần đào tạo lại, đào tạo mới lực lượng lao
động theo yêu cầu hội nhập.
Để khai thác tiềm năng thu hút lao động và giải quyết việc làm trong
ngành công nghiệp, tỉnh đang tiến hành thực hiện đơn giàn hoá thủ tục cấp
giấy phép đầu tư, giảm giá thuê đất, tăng mức ưu đãi về thuế, hạ thấp lãi suất
vay tín dụng, phát hành công trái, trái phiếu, khuyến khích nguồn vốn tự có
của nhân dân.
3.3.2.2. Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp có khả năng sử
dụng lao động và giải quyết việc làm có hiệu quả
Các nhà quản lý kinh tế khẳng định: các nước đang phát triển muốn sử
dụng lao động và giải quyết việc làm tốt thì phải thực hiện thay đổi cơ cấu
kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, để rồi tiếp tục quá độ lần thứ hai,
chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế mà ngành dịch vụ chiếm
vị trí chủ chốt.
Phát triển nền công nghiệp có cơ cấu mới thích hợp là vừa khai thác có
hiệu quả cao mọi nguồn lực phát triển để tăng năng suất lao động, vừa thu hút
lao động, giải quyết tốt việc làm cho tỉnh.
Căn cứ vào các nguồn lực sẵn có để phát triển công nghiệp của tỉnh;
các loại nhu cầu tiêu dùng trong nước và thế giới; mối quan hệ giữa tăng năng
suất lao động với giải quyết việc làm; phát triển sản xuất công nghiệp theo
chiều sâu; tham gia phân công lao động trong nước và quốc tế... Chính sách
phát triển công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu cần chú trọng:
- Phát triển công nghiệp kết hợp cả hai hướng: Phát triển những
ngành công nghiệp truyền thống có lợi thế, sử dụng nhiều lao động, duy trì ổn
định xã hội và phát triển những ngành công nghiệp hiện đại được coi là động
cơ thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu
hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu
đãi vốn đầu tư, tổ chức hệ thống đào tạo và thông tin phục vụ cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ về mở rộng thị trường, quản lý kinh doanh, tay nghề... mà
lại thu hút nhiều lao động, tạo ra nhiều chỗ làm việc phù hợp với khả năng
trình độ người lao động.
- Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung. Thành lập
trung tâm đào tạo công nhân vào làm việc tại các KCN. Trên cơ sở các khu
công nghiệp này, hình thành bộ khung cho sự phát triển các vùng công nghiệp
trong tương lai của tỉnh, chủ yếu tập trung ở phía tây Quốc lộ 51 (từ Quốc lộ
51 kéo dài đến sông Thị Vải, sông Dinh và vịnh Gành Rái. Theo đó, tỉnh tiếp
tục tiến hành quy hoạch các khu đô thị cũ và mới trên địa bàn.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp đổi
mới các doanh nghiệp Nhà nước, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp Nhà
nước hoạt động kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ.
3.3.2.3. Đổi mới cơ chế quản lý nguồn lao động, thực hiện
chương trình việc làm, chăm lo đời sống người lao động
Cơ chế quản lý lao động là toàn bộ các biện pháp tổ chức, chính sách,
các hình thức, phương pháp tác động, điều chỉnh các quá trình hình thành,
phân bố, sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm theo hướng tạo cho
cung và cầu lao động ngày càng phù hợp. Trước đây với cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp, lực lượng lao động được kế hoạch hoá và giải quyết việc
làm thông qua việc giao chỉ tiêu trực tiếp cho các ngành, các địa phương, các
cơ sở sản xuất. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, cách làm mang tính hình
thức trên đã thay đổi. Người lao động phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo
của người lao động cũng như người sử dụng lao động. Từ chỗ tuyển dụng lao
động làm việc lâu dài, vào “biên chế” sang chế độ “hợp đồng lao động” vớt
những kỳ hạn khác nhau: theo mùa vụ, theo việc dưới một năm, 2 - 3 năm...
Nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của tỉnh về vấn đề sử dụng lực lượng
lao động công nghiệp. Tỉnh đưa ra 4 giải pháp cơ bản để giải quyết việc làm
cho lao động nói chung, trong đó có lực lượng lao động ngành công nghiệp.
Một là, tạo việc làm thông qua việc thực hiện chương trình việc làm của quốc
gia. Hai là, tạo việc làm thông qua quy hoạch tổng thể của tỉnh đến năm 2020.
Ba là, tạo việc làm thông qua các công trình trọng điểm trên địa bàn. Bốn là,
tạo việc làm thông qua việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
3.3.2.4. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế.
Việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quyết
định với việc duy trì và phát triển việc làm, mà suy cho cùng chỉ thực hiện
được bằng việc thường xuyên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ. Muốn vậy, cần làm cho công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ gắn
liền thực tế sản xuất và phải thu hút đông đảo người lao động tham gia.
3.3.2.5. Thực hiện chính sách dân số, phát triển giáo dục và
đào tạo nghề cho người lao động.
Thực tế lịch sử cho thấy không có quốc gia nào đã thực hiện công
nghiệp hóa thành công trong 100 năm qua mà tốc độ tăng dân số lại vượt quá
1,1%. Lý do là mỗi phần trăm tăng dân số sẽ làm khấu trừ đi vài ba phần trăm
tăng trưởng kinh tế và gay gắt thêm cho vấn đề tạo việc làm. Do vậy cần thực
hiện hoạch hoá gia đình, hạ thấp tốc độ phát triển dân số.
Đầu tư cho giáo dục và đào tạo lao động nói chung và lực lượng lao
động công nghiệp nói riêng là tạo điều kiện cho người lao động có khả năng
tìm được việc làm thích hợp, có thu nhập cao, nâng cao được chất lượng cuộc
sống.
Khuyến khích dạy nghề và hướng nghiệp. Đa dạng hoá hình thức và
phương pháp đào tạo lao động kỹ thuật và công nhân lành nghề. Bên cạnh hệ
đào tạo do Nhà nước quản lý, tiến hành đào tạo tại chỗ, vừa học vừa làm với
hai cực: Một mặt, tập trung đào tạo công nhân kỹ thuật “đỉnh cao” để xuất ra
những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã mới, cạnh tranh được thị trường
trong và ngoài nước; Mặt khác, đào tạo theo yêu cầu của sản phẩm, theo
nguyện vọng học nghề để tìm kiếm việc làm của người lao động.
Đào tạo các chủ doanh nghiệp trong đó có cả cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, các hộ gia đình. Hoàn thiện cơ cấu lực lượng lao động, đảm bảo tốc
độ tăng trưởng lao động kỹ thuật, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo.
3.3.2.6. Hình thành và phát triển thị trường lao động
Quá trình sử dụng lực lượng lao động cũng là quá trình tạo ra sự phù
hợp giữa cung và cầu lao động. Những năm qua, việc giải quyết lao động và
việc làm trong công nghiệp chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp Nhà nước,
thông qua các phương pháp hành chính, các chương trình quốc gia về việc
làm. Mặc dù có kết quả nhất định, nhưng vấn đề giải quyết lao động và việc
làm vẫn rất khó khăn, tỉ lệ thiếu việc làm vẫn cao, công nghiệp chưa thực sự
tạo thêm nhiều việc làm mới. Một trong những nguyên nhân là do chưa chú
trọng nhiều đến phát triển thị trường lao động, phát triển các yếu tố của thị
trường lao động.
3.4. Các giải pháp
3.4.1. Các giải pháp tác động trực tiếp đến chất lượng và số lượng
lao động
3.4.1.1. Tiếp tục kế hoạch hóa dân số tiến tới ổn định dân số và
lao động
Những năm qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã làm khá tốt công tác dân số kế
hoạch hóa gia đình, tỉ suất sinh giảm mạnh từ 18,86% năm 2000 xuống
16,06% năm 2007. Tuy nhiên do hệ quả của dân số tăng nhanh vào những
năm 1980, 1990 nên hàng năm số người bước vào tuổi lao động khá cao, gây
nên sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Hơn nữa, giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đòi hỏi đổi mới công nghệ. Công nghệ mới
trong phát triển kinh tế xã hội sẽ không tạo được nhiều việc làm. Vì vậy cần
phải ổn định số lượng lao động trong tương lai gần bằng biện pháp tiếp tục hạ
tỉ suất sinh tới mức cân bằng số người vào tuổi lao động và số người hết tuổi
lao động hàng năm.
Các biện pháp chủ yếu là:
- Triển khai đồng bộ chương trình giáo dục dân số và sức khỏe sinh
sản.
- Tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong nhân dân ý thức kế hoạch hóa
gia đình, hạn chế triệt để số người sinh con thứ ba trở lên. Tăng cường giáo
dục dân số ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng.
- Đẩy mạnh hoạt động của đội ngũ tuyên truyền, cộng tác viên dân số,
cung cấp kịp thời các phương tiện tránh thai hữu hiệu.
- Phát triển câu lạc bộ gia đình trẻ ở thành thị và nông thôn, hướng
mạnh vào nông thôn. Tuyên truyền phổ biến các thành tựu khoa học kỹ thuật
mới trong lĩnh vực sinh sản, sinh con theo ý muốn.
3.4.1.2. Phát triển giáo dục và đào tạo nghề
Đây là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng lao động. Lực lượng
lao động công nghiệp của Bà Rịa - Vũng Tàu cao hơn mức trung bình của cả
nước nhưng với trình độ hiện tại tỉnh không thể đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là sử dụng những công nghệ mới. Sự phát triển
kinh tế xã hội trong những năm tới đòi hỏi phải nhanh chóng nâng cao trình
độ người lao động bằng các biện pháp cụ thể như:
- Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa gần với
thực tiễn kinh tế xã hội đất nước và địa phương. Giáo dục của Bà Rịa - Vũng
Tàu khá phát triển song những kiến thức thực tiễn chưa được quan tâm đúng
mức. Vì vậy, việc gắn liền với thực tiễn, tăng cường hướng nghiệp dạy nghề
trong trường phổ thông, nâng cao chất lượng toàn diện các môn học sẽ góp
phần tích cực về hình thành kỹ năng lao động phù hợp với thực tiễn.
- Đầu tư thích đáng cho đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ
thuật của người lao động. Cần kiện toàn nâng cao trình độ của đội ngũ giáo
viên dạy nghề, tiếp thu những công nghệ mới hiện đại để giảng dạy, đào tạo
đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong hiện tại và tương
lai. Các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề ở Bà Rịa - Vũng Tàu có cơ sở
vật chất kỹ thuật rất yếu và lạc hậu. Đi đôi với việc nâng cao trình độ giáo
viên là việc trang bị những thiết bị hiện đại của các trường dạy nghề. Chuyển
mục tiêu đào tạo từ chỗ dạy nghề thường có sang dạy nghề xã hội cần. Tập
trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề kỹ thuật công nghiệp, xây dựng, cơ
khí, điện, công nghệ tin học ,… để cung cấp lao động kỹ thuật cho các địa
phương trong tỉnh và các khu công nghiệp.
Với lực lượng lao động công nghiệp đông đảo mà trình độ chuyên môn
kỹ thuật thấp gây cản trở sự hợp tác lao động trong các khu công nghiệp và
với đối tác nước ngoài. Việc điều chỉnh để giảm bớt sức ép lên ngành công
nghiệp trong tỉnh hết sức khó khăn. Song song với các giải pháp về ổn định
dân số và lao động, cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo: tại trường, tại cơ sở
sản xuất. Có thể mở rộng hợp đồng liên kết với các thành phố, tỉnh khác trong
cả nước để đào tạo đúng nghề, đúng địa chỉ.
Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo lao động chuyên môn
kỹ thuật là yêu cầu cấp bách của nền kinh tế nói chung và hoạt động công
nghiệp nói riêng.
3.4.1.3. Tăng cường mạng lưới y tế và vệ sinh môi trường, đảm
bảo nâng cao thể lực dân cư và lao động
Cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ y tế ở Bà Rịa - Vũng Tàu khá
vững chắc. Hầu hết các trạm y tế xã có bác sĩ điều trị, các xóm đều có cán bộ
y tế xóm. Nhưng thu nhập còn thấp, chưa có điều kiện trang bị nhiều phương
tiện hiện đại cho các bệnh viện, chưa có chế độ ưu đãi đối với cán bộ y tế.
Mặt khác, điều kiện vệ sinh tại tỉnh đã xuất hiện các yếu tố bất lợi cho sức
khỏe con người ô nhiễm môi trường nước, không khí, biển, … do hoạt động
công nghiệp gây ra bởi vẫn còn sử dụng quy trình công nghệ thấp, không qua
xử lý hay xử lý không triệt để trước khi thải ra môi trường. Điều đó đã gây tác
hại trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Cần tiếp tục làm tốt công tác y tế,
vệ sinh môi trường cụ thể là:
- Củng cố mạng lưới bệnh viện, trạm y tế, nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh cho người lao động.
- Đẩy mạnh việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, vận động người lao
động sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh.
- Quan tâm hơn nữa đến công nhân, yêu cầu các chủ sử dụng lao động
mua bảo hiểm cho 100% lao động.
- Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, tuyên truyền
phổ biến việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động, bảo vệ sức khỏe cho
người lao động.
- Nghiên cứu mở rộng ứng dụng công nghệ xử lý chất thải ở tất cả các
nhà máy, xí nghiệp, cơ sở công nghiệp.
3.4.1.4. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân
là biện pháp tăng chất lượng lao động.
3.4.2. Các giải pháp phát triển kinh tế tăng khả năng sử dụng lao
động.
3.4.2.1. Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo mọi điều kiện
thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản xuất trong
tỉnh.
Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung, xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật như cảng biển, đường bộ, đường sắt, cấp điện,
khí đốt, cấp và thoát nước theo hướng hiện đại. Hoàn thiện hạ tầng đô thị để
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay và tạo tiền
đề cho sự phát triển mạnh hơn trong giai đoạn sau.
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, đảm bảo yêu cầu phát
triển giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… tạo điều kiện cho phát triển
kinh tế xã hội bền vững, hiệu quả.
3.4.2.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành
công nghiệp.
Chuyển đổi cơ cấu trong công nghiệp trên địa bàn không chỉ tạo điều
kiện thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tỉnh mà còn đảm bảo mối
quan hệ gắn bó giữa thành thị và nông thôn, góp phần ổn định dân cư, hạn chế
làn sóng nhập cư vào tỉnh.
Công nghiệp khai thác dầu, khí sẽ giảm dần tỉ trọng trong cơ cấu công
nghiệp. Năm 2010 sẽ chiếm khoảng 46,7% đến năm 2020 sẽ còn khoảng
17,8% (so với mức 53,9% năm 2005)
Ngành công nghiệp cơ bản như hóa chất (trong đó có hóa dầu), công
nghiệp sản xuất điện sẽ tăng nhanh trong cơ cấu. Đến năm 2010 tỉ trọng
ngành công nghiệp hóa chất sẽ tăng lên 10,8% và 2020 là 43,9% so với mức
11% của năm 2005). Tỉ trọng ngành sản xuất điện đến năm 2010 sẽ là 31,05%
so với mức 25,5% của năm 2005.
Các ngành công nghiệp luyện kim cũng có sự tăng trưởng nhanh cùng
với sự xuất hiện của các cơ sở sản xuất thép và nhôm kim loại quy mô lớn. Tỉ
trọng của ngành công nghiệp này đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 8,96% và 2020
là 10,05% so với mức 2,84% năm 2005.
Như vậy cơ cấu công nghiệp của tỉnh được hình thành trong giai đoạn
2010 – 2020 sẽ là cấu công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất điện năng và
tư liệu sản xuất.
3.4.2.3. Hợp tác quốc tế
Thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích sử dụng lao động có hiệu
quả
Có chính sách phù hợp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường
vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng chính sách lãi suất tiền gửi hấp dẫn hay
khuyến khích đầu tư vào những ngành nghể đảm bảo đồng vốn, lợi nhuận cao.
Ngoài ra địa bàn tỉnh có số lượng người Việt sinh sống ở nước ngoài khá lớn.
Đó chính là hậu thuẫn tốt cho tỉnh trong việc trong vấn đề thu hút vốn đầu tư
của kiều bào nước ngoài.
Phân bổ sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhằm tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển các ngành nghề. Đầu tư vào những
ngành nghề có khả năng thực hiện, hạn chế đầu tư vào những ngành kinh
doanh thông thường để tránh dàn trải vốn.
Nâng cao vai trò các ngành kinh doanh tiền tệ (ngân hàng, tín dụng,
kho bạc, …). Đó thực sự là “bà đỡ” về vốn cho các doanh nghiệp.
Thu hút các nguồn lực chủ yếu trong cộng đồng người Việt ở nước
ngoài
Thu hút nguồn lực chất xám từ các chuyên gia, trí thức Việt kiều: mời
về nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, tổ chức hội thảo và trao đổi kinh
nghiệm.
Tận dụng các điều kiện thuận lợi về mối quan hệ trong chuyên môn,
trong kinh doanh của bà con người Việt ở nước ngoài để khai thác thông tin
về các đối tác kinh doanh, doanh nghiệp nước ngoài, hay đặt mối quan hệ với
các nhà khoa học, các công ty nước ngoài, hoặc tư vấn cho việc lựa chọn các
thiết bị, công nghệ mà tỉnh đang mua, nhập.
Thu hút đầu tư kinh tế bằng cách hợp tác và hướng dẫn đầu tư cho kiều
bào biết lựa chọn hợp lý lĩnh vực đầu tư, địa điểm và cách thức đầu tư, hay
khuyến khích kiều bào thành lập các tổ chức ngân hàng nhằm thu hút rộng rãi
tiền gửi của bà con Việt kiều làm nguồn vốn đầu tư về địa phương.
Mở rộng xuất khẩu lao động
Mở rộng thị trường theo hướng đa dạng về quy mô và cơ cấu nhu cầu.
Thực hiện xuất khẩu nhiều loại lao động từ lao động giản đơn, công nhân kỹ
thuật đến các chuyên gia, kỹ thuật viên cao cấp.
Nhanh chóng mở mang giáo dục - đào tạo, nhất là lao động có tay nghề
cao để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế.
Chấn chỉnh hệ thống quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động để vừa
không gây thiệt thòi cho người lao động, vừa tạo khả năng cạnh tranh thực sự,
lâu dài cho lao động Việt Nam.
Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu lao động sang một số khu
vực khác như EU, Bắc Mĩ, Châu Phi … nhằm giảm bớt căng thẳng trong việc
giải quyết vấn đề việc làm ở tỉnh.
3.4.2.4. Tăng cường thanh tra chống tham nhũng, giải quyết
nhanh gọn, công khai mọi thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân, đảm bảo công
bằng xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân yên tâm sản xuất.
3.4.2.5. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế - xã hội là yêu
cầu cấp bách hiện nay. Sự yếu kém của cán bộ quản lý là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất trật tự công cộng ở địa phương.
Trình độ năng lực của cán bộ quản lý có vai trò quan trọng, quyết định
phần lớn hiệu quả sản xuất. Cán bộ quản lý phải là người có kinh nghiệm, có
trình độ văn hóa cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định và phẩm chất
đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo trong quản lý, lãnh đạo cần được đào
tạo qua trường lớp quản lý.
3.4.3. Các giải pháp điều chỉnh thị trường sức lao động
3.4.3.1. Tìm mọi hướng tạo điều kiện liên kết, liên vùng
Đây là một hướng tạo ra “cầu” lao động. Cơ chế thị trường mở ra các
hướng liên kết, liên vùng mang tính hiệu quả, giúp cho từng vùng có thể phát
huy hết sức mạnh đã có. Có thể nói liên kết, liên vùng là cơ chế nảy sinh
trong sản xuất hàng hóa dựa trên các nguyên tắc: bình đẳng, cùng có lợi, hỗ
trợ lẫn nhau khai thác thế mạnh riêng của từng vùng.
3.4.3.2. Đổi mới phương thức tuyển chọn và sử dụng lao động
trong các cơ quan, doanh nghiệp, có chính sách phù hợp khuyến khích và thu
hút nguồn nhân lực có trình độ cao làm việc tại địa phương
Trong nền kinh tế thị trường, người lao động phải thực sự năng động
theo kịp sự biến đổi của thị trường. Sự năng động tương ứng với trình độ,
năng lực của người lao động. Vì vậy, trong việc tuyển chọn và sử dụng lao
động cần đặt tiêu chuẩn trình độ, năng lực lên hàng đầu. Tiêu chuẩn này vẫn
thường được đưa ra về mặt lý thuyết nhưng trong thực tế nó ít được vận dụng.
Nên học tập kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài, tổ chức tuyển
dụng công khai, công bằng, mở rộng phạm vi đối tượng tuyển dụng trong toàn
xã hội. Có như vậy mới tuyển dụng được nhân tài cống hiến thực sự cho sự
phát triển của tỉnh.
3.4.3.3. Tổ chức các dịch vụ việc làm trong thị trường lao động
Phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm với sự quản lý, giám
sát của các cấp chính quyền tỉnh. Khuyến khích hỗ trợ phát triển rộng rãi các
trung tâm giới thiệu việc làm ở những nơi có thị trường lao động hoạt động
tương đối mạnh, ở những địa bàn có nhiều người tìm kiếm việc làm. Tạo điều
kiện nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm, đầu
tư xây dựng nâng cấp trang thiết bị, đào tạo nâng cao kiến thức đội ngũ cán
bộ của các trung tâm giới thiệu việc làm về pháp luật, về nghiệp vụ tư vấn
việc làm.
Phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động như: điều
tra, khảo sát, tập hợp, xử lý và lưu trữ các thông tin về thị trường lao động;
tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước
có liên quan đến thị trường lao động như Luật Lao động, chính sách cho vay
vốn để phát triển sản xuất, hỗ trợ giải quyết việc làm; đẩy mạnh công tác
nghiên cứu thị trường lao động ngoài nước, xây dựng các kênh thông tin,
cung cấp thông tin về nhu cầu lao động trên thị trường quốc tế, yêu cầu về
chất lượng lao động cho nước ngoài để phục vụ cho việc đào tạo, tuyển chọn
lao động xuất khẩu.
3.4.3.4. Tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm
Một trong những quan điểm cơ bản của việc đầu tư hỗ trợ nhà nước đối
với các cơ sở sản xuất là việc đầu tư phải căn cứ vào năng lực sản xuất và
hiệu quả kinh tế của mỗi cơ sở. Các nguồn vốn vay cần được chuyển giao cho
các cơ sở trong khuôn khổ chặt chẽ của các dự án đầu tư.
Tổ chức cho các cơ sở sử dụng lao động vay vốn để bố trí việc làm cho
những người thất nghiệp do các trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu như các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu và
doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
3.4.3.5. Xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp bảo đảm an toàn việc làm và đời
sống cho người lao động, trực tiếp là người thất nghiệp, thiếu việc làm.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành trên cơ sở đóng góp của
người lao động, chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ và có phần hỗ trợ của nhà
nước. Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp
vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng chế độ khi thất nghiệp.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải độc lập với ngân sách nhà nước và do
hội đồng quản lý quỹ điều hành. Việc quản lý quỹ phải tập trung và có nhiều
biện pháp bảo toàn tăng trưởng quỹ. Quỹ được sử dụng để chi trả trợ cấp cho
người thất nghiệp theo mức đóng góp của người tham gia, chi cho việc đào
tạo và đào tạo lại người lao động, hỗ trợ cho doanh nghiệp nhận người thất
nghiệp làm việc và chi cho công tác quản lý.
KẾT LUẬN
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nguồn lao động dồi dào,
nền kinh tế đang có nhiều chuyển biến, giá trị sản xuất công nghiệp không
ngừng tăng lên. Những điều kiện đó giúp cho lực lượng lao động công nghiệp
của tỉnh có điều kiện tăng về số lượng, nâng cao chất lượng và ngày càng
được sử dụng có hiệu quả hơn.
Năm 2007, lực lượng lao động công nghiệp có 54.555 người, chiếm 0,8
% lực lượng lao động công nghiệp cả nước. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động
công nghiệp so với dân số chung của tỉnh là 6,6%, so với lực lượng lao động
của tỉnh là 12,5%.
Lực lượng lao động có xu hướng giảm dần tỉ lệ nữ, tăng tỉ trọng nam.
Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động
công nghiệp cao hơn mặt bằng chung của cả nước và hơn cả nhiều địa phương
khác trong vùng.
Lực lượng lao động công nghiệp của tỉnh phân bố rất không đồng đều
theo lãnh thổ, 90% lực lượng lao động tập trung phía Tây Nam, đặc biệt là ở
vùng ven Quốc lộ 51 dọc theo sông Dinh, sông Thị Vải đến vịnh Gành Rái. Tỉ
lệ tham gia lực lượng lao động công nghiệp trên địa bàn các huyện xa vùng
này còn thấp.
Lực lượng lao động công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng
trong khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm
trong khu vực nhà nước; tăng tỉ trọng trong nhóm ngành công nghiệp chế biến
và giảm trong nhóm ngành công nghiệp khai thác.
Vấn đề việc làm, công nghiệp ngoài nhà nước có khả năng tạo được
nhiều việc làm mới cho người lao động. Công nghiệp nhà nước rất khó khăn
trong vấn đề thu hút lực lượng lao động. Công nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài có hiệu quả sử dụng lao động cao nhất. Ở Bà Rịa – Vũng Tàu, hình thức
thất nghiệp trong công nghiệp chủ yếu là thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp do
bỏ việc.
Để tăng số lượng, nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả lực
lượng lao động công nghiệp, tỉnh cần tiến hành đồng bộ các giải pháp. Trong
các giải pháp tác động trực tiếp đến chất lượng và số lượng lao động thì giải
pháp nhằm nâng cao nguồn lao động có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết
định sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm tới.
Đầu tư đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao
động là nhiệm vụ cấp bách vừa tạo ra nguồn lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong tỉnh, vừa góp phần tích cực tham gia thị trường sức
lao động ngoài tỉnh làm giảm bớt sức ép lao động lên tài nguyên môi trường
trong tỉnh. Cùng với việc ổn định số lượng, nâng cao chất lượng lao động, các
giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội sẽ mở rộng khả năng sử dụng lao
động tại chỗ trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
các nhiệm vụ trọng tâm. Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện tiên quyết mở
rộng sự giao lưu kinh tế - xã hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển sản
xuất công nghiệp trong tỉnh tăng khả năng thu hút sử dụng lao động. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu công nghiệp nói riêng góp phần tăng
thu nhập, cải thiện đời sống, tích lũy vốn tái sản xuất mở rộng và giải quyết
việc làm cho nhân dân. Các giải pháp điều chỉnh thị trường sức lao động sẽ
góp phần điều hòa lao động, sử dụng lao động đúng năng lực chuyên môn,
nâng cao năng suất lao động, kích thích sản xuất phát triển.
Việc thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sẽ đưa Bà Rịa - Vũng Tàu
vào thế ổn định, sử dụng hợp lý lao động của tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1996), Triển vọng kinh tế Việt Nam những
năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Hội thảo khoa học Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Chiến lược và quy hoạch đất nước
bước vào thế kỷ XXI, Hội thảo khoa học Hà Nội tháng 9.
3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1997), Thực trạng lao động việc
làm ở Việt Nam năm 1996, NXB Thống kê.
4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2000), Thực trạng lao động việc
làm ở Việt Nam, NXB Thống kê.
5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2001), Số liệu thống kê lao
động chất lượng ở Việt Nam 1996 - 2000.
6. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2001), Tác động của toàn cầu
hóa đối với các vấn đề lao động Việt Nam, Thông tin Lao động xã
hội số 212, 213.
7. Trần Ngọc Bút (2002), Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội
chủ nghĩa, Hà Nội.
8. Cục Thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu (2001), Niên giám Thống kê tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2000.
9. Cục Thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu (2002), Niên giám Thống kê tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2001.
10. Cục Thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu (2003), Niên giám Thống kê tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2002.
11. Cục Thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu (2004), Niên giám Thống kê tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2003.
12. Cục Thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu (2005), Niên giám Thống kê tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2004.
13. Cục Thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu (2006), Niên giám Thống kê tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2005.
14. Cục Thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu (2007), Niên giám Thống kê tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2006.
15. Cục Thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu (2008), Niên giám Thống kê tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2007.
6. Nguyễn Đình Cử (1998), Giáo trình dân số và phát triển, Hà Nội.
17. Mai Ngọc Cường (chủ biên) (1996), Lịch sử các học thuyết kinh tế,
NXB Thống kê, Hà Nội.
18. Nguyển Hữu Dũng và Trần Hữu Thung (1997), Về chính sách giải
quyết việc làm ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
19. Đàm Nguyễn Thùy Dương (2004), Nguồn lao động và sử dụng nguồn
lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
20. Z.E. Dzenis (1984), Phương pháp luận và phướng pháp nghiên cứu địa
lý kinh tế – xã hội, NXB Giáo dục.
21. Nguyễn Thị Đông (2002), Tám chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh tế,
Thông tin Khoa học thống kê, số 3.
22. Nguyễn Tĩnh Gia (Chủ biên) (1998), Xu hướng biến động của nền kinh
tế nhiều thành phần ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Trần Văn Hà (chủ biên) (2001), Tiếp cận nền kinh tế tri thức thế kỷ
XXI, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Hằng (2002), Lao động và việc làm – Những bước tiến
quan trọng, Tạp chí Lao động và xã hội số 198.
25. Phan Đức Hiếu (2002), Lựa chọn loại hình doanh nghiệp, NXB Thống
kê, Hà Nội.
26. Phạm Xuân Hậu – Nguyễn Kim Hồng – Đặng Văn Phan (1995), Địa
lý kinh tế – xã hội Việt Nam, tập 1, Trường Đại học Sư phạm
TPHCM.
27. Trần Văn Hoan (2003), Tác động của toàn cầu hóa đối với các vấn đề
lao động Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội số 212.
28. Học viện Chính trị Quốc gia (2002), Giáo trình: Kinh tế phát triển,
NXB Chính trị Quốc gia.
29. Mai Thế Hởn (2003), Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý tiền
lương và thu nhập ở các doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn
hiện nay, Báo Công nghiệp số 5.
30. Phạm Xuân Nam (1994), Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam,
triển vọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Khoa học
– Xã hội.
31. Phan Công Nghĩa (2001), Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
32. Nguyễn Văn Lê (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
NXB Trẻ.
33. Võ Đại Lược (1994), Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam
trong quá trình đổi mới, NXB Khoc học – xã hội.
34. Võ Đại Lược (2001), Lao động, việc làm và sự phát triển công nghiệp
trong những năm 90, NXB Thế giới.
35. Đặng Văn Phan – Nguyễn Kim Hồng (2002), Tổ chức lãnh thổ,
Trường Đại học Sư Phạm TPHCM.
36. Hoàng Đình Phú (2000), Xu thế thế giới trong những thập niên đầu thế
kỷ XXI, NXB Khoa học – Kỹ thuật.
37. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam - Thực
trạng giải pháp và phát triển, NXB Chính Trị Quốc Gia.
38. Nguyễn Quán (2003), 213 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, NXB
thống kê.
39. Nguyễn Duy Quý (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI,
NXB Chính trị Quốc gia.
40. Sở Công thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2008), Định hướng chuyển
đổi lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp gắn với việc
phát triển các cụm công nghiệp đến 2010.
41. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (1993), Khoa học về tổ chức phát
triển nền kinh tế quốc dân Việt Nam, Hà Nội.
42. Nhà xuất bản Thống kê (1998), Số liệu kinh tế – xã hội các đô thị lớn
của Việt Nam và thế giới, Hà Nội.
43. Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Giáo dục.
44. Phạm Đức Thành – Mai Quốc Chánh (1998), Giáo trình kinh tế lao
động, NXB Chính trị Quốc gia.
45. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, NXB Thế
Giới, Hà Nội.
46. Nguyễn Viết Thịnh – Đỗ Thị Minh Đức (2003), Giáo trình Địa lý kinh
tế xã hội Việt Nam, NXB Giáo dục.
47. Phạm Thị Xuân Thọ (2002), Di dân ở Thành phố Hồ Chí Minh và tác
động của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội, Luận án Tiến sĩ Địa
lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
48. Lê Thông – Nguyễn Minh Tuệ (1996), Địa lý dân cư, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
49. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2000), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Việt Nam, NXB Giáo dục.
50. Lê Thông (Chủ biên) (2000), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam,
NXB Giáo dục.
51. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2001), Địa lý kinh tế
xã hội Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Giáo dục
52. Thời báo kinh tế Việt Nam (2003), Kinh tế 2002
53. Thời báo kinh tế Việt Nam (2004), Kinh tế 2003
54. Thời báo kinh tế Việt Nam (2004), Kinh tế 2003
55. Thời báo kinh tế Việt Nam (2005), Kinh tế 2004
56. Nguyễn Minh Tuệ (1995), Một số vấn đề địa lý công nghiệp, Tài liệu
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên địa lý THPT.
57. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007, NXB Thống kê,
Hà Nội.
58. Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội (2001), Nguồn nhân lực, NXB
Lao động – Xã hội Thống kê, Hà Nội.
59. Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2006), Báo cáo quy hoạch
phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai
đoạn đến 2010, có xét đến năm 2020.
60. Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2006), Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2006 – 2015
định hướng đến năm 2020.
61. Viện Chiến lược Phát triển (1996), Quan điểm và mục tiêu phát triển
kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2010, Báo cáo chuyên đề
62. Viện Chiến lược Phát triển (1996), Đánh giá thực trạng phát triển
kinh tế – xã hội của cả nước. Khả năng phát triển và phương án lựa
chọn, Báo cáo chuyên đề.
63. Viện Nghiên cứu Quản lý Trung Ương (1994), Các quá trình chuyển
đổi từ kinh tế vĩ mô và kinh tế vùng ở Việt Nam, NXB Khoa học –
Kỹ thuật Hà Nội.
64 Viện Nghiên cứu Quản lý Trung Ương (2003), Một số vấn đề phát
triển thị trường lao động ở Việt Nam, NXB Khoa học – Kỹ thuật Hà
Nội.
64 Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục (2002), Từ chiến lược phát triển
giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, NXB Giáo dục
Hà Nội.
65 Đức Vượng (2006), “Xây dựng đội ngũ trí thứcViệt Nam giai đoạn
2011-2020”, Đề tài cấp nhà nước Mã số: KX.04.16/06-100
66 International Labour Office (2004), Global Employment Trends,
Switzerland
67 www.gso.gov.vn
www.saga.vn
www.laodong.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH018.pdf