HIỆN TưỢNG NÓI NGưỢC TRONG
TÁC PHẨM HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nói ngược là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng thường xuyên
trong nói năng hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn chương và đem lại
hiệu quả diễn đạt cao.
1.2. Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh, sáng tác văn
học không phải là hoạt động chủ yếu. Người không có ý định xây dựng và tạo
cho mình một sự nghiệp văn chương như công việc quen thuộc của người
nghệ sĩ nhưng Người đã để lại cho dân tộc ta nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị
lớn về tư tưởng nghệ thuật, như tập thơ Nhật kí trong tù, Truyện và kí và
nhiều áng văn chính luận . Những tác phẩm của Người có sức hấp dẫn bởi
chất trí tuệ sắc sảo, kiến thức uyên bác, tình cảm mạnh mẽ, thiết tha . Đặc
biệt, Người là một bậc thầy về việc lựa chọn và sử dụng ngôn từ nói chung và
biện pháp nói ngược nói riêng.
1.3. Đến nay chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu hiện
tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập một cách tỉ mỉ, toàn
diện. Vì vậy đối tượng nghiên cứu này vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự.
Với những lí do chủ yếu vừa nói, chúng tôi chọn đề tài Hiện tượng nói
ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập để nghiên cứu nhằm mục đích
làm rõ thêm về biện pháp nghệ thuật nói ngược và Hồ Chí Minh đã sử dụng
biện pháp nghệ thuật này như thế nào, biện pháp nghệ thuật này đã đem lại
những giá trị gì cho các tác phẩm của Người. Hy vọng kết quả nghiên cứu và
nguồn ngữ liệu thống kê sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu
hiện tượng nói ngược trong giao tiếp hàng ngày và trong văn học.
MỤC LỤC
Trang
1
A- MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 4
2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Lịch sử vấn đề 5
5. Các phương pháp nghiên cứu 8
6. Cấu trúc của luận văn 9
B - NỘI DUNG CHÍNH 10
CHưƠNG 1: Cơ sở lí thuyết 10
1.1. Một số vấn đề lý thuyết về tu từ học 7
1.2. Một số vấn đề lí thuyết về ngữ dụng học 22
1.3. Một số vấn đề lý thuyết về từ, cụm từ tiếng việt 39
1.4. Kết luận chương 40
CHưƠNG 2: Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh
toàn tập nhìn từ góc độ phương tiện biểu đạt 42
2.1. Phương tiện biểu đạt của hiện tượng nói ngược có cấu tạo là từ 60
2.2. Phương tiện biểu đạt của hiện tượng nói ngược có cấu tạo là cụm từ 54
2.3. Kết luận chương 64
CHưƠNG 3: Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh
toàn tập nhìn từ góc độ ngữ dụng học 65
3.1. Phương thức nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập 65
3.2. Hiện tượng nói ngược xét về phương diện hành vi ngôn ngữ (hành vi
ngôn ngữ thể hiện nói ngược) 74
3.3. Hiện tượng nói ngược xét theo lí thuyết hội thoại 104
3.4. Vai trò của hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập 11
3.5. Kết luận chương 130
C. KẾT LUẬN 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
139 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên
110
Phát ngôn đế quốc Pháp ra sức khai thác tài nguyên “của chúng”ở
Đông Dương là nói ngược bởi sự thật là tài nguyên ở Đông Dương không
phải của thực dân Pháp mà của nhân dân Đông Dương. Với phát ngôn nói
ngược này, tác giả muốn khơi gợi cho nhân dân toàn thể Đông Dương nhận
thức được sự thật, căm phẫn kẻ thù mà vùng lên đấu tranh, chiến đấu đánh
đuổi thực dân Pháp.
Có thể nói, những dẫn chứng nêu trên là minh chứng cho sự vận dụng
linh hoạt, phong phú hành vi ngôn ngữ là lời trực tiếp của tác giả. Dù ở thể
loại nào, hình thức nào thì nói ngược là lời trực tiếp của tác giả cũng mang lại
hiệu quả diễn đạt cao.
3.3.2. Hành vi ngôn ngữ thể hiện nói ngƣợc là lời của nhân vật (tức lời
của tác giả gián tiếp thông qua lời của nhân vật)
Bên cạnh việc sử dụng hành vi ngôn ngữ thể hiện qua nói ngược là lời
trực tiếp của tác giả, việc sử dụng hành vi ngôn ngữ thể hiện nói ngược là lời
của nhân vật cũng được Bác sử dụng tuy không nhiều, chỉ có 40 lần trong
tổng số 211 lần xuất hiện lối nói ngược, chiếm 19% nhưng vẫn mang lại hiệu
quả diễn đạt cao. Tác giả để cho nhân vật tự mô tả, tự kể về nhau hoặc để
chính bản thân nhân vật nói về mình. Ở trường hợp này, nói ngược có tác
dụng để cho nhân vật qua lời nói, hành động, cử chỉ của mình mà xuất hiện
những mâu thuẫn, tương phản trong chính con người họ, hoặc xuất hiện
những mâu thuẫn, tương phản trong sự việc, sự kiện mà nhân vật đề cập tới.
Từ đó, nhân vật tự đánh giá, bình luận, bày tỏ thái độ đối với sự vật, sự kiện
diễn ra xung quanh họ. Trong trường hợp chủ thể phát ngôn là lời của nhân
vật, chúng ta thấy nói ngược mang tính khách quan, nhiều khi tạo nên tiếng
cười, tạo nên cái hài hước mang tính châm biếm dí dỏm mà sâu cay bởi chính
những phát ngôn của nhân vật trong văn cảnh đó tạo nên sự cọc cạch, lố bịch
trong chính bản thân nhân vật, hoặc tạo tạo nên cái quái gở, ngược đời của sự
việc được nói tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
a. Tác giả mượn lời của chính kẻ thù của chúng ta, tức tầng lớp
thống trị thực dân để thể hiện lối nói ngược
Tác giả để cho chúng tự ca ngợi bản thân, tự ca ngợi, khoe khoang tài
năng của chúng, của chính quyền thực dân hoặc của những tên bù nhìn bán
nước bằng những luận điệu giả nhân giả nghĩa để bịp bợm nhân dân ta. Đồng
thời tác giả lập luận bằng những dẫn chứng có tính chất trái ngược với những
gì mà chúng tự ngợi ca, từ đó xuất hiện những cọc cạch, lố bịch trong chính
những con người đó. Qua đây giúp người đọc nhận ra bộ mặt thật của chúng.
Thông qua những lời lẽ tự ca ngợi về nhau của bè lũ bán nước và cướp
nước, bằng lối nói ngược, tác giả đã vẽ cho người đọc thấy được bản chất xấu
xa, bất tài và đớn hèn của bè lũ cướp nước và những âm mưu lợi dụng dùng
người Việt đánh người Việt rất thâm độc của thực dân Pháp.
Ví dụ (106).
Giữa năm 1961, tổng Giôn (hồi đó là Phó tổng thống Mỹ) đã ca tụng
Diệm là “người cha của dân tộc, dũng cảm và tinh anh!” Cuối năm 1963
cũng chính bọn Giôn lại cho Diệm là một tên độc tài thối nát và bất lực, đã
cho giết chết Diệm và đưa Dương Văn Minh lên. Mồ Diệm cỏ chưa mọc. Thì
chúng đã hạ Dương xuống và đưa Khánh thay vào. Chúng lại ca tụng Khánh
“Một lãnh tụ tài năng lỗi lạc!’’...[7, tr.1247].
Hình ảnh Ngô Đình Diệm hiện lên thật lố bịch và nực cười bởi sự độc
tài và vô dụng của hắn. Tác giả để cho tổng Giôn ca tụng Diệm là “người cha
của dân tộc, dũng cảm và tinh anh!” sau đó cũng chính bọn Giôn lại cho
Diệm là một tên độc tài thối nát và bất lực, đã cho giết chết Diệm. Thật mâu
thuẫn ! Sự thật Diệm là kẻ bán nước, là kẻ bất tài vô dụng bởi hắn đã tiếp tay
cho kẻ thù sang xâm chiếm nước ta nhưng sau một thời gian “dùng’’ hắn
không đạt hiệu quả, tổng Giôn đã vứt bỏ hắn như một thứ đồ chơi. Như vậy,
Bác Hồ mượn lời tổng Giôn ca ngợi Diệm là nói ngược, thực chất là mỉa mai,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
châm biếm Ngô Đình Diệm - một kẻ lẽ ra phải gánh vác trách nhiệm bảo vệ
đất nước cùng nhân dân nhưng lại bán nước cầu vinh.
Tác giả để cho chính bọn đi cướp nước ca ngợi về tài năng của chúng
nhưng những gì mà chúng đạt được lại ngược lại với những gì mà chúng tự
tâng bốc nhau lên để thể hiện nói ngược.
Ví dụ (107).
Khi Hắcin sang làm tư lệnh ở Sài Gòn, đế quốc Mỹ đã tâng bốc y vừa
là một viên tướng “bách chiến bách thắng”, “ vừa là một tay ngoại giao lỗi
lạc tài hoa’’.
Khi Caborlot sang làm đại sứ ở Sài Gòn cũng được tâng bốc là một
trong những chính khách lớn nhất của Mỹ, “là một người tập trung tài năng
quân sự và ngoại giao’’.
Vì thất bại mà cả hai lão ấy đã phải cút về nước mẹ. Bí quá Mỹ phải xuất
tướng đưa Taylo là tên trùm quân phiệt số một của chúng làm “đại sứ‟‟ ở Sài Gòn.
... Tống Giôn luôn mồm ba hoa rằng mục đích của Mỹ là hòa bình,
rằng Mỹ là kẻ bảo vệ Hiệp định Giơnevow... Thật là láo toét [7, tr.1252].
Cả hai tướng của Mỹ là Hắcin và Caborlot đều được đế quốc Mỹ tâng
bốc là viên tướng “bách chiến bách thắng”, “vừa là một tay ngoại giao lỗi lạc
tài hoa‟‟, „‟là một người tập trung tài năng quân sự và ngoại giao‟‟ nhưng
chúng đều thất bại thảm hại trong những cuộc chiến đấu với bộ đội của ta. Hai
nhân vật này hiện lên thật lố bịch và chứa đầy mâu thuẫn. Đã là những viên
tướng tài giỏi, bách chiến bách thắng thì tại sao lại thất bại thảm hại trong
cuộc chiến đấu với nhân dân ta. Cho nên, người đọc nhận thấy thực ra đó chỉ
là những tên xâm lược bất tài mà thôi. Ở đây, tác giả mượn lời của chính
quyền Mỹ khen tài năng của hai tên tướng này để thể hiện lối nói ngược, khen
nhưng thực chất là chê, Bác tỏ thái độ khinh bỉ đối với những tên tướng bất
tài này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
b. Tác giả để cho chính những người dân bản xứ dùng lối nói ngược
để nhận xét về cách khai hóa của chính quyền thực dân.
Ví dụ (108).
Ông Cuốclơmăng kể chuyện một cách mỉa mai: Tôi có quen một Ngài
có một lối khai hóa thật đáng học tập. Khi Ngài ta ra khỏi cửa, các xe kéo,
theo một thói quen như những người đánh xe ngựa ở bên Pháp, xô đến mời
Ngài. Bực mình quá, Ngài nắm chắc batoong trong tay, quật vào những
người culi, và thừa biết rằng những người culi khốn khổ này chẳng thể ăn
miếng trả miếng với Ngài, Ngài ta càng ra tay quật [7, tr.47].
Theo như ông Cuốclơmăng nhận xét cách khai hóa đáng học tập của
Ngài ở đây là đánh những người culi chỉ vì họ mời Ngài lên xe của họ thì thật
nực cười và đáng lên án. Cho nên lời nhận xét của ông Cuốclơmăng: Tôi có
quen một Ngài có một lối khai hóa thật đáng học tập là nói ngược. Qua đó tác
giả bộc lộ thái độ bất bình về lối khai hóa bất công đó thông qua lời của nhân
vật. Với cách nói ngược này, lời đánh giá về chính quyền thực dân mang tính
khách quan.
Bảng 3.4.Bảng tổng kết hiện tượng nói ngược xét theo lí thuyết hội thoại.
Số lượt
Tỉ lệ %
HVNN thể hiện qua nói ngược
là lời trực tiếp của tác giả
HVNN thể hiện qua nói ngược
là lời của nhân vật
211 171 40
100 81 19
3.4. VAI TRÕ CỦA HIỆN TƢỢNG NÓI NGƢỢC TRONG TÁC PHẨM
HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP
Như chúng ta đã biết, mục đích của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là dùng văn
học như một vũ khí đấu tranh và tuyền truyền sắc nhọn làm xói mòn uy tín của
quân cướp nước, vạch trần chân tướng của kẻ thù, tả cảnh đau khổ lầm than của
thân phận người dân nô lệ, kêu gọi sự đồng tâm hợp lực của các nước cùng số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
phận. Cho nên, những trang viết của Người dù viết dưới thể loại nào cũng đều
có giá trị nghệ thuật làm vũ khí đấu tranh cách mạng. Trong cách viết sáng tạo,
lôi cuốn của Người, nói ngược đã mang lại hiệu quả nghệ thuật rất lớn trong
công tác tuyên truyền và đấu tranh cách mạng.
3.4.1. Khắc họa tính cách, đặc điểm hình thức của nhân vật
Trước hết, hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập
góp phần khắc họa tính cách, đặc điểm, hình thức của nhân vật.
3.4.1.1. Khắc họa những tên thực dân, các quan toàn quyền, thống đốc,
khâm sứ...
Thông qua việc dùng hiện tượng nói ngược góp phần khắc họa những
tên thực dân, các quan toàn quyền, thống đốc, khâm sứ, cũng như các quan
chủ đồn điền, chủ nhà máy, các nhà đoan... các quan cai trị cai trị giỏi đến nỗi
người bản xứ nào cũng kêu ca và đều phải è cổ ra mà chịu những công ơn
bảo hộ của các ngài ấy. Các ngài làm mưa, làm gió, vơ vét của cải, giết người
như ngóe. Đặc biệt, những tên thực dân Pháp ở Đông Dương đều có một lý
lịch bất hảo.
* Méc Lanh trước khi sang Đông Dương đã có 36 năm hành nghề cai trị
thực dân ở quần đảo Gambie, rồi Tây Phi và đã trở thành con cáo già xảo quyệt.
Ví dụ (109).
Các bạn sẽ hỏi tôi: “Cái ông Meclanh ấy là ai vậy ?” Đó là một ông đã
từng làm quan cai trị ở quần đảo Gawmbie, sau giữ chức phó thống đốc Tây
Phi, rồi lên làm thống đốc xứ ấy. Đó là một ông đã bỏ ra ba mươi sáu năm
của đời mình để nhồi nhét cái văn minh đầy ân huệ của nước Pháp vào đầu
óc người bản xứ.
... Thế nên, trước khi sang Đông Dương, khai hóa cho người Đông
Dương, quan toàn quyền Méclanh định bắt đầu khai hóa những người Đông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
Dương chết ở Pháp, tức là những người đã hy sinh vì tổ quốc, vì công lý và vì
vân vân ấy mà!
... Nếu người chết mà nói được, như bọn phù thủy thường bảo, thì hồn ma
của những người An Nam chôn ở Nogiang, hẳn đã nói rằng: “Ngài toàn quyền
ôi ! Xin cảm ơn ngài ! Nhưng xin Ngài làm ơn ...xéo đi cho !” [7, tr.144].
Chỉ trong một đoạn văn ngắn trên, chúng ta thấy một loạt những từ ngữ
nói ngược có tác dụng khắc họa bản chất thật của tên toàn quyền Méclanh.
Đó là một ông đã bỏ ra ba mươi sáu năm của đời mình để nhồi nhét cái văn
minh đầy ân huệ của nước Pháp vào đầu óc người bản xứ . Phát ngôn cái văn
minh đầy ân huệ của nước Pháp là nói ngược bởi thực tế đó là âm mưu khai
thác triệt để thuộc địa, là chính sách bóc lột kinh tế, chính sách đàn áp tàn
khốc của chủ nghĩa đế quốc. Những gì mà Pháp đã gây ra cho đất nước chúng
ta chỉ là mất mát, đau thương, là đáng căm giận và phỉ nhổ chứ không phải là
cái văn minh đầy ân huệ. Phó từ cái được đặt trước danh từ văn minh càng tô
đậm tính chất nói ngược, qua đó khắc họa rõ hơn bản chất xấu xa của tên
Méclanh một cách mỉa mai châm biếm. Đặc biệt, hình ảnh tên Méclanh hiện
lên rõ nét trước ý định bắt đầu khai hóa những người Đông Dương chết ở
Pháp, tức là những người đã hy sinh vì tổ quốc, vì công lý và vì vân vân ấy
mà! Đây là luận điệu giả nhân giả nghĩa của tên toàn quyền này bởi những
người đó đã hy sinh khi bị thực dân Pháp bắt sang làm bia đỡ đạn mà chúng
vẫn gọi là chế độ lính tình nguyện cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa
chứ không phải vì công lý, vì tổ quốc. Hơn nữa, những người đã chết thì làm
sao mà sống lại được để cho tên Méclanh khai hóa (theo lời hắn). Vì chính
sách cai trị tàn ác của hắn cho nên hồn ma của những người An Nam chôn ở
Nôgiăng, hẳn đã nói rằng: “Ngài toàn quyền ôi! Xin cảm ơn ngài! Nhưng xin
Ngài làm ơn ...xéo đi cho !”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
* Anbe Xarô tiêu biểu cho loại người vừa mỵ dân, vừa độc ác. Riêng việc
đầu độc người bản xứ bằng rượu lậu, Xarô đã gây được một thành tích lớn, là cứ
1000 làng người Việt Nam, thì có 1500 đại líbán rượu và chỉ có 10 trường học.
Ví dụ (110).
Ông Xaro tốt bụng, Bộ trưởng cấp tiến bộ thuộc địa, cái người bố thân
yêu của dân bản xứ, âu yếm người An Nam và được họ quý trọng.
... Dưới quyền cai trị của Ngài, dân An Nam đã được hưởng phồn vinh
thật sự và hạnh phúc thật sự, hạnh phúc được thấy nhân nhản khắp trong
nước những ty rượu và ty thuốc phiện, những thứ đó song song với những sự
bắn giết hàng loạt, nhà tù, nền dân chủ và tất cả bộ máy tinh vi của nền văn
minh hiện đại, đã làm cho người An Nam tiến bộ nhất châu Á và sung
sướng nhất trần đời.
Hành động nhân ái ấy đủ để chúng tôi không cần nhắc lại tất cả những
hành động khác như: bắt lính và bắt mua công trái, đàn áp đẫm máu, truất ngôi
và đầy biệt xứ một ông vua, xâm phạm và là ô uế những nơi linh thiêng...
... Được nắm quyền tối cao cai quản các thuộc địa, danh vọng của Ngài
càng cao bao nhiêu thì sự quan tâm đặc biệt của Ngài đối với những người
Đông Dương càng tăng lên bấy nhiêu. Ngài đã cho thiết lập ngay ở Pari một
cơ quan đặc trách để theo dõi những người bản xứ cư trú trên đất Pháp, đặc
biệt là theo dõi những người Đông Dương, như một tờ báo thuộc địa đã nói
rõ. Nhưng chỉ theo dõi thôi thì thấy hình như chưa xứng với tấm lòng thương
yêu của Ngài như bậc cha mẹ, nên ngài còn muốn gia ơn hơn nữa. Vì vậy mà
gần đây, Ngài đã ban cho mỗi người An Nam yêu quý, như Ngài thường nói -
nhiều người hầu cận đặc biệt...
... Chúng tôi thật lấy làm cảm động được ngài dành cho vinh dự đó, và
chúng tôi có lẽ sẽ tiếp nhận vinh dự đó với tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất...[7,
tr.66].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
Chỉ trong một bức thư ngắn nhưng chúng ta thấy Bác đã sử dụng cách
nói ngược dày đặc nhằm tiến công kẻ thù, làm cho tội lỗi của hắn phải hiện
hình, kẻ phạm tội - Anbe Xarô như đang đứng trước vành móng ngựa. Lời lẽ
trong bức thư cho ta thấy Bác tỏ ra rất tôn trọng, kính cẩn trước ông bộ trưởng
cấp tiến bộ thuộc địa nhưng nhờ có cách nói ngược nên người đọc nhận thấy
được tính chất hai chiều của những việc làm mà Anbe Xaro đã làm cho nhân
dân Việt Nam. Một mặt, trên văn bản bức thư là lời ca ngợi, cảm ơn công lao
cai trị của Anbe Xaro mà Bác là người đại diện thay mặt nhân dân An Nam
bày tỏ sự biết ơn sâu sắc này. Mặt khác chúng ta lại thấy được sự mỉa mai,
châm biếm sâu cay, mạnh mẽ ẩn sau lòng biết ơn sâu sắc ấy. Những dẫn
chứng trong bức thư đã tạo nên những mâu thuẫn nội tại bên trong chính sách
cai trị của hắn, là bằng chứng để phản bác lại những lời ca ngợi, biết ơn...
Xarô không phải là người bố thân yêu của dân bản xứ, âu yếm người An Nam
và được họ quý trọng mà là tên trùm chính trong việc đầu độc dân bản xứ
bằng rượu và thuốc phiện, song song với những sự bắn giết hàng loạt, nhà tù.
Hắn làm thế không phải để mang tất cả bộ máy tinh vi của nền văn minh hiện
đại giúp cho nhân dân An Nam trên con đường tiến bộ mà do muốn tiêu mòn
nòi giống người Việt Nam. Hơn nữa hắn còn gây ra hàng loạt những tội ác mà
chúng ta không bao giờ có thể tha thứ được: bắt lính và bắt mua công trái,
đàn áp đẫm máu, truất ngôi và đầy biệt xứ một ông vua, xâm phạm và là ô uế
những nơi linh thiêng... Đặc biệt, sự thật là để theo dõi không cho nhân dân
An Nam có thời cơ vùng lên đấu tranh lật đổ ngôi vị của ông ta, lật đổ chính
quyền thực dân, ông ta đã cho nhiều người theo dõi một người An Nam chứ
không phải thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Ngài đối với những người Đông
Dương, và hoàn toàn không phải là tấm lòng thương yêu của Ngài như bậc
cha mẹ, nên ngài còn muốn gia ơn hơn nữa. Vì vậy mà gần đây, Ngài đã ban
cho mỗi người An Nam yêu quý, như Ngài thường nói nhiều người hầu cận
đặc biệt. Tất cả những gì Anbe Xarô đã gây ra hoàn toàn trái ngược, mâu
thuẫn với thái độ của nhân dân được thể hiện trong bức thư. Thực chất ẩn sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118
niềm hạnh phúc thật sự, tấm lòng cảm động được ngài dành cho vinh dự đó,
và chúng tôi có lẽ sẽ tiếp nhận vinh dự đó với tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất.
của nhân dân An Nam là thái độ căm phẫn, khinh bỉ đến tột độ của toàn thể
nhân dân ta dành cho tên thực dân tàn ác và dã man này. Như vậy, trong
trường hợp này, nói ngược giúp người đọc nhận thức rõ được bản chất của
Anbe Xarô, đó là một tên thực dân thâm hiểm, đại diện tiêu biểu cho chính
phủ thực dân.
* Nói về những tên thống đốc, tác giả viết:
Ví dụ (111).
Ông Utoray là một nghị viên Nam Kỳ (ông ta là người Nam Kỳ cũng
giống như ông P.Loti là người nước Thổ vậy, Ông ta đọc diễn văn ở nghị viện,
và kinh doanh ở Sài Gòn. Là nghị viên, ông ta nhận cấp phí đều đặn, là thực dân
ông ta không nộp thuế. Ông nghị liêm chính này có một đồn điền 2.000 hecta,
và mười lăm nam nay, ông chủ đồn điền đáng kính đó không nộp một xu nhỏ
thuế nào. Khi sở thuế yêu cầu ông làm đúng luật lệ thì ông trả lời : c...ảm ơn. Vì
ông ta là nghị viện nên người ta không động đến ông [7,tr. 145].
Những tính từ để ca ngợi ông Utoray: liêm chính, đáng kính như trên thực
chất là mỉa mai ông nghị viên Nam kỳ này, mỉa mai sự tham lam, keo kiệt của
ông ta.
* Hiện tượng nói ngược còn góp phần khắc họa hình ảnh những tên tay
sai của chế độ thực dân kiểm soát, rình mò những người Việt Nam yêu nước
trên đất Pháp.
Ví dụ (112).
Đó là những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tụy.
Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi và giá cô được trông
thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng các bà mẹ hiền lành rình con nhỏ chập
chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm ấu
yếm của các vị đối với tôi. Có thể nói là các vị ấy bám lấy đế giày tôi, dính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
119
chặt với tôi như hình với bóng. Và thật tình là các vị cuống cuồng cả lên nếu
mất hút tôi chỉ trong dăm phút. Cô thử nghĩ làm sao mà không xúc động sâu
xa được, khi được đối đãi như thế [7, tr.79].
Ở ví dụ trên, nhân vật tôi kể lại cho người em họ của mình về sự việc bị
bon mật thám theo dõi trên đất Pháp với giọng văn bông đùa. Có một hệ
thống từ nói ngược trong đoạn văn trên: thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận
tụy, xúc động, nỗi niềm ấu yếm để khắc họa những têm mật thám và chính
phủ Pháp vì không nhận ra được vị khách thật của mình - một ông vua sang
dự đấu xảo thuộc địa, bền đối đãi tất cả những người An Nam vào hàng vua
chúa và phái tùy tùng đi hộ giá tuốt, mà thực chất là theo dõi. Lối nói ngược ở
đây tạo ra cái cười chua chát, mỉa mai, cười ra nước mắt. Ngòi bút châm biếm
của tác giả đã chú ý khái thác điều trái ngược trong một sự thống nhất: sự
phục vụ thầm kín tận tụy, nỗi niềm âu yếm của những người phục vụ ấy thực
chất là bọn mật thám được chính phủ Pháp ra lệnh phải theo dõi, bám sát
những người Việt Nam trên đất Pháp. Trước sự bám sát của bọn mật thám, sự
thật của niềm xúc động sâu xa của nhân vật tôi chính là sự căm giận, khinh bỉ
bè lũ tay sai và chính phủ Pháp.
3.4.1.2. Khắc họa những tên bù nhìn bán nƣớc
Nói ngược không những có tác dụng khắc họa hình ảnh những tên thực
dân cướp nước dã man và thâm độc mà còn vẽ lên cho người đọc thấy được
hình ảnh những tên bù nhìn bán nước cho chính quyền thực dân.
Ví dụ (113).
Ngoài những hành động khủng bố đó, chính quyền Diệm còn ráo riết thi
hành đường lối chính trị của Mỹ nhằm biến miền Nam Việt Nam thành một
thuộc địa và một căn cứ quân sự của Mỹ, căn cứ này sẽ sát nhập lâu dài vào
phạm vi hoạt động của tổ chức xâm lược Đông Nam Á. Tuy có những hành
động như vậy, nhưng Ngô Đình Diệm vẫn tự xưng một cách vô liêm sỉ là
chiến sĩ của hòa bình, dân chủ và độc lập của Việt Nam [7, tr.820].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
120
Ở dẫn chứng trên chúng ta thấy, Ngô Đình Diệm tự xưng mình là chiến sĩ
của hòa bình, dân chủ và độc lập của Việt Nam. Thật ngược đời vì sự thật
những việc hắn cùng đồng bọn đã làm là ráo riết thi hành đường lối chính trị
của Mỹ nhằm biến Miền Nam Việt Nam thành một thuộc địa và một căn cứ
quân sự của Mỹ, căn cứ này sẽ sát nhập lâu dài vào phạm vi hoạt động của tổ
chức xâm lược Đông Nam Á thì đó là hành động bán nước bỉ ổi chứ không
phải vì hòa bình, tự do dân chủ của nước nhà. Vì thế, những hành động bỉ ổi
đó không thể đưa Diệm trở thành chiến sĩ của hòa bình, dân chủ, độc lập của
Việt Nam được. Tác giả để cho nhân vật tự ca ngợi, tự khen bản thõn đồng
thời lại đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng mâu thuẫn với phẩm chất tốt đẹp mà
nhân vật tự ngợi ca về mình từ đó nhân vật hiện lên rõ nét và chân thực nhất.
Ngô Đình Diệm hiện lên là kẻ bán nước cầu vinh.
Tóm lại, chúng ta thấy, thủ pháp nói ngược giúp tác giả tiến công trực diện
vào bản chất của chế độ thực dân xâm lược, phát hiện ra những mâu thuẫn nội
tại, xấu xa hàm chứa bên trong của chủ nghĩa thực dân xâm lược. Tính chất
hài hước, lố lăng cũng từ đấy mà ra. Nhờ có việc sử dụng sáng tạo, linh hoạt
hiện tượng nói ngược, những đoạn văn miêu tả tội ác của bọn thực dân, những
tên thủ phạm của tội ác lại tự lên tiếng là nhân đạo, lại cố tìm cách tô điểm
cho mình thì chúng mang tính chất hài. Từ đó người đọc nhận thấy được
những nhân vật hiện lên thật lố bịch, nực cười và đáng khinh bỉ.
3.4.2. Góp phần tố cáo hiện thực
3.4.2.1. Tố cáo tội ác của chế độ thực dân
Nói ngược giúp tác giả nói lên tiếng nói của sự thật. Hồ Chí Minh sử
dụng lối nói ngược linh hoạt, sáng tạo trong các bài viết của mình như vũ khí
sắc bén tiến công thẳng vào dinh lũy của kẻ thù. Tác phẩm Bản án chế độ
thực dân Pháp, và hàng loạt các bài báo in trên các tờ báo Người cùng khổ,
Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền, Thư tín quốc tế, Sự thật,... là những bản án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
121
đanh thép tố cáo tội ác của chế độ thực dân Pháp đối với nhân dân Đông
Dương và các thuộc địa khác. Người đã vạch trần bộ mặt thật của chủ nghĩa
thực dân được che đậy với những mỹ tự nào là công lý, khai hóa,văn minh.
Thực chất đó là xâm chiếm đất đai, áp đặt guồng máy thống trị tàn bạo, khai
thác vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, đầy đọa, kìm hãm người dân bản
xứ trong vòng nô lệ với chính sách ngu dân, đầu độc họ bằng thuốc phiện,
rượu lậu và thói mê tín.
a. Tố cáo chế độ cai trị dã man của chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương
Ví dụ (114).
Ở Đông Dương, chúng ta đang sống dưới sự bảo hộ của nước Pháp.
Bảo hộ có nghĩa là che chở. Nước Pháp đang để cho hàng triệu anh em
chúng ta chết đói, trong khi đó hàngnghìn người khác bị đưa sang Tiểu Á làm
bia đỡ đạn.
Người ta che chở cho chúng ta như vậy đó [7, tr.52].
Sự bảo hộ, sự che chở của nước Pháp dành cho nhân dân Đông Dương
thực chất là bóc lột, là đầy đọa những người dân vô tội sang Tiểu Á làm bia
đỡ đạn cho cuộc chiến tranh phi nghĩa của chúng. Lối nói ngược ở đây có tác
dụng phản ánh sự thật của đời sống, tố cáo chính sách cai trị bất công của
thực dân Pháp.
Ví dụ (115).
Do vậy thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện cái kiểu hình pháp đặc biệt là
các ủy ban ngoại lệ hay tòa án quân sự, mà bộ máy bi thảm mà quyết đoán
như vậy là cần thiết. Không có gì là hà khắc, là tàn bạo cả. Đúng thế. Chặt
đầu người ta hoặc đem ra bắn thì có gì là hà khắc, là tàn bạo. Là hoàn toàn
nhân từ mà. Nhưng nếu tụi bôsơ cũng ban bố những cách đối xử nhân từ như
thế với anh em Andatxo và Loern của chúng ta thì bạn sẽ nói sao nào, hỡi
đồng nghiệp thân mến [7, tr.71].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
122
Ví dụ trên cho thấy cách nói ngược của tác giả có sức tố cáo mạnh mẽ.
Phát ngôn: chặt đầu người ta hoặc đem ra bắn thì có gì là hà khắc, là tàn
bạo. Là hoàn toàn nhân từ mà là nói ngược bởi theo lẽ thường không ai nhận
thức việc chặt đầu hoặc đem ra bắn là việc làm hoàn toàn nhân từ cả, trái lại,
đây là hành động hết sức dã man, tàn bạo của chính phủ Pháp. Cách nói
ngược này đã phản ánh một cách chính xác chế độ cai trị rất thâm độc và độc
ác của thực dân Pháp núp dưới chiêu bài nhân đạo thực dân của chúng.
Đặc biệt, nói ngược có tác dụng châm biếm, vạch trần sự thật những
vấn đề chủ yếu mà chế độ thực dân thường che đậy hoặc xuyên tạc. Công lý...
rồi văn minh khai hóa của thực dân Pháp ở xứ Đông Dương chẳng qua chỉ là
những chuyện lừa bịp.
Ví dụ (116).
Pháp luật, công lý đối với người bản xứ ư ?Thôi đi ! Chỉ có ba toong,
súng lục, súng trường, đấy mới là thứ xứng đáng với lũ sâu bọ ấy.
Một người Pháp khác cũng kêu lên như thế này: ở đây công lý nằm
trong tay những tên quan lại thiếu trách nhiệm, hoặc khi chúng ta phải thực
hành công lý thì bằng súng [7, tr.132].
Bằng việc sử dụng cách kết hợp bất thường của các phương tiện ngôn
ngữ và sử dụng các phương tiện trái nghĩa từ đó ý nghĩa nói ngược được thể
hiện rõ nét: công lý ở đây là biểu hiện của hình ảnh ba toong, súng lục, súng
trường,công lý được thực hành bằng súng. Thật ngược đời! cái công lý ấy
theo lôgic tất yếu của bọn thực dân là, nếu nó có ở chính quốc thì tất phải có,
phải lây lan đến các xứ thuộc địa, do sự truyền bá và khai hóa văn minh của
chúng. Nhưng tiếc thay, đó chỉ là một ảo thuật, một sự mỉa mai.
b. Nói ngược có tác dụng tố cáo tội ác của Pháp, không phải chỉ ở
Đông Dương mà còn ở Tuy- ni- di, An- giê- ri, Đahômây và các xứ sở thuộc
địa khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
123
Ví dụ (117).
(dẫn lại ví dụ 34).
Chỉ cần ghé mắt nhìn qua các thuộc địa một chút cũng đủ thấy công
cuộc khai hóa đó là “đẹp đẽ và dịu dàng’’ biết chừng nào.
Ở Đông Dương, dạo vừa rồi, có một gã thực dân Pháp trẻ tuổi đã trói
một người An Nam, đặt nằm sấp xuống đất, chân và đầu buộc vào hai cái cọc
đóng xuống đất, rồi giáng cho người đó một trăm sáu mươi gậy. Nạn nhân,
mình mẩy nát nhừ, lại bị bỏ vào nhà giam suốt một đêm. Sáng hôm sau, gã trẻ
tuổi đi khai hóa lại choảng sưng đầu nạn nhân và lấy chuôi súng lục đạp vỡ
một mắt của người ấy. Tên súc sinh ấy đã được tòa án Pháp tha bổng.
Ở Đahômây, người ta tặng thêm thuế mà vốn đã quá nặng nề đối với
người dân bản xứ. Người ta bắt thành niên phải bỏ nhà cửa, ruộng nương đi
là những người bảo vệ văn minh. Người ta cấm dân bản xứ giữ vũ khí để tự
vệ chống thú dữ vẫn thường phá hoại hàng xã một... Người ta không từ một
thủ đoạn nào để bắt người Đahômây “được bảo hộ’’ phải chịu cái kiếp lầm
than của người dân bản xứ, cái chế độ đã hạ con người xuống hàng con vật
và làm điếm nhục cho cái thế giới văn minh [7, tr.82].
Những dẫn chứng ở Đông Dương, một gã trẻ tuổi đã hành hạ một người
An Nam rất dã man mà vẫn được tòa án Pháp tha bổng, còn ở Đahômây thì
chính phủ Pháp tặng thêm thuế má cho người dân, không từ một thủ đoạn nào
để bắt họ phải chịu cái kiếp lầm than,... là minh chứng xác thực chứng minh
cho lời nhận xét chỉ cần ghé mắt nhìn qua các thuộc địa một chút cũng đủ
thấy công cuộc khai hóa đó là “đẹp đẽ và dịu dàng‟‟ biết chừng nào. Như vậy,
sự thật của cái gọi là công cuộc khai hóa đẹp đẽ và dịu dàng đó là tội ác của
thực dân Pháp, chúng đã gây ra không biết bao tội ác trên khắp các miền đất
mà chúng đang bành trướng xâm chiếm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
124
c. Tố cáo nền văn minh Mỹ
Thủ pháp nói ngược không chỉ góp phần khắc họa rõ nét, chân thực
bản chất của chế độ thực dân Pháp mà còn giúp tác giả phản ánh một cảnh
tượng vô cùng dã man của nền văn minh Mỹ. Ở Việt Nam, Bác là người đầu
tiên lên án chủ nghĩa đế quốc Mỹ, cách đây ngót nửa thế kỷ.
Ví dụ (118).
Chẳng cứ gì người da đen mà cả những người da trắng nào dám bênh
vực người da đen cũng bị đối xử tàn nhẫn, như bà Hariet Bichow Stao, tác
giả cuốn “Cái lều của chú Tôm‟‟ chẳng hạn... Trong nhà tù, Phôxtơ đã viết
như sau: “ Khi tôi nhìn tay chân của tôi bị đánh nát nhừ, tôi nghĩ rằng, để
giam giữ tôi, nhà tù sẽ chẳng cần thiết bao lâu nữa... 15 tháng vừa qua, nhà
tù đã 4 lần mở cửa xà lim đón tôi, đồng bào tôi đã 24 lần lôi tôi ra khỏi nhà
thờ của họ, họ đã hai lần ném tôi từ tầng gác thứ hai xuống, một lần đánh tôi
đến sụn lưng, một lần khác họ định cùm kẹp tôi, hai lần họ phạt tiền tôi. Có
lần, một vạn người định đưa tôi ra hành hình kiểu Linsơ, và tôi đã bị đánh bị
thương 20 chỗ, ở đầu, cánh tay, cổ...
Hành hình kiểu Linsơ thật đáng chiếm một vị trí vinh dự trong bộ sưu
tập toàn bộ những tội ác của nền “văn minh’’ Mỹ [7,tr.112].
Sau lời kể của một nhân chứng bị chính phủ Mỹ hành hạ theo kiểu Linsơ
rất dã man, vô nhân đạo là lời “ca ngợi’’, bình luận của tác giả về kiểu hành
hình này. Hành hình kiểu Linsơ thật đáng chiếm một vị trí vinh dự trong bộ
sưu tập toàn bộ những tội ác của nền “văn minh‟‟ Mỹ. Với lời ca ngợi này,
thực chất là nói ngược, nói mát, tác giả đã khơi gợi cho người đọc nhận thức
được bộ mặt thật của nền văn minh Mỹ – văn minh mà không phải là văn
minh mà là bất công, là đối xử vô nhân đạo với những người dân vô tội.
d. Nói ngược góp phần miêu tả chân thực về chủ nghĩa giáo hội với
nhiều mũi nhọn châm biếm đặc sắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
125
Giáo lý cao siêu của đạo chúa và hình ảnh uy nghi của đức cha trong
kinh bổn và ở nhà thờ, trở thành đối lập với những hành động kẻ của bọn
người đội lốt tôn giáo. Tác giả khai thác và sử dụng nhiều tư liệu kết hợp với
việc sử dụng lối nói ngược sáng tạo khiến đối tượng khách quan tự bộc lộ một
cách rõ rệt tính chất phi nhân nghĩa và khôi hài.
Ví dụ (119).
Nếu kể hết ra đây tất cả những hành vi ác quỷ của bọn tông đồ xứng
đáng của đạo từ thiện này thì sẽ quá dài. Nhân đây chỉ kể sơ một vài việc: Một
cha sứ nọ đã nhốt một em bé bản xứ, đánh đập em, trói em vào cột; khi người
chủ của em, một người Âu, đến xin em về, thì cha xô đẩy, đánh đấm. Rút súng
lục dọa bắn ông. Một cha sứ khác đã bán một em gái An Nam đi đạo cho một
người Âu lấy 300 phrăng. Một cha khác đánh gần chết một học sinh chủng viện
người bản xứ. Dân làng người bị nạn rất căm phẫn, trong khi chờ công lý của
chúa đã làm đơn kiện tên súc sinh- xin lỗi, tôi muốn nói vị cha đáng kính thì
công lý thế tục đã dọa những người đi kiện ngây thơ ấy...[7, tr.157].
Thật mỉa mai cho đạo giáo, đáng nguyền rủa cho bọn người giả danh chúa
bởi chúng đã lợi dụng những điều từ thiện và nhân đạo trong kinh bổn để làm
những việc bất nhân. Ở đây, tác giả sử dụng từ xưng gọi mang sắc thái cung
kính: Vị cha đáng kính nhằm mỉa mai và châm biếm những kẻ đội lốt tôn giáo vì
sự thật chúng đã gây ra biết bao điều đau đớn, mất mát cho nhân dân ta.
3.4.2.2. Khắc họa hình ảnh dân tộc bị áp bức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu thấu và thông cảm sâu xa hàng trăm triệu
người sống cuộc đời lầm than khổ nhục. Cho nên, trong những trang viết của
Người, thủ pháp nói ngược đã góp phần khắc họa rõ nét hình ảnh những con
người vô tội, những dân tộc bị áp bức phải chịu công ơn bảo hộ, khai hóa...
của chế độ thực dân, đế quốc.
Ví dụ (120).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
126
Các ngài chiến thắng quang vinh của chúng ta thường quen giáo dục
người bản xứ bằng đá đít hoặc roi vọt [7, tr.142].
Ví dụ (121).
Công việc khai hóa người Marốc bằng đại bác vẫn tiếp diễn [7, tr.150].
Ví dụ (122).
Dưới con mắt bao dung của viên quan hai và của viên quan cai trị vừa
đến, mỗi tên lính vồ lấy một phụ nữ.
Trong bài diễn văn đọc tại hạ nghị viện, ông có nói rằng nếu muốn thì
ông có thể vạch trần những chuyện xấu xa ở thuộc địa ra, nhưng ông thấy tốt
hơn là ỉm đi không nói đến các tội nặng tội nhẹ mà các nhà khai hóa của ông
đã phạm ở các thuộc địa... Đối với chúng tôi, những người đã từng chịu khổ
và hiện vẫn đang hàng ngày chịu khổ vì những “ân huệ’’ của chủ nghĩa thực
dân, thì chúng tôi chẳng cần đến ông mới biết được những cái ấy.
... Sau nữa, thưa ông Acsimbô, liệu ông có thể chối cãi được rằng, trong
những năm vừa qua, tức là sau cuộc chiến tranh “vì công lý’’, đã có đến 80 vạn
người bản xứ “tình nguyện’’ đến làm việc hoặc bỏ mình trên đất Pháp, trong lúc
đó thì các nhà khai hóa của ông đã ăn cắp, lường gạt, giết hại hoặc thiêu sống
những người An Nam, người Tuynidi, hay người Xênêgan [7, tr.76].
Những ví dụ trên, tác giả sử dụng hiện tượng nói ngược dày đặc để
khắc họa chân thực hình ảnh những người dân vô tội phải chịu kiếp sống đọa
đày dưới chính sách cai trị dã man của chế độ thực dân. Nào là chính sách
giáo dục người bản xứ bằng đá đít hoặc roi vọt, chính sách khai hóa không
phải bằng phương pháp nhân từ nào mà bằng đại bác, nào là hình ảnh những
người phụ nữ mềm yếu, vô tội bị những con mắt bao dung của lũ quan lại độc
ác hãm hiếp, nào là toàn thể nhân dân An Nam vẫn đang hàng ngày chịu khổ
vì những ân huệ, nào là cuộc chiến tranh vì công lý, nào là những người bản
xứ tình nguyện... Bằng lối nói ngược rất sắc lạnh, đanh thép kết hợp với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
127
những dẫn chứng chi tiết, tác giả đã cho người đọc thấy được sự thật: nhân
dân lao động thuộc địa đã phải chịu cuộc đời đầy oan khốc dưới bàn tay cai trị
khát máu và vô nhân đạo của chính quyền thực dân.
3.4.2.3. Phê phán hiện thực đời sống của nhân dân ta
Khi viết về những vấn đề của cách mạng và quần chúng lao động, tuyệt
nhiên Người không dùng đến sự cợt mỉa, châm biếm vì quần chúng nhân dân
không phải là đối tượng mang tính hài, đối tượng của sự mỉa mai, châm biếm
đả kích. Thỉnh thoảng, Người dùng lối nói ngược để phê phán những thói hư
tật xấu, những căn bệnh như tham ô, hủ hóa, lãng phí,... vẫn còn tồn tại trong
cán bộ và nhân dân ta nhằm loại trừ những mặt còn tồn tại đó để xã hội tốt
đẹp, phát triển hơn.
Ví dụ (123).
Một câu chuyện thật - Có mấy gia đình công nhân được nhận buồng ở
mới. Nhờ anh em giúp đỡ, họ đã mua sắm giường ghế, bóng đèn, phích nước,
... Mọi người đều phấn khởi. Tiếc thay các thứ đó chỉ dùng được mấy hôm “đã
có vấn đề‟‟. Thêm vào đó, các cháu đi học, mua giấy thì chỗ mỏng chỗ dày,
bút chì thì gọt đến đõu, gãy đến đấy.
Các cô các chú thử nghĩ xem, cảm tình những gia đình ấy đối với cán bộ
phụ trách công nghiệp nhẹ “nồng hậu’’ thế nào?[7, tr.1268].
Theo Từ điển Tiếng Việt thụng dụng (Nguyễn Như Ý chủ biên) thì nồng
hậu được hiểu là nồng nhiệt, đậm đà, thắm thiết nhưng đặt trong văn cảnh
trên thì những tính từ này được hiểu theo nghĩa ngược lại với những nghĩa
vốn có của chúng bởi những cán bộ phụ trách công nghiệp nhẹ chưa chú ý
đến chất lượng sản phẩm dẫn đến tình trạng những sản phẩm chỉ sau một thời
gian ngắn sử dụng đó hư hỏng, điều này gây nên sự bất bình cho người sử
dụng sản phẩm đối với những cán bộ phụ trách công nghiệp nhẹ. Ở đây, nói
ngược có tác dụng phản ánh mặt trái trong sản xuất của nhân dân ta, lời phê
phán của Bác nhẹ nhàng mà có tác dụng giáo dục lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
128
Ví dụ (124).
Cô phạm thị Kim Th., chủ nhiệm cửa hàng hợp tác xã mua bán và cậu
Phí Mịnh B, sinh viên đại học y dược, kết duyên Châu Trần. Hai người cùng
ở xã Đông Lĩnh (Phú Thọ). Lễ cưới đã “tiết kiệm’’ như sau:
54 cân thịt lợn,
20 cân thịt trâu,
15 cân thịt gà,
20 cân cá,
80 lít rượu,
120 chiếc bánh chưng,
50 tút thuốc lá Hữu Nghị,
30 lọ hoa,
400 tờ thiếp mời in bằng giấy nhũ, có đính hoa, khắc chữ lồng, vẽ chim
bồ câu, mỗi tờ giá 1 đồng.
Tạm tính các khoản chi phí với giá rẻ, thì lễ cưới này cũng tốn độ 1.050
đồng [7, tr.1280].
Nói ngược có tác dụng phê phán với lời khen lễ cưới đã “tiết kiệm‟‟ nhưng
thực chất là chê sự lãng phí không cần thiết của đám cưới. Trong thời kỳ đất
nước đang có chiến tranh, đời sống còn gặp nhiều khó khăn thì tổ chức một
đám cưới lãng phí như vậy là không nên.
3.4.3. Béc lé th¸i ®é cña t¸c gi¶ ®èi víi hiÖn thùc hay nh©n vËt
Nói ngược góp phần bộc lộ thái độ châm biếm, đả kích của tác giả đối
với hiện thực, nhân vật. Châm biếm đả kích trong tác phẩm văn của Hồ Chủ
Tịch biểu hiện sâu sắc trình độ cao của trí tuệ. Tác giả am hiểu kỹ đối
phương, đồng thời bằng việc sử dụng khá thường xuyên lối nói ngược, tác giả
chủ động chỉ ra những mặt trái, những cái lố bịch của hiện thực hay nhân vật.
Từ đó, người đọc nhận thấy thái độ mỉa mái, giễu cợt của tác giả đối với nhân
vật hay hiện thực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
129
* Nói ngược góp phần bộc lộ thái độ căm phẫn của tác giả trước cuộc
chiến tranh phi nghĩa do thực dân Pháp gây ra ở Đông Dương.
Ví dụ (125).
(dẫn lại ví dụ 66).
Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên
Anamit bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan
cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ thì lập tức họ
biến thành những đứa con yêu, những người bạn hiền của các quan cai trị
phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé
nữa [7, tr.139].
* Nói ngược giúp tác giả bộc lộ thái độ mỉa mai, chế giễu những luận
điệu giả nhân giả nghĩa, những cái mà thực dân Pháp tuyên truyền là văn
minh, tự do, bình đẳng, bác ái...
Ví dụ (126).
Nền văn minh Pháp tại Đông Dương thể hiện ở những chiều hướng khác
nhau. Trước hết, thông qua sự cướp bóc trơ tráo nhân dân bản xứ – những
người nông dân nghèo An Nam và Cao Miên bị chiếm đoạt trắng trợn- nhằm
thực hiện một nền kinh tế đồi bại đáng hổ thẹn... Điều đó cũng diễn ra như
vậy ở Nam Kỳ. Những người bản xứ tại nơi này đã bị cướp đoạt không dưới
115.000 hecsta ruộng đất và người ta tính rằng, trong ít năm nữa, số diện
tích này sẽ lên đến 200.000 hecsta.
Tất cả các tầng lớp thực dân đại diện cho nền văn minh đều nhúng tay
vào các cuộc cướp đoạt đó [7, tr 186].
* Ngoài ra, thông qua lối nói ngược, tác giả bày tỏ thái độ khinh bỉ,
chế giễu những tên quan cai trị thực dân thâm hiểm như Anbe Xarô, Lêông,
Méc Lanh...
Ví dụ (127).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
130
¤ng Cuốclơmăng kể chuyện một cách mỉa mai: Tôi có quen một Ngài
có một lối khai hóa thật đáng học tập. Khi Ngài ta ra khỏi cửa, các xe kéo,
theo một thói quen như những người đánh xe ngựa ở bên Pháp, xô đến mời
Ngài. Bực mình quá, Ngài nắm chắc batoong trong tay, quật vào những
người culi, và thừa biết rằng những người culi khốn khổ này chẳng thể ăn
miếng trả miếng với Ngài, Ngài ta càng ra tay quật [7, tr.47].
Có thể khẳng định rằng, tác giả sử dụng hiện tượng nói ngược dù ở hình
thức nào, dù ở phương diện nào thì lối nói ngược không chỉ có chức năng
khắc họa đặc điểm hình thức của nhân vật, chức năng phê phán hiện thực mà
ẩn sau đó đều bộc lộ thái độ phê phán, đả kích, châm biếm,... của tác giả đối
với hiện thực hay nhân vật mà chúng tôi đã phân tích lồng ghép ở những phần
trên. Cho nên ở mục này chúng tôi chỉ dẫn ra một vài ví dụ tiêu biểu để chứng
minh giúp chúng ta cảm nhận thấy rõ được chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh,
một con người tài năng, trí tuệ uyên bác, người cha của dân tộc Việt Nam,
yêu nước thương dân hết mực, một danh nhân văn hóa thế giới.
3.4.4. Liên kết văn bản
Hiện tượng nói ngược trong Hồ Chí Minh toàn tập đóng vai trò là các phép
liên kết văn bản để nối kết các câu trong các bài viết của Bác.
Tư liệu điều tra cho thấy, nói ngược đóng vai trò là phép lặp được tác giả
sử dụng khá nhiều.
Ví dụ(128).
Chúng tôi hoàn toàn hiểu rõ rằng, đối với dân bản xứ ở thuộc địa nói
chung và đối với nhân dân An Nam nói riêng, lòng thương yêu của Ngài thật
bao la rộng rãi.
Dưới quyền cai trị của Ngài, dân An Nam đã được hưởng phồn vinh thật
sự và hạnh phúc thật sự, hạnh phúc được thấy nhan nhản khắp trong nước,
những ty rượu và ty thuốc phiện, những thứ đó song song với những sự bắn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
131
giết hàng loạt, nhà tù, nền dân chủ và tất cả bộ máy tinh vi của nền văn minh
hiện đại, đã làm cho người An Nam tiến bộ nhất châu Á và sung sướng nhất
trần đời [7, tr.66].
Ví dụ (129).
Mỹ tuyên truyền rằng dân Mỹ rất sung sướng.
Sung sướng thế nào? Tờ báo Mỹ vệ quốc (National Guardian) viết:
... Đêm khuya, tôi thấy một đàn người moi móc trong những thùng rác.
Mỗi người một tay xách cái bị, một tay móc thùng rác. Trời ôi, phải chăng
đây là nước Mỹ có thừa dân chủ để bán cho cả thế giới.
Tôi thấy hàng nghìn người lượm nhặt trong thùng rác mà sống. Họ phải
tranh nhau với chó. Một mụ già moi được một cái xương lợn, một con chó
chạy lại tranh cía xương và cắn tay mụ...
Còn nhiều tờ báo kể chuyện sung sướng như thế. Trong lúc dân khổ như
vậy thì bọn bắn súng làm giàu càng giàu thêm.
... Tháng 10 năm ngoái, hơn 10 vạn thanh niên đi khám sức khỏe để tòng
quân thì hơn 5 vạn 2 nghìn người vì thiếu thức ăn mà không đủ sức khỏe.
Dân khổ mặc dân, đế quốc Mỹ, mỗi năm cứ khoét dân hàng vạn triệu để
chuẩn bị thế giới chiến tranh. Than ôi, Mỹ mà không đẹp [7, tr.623].
Những ví dụ trên, nói ngược đóng vai trò là phép lặp từ ngữ và lặp cấu trúc
để liên kết văn bản. Các từ ngữ được lặp lại: hạnh phúc, sung sướng, lặp cấu
trúc như phồn vinh thật sự và hạnh phúc thật sự.
Trong nhiều trường hợp, lối nói ngược đóng vai trò là phép đối để liên kết
văn bản.
Ví dụ (130).
Những cây bút quan liêu và những người nói khoác ấy không tìm đâu ra
đủ lời lẽ để ca ngợi công ơn khai hóa của họ và lòng trung thành của người
bản xứ. Đôi khi các ngài ấy trơ tráo đến mức đem lòng... nhân từ của họ đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
132
lập với sự cướp bóc của thực dân Anh; họ cho chính sách của người Anh là
phương pháp tàn nhẫn hoặc thái độ thô bạo và quả quyết rằng cách làm của
người Pháp là đầy công bằng và từ thiện [7, tr.160].
Ví dụ trên, nói ngược đóng vai trò là phép đối trái nghĩa để liên kết văn
bản. Những cặp từ trái nghĩa như: tàn nhẫn, thái độ thô bạo / công bằng và từ
thiện.
Có thể nói, hiện tượng nói ngược đóng vai trò rất lớn trong việc liên kết
văn bản, góp phần không nhỏ giúp tác giả truyền tải những vấn đề tác giả đề
cập trong văn bản một cách sâu sắc và rõ nét nhất.
3.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày hiện tượng nói ngược trong
tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập nhìn từ góc độ ngữ dụng học. Cụ thể:
Thứ nhất, chúng tôi đã phân tích chỉ rõ phương thức khái quát và cách
thức cụ thể để thể hiện lối nói ngược.
Thứ hai, chúng tôi đã phân tích hiện tượng nói ngược xét về phương
diện hành vi ngôn ngữ. Các hành vi ngôn ngữ được diễn đạt bằng hiện tượng
nói ngược bao gồm: các hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm phán xử, các hành vi
ngôn ngữ thuộc nhóm hành sử, các hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm cam kết,
các hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm trình bày, các hành vi ngôn ngữ thuộc
nhóm ứng xử.
Bên cạnh đó, chúng tôi đã xét theo mối quan hệ giữa biểu thức ngôn
ngữ và đích ở lời, kết quả cho thấy hành vi ngôn ngữ được diễn đạt bằng hiện
tượng nói ngược là hành vi ngôn ngữ trực tiếp xuất hiện ít hơn hành vi ngôn
ngữ gián tiếp.
Ngoài ra, xét theo sự có mặt hay vắng mặt của động từ ngữ vi chúng
tôi đã khảo sát và nhận thấy hành vi ngôn ngữ được diễn đạt bằng hiện tượng
nói ngược được thể hiện bằng phát ngôn ngữ vi nguyên cấp xuất hiện nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
133
hơn hành vi ngôn ngữ được diễn đạt bằng hiện tượng nói ngược được thể hiện
bằng phát ngôn ngữ vi tường minh.
Trong quá trình thống kê và phân tích tư liệu, chúng tôi thấy, hiện
tượng nói ngược xét về phương diện hành vi ngôn ngữ được tác giả sử dụng
rất linh hoạt, phong phú và sáng tạo. Nó đã mang lại hiệu quả diễn đạt rất lớn
trong những tác phẩm của Hồ Chí Minh.
Thứ ba, chúng tôi đã tìm hiểu hiện tượng nói ngược xét theo lý thuyết
hội thoại. Xét theo lý thuyết hội thoại thì hiện tượng nói ngược căn cứ vào
chủ thể phát ngôn được tác giả sử dụng ở hai hình thức. Đó là hành vi ngôn
ngữ thể hiện qua nói ngược là lời trực tiếp của tác giả và hành vi ngôn ngữ thể
hiện qua nói ngược là lời của nhân vật. Dù hiện tượng nói ngược được thể
hiện thông qua lời của tác giả hay của nhân vật thì lối nói này vẫn đạt được
mục đích diễn đạt cao, góp phần biểu hiện tốt nhất những nội dung mà tác giả
muốn truyền đạt cho người đọc.
Cuối cùng, chúng tôi đã phân tích, chỉ rõ tác dụng của hiện tượng nói
ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập. Chúng ta có thể khẳng định rằng,
hiện tượng nói ngược đã mang lại cho những bài viết trong Hồ Chí Minh toàn
tập có sức biểu hiện lớn. Lối nói ngược đã giúp tác giả thể hiện thành công
mục đích dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu. Đồng thời, những hiệu quả
mà lối nói ngược mang lại cho những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch giúp chúng ta
nhận ra và cảm phục tài năng lựa chọn ngôn ngữ của Người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
134
C. KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu, phân tích, mô tả hiện tượng nói ngược trong Hồ Chí
Minh toàn tập nhìn từ góc độ phương tiện biểu đạt và từ góc độ ngữ dụng
học, chúng tôi xin đưa ra những kết luận ban đầu như sau:
1. Chúng ta có thể hiểu: nói ngược là phản ngữ - một biện pháp tu từ ngữ
nghĩa mang tính nghệ thuật sử dụng ngôn từ mà trong văn cảnh, nội dung ý
nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ được hiểu theo nghĩa ngược lại với nghĩa
vốn có. Đó là sự diễn đạt hiển minh với cách đánh giá tốt (xấu) được hiểu theo
nghĩa đối lập là cách đánh giá ngụ ý xấu (tốt) đối với sự vật thông qua nghĩa
hàm ẩn (nói mặt này để biểu thị mặt kia và ngược lại). Qua cách nói đó, biểu
thị thái độ, tình cảm của người nói đối với những đối tượng được nói đến.
2. Luận văn đã trình bày được những điểm cơ bản về các phương tiện
biểu đạt của hiện tượng nói ngược trong Hồ Chí Minh toàn tập. Cụ thể :
- Phương tiện biểu đạt của hiện tượng nói ngược có cấu tạo là từ. Xét về
mặt cấu tạo, từ được dùng làm phương tiện biểu đạt của hiện tượng nói ngược có
thể là từ đơn hoặc từ phức. Xét về mặt từ loại, từ được dùng làm phương tiện biểu
đạt của hiện tượng nói ngược có thể là danh từ, động từ, tính từ.
- Phương tiện biểu đạt của hiện tượng nói ngược có cấu tạo là cụm từ :
như cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
3. Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập nhìn từ
góc độ ngữ dụng học được tác giả sử dụng rất sáng tạo và linh hoạt. Dù xét
hiện tượng nói ngược về phương diện hành vi ngôn ngữ hay về phương diện
lý thuyết hội thoại thì lối nói ngược được thể hiện đây là lối nói mang lại tác
dụng truyền tải nội dung tác phẩm rất lớn trong văn chương nghệ thuật. Đồng
thời, lối nói này cần sự thông minh ở việc lựa chọn và sử dụng ngôn từ của
người sử dụng nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
135
Như vậy, những kết quả thu được trong việc tìm hiểu hiện tượng nói
ngược trong Hồ Chí Minh toàn tập trong luận văn này mới chỉ là khởi đầu cho
những ai nghiên cứu tiếp theo về hiện tượng nói ngược nói chung và hiện
tượng nói ngược trong tác phẩm văn chương cụ thể nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
136
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
2. Diệp quang Ban, Hoàng Văn Thung (1999), Ngữ Pháp tiếng Việt (tập 1),
Nxb Giáo dục, Hà Nội
3. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
5. Đỗ Hữu Châu (2009), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Phạm Hồng Chương, Đào Thị Diến, Nguyễn Kim Dung (2002)..., Hồ Chí
Minh toàn tập, (2002), Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Dân (1997), Tiếng việt (dùng cho đại học đại cương), Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
9. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
10. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
11. Đinh Văn Đức (1998), Ngữ Pháp tiếng Việt, Nxb Đại học & Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
12. Hà Minh Đức (1985), Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Hà Minh Đức (1995), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2003),
Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
137
16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Từ điển thuật
ngữ Văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
17. Hoàng Văn Hành (chủ biên) (1995), Từ điển từ láy tiếng Việt, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Hoành Khung (Sưu tầm và biên soạn) (1997), Tổng tập văn học
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Đinh Trọng Lạc (2000), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
20. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2004), Phong cách học tiếng Việt,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Nguyễn Lộc (2001), Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ
XIX), Nxb Giáo dục, Hà Nội
22. Trần Gia Linh (tuyển chọn và giới thiệu) (2006), Kho tàng đồng dao Việt
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Nguyễn Xuân Lạc ( chủ biên) (1998), 125 bài làm văn, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
24. Nguyễn Đăng Mạnh (giới thiệu) (2005), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (tập
1), Nxb Văn học, Hà Nội.
25. Triều Nguyên (2008), “Giải mã hiện tượng nói ngược trong đồng dao”,
Tạp chí văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế (số 12).
26. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1986), Thơ ca Việt Nam, hình thức và
thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
27. Vũ Đức Nghiệu (2001), Cơ sở ngôn ngữ học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
28. Hoàng Phê (chủ biên) (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
138
29. Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
30. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31. Trần Ngọc Thêm (2000), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
32. Phương Thu (Sưu tầm và biên soạn) (2004), Ca dao tục ngữ Việt Nam,
Nxb Thanh niên, Hà Nội.
33. Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài (tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Vũ
Trọng Phụng – Tác gia và tác Phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
34. Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
35. Nguyễn Định Trung (1997), “Vè nói ngược – một kiểu đồng dao độc đáo”, Tạp
chí văn hóa dân gian, (1), tr.80-84.
36. Nguyễn Như Ý (1998), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Nguyễn Như Ý, Nguyên An, Chu Huy (tuyển chọn) (1997), Hồ Chí Minh
- tác gia, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_DaoThiThuHuong.pdf