Luận văn Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau: Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển

[INFO]MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ . DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU I. Giới thiệu chung . II. Mục tiêu nghiên cứu . III. Câu hỏi nghiên cứu . IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu V. Phương pháp nghiên cứu 1. Thu thập số liệu 2. Phân tích số liệu . VI. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài VII. Kết cấu của đề tài Chương I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT I. Tổng quan . II. Cơ sở lí thuyết 1. Cơ sở lý luận chung 2. Các lý thuyết về sản xuất . 3. Các lý thuyết về kinh tế phát triển . 4. Lý thuyết tăng trưởng trong nông nghiệp . 5. Lý thuyết phát triển bền vững . III. Các giả thiết Chương II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ A. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT MỘT SỐ ĐỘI TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN CHỦ YẾU CỦA TỈNH CÀ MAU I. Đội tàu lưới kéo đơn 20-45 CV 1. Đầu tư 2. Chi phí cố định 3. Chi phí biến đổi . 1 4. Doanh thu 2 5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu 2 II. Đội tàu lưới kéo đơn 46-89 CV 4 1. Đầu tư 4 2. Chi phí cố định 4 3. Chi phí biến đổi . 5 4. Doanh thu 5 5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu 6 III. Đội tàu lưới kéo đơn 141-300 CV . 7 1. Vốn đầu tư . 7 2. Chi phí cố định 7 3. Chi phí biến đổi . 8 4. Doanh thu 8 5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của đội tàu . 9 IV. Đội tàu lưới vây >140 CV 10 1. Đầu tư 10 2. Chi phí cố định 10 3. Chi phí biến đổi . 11 4. Doanh thu 11 5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu 12 V. Đội tàu câu tay mực 20-89 CV . 13 1. Đầu tư 13 2. Chi phí cố định 13 3. Chi phí biến đổi . 13 4. Doanh thu 14 5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu 14 B. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ NGÀNH KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH CÀ MAU 15 I. Xây dựng mô hình 15 1. Mô hình . 1 2. Kết quả mong đợi 1 3. Mô tả các biến số trong mô hình . 1 a. Mô tả chung . 1 b. Đối với bộ phận khai thác hải sản xa bờ 2 c. Đối với bộ phận khai thác hải sản gần bờ 2 II. Các kết quả của mô hình 3 1. Mô hình ước lượng về doanh thu TR 3 2. Mô hình ước lượng về lợi nhuận P . 3 Chương III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ I. Định hướng phát triển chung II. Định hướng phát triển ngành thuỷ sản . III. Phân tích SWOT đối với phát triển khai thác hải sản tỉnh Cà Mau IV. Đề xuất giải pháp chính sách phát triển khai thác hải sản KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 1 I. Kết luận . 1 II. Kiến nghị 1 PHỤ LỤC . 1 I. Một số kết quả chủ yếu của ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau năm 2005 . 1 II. Cơ cấu đội tàu khai thác hải sản tỉnh Cà Mau năm 2005 . 1 III. Ngư trường trọng điểm của ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau . 1 IV. Cơ cấu nghề khai thác hải sản tỉnh Cà Mau theo công suất . V. Cơ cấu đội tàu khai thác hải sản theo nghề và đơn vị hành chính . VI. Cơ sở dữ liệu phân tích . TÀI LIỆU THAM KHẢO . PHẦN MỞ ĐẦU I. Giới thiệu chung Tỉnh Cà Mau nằm ở phía nam Việt Nam, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều cửa sông. Bờ biển Cà Mau dài 254 km chiếm 7,8% tổng chiều dài bờ biển của cả nước, vùng biển và thềm lục địa rộng trên 70.000 km2 , tiếp giáp với vùng biển quốc tế và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, biển có trữ lượng hải sản lớn và giàu các tài nguyên khác, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, vận tải biển và du lịch biển. Cà Mau có hệ sinh thái rừng ngập nước diện tích trên 100.000 ha rừng với đặc trưng rừng đước ở phía mũi Cà Mau lớn thứ 2 trên thế giới; rừng tràm ở U Minh Hạ là khu rừng nguyên sinh, có nhiều loại động, thực vật phong phú và quý hiếm. Rừng Cà Mau có giá trị cân bằng môi trường sinh thái cho sự phát triển bền vững toàn khu vực và nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Rừng và biển là tiềm năng lớn và là đặc thù của tỉnh nhưng đầu tư khai thác; hiện nay Cà Mau đang chủ trương mời gọi các nhà đầu tư đến tham quan, hợp tác, khai thác tiềm năng của tỉnh. Đến năm 2005 cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau là: nông - ngư nghiệp 52,26%, công nghiệp - xây dựng 25,1%, dịch vụ 22,3%. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tỷ trọng kinh tế thủy sản chiếm trên 80% và là ngành kinh tế quan trọng nhất của tỉnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Cà Mau đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và chiếm khoảng trên 20% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tổng sản lượng khai thác hải sản của năm 2005 là 139.800 tấn cùng với sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa. Số lượng tàu thuyền trong năm 2005 là 3.613 chiếc bao gồm cả những tàu thuyền chưa được đăng kí, chủ yếu là những tàu thuyền có công suất dưới 20 CV. Ngư trường khu vực gần bờ của Cà Mau là từ Ghềnh Hào tới Hòn Khoai và từ Hòn Khoai tới Hòn Chuối, ngư trường đánh bắt xa bờ chủ yếu thuộc khu vực trong khoảng vĩ độ 6°00’-10°00’ và kinh độ 102°00’- 105°00’. Hiện nay, việc tổ chức khai thác thuỷ sản tỉnh Cà Mau nói riêng cũng như của nhiều tỉnh ven biển khác trên cả nước còn chưa hợp lý, chưa có nhiều phương án mở rộng các ngư trường để vừa nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất vừa giảm mâu thuẫn giữa các nghề nghiệp khai thác cũng như giảm mức độ rủi ro vốn khá cao đối với nghề khai thác hải sản nói chung. Một số ngư dân đã cố gắng nâng cao sản lượng nhưng chủ yếu vẫn là nhờ vào việc cải tiến, nâng cấp hay đầu tư các thiết bị, máy móc mới, hiện đại tức là yêu cầu một lượng vốn đầu tư tương đối lớn mà không phải bất cứ ngư dân nào cũng có khả năng dù là khả năng vay mượn chứ chưa nói đến vốn tự có của gia đình. Hơn nữa, nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đã ở trong tình trạng báo động về mức độ cạn kiệt lại vẫn tiếp tục phải gánh chịu sức ép từ những nghề khai thác quy mô nhỏ, ven bờ thậm chí cả những biện pháp khai thác bất hợp pháp như dùng chất nổ, điện, hoá chất càng làm cho hiệu quả của nghề khai thác hải sản tỉnh Cà Mau càng thêm bất ổn. Cà Mau có 4 nhóm nghề chính: Lưới kéo đơn, Câu mực, Lưới vây và Lưới rê được phân chia thành các nhóm nhỏ hơn với các mức công suất tàu thuyền khai thác khác nhau; sản phẩm khai thác hải sản được chia làm 7 nhóm thương phẩm: cá xuất khẩu, cá xô (các loại hỗn hợp), mực ống, mực nang, tôm, cua và cá phân được bảo quản theo những cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là ướp đá. Hầu hết sản lượng đánh bắt đều được bán cho chủ nậu, chủ yếu là ở Ghềnh Hào và Sông Đốc. Nhìn chung, hệ thống này không được tổ chức rõ ràng vì các cảng và các bến cá không được xây dựng hoàn chỉnh (thường chỉ là các bến tạm) để đáp ứng nhu cầu của tàu thuyền nên tàu thuyền khai thác hải sản về bốc dỡ cá ở rất nhiều nơi, thậm chí có một số đội tàu bốc dỡ cá ngay trên biển rồi chuyển qua các thuyền nhỏ chở vào bờ. Phần lớn các sản phẩm thuỷ sản khai thác được của các tàu thuyền khai thác Cà Mau đều được bán thông qua hệ thống nậu vựa. Các chủ nậu không chỉ thu mua tôm, cá mà họ còn cung cấp cả vật tư và các dịch vụ khác, kể cả cho các ngư dân vay vốn đầu tư hoặc trang trải chi phí sản xuất. II. Mục tiêu nghiên cứu Trong những năm gần đây sản lượng cũng như giá trị hải sản khai thác được của tỉnh Cà Mau đã có dấu hiệu phát triển chậm lại thậm chí có thời điểm suy giảm so với thời gian trước, ảnh hưởng đến thu nhập chung của nền kinh tế tỉnh đồng thời cũng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của một bộ phận không nhỏ người dân trong tỉnh. Chính vì vậy, nghiên cứu này được xây dựng nhằm đánh giá lại hiệu quả kinh tế của ngành khai thác hải sản, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp về mặt chính sách phù hợp cho mục tiêu phát triển ngành một cách bền vững. Nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác hải sản tỉnh Cà Mau dựa trên việc khảo sát và đánh giá toàn bộ các yếu tố liên quan đến chi phí sản xuất và doanh thu của sản phẩm khai thác và qua đó xác định các nhân tố chính có ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả kinh tế của ngành khai thác hải sản của tỉnh. Trên cơ sở này, nghiên cứu sẽ đề xuất các gợi ý chính sách để có thể khuyến khích gia tăng hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất này đồng thời định hướng phát triển ngành khai thác hải sản của tỉnh một cách bền vững. Nghiên cứu đồng thời cũng sẽ nhằm mục đích ước lượng và dự báo khả năng phát triển của ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau hay nói cách khác là các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho việc xác định xu thế phát triển hợp lí của ngành sản xuất này dựa trên tình hình cụ thể của điều kiện tự nhiên, nguồn lợi và kinh tế xã hội của địa phương. III. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu đề xuất chính sách dựa trên cơ sở các đánh giá về hiệu quả kinh tế sản xuất của ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau, nghiên cứu này đặt ra các câu hỏi sau : 1. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau? 2. Các yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau? 3. Cần xây dựng chính sách như thế nào nhằm làm gia tăng hiệu quả kinh tế của ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành? IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được xác định trong nghiên cứu này là toàn bộ ngành khai thác hải sản của tỉnh Cà Mau với đại diện là các chủ tàu thuyền khai thác - đơn vị sản xuất chính của ngành này. Một số các cơ quan ban ngành chính có liên quan đến việc quản lí ngành thuỷ sản như cũng sẽ là đối tượng nghiên cứu tiếp theo của nghiên cứu này nhằm đánh giá các tác động của chính sách, cơ chế quản lí đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. Vì lí do hạn chế về thời gian, nhân lực cũng như tài chính, nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi ngành khai thác hải sản của tỉnh Cà Mau tức là bao gồm các tàu thuyền khai thác được đăng kí hoạt động tại Sở Thuỷ sản và Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Cà Mau và tập trung ở một số địa bàn trọng điểm của tỉnh Cà Mau. Các tàu thuyền này có thể hoạt động trong khu vực ngư trường của tỉnh Cà Mau và cũng có thể hoạt động trong những ngư trường của các tỉnh khác thậm chí có thể khai thác ra tới vùng hải phận quốc tế. V. Phương pháp nghiên cứu 1. Thu thập số liệu Nghiên cứu sẽ dựa chủ yếu trên hai phương pháp thu thập số liệu là thu thập và thống kê số liệu thứ cấp và điều tra khảo sát số liệu sơ cấp trên cơ sở tập hợp mẫu được lựa chọn trong tổng thể mẫu các tàu thuyền khai thác hải sản của tỉnh Cà Mau. Mẫu điều tra được lựa chọn trên cơ sở các nhóm nghề khai thác hải sản quan trọng của tỉnh theo ý kiến đánh giá của cán bộ thống kê nghề cá và lãnh đạo Sở Thuỷ sản, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh trên cơ sở các tiêu chí về: số lượng tàu thuyền, sản lượng và giá trị sản lượng, giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh. Tuy nhiên, cũng vì các hạn chế nói trên mà nghiên cứu cũng chỉ có thể đề cập đến một số nhóm nghề chính trong ngành khai thác hải sản của Cà Mau. Phương pháp thu mẫu được sử dụng là thu mẫu ngẫu nhiên trên cơ sở lựa chọn các làng cá theo nhóm nghề; sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ có tàu và lao động khai thác hải sản theo biểu mẫu điều tra (xem phụ lục). Nhập và xử lý số liệu bằng các phần mềm: Excel và SPSS. Báo cáo nghiên cứu cuối cùng sẽ được viết dựa trên các số liệu đã xử lý và phân tích bằng các phương pháp phân tích thống kê. 2. Phân tích số liệu Quá trình phân tích số liệu sẽ chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích thống kê và tính toán nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành khai thác hải sản; Một mô hình kinh tế lượng dựa trên cơ sở hàm sản xuất Cobb-Douglas cũng sẽ được xây dựng nhằm xác định các yếu tố chính tác động đến hiệu quả kinh tế của ngành khai thác hải sản đồng thời xác định mối tương quan và mức độ tác động của các yếu tố này đối với biến số đang được nghiên cứu là hiệu quả kinh tế để trên cơ sở này sẽ đề xuất các giải pháp chính sách với mục tiêu phát triển ngành khai thác hải sản tỉnh một cách bền vững. VI. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: đề tài vận dụng các lý thuyết về sản xuất để đánh giá hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản nhằm đưa ra các đề xuất phát triển hoặc thay đổi hay giảm bớt quy mô nghề nghiệp khai thác hải sản với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Mặt khác việc đánh giá các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan đến ngành sẽ cho thấy các nhân tố khác cùng với lợi nhuận làm nên động lực chính của sự phát triển. Việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng trong tính toán và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề đang quan tâm là một quy trình mang tính khoa học cao mặc dù hiện chưa được sử dụng nhiều trong thực tế. Thành công của việc sử dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích và đánh giá theo yêu cầu của đề tài sẽ là một minh chứng cụ thể khẳng định thêm tính hiệu quả và khoa học của việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng trong việc phân tích, đánh giá tác động nhằm hỗ trợ cho quá trình xây dựng chính sách một cách hợp lí. Về mặt thực tiễn: Trước hết, nghiên cứu sẽ tìm ra và chứng minh được các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau cũng như xác định mức độ tác động của chúng. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một trong những cơ sở để các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương có được một cách nhìn tổng quan và cập nhật hơn về hiệu quả sản xuất của ngành khai thác hải sản - ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đồng thời, đề tài cũng sẽ giúp chỉ ra các yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh tế của ngành này cũng như xu hướng và mức độ tác động của các yếu tố này. Với các kết quả như vậy, đề tài cũng sẽ đưa ra một số giải pháp làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách có thể xây dựng các chính sách một cách hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy gia tăng hiệu quả kinh tế của ngành khai thác hải sản đồng thời cũng có thể xây dựng các chính sách nhằm làm giảm bớt áp lực đối với nguồn lợi hải sản. Các kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm các khuyến nghị đối với từng nghề khai thác hải sản cụ thể cũng như các khuyến nghị về chính sách chung có thể hữu ích đối với bản thân tỉnh Cà Mau nhưng cũng có thể là tài liệu tham khảo có giá trị đối với một số tỉnh ven biển khác của Việt Nam có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tương tự. [/INFO]

pdf50 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau: Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp chính sách có hiệu quả đối với các yếu tố còn lại để có thể cải thiện tối đa hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau. Kết hợp với tình hình thực tế hoạt động sản xuất của ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau, nghiên cứu sẽ lựa chọn các yếu tố đưa vào mô hình ước Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 6 lượng là: tầm hoạt động của tàu thuyền khai thác hải sản (xa bờ - gần bờ); chi phí (C), trình độ lao động khai thác hải sản (T); vốn đầu tư (K) và vốn vay (Ls). Tóm lại, mô hình kinh tế lượng trong nghiên cứu này được xây dựng trên giả định rằng hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản Cà Mau hay rộng hơn là sự phát triển bền vững của ngành này sẽ chỉ bị tác động bởi các yếu tố là khả năng đánh bắt xa bờ, chi phí, trình độ lao động khai thác hải sản, vốn đầu tư và tín dụng. Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 0 Chương II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ ĐỘI TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN CHÍNH CỦA CÀ MAU VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG A. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT MỘT SỐ ĐỘI TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN CHỦ YẾU CỦA TỈNH CÀ MAU Như đã nêu trên, tỉnh Cà Mau có khá nhiều các loại nghề nghiệp trong khai thác hải sản tương ứng với các loại ngư lưới cụ rất đa dạng của ngư dân ở đây. Tuy nhiên, do các hạn chế về thời gian cũng như kinh phí nghiên cứu này sẽ chỉ lựa chọn một số các đội tàu khai thác chính của tỉnh Cà Mau để thực hiện điều tra mẫu. Việc lựa chọn các đội tàu này được thực hiện với sự tư vấn của các chuyên gia trong quản lí ngành thuỷ sản địa phương dựa trên các tiêu chí như sản lượng, công suất, số lượng tàu thuyền cũng như lao động phụ thuộc… Với các tiêu chí này, dưới đây nghiên cứu sẽ đưa ra các đánh giá chi tiết về hiệu quả kinh tế của 5 đội tàu khai thác hải sản là đội tàu lưới kéo đơn công suất 20-45 CV, đội tàu lưới kéo đơn công suất 46-89 CV, đội tàu lưới kéo đơn 141-300 CV, đội tàu lưới vây công suất >140 CV và đội tàu câu mực công suất 20-89 CV đại diện cho hơn 3.600 tàu thuyền khai thác hải sản của tỉnh. Các mức công suất này cũng được sắp xếp theo các quy định hiện hành của Bộ Thuỷ sản cũng như hướng dẫn của Sở Thuỷ sản tỉnh Cà Mau. I. Đội tàu lưới kéo đơn 20-45 CV 1. Đầu tư Tổng đầu tư tài sản cố định trung bình của đội tàu này là 79,6 triệu đồng chủ yếu là đầu tư cho vỏ và máy tàu, các trang thiết bị khác có giá trị tương đối thấp. Loại tàu này thường chỉ phù hợp với các ngư dân nghèo, khai thác hải sản ở các vùng ven bờ. 2. Chi phí cố định Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 1 Bảng 1: Cơ cấu chi phí cố định đội tàu lưới kéo đơn 20-45 CV Hạng mục Thành tiền (Tr.đồng) %/Tổng chi phí cố định Khấu hao tài sản cố định 11,41 53,97 Sửa chữa lớn 7,03 33,28 Trả lãi vay 1,96 9,28 Thuế 0,13 0,61 Bảo hiểm 0,60 2,86 Tổng cộng 21,13 100 Thường có 5 khoản mục chi phí cố định: khấu hao, sửa chữa lớn, thuế, bảo hiểm và trả lãi vay. Tuy nhiên, do đặc thù của nghề khai thác này nên các khoản chi này có khoảng cách biệt khá lớn. Theo kết quả điều tra, tổng chi phí cố định/năm của nghề lưới kéo đơn tại Cà Mau có công suất 20-45 CV là 21,13 triệu đồng, chiếm 12,49% trong tổng chi phí của đội tàu này. Khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí cố định (53,97%), tiếp theo đó là sửa chữa lớn tàu thuyền, máy móc… hàng năm - các chi phí này chiếm 33,28% chi phí cố định, tiền trả lãi vay cũng chiếm phần khá lớn (9,28% tổng chi phí cố định) và cuối cùng là các khoản chi cho thuế và bảo hiểm có giá trị không lớn (gần 3,5% tổng giá trị chi phí cố định của nghề này). Hầu hết các trang thiết bị của đội tàu này thường đều phải sửa chữa lớn trong vòng 1 năm, riêng vỏ tàu có thời gian này dài hơn (1,7 năm). Như vậy, ngoài chi phí khấu hao ra thì chi phí sửa chữa lớn hàng năm cho các trang thiết bị của thuyền nghề là rất lớn. Đây là một yếu tố quan trọng cần xem xét cải thiện nhằm giảm chi phí tăng thu nhập cho ngư dân nghề này. 3. Chi phí biến đổi Bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến hoạt động khai thác thường xuyên trên biển của một đơn vị thuyền nghề. Các chi phí này có thể là chi phí cho dầu, nước đá, ăn uống trên biển, lương cho lao động thuê… Các chi phí này được tính bình quân theo ngày, nhân với số ngày hoạt động trong năm để có được tổng chi phí biến đổi bình quân cho thuyền nghề trong năm. Theo tính toán, chi phí biến đổi của nghề này trung bình là 148,10 triệu đồng/năm tức là chiếm tới khoảng gần 88% tổng chi phí bình quân cả năm của một đơn vị thuyền Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 2 nghề. Như vậy, có thể thấy rằng chi phí chủ yếu là phục vụ cho hoạt động khai thác thường xuyên, có nghĩa là các khoản mục đầu tư tuy đã tương đối đầy đủ nhưng còn ở mức đơn giản, giá trị thấp nên các chi phí khấu hao và sửa chữa lớn cũng chỉ ở mức thấp. Trong chi phí biến đổi, nhiên liệu vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất (78.14% tổng chi phí biến đổi), phần bảo quản sản phẩm và lương thực cho thuỷ thủ trong chuyến đi biển chiếm khoảng 20% và còn lại là các chi phí sửa chữa nhỏ chiếm hơn 1% tổng chi phí biến đổi. 4. Doanh thu Theo số liệu điều tra, doanh thu bình quân năm của nghề này là khoảng hơn 194 triệu đồng. Như vậy, con số này lớn hơn nhiều so với mức chi phí biến đổi bình quân năm của nghề này: doanh thu sau chi phí biến đổi khoảng hơn 46 triệu đồng và nó cho thấy ít nhất các thuyền nghề này có khả năng tồn tại trong một thời gian nữa dù cho họ thực sự không có lãi sau khi trang trải tất cả các khoản chi phí khác. Hiệu quả kinh tế Tổng doanh thu: 194.49 triệu VND Tổng chi phí biến đổi: 148.10 triệu VND Tổng chi phí cố định: 21.13 triệu VND Lợi nhuận: 26.94 triệu VND 5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu Bảng 2: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu lưới kéo đơn 20-45 CV Các chỉ số kinh tế và trị giá Đơn vị tính Tàu kéo đơn 20-45 CV Đầu tư Triệu VND 79,60 Vốn vay (L) Triệu VND 7,00 Vốn tự có Triệu VND 72,60 Tỷ lệ vốn tự có/vốn đầu tư (E/Iv) 0,91 Doanh thu một năm (TO) Triệu VND 194,49 Các chi phí biến đổi trong 1 năm (VC) Triệu VND 148,10 Doanh thu sau chi phí biến đổi (CM/năm) Triệu VND 46,39 Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 3 Các chỉ số kinh tế và trị giá Đơn vị tính Tàu kéo đơn 20-45 CV Chi phí cố định (FC/ năm) Triệu VND 21,13 Lợi nhuận (P)/ năm Triệu VND 25,26 Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu (P/TO) 0,13 Tỉ suất lợi nhuận trên vốn tự có (P/E) 0,35 Tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (P/Iv) 0,32 Lợi nhuận ròng bình quân tính cho cả năm đạt 25,26 triệu đồng cho thấy đội tàu này hiện vẫn đang hoạt động có hiệu quả về mặt kinh tế. Đây là động cơ chính để người dân tiếp tục đầu tư phát triển nghề này vì lợi nhuận sẽ luôn là điều kiện tiên quyết để người dân đưa ra quyết định đầu tư. Trong tổng chi phí cho nghề này, chi phí cố định chiếm hơn 12% và chi phí biến đổi chiếm khoảng gần 88% cho thấy hoạt động của nghề khai thác này bị ảnh hưởng phần lớn từ các chi phí biến đổi. Như vậy, các tác động giảm chi phí nên tập trung vào các chi phí biến đổi hơn là vào chi phí cố định sẽ có hiệu quả hơn. Như trên đã nêu, tổng đầu tư tài sản cố định bình quân của đội tàu này là 79,6 triệu đồng tương ứng với tỷ suất lợi nhuận trước trả lãi trên vốn đầu tư của nghề này là 0,32. Trong khi đó, tỷ lệ vốn tự có trong tổng mức đầu tư của nghề này là 91,21% chứng tỏ khả năng về vốn tự có của các ngư dân thuộc đội tàu này và với mức đầu tư cho đội tàu này là khá tốt. Mức lợi nhuận như trên là ở mức trung bình nhưng cũng khá hấp dẫn đặc biệt với những ngư dân nghèo, không có nhiều vốn để đầu tư cho nghề nghiệp lớn hơn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nghề này thường chỉ đánh bắt ven bờ với nguồn lợi thuỷ sản hiện đã và đang cạn kiệt, do vậy tính bền vững của nghề nghiệp cần được đặc biệt chú ý. Có thể trong ngắn hạn, rất có thể nghề này sẽ vẫn còn có lợi nhuận. Tuy nhiên, khi mức độ phát triển của nghề này tăng lên nó sẽ bị ảnh hưởng gần như ngay lập tức bởi nguồn lợi tự nhiên trong vùng ngư trường đã bị cạn kiệt. Do đó, dù cho các tính toán trên là hoàn toàn chính xác thì cũng không nên khuyến khích nghề này phát triển mạnh. Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 4 II. Đội tàu lưới kéo đơn 46-89 CV 1. Đầu tư Tổng đầu tư tài sản cố định trung bình của đội tàu này là 149,45 triệu đồng vẫn chủ yếu là đầu tư cho vỏ tàu (73,87 triệu đồng và chiếm 49,43% tổng giá trị đầu tư thuyền nghề) và máy thuỷ (45,89 triệu đồng và chiếm 30,7% tổng giá trị đầu tư); các khoản đầu tư còn lại cho lưới, thiết bị cơ khí, điện tử… vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị đầu tư. 2. Chi phí cố định Bảng 3: Cơ cấu chi phí cố định đội tàu lưới kéo đơn 46-89 CV Hạng mục Thành tiền (tr. đồng) %/ Tổng chi phí cố định Khấu hao tài sản cố định 23,06 52,38 Sửa chữa lớn 14,96 33,97 Bảo hiểm 1,45 3,29 Thuế 1,51 3,42 Trả lãi vốn vay 3,05 6,93 Tổng cộng 44,03 100,0 Tổng chi phí cố định của nghề lưới kéo đơn công suất 46-89 CV là 44,02 triệu đồng/năm, chiếm 22,48% tổng chi phí của đội tàu này. Trong các chi phí cố định, các chi phí cho bảo hiểm và trả thuế là nhỏ nhất chỉ chiếm 3,42% và 3,29% tổng chi phí cố định - chi phí này cũng cho thấy một phần quy mô của nghề khai thác vì các khoản thuế cũng như bảo hiểm đều được tính dựa trên quy mô của tàu khai thác. Các khoản chi phí cố định lớn nhất đối với đội tàu này là chi phí khấu hao và chi phí sửa chữa lớn. Theo tính toán từ kết quả điều tra, chi phí khấu hao tài sản cho nghề này là 23,06 triệu đồng - chiếm 52,38% tổng chi phí cố định. Chi phí sửa chữa lớn của nghề này là 14,96 triệu đồng, chiếm 33,97% tổng chi phí cố định, bao gồm các khoản sửa chữa vỏ tàu, máy móc, ngư lưới cụ, các thiết bị cơ khí và điện tử và tu bổ thiết bị bảo quản sản phẩm trên tàu. Thời kì sửa chữa lớn cho các trang thiết bị của nghề này thường dao động trong khoảng 1,1-1,8 năm, vỏ tàu và máy bình quân khoảng 1,3 năm phải sửa chữa lớn 1 lần. Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 5 3. Chi phí biến đổi Chi phí này cũng bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến hoạt động khai thác thường xuyên trên biển của các thuyền nghề có thể bao gồm chi phí cho dầu, nước đá, ăn uống trên biển, lương cho lao động thuê… Các chi phí này được tính bình quân theo ngày, nhân với số ngày hoạt động trong năm để có được tổng chi phí biến đổi bình quân cho thuyền nghề trong năm. Tổng chi phí biến đổi của nghề này là 151,8 triệu đồng/năm - không khác nhiều so với nghề lưới kéo đơn 20-45 CV như tính toán ở trên. Với chi phí cố định là 44,02 triệu đồng/năm thì chi phí biến đổi chiếm khoảng gần 78% tổng chi phí cả năm của cả thuyền nghề lưới kéo đơn 46-89 CV. Như vậy, có thể thấy rằng các chi phí của nghề này vẫn tập trung vào phần chi phí cho hoạt động thường xuyên nhiều hơn là cho các khoản đầu tư cố định và rõ ràng là lợi nhuận của ngư dân sẽ phải phụ thuộc nhiều vào gánh nặng chi phí thường xuyên này. Trong đó, chi phí cho nhiên liệu chiếm phần lớn nhất là 78,62% chi phí biến đổi; sau đó là chi phí cho bảo quản sản phẩm và chi phí cho lương thực thực phẩm trong chuyến biển lần lượt chiếm 10,96% và 8,68% chi phí biến đổi của đội tàu; các chi phí sửa chữa nhỏ và các chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong chi phí biến đổi lần lượt là 1,46% và 0,43%. 4. Doanh thu Cách tính doanh thu cũng tương tự như cách tính toán chi phí biến đổi. Theo số liệu điều tra, cả năm doanh thu vào khoảng gần 213 triệu đồng. Như vậy, so với mức chi phí thường xuyên bình quân cả năm gần 152 triệu đồng thì doanh thu trước chi phí cố định là gần 61 triệu đồng - mức doanh thu này cũng cho thấy nếu như trên thực tế họ gần như không có lãi sau khi trừ đi cả những khoản chi phí khác và các thuyền nghề này có thể tiếp tục hoạt động do vẫn có thể trang trải được chi phí biến đổi. Sau khi trừ chi phí cố định thì bình quân thuyền nghề có thể đạt gần 17 triệu đồng/năm tiền lãi ròng tương ứng với tỷ suất lợi nhuận trước lãi trên vốn đầu tư là khoảng 13%. Hiệu quả kinh tế Tổng doanh thu: 212.68 triệu VND Tổng chi phí biến đổi: 151.80 triệu VND Tổng chi phí cố định: 44.02 triệu VND Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 6 Lợi nhuận: 16.86 triệu VND 5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu Bảng 4: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu lưới kéo đơn 46-89 CV Như đã nêu trên, mức lợi nhuận bình quân tính cho cả năm đạt 16,86 triệu đồng cho thấy đội tàu này hiện vẫn đang hoạt động có hiệu quả mặc dù mức lợi nhuận này là không cao. Chính vì thế, việc xác định định hướng phát triển cho nghề này là rất cần thiết để giúp cho nghề này có được hướng đi ổn định và bền vững vì mức lợi nhuận bình quân thấp như vậy là rất không cân xứng với mức rủi ro khá cao của nghề khai thác hải sản nói chung. Tổng đầu tư tài sản cố định bình quân của đội tàu này là 149,45 triệu đồng và tỷ suất lợi nhuận trước lãi trên vốn đầu tư của nghề này vào khoảng 0,13 là khá thấp so với tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn đầu tư đạt tới 97,66%. Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu mặc dù vẫn mang dấu dương nhưng có giá trị quá thấp - chỉ vào khoảng 0,08. Chính vì thế, cần có biện pháp giảm bớt chi phí (đặc biệt là chi phí thường xuyên) cho nghề này nhằm tăng lợi nhuận ròng, đồng thời cần có các hỗ trợ về kĩ thuật nhằm giúp ngư dân có thể tăng được sản lượng. Mặt khác, các hỗ trợ giúp chuyển đổi nghề nghiệp nhằm giảm bớt áp lực đối với nguồn lợi hải sản cũng sẽ có hiệu quả vừa bảo vệ và tái tạo nguồn lợi vừa giảm bớt số tàu thuyền khai thác, tăng hiệu quả khai thác của tàu thuyền và tăng lợi nhuận cho ngư dân. Các chỉ số kinh tế Đơn vị tính Tàu lưới kéo đơn 46 - 89 CV Đầu tư Triệu VND 149,45 Vốn vay (L) Triệu VND 3,50 Vốn tự có Triệu VND 145,95 Tỷ lệ vốn tự có/vốn đầu tư (E/Iv) 0,98 Doanh thu một năm (TO) Triệu VND 212,68 Các chi phí biến đổi trong 1 năm (VC) Triệu VND 151,80 Doanh thu sau chi phí biến đổi (CM/năm) Triệu VND 60,88 Chi phí cố định (FC/ năm) Triệu VND 44,02 Lợi nhuận (P/ năm) Triệu VND 16,86 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (P/TO) 0,08 Tỉ suất lợi nhuận/ vốn tự có (P/E) 0,12 Tỉ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư (P/Iv) 0,13 Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 7 III. Đội tàu lưới kéo đơn 141-300 CV 1. Vốn đầu tư Vốn đầu tư trung bình cho tàu loại này là 663,87 triệu đồng - loại tàu có vốn đầu tư lớn thứ hai trong số 5 đội tàu được khảo sát ở Cà Mau. Các hạng mục đầu tư chính của tàu lưới kéo đơn 141-300 CV là vỏ tàu, máy tàu, thiết bị cơ điện tử, các phương tiện bảo quản và các thiết bị khác - tất cả đều có giá trị lớn. Vỏ tàu là hạng mục lớn nhất trong tổng vốn đầu tư, 377,82 triệu đồng, chiếm 56,9% tổng vốn đầu tư. Hạng mục đầu tư lớn thứ hai là máy tàu, có giá trị trung bình 133,13 triệu đồng, chiếm 20,1% tổng vốn đầu tư. Lưới và ngư cụ là 37,77 triệu đồng, chiếm gần 5,7% tổng vốn đầu tư, các thiết bị cơ khí và phương tiện bảo quản cũng là các hạng mục đầu tư lớn với số vốn trung bình là 39,04 triệu đồng và 35,63 triệu đồng, tương ứng 5,9% và 5,4% tổng vốn đầu tư. Các thiết bị điện tử có giá trị 19,46 triệu đồng và chiếm 2,9% tổng vốn đầu tư; các thiết bị khác có giá trị là 21,02 triệu đồng, tương ứng 3,2% tổng vốn đầu tư. 2. Chi phí cố định Các chi phí cố định bao gồm: khấu hao tài sản cố định, sửa chữa lớn, thuế, bảo hiểm và trả lãi vốn vay. Tuy nhiên, khác với các đội tàu đã được đề cập ở phần trên, ngoài phần khấu hao tài sản cố định và sửa chữa lớn, chi phí trả lãi vốn vay là tương đối lớn trong các chi phí cố định, thuế và bảo hiểm là các hạng mục chi phí nhỏ nhất. Thêm nữa, mặc dù thuế và bảo hiểm chỉ chiếm 4-5% tổng chi phí cố định song tính theo giá trị tuyệt đối thì chúng cũng tương đối lớn. Bảng 5: Cơ cấu chi phí cố định đội tàu lưới kéo đơn 141-300 CV Hạng mục Thành tiền (triệu đồng) % /tổng chi phí cố định Khấu hao tài sản cố định 64,78 36,84 Sửa chữa lớn 43,66 24,83 Bảo hiểm 7,53 4,28 Thuế 9,70 5,51 Trả lãi vay 50,17 28,53 Tổng cộng 175,84 100 Tổng chi phí cố định trung bình của tàu lưới kéo đơn 141-300 CV là 175,84 triệu đồng/năm. Ba hạng mục chi phí cố định lớn nhất là khấu hao tài sản cố định, sửa chữa lớn và trả lãi vốn vay - một chi phí thông thường của các đội tàu đánh bắt cỡ lớn vì các Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 8 tàu này thường có vốn đầu tư lớn nên thường phải vay vốn nhiều nên phải trả lãi nhiều. Khấu hao tài sản cố định trung bình của loại tàu này là 64,78 triệu đồng, chiếm 36,8 % tổng chi phí cố định. Chi phí sửa chữa lớn của nghề này là 43,66 triệu đồng, chiếm 24,83% tổng chi phí cố định. Chi phí sửa chữa lớn chủ yếu được dùng để sửa chữa vỏ tàu và máy tàu, chiếm gần 57% chi phí sửa chữa lớn. Máy móc và thiết bị của đội tàu này thường có chu kỳ sửa chữa lớn là khoảng 1 năm Hạng mục chi phí cố định chủ yếu khác là trả lãi vốn vay: các tàu đánh bắt của đội tàu này trung bình phải trả tới 50,17 triệu đồng, chiếm 28,5% tổng chi phí cố định. 3. Chi phí biến đổi Tương tự như các loại hình nghề nghiệp đánh bắt khác đã nói trên, chi phí này bao gồm toàn bộ các chi tiêu liên quan đến hoạt động hàng ngày của tàu và lương cho lao động trên tàu. Tổng chi phí biến đổi trung bình của đội tàu này là 210,73 triệu đồng/năm. Với chi phí cố định là 175,83 triệu đồng/năm thì tổng chi phí trung bình của đội tàu này là 386,56 triệu đồng. Tỷ lệ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định trong tổng chi phí là khoảng 55% và 45%. Vì thế, khác với các đội tàu có công suất nhỏ hơn, chi phí cố định và chi phí biến đổi gần cân bằng nhau cho thấy các tàu khai thác hải sản loại này có đầu tư lớn hơn các đội tàu khác rất nhiều và hoạt động cũng như hiệu quả của nó phụ thuộc vào cả chi phí cố định lẫn chi phí biến đổi một cách khá cân bằng chứ không quá chênh lệch như những nghề quy mô nhỏ nói trên. 4. Doanh thu Phương pháp tính doanh thu cũng giống như tính chi phí biến đổi. Theo số liệu khảo sát, doanh thu trung bình của đội tàu này 495,42 triệu đồng/năm. Như vậy, so với chi phí hoạt động trung bình/năm 210,73 triệu đồng thì doanh thu trước khi trừ chi phí cố định còn tới 284,69 triệu đồng và sau khi trừ chi phí cố định thì mỗi tàu khai thác hải sản loại này có lãi trung bình 108,86 triệu đồng. Có thể thấy rằng các thuyền nghề này có mức doanh thu khá cao nhưng chi phí sản xuất cũng không nhỏ nên lãi ròng cũng không nhiều. Hiệu quả kinh tế Tổng doanh thu: 495,42 triệu VND Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 9 Tổng chi phí biến đổi: 211.73 triệu VND Tổng chi phí cố định: 175,83 triệu VND Lợi nhuận: 108.86 triệu VND 5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của đội tàu Bảng 6: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu lưới kéo đơn 141-300 CV Các chỉ số kinh tế Đơn vị tính Tàu lưới kéo đơn 141 - 300 CV Đầu tư Triệu VND 663,87 Vốn vay (L) Triệu VND 337,05 Vốn tự có Triệu VND 326,82 Tỷ lệ vốn tự có/vốn đầu tư (E/Iv) 0,49 Doanh thu 1 năm (TO) Triệu VND 495,42 Chi phí biến đổi trong 1 năm (VC) Triệu VND 210,73 Doanh thu sau chi phí biến đổi (CM/năm) Triệu VND 284,69 Chi phí cố định (FC/ năm) Triệu VND 175,83 Lợi nhuận (P/ năm) Triệu VND 108,86 Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu (P/TO) 0,22 Tỉ suất lợi nhuận/ vốn tự có (P/E) 0,33 Tỉ suất lợi nhuận/vốn đầu tư (P/Iv) 0,16 Mức lợi nhuận bình quân tính cho cả năm đạt 108,86 triệu đồng cho thấy đội tàu này hiện vẫn đang hoạt động có hiệu quả, thậm chí là mức hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, so với tổng đầu tư tài sản cố định bình quân của đội tàu này là 663,87 triệu đồng/đơn vị thuyền nghề thì tỷ suất lợi nhuận trước lãi trên vốn đầu tư của nghề này vào khoảng 0,16 là khá thấp trong khi tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn đầu tư mặc dù không quá cao nhưng cũng đạt tới gần 50%. Vậy đầu tư cho nghề này có thực sự hiệu quả? Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 0,22 tức là 1 đồng doanh thu thô chỉ có được 0,22 đồng lãi ròng. Như vậy, có thể nói rằng nghề khai thác hải sản này có được mức doanh thu không nhỏ nhưng do các chi phí sản xuất cũng như chi phí cố định quá lớn nên lợi nhuận thực không nhiều. Các giải pháp nhằm cắt giảm chi phí đồng thời cải tiến công nghệ, phát triển nghề này thành một nghề thực sự hiện dại, đồng bộ, khai thác xa bờ có thể sẽ cải thiện được hiệu quả cũng như tính bền vững của nghề khai thác này. Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 10 IV. Đội tàu lưới vây >140 CV 1. Đầu tư Tổng đầu tư tài sản cố định trung bình của đội tàu này là 1187,75 triệu đồng - là mức đầu tư lớn nhất trong 5 đội tàu được điều tra lần này tại Cà Mau. Các khoản mục đầu tư cho nghề vây ánh sáng >140 CV đều có giá trị cao. Một điều cần ghi nhận thêm là hầu hết các chủ tàu khai thác loại này đều phải vay nợ khá lớn do mức đầu tư lớn cho nghề khai thác này dẫn đến chi phí cố định cũng khá lớn do sự gia tăng của khoản chi phí trả lãi vay. 2. Chi phí cố định Bảng 7: Cơ cấu chi phí cố định đội tàu lưới vây >140 CV Hạng mục Thành tiền (tr.VND) %/ Tổng chi phí cố định Khấu hao 101,72 36,95 Sửa chữa lớn 67,30 24,45 Bảo hiểm 10,14 3,68 Thuế 9,89 3,59 Trả lãi vay 86,22 31,32 Tổng cộng 275,27 100,0 Các khoản mục chi phí cố định vẫn là: khấu hao, sửa chữa lớn, thuế, bảo hiểm và trả lãi vay. Tuy nhiên, ba khoản mục là chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa lớn và chi phí trả lãi vay đã chiếm tới khoảng 93% tổng chi phí cố định. Mức thuế của nghề này vẫn chỉ chiếm 3,42% tổng chi phí cố định và có giá trị tương đương với khoảng gần 10 triệu đồng/năm. Giá trị bảo hiểm là 10,14 triệu đồng/năm đã cao hơn nhiều do quy mô nghề nghiệp lớn hơn và chiếm 3,51% tổng chi phí cố định. Tổng chi phí cố định của nghề lưới vây ánh sáng công suất >140 CV là 275,26 triệu đồng/năm. Trong các chi phí cố định, các chi phí cho bảo hiểm và thuế là nhỏ nhất nhưng về giá trị tuyệt đối các khoản này vẫn có giá trị lớn nhất trong cả 5 đội tàu khai thác hải sản được điều tra tại Cà Mau. Các khoản chi phí cố định lớn nhất đối với đội tàu này là chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa lớn và chi trả lãi tiền vay từ các nguồn khác nhau. Theo tính toán từ kết quả điều tra, chi phí khấu hao tài sản cho nghề này là 101,72 triệu đồng - chiếm 36,95% tổng chi phí cố định. Chi phí sửa chữa lớn của nghề này là 67,30 triệu đồng, chiếm 24,45% tổng chi phí cố định, cũng bao gồm đủ các khoản sửa chữa cho các khoản mục đầu tư chính trên tàu và kể cả sửa chữa các trang bị khác như Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 11 neo, chân vịt, tời... Tuy nhiên, khác với các nghề đã kể trên ngoài chi phí sửa chữa lớn có mức chi cao cho vỏ tàu và máy thuỷ ra nghề này còn thêm phần sửa chữa lớn dành cho ngư cụ cũng khá lớn (chiếm khoảng hơn 37% tổng chi phí sửa chữa lớn). Thời kì sửa chữa lớn cho các trang thiết bị của nghề này là đều dao động trong khoảng 1,2-1,4 năm đối với tất cả các loại trang thiết bị kể trên. Chi trả lãi tiền vay như đã nói trên là khá lớn: các tàu khai thác thuộc đội tàu này bình quân đã phải trả tới 86,22 triệu đồng - tương đương với 31,32% tổng chi phí cố định của cả thuyền nghề. 3. Chi phí biến đổi Tính bình quân cả năm, tổng chi phí biến đổi của nghề này là 319,63 triệu đồng - cũng lớn nhất trong cả 5 nghề được điều tra tại Cà Mau. Với chi phí cố định là 275,26 triệu đồng/năm thì tổng chi phí bình quân thuyền nghề đội tàu này là 594,89 triệu đồng và như vậy tỷ trọng chi phí biến đổi và chi phí cố định trong tổng chi phí là khoảng 53,73% và 46,27%. Tức là tỷ trọng chi phí biến đổi và chi phí cố định tương đối cân bằng cho thấy mức đầu tư của nghề này là khá lớn nên có chi phí cố định lớn đồng thời hoạt động của nghề này sẽ phải phụ thuộc tương đối đồng đều vào cả 2 phần chi phí cố định và biến đổi. 4. Doanh thu Cách tính doanh thu cũng tương tự như cách tính toán chi phí biến đổi. Theo số liệu điều tra, bình quân cả năm doanh thu của các tàu thuộc đội tàu này là 976,01 triệu đồng. Như vậy, so với mức chi phí thường xuyên bình quân cả năm là 319,63 triệu đồng thì doanh thu trước chi phí cố định là 657,38 triệu đồng - là mức doanh thu trước chi phí cố định cao nhất trong các nghề được điều tra ở đây và có cũng cho thấy khả năng lợi nhuận của nghề này là khá cao. Sau khi trừ đi cả chi phí cố định thì bình quân thuyền nghề này vẫn còn có mức lợi nhuận là 382,12 triệu đồng - cũng là mức lợi nhuận lớn nhất trong các nghề được điều tra tại Cà Mau. Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù các chi phí bình quân đội tàu này bỏ ra khá lớn nhưng doanh thu của đội tàu này cũng rất tốt nên lợi nhuận ròng của họ vẫn rất cao. Doanh thu này lớn một phần là do các tàu này thường đánh khơi và tập trung khai thác các loài thuỷ sản xuất khẩu có giá trị cao. Hiệu quả kinh tế Tổng doanh thu: 976.01 triệu VND Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 12 Tổng chi phí biến đổi: 319.63 triệu VND Tổng chi phí cố định: 275.26 triệu VND Lợi nhuận: 382.12 triệu VND 5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu Bảng 8: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu lưới vây >140 CV Các chỉ số kinh tế Đơn vị tính Tàu lưới vây >140 CV Đầu tư Triệu VND 1187,75 Vốn vay (L) Triệu VND 686,79 Vốn tự có Triệu VND 500,97 Tỷ lệ vốn tự có/vốn đầu tư (E/Iv) 0,42 Doanh thu một năm (TO) Triệu VND 976,01 Chi phí biến đổi trong 1 năm (VC) Triệu VND 319,63 Doanh thu sau chi phí biến đổi(CM)/năm Triệu VND 657,38 Chi phí cố định (FC/ năm) Triệu VND 275,27 Lợi nhuận (P/ năm) Triệu VND 382,11 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (P/TO) 0,39 Tỉ suất lợi nhuận/vốn tự có (P/E) 0,76 Tỉ suất lợi nhận/vốn đầu tư (P/Iv) 0,39 Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của đội tàu khai thác hải sản này là khá tốt, đầu tư cũng ở mức cao và điểm duy nhất cần phải xem xét là tỷ trọng vốn tự có trong tổng đầu tư thấp. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu đạt 39% và lợi nhuận trước trả lãi trên tổng đầu tư cũng đạt 39% là các kết quả tốt cho thấy đội tàu này hiện đang hoạt động tương đối có hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn tự có đạt tới 76% sẽ là một sức hút mạnh mẽ đối với người đầu tư. Vấn đề ở đây chỉ còn là liệu có thể có nguồn vốn vay đủ cho người đầu tư bù đắp vào khoảng gần 58% tổng giá trị đầu tư còn thiếu hụt? Đây sẽ là câu hỏi dành cho các nhà quản lí cả cấp địa phương và trung ương vì rằng với các chỉ tiêu kinh tế tốt như trên việc đầu tư phát triển đội tàu này là không cần bàn cãi tuy nhiên đầu tư như thế nào, cho ai… cho phù hợp thì cần có các nghiên cứu sâu hơn nhằm tránh việc đầu tư không hợp lí dẫn đến tình trạng thất bại như một số chương trình đầu tư khác đã mắc phải trong ngành thuỷ sản. Mặt khác, cơ cấu vốn như vậy cũng cho thấy rủi ro cao do áp lực về trả lãi quá lớn vì vậy cũng cần có biện pháp để cải thiện cơ cấu vốn này, khuyến khích người dân tự tích luỹ hoặc huy động vốn nhằm nâng cao tỷ lệ vốn tự có trong tổng đầu tư để giảm chi phí trả lãi cũng như giảm bớt rủi ro. Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 13 V. Đội tàu câu tay mực 20-89 CV 1. Đầu tư Tổng đầu tư tài sản cố định trung bình của đội tàu này là 187,86 triệu đồng và là đội tàu có quy mô trung bình về mặt công suất. Nghề này chuyên tập trung khai thác cá mực và là nghề có thu nhập khá tốt do sản phẩm có giá trị cao. Mặc dù có quy mô nhỏ hơn nghề vây ánh sáng >140 CV nhưng các khoản mục đầu tư chính cho nghề câu mực 20-89 CV vẫn tương đối đồng bộ với các máy móc trang thiết bị đều có giá trị khá cao. 2. Chi phí cố định Bảng 9: Cơ cấu chi phí cố định đội tàu câu mực 20-89 CV Hạng mục Thành tiền (triệu đồng) %/ tổng chi phí cố định Khấu hao 25,10 40,76 Sửa chữa lớn 19,89 32,30 Bảo hiểm 2,60 4,22 Thuế 3,11 5,05 Trả lãi 10,87 16,65 Tổng cộng 61,57 100,0 Ba khoản chi phí lớn nhất là khấu hao, sửa chữa lớn và trả lãi vay chiếm tới 91,73% tổng chi phí cố định. Mức thuế của nghề này chỉ chiếm 5,05% tổng chi phí cố định và chi phí bảo hiểm còn thấp hơn - chỉ chiếm 4,22% tổng chi phí cố định. Tổng chi phí cố định của nghề câu tay mực công suất 20-89 CV là 61,58 triệu đồng/năm. Chi phí cố định lớn nhất đối với đội tàu này vẫn là chi phí khấu hao - chiếm tới 40,76% tổng chi phí cố định. Chi phí sửa chữa lớn đứng thứ 2 với tỷ trọng 32,30% của tổng chi phí cố định và chi trả lãi tiền vay chiếm 17,65% tổng chi phí cố định. Thời kì sửa chữa lớn cho các trang thiết bị của nghề này là đều dao động trong khoảng trên dưới 1 năm. 3. Chi phí biến đổi Tính bình quân cả năm, tổng chi phí biến đổi của nghề này là 91,15 triệu đồng. Với chi phí cố định là 61,58 triệu đồng/năm thì tổng chi phí bình quân thuyền nghề đội tàu này là 152,73 triệu đồng và như vậy tỷ trọng chi phí biến đổi và chi phí cố định trong tổng chi phí là khoảng 59,68% và 40,32%. Tức là tỷ trọng chi phí biến đổi và chi phí cố định của nghề này lại hơi nghiêng về phía chi phí biến đổi tương ứng với mức đầu tư chỉ ở mức trung bình. Trong chi phí biến đổi, chi phí cho nhiên liệu vẫn là loại chi phí lớn nhất - chiếm tới 71,71% và tiếp đó là chi phí mua lương thực thực phẩm cho chuyến biển Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 14 - chiếm 17,98%; chi phí bảo quản sản phẩm chiếm 8,25% và còn lại là các chi phí sửa chữa nhỏ và các chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 1,86% và 0,19% chi phí biến đổi. 4. Doanh thu Theo số liệu điều tra, bình quân cả năm doanh thu của nghề này là 221,65 triệu đồng. Như vậy, so với mức chi phí thường xuyên bình quân cả năm là 91,15 triệu đồng thì doanh thu trước chi phí cố định là 130,50 triệu đồng - cũng là mức doanh thu trước chi phí cố định khá cao. Sau khi trừ chi phí cố định thì bình quân thuyền nghề này vẫn còn có mức lợi nhuận là 68,92 triệu đồng - cũng là mức lợi nhuận cao trong các nghề được điều tra tại Cà Mau. Như vậy, một lần nữa ta lại thấy nghề khai thác hải sản có tập trung khai thác các loài thuỷ sản xuất khẩu có giá trị cao lại có lợi nhuận khá lớn mặc dù với nghề câu tay mực này đầu tư không cần quá lớn như nghề vây ánh sáng. Hiệu quả kinh tế Tổng doanh thu: 221.65 triệu VND Tổng chi phí biến đổi: 91.15 triệu VND Tổng chi phí cố định: 61.58 triệu VND Lợi nhuận: 68.92 triệu VND 5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu Bảng 10: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu câu mực 20-89 CV Các chỉ số kinh tế Đơn vị tính Tàu câu mực 20-89 CV Đầu tư Triệu VND 187,86 Vốn vay (L) Triệu VND 57,85 Vốn tự có Triệu VND 130,01 Tỷ lệ vốn tự có/vốn đầu tư (E/Iv) 0,69 Doanh thu một năm (TO) Triệu VND 221,65 Các chi phí biến đổi trong 1 năm (VC) Triệu VND 91,15 Doanh thu sau chi phí biến đổi (CM/năm) Triệu VND 130,50 Chi phí cố định (FC/ năm) Triệu VND 61,57 Lợi nhuận (P/ năm) Triệu VND 68,93 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (P/TO) 0,31 Tỉ suất lợi nhuận /vốn tự có (P/E) 0,53 Tỉ suất lợi nhuận/vốn đầu tư (P/Iv) 0,42 Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của đội tàu này là khá tốt mặc dù đầu tư cũng chỉ ở mức trung bình và có tỷ trong vốn tự có trong tổng đầu tư khá tốt (69,21%). Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 15 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt hơn 31% và lợi nhuận trước trả lãi trên tổng đầu tư đạt tới 42% là các kết quả tốt cho thấy đội tàu này hiện đang hoạt động rất có hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn tự có đạt tới 53% sẽ là sức hút mạnh của nghề này đối với người đầu tư về mặt hiệu quả kinh tế. Vấn đề vốn cũng sẽ không phải là khó khăn quá lớn đối với người muốn đầu tư phát triển nghề này vì như đã nêu trên đầu tư cho nghề này chỉ yêu cầu ở mức trung bình. Do vậy, đây cũng sẽ là một nghề có tương lai phát triển tốt cần được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng có liên quan và chính quyền các cấp trong điều kiện ngành khai thác đang gặp rất nhiều khó khăn do nguồn lợi cạn kiệt. B. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ NGÀNH KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH CÀ MAU I. Xây dựng mô hình 1. Mô hình Trên thực tế, có rất nhiều các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp tới kết quả sản xuất của ngành khai thác hải sản. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chỉ tập trung phân tích một số yếu tố chính và có khả năng tác động bằng các giải pháp chính sách nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất và tiến tới phát triển bền vững. Mô hình sẽ tập trung phân tích và đánh giá yếu tố thu nhập ròng của ngành khai thác hải sản như là yếu tố đại diện cho hiệu quả kinh tế của ngành này với các tác động từ các yếu tố như vốn, chi phí, trình độ lao động… và trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất về giải pháp khắc phục cũng như hỗ trợ phát triển. Với cơ sở lí thuyết như vậy, nghiên cứu sẽ ứng dụng mô hình hàm sản xuất Cobb- Douglas: Y = a Kα * Tβ * Cλ * Lsγ Biến phụ thuộc: Y: Thu nhập ròng (trong nghiên cứu này được hiểu là lợi nhuận ròng - P) của khai thác hải sản Biến độc lập: K: giá trị tài sản khai thác hải sản, bao gồm giá trị tàu thuyền khai thác, ngư lưới cụ và các trang thiết bị khác phục vụ cho khai thác hải sản; Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 16 T: trình độ lao động sản xuất bao gồm các yếu tố trình độ văn hoá của ngư dân, số năm kinh nghiệm đi biển và trình độ được huấn luyện/tập huấn về khai thác hải sản; C: Chi phí sản xuất; Ls: Vốn vay phục vụ cho khai thác hải sản Ngoài ra, biến giả Dd với các giá trị xa bờ (1)/gần bờ (0) sẽ được đưa thêm vào trong mô hình nhằm đánh giá khả năng đánh bắt xa bờ của tàu thuyền khai thác; 2. Kết quả mong đợi Nghiên cứu mong đợi có được kết quả tương quan thuận chiều giữa các biến độc lập là vốn (K), trình độ lao động sản xuất (T) và biến giả (khai thác xa bờ/gần bờ) và Vốn vay Ls đối với biến phụ thuộc là Y (Thu nhập ròng của khai thác hải sản). Nghiên cứu cũng mong đợi có được kết quả tương quan nghịch chiều giữa biến độc lập là chi phí sản xuất (C) đối với biến phụ thuộc là Y (Thu nhập ròng của khai thác hải sản): Y = a Kα * Tβ * Cλ * Lsγ * Dd => LnY = Lna + α Ln K + β Ln T + λ Ln C + γ Ln Ls + Dd + + - + + 3. Mô tả các biến số trong mô hình Nghiên cứu có 94 mẫu điều tra (tính theo đơn vị tàu thuyền khai thác) được tiến hành với một số nghề khai thác hải sản điển hình của Cà Mau và chia theo hai bộ phận chính là các nghề khai thác xa bờ (máy tàu có công suất >90CV) và các nghề khai thác gần bờ (máy tàu có công suất <90CV). Bảng 11: Thống kê mô tả mô hình chung Số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bì hTrình độ lao động 94 1.00 3.00 2.01 Tổng chi phí 94 152.73 594.89 304.74 Tổng doanh thu 94 194.49 976.01 430.47 Vốn đầu tư cho khai thác 94 18.00 3000.00 470.71 Tổng số lượng vay 94 .00 1900.00 251.47 Lợi nhuận 94 16.86 381.12 125.73 Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 17 Biến số trình độ được tính theo phương pháp cho điểm bao gồm biến văn hoá, số năm kinh nghiệm đi biển và sự tham gia trong các khoá đào tạo, huấn luyện nghề nghiệp. Trình độ văn hoá được cho điểm theo hệ số 0,5-0,7-1 tương ứng với các cấp đi học 1, 2 và 3. Số năm kinh nghiệm đi khai thác hải sản cũng có thang chia điểm tương tự nhưng tương ứng với các mức kinh nghiệm khác nhau là dưới 10 năm, từ 10-20 năm và trên 20 năm. Trình độ đào tạo nghề nghiệp được chia thành 2 mức là có được đào tạo, tập huấn tương đương với 1 và không được đào tạo tập huấn tương đương với 0. Bằng cách cho điểm như vậy, tổng hợp lại ta được biến số trình độ với giá trị thấp nhất là 1, cao nhất là 3 và giá trị trung bình của cả nhóm người được phỏng vấn có mức trình độ là 2,01. Chi phí được điều tra và tính toán riêng cho từng đội tàu trên cơ sở các điều tra về chi phí cố định và chi phí biến đổi. Tổng hợp điều tra cho thấy chi phí thấp nhất của các tàu khai thác hải sản Cà Mau là 152,73 triệu đồng và lớn nhất là 594,88 triệu đồng, giá trị chi phí trung bình của tất cả các mẫu được điều tra là 304,74 triệu đồng. Tương tự như biến chi phí, biến doanh thu cũng có cách thức điều tra và tính toán tương tự và cho các giá trị thấp nhất là 194,49 triệu đồng, giá trị cao nhất là 976,01 triệu đồng và giá trị doanh thu trung bình của tất cả các tàu được điều tra là 430,47 triệu đồng. Biến số vốn đầu tư được thể hiện bằng tổng giá trị tài sản khai thác trong biến số này ta thu được giá trị nhỏ nhất là 18 triệu đồng, giá trị lớn nhất là 3.000 triệu đồng và giá trị trung bình của biến số là 470,71 triệu đồng. Tương tự, biến số vốn vay có giá trị vay nhỏ nhất là 0 tức là có một số ngư dân đã không cần vay vốn để đầu tư, giá trị vay lớn nhất là 1.900 triệu đồng và giá trị trung bình của biến số này là 251,47 triệu đồng. Cuối cùng là biến Lợi nhuận, có giá trị thấp nhất là 16,86 triệu đồng, lớn nhất là 381,12 triệu đồng và giá trị lợi nhuận bình quân của tất cả các mẫu điều tra (trung bình của biến số) là 125,73 triệu đồng. a. Mô tả chung Tương quan giữa biến phụ thuộc Lợi nhuận (P) và biến độc lập Trình độ lao động (T) Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 18 Đồ thị 1: Tương quan giữa Lợi nhuận và Trình độ lao động Biến Lợi nhuận và biến Trình độ lao động có tương quan tuyến tính với độ dốc không lớn thể hiện mức độ tác động không lớn. Tuy nhiên, trên thực tế đặc biệt đối với hoạt động khai thác hải sản xa bờ biến số này cho thấy ảnh hưởng không nhỏ của mình đối với lợi nhuận của hoạt động khai thác hải sản nên được đưa vào mô hình với kì vọng là Trình độ lao động khai thác hải sản càng cao thì Lợi nhuận cũng càng lớn. 400.00 300.00 200.00 100.00 0.00 3.002.502.001.50 1.00 Trình độ lao động Tuyến tính Quan sát Lợi nhuận Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 19 Tương quan giữa biến phụ thuộc Lợi nhuận (P) và biến độc lập Chi phí (C) Đồ thị 2: Tương quan giữa Lợi nhuận và Chi phí Ước lượng cho thấy biến Lợi nhuận và biến Chi phí có tương quan tuyến tính, độ dốc khá lớn thể hiện khả năng tác động lớn của biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Vấn đề cần quan tâm ở đây là xu hướng chung của ước lượng thể hiện Chi phí càng cao thì Lợi nhuận càng lớn là không phù hợp với lý thuyết kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy do phần lớn nghề khai thác hải sản của Việt Nam là quy mô nhỏ, khai thác gần bờ với chi phí nhỏ và sản lượng thấp nên trong những năm gần đây với đầu tư lớn trên quy mô rộng đã tạo ra sự gia tăng tương đối lớn về doanh thu của ngành này. Mức gia tăng của doanh thu đó lớn hơn nhiều so với mức chi phí tăng thêm trong cùng thời điểm nên đã tạo ra xu thế ngược trên đồ thị ước lượng. 400.00 300.00 200.00 100.00 0.00 600.00500.00400.00300.00200.00 100.00 Tổng chi phí Tuyến tính Quan sát Lợi nhuận Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 20 Tương quan giữa biến phụ thuộc Lợi nhuận (P) và biến độc lập Doanh thu (TR) Đồ thị 3: Tương quan giữa Lợi nhuận và Doanh thu Biến Lợi nhuận và biến Doanh thu có tương quan tuyến tính với độ dốc lớn thể hiện mức độ tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc là khá cao. Xu hướng chung của tương quan này phù hợp với lí thuyết là Doanh thu càng cao thì Lợi nhuận cũng càng lớn. Tương quan giữa biến phụ thuộc Lợi nhuận (P) và biến độc lập Vốn đầu tư (K) Đồ thị 4: Tương quan giữa Lợi nhuận và Giá trị tài sản khai thác 400.00 300.00 200.00 100.00 0.00 1000.00800.00600.00400.00200.00 Tổng doanh thu Tuyến tính Quan sát Lợi nhuận 400.00 300.00 200.00 100.00 0.0 0 3000.002500.002000.001500.001000.00500.000.0 0 Vốn đầu tư cho khai thác Tuyến tính Quan sát Lợi nhuận Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 21 Biến phụ thuộc Lợi nhuận và biến độc lập Giá trị tài sản khai thác (GTTSKT) đại diện cho mức vốn đầu tư cho thấy có mối tương quan tuyến tính. Ước lượng cũng cho thấy xu hướng chung của mối tương quan là thuận chiều tức là đầu tư cho khai thác hải sản càng lớn thì lợi nhuận thu lại cũng càng cao. Tương quan giữa biến phụ thuộc Lợi nhuận (P) và biến độc lập Vốn vay (Ls) Đồ thị 5: Tương quan giữa Lợi nhuận và Số lượng vốn vay Ước lượng cho thấy biến độc lập này có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc Lợi nhuận và đồng thời ước lượng cũng cho thấy quan hệ thuận chiều tức là Vốn vay càng nhiều thì Lợi nhuận cũng càng lớn. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy điều này không phải lúc nào cũng đúng và điều này sẽ được xem xét kĩ hơn trong phần phân tích mô hình ước lượng dưới đây. b. Đối với bộ phận khai thác hải sản xa bờ Bảng 12: Thống kê mô tả bộ phận khai thác hải sản xa bờ Số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Trình độ lao động 39 1.00 3.00 2.18 Tổng chi phí 39 386.56 594.89 493.39 Tổng doanh thu 39 495.42 976.01 741.88 Vốn đầu tư cho 39 90.00 3000.00 897.46 Tổng số lượng vay 39 .00 1900.00 516.82 Lợi nhuận 39 108.86 381.12 248.48 400.00 300.00 200.00 100.00 0.00 2000.001500.001000.00500.000.00 Tổng số lượng vay Tuyến tính Quan sát Lợi nhuận Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 22 Biến Trình độ lao động ở đây có giá trị thấp nhất là 1,0 và cao nhất là 3,0 và giá trị trung bình của cả nhóm người được phỏng vấn trong bộ phận khai thác hải sản xa bờ có mức trình độ là 2,18. Biến Chi phí của bộ phận này có giá trị thấp nhất là 386,56 triệu đồng và lớn nhất là 594,89 triệu đồng; giá trị trung bình của tất cả các mẫu được điều tra là 493,39 triệu đồng. Biến Doanh thu của bộ phận này có các giá trị thấp nhất là 495,45 triệu đồng, giá trị doanh thu cao nhất là 976,01 triệu đồng và giá trị doanh thu trung bình của tất cả các mẫu được điều tra là 741,88 triệu đồng. Biến Vốn đầu tư của bộ phận này có giá trị nhỏ nhất là 90 triệu đồng, giá trị lớn nhất là 3.000 triệu đồng và giá trị trung bình của biến số là 897,46 triệu đồng. Biến Vốn vay có giá trị vay nhỏ nhất là 0 tức là có một số ngư dân đã không cần vay vốn để đầu tư, giá trị vay lớn nhất là 1.900 triệu đồng và giá trị trung bình của biến số này là 516,82 triệu đồng. Biến Lợi nhuận có giá trị thấp nhất là 108,86 triệu đồng và lợi nhuận lớn nhất đạt mức 381,12 triệu đồng; giá trị bình quân của tất cả các mẫu điều tra (trung bình của biến số) là 248,48 triệu đồng. Tương quan giữa biến phụ thuộc Lợi nhuận và biến độc lập Trình độ lao động Đồ thị 6: Tương quan giữa Lợi nhuận và Trình độ lao động Ước lượng cho thấy trong bộ phận khai thác hải sản xa bờ tương quan giữa Lợi nhuận và Trình độ lao động là tương quan tuyến tính. Ước lượng cũng cho thấy tương 400.00 350.00 300.00 250.00 200.00 150.00 100.00 3.002.502.00 1.50 1.00 Trình độ lao động Tuyến tính Quan sát Lợi nhuận Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 23 quan thuận chiều giữa biến Trình độ lao động khai thác hải sản xa bờ với Lợi nhuận mặc dù độ dốc không quá cao có thẻ tương ứng với mức tác động không lớn. Tương quan giữa biến phụ thuộc Lợi nhuận (P) và biến độc lập Chi phí (C) Đồ thị 7: Tương quan giữa Lợi nhuận và Chi phí Chi phí của bộ phận khai thác hải sản xa bờ được phân chia thành 2 nhóm chủ yếu và có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc đang được xem xét là Lợi nhuận. Tuy nhiên, trong nhóm khai thác hải sản xa bờ này sẽ thấy rõ hơn tương quan giữa chi phí và lợi nhuận không hoàn đúng như lí thuyết mong đợi đó là chi phí càng tăng thì lợi nhuận cũng càng tăng theo. Trên thực tế, doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí tạo ra quan hệ thuận chiều giữa chi phí và lợi nhuận chỉ có thể xảy ra đối với bộ phận khai thác hải sản xa bờ do chỉ có nhóm này có khả năng khai thác ở những ngư trường lớn và có nguồn lợi tốt. Tương quan giữa biến phụ thuộc Lợi nhuận (P) và biến độc lập Doanh thu (TR) 400.00 350.00 300.00 250.00 200.00 150.00 100.00 600.00550.00500.00450.00400.00350.00 Tổng chi phí Tuyến tính Quan sát Lới nhuận Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 24 Đồ thị 8: Tương quan giữa Lợi nhuận và Doanh thu Tương tự như biến Chi phí, biến Doanh thu của bộ phận khai thác hải sản xa bờ cũng chia làm 2 nhóm và có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc là Lợi nhuận. Tuy nhiên, xu hướng chung của tương quan này là hoàn toàn đúng với lý thuyết tức là Doanh thu càng lớn thì Lợi nhuận lại càng tăng. Điều này cũng đã được chứng minh trên thực tế của ngành khai thác hải sản. Tương quan giữa biến phụ thuộc Lợi nhuận (P) và biến độc lập Vốn đầu tư (K) Đồ thị 9: Tương quan giữa Lợi nhuận và Giá trị tài sản khai thác Biến GTTSKT đại diện cho vốn đầu tư có mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc là Lợi nhuận. Xu thế chung của mối tương quan này là GTTSKT của hoạt động 400.00 350.00 300.00 250.00 200.00 150.00 100.00 1000.00900.00800.00700.00 600.00 500.00 400.00 Tổng doanh thu Tuyến tính Quan sát Lợi nhuận 400.00 350.00 300.00 250.00 200.00 150.00 100.00 3000.002500.002000.001500.001000.00500.000.00 Vốn đầu tư cho khai thác Tuyến tính Quan sát Lợi nhuận Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 25 khai thác hải sản càng lớn thì Lợi nhuận càng cao. Đây là xu hướng khá phổ biến và phù hợp đặc biệt với bộ phận khai thác xa bờ tuy nhiên cần chú ý rằng điều đó không có nghĩa là cứ đầu tư lớn sẽ đạt hiệu quả cao. Tương quan giữa biến phụ thuộc Lợi nhuận (P) và biến độc lập Vốn vay (Ls) Đồ thị 10: Tương quan giữa Lợi nhuận và Số lượng vốn vay Ước lượng thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập là Vốn vay với biến phụ thuộc là Lợi nhuận. Xu thế chung của mối tương quan này là lượng Vốn vay đầu tư cho khai thác hải sản xa bờ càng lớn thì Lợi nhuận càng cao và cũng tương tự như biến Vốn đầu tư đây là một xu hướng phù hợp với lí thuyết tuy nhiên cần kiểm chứng trên thực tế để có thể kết luận. c. Đối với bộ phận khai thác hải sản gần bờ Bảng 13: Thống kê mô tả bộ phận khai thác hải sản gần bờ Số mẫu GT nhỏ nhất GT lớn nhất GT trung bình Trình độ lao động 55 1.00 2.70 1.89 Tổng chi phí 55 152.73 195.82 170.96 Tổng doanh thu 55 194.49 221.65 209.66 Vốn đầu tư cho khai thác 55 18.00 2300.00 168.10 Tổng số lượng vay 55 .00 1050.00 63.31 Lợi nhuận 55 16.86 68.92 38.69 400.00 350.00 300.00 250.00 200.00 150.00 100.00 2000.001500.001000.00 500.00 0.00 Tổng số lượng vay Tuyến tính Quan sát Lợi nhuận Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 26 Biến Trình độ lao động ở đây cũng có giá trị thấp nhất là 1, nhưng khác với bộ phận khai thác hải sản xa bờ giá trị cao nhất chỉ là 2,7 và giá trị trung bình của cả nhóm người được phỏng vấn trong bộ phận khai thác hải sản gần bờ này cũng thấp hơn và chỉ đạt 1,89. Chỉ tiêu này cho thấy đã có sự khác biệt rõ ràng với nhóm khai thác hải sản xa bờ: trình độ lao động ở đây thấp hơn khá nhiều. Biến Chi phí của bộ phận này có giá trị thấp nhất là 152,73 triệu đồng và lớn nhất là 195,82 triệu đồng, giá trị chi phí trung bình của tất cả các mẫu được điều tra là 170,96 triệu đồng. Biến Doanh thu của bộ phận này có các giá trị thấp nhất là 194,49 triệu đồng, giá trị cao nhất là 221,65 triệu đồng và giá trị doanh thu trung bình của tất cả các tàu được điều tra là 209,16 triệu đồng. Biến Vốn đầu tư của bộ phận này có giá trị nhỏ nhất là 18 triệu đồng, giá trị lớn nhất là 2.300 triệu đồng và giá trị trung bình của biến số là 168,10 triệu đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong bộ phận này giá trị 2.300 triệu đồng là giá trị khác thường (outlier) và nếu loại bỏ giá trị duy nhất này đi thì giá trị lớn nhất của biến số chỉ là 600 triệu đồng và giá trị trung bình là 128,82 triệu đồng - sẽ phù hợp hơn so với tình hình thực tế. Biến Vốn vay có giá trị vay nhỏ nhất là 0 tức là trong bộ phận này cũng có một số ngư dân đã không cần vay vốn để đầu tư, giá trị vay lớn nhất là 1.050 triệu đồng và giá trị trung bình của biến số này là 63,31 triệu đồng. Biến Lợi nhuận có giá trị thấp nhất là 16,86 triệu đồng, lớn nhất là 68,92 triệu đồng và giá trị lợi nhuận bình quân của tất cả các mẫu điều tra (trung bình của biến số) là 38,69 triệu đồng. Tương quan giữa biến phụ thuộc Lợi nhuận (P) và biến độc lập Trình độ lao động (T) Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 27 Đồ thị 11: Tương quan giữa Lợi nhuận và Trình độ lao động Trình độ lao động có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc là Lợi nhuận với độ dốc của đường ước lượng tương đối thấp. Điều này phù hợp với thực tế vì các ngư dân khai thác hải sản gần bờ thường dựa vào kinh nghiệm là chính. Tương quan giữa biến phụ thuộc Lợi nhuận (P) và biến độc lập Chi phí (C) Đồ thị 12: Tương quan giữa Lợi nhuận và Chi phí Hai biến số này thể hiện mối quan hệ tuyến tính tỷ lệ nghịch tức là chi phí càng cao thì lợi nhuận càng giảm - đúng với lý thuyết sản xuất. Thực tế sản xuất của bộ phận khai thác hải sản gần bờ này cho thấy phần doanh thu của nó tăng ít hơn phần chi phí tăng đã ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận nếu chi phí gia tăng. 70.00 60.00 50.00 40.00 30.00 20.00 10.00 3.002.502.00 1.50 1.00 Trình độ lao động Tuyến tính Quan sát Lợi nhuận 70.00 60.00 50.00 40.00 30.00 20.00 10.00 200.00190.00180.00170.00 160.00 150.00 Tổng chi phí Tuyến tính Quan sát Lợi nhuận Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf462031.pdf
  • pdf46203 2.pdf
Tài liệu liên quan