Luận văn Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam

MS: LVVH-VHVN045 SỐ TRANG: 104 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2010 CẤU TRÚC LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT 4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN Chương 1 : ĐÔI NÉT VỀ NHÂN VẬT KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM “KỸ NỮ” II. THỜI ĐẠI III. SỰ XUẤT HIỆN CỦA NHÂN VẬT NGƯỜI KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Chương 2 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT KỸ NỮ TRONG THƠ VĂN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM I. VẺ ĐẸP HÌNH THỂ VÀ TÀI NĂNG 1. Vẻ đẹp mê hoặc 2. Tài hoa hơn người II. SỐ PHẬN BI THẢM III. NÉT ĐẸP TÂM HỒN 1. Khát vọng về tình yêu và hạnh phúc 2. Ý thức vươn lên, thoát khỏi kiếp đoạn trường 3. Cô đầu và nét đẹp của những mối tình tài tử - giai nhân IV. CÔ ĐẦU VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN THA HÓA VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX Chương3 : HÌNH ẢNH KĨ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÌNH ẢNH KĨ NỮ TRONG VĂN HỌC MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á I. HÌNH ẢNH KĨ NỮ TRONG VĂN HỌC MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á 1. KỸ NỮ Ở TRUNG QUỐC 1.1. Nguồn gốc: 1.2. Tài năng: 1.3. Hình ảnh kỹ nữ trong văn học Trung Quốc 2. KISAENG Ở HÀN QUỐC 2.1. Nguồn gốc và phát triển : 2.2. Đặc điểm : 2.3. Hình ảnh kisaeng trong văn học Hàn Quốc 3. GEISHA Ở NHẬT BẢN 3.1. Từ nguyên và tên gọi : 3.2. Sự ra đời và phát triển của geisha Nhật Bản 3.3. Đặc diểm của geisha: 3.4. Hình ảnh Geisha trong văn học Nhật Bản II. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA HÌNH ẢNH KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC 1. Nét tương đồng 2. Nét dị biệt KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf104 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4273 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đời, đạt trình độ nghệ thuật cao. Nàng đã từng xướng họa cùng các thi nhân nổi tiếng đương thời như Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị. Từ nhỏ, Tiết Đào được cha dạy dỗ chu đáo. Nàng đã sớm bộc lộ tài năng làm thơ bẩm sinh. Đến khi tám tuổi, cha nàng và nàng đã làm một đoạn thơ vịnh cây ngô đồng: Đình trừ nhất cổ đồng Tủng cán nhập vân trung Chi nghênh nam bắc điểu Diệp tống võng lai phong. Tạm dịch: Sân đồng cổ một cây Thân vườn cao vào mây Cành đón chim nam bắc Lá đưa gió đông tây. Lúc đó, mẹ nàng đã nghĩ rằng sau này con gái ắt sẽ trở thành một nhân vật có nhiều kẻ đón người đưa. Sau này, quả thực Tiết Đào đã có một cuộc sống đầy kỳ thú. Năm nàng 14 tuổi, người cha yêu quý qua đời, nàng phải dựa vào sắc đẹp, tài thơ văn và âm luật bẩm sinh của mình để hầu rượu, đọc thơ, gảy đàn mua vui. Không lâu sau, nàng đã là một ca kỹ cao cấp nổi danh Thành Đô, mệnh danh là một thi kỹ. Thời Đường Đức Tông, triều đình mời Trung thư lệnh Vĩ Cao làm Tiết độ sứ Kiếm Nam, thống lược Tây Nam, Vĩ Cao là một quan viên nho nhã cũng có tài thơ văn, ông nghe nói về tài năng xuất chúng của Tiết Đào mà còn là hậu nhân của quan chức triều đình, liền phá lệ mời nàng dùng thân phận nhạc kỹ đến Soái Phủ đãi yến phú thi, Tiết Đào trở thành Doanh Kỹ nổi tiếng ở Thành Đô (nhạc kỹ chính thường được mời đến các cuộc vui chơi của võ quan trấn thủ các nơi). Sau một năm, Vĩ Cao mến tài Tiết Đào, chuẩn bị tấu xin triều đình để Tiết Đào đảm nhiệm quan chức Hiệu Thư Lang, tuy chưa kịp thực hiện nhưng danh hiệu “Nữ Hiệu Thư” đã được ban cho nàng, đồng thời Tiết Đào cũng được gọi là “Phụ Mi Tài Tử”. Về sau, Vĩ Cao vì trấn thủ biên cương có công nên được phong làm Nam Khang Quận Vương, rời khỏi Thành Đô. Lý Đức Dụ tiếp nhiệm Kiếm Nam Tiết Độ Sứ cũng rất ngưỡng mộ tài năng của Tiết Đào. Trong suốt cuộc đời của Tiết Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên đảm nhiệm, người nào cũng vô cùng mến mộ và kính trọng nàng, địa vị của nàng đã vượt xa một kỹ nữ tầm thường. Một trong những bài thơ rất nổi tiếng của Tiết Đào, được nhiều người mến mộ, chính là bài “ Tống hữu nhân”: Thủy quốc kiêm gia dạ hữu sương Nguyệt hàn sơn sắc cộng thương Thùy ngôn thiên lý tư kim tịch Ly mộng yểu như quan lộ trường Về bản dịch thơ, người viết sưu tầm được hai bản có khác nhau một chút về ngôn từ, xin mạn phép đưa ra cả hai: Bản dịch thứ nhất: Sương đêm vương cỏ cây nằm Trăng hòa sắc núi thắm xanh một màu Đêm nay ngàn dặm xa nhau Biệt ly như mộng dài lâu vô bờ. Bản dịch thứ hai: Cỏ cây vướng giọt sương đêm Trăng hòa núi sắc quyện thêm vẻ nồng Xa nhau ngàn dặm đêm đông Biệt ly như giấc mộng không bến bờ. Thật ra hai bản dịch này không khác nhau là mấy. Nhưng với một bài thơ, khác một chữ đã là nhiều. Hai bản dịch trên đều đã truyền tải hết những nội dung ý nghĩa của bài thơ. Tuy nhiên, nếu so với nguyên tác, ta cứ thấy như có gì đó bất toàn. Đọc hết bài thơ, cho đến câu cuối cùng, ta thấy thương cảm cho nàng Tiết Đào và cũng cho tất cả những ai đang được gọi là kỹ nữ. Khi xướng lên câu “Ly mộng yểu như quan lộ trường”, lại tự thấy đau lòng. Biệt ly, ly biệt như những giấc mộng kéo dài vô tận, dài vạn dặm trường, chẳng biết bao giờ thôi. Mỗi lần ly biệt là mỗi lần khắc trong tim một nỗi đau, nỗi nhớ, trăn trở. Đêm nay mới còn bên nhau, mai đã xa rồi. Đời kỹ nữ phải chứng kiến bao lần cảnh biệt ly đó, làm sao có thể dễ dàng quên đi? Một tâm hồn nhạy cảm, một con người tài hoa, Tiết Đào đã sáng tác nhiều thi phẩm để ghi lại những tâm sự của đời ca kỹ: Phong hoa nhật tương lão Giai kỳ do miểu miểu Bất kết đồng tâm nhân Không kết đồng tâm thảo. ( Vọng xuân từ kỳ III – Tiết Đào) Dịch thơ : Ngày qua gió thổi hoa tàn Một thời xuân sắc huy hoàng qua mau Tri âm giờ chẳng thấy đâu Vòng hoa chẳng kết cho nhau làm gì? ( Bản dịch: Quỳnh Chi) Có thể nói những tâm sự mà Tiết Đào gửi gắm qua những sáng tác của nàng là những tâm sự của kỹ nữ nói chung. Nỗi buồn, nỗi đau của nàng cũng là niềm riêng của tất cả thân phận ca kỹ. Một khi thời xuân sắc qua đi thì cũng đồng nghĩa với việc chẳng còn ai tri âm. Biệt ly, cô đơn, trống trải, đó là những tình cảm thống thiết mà Tiết Đào tự xướng lên bằng tài năng thơ phú của mình. Đằng sau những câu chữ đó là cả một cuộc đời, thậm chí rất nhiều cuộc đời đã bị xã hội và con người bỏ quên. 2. KISAENG Ở HÀN QUỐC Theo tiếng Hàn Quốc, kisaeng chỉ những thiếu nữ phục vụ tại các quán rượu, đem lại niềm vui cho khách bằng các hình thức biểu diễn nghệ thuật như múa, hát, ngâm thơ… Những kisaeng buộc phải có ngoại hình dễ nhìn và quyến rũ, nhất là phải thông minh, linh hoạt và luôn biết lắng nghe, sẻ chia những tâm tư, tình cảm của khách. Những kisaeng là một lớp người vốn một thời nổi bật trong cuộc sống văn hóa xứ Hàn. 2.1. Nguồn gốc và phát triển : Kisaeng bắt đầu xuất hiện tại Hàn Quốc vào năm 818, dưới triều đại Goryeo và trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống, nhưng dễ nhận thấy vai trò của kisaeng nhất là vào thời kỳ của Hoàng đế Choson. Vào thế kỷ XVII, những kisaeng nằm dưới sự quản lý của hoàng cung nhưng hoạt động rộng khắp đất nước. Khi đó, những kisaeng được triều đình tuyển chọn và huấn luyện rất chu đáo, phát triển tài năng nghệ thuật hát, múa, đọc thơ… để phục vụ các lễ hội và mua vui cho vua chúa, quan lại. Thời đó, trinh tiết của những kisaeng được xem là nhân phẩm hàng đầu. Sau này, tương truyền, một kisaeng tên là Nongae vì bị một vị tướng cưỡng hiếp, cô đã kéo người đàn ông này xuống một vực nước sâu để quyên sinh. 2.2. Đặc điểm : Tuổi đời hành nghề của những kisaeng rất ngắn (16-22 tuổi), còn những kisaeng quá tuổi sẽ phục vụ những công việc hậu trường cho những kisaeng đang hành nghề. Các kisaeng luôn có thái độ niềm nở, lịch thiệp, và duyên dáng. Do đó, họ không tính công sức lao động, kết quả nghệ thuật của mình bằng tiền túi khách bỏ ra hay chủ quán chi trả mà họ chỉ đồng ý phục vụ những người đàn ông có thái độ lịch sự, hòa nhã và không yêu cầu gì hơn ngoài việc được phục vụ bằng nghệ thuật ca hát. Do đó, những kẻ lắm của nhiều tiền vẫn không phải là đối tượng mà các kisaeng ngắm tới. Tuy nhiên, càng về sau, những kisaeng không còn xuất hiện nhiều tại các quán rượu, thú giải trí gắn liền với các kisaeng cũng dần dần đi vào quên lãng. Cũng như tất cả những người phụ nữ đẹp làm nghề mua vui tại các quán ca, quán rượu, các kisaeng cũng là những con người thành thạo các bộ môn nghệ thuật: múa, ca, làm thơ,… Họ phải tập luyện hết sức vất vả, gìn giữ sức khỏe, giọng hát, tập những đường múa lúc như chim hạc, lúc như một võ sĩ đấu kiếm rất phức tạp. Có hẳn một nơi tập trung để đào tạo những kisaeng mới vào nghề. Để có giọng hát trong vút, họ phải ngụp lặn ở những con suối để tập giữ hơi. Để có những đường múa sinh động, họ phải tập di chuyển trên một mảnh giấy có quét chất kết dính để tập cho đôi chân linh hoạt. Tất cả những công việc luyện tập này diễn ra trong một thời gian rất dài. Có trường hợp có những kisaeng cả đời không bao giờ được biểu diễn vì chưa đạt đến chuẩn mực. Các kisaeng tuổi đã lớn sẽ là người chỉ dạy và quản lý những kiseang mới vào nghề. Để được chọn biểu diễn, nhất là trong những dịp lễ của triều đình, sự tuyển mộ hết sức gắt gao. Các kisaeng phải ra sức thể hiện tài năng của mình để hòng có được một suất diễn. Và khi được tuyển chọn là một niềm tự hào cho kisaeng đó. Ngoài những tài năng như múa, hát, làm thơ, các kisaeng còn phải học tất cả những lễ nghi để tiếp khách. Tư thế đứng, ngồi, động tác rót trà, mời khách, lui ra,… tất cả phải đều chuẩn mực. Cộng với sự duyên dáng, ánh mắt đa tình mà sắc lạnh, tài ăn nói có duyên, kisaeng thật sự là những báu vật của văn hóa Hàn Quốc. 2.3. Hình ảnh kisaeng trong văn học Hàn Quốc Tại Hàn Quốc, những kisaeng được xem như những văn nghệ sỹ, nhạc sỹ, ca sỹ,… nói chung là người phục vụ nhu cầu giải trí cho dân chúng thông qua các hình thức nghệ thuật. Nhưng để xem một kisaeng là một nhà thơ thì có lẽ trường hợp của Hwang Jin I là tiêu biểu và đặc sắc nhất. Cô được chú ý vì vẻ đẹp đặc biệt của mình, duyên dáng và trí tuệ phi thường. Cuộc sống cá nhân của cô trở thành gần như huyền thoại khi rất nhiều những loại hình nghệ thuật hiện đại của Hàn Quốc đều lấy cuộc đời của Hwang làm cảm hứng, từ phim ảnh, kịch, tiểu thuyết. Hwang Jin I đã trở thành một biểu tượng văn hóa hiện đại nổi tiếng của Hàn Quốc. Hwang Jin I là một kisaeng có thật trong lịch sử Hàn Quốc. Nàng có cha thuộc tầng lớp thượng lưu, mẹ thuộc tầng lớp trung lưu. Nghĩa là xuất thân của Hwang Jin I là xuất thân quý tộc. Nàng sống vào triều đại Joseon, thế kỷ XVI, được xem là một “kisaeng của những kisaeng”. Jin I là một phụ nữ xinh đẹp, văn võ song toàn, lại có xuất xứ danh giá, nhưng nàng vẫn bị tầng lớp trí thức coi thường. Tuy nhiên, nhờ vào nỗ lực của bản thân, Hwang Jin I đã trở thành một kỳ nữ nổi danh khắp xứ Triều Tiên nhờ tài năng và sắc đẹp của mình. Dù là cô gái văn võ song toàn, giỏi cầm kỳ thi hoạ, am hiểu kinh thư lại mang trong mình dòng máu quý tộc nhưng Hwang Jin I lại trở thành một kỹ nữ mua vui cho giới đàn ông thượng lưu. Thuở nhỏ nàng được mẹ dạy Tứ thư và Tam tự kinh. Sau khi một chàng trai yêu nàng, tương tư rồi từ giã cõi trần thì nàng rất đau buồn và quyết định trở thành kỹ nữ. Điều đó là một hành động tự trọng cao vì nó dám vượt qua những định chế đối với một người phụ nữ bình thường trong xã hội triều đại Triều Tiên. Sau đó nàng lấy nghệ danh là Myongwol (Minh Nguyệt) kỹ nữ. Với sắc đẹp và tài năng cầm kỳ thi họa của mình, nàng có thể gặp gỡ những nhà văn nổi tiếng thời đại ấy như: nho sỹ Từ Hoa Đàm, tu sỹ Trí Túc thiền sư, nhà thơ Bích Khê Thủy,…Cho đến tận khi qua đời vào năm 38 tuổi, suốt đời nàng không khi nào tự ép mình quan hệ với bất kỳ ai hoặc làm bất cứ điều gì mà mình không thích. Với ai, Hwang Jin I cũng làm thức tỉnh những chân lý đạo đức trong cuộc sống, nhưng rốt cuộc nàng lại không thể thay đổi được cuộc sống hiện tại của chính mình.[61,1] Điểm đặc biệt về Hwang Jin I là nàng có tài năng làm thơ tuyệt vời. Những bài thơ thống thiết nỗi niềm của các kỹ nữ. Thử tưởng tượng cách đây khoảng 500 năm, giữa thời buổi của Tống Nho khắc nghiệt thống lĩnh mà người kỹ nữ này đã diễn tả thành thực trong thơ mình những khao khát, những xúc cảm riêng tư của khuê phòng, chăn gối. Dường như thơ của nàng có một ánh sáng rất lạ, như ánh trăng, vừa trong sáng, vừa gợi cảm lạ lùng. Hwang Jin I để lại chủ yếu là những bài sijo ( thời điệu – một hình thức thơ trữ tình ngắn) bằng chữ Hàn bên cạnh một số ít những bài Hán thi. Những bài Hán thi thuần túy trữ tình, trong khi sijo có cả những bài trào phúng. Là nhà thơ xuất sắc của thể sijo về đề tài tình yêu, Hwang Jin I là một trong những nữ thi sĩ đầu tiên mà thơ ca không bị vướng víu, trói buộc bởi những tư tưởng đạo đức Nho giáo chật hẹp, khắc nghiệt. Thời của Hwang Jin-I là thời Choson, chịu ảnh hưởng nặng nề của Tống Nho, địa vị người phụ nữ rất thấp kém, tình dục bị xem như tầm thường, thậm chí tội lỗi, cấm kỵ. Chỉ duy nhất những thi sĩ-kỹ nữ như Hwang Jin-I tự do ca hát quan hệ ái dục giữa người đàn ông và người đàn bà. Trong thơ tình của Hwang Jin-I, ta có thể nghe thấy tiếng trái tim người đàn bà yêu đương nồng nàn, tha thiết đồng thời đau đớn, đắng cay. Trong thực tế có nhiều mối tình tha thiết giữa những người đàn ông quý tộc (yangban) và những kisaeng nhưng cực kỳ hiếm khi kisaeng có thể trở thành vợ của những yangban ấy. Kisaeng hiểu rõ định mệnh của mình là bị bỏ rơi, chỉ không sớm thì muộn mà thôi. Trong thơ Hwang Jin-I vì thế nỗi cô đơn trống trải mỗi khi buông tay người tình dường như có linh cảm một mất mát vĩnh viễn Hỡi ôi, tôi đã làm gì thế này? Phải chăng tôi chẳng hiểu điều mình ước muốn Giá tôi cố níu chàng ở lại Làm sao chàng có thể ra đi. Nhưng bướng bỉnh Tôi để chàng từ giã Và giờ đây, hối tiếc, xót xa Những lời thơ thống thiết, sự nuối tiếc cao độ. Ít có phụ nữ nào lại có thể thể hiện rõ ràng tấm lòng của mình. Hwang Jin I thì rất thẳng thắn khi thể hiện sự luyến tiếc của mình khi để tình yêu vụt mất. Cái sự bướng bỉnh của nữ nhi thường tình đã để tình yêu vuột qua. Để bây giờ, hụt hẫng cũng muộn. Thế nhưng, đời kỹ nữ, những khoảnh khắc như thế diễn ra hàng ngày. Khách đến để vui, rồi khách ra đi. Ai níu giữ được những bước chân giang hồ đó. Cuối cùng, chỉ những kỹ nữ còn lại với nỗi hụt hẫng biệt ly. Sau hụt hẫng của mỗi biệt ly, người kỹ nữ lại dốc lòng chờ đợi một cuộc hẹn hò sắp tới. Nhưng nỗi đợi chờ lại cũng nhuốm màu của phù du, tạm thời của lòng người: Tôi gập đôi Đêm đông dài lạnh giá Cuộn lại, cuộn lại giữ gìn Xuân ấm trên giường tôi Đêm nào chàng lại tới chơi Tôi mở ra, mở ra đón chàng ( Nhật Chiêu dịch) Một hình ảnh thơ táo bạo, trái ngược với xã hội đương thời. Nàng sẵn sàng lên tiếng chờ đợi sự ấm áp của tình yêu trong đêm đông dài lạnh giá. Nếu như đã được hưởng sự ấm áp của xuân nồng tình yêu, chắc hẳn Hwang Jin I đã không có những vần thơ khao khát đến vô tư như vậy. Nói về chuyện chăn gối mà ta chỉ cảm được một tâm hồn trắng trong đến tội nghiệp, nỗi khát khao một tình yêu không toan tính, không vụ lợi và bền vững, để không còn phải đợi chờ từng đêm “chàng tới chơi” nữa. Một kỹ nữ thì chắc hẳn sẽ có rất nhiều người tâm đầu ý hợp. Trong một bài thơ gửi cho bạn tình tên Pyokkeyu, Hwang Jin I viết: Đừng huyênh hoang về tốc độ của mình Ôi dòng suối xanh, trên vách núi cao, đang chảy Một khi ra tới đại dương lớn rộng Người đâu còn có thể quay về Vậy thì tại sao không chậm bước mà dừng nghỉ Khi trăng nơi đây đang tràn trề tưới tắm núi đồi? ( Bích Khê dịch) Hình ảnh trong thơ Hwang Jin-I thường lấy từ thiên nhiên, gợi những tương đồng, ẩn dụ đối với xúc động của con người, tạo nên những biểu tượng nhiều tầng ý nghĩa. Hwang Jin-I thực sự là một nhà thơ bậc thầy khi phát triển hình tượng thơ bằng những điểm nhấn trên một mặt phẳng ngôn từ bình thường. Một phẩm chất khác cũng góp phần vào vẻ đẹp duyên dáng của thơ Hwang là sự sử dụng từ giản dị, thuần khiết, tinh tế, gợi cảm trong một trật tự hòa điệu. Hwang Jin I đã thể hiện một tứ thơ tuyệt diệu bằng hình ảnh và ngôn từ. Trên hết, đó là hình ảnh khát khao đến nao lòng một tình yêu vẹn toàn: Em sẽ bẻ đôi đêm đông chí hôm nay Ủ ấm một nửa Để dành khi gặp anh Em sẽ nối vào đêm ái ân dài thêm ra ( Nhật Chiêu dịch) Lúc nào, nỗi ước ao sự tương hợp cũng tràn đầy trong thơ Hwang. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thực tế kiếp sống của những kisaeng thế nào, cũng cô đơn, lẻ loi, cũng hụt hẫng với những mối tình thoáng qua, cũng luyến tiếc thời xuân sắc khi về chiều. Và Hwang đã sống như vậy, như thơ của nàng. 3. GEISHA Ở NHẬT BẢN 3.1. Từ nguyên và tên gọi : Geisha- tiếng Nhật là nghệ giả, nghĩa đen là “con người của nghệ thuật” : là nghệ sĩ, kiêm người giải trí truyền thống của Nhật Bản. Chữ “nghệ giả” được hình thành từ hai chữ gei ( nghệ) và sha ( giả) xuất phát từ phương ngữ Tokyo, được các ngôn ngữ phương Tây tiếp nhận dưới dạng geisha. Tiếng Nhật chuẩn gọi là “nghệ kỹ”. Geisha là thuật ngữ quen thuộc nhất trong tiếng Anh và cũng thường được sử dụng ở Nhật. Geisha trong thời gian học việc được gọi dưới những cái tên: “bán ngọc”, “vũ tử” (tại Tokyo), hay Maiko, “vũ kỹ”, Maigi ( tại Kyoto) 3.2. Sự ra đời và phát triển của geisha Nhật Bản Từ geisha ra đời lần đầu tiên trong tiếng Nhật từ nửa sau thế kỷ XVIII. Nghề này chính thức xuất hiện khá muộn ở Nhật, mặc dù nhiều tài liệu lịch sử Nhật Bản vào thế kỷ XI, XII đã ghi chép về các kỹ nữ trẻ đẹp, chuyên đảm đương các phận sự như geisha. Geisha có nguồn gốc từ những phụ nữ múa phục vụ cho các võ sĩ hồi thế kỷ XI. Họ là những người thông thạo khá nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Nhật như: múa, hát, đánh đàn samisen, sáo trúc, trống, những bài hát truyền thống, cắm hoa, mặc kimono, thư pháp, nghệ thuật phục vụ trà, nghệ thuật tiếp chuyện, văn học nghệ thuật và thơ ca,… Theo truyền thống, geisha bắt đầu được huấn luyện từ nhỏ. Một số cô gái được bán cho các nhà dạy geisha từ khi còn là trẻ con và bắt đầu học các môn nghệ thuật ngay khi bước chân vào đây. Những nơi tập trung nhiều geisha được gọi là hanamachi. Các hanamachi thường ở gần các ngôi đền, nơi có nhiều quán trà đạo dễ thuận tiện cho việc học nghệ thuật trà đạo và phục vụ chủ yếu cho những nơi này. Sự rèn luyện của geisha là hết sức khắt khe và lâu dài vì quá trình luyện tập được thực hiện từ nhỏ. Những cô gái muốn trở thành geisha sẽ được giới thiệu tới bà chủ quán trà đạo ( thường cũng là một geisha đã lớn tuổi và có kinh nghiệm). Bà chủ quán trà sẽ nói chuyện với cha mẹ hoặc người đỡ đầu của cô gái và giải thích cho họ những thủ tục cần thiết để nhập môn và quá trình đào tạo geisha. Khi đã được chấp nhận, các cô gái sẽ dọn đến ở hẳn nhà geisha hoặc trong những quán trà và bắt đầu quá trình đào tạo khắc nghiệt. Một khi đã chọn nghề này, các cô gái phải sống với nghề ít nhất là 5 năm trở lên. Sau khoảng nửa năm học tập, họ trở thành geisha tập sự, gọi là maiko. Maiko thường theo các geisha chuyên nghiệp đi phục vụ khách để học hỏi thêm kinh nghiệm. Một maiko muốn trở thành geisha cần phải có người đỡ đầu (geisha chính thức), sẽ có một nghi lễ nhỏ gọi là erigae ( nghi thức đổi áo) khi maiko trở thành một geisha. Thường đó là khi 20 tuổi, lúc đó, các maiko sẽ quyết định liệu mình có theo đuổi việc trở thành một geisha hay không. Geisha không được tự ý ra ngoài và tự hẹn với khách mà không có sự kiểm soát của okami, người chủ quán trà. Geisha cũng không được kết hôn và không được liên quan đến hoạt động tình dục. Nếu một geisha kết hôn, họ buộc phải ra khỏi nghề. Trải qua thời gian, geisha dần dần biến đổi khác với nghĩa gốc của từ này. Trong thời kì hiện đại, một người muốn trở thành geisha ít nhất phải có trình độ học vấn trung học hoặc thậm chí đại học. Các geisha hiện đại vẫn sống trong những ngôi nhà geisha truyền thống, tuy nhiên, nhiều geisha có kinh nghiệm và có chỗ đứng, nổi tiếng trong giới lại chọn cách sống tự do hơn trong những ngôi nhà của mình. Các khu phố geisha được biết đến nhiều nhất của Nhật là: Kyoto, Simbashi, Asakura và Kagurazaka. Nhất là khu phố Gion và Pontocho ở Kyoto, nơi đây tập trung nhiều geisha nổi tiếng và cũng là nơi lui tới của nhiều đại gia trong xã hội. Khi kinh tế Nhật phát triển, giới thương nhân càng khẳng định vai trò của mình đối với nền kinh tế. Nhu cầu giải trí, hưởng thụ của tầng lớp này đòi hỏi đáp ứng ở mức độ cao. Geisha là phù hợp nhất, là một loại hình giải trí cao cấp được giới thượng lưu ưa chuộng. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nghề geisha không còn giữ được ý nghĩa thuần túy ban đầu. Geisha không còn là những “nghệ giả” thông thạo một lúc nhiều nghệ thuật truyền thống nữa mà có thể chỉ biết một hoặc vài môn nghệ thuật chủ đạo như: nghệ thuật pha trà, vũ đạo, đàn samisen… Geisha thời hiện đại đã bắt đầu có liên quan đến hoạt động tình dục, được tự do đi lại và hẹn hò với khách. Những geisha cao cấp thường có người bảo trợ ( danna) riêng của mình. Các geisha sống bằng chính tiền người bảo trợ của họ cung cấp. Tất nhiên cũng có những quy định trong việc này, đó là khi một geisha đã có danna thì sẽ không được quan hệ hoặc đi lại với những người đàn ông khác. Danna có khi là người đàn ông đã có gia đình, người có điều kiện tài trợ những khoản chi tiêu lớn cho việc huấn luyện geisha và các chi phí khác. Geisha và danna có thể yêu nhau nhưng trên tục lệ thì mối quan hệ này phụ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính của danna. Thời kỳ Nhật Bản bại trận sau thế chiến thứ hai và bị Mỹ chiếm đóng, ngành geisha bị biến tướng đến mức khó có thể chấp nhận. Điều này do một số người bám vào hình ảnh, ưu thế của geisha, tìm cách tự quảng cáo mình với khách là geisha, nhưng thực chất là hoạt động mãi dâm. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự hiểu lầm về geisha, đặc biệt là ở những nước bên ngoài Nhật Bản, do không hiểu hết ý nghĩa nguyên thủy tốt đẹp của geisha, vốn là một nghề cao quý và đáng trọng trong xã hội nên đã có những suy nghĩ sai lệch đối với những geisha chân chính. 3.3. Đặc diểm của geisha: Geisha có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn hóa Nhật Bản: là những người lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống. Với nghĩa gốc của từ là “nghệ giả” – người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, geisha thông thạo những môn nghệ thuật truyền thống của Nhật như: hoa đạo, trà đạo, vũ đạo, đàn simasen, trống, kịch Nô, văn học nghệ thuật… Không chỉ vậy, geisha còn là những người có nghệ thuật giao tiếp bởi họ có khả năng lôi cuốn khách bằng lối nói chuyện vô cùng duyên dáng thể hiện qua cách ứng xử tế nhị, trí thông minh và hiểu biết của mình. Họ là những thiếu nữ không chỉ có sắc đẹp, có học vấn mà còn có tài năng nghệ thuật điêu luyện: “ Geisha là những thiếu nữ có học vấn tại Nhật Bản. Họ ăn nói sắc sảo, am hiểu văn chương nước nhà, vui tươi và nhanh trí lạ thường, nên bạn không thể không thán phục trước toàn bộ vẻ quyến rũ của họ. Họ sẽ hát, ngâm thơ và trình diễn các trích đoạn hay nhất của những vở kịch với một tài nghệ đã trở thành kinh điển của đất Phù Tang. Tuy vui đùa với bạn chẳng chút gượng gạo, đối đáp có duyên, nũng nịu với bạn rất thân tình nhưng họ không bao giờ để mất phẩm giá của người thiếu nữ đoan chính.” [59,1] Trong xã hội Nhật, trước thế chiến thứ hai, những người phụ nữ Nhật mang chức phận thuộc một tấng lớp người đặc biệt trong xã hội. Họ được coi là biểu trưng của sự tài hoa, mực thước. Họ mang lại niềm vui cho mọi người, nhất là những quý ông thuộc tầng lớp thượng lưu bằng tiếng đàn, điệu múa, lối nói hoạt bát, duyên dáng, thông minh: “ Vai trò của geisha là dẫn đưa tình cảm, tâm trí của khách vào vẻ đẹp của văn hóa ứng xử Nhật Bản, khiến họ cảm hứng và tình yêu đối với nàng geisha và đất nước của nàng” [57,2].Vì thế, geisha được coi như một đặc trưng của văn hóa nước Nhật, là hình ảnh được quảng bá với du khách bốn phương. Geisha có tài năng và rất ý thức trong việc giữ gìn những nét văn hóa truyền thống từ xưa của dân tộc. Ý thức nghề nghiệp ở họ rất cao, điều này thể hiện không chỉ ở việc họ rèn luyện kĩ càng những phẩm chất, kĩ thuật biểu diển của mình mà còn thể hiện qua việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp trong môi trường làm việc đặc biệt. Nếu không tỉnh táo và ý thức đầy đủ về nghề nghiệp cao quý, geisha sẽ rất dễ sa ngã bởi cám dỗ từ lợi ích vật chất mà những quý ông mang lại. Đời sống tự chủ, không bị ràng buộc, các geisha rất chủ động trong tình cảm. Geisha có thể có tình nhân là các văn nhân, tài tử hoặc các du khách đa tình mà họ cảm thấy thích và tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn. Những người đàn ông hiểu biết sâu sắc, có tâm hồn, biết trân trọng cái đẹp, trân trọng người phụ nữ… chính là sự an ủi, cứu rỗi tâm hồn của các nàng geisha, là sự thấu hiểu cái đẹp nhân bản giữa người với người trong cuộc sống vốn phù du, hư ảo này. 3.4. Hình ảnh Geisha trong văn học Nhật Bản Đề tài kỹ nữ, gái giang hồ là những đề tài truyền thống của văn học Nhật. Đề tài kỹ nữ được đặt trong hệ thống đề tài về người phụ nữ trong văn học Nhật Bản.[49,26]. Đây là hệ thống đề tài chính trong việc thể hiện văn hóa xứ sở Phù Tang. Từ thế kỷ thứ X- thời Heian, Truyện Genji của Murasaki đã đánh dấu cho sự ra đời của đề tài người phụ nữ khi vấn đề số phận của người phụ nữ quý tộc trong thời đại phong kiến được đặt ra. Thời kỳ Kamakura và Muromachi ( thế kỷ XIII – XVI), chế độ Mạc phủ nắm quyền, tinh thần của văn học là hình ảnh võ sĩ đạo. Nhưng bên cạnh hình ảnh võ sĩ, vẫn có sự suất hiện hình ảnh kỹ nữ, gái giang hồ. Thời kỳ Edo ( thế kỷ XVII – XIX), hình ảnh người phụ nữ tràn đầy trong văn học. Thơ Haiku, một trong những thể loại thơ nổi tiếng của Nhật ghi dấu đậm nét về hình ảnh các geisha, du nữ. Những nhà thơ nổi tiếng như Basho, Buson, Chiyo… đều viết về các nàng geisha rất hay, thể hiện được cuộc sống vô cùng tự tại của họ.[49,26] Hầu hết các nhà thơ đều có ấn tượng đặc biệt trước vẻ đẹp và cuộc sống của những du nữ. Basho ghi lại khoảnh khắc vô tư của những du nữ khi nghỉ chân ở quán ven đường: Quán bên đường Các du nữ ngủ Trăng và đinh hương. Thi nhân bắt gặp khoảnh khắc vô ưu, tự tại trong giấc ngủ của những du nữ giữa không gian thơ mộng dưới ánh trăng và mùi hoa đinh hương thoang thoảng. Đó là một vẻ đẹp kì diệu trong dự hòa quyện tuyệt vời giữa thiên nhiên và con người trong thơ haiku. Chiyo và Buson thì ghi lại hình ảnh các du nữ đẹp rực rỡ trong mùa xuân với hoa mơ, hoa hạnh: Hoa hạnh nở tràn Gái bình khang Đang trả giá khăn san ( Buson) Hoa mơ tưng bừng Bên lầu du nữ Mua sắm đai lưng ( Chiyo) Hình ảnh những du nữ đang sắm sửa trang phục cho ngày xuân với nét duyên dáng, tươi vui đã tạo thi hứng cho những nhà thơ. Với việc khắc họa bức tranh chân thực về cuộc sống và ngợi ca vẻ đẹp của các nàng geisha qua những nét vẽ hồn nhiên, trong sáng, các nhà thơ haiku đã thể hiện một cái nhìn trân trọng, yêu thương đối với những kỹ nữ – geisha. Họ chính là những bông hoa tuyệt vời trên những bước đường du hành của các thi nhân. Do những đặc thù riêng mà tầng lớp thương nhân và kỹ nữ có những điểm gặp gỡ nhau và xuất hiện những đề tài cho văn học thời kỳ này: đề tài kỹ nữ – thương nhân. Đến thời kỳ văn học hiện đại, sau cải cách Minh Trị (1868), đề tài kỹ nữ tiếp tục phát triển mạnh (lúc này geisha chính thức trở thành một nghề trong xã hội). Các nhà văn hiện đại Nhật Bản tiếp thu lối sống mới, đưa vào tác phẩm hình ảnh kỹ nữ với những khám phá về tình yêu, đời sống tự do, phóng khoáng của họ. Hình tượng geisha không đâu sống động, chân thực, sắc nét và gợi cảm như trong sáng tác của Kawabata Yasunari. Đề tài geisha trong sáng tác của Kawabata là sự tiếp thu từ đề tài người phụ nữ trong văn học cổ, trung và cận đại Nhật Bản. Người kỹ nữ – geisha đáng chú ý nhất, đặc sác nhất trong văn học Nhật không ai khác là nàng Komako trong “Vùng băng tuyết” của Kawabata. Ở nàng là sự dồn nén tất cả những tinh hoa, tài nghệ và cả sự hiểu biết, thông minh, sắc sảo của một geisha thực thụ. Tài năng của nàng được tác giả miêu tả: “Komako tiếp tục kể lể với một thanh âm độc huyền có chủ ý. Khi chậm rãi, miệt mài, khi lướt nhanh một đoạn khó khăn thoạt nghe tưởng là nhàm chán, nhưng dần dà chính nàng cũng đắm mình trong niềm say sưa thần diệu. Tiếng hát sôi nổi của nàng khiến chàng choáng váng không biết âm nhạc sẽ đưa đến đâu…”.[54,83]. Tài đánh đàn của Komako đã làm cho con người đi từ ngạc nhiên đến khó hiểu: “Shimamura cảm thấy như người bị điện giật, chàng rùng mình, khắp thân thể như sởn gai óc lên đến tận đôi má. Chàng có cảm tưởng những nốt nhạc đầu tiên đã mở rộng trong lòng chàng một khoảng trống trong đó vang dội lên âm thanh thuần khiết và trong thanh của tiếng đàn samisen. Chàng sững sờ, và hơn thế nữa, chàng thấy ngơ ngác như người bị đánh trúng một đòn vào chô hiểm. Như bị lôi cuốn trong một tình cảm gần như lòng tôn kính thuần túy, ngụp lặn gần như chìm đắm trong một biển cả tiếc thương, xúc động, chơ vơ, không cách gì kháng cự, chàng chỉ còn biết tự thả mình cho uy lực đó, tự phó mặc một cách thích thú, theo ý Komako. Nàng muốn làm gì chàng thì làm. Tại sao có thể như thế được? Nghĩ cho cùng, nàng cũng chỉ là một kỹ nữ miền núi, một người con gái chưa trọn tuổi đôi mươi: có lý đâu nàng lại tài nghệ tuyệt với đến thế! Căn phòng không lớn lắm nhưng phải chăng nàng đã biểu diễn một cách tự đắc như đang ở trên một sân khấu lớn? Shimamura tự thả hồn vào cõi mơ mộng, say sưa với vẻ đẹp thi vị của núi non.”[54,91]. Mang trong mình rất nhiều tài nghệ nhưng geisha vẫn phải gánh chịu những thiệt thòi mà bất kỳ một con người “sống làm vợ khắp người ta” phải hứng chịu, đó là sự coi khinh của xã hội, là bi kịch tình yêu dang dở, là sự cô đơn đáng sợ và một nỗi khát khao cháy lòng về một tình yêu. Bi kịch thân phận tình yêu của các geisha xuất phát từ những quy định khắt khe trong nghề nghiệp. Đọc Hồi ức của một geisha, người đọc không khỏi ngỡ ngàng, thương xót cho những con người có đầy đủ những điều kiện và xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc nhưng không thể và không bao giờ có hạnh phúc trọn vẹn. Những dòng tâm sự của nàng geisha sau tấm màn nhung nghe thật xót xa: “Geisha cũng có những đam mê như mọi người, và họ cũng hành động sai lầm như mọi người. Người nào phạm phải sai lầm, họ chỉ còn cách hy vọng giấu giếm sao để người ta đừng biết. Tiếng tăm của họ rất dễ bị ô uế, nhưng điều quan trọng hơn hết là nếu họ có một danna, họ lại phải càng cẩn thận hơn nữa. Điều đáng lo hơn hết là cô ta sẽ làm cho bà chủ nhà dạy kỹ nữ tức giận. Người geisha nào quyết tâm theo đuổi đam mê này đều có thể gặp nguy hiểm, nhưng có lẽ họ không làm thế để tiêu xài tiền bạc phung phí như tiền họ kiếm ra bằng con đường hợp pháp”.[57,136] Tình duyên vuông tròn dường như chỉ là một ảo tưởng quá xa xôi: “Hy sinh quãng đời thanh xuân, dùi mài rèn luyện để trở nên tuyệt mỹ trong mắt đàn ông, nhưng quyền được yêu và bộc lộ mơ ước thầm kín của geisha lại bị tước bỏ. Thân phận họ sau tấm màn kín chỉ như những “người vợ hờ”.[10,1]. II. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA HÌNH ẢNH KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC 1. Nét tương đồng Qua khảo sát và phân tích hình ảnh của kỹ nữ – ả đào trong văn chương Việt với kỹ nữ trong văn học Trung Quốc, kisaeng trong văn học Hàn Quốc và hình tượng geisha trong văn học Nhật Bản, người viết nhận thấy có những nét tương đồng ở những nhân vật này như sau: Trước hết là ở vẻ đẹp hình thể. Như trên đã nhắc đến, muốn trở thành một kỹ nữ, trước hết phải có vẻ ưa nhìn. Không hẳn là phải nghiêng nước nghiêng thành, mà mỗi người sẽ có một nét đẹp khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nền văn hóa cũng như xã hội của từng thời đại của người kỹ nữ đó sống. Nhưng một điều tiên quyết, kỹ nữ phải có vẻ thu hút khách từ dáng vẻ bề ngoài. Kiều của văn học cổ Việt Nam đã từng để thiên nhiên phải hờn ghen. Komako của Kawabata thì duyên dáng và hút hồn người đối diện chỉ với lần gặp đầu tiên. Hwang Jin I với đôi môi đỏ thắm đôi mắt sắc lạnh nhưng phảng phất nỗi buồn. Những kỹ nữ này, tất cả đều có sức hấp dẫn. Đẹp và tài hoa, đó lại là một sức hút những vị khách của kỹ nữ. Đàn, hát xướng, thi, họa, múa, chơi cờ. Tài nghệ nào của kỹ nữ cũng đạt ở mức tuyệt đỉnh. Không thể chỉ biết sơ sơ, qua loa vài ngón nghề mà trở thành kỹ nữ được. Năng khiếu bẩm sinh cộng với công phu luyện tập không biết mệt mỏi đã khiến những kỹ nữ này có tài nghệ hơn người. Đọc những dòng chữ Kawabata miêu tả tiếng đàn và cảm xúc của Shimamura khi nghe Komako đàn, chúng ta liên tưởng đến những dòng tuyệt bút mà Nguyễn Du đã miêu tả cảnh Kiều đánh đàn cho Kim Trọng. Cũng vẫn là những cung ai oán, thảm sầu, là thiên bạc mệnh như Thúy Kiều năm nào. Tiếng đèn cỉa Komako cũng “trong như tiếng hạc bay qua, đục như tiếng suối mới sa nửa vời, tiếng khoan như gió thoảng ngoài, tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”. Những tiếng đàn này như tiếng định mệnh, những tàn phai của những tháng ngày sắp tới. Có thể nói ở đây có sự gặp gỡ giữa hai tư tưởng Phương Đông trong việc mô tả nét tài hoa của nhân vật. Và cái tài ấy cho người đọc những cảm nhận không lành cho nhân vật. Bởi vì xưa nay : “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Những bi kịch mà người kỹ nữ phải đương đầu, phải hứng chịu cũng có một mẫu số chung ở các nền văn chương Phương Đông. Chịu sự coi khinh, rẻ rúng của người đời. Tài nghệ chỉ là thứ để mua vui, không được xem trọng. Khi còn xuân sắc, còn phục vụ nhu cầu giải trí cho khách thì được nhiều người mến mộ. Đến khi tuổi về chiều thì phải sống trong cảnh cô đơn, cô độc, chẳng còn ai nhớ đến. Muốn tìm một nơi nương tựa nhưng vô cùng khó khăn, và dường như không thể tìm được hạnh phúc thật sự. Bắt nguồn từ đó mà tất cả những dòng văn xuôi, những dòng thơ khắc họa kỹ nữ đều thể hiện nỗi khát khao của kỹ nữ về một tình yêu vững bền, về một con người có thể làm chỗ dựa cho những tâm hồn mong manh đó. Khao khát, nghĩa là trong thực tế, họ chưa từng được nếm thử. Là người của nghệ thuật, kỹ nữ rất nhạy cảm và đa tình. Vì đa tình mà chắc hẳn lúc này lúc khác, họ mến mộ một ai đó trong vô vàn những người đàn ông dập dìu nơi tửu quán. Nhưng trong những khách giang hồ đó, thử hỏi có ai để ý, hay hơn nữa là nghĩ đến chuyện sẽ ràng buộc với một kỹ nữ. Để rồi những ca kỹ mãi sống trong nỗi đợi chờ, chờ một tình yêu chân thành. Duy chỉ có Kiều của Nguyễn Du thật sự hạnh phúc khi có Từ Hải. Nhưng phải thấy rằng, Từ Hải là một nhân vật mơ ước của Nguyễn Du mà thôi. Đó là nhân vật lý tưởng mà Nguyễn Du khao khát, làm gì có trong thực tế xã hội lúc đó. Bởi thế mà Từ cuối cùng đã phải chết, chết đứng một cách oan khốc. Chẳng người kỹ nữ nào được hưởng hạnh phúc cả. Có thể số kiếp của họ đã được định đoạt ngay khi họ được gọi với cái tên “kỹ nữ”. Vì thế, nét chung ở những tác phẩm này là cảm hứng về thân phận người kỹ nữ. Ngoài ra, một điểm tương đồng khác mà các nhân vật kỹ nữ trong các nền văn học được đề cập ở luận văn này chính là giá trị về mặt văn hóa. Kisaeng ở Hàn Quốc thời phong kiến được xem là những con người của nghệ thuật. Geisha Nhật Bản cũng là những truyền nhân của những giá trị về mặt tinh thần của đất nước này. Thời hiện đại ngày nay, nhắc đến kisaeng, geisha ai ai cũng tỏ lòng khâm phục và mến mộ tài năng, thương cảm cho số phận của những con người này. Việt Nam ta cũng không ngoại lệ. Thân phận của các ca kỹ xuất hiện vào các thế kỷ đầu của thời phong kiến, cho đến những sáng tác của Nguyễn Du khi mà xã hội tước đi quyền hạnh phúc của con người, rồi hình ảnh kỹ nữ đã được thay đổi tên gọi vào thế kỷ XIX, là những ả đào gắn liền với nghệ thuật ca trù. Một bộ môn nghệ thuật, một thú chơi tao nhã của các văn nhân lại gắn liền với những ca kỹ, vậy thì có thể gọi những ả đào cũng chính là truyền nhân của nghệ thuật trong văn hóa Việt. Nét chung, tất cả những kỹ nữ ở những nền văn hóa trên đều là những con người của nghệ thuật, sống vì nghệ thuật và lưu truyền nghệ thuật. Và họ trở thành nguồn cảm hứng cho các bộ môn nghệ thuật hiện nay như: phim ảnh, kịch, thơ,… 2. Nét dị biệt Tuy cùng xuất phát từ nền văn hóa Phương Đông, nhưng hình ảnh kỹ nữ trong văn chương Việt vẫn có những nét khác biệt so với kỹ nữ trong văn chương các nước Châu Á. Trước tiên, đó là quá trình xuyên suốt của đề tài này trong văn học Việt Nam thời trung đại. Ở chương I, luận văn đã khái quát về sự xuất hiện của nhân vật kỹ nữ trong văn thơ trung đại Việt Nam. Từ những thế kỷ đầu của giai đoạn phong kiến, hình ảnh này đã được nhắc tới trong “ Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề vào thời Hồ; trong các sáng tác thời Lê như “Lão kỹ ngâm” ( Thái Thuận), “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn” ( Lê Thánh Tông), “Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn” ( Lê Đức Mạo). Cho đến khi giai cấp phong kiến có dấu hiệu của sự suy vi, trong “Truyền kỳ mạn lục”, Nguyễn Dữ đã khắc họa nhân vật ca nữ sâu sắc hơn thời kỳ trước khi ông xây dựng nhân vật này có tính cách, số phận, khát khao hạnh phúc. Và nhân vật kỹ nữ được khắc họa rõ nét nhất cả về vẻ ngoài lẫn tài nghệ, cả về phẩm chất, tâm hồn, đến những e chề tủi nhục, cả về những bi kịch của số phận đến những khát khao về tình yêu, hạnh phúc là trong những sáng tác của Nguyễn Du thế kỷ XVIII. Kỹ nữ trong văn học lấy được tình cảm và sự thương cảm của người đọc nhiều nhất là trong những sáng tác giai đoạn này. Kiều đã trở thành cô gái đẹp nhất, tài giỏi nhất và cũng đau khổ nhất trong văn học cổ Việt Nam mà không người đọc nào có thể quên được. Theo dòng chảy của lịch sử, xã hội có nhiều thay đổi, kỹ nữ cũng có nhiều hình dạng mới. Vào thế kỷ XIX, kỹ nữ được mô tả trong văn học Việt Nam chính là những ả đào gắn liền với nghệ thuật ca trù. Cũng vẫn là những cô gái ưa nhìn, tài đánh đàn làm say đắm lòng người, giọng hát truyền cảm nhưng các kỹ nữ – ả đào này xuất hiện trong văn học với một đề tài mới, đó là sự đồng điệu của các văn nhân và đào nương, mà thực tế đã để lại những mối tình đẹp. Cho đến văn học thời hiện đại, hình ảnh kỹ nữ vẫn xuất hiện trong thơ văn, rõ nhất là trong “Lời kỹ nữ” của Xuân Diệu. Rõ ràng ở đây, hình ảnh của kỹ nữ trong văn học Việt Nam có một sự liên tục và gắn với đặc điểm của từng thời kỳ lịch sử. Trong khi đó, kỹ nữ trong văn học các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, người viết đã khảo sát và nhận thấy chỉ xuất hiện vào một hoặc vài thời điểm nhất định, là những lát cắt, không có sự liên tục và vì vậy cũng không đa dạng về hình thức (hay tên gọi) như kỹ nữ trong văn học Việt Nam. Điểm khác biệt thứ hai có sự liên quan đến giá trị văn hóa. Kỹ nữ Trung Quốc, Kisaeng Hàn Quốc, geisha Nhật Bản, tất cả đều là những con người gắn với nghệ thuật ( như đã trình bày ở phần tương đồng). Nhưng hiện nay, tất cả những con người này chỉ được thời hiện tại nhắc đến, tưởng nhớ với lòng ngưỡng mộ mà thôi. Kisaeng, geisha đã trở thành một nét văn hóa đáng tự hào của Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện tại, những thú giải trí đó đã không còn hoặc chỉ còn tồn tại ở một vùng nhất định như geisha Nhật Bản. Ở Nhật Bản hiện đại ngày nay, người ta hiếm khi nhìn thấy geisha. Vào khoảng năm 1920, ở Nhật có trên 80.000 geisha. Nhưng giờ đây, số lượng đó chỉ còn khoảng 2000, chủ yếu tập trung ở Kyoto.[49,2]. Những nét đẹp đó đã thuộc về quá khứ. Còn với đất nước chúng ta, hình ảnh các đào nương hát ca trù vẫn còn đó. Chúng ta có thể dễ dàng sống lại khung cảnh đào nương cất giọng hát, kép đàn đệm những giai điệu để thăng hoa giọng hát của đào nương qua các buổi trình diễn ca trù. Các bạn trẻ có cơ hội tiếp xúc sâu với bộ môn nghệ thuật này nếu cảm thấy đam mê bằng cách tham gia những buổi sinh hoạt hoặc những khóa đào tạo. Chúng ta đang kêu gọi mọi người gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần mà ca trù là một trong những giá trị văn hóa đó. Hình ảnh kỹ nữ trong văn học Việt Nam vẫn còn hiển hiện trong đời sống thực, và được nâng lên thành một di sản văn hóa thế giới. KẾT LUẬN Nền văn học của bất cứ dân tộc nào cũng phát triển cùng dòng chảy của lịch sử. Văn học trung đại Việt Nam là một bộ phận văn học được sinh ra và phát triển trong những năm tháng hào hùng nhưng không kém phần đau đớn của lịch sử dân tộc. Truyền thống nhân đạo được thể hiện thông qua những tiếng nói bảo vệ phẩm giá của con người, nỗi cảm thương cho số kiếp “sống không phải thời, chết không gặp số” trong các tác phẩm văn học. Phần lớn các tác giả là những con người có một trái tim nhạy cảm, dùng ngòi bút của mình để vạch trần những xấu xa thời đại, đồng thời bảo vệ quyền sống của con người. Họ (những tác giả) đã nói lên những tiếng nói đồng cảm tích cực với những nhân vật của mình phù hợp với truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. Trong hoàn cảnh xã hội đương thời, một mặt ta cảm nhận sự xấu xa của giai cấp thống trị qua những dòng lịch sử, nhưng ở mặt khác, ta cảm nhận những tấm lòng của các tác giả văn học. Một Nguyễn Dữ với sự phê phán tệ lậu xã hội qua những yếu tố kỳ ảo trong thể loại truyền kỳ; một Nguyễn Du thấm thía “cái án phong lưu” của người tài hoa; một Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê với niềm ưu ái và trân trọng nghệ thuật ca trù, tôn vinh tài sắc của các đào nương; một Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương bất mãn với thời cuộc, cất tiếng nói châm biếm mà ẩn sau đó là nỗi xót xa cho các ả đào. Cách thể hiện mỗi tác giả mỗi khác, nhưng chung quy lại, đó là tấm lòng trân trọng của các tác giả đối với một số phận bé nhỏ trong cuộc đời, số phận của các kỹ nữ. Hiện lên trong mỗi trang văn, trang thơ là cả một xã hội phong kiến đang rệu rã nhưng rất “cố gắng” chà đạp lên những phận người yếu ớt, đáng thương, tước đi khát vọng chính đáng của con người về tình yêu, hạnh phúc, tước đi cả những phẩm chất đạo đức chân thực của con người. Người kỹ nữ vẫn bị xem là hạng người dưới đáy xã hội, bị toàn xã hội coi thường và tước đoạt quyền sống, quyền làm một con người bình thường, quyền hạnh phúc. Vậy mà, người kỹ nữ chưa bao giờ để cho khát vọng của mình bị dập tắt bởi bất cứ thế lực nào. Họ luôn tìm mọi con đường để giải thoát mình và hướng tới một cuộc sống hạnh phúc. Từ những người ca nữ chưa được thể hiện sâu sắc trong những tác phẩm thuộc thời kỳ đầu của văn học trung đại, cho đến những kỹ nữ được mô tả một cách sinh động với đầy đủ mọi cung bậc tâm trạng, tích cách, số phận ở giai đoạn sau, tất cả đều là những con người luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức về bản thân rất cao trên con đường đi tìm hạnh phúc. Hình ảnh kỹ nữ xuất hiện nhiều nhất là trong các sáng tác của Nguyễn Du. Tấm lòng nhân ái của bậc thi hào dân tộc đã nhìn thấy trong vũng bùn nhơ nhuốc, tủi hổ của nghề kỹ nữ những viên ngọc sáng lung linh, càng rèn giũa càng đẹp lạ thường. Một cô Kiều “sắc nước hương trời” đang cố vươn lên khỏi bùn lầy nhơ nhớp. Trong mỗi bước đường của cuộc đời, tuy càng lúc càng bị vùi dập nặng nề hơn nhưng nàng vẫn giữ được những phẩm chất cao quý. Một người hầu cũ của em, một ca nữ đất La Thành, một cô Cầm ở Long Thành thật duyên dáng, tài năng và chắc chắn cuộc đời không thể “dung tha” cho số kiếp của những con người này. Nguyễn Du yêu thương và trân trọng họ rất mực. Ông ca ngợi, đồng cảm với những vẻ đẹp ấy, những cuộc đời ấy. Đến Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,… hình ảnh các cô đầu lại có những thay đổi theo thời cuộc. Cô đầu là truyền nhân của nghệ thuật ca trù, nhưng theo dòng chảy của thời gian, các cô đầu ngày càng đánh mất chính mình. Cái thú tao nhã mà nghệ thuật ca trù đem lại đã suy bại. Cô đầu thời kỳ này không đơn thuần là người làm nghề xướng ca nữa mà còn lấy việc bán thân làm kế sinh nhai. Thật ghê gớm thay cho thế lực của đồng tiền và cả một xã hội đang chạy theo nó. Bởi lẽ chính đồng tiền và lối sống thị thành ấy đã khiến những người phụ nữ khốn khổ kia phải đánh mất chính mình, mất cả ý thức về danh dự, nhân phẩm của bản thân, trở thành nô lệ của đồng tiền, để rồi bị cuốn vào vòng xoay ấy mà không sao thoát ra được. Dẫu vậy, chúng ta vẫn có thể tìm thấy trong đêm đen của xã hội ấy một ánh sáng, ánh sáng của lòng nhân đạo và yêu thương của các tác giả văn học. Đó chính là nỗi đồng cảm, niềm cảm thương của các tác giả với niềm mong mỏi những người phụ nữ khốn khổ kia sẽ tìm thấy hạnh phúc chân thực trên đường trở về tìm lại chính mình, dẫu cho con đường ấy còn lắm gian nan và thất bại luôn chực chờ. Thông qua hình ảnh người kỹ nữ, các tác giả bộc lộ rõ nét tư tưởng và tình cảm của mình đối với con người, đặc biệt là những con người đang hàng ngày hàng giờ bị chà đạp. Những trang thơ, trang văn sẽ khép lại, nhưng tâm sự thì còn mãi vương vấn. Cuộc đời của những con người này chứa đựng vô số những tư tưởng, triết lý về cuộc đời và nhân sinh. Tìm hiểu về số phận kỹ nữ cho chúng ta một con mắt nhìn cuộc sống, nhìn thấy xã hội một cách sinh động. Cảm nhận về thân phận của kỹ nữ cho chúng ta một trái tim yêu thương, những tình cảm cao đẹp giữa người với người. Người đọc hẳn không thể quên lòng chung thủy đến cùng, kiên định đấu tranh vì tình yêu của nàng Túy Tiêu trong Truyền kỳ mạn lục. Chúng ta càng không thể quên những bước đi của Kiều trong chuỗi ngày sóng gió, bởi ẩn sau đó là cả một nghệ thuật sống mà muôn đời sau phải kính nể. Ta cũng không thể không ái ngại cho thân phận những cô đầu trong xã hội buổi giao thời phong kiến – thực dân. Hình ảnh, thân phận của những con người này là một minh chứng sống động cho hình ảnh một xã hội đang suy tàn. Nhân vật kỹ nữ trong văn học trung đại đã khẳng định giá trị của con người, biểu hiện nỗi khát khao hạnh phúc chính đáng của những người thấp cổ bé họng trong xã hội ấy. Xin lấy ý thơ của Xuân Diệu, nhà thơ của trái tim yêu đương mãnh liệt để kết thúc: Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa; Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơị Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời; Khách không ở, lòng em cô độc quá. Khách ngồi lại cùng em ! Đây gối lả, Tay em đây mời khách ngả đầu say; Đây rượu nồng. Và hồn của em đây, Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử. …………………..... Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt. Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơị Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi, Gỡ tay vướng để theo lời gió nước. Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt. Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôị Du khách đi Du khách đã đi rồi. ( Lời kỹ nữ) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Toan Ánh, Phong tục Việt Nam, Nxb Khai Trí, 1984. 2) Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, tái bản lần thứ 3, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2004. 3) Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Văn Hóa Thông Tin, 2000. 4) Trần Văn Chánh, Trần Phước Thuận, Phan Văn Hòa, Truyện Kiều tập chu, Nxb Đà Nẵng, 2000. 5) Nhật Chiêu, Hoàng Chân Y và Hồ Xuân Hương và huyền thoại người nữ, in trong tập văn học so sánh nghiên cứu và dịch thuật, khoa ngữ văn báo chí, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2003. 6) Nguyễn Văn Dân, Lý luận văn học so sánh, Nxb khoa học xã hội, 1998. 7) Nguyễn Văn Dân, Nghiên cứu văn học, lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo Dục, 1999. 8) Nguyễn Xuân Diện, Lịch sử và nghệ thuật ca trù, Nxb Thế Giới, 2007. 9) Xuân Diệu, Bình luận các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Trẻ, 2006. 10) Đỗ Duy, Hồi ức của một Geisha – Nỗi lòng của những người “Vợ hờ”, vn Express. 11) Hướng Dương, Hát ả đào xuất xứ từ đất Thăng Long, Vietbao.vn. 12) Nguyễn Đức Đàn, Trào lưu tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam thế lỷ XIX, tập san nghiên cứu văn học, số 1/1961. 13) Lâm Giang – Vũ Ký, Giảng luận về Nguyễn Khuyến, Nxb Tân Việt, 1960. 14) Nguyễn Thạch Giang (Khảo đính), Kiều, Nxb Thông Tin Hà Nội 1989. 15) Arthur Golden, Hồi ức của một Geisha (Thanh Vân dịch), Nxb Phụ nữ 2005. 16) Nguyễn Thị Bích Hải, Bình giảng thơ Đường, Nxb Giáo Dục, 2004. 17) Nguyễn Văn Hanh – Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo Dục, 1999. 18) Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thả một bè lau – Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán, Nxb Lá Bối. 19) Trần Ngọc Hồ (dịch và bình), Những bài văn nổi tiếng của Trung Hoa, tập 3, Nxb phương Đông, 2006. 20) Đoàn Tử Huyền, Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử, Nxb Nghệ An, 2008. 21) Nguyễn Văn Huyền, Nguyễn Khuyến tác phẩm, Nxb Nghệ An, 2008. 22) Lâm Khang, Những bi kịch của ả đào xưa, lamkieu.com.vn 23) Phan Công Khanh, Lịch sử tiếp nhận truyện Kiều, Luận án tiến sĩ, trường ĐHSP TPHCM, 2001. 24) Đình Gia Khánh (chủ biên), Văn học việt nam thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo Dục, 1997. 25) Đình Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Văn học Việt Nam thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII, chương XXII, phần viết của Bùi Duy Tân, Nxb Giáo dục, 1997. 26) Trần Văn Khê, Đưa ca trù đến với thế giới, tranvankhe.net. 27) Trần Đình Khiêm, Tiếp nhận Truyện Kiều dưới góc nhìn nhạc họa, luận văn thạc sĩ, trường ĐHSP TPHCM, 2003. 28) N.Konrat, Phương Đông- Phương Tây (Trịnh Bá Dĩnh dịch), Nxb Giáo Dục 1996. 29) Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb khoa học, 2003. 30) I.X.Lixevich, Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc (Trần Đình Sử dịch), Nxb Giáo Dục tái bản lần thứ nhất, 2003. 31) Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam thế kỷ X – nữa đầu thế kỷ XVII, NXb Giáo dục, 2002. 32) Phương Lựu, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, 2001. 33) Nguyễn Thế Nghi, Tân biên truyền kỳ mạn lục, Nxb Văn Học Dân Tộc, 2000. 34) Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Khoa Học Xã Hội, 1985. 35) Trần Ích Nguyên, Nghiên cứu so sánh “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kỳ mạn lục”, Nxb Văn học, 2000. 36) Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2001. 37) Hậu Đình Phương, Tú Xương với thế sự, Nxb Thư Lâm, 1959. 38) Nguyễn Huy Quát, Để hiểu thêm Đồ Chiểu – Yên Đổ – Tú Xương, Nxb Thanh niên, 2001. 39) Từ Quân – Dương Hải, Lịch sử kỹ nữ, Nxb Thư Lâm, 1959. 40) Đặng Đức Siêu, Tổng hợp văn học Việt Nam – tập 14, Nxb Khoa họa xã hội, 2000. 41) Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2005. 42) Ngô Thời Sỹ, Việt sử tiêu án, Nxb Văn Sử, 1991. 43)Vũ Văn Sỹ, Đinh Minh Hằng, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Tế Xương – Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, 2001. 44) Đặng Thiêm, Hai câu chuyện nhỏ về Kiều, in trong “Tuyển tập mười năm tạp chí văn học và tuổi trẻ”, Nxb Giao dục, 2003 45) Trần Nho Thìn, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo Dục, 2003. 46) Trần Nho Thìn, Nguyễn Công Trứ – Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, 2003. 47) Đỗ Bằng Toàn, Đỗ Trọng Huề, Việt Nam ca trù biên khảo, Nxb TP HCM, 1994. 48) Lê Ngọc Trà, Văn chương thẩm mỹ và văn hóa, Nxb Giáo Dục, 2007. 49) Nhã Trúc, Hình tượng Geisha trong sáng tác của Kwabata Yasunari, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TPHCM, 2008. 50) Nguyễn Quảng Tuân, Tổng hợp văn học Việt nam – tập 13, Nxb khoa học xã hội, 2000. 51) Lê Trí Viễn (chủ biên), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, TP HCM, 2002. 52) Lê Trí Viễn, Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, 1996. 53) Nguyễn Khắc Viện, Truyện Kiều và nghiên cứu sáng tác văn học, Nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2007. 54) Kawabata Yasunari, Vùng băng tuyết (Giang Hà Vy dịch), Nxb Mũi Cà Mau, 1999. 55) Lê Thu Yến tuyển chọn, Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ người đời sau, Nxb Giáo Dục,2000 56) Lê Thu Yến, Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du. Tiếng Anh 57) V.Pronikov và I.Ladanov, Japanese, en.wikipedia. 58) Kim,Women of Korea: A history from ancient times to 1945, yung chung, 1976. 59) Wikipedia, Geisha, vi.wikipedia. 60) Geisha, Whatever.net. 61) Kisaeng, en.wikipedia PHỤ LỤC Nàng Tiết Đào – một kỹ nữ và là một nhà thơ nữ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường Sắc đẹp của một kỹ nữ Trung Quốc và kisaeng Hàn Quốc Geisha Nhật Bản Đào Nương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN045.pdf
Tài liệu liên quan