MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Mục đích và ý nghĩa đề tài
IV. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: R.TAGORE VÀ TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN”
I. Rabindranath Tagore
1. Vài nét về tác giả R.Tagore
2. Quan niệm về tiểu thuyết của Tagore
II. Tiểu thuyết: “Đắm thuyền”.
CHƯƠNG II: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN” CỦA ĐẠI THI HÀO R.TAGORE
I. Người phụ nữ Ấn Độ với quan niệm về tình yêu và hôn nhân
II. Sự đối lập giữa truyền thống và hiện đại qua hình tượng
hai nhân vật nữ chính: Kamala và Hemnalini
III. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ xa xưa Ấn Độ đã được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Không chỉ giàu đẹp bởi nguồn của cải từ thiên nhiên mà Ấn Độ còn có một kho tàng văn hoá rất có giá trị - từ đây Ấn Độ đã góp phần cho sự phong phú và đa dạng của nền văn học Ấn Độ nói riêng và văn học phương Đông nói chung. Bên cạnh những công trình nghệ thuật tuyệt vời cùng giá trị tinh thần cao quý đó là sự góp mặt của các thiên tài như Mahatma Găng đi, G.Nêru, R.Tagore . Chính vì lí do đó mà để hiểu biết sâu hơn về đất nước và con người Ấn Độ ta sẽ bắt đầu tìm hiểu từ nền văn học của nước này - qua đó ta sẽ hiểu sâu hơn về giá trị tinh thần của văn minh phương Đông, phong phú đa dạng nhưng cũng đậm đà bản sắc riêng.
Đặc biệt ở đây ta đi tìm hiểu thêm về người phụ nữ Ấn Độ từ trước đến nay luôn bị kìm toả bởi lề thói hà khắc. Đứng trước sự tiếp nhận của nền văn hoá mới cũng như dưới con mắt nhìn tiến bộ của R. Tagore - một nhà thơ, nhà văn . Ấn Độ ta sẽ thấy hình tượng người phụ nữ Ấn Độ hoàn toàn mới trong quan điểm về tình yêu và hôn nhân.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Cuộc đời sáng tác của Tagore gắn liền với vận mệnh Bengal và Ấn Độ, với lý tưởng giải phóng con người và tổ quốc ông. Trên văn đàn văn học Ấn Độ, Tagore đá sớm toả sáng và là một trong những người có công đóng góp lớn trong sự nghiệp phát triển nền văn học Ấn Độ. Đến năm 1913, Tagore đã làm cả thế giới biết đến khi mà tập “Lời dâng” (Gitanjali) do ông sáng tác và dịch từ tiếng Bengal ra tiếng Anh được giải thưởng Nobel - ông cũng là người châu Á đầu tiên được vinh dự này. Gần một thế kỷ đã qua giới nghiên cứu đã tốn biết bao giấy mực đi sâu tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của con người đa tài này mà vẫn chưa tìm hiểu hết. Riêng ở Việt Nam từ trước đến nay giới nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu về ông với cương vị là một nhà thơ lớn ngay cả trên một số báo, tạp chí, luận văn cũng chỉ tìm hiểu những sáng tác thơ của ông. Còn những bài bàn bề các thể loại khác của Tagore nhất là tiểu thuyết còn rất ít ỏi.
Cao Huy Đỉnh với bài tiểu luận viết về “Rabin đrarnath Tagore” đã đề cập ít nhiều đến lĩnh vực tiểu thuyết của Tagore, ông cho chúng ta thấy thế mạnh của tiểu thuyết Tagore là chú ý tới các cụ thể và hiện thực nhiều hơn truyện ngắn và thơ.
Lưu Đức Trung cũng viết một số công trình khoa học của mình về các vấn để sau: “Tagore người kế thừa truyền thống nhân đạo chủ nghĩa trong nền văn học dân tộc Ấn Độ”, và “Tagore với người phụ nữ Ấn Độ” và “vài nét về truyện ngắn của Tagore” Ông nhận xét:
“Ngòi bút nghệ thuật của Tagore luôn hướng về mục đích vạch trần, phê phán bản chất xã hội, thức tỉnh quần chúng nhân dân, tìm cách giải phóng tâm hồn tư tưởng người Ấn Độ cận đại ra khỏi thòng lọng của tôn giáo, ra khỏi sự kìm hãm của bạo lực và cường quyền?. (Trong bài viết về truyện ngắn “Mây và mặt trời” của Tagore)*.
Lưu Đức Trung cũng chính là người dịch và giới thiệu với bạn đọc Việt Nam về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết “Đắm thuyền” (1989). Đây cũng là sự gợi mở cho công tác nghiên cứu tiểu thuyết Tagore cho những ai có tâm huyết và say mê. Qua lời dịch của ông nghệ thuật đặc sắc cũng như nội dung phong phú dẫn đến với người đọc, nhất là hình tượng sinh động của hai người phụ nữ Kamala và Hemnalini.
Hay nhận xét của tác giả Đào Anh Kha về phong cách nghệ thuật của Tagore. “Tagore thường tránh cách dùng lý trí để miêu tả và phân tích tâm lí các nhân vật như một số đông các nhà văn khác, ở đây ông sử dụng tài tình phương tiện của thiên nhiên. Dưới ngòi bút của ông thiên nhiên có mặt khắp nơi, mọi lúc và bao giờ cũng mang nặng tâm tư, mọi sắc thái của cảnh vật đều phản ánh những biến động của tâm hồn”**.
Từ các công trình nghiên cứu của các tác giả lớn đến các khoá luận của các sinh viên đều muốn đi sâu tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp cũng như sáng tác của Tagore: Trịnh Bích Liên với luận văn tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn. “Mây và mặt trời” của Tagore, năm 1992 Đỗ Thị Quỳnh Hương với luận văn viết về đề tài “thiên nhiên” trong tập truyện “Mây và mặt trời” của Tagore. Và đến năm 1994 Trần Thị Loan với bài luận về “Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua nhân vật Ramesh trong “Đắm thuyền” tiểu thuyết của Tagore đã bước đầu đi sâu tìm hiểu phong cách Tagore trong thể loại tiểu thuyết.
Ở phạm vi nhỏ của bài niên luận này người viết muốn tiếp bước những người đi trước: khai thác một đề tài cũ trong thơ văn xưa nay nhưng lại rất mới trong thơ văn Tagore - đó là hình tượng người phụ nữ Ấn Độ trong tiểu thuyết “Đắm thuyền” của đại thi hào Tagore.
III. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:
Như ta đã biết: “Ảnh hưởng của Tagore đối với tinh thần Ấn Độ và đặc biệt các thế hệ đang kế tiếp nhau lớn lên là to lớn. Không chỉ tiếng Bengal là ngôn ngữ ông dùng để viết mà tất cả các ngôn ngữ của Ấn Độ đã được nhào nặn một phần bởi những tác phẩm của ông. Hơn bất cứ người Ấn Độ nào khác, ông đã góp phần mang lại sự hài hoà cho các lí tưởng của Đông và Tây”* (J.Neru - Ấn Độ). Có thể nói R. Tagore là “ngôi sao sáng Ấn Độ phục hưng” và được cả thế giới này biết đến trên mọi cương vị, là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, hoạ sĩ có tài và thậm chí ông còn là một nhạc sĩ nổi tiếng . Ông đúng là một thiên tài của Ấn Độ và của cả thế giới.
Ở Việt Nam ta đa số mọi người biết đến Tagore là một nhà thơ nổi tiếng hơn là một nhà văn. Có thể tiểu thuyết là lĩnh vực ít được biết đến của Tagore. Mặc dù về số lượng và tiếng vang không bằng thơ nhưng về mức độ lắng sâu và tinh thần nhân văn cao cả của Tagore lại được thể hiện rất rõ trong thể loại này. Qua một bài niên luận nhỏ, người viết muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc khám phá ngòi bút văn xuôi tinh thế của con người đa tài này. Cụ thể hơn đó là việc nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ Ấn Độ đi từ truyền thống đến hiện đại trong “Đắm thuyền”. Người viết hiểu rõ về bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật thông qua hình thức ngôn ngữ độc thoại và bức tranh thiên nhiên . Cũng từ đó được hiểu thêm nghệ thuật viết văn xuôi của Tagore - một người luôn được biết đến là một nhà thơ vĩ đại của văn học Ấn Độ và giúp cho bản thân trong việc làm quen và hiểu rõ hơn trong công tác nghiên cứu văn học.
IV. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Tiểu thuyết “Đắm thuyền” của Tagore mang nội dung chủ yếu về tình yêu và cuộc sống. Nổi bật trong đó là hình tượng hai người phụ nữ tuy với hai nét tính cách trái ngược nhau, nhưng lại tìm được sự đồng cảm trong số phận bi kịch về tình yêu và hôn nhân. Ở họ ta thấy điển hình cho người phụ nữ Ấn Độ theo quan điểm nhân đạo của nhà văn - họ bước đầu được giải phóng khỏi sự kìm kẹp của tôn giáo và quan niệm hà khắc với phụ nữ của lễ giáo Ấn Độ từ trước đến nay. Đó là một sự chuyển bước từ người phụ nữ truyền thống đến người phụ nữ hiện đại.
Trong bài viết này, người viết chủ yếu dựa vào bản dịch “Đắm thuyền” của Lưu Đức Trung, Trương Thị Thu Vân và Hoàng Dũng. Bên cạnh đó người viết còn tham khảo cuốn tiểu thuyết “Nàng Binôdini” cùng một số truyện ngắn của Tagore cũng viết về đề tài người phụ nữ (“Cô dâu bé nhỏ” - Nguyễn Văn dịch ; “Mây và mặt trời” - Hoàng Cường dịch của Tagore .)
Nghiên cứu đề tài này người viết dựa vào một số phương pháp chủ yếu sau:
1. Đặt “Đắm thuyền” trong mối tương quan với các tiểu thuyết và truyện ngắn của Tagore để làm nổi bật hình tượng người phụ nữ Ấn Độ trong bút pháp của nhà văn.
2. Kết hợp phân tích với tổng hợp để làm rõ vấn đề trong đề tài.
3. Sử dụng phương pháp liên hệ đối chiếu so sánh qua cách cảm nhận riêng mà làm nổi bật hơn nữa hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3547 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng người phụ nữ Ấn Độ trong tiểu thuyết Đắm thuyền của đại thi hào R.Tagore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười” (Religion of man). Những quan niệm về tôn giáo của con người thường được ông trình bày bằng những tiểu luận, bài nói chuyện, bài giảng ở trường Santiniketan và các nơi khác trên thế giới. Về sau được tập lại trong cuốn Sacthana (Thực hiện toàn mãn). Về mặt lí luận văn học có những tác phẩm sau: “nghệ thuật là gì?”, “Thơ ca hiện đại”… Bên cạnh đó ông cũng thể hiện tư tưởng của một nhà giáo dục học xuất sắc. Vào những năm đầu thế kỉ XX đã có nhà nghiên cứu E.Fieczinska viết bằng tiếng Pháp công trình “Tagore - nhà giáo dục” (Tagore - E’ducateur). Qua bài (Trường học của tôi” nổi tiếng của Tagore viết sau những năm thành lập trường Santiniketan, ông đã thể hiện một quan điểm giáo dục rất tiến bộ, giáo dục toàn diện, học và hành, kết hợp với lao động sản xuất.
Tagore đã có những chuyến đi thăm nhiều nơi trên thế giới tham gia các buổi nói chuyện, diễn thuyết (trong đó có cả Việt Nam) từ năm 1916 đến 1930. Không chỉ được bộc lộ quan điểm lên án chủ nghĩa thực dân, đề cao chủ nghĩa dân tộc, kêu gọi Đông Tây hoà hợp… ông còn có dịp làm quen với rất nhiều nhân vật nổi tiếng trên văn đàn thế giới (như nhà văn Pháp Romain Rolland, nhà thơ Anh Sturge Meore, nhà văn Đức Thomas Mann, nhà thơ Mỹ Robert Frost) cũng như trên các lĩnh vực khoa học (nhà vật lí Albert Einstein, nhà giáo dục học John Dewey…).
Rabindranath Tagore là con người đa cảm, đa tình, giàu lòng yêu thương con người. Tuy xuất thân trong gia đình quý tộc cao quý, nhưng ông đã vượt qua hàng rào đẳng cấp để kết hôn với một cô gái con của một tá điền trong trang trại của cha ông là nàng Mrinalini Devi. Tình cảm giữa vợ chồng ông rất thắm thiết. Nhưng bức thư gửi cho vợ của Tagore đã thể hiện rõ điều đó. Ông còn ghi lại một cách chân thực về bản thân mình thông qua tập “hồi ức” của ông. Bài “Đời tôi” là bài nói chuyện vào năm 1924 tại Trung Quốc, ông kể lại bước trưởng thành và những cảm giác của ông đối với cuộc đời.
Như vậy, cuộc đời Tagore là sự phản ánh chân thực nhất tư tưởng cũng như quan điểm nhân dậo sâu sắc trong tác phẩm của ông. Tác phẩm của Tagore dễ đi vào lòng người đọc một cách dung dị mà sâu lắng.
2. Quan niệm về tiểu thuyết của Tagore.
Như chúng ta đã biết: “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn, đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống thể loại văn học cận đại, hiện đại”* Nhiều tác giả - Từ điển thuật ngữ văn học - Nxb Văn học 1993 - tr222
.
Riêng đối với Tagore thì trong sự nghiệp sáng tác ông lại không thành công nhiều về thể loại tiểu thuyết (so với thơ của ông). Nhưng không ít bộ tiểu thuyết của ông cũng đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chủ nghĩa hiện thực ở Ấn Độ. Vì sao lại như vậy? Có lẽ vì trong mỗi trang tiểu thuyết là thấm đượm tinh thần nhân văn sâu sắc cũng như ngòi bút tinh tế của nhà văn.
Nội dung các cuốn tiểu thuyết của Tagore cũng đã thể hiện rõ tư tưởng của ông. Từ lòng căm thù bọn thực dân cướp nước cùng sự đồng cảm xót thương với những người dân sống trong cảnh nô lệ ông đã hướng ngòi bút của mình vào mục đích chính trị (tiểu thuyết Gôra - 1907 là sự thức tỉnh nhân dân Ấn Độ nhất là tầng lớp thanh niên cũng vậy đấu tranh giải phóng dân tộc). Với tình yêu thương con người cũng như sự nhân ái đặc biệt với phụ nữ Ấn Độ ông thường viết về đề tài tình yêu hôn nhân, tâm lí xã hội, ca ngợi lòng nhân đạo tình yêu thương, cách ứng xử giữa con người trong xã hội (“Nàng Binôdini”, “Đắm thuyền”, là những tiểu thuyết xuất sắc về mặt này.
Để hiểu rõ hơn nữa về quan niệm của Tagore trong thể loại diễn thuyết này có lẽ ta bắt đầu từ quan niệm về thơ của chính tác giả.
Là một nhà thơ nổi tiếng, Tagore đã từng quan niệm về thơ như sau:
“Đâu phải thơ được viết chỉ để cắt nghĩa một điều gì đó, khi tình cảm tự tìm cho mình một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ. Cũng như nụ cười và nước mắt thực chất của thơ là phản ánh một cái gì được hoàn thiện từ bên trong”* Nguyễn Hải Hà (chủ biên) - Tác phẩm văn 11 - Nxb Giáo dục - 1992-tr86.
.
Nhưng đến thể loại tiểu thuyết ông đã im lặng để cho tác phẩm của mình lên tiếng. Chẳng vì thế mà ông đã đặt giải Nobel văn học với mười hai bộ tiểu thuyết đó sao?
Đúng như Cheliev (Liên Xô cũ) nhận xét.
“Tagore là một tổng hợp thiên tài kì diệu của văn học Ấn Độ từ Upanishad qua tài liệu Phật giáo đến thơ Kalidasa rồi tinh thần nhân đạo thời trang cổ, cùng với tính chất lãng mạn tiến bộ trong văn học Anh và tinh thần đấu tranh chống đế quốc giành độc lập của nhân dân Ấn Độ”** R.Tagore - Tuyển tập tác phẩm - Nxb Lao động - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông - Tây, Hà Nội 2004 - tr.901.
.
Ta thấy trong tiểu thuyết của Tagore một tư tưởng thần bí của tôn giáo, lãng mạn của thơ ca, triết lý nhân văn hay tính giáo dục lớn… Cũng như truyện ngắn, chất hiện thực và lãng mạn trong tiểu thuyết của Tagore rất sâu đậm, lối miêu tả nội tâm nhân vật là thủ pháp đặc sắc của ông. Yếu tố thiên nhiên trong tiểu thuyết cúng là nét đặc sắc. Thiên nhiên trở thành “như im lặng” thường đồng cảm, chứng kiến, hoà hợp với tâm trạng nhân vật trong truyện, tạo nên chất trữ tình nồng thắm.
Có lẽ tư tưởng nổi bật nhất trong tiểu thuyết Tagore là chủ nghiã nhân đạo lớn. Ở cấp độ thế giới quan, chủ nghĩa nhân đạo (còn gọi là chủ nghĩa nhân văn), “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị người như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp. Chủ nghĩa nhân văn không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất…) trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại…”. Với hiện thực xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ cùng với những điều Tagore nhìn thấy và cảm nhận được thì những gì đi vào tiểu thuyết của ông rất chân thực phản ánh tư tưởng nhân văn sâu sắc. Con người và cuộc sống đa dạng của Ấn Độ hiện lên một cách sống động trong tiểu thuyết của Tagore.
Bên cạnh đó nhân vật trong tiểu thuyết của Tagore hiện lên rất “cá tính”. Điều đó được thể hiện qua “đặc trưng về tâm lí, khí chất, tác phong, ngôn ngữ...” Nhân vật trong tiểu thuyết của Tagore chủ yếu hiện lên một cách sinh động qua bút pháp miêu tả tâm lý một cách sâu sắc của nhà văn. Ta gặp nàng Binôdini sắc sảo tinh ranh luôn khao khát được yêu, nàng Asa ngây thơ trong sáng yêu hết mình (tiểu thuyết “Nàng Binôdini”) hay nàng Hemnalini thông minh yêu bằng lý trí, nàng Kamala đặt tình yêu cùng với niềm tôn thờ... (tiểu thuyết “Đắm thuyền”). đó chỉ là sự điểm qua vài nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Tagore. Nét độc đáo ở đây có lẽ là cá tính mỗi nhân vật đan lồng trong các quan hệ và tình huống phức tạp.
Yếu tố thiên nhiên cũng là một phần không thể thiếu trong tiểu thuyết Tagore. Ở đây thiên nhiên như là một bức tranh tâm trạng - một nét đồng điệu với cá tính như trong tác phẩm. Sự chuyển biến tâm trạng như (từ vui đến buồn, từ lòng căm hận đến lòng vị tha, từ xót xa đến thương cảm...) song song cùng với những nét đổi thay tinh tế của bức tranh thiên nhiên.
Trên đây chỉ là một phần rất nhỏ so với sự tìm hiểu về quan niệm trong tiểu thuyết của Tagore. Nhưng có lẽ từ đây ta có thể hiểu thêm hơn nữa về R. Tagore - một thiên tài của thời đại ông mãi sống cùng với tư tưởng nhân văn trong tác phẩm của mình.
II. TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN”.
Nếu nói về đề tài tình yêu trong tiểu thuyết Tagore ta không thể không nói đến “Đắm thuyền” - một tiểu thuyết được coi là xuất sắc về đề tài tình yêu của Tagore. Tác phẩm được viết trong khoảng thời gian từ 1905 - 1908 (cùng với hai tiểu thuyết “Nàng Binôdini” và “Gô-ra”). Tiểu thuyết này ra đời trong hoàn cảnh phong trào chống bọn thống trị Anh ở Ấn Độ trở nên sôi nổi. Nhưng nội dung cuốn tiểu thuyết lại là một thiên tình sử diễm lệ: đầy trắc trở mà không kém phần hấp dẫn trong mối quan hệ phức tạp cùng tình huống độc đáo giữa chàng Ramesh với nàng Hemnalini và nàng Kamala có thêm sự xuất hiện của chàng Nalinaksha - mối gỡ cho thắt nút của vấn đề.
“Đắm thuyền” (The wereck) là một trong những tiểu thuyết xuất sắc của ông viết về tình yêu. Câu chuyện khá rắc rối. Ramesh tốt nghiệp luật khoa đang yêu Hemnalini, một nữ sinh ở Calutta. Bỗng nhiên cha anh ở quê lên gọi anh về cưới vợ. Không thể trái lệnh cha, Ramesh đành quay trở về làng quê cưới một cô vợ mà anh chưa hề biết mặt. Hôm rước dâu về làng, đám cưới phải đi bằng thuyền. Giữa đường gặp bão, thuyền đắm, Ramesh bị sóng đẩy lên bờ cát nằm bất tỉnh, khi tỉnh dậy thấy một cô gái sống sót nằm gần mình. Ramesh tưởng đó là vợ, còn cô gái tên là Kamala cũng tưởng Ramesh là chồng. Hai người dắt nhau trở về làng lo tang cho cha và những người thân xong thì quay trở lại Calcutta. Sống chung với nhau vài ngày đầu, Ramesh mới phát hiện ra rằng Kamala không phải là người vợ do cha cưới cho mình.
Ramesh lâm vào tình huống thật khó xử. Nếu cứ sống với Kamala như vợ chồng thì hoá ra anh đã lừa dối một cô gái trong trắng, phụ bạc cả với tình yêu mà anh đã tự do lựa chọn. Nếu cưới Hemnalini, bỏ Kamala bơ vơ thì lương tâm cắt dứt.
Có lúc anh muốn cưới Hemnalini làm vợ và để Kamala cùng sống chung như một người bạn gái của Hemnalini, nhưng làm sao có thể khiến Hemanili tin rằng Kanala không phải là vợ anh và ngược lại làm sao cho Kamala tin rằng anh vốn không phải là chồng nàng. Đầu óc Ramesh rối như tơ vò trước một bài toán hóc búa. Ramesh cảm thấy mình như con cá đã sa vào lưới, cố vùng vẫy để thoát, nhưng càng vùng vẫy càng thấy bất lực. Có lúc anh miên man trong cơn ác mộng, thấy mình đã được hoả táng, tro tàn của thân vóc khổ đau phiền muộn của mình đã hoà tan trong đất.
Nhưng do nhiều sự ngẫu nhiên, số phận những nhân vật có liên quan ràng buộc đến câu chuyện của Ramesh, cuối cùng đều được tháo gỡ.
Kamala được trả lại cho người chồng thực của mình sau bao ngày tháng trôi nổi, còn Hemnalini tưởng số mệnh bắt mình phải đoạn tuyệt với Ramesh - người mà nàng rất yêu, để cưới Nalinaksha làm chồng, thì cuối cùng cũng phải mừng vui cho cuộc tái ngộ của Kamala với Nalinaksha, và Ramesh tưởng số mệnh dẫn dắt mình xe duyên với Kamala, nhưng cuối cùng anh phải đến từ giã Kamala với một lương tâm trong trắng, thanh thản.
Ramesh tự nhủ “Mình rất vui được gặp Kamala, cuộc gặp gỡ này làm cho biến cố ấy kết thúc một cách tốt đẹp. Dù mình không thể nói, chắc cái gì đã đẩy Kamala rời bỏ ngôi nhà ở Ghazipur, nhưng giờ đây chừng ấy cũng đủ rõ là… mình không cần thiết nữa. Giờ đây không ai còn cần đến mình, trừ chính mình ra, mình phải bước vào đời sống cuộc sống chính mình. Không cần phải quay lưng nhìn lại”.
“Đắm thuyền” có sức thu hút tâm trí người đọc chẳng khác gì một vở kịch hay. Tagore vốn là nhà soạn kịch tài ba cho nên bút pháp của ông it nhiều ảnh hưởng đến tiểu thuyết. Ông đã tạo ra trong tác phẩm này nhiều tình huống ngẫu nhiên chằng chéo nhau khá phức tạp, nhiều tình tiết gây cho người đọc hồi hộp, chờ đón kết cục. Có nhiều chỗ ông viết như trong kịch bản, nhân vật đối thoại trực tiếp, vừa ngắn gọn, vừa sinh động.
Lời miêu tả nội tâm nhân vật qua độc thoại là thủ pháp đặc sắc trong tiểu thuyết của ông. Chúng ta theo dõi những đoạn Ramesh tự vấn, tự giải đáp những băn khoăn, những ý định của bản thân là đủ rõ. Một nét đặc sắc khác thể hiện trong “Đắm thuyền” là yếu tố thiên nhiên. Thiên nhiên vốn là người bạn tình thân thiết của Tagore, cho nên ông đã dẫn dắt người bạn tình đó đến với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết này rất dễ dàng và mật thiết. Thiên nhiên nhiều lúc là người chứng kiến, là người đồng cảm, hoà hợp trong qúa trình diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong truyện. Chúng ta có thể theo dõi tâm trạng của Ramesh và Kamala qua phong cảnh và không gian trên đôi bờ sông mà con tau chở hai người xuôi về miền Tây Bengal.
Trên đây là nội dung và nghệ thuật bao trùm tiểu thuyết “Đắm thuyền”. Bên cạnh nhân vật Ramesh - một nhân vật có một thế giới nội tâm vô cùng phong phú là hình tượng hai nhân vật nữ Kamala và Hemnalini (những người phụ nữ mà Ramesh rất mực yêu thương). Kamala sau bao trở ngại khó khăn đã tìm được người chồng đích thực của mình. Ở nàng là nét đằm thắm dịu dàng rất truyền thống của phụ nữ Ấn Độ thời bấy giờ. Tình yêu trong Kamala bị chi phối bởi lễ giáo với suy nghĩ ăn sâu vào tiềm thức. Kamala “yêu” Ramesh với tình yêu của một người vợ tận tuỵ hết lòng phục dịch chồng. Nhưng khi biết được sự thật thì Kamala lại dồn hết tình yêu cho Nalinaksha. Như vậy quan niệm truyền thống tôn giáo đã được đặt lên trên cả tình yêu trong tâm hồn nàng Kamala bé nhỏ. Khác với Kamala, Hemnalini yêu Ramesh theo đúng tiếng gọi của con tim nàng. Là một cô gái có học thức và được giáo dục trong một gia đình có người cha yêu thương con gái hết mực Hemnalini cũng có một trái tim yêu thương nhân hậu thế. Hemnalini cũng yêu Ramesh hết lòng nhưng không phải là tình yêu tận tụy của Kamala mà là tiếng lòng đích thực của trái tim yêu. Khi biết Ramesh phụ tình nàng chỉ còn biết im lặng mà một mình gặm nhấm nỗi đau. Đặc biệt dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa Hem vẫn tin vào tình yêu của mình. Nàng yêu bằng con tim nhưng nhìn nhận và giải quyết mọi việc bằng lý trí.
Độc đáo trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Tagore ở đây đó là sự hoán đổi nhẹ nhàng mà “phức tạp” trong mối quan hệ tình ái giữa bốn nhân vật chính trong tác phẩm (Ramesh - Naninaksha - Kamala- Hemnalini) Ramesh yêu Hemnalini nhưng nhận nhầm Kamala là vợ mình, Nalinuksha để thất lạc cô dâu mới cưới Kamala và suýt nữa thì đính hôn với Hemnalini… Kết thúc thiên tiểu thuyết này là sự đoàn tụ bất ngờ của Nalinasksha và Kamala, một kết thúc để ngỏ cho hai trái tim yêu Ramesh và Hemnalini.
Ở đây ta đi tìm hiểu hình tượng người phụ nữ Ấn Độ thông qua hai nhân vật nữ chính của tác phẩm (Kamala và Hemnalini). Cùng với những dòng suy tư đan quyện vào hình ảnh thiên nhiên trong sáng tươi đẹp người đưa chúng ta sẽ được thưởng thức một hương sắc mới không kém phần tươi mát trong vườn hoa muôn màu muôn sắc của Người làm vườn (The Gardener) - Rabinđranath Tagore, nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.
CHƯƠNG II:
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN’ CỦA ĐẠI THI HÀO R. TAGORE.
I. NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ VỚI QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN:
“Không có mặt trời, hoa hồng không nở. Không có phụ nữ, không có tình yêu, không có tình yêu, không có hạnh phúc, không có người mẹ, không có anh hùng và nhà thơ”.
(Klapin).
Đúng như câu danh ngôn tuyệt vời kia thì phụ nữ là món quà vô cùng quý giá mà đấng tạo hoá ban cho thế giới này. Phụ nữ là những gì đáng yêu nhất nhưng cũng đễ bị tổn thương nhất - họ luôn hạnh phúc trong đau khổ và cảm thấy ngọt ngào trong đắng cay tủi cực... Vì sao lại có mâu thuẫn lạ kỳ đến như vậy? Có lẽ câu trả lời nằm trong quan điểm lề thói đạo đức, khuôn phép lễ giáo... được đặt ra cho phụ nữ chúng ta từ trước đến nay. Xét trong phạm vi văn hoá phương Đông, tiêu biểu là văn hoá Ấn Độ ta sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này. Và độc đáo hơn nữa là có sự phản ánh cụ thể qua các tác phẩm văn hoặc của đại thi hào Tagore - một thiên tài xuất sắc của văn học cũng như văn hoá Ấn Độ.
Ngay từ đầu bài viết nghiên cứu về người phụ nữ Ấn Độ (Từ người phụ nữ cổ truyền đến người phụ nữ hiện đại trong văn xuôi Tagore) tiến sĩ Đỗ Thu Hà - Khoa Văn học - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhận xét: “Trong xã hội Ấn Độ trước đây, phụ nữ có một vai trò vô cùng thấp kém và thiệt thòi được quy định thành luật từ đời này sang đời khác: “Khi còn là đứa trẻ, một cô gái hoặc ngay cả khi trở thành người lớn tuổi, người phụ nữ không được làm cái gì độc lập, ngay cả khi ở trong nhà mình. Trong thời thơ ấu người con gái phải theo cha, trong tuổi trẻ cô phải theo chồng, khi chồng chết cô phải theo con trai “(Luật Manu điều 147 - 148…”. Là một con người có tấm lòng nhân hậu cùng một trái tim đa cảm Tagore đã sớm có tiếng nói bênh vực người phụ nữ qua từng câu thơ lời văn xót xa đồng cảm.
Ở đây ta khai thác ở khía cạnh là: quan niệm về tình yêu và hôn nhân với người phụ nữ Ấn Độ - vấn đề mà cả thế giới quan tâm nhiều nhất từ trước đến nay mỗi khi nhắc đến Ấn Độ. Ta có thể khái quát hoá cụ thể hơn thông qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết của Tagore - Để từ đó đi sâu vào tìm hiểu kỹ thế giới nhân vật trong tiểu thuyết chính “Đắm thuyền”.
Nếu như trong lễ giáo xưa thì quan niệm tình yêu và hôn nhân của phụ nữ Ấn Độ luôn bị chi phối bởi vấn đề đẳng cấp, tôn giáo đã ăn sâu trong tiềm thức thì đến thời kỳ văn hoá Ấn Độ dần mở rộng cửa đón nhận những luồng sinh khí mới của thế giới quan niệm đó lại rất tự do trong tình yêu lãng mạn đôi lứa và hôn nhân tự do tự nguyện...
Về quan niệm bó hẹp trong vấn đề đẳng cấp tôn giáo có các truyện ngắn như: “Dàn hoả thiêu”, “Từ con”, “Mây và mặt trời”, “Lá số tử vi”…Trong “Dàn hoả thiêu” ta thương thay cho số phận đau buồn của nàng Mahamaya. Sinh ra trong một gia đình có đẳng cấp quý tộc nhưng vì nghèo không có của hồi mồn mà đến tuổi rồi nàng vẫn chưa lấy chồng. Nàng đã đem lòng yêu mến chàng thanh niên tốt bụng Rajib nhưng lại ở đẳng cấp thấp kém hơn. Do sự hà khắc của lễ giáo mà Mahamaya bị trừng phạt bằng cách: kết hôn với người đang hấp hối và phải chịu cảnh hoả thiêu cùng người chồng vừa cưới mà đã chết. Cơn mưa bất ngờ dập tắt ngọn lửa tham lam đang chực nuốt sống người con gái bé nhỏ mà gan dạ giống như nỗi xót xa đồng cảm che lấp đi sự hà khắc của quan niệm cổ hủ. Nhưng nỗi đau lớn nhất đó là vết sẹo xấu xí trên khuôn mặt Mahamaya sau vụ hoả thiêu cùng với vết sẹo trong tim yêu Rajib khi chàng vô tình chứng kiến khuôn mặt người yêu…
Truyện ngắn “Từ con” là cuộc hôn nhân xuất phát từ tình yêu thật sự giữa chàng Hemanta và nàng Kuxum xinh đẹp. Cũng vẫn là vấn đề đẳng cấp lễ giáo: Hemanta bị cha buộc phải từ bỏ Kuxum (nhằm tránh tai tiếng cho gia đình Hemanta vì cưới một cô vợ ở đẳng cấp thấp hơn).
Đến truyện “Lá số tử vi” thì ta gặp nàng Xunêtơra rất coi trọng vấn đề tuổi tác trong hôn nhân. Theo nàng hạnh phúc tình yêu hôn nhân còn phụ thuộc vào các cung số mang đậm nét tâm linh.
Trong truyện ngắn : “Mây và mặt trời” là cuộc hôn nhân ép buộc mang tính sắp đặt của nàng Giribala.
Cuộc đời đầy đau khổ của một người phụ nữ goá chồng ngay từ khi còn rất trẻ. Vì niềm khao khát được yêu thương mà nàng đã đánh đổi bằng chính cuộc đời của mình. Từ nàng Hemsasi xinh tươi đến người đàn bà cùng quẫn tìm đến cái chết coi đó là một sự giải thoát Khirođa. Nét độc đáo trong câu chuyện này đó chính là: Môhít Môhan Đút - kẻ sở khanh lừa dối đưa người goá phụ trẻ nhẹ dạ vào cuộc đời phiê bạt chìm nổi đầy tủi nhục thì lúc về già lại đứng trên cương vị quan toà - là người xét xử con người tội nghiệp kia (sau cái chết của đứa con trai của chị…). Chi tiết này có lẽ là lời cảnh tỉnh của tác giả đối với những luật lệ hà khắc và những giáo điều cứng nhắc của tôn giáo Ấn Độ.
Bên cạnh đó, khi gạt bỏ những giáo điều cứng nhắc, những luật lệ hà khắc thì ta bắt gặp một tư tưởng, quan niệm về tình yêu hôn nhân vô cùng mới mẻ - song song với sự tiếp nhận các nền văn minh phương Tây tiến bộ. Ta gặp người đàn bà goá bụa nhưng hết lòng say mê và khao khát được yêu thương. Hơn cả những lời thơ có cánh nàng đã tìm đến tình yêu với cả sự chân thành mà gạt bỏ mọi lề thói khuôn phép nhất là đối với những phụ nữ đã goá chồng (truyện ngắn: “Người láng giềng xinh đẹp”). Hay một “Cô dâu bé nhỏ” nhí nhảnh yêu đời ham học hỏi trong truyện ngắn cùng tên. Mrinmayi nghịch ngợm hiếu động may mắn lấy được Apôđô- một người đàn ông chân thành hết mực : anh dạy cô từng chút một khiến cho cô trở thành một người phụ nữ thông minh cá tính, nhưng vẫn không hề mất đi nữ tính…
Như vậy chỉ điểm qua một vài nét truyện ngắn của Tagore ta đã thấy được quan niệm về hôn nhân và tình yêu của người phụ nữ Ấn Độ thông qua ngòi bút tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. đó là sự chuyển tiếp theo hướng đón nhận những cái mới thay thế dần những cái cũ cần phải thay đổi. đó là một bước đi từ truyền thống đến hiện đại? Có lẽ chỉ ở những tác phẩm văn xuôi cỡ lớn như tiểu thuyết của Tagore mới khẳng định rõ hơn nữa về điều đó.
Trong tiểu thuyết “Nàng Binôdini” ta bắt gặp một người phụ nữ thông minh sắc sảo và đang ở độ tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống nhưng lại sống trong cảnh goá bụa - Vậy thì làm sao cho nàng nguôi ngoai hơn trong niềm khát khao cháy bỏng được yêu ? Một phụ nữ hiện đại nàng Binôdini, có nhiều lúc nàng đeo đuổi hạnh phúc của mình kiên trì đến nhẫn tâm. Và rồi khi sắp đạt được điều đó rồi thì nàng lại tỏ ra ân hận và quay trở về sống cuộc sống tận tuỵ an phận với Bihari. Từ một người gạt bỏ cả lề thói quan niệm tôn giáo để khẳng định quyền tự do được yêu, được sống rồi lại quay trở về an phận trong nỗi hối hận tự coi mình là kẻ đã “vi phạm luật lệ của cuộc sống”. Đây có lẽ là nét đan xen trong quan niệm về tình yêu và hôn nhân của R.Tagore.
Đến với tiểu thuyết “Đắm thuyền” - tác phẩm chính mà ta đề cập đến ở đây thì quan niệm trên được thể hiện một cách rõ nét và sinh động bởi hình tượng hai nhân vật nữ chính: Kamala đại diện cho người phụ nữ truyền thống và Hemnalini - đại diện cho người phụ nữ hiện đại có học thức và hiểu biết sâu rộng.
Giống như lời nhận định của danh nhân Léon Tolsstoi: “Không có khổ đau nào hoàn toàn là đau khổ, cũng như không có niềm vui nào hoàn toàn là niềm vui”.
Qua hình tượng hai nhân vật nữ này ta thấy: Vẻ đẹp của Kamala toát lên từ vóc dáng khuôn mặt từ lòng tận tuỵ một lòng với chồng (nấu nướng, cơm nước, giặt giũ... cho chồng và cảm thấy rất vui sướng). Điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ truyền thống Ấn Độ; còn ở Hemnalini nét đẹp của nàng lại kín đáo sâu sắc thể hiện qua cách nghĩ cách ứng xử của mộg cô gái có học thức và hiểu biết sâu rộng: nàng rất yêu Ramesh nhưng cách thể hiện lại rất bình thản(…) nhưng không kém phần sâu sắc … Hemnalini là điển hình cho phụ nữ hiện đại. Đúng là không có lời nhận xét nào hơn là: “Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười”.
Bản nhạc hay bởi có những cung bậc thăng trầm cũng như cuốn tiểu thuyết hay bởi cá tính nhân vật đặc sắc bổ sung những thiếu sót cho nhau. Nếu không có nàng Hem thì nhân vật Kamala sẽ không sống động và ngược lại. Óc quan sát tinh tế cùng với bút pháp điêu luyện Tagore đã thổi hồn vào từng nhân vật. Tác giả đưa hai nhân vật nữ chính của chúng ta vào một tình huống khá là phức tạp trong mối quan hệ tình cảm với Ramesh - nhân vật nam chính. Nếu như Kamala yêu Ramesh với tình yêu của một người vợ tận tuỵ trung thành với chồng thì Hemnalini lại yêu Ramesh bằng cả trái tim rung động của người con gái lần đầu biết yêu. Ở đây niềm tin tôn giáo cũng chi phối ít nhiều trong tư tưởng của mỗi nhân vật của chúng ta thông qua sự tiếp sức của ngòi bút Tagore. Và khi biết được Nalinaksha mới đích thực là chồng mình thì lòng tận tuỵ của tình yêu thương chồng Kamala đã dồn tất cả cho anh. Riêng đối với Hemnalini bề ngoài lạnh lùng kín đáo nhưng trái tim yêu trước sau như một luôn đập rộn ràng bởi một người đàn ông duy nhất - Ramesh. Chỉ điều đó thôi cũng đủ khẳng định quan niệm về tình yêu, hôn nhân của hai người phụ nữ có nét khác biệt lớn. Sự phân vân giữa việc suy xét nhìn nhận đánh giá vấn đề bằng lý trí hay tình cảm cũng đủ làm cơn giông bão trong tâm hồn người thiếu nữ đáng yêu. Nét đặc sắc của ngòi bút Tagore chính là sự khám phá thế giới nội tâm nhân vật qua những nhận biết rất tinh tế gợi cảm.
Trên đây là đôi nét về quan niệm về tình yêu và hôn nhân của phụ nữ Ấn Độ qua bút pháp của đại thi hào Tagore. Tuy chỉ là những nhận xét và đóng góp nhỏ bé nhưng ít nhiều đã cho ta hiểu hơn tâm hồn trái tim của con người vĩ đại này. Lời văn ông chan chứa cảm xúc bởi trái tim ông luôn chất chứa đầy nỗi niềm cảm thông xót xa với người phụ nữ. Qua đây ông đã thể hiện một số quan điểm tư tưởng rất mới để người phụ nữ của ông được hưởng một cuộc sống tự do bình đẳng mà không kém phần hạnh phúc - những gì mà phụ nữ đáng được hưởng: “Hạnh phúc nào cũng đều phải đánh đổi bằng ít nhiều đau khổ” - Margaret Oliphant.
II. SỰ ĐỐI LẬP GIỮA TRUYỀN THÔNG VÀ HIỆN ĐẠI QUA HÌNH TƯỢNG HAI NHÂN VẬT NỮ CHÍNH: KAMALA VÀ HEMNALINI.
Có lẽ để làm nổi bật và phân biệt một cách rõ ràng hai nhân vật nữ chính này Tagore đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật: cá tính hoá nhân vật. Như ta đã biết: “Cá tính hoá văn học là biện pháp nghệ thuật làm cho nhân vật có cá tính sinh động và trở nên con người cụ thể, xác định. Là một phương diện quan trọng của điển hình hoá, cá tính hoá nhân vật đòi hỏi nhà văn khám phá những đặc trưng và biểu hiện độc đáo về tâm lí, khí chất, tác phong, ngôn ngữ… Tương đối ổn định của một tính cách nào đó và trong quá trình miêu tả phải tuân theo các quy luật phát triển nội tại của chúng trong những điều kiện lịch sử nhất định”. Và “Cá tính hoá nhân vật đòi hỏi nhà văn phải có một vốn sống phong phú, một sự hiểu biết sâu sắc và một năng lực khái quát cao”* Nhiều tác giả, từ điển Thuật ngữ văn học - Nxb Văn học - 1993.
.
Đặt vào trong tác phẩm cụ thể này ta nên đi từng bước tìm hiểu nét riêng của từng nhân vật và từ đó có thể tìm được sự đồng cảm đúng như tiếng lòng tác giả ở hai nhân vật này chăng?
1. Kamala - người phụ nữ truyền thống của Ấn Độ.
Xuất hiện từ chương 3 của tác phẩm Kamala đã gây ấn tượng với người đọc giống như vẻ ngỡ ngàng bất ngờ xen lẫn sung sướng trước sự sống sót của một cô dâu xinh đẹp mới cưới qua tâm trạng Ramesh.
“Ánh trăng ngập tràn cảnh vật một cách huy hoàng và vòm trời dường như rộng mênh mông, tuy nhiên trong mắt Ramesh, tất cả cái vẻ đẹp kì diệu của tự nhiên chỉ làm nền cho khuôn mặt của cô gái nhỏ nhắn đang ngủ”. Và Kamala đã tìm thấy trong đêm tối “chỗ ẩn náu mong ước nơi lồng ngực hồi hộp, nồng ấm của Ramesh. Không chút ngượng ngùng, nàng tin cậy nép mình trong vòng tay anh”. Rồi xót xa thay khi mà cô dâu Susila lại thay thế bằng cô dâu Srimati Kamala Debi - làng DHOBAPUKUR, một sự thật khủng khiếp mà Ramesh phát hiện ra (chương 5). Kamala vẫn không hề hay biết và vẫn một lòng tận tuỵ chăm sóc chồng, cố gắng làm tròn bổn phận của người vợ: “Nửa đêm nàng đã lén ra cạnh anh để quạt cho anh”. Quyết định chuyển vào học ở trường nội trú do Ramesh quyết định dành cho nàng cũng chỉ đáp lại bằng thái độ giận hờn đau đớn cam chịu. Đến tận chương 17 nàng mới từ trường nội trú trở về nhà ở Parjjipara với Ramesh, chính anh cũng ngạc nhiên bởi sự đổi khác của nàng: “Nàng lớn như một cây non. Không còn bừng lên vẻ khoẻ mạnh, trên chân tay chưa phát triển của cô gái quê. Khuôn mặt nàng mất đi cái bầu bĩnh trẻ trung, các đường nét trở nên sắc hơn, và đã có sắc thái rộng. Đôi má đen giòn nhường chỗ cho vẻ yếu ớt, xanh xao; dáng đi, cử chỉ thành uyển chuyển, thanh thoát hơn”. Và trong những ngày xa cách chồng chẳng biết vì nguyên do gì nàng cũng chỉ biết khóc trong câm lặng, lúc gần chồng thì hết mực chăm sóc thương yêu.
Vẻ ngây thơ của nàng thể hiện rõ qua việc không hiểu một chút gì về câu chuyện mà Ramesh đã cố gắng rất nhiều để nói ra cùng nàng… Có lẽ trong nàng người chồng đã chiếm toàn bộ những suy nghĩ quan trọng nhất mất rồi. Ở chương 21 nàng cùng Ramesh rời Calcutta. Rồi những ngày trên tàu (chương 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32) mặc dù rất đau khổ vì thái độ lạnh lùng vô tình của Ramesh nhưng nàng vẫn đảm đương vai trò của một người vợ hết lòng hết sức lo từng miếng ăn giấc ngủ cho chồng. Những ngày Ramesh vắng nhà nàng ở nhà tận tuỵ quét dọn nhà cửa ra dáng là một bà chủ nhỏ thu vén cuộc sống gia đình và niềm vui của nàng là sự hài lòng của chồng nàng mà thôi. Thế nhưng khi biết sự thật qua việc vô tình đọc được lá thư Ramesh viết cho Hem (chương 35, 36, và 37), nàng đã thực sự đau đớn và tức giận. Điều lạ lùng là cùng lúc ấy nàng nhận được lá thư chan chứa lời lẽ yêu thương của Ramesh dành cho (điều mà nàng mong mỏi từ lâu) thì nàng đã sẵn sàng từ bỏ tất cả (kể cả Ramesh một thời nàng đã từng thể hiện tình yêu tha thiết) để đi tìm người chồng đích thực của mình mà nàng chỉ biết duy nhất tên anh ấy là Nalinaksha (chương 45).
Thế rồi trong cuộc hành trình đầy gian khó của người phụ nữ bé nhỏ ấy trên đường đi tìm chồng nàng thi nàng đã gặp mụ Nabinhali (chương 51) và rồi những tháng ngày tủi nhục làm người ở cho nhà mụ (chương 52). Nảng vẫn vui vẻ chịu đựng bởi lý do duy nhất là ở đó nàng đã tìm ra manh mối tin tức của chồng mình (Nalinaksha). Rồi nàng trốn khỏi nhà mụ đàn bà cay nghiệt đó (chương 54) và ở nhà ông bác Chakrabartti tốt bụng sau cuộc hội ngộ với thằng bé con Umesh (chương 55). Nàng tìm cách đến ở nhà Nalinaksha chỉ với mục đích là ược nhìn thấy anh luôn. Sau khi biết chuyện Nalinaksha sắp đính hôn với Hemnalini (chương 57) nàng cũng chỉ có biết lo lắng câm lặng mà thôi. Và khi gặp Nalinaksha nàng cảm thấy bối rối lúng túng và tìm cách “ẩn nấp” (chương 60). Sau đó cuộc chia tay rất nhẹ nhàng giữa nàng và Ramesh (chương 61): “Nàng không hề hé môi mà chỉ cúi thấp mình chào anh một lần nữa”. Cuối cùng sau bao ngày xa cách nàng đã được đoàn tụ với người chồng thực sự của mình (chương 62): “Kamala đứng thẳng dậy, rồi lại phủ phục một lần nữa trước mặt Nalinaksha trong niềm tôn kính sâu sa, khi nàng đứng lên, nỗi hổ thẹn xót xa không còn làm nàng bận tâm nữa. Niềm vui của nàng không ào ạt, mà chỉ có một sự bình yên thanh thản tột bậc tràn ngập con người nàng như nắng mai trong sáng; một cảm giác dâng hiến hoàn toàn chứa khắp tâm hồn nàng và cả đất trời như toả khói trong lư hương dành cho buổi lễ của nàng”. Và dường như chưa dốc cạn hết lòng sùng kính “nó vẫn còn dâng đầy trong tim nàng, và nàng ước ao được trút hết một lần thôi. Nàng đi đến phòng ngủ của Nalinaksha, lấy vòng hoa trên cổ ra, đặt lên đôi guốc cũ, áp đôi guốc vào trán, rồi tôn kính đặt vào chỗ cũ”. Sau đó nàng làm các công việc thường ngày như thể “nàng đang chăm sóc một vị thần linh”; mỗi công việc nàng hoàn thành như một lời cầu nguyện bay lên trời bằng đôi cánh của niềm vui.
Kamala là ví dụ điển hình về quan niệm về tình yêu của Tagore. “Cái đẹp ẩn chứa trong sự sùng đạo và tận tuỵ hy sinh vì đức tin và tình yêu”* TS Đỗ Thu Hà- “Tagore - Văn và Người” - ĐHQG Hà Nội, tr 218
Kamala hiện lên với một vẻ đẹp thuần khiết thơ ngây nhiều lúc đến ngô nghê. Có lẽ thứ nhất do tuổi nàng còn quá trẻ lại ít được học hành nên tư tưởng làng quê nó bao trùm chi phối toàn bộ cách nhìn cách nghĩ của nàng. Qua cách thể hiện tình yêu của nàng đối với Ramesh và Nalinaksha cũng phản ánh rõ điểu đó. Xét về một phương diện nào đó thì đó cũng có thể được gọi là tình yêu nhưng xét ở phương diện con tim thì chưa hẳn. Bời vì nếu yêu Ramesh bằng nhịp đập của trái tim yêu thực sự thì nàng đã không thể dễ dàng từ bỏ Ramesh một cách dễ dàng như thế để đến với Nalinaksha người chồng thực sự của mình. Bao kỷ niệm vui buồn cùng Ramesh phút chốc tan thành bọt nước trong ký ức non nớt của nàng. Chẳng lẽ nàng không yêu Ramesh bằng con tim mà bằng lý trí. Chắc chắn không phải vậy, bởi vì lòng tôn thờ và sự tận tuỵ đã chi phối toàn bộ trái tim của nàng mất rồi.
Khi nói đến những vấn đề xã hội và tâm lý của phụ nữ trong văn Tagore, TS Đỗ Thu Hà có nhận xét: “Ông thường tỏ lòng yêu quí và ngưỡng mộ đối với những người phụ nữ bình thường giản dị trong cuộc sống hàng ngày, lặng lẽ với bổn phận truyền thống…”* TS Đỗ Thu Hà - “Tagore Văn và Người” - ĐHQGHN - tr.86
Và ở đây Kamala là nhân vật được nhà văn giành cho rất nhiều tình cảm cùng sự chân trọng nâng niu đặc biệt.
Ở Kamala ta thấy có nét rất giống nhân vật Asa trong tiểu thuyết “Nàng Binôdini” của Tagore. Dường như các nhân vật nữ chính của ông đều xuất thân từ những hoàn cảnh rất giống nhau. Cả Kamala và Asa đều sớm chịu cảnh mồ côi và sống cảnh ăn nhờ ở đậu nhà ông chú. Họ thiếu tình thương từ nhỏ nên khi lấy chồng họ đã dành trọn vẹn tình yêu của mình cho chồng qua sự tận tuỵ chăm sóc rất hết mình. Asa yêu Mahenđra với tình yêu ngây thơ mà trong trắng, cô yêu một cách tôn thờ người chồng của mình, mọi tình cảm cô dành trọn vẹn cho anh cũng giống như Kamala, Asa được tác giả miêu tả từ dáng đi cử chỉ, hành động và vẻ mặt kiều diễm. Chỉ khác ở một điểm đó là Asa hơi vụng về trong việc bếp núc dọn dẹp nhà cửa (ở điểm này thì thua xa Kamala). Kamala được bà mẹ chồng (bà Kshemanhan) yêu quý bao nhiêu thì Asa với mẹ chồng của nàng lại khó mà có thể cùng sống yên ổn với bà mẹ chồng già khó tính bấy nhiêu.
Ta thấy một sự trưởng thành ở Kamala kể từ lúc gặp Ramesh đến khi được hội ngộ cùng người chồng thực sự của mình. Nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi đó không ở đâu khác chính là từ những bài học nhận thức ở trường đầu tiên… Trải qua bao biến cố tâm lý nằng đã lớn và suy nghĩ rất nhiều. Đôi lúc ta thấy Kamala thật khó hiểu. Sắc đẹp của nàng làm cho Ramesh choáng ngập phút ban đầu có thể nói ở nàng rất có sức hút… Chính lòng tận tuỵ và sự chịu khó ở người phụ nữ truyền thống như nàng đã bắt đầu gieo vào lòng Ramesh tình thân rồi đến tình thương và cuối cùng đã khiến anh biến chuyển nó lên thành tình yêu Ramesh đối với Kamala là vì trách nhiệm còn nàng đối với anh là bổn phận. Tình yêu sẽ đơm hoa kết trái và sẽ mãi lâu bền từ đây chăng? Nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo của Tagore đã khiến cho câu truyện nhiều kịch tính hấp dẫn. Kamala từ chỗ là cô dâu của chú rể Nalinaksha lại trở thành vợ của Ramesh một cách tình cờ. Xét toàn bộ tác phẩm ta thấy Kamala hiện lên một cách thầm lặng mà sâu kín. Tình yêu đối với nàng cũng chính là trách nhiệm và bổn phận đối với nhau. Kamala là hình ảnh của tổ ấm gia đình Ấn Độ truyền thống. Ở nàng cũng thể hiện rõ bản chất của xã hội thời bấy giờ. Xã hội Ấn Độ mà ở đó nghi thức tôn giáo quan niệm đẳng cấp ăn sâu vào tiềm thức của người dân, nhất là tầng lớp quý tộc. Kamala đúng là điển hình cho mẫu người phụ nữ truyền thống Ấn Độ.
2. Hemnalini - người phụ nữ hiện đại của Ấn Độ.
Hemnalini xuất hiện ngay từ chương đầu tiên của tác phẩm. Khác với Kamala, Hemnalini lại không hề được Tagore miêu tả về ngoại hình mà lại là thông qua những đối thoại thông minh của Hem cùng Ramesh và mọi người. Mồ côi mẹ từ nhỏ, Hemnalini ở cùng với cha và anh trai. Được cha yêu thương hết mực dạy bảo và cho ăn học tận tình mà mới ở tuổi còn trẻ cô đã đậu bằng tú tài - Một cô gái có học thức. Tình cảm dành cho Ramesh thuở ban đầu rất nhẹ nhàng (chương 7): Nàng tự trách mình khi nghĩ rằng đã hiểu lầm anh: “Mình đã đối xử không phải với Baba Ramesh. Anh ấy đã quẫn trí vì nỗi buồn mất cha và bao nhiêu nỗi lo âu sau đó. Anh ấy hẳn hãy còn đau lòng về chuyện đó. Thế mà ta cứ cho anh như kẻ có tội. Chẳng chịu hỏi thăm lấy một câu xem anh có điều gì phiền muộn ở nhà hay có điều gì phải bận tâm không”. Về tính cách nàng thể hiện là một con người trầm lặng. Nhưng dù có trầm lặng và kín đáo đến đâu nàng cũng không thể giấu nổi sự đổi khác khi gặp người yêu sau bao ngày xa cách: “Những đợt học tập miệt mài kéo dài làm Hemnalini gầy đi, cái thân hình mảnh khảnh của nàng tưởng như sẽ gãy gục trước một cơn gió mạnh. Trước đây, nàng kín đáo và lặng lẽ, làm bạn bè phải dè dặt mỗi khi nói chuyện với nàng vì sợ nàng mếch lòng.
Sau đó vài ngày mà dáng vẻ và cử chỉ của nàng đã thay đổi đáng kinh ngạc. Một ánh hồng phơn phớt thay vào chỗ xanh xao trên đôi má, và cứ nói mỗi lời, đôi mắt nàng lại ánh lên niềm vui. Đã có một dạo nàng cho rằng chăm chú quá nhiều vào chuyện ăn mặc thì thật phù phiếm, thậm chí tội lỗi.
Chẳng bao giờ người ta biết được điều gì đã khiến nàng giờ đây thay đổi quan niệm đó, bởi vì nàng không thổ lộ với ai”.
Tình yêu mà Hemnalini dành cho Ramesh cũng nhẹ nhàng sâu sắc như chính con người nàng vậy: Từ chiếc khăn thêu tay đến những buổi chuyện trò hàn huyên giữa hai người. Và đến khi bị Ramesh khước từ hôn ước (Chương 11) nàng cảm thấy “nỗi đau khổ nhức nhối trong lời anh nói”, nàng không hề giận mà trái lại trong lòng lại dâng lên mối đồng cảm xót xa. Ở tình yêu của nàng có long tin, sự thuỷ chung, nỗi đồng cảm ngự trị - đây chính là nhịp đập của con tim yêu (một điểm khác biệt so với tình yêu cùa Kamala). Rồi khi biết chuyện Ramesh và Kamala nàng cũng chỉ : “chứa chan nước mắt, người rung bần bật”, “gập người lên đầu gối cha, cố nén nối khổ đau không kiềm chế nổi” (chương 20). Rồi đến sự đấu tranh trong tâm tưởng của nàng: “Dù tình yêu còn kéo dài lòng tin của Hemnalini vào Ramesh nó cũng không thể át được hoàn tòan tiếng nói của lí trí.
... Nàng cố chặn mối nghi ngờ lại, không cho nó đột nhập vào dinh luỹ của lòng tin, vậy mà những hoài nghi lại đấm ầm ầm vào cửa sau. Như người mẹ cố che chở đứa con bằng cách ôm con vào lòng, nàng khư khư giữ trong tim niềm tin vào Ramesh khi nó bị cai chứng cớ nguy hại cho anh tấn công. Nhưng trời hỡi! Liệu lực có tòng tâm hay không đây?”. (Chương 22). Diễn biến tâm trạng của Hemnalini vô cùng phức tạp như chính con người và tình yêu của nàng vậy. Phải có một tình yêu mãnh liệt lắm thì Hemnalini mới có thể có những tâm trạng phức tạp đến như vậy.
Ta cảm thấy như Tagore đặt chính mình vào vị trí nhân vật để thể hiện cảm xúc chân thực nhất của mình. Sức hút đối với người đọc ở đây chính là cá tính mạnh mẽ của Hemnalini. Bề ngoài trông nàng có vẻ yếu đuối nhưng thực sự nàng lại rất cứng cỏi, mạnh mẽ. Một con người khi yêu thì yêu bằng cả trái tim mình và khi gặp khó khăn hay chuyện đau lòng vẫn đủ sức đủ tỉnh táo để dùng lý trí mà soi xét mọi điều.
Từ chương 38 đến chương 44: khoảng thời gian Hemnalini cùng cha đi nghỉ mát và dần dần cũng làm dịu đi nỗi đau của nàng. Nếu như trước đây là những biến động dữ dội của cuộc đời thì bây giờ trong Hemnalini đang cố tìm quên trong khoảng lặng. Sự lặng lẽ của nàng cũng khiến Babu Annađa (cha nàng) đau lòng và lo nghĩ. Hemnalini sống như một cái bóng tránh xa mọi mối quan hệ ngoài nói chuyện với cha nàng ra. Thế nhưng tấm lòng hiếu thảo của một người con đã không cho phép nàng tự hành xác như thế: cha ốm, nàng tận tình hỏi han và chăm sóc cha. Từ chối một cách thẳng thừng việc hôn lễ với Akshay... Sau khi bình tĩnh lại thì nàng sống bình thản hơn không tránh mặt mọi người nữa, kể cả Akshay.
Rồi cuộc gặp gỡ với Nalinaksha đã làm thay đổi cách nghĩ suy của Hemnalini. Nàng học ở anh lòng tin và tính lạc quan yêu cuộc sống này. Từ lúc gặp anh, Hemnalini thay đổi từ thái độ cũng như cung cách sinh hoạt của nàng. Niềm tin tôn giáo đã ngự trị trong tâm hồn nàng. Là một cô gái thông minh và may mắn được trang bị ít nhiều tri thức, Hemnalini dã học hỏi ở Nalinaksha rất nhiều điều mới lạ mà chính bản thân cô khó lòng mà lý giải nổi - chỉ biết rằng điều đó mang lại cho cô sự thanh bình. Nếu như theo sự sắp đặt của mọi người là sẽ xe duyên Hemnalini với Nalinaksha thì riêng đối với nàng anh chỉ là một người thầy đáng kính mà thôi. Đến khi chuyện cưới xin được đưa ra thì cũng là lúc Hemnalini đang “cố nhổ bật tình yêu xưa ra khỏi chỗ ẩn nấp của nó sâu thẳm trong lòng mình, thì nàng mới hiểu ra quả thật không thể nào nhổ bật rễ được. Chỉ cần đe doạ cắt đứt sự quyến luyến ngày xưa cũng đủ làm cho Hemnalini bám chặt lấy nó một cách tuyệt vọng và kiên quyết hơn bao giờ hết”.
Rồi khi biết tất cả sự thật thì tâm hồn Hemnalini vẫn rất bình thản. Niềm tin của cô đã không bị phụ mà còn được nhân lên gấp bội. Cuộc gặp gỡ Kamala và sự cảm thông chia sẻ đã thể hiện rõ con người Hemnalini - một con người giàu lòng vị tha mà cũng nhiệt tình sôi nổi.
Kết thúc bỏ ngỏ để ta tự suy ngẫm. Hemnalini sẽ thế nào với Ramesh ? Đó là hướng gợi mở của Tagore.
Ta thấy nàng Binôdini trong tác phẩm cùng tên có đôi nét rất giống Hemnalini, Binôdini sắc sảo thông minh khao khát tình yêu, nhưng gặp bất hạnh trong hôn nhân (sớm chịu cảnh goá bụa). Cả quãng đời thanh xuân sống trong cảnh cô đơn. Binôdini là một nhân vật có cá tính mạnh mẽ rất hiện đại nhưng cuối cùng cũng chịu cảnh an phận bởi vòng kiềm toả của lễ giáo. Hemnalini may mắn hơn bởi số phận vẫn mỉm cười với nàng. Nàng sinh ra như để bù trừ cho nhân vật Binôdini...
Như vậy, Hemnalini tiêu biểu cho mẫu người phụ nữ hiện đại của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Tình yêu của nàng vượt cả ra ngoài phạm vi của lễ giáo... Nàng yêu bằng con tim và nhìn nhận mọi điều bằng lý trí. Giống như vậy xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ cũng mang xu hướng du nhập những cái tiến bộ văn minh của nước ngoài. Đó cũng là một bước ngoặt trong nền văn học văn hoá Ấn Độ nói riêng hay văn học phương Đông nói chung.
3. Nét đồng điệu trong tâm hồn hai người phụ nữ hay cái chung trong sự tương đồng của truyền thống và hiện đại trong văn học Ấn Độ nói chung.
“Người phụ nữ đẹp làm ta thích mắt. Người phụ nữ tốt làm ta rung động con tim. Một người chỉ là đồ trang sức, còn một người là cả một kho báu”.
Napoleón.
Nét đồng điệu đó được thể hiện khi mà hai người phụ nữ gặp nhau (chương 50). Khi nhắc đến quan điểm về vai trò của phụ nữ theo Tagore TS Đỗ Thu Hà có nhận xét: “Qua khảo sát các tác phẩm của Tagore, chúng ta thấy quan điểm của ông đối với phụ nữ không hoàn toàn đồng nhất mà là một quá trình phát triển liên tục theo thời gian nhưng có đặc điểm chung là đi theo chủ nghĩa Triết chung, tránh mọi sự thái quá. Tagore luôn đề cao việc vừa giữ gìn bản sắc văn hoá Ấn Độ vừa học tập những gì tinh tuý nhất của văn hoá phương Tây. Chính vì vậy mà cách nhìn nhận phụ nữ của Tagore luôn được bộc lộ theo các cặp phạm trù tương phản”* TS Đỗ Thu Hà - “Tagore - Văn và Người” ĐHQG Hà Nội, tr.219
. Và ở đây ta bắt gặp nét đồng điệu trong sự tương phản đó. Hemnalini tinh tế nhẹ nhàng đã gạt bỏ hết sự e dè nhút nhát của Kamala “... Ngay từ hồi bé tẹo, mình đã phải giữ kín tất cả những gì mình suy nghĩ, bây giờ mình đâm ra quen đến nỗi mình không thể thổ lộ với bất kỳ ai. Người ta cho mình kiêu kì quá lắm, nhưng mình mong cậu không nghĩ thế, cậu ạ. Đúng là mình không thể nói được lòng mình”, sự khiêm tốn của Hemnalini: “Lúc nào em bắt đầu hiểu rõ chị, em sẽ thấy chị cũng rất ngốc nghếch. Chị chẳng biết gì cả, trừ một ít điều đọc được ở trong sách vở, cho nên, nếu chị đến sống ở nhà này, chị muốn em luôn luôn ở với chị. Chị hoảng sợ khi nghĩ một mình chị phải trông nom toàn bộ một gia đình.
Và chính Hemnalini lại xúc động về lòng tận tâm của Kamala: “Em không biết mình phải nhớ anh ấy, Didi ạ. Hồi em đến sống ở nhà ông bác, Didi Saila với em kết bạn thân lắm. Chính em thấy chi ấy tận tuỵ với chồng như thế nào, và điều ấy khiến em mở mắt. Em chưa bao giờ thấy chồng em cả, nhưng không hiểu vì sao, em đã tôn thờ anh ấy với tất cả lòng mình. Trời đã ban cho lòng tận tuỵ của em, vì bây giờ em có hình ảnh rất rõ rằng của chồng em trong tâm trí. Chưa bao giờ anh ấy thấy thật sự một người vợ ở em, nhưng bây giờ dường như em đã tìm thấy được chồng em”.
Hai người phụ nữ từ tính cách đến vị trí đều đối lập nhau, vậy mà lại có thể ngồi trò chuyện tâm tình bên nhau nhẹ nhàng tình cảm đến như vậy. Đây có lẽ là một dụng ý của tác giả. Không chỉ một lần mà có lần thứ hai nữa và lần này cả hai đã nhận ra nhau. Chính Hemnalini đã tiếp thêm lòng can đảm cho Kamala để nàng nhìn nhận và về với người chồng tình yêu thực sự của nàng. Nếu như Kamala xởi lởi thổ lộ hết tâm sự của mình bao nhiêu thì Hemanalini lại “kín như bưng” và “nàng có vẻ hết sức buồn bã và cam chịu giống như buổi hoàng hôn”.
Từ đây ta có thể thấy nếu như kết hợp được hai cái “đối lập” này với nhau một cách hài hoà thì nền văn học Ấn Độ sẽ có một bước chuyển biến mới - phong phú đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc. Thành công của Tagore chính là tìm sự dung hoà giữa các thái cực đối lập nhau.
III. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT.
Có thể nói một trong những đónggóp lớn của R.Tagore trong sự nghiệp văn hoá đó là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua hình thức độc thoại nội tâm và qua bức tranh thiên nhiên - một hình thức thể hiện rất sống động.
Ta đã biết: “Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện tiếp qúa trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” *, ** Nhiều tác giả - Từ điển Thuật ngữ văn học - Nxb Văn học 1993
ở trong “Đắm thuyền” nghệ thuật này chủ yếu được thể hiện qua nhân vật nam chính Ramesh. Riêng đối với hai hình tượng nhân vật nữ chính, tác giả chủ yếu sử dụng bút pháp mượn cảnh tả tình tức là lấy thiên nhiên làm nền cho bức tranh tâm trạng.
Chủ nghĩa tự nhiên là một khuynh hướng văn học hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XIX ở châu Âu và Mĩ. Như H.Ten nhận xét: “Tôi khảo cứu tình cảm và tư tưởng như người ta đã làm đối với các cơ quan và khí quản. Hơn nữa, tôi cho rằng hai loại sự kiện ấy đều cùng một bản chất, đều chịu sự phi phối của những tất yếu như nhau và chúng chỉ là mặt trái và mặt phải của cùng một cá thể, cá thể ấy là vũ trụ”**.
Giống như tâm trạng của Kamala khi trên tàu rời Calcutta. “Kamala thức giấc khi trời còn tối, nhìn quanh, thấy mình đang một mình; một hai phút sau nàng mới nhận ra mình đang ở đâu. Nàng lết ra khỏi giường, mở cửa nhìn ra ngoài. Một màn sương trắng như tấm chăn mỏng phủ lên mặt nước tĩnh lặng, một màu sáng nhợt trải khắp bóng đêm và một ánh bình minh le lói ở mảng trời sau hàng cây chạy dọc bờ sống phía Đông. Trong khi nàng đăm đăm nhìn những cánh buồm trắng của thuyền đánh cá bắt đầu lấm tấm trên mặt nước xanh mầu thép.
Một nỗi đau âm ỉ trong tâm hồn Kamala, mà nàng không thể đoán được căn nguyên. Tại sao buổi sáng mùa thu mờ sương này lại có vể ảm đạm đến như vậy? Từ đâu đến, những tiếng thổn thức ngập tràn lồng ngực làm nàng nghẹn ngào và suýt ứa nước mắt? Tại sao giờ đây nàng lại suy ngẫm về tình trạng cô đơn của mình? Hai mươi bốn giờ trước đây nàng quen rằng nàng và chồng cả hai đều mồ côi mồ cút, và nàng chẳng có họ hàng hay bạn bè nào. Trong khoảng thời gian ấy, cái gì đã xảy ra khiến nàng nhận biết được nỗi hiu quạnh của mình? Chỉ Ramesh thôi chưa đủ nương tựa chăng? Tại sao nàng lại lo âu vì cái cảm giác về sự bao la của trời đất và vô nghĩa của bản thân mình”.
Đó là bức tranh tâm trạng buồn cô đơn của Kamala hoà nhịp điệu với bức tranh thiên nhiên trong hiện hữu - đẹp mà buồn.
“Thiên nhiên đóng một vai trò quan trọng trong các truyện ngắn của Tagore. Nó giúp cho nhà văn có thể kết hợp sự lãng mạn và tính hiện thực trong các tác phẩm của mình”* TS Đỗ Thu Hà - “Tagore - Văn và Người”, ĐHQGHN, tr 99
. Và đến với tiểu thuyết thì thiên nhiên làm nền cho bức tranh thể hiện tâm trạng nhân vật của Tagore.
Hay là cảnh “bầu trời mênh mông thì thầm những lời vỗ về tâm hồn rồi loạn” của Hemnalini khi nàng đang phải đấu tranh tư tưởng phân vân giữa hai người đàn ông: Ramesh, người đàn ông nàng rất mực yêu thương; Nalinaksha - người có thể sẽ là chồng nàng sau này...
Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Tagore còn thể hiện qua lời độc thoại của Hemnalini: “Mình không còn ràng buộc với lời đính hôn cũ nữa; những đám mây bão bao phủ chân trời đã đi qua rồi. Bây giờ mình hoàn toàn tự do, không còn lệ thuộc vào những tiếc thương triền miên đối với quá khứ” hay “Con đã cắt đứt mọi mối dây trần thế và đã chết đối với cuộc đời...” lời trong nhật ký mang âm hưởng màu sắc tôn giáo.
Trên đây chỉ là những điểm xuyết trong nghệ thuật xây dựng nghệ thuật tiểu thuyết Tagore. Qua đó ta cũng hiểu được phần nào thiên tài vĩ đại Tagore. Dường như với bút pháp tài hoa tinh tế ông đã tập trung các nhịp điệu của các thể loại (thơ, kịch, ca, triết...) vào trong tiểu thuyết của mình. Vì lẽ đó mà tiểu thuyết Tagore đi vào lòng người đọc một cách dung dị mà sâu lắng đến như vậy.
KẾT LUẬN
Đúng như nhận định sâu sắc của tiến sĩ Đỗ Thu Hà về tiểu thuyết “Đắm thuyền” cụ thể là hình tượng người phụ nữ Ấn Độ ta có: “Hemnalini đang học đại học tỏ ra khá kín đáo về bản thân và những điều mình đã học, khác hẳn với nàngKamala tuyệt vời - người phụ nữ trẻ cổ truyền - luôn phục vụ người khác trong niềm vui. Tuy nhiên, Tagore đã chỉ ra rằng người phụ nữ cổ truyền rất đáng yêu nhưng quá dễ trở thành nạn nhân bất lực trong khi những người phụ nữ được giáo dục học tập như Binôdini và Hemnalini lại có vũ khí để chiến đấu”. Như vậy, Tagore là người quan tâm và đề cao tới việc giáo dục phụ nữ. Trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ nói chung và phụ nữ Ấn Độ nói riêng vấn để giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu. Một người phụ nữ có trí thức, hiểu biết thì sẽ biết tự bảo vệ và phát triển bản thân.
“Theo quan điểm của Tagore, phương Tây đã đem lại cho phương Đông cảm hứng về một niềm hy vọng mới. Người ta tin rằng phương Tây đem lại luồng gió tự do, bình đẳng đến cho phương Đông. Người phụ nữ cảm thấy lần đầu tiên sự tự giác ngộ về cá nhân mình. Nền văn minh phương Tây đem lại cho họ lòng can đảm để tự thấu hiểu và tự đứng trên đôi chân của chính mình”* TS Đỗ Thu Hà - “Tagore - Văn và Người”, ĐHQGHN, tr 222
Đó là tư tưởng mang đậm chất nhân văn của Tagore.
Tuy vẫn chỉ là đề tài vô cùng quen thuộc về hình tượng người phụ nữ nhưng ở đây ít nhiều ta cũng hiểu biết thêm văn hoá Ấn Độ thông qua đời sống tinh thần trong văn học. Nói sự đối lập giữa phụ nữ truyền thống và hiện đại cũng chính là đi tìm nét tương đồng để cho nền văn hoá các nước thêm phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Ấn Độ là một nước lớn nhưng phụ nữ ở đây từ xưa luôn bị lễ giáo đẳng cấp phân biệt nên bị tước bỏ nhiều quyền lợi đáng ra họ phải được hưởng. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ Ấn Độ nói riêng và phụ nữ các nước nói chung phải trau dồi trí thức để đảm bảo cho quyền lợi của mình.
Văn phong Tagore đôi lúc còn chịu ảnh hưởng của màu sắc tôn giáo phi thực tế... Tuy nhiên nếu sử dụng ít thì đó sẽ là yếu tố tăng tính chất kỳ ảo hấp dẫn trong tác phẩm.
Tư duy nghệ thuật cũng như tư tưởng nhân văn cao cả của Tagore là một tấm gương sáng trên văn đàn văn học Ấn Độ từ trước đến nay. Riêng về thể loại tiểu thuyết này ông luôn thành công ở thể loại tiểu thuyết tâm lý. Đọc tác phẩm của Tagore ta như một phần hiểu hơn đất nước và con người Ấn Độ qua từng trang viết của ông. Một lần nữa ta có thể khẳng định R. Tagore - một thiên tài của nhân loại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nhiều tác giả - Từ điển thuật ngữ văn học- Nxb Văn học, 1993.
Lưu Đức Trung (Chủ biên) Tuyển tập tác phẩm của R. Tagore- 2004, Nxb Lao động Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây.
Nhiều tác giả - Rabinđranath Tagore - 1961 - Nxb Văn hoá.
Nguyễn Hải Hà (chủ biên) - Tác phẩm Văn 11 - 1992, Nxb Giáo dục.
R.Tagore - Mây và Mặt trời - 1986 - Nxb Văn học Hà Nội.
Lưu Đức Trung - Tiểu dẫn - Vài nét về truyện ngắn của Tagore.
TS Đỗ Thu Hà:
- “ Từ người phụ nữ cổ truyền đến người phụ nữ hiện đại trong văn xuôi Tagore”- ĐHQGHN.
- “Tagore - Văn và Người” ĐHQGHN.
Trần Thị Loan - Luận văn “Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua nhân vật Ramesh trong Đắm Thuyền tiểu thuyết của R.Tagore” 1994-ĐHSP1 Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vhoc05.doc