Luận văn Hình tượng rắn trong truyện kể dân gian Việt Nam

MS: LVVH-VHVN019 SỐ TRANG: 217 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2010 CẤU TRÚC LUẬN VĂN LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Tư liệu nghiên cứu 6. Đóng góp của luận văn 7. Bố cục luận văn CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT BIỂU TƯỢNG RẮN TRONG VĂN HÓA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. Về khái niệm biểu tượng 1.2. Biểu tượng rắn trong văn hóa thế giới 1.3. Biểu tượng rắn trong văn hóa dân gian Việt Nam CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG RẮN TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở BẮC BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ 2.1. Hình tượng rắn trong nhóm truyền thuyết về thủy thần 2.1.1. Nhóm truyện “Ông Cộc ông Dài” 2.1.2. Nhóm truyện “anh hùng rắn” 2.2. Hình tượng rắn trong nhóm truyền thuyết người anh hùng diệt rắn ác CHƯƠNG 3: HÌNH TƯỢNG RẮN TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN 3.1. Hình tượng rắn trong những cuộc hôn nhân lý tưởng giữa người nghèo khổ và thần linh 3.2. Hình tượng rắn trong cuộc chiến của dũng sĩ diệt rắn ác cứu người đẹp CHƯƠNG 4: HÌNH TƯỢNG RẮN TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM BỘ 4.1. Hình tượng rắn gắn liền với những ông thầy trị rắn 4.2. Hình tượng rắn gắn liền với những nơi linh thiêng 4.3. Hình tượng rắn trong huyền thoại rắn khổng lồ KẾT LUẬN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 : DANH MỤC 45 TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VỀ RẮN Ở VIỆT NAM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf217 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng rắn trong truyện kể dân gian Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mênh mới luống cuống giật cần câu lên, rồi vơ giỏ cá chạy đến trú ở một gốc cây. Cây đó đổ, cậu chạy vào hang đá. Hang đá tự nhiên sụp xuống. Cuối cùng Hơ mênh chạy đến trú tạm bên ngôi nhà ai mới làm ở giữa đồng. Vừa chạy đến bên nhà sàn ấy, cậu đã nghe tiếng có người chào hỏi và mời lên nhà. Hơ mênh nghe tiếng đó là tiếng một cô gái nói nhỏ nhẹ, trong trẻo và duyên dáng. Cô hỏi: Chàng bé nhà ai Chàng trai nhà nào? Dám vào câu cá Trên tảng đá gần nhà tôi? Chàng ngồi câu cả ngày Chàng không hay trời mưa to Chàng không biết mặt trời lặn Chàng không biết tôi đây uất hận Phải thí thân cho rắn thần Rắn thần pa – rin sắp xé nát thân tôi Trong một ngày không xa Chàng nên tránh ra Đừng xông pha chạy vào mà thiệt mạng Hơ mênh nói cho cô gái biết cảnh chạy mưa và xin trọ tạm một đêm. Cậu cho cô gái biết tên, tuổi, gia đình mình, cậu hát: Tôi tên là chàng Hơ mênh Ở trên ngọn suối, ngọn sông Sông Krông, suối Króc Mênh mông xanh biếc một màu Tôi sống trong rừng phi lao Không cha, không mẹ Không chị, không anh. Nhà nghèo đói, hiu quạnh Cơm không có (mà) ăn Chăn không có mà đắp Gạo khoai sắn cũng không Quanh năm phải câu cá Nuôi sống bà (ngoại) Cô gái nghe chàng nói đến cảnh gia đình túng thiếu, nghèo khổ thì động lòng thương, muốn giúp đỡ chàng. Nhưng việc đó với cô khó thực hiện vì cô sắp bị pa – rin (rắn thần) ăn thịt nay mai, mà không ai dám đến cứu. Càng nghĩ cô càng thương Hơ mênh. Cô mời Hơ mênh lên nhà, sưởi lửa và hong quần áo. Cô hát: Mời chàng Hơ mênh Lên nhà có lửa Sưởi ấm, khô người Tội tình gì ở dưới gầm sàn Lên đây lửa cháy bập bùng Cho chàng khỏi lạnh lùng Trời mưa gió bão quanh vùng Mời chàng lên gặp ngại ngùng chi ai Lúc này trời mưa to gió lớn, giá lạnh thấu xương, Hơ mênh đành mạnh dạn lên sàn nhà cô gái chưa biết tên ấy. Chàng rón rén nhích từng bước một đến gần bếp lửa sưởi ấm. Cô gái thấy chàng ướt, lạnh, run cầm cập, liền lấy thêm củi chụm cho lửa cháy to để chàng chóng ấm. Hơ mênh vừa nóng người, ấm lòng thì bụng đói. Chàng thiu thiu ngủ gật bên bếp. Nhân lúc đó, cô gái dùng mẹo khéo léo làm cho chàng tức giận. Cô lấy vỏ một quả bầu khô, nhét một bộ quần áo đẹp, một cái chăng khách (kiếm) vỏ mạ bạc, thân mạ vàng, treo lên trên giàn bếp chỗ Hơ mênh đang ngồi, rồi cô tránh ra chỗ khác. Lúc đó gió thổi mạnh, quả bầu trên giàn bếp đu đưa đập vào trán Hơ mênh. Chàng giật mình nhờ cô gái cất các thứ đó vào chỗ khác. Cô không cất mà lại bảo Hơ mênh đập bỏ đi, không có gì đáng sợ cả. Quả bầu lại đập vào trán Hơ mênh lần nữa. Tức quả chàng giật lấy quả bầu đập nát tan tành. Không ngờ trong quả bầu có quần áo đàn ông. Trời ơi! Quần áo đẹp nhất, khố, khăn hoa gấm kiếm mạ bạc vàng, sang trọng quá. Hơ mênh gọi cô gái lại lấy quần áo, khố, khăn, kiếm cất đi chỗ khác. Cô mời Hơ mênh mặc liền cho ấm. Cô nói hiện vật đó là của cha mẹ cô đã cho cô trước khi nhắm mắt xuôi tay. Hơ mênh cứ lấy mà dùng, đừng ngại ngùng gì. Hơ mênh cũng muốn có quần áo đẹp, nhưng ngại mặc lắm vì quần áo này là loại đắt tiền, cả vùng dân tộc Hơ – rê này ít người có, mình mặc khó coi vì nghĩ mình không phải là con người giàu sang, sợ họ hàng, làng xóm chê cười. Cô gái cứ giục chàng mặc. Cuối cùng chàng phải mặc quần áo và đeo kiếm bên lưng, trông rất đẹp mắt, giống như một vị tướng quân. Cô gái xinh đẹp cũng liếc nhìn chàng một cách âu yếm. Cô thổi cơm, mổ gà, pha rượu cần mời chàng tráng sĩ cùng ăn. Cô gái thật xinh đẹp, da trắng như bông, má đỏ như hoa vông, người thơm như hoa bưởi. Cô mời Hơ mênh uống rượu cần, Hơ mênh mời cô cùng uống. Họ uống cho say để quên tai họa sắp xảy đến với cô. Nhưng lạ thay, Hơ mênh càng uống lại càng khỏe và đẹp trai hơn, da thịt hồng hào. Cô gái lúc này cũng xinh gái hơn, mà lúm đồng tiền, miệng cười hé lộ hai hàm răng trắng nuột. Khi ấy Hơ mênh mới mạnh dạn hỏi tên, tuổi cô, tại sao bị rắn thần sắp đến ăn thịt, mà không ai đến cứu? Chàng hỏi: Cô là con gái nhà ai? Tại sao không người cứu mình? Cô vừa đẹp vừa xinh, Cả người Hơ – rê mình ai cũng mến Cả làng xóm phải góp sức giết rắn thần Để cứu lấy cô gái xinh đẹp Cô bèn nói rõ cảnh ngộ của mình: Tôi là cô gái Y Mười Con út ông bà Rỉn thứ mười Ở vùng người Hơ-rê giàu có Tôi có cha mẹ chị anh Xung quanh có chú bác, họ hàng Có làng xóm gần xa… Tôi sống gốc sông Krông xanh biếc, Tôi sống gốc sông Króc rộng mênh mông Cả người Hơ-rê mình đều biết tôi Tôi bị Pa-rin rắn thần sắp ăn thịt Tôi đã kêu cứu nhiều rồi… Chẳng ai dám cứu sống tôi. Từ trước đến nay, Hơ mênh nghe đồn cô Mười con ông Rỉn rất xinh đẹp, đến giờ mới thấy mặt. Vừa xinh đẹp cô vừa nói chuyện có duyên và vừa thương quý người nghèo. Nghe đồn, nhiều trai làng đã đến hỏi dạm cô. Cha mẹ cô có đòi mấy chục trâu bò, chiêng ché họ đều sẵn sàng lo đủ. Nhưng cô chưa muốn lấy chồng. Nay ai cứu được cô, ai cần bao nhiêu của cải gia đình cô cũng sẵn sàng cho hết. Nếu không lấy của cải, muốn lấy cô làm vợ, cô xin sẵn sàng. Hơ mênh hát: Cô là cô gái xinh đẹp nhất trên đời Cô là cô gái Y Mười đáng mến làm sao Cô là con nhà nòi… Lúc bé được mẹ yêu, cha dấu… Suốt đêm lại suốt ngày Nay gặp việc không may Rắn thần sắp đến ăn thịt Tuổi xuân cô chỉ đến ngày này thôi ư? Thật đáng thương xót vô vàn cô ơi! Anh nghĩ cả vùng người Hơ – rê này phải chung sức chung lòng, đánh chết rắn thần, cứu sống cô Mười để được chung sống yên vui. Nếu mình cứu được cô sống thì không lấy của cải, mà chỉ lấy cô làm vợ. Hơ mênh đang suy nghĩ về việc ấy thì bỗng nhiên cô âu yếm hỏi chàng, có tài có sức cứu được cô không, nếu được thì cha mẹ cô sẽ đền ơn bằng tất cả gia tài. Cô hát: Chàng Hơ mênh dũng cảm Chàng hãy đọ sức đua tài giết rắn thần Cứu sống lấy em Em sẽ đền ơn mấy nghìn trâu, gà, bò, heo. Em sẽ trả nghĩa bằng vật quý giá Mà Hơ mênh thương yêu quá chừng. Ngoài Hơ mênh ra thì bây giờ cô không cầu cứu ai được vì người ta đưa cô ra sống riêng một mình trong nhà này để đợi thí thân cho rắn thần. Của cải, chiêng ché, trâu bò, gà, heo cũng đã phân chia cho cô rồi. Đó là chưa kể quần áo, gạo thóc, thức ăn để sống tạm trong thời gian rắn thần chưa xuống ăn thịt. Trước khi Hơ mênh tới, suốt ngày đêm cô khóc lóc, không ăn, không ngủ, lúc nào cũng lo sợ cho số phận của mình. Cô rất muốn sống, rất muốn dệt vải, may váy, lên rừng hái củi, xuống sông bắt cá, cấy, giặt như các cô gái khác, nên cô rất mong có người cứu sống. Cô van vỉ: “Nếu Hơ mênh cứu được tôi sống trên đời này không bị rắn thần ăn thịt, thì công lao đó tôi coi cao hơn núi, sâu hơn biển cả. Hơ mênh muốn thứ gì tôi xin trả ơn. Nếu Hơ mênh muốn lấy tôi làm vợ độc nhất của mình, tôi cũng xin vui lòng. Tôi sẽ là vợ hiền âu yếm nhất của Hơ mênh, miễn là tôi được sống làm người”. Hơ mênh đang suy nghĩ và tính toán kỹ về tài sức của mình có thể đánh nhau được với rắn thần không? Cha mẹ cô Mười có chiều ý cô không? Suy đi, tính lại, cuối cùng chàng quyết định phải ra tay giết rắn thần, cứu sống cô Mười, còn việc cô đền ơn, trả nghĩa sẽ tính sau. Chàng nghĩ, rắn thần là loại rắn độc ác nhất ở vùng này. Cứ hàng năm mỗi gia đình phải nộp cho nó một mạng người. Nhà nào có con gái xinh đẹp, khách khứa lui tới nhiều, thì phải nộp trước. Nếu không nộp mạng người cho nó, nó hóa phép đánh chết cả làng người Hơ – rê. Cả vùng dân tộc Hơ – rê ai ai cũng thù ghét rắn thần, nhưng chưa có tài sức đánh chết nó. Nó là con vật của trời, nó ở trên mây, lúc muốn ăn thịt người thì nó bay xuống đậu trên ngọn cây rừng. Mọi người đều sợ hãi. Hơ mênh nhất định diệt nó để cứu Y Mười và trừ họa cho dân làng. Chàng hỏi cô Mười: Cô gái xinh đẹp kia ơi! Rắn thần sẽ xuống Ăn thịt cô vào lúc nào? Ngày, tháng, năm ra sao? Cô cho tôi biết thử nào? Tôi quyết định đánh chết rắn thần. Cứu cô, cứu dân làng được sống yên vui Nghe Hơ mênh nói là sẽ cứu sống cô và trừ họa cho dân làng. Y Mười cảm động rơi nước mắt. Cô càng mời Hơ mênh uống nhiều rượu cần. Cô dịu dàng báo tin cho Hơ mênh biết là con hai ngày nữa rắn thần sẽ tới. Cô lại năn nỉ: “Hơ mênh anh cứu lấy em đi. Em không tiếc anh một thứ gì trên đời này, em không chê anh xấu đâu”. Họ ăn uống, tâm sự với nhau vừa tròn một đêm. Tờ mờ sáng hôm sau, Hơ mênh vội vàng thay trả quần áo cho Y Mười. Cô mời chàng mặc luôn, nhưng chàng quyết đưa trả lại. Chàng báo cho cô biết, sáng nay chàng về nhà lấy vũ khí. Cô dặn chàng liệu lên sớm kẻo muộn. Hơ mênh cầm lấy cần câu, giỏ cá, vừa đi vừa chạy như bay về nhà, báo cho bà biết sự việc sắp tới, rồi xin phép bà đi ngay vì phải cứu sống được cô gái Mười. Chàng chạy đến hồ nước sâu thẳm, xanh biếc một màu, nhảy ùm xuống giữa hồ, tìm xuống nhà cha mẹ ở dưới đáy biển báo tin cho cha mẹ. Chàng vừa kể, vừa khóc xin cha mẹ cứu sống cô gái. Cha Hơ mênh là vua thủy tề rất có tài. Cả nhà đều giúp sức cho Hơ mênh. Cha chàng cho mượn chiếc kiếm thần vỏ mạ bạc, thân mạ vàng, đánh đâu thắng ấy. Sau khi được kiếm, chàng liền chạy về nhà Y Mười. Thấy chàng trở lại với kiếm thần, cô rất vui vẻ, pha rượu cần mời chàng uống thêm sức. Chàng bảo cô đi tìm đá mài để mài kiếm, kiếm được mài rất sắc, con ruồi đậu phải cũng đứt chân ngay tức khắc. Chàng bảo cô đem ba cái ché để chém thử, chỉ một nhát kiếm, chàng đã phạt đôi cả ba cái ché đựng nước đầy. Thấy vậy cô rất tin tưởng ở tài sức người mình yêu, cả vùng dân tộc Hơ – rê này không ai bằng, chắc chắn chàng sẽ thắng rắn thần. Lúc này, cô lấy váy gấm hoa ra mặc, lấy kiềng vàng, vòng bạc ra đeo đầy cổ, khiến cô đã xinh lại càng xinh đẹp hơn. Hơ mênh trông càng thêm yêu mến. Đêm đó là đêm hẹn cuối cùng của Y Mười, nên cô đem hết mọi thứ trong nhà ra đãi tiệc Hơ mênh trước khi ra trận đánh nhau với rắn thần độc ác. Hai người âu yếm chúc nhau thắng lợi. Sáng sớm hôm sau, Hơ mênh đã xem lại vũ khí và ở tư thế sẵn sàng. Bỗng nghe một tiếng động long trời, lở đất, sấm chớp ầm ầm. Rắn thần từ trên trời bay xuống. Cả vùng dân tộc Hơ – rê đều sợ hãi, không ai dám ra khỏi nhà. Đây là một con rắn rất to, rất dài, lưng đen sẫm, bụng hung đỏ, miệng rộng hơn miệng một con cọp to, răng nhọn hơn lưỡi dao, lưỡi đỏ như máu, mắt đỏ như lửa. Từ trên rừng nó bò dần xuống đồng ruộng. Hơ mênh bảo Y Mười đóng tất cả các cửa lại và thay quần áo mới vào, đeo kiềng vàng, cườm bạc, rồi lấy chiếu trải ra giữa nhà, nằm dang tay đắp chiếu lên. Cô làm theo. Còn chàng cũng đắp chiếu ẩn vào một bên. Vừa lúc đó, rắn cũng bò đến cổng. Nó tìm lối vào, lấy thân húc hàng rào đổ ầm ầm, rồi luồn vào sân. Đến cửa chính nó ngẩng đầu lên kêu “hứ” một tiếng. Nó bò xung quanh nhà, không có lối vào, nó quay lại cửa chính ngẩng đầu lên kêu “hứ” rồi hỏi Hơ mênh đâu. Cô Y Mười đang nằm, nói vọng ra: - Nhà tôi không có ai là Hơ mênh, ông muốn ăn thịt tôi thì vào. Rắn tưởng xông vào bắt cô rất dễ dàng. Nó bò đến chỗ cô nằm cách một sải tay thì Hơ mênh tung chiếu nhảy lên lưng nó, chụp lấy cổ họng rút kiếm chém phập một cái, cổ rắn đứt làm đôi. Chàng chặt thêm một nhát nữa, mình rắn đứt làm đôi, lăn đơ ra như gỗ. Lúc đó có tiếng nổ “ầm”, đó chính là tiếng kiếm của Hơ mênh chém rắn. Chàng vứt đầu rắn bên này bờ và thân rắn bên bờ khác của sông Krông. Đầu rắn tự nhiên bò lại để nối lại với thân nhưng đã bị dòng sông ngăn cách, đầu nó rơi xuống sông, cá sấu đớp ngay. Hơ mênh kéo xác rắn cuốn lại thành một đống to như quả đồi. Chàng gọi Y Mười dậy xem xác rắn. Cô tung chiếu vùng dậy, nhìn xác rắn to quá, sợ tái cả mặt, nhưng định thần lại ngay và mừng chảy nước mắt. Cô chạy lại ôm chặt lấy Hơ mênh và âu yếm nói: - Rắn thần to thế mà chàng đánh nổi nó, chàng khỏe thật, giỏi thật, chàng xứng đáng là chồng của em. Em xin cảm ơn chàng. Công lao của chàng cao hơn núi, sâu hơn biển cả. Em được sống yên vui, dân làng cũng không lo sợ nữa. Suốt đời, không bao giờ em quên ơn của chàng. Hơ mênh nói: - Tôi giết được rắn độc để trừ họa cho cả vùng người Hơ – rê ta, để cứu sống một người con gái xinh đẹp, hiền hậu, biết thương dân nghèo là cô Y Mười. Đêm hôm đó, hai người ăn mừng thắng lợi vui vẻ suốt đêm. Trước khi chia tay nhau, họ trao tặng nhau vật kỷ niệm làm tin, để sau này kết nghĩa lứa đôi. Cô Mười tặng Hơ mênh một chiếc vòng than sáng ngời, hứa hẹn suốt đời sẽ là vợ của Hơ mênh. Chàng tặng lại cô chiếc vỏ kiếm bạc quý. Họ trao tặng của tin xong thì trời vừa sáng. Hơ mênh chia tay người yêu, về báo tin mừng cho cha mẹ biết. Vua Thủy tề mời mọi người đến ăn mừng chiến thắng, đoạn Hơ mênh lại lên cạn sống với bà ngoại như xưa. Bà nghe nói cháu tài giỏi lập công to cũng rất vui mừng. Còn Y Mười, xế chiều hôm ấy, chạy về nhà báo tin vui cho cha mẹ. Đến nhà, cả nhà đã đi ngủ, cổng đã đóng chặt. Cô cất tiếng gọi: - Cha mẹ, anh chị ơi, ra mở cổng cho em vào. Em còn sống về đây! Không có tiếng đáp lại, cô gọi lần thứ hai, tha thiết hơn. Lúc đó, trong nhà cô có tiếng đáp lại một cách buồn bã: Con còn về đòi gì? Con còn về đòi gì? Con đã chết rồi Sao còn về gọi cha, mẹ, chị, anh Của cải đã chia hết cho con Sao còn tìm về… Cha mẹ anh chị rất thương con Thương em út của mình… Lần thứ ba cô lại gọi, lại nói rõ là mình còn sống và đã đánh chết rắn thần để trở về nhà đây. Nghe tiếng gọi tha thiết, cô Một vùng dậy ra mở cổng cho em. Cổng mở thấy đúng Y Mười về thật, chị gọi cả nhà dậy. Mọi người mừng rỡ tíu tít hỏi Y Mười làm sao thoát được nạn rắn thần ăn thịt. Cô nói dối là đã tự tay đánh chết rắn, bằng mưu trí và sức mình. Hôm sau cha mẹ cô cho mở tiệc ăn mừng cô sống lại. Người trong vùng nghe tin đã giết chết rắn độc ác, đến dự đông đủ. Trong số khách khứa này có hai tên gian ác, ai ai cũng ghét và không mời cũng đến. Đó là Dró và Drai con trời, cậy thế làm lắm điều ngang ngược, oan ức cho dân. Trước khi cô Mười bị thí thân cho rắn thần, hai tên này đã đến nhà, buộc cha mẹ cô phải gả cô cho chúng. Chúng đã bắt ức nhiều nhà phải gả con cho chúng như vậy. Cha mẹ Y Mười sợ hãi phải làm theo lời chúng. Nhưng cô một mực không thuận vì ghét chúng độc ác và sợ cảnh một vợ, hai chồng, thà chịu chết vì nạn rắn ăn thịt còn hơn sống làm vợ chung của hai tên gian ác. Hôm ấy, khi thấy chúng không mời mà đến, cô Mười rất đau khổ. Cô nhìn khắp nhà không thấy Hơ mênh đâu. Cô hỏi người nhà có ai đi mời Hơ mênh không. Cha mẹ cô nói không, chắc xưa nay vốn khinh Hơ mênh mồ côi nghèo khổ. Cô buồn bực giục anh trai đi mời cho bằng được Hơ mênh. Nhưng cả bà cháu Hơ mênh đều từ chối không đến, vì không có quần áo đẹp, sợ khách chê cười. Họ lại trở lại lần nữa kéo bằng được Hơ mênh. Không thể từ chối nữa, Hơ mênh đành phải đến nhà Y Mười. Chàng ăn mặc bình thường, khi đến, ngồi vào góc nhà, chỗ ít người qua lại. Trong khi đó cô Mười đã trang điểm, quần áo đẹp để tiếp đón Hơ mênh, nhưng cô vẫn chưa thấy chàng trong đám khách đông nghịt, cô tưởng chàng chưa đến. Ở một góc nhà, Hơ mênh không được ai dọn cho ăn uống. Hai tên Dró và Drai tiếp tay người nhà, dọn cho chàng ăn như cho ăn mày: Lấy cơm cháy đáy nồi Lấy xương trâu xương bò Còn tươi còn sống cho ăn Lấy mo múc nước sông Làm thay nước canh Họ hàng khách khứa ngăn lại Dró Drai không nghe… Hơ mênh tức giận bỏ ra về. Đợi mãi không thấy Hơ mênh, cô đi hỏi mọi người. Các anh các chị cô nói là đã mời, khách nói là chàng đã đến nhưng vì Dró và Drai bạc đãi nên chàng đã về rồi. Nghe vậy cô liền tức tốc chạy đến nhà Hơ mênh. Được bà cháu Hơ mênh cho biết rõ chuyện vừa xảy ra, cô rất giận hai tên Dró và Drai. Cô năn nỉ mời Hơ mênh đến một lần nữa. Chàng vẫn từ chối không chịu đi. Cô tủi cực quay về nói với cha mẹ làng xóm rằng nếu Hơ mênh không đến dự thì bãi tiệc. Người làng phải hùa nhau đem ngựa đến rước, nói chàng phải thương tình Y Mười mà đến. Chàng nể lời ra đi. Lần này chàng được tiếp đón như một vị khách sang, một vị anh hùng thắng trận trở về. Y Mười ra tiếp đón, người nhà dọn cỗ trên mâm vàng, mâm bạc mời chàng, đích thân cô ra tiếp rượu anh. Thấy vậy hai tên Dró và Drai rất tức giận. Chúng trêu chọc họ, quyết phá đám cuộc hôn nhân của họ. Chúng thách Hơ mênh đánh chiêng, ai đánh giỏi, làm cho chim chóc thú rừng chạy đến nghe thì người đó có tài và được lấy Y Mười. Hơ mênh từ chối, chàng nói: - Cái hay cái giỏi đều thuộc về các anh, còn tôi có hay ho gì đâu mà các anh thử thách tôi. Nếu cô Y Mười ưng làm vợ các anh thì các anh lấy, tôi có giàng đâu. Nhưng chúng không nghe, bắt Hơ mênh phải đánh chiêng. Anh không từ chối nữa. Tiếng chiêng của chàng bay đến tận rừng sâu, bay lên chín tầng mây xanh, xa gần đều nghe rõ. Các loài chim trong rừng rủ nhau bay về đậu trên mái nhà để nghe. Các loại thú rừng như voi, nai, hươu, khỉ, vượn đều chạy về gần để lắng nghe. Đàn cá sấu cũng bơi lên mặt nước để lắng nghe. Làng xóm khách khứa ai cũng tấm tắc khen Hơ mênh. Bây giờ đến lượt Dró và Drai đánh chiêng. Khi tiếng chiêng của chúng nổi lên, chim chóc liền bay đi mất, thú rừng chạy đi xa, họ hàng làng xóm đều phải chạy đi xa vì đinh tai nhức óc. Trẻ con kêu khóc vì sợ hãi. Bầy cá chìm vào hang sâu. Bị thua Hơ mênh chúng tức lắm, hùa lại đá Hơ mênh rơi xuống chuồng trâu. Chàng thản nhiên xem như không có chuyện gì xảy ra, ung dung đi tắm rửa rồi lại vào nhà vui chơi với mọi người. Lần thứ hai, chúng thách Hơ mênh uống rượu cần, mỗi người một ché rượu, kèm theo bảy ché nước lã. Chúng lại thua và lại đá Hơ mênh văng ra ngoài sân. Lần thứ ba chúng thách Hơ mênh ngồi trên mũi giáo. Chúng trèo lên trước, nhưng không ngồi được. Hơ mênh từ chối cho đó là trò chơi nguy hiểm. Chúng bắt buộc chàng phải làm theo. Cuối cùng chàng không từ chối nữa và nhảy lên mũi giáo một cách nhẹ nhàng và ngồi lâu hằng nửa ngày. Tất cả ba cuộc thách thức chúng đều thua Hơ mênh. Tức giận chúng đạp mây bay về trời, dọa sẽ kéo binh lính nhà trời xuống đánh. Y Mười liền ngăn chúng lại nói là ngày mai hãy thử sức cùng Hơ mênh dọn xác rắn thần ở giữa ruộng xem ai được. Sáng hôm sau, cô Mười ra quân dọn xác rắn thần. Cô nói: Nếu ai có sức tài Dọn xác rắn thần hết ngay tức khắc Chắc chắn sẽ là chồng tôi Dù lớn, nhỏ, nghèo khổ tôi đều không chê Miễn chàng chém hết xác rắn bỏ cho xa Sạch đồng, sạch ruộng, đó là khỏe, là tài. Dró và Drai xắn quần áo, hóa phép chạy như bay tới chém một nhát, nhưng không chặt được xác rắn. Chúng chém lần thứ hai vẫn không đứt. Lần thứ ba kiếm của chúng tóe lửa và quằn lại. Chúng chạy về trời, dọa sẽ đem binh lính xuống đánh Hơ mênh và Y Mười. Khách khứa, làng xóm họ hàng đều xuống chặt thử xác rắn. Họ chặt nhiều lần đều không đứt. Đến lượt Hơ mênh, chàng vừa rút kiếm ra đã thấy một ánh chớp làm lóe mắt, mọi người phải nhắm mắt lại. Hơ mênh chém, chặt xác rắn, vứt bỏ sang bên kia sông Krông. Một tiếng động vang trời nổi lên, đó là tiếng của đường kiếm Hơ mênh. Xác rắn được dọn, ruộng đồng lại quang đãng như trước, khách khứa đứng xem đều tươi tỉnh, hổ hởi khen ngợi Hơ mênh, và đều cho việc chàng lấy Y Mười thật xứng đáng. Y Mười lúc ấy cũng muốn tỏ rõ cho mọi người biết từ trước đến nay cô vẫn yêu mến, quý trọng Hơ mênh và đón tiếp chàng như một vị tướng quân thắng trận trở về. Cô mời mọi người tiếp tục tiệc mừng công. Khi Hơ mênh ra về, cô lấy xe ngựa tiễn chàng đến nửa đường, gửi quà biếu bà chàng, rồi mới quay trở lại. Hơ mênh lại xuống nước báo cho cha mẹ ý định xấu của Dró và Drai. Cha chàng khuyến khích con cần trừ cho được bọn quỷ hung bạo đó. Từ ngày từ biệt nhau, Y Mười hằng mong nhớ Hơ mênh, mong chàng chóng trở lại. Cô quên dệt vải và may, hằng ngày cứ ra ngõ ngóng trông người yêu. Bỗng một hôm có một người khách lạ đến nhà. Hỏi ra mới biết đó là người của Dró và Drai, đến báo tin không hay là một ngày gần đây Dró và Drai sẽ cử quân xuống đánh để cướp Y Mười về làm vợ. Vừa thoát nạn rắn thần ăn thịt, nay tai họa mới lại ập đến. Y Mười tức tốc cho người đến cầu cứu Hơ mênh. Hơ mênh nhắn cô cứ yên lòng, chàng quyết không để cô lọt vào tay bọn quỷ dữ. Chập tối hôm đó, nhìn lên trời, cô thấy như ánh sao lấp lánh, đó là lúc chàng Hơ mênh đang đạp mây bay đến để cứu cô. Trong luồng ánh sáng của cầu vồng, cô thấy một chàng trai xinh đẹp đang bay lượn là là trên mái nhà cô. Lòng cô vui xiết kể, ra đứng vẫy tay chào, bụng nghĩ độ này Hơ mênh đã thay da đổi thịt, trở nên chàng trai tuấn tú. Hơ mênh đáp xuống vào nhà, cả nhà Y Mười mừng rỡ. Y Mười hát: Mời chàng ăn trầu Mời chàng uống chè tươi Mời chàng uống rượu cần Cho vui lòng em Ngày mai đây Dró và Drai sẽ đến Tai họa ập đến, lòng em lo Chàng hãy cứu lấy đời em Ăn uống xong. Hơ mênh bảo Y Mười cho người nhà lùa trâu đực khỏe về cho chàng. Chàng ra tay mài đôi sừng con trâu nhọn như mũi dao và dặn trâu trực sẵn ở hàng rào, thấy bọn cướp đến thì xông ra húc chúng lòi ruột. Rồi đêm hôm đó, trong nhà Y Mười mọi người vẫn cười nói, tưởng như không có việc gì xấu sắp xảy ra. Rạng sáng hôm sau quân lính của Dró và Drai xuống chật đường. Y Mười gọi Hơ mênh dậy. Chàng điều khiển trâu cho mỗi lần húc chết năm mươi tên, làm cho quân Dró và Drai chết nhiều, xác ngổn ngang mặt đường. Cuối cùng hai tên hung dữ phải xông ra. Hơ mênh gọi chúng xuống mặt đất đánh nhau. Chúng thách Hơ mênh lên trời. Hơ mênh bảo Y Mười bắt cho con gà trống lông trắng. Chàng hóa phép, đánh một roi vào gà, gà liền biến thành một con ngựa vừa to vừa khỏe, vừa có cánh biết bay. Chàng nhảy lên lưng ngựa, bay lên trời đánh nhau với Dró và Drai. Chàng ra roi cho ngựa bay vút lên chín tầng mây cao hơn chỗ Dró và Drai đang đợi. Chúng cũng vượt lên chém Hơ mênh, nhưng chàng tránh được và quay lại dùng kiếm phạt bên phải, bên trái, lửa tóe ra sáng loáng. Cuộc chiến đấu kéo dài, vẫn chưa phân được thua. Y Mười nhìn lên thấy Hơ mênh vân còn sức lực và nhanh nhẹn, trong lòng mừng thầm. Khi hai bên đều mệt thì nghỉ rồi lại tiếp tục đánh nhau. Cuối cùng Hơ mênh chặt đứt đầu hai tên một lúc và túm đầu chúng vứt xuống bờ biển. Cá sấu liền chụp xác chúng nuốt liền. Thế là kết liễu cuộc đời hai tên quỷ dữ. Hơ mênh cưỡi ngựa bay về báo tin mừng cho mọi người. Làng xóm và cả nhà Y Mười mừng rỡ, từ nay không con sợ nạn rắn thần, nạn Dró và Drai nữa. Những tên lính còn sống sót của Dró và Drai đều được Hơ mênh tha tội chết cho về làm ăn. Cả vùng người Hơ – rê gần xa đều đồn tin về Hơ mênh, chàng trai tài giỏi và họ bàn việc thu xếp lễ cưới cho đôi trai tài gái sắc Hơ mênh – Y Mười. Mọi người vui mừng hát tặng đôi vợ chồng trẻ: Chàng Hơ mênh có sức có tài Cứu giúp người mắc nạn Chàng đã dẹp xong rắn thần và cả nạn Dró, Drai Thường reo tai họa cho dân Chàng xứng đáng lấy cô gái Y Mười xinh đẹp Từ đấy vợ chồng Hơ mênh sống yên vui trong tình thương yêu của cả vùng dân tộc Hơ – rê. (Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam tập 2) 18. Y TƠ LÔNG ĐI TÌM HẠNH PHÚC (Ê ĐÊ) Trong một làng giàu có kia, có hai ông bà rất nghèo, chỉ sinh được một đứa con trai tên là Y Tơ Lông. Y Tơ Lông lướn lên rất nhanhnhwng càng lướn càng lười biếng. Suốt ngày hắn hcir lo thả diều đánh quay, không muốn làm việc gì khác. Thấy con chẳng lo làm ăn, hai vợ chồng buồn lắm. Khuyên bảo con mãi vẫn không ăn thua gì, hai vwoj chồng cho là mình cưng chiều con quá, nên cin hư. Y Tơ Lông không chịu làm, cha mẹ liền phạt không cho ăn cơm. Nhưng lạ quá, không cho ăn cơm mấy ngày rồi mà Y Tơ Lông vẫn khỏe mạnh và vẫn chơi diều, đánh quay với lũ trẻ làng, có khi còn hăng hơn trước. Hai ông bà lại dùng lời ngon ngọt bảo con. Bảo mãi cũng không được, họ đành phải nghĩ ra cách khác để dạy con: họ đuổi Y Tơ Lông ra khỏi nhà. Y Tơ Lông lẳng lặng đi vào rừng, đi mãi, đói bụng thì ăn quả rừng, khát nước thì uống nước suối. Y Tơ Lông đi qua nhiều núi, vượt qua nhiều suối, chàng gặp một chú thỏ. Thỏ hỏi Y Tơ Lông: - Anh Y Tơ Lông đi đâu đó? - Tao đi tìm hạnh phúc đây! Nghe nói đi tìm hạnh phúc, thỏ thích quá, liền nói với Y Tơ Lông: - Thế anh cho em đi với. - Mày ở nhà giữ em đi thế nào được! Thỏ nói mãi Y Tơ Lông mới cho thỏ đi theo. Hai anh em lại băng rừng vượt suối, quyết đi tìm hạnh phúc. Trên đường đi họ lại gặp chú khỉ tinh nghịch. Khỉ hỏi: - Hai anh đi đâu đó? - Chúng tao đi tìm hạnh phúcđây! - Hai anh cho tôi đi với. - Mày ở nhà giữ em, đi thế nào được! Cuối cùng Y Tơ Lông cũng cho khỉ đi cùng. Ba anh em đi mãi. Một ngày kia họ đến một vùng khô ráo, nắng gay gắt, cây cỏ chết cả. Hỏi ra mới biết vùng này vẫn có tục lệ cứ bảy năm một lần chúa làng phải mang một người con gái đẹp cho con trăn tinh ăn thịt. Bao đời nay, con trăn tinh đã ăn hại không biết bao nhiêu người con gái xinh đẹp trong vùng. Đã có nhiều dũng sĩ khỏe và tài gỏi đến giết trăn tinh, nhưng không một ai giết được. Năm ấy, đã đến kì nộp con gái đẹp cho trăn tinh. Chú làng lo lắng vì không tìm đâu ra con gái đẹp để nộp.Trời hạn hán đã lâu, ngày một gay gắt hơn. Nếu quá hạn lâu, thì trăn tinh không những làm cho trời nắng mà còn làm cho nước các sông dâng lên, làm ngập cả một vùng nữa. Từ chúa làng cho đến người dân thường đều lo chết đói, chết chìm. Con trăn tinh đã cho nước dâng ngập mấy làng dưới chân núi. Thấy không thể chậm được nữa, chúa làng phải đem con gái của mình đến một ngôi nhà trên núi cao nộp cho trăn tinh độc ác. Ba anh em Y Tơ Lông đang đi thì bỗng thấy nước dâng lên ngập lối đi, ba người đóng thuyền vượt qua. Ngồi trên thuyền Y Tơ Lông nhìn thấy xa xa có nhiều làng mạc, nhà cửa sắp bị chìm dưới nước. Y Tơ Lông không hiểu sao không có một giọt mưa mà lại có nước lũ như thế. Chàng nhìn lên ngọn núi thì thấy có một ngôi nhà nhỏ, bèn ghé thuyền vào để hỏi. Bước vào trong nhà không thấy bóng người. Chàng liền cất tiếng gọi: - Người nhà đi đâu? Tiếng trả lời thê thé, yếu ớt của người con gái từ trong tối vọng ra: Mày muốn ăn thì ăn, mày muốn giết thì giết, mày ăn rồi mày cũng sẽ chết. Y Tơ Lông nhìn mãi không thấy người con gái đâu cả. Chàng đành phải trả lời lại: - Ta ăn gì nhà ngươi, ta giết gì nhà ngươi và ta chết làm sao được. Ta đã đi bao nhiêu lần trăng tròn, vượt bao nhiêu khe suối, bao nhiêu núi đồi còn không chết nữa là… Người con gái nói vọng ra: - Mày muốn ăn thì ăn, rồi mày cũng chết. Khỉ thấy vậy liền chạy vào trong xem sao thì thấy một người con gái xinh đẹp bị trói vào cột. Khỉ chạy ra báo cho Y Tơ Lông biết… Y Tơ Lông đến gần người con gái, nói: - Nếu người thật thì giơ cánh tay lên cho ta xem. Người con gái liền nói: - Tay tôi bị trói chặt không giơ lên được. Y Tơ Lông biết người con gái bị trói là người thật, liền hỏi: - Làm sao người đẹp thế này mà lại bị trói ở đây? Người con gái không tin chàng là người thật nhưng vẫn bảo: - Nếu anh là người thì hãy tránh đi, ở đây sẽ chết cả đấy. Y Tơ Lông cho người con gái ăn tạm trái cây của mình mang theo và hỏi chuyện nàng. Người con gái kể lại đầu đuôi câu chuyện cho chàng nghe và khuyên chàng nên đi mau không phải vạ vào thân. Người con gái còn phân trần thêm về câu chuyện của mình lúc nãy là câu nói của bất kì ai đến đây trước khi chết. Còn nàng bị trói là khỏi để tự tử trước khi bị trăn tinh đến ăn thịt. Trăn tinh chỉ ăn thịt người còn sống và người bị trói mấy nhày chứ không ăn thịt người chết. Khi nào ăn xong thì nó mới cho nước rút dân làng mới được yên ổn. Nghe xong chuyện Y Tơ Lông bàn kế với thỏ và khỉ để giết trăn tinh. Bàn xong, khỉ liền chạy đến một làng gần đó, giết bảy con trâu, lột lấy bảy tấm da, đánh thành một cái chão vừa dài vừa to lại vừa chắc. Đánh chão xong khỉ mang về cho Y Tơ Lông, chàng thắt thành một cái thòng lọng đặt gần chỗ người con gái bị trói. Trời vừa tối, sấm chấp đùng đùng nổi lên, trăn tinh đã xuất hiện và bay tới. Nó bay quanh nhà một vòng rồi đỗ xuống sân mài răng “kèn kẹt” nghe rơn cả người. Nó trương cái bụng ra, thở phì phò, hơi thở bay ra thành gió bão, mùi hôi sặc sụa. Mài răng xong, trăn tinh chui vào nhà và cất tiếng hỏi như sấm động: - Khà! Mồi của ta đâu? Người con gái đẹp đâu? Lúc ấy, người con gái sợ ngất đi trên cột. Trăn tinh trợn mắt sáng rực như mười bó đuốc để nhìn người con gái. Nó vừa ghé răng định cắn dây trói cô gái thì chiếc thòng lọng ền thắt lấy cổ nó lôi nó ra khỏi nhà. Tay trái cầm chão kéo, tay phải sẵn dao Y Tơ Lông vung tay bổ xuống một nhát, đầu trăn tinh đứt làm đôi. Bị đánh bất ngờ, con quái vật không kịp chống cự và chết không kịp ngáp. Thấy con trăn tinh đã chết. Thỏ chạy lại cởi trói cho người con gái. Vì sợ quá người con gái ngất đi. Khỉ liền chạy tót vào rừng kiếm lá thuốc hồi sinh mang về chữa cho cô gái. Người con gái sống lại, Y Tơ Lông khẽ bảo nàng: - Trăn tinh chết rồi, nước cũng đã rút dần, cô lên thuyền này, thuyền sẽ đưa cô về nhà. Người con gái mở mắt nhìn Y Tơ Lông, một chàng trai thân hình to lớn, con mắt sáng như mặ trời, người đã cứu sống nàng, cứu sống dân làng. Nàng không biết nói thế nào cả. Nàng mời chàng về nhà thì chàng không chịu về, hỏi đến tên thì chàng không chịu nói. Y Tơ Lông bỏ ra đi, nàng cầm lấy đuôi khố của chàng, cành giật mạnh, đuôi khố đứt. Y Tơ Lông lại cùng thỏ khỉ đi tìm hạnh phúc. Nàng nhìn đuôi khố đứt trong tay, đứng nhìn theo. Y Tơ Lông nhằm hướng mặt trời đi mãi. Đi được một đoạn đường, bỗng nghe tiếng ầm ầm như trời đổ, núi nhào, cây cối một vùng rung chuyển ghê gớm. Y Tơ Lông men dọc theo một con suối thấy cây cối, tre nứa đua nhau gãy đỗ cả xuống. Nhìn kĩ, Y Tơ Lông thấy một người khổng lồ, cao ngất, đứng choáng một vùng trời đang gò lưng kéo một bè gỗ, nứa to tướng. Y Tơ Lông chạy lại chẳng nói chẳng rằng, dùng đôi chân dẫm lên đuôi bè. Người khổng lồ ráng hết sức mà không kéo bè đi được. Bực quá, người khổng lồ liền quay lại nhìn, chú ý lắm mới thấy một chú bé giẫm lên đuôi bè của mình. Người khổng lồ cất tiếng ồm ồm như sấm động: - Oắt con kia, tao giết chết mày đấy! - Ông kéo bè gỗ nứa này về làm gì hả? - Làng bị ngập nước hết cả rồi, tao lấy gỗ nứa cho dân làng làm nhà ở. - Ông lấy cho cả làng hay từng nhà hả? - Tao đem về cho chủ làng, chủ làng đem chia cho từng nhà. - Tôi đi với ông được không? Tôi kéo giúp ông mà! - Làm sao mày kéo nổi? - Ông cứ cho tôi kéo thử xem. Người khổng lồ đưa chão cho Y Tơ Lông. Chàng liền chạy một hơi, người khổng lồ đuổi theo không kịp. Gần đến làng Y Tơ Lông dừng lại, chờ ngườ khổng lồ đến. Đến nơi, hắn khen Y Tơ Lông kéo khỏe và muốn kết bạn chàng nhận lời. Cả bốn cùng về làng. Từ xa họ nghe tiếng chiêng, tiếng trống gõ vui tai. Đến nơi chàng mới biết là dân làng đánh chiêng, đánh trống múa hát mừng thoát nạn trăn tinh, được ra nương, ra rẫy làm lụng. Nhà chủ làng cũng đánh chiêng, đánh trống như là để cúng ma con gái, chứ không phải ăn mừng. Cả nhà chủ làng đang buồn vì nhớ thương con gái, bỗng có người về báo, ngoài suối có chiếc thuyền gỗ đang trôi thẳng về làng, ở trên có một người con gái. Chủ làng sợ quá mặt biến sắc xanh như tàu lá, tóc dựng đứng như cỏ tranh, tai ù lên như gió thổi vào ống tre.Miệng chủ làng lầu bàu: “Thôi chết rồi, ma con gái về bắt tội rồi!”. Củ làng không dám ngồi yên một chỗ, chạy lung tung hết chỗ này sang đi nơi khác, sai người nhà đóng chặt cửa lại. Thuyền đến bờ, người con gái chạy thẳng về nhà để gặp cha mẹ. Nhà đóng kín cửa, nàng liền gọi: - Cha ơi, mở cửa cho con vào. Người cha vừa run vừa hỏi lại: - Con gái của cha về thật đấy à? Người con gái nói thêm: - Con được một người cứu thoát, cha mở cửa nhanh cho con vào. Chủ làng vừa mừng vừa sợ, ra mở cửa. Cha con ôm lấy nhau mừng rỡ. Cô con gái kể lại mọi việc cho cha mẹ nghe và lấy đuôi khố của chàng trai nọ cho cha xem. Ngày hôm sau, chủ làng mở tiệc, mời tất cả trai trán trong làng đến đọ đuôi khố ai đúng thì người đó sẽ được chủ làng gả con gái cho. Y Tơ Lông cũng có mặt trong buổi tiệc đó. Chỉ có chàng mới đọ đúng đuôi khố và được lấy cô gái đẹp. (Truyện cổ Êđê) III. KHU VỰC NAM BỘ: 1. THẦY RẮN Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI Muỗi kêu như sáo thổi Đỉa lội như bánh canh Cỏ mọc thành tinh Rắn đồng biết gáy Đó là cảnh hoang vu của Đồng Tháp Mười cáh đây khoảng hơn một thế kỷ. Rắn ở Đông Tháp Mười ai cũng biêt tiếng. Rắn ở đây chẳng những to mà còn độc. Đối với những người dân tiền phong đến khai phá Đồng Tháp Mười, rắn là một trong những mối đe dọa ghê gớm nhất.Nhưng vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn. Ở đây dù thiên nhiên khắc nghiệt đến đâu con người vẫn tìm cách chinh phục cho được. Khoảng năm 1858, tại vùng Đồng Tháp Mười xuất hiện một con mãng xà vương rất hung dữ. Ai đi vào vùng ấy rủi gặp phải nó thì kể như chết. Hôm nọ có một nông dân tên là Năm Hơn vào rừng tìm trâu lạc, phỉa đi sâu vào nơi mãng xà vương ở. Anh vừa đi vừa dáo dác nhìn thì bỗng thấy từ xa một người cao lớn vạm vỡ đang đang chạy như bay đuổi theo một con rắn lớn mà từ trước đến nay anh chưa từng trông thấy. Người nọ và rắn quần nhau dữ dội. Rắn dữ dần dần đuối sức bị người nọ khống chế: chân đè chặt khúc đuôi, tay nắm chặt cổ rắn, tay kia mổ bụng giết rắn. Năm Hơn sau một hồi đứng nhìn sửng sốt , chạy đến chào hỏi người ấy, và không giấu được tò mò: - Ông thật là phi thường mới trừ được con rắn ấy. Dám mong ông cho biết quý danh. Người ấy đáp: - Ta là Lê Huy Nhạc. Nghe nói mãng xà về đây hại người, ta đã tìm kiếm nó suốt cả tháng nay mới trừ được. Con rắn này độc lắm. Nó phì hơi ra cũng giết được người. Ta chuyên nghề bắt rắn từ bé đến giờ mà cũng ghê loại mãng xà vương này. Năm Hơn vồn vã mời ông thầy rắn về nhà rồi bảo vợ con làm cơm thiết đãi và tôn kính ra mặt. Sáng hôm sau, trước khi Lê Huy Nhạc ra đi, Năm Hơn nài nỉ xin theo học. Lê Huy Nhạc cảm động lòng thật thà của Năm Hơn, bằng lòng nhận Hơn làm học trò. Theo thầy được một năm, Năm Hơn đã học được những kinh nghiệm quý báu. Tài bắt rắn của Năm Hơn nổi tiếng khắp vùng. Có điều là không ai gặp được ông thầy rắn Lê Huy Nhạc, chỉ có Năm Hơn thì lâu lâu mới thấy ông đến thăm mình. Bỗng một hôm ở làng bên, có một con rắn lớn xuất hiện. Mình rắn nửa đen nửa trắng. Da ắn xù xì trông rất kinh. Hễ ai bị nó cắn thì không sao cứu chữa được. Dân làng sợ hãi, treo giải thưởng ba mươi nén bạc cho ai trừ được rắn dữ. Năm Hơn được mời đi trừ hại. Được dịp giúp đời, Năm Hơn không chút nao núng, khăn gói vào rừng. năm ngày sau, Năm Hơn tìm được hang rắn. Năm Hơn tìm cách nhữ rắn lên khỏi hang rồi tìm cách giết đi. Năm Hơn xem xét tường tận thấy mình rắn cứ cách giưa mỗi khoang đen lại có một vòng tròn nhỏ. Năm Hơn vốn có ít nhiều kinh nghiệm nhưng không rõ rắn ấy thuộc loại nào, bèn xách vào làng cho dân chúng xem, rồi đem về nhà định phơi khô chờ thầy đến hỏi cho biết.Năm Hơn vừa mang xác rắn về nhà thì ông thầy rắn đến. Sực trông xac rắn, ông Nhạc kêu lên: - Trời đất! nọc độc của thứ rắn này còn hơn mãng xà vương nữa. Mày làm sao hạ được nó vậy? Năm Hơn thuật chuyện, nghe xong ông Nhạc liền bảo: - Phước là tao đã gặp mày sớm , không thì mầy phải chết. Năm Hơn kinh ngạc: - Vì sao vậy?xin thầy dạy bảo cho Ông Nhạc giảng giải : - Đây là phi lân xà, loài rắn có thể bắn vảy bay được. Ai đến gần noshay bắt nó không sao tránh khỏi vảy nó bay trúng vào người, truyền nọc độc giết chết. Con đã bị trúng vảy nó rồi. Chỉ chậm vài ngày nữa là vảy nó đánh thấu tim, hết phương cứu chữa. Năm Hơn còn nghi ngờ, ông Nhạc biết ý chỉ mấy cái vòng tròn trên xác rắn bảo: - Đó là vảy độc của nó. Tất cả có 8 cái. Nay chỉ còn sáu cái, vảy nó đã bắn hai cái vào mình con rồi. Con cởi áo ra xem kĩ thì biết. Qủa thật trên người Năm Hơn có hai vòng nhỏ ấy, một cỉa ở trên rún, một cái bên cạnh sườn, hơi lộ ra ngoài. Ông Lê Huy Nhạc bảo: - Con hãy nằm nhà, đừng đi đau, chờ thầy đi tìm thuốc về trị cho. Dặn xong ông Nhạc đi ngay. Năm Hơn nằm nhà, lát sau ê ẩm cả người. Nọc chạy lên cổ khó thở lạ lùng. Đến khi ông Nhạc trở lại thì Năm Hơn đã mê sảng, bất tỉnh. Ông Nhạc lấy thuốc hòa rượu rồi đổ vào miệng Nam Hơn. Rồi bảo vợ Năm Hơn lấy chiếu dắp kín người Năm Hơn lại và dùng dây trói chạt vào giường, phía dưới để một lò than cháy rực. Xong đâu vào đấy, ông bảo vợ Năm Hơn lui ra ngoài sân. Ông cũng ra theo, đóng chạt cửa để một mình Năm Hơn nằm trong nhà. Trời đang mùa nóng bức, lại trùm kín chiếu và bị hơ lủa đỏ, Năm Hơn bừng tỉnh vùng dậy kêu la dữ dội. Vọ Năm Hơn lo lắng cuống cuồng, định tông cửa chạy vào mở dây trói cho chồng. Ông thầy rắn khoát tay bảo: - Có vậy mới sống được. Đừng sợ. Một lát thì khỏi. Suốt mấy giờ vùng vẫy la hét, Năm Hơn dần dần thiếp đi. Nghe bên trong chỉ còn tiếng thở đều đều, ông thầy rắn mới chịu mở cửa cho vợ Năm Hơn vào. Lò than đã tàn. Trên giường Năm Hơn nằm dài như chết. Người vợ vừa khóc vừa giở chiếu ra xem kĩ. Năm Hơn thở đều. Mắt nhắm nghiền như đang say ngủ… Đến khi tỉnh dậy, Năm Hơn thấy khỏe khoắn trở lại. Ông Nhạc vạch áo ra xem xét kỹ bụng và sườn của Năm Hơn. Dấu vảy rắn đã biến mất. Năm Hơn mừng khôn xiết, gắng ngồi dậy chắp tay xá tạ ơn người cứu sống . Từ đó không ai gặp lại ông thầy rắn, kể cả Năm Hơn. Mĩa về sau, người ta mới biết ông trở về quê ở Chợ Gạo theo cụ Thủ Khoa Huân chống Pháp. Cuộc khởi nghĩa của Thủ Khoa Huân thất bại, ông Nhạc trở lại Đồng Tháp Mười ẩn náu và mất tại đó. (Huyền thoại miệt vườn) 2. RẮN CHÚA Trước đây ở huyện giồng Riêng, tỉnh Rạch Gía có một người thầy thuốc sống với nghề trị rắn cắn và bắt rắn bán quanh năm. Ông cùng gia đình sống phủ phê bằng số rắn bắt hằng ngày. Tính ra đến tuổi bốn mươi ông giết được không biết bao nhiêu là rắn. Mỗi lần gặp ổ rắn ông ngang nhiên thò tay vào nắm từng con lôi ra. Tay ông có xoa thuốc, rắn cắn như mổ vào cây, vào đá, không ăn thua gì hết. Một hôm ông đi với người học trò giỏi nhứt. Anh này gánh giỏ đựng rắn. Ông tìm hang rắn rất mau vì quá rành nghề. Vùng đất ông chọn có một lớp cỏ khô, trấp, choại ở trên, rắn làm ổ ở dưới. Chỗ nào có răn thì tai nhà nghề nghe rõ tiếng nó bò. Tìm trúng miệng hang, ông ngồi xuống thò tay vào nắm đầu từng con lôi ra đưa anh học trò may miệng rắn bỏ vào giỏ. Hàng chục con rắn hổ đua nhau cắn vào tay ông nhưng ông vẫn trơ trơ, tiếp tục bắt đến con cuối cùng. Ông tóm tất cả bốn mươi tám con! Chưa bao giờ ông bủa được mẻ lưới to tát như vậy. Ông quơ tay tìm xem còn sót con nào trong hang không, thì thình lình ông bị một con rắn cắn vào cổ tay. Ông phát rùng mình ớn lạnh, vội rút tay ra thì con rắn còn ngậm cứng chưa nhả. Hình dáng con vật thật là quái dị: đầu lướn bằng bàn chân mà thân hình ốm như cổ tay và ngắn chừng ba tấc chứ không dài như mấy con bị bắt vừa rồi! Hang rắn này quả là một “triều đình” nhà rắn. Bao nhiêu rắn thường bảo vệ và tìm mồi nuôi con rắn chúa ở ngay giữa hang. Rắn chúa không bao giờ bò ra ngoài vì không xê dịch được. Khi cần di chuyển nó cắn vào đuôi con khác để con kia kéo đi. Nhà nghề bắt rắn rất sợ loài rắn nayfvif hễ gặp phải nó thì khó mà thoát chết. Ông thầy thuốc rắn biết mình gặp thứ dữ rồi, chất thuốc xoa trên tay hết hiệu nghiệm. Ông vội rút gói thuốc phòng thân giắt trên đầu tóc, đây là phương thuốc thần hiệu đặc biệt của ông dùng để hộ thân khi cần kíp và khi hết phương cứu chữa. Ông mở gói ra thì thuốc không cánh mà bay mất tự bao giờ. Ông biết mình hết thời rồi nên mới quên lời thầy dặn về loại rắn này, bèn gọi anh học trò chỉ cho mấy loại thuốc rắn mà ông còn giấu và trối lại những điều cần thiết nhờ nói với vợ con, đoạn trào đờm ngã chết trên ổ rắn. (Truyện kể dân gian Nam Bộ) 3. SỰ TÍCH RẠCH CÁI RẮN Rạch Cái Rắn chảy ra rạch Ban Dây ở xã Phú Nhuận, huyện cia Lậy, tỉnh Tiền Giang. Có người giải thích vì con rạch này khá to, trong rạch mang nhiều phụ lưu nên gọi là “rạch cái” và vì hình dáng nó quanh co như mọt con rắn khổng lồ bò tìm cánh đồng bát ngát nên người dân mới xác định tên nó là “Rắn”. Như thế tên “Cái Rắn” là do hình dạng của nó. Nhưng nhiều người cho rằng người Phú Nhuân ngày nay trù phú, nhưng đời Gia Long còn hoang vu, có thể gọi là một làng ven Đông Tháp Mười. Lúc mới lập làng, đình cất lại vàm rạch. Trước cửa đình có một cây đa khổng lồ, xung quanh là một đám lâm rậm rạp. Trong đám lâm trước cửa đình Phú Nhuận có một hang rắn nên gọi rạch là “Cái Rắn”. Bon rắn trong hang đã gây nhiều tai hại cho dân làng Phú Nhuận không kể xiết. Nào chuyện cắn chết người. Nào chuyện rắn đòi hối lộ: mỗi khi làng Phú Nhuận cúng lễ kì yên hàng năm phải hiến cho bọn rắn mấy con heo trắng mới yên chuyện. Một hôm có một thầy thuốc rắn từ phương xa đến gặp các chưc việ trong làng tỏ ý muốn diệt trừ hết bọn rắn ở đình để cứu nguy cho dân làng, với điều kiện phải cấp cho ông ta một chiếc quan tài. Tất nhiên hương chức Phú Nhuận đều đồng ý. Riêng đối với việc đòi hỏi “thù lao”, ai ai cũng cho rằng ông nói chơi. Hôm đó thầy dùng mác tông tấn công vào đám lâm, miệng hang rắn lòi ra sâu hun hút. Thầy bẻ cành cây khô làm củi đốt, rồi móc trong bị ra một túi thuốc rắc lên ngọn lửa, quạt xông khói vào miệng hang. Trước đó thầy đã thoa tẩm thuốc men khắp thân thể, nên bọn rắn chịu phép để thầy bắt vào giỏ. Cuối cùng trong hang rắn bò ra một con rắn nhỏ bằng ngón tay, mình màu đen, cổ có bốn khoang trắng. Nó chậm chạp không thấy gì là dữ nhưng chẳng hiểu sao bọn rắn bị nhốt trong giỏ lại khiếp vía như đứng trước một đấng tối thượng. Ông thầy rắn thò tay bắt, tức khắc nó cắn ngay “hổ khẩu”. Thầy ngạc nhiên, sẵn mác trên tay, phức một dao rồi đưa lên qua sát kỹ. Một lúc sau như phát hiện được ý gì, thầy buồn bã nói với người ở phía sau: - Mạng tôi đến đay là hết. Tôi đã bị con rắn chúa cắn rồi. Bà con ở lại mạnh giỏi! Không ai biết tên họ ông thầy thuốc rắn ấy. cũng không ai biết rõ quê quán, gia đình của ông ta. Mọi người chỉ biết ông là một người ơn của dân làng nên đùm đậu tổ chức đám tang của ông trọng thể. (Nghìn năm bia miệng) 4. ÔNG THẦY THUỐC GIA TRUYỀN Ngày xưa, vùng núi Sam, ngay cả ban ngày ít ai dám đi một mình trên đường vắng. Lối đi trong xóm, hai bên gai góc rậm rì, đi đêm phải cầm đuốc cầm cây để xua đuổi rắn. Những năm “nước lớn” những ngôi nhà gần bãi phải kê sàn lên tận mái nàh. Trăn rắn chạy lụt bò lên những gò đất, chui vào những ngôi nhà bập bềnh ven bãi. Lắm khi rắn bò lên tận chỗ người nằm, thu mình dưới chiếu. Có con chắc vì mệt quá chưa bò kịp lên sàn, cuộn tròn quanh chân cột suốt đêm. Sáng ra chủ nhà lấy gậy dìa chọc đuổi mới đi. Đêm đêm rắn hổ ngựa ào ào rượt chuột trên mái nhà. Ban ngày nhiều con rắn lục màu da xanh, quấn đuôi trên cành cây, miệng huýt sáo những tràng dài. Nhiều hôm, có những con trăn dài hai ba thước đeo lủng lẳng trên cành tre. Người ta xô nhau ra vây bắt. Rất vui. Hầu như năm nào trong làng cũng có vài người bị rắn cắn. Nhưng không mấy người chết vì nọc độc của những con rắn quanh quẩn trong làng. Chỉ có một lần, ông Tu Ất bị rắn chằm oặm cắn lúc đang làm rọ ở nơi xa. Nửa đêm chở ông về đến làng, bà chị đứng trên vồ đá kêu to, nghe lạnh sống lưng: “Làng xóm! Làng xóm ơi! Ai biết thuốc đến cứu giùm em tôi, nó bị rắn cắn” Dân xóm chạy đến chật nhà, người bị rắn cắn nằm ngay đơ trên chiếc chõng tre, miệng sôi bọt. Ông thầy thuốc rắn đã có mặt từ lúc nào, tay cầm chiếc đèn con xem xét vết thương, coi vẻ mặt nạn nhân, ông lắc đầu: “Muộn quá rồi! Bị cắn từ xế chiều, nọc độc đã ngấm vào máu, vào tận tim. Hết cứu chữa!” Cả nhà nạn nhân òa khóc. Ông thầy thuốc lặng lẽ ngồi nhìn bóng núi loáng thoáng trong ánh trăng khuya, vẻ mặt lạnh lùng. Đó là lần đầu tiên tôi thấy ông bó tay, chịu thua rắn độc. Ông Bảy Lễ đại tài! Rắn nào cũng phải thua ông. Dân làng đối với ông như người thân quyến. Họ nói về ông như nói danh y, họ coi ông là ân nhân của cái làng nhiều rắn này, mặc dù có người chưa được ông chữa trị lần nào. Họ nói về ông với giọng như hiểu rõ tường tận tài năng và đức độ của ông. Này nhá! Người lớn, con nít xóm này ai bị rắn cắn, gãy tay gãy chân không có ông Bảy Lễ thì đã chầu trời hoặc đã suốt đời què quặt. Trời đất cũng ngộ, đã sinh ra cái làng rắn độc, lại sinh tiếp con người có tài trị nọc rắn. Theo người ta – mà có người tài như ông- thì đã làm giàu mấy kiếp rồi. Đằng này cả vợ chồng con cái, bảy tám con người vẫn sống hẩm hiu trong mái nhà tranh đơn sơ, không cửa nẻo. Đố ai thấy ông Bảy Lễ mặc áo bao giờ? Quần lúc nào cũng ống cao ống thấp. Cái lưng trần đen thui, da sần lên, cứng như tấm da thộc mới phơi khô. Đến đám tiệc, ông khoác hờ cái áo trên lưng một lúc, rồi vui vẻ “Xin lỗi bà con” cho ông cởi áo. Đã quen trần trụi với nắng mưa, ông không thể và cũng không cần mặc áo. Mỗi lần trong làng có người bị rắn cắn, người ta chạy tìm ông Bảy Lễ. Dù đang giông mưa, bão tố hay đêm khuya tối tăm, nghe tin báo, ông lật đật đi ngay. Người sống hơn đống vàng. Vàng mất đi còn tìm vàng khác lại được. Mỗi lần cứu sống mạng người ông thường nói thế. Phong thái ông rất ung dung, nhưng không bệ vệ. Đến chỗ người bị rắn cắn nằm, ông thầy thuốc tự bưng đèn xem kỹ dấu răng. Biết chắc loại rắn gì rồi, ông lặng lẽ ra vườn cây, tìm hái một nhúm cỏ gì đó, bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. Biểu thân nhân lấy đũa bếp cạy răng người bị nạn, ông nhổ nước cỏ vào miệng người đang ngắc ngoải. Tức khắc dờm hạ, cổ kêu on ót. Xác cỏ còn lại ông đắp vào chỗ rắn cắn, nói rất thản nhiên: Sống rồi! Nấu nồi cháo đậu xanh cho ăn, sáng mai sẽ khỏe. Gia đình nạn nhân quá đỗi vui mừng, nhưng đáp lại cái ơn cứu mạng đối với ông thầy thuốc rắn, hết sức giản đơn. Một xị rượu, con khô cá bổi và trái xoài còn xanh, bày vẽ món gì khác ông không bằng lòng và xin khước từ. (Truyện kể dân gian Nam Bộ) 5. MÃNG XÀ VƯƠNG Ở TÂN BẰNG Cách nay gần ba thế kỷ, ở Tân Bằng, một làng nằm dọc trên bờ sông Cán Gáo, vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, tương truyền có một cặp rắn lớn, dân chúng gọi là mãng xà vương. Hằng năm cứ đến đúng ngày, hai con mãng xà vương từ ngoài vịnh Thái Lan đến quấy rối xóm làng. Đôi mãng xà vương to như cái khạp da bò. Khi chúng đến, cả một vùng rung chuyển, nổi giông gió, sập cả nhà cửa. Dân làng khấn vái, hứa hàng năm nộp cho mãng xà vương hai đứa trẻ để ăn thịt. Từ đó mãng xà vương không còn hung hãn như trước. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Mãng xà vương có bớt gây thiệt hại cho dân làng. Nhưng từ đó, mỗi năm hết hai gia đình này đến hai gia đình khác đem con mình nộp cho rắn dữ. Đó là điều bất hạnh cho người dân Tân Bằng. Ai dám liều mình chống lại sức mạnh kinh hồn của mãng xà vương? Năm nọ, có một thầy thuốc, trên bước đường lưu lạc, đang xuôi thuyền theo sông Cán Gáo, đến địa phận làng Tân Bằng thì nghe trên bờ sông có tiếng chuông trống inh ỏi. Ông cặp xuồng vào bến, hỏi thăm thì được biết dân trong xóm đang làm lễ dâng hai đứa bé cho mãng xà vương. Nghe chuyện lạ động lòng, ông thầy thuốc lên bờ đi thẳng đến nơi có tiếng chiêng trống để xem cho tường tận. Ông thấy dân làng đang tắm rửa cho hai đứa bé, rồi đem xông hương trầm để “hiến” cho mãng cà vương. Thấy hai đứa trẻ vô tội sắp bị rắn nuốt sống. Ông thầy thuốc vô cùng xúc động, ông hỏi: - Chừng nào mãng xà vương đến? Các kì lão đáp: - Dạ, đúng vào giờ tý, canh ba. Suy nghĩ một lát, ông thầy thuốc gọi các bô lão đến bàn bạc cách giết mãng xà vương. Các bô lão nghe nói giết mãng xà vương thì ai cũng muốn. Nhưng cũng có người tỏ ra ái ngại: - Này, rủi có bề gì “họa hổ bất thành” gây thêm tai họa cho xóm làng- họ nói với ông thầy thuốc như vậy. - Đừng ngại, ta cứ làm như vầy, như vầy. Điều quan trọng là đừng tiết lộ trước làm cho dân chúng xôn xao, mưu kế khó thành- thầy thuốc động viên họ. Ngày hôm sau, ông thầy thuốc cùng vài người dân làng làm thịt hai con chó lớn tại một căn chòi giũa rừng vắng. Đoạn ông tán vài vị thuốc thật nhuyễn bỏ vào bụng hai con chó, rồi may lại thật kín. Đêm hôm sau, dân chúng kéo nhau đến sân làm lễ như thường lệ. Cha mẹ hai đứa trẻ khóc la thảm thiết. Còn hai đứa bé bị bỏ đói nằm ngất xỉu. Bầu không khí đầy mùi trầm hương ngột ngạt. Đến canh hai, các kỳ lão bảo dân chúng về nhà đóng chặt cửa lại, không cho ai lấp ló ra ngoài sợ bị mãng xà vương làm hại. Mọi người đều răm rắp nghe theo. Riêng chỉ có hai cha mẹ và thân nhân của hai đứa bé vẫn còn than khóc. Chờ khi mọi người ai về nhà nấy, ông thầy thuốc mới biểu cha mẹ của hai đứa trẻ: - Bây giờ các người hãy đem con về, đừng cho chòm xóm biết. Họ băn khoăn lo ngại: - Chúng tôi sợ mãng xà vương trả thù. - Thôi hãy cứ đi cho mau, để ta còn lo cách đối phó. Theo chỉ dẫn cảu ông thầy thuốc, mấy người dân làng đem hai con chó đã được dồn thốc ra đặt ngoài sân, giống hình dạng hai đứa trẻ đang quỳ. Họ dùng mực và son để vẽ miệng và tô mắt xác hai con chó cho giống hình hai đứa bé. Xong đau đó họ khiêng ra hai thùng nước sơn đặt gần đấy. Công việc vừa chu tất thì khu rừng chuyển động như giông bão. Ông thầy thuốc khoát tay biểu mấy người dân phụ việc nọ ẩn núp cho kịp quan sát, chờ đợi. Ngoài sân, đỉnh trầm tỏa khói nghi ngút. Dưới ánh đèn chài mù mờ, hai con chó cạo lông phơi màu da trắng giống như hai đứa bé. Thình lình giông gió im bặt. Hai con mãng xà vương xuất hiện. Chúng bò sát đất, chầm chậm tiến lại đỉnh trầm, rồi ngóc đầu lên để lộ chiếc mồng đỏ ửng như cái quạt, múa qua múa lại.Rồi chúng tiến lại gần quấn chặt lấy mồi rồi nuốt trọn vào cổ. Lát sau, cúng bò tới bò lui, ngày càng chậm chạp uể oải. Chờ thuốc mê đã ngấm, ông thầy thuốc khoát tay làm hiệu. Tức thì những người dân làng từ chỗ núp chạy đến lôi hai thùng sơn ra sơn hai con rắn dữ. Con rắn đực sơn xanh, con rắn cái sơn đỏ. Các vị bô lão không hiểu cớ sao, hỏi: - Tại sao thầy chẳng ra lệnh giết chúng? Thầy thuốc đáp: - Thế của chúng như vạy nhưng vẫn còn khỏe. Đám ta lại ít người, tốt nhất là để chúng tự hại nhau. Hai con mãng xà vương dần tỉnh dậy. Thuốc mê đã giải dần. Chúng ngóc đầu đảo mắt nhìn nhau. Trông thấy mầu sắc kỳ lạ của nhau, chúng hốt hoảng, xem nhau như kẻ thù khác loại. Chúng xông vào nhau cắn xé, rồi rượt đuổi nhau gây ra giông gió dữ dội. Chúng đuổi nhau chạy mát dạng về vịnh Thái Lan. Từ đó đôi mãng xà vương không đến Tân Bằng nữa, không ai biết chúng cắn nhau chết hay chưa,chỉ biết sau lần ấy chúng không dám bén mảng đến xứ này nữa. (Truyện kể dân gian Nam Bộ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN019.pdf
Tài liệu liên quan