1. Lý do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại từ
sau Cách mạng tháng Tám. Ông thuộc số ít nhà văn sớm xác định cho mình
một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm
của nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và
luôn có mặt ở những nơi "mũi nhọn" của cuộc sống. Bám sát từng bước đi của
đời sống với niềm hứng thú đặc biệt hướng vào "cái hôm nay" để nghiên cứu,
phân tích và đối thoại, sáng tác của Nguyễn Khải vừa nóng hổi tính thời sự
vừa có tầm khái quát về nhiều vấn đề thiết cốt đặt ra từ đời sống xã hội và con
người đương thời. Tác phẩm của ông, vì thế, luôn được giới nghiên cứu phê
bình quan tâm luận bàn và đông đảo bạn đọc hào hứng đón nhận. Đúng như ý
kiến của Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải:
"Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại. Sáng tác của ông luôn
luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng này,
những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng
chứng, một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với
tất cả những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc
Nguyễn Khải" [32, tr.61]. Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và
óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho người đọc những trang
văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con người đương thời.
Nguyễn Khải sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký,
tạp văn và đều có những tác phẩm có giá trị ở tất cả các thể loại đó.
Trong nửa thế kỷ cầm bút, ông để lại cho đời khoảng bảy chục truyện
ngắn. Sự kết tinh nghệ thuật và độ "chín" của văn nghiệp Nguyễn Khải được
ghi nhận rõ rệt nhất là ở những truyện ngắn ông viết thời kỳ đổi mới. Làm nên
đặc sắc riêng của thế giới nghệ thuật Nguyễn Khải trong truyện ngắn thời kỳ
đổi mới là hình tượng tác giả. Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra
trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà thơ Đức I.W.Goethe nói: "Mỗi nhà
văn, bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của
mình một cách đặc biệt". Viện sĩ Nga V.Vinôgrađôp đã khẳng định: "Hình
tượng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách ngôn ngữ". Việc nghiên
cứu hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là một
hướng tiếp cận văn học từ phương diện thi pháp. Cách tiếp cận này giúp
chúng ta có thêm một góc nhìn mới để phát hiện và khám phá vào chiều sâu
tác phẩm của Nguyễn Khải.
Nguyễn Khải và các truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới đã được tìm
hiểu nghiên cứu ở một số phương diện. Song chưa có một chuyên luận nào đi
sâu nghiên cứu hình tượng tác giả - một trong những phương diện quan trọng
của thi pháp Nguyễn Khải. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong truyện
ngắn của ông thời kỳ đổi mới là một việc làm cần thiết, góp phần thiết thực
vào việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải và làm sáng rõ hơn
những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học nước nhà.
1.2. Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn có tác phẩm được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trong chương trình Sách giáo khoa cũ
ông có truyện ngắn Mùa lạc và trong chương trình Sách giáo khoa mới ông
có truyện ngắn Một người Hà Nội. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong
truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới càng có ý nghĩa thiết thực trong
việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những tác phẩm của ông ở nhà trường
phổ thông.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
.
NỘI DUNG
1
10
Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ. NGUYỄN
KHẢI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI .10
1.1. Lý thuyết về hình tượng tác giả
10
1.1.1. Tác giả và hình tượng tác giả trong văn học 10
1.1.1.1. Khái niệm tác giả văn học
.
1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học
10
13
1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học
.
16
1.1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình tượng tác . 22
1.1.2.1. Ý nghĩa lý luận
1.1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
.
1.2. Nguyễn Khải và truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới
.
22
23
24
1.2.1. Vài nét về Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn .24
1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới 28
Chương 2: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI 33
2.1. Cái nhìn hiện thực tỉnh táo 34
2.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế
.
44
2.3. Cái nhìn giàu tính phân tích .53
Chương 3: GIỌNG ĐIỆU VÀ SỰ TỰ THỂ HIỆN CỦA TÁC GIẢ
THÀNH HÌNH TƯỢNG .67
3.1. Giọng điệu trần thuật - nét đặc sắc của hình tượng tác giả trong
truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới .67
3.1.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ
69
3.1.2. Giọng điệu hài hước, hỏm hỉnh, tự trào
3.1.3. Giọng điệu tranh biện
. 75
80
3.1.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý
88
3.2. Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng .95
3.2.1. Lối trần thuật ở ngôi thứ ba
3.2.2. Lối trần thuật ở ngôi thứ nhất
97
103
KẾT LUẬN .112
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
115
121 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3191 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần làm nên vẻ đẹp, sự rực rỡ
của đất kinh kỳ: "Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội
hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng"
[19,tr.265].
Đặc biệt, giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý được tác giả sử dụng khi viết
về thế hệ trẻ. Đây là lớp người mới xuất hiện trong buổi giao thời. Thế hệ trẻ
hôm nay khác xa với những chàng trai những năm 1960 như Huân, Nam,
Quang, Doãn... Họ sống bằng thực tế, bằng những tính toán cụ thể về cái
được, cái mất chứ không mộng mơ, cao vời như thế hệ cha anh. Nhà văn rất
có thiện cảm với những người trẻ tuổi vừa làm ăn giỏi, vừa chừng mực trong
quan hệ với đồng tiền, lại có cái tâm trong sáng, lương thiện. Đó là Nghĩa
(Người của ngày xưa) làm kinh doanh giữa chốn thương trường mà vẫn giữ
cái tâm thiện: "việc không sạch không làm, người không sạch không chơi".
Đó là Định (Cái thời lãng mạn) một mẫu người thanh niên của thời đại mới,
biết làm giàu cho mình, cho xã hội bằng lao động, sáng tạo chân chính. Tuy
nhiên, trong số những người trẻ tuổi được nhà văn đề cập tới cũng có những
người để lại trong tác giả những hoài nghi về phẩm chất đạo đức. Cơ chế thị
trường khiến cho những giá trị tưởng như bền vững lại bị lung lay. Nhà văn
nhận ra sự biến đổi của thời thế khi những giá trị cũ bị đảo lộn, ông chiêm
nghiệm: "Trong đám họ, thằng nào ngày nhỏ học giỏi, sống ngoan và hiền lúc
vào đời cũng chỉ làm được một anh nhân viên quèn trong các cơ quan nhà
nước, sống bằng tiền lương và tiền thưởng. Còn thằng nào học hành dang dở,
có máu trộm cướp từ bé (...) thì bây giờ sang trọng quý phái từ đầu đến chân
thuộc tầng lớp thượng lưu của Hà Nội. Có tiền là thay đổi lý lịch diện mạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
cái một" [21,tr.65]. Lớp trẻ hôm nay: "Họ tôn sùng cái khôn ngoan, cái gian
xảo, cái lì lợm của thế hệ họ, vì đó là những đức tính cần thiết để kiếm được
nhiều tiền" [21,tr.65]. "Cái nhân nghĩa, cái danh dự là chuyện của ngày xưa,
thời các cụ nghe nói là có chứ chưa hẳn đã có. Nếu là có thật thì các danh dự
ấy đã được đóng khung treo một dãy trên tường rồi và nên quên nó đi"
[21,tr.65]. Lớp trẻ sống: "Không cần biết đến cái danh dự, cái tín nghĩa là gì.
Sống thế thì cộng đồng nguy to, không nguy lúc này cũng nguy lúc khác"
[21,tr.73]. Người kể chuyện đã bộc lộ ý kiến về cái thời hôm nay, thời kinh tế
thị trường là thời của lớp trẻ: "Đám trẻ bây giờ chúng nó kiếm tiền quyết liệt
lắm. lạnh lùng, tàn nhẫn hơn bọn em nhiều và không vì một ai cả, không
thương một ai cả. Có tiền để trở thành người mạnh, thành ông chủ, chúng
bảo thế. Mỗt thời cái cách dùng đồng tiền lại một khác..." [30,tr.378].
Vai trò của đồng tiền trong xã hội kinh tế thị trường đã được một nhân
vật trong Chúng tôi và bọn hắn phát biểu: "Danh nghĩa là thế còn thực chất
vẫn là tiền chỉ huy. Đồng tiền lớn chỉ huy đồng tiền bé. Chúng cháu chỉ có
một ông chủ thôi, đó là thị trường, mà quy luật của thị trường thì bất biến nên
dễ ứng xử lắm" [30,tr.350]. Đôi khi người kể chuyện đúc kết một kinh nghiệm
trong cuộc sống: "Đồng tiền do may mắn mà có, do đổi thay mà có, rất dễ là
mầm mống của nhiều tai hoạ. Vì người có tiền chưa học cách tôn trọng đồng
tiền, sai khiến đồng tiền". Bởi vậy, nhà văn đã phải cay đắng đưa ra triết lý:
"Chân lý vĩnh cửu như không còn nữa. Hay dở, tốt xấu, thành bại đều được
đáng giá theo những tiêu chuẩn bây giờ. Tiêu chuẩn của mọi tiêu chuẩn bây
giờ là tiền. Nó là bản vị của mọi giá trị" [16,tr.10].
Trong giọng điệu trần thuật của Nguyễn Khải nổi bật lên giọng điệu
chiêm nghiệm, triết lý của nhân vật người kể chuyện đóng vai trò là nhà văn,
nhà báo (Sống ở đời), là chú Khải (Đã từng có những ngày vui), là ông Khải
(Cái thời lãng mạn)... cùng với nhiều chi tiết tiểu sử (Một giọt nắng nhạt)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
bộc lộ nhu cầu của một nhà văn muốn nói về mình, muốn coi mình là đối
tượng của văn chương. Đó còn là một nhà văn "vừa biết lắng nghe, thán phục,
đồng thời cũng biết bợp tai thiên hạ. Người ấy biết tự thú, biết khiêm nhường,
đặc biệt biết rõ chỗ non kém của mình" [4]. Giọng điệu chiêm nghiệm cá
nhân của người kể như muốn đúc kết một vấn đề của thời vận, nhân sinh sau
một thời gian dài tự nghiệm: "Mới biết thời thế đã đổi thay, một đời người là
ngắn ngủi. Đã ngắn lại còn những giấc mộng hão huyền, những tham vọng vớ
vẩn, những việc làm vô ích và buồn cười" [14,tr.181]. Và ông không khỏi
không cảm thấy ngậm ngùi nuối tiếc: "Lúc khôn ra, hiểu ra, tỉnh ra thì già
mất rồi, làm lại không được nên buồn, buồn và giận, giận mình là chính chứ
không giận đời" [16, tr.169]. Nhà văn chiêm nghiệm về cái lẽ được, mất ở
đời: "Có điều được cái gan góc thì mất cái mộng mơ. được cái trải đời lại hoá
ra lì lợm. Khôn lên tức là ít tin đi, vẫn là mất, mất to" [12,tr.46].
Khi Nguyễn Khải có dịp gặp lại những nhân vật của mình hôm xưa khoẻ
mạnh, đẹp đẽ, tự tin lúc nào cũng bừng bừng nhiệt huyết, muốn khẳng định
vai trò làm chủ trong tương lai, mà nay, trong sự đổi mới của cơ chế thị
trường, họ đã trở thành những "Anh hùng bĩ vận" thì ông mới cảm thấy hết sự
biến đổi của cuộc đời. Trong truyện ngắn Cái thời lãng mạn, khi gặp lại anh
Khang - người được tác giả gửi gắm rất nhiều niềm say mê của mình trước
kia, nay là: "một ông bủ 50 tuổi xấp xỉ với tuổi bủ Sen, bủ Kiều năm xưa với
những đứa con trứng gà, trứng vịt (...) với ông bố mới sáng ra đã cởi trần,
đầu hói, bụng vú nhăn nhúm vừa ngồi vừa nói chuyện (...) chốc chốc (...) lại
hò hét con cái". Nhà văn đã xót xa, chiêm nghiệm: "Hôm xưa chúng tôi nói
chuyện đạo, bữa nay gặp lại toàn nói chuyện đời, một đời người đến là trầm
luân khổ ải, nhưng không thể chết được, vì cái gan góc của người ta cũng
không cùng." [16,tr.195].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
Trung thực với mình, chân thành bày tỏ những suy nghĩ riêng của
mình, diễn đạt nhu cầu đổi mới của văn học, của xã hội. Nguyễn Khải cũng
như các nhà văn khác khi nhìn lại các sáng tác của mình trước kia đã nhận ra
đâu là giá trị đích thực. Một nhân vật của Nguyễn Minh Châu nói: "Dám tước
bỏ đi hết mọi cái phù phiếm, những lớp bề ngoài vô bổ, tất cả những gì lấp
lánh có thể dối mình và lừa người khác" để "tìm lại được mình" (Sắm vai).
Còn nhân vật người kể chuyện của Nguyễn Khải "tự thú": "Đọc lại những
trang viết của tôi một thời mà tiếc cho những năm tháng đã sống vất vả, sống
nguy hiểm, sống hào hùng, rút lại chỉ còn là những bài báo nhạt nhẽo, không
có một chi tiết nào là thật, không có một khung cảnh nào day dứt gợi nhớ,
không có một gương mặt nào cám dỗ, ám ảnh" [14, tr.634].
Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý là giọng điệu chủ âm của truyện ngắn
Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. Giọng điệu ấy được rút ra từ chính những trải
nghiệm của nhà văn và của nhân vật. Vì vậy mà nó có sức hấp dẫn và lôi cuốn
người đọc.
3.2. Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng
"Hình tượng tác giả là một phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả
về vai trò xã hội và văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người
đọc chờ đợi" [5,tr.100]. Có nghĩa là trong tác phẩm văn chương bao giờ cũng
có sự thể hiện hình tượng tác giả như là một sự tự ý thức của nhà văn về vai
trò chủ thể tư tưởng khi quan sát, miêu tả sự vật hiện tượng, đánh giá cuộc
sống. Hình thức tự thể hiện của hình tượng tác giả thường là thông qua nhân
vật Người kể chuyện ở ngôi thứ ba - người quan sát, hoặc thông qua nhân vật
Tôi trong tác phẩm.
Các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã nhận thấy trong các sáng tác
của Nguyễn Khải, nhà văn thường đứng ở nhiều góc độ, bình diện để kể và tả.
Không chỉ kể bằng giọng của mình, bằng lời của người dẫn chuyện, tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
còn biến hoá thành nhiều giọng điệu phong phú khác nhau tạo nên sự đa
thanh trong tác phẩm. Đọc truyện Nguyễn Khải ta thường được tiếp xúc với
nhân vật người kể chuyện. Người kể chuyện khi thì là nhân vật chính kể lại
câu chuyện của chính mình, lấy mình ra làm đối tượng để suy ngẫm, khi thì là
nhân vật phụ trong vai trò người tổ chức, dẫn chuyện để cho nhân vật chính tự
kể về mình, hoặc trực tiếp kể lại câu chuyện của nhân vật chính. Nhân vật
Người kể chuyện trực tiếp tham dự vào câu chuyện ở nhiều vị trí linh hoạt, để
phù hợp với mục đích kể chuyện và chiêm nghiệm của tác giả.
Trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đầu, hình thức trần thuật phổ
biến là trần thuật ngôi thứ ba - trần thuật khách quan. Ỏ đó, giữa nhà văn và
nhân vật luôn tồn tại một khoảng cách. Nhà văn là người biết hết mọi điều, và
dẫn dắt nhân vật, chèo lái câu chuyện theo ý của mình.
Sau 1975, con người sử thi mất đi vị trí độc tôn, thay vào đó là con người
đời tư thế sự. Miêu tả con người như nó vốn có, không lý tưởng thần thánh
hoá nó là nét nổi bật trong quan niệm về con người của Nguyễn Khải (nói
riêng) và của văn xuôi sau 1975 (nói chung). Song hành với sự chuyển biến
của văn học, mạch trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải có sự đổi
mới mạnh mẽ. Trong những trang viết của ông, người ta thấy hiện lên chân
dung của người nghệ sĩ ngôn từ, lúc thì ở nhân vật người kể chuyện ngôi thứ
ba, lúc lại thấy ở nhân vật xưng Tôi, lúc lại thấy sự nhập giọng với nhân vật ở
suy nghĩ, độc thoại. Nói cách khác, ở thời kỳ đổi mới, hình tượng tác giả
trong truyện ngắn Nguyễn Khải xuất hiện đa dạng, phong phú và có chiều sâu
hơn hẳn. Chủ thể trần thuật ở ngôi thứ ba ít dần đi, thay vào đó là nhà văn thể
hiện cái Tôi của mình trong tác phẩm, khiến hình thức kể chuyện ở ngôi thứ
nhất trở nên nổi bật. Trong hơn 70 truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1975,
chúng tôi thấy có khoảng 60 truyện ngắn xuất hiện nhân vật người kể chuyện
hữu hình trong tư cách nhân vật xưng Tôi. Thể hiện cái Tôi của mình trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
tác phẩm, Nguyễn Khải đã ý thức về sự trải nghiệm của chính mình, ông
muốn lên tiếng, giãi bày, đối thoại với bạn đọc về mọi vấn đề trong cuộc sống
với một mong muốn "khám phá thế giới bí ẩn, đầy bất trắc và bất thường bên
trong mỗi con người, bên trong bản - thể - người" [1]. Sau đây, chúng tôi sẽ
lần lượt đi khảo sát hình thức tự thể hiện của hình tượng tác giả ở các ngôi kể
thứ ba và thứ nhất.
3.2.1. Lối trần thuật ở ngôi thứ ba
Trước Nguyễn Khải đã có rất nhiều nhà văn sử dụng phương thức trần
thuật ở ngôi thứ ba - phương thức trần thuật khách quan và ẩn sau nó là hình
tượng tác giả. Ưu điểm của phương thức trần thuật này là: "Nó không chỉ tái
hiện cái được kể mà còn tái hiện người kể. Nó mang dấu ấn về cách nói, cách
cảm thụ thế giới và cuối cùng là những tư chất trí tuệ và tình cảm của người
trần thuật" [35,tr.89-90]. Mỗi nhà văn khi sử dụng phương pháp trần thuật
này đều để lại dấu ấn của mình: một Ngô Tất Tố nghiêm túc tỉnh táo; một
Nguyễn Công Hoan hóm hỉnh tinh quái; một Nam Cao dửng dưng lạnh lùng;
một Nguyên Hồng xót xa, đau đớn; một Nguyễn Tuân dềnh dàng nhưng tự
tin, bình tĩnh... Đến Nguyễn Khải, qua phương thức trần thuật khách quan,
người ta thấy hiện lên chân dung một tác giả thâm trầm, chiêm nghiệm triết lý
sâu sắc. Ở một số truyện ngắn, Nguyễn Khải sử dụng nhân vật "người kể vô
hình" đứng ở ngôi thứ ba, không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, nhưng
Người kể chuyện này lại giữ vai trò tổ chức mọi đường dây sự kiện. Sử dụng
quan điểm trần thuật khách quan tạo cho nhà văn và nhân vật có khoảng cách,
tiện lợi cho việc quan sát đối tượng mà nhà văn cần miêu tả
Dễ nhận ra hình thức trần thuật này nhất chính là ở cách mở đầu tác
phẩm - một cách mở đầu hoàn toàn khách quan. Mở đầu truyện ngắn Một
thời gió bụi tác giả viết: "Năm 55 tuổi, Tú người phụ trách văn nghệ của tờ
báo ngành xin nghỉ hưu..." [30,tr.262]. Mở đầu Cặp vợ chồng ở chân động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
Từ Thức: "Còn cách động Từ Thức khoảng vài trăm mét, có một ngôi nhà
lợp ngói trong một vùng tre cây mới..." [30,tr.282]. Mở đầu Người của nghề:
"Tú về khu tập thể bãi Nghĩa Dung được hai năm thì bà Tuất mới ở quê ra bế
cháu nội" [30,tr.405]. Đấy là cách giới thiệu truyện bắt đầu từ điểm nhìn bên
ngoài. Sử dụng cách giới thiệu này, dường như tác giả muốn cho câu chuyện
thật sự khách quan.
Trong truyện ngắn Người của nghề, người trần thuật chăm chú, quan sát
từ bên ngoài, để câu chuyện dàn trải ra với những chi tiết chân thực , tỉ mỉ, cụ
thể tới mức người đọc có cảm giác được tận mắt chứng kiến sự thực đó .
Người trần thuật đã sử dụng bút pháp hiện thực tỉnh táo để "điềm nhiên"
hướng "ống kính" vào từng chi tiết vụn vặt làm mất dần cái giản dị tốt đẹp của
một người phụ nữ nông thôn như bà Tuất. Từ giọng nói "lịch thiệp giả dối (...)
uốn éo, cười gượng gạo, thớ lợ". Cách ăn mặc thì "áo cổ bẻ, tay áo có khuy
cài, quần thâm đũng cao" nhưng lại để "răng đen" [19,tr.288]. Chỉ bằng một
vài chi tiết rất nhỏ, nhà văn đã khéo léo phô bày cái "nghịch lý" trong vai diễn
của bà Tuất. Cách miêu tả của tác giả càng khách quan bao nhiêu, người đọc
càng thấy nổi rõ sự lố bịch của nhân vật bấy nhiêu. Miêu tả Tú, tác giả nhận
ra anh "trí tuệ sáng láng, hành động táo bạo, nói năng sắc bén trong thế giới
vật chất còn khi bước sang thế giới trừu tượng, thế giới của triết học, thì sự
có mặt của anh luôn thừa" [19,tr.287]. Để cho câu chuyện có tính khách quan
hơn nữa, người trần thuật đặt hai nhân vật của mình dưới sự phán xét của
những nhân vật khác trong truyện. Với bà Tuất đó là trong sự quan sát của
chính cô con dâu, thái độ coi thường của Liên, trong nỗi khổ tâm của Dũng -
người phải dàn hoà sự hiểu lầm giữa nàng dâu và mẹ chồng... Còn Tú, mọi ưu
điểm và khuyết điểm của anh được nhìn nhận, đánh giá qua ánh mắt, thái độ
của bạn bè đồng nghiệp. Tác giả như đứng lẫn cùng các nhân vật để quan sát
Tú. Đó là sự ái ngại đến mức khổ tâm của những người duyệt bài, trong cái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
nhìn, giọng nói, cử chỉ xem thường của một cây bút trẻ, rồi còn sự bối rối,
khó xử của ông tổng biên tập về vai trò nhà báo bất đắc dĩ của Tú. Tất cả
được hiện ra trong lời kể khách quan tỉnh táo của nhà văn. Bằng cách kể
khách quan, kết hợp với lời văn vừa hài hước vừa trang nghiêm của người
từng trải, tác giả đã hướng người đọc vào bản thân sự việc để từ đó có thể rút
ra bài học thấm thía: Đừng đánh mất cái tôi trong ảo tưởng, mỗi con người
phải có một nghề, hãy đam mê, sống chết vì nó, dù cho đó là công việc bình
thường nhất, nếu thực sự yêu mến nó, trân trọng nó thì tài năng, nhân cách sẽ
được nhân lên gấp bội. Và sự thành công hay thất bại, đáng trọng hay đáng
cười đều bắt đầu từ sự lựa chọn đúng - sai của mỗi con người.
Trong truyện ngắn Đàn bà, mạch truyện gần như không có một lời
phẩm bình nào về cuộc sống bi kịch của gia đình Lưu. Người trần thuật quan
sát từ bên ngoài, miêu tả với những chi tiết chân thực, tỉ mỉ: "Căn hộ của vợ
chồng trẻ ấy không có tiếng cười, không có cả tiếng nói. Chồng về rất khuya
cũng chỉ nghe có tiếng mở cửa rồi tiếng dội nước, không thấy bật dèn, cũng
không nghe ai hỏi ai (...). Họ chỉ nói với nhau khi có bạn bè tới thăm hoặc
trước mặt hàng xóm. Con bé đã lên năm, đi mẫu giáo rất ngoan, đến giờ đón
con mà bố mẹ chưa về thì bác hàng xóm đón (...) nũng nịu với các anh chị,
hỏi han cười đùa như mọi đứa trẻ khác. Nhưng ở với bố mẹ (...) cả ngày
không nói, cười cũng không, mắt nhìn lấm lét như là sợ" [19,tr.398]. Bằng sự
điềm nhiên của người trần thuật, ông đã thực sự phát hiện ra "tảng băng
chìm" đang ẩn sâu trong cuộc sống vợ chồng Lưu.
Nhà văn miêu tả tâm trạng đau đớn, thất vọng của Lưu khi cuộc hôn
nhân đổ vỡ, điều này dẫn đến suy nghĩ có phần bi quan lệch lạc của anh ta về
phụ nữ. Nhưng cuộc chạm trán bất ngờ, đầy kịch tính giữa anh và người vợ
của tên giang hồ Tích híp đã làm anh thức tỉnh. Và trong anh xuất hiện một
cách đánh giá khác hơn về nhân cách con người. Anh chợt nhận ra "ánh mắt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
mừng rỡ và biết ơn" của người phụ nữ và câu hỏi đầy ngạc nhiên nghi ngờ
của Lưu về việc "một cái thúc của anh vào ngực thằng thanh niên cũng phải
há miệng buông tay, huống hồ..." lại là người phụ nữ teo tóp, nhỏ bé. Chính
sự điềm tĩnh đến thản nhiên của người mẹ khi cậu con trai đi học về và trước
sự thắc mắc về tiếng "ầm ầm như có đánh nhau" của hàng xóm khiến Lưu
bàng hoàng. Sự tức giận của anh đã chuyển sang thán phục đến mức kinh
ngạc: "lời nói dịu dàng, cung cách con nhà gia giáo mà chịu làm vợ một
thằng tướng cướp ư ? Vợ con như thế, trời ưu đãi đến thế mà không chịu làm
người đàng hoàng thật là uổng quá, là một thằng đàn ông ngu quá. Cũng như
đã có những con đàn bà hết sức ngu" (Đàn bà).
Sự bình tĩnh đến kỳ lạ của người phụ nữ trước biến cố lớn lao của gia
đình là vì lẽ gì ? Con người gầy gò ấy lấy đâu ra sức mạnh kỳ diệu đến như
vậy cả về sức lực lẫn tinh thần ? Sức mạnh đó chính là vì hạnh phúc gia đình,
nhất là vì tương lai của đứa con. Nó sẽ thất vọng biết bao khi biết rằng bố nó
là một tên lưu manh và sự nhục nhã, đau khổ sẽ càng tăng lên gấp bội nếu bố
nó bị bắn chết. Trong vai trò của một "vị thần" biết hết, các nhân vật được
trần thuật từ ngôi thứ ba, Nguyễn Khải luôn tạo ra khoảng cách cần có để câu
chuyện mang tính khách quan.
Trần thuật khách quan, Nguyễn Khải thường miêu tả hiện thực ở thời
hiện tại, câu chuyện của ông là những gì đang diễn ra, là những mảnh đời nhỏ
bé xung quanh chúng ta. Tác phẩm của ông là những thông tin về đời sống
con người trong sự đổi mới của đất nước. Mỗi truyện là một mảng hiện thực
sống động, một xã hội thu nhỏ đã được nhà văn đưa lên trang viết để cùng
người đọc suy ngẫm và chiêm nghiệm.
Phổ biến hơn và ở đó cũng thể hiện đầy đủ hơn khả năng chiếm lĩnh thế
giới nghệ thuật, quan niệm về con người của Nguyễn Khải là những truyện
mà ông hoàn toàn thâm nhập vào nhân vật của mình: Người trần thuật đã di
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
chuyển điểm nhìn trần thuật vào bên trong nhân vật để tái hiện thế giới tâm
hồn của họ. Khi có sự thâm nhập của chủ thể trần thuật vào trong các nhân vật
của mình "khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật, trên thực tế bị thủ
tiêu, điểm nhìn của cả hai phía đều hoà làm một ... Nhân vật mà người trần
thuật ghé vào được miêu tả dường như từ bên trong "cần phải dời chỗ vào
nhân vật"" [35, tr.91].
Nam Cao là nhà văn đã vận dụng rất tài tình quan điểm trần thuật này,
chính nó làm nên đặc sắc trong truyện ngắn Nam Cao. Điểm nhìn khách quan
bên ngoài được chuyển vào nội tâm nhân vật, buộc nhân vật phải nói lên ý
nghĩ của mình. Trong truyện ngắn Nguyễn Khải, người trần thuật ở đây
không phải là nhân vật Tôi trực tiếp kể chuyện mà "ẩn sau nhân vật" để phản
ánh hiện thực và mô tả tâm lý nhân vật một cách sắc sảo và sinh động. Đặt
điểm nhìn từ bên trong nội tâm nhân vật, Nguyễn Khải đã tái hiện dòng ý thức
của ông Trắc (Lạc Thời) trong ngôn ngữ nửa trực tiếp. Bắt đầu từ điểm nhìn
khách quan nhưng tác giả ít khi giữ được khách quan tuyệt đối mà nhập vào
nhân vật để khắc hoạ những dòng độc thoại nội tâm của ông Trắc về những
vấn đề nhức nhối trong đời sống nhân sinh. Vì sao: những người hôm qua còn
là bạn bè, còn có tình thân nay lại coi nhau như người xa lạ ? Cảm giác bị "bỏ
quên" cứ xoáy sâu vào lòng ông Trắc. Cái đẹp đẽ còn lưu lại, vương vấn chút
tình đời mà ông cố níu giữ là "cái thời xưa", "cái thời gian nan nhưng bạn bè
ấm cúng vì không ai nỡ để mình và gia đình bị đói dẫu rằng ở một cái tỉnh
luôn đói". Mà "cái thời ấy mới cách đây mấy năm chứ mấy, có ai nỡ đối xử
với ông như cái ngày vừa rồi, một ngày thật buồn" [19,tr.351]. Lời văn vừa
chứa đựng sự tủi hờn của một người "lạc thời" vừa là lời suy tư, cảm thông
của chính tác giả.
Nhà văn đã nhập thân vào nhân vật nói hộ những suy nghĩ của ông Trắc:
"Tôi, vâng chính tôi, một thằng nhà báo già thiếu tài năng nhưng không thiếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
tâm huyết (...) Nhưng họ đã quên tôi rồi. Tôi ngồi sờ sờ ở đây mà họ vẫn
muốn quên, một lời mời cho tử tế cũng chả có. Mà quen biết tôi, bầu bạn với
tôi, các vị ấy chẳng được một chút lợi lộc gì. Tôi không có tiền lại không có
danh, có khi còn gây phiền. Nhưng tôi có tấm lòng trung thực (...) chỉ tiếc cái
tấm lòng ấy không thể bày lên bàn tiệc mà nhắm rượu. Bây giờ người ta chỉ
nhắm rượu với cái lợi, cái danh thôi, với người sang hoặc người có tiền thôi.
Tôi nói thế có đúng không các vị? Buồn nhỉ? Tôi buồn quá các người ơi!"
[19.tr.355-356].
Ngòi bút uyển chuyển linh hoạt của nhà văn đã kết hợp khéo léo giữa
ngôn ngữ độc thoại nội tâm và ngôn ngữ tác giả, sự hoà trộn tinh vi đến mức
người đọc khó lòng nhận biết nhân vật đang nói hay nhà văn đang nói. Như
vậy, dù người kể vẫn ở ngôi thứ ba nhưng đến đây hoàn toàn nhập vào nhân
vật để nó kể, suy nghĩ bằng ngôi thứ nhất. Nhờ sự kết hợp tài tình này, chân
dung tính cách nhân vật và tư tưởng tác phẩm được khắc hoạ rõ nét.
Mở đầu chuyện ngắn Ông cháu, cái nhìn khách quan giúp người đọc có
thể hình dung phần nào cảnh ngộ éo le của nhân vật. Người trần thuật đã phác
hoạ đôi nét về cuộc sống của hai ông cháu trong những ngày tha phương cầu
thực. Dõi theo mạch trần thuật, chúng ta có thể nhìn thấy điểm nhìn từ bên
ngoài ở phần đầu câu chuyện đã di chuyển vào bên trong nhân vật nhằm tái
hiện lại cuộc đời cay đắng, nhọc nhằn của một con người đã bị số phận "đùa
giỡn" ."Trời bắt ông khoẻ để hầu vợ và chôn vợ, để hầu con và chôn con".
Nhìn câu văn bề ngoài đó là ngôn ngữ người trần thuật, nhưng nội dung thông
báo lại là của nhân vật. Lúc nào trong ông cũng vang lên câu hỏi như cứa
thêm vào trái tim vốn đã tan nát của ông: "Tại sao ông lại khoẻ thế mà con
ông lại bệnh tật thế ? Tại sao ông không chết mà con ông lại chết để vợ con
nó chịu cảnh goá bụa sớm? Tại sao ông lại nghèo thế, con chết rồi, nhà cửa
tan tành, vợ con nó biết trông cậy vào đâu" [19,tr.315]. Đây là lời người trần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
thuật nói về nhân vật hay là lời tự vấn lương tâm của chính nhân vật ? Câu
văn chứa đựng nhiều ý nghĩa, vừa là tâm trạng đau đớn đến tột cùng của
người cha, vừa là niềm thương cảm của tác giả gửi gắm vào trong câu văn,
hay nói đúng hơn là sự hoá thân của Nguyễn Khải vào nhân vật của mình để
lột tả những diễn biến nội tâm đang giằng xé của một trái tim yêu thương và
nhân hậu. Ngòi bút Nguyễn Khải khi thì đứng tách ra quan sát các nhân vật
trong thái độ, hành vi đối với nhau, khi lại nhập hẳn vào nhân vật trong ý
nghĩ, trong tình cảm để bình xét, để phân tích. Nguyễn Khải đã đưa lại một
hiệu quả đặc sắc cho lối trần thuật vốn thông dụng và cổ điển này.
3.2.2. Lối trần thuật ở ngôi thứ nhất
M.Gorki đã từng nói: "Trong tiểu thuyết hay truyện, những con người
được tác giả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả. Tác giả luôn
ở bên cạnh họ, mách cho người đọc biết rõ phải hiểu họ thế nào, giải thích
cho người đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn phía sau các
nhân vật được miêu tả, tô đậm thêm cho tâm trạng họ bằng những đoạn miêu
tả thiên nhiên, trình bày hoàn cảnh và nói chung là luôn giật dây cho họ thực
hiện những mục đích của mình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi rất
khéo léo mặc dù người đọc không nhận thấy những hành động, những lời nói,
những việc làm, những mối tương quan của họ" [5,tr.247]. Trong truyện ngắn
thời kỳ đổi mới, Nguyễn Khải không dừng lại ở việc trần thuật khách quan
những sự việc, sự kiện mà còn hoá thân vào nhân vật, trở thành một nhân vật
Tôi nào đó trong tác phẩm để quan sát và miêu tả, kể chuyện theo cách nhìn
và quan điểm cá nhân. Trong truyện ngắn Nguyễn Khải, nhân vật người kể
chuyện xưng Tôi xuất hiện khá nhiều. Không phải kiểu nhân vật đặc biệt do
nhà văn sáng tạo ra (ví dụ như người điên trong Nhật kí người điên của Lỗ
Tấn), nhân vật người kể chuyện trong sáng tác Nguyễn Khải phần nhiều là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
hình tượng của chính tác giả. Tất nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn nhân
vật người kể chuyện dạng này với con người thật của tác giả ngoài đời.
Nguyễn Khải nhập vai cái Tôi này một cách thật đa dạng, sinh động, khi
thì với tư cách người chứng kiến, xác nhận (Đàn ông, Phía khuất mặt
người, Một bàn tay và chín bàn tay, Lãng tử, Chuyện tình của mỗi
người), khi khác là người trong cuộc, tự nếm trải giãi bày (Người ngu, Mẹ và
bà ngoại, Một chiều mùa đông, Chút phấn của đời). Với sự nhập vai này,
nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để phân tích và phát hiện vấn
đề. Với cái Tôi riêng tư, nhân vật được soi chiếu ở nhiều góc cạnh và nhờ đó
được tự do bình luận, bày tỏ quan điểm theo ý nghĩ chủ quan của mình. Sử
dụng lối trần thuật theo ngôi thứ nhất, cái Tôi trong truyện ngắn Nguyễn Khải
thường được thể hiện ở hai dạng:
3.2.2.1."Tôi" là nhân chứng, là người quan sát kể lại câu chuyện
Với tư cách người chứng kiến, người kể chuyện xuất hiện trong truyện
ngắn ngay từ đầu. "Tôi về xã Đồng Tiến là do sự rủ rê của một người bạn"
(Cái thời lãng mạn), "Mỗi lần ra Hà Nội tôi thường dùng bữa ở quán cơm
nhìn sang bãi xe khách Bến Nứa" (Chuyện tình của mỗi người), "Chúng tôi
gọi cô là cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi" (Một người Hà
Nội)... Đấy là cách mở đầu quen thuộc từ điểm nhìn trần thuật của nhân vật
người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ Đổi mới.
Cùng với sự mở đầu như vậy, câu chuyện được dẫn dắt theo mạch kể của
người kể chuyện. Bởi nội dung kể là những sự việc, sự kiện đã từng xảy ra và
nhân vật được kể là người thân, bạn bè, đồng nghiệp, xóm giềng của người kể
chuyện nên câu chuyện cũng được soi chiếu từ nhiều phía, dưới nhiều góc độ,
từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại trở về quá khứ. Trong vai một người
hàng xóm, Nguyễn Khải đã kể tỉ mỉ cuộc sống của chị Vách (Đời khổ), từ sự
phục tùng tuyệt đối của chị đối với ông chồng vô tích sự, sự chăm lo hết lòng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
hết sức cho cái gia đình vốn không lấy gì làm bé nhỏ lắm và trên hết dưới mắt
tác giả, chị là người đàn bà "vô lo, vô nghĩ". Dõi theo từng đoạn đời chị Vách,
người kể luôn luôn ngạc nhiên và cũng khâm phục sức chịu đựng, hy sinh vì
người khác của chị. Đứng ở một vị trí quan sát vô cùng tiện lợi - một người
hàng xóm, người kể có thể nhận thấy rõ ràng mọi sự kiện trong cuộc đời chị
Vách, và cuộc sống riêng tư của chị đã được nhân vật Tôi miêu tả bằng giọng
kể chân thực khách quan. Ẩn sau lời văn ấy là sự chua xót, thương cảm của
người kể về nỗi khổ đeo đẳng suốt cuộc đời chị Vách. Và nỗi xót thương đối
với nhân vật đã đồng vọng trong lời bình luận của Tôi: "Vâng tại chị cả, trăm
tội, ngàn tội phải đổ lên đầu chị nếu ông chồng siêu đẳng của chị còn sống thì
chúng nó đâu đến nỗi (...) chính tôi cũng muốn bật khóc".
Truyện Nắng chiều với những chi tiết, hình ảnh giản dị, người kể đã
giúp người đọc hình dung cái ngọt ngào của hạnh phúc muộn mằn của những
người "xế bóng". Cả cuộc đời chị Bơ phải chịu thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm.
Một người đàn bà tưởng con dòng cháu giống hoá ra cả đời hầu hạ các em,
các cháu, về già mới có chút hạnh phúc riêng. Tái hiện cuộc đời chị Bơ, lời kể
ẩn chứa nhiều xót xa thương cảm, nhưng cũng có niềm vui, sự xúc động trước
tình cảm mọi người dành cho chị. Niềm hạnh phúc đến với chị, theo người kể,
một phần là do "mãnh lực tình yêu" của các cụ "không tiêu xài phung phí lúc
thiếu thời" và một phần quan trọng là "ở cái tâm tốt của con người". Qua
cuộc đời, số phận và niềm hạnh phúc của người chị họ, người kể dường như
muốn khái quát lên thành vấn đề có ý nghĩa triết lý nhân sinh về hạnh phúc,
tình yêu, sự bất tử của nó cũng như mối quan hệ giữa nó với chữ " tâm" của
con người".
Nổi bật trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải ở những truyện thuộc
dạng này là giọng điệu ngợi ca, trân trọng và kính phục đối với các nhân vật
của mình. Từ bà cô trong Nếp nhà, cô Hiền (Một người Hà Nội )... hay một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
nghệ nhân ở làng, đến những con người lăn lộn với thương trường hôm qua
như Hiền (Tiền) và hôm nay như Lộc (Chúng tôi và bọn hắn)... Người nào
cũng đẹp, cũng có một nhân cách, tuy nhân cách của mỗi người một khác theo
cách ứng xử trước thời thế, nhưng họ đều là tấm gương về mặt này hay mặt
kia. Tất cả các nhân vật đều sống động như trong cuộc sống thực. Chọn
phương pháp kể chuyện ở ngôi thứ nhất, nhà văn có điều kiện bày tỏ tình cảm
của mình một cách chân thành nhất, đồng thời vẫn tái hiện được những nhân
cách cao đẹp.
Ở truyện ngắn Cặp vợ chồng dưới chân động Từ Thức, nhân vật Tôi
đến thăm gia đình Toàn. Với lòng cảm thông, khâm phục trước cuộc sống của
một anh thương binh mù và người vợ tần tảo, và một niềm xúc động trước
bản lĩnh sống của họ, người kể đã có những câu văn hết sức chân thành, xúc
động: "Tôi bưng bát cơm gạo xấu lên mà lòng cứ ngậm ngùi. Những người
quá giàu lòng tự trọng, lại có tính hay xấu hổ là sống gian truân lắm. Nhưng
không có những con người gàn dở ấy, những số phận ít gặp may ấy thì cuộc
đời nhạt nhẽo biết chừng nào" [19,tr.283].
Có khi tác giả là người trần thuật ban đầu nhưng sau đó tham gia vào cốt
truyện, gia nhập vào những cảnh ngộ để nói lên tiếng nói của người nếm trải
như truyện Hai ông già ở Đồng Tháp Mười. Hai con người hoàn toàn xa lạ,
nay do thời thế họ gặp nhau và dựa vào nhau để có chỗ đứng trong cuộc sống.
Nhưng Nguyễn Khải không dừng lại miêu tả tỉ mỉ những biến cố trong cuộc
đời họ mà chỉ dừng lại miêu tả tâm lý, tinh thần của con người trước tai hoạ.
Ông Hai trải qua bi quan tuyệt vọng đã có lúc nghĩ đến cái chết nhưng nhờ có
tình cảm đùm bọc, yêu thương của con người, cuộc sống của ông dần dần hồi
sinh trở lại. Một con ngưòi từng biết "cái mặn chát của một kiếp người" nay
đã phải ứa nước mắt "vì cái khắc nghiệt của đời cũng có mà cái bao dung của
đời cũng có". Còn niềm tin của ông Ba Quốc Hội là công lao của ông dù được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
công nhận hay không, ông không cần nói ra, miễn sao khi gặp mọi người
lương tâm ông được thanh thản "không phải ngượng nghịu, xấu hổ" là được.
Trực tiếp đối thoại cùng nhân vật, người kể đã phát hiện ra tiềm lực tinh thần
của con người: "Cái tiềm lực của ông già lớn thật, người mạnh như thế cứ rẽ
sóng, rẽ gió mà đi, có tai hoạ rủi ro nào dám bén mảng" [19,tr.215]. Sâu sắc
hơn là tình cảm người kể chuyện đối với con người và cuộc đời: "Một gương
mặt rạng rỡ, tự tin, một gương mặt nhẫn nhục chịu đựng, hai gương mặt của
một kiếp người sao khéo gặp nhau để gợi nên một niềm vui, một niềm tin mà
chỉ lúc đứng tuổi mới nhận ra cái ý nghĩa thâm trầm của nó" [19,tr.223].
3.2.2.2. "Tôi" là nhân vật chính tự kể về mình
Sáng tác theo kiểu trần thuật này là cái Tôi tự bộc bạch tâm tư tình cảm
của mình, chủ thể trần thuật được "nhân vật hoá" trực tiếp làm người kể
chuyện, kể lại chuyện của chính mình. Cái Tôi của người kể chuyện nhiều khi
trùng hợp với các sự kiện đời sống và tâm tư tình cảm của bản thân nhà văn.
Nhưng cũng có khi chỉ để thể hiện "cái ngoài mình", một hiện thực cuộc sống
được "khúc xạ qua lăng kính của nhà văn". Và khi đó cái Tôi không hoàn
toàn đồng nhất với số phận, tính cách của nhà văn. Kiểu trần thuật này được
thể hiện qua các tác phẩm: Một giọt nắng nhạt, Nghề văn cũng lắm công
phu, Chút phấn của đời, Anh hùng bĩ vận... Những sáng tác trên đều là
"hình thức trần thuật có tính bộc lộ chủ quan và mang sắc thái cảm xúc cao
độ" [33,tr.150].
Người trần thuật ở đây hoàn toàn nhập vào nhân vật để quan sát, giãi
bày, tự mổ xẻ, phân tích nội tâm của mình. Tác giả là người hướng vào diễn
biến tâm lý bên trong của cái Tôi đang ở vai trò người kể chuyện. Chuyện
được kể theo trình tự thời gian, với lối nói dung dị, chân dung người kể
chuyện dần dần hiện ra trước mắt độc giả với những nét dáng và phẩm chất cụ
thể. Người vợ- người mẹ trong Chút phấn của đời tự thuật lại câu chuyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
với một sự tự ý thức về bản thân cao độ. Đó là một người phụ nữ tuổi ngoài
40 mà vẫn đẹp, vẫn đầy sức thu hút và chinh phục người khác phái. Người
phụ nữ ấy có quyền mơ ước một cuộc sống cao sang và hoàn toàn có thể thực
hiện được niềm mơ ước ấy. Thế nhưng, không chạy theo những ảo tưởng xa
xôi. người đàn bà đẹp đã ý thức về vị thế của mình, ý thức được quy luật của
sự "cho" và "nhận" trong cuộc sống. Nhập vai vào nhân vật, thể hiện nội tâm
đầy phức tạp của người phụ nữ đẹp chấp nhận cuộc đời làm vợ, làm mẹ bình
thường với biết bao vất vả, người kể chuyện đã thể hiện sự cảm thông, chia
sẻ, thấu hiểu mọi cung bậc tình cảm và tâm hồn nhân vật. Lời tâm sự của
nhân vật trong trang sách ta nghe như lời chuyện trò, giãi bày của một người
bạn ở ngoài cuộc đời: "Tôi vẫn vui chứ! Nhưng là niềm vui của sự cho, của hy
sinh, nó là chút phấn của đời giúp mình sống yên ổn những năm còn lại. Ở
hoàn cảnh tôi, ở lứa tuổi tôi còn mong được nhận để bù lại nhiều năm đã
thiếu tức là tìm niềm vui trên gai nhọn. Tôi còn có nhiều máu đâu để hy vọng
hồi sinh. Đó là một bí mật nho nhỏ tôi muốn giữ riêng cho tới khi chết" (Chút
phấn của đời).
Trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới "có một người kể
chuyện đóng vai tác giả là nhà văn, nhà báo, là "Chú Khải", "Ông Khải..."
cùng với rất nhiều chi tiết tiểu sử như biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về
mình, muốn coi mình là đối tượng của văn chương" [4,tr.141]. Trong lời Tự
bạch, nhà văn đã từng tâm sự: "Nếu một truyện ngắn hoặc một cuốn tuểu
thuyết chỉ có chuyện của người không có chuyện của mình thì mạng sống của
nó không thể dài hơn một bài báo (...) Mọi truyện ngắn và tiểu thuyết của tôi,
nói cho cùng đều là tôi cả hoặc có thể là tôi, nên có những truyện được viết
cách đây đã trên dưới bốn chục năm, nay đọc lại vẫn đem lại cho tôi nhũng
cảm nghĩ bây giờ, những xúc động bây giờ" [26,tr.421]. Tâm lý chung của
độc giả là đã tin thì dễ yêu. Khi nhà văn đem chính chuyện đời mình, người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
thân của mình ra mà kể, chờ đợi một lời khuyên bảo, phán xét từ phía người
nghe thì giữa độc giả và tác giả tự nhiên thiết lập mối quan hệ tâm tình bè
bạn. Tâm lý đó rất thuận lợi để tiếp nhận thái độ yêu ghét của người kể thể
hiện qua giọng kể nói riêng và tác phẩm nói chung.
Người ta thấy, "Nguyễn Khải hay viết về bản thân mình, một lối hồi ký,
tự truyện" (Nguyễn Đăng Mạnh). Và trong thế giới nghệ thuật của ông, người
ta thường thấy có bóng dáng ông, hình mẫu lí tưởng của ông hay bóng dáng
những người dì, người mẹ, bóng dáng những kỷ niệm ngọt ngào và cay đắng
của tuổi thơ ông. Ông khai thác triệt để vào cái kho kinh nghiệm riêng, vốn
trải nghiệm riêng của mình để viết nên nhiều truyện ngắn mang tính chất hồi
ức. Cầm bút viết văn, Nguyễn Khải nghĩ: "Tôi đã gặp lại chính tôi, gặp lại
những người thân thiết của tôi để có dịp nhìn lại, ngẫm lại" con người và
cuộc đời (Hồi ức). Đó là những câu chuyện rất thật, rất chân thành, rất xúc
động, bởi "mọi truyện ngắn và tiểu thuyết của tôi, nói cho cùng đều là tôi cả
hoặc có thể là tôi". Nhà văn chỉ có thể đặt bút viết nếu "được chạm vào việc
và những cảnh ngộ có thật trong cuộc sống" và "tôi chỉ mượn cái vỏ, cái xác
của người này, người kia, còn cái hồn phải là của chính mình" [19, tr6-7].
Đem cuộc đời của mình ra viết với một sự thành thực như 'lộn trái" bản
thân, truyện ngắn Nguyễn Khải nhiều lúc giống như tự truyện. Ở những
truyện ngắn này, người kể chuyện thường đống vai nhân vật "Tôi", là "Ông
Khải", "Chú Khải" với rất nhiều chi tiết tự truyện. Qua khảo sát, chúng tôi
nhận thấy nhân vật này xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Khải một cách
khá dày đặc, phổ biến và chiếm tới 2/3 số lượng truyện ngắn của ông. Nếu
xâu chuỗi các sự kiện mà các nhân vật kể trong truyện ngắn thì ta nhận ra
bóng dáng, tiểu sử, những mốc thời gian trong cuộc đời của bản thân nhà văn.
Chẳng hạn những ngày tháng ông cùng mẹ và em trai về sơ tán ở Hưng Yên,
những ngày tháng sống ở bãi Phúc xá, phố Đỗ Hữu Vị, gia nhập đội dân quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
tự vệ... Nguyễn Khải rất có ý thức trong việc xây dựng cái "Tôi" tự hoạ này.
Trong nhiều truyện của ông, cái nổi bật không phải là những tình tiết li kì hay
những nhân vật khác lạ, mà chủ yếu xoay quanh những suy ngẫm, thái độ, tình
cảm hay cách đánh giá của cái "Tôi" - nhà văn về cuộc sống và con người.
Ở truyện ngắn Một giọt nắng nhạt người ta thấy Nguyễn Khải đã đưa
tất cả cuộc đời lai lịch riêng lên trang giấy, cái "cánh cửa bị đóng chặt" (theo
cách nói của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn) đã được mở toang ra. Tác giả
đem đời tư của mình viết nên những dòng tự truyện hấp dẫn. Mạch trần thuật
trong Một giọt nắng nhạt luôn được nối tiếp, đan xen giữa quá khứ và hiện
tại. Nhân vật Tôi sau những gì mà tuổi ấu thơ của mình từng nếm trải, đã ý
thức để vượt lên chính mình. Toàn truyện là "những lời thiết tha thầm kín,
những hồi ức về một cái tôi đau khổ, tự trình bày cuộc đời riêng" của mình.
Tuổi thơ của Tôi in đậm nỗi khổ đau của một cậu bé vốn khờ khạo, vụng về,
lại là con của một người vợ lẽ, nhưng bị chồng hắt hủi, ghẻ lạnh nên cuộc
sống cơ cực phải chạy ăn từng bữa. Đó là cuộc sống ê chề, nhục nhã đến nỗi
vài chục năm sau khi nhớ lại, tác giả vẫn còn thấy "ớn rợn": "Con chẳng ra
con, đầy tớ chẳng ra đầy tớ, bỏ đi không được, cứ nhẫn nhục trơ tráo mà
sống" [15,tr.510]. Dòng tự truyện của nhân vật xoay quanh thời thơ ấu gian
khổ, đắng cay, có lẽ không có một nỗi khổ nào mà nhân vật không phải trải
qua, nhất là khi bị nghi là ăn cắp và bị đuổi ra khỏi nhà... Tôi quay trở về với
mẹ và em trong một thân hình ghẻ lở, ốm yếu và cuộc sống bi đát đến mức cả
ba mẹ con nghĩ đến chuyện cùng nhau tự tử... Tất cả được tái hiện một cách
chân thực qua lời tự truyện của người kể. Cuộc sống, như người kể từng
khẳng định: "Cái khổ cũng có giới hạn của nó, khổ quá người ta có thể chết,
mà đã chết là hết cả mọi chuyện, hết lo, hết sợ, hết nhục, hết cả đói"
[15,tr.550].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
Tôi trong Nghề văn cũng lắm công phu đã kể về bước đầu "chập
chững" đến với văn học, dần dần qua trau dồi, rèn luyện đã trở nên vững
vàng, gắn bó với nó đến mức "dù nghề bạc đãi tôi, hành hạ tôi dù là thế tôi
vẫn tự nhủ quyết không bỏ" [15,tr.666]. Nhân vật Tôi trong truyện không có
sự giằng xé nội tâm, dằn vặt, mổ xẻ tâm lý như người hoạ sĩ trong truyện
ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu) mà chỉ là lời kể, dẫn dắt người đọc đến
với những kỷ niệm vui buồn trong nghề viết văn của mình.
Trong văn học thời kỳ đổi mới, nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng hay sử
dụng lối trần thuật ở ngôi thứ nhất. Nhân vật Tôi của Nguyễn Minh Châu
cũng thường là nhân vật trí thức làm nghề viết văn, viết báo. Nhưng ở Nguyễn
Khải, "nhân vật Người kể chuyện hữu hình mang dáng dấp cái tôi tự hoạ đầy
ý thức của nhà văn" đậm nét hơn. Và đó "là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc
của Nguyễn Khải về kiểu con người tự ý thức trong văn học, đặc biệt là văn
học thời kỳ Đổi mới" [29,tr.190]. Trên một vài phương diện có thể nói, kiểu
chân dung tự hoạ của Nguyễn Khải có những điểm tương đồng với kiểu chân dung
tự hoạ của Nam Cao ở khát vọng nhận thức và nhu cầu giãi bày, chiêm nghiệm.
Trong sáng tác của Nguyễn Khải, các điểm nhìn trần thuật được nhà văn
lựa chọn rất phù hợp với từng kiểu loại nhân vật để gửi gắm tình cảm, tư
tưởng và ý đồ nghệ thuật của mình. Các điểm nhìn trần thuật này, một mặt,
tạo nên chiều sâu cho bối cảnh, cho nhân vật, mặt khác góp phần quan trọng
vào việc tạo ra giọng điệu. Tuy nhiên, "dù có xuất hiện hay không xuất hiện
nhân vật Người kể chuyện (hữu hình hay vô hình), người đọc vẫn thấy ám ảnh
bóng dáng và tư tưởng của hình tượng tác giả - nhà văn Nguyễn Khải"
[29,tr.192]. Đúng như ý kiến của nghiên cứu Vương Trí Nhàn: "Trong những
trường hợp thành công nhất của mình, Nguyễn Khải hiện ra như một người kể
chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi vui buồn khi quan
sát việc đời. Đó là một phong cách vừa dân dã, vừa hiện đại" [31,tr.120].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
KẾT LUẬN
Với hơn nửa thế kỷ sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Khải đã thể hiện một tài
năng, một cá tính sáng tạo của một nhà văn có phong cách. Ông vẫn khiêm
tốn tự cho cuộc đời mình chỉ là "một giọt nắng nhạt", chỉ là cuộc đời viết văn
của một công chức, nhưng thực ra đó là cuộc đời của một con người không
ngừng hướng tới sáng tạo và tự hoàn thiện mình. Những công trình nghệ thuật
của Nguyễn Khải đã khẳng định vị trí và đóng góp lớn lao của ông trong sự
phát triển của nền văn chương Việt Nam thời hiện đại.
Luận văn Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải
thời kỳ đổi mới là một đóng góp nhỏ bé của chúng tôi vào tiến trình tìm hiểu
các giá trị của sáng tác Nguyễn Khải. Qua việc nghiên cứu hình tượng tác giả
trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới, chúng tôi có thể rút ra một
số kết luận sau đây:
1. Truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới đã thực sự được bạn
đọc mến mộ. Truyện ngắn của ông đã nắm bắt và thể hiện bao đổi thay của
con người, của cuộc sống trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Ngòi bút sắc
sảo, đầy "chất văn xuôi" của nhà văn luôn hấp dẫn đối với độc giả vì họ tìm
thấy "cái mình cần" trong chiêm nghiệm của một tác giả luôn bám sát từng
bước đi của đời sống xã hội và quan tâm đặc biệt tới số phận con người trước
những thay đổi của lịch sử.
2. Trong những truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải, hình
tượng tác giả được thể hiện trong cách khai thác, khám phá sự vật, con người
ở rất nhiều chiều thông qua một nhãn quan sắc sảo. Cái nhìn về con người, về
cuộc đời không còn giản đơn, một chiều, "chỉ nhìn thấy cái nửa mà ai cũng
thấy" như trước nữa mà giờ đây là một cái nhìn đầy trăn trở, suy nghiệm, đa
chiều, vận động theo hướng đi gần hơn với cuộc sống. Chính vì vậy, cái nhìn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
nghệ thuật của nhà văn về con người và cuộc đời trở nên đa dạng, phong phú
và sâu sắc hơn: vừa hiện thực tỉnh táo, vừa sắc sảo tinh tế lại vừa giàu tính
phân tích.
3. Cảm hứng nghiên cứu, khám phá chiêm nghiệm đời sống đã chi phối
giọng điệu trong tác phẩm của nhà văn, một giọng điệu trần thuật đa thanh,
phức điệu, mang đậm chất tiểu thuyết: chia sẻ với nỗi niềm của con người
trước cuộc đời; hài hước, hóm hỉnh, thâm trầm trong lối diễn đạt; tranh biện
để kiếm tìm, chân lý đời sống; chiêm nghiệm, triết lý về một vấn đề, một hiện
tượng nào đó trong cuộc đời...
4. Đến thời kỳ đổi mới, lối trần thuật của nhà văn có nhiều biến đổi, từ
cái nhìn khách quan gần như tuyệt đối nay chuyển sang cái nhìn chủ quan.
Nhà văn không đứng ngoài quan sát miêu tả nhân vật một cách lạnh lùng mà
thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm nhân vật, thăm dò khám phá chiều
sâu bí ẩn trong đời sống tinh thần con người.
Nhân vật người kể chuyện là sáng tạo độc đáo nhất của Nguyễn Khải.
Hình tượng người kể chuyện ngôi thứ nhất có tham dự là nhà văn, nhà báo có
khi mang tên là Kh, là Khải với rất nhiều yếu tố tiểu sử cũng là một nét mới
trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Ở đây, ta thấy hiện lên một người kể thông
minh, chịu đi, chịu tìm tòi, hay nhận xét, la cà khắp nơi, chia sẻ với mọi người
mọi suy nghĩ, vui buồn khi quan sát việc đời.. Sự xuất hiện của một người kể
từng trải, hiểu đời, hiểu người, với những triết lý thông minh, sắc sảo trong
truyện ngắn Nguyễn Khải luôn cuốn hút bạn đọc. Bởi người kể hôm nay
không phải là người truyền phán chân lý mà chủ yếu kích thích bạn đọc cùng
bàn bạc tìm kiếm chân lý đời sống. Mong muốn đối thoại chính là biểu hiện
của mối quan hệ bình đẳng giữa nhà văn và bạn đọc.
5. Bóng dáng và tư tưởng của hình tượng tác giả - nhà văn Nguyễn Khải
hiện lên rõ nét trong truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới. Người đọc thấy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
"Ông đang mải miết đi giữa dòng đời xuôi ngược, chăm chú nhìn ngắm con
người và cuộc sống xung quanh, thỉnh thoảng dừng lại khen người này một
câu, bình luận về sự việc kia một chút, rồi tự giễu mình, nhạo đời, cứ tưng
tửng đùa mà thật ra ông đã phát hiện ra bao điều nghiêm túc về nhân sinh và
thế sự. Ông nhìn đi rồi ông nhìn lại, ông chiêm nghiệm rồi ông triết lý"
[29,tr.192]. Đó là một con người nhìn cuộc sống và con người với cái nhìn
nhiều chiều, trong nhiều mối quan hệ, một cái nhìn mang tính toàn vẹn của
Nguyễn Khải.
6. Trải qua hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Khải đã để lại một dấu ấn
riêng qua những truyện ngắn viết cuối thế kỷ XX. Mỗi trang văn của ông là
một trang đời của người cầm bút suốt đời không thôi trăn trở, nghĩ suy, mả i
mê kiếm tìm sự thật ở bề sâu của cuộc sống. Những trang đời không một chút
hổ thẹn với danh dự và danh phận của người cầm bút, bởi lẽ đi qua những
năm tháng cuộc đời, ông đã sống và viết như một người chiến sĩ trên mặt trận
tư tưởng, đã đem ngòi bút của mình trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách
mạng của dân tộc, của nhân dân. Cuối cùng, chúng tôi xin lấy lời nhận xét của
Vương Trí Nhàn làm lời kết cho luận án của mình: "Muốn hiểu con người
thời đại với tất cả cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ,
đời sống tinh thần của họ phải đọc Nguyễn Khải" [32]. Đó là lời khẳng định
vị trí quan trọng của Nguyễn Khải trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (1994), "Đổi mới văn học vì sự phát triển", Tạp chí Văn học, (4).
2. Lại Nguyên Ân (1984), "Văn học và phê bình", Nguyễn Khải về tác gia và
tác phẩm, Nxb Giáo dục.
3. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề về thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Bình (1998), "Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết", Văn học, (7).
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ Văn
học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Hà Nội trong mắt tôi (1998), Nxb Hà Nội.
7. Đông Hoài (1983), Nhận thức và thẩm định, Nxb Văn học, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Hạnh (2002), "Vài ý kiến về tác phẩm của Nguyễn Khải",
Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
9. Đoàn Trọng Huy (1990), "Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn
Khải", Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
10. M.B. Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển
văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam.
11. M.B. Khrapchenco (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận
nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Khải (1996), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, H.
13. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập Nguyễn Khải, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội.
14. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập Nguyễn Khải, Tập III, Nxb Văn học, Hà Nội.
15. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập Nguyễn Khải, Nxb Văn học, Hà Nội.
16. Nguyễn Khải (1997), Một thời gió bụi, tập truyện ngắn, Nxb Lao động.
17. Nguyễn Khải (1999), Chuyện nghề, Nxb Hội nhà văn, H.
18. Nguyễn Khải (1999), Tuyển tập tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
19. Nguyễn Khải (1999), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học.
20. Nguyễn Khải (2001), Sống ở đời, Tập truyện ngắn, Nxb Trẻ, thành phố
Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Khải (2002), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải (tuyển chọn),
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
22. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1986), Lý luận văn học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
23. Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử, Nguyễn Thảo
(1987), Một thời văn học mới, H.
24. Nguyễn Đăng Mạnh (1982), Hai cuốn tiểu thuyết gần đây,Tác phẩm mới.
25. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), "Nguyễn Khải - Đời người đời văn", Nguyễn
Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
27. Tuyết Nga (2004), Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, Nxb Hội nhà văn,
Hà Nội.
28. Chu Nga (2002), "Điểm nhìn ngòi bút hiện thực Nguyễn Khải", Nguyễn
Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
29. Đào Thuỷ Nguyên (2008), Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn
Khải trong giảng dạy Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục.
30. Vương Trí Nhàn (1996), Tuyển tập Nguyễn Khải (tuyển chọn và giới
thiệu), tập 3, Nxb Văn học, H.
31. Vương Trí Nhàn (1996), "Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách
mạng từ sau 1945", Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
32. Vương Trí Nhàn (1996), Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Khải, tập 1, Nxb
Văn học, H.
33. Nhiều tác giả (1984), Từ điển Văn học, tập II, Nxb Khoa học xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
34. Nhiều tác giả (1996), 50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng
Tám, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. G.N. Pôspêlôv (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập 1, 2, Nxb Giáo dục.
36. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình Văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
37. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.
38. Nguyễn Hữu Sơn (1999), "Đọc truyện ngắn và tạp văn của Nguyễn Khải",
Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
39. Bích Thu (1997), "Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải
những năm 80 đến nay", Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
40. Bích Thu (1998), Theo dòng Văn học, Nxb Khoa học Xã hội, H.
41. Hà Công Tài, Phan Diễm Phương (2002), Nguyễn Khải về tác gia và tác
phẩm (Tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_VH_HTA.pdf