Luận văn Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Bắc Ninh

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài “ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước tỉnh Bắc Ninh” cùng với những kiến thức và lý luận tích luỹ được trong thời gian học tập tác giả xin đưa ra một số nhận xét của riêng mình.Trong phần này chỉ tập trung chủ đạo với hai vấn đề cơ bản nhất của chính sách đó là chính sách hỗ trợ người lao đông và tình hình thực hiện tại địa bàn nghiên cứu . - Thứ nhất : Đây là một chích sách đúng đắn của Đảng và nhà nước nhằm tập trung hỗ trợ, giải quyết chế đọ chính sách cho người lao động thuộc diện dôi dư trong các trong nghiệp nhà nước thực hiện cơ cấu lại . Là lời giải cho bài toán lao động dôi dư- nút thắt cơ bản trong quá trình lành mạnh hoá môi trường doanh nghiệp (tập trung tạo công bằng giữa các doanh nghiệp) với mục tiêu đến 2005 cơ bản cổ phần hoá DNNN. Chính sách ra đời đã tạo hướng đi riêng cho công tác giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư mà vốn từ trước tới nay bị khúc mắc và những quy định cũ tạo ra nhiều bất cập. Đã tạo ra được bước ngoặt trong việc tạo điều kiện giúp đỡ người lao đọng và mang tính cụ thể, phối hợp, tăng cường cho người lao động phù hợp với tình hình hiện tại.

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ định. Thứ tư trong trường hợp người lao động còn thiếu tối đa 05 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động (đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ) và đã đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP thì được hưởng các chế độ cụ thể như sau: Trợ cấp mất việc làm; trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước; trợ cấp một lần với mức 5 (năm) triệu đồng. Được đóng tiếp bảo hiểm xã hội hàng tháng với mức 15 % tiền lương cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ) thì hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định hiện hành. Thời gian đóng tiếp bảo hiểm xã hội kể từ ngày có quyết định nghỉ việc. Hồ sơ, thủ tục đóng tiếp bảo hiểm xã hội thực hiện theo hướng dẫn cảu Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong thời gian tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội, nếu người lao động bị chết thì thân nhân tử tuất theo quy định hiện hành. Trường hợp người lao động chưa đủ điều kiện để đóng tiếp bảo hiểm xã hội thì ngoài việc được hưởng các chế độ: Trợ cấp mất việc làm; trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước; trợ cấp một lần với mức 5 (năm) triệu đồng; trợ cấp một lần đi tìm việc làm còn được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Thủ tục, hồ sơ giải quyết thực hiện theo quy định hiện hành. b) Chính sách đối với lao động xác định thời hạn Đây chính là chính sách đối với người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 đến 03 nămđược quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và tại tiết a điểm 2 mục II Thông tư 11/2002/TT-BLĐTBXH quy định chế độ chính sách cụ thể như sau: Được trợ cấp mất việc làm cứ mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước được trợ cấp 01 tháng tiền lương. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và tại tiết b điểm 2 mục II Thông tư 11/2002/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể như sau: Được trợ cấp 70% tiền lương cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng đã giao kết, nhưng tối đa cũng không quá 12 tháng tiền lương. c) Một số quy định khác Khi người lao động đã nhận trợ cấp mất việc làm, nếu được tái tuyển dụng làm việc ở doanh nghiệp đã cho thôi việc hoặc ở các doanh nghiệp Nhà nước khác thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 41/200/NĐ-CP được cụ thể như sau: Trách nhiệm của người lao động được tái tuyển dụng làm việc ở doanh nghiệp đã cho thôi việc hoặc ở các doanh nghiệp Nhà nước khác khi nộp hồ sơ tuyển dụng theo quy định hiện hành và kèm theo bản sao quyết định nghỉ việc hưởng chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và nộp lại cho người sử dụng lao động số tiền trợ cấp thêm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP (01 tháng tiền lương và 05 triệu đồng). Trách nhiệm của người sử dụng lao động có trách nhiệm thu hồi số tiền trợ cấp mà người lao động đã nộp để nộp về Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính. Ngoài các chính sách quy định tại điều 3 và điều 4 Nghị định này, người lao động dôi dư được tạo điều kiện vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để tự tạo việc làm và được giới thiệu tìm việc làm mới theo quy định của pháp luật d- Nguồn kinh phí giải quyết lao động dôi dư Việc thành lập “Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước“ để hỗ trợ người lao động khi bị mất việc làm hoặc nghỉ hưu sớm do doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cơ cấu lại theo quy định tại khoản 1 điều 7 Nghị định 41/2002/NĐ-CP và điều 1 mục I Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC . Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm cấp kinh phí cho các doanh nghiệp; cơ quan bảo hiểm xã hội; cơ sở dạy nghề cho lao động dôi dư và các tổ chức được thành lập để giải quyết chế độ lao động dôi dư trong các doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định tại khoản 2 điều 7 Nghị định 41/2002/NĐ-CP và điều 1 mục I Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC. Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý và điều hành theo quy định tại khoản 3 điều 7 Nghị định 41/2002/NĐ-CP và điều 2 mục I Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC. Nguồn của Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại khoản 4 điều 7 Nghị định 41/2002/NĐ-CP; điều 3 mục I Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC bao gồm: - Ngân sách Nhà nước; - Viện trợ của các tổ chức, cá nhân; - Các nguồn khác. e) Trách nhiệm chi trả các chế độ đối với người lao động Doanh nghiệp chịu trách nhiệm giải quyết chế độ trợ cấp mất việc làm cho người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn thực hiện chấm dứt hợp đồng (mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được trợ cấp 01 tháng tiền lương) theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 41/2002/NĐ-CP, c1 tiết c điểm 1 mục II Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH và khoản 1 Điều 4 Nghị định 41/2002/NĐ-CP và tiết a điểm 2 mục II Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH. Những doanh nghiệp thực sự khó khăn về tài chính, sau khi sử dụng hết quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm (nếu có) mà vẫn không đủ nguồn để giải quyết chế độ mất việc cho người lao động dôi dư thì được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Người lao động tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định 41/2002/NĐ-CP, c4 tiết c điểm 1 mục II Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH và khoản 3 Điều 4 Nghị định Nghị định 41/2002/NĐ-CP; tiết c điểm 2 mục II Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH. Quỹ bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ Luật Lao động. Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm chi trả các chế độ trợ cấp thêm cho người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đống bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên [Trợ cấp 03 tháng tiền lương đang hưởng cho mỗi năm (đủ 12 tháng ) nghỉ hưu trước tuổi, trợ cấp 05 tháng tiền lương đang hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương đang hưởng ] theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 41/2002/NĐ-CP; a1, a2, a3 tiết a điểm 1 mục II Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH. Chế độ trợ cấp thêm, trợ cấp một lần, trợ cấp đi tìm việc làm cho người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn thực hiện chấm dứt hợp đồng [Trợ cấp 1 tháng tiền lương đang hưởng cho mỗi năm (đủ 12 tháng) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, trợ cấp một lần 5 triệu đồng, trợ cấp đi tìm việc làm 6 tháng tiền lương đang hưởng] theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định 41/2002/NĐ-CP; c1, c2, c3 tiết c điểm 1 mục II Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH. Chế độ trợ cấp 70% tiền lương đang hưởng cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng đã giao kết theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 41/2002/NĐ-CP; tiết b điểm 2 mục II Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH. Và kinh phí đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 41/2002/NĐ-CP; b1, b2, b3, b4 tiết b điểm 1 mục II Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH. Đối với doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước cấp kinh phí để giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp quy định tại khoản b1 Điều này. Ngoài các Điều, khoản nêu trên trong Nghị định còn quy định một số điều khoản thi hành, thời gian có hiệu lực của Nghị định, quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện, trách nhiệm của từng đơn vị, công ty, Tổng công ty, các Bộ, nghành liên quan và chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này (Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91). 4.3- Quy trình hỗ trợ Quy trình hỗ trợ lao động dôi dư có thể được biểu diễn theo sơ đồ sau: Bộ Tài chính BHXH Việt Nam Bộ LĐ&TBXH UBND tỉnh Quỹ Hỗ trợ LĐDD 4.3.1- Xây dựng phương án sắp xếp lại lao động Do Nghị định 41/2002/NĐ-CP là chính sách hỗ trợ lao động dôi dư cho các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cơ cấu lại và chính sách này thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp người lao động thông qua đơn vị trung gian, đơn vị thực hiện duy nhất là doanh nghiệp trực tiếp quản lý chịu sự giám sát từ Ban đổi mới doanh nghiệp của tỉnh và các Sở, Bộ liên quan. Việc thực hiện xây dựng phương án sắp xếp lại lao động, phương án hỗ trợ, thực hiện hỗ trợ cho người lao động, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Nghị định 41/2002/NĐ-CP không chỉ là nhiệm vụ của các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm to lớn của doanh nghiệp đối với cả người lao động và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp tiến hành xắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP có trách nhiệm thực hiện xây dựng phương án bao gồm các công tác sau: Lập danh sách toàn bộ số lao động của doanh nghiệp tại thời điểm cơ cấu lại theo quy định tại điều 1 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ ( mẫu số 1- Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ), bao gồm: Số lao động đang làm việc có hưởng lương và đóng bảo hiểm xã hội hoặc không đóng bảo hiểm xã hôị (kể cả số lao động làm việc theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 1 năm) và số lao động tuy đã nghỉ việc nhưng có tên trong danh sách của doanh nghiệp, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, có đóng bảo hiểm xã hội hoặc không đóng bảo hiểm xã hội. Xác định số lao động cần sử dụng, lập danh sách số lao động cần sử dụng ( mẫu số 2- Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ); số lao động dôi dư, lập danh sách số lao động không có nhu cầu sử dụng (mẫu số 3- Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ), cách xác định như sau: - Đối với doanh nghiệp giữ 100% vốn Nhà nước và DNNN chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: xác định số lao động cần sử dụng trên cơ sở phương án sản xuất- kinh doanh, công nghệ sản xuất sản phẩm, máy móc thiết bị, định mức lao động theo hướng doanh nghiệp phát triển và có lãi, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (thường là UBND tỉnh); số lao động còn lại là số lao động không có nhu cầu sử dụng; - Đối với doanh nghiệp thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp thì số lao động cần sử dụng là số lao động theo thoả thuận giữa hai bên ( giao và nhận giao, bán và mua, khoán và nhận khoán, cho thuê và thuê ) được ghi trong hợp đồng giao, bán, khoán hoặc cho thuê doanh nghiệp; số lao động còn lại là số lao động không có nhu cầu sử dụng; - Đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trong giai đoạn từ ngày 26/4/2002 đến hết ngày 31/12/2005 thì số lao động cần sử dụng căn cứ vào phương án cổ phần hoá được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt ( thường là UBND tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91 ), số lao động còn lại là số lao động không có nhu cầu sử dụng; - Đối với Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước có thời gian hoạt động không quá 12 tháng kể từ ngày đươcj cấp giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, khi thực hiện cơ cấu lại nếu có người lao động từ doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang không bố trí được việc làm thì được xác định là lao động không có nhu cầu sử dụng; - Đối với doanh nghiệp thực hiện hợp nhất, sáp nhập thì số lao động cần sử dụng căn cứ vào phương án hợp nhất, sáp nhập đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt ( thường là UBND tỉnh ), số lao động còn lại là số lao động không có nhu cầu sử dụng; Số lao động không có nhu cầu sử dụng đã xác định tại bước 2 nêu trên được phân làm 2 loại ( làm căn cứ để xây dựng phương án xin hỗ trợ lao động dôi dư hoặc thực hiện theo Bộ Luật Lao động sau này ): + Số lao động được tuyển dụng trước ngày 21/4/1998 ( thời điểm thực hiện Chỉ thị 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN ) là số lao động dôi dư được thực hiện chế độ theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP; + Số lao động được tuyển dụng sau ngày 21/4/1998 thực hiện chế độ theo quy định của Bộ Luật Lao động; - Đối với các doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản thì toàn bộ số lao động trong danh sách của doanh nghiệp được tuyển dụng trước ngày 26/4/2002 ( thời điểm Nghị định số 41/2002/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) được thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP. Số lao động được tuyển dụng sau ngày 26/4/2002 thực hiện chế độ theo quy định của Bộ Luật Lao động. Doanh nghiệp phối hợp với ban chấp hành công đoàn tổ chức Đại hội công nhân viên chức để lấy ý kiến về danh sách lao động ( từ mẫu số 1 đến mẫu số 3 ). Sau khi lấy ý kiến, doanh nghiệp hoàn chỉnh phương án sắp xếp lại lao động, lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xin phê duyệt. Hồ sơ lập 06 bộ, mỗi bộ gồm có: - Văn bản đề nghị phê duyệt phương án sắp xếp lại lao động ( mẫu số 4- Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH), - Phương án sắp xếp lại lao động (mẫu số 5- Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH), - Danh sách số lao động đã được phân loại (từ mẫu số 1 đến mẫu số 3- Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH). Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước bị giải thể, phá sản không phải duyệt phương án cơ cấu lại mà chỉ duyệt phương án sắp xếp lao động (mẫu số 1, 3- Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH). 4.3.2- Trình và phê duyệt phương án sắp xếp lao động Sau khi hoàn chỉnh phương án sắp xếp lao động của doanh nghiệp, doanh nghiệp lập hồ sơ trình Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh. Tại đây phương án được kiểm tra, thẩm định tính chính xác, tính xác thực, tính hiệu qủa, tính khả thi của phương án dựa trên cơ sở tình hình thực tế của người lao động, doanh nghiệp, địa phương. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh kiểm định nếu: - Phương án sắp xếp lao động của doanh nghiệp chưa đảm bảo sẽ yêu cầu doanh nghiệp chỉnh, sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh. - Phương án sắp xếp lao động của doanh nghiệp đảm bảo Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt. UBND tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp lao động của doanh nghiệp: - Nếu phương án sắp xếp lao động của doanh nghiệp khi UBND tỉnh duyệt chưa hoàn chỉnh, UBND tỉnh sẽ yêu cầu doanh nghiệp chỉnh, sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh rồi trình duyệt. - Nếu phương án sắp xếp lao động của doanh nghiệp khi UBND tỉnh duyệt đảm bảo UBND tỉnh sẽ chấp thuận phương án của doanh nghiệp và ra quyết định cho doanh nghiệp thực hiện. 4.3.3- Xây dựng và trình duyệt phương án hỗ trợ lao động Sau khi doanh nghiệp nhận quyết định của UBND tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp lao động của doanh nghiệp, căn cứ vào danh sách lao động không có nhu cầu sử dụng đã được phân loại tại bước 2 (mẫu số 3- Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH) lập phương án hỗ trợ lao động dôi dư. Khi lập phương án hỗ trợ lao động dôi dư ta phải thực hiện các bước sau: + Lập danh sách những lao động thực hiện chế độ theo quy định của Bộ Luật lao động tại thời điểm sắp xếp lại ( nếu có ) theo mẫu số 11- Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH, bao gồm : Các đối tượng lao động thuộc loại hợp đồng lao động dưới 1 năm hoặc hợp đồng bằng miệng; được tuyển dụng theo chế độ biên chế nhà nước nhưng chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động; lao động được tuyển dụng sau ngày 26/4/2002 đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản và lao động được tuyển dụng sau ngày 21/4/1998 đối với các doanh nghiệp khác. + Lập danh sách người lao động nghỉ hưu trước tuổi (lao động được tuyển dụng trước ngày 26/4/2002 đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản và lao động được tuyển dụng trước ngày 21/4/1998 đối với các doanh nghiệp khác; đang thực hiện hợp đồng không có thời hạn hoặc hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm) và dự toán kinh phí chi trả tại thời điểm sắp xếp lại ( nếu có ) theo mẫu số 7- Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH, bao gồm: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 14 đến dưới 15 năm; Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, có đủ 15 năm làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc đủ 10 năm công tác thực tế ở chiến trường B, C trước ngày 30/4/1975, chiến trường K trước ngày 31/8/1981 có thời gian đóng bảo hiểm đủ 19 đến dưới 20 năm; Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm đủ 19 đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; Người lao động (không phụ thuộc vào tuổi đời) có ít nhất 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng bảo hiểm đủ 19 đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. + Lập danh sách người lao động (lao động được tuyển dụng trước ngày 26/4/2002 đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản và lao động được tuyển dụng trước ngày 21/4/1998 đối với các doanh nghiệp khác; đang thực hiện hợp đồng không có thời hạn hoặc hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm) đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa là 1 năm tại thời điểm sắp xếp lại (nếu có) theo mẫu số 8- Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH, bao gồm: + Lập danh sách người lao động thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn (lao động được tuyển dụng trước ngày 26/4/2002 đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản và lao động được tuyển dụng trước ngày 21/4/1998 đối với các doanh nghiệp khác) hưởng trợ cấp mất việc làm và dự toán kinh phí chi trả tại thời điểm sắp xếp lại (nếu có) theo mẫu số 9- Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH (người lao động này không thuộc đối tượng đã nêu ở trên), nhóm đối tượng này nếu có nguyện vọng sẽ được đi đào tạo tại các cơ sở do Nhà nước quy định và kinh phí đào tạo do Nhà nước chi trả nhưng không quá 6 tháng đào tạo. + Lập danh sách người lao động thực hiện hợp đồng xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm (lao động được tuyển dụng trước ngày 26/4/2002 đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản và lao động được tuyển dụng trước ngày 21/4/1998 đối với các doanh nghiệp khác) hưởng trợ cấp mất việc làm và dự toán kinh phí chi trả tại thời điểm sắp xếp lại (nếu có) theo mẫu số 10-Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH( người lao động này không thuộc đối tượng đã nêu ở trên ). Phương án hỗ trợ lao động dôi dư hoàn chỉnh sẽ thông qua Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh sau đó sẽ được trình lên Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước để duyệt và xin cấp phát kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư. 4.4- tình hình thực hiện ở địa bàn 4.4.1- Định hướng và kế hoạch Trên cơ sở thực tế tình hình và yêu cầu của công tác đổi mới, sắp xếp DNNN tỉnh Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận tại quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 31/10/2002 về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002-2005.Và thông qua tình hình thực tế tại địa phương cũng như tình hình riêng của từng DNNN trên địa bàn Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh cố vấn cho UBND tỉnh có ý kiến trình Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư - thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan, Bộ, ngành có liên quan đề nghị việc giải quyết các chính sách cho lao động dôi dư thuộc các DNNN tỉnh Bắc Ninh. Trên quan điểm đề nghị Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cấp 100% kinh phí cho công tác giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư của các DNNN trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh do hầu hết các doanh nghiệp này không có Quỹ phúc lợi của Công ty. Tại công văn số 1304/KTTH-CT ngày 8/11/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh đã xây dựng dự toán ngân sách hỗ trợ lao động dôi dư đề nghị Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cấp kinh phí cho các DNNN trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh. Kèm theo công văn này là Kế hoạch kinh phí cấp từ nghị Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư để trả trợ cấp cho người lao động dôi dư năm 2003 với nội dung cụ thể như sau: Theo quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 31/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ thì theo kế hoạch năm 2002 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ thực hiện sắp xếp lại 02 doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Thương mại Bấc Ninh và công ty vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Ninh và năm 2003 sẽ thực hiện sắp xếp lại 06 doanh nghiệp là: Công ty Đầu tư phát triển nhà, công ty xây dựng, công ty xuất nhập khẩu, công ty giống cây trồng, công ty du lịch và công ty vật liệu xây dựng Cầu Ngà. Biểu 06: Kế hoạch kinh phí cấp cho LĐ dôi dư các DNNN tỉnh năm 2003 TT Danh sách doanh nghiệp SLLĐ dôi dư (Người) Kinh phí hỗ trợ từ quỹ (Tr.đồng) Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm 1 Cty.Thương mại Bắc Ninh 19 - - 10 29 - 450 - 350 800 2 Cty.VTKT NN Bắc Ninh - 108 - - 108 - 1.500 - - 1.500 3 Cty. Xuất nhập khẩu Bắc Ninh - - 104 - 104 - - - 1.800 1.800 4 Cty. KSTK xây dựng Bắc Ninh - - 2 - 2 - - 70 - 70 5 Cty. Phát hành sách và VPVH - - - 5 5 - - - 160 160 6 Cty. Du lịch Bắc Ninh - - - 15 15 - - - 450 450 Cộng 19 108 106 30 263 - 1.950 70 2.760 4.780 Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và tình hình của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo đề nghị của Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh UBND tỉnh Bắc Ninh đã có những thay đổi cho phù hợp. Cụ thể là do công tác đổi mới còn nhiều vướng mắc nên còn tồn lại 02 doanh nghiệp của năm 2002 chưa cổ phần hoá xong nên trong quý I năm 2003 sẽ thực hiện cổ phần hoá 02 doanh nghiệp này sau đó sẽ thực hiện cổ phần hoá các đơn vị còn lại. Do vậy trong dự toán ngân sách xin hỗ trợ có cả danh sách những lao động dôi dư của 02 đơn vị còn tồn lại từ năm 2003. Theo trong bản đề án xin hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư trong quý I năm 2003 sẽ xin hỗ trợ cho 19 lao động dôi dư với kinh phí dự kiến xin hỗ trợ là 450 triệu đồng cho Công ty Thương mại Bắc Ninh do đơn vị này còn tồn lại nên được cổ phần hoà trước nhất trong năm 2003. Đến quý IV Công ty Thương mại Bắc Ninh còn được hỗ trợ cho 10 lao động với kinh phí dự kiến xin hỗ trợ là 350 triệu đồng, lý do của việc này là Công ty Thương mại được cho phép cổ phần hoá công ty thành 2 đợt: đợt 1 là các cửa hàng và đợt 2 là văn phòng công ty. Như vậy tổng số kinh phí Công ty Thương mại Bắc Ninh xin hỗ trợ từ quỹ là 800 triệu đồng và chủ yếu được cáp vào quý II và quý IV năm 2003. Tổng số lao động dôi dư xin được hỗ trợ kinh phí là 263 người với tổng kinh phí là 4.780 triệu đồng cho năm 2003 như vậy trung bình mỗi lao động dôi dư khi thực hiện chính sách sẽ có thể nhận được khoảng 18,2 triệu đồng. Cũng trong kế hoạch thì trong năm 2003 lượng lao động dôi dư được tập trung giải quyết trong qúy II và quý III với 214 lao động dôi dư trong đó số lao động lần lượt là 108 người và 106 người. Nhưng kinh phí giải quyết lại được tập trung vào quý II và quý IV với kinh phí là 1950 triệu đồng và 2760 triệu đồng đối với lần lượt từng quý. Như vậy với kế hoạch xin cấp kinh phí cho người lao động dôi dư của UBND tỉnh Bắc Ninh xây dựng như trên nhằm mục tiêu xin hỗ trợ kinh phí cho người lao động của các doanh nghiệp trực thuộc. 4.4.2- Tình hình thực hiện Nghị định 41/2002/NĐ-CP được áp dụng cho lao động trong các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện biện pháp cơ cấu lại và các công ty cổ phần được chuyển từ các doanh nghiệp nhà nước không quá 12 tháng kể từ ngày đăng ký kinh doanh. Như vậy lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần xong trong năm 2000 đến 4-2001 hầu hết đều không thuộc diện đối tượng của nghị định này. Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Bắc Ninh được cổ phần trước thời điểm trên ( giai đoạn 4-2001 đến 10-2002 công tác này tập chung vào xây dựng Đề án sắp xếp, sát nhập các đơn vị và chờ sự chỉ đạo) và do vậy các lao động trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá của tỉnh Bắc Ninh cũng không phải là ngoại lệ. Công tác đổi mới doanh nghiệp nhà nước năm 2003 không những thực thi việc đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp theo đề án mà còn đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp tồn của năm 2002. Trong quý I năm 2003 công tác đổi mới tập chung chỉ đạo và thực hiện tại Công ty Thương mại Bắc Ninh và việc thực hiện Nghị định 41 cũng chỉ ở tại công ty này. Đứng trước tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu tác giả chỉ tập chung nghiên cứu lao động dôi dư của Công ty Thương mại Bắc Ninh. 4.4.2.1- Một số nét về doanh nghiệp có đối tượng nghiên cứu Công ty Thương mại Bắc Ninh thành lập theo Quyết định số 21/QĐ-UB ngày 03 tháng 02 năm 1997 của UBND tỉnh Bắc Ninh với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính: hàng nội thương, xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động trong đó vốn nhà nước: 4.545.673.675 đồng Căn cứ đặc điểm, tình hình thực tế của công ty tại quyết định số 85/2002/QĐ-UB ngày 9/8/2002 của UBND tỉnh cho phép tách 03 cửa hàng gồm: Cửa hàng thương nghiệp tổng hợp huyện Lương Tài, huyện Yên Phong và huyện Gia Bình thực hiện chuyển thành 03 công ty cổ phần. Đối với các cửa hàng còn lại và Văn phòng công ty thực hiện chuyển thành 01 công ty cổ phần vào cuối năm 2003. Căn cứ vào lộ trình cổ phần hoá của công ty, Ban đổi mới công ty lập Phương án sắp xếp và sử dụng lao động làm hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: Lập Phương án sắp xếp và sử dụng lao động cho 03 đơn vị phụ thuộc đang tiến hành chuyển sang công ty cổ phần gồm: Cửa hàng thương nghiệp tổng hợp huyện Lương Tài, huyện Yên Phong và huyện Gia Bình. + Giai đoạn 2: Lập Phương án sắp xếp và sử dụng lao động cho toàn bộ số lao động hiện còn lại khi chuyển sang công ty cổ phần vào cuối năm 2003. Tổng số lao động (đến thời điểm cổ phần hoá doanh nghiệp) là: 365 người trong đó cán bộ có trình độ đại học là 53 người, có trình độ trung cấp, cao đẳng là 235 người và công nhân kỹ thuật từ bậc 3/7 trở lên là 76 người. Phân loại tổng số lao động ta có lao động đang nghỉ chờ việc làm hoặc dôi dư chờ xử lý là 34 người và lao động dự kiến bàn giao sang doanh nghiệp mới lả 331 người. Trong đó lao động không xác định thời hạn là 296 người và lao động khác kể cả số không phải ký hợp đồng lao động là 69 người. Tổng số lao động bàn giao sang doanh nghiệp mới là 331 người (đến thời điểm 31/5/2003) và số lao động dôi dư tồn đọng được tuyển dụng trước ngày 30/8/1990: 7 người, số lao động không bố trí được công việc mới do giảm đầu mối tổ chức sau khi sắp xếp lại lao động: 34 người, số lao động trong hai năm gần đây đã nghỉ làm việc cộng dồn 60 ngày trong một năm trở lên: 15 người. Chế độ nghỉ hưu sớm 07 người, chế độ chấm dứt HĐLĐ đối với thời hạn không xác định 12 người. Kinh phí giải quyết chính sách cho lao động dôi dư đề nghị hỗ trợ: 543.037.050 đồng 4.4.2.2- Tình hình thực hiện tại đơn vị quản lý Trên cơ sở dự kiến số lao động dôi dư và kinh phí, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh đã có những bước đi đúng đắn và chính xác trong công tác định hướng và hỗ trợ cho lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh. Công việc chủ yếu của Ban đổi mới là định hướng, chỉ đạo, kiểm tra và đệ trình, cố vấn cho UBND tỉnh các phương án lao động của các doanh nghiệp. Trong quý I năm 2003 công tác chủ yếu tập trung chỉ đậo hướng dẫn Công ty Thơưng mại Bắc Ninh xây dựng và đệ trình phương án lao động của công ty, đồng thời hướng dẫn một số đơn vị thực hiện sau công ty Thương mại. Nói chung trong quý I Ban đổi mới đã khá hoàn thành trong công tác của mình sau khi đã cùng Công ty Thương mại lập và đệ trình phương án hỗ trợ lao động dôi dư chờ cấp phát kinh phí. 4.4.2.3- Thực tế thực hiện tại đơn vị Được sự chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên liên tục của các cấp Ban Đổi mới tại doanh nghiệp đã xây dựng hoàn chỉnh phương án và trình đề nghị xin hỗ trợ kinh phí cho lao động dôi dư cho doanh nghiệp mình. Tại phương án xin hỗ trợ kinh phí cho người lao động của Công ty Thương mại có một số vấn đề cần quan tâm xem xét và cụ thể như sau: a) Danh sách lao động xin hỗ trợ Trước hết là danh sách người lao động về hưu sớm của công ty Thương mại Bắc Ninh, đây là bản danh sách được lập sau khi đã được sự chỉ đạo và có sự kiểm tra của các thành viên trong Ban đổi mới: Biểu 07: Danh sách lao động về hưu trước tuổi công ty Thương mại Bắc Ninh TT Họ và tên Tháng năm sinh Thời gian đống BHXH Lương và phụ cấp Năm về hưu trước tuổi Nam Nữ 1 Ng. Thị Chiên 10/52 31 2,85 4,5 2 Ng. Đình Thăng 4/45 34,10 3,28 1,11 3 Dương Thị Mèn 10/52 26,8 2,85 4,5 4 Vũ Thị Chương 3/50 25,2 2,85 1,10 5 Ng. Kim Dung 10/52 27,11 2,98 4,5 6 Bùi Thị Liêm 10/52 31,4 2,85 4,5 7 Trần Thị Sinh 1/53 31,5 2,45 4,8 Nguồn: Công ty Thương mại Bắc Ninh Công tác của mình thì đơn vị xây dựng phương án sẽ phải xác định danh sách cho các đối tượng cho từng loại chính sách cụ thể trong danh sách lao động của Công ty đó là (trong biểu này các số sau dấu phẩy được hiểu là số tháng lẻ): người lao động về theo Bộ Luật Lao động và người lao động thực hiện nghị định 41/200/NĐ-CP bao gồm người lao động về hưu trước tuổi, người lao động mất việc và người lao động cho thôi việc (trong phương án của công ty thì không có loại đối tượng là người lao động cho thôi việc). Danh sách lao động của công ty theo nghị định 41/2002/NĐ-CP được cụ thể và xác định thông qua việc xây dựng danh sách của Ban đổi mới tại công ty (theo tiêu chí của nghị định 41/2002/NĐ-CP) được lấy ý kiến của người lao động và tại đại hội công đoàn của công ty. Việc xây dựng danh sách này chủ yếu vẫn là tại công ty trong đó xác nhận sự chỉ đạo liên tục từ các cấp. Những bản danh sách này trong quá trình xây dựng liên tục có sự thay đổi do sự phân loại đối tượng còn chưa có sự cụ thể nhất định. Bản danh sách chỉ được cụ thể khi trình duyệt và nó là văn bản có giá trị đối với việc thực thi chính sách về sau này. Ngoài danh sách lao động nghỉ hưu trước tuổi còn danh sách xin hỗ trợ cho người lao động mất việc được cụ thể như sau: Biểu 8: Danh sách lao động mất việc công ty Thương mại Bắc Ninh TT Họ và tên Tháng năm sinh Số năm TT làm việc trongKVNN Lương và phụ cấp Nam Nữ 1 Ng. Xuân Nam 4/74 6,1 1,32 2 Ng. Văn Tôn 6/63 22,1 2,06 3 Ng. Mạnh Cường 4/58 23,9 1,94 4 Trần Thái Hậu 12/58 25 2,06 5 Thân Tư Miên 4/63 19,1 2,3 6 Ng. Đăng Tin 1/53 8,4 2,85 7 Lương. H Dương 7/60 24,9 2,48 8 Ng. Văn Hoà 8/56 28,7 2,06 9 Lê Thị Hạnh 10/58 24,10 2,85 10 Lê Thị Thuần 1/57 29,9 2,85 11 Đoàn Thị Tín 12/59 20,4 2,04 12 Ngô Ngọc Lan 5/75 3,2 1,4 Nguồn: Công ty Thương mại Bắc Ninh Bản danh sách này làm cơ sở tính toán về sau do vậy trong bản danh sách này phải được chính xác cho các chỉ tiêu sau (trong biểu này các số sau dấu phẩy được hiểu là số tháng lẻ): Thứ nhất là ngày tháng năm sinh của người lao động trong danh sách phải chính xác để xác định thời gian về hưu trước tuổi của người lao động đó là căn cứ để tính toán kinh phí hỗ trợ. Chỉ tiêu này chỉ quan trọng với đối tượng là người lao động về hưu trước tuổi cồn các loại đối tượng khác thì chỉ là căn cứ để sau này kiểm tra, thẩm định khi phương án hoàn thành chi trả cho người lao động. Thứ hai chỉ tiêu về hệ số lương và các khoản phụ cấp, đây là chỉ tiêu chung và là cơ sở để tính toán cho hầu hết các chính sách chứ không riêng gì cho nghị định 41. Chỉ tiêu này được quản lý từ nhiều cấp nên trong quá trình xây dựng phương án và tính toán cần chú ý để không xảy ra nhầm lẫn và sai sót tránh thiệt thòi cho người lao động. Thứ ba là căn cứ về thời gian làm việc, đối với đối tượng lao động là lao động về hưu trước tuổi đó là thời gian đóng BHXH còn với lao động mất việc làm đó là thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính từ lúc tham gia công tác cho đến khi có quyết định cho nghỉ việc hưởng chế độ. b) Xác định mốc thời gian cuối cùng để tính toán Trong công việc này phải có sự trợ giúp trực tiếp của bộ phận chuyê trách trong Ban Đổi mới bởi lý do cần phải có mốc thời gian cuối cùng để làm căn cứ và thực hiện tính toán, xác định kinh phí hỗ trợ cho từng đối tượng lao động.Thành viên trong Ban đổi mới tại công ty thường khó có thể xác định được mốc thời gian do không chuyên sâu vào quy trình hành chính để hiểu rõ được khoảng thời gian để xem xét đấnh giá phương án hỗ trợ do vậy cần thiết phải có chuyên trách về vấn đề này. Việc xác định mốc thời gian chỉ là tương đối bởi đối với mỗi phương án có thời gian thẩm định, xây dựng khác nhau nên có thể xảy ra tình trạng chênh lệch giữa tính toán và thời điểm cho lao động nghỉ việc hưởng chế độ. Sự sai lệch này có thể xảy ra theo chiều hướng dôi ra hoặc thiếu hụt đi do vậy khi tiến hành chi trả kinh phí, chế độ cho người lao động cần có sự xô dịch về thời gian (có thể cộng hoặc trừ) cho phù hợp tránh sự thiệt thòi cho người lao động. c) Tính toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động Sau khi đã xác định được danh sách lao động theo từng loại đối tượng lao động cụ thể và đồng thời xác định được mốc thời gian để cho tính toán thì tiến hành xác định kinh phí hỗ trợ cho từng loại đối tượng và cho từng đối tượng được cụ thể hoá. Tại công ty Thương mại Bắc Ninh khi tính toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động chúng ta xác định cho 02 loại đối tượng: Thứ nhất là người lao động của công ty nghỉ hưu trước tuổi mà chính sách chế độ của loại đối tượng lao động này được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 3 nghị định 41 và được làm rõ tại thông tư số 11. Người lao động khi nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của nghị định 41 khi nghỉ việc sẽ không bị trừ phần trăm lương ngoài ra còn được hưởng thêm các khoản trợ cấp và được tính toán cụ thể: Đối với chế độ chính sách cho người lao động về hưu trước tuổi thì sự chênh lệch kinh phí hỗ trợ giữa các đối tượng lao động hầu như chỉ phụ thuộc vào tuổi đời (trong tính toán đây là thời gian về hưu trước tuổi của người lao động) và thời gian công tác (được xác định bằng thời gian đóng BHXH). Với người lao động khi về hưu trước tuổi sớm và công tác lâu năm thì khi về hưu trước tuổi sẽ có thể nhận được kinh phí hỗ trợ khá lớn. Biểu 09: Kinh phí hỗ trợ chế độ về hưu trước tuổi Cty Thương mại Bắc Ninh TT Họ và tên Chế độ trợ cấp được hưởng Tổng kinh phí được hưởng Nghỉ hưu trước tuổi Có 20 năm đóng BHXH Trợ cấp từ năm thừ 21đóng BHXH CĐ (tháng) Số tiền (đồng) CĐ (tháng) Số tiền (đồng) CĐ (tháng) Số tiền (đồng) 1 Ng. Thị Chiên 13 10.744.500 5 4.132.500 5,5 4.545.750 19.422.750 2 Ng. Đình Thăng 5 4.756.000 5 4.756.000 7,5 7.134.000 16.646.000 3 Dương Thị Mèn 13 10.744.500 5 4.132.500 3,5 2.892.750 17.769.750 4 Vũ Thị Chương 5 4.132.500 5 4.132.500 2,5 2.066.250 10.331.250 5 Ng. Kim Dung 13 11.234.600 5 4.321.000 4 3.456.750 19.012.400 6 Bùi Thị Liêm 13 10.744.500 5 4.132.500 5,5 4.545.750 19.422.750 7 Trần Thị Sinh 14 9.947.000 5 3.552.500 5,5 3.907.750 17.407.250 Tổng 62.303.500 29.159.500 28.549.050 120.012.150 Nguồn: Công ty Thương mại Bắc Ninh Đối với chế độ hỗ trợ này thì kinh phí được xác định theo các công thức như sau: Giả sử gọi Tg là thời gian và đơn vị là tháng sẽ được tính hỗ trợ ta có * Trợ cấp cho về hưu trước tuổi: Tg = (Số năm nghỉ hưu trước tuổi x 3) + 2 (nếu tháng lẻ từ 6 đến dưới 12 tháng) Tg = (Số năm nghỉ hưu trước tuổi x 3) + 1 (nếu tháng lẻ dưới 6 tháng) Lúc này kinh phí được hưởng được tính theo công thức: KP = Tg x (hệ số lương + phụ cấp) * Trợ cấp do có 20 năm đóng BHXH: Khi đó Tg = 5 tháng do vậy ta có KP = 5 x (hệ số lương + phụ cấp) *Trợ cấp từ năm thứ 21 đóng BHXH: Tg = (Thời gian đóng BHXH - 20) x1/2 So với kinh phí hỗ trợ chế độ chính sách cho người lao động mất việc làm sẽ được giới thiệu tại phần sau thì kinh phí hỗ trợ cho người lao động về hưu trước tuổi không lớn bằng nhưng người lao động về hưu trước tuổi khi về hưu sẽ vẫn được nhận lương hưu. Cơ sở cho việc xây dựng chính sách này chính là ở vấn đề khi cho người lao động về hưu trước tuổi vẫn được hưởng lương hưu và hỗ trợ thêm một số kinh phí hợp lý nhất định nhằm đảm bảo và khuyến khích người lao động. Lượng kinh phí hỗ trợ này được xây dựng trên cơ sở khá đúng đắn và mang tính quyền lợi cho người lao động khi thực hiện chính sách. Khi phân tích chế độ của người lao động chúng ta có thể thấy được rằng chính sách được xây dựng khá hoàn chỉnh trong cách tính toán. Đối với người lao động khi về hưu trước tuổi thực hiện chế độ chính sách ta thấy tổng kinh phí được hưởng cho 01 năm khi về hưu trước tuổi sẽ là tổng của lương hưu (65% lương hiện tại) và kinh phí hỗ trợ/số năm về hưu trước tuổi cao hơn hẳn tổng thu nhập tính theo lương của chính đối tượng đó cho 01 năm làm việc. Đơn cử cho trường hợp của đối tượng Nguyễn Thị Chiên ta có được tổng thu nhập theo lương trong 01năm khi đang công tác sẽ là 210.000 x 2,85 x 12 = thấp hơn hẳn so với tổng kinh phí được hưởng cho 01 năm khi về hưu trước tuổi sẽ là (210.000 x 2,85 x 12) + 19.422.750 x 65% = Như vậy chính sách đối với lao động về hưu trước tuổi đã đạt được mục tiêu hỗ trợ và mang lại cho người lao động phương án lựa chọn hiệu quả hơn về mặt kinh tế. Trong thời gian tiếp theo chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách thông qua công tác thực hiện nhằm tạo những thuận lợi hơn nữa cho người lao động khi thực hiện chính sách. Thứ hai là chính sách đối với người lao động không xác định thời hạn hưởng trợ cấp mất việc làm được quy định tại khoản 3 điều 3 nghị định số 41 và được làm rõ tại tiết c khoản 1 mục II thông tư số 11. Danh sách của Công ty Thương mại có số lượng khá lớn nhưng sau khi xem xét thì danh sách còn 12 đối tượng lao động thuộc loại đối tượng này, danh sách cụ thể và kinh phí hỗ trợ cụ thể tại biểu 10: Biểu 10 : Kinh phí hỗ trợ cho lao động mất việc Cty Thương mại Bắc Ninh TT Họ và tên Chế độ được hưởng Tổng kinh phí được hưởng Trợ cấp theo thâm niên Trợ cấp 5 triệu đồng Trợ cấp đi tìm việc làm CS (tháng) Số tiền ( đồng) CS (tháng) Số tiền (đồng) 1 Ng. Xuân Nam 13 4.976.400 5.000.000 6 2.296.800 12.273.200 2 Ng Văn Tôn 45 26.883.000 5.000.000 6 3.584.400 35.467.400 3 Ng Mạnh Cường 48 27.004.800 5.000.000 6 3.375.600 35.380.400 4 Trần Thái Hậu 50 29.870.000 5.000.000 6 3.584.400 38.454.400 5 Thân Tư Miên 39 26.013.000 5.000.000 6 4.002.000 35.015.000 6 Ng Đăng Tin 17 14.050.500 5.000.000 6 4.959.000 24.009.500 7 Lương H Dương 50 35.960.000 5.000.000 6 4.315.200 45.275.200 8 Ng Văn Hoà 48 34.649.200 5.000.000 6 3.584.400 43.233.600 9 Lê Thị Hạnh 50 41.325.000 5.000.000 6 4.959.000 51.284.000 10 Lê Thị Thuần 60 47.110.500 5.000.000 6 4.959.000 59.549.000 11 Đoàn Ngọc Tín 41 24.255.600 5.000.000 6 3.549.600 32.805.200 12 Ngô Ngọc Lan 7 2.842.000 5.000.000 6 2.436.000 10.278.000 Tổng 273.615.000 60.000.000 45.605.400 423.024.900 Nguồn: Công ty Thương mại Bắc Ninh Đối với chế độ chính sách cho người lao động mất việc làm thì chủ trương của Đảng và nhà nước là tập trung trợ cấp cho người lao động đảm bảo cuộc sống cho người lao động sau khi thực hiện chính sách. Chế độ kinh phí hỗ trợ cho người lao động thực hiện chính sách này cũng có sự chênh lệch khá lớn bởi một lý do cơ bản là thời gian công tác của mỗi đối tượng lao động là khác nhau. Cũng như phần trên ta quy định thời gian tính hỗ trợ là Tg và đơn vị của nó là tháng ta có công thức tính như sau: * Trợ cấp theo thâm niên làm việc: Tg = Thời gian thực tế làm việc x 2 Kinh phí hỗ trợ sẽ là: KP = Tg x (lương + phụ cấp) *Trợ cấp: 5 triệu đồng * Trợ cấp đi tìm việc: Tg = 6 lúc đó KP = 6 x (lương + phụ cấp) Chính sách này được xây dựng trên cơ sở của công tác chi trả kinh phí về một lần trong Luật lao động khi người lao động trong các đơn vị thuộc thành phần biên chế nhà nước thực hiện chính sách về một lần. Thực tế thì trên cơ sở chính sách chung đó và nhằm hỗ trợ người lao đông do vậy chính sách hỗ trợ cho lao động mất việc trong nghị định 41 có nhiều thay đổi và có lợi hơn cho người lao động. Do vậy mà tổng kinh phí được hưởng của đối tượng lao động mất việc làm theo nghị định 41 sẽ cao hơn so với lao động thực hiện theo Bộ Luật Lao động. 4.4.3- Những tồn tại của chính sách, công tác thực hiện và hướng giải quyết 4.4.3.1- Những tồn tại a) Tồn tại của chính sách: Thông qua quá trình nghiên cứu chính sách và thực hiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu có thể thấy một số mặt còn tồn tại của nghị định 41, cụ thể là: - Việc quy định loại đối tượng còn chưa thực sự rõ ràng gây khó khăn cho công tác thực hiện, dễ nhầm lẫn có thể dẫn đến thiệt thòi cho người lao động. Trong thời gian tới cần quy định rõ ràng phân loại đối tượng với những tiêu chí cụ thể và chính xác tạo điều kiện cho công tác thực thi chính sách, nâng cao hiệu quả hỗ trợ của chính sách đối với người lao động. - Trong quy định chế độ chính sách cho từng đối tượng lao động cụ thể là chính xác và hợp lý với tình hình hiện nay. Tuy nhiên chính sách vẫn còn có những thiếu sót khi chưa quy định cụ thể chính sách đối với các loại lao động trong công ty dôi dư nhưng không theo quy định của nghị định 41. Cần phải có những chính sách cụ thể cho các đối tượng lao động này nhằm giải quyết chính sách cho họ và hỗ trợ họ tìm công việc mới. - Theo quy định về trình tự đệ trình và xét duyệt các phương án lao động còn nặng về các thủ tục hành chính. Trong thời gian tới cần cải cách ngay khâu này nhằm đẩy mạnh tốc độ xây dựng, trình duyệt và thực thi các phương án nhằm đảm bảo tiến độ cổ phần hoá DNNN. Việc thay đổi này là rất cần thiết do vậy cần có sự thống nhất và chỉ đạo từ các cấp có thẩm quyền. - Quy định về thời gian trong chính sách cũng cần thiết phải rõ ràng để công tác thực hiện đơn giản hơn và hiệu quả hơn. Trong các quy định về vấn đề thời gian thì tập chung định hướng mốc thời điểm để thực hiện tính toán và thời gian thực tế làm việc. Do đây là hai chỉ tiêu quan trong cho việc tính toán nên cần có sự chỉ đạo kịp thời và chính xác. Đây chính là nổi cộm nhất trong công tác xây dựng kinh phí và nó có ảnh hưởng sâu sắc tới chế độ của từng đối tượng lao động. b) Tồn tại trong công tác thực hiện: Bên canh những tồn tại của chính sách còn một số tồn tại trong công tác thực hiện mà đa số nguyên nhân của nó xuất phát từ các vấn đề chủ quan: - Trong công tác xây dựng phương án tại cơ sở do trình độ năng lực của các cán bộ còn thấp do vậy tạo nên nhiều sai sót. Chúng ta có nhiều phương án để điều chỉnh vấn đề này và muốn đẩy nhanh tốc độ thực hiện chúng ta phải xử lý vấn đề này ngay. - Cùng với năng lực kém của cấn bộ cơ sở là công tác chỉ đạo còn chưa thực sự sâu sát. Nguyên nhân không phải do các đơn vị chỉ đạo mà do các đơn vị này chỉ là những đơn vị phụ trách họ còn phải thực hiện những công tác khác. Hiện nay chúng ta đã và đang nâng cao năng lực cho các thành viên Ban đổi mới cùng với việc nâng cao nhiệu quả của Ban đổi mới nhằm giảm những bất cập trong công tác thực hiện. 4.4.3.2- Hướng giải quyết Trong phần này tác giả chỉ đưa ra những hướng giải quyết thông qua quá trình thực hiện chính sách thông qua thực tế. Việc đưa ra các hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực thi chính sách đối với người lao động. Thứ nhất trong công tác phân loại đối tượng lao động cần phân loại các đối tượng một cách chính xác nhất theo các tiêu chí như: độ tuổi, thời gian công tác, thời gian tham gia công tác, thời gian đóng BHXH...khi có khúc mắc cần thông qua cấp quản lý trực tiếp để nhận sự chỉ đạo kịp thời. Thứ hai là xây dựng mốc thời gian để tính toán do quy trình hành chính và thực tế thực hiện tác giả đưa ra mốc thời gian là thêm 03 tháng so với thời gian khi thực hiện. Mốc thời gian này chỉ mang tính tương đối và khi thực hiện nếu có sự chênh lệch thì tuỳ tình hình để điều chỉnh.ở đây cũng chỉ đưa ra mốc thời gian nhằm hạn chế tới mức tối đa sự sai lệch nâng cao tốc độ thực hiện. Thứ ba là tất cả các quy định chế độ chính sách đều là bằng ngôn từ văn bản, do vậy thông qua thực hiện đề nghị công thức tính toán cho tiện dụng: - Đối với lao động không xác định thời hạn + Công thức tính toán cho đối tượng về hưu trước tuổi: giả sử gọi Tg là thời gian và đơn vị là tháng sẽ được tính hỗ trợ ta có * Trợ cấp cho về hưu trước tuổi: Tg = (Số năm nghỉ hưu trước tuổi x 3) + 2 (nếu tháng lẻ từ 6 đến dưới 12 tháng) Tg = (Số năm nghỉ hưu trước tuổi x 3) + 1 (nếu tháng lẻ dưới 6 tháng) Lúc này kinh phí được hưởng được tính theo công thức: KP = Tg x (hệ số lương + phụ cấp) * Trợ cấp do có 20 năm đóng BHXH: Khi đó Tg = 5 tháng do vậy ta có KP = 5 x (hệ số lương + phụ cấp) *Trợ cấp từ năm thứ 21 đóng BHXH: Tg = (Thời gian đóng BHXH - 20) x1/2 Kinh phí hỗ trợ cho người lao động sẽ là tổng của 03 loại kinh phí trên. + Công thức tính toán cho trợ cấp mất việc làm: * Trợ cấp theo thâm niên làm việc: Tg = Thời gian thực tế làm việc x 2 Kinh phí hỗ trợ sẽ là: KP = Tg x (lương + phụ cấp) *Trợ cấp: 5 triệu đồng * Trợ cấp đi tìm việc: Tg = 6 lúc đó KP = 6 x (lương + phụ cấp) Kinh phí hỗ trợ cho người lao động sẽ là tổng của 03 loại kinh phí trên. + Công thức tính toán cho lao động thiếu 01 năm tuổi thì nghỉ hưu: KP = (lương + phụ cấp) x 15% x 12 tháng - Đối với lao động có thời hạn * Trợ cấp thâm niên làm việc Tg = thời gian thực tế công tác x 1 KP = Tg x (lương + phụ cấp ) *Trợ cấp thêm KP = (lương + phụ cấp) x 70% x số tháng còn hợp đồng nhưng không thực hiện Kinh phí hỗ trợ cho người lao động sẽ là tổng của 02 loại kinh phí trên. Thứ tư cần có những cán bộ chuyên trách thực hiện xây dựng phương án nhằm giảm bớt và loại bỏ các sai sót không đáng có trong quá trình xây dựng dự án. Phần 5 kết luận và kiến nghị 5.1- Kết luận Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài “ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước tỉnh Bắc Ninh” cùng với những kiến thức và lý luận tích luỹ được trong thời gian học tập tác giả xin đưa ra một số nhận xét của riêng mình.Trong phần này chỉ tập trung chủ đạo với hai vấn đề cơ bản nhất của chính sách đó là chính sách hỗ trợ người lao đông và tình hình thực hiện tại địa bàn nghiên cứu . - Thứ nhất : Đây là một chích sách đúng đắn của Đảng và nhà nước nhằm tập trung hỗ trợ, giải quyết chế đọ chính sách cho người lao động thuộc diện dôi dư trong các trong nghiệp nhà nước thực hiện cơ cấu lại . Là lời giải cho bài toán lao động dôi dư- nút thắt cơ bản trong quá trình lành mạnh hoá môi trường doanh nghiệp (tập trung tạo công bằng giữa các doanh nghiệp) với mục tiêu đến 2005 cơ bản cổ phần hoá DNNN. Chính sách ra đời đã tạo hướng đi riêng cho công tác giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư mà vốn từ trước tới nay bị khúc mắc và những quy định cũ tạo ra nhiều bất cập. Đã tạo ra được bước ngoặt trong việc tạo điều kiện giúp đỡ người lao đọng và mang tính cụ thể, phối hợp, tăng cường cho người lao động phù hợp với tình hình hiện tại. - Thứ hai : Bên cạnh việc tạo những thuận lợi lớn cho người lao động chính sách đã tạo nên được sự giúp đỡ cơ bản cho doanh nghiệp . Chính sách đã tạo được định hướng thực thi chế độ đối với người lao động khi doanh nghiệp có dôi dư lao động, gánh vác một phần hoặc toàn bộ kinh phí hỗ trợ lao động cho doanh nghiệp. Đây có thể được coi là sự trợ giúp của nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước sau khi được chuyên đổi thành công ty cổ phần non trẻ trước những khó khăn bước đầu. Khi vấn đề lao động trong các doanh nghiệp được giải quyết nó gián tiếp tác động thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhanh hơn và đây là mục tiêu cần đạt được của chính sách . - Thứ ba :Không loại trừ mà giống hầu hết các chính sách khác Nghị định 41 vẫn còn một số tồn tại mà thông qua thực tế thực hiện sẽ có sự điều chỉnh về sau cho phù hợp. Sự bất cập, tồn tại tập trung chủ yếu vào một số quy định có thể là chưa có hoặc chưa rõ ràng . Cụ thể là chính sách cần có quy định chế độ cho một số loại lao động khác trong DNNN, quy định cụ thể về các tiêu chí thời gian, loại đối tượng, công thức tính toán. Khi có được điều trên thì việc thực hiện chính sách ở cơ sở sẽ dễ dàng hơn và mang lại hiệu quả to lớn hơn . - Thứ tư : Nhìn chung do được sự chỉ đạo liên tục và kịp thời nên công tác thực thi chính sách trên là khá tốt. Trong quý I năm 2003 và một phần quý II công việc đã và đang thực hiện đúng với kế hoạch tiến độ đề ra. So với mặt bằng chung của công tác này ở những địa phương khác thì Bắc Ninh là đơn vị tiên phong và đạt được những kết quả mang tính đột phá. Đây là tín hiệu khả quan không riêng gì Bắc Ninh mà cho toàn bộ công tác thực thi chính sách đối với lao động dôi dư. Nói tóm lại Nghị định 41 là một chính sách đã và đang đem lại những hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp, người lao động ngoài ra chính sách này đã khai sinh ra những chế độ mang tính định hướng, chiến lược cho vấn đè giải quyết chế độ chính sách cho người lao động về sau. Tuy có những tiến bộ và đạt hiệu quả hỗ trợ to lớn trong những quy định của chính sách, thông qua việc thực hiện đối với người lao động nhưng chính vấn còn một số tồn tại tuy không lớn nhưng có những ảnh hưởng đáng kể. Do vậy còn có những thay đổi nhất định trong thời gian tới để chính sách hơn với thực tế. 5.2- Kiến nghị 5.2.1- Kiến nghị với nhà nước Thông qua một thời gian thực hiện chính sách cần có một số sự điều chỉnh đáng kể như sau : - Tập trung chỉ đạo công tác thực hiện sao cho đẩy nhanh tốc độ thực thi chính sách để đạt những kết quả mục tiêu mà chính sách đã đề ra . - Cần có sự tham gia ,đóng góp ý kiến của các chuyên gia trong những lĩnh vực này và nhất là của những người trực tiếp thực thi chính sách để tìm ra những tồn tại ,bất cập đồng thời chỉ đạo chỉnh sửa kịp thời . - Đề nghị có sự thay đổi một số vấn đề trong chính sách cụ thể : + Xây dựng tiêu chí rõ ràng cho đối tượng + Nêu quy định các tiêu chí thời gian chính xác (mốc thời gian, thời gian thực tế công tác,…) + Đưa ra công thức rõ ràng cho từng loại đối tượng. + Chính sách cho đối tượng khác ngoìa các đối tượng quy định trong nghị định 41. + Quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng khâu thực hiện. 5.2.2- Kiến nghị với tỉnh - Tập trung chỉ đạo gắt gao hơn ,thúc đẩy nâng tốc độ thực thi chính sách phát huy lợi thế đang có trong quá trình thực hiện . - Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách vấn đề này. - Tập trung chỉ đạo hướng dẫn cụ thể và liên tục cho các cán bộ cơ sở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33963.doc
Tài liệu liên quan