Luận văn Hoàn thiện chính sách cổ tức tại Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp luôn đứng trước những sự lựa chọn đầy rủi ro để nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với các Công ty cổ phần, mục tiêu quan trọng nhất không chỉ là tối đã hoá lợi nhuận mà phải luôn đảm bảo lợi ích của các cổ đông. Các cổ đông là lực lượng đã góp phần hình thành nên công ty và luôn có mặt trong suốt quá trình hoạt động của công ty. Về lý thuyết, muốn đạt được sự kết hợp tối ưu giữa lợi ích của cổ đông với nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất thì công ty cổ phần cần phải lựa chọn một chính sách cổ tức thích hợp. Tuy nhiên, trong thực tế và nhất là ở Việt Nam hiện nay, đa số các công ty cổ phần đều bỏ qua vai trò quan trọng của chính sách cổ tức. Hầu hết các Công ty đều căn cứ vào Điềulệ công ty để phân định trách nhiệm cổ đông, phân chia cổ tức. Cũng như phần đông các công ty cổ phần mới hoạt động, trong thời gian đầu, Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa còn rất xa lạ với thuật ngữ "chính sách cổ tức". Mối liên hệ chủ yếu của lãnh đạo công ty với các cổ đông chỉ là vào thời điểm trả cổ tức hoặc Đại hội cổ đông hàng năm. Nhưng khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu đầu tư ngày càng cao, nếu sử dụng vốn đầu tư bằng nguồn vốn bên ngoài sẽ làm cho Công ty ở trạng thái bị động. Công ty bắt đầu quan tâm tới phần lợi nhuận còn lại dùng để chia cổ tức, rõ ràng phần lợi nhuận được giữ lại sẽ là một bộ phận tài chính quan trọng để đầu tư. Năm 1997, công ty bắt đầu áp dụng chính sách cổ tức sau khi đã được các cổ đông thông qua và duy trì cho đến thời điểm hiện tại. Mặc dầu vậy, khi nền kinh tế phát triển, ngày càng có thêm nhiều cơ hội để thu hút cổ đông, nhu cầu hoàn thiện chính sách cổ tức đang trở nên cấp thiết. Xuất phát từ thực tế, đề tài " Hoàn thiện chính sách cổ tức tại Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa" bao gồm phần lý luận về chính sách cổ tức và phần thực trạng của chính sách cổ tức tại Công ty đã đưa ra một số giải pháp , hi vọng trong thời gian tới sẽ được lãnh đạo Công ty và các nhà hoạch định chính sách quan tâm.

doc59 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách cổ tức tại Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í do: một là có một số cổ đông thực sự quan tâm tới tình hình hoạt động của công ty, sẵn sàng chấp thuận quyết định giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư; hai là điều làm các cổ đông này quan tâm không chỉ là triển vọng phát triển của công ty - sự tăng giá cổ phiếu trên thị trường hay khoản lợi tức lớn hơn trong tương lai, mà là sự trốn thuế tạm thời, bởi vì nếu công ty dùng lợi nhuận không chia để đầu tư, thì thậm chí phần vốn tăng thêm này cũng không bị đánh thuế, điều này cũng đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu của công ty trên thị trường sẽ tăng lên, lúc này khoản tiền lời từ sự chênh lệch giá cổ phiếu mới là thu nhập thực sự của các cổ đông- thu nhập không bị đánh thuế. * Sự thay đổi lãi suất trên thị trường: Lãi suất được đề cập tới ở đây chính là chi phí của nợ vay, ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu vốn của công ty, và do đó tác động tới chính sách cổ tức. Nếu như chi phí của lợi nhuận không chia là tỷ suất lợi nhuận mà cổ đông mong muốn trên phần vốn này, thì lãi suất chính là chi phí của các khoản nợ vay. Trong cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp, ngoài phần vốn chủ sở hữu, các khoản nợ vay luôn chiếm một tỷ lệ không nhỏ và có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là khi doanh nghiệp xác định cơ cấu vốn tối ưu. Nếu như lãi suất trên thị trường thay đổi không đáng kể, công ty có thể duy trì tỷ lệ nợ qua các năm. Thoạt nhìn, người ta nghĩ rằng cơ cấu vốn không liên quan tới chính sách cổ tức của công ty, tuy nhiên trong thực tế, tất cả các quyết định tài chính đều liên quan chặt chẽ với nhau. Xét công thức Cổ tức = Thu nhập thực tế - [ { Tỷ lệ vốn mục tiêu }* { Tổng vốn} ] Nếu một công ty có những số liệu sau: Tổng vốn: 800,000$. Dự đoán thu nhập thực tế: 600,000$ Cơ cấu vốn mục tiêu: còn 40% nợ, 60% vốn . Liệu chúng ta nên chi trả cổ tức là bao nhiêu phần của 60% vốn? Cổ tức = Thu nhập thực tế - [ { Tỷ lệ vốn mục tiêu }* { Tổng vốn} ] = 600,000 - 0.6 * 800,000 = 120,000 Vậy tỉ lệ chi trả = 120,000/600,000= 0,2 = 20%. Nếu chi phí nợ vay tăng lên, tức là lãi suất cho vay trên thị trường tăng cao, điều gì sẽ xảy ra đối với tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty trên? Khi lãi suất tăng, chi phí nợ tăng thì công ty sẽ không duy trì một tỷ lệ nợ như cũ mà ngay lập tức sẽ giảm nguồn tài trợ bằng phương thức đi vay. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ nguồn vốn trong cơ cấu vốn, và theo công thức trên, tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty sẽ giảm đi tương ứng. Lí do của việc thay đổi chính sách cổ tức là do công ty buộc phải đầu tư bằng lợi nhuận không chia để giảm bớt gánh nặng nợ. Thực tế công ty cũng có thể phát hành cổ phiếu thường mới, nhưng chi phí của việc phát hành cổ phiếu thường cũng như cổ phiếu ưu tiên là rất lớn, đồng thời vốn huy động bằng cổ phiếu mới cũng phải được sử dụng sao cho cổ tức của các cổ đông cũ ít nhất không bị giảm. Rõ ràng việc phát hành này phức tạp hơn nhiều so với thay đổi chính sách cổ tức, hơn nữa các cổ đông cũ cũng không muốn quyền kiểm soát của công ty bị thay đổi khi phát hành cổ phiếu mới, do đó, họ sẽ phải chấp nhận một chính sách cổ tức mới. * Chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước: Chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước tác động gián tiếp tới chính sách cổ tức của công ty thông qua những ưu tiên về thuế. Chính phủ đưa ra chính sách khuyến khích đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bằng hình thức miễn thuế trong 1-2 năm hoặc giảm thuế từ 3-4 năm đầu có thể tạo tiền đề phát triển cho các công ty, đặc biệt là các công ty cổ phần. Ngoài ra, còn phải kể đến chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bộ Tài chính đã ra Thông tư số 73/2003/TT- BTC hướng dẫn: các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam tối đa bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam. Công ty cổ phần chưa niêm yết bán cổ phần tại doanh nghiệp hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Việc mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài đã bắt đầu từ những năm 90, song cho đến năm 2003 vừa qua, Chính phủ mới thông qua quyết định cho phép các công ty cổ phần bán cổ phần của mình cho nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng tác động không nhỏ tới chính sách cổ tức của công ty, vì đối với nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm hơn, các nhà hoạch định chính sách càng phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. * Phong tục tập quán Những yếu tố thuộc về con người, chẳng hạn như thói quen tiêu dùng, mức sống, trình độ văn hoá khác nhau cũng dẫn tới những quan niệm khác nhau về cổ tức và có chiều hướng tác động tới chính sách cổ tức. ở các nước phát triển, thị trường chứng khoán, kinh doanh cổ phiếu đối với đa số công chúng không có gì xa lạ, cái mà các cổ đông quan tâm không phải là tỷ lệ chi trả cổ tức hay lợi nhuận không chia mà là giá của cổ phiếu trên thị trường hay chính là triển vọng phát triển của công ty trong tương lai. Đối với các nước mà thị trường chứng khoán còn đang trong giai đoạn sơ khai, các nhà đầu tư chưa thực sự đánh giá được sự thay đổi giá của cổ phiếu có tác động như thế nào tới lợi tức của họ trong tương lai. Ví dụ như ở Việt Nam, hầu như mọi người đều còn thờ ơ với thuật ngữ cổ phiếu, những hoạt động trên sàn giao dịch chứng khoán diễn ra thưa thớt, chỉ một vài công ty tham gia niêm yết trên thị trường. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các công ty cổ phần đang và sẽ niêm yết. Nguyên nhân chính là do tâm lý của đông đảo người dân, dễ thấy nhất là sự khác biệt về tập quán ngay trong một quốc gia. Cùng ở Việt Nam, nhưng thói quen của người miền Bắc và miền Nam không giống nhau. Người dân miền Nam thường có thói quen tiêu dùng trong khi người miền Bắc lại có tính cần kiệm. Trong khi một cổ đông miền Nam muốn nhận cổ tức tiền mặt để có thể sử dụng lợi tức cổ phần của mình cho thói quen tiêu dùng và giải trí thì cổ đông miền Bắc có thể sẵn sàng từ bỏ cổ tức để kỳ vọng một khoản lợi nhuận lớn hơn khi công ty hoàn thành dự án đầu tư. Sự khác biệt này đòi hỏi chính sách cổ tức của các công ty phải linh hoạt, không thể áp đặt chung cho tất cả các công ty cổ phần đang hoạt động. 1.3.2 Các nhân tố thuộc về phía công ty: Chính sách cổ tức là quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức và lợi nhuận giữ lại, do một bộ phận chuyên trách của công ty cổ phần thiết lập. Quyết định này thực chất là xuất phát từ những ý kiến của Hội đồng quản trị công ty, những cổ đông lớn nhất. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào của chính sách cổ tức đều phải được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị này. Đồng thời, thái độ của họ đối với công ty cũng tác động không nhỏ tới việc hoạch định chính sách. Có những cổ đông ưa thích tỷ lệ cổ tức cao, ngược lại có những cổ đông lại hi vọng thu được lợi tức thặng dư nhờ vào lợi nhuận giữ lại được đầu tư của công ty. Chiến lược phát triển của công ty trong tương lai cũng là một yếu tố tác động tới chính sách cổ tức trong hiện tại. Giả sử công ty đang theo đuổi một chính sách chi trả cổ tức theo tỷ lệ cao và không giữ lại lợi nhuận đầu tư, nhưng khi có dự án phát triển, để huy động vốn mà không mất nhiều chi phí huy động bên ngoài, công ty có thể đề nghị thay đổi chính sách cổ tức cũ, đặt một tỷ lệ hợp lý của cổ tức được chi trả. Với một kế hoạch phát triển rõ ràng, công ty có thể thuyết phục các cổ đông từ bỏ một phần quyền lợi của mình để kỳ vọng vào lợi nhuận lớn hơn, đó là sự tăng giá cổ phiếu trên thị trường khi công ty thực hiện thành công dự án. Tóm lại, khi hoạch định chính sách cổ tức, các công ty cần phải xem xét ở nhiều giác độ, những yếu tố bên ngoài cũng như những tác động từ bản thân công ty cũng đều có ảnh hưởng nhất định tới chính sách cổ tức. Công ty phải tiến tới một chính sách cổ tức tối ưu, nghĩa là một chính sách thể hiện rõ cán cân chi trả cổ tức hiện tại với nhu cầu phát triển trong tương lai, đồng thời gắn với mục tiêu cuối cùng của công ty là sự tăng giá của cổ phiếu trên thị trường. Mỗi công ty có thể theo đuổi những chính sách cổ tức không giống nhau, song đều nhằm một mục đích chung là vừa đảm bảo lợi ích cho các cổ đông, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. Đây là một quyết định hết sức nhạy cảm và tương đối phức tạp, vì nó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải luôn tính toán, cân nhắc tỷ lệ tối ưu, duy trì hay thay đổi. Tuy nhiên, khi đã nắm được những yếu tố cơ bản, các cổ đông hoàn toàn có thể tin tưởng vào một chính sách cổ tức linh hoạt của công ty. Chương 2 Thực trạng chính sách cổ tức tại công ty cổ phần Hanel xốp nhựa 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa được thành lập theo quyết định 1559/CP-UB ngày 9/12/1994 của UBND thành phố Hà Nội. Tên công ty: Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa. Tên giao dịch: Hanel Plastic Company ( HPC). Trụ sở : Khu công nghiệp Sài Đồng- Gia Lâm. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: 606 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - HN. 260 Cầu Giấy 1, 2, 3 Thái Hà - Đống Đa - HN. Công ty là một công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập theo quy định của Nhà nước. Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu riêng và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh của mình. Trong thời gian gần đây dưới cơ chế thị trường mở cửa của Nhà nước, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao nên các nhu cầu về mặt hàng điện tử, đồ gia dụng cao cấp ngày càng nhiều. Song song với biểu hiện tốt đó, một nhu cầu đặt ra cấp bách cho ngành điện tử đó là xốp chèn để bảo vệ cho mặt hàng điện tử, đồ gia dụng khỏi bị xây xát, hư hỏng do quá trình vận chuyển ngày càng nhiều. Trong khi đó, nếu nhập khẩu mặt hàng này thì phải chịu chi phí cao do hàng cồng kềnh nên chi phí vận chuyển lớn. Chính vì vậy công ty điện tử Hà Nội (Hanel) đã làm thủ tục trình UBND thành phố Hà Nội xin thành lập một cơ sở sản xuất xốp chèn với công nghệ hiện đại theo hướng công ty cổ phần sản xuất các phụ kiện cho lắp ráp các hàng điện tử và các mặt hàng khác để thay thế hàng nhập khẩu. Ngay từ đầu năm 1993, cơ sở được phép bắt đầu triển khai xây dựng với diện tích mặt bằng của công ty là 4500m2 đất trong đó có 2000m2 mặt bằng cho khu vực làm việc , nhà xưởng sản xuất. Đến tháng 12/1994, công ty chính thức được thiếp lập do công ty điện tử Hà Nội là sáng lập viên với: Tổng số vốn điều lệ :5.500.000.000 VND Số cổ phiếu : 55.000 cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu : 100.000 VND / cổ phiếu *Vốn thuộc sở hữu của cổ đông pháp nhân sáng lập Công ty Điện tử Hà Nội tổng số là 2.200.000.000đ (Hai tỷ hai trăm triệu đồng) chiếm 40% vốn điều lệ. *Vốn thuộc sở hữu của cổ đông là các bộ công nhân viên thuộc Công ty Điện tử Hà Nội góp từ nguồn quỹ phúc lợi tổng số là 2.200.000.000đ (Hai tỷ hai trăm triệu đồng) chiếm 40% vốn điều lệ *Vốn thuộc sở hữu của cổ đông là cá nhân và/hoặc pháp nhân khác tổng cộng là 1.100.000.000đ (Một tỷ một trăm triệu đồng) chiếm 20% vốn điều lệ. Mục đích và lĩnh vực kinh doanh sản xuất các mặt hàng trong ngành hàng điện tử, đồ gia dụng, vật liệu sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu nhựa và các chi tiết cấu kiện từ nhựa. Các mặt hàng của công ty: + Xốp định hình để chèn các mặt hàng điện tử, dụng cụ đo lường. + Làm bao gói các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp thực phẩm. + Các sản phẩm xốp khối, các tấm cách âm, cách nhiệt phục vụ cho các công trình xây dựng. + Xốp mũ xe máy. Mặc dù mới chỉ thành lập trong một thời gian ngắn nhưng với sự cố gắng của cán bộ, công nhân lao động trong công ty, công ty đã liên tục đạt được những kết quả khả quan, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Với những sản phẩm đạt chất lượng tương đương với hàng ngoại nhập, công ty cổ phần Hanel xốp nhựa đã có uy tín vững chắc trên thị trường. Được sự chỉ đạo sát sao và quan tâm đặc biệt của Ban giám đốc Công ty trong quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty, nhất là đối với thị trường tiêu thụ nên sản phẩm của Công ty đối với thị trường đã được chấp nhận. Công ty đã ký được hợp đồng dài hạn với một số khách hàng lớn sau: Công ty ORION - HANEL. Công ty DAEWOO - HANEL. Công ty Điện tử Hà Nội ( Hanel). Công ty DENTAX. Công ty LG - SEL. 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý: Cùng với quá trình hình thành và phát triển của Công ty, tổ chức bộ máy của Công ty ngày càng được hoàn thiện, cơ cấu tổ chức của Công ty mang một mô hình hiện đại, giảm tối thiểu lực lượng lao động gián tiếp, hạ thấp chi phí sản xuất. Là một công ty cổ phần ra đời sớm ở miền Bắc, Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa có bộ máy quản lý đặc trưng của một công ty cổ phần. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty: HĐQT Ban GĐ Ban kiểm soát văn phòng Phòng kế toán- tài vụ Phòng kỹ thuật Phòng quảnlý chất lượng sản phẩm ĐHĐB Cổ Đông Nhà máy xốp Nhà máy nhựa Năm Chỉ tiêu Tổng doanh thu có thuế Doanh thu thuần Tổng chi phí Lãi trước thuế Thuế TNDN Lãi ròng Chia cổ tức (%) 1995 412 7,5 1996 1.011 14,5 1997 1.546 20 1998 20.691 16.203 3.663 641 3.022 20 1999 23.582 23.582 17.954 5.627 900.388 4.727 25 2000 18.674 18.668 16.003 2.664 852.595 1.811 20 2001 24.711 22.465 20.314 2150 638.041 1.511 18 2002 26.197 24.052 22.124 1.982 526.869 1.401 18 Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Các thành viên của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc cho đến năm 2003 là: Hội đồng Quản trị Bà Trịnh Minh Châu Chủ tịch Ông Trần Ngọc Hằng Phó chủ tịch Ông Hoàng Minh Châu Uỷ viên Ông Hoàng Văn Phúc Uỷ viên Phạm Xuân Nến Uỷ viên Ban giám đốc Ông Hoàng Minh Châu Giám đốc điều hành Kế toán trưởng Bà Nguyễn Thị Hồng Kỳ Biểu 1: Một số chỉ tiêu hoạt động của công ty cổ phần Hanel xốp nhựa Đơn vị tính: triệu đồng ( VND) Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Hanel xốp nhựa Từ năm 1995 đến năm 1997, được sự khuyến khích của Nhà nước do đang trong giai đoạn mới thành lập, Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Lãi ròng trong thời kỳ này tương đối cao. Bắt đầu từ năm 1997, mà đỉnh cao là năm 1999, lãi ròng của Công ty là 4.727 triệu đồng, Công ty đã quyết định chi trả mức cổ tức là 25%, được đánh giá là mức cổ tức cao nhất từ trước tới nay. Một phần thuận lợi là ở chỗ, lúc này Công ty cũng chỉ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 30%, do đó việc nâng cao mức chi trả cổ tức là chính sách hoàn toàn hợp lý để tạo niềm tin cho các cổ đông tham gia. Những năm2001 tiếp theo cho đến thời điểm hiện tại2004, Công ty bắt đầu chú trọng tới các dự án đầu tư, Công ty đã liên tiếp đầu tư hai nhà máy xốp tại sài đồng và nhà máy nhựa cao cấp chuyên sản xuất xốp và nhựa phục vụ cho chính Cty Điện tử HN và các liên doanh sản xuất của Ha nel tại khu CN sài đồngvới tổng số vốn đầu tư NMXốp là 20 tỷ đồng,NMN cao cấp có vốn đầu tư 15 tỷ đồng. Với chi phí để thu hút vốn đầu tư là không nhỏ nên lợi nhuận hàng năm không cao như thời gian trước, dẫn đến mức chi trả cổ tức chỉ ở mức 18%. Tuy không cao như thời kỳ đỉnh điểm năm 1999, nhưng với mức cổ tức này, các cổ đông hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào khả năng phát triển của Công ty trong thời gian tới. 2.1.3 Những hoạt động cơ bản của Công ty Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa là một trong những Công ty cổ phần được thành lập sớm nhất tại Hà Nội kể từ khi Luật Công ty được ban hành theo chủ trương đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Với mô hình quản lý dân chủ - ngay từ đầu được xác lập – Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông đã thông qua phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh theo từng bước vững chắc đó là: - Giai đoạn 1 (1995-1996): đầu tư quy mô nhỏ công nghệ hiện đại sản xuất xốp bao bì cung cấp cho Công ty điện tử Hà Nội. - Giai đoạn 2 (1996-1999): trên cơ sở thiết bị hiện đại đã làm chủ công nghệ, đầu tư mở rộng sản xuất xốp bao bì cho Hanel, các liên doanh của Hanel, xốp khối cho công nghiệp xây dựng. - Giai đoạn 3 (bắt đầu từ năm 2001): Tiếp tục đầu tư tăng năng lực sản xuất xốp, trang bị dây chuyền và tiếp thu công nghệ hiện đại để sản xuất các sản phẩm nhựa cao cấp, dần dần mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra các sản phẩm mới có tính sáng tạo, kết hợp công nghệ mới, vật liệu mới trong nhóm hàng truyền thống. Phát triển kinh doanh 1 số sản phẩm khác trên cơ sở sản xuất ổn định. Phấn đấu là nhà sản xuất xốp và nhựa có uy tín nhất trong toàn quốc. Với định hướng rõ ràng, lãnh đạo công ty đã vận dụng sáng tạo, áp dụng các nội dung phù hợp với từng thời kỳ và cùng với toàn thể cán bộ CNV công ty đã tích cực lao động, trên tinh thần đoàn kết hợp tác và phát huy tính sáng tạo trong môi trường làm việc văn minh, nên sau 9 năm hoạt động công ty đã đạt được một số thành tích sau: - Tổng giá trị sản lượng: 215 tỉ đồng(năm 2003-42,5 tỷ) - Tổng doanh thu: 210 tỉ đồng(năm 2003-42 tỷ đồng tăng 45% so với năm 2002, kế hoạch 2004 sẽ hoàn thành vào khoảng 20 tháng 12 và sẽ vượt kế hoạch đề ra hơn 4%) - Nộp Ngân sách Nhà nước: 16.2 tỉ đồng (năm 2003 đạt 3.5 tỷ đồng) - Tốc độ tăng trưởng trung bình: 20%/ năm - Lợi nhuận gộp : 28 tỷ đồng Hàng năm lợi nhuận sau khi làm nghĩa vụ với nhà nước và trích lập các quĩ, công ty còn đảm bảo cổ tức cho các cổ đông gần 20% mỗi năm. Cùng với quĩ phát triển sản xuất và các nguồn vốn khác công ty đã chủ động mạnh dạn đầu tư theo định hướng của đại hội đồng cổ đông với tổng giá trị đầu tư sau 9 năm đạt hơn 50 tỷ đồng. Khi mới thành lập, công ty chỉ có một phân xưởng với 2 thiết bị sản xuất nhỏ, đến nay công ty đã có 3 nhà máy với hơn 20 thiết bị sản xuất hiện đại, đáp ứng 80% sản lượng xốp toàn miền Bắc và hàng ngàn tấn sản phẩm nhựa cao cấp thay thế hàng nhập khẩu mỗi năm hàng triệu USD, tăng tỷ lệ nội địa hoá cho các sản phẩm điện, điện tử sản xuất trong nước và phục vụ xuất khẩu. Với 14 lao động khi mới đi vào hoạt động đến nay công ty đã thu hút gần 200 lao động, người lao động luôn dủ việc làm với thu nhập bình quân hiện nay hơn 1 triệu đồng /tháng. Có được sản xuất ổn định với nhịp độ tăng trưởng cao trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, Công ty đã lựa chọn mặt hàng phù hợp, xác định đúng đối tượng khách hàng nên đã có những chính sách cụ thể với khẩu hiệu "Hiểu rõ yêu cầu của khách hàng để cung cấp cho họ các sản phẩm và dịch vụ phù hợp", chính vì vậy được khách hàng tin cậy và công ty được đánh giá là nhà cung cấp số 1 đối với đa số khách hàng. Mặc dù được đánh giá cao qua nhiều năm nhưng công ty vẫn thường xuyên quan tâm để không ngừng nâng cao chất lượng thể hiện ở chỗ ,năm 2000 đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002, đến năm 2003 đã hoàn thành chuyển đổi sang hệ thống quản l‎ý chất lượng ISO 9001-2000, thực hiện có quả và mang lại lợi ích thiết thực trong quản lý và sản xuất. Cán bộ nhân viên Công ty không những thấu hiểu chính sách và mục tiêu chất lượng mà còn thực hiện các qui trình một cách thường xuyên có hệ thống, tạo thành nề nếp và coi đó là một nội dung của văn hoá doanh nghiệp. 2.2 Nội dung của chính sách cổ tức tại Công ty 2.2.1 Cơ sở của việc hoạch định chính sách cổ tức Việc hoạch định chính sách cổ tức của công ty được bắt nguồn từ mô hình công ty cổ phần ở nước ngoài. Sở dĩ như vậy vì công ty cổ phần Hanel xốp nhựa là một trong những công ty cổ phần được thành lập sớm nhất ở miền Bắc, hơn một nửa cổ đông ban đầu là công nhân viên của Công ty điện tử Hanel. Bản thân các cổ đông đều là những người đã quen thuộc với nhau, song về phía lãnh đạo công ty thì chưa hề có kinh nghiệm gì về hoạt động phân phối lợi nhuận trong công ty cổ phần. Sau khi thành lập Hội đồng quản trị được bầu ra , đề ra kế hoạchvà phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty thì đồng thời Ban giám đốc cũng đề nghị áp dụng mô hình chi trả cổ tức của một số công ty cổ phần ở nước ngoài để công tác phân chia lợi nhuận diễn ra chính xác hơn. Đó chính là tiền thân của chính sách cổ tức của công ty sau này. Sau một thời gian hoạt động, chính sách cổ tức của công ty liên tục thay đổi, nhưng cơ sở để các nhà hoạch định xây dựng một chính sách cổ tức linh hoạt như hiện nay chính là việc xác định được những nhân tố tác động, dựa vào nhu cầu cần thiết phải phát triển, nâng cao giá trị công ty cũng như giá của cổ phiếu trên thị trường. 2.2.2 Nội dung chính sách cổ tức của Công ty: Dựa vào Biểu 1- Một số chỉ tiêu hoạt động của công ty, có thể thấy Công ty đã thay đổi chính sách cổ tức qua hai giai đoạn. * Giai đoạn đầu hoạt động: Năm 1995, công ty bắt đầu chính thức hoạt động một cách độc lập, sản xuất các sản phẩm xốp nhựa, xốp chèn cung cấp cho các ngành sản suất khác. Do được hình thành từ một dự án sản xuất được đánh giá là khả thi của Công ty điện tử Hanel, Công ty đã nhận được sự khuyến khích của Nhà nước, đó là ưu tiên miễn thuế trong 3 năm đầu hoạt động 1995-1996 -1997. Lúc này bản thân công ty chưa có chính sách cổ tức, việc phân phối lợi nhuận cũng tương tự như ở các doanh nghiệp Nhà nước. Lợi nhuận ròng của công ty được phân phối như sau: + Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính. + Trích 40% vào quỹ đầu tư phát triển. + Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. + Chia lãi cổ phần cho 55.000 cổ phần với tỷ lệ chi trả tính theo phần trăm thu nhập : năm 95 là 7,5%; năm 96 là 14,5% và năm 97 là 20%. + Số lợi nhuận còn lại được trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. * Từ năm 1998- 2000: Sau một thời gian hoạt động, các sản phẩm xốp của công ty đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, trong 3 năm 1998,1999 và 2000 doanh thu của công ty luôn ở mức xấp xỉ 20 tỷ đồng. Đây cũng là giai đoạn công ty bắt đầu theo đuổi chính sách chi trả cổ tức, được đánh giá là một trong những công ty cổ phần có tỷ lệ chi trả cổ tức cao nhất miền Bắc. Năm 1998, công ty trích 20% lợi nhuận để thanh toán cổ tức, năm 1999 cũng là năm công ty quyết định chi trả cao nhất 25% cho mỗi cổ phần. Sở dĩ lúc này công ty coi trọng chính sách chi trả cổ tức vì đây là giai đoạn đầu của quá trình hoạt động, công ty chưa có nhu cầu mở rộng thị trường, chưa tìm đến những dự án phát triển mà tập trung vào sản xuất sản phẩm xốp nhựa, xốp chèn chất lượng cao. Lợi nhuận sau thuế được phân bổ vào các qũy để dự phòng, phần còn lại đều được chi trả cổ tức dưới dạng tiền mặt, tức là cứ một đồng lợi nhuận thì có tới 0,2- 0,5 đồng là lợi tức cổ tức. Công ty cho rằng một tỷ lệ cổ tức cao sẽ làm hài lòng các cổ đông, mà phần lớn là cán bộ công nhân viên của công ty Điện tử Hanel. Ngoài ra, một số cổ đông ưu đãi cũng rất thoả mãn với phần thặng dư của mình ngoài cổ tức ưu đãi. Việc chi trả này góp phần nâng cao uy tín của công ty, đó cũng là mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách cổ tức. * Giai đoạn từ năm 2001- nay: Sở dĩ trong 3 năm trước, công ty vẫn duy trì chính sách cổ tức với tỷ lệ cao là bởi vì 2 lý do: Thứ nhất, trong giai đoạn đó công ty chưa có nhu cầu mở rộng phát triển; Thứ hai, là công ty đang được miễn thuế thu nhập; Về mặt lý thuyết, chính sách thuế có tác động trực tiếp tới chính sách cổ tức của công ty, do đó, khi đã hết thời hạn miễn thuế, công ty buộc phải thay đổi chính sách cổ tức để có thể sử dụng linh hoạt phần vốn từ lợi nhuận không chia. Giai đoạn này công ty vẫn chi trả cổ tức, song tỷ lệ cổ tức được thống nhất ở mức 18% thu nhập. Công ty đã có sự cân nhắc giữa lợi ích của việc duy trì một tỷ lệ cổ tức cao với việc giảm bớt chi phí từ nguồn vốn huy động bên ngoài, đặc biệt là khi công ty bắt đầu thực hiện dự án mở rộng sản xuất, mở thêm một nhà xưởng ở khu công nghiệp Sài đồng - Gia Lâm. Công ty đã phải thay đổi chính sách cổ tức, đề nghị các cổ đông nhận tiền lãi cổ phần thấp hơn nhưng bù lại, họ sẽ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty và đã được Đại hội cổ đông chấp nhận. Rõ ràng công ty đã tính toán những chi phí phát sinh của việc huy động nợ cũng như phát hành cổ phiếu thường mới. Cả hai phương thức trên đều tác động tới sự ổn định của công ty cả về tài chính lẫn kiểm soát. Trong khi nếu sử dụng lợi nhuận không chia để đầu tư, thì công ty vừa có thể giảm bớt gánh nặng nợ, vừa không phải chia sẻ quyền kiểm soát cho những cổ đông mới. Sau khi thực hiện chính sách cổ tức mới, công ty đã thu được một số kết quả đáng khích lệ, điều này có được một phần nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty, tuy nhiên cũng không thể bỏ qua sự tác động của chính sách cổ tức trong giai đoạn này. 2.3 Đánh giá chính sách cổ tức 2.3.1 Kết quả đã đạt được: Biểu 2: Kết quả sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: VN đồng TT Chỉ tiêu Thực hiện 2001 Năm 2002 So với năm 2001(%) Kế hoạch Thực hiện 1 Tổng doanh thu có thuế: 24.711.714.195 30.681.000.000 26.197.803.857 106 2 Doanh thu thuần: 22.465.194.723 27.890.000.000 24.052.951.147 107 3 Tổng chi phí: 20.314.918.914 24.411.818.181 22.124.420.640 108 4 Lãi trước thuế: 2.150.275.809 2.800.000.000 1.982.530.507 92 5 Thuế thu nhập DN: 638.772.041 896.000.000 526.869.630 82 6 Lãi ròng: 1.511.503.768 1.904.000.000 1.401.660.877 92 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Hanel xốp nhựa Biểu 3: Nộp ngân sách Nhà nước Đơn vị tính : VN đồng TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh (%) 1 Thuế giá trị gia tăng: 2.240.239.024 2.144.982.977 95 2 Thuế thu nhập doanh nghiệp: 638.772.041 752.120.905 117 3 Thuế xuất nhập khẩu: 246.876.665 371.288.823 150 4 Thuế khác: 1.400.000 1.950.000 139 Cộng: 3.145.287.730 3.270.342.705 103 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Hanel xốp nhựa Năm 2001, sau khi thay đổi chính sách cổ tức từ chi trả cổ tức với tỷ lệ cao sang tỷ lệ thấp hơn và giữ lại một phần lợi nhuận để đầu tư mở rộng sản xuất, lãi ròng của công ty đạt 1.511.503.768 VND, tổng các loại thuế nộp cho ngân sách Nhà nước là 3.145.287.730 VND. Năm 2002, tuy doanh thu thực tế không đạt được như kế hoạch đề ra, song công ty đều hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và vẫn duy trì được tỷ lệ cổ tức như năm 2001. Có được kết quả trên một phần là do sự linh hoạt của chính sách cổ tức mà công ty đang áp dụng. Nếu như vẫn duy trì một tỷ lệ cổ tức cao như những năm 96,97 thì công ty sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn nếu phải huy động nợ hoặc phát hành cổ phiếu khi chưa đủ vốn. Điều này cũng chứng tỏ rằng thời gian qua, chính sách cổ tức của công ty cổ phần Hanel xốp nhựa đã tương đối hiệu quả, thể hiện ở một số điểm: Trong nội dung của chính sách đã đưa ra tỷ lệ phân phối, thiết lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế chứng tỏ công ty đã coi trọng sự cần thiết của các quỹ này trong việc duy trì hoạt động của công ty, đồng thời góp phần khích lệ tinh thần lao động của cán bộ công nhân viên. Từ giai đoạn đầu cho đến nay, công ty chỉ thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt chứ không trả bằng cổ phiếu. Chính sách cổ tức của công ty đã đưa ra một tỷ lệ chi trả cổ tức tương đối hợp lý, năm nào lợi nhuận tăng thì có thể tăng tỷ lệ cổ tức, còn trong trường hợp cần vốn để đầu tư, tỷ lệ này có thể giảm nhưng vẫn đảm bảo một mức độ nhất định, đủ để đảm bảo lợi ích của các cổ đông. Có thể nói chính sách cổ tức của công ty trong thời điểm hiện nay là chính sách coi trọng cổ tức hơn là chính sách tái đầu tư bằng lợi nhuận không chia. Bản thân nó là sự kết hợp của nhiều quan điểm, song đều tập trung vào mục tiêu tăng giá của cổ phiếu trên thị trường, ở đây chỉ là thị trường phi tập trung vì công ty chưa tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chính sách cũng chỉ ra rằng, thực tế các nhà đầu tư cũng như các cổ đông đều mới chỉ quan tâm tới lợi tức cổ phần, tức là dù cho công ty có quyết định mở rộng sản xuất, tăng vốn bằng phương thức nào đi chăng nữa thì vẫn phải đảm bảo một tỷ lệ chi trả cổ tức nhất định, quan điểm này cũng là một trở ngại rất lớn đối với công ty khi tiến hành các dự án đầu tư trong tương lai. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân: Việc hoạch định chính sách cổ tức gặp nhiều khó khăn Những khó khăn trong công tác xây dựng chính sách chủ yếu là do trình tự tiến hành khá phức tạp và những quan điểm khác nhau của cổ đông. Ngoài các cổ đông ưu đãi biểu quyết và ưu đãi về cổ tức, chỉ có 5 cổ đông có sổ cổ phần lớn nhất trong công ty và cũng chính là những thành viên của hội đồng quản trị. Họ là những người đại diện cho mọi cổ đông, là bộ phận ra quyết định cuối cùng về hoạt động kinh doanh và quyết định tài chính của công ty. Những cổ đông này hơn ai hết là những người đã rất quen thuộc với công ty điện tử Hanel, và cũng có rất nhiều kinh nghiệm quản lý công ty, nhờ vậy chính sách cổ tức mới có thể được xây dựng một cách hợp lý. Tuy nhiên, để tính toán được tỷ lệ chi trả cổ tức thích hợp, dự đoán chi phí vốn của lợi nhuận không chia lại là nhiệm vụ của bộ phận quản lý tài chính của công ty. Những nhà quản lý tài chính sau khi tính toán và đưa ra mức lợi tức cụ thể, phải trình lên Hội đồng quản trị, sau đó quyết định của Hội đồng quản trị phải được gửi lên Tổng công ty điện tử Hanel để xét duyệt. Sở dĩ có trình tự phức tạp như vậy vì bản thân công ty được hình thành từ một dự án mở rộng sản xuất của Tổng công ty điện tử Hanel, một phần vốn hoạt động là do Tổng công ty tài trợ. Thêm vào đó, khi ra quyết định, công ty còn phải thông qua Đại hội cổ đông được họp hàng năm. Tại đây, chính sách cổ tức mới chính thức được thông qua. Có những cổ đông ưa thích tỷ lệ cổ tức cao, vì thế tỷ lệ chi trả cổ tức thấp dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn. Nhưng cũng có những cổ đông lại hy vọng vào tiềm lực phát triển của công ty, hơn nữa họ có thể tránh được phần thuế đánh vào thu nhập từ cổ phần hiện tại để thu lời khi giá của cổ phiếu công ty tăng lên trong tương lai. Sự khác nhau về quan điểm khiến cho các nhà hoạch định trở nên lúng túng trong việc ra quyết định cuối cùng. Tỷ lệ chi trả cổ tức nên là bao nhiêu? Câu trả lời là rất khó có thể xác định chính xác tỷ lệ này nếu như không quan tâm tới mọi yếu tố có thể tác động tới giá của cổ phiếu, bởi vì mục tiêu cuối cùng của các cổ đông là sự tăng lên của giá cổ phiếu. Chính vì thế mà có quan điểm cho rằng việc để lại lợi nhuận ở các công ty cổ phần liên quan tới một số yếu tố rất nhạy cảm. Điều này cũng giải thích tại sao các công ty không coi việc sử dụng lợi nhuận không chia là một phương thức tối ưu để tăng vốn, mặc dù phần vốn tăng thêm này không bị đánh thuế. Về lý thuyết, phải trích lập lợi nhuận sau thuế vào các quỹ theo tỷ lệ quy định, sau đó Công ty mới tiến hành dự tính tỷ lệ này. Trước hết phải căn cứ vào tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ, sau đó so sánh với tổng lợi nhuận ròng ở các kỳ trước, mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trước và chiến lược phát triển trong thời gian tới. Nhưng trong thực tế, Công ty không tiến hành trình tự như vậy. Thứ nhất, các nhà hoạch định chính sách của công ty chỉ căn cứ vào tỷ lệ chi trả cổ tức của năm trước là bao nhiêu, nên tăng hay nên giảm chứ chưa tính toán tới sự thay đổi của chính sách thuế sẽ tác động như thế nào tới chính sách cổ tức. Thứ hai, là việc tính toán chi phí cơ hội của lợi nhuận không chia hay còn gọi là tỷ suấtlợi nhuận mà cổ đông mong muốn Ks có thể được tính toán bằng rất nhiều phương pháp, gây không ít khó khăn cho các nhà quản lý tài chính của công ty. Môi trường kinh tế và hệ thống thông tin còn kém phát triểên Thực tế tại Việt Nam, môi trường kinh tế cho sự hoạt động của các doanh nghệp chưa phát triển đầy đủ. Cho đến nay, mặc dù đã được xây dựng và đi vào hoạt động chính thức, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất nhỏ bé. Vì vậy chưa thể đảm nhận vai trò của thị trường trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán chứng khoán. Chính vì sự phát triển của thị trường chứng khoán còn nhỏ hẹp nên chúng ta chưa có được một hệ thống thông tin đáng tin cậy về hoạt động của doanh nghiệp, hơn nữa việc tiếp cận với thông tin còn gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, một đồng cổ tức sụt giảm của công ty có thể được phản ánh ngay lập tức trên thị trường bởi sự giảm giá của cổ phiếu. Ngược lại, khi công ty hoạt động có lãi, tỷ lệ chi trả cổ tức cao thì giá của cổ phiếu cũng sẽ tăng lên. Điều này phản ánh trình độ phát triển, sự linh hoạt của một thị trường chứng khoán hiện đại - nơi mà mọi thông tin phải được công khai. Trước những bất cập trên, việc nhanh chóng đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn chính sách cổ tức của công ty là một nhu cầu cấp thiết. Những giải pháp cũng không thể tách rời khỏi thực trạng kinh doanh của công ty. Do vậy, xây dựng những giải pháp hoàn thiện là nhằm đáp ứng những mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của công ty trong tương lai. Các giải pháp đó sẽ được tập trung nghiên cứu ở Chương 3. Chương 3 Định hướng hoàn thiện chính sách cổ tức ở Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa. 3.1 Định hướng phát triển của công ty Phát huy thế mạnh của Công ty trong ngành sản xuất xốp và nhựa, mở rộng sản xuất trên cơ sở dây chuyền thiết bị đã được đầu tư đồng bộ, đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh kinh doanh trên cơ sở sản xuất ổn định. Mục tiêu năm 2004: Sản lượng kế hoạch đạt 2000 tấn sản phẩm các loại. Tổng doanh thu 55 tỷ-Tăng 30% so với 2003 và gấp hơn 10 lần so với năm thứ nhất. Song song với việc sản xuất kinh doanh, cán bộ CNV Công ty cùng nhau xây dựng hoàn chỉnh môi trường làm việc văn hoá, lành mạnh, tạo dựng sự phát triển bền vững, lâu dài của Công ty. Căn cứ vào kết quả hoạt động SXKD năm 2003 (Báo cáo của Kiểm toán): Biểu 4: Tóm tắt kết quả kinh doanh năm 2003 Đơn vị tính: VND STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1 Tổng doanh thu 26.197.803.857 36.564.300.352 2 Doanh thu thuần 24.052.951.147 36.430.388.977 3 Tổng chi phí 22.124.420.640 34.508.943.570 4 Lãi trước thuế 1.982.530.507 1.937.991.651 5 Thuế TNDN 526.869.630 155.511.237 6 Lãi sau thuế 1.401.660.877 1.631.614.608 Biểu 5: Nộp ngân sách nhà nước Đơn vị tính: VND TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1 Thuế giá trị gia tăng: 2.144.982.977 1.129.630.858 2 Thuế thu nhập doanh nghiệp: 752.120.905 420.000.000 3 Thuế xuất nhập khẩu: 371.288.823 671.477.350 4 Thuế khác: 1.950.000 5.000.000 Cộng: 3.270.342.705 2.226.108.208 Căn cứ Kết quả hoạt động SXKD năm 2003 theo báo cáo, HĐQT đề nghị lợi nhuận ròng được trích lập vào các quỹ và phân phối lợi nhuận như sau: - Quỹ phát triển sản xuất: 346.620.211 đồng - Quỹ dự phòng tài chính bắt buộc: 40.000.000 đồng - Quỹ dự phòng mất việc làm: 30.000.000 đồng - Quỹ khen thưởng: 100.000.000 đồng - Quỹ phúc lợi: 250.000.000 đồng - Cổ tức (20%): 1.100.000.000 đồng - Thù lao HĐQT và Ban kiểm soát năm 2003: 30.000.000 đồng 3.1.1 Kế hoạch hoạt động sxkd năm 2004 * Thuận lợi - Nhà máy xốp Sài Đồng đã được đầu tư thiết bị máy móc hiện đại và hoạt động ổn định trong năm 2003. - Về phía khách hàng ngày càng tin cậy do sự cung cấp các sản phẩm xốp và nhựa với chất lượng ổn định đảm bảo đủ số lượng và thời gian giao hàng. Các khách hàng ngày càng mạnh dạn tăng tỉ lệ nội địa hoá từ các sản phẩm nhựa cao cấp của Công ty. - Cùng với sự tăng trưởng của nền công nghiệp Thủ đô trong năm 2003 và dự kiến mức tăng trưởng cao trong năm 2004 nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm được sản xuất tại Công ty sẽ tăng lên đáng kể. - Với các thiết bị sản xuất được đầu tư đồng bộ, các cán bộ quản lý, kỹ thuật có kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề nên tạo ra các sản phẩm có chất lượng ổn định. *Khó khăn: - Do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh, khách hàng liên tục đòi giảm giá trong khi giá nguyên liệu đầu vào không giảm mà còn có xu hướng tăng lên và thường xuyên không ổn định. Nhiều cơ sở sản xuất cung cấp các sản phẩm có chất lượng thấp giá rẻ nên ảnh hưởng nhiều đến thị phần của Công ty. - Đối với mặt hàng nhựa chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào khuôn mẫu trong khi đó giá các khuôn mẫu đều rất cao nên khó tạo được các sản phẩm mới đưa ra thị trường để cạnh tranh với các sản phẩm khác. Với các mặt hàng nhựa cao cấp do khách hàng thuê gia công là chủ yếu nên lợi nhuận rất thấp. - Giá than tăng rất cao từ cuối năm 2003 và dự kiến giá xăng dầu cũng sẽ tăng trong thời gian tới nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. * Kế hoạch thực hiện: Trước những thuận lợi và khó khăn trên, kết hợp với các dự báo từ khách hàng, Công ty Hanel Plastics xây dựng kế hoạch kinh doanh - tiêu thụ sản phẩm như sau: STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Trọng lượng (kg) Thành tiền (VND) Xốp Nhựa A sảN PHẩM XốP 3.243.200 1.048.850 38,119,200,000 I Xốp định hình 3.200.000 972.000 36.079.200.000 1 Xốp đèn hình Tấm 160.000 309.000 10.720.000.000 Xốp đèn hình (mới-flat)* Tấm 100.000 193.250 6.700.000.000 2 Xốp TV-Tủ lạnh-Máy giặt bộ 690.000 161.000 6.500.000.000 3 Xốp Canon bộ 1.800.000 219.600 9.259.200.000 4 Xốp khác SP 450.000 90.000 2.900.000.000 II Xốp xây dựng 43.200 76.000 2.040.000.000 1 Xốp khối m3 3.200 56.000 1.440.000.000 2 Tấm trần Tấm 40.000 20.000 600.000.000 B Sản phẩm nhựa 8.556.000.000 1 Vỏ nhựa TV Bộ 50.000 140.000 4.000.000.000 2 SP nhựa khác Sphẩm 219.000 4.556.000.000 C Các sản phẩm và dịch vụ khác 3.400.000.000 **tổNG CộNG 1.048.850 359.000 50.075.200.000 * Xốp đèn hình Flat dự kiến cấp từ tháng 7/2004 với khoảng 70% thị phần. **Tổng doanh thu tăng 35 % so với năm 2003. 3.1.2 Đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất xốp Sài đồng Căn cứ vào dự báo kế hoạch của các khách hàng và việc đầu tư Giai đoạn II của Công ty TNHH ORION-HANEL (khách hàng lớn nhất của Công ty) theo dự kiến là tháng 5 năm 2004 sẽ đi vào hoạt động. Sau khi đi vào hoạt động thì công suất của Công ty TNHH ORION-HANEL sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại. Với các dây chuyền thiết bị sản xuất hiện có của Công ty tại 2 Nhà máy là Vĩnh Tuy và Sài Đồng sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đứng trước yêu cầu thực tế đó, việc đầu tư giai đoạn II Nhà máy xốp Sài Đồng là rất cấp thiết. Tận dụng mặt bằng công nghệ đã được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh khái quát phương án đầu tư mở rộng với quy mô dự kiến như sau: Mở rộng Nhà máy xốp Sài Đồng dựa trên hạ tầng sẵn có, bổ sung thiết bị sản xuất chính, các thiết bị phụ trợ và cải tạo Phân xưởng. Dự kiến tổng mức đầu tư của Dự án: 19.558.523.000 đ Trong đó: A. Vốn cố định: - Chi phí thiết bị 12.861.000.000 - Chi phí xây lắp 2.354.500.000 - Chi phí lắp đặt, chuẩn bị và chạy thử 300.000.000 - Chi phí kiến thiết cơ bản khác gồm: 230.000.000 Lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thẩm định dự án 150.000.000 Xin giấy phép thoả thuận về thiết bị PCCC 20.000.000 Chi phí ban quản lý dự án 60.000.000 - Dự phòng 1.500.000.000 B. Vốn lưu động: 1.955.450.000 *tăng vốn điều lệ và phát hành thêm cổ phiếu - Căn cứ Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 06 năm 1999; - Căn cứ Thông tư số 19/2003/TT-BTC ngày ngày 20/03/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn tăng giảm vốn điều lệ và cổ phiếu quỹ của Công ty cổ phần; - Căn cứ nhu cầu nội tại về nguồn vốn đầu tư của Công ty; - Căn cứ ý kiến tư vấn của Công ty tư vấn và kiểm toán COMPT. Việc tăng vốn Điều lệ của Công ty được tiến hành qua 2 bước như sau: Bước 1: Tăng vốn với hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu Các cổ đông theo Sổ đăng ký cổ đông lập ngày 02/01/2003 được tăng gấp đôi số cổ phần hiện nay đang nắm giữ. Cụ thể là cứ mỗi cổ phiếu cổ đông đang nắm giữ sẽ được phát thêm một cổ phiếu nữa (đây là các cổ tức chưa chia do Công ty được hoàn thuế, từ lợi nhuận và cổ tức chưa chia được dồn lại qua các năm). Khi đó vốn của Công ty đương nhiên tăng lên gấp đôi từ 5,5 tỉ đồng lên 11 tỉ đồng. Bước 2: Phát hành thêm cổ phiếu. Để Công ty có đủ vốn hoạt động và mở rộng sản xuất trong thời gian tới, đồng thời có đủ điều kiện tham gia thị trường chứng khoán tạo đà cho sự phát triển của Công ty, tăng doanh thu, tăng vốn, tăng lợi nhuận cho các cổ đông thì cần phải phát hành thêm cổ phần như sau: - Số lượng cổ phần phát hành:50.000 cổ phần (tương đương 5 tỉ đồng) - Trong đó: Công ty điện tử Hà Nội được mua 37.600 cổ phần (tương đương 3,76 tỉ đồng có thể mua bằng tiền mặt, giá trị quyền sử dụng đất) Các cổ đông khác được mua 12.400 cổ phần (tương đương 1,24 tỉ đồng và được mua bằng tiền mặt). - Giá bán dự kiến: 200.000 đồng/cổ phần Thứ tự ưu tiên bán ra: Các cổ đông đang sở hữu cổ phần của Công ty, Cán bộ công nhân viên Công ty điện tử Hà Nội và cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa, Các cá nhân khác. Sau khi tăng vốn bằng chia cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn Điều lệ của Công ty là 16 tỉ đồng. 3.2 Nhu cầu của việc hoàn thiện chính sách cổ tức tại Công ty Để đạt được những mục tiêu phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh như đã đặt ra, ngoài những nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty, còn phải kể tới các yếu tố thuộc về chính sách, trong đó có một phần rất quan trọng là chính sách cổ tức. Công ty có thể hướng tới một tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn trong tương lai, tiếp tục đầu tư thu lời hay tham gia thị trường chứng khoán khi cổ phiếu đã thực sự hấp dẫn? Trả lời được những câu hỏi này buộc ban lãnh đạo cũng như các cổ đông phải quan tâm tới việc hoàn thiện một chính sách cổ tức thực sự linh hoạt và phù hợp với chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới. Bên cạnh những đổi mới về hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tìm đến một chính sách Marketing hiệu quả thì công ty cần chú trọng hơn tới việc hoàn thiện chính sách cổ tức. Đặc biệt là khi Công ty quyết định tăng vốn cổ phần bằng hình thức phát hành cổ phiếu mới, tức là sẽ có một bộ phận các cổ đông mới tham gia góp vốn thì chính sách cổ tức ngày càng phải hoàn thiện hơn, cụ thể hơn rất nhiều, nhất là khi Công ty đã có đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. 3.3 Giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức Có thể nói chính sách cổ tức mà Công ty Hanel xốp nhựa đang áp dụng là một chính sách tương đối phù hợp với những điều kiện của Công ty trong thời gian qua. Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong cùng một ngành sản xuất hay dịch vụ đòi hỏi Công ty phải tìm cho mình một hướng đi thích hợp. Những dự án mở rộng nhà xưởng sản xuất mang tính khả thi không chỉ giúp Công ty thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu mà còn tiến tới trở thành một trong những công ty cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán, góp phần làm cho hoạt động chứng khoán diễn ra sôi nổi hơn. Để có thể tham gia thị trường chứng khoán, Công ty phải thay đổi những chính sách hoạt động đã không còn thích hợp đồng thời tiến hành hoàn thiện những chính sách còn hạn chế, trong số đó có chính sách cổ tức. *Bổ sung thêm vào nội dung của chính sách cổ tức Trước đây, công ty chỉ quy định việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông. Cổ đông có quyền sử dụng tiền lãi cổ phần theo mục đích của riêng mình. Thông thường họ có thể sử dụng vào nhiều mục đích: tiêu dùng; gửi tiết kiệm hoặc đầu tư thu lời. Những cổ đông lớn thường không tiêu dùng cổ tức tiền mặt mà sử dụng nó để tạo thành quỹ đầu tư của riêng mình, tức là sau một vài lần nhận cổ tức, họ tiếp tục dùng tiền lãi đó để đầu tư vào các công ty khác hoặc tự tổ chức kinh doanh. Thay vì việc trả cổ tức dư thừa, Công ty có thể chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Đây là hình thức thường gặp ở các công ty cổ phần phương Tây. Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu có điểm mạnh: Thứ nhất, nó là một phương thức hữu hiệu để giữ những cổ đông chủ chốt của Công ty, vì việc tăng cổ phiếu cho họ cũng đồng nghĩa với việc tăng cổ phần, và như vậy quyền điều hành công ty sẽ nằm trong tay họ, công ty sẽ tránh được nguy cơ chia sẻ quyền kiểm soát. Thứ hai, là thay vì việc phải tạo lập quỹ rồi đầu tư ở nơi khác, các cổ đông sẽ yên tâm hơn khi đầu tư vào chính công ty mà mình đang góp vốn, đây là một hình thức thu hút vốn từ bên trong và cũng được coi là một chiến lược nhằm duy trì sự ổn định của công ty. * Xem xét các yếu tố khi phát hành cổ phiếu mới: Trong kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2004, Công ty đã đề nghị Đại hội cổ đông xem xét vấn đề tăng vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu mới. Với số lượng cổ phần dự định phát hành là 50.000 cổ phần, tương đương 5 tỷ đồng và thứ tự ưu tiên mua cổ phiếu mới mà công ty đã đề ra, các nhà hoạch định chính sách cổ tức cần cân nhắc về tỷ lệ chi trả cổ tức. Mặc dù việc bán cổ phiếu theo thứ tự ưu tiên cũng tương tự như việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, vì chỉ có 12.400 cổ phần được giới hạn cho các cổ đông mới, nhưng bản thân lợi nhuận của công ty sẽ phải được phân phối cho lượng cổ phần lớn hơn, thêm vào đó, khi số lượng cổ đông tăng lên, những quyết định của công ty đã khó lại càng phức tạp hơn vì có một số công việc, nhất là chi trả cổ tức cần có sự nhất trí của đại đa số cổ đông. Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu phải xét đến nguy cơ bị thôn tính, nhất là khi Chính phủ đã cho phép các công ty cổ phần ở Việt Nam được quyền bán cổ phần cho người nước ngoài. Do đó, phải tính đến tỷ lệ cổ phần tối thiểu cần duy trì để giữ vững quyền kiểm soát của Công ty. Một vấn đề rất quan trọng cần đề cập đến khi phát hành cổ phiếu ưu tiên, đó là thuế. Khác với chi phí lãi vay được giảm trừ khi tính thuế thu nhập công ty, cổ tức được lấy từ lợi nhuận sau thuế. Công ty đã chọn phương thức phát hành cổ phiếu để huy động vốn, cũng có nghĩa là tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn của công ty đang ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, cũng có thể là do thị giá của cổ phiếu tăng trên thị trường phi tập trung đã khiến công ty quyết định phát hành thêm cổ phiếu. Để đối phó với những bất lợi của việc phát hành thêm cổ phiếu, chính sách cổ tức cần linh hoạt hơn, tức là không thể duy trì một tỷ lệ cổ tức là 20% mà tỷ lệ này có thể giảm đi trong giai đoạn đầu phát hành. Điều này không có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại sẽ tăng lên, mà chỉ là do Công ty cần phải trích lập một tỷ lệ cao hơn vào các quỹ dự phòng, đề phòng trường hợp xấu. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, vì không thể đột ngột giảm cổ tức khi mới phát hành cổ phiếu, vì như vậy sẽ làm giá của cổ phiếu trên thị trường bị sụt giảm, có thể ảnh hưởng tới uy tín của công ty. *Theo đuổi chính sách cổ tức với tỷ lệ chi trả cổ tức thấp Chính sách cổ tức mà công ty đang áp dụng được coi là chính sách cổ tức khá cân bằng, tức là công ty vừa chấp nhận chi trả cổ tức, vừa giữ lại một khoản lợi nhuận để đầu tư. Tuy nhiên, do mới chỉ tính đến việc thoả mãn các cổ đông nhỏ và bỏ qua tác động của thuế, nên chính sách cổ tức của công ty chưa nhận thấy rằng, việc giữ lại lợi nhuận tái đầu tư sẽ là một phần tiết kiệm nhờ thuế cho chính bản thân các cổ đông. Tại sao như vậy? Vì ở nước ta, chính sách thuế thu nhập cá nhân mới chỉ đánh vào những cá nhân có thu nhập trên 500.000 đồng (đối với người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì mức lương tính thuế là 2.400.000 đồng) cho nên các công ty thường bỏ qua những người có thu nhập cao này. Những khi tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì chính sách cổ tức lại cần phải linh hoạt hơn với vấn đề này. Bởi vì thu nhập từ cổ tức thì phải chịu thuế, còn thu nhập từ chênh lệch giá cổ phiếu thì không bị đánh thuế. Thu nhập này bắt nguồn từ chính lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, sau khi công ty kinh doanh có lãi thì lập tức giá của cổ phiếu cũng tăng lên. Việc xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu của công ty cần phải chính xác vì lợi nhuận không chia thuộc về người nắm giữ cổ phiếu thường, họ từ bỏ lợi ích trong hiện tại để kỳ vọng lợi nhuận lớn hơn trong tương lai. Ks = Krf + RP = D1/P0 + g Có 3 phương thức để xác định chi phí của lợi nhuận không chia, đó là: Phương pháp CAPM Phương pháp luồng tiền chiết khấu Phương pháp lấy lãi suất trái phiếu cộng với phần thưởng rủi ro. Với tỷ lệ tăng trưởng trung bình của Công ty hiện nay là 20%, hoàn toàn có thể tính được Ks khi đến kỳ thanh toán cổ tức. ý nghĩa của Ks là nếu công ty không thể đầu tư phần lợi nhuận không chia để kiếm được tỷ suất lợi nhuận ít nhất là Ks thì số tiền này sẽ được trả cho các cổ đông để họ đầu tư vào các tài sản khác. Hoàn thiện hệ thống thông tin Để có thể tham gia vào thị trường chứng khoán, Công ty cần được trang bị một hệ thống thông tin hiện đại, đáp ứng yêu cầu cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin về hoạt động kinh doanh tới mọi cổ đông cũng như các nhà đầu tư trên thị trường. Mọi thông tin về cổ tức, về sự thay đổi tâm lý người mua cổ phiếu cũng như những rủi ro không hệ thống cần được công khai. Đây cũng là điều kiện kiên quyết với những công ty muốn tham gia vào thị trường chứng khoán, bù lại, công ty sẽ có thể đạt được nhiều lợi nhuận hơn từ việc kinh doanh chứng khoán, tạo niềm tin cho các cổ đông hiện tại và tương lai. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp luôn đứng trước những sự lựa chọn đầy rủi ro để nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với các Công ty cổ phần, mục tiêu quan trọng nhất không chỉ là tối đã hoá lợi nhuận mà phải luôn đảm bảo lợi ích của các cổ đông. Các cổ đông là lực lượng đã góp phần hình thành nên công ty và luôn có mặt trong suốt quá trình hoạt động của công ty. Về lý thuyết, muốn đạt được sự kết hợp tối ưu giữa lợi ích của cổ đông với nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất thì công ty cổ phần cần phải lựa chọn một chính sách cổ tức thích hợp. Tuy nhiên, trong thực tế và nhất là ở Việt Nam hiện nay, đa số các công ty cổ phần đều bỏ qua vai trò quan trọng của chính sách cổ tức. Hầu hết các Công ty đều căn cứ vào Điềulệ công ty để phân định trách nhiệm cổ đông, phân chia cổ tức. Cũng như phần đông các công ty cổ phần mới hoạt động, trong thời gian đầu, Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa còn rất xa lạ với thuật ngữ "chính sách cổ tức". Mối liên hệ chủ yếu của lãnh đạo công ty với các cổ đông chỉ là vào thời điểm trả cổ tức hoặc Đại hội cổ đông hàng năm. Nhưng khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu đầu tư ngày càng cao, nếu sử dụng vốn đầu tư bằng nguồn vốn bên ngoài sẽ làm cho Công ty ở trạng thái bị động. Công ty bắt đầu quan tâm tới phần lợi nhuận còn lại dùng để chia cổ tức, rõ ràng phần lợi nhuận được giữ lại sẽ là một bộ phận tài chính quan trọng để đầu tư. Năm 1997, công ty bắt đầu áp dụng chính sách cổ tức sau khi đã được các cổ đông thông qua và duy trì cho đến thời điểm hiện tại. Mặc dầu vậy, khi nền kinh tế phát triển, ngày càng có thêm nhiều cơ hội để thu hút cổ đông, nhu cầu hoàn thiện chính sách cổ tức đang trở nên cấp thiết. Xuất phát từ thực tế, đề tài " Hoàn thiện chính sách cổ tức tại Công ty cổ phần Hanel xốp nhựa" bao gồm phần lý luận về chính sách cổ tức và phần thực trạng của chính sách cổ tức tại Công ty đã đưa ra một số giải pháp , hi vọng trong thời gian tới sẽ được lãnh đạo Công ty và các nhà hoạch định chính sách quan tâm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0108.doc
Tài liệu liên quan