MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
1.1. Tổng quan về thuế đối với nhà thầu nước ngoài Trang 1
1.1.1. Sự hình thành thuế nhà thầu nước ngoài Trang 1
1.1.2. Khái niệm thuế nhà thầu nước ngoài Trang 2
1.1.3. Vai trò của thuế nhà thầu nước ngoài Trang 3
1.2. Đặc điểm thuế nhà thầu nước ngoài Trang 6
1.3. Thuế nhà thầu nước ngoài tại một số nước Trang 10
1.3.1. Thuế nhà thầu nước ngoài tại Nhật Bản Trang 10
1.3.2. Thuế nhà thầu nước ngoài tại Đài Loan Trang 12
1.3.3. Thuế nhà thầu nước ngoài tại Malaysia Trang 13
1.3.4. Thuế nhà thầu nước ngoài tại Singapore Trang 16
1.3.5. Thuế nhà thầu nước ngoài tại Trung Quốc Trang 18
1.3.6. Thuế nhà thầu nước ngoài tại Thái Lan Trang 20
1.3.7. Thuế nhà thầu nước ngoài tại Anh Trang 22
1.3.8. Thuế nhà thầu nước ngoài tại Philippines Trang 23
1.3.9. Bài học kinh nghiệm và nhận xét chung Trang 24
Kết luận chương I
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.1. Quá trình hình thành chính sách thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam Trang 27
[FONT='lucida grande', tahoma, verdana, arial, sans-serif]2.2. Nội dung cơ bản thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam Trang 28 [/FONT]
2.2.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng Trang 30
2.2.2. Đối tượng và phạm vi không áp dụng Trang 31
2.2.3. Đối tượng chịu thuế GTGT, thu nhập chịu thuế TNDN Trang 32
2.2.4. Phương pháp nộp thuế Trang 32
2.2.5. Một số thay đổi về doanh thu tính thuế Trang 33
2.2.6. Một số trường hợp xác định doanh thu tính thuế Trang 34
2.2.7. Quy định về đăng ký, kê khai, quyết toán thuế Trang 35
2.3. Thực trạng thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam Trang 32
2.3.1. Đặc điểm thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam Trang 32
2.3.2. So sánh thuế NTNN của Việt Nam và các nước Trang 42
2.3.3. Các hạn chế của chính sách thuế NTNN tại Việt Nam Trang 43
Kết luận chương II
CHƯƠNG III:
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoàn thiện chính sách thuế nhà thầu nước Trang 51
ngoài tại Việt Nam
3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhà thầu nước Trang 52
ngoài tại Việt Nam
3.2.1. Các giải pháp vĩ mô Trang 52
3.2.2. Các giải pháp cụ thể Trang 58
3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ Trang 61
Kết luận chương III
KẾT LUẬN
ĐỀ XUẤT CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2810 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứ tính thuế TNDN không bao gồm tiền cước
đã tính thuế TNDN tại cảng Việt Nam đối với chủ tàu nước ngoài và tiền
cước trả cho doanh nghiệp vận tải Việt Nam do đã tham gia vận chuyển hàng
từ Cảng Việt Nam đến một cảng trung gian.
- Đối với tái bảo hiểm, doanh thu tính thuế TNDN là số tiền phí nhượng tái
bảo hiểm ra nước ngoài.
- Đối với chuyển nhượng chứng khoán, doanh thu tính thuế TNDN được xác
định:
+ Đối với chuyển nhượng chứng khoán (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế)
là tổng doanh thu bán chứng khoán tại thời điểm chuyển nhượng;
+ Đối với lãi trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế) là tổng doanh thu
bán trái phiếu (bao gồm mệnh giá ghi trên trái phiếu và số lãi trái phiếu nhận
được) tại thời điểm nhận lãi.
2.2.7. Quy định về đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế:
Các NTNN thực hiện theo quy định tại Luật quản lý thuế và các văn
bản hướng dẫn liên quan.
2.3. Thực trạng thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
2.3.1. Đặc điểm thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam:
Thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam, ngoài những đặc điểm chung
với thuế nhà thầu nước ngoài của các nước, có một số đặc điểm riêng sau đây:
- 36 -
Số thu thuế nhà thầu nước ngoài tương đối lớn so với số thu các tỉnh,
thành phố:
Biểu đồ dưới đây thể hiện tỷ lệ các khoản thuế trong tổng thu nội địa
2010 của Việt Nam:
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các khoản thuế năm 2010
(Nguồn: Bộ Tài Chính)
Biểu đồ dưới đây thể hiện số thu thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
các năm, từ 2005 đến 2011:
Biểu đồ 2.2: Số thu thuế NTNN 2005-2011
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Thu NTNN 2005-2011
(Nguồn: Tổng Cục Thuế)
- 37 -
Bảng dưới đây thể hiện số thu NSNN năm 2010 của các tỉnh, thành phố
của Việt Nam:
Bảng 2.2. Số thu NSNN năm 2010 các tỉnh thành phố
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tỉnh Thu NSNN Tỉnh Thu NSNN Tỉnh Thu NSNN
Hà Giang 425 Hà Nội 85,417 Thanh Hóa 2,595
Tuyên Quang 465 Hải Phòng 29,233 Nghệ An 2,506
Cao Bằng 367 Quảng Ninh 16,160 Hà Tĩnh 980
Lạng Sơn 1,900 Hải Dương 3,650 Quảng Bình 889
Lào Cai 1,130 Hưng Yên 2,081 Quảng Trị 640
Yên Bái 530 Vĩnh Phúc 10,020 Thừa Thiên -Huế 2,301
Thái Nguyên 1,347 Bắc Ninh 3,087 Đà Nẵng 6,274
Bắc Cạn 183 Hà Nam 844 Quảng Nam 1,950
Phú Thọ 1,315 Nam Định 1,090 Quảng Ngãi 13,735
Bắc Giang 1,003 Ninh Bình 1,790 Bình Định 2,367
Hoà Bình 1,094 Thái Bình 1,270 Phú Yên 828
Sơn La 733 Khánh Hòa 6,168
Lai Châu 162 Ninh Thuận 351
Điện Biên 254 Bình Thuận 5,009
Tỉnh Thu NSNN Tỉnh Thu NSNN Tỉnh Thu NSNN
Đăk Lăk 2,188 Long An 2,473 TP. Hồ Chí Minh 144,200
Đắc Nông 631 Tiền Giang 1,682 Đồng Nai 14,008
Gia Lai 1,925 Bến Tre 750 Bình Dương 12,725
Kon Tum 778 Trà Vinh 472 Bình Phước 1,459
Lâm Đồng 1,879 Vĩnh Long 1,050 Tây Ninh 1,486
Cần Thơ 4,318 Bà Rịa-Vũng Tàu 78,350
Hậu Giang 391
Sóc Trăng 526
An Giang 2,377
Đồng Tháp 2,360
Kiên Giang 1,923
Bạc Liêu 630
Cà Mau 1,777
Duyên hải miền trung
Đông Nam Bộ
Miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng
Tây Nguyên Đồng bằng sông Cửu Long
(Nguồn: Bộ Tài Chính)
So sánh với số thu ngân sách nhà nước năm 2010 của các tỉnh, thành
phố của Việt Nam, ta thấy số thu thuế nhà thầu nước ngoài năm 2010 rất đáng
kể: chỉ có 8/63 tỉnh, thành phố có số thu NSNN năm 2010 (bao gồm cả thuế
- 38 -
XNK) lớn hơn số thu từ nhà thầu nước ngoài. So với tổng thu nội địa năm
2008, tỷ lệ số thu thuế NTNN bằng 2,78%; Năm 2009, tỷ lệ này là 2,92%;
Năm 2010 tỷ lệ này là 4,55% tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô).
Phân bổ theo khu vực có nhiều đầu tư nước ngoài
Chúng ta đã thấy, đi cùng với hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài
là hoạt động của các NTNN. Do vậy, các địa phương thu hút nhiều ĐTNN
cũng chính là các địa phương có số thu về thuế NTNN cao nhất.
Bảng 2.2. ĐTNN phân theo địa phương (tính đến 15/12/2009)
TT Địa phương Số dự án
Tổng vốn đầu
tư đăng ký
(USD)
Vốn điều lệ
(USD)
1 TP Hồ Chí Minh 3,140 27,214,859,297 9,735,280,636
2 Bà Rịa-Vũng Tàu 211 23,641,917,748 6,444,532,489
3 Hà Nội 1,644 19,473,325,864 7,461,354,830
4 Đồng Nai 1,028 16,339,129,459 7,171,568,424
5 Bình Dương 1,946 13,394,129,566 4,618,771,680
6 Ninh Thuận 25 10,080,426,566 853,628,678
7 Phú Yên 49 8,149,956,438 1,807,818,655
8 Hà Tĩnh 10 7,990,105,000 2,736,915,000
9 Thanh Hóa 33 6,996,148,144 465,461,987
10 Quảng Nam 65 4,885,292,621 379,613,440
11 Hải Phòng 302 4,289,882,040 1,531,107,692
12 Quảng Ngãi 20 3,444,028,689 477,115,000
13 Long An 280 2,952,646,092 1,229,127,130
14 Kiên Giang 14 2,772,730,857 1,195,170,082
15 Đà Nẵng 145 2,704,274,770 1,018,736,509
16 Dầu khí 43 2,554,191,815 2,187,191,815
17 Thừa Thiên-Huế 56 2,362,463,938 423,843,684
18 Hải Dương 230 2,321,736,301 850,718,441
19 Vĩnh Phúc 129 1,978,489,334 645,147,192
20 Bắc Ninh 143 1,933,988,241 575,466,235
(Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
- 39 -
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng thuế NTNN của các địa phương năm 2010
HCM
39%
BR-VT
16%
HN
22%
Khác
23%
(Nguồn: Tổng Cục Thuế)
Như vậy có thể thấy, chỉ riêng 3 địa phương dẫn đầu về thu hút ĐTNN
là thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hà nội đã có số thuế NTNN
chiếm 76.56% tổng số thu thuế NTNN toàn quốc năm 2010.
Gồm nhiều loại thuế, trong đó có cả thuế môn bài
Thuế NTNN là loại thuế đánh theo đối tượng, gồm nhiều sắc thuế khác
nhau: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN v.v... Ngoài ra, các NTNN có
hoặc không có hiện diện tại Việt Nam đều phải nộp thuế môn bài, với mức
thống nhất là 1.000.000 đồng. Đây là một trong những điểm khác biệt của
thuế NTNN tại Việt Nam. Việc nộp thuế môn bài của các NTNN được quy
định tại Thông tư số 46/2003/TT-BTC ngày 07/05/2003 hướng dẫn sửa đổi,
bổ sung Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về thuế môn
bài. Việc NTNN đóng thuế môn bài cũng còn gây nhiều tranh cãi và sẽ được
trình bày chi tiết hơn trong các phần sau.
Tỷ trọng trong lĩnh vực dầu khí, xây dựng cao
- 40 -
Như đã phân tích, các lĩnh vực xuất hiện thuế NTNN nhiều là: đầu tư
mở rộng, mua MMTB, chuyển giao công nghệ, lãi vay, tư vấn v.v... Tại Việt
Nam, số thu từ thuế NTNN có tỷ trọng trong lĩnh vực dầu khí và xây dựng
chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân do dầu khí là lĩnh vực hoạt động đặc thù. Các
công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí như Xí
nghiệp Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn
dầu khí ... mặc dù đã có sự giảm tỷ lệ sử dụng dịch vụ của các NTNN, thậm
chí gần đây đã đầu tư ra nước ngoài, nhưng vẫn có rất nhiều công việc phải
thuê NTNN. Số tiền phải trả hàng năm khá lớn, dẫn tới số thuế NTNN trong
lĩnh vực dầu khí cũng rất cao. Chúng ta có thể tham khảo số liệu năm 2009
của Cục thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, địa phương có nhiều doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí:
Biểu đồ 2.4. Thuế NTNN năm 2010 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:
Dầu khí
68%
Xây dựng
13%
Khác
19%
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Thuế NTNN của BR-VT chiếm 16% số thu NTNN toàn quốc năm
2010, trong đó thu trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí chiếm tới 68%.
- 41 -
Chính sách thuế được xây dựng vừa có sự riêng biệt, vừa có sự chung với
các chính sách thuế khác
Thuế NTNN tại Việt Nam được quy định trong một Thông tư do Bộ Tài
chính ban hành, hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức,
cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại
Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh
doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh
nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư này. Nhà thầu nước ngoài, Nhà
thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ
thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
theo pháp luật về thuế TNCN. Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà
thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp
luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành. Như vậy, không có một văn bản xử
lý tất các các loại thuế áp dụng đối với NTNN.
Thuế NTNN và Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA:
Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official
Development Assistance) được gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này
thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian
vay dài; gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là
phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư; gọi là Chính thức,
vì nó thường là cho Nhà nước vay. Việt Nam đã có Quy chế quản lý và sử
dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số
131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế
quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Bộ Tài chính cũng đã
có Thông tư số 123/2007/TT-BTC ngày 23/10/2007 hướng dẫn thực hiện
chính sách thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức. Theo đó, việc nộp thuế của NTNN sẽ được một số ưu đãi tùy
- 42 -
thuộc vào loại hình ODA: viện trợ không hoàn lại hay vay ưu đãi, vay hỗn
hợp v.v...
2.3.2. So sánh thuế NTNN của Việt Nam và các nước:
Hệ thống thuế NTNN của Việt Nam đã trải qua 20 năm xây dựng và
phát triển. Từ chỗ còn sơ khai, đơn giản, chưa bao quát hết các nguồn thu,
thuế NTNN hiện nay đã tương đối gần với các nước tiên tiến và trong khu
vực. So sánh với thuế NTNN tại các nước, ta thấy thuế NTNN của Việt Nam
hiện nay có các điểm tương đồng như sau:
Về đối tượng chịu thuế: đã bao quát hầu hết các nguồn thu, các hình thức
kinh doanh có hiện diện hoặc không có hiện diện tại Việt Nam như: tiền
lãi vay, tiền bản quyền, cung cấp hàng hóa dịch vụ, thuê máy móc thiết bị,
xây lắp, vận tải biền, hàng không, tư vấn, chuyển quyền sở hữu, quyền sử
dụng tài sản, đầu tư chứng khoán v.v...
Về đối tượng nộp thuế: NTNN đủ điều kiện tự kê khai nộp thuế NTNN;
các trường hợp khác Bên Việt Nam ký hợp đồng nộp thuế; Quy định này
phù hợp với thuế NTNN của các nước đang áp dụng;
Về thuế suất: nhìn chung, thuế suất NTNN tại Việt Nam có mức phổ thông
là 10% tính trên tổng số tiền phải trả cho Bên nước ngoài, trong đó thuế
GTGT là 5%, thuế TNDN là 5%. So sánh với các nước khác, mức thuế
suất này không cao (Phụ lục 1: Bảng thuế suất thuế NTNN của các nước).
Quan hệ giữa quy định của thuế NTNN và Hiệp định tránh đánh thuế hai
lần: Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác với quy định tại
Thông tư 134/2008/TT-BTC thì áp dụng quy định tại Hiệp định. Điều này
là phù hợp với thông lệ quốc tế, cam kết của Việt Nam với các nước trong
quan hệ kinh tế.
- 43 -
Như vậy, có thể thấy một số điểm tích cực của thuế NTNN tại Việt
Nam:
- Thuế suất đối với NTNN tương đối thấp so với các nước;
- Tạo điều kiện cho NTNN áp dụng kế toán đơn giản, khấu trừ và hoàn thuế
GTGT;
- Các quy định về Hiệp định phù hợp với thông lệ quốc tế;
- Thủ tục về thuế đã được cải cách theo hướng đơn giản hóa;
- Đảm bảo được cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
2.3.3. Các hạn chế của chính sách thuế NTNN tại Việt Nam:
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, chính sách thuế NTNN của
Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, đó là:
Về các loại thuế phải nộp: Thông tư 134/2008/TT-BTC thay thế Thông tư
số 05/2005/TT-BTC và Thông tư số 16/1999/TT-BTC về thuế cước, tuy
nhiên, Thông tư chỉ hướng dẫn thực hiện về thuế GTGT và thuế TNDN.
Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu
phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí
khác hiện hành. Như vậy, NTNN vẫn phải tham khảo tất các các văn bản
pháp luật về thuế khác để biết nghĩa vụ về thuế của mình khi hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam, trong khi tiêu đề của Thông tư 134/2008/TT-
BTC là “hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại
Việt Nam”. Đặc biệt, NTNN tại Việt Nam còn phải nộp thuế Môn bài với
mức 1.000.000/năm theo quy định tại Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày
07/05/2003. Đây là một điểm còn gây nhiều tranh cãi.
Về phương pháp nộp thuế: Thông tư 134/2008/TT-BTC quy định hai
phương pháp nộp thuế đối với NTNN: phương pháp kê khai như đối với
doanh nghiệp trong nước, áp dụng đối với NTNN thỏa mãn các điều kiện:
- 44 -
Có cơ thường trú tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên
183 ngày, áp dụng chế độ kế toán Việt Nam. Phương pháp thứ hai là nộp
thuế GTGT và TNDN theo tỷ lệ ấn định, áp dụng cho các NTNN không
thỏa mãn các điều kiện trên. Thông tư 197/2009/TT-BTC bổ sung thêm
phương pháp NTNN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế
TNDN theo tỷ lệ ấn định, áp dụng cho NTNN nếu đáp ứng đủ hai điều
kiện: Có cơ thường trú tại Việt Nam và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
trên 183 ngày, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật về kế
toán và hướng dẫn của Bộ Tài chính thì đăng ký với cơ quan thuế để thực
hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế TNDN theo
phương pháp ấn định. Như vậy, NTNN tại Việt Nam có tới 3 phương pháp
nộp thuế. So với các nước, chỉ có hai trường hợp: NTNN hoạt động kinh
doanh qua CSTT nộp thuế như doanh nghiệp trong nước; NTNN hoạt
động kinh doanh không qua CSTT: nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
tại nguồn. Việc áp dụng tới 03 phương pháp nộp thuế sẽ dẫn tới tăng gánh
nặng kiểm tra thuế GTGT lên cơ quan thuế (vốn đã quá tải so với nguồn
nhân lực) và trên thực tế, rất ít NTNN đăng ký nộp thuế theo phương pháp
thuế GTGT khấu trừ, thuế TNDN ấn định.
Về chế độ kế toán và kê khai thuế: ngày 31/12/2009 Bộ Tài chính ban hành
Thông tư số 244/2009/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi kế toán một số nghiệp
vụ kinh tế, bổ sung kế toán các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh chưa được
quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp. Theo đó, “Các tổ chức, cá
nhân nước ngoài sản xuất kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, thoả thuận hoặc
cam kết với tổ chức, cá nhân Việt Nam (gọi tắt là Nhà thầu nước ngoài),
có cơ sở cư trú tại Việt Nam phải thực hiện kế toán theo quy định của Luật
Kế toán; Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam; Chế độ kế toán Doanh
nghiệp Việt Nam.”. Điều này có nghĩa là, NTNN có cơ sở cư trú tại Việt
- 45 -
Nam bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán Việt Nam. Thông tư 134 quy
định trường hợp NTNN nộp thuế theo phương pháp ấn định “Bên Việt
Nam nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài
nộp thuế theo hướng dẫn tại Điểm 2, Điểm 3 Mục III Phần B Thông tư này
nếu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được
một trong các điều kiện nêu tại Điểm 1 Mục II Phần B Thông tư này.”.
Điều này có nghĩa là trường hợp NTNN có cơ sở cư trú tại Việt Nam
nhưng không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam thì nộp thuế theo phương
pháp ấn định và Bên Việt Nam khấu trừ nộp hộ. Quy định tại Thông tư
244/2009/TT-BTC là không phù hợp vì việc xác định NTNN có cơ sở sư
trú hay không trong nhiều trường hợp chưa thể xác định được khi NTNN
ký hợp đồng với Bên Việt Nam. Ngoài ra, Thông tư số 60/2007/TT-BTC
ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của
Luật Quản lý thuế và hướng dẫn Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày
25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Quản lý thuế chỉ có hướng dẫn đối với trường hợp NTNN thực hiện chế độ
kế toán Việt Nam: thực hiện như doanh nghiệp trong nước và trường hợp
NTNN không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam: Bên Việt Nam ký hợp
đồng kê khai và nộp thuế thay NTNN. Như vậy, có sự chồng chéo, hướng
dẫn chưa rõ đối với chế độ kế toán và kê khai thuế của NTNN.
Quy định về địa điểm kê khai, nộp thuế đối với hợp đồng xây dựng: Theo
quy định hiện hành, đối với hợp đồng nhà thầu là hợp đồng xây dựng, lắp
đặt thì nộp hồ sơ khai thuế cho cục thuế quản lý địa phương nơi diễn ra
hoạt động xây dựng, lắp đặt. Điều này làm tăng thêm thủ tục về thuế đối
với cả trường hợp các NTNN trực tiếp nộp thuế lẫn trường hợp Bên Việt
Nam khấu trừ nộp hộ thuế, trong khi tổng số thuế thu được không thay đổi,
đồng thời làm phức tạp thêm việc quản lý thuế NTNN.
- 46 -
Quy định về địa điểm khai thuế TNDN đối với chi nhánh có hoạt động sản
xuất: Theo quy định hiện hành, trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất
(bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa
bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh
nghiệp đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và
ở nơi có cơ sở sản xuất. Cũng như trường hợp trên, quy định này làm tăng
thêm thủ tục về thuế đối với trường hợp các NTNN trực tiếp nộp thuế,
trong khi tổng số thuế phải nộp không đổi.
Về Mã số thuế: Theo quy định hiện hành về đăng ký thuế, đối với trường
hợp nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài, các hợp đồng, hợp tác kinh
doanh của Việt Nam với người nước ngoài, nhưng bên nước ngoài không
trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam, thì bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà
thầu có trách nhiệm kê khai và nộp thuế cho bên nước ngoài. Bên Việt
Nam được cấp một mã số thuế 10 số để sử dụng cho việc kê khai, nộp hộ
thuế cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài. Bên Việt Nam phải nộp
Bản kê danh sách các nhà thầu phụ, nhà thầu phụ nước ngoài ký hợp đồng
hợp tác kinh doanh có kê khai, nộp thuế thông qua bên Việt Nam. Mỗi nhà
thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trong bản kê sẽ được cấp mã số thuế 13 số
theo mã số thuế nộp hộ của Bên Việt Nam ký hợp đồng. Mã số thuế này
được sử dụng để phân biệt số thuế phải nộp, đã nộp của từng nhà thầu, nhà
thầu phụ nước ngoài khi Bên Việt Nam ký hợp đồng kê khai và nộp hộ
thuế với cơ quan Thuế. Bên Việt Nam ký hợp đồng phải thực hiện kê khai
đăng ký thuế cho từng nhà thầu, nhà thầu phụ theo “Phụ lục tờ khai đăng
ký thuế - Mẫu số 04.2-ĐK-TCT”; đồng thời phải làm thủ tục chấm dứt
hiệu lực mã số 13 số của các nhà thầu nước ngoài khi chấm dứt hợp đồng.
Theo nguyên tắc cấp mã số thuế, người nộp thuế chỉ được cấp một mã số
thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký
- 47 -
thuế cho đến khi không còn tồn tại. Mã số thuế được dùng để kê khai nộp
thuế cho tất cả các loại thuế mà người nộp thuế phải nộp, kể cả trường hợp
người nộp thuế kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động
sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khác nhau. Tuy nhiên, thời gian qua
trong trường hợp Nhà thầu nước ngoài thực hiện nhiều dự án được duyệt
khác nhau thì được cấp mã số riêng cho từng dự án. Như vậy, một Nhà
thầu nước ngoài nếu thực hiện nhiều dự án khác nhau thì có nhiều mã số
thuế. Việc cấp mã số thuế cho Nhà thầu theo từng dự án sẽ tạo điều kiện
quản lý thuế cho từng dự án được chặt chẽ, tách bạch và thực hiện nghĩa
vụ thuế tại nơi thực hiện dự án. Tuy nhiên, để nhất quán trong việc cấp mã
số thuế giữa quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thì cần phải
nghiên cứu bổ sung nội dung vào chính sách chung, thực hiện thủ tục hành
chính hợp lý.
Về tính ổn định của chính sách: Trong suốt thời gian xây dựng, thực hiện
chính sách thuế đối với NTNN, đã có nhiều lần có sự thay đổi về quan
điểm, cách tính thuế đối với cùng một hoạt động. Chẳng hạn đối với hoạt
động thuê MMTB: Thông tư 169/1998/TT-BTC quy định hoạt động cho
thuê MMTB, phương tiện vận tải là hoạt động dịch vụ; Thông tư
05/2005/TT-BTC quy định hoạt động này phải nộp tiền bản quyền; Thông
tư 134/2008/TT-BTC lại quy định đây là hoạt động dịch vụ ... Sự thiếu ổn
định về chính sách là một hạn chế rất lớn của thuế NTNN của Việt Nam,
gây không ít khó khăn cho các NTNN và cả cơ quan thuế khi thực hiện.
Về tính hồi tố: Theo quy định, không được quy định hiệu lực trở về trước
đối với các trường hợp sau đây: a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối
với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy
định trách nhiệm pháp lý; b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn (Điều
76, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996, Điều 79, Luật ban
- 48 -
hành văn bản quy phạm pháp luật 2008). Tuy nhiên, việc tuân thủ quy định
về hồi tố trong các văn bản về thuế NTNN chưa được nhất quán. Ví dụ:
Thông tư số 37 TC/TCT năm 1995 thay thế Thông tư số 07 TC/TCT và
Thông tư số 30 TC/TCT quy định: “Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01/06/1995 và thay thế cho Thông tư số 07 TC/TCT ngày
30/03/1992 và Thông tư số 30 TC/TCT ngày 18/07/1992 của Bộ Tài
chính, áp dụng đối với các Hợp đồng được ký kết từ ngày 01/06/1995
trở đi. Các Hợp đồng đã ký trước ngày 01/06/1995 vẫn áp dụng theo
các quy định của Thông tư số 30 TC/TCT và Thông tư số 07 TC/TCT
cho các khoản thanh toán theo hợp đồng cho đến hết ngày 30/09/1995,
kể từ ngày 01/10/1995 trở đi thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư
này.”
Thông tư số 169/1998/TT-BTC quy định: “§èi víi c¸c Hîp ®ång Nhµ
thÇu, Nhµ thÇu phô ®−îc ký tr−íc ngµy 01/01/1999 vµ ®ang thùc hiÖn
th× c¸c kho¶n tiÒn thanh to¸n cho Nhµ thÇu, Nhµ thÇu phô tr−íc ngµy
01/01/1999 thùc hiÖn nghÜa vô thuÕ theo c¸c v¨n b¶n h−íng dÉn t¹i thêi
®iÓm thanh to¸n. C¸c kho¶n thanh to¸n tõ ngµy 01/01/1999 thùc hiÖn
nghÜa vô thuÕ theo h−íng dÉn t¹i Th«ng t− nµy. Tr−êng hîp, Nhµ thÇu
chÝnh ®: nép thuÕ doanh thu ®èi víi ho¹t ®éng x©y l¾p trªn toµn bé gi¸
trÞ hîp ®ång tr−íc ngµy 01/01/1999, th× Nhµ thÇu phô kh«ng ph¶i nép
thuÕ GTGT ®èi víi sè tiÒn ®−îc Nhµ thÇu chÝnh thanh to¸n tõ ngµy
01/01/1999.”
Thông tư số 05/2005/TT-BTC quy định: “Đối với Hợp đồng nhà thầu,
Hợp đồng nhà thầu phụ nước ngoài đã ký trước ngày Thông tư này có
hiệu lực thì việc xác định phương pháp nộp thuế, xác định số thuế phải
nộp, quyết toán thuế được tiếp tục thực hiện như hướng dẫn tại Thông
tư 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 và Thông tư số 95/1999/TT-
- 49 -
BTC ngày 06/08/1999 cho đến khi kết thúc hợp đồng. Trường hợp kể
từ ngày 01/01/2005 có việc gia hạn Hợp đồng thầu, Hợp đồng thầu phụ
đã ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì việc tính thuế,
kê khai và nộp thuế kể từ ngày gia hạn hợp đồng thực hiện như hướng
dẫn tại Thông tư này.”
Thông tư 134/2008/TT-BTC quy định: “Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng từ
01/01/2009.” Điều này là không phù hợp, vì không đề cập tới các hợp
đồng NTNN đã ký trước khi TT 134/2008/TT-BTC có hiệu lực; Sau
đó, mãi tới tháng 10/2009, Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư số
197/2009/TT-BTC quy định: “Trường hợp các Hợp đồng thầu, Hợp
đồng thầu phụ được ký kết trước ngày Thông tư số 134/2008/TT-BTC
có hiệu lực thì việc xác định nghĩa vụ thuế GTGT, thuế TNDN tiếp tục
thực hiện như hướng dẫn tại Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày
11/1/2005 của Bộ Tài chính.” ...
Qua phân tích ở trên, có thể thấy một số hạn chế của chính sách thuế
NTNN tại VN:
- Chính sách không nhất quán, còn nhiều thay đổi, dẫn đến các nhà thầu nước
ngoài e ngại khi hoạt động tại Việt Nam;
- Văn bản pháp quy hướng dẫn còn chưa rõ ràng, dẫn tới cách hiểu khác nhau
giữa cơ quan thuế và người nộp thuế; thậm chí giữa cơ quan thuế các địa
phương đôi khi có cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề, gây khó khăn cho
nhà thầu nước ngoài;
- Thủ tục về thuế chưa thuận lợi cho nhà đầu tư;
- Mặc dù đã có Thông tư về thuế NTNN, Nhà đầu tư vẫn phải tham khảo các
văn bản pháp quy khác quy định các loại thuế phải nộp: TNCN, Môn bài, thủ
tục kê khai v.v… Điều này là do thông tư về thuế NTNN hiện nay chỉ quy
- 50 -
định về 2 loại thuế GTGT và TNDN. Các loại thuế khác NTNN thực hiện
theo các quy định liên quan.
Kết luận chương 2:
Chương 2 đã tóm lược quá trình hình thành các văn bản pháp quy về
thuế NTNN tại Việt Nam từ năm 1991 đến nay, nội dung và các thay đổi cơ
bản của thuế NTNN tại Việt Nam hiện hành, các đặc điểm của thuế nhà thầu
nước ngoài tại Việt Nam, so sánh thuế nhà thầu nước ngoài của Việt Nam với
thuế nhà thầu nước ngoài của các nước, những vấn đề còn hạn chế của chính
sách thuế NTNN tại Việt Nam để tìm biện pháp hoàn thiện trong Chương 3.
- 51 -
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THUẾ ĐỐI VỚI NHÀ THẦU NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM
3.1. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện thuế NTNN tại Việt Nam:
Từ ngày thành lập (10/09/1945) đến nay, ngành thuế luôn phấn đấu nỗ
lực không ngừng, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ
kinh tế chính trị qua từng thời kỳ. Sau gần 25 năm đổi mới, trải qua ba bước
cải cách lớn, đến nay ngành thuế đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ:
Hệ thống chính sách thuế được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở
pháp lý để huy động nguồn lực và là công cụ để Đảng và Nhà nước điều
chỉnh sự phát triển nền kinh tế - xã hội, động viên được các nguồn lực, thúc
đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển nhanh; khuyến khích xuất khẩu, khuyến
khích đầu tư, đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp
phần quan trọng cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, nâng cao đời
sống nhân dân.
Qua 20 năm thực hiện, Thuế NTNN tại Việt Nam đã phát huy tác dụng
tích cực, đảm bảo việc huy động nguồn thu từ hoạt động của các NTNN tại
Việt Nam, đóng góp một phần vào NSNN. Tuy nhiên, chính sách thuế NTNN
tại Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục, hoàn thiện. Việc hoàn
thiện chính sách thuế đối với NTNN nhằm mục đích và theo các định hướng
sau:
- Chính sách thuế NTNN phải là công cụ quản lý và điều tiết của Nhà
nước đối với hoạt động của các NTNN, động viên được nguồn lực này;
Đảm bảo số thu ngân sách nhà nước;
- Chính sách thuế NTNN phải tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công
bằng, áp dụng hệ thống thuế thống nhất không phân biệt giữa các thành
- 52 -
phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và NTNN;
- Xây dựng chính sách thuế nhà thầu nước ngoài minh bạch, dễ áp dụng,
phù hợp xu hướng cải cách ngành thuế trong thời gian tới;
- Xây dựng chính sách thuế nhà thầu nước ngoài đồng bộ với hệ thống
chính sách thuế nói riêng và hệ thống chính sách pháp luật nói chung;
ổn định, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan quản lý trong thực
hiện.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt nam
Các giải pháp hoàn thiện thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt nam được
thực hiện ở cấp vĩ mô và vi mô, cụ thể như sau:
3.2.1. Các giải pháp vĩ mô:
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, Quốc
hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp trong tất
cả các mặt của lĩnh vực thuế và cải cách hệ thống thuế.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của quốc gia. Tuy nhiên, ngành thuế không thể
một mình hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Cũng như mọi cơ quan Nhà
nước khác, cơ quan thuế các cấp nằm dưới sự lãnh đạo của Cấp ủy Đảng tương
ứng; Luật thuế được Quốc hội thông qua; Cơ quan thuế các cấp là cơ quan trung
ương đóng tại địa phương, chịu sự lãnh đạo song trùng của cơ quan thuế cấp trên
và chính quyền địa phương. Sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của
Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp
trong tất cả các lĩnh vực thuế và cải cách hệ thống thuế là yêu cầu bắt buộc, đảm
bảo sự thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ của ngành thuế. Thuế NTNN
cũng là một bộ phận trong tổng thể các chính sách thuế của ngành, cũng cần sự
chỉ đạo của các quan liên quan. Chẳng hạn, cơ quan thuế địa phương muốn tăng
cường sự quản lý về thuế TNCN của các NTNN, bên cạnh việc báo cáo lên cơ
- 53 -
quan thuế cấp trên, cần sự chỉ đạo của cấp ủy, UBND địa phương để có sự phối
hợp trong việc quản lý thuế TNCN của NTNN. Các biện pháp thực hiện như: lập
đoàn kiểm tra liên ngành (thuế, công an, quản lý thị trường, BHXH, Sở công
thương v.v...), ra chỉ thị phối hợp quản lý đều phải có sự lãnh đạo của cấp ủy,
UBND địa phương, sự phối hợp của các ban ngành liên quan.
Các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục quốc gia có trách nhiệm
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các chính sách thuế để mọi tổ
chức, cá nhân hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế.
Biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời phê
phán mạnh mẽ các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế.
Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, PL của Nhà nước; định hướng
trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ khác nhau, phối hợp chặt chẽ, trực tiếp với các
cấp uỷ Đảng để động viên toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. (Đài phát thanh,
truyền hình, báo hình, báo viết, in ấn, xuất bản phẩm, internet, hệ thống giáo dục
học đường; đối tượng bao gồm cán bộ công chức, học sinh, sinh viên, hộ kinh
doanh, doanh nghiệp, ...). Trong đó, CQT các cấp chủ trì, kết hợp với các đơn vị
ban ngành liên quan tổ chức triển khai tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế theo
địa bà được phân công... Thực hiện đúng theo chương trình, kế hoạch, mục đích,
yêu cầu đề ra trong mỗi thời kỳ; đảm bảo NNT hiểu đúng, nghe theo và làm
theo. Áp dụng các hình thức, biện áp tuyên truyền đa dạng, phong phú, không
sáo rỗng; bảo đảm tác động hiệu quả đến đối tượng được tuyên truyền. Thực
hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối
tượng; có chương trình thống nhất từ TW đến địa phương theo những chủ đề,
nội dung phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành Thuế, phù hợp với đối tượng
trên địa bàn. Từng bước áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học kỹ
thuật nhằm phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng mặt hình thức và nội
dung công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế phù hợp với trình độ dân trí,
- 54 -
phù hợp với đối tượng được tuyên truyền (tuyên dương các điển hình tiên tiến,
nhân rộng các cá nhân, tập thể chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, đa dạng các hình
thức phổ biến pháp luật thuế, đáp ứng một cách thuận tiện nhất cho NNT,...)
Thiết lập chương trình đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch và công tác triển khai trên thực tế; kiến nghị, đề xuất các hình thức, biện
pháp hiệu quả hơn; kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho sát tình hình thực tế, yêu
cầu, nhiệm vụ của ngành thuế.
Hoàn thiện, cải cách đồng bộ các cơ chế, chính sách quản lý về đất đai,
thanh toán không dùng tiền mặt, đăng ký kinh doanh, xuất, nhập khẩu, xuất,
nhập cảnh, kế toán, giá... để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế
và cải cách hệ thống thuế.
Chính sách thuế nói chung và thuế NTNN nói riêng nằm trong tổng thể hệ
thống luật của quốc gia. Hoàn thiện, cải cách đồng bộ các cơ chế, chính sách
quản lý về đất đai, thanh toán không dùng tiền mặt, đăng ký kinh doanh, xuất,
nhập khẩu, xuất, nhập cảnh, kế toán, giá... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý thuế và cải cách hệ thống thuế. Chẳng hạn, đồng bộ hóa việc cấp giấy
phép NTNN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với đăng ký, cấp MST NTNN;
cấp phép hoạt động của cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam gắn liền
với thông tin cho cơ quan thuế phối hợp quản lý; hoàn thiện hệ thống kế toán đối
với NTNN phù hợp thông lệ quốc tế, đảm bảo yêu cầu quản lý thuế đối với
NTNN; quy định thanh toán qua ngân hàng tránh, giảm gian lận về thuế v.v...
Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp với cơ
quan thuế như: cung cấp thông tin, điều tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và các biện pháp hành chính khác để nâng cao hiệu lực, hiệu quả
của pháp luật thuế.
Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm: Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ
- 55 -
quan quản lý thuế lập dự toán thu ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; Kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về thuế; Các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về thuế; phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý
thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế. Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội
phạm vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và thông báo tiến
độ, kết quả xử lý vụ việc cho cơ quan quản lý thuế; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức động viên nhân dân, giáo dục hội
viên nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về thuế; phê phán các hành vi vi phạm
pháp luật về thuế. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế đến các hội viên v.v...
Khuyến khích, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ về thuế, kế
toán, kiểm toán, đại lý thuế nhằm giúp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu rõ
các quy định của pháp luật về thuế, làm tốt công tác kế toán, thực hiện đúng
nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.
Để hiểu một cách cặn kẽ và thực hiện đúng đắn các quy định của chính
sách thuế là một vấn đề không phải đơn giản đối với các đối tượng nộp thuế,
nhất là khi thực hiện áp dụng cơ chế quản lý thu nộp thuế theo phương thức các
đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế, bởi trong thực tiễn không
phải đối tượng nộp thuế nào cũng có thể hiểu biết, nắm rõ và thực hiện đúng
nghĩa vụ thuế của mình với Nhà nước. Do vậy, việc cung cấp dịch vụ tư vấn thuế
là nhu cầu rất bức xúc, thiết thực của các đối tượng nộp thuế trong điều kiện hiện
nay. Cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành thuế, tất yếu đòi hỏi sự phát triển
của dịch vụ tư vấn, kế toán, kiểm toán, đại lý thuế. Dịch vụ đại lý thuế mới có ở
- 56 -
Việt Nam trong khi hoạt động này đã rất phổ biến trên thế giới từ rất lâu. Tại
Nhật Bản, đại lý thuế đã có từ năm 1952, Trung Quốc hiện có hơn 70.000 đại lý.
Các hoạt động này giúp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu rõ các quy định của
pháp luật về thuế, làm tốt công tác kế toán, thực hiện đúng nghĩa vụ và trách
nhiệm của mình. Đặc biệt, đối với NTNN, thời gian hoạt động tại Việt Nam
ngắn, việc sử dụng các dịch vụ về thuế là nhu cầu thiết yếu, giảm thiểu rủi ro về
khai thuế cho NTNN, giảm bớt áp lực cho cơ quan thuế.
Kiện toàn bộ máy ngành thuế theo hướng quản lý theo chức năng, tăng
cường trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế các cấp.
Kể từ năm 2006, việc áp dụng cơ cấu tổ chức theo chức năng trong các cơ
quan thuế - nơi cán bộ thuế được phân công vào bộ phận theo chức năng quản
lý thuế - là một bước tiến quan trọng trong sự chuyển đổi của ngành thuế. Tuy
nhiên, năng lực của ngành thuế trong việc khai thác triệt để lợi ích của cơ cấu tổ
chức mới bị hạn chế bởi nhiều yếu kém quan trọng trong đó bao gồm: (1) tỷ lệ
cán bộ được phân bổ vào các chức năng của công tác quản lý thuế chưa phù hợp
(thiếu cho các chức năng mang lại giá trị cao như tuyên truyền hỗ trợ, thanh tra
và cưỡng chế); (2) các hoạt động nghiệp vụ hầu như hoàn toàn được xử lý phân
tán trên toàn bộ mạng lưới cơ quan thuế cấp tỉnh và huyện; (3) vai trò hạn chế
của Tổng cục Thuế trong việc giám sát và quản lý hoạt động của cơ quan thuế
cấp dưới; và (4) thiếu nguồn năng lực chuyên gia cụ thể như nhóm lập kế hoạch
chiến lược, để trợ giúp cho tổ chức trong việc thành lập và quản lý kế hoạch
chiến lược của ngành. Hiện tại ở TCT đã thành lập được bộ phận quản lý thuế
doanh nghiệp lớn làm cơ sở cho việc chuyển đổi từng bước từ mô hình quản
lý thuế chức năng sang mô hình quản lý thuế theo đối tượng, kết hợp với quản
lý thuế theo chức năng; nhiệm vụ xây dựng hướng dẫn chính sách tập trung
về 1 đầu mối là Vụ Chính sách để đảm bảo thống nhất và đồng bộ trong quản
lý thuế. Nghiên cứu việc từng bước hình thành các Cục Thuế vùng gắn với
- 57 -
phân cấp Ngân sách nhà nước trong giai đoạn tới để kiện toàn bộ máy cấp
Cục Thuế tinh gọn, nhưng đủ năng lực để thực hiện các chức năng quản lý
thuế và đảm bảo sử dụng nguồn lực hiệu quả; đồng thời đẩy mạnh công tác uỷ
nhiệm thu cho các cơ quan quản lý, các tổ chức chi trả, phường xã trên địa
bàn ...
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thuế theo
hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế tiên tiến,
hiện đại.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên
sâu theo từng chức năng quản lý cho cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao
năng lực, trình độ cho cán bộ ngành thuế. Xây dựng được mô hình chuẩn về
đào tạo cán bộ thuế, trong đó qui định rõ cách thức đào tạo cho từng loại cán
bộ, công chức: Đào tạo kiến thức cơ bản về thuế cho cán bộ, công chức mới
vào ngành; Bồi dưỡng cơ bản về những kiến thức cơ bản cần thiết để công
chức thực hiện công việc quản lý thuế được phân công; Bồi dưỡng chuyên sâu
theo từng chức năng quản lý cho cán bộ thuế nhằm trang bị kiến thức chuyên
sâu, chuyên ngành, kỹ năng thành thạo và kinh nghiệm xử lý các vấn đề về
thuế trong thực tiễn; Đào tạo, bồi dưỡng mỗi khi có thay đổi về chính sách,
quy trình quản lý…. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn
chung, kiến thức Quản lý Nhà nước, Lí luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cũng
như kỹ năng giao tiếp ứng xử, văn hoá công sở và đạo đức công chức cho cán
bộ, công chức thuế; Kết hợp với tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng
chuyên sâu quản lý thuế, kỹ năng quản lý đối với cán bộ lãnh đạo... Tăng
cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế bằng việc kết hợp nhiều hình thức: đào
tạo tập trung, đào tạo trong công việc, đào tạo trực tuyến qua mạng E-
Learning; Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo chuyên sâu tại các nước tiên
tiến, mời chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam tổ chức các khoá bồi dưỡng
- 58 -
chuyên sâu các chức năng quản lý thuế cho các chuyên gia, giảng viên kiêm
chức và cán bộ trẻ có năng lực;
3.2.2. Các giải pháp cụ thể
Về xây dựng chính sách thuế đối với NTNN:
Áp dụng nhất quán ba nguyên tắc sau:
Các quy định về thuế NTNN được xây dựng trong hệ thống Luật thuế
nói chung và từng sắc thuế nói riêng.
Hiện nay, hệ thống Luật thuế của Việt Nam bao gồm: Luật quản lý
thuế, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN, Luật thuế TNCN, Luật thuế XNK,
Luật thuế Tài nguyên, Luật thuế TTĐB; một số văn bản pháp quy về phí, lệ
phí, thuế Môn bài, các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần v.v... Thông tư
134/2008/TT-BTC và Thông tư 197/2009/TT-BTC mới chỉ hướng dẫn về
thuế GTGT và thuế TNDN đối với NTNN. Các loại thuế khác áp dụng theo
các quy định tại các Luật và văn bản hiện hành. Các thủ tục về thuế áp dụng
quy định của Luật Quản lý thuế. Như vậy, việc xây dựng một Thông tư về
thuế NTNN như hiện nay cũng chưa bao trùm được các loại thuế áp dụng cho
NTNN và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Cần thiết phải đưa các hướng
dẫn về thuế đối với NTNN vào từng Luật thuế tương ứng.
Xử lý thuế NTNN tách theo 2 hướng: NTNN có CSTT tại Việt Nam và
NTNN không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Việc phân định NTNN có CSTT và không có CSTT để áp dụng chính
sách thuế là phù hợp với thông lệ quốc tế về thuế và đều được các nước áp
dụng. Đối với NTNN có CSTT tại Việt Nam áp dụng các quy định như đối
với doanh nghiệp thành lập theo luật pháp Việt Nam, kể cả chế độ kế toán.
Các NTNN không có CSTT tại Việt Nam xây dựng chính sách phù hợp, đảm
bảo nguyên tắc đơn giản, hiệu quả, minh bạch.
Các quy định về thuế chỉ nên xây dựng trong Luật thuế tương ứng:
- 59 -
Quy trình xây dựng chính sách của Việt Nam hiện nay, bao gồm cả xây
dựng chính sách thuế là: Quốc hội ban hành Luật thuế, Chính phủ ban hành
Nghị định hướng dẫn Luật thuế, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn
Nghị định. Quy trình này có sự khác biệt với các nước, theo đó các quy định
về thuế chỉ nằm trong Luật thuế. Các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý
thuế được giải quyết thông qua văn bản của cơ quan thuế với người nộp thuế,
giữa quyết định của tòa án khi giải quyết tranh chấp giữa người nộp thuế với
cơ quan thuế. Xây dựng các quy định về thuế chỉ trong Luật thuế nâng cao
hiệu lực của văn bản pháp quy về thuế, vì khi xảy ra tranh chấp về thuế, tòa
án trước hết căn cứ vào quy định tại văn bản pháp quy có hiệu lực pháp lý cao
nhất là Luật, sau đó mới tới các văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn; đồng
thời, tránh được việc Luật ban hành, nhưng chưa được áp dụng vì chưa có
hướng dẫn; tới khi có hướng dẫn lại áp dụng cho cả thời gian trước khi có
hướng dẫn v.v...
Về kê khai nộp thuế: địa điểm kê khai, các loại thuế phải nộp …
Sửa quy định về khai thuế GTGT tại địa điểm có công trình xây dựng.
Trường hợp NTNN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có tạo thành
CSTT tại Việt Nam, NTNN chỉ khai thuế tại nơi có văn phòng điều
hành chính. Trường hợp NTNN không có CSTT tại Việt Nam, Bên
Việt Nam ký hợp đồng chỉ khai thuế NTNN tại địa phương Bên Việt
Nam có trụ sở chính. Điều này giúp giảm thiểu thủ tục hành chính về
thuế cả đối với NTNN và Bên Việt Nam ký hợp đồng.
Bỏ thuế môn bài đối với NTNN không có sơ sở thường trú tại Việt
Nam.
Xét về chức năng của thuế môn bài chủ yếu là kiểm kê, kiểm soát nên
việc đưa thuế môn bài vào quản lý các hoạt động kinh doanh công thương
nghiệp trong những năm qua đã phát huy hiệu quả trong việc thống kê, trợ
- 60 -
giúp các nhà quản lý trong việc nắm bắt sự phát sinh số lượng cơ sở sản xuất
kinh doanh hàng năm thuộc các ngành nghề, giúp công tác lập kế hoạch thu
sát với thực tế của từng địa phương trong điều kiện quản lý chủ yếu bằng các
biện pháp thủ công, thống kê trực tiếp. Tuy nhiên, đối với NTNN việc thu
thuế môn bài trên thực tế do Bên Việt Nam ký hợp đồng thực hiện với mức
1.000.000 đồng/hợp đồng, không phân biệt có hay không có CSTT tại Việt
Nam, có hay không có hiện diện tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là có thể
một cá nhân nước ngoài cho một doanh nghiệp Việt Nam vay, cá nhân nước
ngoài mặc dù không hề có mặt tại Việt Nam vẫn phải nộp thuế môn bài.
Trường hợp cá nhân nước ngoài đó cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tại các
địa phương khác nhau vay thì có thể phải nộp thuế môn bài tại nhiều nơi.
Trong khi đó, một cá nhân Việt Nam cho doanh nghiệp Việt Nam vay thì lại
không phải nộp thuế môn bài! Điều này không phù hợp với bản chất của thuế
môn bài, gây tranh cãi trong quá trình thực hiện, và thực tế thêm chi phí và
thủ tục cho Bên Việt Nam ký hợp đồng.
Về cấp mã số thuế:
Đảm bảo cấp được MST cho tất cả các NTNN, khắc phục tình trạng chỉ
cấp một MST nộp hộ cho tất cả các NTNN của Bên Việt Nam ký hợp đồng,
dẫn tới phải quản lý NTNN theo phương pháp thủ công, mất nhiều thời gian
của cán bộ quản lý.
Về phương pháp tính thuế:
Đề nghị bỏ trường hợp Nhà thầu nước ngoài nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí;
Chỉ nên áp dụng hai phương pháp tính thuế:
Đối với NTNN có cơ sở thường trú tại Việt Nam: áp dụng như đối với
doanh nghiệp trong nước. Nhà thầu nước ngoài đăng ký kê khai, nộp
thuế theo hướng dẫn tại các Luật thuế tương ứng: thuế GTGT, thuế
- 61 -
TNDN, thuế TNCN v.v… và thực hiện quyết toán với cơ quan thuế khi
chấm dứt hợp đồng về nước. Điều này đảm bảo việc quản lý nhà nước
đối với nhà thầu nước ngoài, chống thất thu cho ngân sách nhà nước và
cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đối với NTNN không có CSTT tại Việt Nam: Bên Việt Nam ký hợp
đồng nộp thay NTNN theo các thủ tục quy định tại Luật quản lý thuế.
Việc kê khai và nộp thuế được thực hiện một cách đơn giản; Thuế suất
áp dụng theo tỷ lệ trên doanh thu nhà thầu nước ngoài nhận được. Điều
này làm giảm bớt thủ tục hành chính cho nhà thầu nước ngoài và Bên
Việt Nam ký hợp đồng, đồng thời cả hai bên cũng dễ dàng hơn trong
việc tính toán chi phí thuế kết cấu trong giá trị hợp đồng khi đàm phán
các hợp đồng.
3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ:
Về ứng dụng tin học trong quản lý thuế đối với nhà thầu nước ngoài:
Xây dựng chương trình quản lý thuế NTNN, hỗ trợ công tác của cán bộ
thuế, tăng tính hiệu quả, giảm thời gian thực hiện các công việc thủ công của
cán bộ thuế, có khả năng kiểm tra hoạt động của NTNN trên phạm vi toàn
quốc. Chương trình phải có khả năng thu thập thông tin từ nhiều nguồn để xác
định CSTT của NTNN, quản lý được tất cả các NTNN của từng doanh nghiệp
Việt Nam ... Áp dụng giải pháp này hỗ trợ cơ quan thuế trong việc kiểm tra,
giám sát hoạt động, nghĩa vụ thuế của nhà thầu nước ngoài, đảm bảo tính
công bằng trong việc thực hiện pháp luật thuế.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm
ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật
thuế.
Sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, áp dụng
phương pháp quản lý rủi ro trong việc lựa chọn doanh nghiệp lập kế hoạch
- 62 -
thanh tra và xác định phạm vi thanh tra. Nâng cao trình độ công chức thanh
tra trên cơ sở xây dựng tiêu chuẩn thanh tra viên thuế và có chương trình đào
tạo để công chức làm công tác thanh tra đạt được các tiêu chuẩn đó. Tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ thanh tra đảm bảo trung thực, trong
sạch. Xây dựng Sổ tay thanh tra, kiểm tra thuế NTNN làm cơ sở cho cán bộ
thanh tra, kiểm tra thuế tại địa phương thống nhất áp dụng trong toàn quốc.
Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra cũng góp phần không nhỏ
trong việc đảm bảo việc thực thi chính sách thuế một cách công bằng đối với
người nộp thuế nói chung và nhà thầu nước ngoài nói riêng.
Kết luận chương 3:
Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thuế
đối với nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với chiến lược phát triển
của ngành thuế năm 2011-2020, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các giải pháp
trên nhằm khắc phục các hạn chế đã nêu trong Chương 2, giúp cho chính sách
thuế nhà thầu nước ngoài nói riêng, và hệ thống chính sách thuế nói chung đạt
hiệu quả cao, góp phần vào công cuộc phát triển nền kinh tế quốc gia và hội
nhập kinh tế quốc tế.
- 63 -
KẾT LUẬN
Đã 20 năm từ khi văn bản pháp quy về thuế nhà thầu nước ngoài tại
Việt Nam được ban hành. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của hệ
thống pháp luật thuế nói chung và thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam nói
riêng đã đạt được nhiều tiến bộ, ngày càng phù hợp hơn với hệ thống pháp
luật thuế thế giới. Số thu từ thuế nói chung, từ thuế đối với nhà thầu nước
ngoài nói riêng đã đóng góp đáng kể vào quá trình xây dựng và phát triển của
đất nước, tạo nguồn thu lớn, ổn định cho ngân sách Nhà nước. Hoàn thiện
chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài nằm trong định hướng phát triển
chung của ngành thuế, góp phần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa
các thành phần kinh tế. Với ý nghĩa đó, đề tài “Hoàn thiện chính sách thuế
đối với nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam” được thực hiện với mong muốn
các giải pháp nêu ra đóng góp một phần vào trong tiến trình cải cách, phát
triển của ngành thuế nói chung, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam nói
riêng. Hy vọng, trong thời gian gần, Việt Nam với chính sách thuế đồng bộ,
có cơ cấu hợp lý sẽ đảm bảo nguồn tài lực phục vụ sự nghiệp xây dựng đất
nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động trong hội
nhập quốc tế./.
- 64 -
ĐỀ XUẤT CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu chính sách thuế đối
với nhà thầu nước ngoài của Việt Nam, có so sánh đối chiếu với chính sách
thuế nhà thầu nước ngoài của các nước phát triển và trong khu vực, tìm hiểu
những hạn chế của hệ thống chính sách thuế NTNN của Việt Nam hiện hành,
từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện, nhưng do hạn chế về kiến thức và
thời gian nên vẫn còn nhiều vấn đề mà tầm vóc của một luận văn Thạc sĩ
Kinh tế chưa thể đề cập và trình bày hết được.
Do vậy, tác giả hy vọng rằng trong thời gian tới, các nhà khoa học, các
chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực thuế nói chung và thuế đối với nhà thầu
nước ngoài nói riêng sẽ có những công trình nghiên cứu bao quát hơn, chuyên
sâu hơn về đề tài này, đặc biệt thực hiện được các khảo sát đối với đối tượng
là các nhà thầu nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng nhà thầu
nước ngoài. Nếu được vậy, đề tài sẽ có tính thuyết phục cao hơn, rất có ích
cho các nhà quản lý trong việc xây dựng chính sách pháp luật thuế nói chung
và chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài nói riêng.
- 65 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, Lý thuyết Tài chính công, NXB Đại học
Quốc gia TP. HCM (2006).
2. Giáo trình Thuế, PGS.TS Phan Thị Cúc - ThS. Trần Phước - ThS. Nguyễn
Thị Mỹ Linh, NXB Thống Kê (2007).
3. Giáo trình Thuế, Võ Thế Hào - Phan Mỹ Hạnh - Lê Quang Cường - Khoa
Tài chính Nhà nước, Đại học Kinh Tế TPHCM, NXB Lao Động (2008).
4. Giáo trình thuế thực hành, TS. Phan Hiển Minh - TS. Nguyễn Ngọc Thanh
- ThS. Châu Thành Nghĩa, NXB Thống kê (2001).
5. Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Tài chính
(2007).
6. Hướng dẫn kê khai, xác định chi phí, nộp và quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế nhà thầu, NXB Tài chính (2009).
7. Hướng dẫn thực hiện Thông tư mới sửa đổi về quản lý thuế, NXB Hà Nội
(2011).
8. Tổng Cục thuế (2005), Văn bản hướng dẫn Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
và thuế đối với nhà thầu nước ngoài.
9. Nguyễn Hồng Thắng (2009), “Vận dụng nguyên tắc đánh thuế trong thực
tiễn”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 220, tháng 02/2009.
10. TS. Nguyễn Văn Tuyến - Trường Đại học Luật Hà Nội, “Các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật thuế và mô hình cấu trúc của hệ thống pháp luật Thuế”.
11. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2008), Báo cáo 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam (1988-2007).
12. Trang web của các tổ chức trong và ngoài nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_chinh_sach_thue_doi_voi_nha_thau_nuoc_ngoai_tai_viet_nam.pdf