Luận văn Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương

LỜI MỞ ĐẦU Phân cấp ngân sách nhà nước là một trong những vấn đề được quan tâm trong cải cách hành chính nhà nước ở nhiều nước. Việt Nam cũng xác định vấn đề quan trọng này đối với công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 đã đề cập đến các nội dung đổi mới cơ chế quản lý ngân sách nhà nước, đảm bảo vai trò chủ đạo của Trung ương đồng thời phát huy tính chủ động, năng động sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành ngân sách. Xu hướng tăng cường phân cấp được thể hiện rõ trong quá trình cải cách tài chính công những năm gần đây. Đặc biệt Luật ngân sách ban hành năm 2002 đã tạo ra sự chuyển biến đáng kể trong phân cấp ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, việc thực thi phân cấp ngân sách nhà nước trên thực tế còn nhiều vướng mắc và cũng còn không ít hạn chế. Mặc dù địa phương được trao quyền quản lý ngân sách nhiều hơn, song hầu hết các địa phương vẫn phụ thuộc khá nhiều vào các quyết định từ Trung ương, việc thực hiện phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương còn nhiều lúng túng, phân cấp cho ngân sách cấp dưới phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của chính quyền cấp tỉnh. Trên tinh thần đó, Tôi chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương” nhằm góp phần nhỏ bé của mình để thúc đẩy quá trình phân cấp ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương ở nước ta. Xuất phát từ một số nội dung chủ yếu về phân cấp ngân sách nhà nước, luận án này tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phân cấp ngân sách, đồng thời trên cơ sở phân tích thực trạng phân cấp ngân sách của Việt Nam trong thời gian qua, rút ra những ưu điểm và hạn chế. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện trong phân cấp ngân sách ở nước ta, đáp ứng tiến trình cải cách tài chính công trong thời gian tới. Luận án này tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước nói chung và phân cấp ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương ở nước ta, có liên hệ đến tỉnh Gia Lai. Luận án này sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét. Thông qua việc thu thập các thông tin, số liệu ở nhiều kênh khác nhau để phân tích, tổng hợp và minh họa cho những vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận án này được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Lý luận chung về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước. Chương II: Thực trạng phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước cho chính quyền địa phương. Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy, cô và các bạn thông cảm và góp ý để đề tài được hoàn chỉnh.

pdf88 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương. Trang 111 CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 3.1. Định hướng, mục tiêu, nguyên tắc phân cấp ngân sách nhà nước cho chính quyền địa phương. 3.1.1. Định hướng phân cấp ngân sách nhà nước. Định hướng đẩy mạnh phân cấp ngân sách cho địa phương ở nước ta trong thời gian tới nên tập trung vào các nội dung sau: - Thực hiện sự phân tách rõ ràng hơn giữa các cấp ngân sách, hướng đến xây dựng một hệ thống phân cấp ngân sách đầy đủ hơn, trong đó các cấp chính quyền địa phương có sự tự chủ và quyền quyết định lớn hơn về ngân sách cấp mình và độc lập với chính quyền Trung ương. Theo định hướng này, nên tách biệt giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, theo đó Quốc hội sẽ quyết định ngân sách Trung ương và khoản bổ sung cho ngân sách địa phương, còn ngân sách của mỗi tỉnh sẽ do Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định. - Trao cho địa phương quyền tự chủ cao hơn trong quyết định và quản lý nguồn thu. Để địa phương có thể tự chủ về ngân sách, cần trao quyền cho chính quyền địa phương trong việc quyết định và quản lý nguồn thu để địa phương có khả năng tăng và giảm quy mô ngân sách địa phương thông qua sử dụng nguồn thu của riêng mình, kể cả về thuế. Có thể cho phép địa phương quyết định thuế suất đối với một vài loại thuế có tính đặc thù, ngoài ra có thể cho phép địa phương có quyền nhiều hơn trong việc quyết định và thu các loại phí và lệ phí trong phạm vi của địa phương. - Mở rộng quyền tự chủ của địa phương quyết định chi tiêu. Đồng thời, cần cho phép địa phương được quyền quyết định các chế độ, định mức chi tiêu trong khung do Trung ương quy định. Việc mở rộng quyền tự chủ của địa phương sẽ dựa tên nguyên tắc chi tiêu được thực hiện ở cấp chính quyền nào cung ứng dịch vụ có hiệu quả nhất. - Trao quyền nhiều hơn cho các cấp chính quyền bên dưới, đặc biệt là chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp cung cấp cho dân nhiều loại dịch vụ thiết yếu. Vì thế, Trung ương cần thống nhất phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho đến cấp huyện và cấp Trang 112 xã, tạo ra mỗi cấp chính quyền có quyền chủ động nhất định trong thu, chi ngân sách, dồng thời phát triển năng lực tài chính của mỗi cấp tương xứng với vai trò của mỗi cấp trong quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. - Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở địa phương. Cần có cơ chế để tăng cường tính minh bạch, công khai trong quản lý ngân sách ở các cấp chính quyền, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan thẩm quyền nhằm đảm bảo tính hiệu quả của quản lý ngân sách, trong đó cần đề cao vai trò của cơ quan dân cử và kiểm toán nhà nước. 3.1.2. Mục tiêu phân cấp ngân sách nhà nước. Trong thời gian tới, phân cấp ngân sách nhà nước ở nước ta đạt được các mục tiêu sau: - Đảm bảo tiềm lực tài chính quốc gia đủ mạnh để điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. - Thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công; khuyến khích xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế - xã hội. - Tạo cơ hội cho chính quyền địa phương trong việc khai thác nguồn thu, thực hiện phân bổ nguồn lực một cách công bằng, tạo điều kiện cho địa phương có chính sách và sự quản lý thích hợp đến các nguồn lực tự có của địa phương. 3.1.3. Nguyên tắc phân cấp ngân sách nhà nước. - Một là, phân công trách nhiệm rõ ràng cho mỗi cấp ngân sách về cung ứng dịch vụ công ở cấp mình, trên cơ sở đó phân cấp nhiệm vụ chi tiêu ngân sách tương ứng với yêu cầu về số lượng và chất lượng dịch vụ công. Các dịch vụ công mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân dân địa phương ở khu vực địa lý nào thì nên phân cấp cho chính quyền địa phương quản lý khu vực đó cung cấp. - Hai là, gắn nguồn lực tài chính với trách nhiệm cung ứng dịch vụ công. Trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ chi tiêu của mỗi cấp chính quyền, cần phân cấp nguồn lực tài chính dành cho mỗi cấp chính quyền địa phương tương ứng với chi phí cần thiết mà chính quyền đó bỏ ra để cung cấp các dịch vụ công. Trang 113 - Ba là, gắn trách nhiệm chi tiêu của chính quyền địa phương với quyền hạn của họ trong việc kiểm soát và quản lý nguồn thu và chi tiêu của mình. Việc phân cấp ngân sách phải đi đôi với việc trao cho địa phương quyền kiểm soát cần thiết đối với nguồn thu, cũng như bảo đảm cho địa phương quyền chủ động trong việc quyết định và giám sát quá trình cung cấp các dịch vụ có chất lượng và đáp ứng nhu cầu của địa phương. - Bốn là, nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được phân cấp. Năng lực quản lý của chính quyền địa phương là yếu tố quan trọng để quyết định xem nên phân cấp cho địa phương đến đâu. Do đó, khi quyết định phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho địa phương cần đánh giá năng lực quản lý của địa phương. - Năm là, tăng cường trách nhiệm giải trình về ngân sách của chính quyền trước nhân dân địa phương. Việc tăng cường trách nhiệm giải trình trong chi tiêu ngân sách là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách của chính quyền địa phương, đòi hỏi chính quyền địa phương phải công khai ngân sách trước Hội đồng Nhân dân, các cơ quan và tổ chức của địa phương. - Sáu là, tăng cường trách nhiệm giải trình của địa phương với nhà nước. Để tránh tình trạng quản lý ngân sách tuỳ tiện, kém hiệu quả, tạo ra sự chênh lệch bất hợp lý giữa ngân sách các địa phương hoặc không phù hợp mục tiêu chung của đất nước. 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương. 3.2.1. Về phân cấp nguồn thu ngân sách cho địa phương. Phân cấp nguồn thu ngân sách cho địa phương trong giai đoạn tới phải đạt các yêu cầu sau: - Việc phân cấp nguồn thu phải đảm bảo cho địa phương có sự độc lập và linh hoạt nhất định trong nguồn lực tài chính của địa phương, hoàn thiện việc chia sẻ nguồn thu dựa trên công thức có tính khách quan và hợp lý. Việc phân cấp nguồn thu phải đảm bảo cho chính quyền địa phương có được những nguồn thu thoả đáng để hoàn thành trách nhiệm được giao. - Những nguồn lực tài chính đựơc phân cấp phải đảm bảo tính có thể dự đoán được để tạo điều kiện cho địa phương tính toán được nguồn thu của địa phương và sử dụng nguồn lực đó cho những hoạt động dự kiến. - Phân cấp nguồn thu cho địa phương phải tạo ra động lực cho địa phương Trang 114 nuôi dưỡng nguồn thu, phát triển thế mạnh của địa phương. Đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa các địa phương, có nghĩa là bên cạnh việc tạo ra nguồn thu tương xứng, thì chính phủ cũng phải đảm bảo các khoản bổ sung cho những địa phương có nguồn thu nhỏ để đáp ứng yêu cầu chi của địa phương. Từ những yêu cầu trên, trong thời gian tới cần tăng cường phân cấp nguồn thu cho địa phương tập trung vào các giải pháp sau: 3.2.1.1. Tạo một số nguồn thu cho địa phương. Chính phủ cần nghiên cứu tính khả thi của việc nâng cao tính tự chủ về thu của cấp tỉnh, với lợi ích của việc giải quyết sự mất cân bằng theo chiều dọc hiện nay và việc tăng hiệu năng và trách nhiệm giải trình của ngân sách địa phương. Tự chủ về thuế địa phương cần được gắn với việc lựa chọn các mức thuế suất (có thể là trong một khung do Quốc hội quyết định) của một danh sách cố định các sắc thuế của tỉnh với cơ sở thuế chung trên toàn quốc. Trong điều kiện cụ thể của nước ta, việc cho phép các địa phương đưa ra một sắc thuế riêng hay thay đổi thuế suất có thể sẽ phản tác dụng đối với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Điều này có thể sẽ tạo ra sự cạnh tranh về thuế giữa các địa phương và tạo ra rào cản đối với việc luân chuyển hàng hoá và dịch vụ. Đồng thời, nếu cho phép địa phương quyết định về sắc thuế sẽ dẫn đến tuỳ tiện, địa phương chủ nghĩa và thiếu sự quản lý thống nhất của Trung ương. Tuy nhiên, cần trao quyền tự chủ về thuế cho địa phương từng bước và ở mức độ thấp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho địa phương khai thác nguồn thu của địa phương, giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung ương, tăng tính năng động và tự chủ của địa phương trong thu chi ngân sách. Các loại thuế có thể trao quyền tự chủ nhiều hơn cho địa phương trong thời gian tới như: thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất. Các loại thuế trên đều thuộc về thuế đánh vào tài sản. Do đó, cơ sở thuế là không lưu động, có thể dự tính được. Một số nước trên thế giới chọn thuế đánh trên tài sản làm loại thuế của địa phương. Theo Luật ngân sách nhà nước năm 2002, về hình thức, toàn bộ các khoản thu này thuộc về địa phương (địa phương hưởng 100%), nhưng chưa có quyền tự chủ. Tuy nhiên, để hạn chế chênh lệch giữa các địa phương, chính phủ có thể đưa ra mức trần cho các loại thuế này. 3.2.1.2. Cải tiến phương thức phân chia nguồn thu giữa Trung ương và địa phương. Trang 115 Chính phủ cần xem xét cải tiến phương thức phân chia giữa Trung ương và địa phương đối với một số thuế nhằm đảm bảo tính công bằng cho các địa phương có đóng góp vào nguồn thu như thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với thuế VAT, những địa phương có tham gia vào doanh thu của doanh nghiệp mẹ, cần được tham gia vào tỷ lệ phân chia thuế tính theo mức độ tiêu dùng tại mỗi địa phương, ngoài ra nghiên cứu những địa phương tạo ra (sản xuất) sản phẩm nhưng tiêu dùng ở địa phương khác thì thuế VAT đó cũng được chia cho địa phương nơi sản xuất. Ví dụ: Thủy điện YaLy sản xuất điện tại Gia Lai, tiêu thụ ở Gia Lai và trên toàn quốc, nhưng nộp thuế VAT tại Hà Nội (nơi Tập đoàn Điện lực Việt Nam đóng trụ sở), đây là một điều bất hợp lý và không công bằng. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: việc phân chia số thu giữa Trung ương với địa phương có tham gia tạo ra thu nhập sẽ được tính dựa trên bảng lương của các doanh nghiệp đóng tại các tỉnh, hoặc tài sản và doanh thu để xác định tỷ lệ phân chia cho địa phương, cần có tiêu chí để phân chia cụ thể. Hiện nay, Việt Nam mới đánh thuế đối với người có thu nhập cao căn cứ vào nơi trả thu nhập cho cá nhân đó, torng khi đó địa phương nơi cư trú của cá nhân đó phải cung cấp các dịch vụ phục vụ đời sống sinh hoạt của những người đó. Trong tương lai thuế thu nhập cá nhân được thực hiện ở đại đa số thì nên điều chỉnh cho địa phương nơi người đó cư trú được hưởng. 3.2.1.3. Quy định cụ thể nhiệm vụ thu chính quyền cấp huyện và xã. Cần quy định cụ thể về nhiệm vụ thu cho chính quyền cấp huyện và cấp xã. Trong thời gian vừa qua, phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh quyết định nhiệm vụ thu cho chính quyền cấp huyện và cấp xã cho thấy nhiều tỉnh đã tập trung nguồn thu chủ yếu vào cấp tỉnh và hạn chế phân cấp cho cấp dưới dẫn đến cấp dưới phụ thuộc quá nhiều vào cấp trên. Do vậy, nên quy định rõ trong Luật ngân sách nhà nước về nhiệm vụ thu và các nguồn thu của chính quyền mỗi cấp, đồng thời qua 6 năm thực hiện Luật ngân sách nhà nước năm 1996 cho thấy cấp huyện và xã đủ khả năng quản lý và khai thác nguồn thu. Theo Luật ngân sách nhà nước quy định, cấp huyện và cấp xã đều là những cấp ngân sách có tính độc lập tương đối trong hệ thống ngân sách nhà nước bốn cấp ở nước ta. Việc phân cấp nguồn thu cho mỗi cấp ngân sách là phù hợp với nguyên tắc và xu thế phân cấp ngân sách của thế giới. Vì vậy cần điều chỉnh Luật ngân sách nhà nước năm 2002. Trang 116 3.2.2. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung sau: 3.2.2.1. Cần xác định rõ trách nhiệm trong chi tiêu ngân sách. Xác định rõ ràng và minh bạch về trách nhiệm chi tiêu trong Luật ngân sách. Việc phân công trách nhiệm chi tiêu cần đảm bảo giao nhiệm vụ chi tiêu rõ ràng và cụ thể cho các cấp chính quyền. Nguyên tắc quan trọng trong phân cấp chi tiêu là giao nhiệm vụ chi tiêu cho cấp chính quyền nào đem lại lợi ích lớn nhất cho những công dân của cấp đó, tạo điều kiện để mọi cấp có thể cung ứng nhanh nhất và dễ dàng nhất nhu cầu của người dân địa phương. Trong thực tế, việc phân cấp chi tiêu cần tập trung giải quyết hai vấn đề sau: - Phân cấp rõ hơn trong Luật ngân sách về nhiệm vụ chi cho mỗi cấp chính quyền, kể cả cấp huyện và cấp xã. Trong điều kiện cụ thể của mỗi tỉnh, việc phân chia trách nhiệm chi tiêu theo cách mới có thể tạo ra sự không cân đối ở cấp huyện và xã. Lúc đó, cấp tỉnh có thể hỗ trợ cho cấp huyện và xã. - Đối với những nhiệm vụ chi được chia sẻ giữa nhiều cấp, cần được dựa vào các căn cứ mang tính khoa học để xác định ranh giới nhiệm vụ chi của mỗi cấp chính quyền, để khắc phục tình trạng cấp trên giao nhiệm vụ cho cấp dưới và tăng cường trách nhiệm ở mỗi cấp. 3.2.2.2. Phân cấp nhiệm vụ chi phải gắn với nguồn thu. Việc phân cấp nhiệm vụ chi cho chính quyền địa phương mỗi cấp phải tương ứng với nguồn thu được phân cấp cho cấp đó. Việc phân cấp nhiệm vụ chi chỉ có hiệu quả và phát huy tác dụng khi cấp trên phân cấp nguồn thu tương ứng yêu cầu chi tiêu của địa phương. Để đảm bảo sự cân đối ngân sách của nhà nước, ngân sách Trung ương vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc điều tiết chung, và thực hiện bổ sung cấn đối ngân sách cho các địa phương. Khắc phục tình trạng cấp trên giao nhiệm vụ chi cho cấp dưới mà không gắn với việc giao nguồn lực tương ứng để thực thi nhiệm vụ này. 3.2.2.3. Đơn giản tiêu chí trong việc tính toán để phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản và phân cấp không cân xứng ở từng cấp chính quyền. Hiện nay Trung ương đề ra quá nhiều tiêu chí trong phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản như: tiêu chí về dân số, đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo, số thu Trang 117 ngân sách, đơn vị hành chính, vùng động lực, vùng 3,... sau đó chấm điểm cho mỗi tiêu chí. Đưa ra nhiều tiêu chí như vậy thêm rườm rà, phức tạp nhưng không sát với tình hình thực tế của địa phương, do vậy cần đơn giản gọn khoảng 3 tiêu chí như: dân số, diện tích và trình độ phát triển. Cần quy định rõ hơn về việc phân cấp chi đầu tư XDCB ở mỗi cấp chính quyền. Về nguyên tắc, nên giao ở mỗi cấp chính quyền quyết định đầu tư đối với công trình kết cấu hạ tầng đảm bảo cung cấp dịch vụ công do cấp đó quản lý. Nếu năng lực ở mỗi cấp chưa đáp ứng yêu cầu quản lý đối với các công trình đầu tư xây dựng cơ bản được phân cấp, cấp tỉnh phải tiến hành phân cấp từng bước cho cấp huyện và xã. Trước mắt, những huyện, xã nào có năng lực và khả năng huy động nguồn lực nhiều hơn, sẽ giao nhiệm vụ chi tiêu nhiều hơn. Nói cách khác, sự cần thiết trong thời gian tới cho phép giao nhiệm vụ chi không cân xứng ở các cấp này nhằm điều chỉnh theo năng lực hành chính khác nhau của các huyện và xã. Phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản gắn liền với phân cấp chi về duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng. Điều này không những đòi hỏi việc chi cho duy tu bảo dưỡng phải tính toán lại phù hợp với yêu cầu thực tế và đảm bảo hiệu quả của công trình xây dựng. 3.2.3. Cải thiện hệ thống điều hoà và chính sách vay của ngân sách nhà nước. 3.2.3.1. Cải tiến cách tính toán bổ sung cân đối. Bổ sung cân đối ngân sách cần được dựa trên căn cứ thực tế phù hợp. Số bổ sung cân đối dựa trên chênh lệch giữa số thu và nhu cầu chi. Tuy nhiên, số thu dự kiến có thể chưa phản ảnh đầy đủ khả năng thu của địa phương trong tương lai. Với cách tính cũ khuyến khích các địa phương tìm cách che dấu các khoản thu nhập để có nguồn bổ sung lớn hơn từ ngân sách cấp trên. Từ đó, cần hoàn thiện phương pháp tính toán số bổ sung cân đối theo một công thức tính ổn định và công khai. Trong đó, không sử dụng số thu thực tế làm căn cứ để tính toán bổ sung, mà cần tính đến tiềm năng thu của địa phương. Tiềm năng thu này có thể xác định trên cơ sở tính toán các khoản thu có thể có được với các cơ sở thuế hiện có của địa phương. Như vậy, các địa phương nào có điều kiện và tiềm năng về kinh tế thì sẽ được bổ sung ít hơn. Tuy nhiên, việc xác định tiềm năng thu của địa phương cũng đòi hỏi năng lực đánh giá và tính toán của cơ quan tài chính địa phương. Trang 118 3.2.3.2. Nâng cao tính khách quan trong bổ sung có mục tiêu. Các khoản bổ sung có mục tiêu cần được xem xét, tính toán một cách khách quan khi phân bổ cho các địa phương. Cụ thể là: - Mỗi ngành cần soát xét lại các chương trình mục tiêu quốc gia, xem lại phân bổ như vậy đã phù hợp chưa, nếu chưa thì điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời cần xác định rõ các mục tiêu, yêu cầu đối với địa phương trong việc thực hiện chương trình mục tiêu. Hàng năm phải đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu để thực hiện quyết toán kinh phí. Hạn chế sự điều chỉnh không có cơ sở và căn cứ. - Mỗi địa phương cần đề ra những tiêu chuẩn và căn cứ cụ thể khi hỗ trợ có mục tiêu cho cấp dưới để tránh tình trạng thỏa thuận trong phân bổ ngân sách bổ sung có mục tiêu. Đối với một số khoản mục tiêu hỗ trợ, cần đưa ra mức vốn đối ứng của cấp dưới. - Đối với khoản bổ sung có mục tiêu nhằm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cần dựa trên những nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành, phải tiến hành kiểm tra theo đúng quy định về đầu tư xây dựng cơ bản để tránh thất thoát nguồn vốn ngân sách nhà nước. 3.2.3.3. Điều chỉnh quy định vay nợ. Cần xem xét điều chỉnh lại tỷ lệ vay nợ của ngân sách địa phương. Để phù hợp với nhu cầu thực tế về đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương, khả năng tăng nguồn thu nói chung và năng lực được cải thiện tốt hơn của chính quyền địa phương, Chính phủ có thể xem xét quy định tỷ lệ vay nợ của địa phương so với nguồn thu của địa phương gắn với một tỷ lệ tương ứng chi trả tiền vay trong tổng chi ngân sách địa phương. Tuy nhiên, để quản lý tốt hơn vay nợ của địa phương, chính phủ cần chỉ đạo rà soát và đánh giá hiệu quả đầu tư từ các nguồn vốn vay của ngân sách địa phương, khả năng trả nợ và việc tuân thủ trách nhiệm trả nợ cả gốc lẫn lãi của địa phương khi đến hạn, cần phân tích rủi ro của địa phương. Thông qua đó chính phủ đề ra các thủ tục và nguyên tắc cơ bản trong quản lý nợ của địa phương. 3.2.4. Từng bước hoàn thiện các chế độ, chính sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách của địa phương. Như đã nêu ở phần thực trạng, các chế độ, chính sách và định mức phân bổ dự toán ngân sách không còn phù hợp với thực tế, do đó cần phải có các giải pháp để hoàn thiện. Trang 119 3.2.4.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách. Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với điều kiện thực tế. Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi nhanh chóng, cần ra soát điều chỉnh hệ thống định mức này theo từng giai đoạn ổn định ngân sách. Định mức phân bổ ngân sách đưa ra phải đơn giản và cho phép chuyển giao nhiều quyền lực hơn đến các vùng cần thiết hỗ trợ của nhà nước (cả định mức phân bổ cho ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã). 3.2.4.2. Cần xác định định mức phân bổ một cách khoa học. Cần nghiên cứu để xác định định mức phân bổ một cách khoa học và cụ thể từng lĩnh vực, đưa ra tiêu chí phân bổ một cách bao quát nhất, sát với yêu cầu chi cho lĩnh vực đó. Ví dụ như, việc phân bổ kinh phí cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương không nên dựa vào đầu dân số, mà căn cứ vào số học sinh đến trường hoặc dân số trong độ tuổi đến trường (từ 1 đến 18 tuổi). Tương tự như vậy, trong lĩnh vực y tế, việc phân bổ kinh phí dựa vào số dân ở địa phương cũng chưa sát, bởi vì ở các tỉnh giàu, số người tự chi trả cho dịch vụ y tế nhiều hơn ở các tỉnh nghèo mà hiện nay dân cư chủ yếu dựa vào hệ thống y tế công là chính. Trong lĩnh vực hành chính, việc phân bổ ngân sách cho các tỉnh dựa vào số dân, nhưng cũng phải có hệ số điều chỉnh đối với những địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu, núi cao, hải đảo và điều chỉnh tưng thời kỳ ổn định ngân sách. 3.2.4.3. Tăng cường thẩm quyền của địa phương trong việc xác định định mức. Giao quyền phải gắn với trách nhiệm cho địa phương trong việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách cho ngân sách cấp dưới trực tiếp, phù hợp với định mức do Trung ương ban hành. Tuy nhiên, Trung ương cần có hướng dẫn đối với địa phương về việc ban hành định mức phân bổ ngân sách, tránh cách làm tuỳ tiện thiếu khoa học. Chẳng hạn, định mức phân bổ kinh phí y tế cho cấp dưới có thể dựa vào số dân, đồng thời có thể tính đến thu nhập bình quân đầu người của mỗi huyện và xã để phân bổ sát với tình hình thực tế của địa phương, vì tăng thêm nguồn chi cho việc miễn giảm viện phí cho đồng bào nghèo. Trong lĩnh vực quản lý hành chính, căn cứ vào định mức phân bổ của Trung ương và số kinh phí thực tế địa phương được hưởng mà xây dựng định mức cụ thể để Trang 120 phân bổ. Ngoài ra, trên tất cả các lĩnh vực khác địa phương cũng phải xây dựng định mức phân bổ ngân sách cụ thể (xem Phụ lục 4). Có như vậy mới tránh được tình trạng Trung ương ban hành định mức không phù hợp với thực tế của địa phương. 3.2.4.4. Định mức phân bổ phải gắn với khả năng thu. Việc xây dựng các định mức phân bổ ngân sách cho mỗi địa phương cần tính đền yêu cầu bảo đảm cho mỗi địa phương có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho dân cư ở địa phương. Nghĩa là, các định mức phân bổ này cần tính đến khả năng thu ở mỗi địa phương, đối với những địa phương có ít nguồn thu cần được tính đến khi thiết kế hệ thống phân bổ ngân sách nhằm để đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương. 3.2.4.5. Thiết lập mối quan hệ giữa chính sách, định mức và kết quả thực hiện. Các định mức phân bổ ngân sách cần phản ảnh mục tiêu chính sách của mỗi lĩnh vực chi ngân sách. Muốn vậy, phải biến chúng thành những hướng dẫn để các nhà quản lý ở địa phương có thể tự quyết định việc phân bổ ngân sách sao cho đạt được mục tiêu chính sách đề ra và không vượt quá ngân sách được giao. Về các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách, cần có các giải pháp như sau: - Nhà nước cần không ngừng hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách, rà soát và sửa đổi những chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế và bổ sung những định mức cho đầy đủ. Hệ thống định mức phải trở thành căn cứ để thực hiện và quyết toán chi. Trong điều kiện thực tế của nước ta, nên có quy định về khoản chi tiếp khách, quy định chế độ chi cho từng loại khách, tránh lãng phí vì trong thực tế vẫn chi và vẫn quyết toán. - Cần xác lập mối quan hệ giữa định mức chi tiêu trong tương quan với định mức phân bổ ngân sách, sao cho định mức chi tiêu trở thành một căn cứ để xác định định mức phân bổ ngân sách. - Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các dịch vụ công có tính phổ biến tại địa phương nên tuân thủ các nguyên tắc chung để tránh tính trạng địa phương nào thu được nhiều sẽ chi nhiều, thu ít chi ít. - Mở rộng thẩm quyền của chính quyền địa phương trong việc ban hành một số định mức chi tiêu có tính đặc thù theo điều kiện cụ thể của địa phương. Trong một số trường hợp cần thiết, Trung ương có thể quy định mức trần định mức để tránh tình Trang 121 trạng địa phương đưa ra định mức quá cao. - Trong tương lai, nên sử dụng hệ thống định mức chi tiêu như một công cụ để hướng dẫn, dựa vào đó các đơn vị sử dụng ngân sách có thể tự quyết định về việc chi tiêu nhằm đạt hiệu quả, hiệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, đồng thời không vi phạm kỷ luật tài chính. 3.2.5. Hoàn thiện phân cấp quy trình ngân sách nhà nước. Trong quá trình hoàn thiện quy trình ngân sách cần hướng vào sự tách biệt giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, do đó Quốc hội chỉ nên quyết định dự toán Trung ương, phân bổ ngân sách Trung ương và quyết toán ngân sách Trung ương; đồng thời Quốc hội chỉ quyết định bổ sung ngân sách từ Trung ương cho các địa phương. Từng bước xoá bỏ lập dự toán và quyết toán theo mô hình lồng ghép. Hội đồng Nhân dân các cấp quyết định dự toán, phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình, báo cáo lên cấp trên để thông qua chung cả nước. Quốc hội thông qua chung dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước. Cách làm này sẽ nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp trong việc quyết định dự toán, phân bổ ngân sách và quyết định quyết toán, khắc phục được tính hình thức, góp phần tăng cường tính dân chủ, công khai, minh bạch, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương. Để tiến tới mô hình này là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp; cần tiến hành cải cách từng bước quy trình ngân sách theo hướng sau đây: 3.2.5.1. Nâng cao chất lượng dự toán ngân sách. Để đảm bảo chất lượng dự toán ngân sách, cần quy định lại thời gian chuẩn bị dự toán ngân sách của các cấp chính quyền. Tăng lượng thời gian cho việc lập, xét duyệt và quyết định dự toán. Nâng cao chất lượng dự báo nguồn thu ở mỗi cấp nhằm nâng cao chất lượng lập và chấp hành dự toán ngân sách. Trong quá trình lập dự toán ngân sách phải chủ động gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, làm cho dự toán sát đúng với tình hình địa phương, tránh tình trạng kế hoạch ngân sách phải chạy theo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách cần chú ý cân đối giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, làm thế nào để tốc độ tăng chi thường xuyên thấp hơn chi đầu tư phát triển. Trang 122 Cần bồi dưỡng về lĩnh vực tài chính ngân sách nhằm nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng Nhân dân để nâng cao chất lượng thảo luận và quyết định dự toán ngân sách địa phương. Trước mắt cần kiện toàn tổ chức Ban kinh tế và ngân sách của Hội đồng Nhân dân cả số lượng và chất lượng để giúp Hội đồng Nhân dân thẩm tra dự toán và quyết toán một cách đúng đắn và chính xác. 3.2.5.2. Chủ động điều hành ngân sách trong quá trình chấp hành ngân sách. Trong quá trình chấp hành ngân sách, cần tạo điều kiện cho chính quyền mỗi cấp chủ động trong điều hành ngân sách, tránh tình trạng cấp dưới lệ thuộc vào cấp trên. Các khoản chi của cấp trên thực hiện trên địa bàn nên bổ sung có mục tiêu mà không nên ủy quyền vì sẽ không kịp thời cũng như buông lỏng trong quản lý. Những khoản bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu phải đảm bảo cấp phát kịp thời, tránh tình trạng cấp phát tuỳ tiện, để ngân sách cấp dưới bị động và lệ thuộc quá nhiều vào ngân sách cấp trên. Cần quan tâm nhiều hơn đối với các tỉnh nghèo, tỉnh dựa vào trợ cấp cân đối khá lớn, nếu trợ cấp không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến yêu cầu chi dẫn đến ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cần hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, bảo đảm cung cấp kịp thời các thông tin về chấp hành ngân sách của mỗi cấp chính quyền địa phương, để giúp cho Ủy ban Nhân dân các cấp nắm được tình hình quản lý tài chính - ngân sách để có những quyết định kịp thời, chính xác để ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực làm thất thoát ngân sách nhà nước. 3.2.5.3. Phân cấp trách nhiệm trong phê duyệt quyết toán ngân sách. Nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình quyết toán để đảm bảo chất lượng quyết toán ngân sách. Hiện tại cơ quan tài chính duyệt quyết toán các đơn vị dự toán chỉ mang tính hình thức vì không thể kiểm tra tính hợp pháp và chính xác các loại chứng từ vì không có thời gian, và hơn nữa nhiều cơ quan tham gia vào công tác kiểm tra và phê duyệt quyết toán như cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp I thì cũng là hình thức mà trách nhiệm không rõ và sẽ không ai chịu trách nhiệm. Do đó, việc quyết toán ngân sách của đơn vị thì trách nhiệm chính và chủ yếu là thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách về các quyết định chi tiêu của mình trước chính quyền các cấp và trước cơ quan pháp luật nếu có những sai trái trong quyết định chi tiêu. Cần nghiên cứu lại quy định về thời gian quyết toán cho hợp lý nhằm nâng cao chất lượng quyết toán. Ủy ban Nhân dân các cấp phải có giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán và rút ngắn thời gian nộp báo cáo quyết toán cho Hội đồng Nhân dân và cấp trên để các cơ quan này có đủ thời gian và điều kiện xem xét để phê Trang 123 chuẩn quyết toán một cách chính xác. 3.2.5.4. Giao quyền chủ động trong quyết định ngân sách địa phương. Hội đồng Nhân dân tỉnh sẽ quyết định toàn bộ dự toán ngân sách tỉnh. Quốc hội sẽ quyết định ngân sách Trung ương và số bổ sung cho ngân sách địa phương. Đối với những khoản chi bổ sung có mục tiêu thì Hội đồng Nhân dân thông qua dự toán chi đáp ứng yêu cầu mục tiêu của Trung ương và phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trung ương không nên phân bổ chi tiết dự toán cho từng ngành ở địa phương (mặc dù phân bổ hướng dẫn), đồng thời các Bộ, ngành Trung ương không được căn cứ vào hướng dẫn phân bổ của Bộ Tài chính mà thông báo đến các sở, ngành của địa phương, gây vướng mắc trong việc phân bổ, mà phải để cho chính quyền địa phương chủ động phân bổ ngân sách của địa phương. Tăng cường vai trò và thực quyền của Hội đồng Nhân dân các cấp trong quyết định ngân sách cấp mình, khắc phục tình trạng hình thức trong lập và phân bổ dự toán. - Nên phân rõ trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp trong phê chuẩn quyết toán: Quốc hội chỉ nên phê chuẩn quyết toán ngân sách Trung ương và thông qua quyết toán ngân sách nhà nước. Hội đồng Nhân dân tỉnh xem xét và phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình và thông qua quyết toán ngân sách địa phương, và tương tự cứ như thế. - Cần trao quyền tự chủ về thu chi ngân sách địa phương để tạo sự chủ động của địa phương trong quy trình ngân sách, tiến tới phân cấp cụ thể hơn nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các địa phương, cần chú ý trong việc trao quyền tự chủ trong việc quyết định vài loại thuế (quyết định thuế suất trong khung thuế của Trung ương) để tạo sự năng động cho địa phương; góp phần khai thác nguồn thu một cách hiệu quả nhất. Sự can thiệp của Trung ương sẽ thể hiện thông qua số bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương, khi địa phương mất cân đối ngân sách. 3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ khác. 3.2.6.1. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ quản lý điều hành ngân sách. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chức năng, kiện toàn hệ thống tổ chức, chuẩn bị các điều kiện để hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn mới. Đẩy nhanh tiến độ tổ chức sắp xếp lại hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, góp Trang 124 phần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo và công tác quản lý thực tiễn. Tiếp tục tăng cường kết hợp giữa đào tạo cán bộ theo chức danh tiêu chuẩn, theo quy hoạch với việc đào tạo cán bộ chuyên sâu, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, lý luận chính trị và quản lý nhà nước. 3.2.6.2. Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả công tác kế toán, kiểm toán, thanh tra và thực hiện công khai, minh bạch tài chính - ngân sách. - Từng bước hoàn chỉnh việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách trên cơ sở tăng cường hệ thống kiểm toán nhà nước. - Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước trên cơ sở phải rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, định mức chi tiêu ngân sách. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. - Tăng cường thực hiện chế độ công khai tài chính, ngân sách đầy đủ đối với tất cả các cấp, các cơ quan, đơn vị. Nghiên cứu thành công nhiều thiết chế tự chủ, dân chủ để tăng cường sự giám sát của cộng đồng và nhân dân trong quản lý nền tài chính quốc gia. 3.2.6.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của cấp ngân sách. Tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; triển khai thực hiện tốt công tác hiện đại hoá lĩnh vực tài chính - ngân sách. Tập trung đổi mới quy chế làm việc, quy trình hoá cách giải quyết công việc theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế. Tổ chức thực hiện quản lý thuế theo hướng áp dụng cơ chế “tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế”, tăng trách nhiệm của người nộp thuế theo quy định của pháp luật. Mở rộng việc áp dụng quy chế “một cửa” ở các khâu, các nghiệp vụ quản lý tài chính có quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp, khách hàng và nhân dân. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế khoán chi và cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp, hoàn thành việc sắp xếp lại, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong công tác cán bộ, gắn kết chặt chẽ giữa việc củng cố kiện toàn tổ chức, xây dựng lực lượng cán bộ với công tác xây dựng Trang 125 Đảng. Xây dựng và thực hiện tốt chế độ trách nhiệm của người đứng đầu. Trang 126 KẾT LUẬN Phân cấp ngân sách là một quá trình khó khăn, chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Phân cấp ngân sách tạo sức mạnh cho các chính quyền địa phương trong quản lý ngân sách, tuy nhiên nó cũng có những rủi ro, như bất bình đẳng theo chiều dọc và chiều ngang giữa các cấp ngân sách, dẫn đến việc cung ứng dịch vụ công không đầy đủ ở một địa phương. Chính vì vậy, việc phân cấp cần phải được nghiên cứu và tiến hành một cách thận trọng và kỹ lưỡng. Ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong phân cấp ngân sách, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều việc phải tiếp tục hoàn thiện để tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý ngân sách nhà nước. Từ những lý luận chung về phân cấp ngân sách và kinh nghiệm phân cấp cho các địa phương ở một số nước, căn cứ vào thực trạng phân cấp ngân sách ở nước ta trong thời gian qua, luận văn này cũng đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường phân cấp ngân sách nhiều hơn cho chính quyền địa phương ở nước ta. Các giải pháp này có mối liên hệ và tác động lẫn nhau. Vì vậy cần xác định rõ định hướng cải cách trong từng giai đoạn, từ đó có một hệ thống giải pháp cụ thể. Đồng thời, việc phân định các giải pháp theo từng nội dung như thu chi ngân sách, ban hành các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách chỉ mang tính tương đối. Phân cấp ngân sách là một quá trình khó khăn, phức tạp và không thể nóng vội. Vì vậy việc thực hiện các giải pháp này cần tiến hành từng bước, bảo đảm tính hiệu quả, góp phần cho quá trình cải cách tài chính ở nước ta. Trang 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (2005), Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 2. Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính (2005), Tập trung trí tuệ, tiếp tục đổi mới tài chính - ngân sách, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội. 3. Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính (2006), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam trong ngành tài chính, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính (2005), 60 năm Tài chính Việt Nam 1945 - 2005, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính, Các báo cáo phục vụ Hội nghị tài chính toàn quốc từ năm 1997 đến 2005. 6. Bộ Tài chính (2003), Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Hà Nội. 7. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 03/2005/TT-BTC ban hành ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính, hướng dẫn quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính. 8. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước. 9. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước. 10. Chính phủ (2005), Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 11. PGS.TS. Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. GS.TS. Dương Thị Bình Minh (2003), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 13. Tào Hữu Phùng, Nguyễn Công Nghiệp (1992), Đổi mới ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Trang 128 14. TS. Nguyễn Hữu Tài (Chủ biên) (2002), Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 15. PGS.TS. Sử Đình Thành (Chủ biên), TS. Nguyễn Hồng Thắng, ThS. Bùi Thị Mai Hoa (2006), Lý thuyết tài chính công, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh. 16. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007. 17. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước 2007 - 2010. 18. UBND tỉnh Gia Lai (2006), Quyết định số 85/2006/QĐ-UBND ngày 19/10/2006 về việc phân cấp ổn định nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho thời kỳ 2007 - 2010. 19. UBND tỉnh Gia Lai, Báo cáo quyết toán ngân sách từ năm 1997 đến 2005. 20. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Viện khoa học tài chính (1992), Lịch sử Tài chính Việt Nam. 22. Viện nghiên cứu tài chính (2001), Tài chính Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. Trang 129 Trang 130 Phụ lục 1. Nguồn thu của chính quyền tỉnh (tổng và theo đầu người) trong năm 2002 (đơn vị: tỷ đồng) Từ th Tổng (dân số trung bình) T c đị Tổ củ u ph he ng t 0 ị giao 1 o ươ rên đ ngườ ế đ ân Thuế được chia đầ ười ừ tr p Thu từ trợ o người Tr Ngđồn Triệ Nghìn ng/ ệu đ Nghìn ng u đồn Nghìn ười 6 5 . 0 1 . 9 7 2.1 .6 846 5 378 .3 3 4 44 29.2 37 1.94 29 .737 9 1 85 259 154 1.5 167 .320 1 ổng thu của hính quyền a phương q t ng thu a chính yền địa ương o đầu ười Từ 1 đ h huế giao 0% cho a phương ch ph t uế 00% địa ng ầu i Thu ph ược chia phân theo ng u Thu t cấ ợ cấp the đầu Người iệu đồng ìn g/người 3. u đồng đồ người Tri .08 ồng đồng/ ười Triệ 93 g đồng/ng Tổng 80.544.424 5.822.571 174 15 809.861 1 3 14.357.167 10. 34.277 544 32.89 Tối đa 5.466.750 .560.202 13 4 07.815 2.19 .020 1. 1.798 83 1.75 Tối thiểu 292.757 22.105 3 31 1 1 215 13 Trung bình 1.320.400 .079.059 2 .178 24 60 578 53 Nguồn: Bộ Tài chính. Trang 82 Trang 82 Y tế rình y tế quốc gia nh n Giáo dục trung ương quản lý (trên đại học và phần lớn đại học), các Các dịch vụ cấp tỉnh Các dịch vụ cấp huyện do chính quyền tỉnh giao Các dịch vụ cấp xã theo phân công của tỉnh kinh tế nh ấp tỉnh Văn hoá thể thao Các hoạt động cấp tỉnh, hỗ trợ cá Các hoạt động cấp huyện do Các hoạt động ở xã theo phân Xã hội ng trình quốc gia Các hoạt động cấp tỉnh n do Quốc phòng vụ quân sự Các hoạt động quốc phòng khác do chính quyền tỉnh giao heo phân công của cấp tỉnh Cảnh sát và an ninh o cho địa phương Tổ chức chính trị g ương của nhà nước, ức chính trị xã hội Cơ quan cấp tỉnh Cơ quan cấp huyện Cơ quan cấp xã Trợ giá Các chương trình trung ương -- Chi tiêu khác do cấp hát triển Các công trình hạ tầng cơ sở cơ bản Trường công sinh Trung tâm y tế, trường học, ng giao thông tại địa phương, ệ thống cung cấp nước u 34) nh quyền địa phương Tr sách huyện Phụ lục 2: Phân cấp nhiệm vụ chi ở Việt Nam Chính phủ trung ương Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Các dịch vụ do trung ương quản lý Nghiên cứu Các chương t Các dịch vụ do Các dịch vụ cấp tỉnh Các dịch vụ cấp huyện do chí quyền tỉnh giao Các hoạt động y tế xã theo phâ công của cấp tỉnh chương trình quốc gia Hoạt động Các dịch vụ kinh tế trung ương quản lý Các hoạt động cấp trung ương Các dịch vụ cấp tỉnh Các dịch vụ cấp huyện do chí quyền tỉnh giao Các dịch vụ hoạt động ở xã theo phân công của c Các chương trình quốc gia Các chươ nhân chính quyền tỉnh giao Các hoạt động cấp huyệ công của cấp tỉnh Các hoạt động ở xã theo phân An sinh xã hội chính quyền tỉnh giao Các hoạt động cấp huyện công của cấp tỉnh Các hoạt động ở xã tQuốc phòng Nghĩa An ninh và Cảnh sát quốc gia An ninh và trật tự phần gia Theo phân công của tỉnh Theo phân công của tỉnh Các cơ quan trun chĐảng và các tổ khác Các loại trợ cấp theo chính sách quốc gia Trả các khoản nợ của tỉnh -- Theo phân công của tỉnh - Trả nợ Trả các khoản nợ của Chính phủ - --- Theo luật định Các chương trình về cơ sở hạ tầng cấp Theo luật định Theo ngân sách huyện tỉnh quy định --- Đầu tư p trung ương Đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp Các chương trình đầu tư và phát triển quốc gia Trợ cấp cho chí Hỗ trợ doanh nghiệp theo luật định Điện Cấp nước Vệ Vận tải (Điều 34) Trợ cấp cho ngân sách xã đườ các h (Điề Trợ cấp ợ cấp cho ngân --- Phụ lục 3. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ) II. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CHO CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG 1. Định m ân bổ chi sự nghiệp giáo dục: - Định m ân bổ theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi. Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Định mức phân bổ ức ức ph ph Đô t ị 565.400 h Đồng bằng 664.000 Miền nú ùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu 817.200 i - v Vùng cao - hải đảo 1.144.000 2. Định mứ ân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề: - Định mức ân bổ theo tiêu chí dân số: Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Định mức phân bổ c ph ph Đô thị 21.330 Đồng bằng 23.710 Mi vùng đồng bào dân tộ đồng bằng, vùng sâu 31.000 ền núi - c ở Vùng cao - hải đảo 42.700 3. Đị - Địn nh mứ ân bổ chi sự nghiệp y tế: h mức ổ theo tiêu chí dân số: Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Định mức phân bổ c ph phân b Đô thị 58.680 Đồng bằng 79.280 Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ồng bằng, vùng sâu 101.100 ở đ Vùng cao - hải đảo 140.700 Trang 83 4. Định mứ - Định mứ c phân bổ chi quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể: c phân bổ theo tiêu chí dân số: Vùng Đơn vị: đồng/người dân/năm Định mức phân bổ Đô thị 80.400 Đồng bằng 73.570 Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu 106.300 Vùng cao - hải đảo 128.300 hông tin: Vùng Định mức 5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa - t - Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: Đơn vị: đồng/người dân/năm phân bổ Đô thị 9.650 Đồng bằng 10.560 Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng 14 sâu .520 Vùng cao - hải đảo 20.260 6. Định mức phân bổ chi sự nghiệp phát thanh truyền hình: V Đ Đơn vị: đồng/người dân/năm ùng ịnh mức phân bổ Đ 5.ô thị 720 Đ 6.ồng bằng 350 M tộ iền núi - vùng đồng bào dân c ở đồng bằng, vùng sâu 8.600 V 11ùng cao - hải đảo .450 7. Định mức phân bổ chi sự nghiệp thể dục thể thao: - Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Định mức phân bổ Đô thị 7.180 Đồng bằng 5.050 Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu 5.800 Vùng cao - hải đảo 7.880 Trang 84 8. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đảm bảo xã hội: - Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Định mức phân bổ Đô thị 11.210 Đồng bằng 12.170 Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu 16.200 Vùng cao - hải đảo 19.000 9. Định mức phân bổ chi quốc phòng: - Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: ùng Địn Đơn vị: đồng/người dân/năm V h mức phân bổ Đô thị 10.500 Đồng bằng 10.500 Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng 11, vùng sâu .000 Vùng cao - hải đảo 14.050 10. Định mức phân bổ chi an ninh: - Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: ị: đồng/người dân/năm ức phân bổ Đơn v Vùng Định m Đô thị 6.000 Đồng bằng 4.560 Miền núi - vùng đồng bào dân g sâu tộc ở đồng bằng, vùn 5.100 Vùng cao - hải đảo 6.000 Trang 85 Phụ lục 4. QUI ĐỊNH Phân cấp ổn định nguồn thu, nhiệm vụ chi t cho thời kỳ ành kèm theo Quyết đ 85/2006/QĐ-UBND a UBND Tỉnh) 1. hi ngân sách c ơ quan, đơn vị cấp tỉnh: và định mức phân bổ dự oán chi ngân sách 2007 - 2010. (Ban h ng ịnh số ày 19 tháng 10 năm 2006 củ Định mức phân bổ c ho các c 1.1. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính: - Phân bổ theo biên chế: Đơn vị tính: triệu đồng/biên chế/năm nh mức hân bổ năm 2007 I ảng Tỉnh 50,0 II uyền, đoàn thể: 1 50,0 2 50,0 3 quốc tỉnh 50,0 4 Đại biểu HĐND Tỉnh 18,0 5 Các sở, ban, ngành trực thuộc UBND Tỉnh, Tỉnh Đoàn TN, Hội ân Tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh 36,5 5.2 Từ 31 đến 40 biên chế 37,0 5.4 đến 20 biên chế 39,3 5.5 iên chế trở xuống 41,0 6 c thuộc sở, ngành: 6.1 33,8 6.2 34,3 6.3 hế 35,0 6.4 Từ 11 đến 20 biên chế 36,4 6.5 Từ 10 biên chế trở xuống 38,0 STT Loại hình cơ quan - Qui mô biên chế Đị p Khối Đ Khối chính q Văn phòng HĐND Tỉnh Văn phòng UBND tỉnh Ủy ban Mặt trận Tổ LH Phụ nữ tỉnh, Hội Nông d 5.1 Từ 41 biên chế trở lên 5.3 Từ 21 đến 30 biên chế 38,0 Từ 11 Từ 10 b Cơ quan trự Từ 41 biên chế trở lên Từ 31 đến 40 biên chế Từ 21 đến 30 biên c Trang 86 1.2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông: - Phân bổ theo s ệu đồng/lớp/năm STT Định mức phân bổ năm 2007 I Trường công l 1 Từ 28 lớp trở lên 55,5 2 57,5 3 60,0 II Tr 1 17,5 2 Từ 18 đến 27 lớp 3 Từ 17 lớp trở xuống 1.3. Định mức phân bổ chi đào tạo: ố lớp học: Đơn vị tính: tri Loại hình - Qui mô trường ập Từ 18 đến 27 lớp Từ 17 lớp trở xuống ường ngoài công lập Từ 28 lớp trở lên 18,1 19,0 - Đơn vị tính: triệu đồng/l m STT Ngành nghề đào tạo Đị c p nă 7 13 0 3 140,0 4 tế 126,0 1 m chữa bệnh: Phân bổ theo số lớp đào tạo: ớ ă nh mứ p/n hân bổ m 200 1 Cao đẳng sư phạm 154,0 2 Trung học sư phạm Trung học văn hóa nghệ thuật Trung học y 3, 5 Trung học chính trị 133,0 6 Đào tạo trung học khác 120,0 7 Đào tạo nghề 120,0 .4. Định mức phân bổ chi khá - Đơn vị tính: triệu đồng/giường b m oại giường bệnh Đ ức ph ăm 1 Giường bệnh đa khoa ở BV tỉnh 28 2 Giường bệnh đa khoa ở BV khu vực 27 3 Giường bệnh đa khoa ở BV huyện, thành phố, thị xã 26 4 Giường bệnh ở phòng khám khu vực (đối với phòng khám được giao chỉ tiêu giường bệnh) 24 5 Giường bệnh y học cổ truyền 22 6 Giường bệnh điều dưỡng 18 . Định mức phân bổ chi ngân sách cho huyện, thị xã, thành phố: Phân bổ theo số giường bệnh: ệnh/nă ịnh m STT L ân bổ n 2007 2 Trang 87 2.1. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: Dự kiến định mức phân bổ nVùng Hệ số Đị Vùng 1 1,0 338.000 V 600 Vùng 3 1,8 608.400 2 ổ chi sự nghiệp y tế: Đơn vị tính: đồng/người dân/năm ăm 2007 nh mức ùng 2 1,2 405. .2. Định mức phân b - tế xã: 95 triệu đồng/trạm/năm - : Đơn vị tính: đồng/người m Dự kiến định mức phân bổ năm 2007 Hệ số Định mức Vùng 1 1,0 Vùng 2 1,4 7.000 Vùng 10.000 2 chi sự nghiệp văn hóa thông tin: Phân bổ theo số trạm y Phân bổ theo dân số dân/nă Vùng 5.000 3 2,0 .3. Định mức phân bổ - Đơn vị tính: đồng/người m Dự kiến định mức phân bổ năm 2007 Vùng Hệ số Định mức 7.000 1,4 9.800 1,9 13.300 2.4. Định mức phân bổ chi sự nghiệp thể dục - thể thao: Phân bổ theo dân số: dân/nă Vùng 1 1,0 Vùng 2 Vùng 3 Đơn vị tính: đồng/ngư Dự kiến định mức ân bổ năm 2007 c 1,4 3.780 1,9 5.130 2.5. Định mức phân bổ chi đảm bảo xã hội: ời dân/năm phVùng Hệ số Định mứ Vùng 1 1,0 2.700 Vùng 2 Vùng 3 Trang 88 Trang 89 i dân/năm Vùng Hệ s V 1,0 Vùng 2 2.6. Định mức phâ quốc p , an ninh: - Phân bổ theo dân số: Đơn vị tính: đồng/ngườ Dự kiến định mức phân bổ năm 2007 ố Định mức ùng 1 5.000 1,4 7.000 Vùng 3 1,9 9.500 n bổ chi hòng - Phân bổ theo dân số: ơn vị tính: đồng/người dân/năm Vùng Hệ số Định mức Hệ số Định mức 12.200 1,0 4.400 19.520 Vùng 3 2,0 24.400 2.7. Định mức phâ ản lý hà Đ Chi quốc phòng Chi an ninh Vùng 1 1,0 Vùng 2 1,6 1,6 7.040 2,0 8.800 n bổ chi qu nh chính: - Phân bổ theo đơn vị hành chín n phố: Đơn v : triệu đồn ị/năm ị ính Định m ổ nă Cấp huyện, thị xã, thành 4.300 ng, thị trấn 400 ổ dân phố - Phân bổ bổ sung theo dân số: đồng/người dân/năm ự kiến n bổ năm H Đ Vùng 2 1,5 20.400 h và theo số thôn, làng, tổ dâ ị tính g/đơn v Đơn v hành ch ức phân b m 2007 phố Cấp xã, phườ Thôn, làng, t 20 Đơn vị tính: D địn h mức phâ 2007 Vùng ệ số 1,0 ịnh mức 13.600 Vùng 1 Vùng 3 2,0 27.200 Trang 90 Phụ lục 5. Kết quả ấp thu ngân sách tạ ệt Nam 1997 1998 20 ung bì0 2002 2003 Tổng thu 65.352 70.612 90 5 3 121.716 141.930 1 Trong đó: thu ngân sách địa phương 0.280 22.269 19. 30.545 38.683 Tỷ lệ trong tổng 28,7 24,5 25,1 27,3 - Thu ng ách trun ương 8, 4 6,6 - Thu ngân sách địa phương 5, 13,8 3 20,0 26,6 1 phân c i Vi 19 78. 19. 99 489 571 24,9 11,2 -3,5 00 .74 Tr 19 nh 00 18 ,2 ,3 96-2 73. 2 10 827 25.463 27,1 24,5 001 3.77 14, 14, 2004 49.3 44.7 34 5 20 43 ,0 ,2 5,7 9 19. 2 26 9,5 4,8 8,5 4 2 thu g ân s 0 3 15,6 10 8 17,3 1 Trang 91

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46881.pdf
Tài liệu liên quan