Luận văn Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2

Như vậy, cả lý luận lẫn thực tiễn đều đã chứng minh vai trò quan trọng của công tác định mức lao động trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 nói riêng. Với tư cách là đề tài đầu tiên nghiên cứu về công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, em hy vọng luận văn này sẽ ít nhiều góp phần nâng cao chất lượng công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy. Thông qua luận văn, em đã tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề như sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến mức lao động. - Làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến công tác định mức lao động. - Làm rõ vai trò của công tác định mức lao động đối với các doanh nghiệp nói chung và với Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 nói riêng. - Phân tích và đánh giá tình hình thực trạng công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2; tìm ra các điểm mạnh cũng như các hạn chế còn tồn tại cùng các nguyên nhân của chúng.

doc116 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định đầu tư hợp lý và hiệu quả. Nhà máy chủ trương lấy ngành nghề sản chủ yếu là sản xuất ô tô các loại làm mũi nhọn phát triển chính. Sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và tin tường là xe khách, xe buýt các loại sẽ được lấy làm trọng tâm trong công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhà máy sẽ đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo để quảng bá sản phẩm cả trong và ngoài nước; tổ chức tốt hệ thống đại lý nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng một cách thuận lợi và kịp thời. c. Kế hoạt đổi mới mô hình quản lý - Duy trì triệt đề thực hiện hệ hống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trên cơ sở xây dựng bố máy quản lý điều hành tinh, gọn, hiệu quả phù hợp với quá trình sắp xếp lại sản xuất và đầu tư phát triển cho các giai đoạn tiếp theo. - Tăng cường quản lý lao động trên cơ sở đảm bảo đủ việc làm và thu nhập cho người lao động. Thường xuyên kiểm tra và có các biện pháp duy trì kỷ luật, giờ giấc, năng suất lao động. - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, có các biện pháp chặt chẽ, hữu hiệu để quản lý chất lượng sản phẩm. Trăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ kiểm tra chất lượng và đặc biệt là có biện pháp giáo dục và chế tài hợp lý để người lao động ý thức được trách nhiệm của mình trong việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Sắp xếp bộ máy hành chính phù hợp với quá trình sản xuất, có các quy định cụ thể trong sử dụng và chi tiêu hành chính nhằm giảm thiểu chi phí quản lý, nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp. Dự kiến về định mức lao động Nhận thức được ảnh hưởng to lớn của định mức lao động tới mọi lĩnh vực hoạt động, mọi đối tượng lao động, chính vì thế, Ban lãnh đạo Nhà máy đã có những dự kiến, định hướng riêng cho công tác này. Đó là: - Phấn đấu thực hiện việc 100% số đầu việc đều được định mức và 100% lao động làm việc theo mức. Việc xây dựng mức và làm việc theo mức sẽ tạo điều kiện rất tốt trong việc hình thành nên một tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp của người công nhân với năng suất, chất lượng cao; trên cơ sở đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Để thực hiện việc này, Nhà máy sẽ cố gắng nghiên cứu cụ thể đặc điểm của tất cả các công việc để từ đó thể xây dựng nên những mức hợp lý, đồng thời phổ biến rộng rãi tới người lao động tác dụng, ảnh hưởng trực tiếp của việc áp dụng mức đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng như đến quyền lợi trực tiếp của họ để có sự phối hợp tốt nhất giữa bộ phận xây dựng, bộ phận giám sát và bộ phận thực hiện mức. - Tiếp tục xem xét, điều chỉnh các định mức lao động cho từng công đoạn sản xuất, từng công việc cho phù hợp với công nghệ sản xuất và tình hình cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Để đảm bảo mức được chính xác, phù hợp với tình hình thực tế và luôn đảm bảo tính trung bình tiên tiến, đỏi hòi mức phải được thường xuyên kiểm tra, theo dõi, điều chỉnh. Việc thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện mức sẽ giúp phát hiện những mức sai, mức lạc hậu để từ đó có những điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh việc xây dựng những mức mới, việc xem xét, điều chỉnh các mức đã có cũng là một nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện trong công tác định mức lao động. Để thực hiện việc này, cần xây dựng được một “sợi dây liên lạc” giữa cán bộ định mức- các quản đốc- người công nhân. - Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác định mức bằng việc cử các cán bộ làm công tác định mức đi học các khóa đào tạo chính quy về công tác này kết hợp với việc tuyển mới những người có trình độ, có năng lực có chuyên môn tốt về định mức lao động. Để thực hiện việc này, Nhà máy sẽ tăng cường sự liên hệ, phối hợp với các trường đại học có giảng dạy về định mức lao động để đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như số lượng, chất lượng cán bộ chuyên môn. - Trong thời gian tới, sẽ phải có một bộ phận riêng chuyên thực hiện hoạt động định mức lao động thay vì để các cán bộ phòng Kỹ thuật phải làm việc kiêm nhiệm như hiện nay. Nguồn nhân lực cho bộ phận này có thể lấy từ chính những cán bộ đã làm công tác này ở phòng Kỹ thuật hoặc có thể từ nguồn bên ngoài- tuyển mới. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các cán bộ chuyên môn có thể chú trọng vào một công tác thay vì phải phân tán sự tập trung vào nhiều công việc do kiêm nhiệm như trước. Hoàn thiện bộ máy làm công tác định mức Đào tạo cán bộ xây dựng mức Định mức lao động là một môn khoa học có tầm quan trọng hàng đầu trong việc quản lý lao động, đồng thời là một công tác khá phức tạp, đòi hỏi người cán bộ định mức phải có trình độ vững vàng. Tuy nhiên, qua phân tích, đánh giá tình hình thực tế tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, ta thấy bộ máy này về số lượng có thể coi là đủ, nhưng về chất lượng thì còn tương đối yếu. Chính vì thế, để hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động, trước hết ta phải thực hiện việc đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên trách.Trình độ của cán bộ chuyên trách cần đào tạo lại bao gồm hai phần là trình độ nhận thức và trình độ chuyên môn. Trước hết là vê trình độ nhận thức. Như đã trình bày ở chương 2, khi được hỏi, các cán bộ làm công tác định mức đều cho rằng định mức có vai trò quan trọng, tuy nhiên, lý do đưa ra mới chỉ là để làm căn cứ trả lương và xây dựng kế hoạch sản xuất trong từng thời kỳ. Như vậy, nhận thức của đội ngũ cán bộ về vai trò của định mức lao động còn rất hạn chế, chưa toàn diện. Làm căn cứ trả lương và xây dựng kế hoạch sản xuất là những tác dụng lớn của định mức lao động, tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Bên cạnh đó, định mức lao động còn có tác dụng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, là cơ sở để phân công và hiệp tác lao động, là căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công nhân, tăng cường kỷ luật lao động… Tất cả những tác dụng đó mới nói lên hết vai trò to lớn của định mức lao động. Có nhận thức đầy đủ về vai trò của định mức lao động, cán bộ định mức mới có thái độ, tinh thần đúng mực khi thực hiện công việc. Chính vì thế, rất cần thiết phải bồi dưỡng để cán bộ chuyên trách nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này. Để thực hiện việc đó, ta có thể sử dụng các biện pháp như: Thứ nhất: Cử cán bộ chuyên trách tham dự các buổi nói chuyện, thuyết giảng về định mức lao động để có thể nhận thức rõ về tầm quan trọng của nó cũng như những nội dung của công tác. Với biện pháp này, cán bộ định mức sẽ thấy được tầm quan trọng của công tác một cách lý thuyết. Thứ hai: Thường xuyên theo dõi thống kê tình hình thực xây dựng, áp dụng mức và gắn chặt với các hoạt động khác của tổ chức để thấy được ảnh hưởng của công tác định mức lao động tới các hoạt động đó như thế nào. Với biện pháp này, tầm quan trọng của công tác định mức được gắn liền với thực tế. Cách thức cụ thể để thực hiện việc thống kê, phân tích tình hình thực hiện mức như thế nào cho hiệu quả sẽ được trình bày rõ trong mục 3 phần III trong chương này. Nhà máy cần kết hợp cả hai biện pháp để cán bộ chuyên trách có được sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác định mức thông nhờ có được qua những nhận thức về mặt lý thuyết lẫn những nhận thức thực tế tại Nhà máy. Về trình độ chuyên môn, hiện nay các cán bộ của phòng Kỹ thuật- bộ phận chuyên trách của Nhà máy về công tác định mức đều chủ yếu được đào tạo từ khối ngành kỹ thuật, kiến thức chuyên môn về định mức có được chỉ do kinh nghiệm hay tự học hỏi qua giấy tờ, tài liệu của người đi trước chứ không hề được đào tạo một cách chính thống; thêm nữa, các cán bộ định mức đều chưa được tham gia một lớp đào tạo bổ sung kiến thức nào. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ định mức của Nhà máy là vô cùng cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này. Để thực hiện đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ chuyên trách, ta có thể thực hiện các biện pháp: Thứ nhất: Cán bộ chuyên trách cần được chuẩn hóa, hệ thống hóa kiến thức bằng việc gửi đi đào tạo tại các cơ sở uy tín về lĩnh vực này như các trường nghiệp vụ, các trường đại học có giảng dạy chuyên môn về định mức như trường Đại học Kinh tế quốc dân, trường đại học Lao động- xã hội, trường đại học Công đoàn. Với cách này, cán bộ chuyên trách sẽ được đào tạo một cách khoa học, bài bản, có hệ thống những kiến thức về chuyên môn định mức lao động. Tuy nhiên, nó sẽ có hạn chế về mặt thời gian. Thứ hai: Bên cạnh việc gửi cán bộ đi học tại các cơ sở, Nhà máy có thể mời các chuyên gia về giảng trực tiếp tại Nhà máy. Việc này có thể sẽ đòi hỏi chi phí cao hơn biện pháp trên, nhưng lại thuận lợi hơn cho Nhà máy trong việc tổ chức cho cán bộ được học tập kiến thức chuyên môn như về thời gian, về số lượng người tham gia theo học. Thứ ba: Nhà máy cũng có thể chủ động liên kết với các doanh nghiệp khác để tiến hành tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác định mức. Với biện pháp này, cán bộ chuyên trách có thể học được trực tiếp từ những doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh tương tự, điều này sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc áp dụng vào chính đơn vị mình. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các phòng ban, bộ phận trong việc thực hiện công tác định mức Định mức lao động là một công tác tương đối phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức, từ giám đốc, bộ phận chuyên trách, các phòng ban cho tới công nhân. Hiện nay, công tác định mức của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 có liên quan đến các bộ phận sau: Phòng Nhân chính, phòng KCS, phòng Kế hoạch sản xuất, Ban giám đốc. Phòng Kỹ thuật hiện là phòng chịu trách nhiệm gần như hoàn toàn về việc xây dựng, điều chỉnh mức, các phòng ban khác chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra xem các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu về nguyên nhiên vật liệu mà phòng Kỹ thuật đưa ra có phù hợp hay không. Riêng về phần định mức lao động, trước đây có sự phối hợp với phòng Nhân chính, nhưng hiện nay, việc xây dựng và quyết định hoàn toàn do phòng Kỹ thuật đảm nhiệm, chỉ cần có sự phê duyệt của Giám đốc là mức được chấp nhận và đưa vào áp dụng. Như vậy, vô hình trung đã xảy ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, thiếu khách quan. Chính vì thế, để đảm bảo chất lượng công tác định mức, các phòng ban cần có sự tham gia tích cực hơn vào việc phối hợp với phòng Kỹ thuật. Các phòng như phòng Nhân chính, phòng KCS, phòng Kế hoạch sản xuất thay vì việc chỉ kiểm tra mức độ phù hợp của các mức do phòng Kỹ thuật xây dựng thì nên có những ý kiến đóng góp ngay từ khi xây dựng, sau đó cùng họp bàn thống nhất. Các quản đốc là người trực tiếp theo dõi, giám sát tình hình thực hiện công việc của công nhân, là người nắm rõ nhất về thực tế thực hiện mức, cần thường xuyên có sự thống kê, ghi chép lại và trao đổi với bộ phận chuyên trách để có những điều chỉnh hợp lý. Những mức thống kê kinh nghiệm như hiện nay do các quản đốc tự xây dựng cần được trao đổi lại với bộ phận chuyên trách để làm cơ sở giúp cho bộ phận này có thể xây dựng những mức chi tiết hơn cho các bước công việc bộ phận, giải quyết việc vẫn còn tồn tại rất nhiều mức tổng hợp đang được áp dụng. Bên cạnh những tác dụng chính như để tính đơn giá tiền lương, là cơ sỏ hoạch định kế hoạch, định mức lao động còn có tác dụng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động, nhất là công nhân trực tiếp. Vì vậy, muốn làm tốt công tác định mức lao động trước hết phải làm cho mọi người trong doanh nghiệp thấy rõ đây là một yêu cầu khách quan của công tác quản lý lao động, quản lý sản xuất. Có thực hiện tốt công tác định mức lao động thì công nhân sản xuất mới có những mục têu cụ thể để phấn đấu thực hiện nhằm nâng cao năng suất lao động, đồng thời tăng thu nhập. Ngoài ra, để giúp cho việc nghiên cứu, xây dựng mức có những mức trung bình tiên tiến thì phải có hội đồng tư vấn gồm: các cán bộ ở các phân xưởng và các phòng ban có liên quan do giám đốc chủ trì để xem xét bổ sung mức lao động do cán bộ định mức thực hiện. Hội đồng này giúp giám đốc xét duyệt các mức lao động mới được xây dựng chính xác. Hoàn thiện phương pháp xây dựng mức Bộ máy làm công tác định mức có vai trò chủ đạo trong việc xây dựng mức. Tuy nhiên, nếu chỉ con người nhưng phương pháp thực hiện chưa phù hợp hoặc thiếu hoàn thiện thì cũng sẽ không đạt được hiệu quả cao. Như đã trình bày trong phần thực trạng công tác định mức lao động ở chương 2, hiện nay Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đang sử dung 3 phương pháp định mức là: phương pháp kinh nghiệm, phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp phân tích khảo sát. Thay vì sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm, kinh nghiệm, Nhà máy nên chuyển sang sử dụng các phương pháp phân tích để đảm bảo tính khoa học, chính xác. Với quy mô cùng các điều kiện của Nhà máy, phương pháp thích hợp nên sử dụng để định mức là phương pháp Phân tích khảo sát hoặc So sánh điển hình hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Để làm được việc đó, Nhà máy cần hoàn thiện phương pháp phân tích khảo sát đồng thời xây dựng phương pháp so sánh điển hình. Hoàn thiện phương pháp phân tích khảo sát Qua phần phân tích, đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại nhà máy sản xuất ô tô 3-2 ở chương 2, ta có thể thấy một số tồn tại và từ đó có thể thực hiện một số biện pháp như sau: Thứ nhất, cần tăng cường tham gia của các phòng ban, bộ phận vào quá trình xây dựng mức: - Thay vì chỉ một mình phòng Kỹ thuật xây dựng, kiểm tra và điều chỉnh định mức lao động, nên có thêm sự tham gia của cán bộ phòng Nhân chính trong công tác này. Điều này vừa góp phần tận dụng được những kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn của cán bộ phòng Nhân chính, góp phần đưa ra những mức sát thực, vừa khiến cho các mức xây dựng nên mang tính khách quan, tránh hiện tượng chủ quan do cách nhìn, kiến thức chưa toàn diện. - Các phòng ban đã tham gia vào quá trình xây dựng mức như phòng KCS, phòng Kế hoạch sản xuất, thay vì chỉ là xem xét các mức xây dựng sau khi phòng Kỹ thuật đã đưa ra, thì nên tham gia vào việc giúp đỡ phòng Kỹ thuật ngay từ bước phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận bước công việc, xác định các hao phí cần thiết về điện năng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cần dùng… - Cần có sự phối hợp chặt chẽ từ phía các phân xưởng sản xuất. Các quản đốc cần có những ghi chép, thống kê lại tình hình thực hiện mức của công nhân, nhanh chóng phát hiện những bất hợp lý để báo cáo lại với phòng Kỹ thuật để kịp thời có biện pháp xử lý. Thứ hai, sau khi được các phòng ban phê duyệt, thay vì đưa mức xuống áp dụng ngay bởi nhiều công nhân, ta chỉ nên chọn một vài công nhân tiêu biểu, đó là những công nhân đã nắm vững kỹ thuật sản xuất, có thái độ lao động đúng đắn rồi tạo ra những điều kiện tổ chức kỹ thuật đúng như đã quy định ở nơi làm việc và cho làm thử. Khi công nhân đã quen tay, năng suất lao động ổn định thì cán bộ định mức khảo sát hao phí thời gian của công nhân ngay ở nơi làm việc bằng chụp ảnh và bấm giờ. Căn cứ vào các tài liệu khảo sát để từ đó tính ra thời gian tác nghiệp toàn ca. Xây dựng phương pháp so sánh điển hình So sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức lao động trên cơ sở so sánh các điều kiện tổ chức kỹ thuật với bước bước công việc điển hình. Phương pháp này khá phù hợp với những đơn vị mà có nhiều sản phẩm có tính chất tương tự nhau hoặc sản phẩm có sự thay đổi thường xuyên nhưng không thay đổi hoàn toàn. Ví dụ như với sản phẩm xe Transinco Ba Hai AH B50, có một loạt các bước công việc có những nét tương tự nhau có thể áp dụng phương pháp này để định mức như: - Nhóm các bước công việc chế tạo thanh cong nóc xe, thanh cong đầu xe số 1, 2, 3, thanh liên kết mảng đầu và sườn, thanh cong đuôi xe số 1, 2, thanh cong trên ba đờ sốc sau, thanh cong liền sườn xe, thanh cột sườn xe chân váy. - Nhóm các bước công việc chế tạo tôm nóc xe, tôm nóc hai bên, đà ngang đỡ số 1, đà ngang đỡ số 2-6, tăng cứng đà ngang, đà ngang cuối xe. Trình tự xây dựng Bước 1: Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành và phân nhóm các bộ phận hợp thành Ở bước này, cán bộ phòng Kỹ thuật sẽ phải phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành về mặt lao động cũng như về mặt công nghệ, loại bỏ những bộ phận thừa, thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bộ phận tiên tiến để có được kết cấu công việc hợp lý nhất. Sau khi đã có sự bàn bạc thống nhất với các phòng ban khác như phòng Nhân chính, KCS, Kế hoạch sản xuất, tiến hành phân các bước công việc phải hoàn thành ra từng nhóm theo những đặc trưng nhất định về kết cấu và quy trình công nghệ. Trong mỗi nhóm, chọn một hoặc một số bước công việc tiêu biểu cho nhóm gọi là bước công việc điển hình. Bước công việc điển hình (quy định có số thứ tự là 1) thường là bước công việc hay lặp lại nhất trong nhóm (có tần số xuất hiện lớn nhất Umax). Bước 2: Chuẩn bị và tiến hành xây dựng mức * Các bước chuẩn bị bao gồm: - Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý cho bước công việc điển hình. Quy trình này cũng là quy trình công nghệ điển hình cho nhóm. - Xây dựng mức kỹ thuật lao động cho bước công việc điển hình bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát. Mức kỹ thuật lao động của bước công việc điển hình ký hiệu là Mtg1 và Msl1. * Sau khi đã chuẩn bị, tiến hành xây dựng, trình tự tiến hành như sau: - Xác định hệ số đổi (Ki) cho các bước công việc trong nhóm với quy ước: hệ số của bước công việc điển hình (K1) bằng 1, tức K1=1. Hệ số của mỗi bước công việc còn lại được xác định trên cơ sở phân tích điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của từng bước công việc đó, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành và so sánh với bước công việc điển hình hoặc bằng nội suy toán học. Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của bước công việc đó thuận lợi hơn so với bước công việc điển hình thì: Ki < 1 (với i= 2, 3, 4,…, n) Nếu bằng thì Ki = 1 Nếu khó khăn hơn, tức hao phí thời gian cho bước công việc đó tăng thì: Ki > 1 (với i= 2, 3, 4,…, n) - Căn cứ vào mức của bước công việc điển hình và các hệ số đổi Ki, ta tính mức kỹ thuật lao động cho mỗi bước công việc trong nhóm (Mtgi và Msli) bằng các công thức: Mtgi = Mtg1 x Ki hoặc: Msli = Msl1/Ki = Msl1.K’i (Với i= 1, 2, 3, …, n và K’i = 1/ Ki) Để nâng cao chất lượng của mức so sánh điển hình, cần thực hiện các biện pháp: - Thu hẹp quy mô của nhóm, tức là phân các bước công việc cân định mức ra từng nhóm nhỏ. Mỗi nhóm chỉ nên có từ 5 đến 10 bước công việc. - Chọn bước công việc điển hình phải thật chính xác, xứng đáng tiêu biểu cho cả nhóm. - Xây dựng mức của bước công việc điển hình phải thật chính xác. - Quy định hệ số đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm phải thật thận trọng, chính xác bằng cách phân tích, so sánh điều kiện tổ chức kỹ thuật, hao phí về thời gian thực hiện của từng bước công việc trong nhóm với bước công việc điển hình. Bước 3: Duyệt và tiến hành làm thử Ở bước này, các mức được xây dựng sẽ được các phòng ban có liên quan cùng họp bàn thống nhất. Sau khi đã thống nhất, mức có thể được đưa xuống áp dụng tại các phân xưởng trong một thời gian. Trong thời gian này, cán bộ định mức phối hợp với các quản đốc cần thường xuyên theo dõi chi chép, thống kê lại tình hình thực hiện mức của công nhân. Bước 4: Điều chỉnh mức Bước 5: Duyệt bởi lãnh đạo nhà máy Hai bước này có thể tiến hành như hai bước tương tự của phương pháp phân tích khảo sát đã trình bày ở chương 2. Ưu, nhược điểm của phương pháp Phương pháp so sánh điển hình có một ưu điểm là giúp cho các mức có thể được xây dựng một cách nhanh chóng nhờ việc so sánh với một bước công việc điển hình. Tuy nhiên, phương pháp này phần nào đó vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ quan trong khi so sánh, có thể cho kết quả không được chính xác như phương pháp phân tích tính toán và phân tích khảo sát và không thể áp dụng để xây dựng cho một nhóm nhiều công việc. Biện pháp khắc phục Để nâng cao chất lượng của mức so sánh điển hình, ta có thể thực hiện các biện pháp sau: - Thu hẹp quy mô của nhóm, tức là phân các bước công việc cần định mức ra từng nhóm nhỏ, mối nhóm chỉ nên có từ 5 đến 10 bước công việc. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc so sánh điều kiện tổ chức kỹ thuật của các bước công việc trong mỗi nhóm được chính xác hơn. - Chọn bước công việc điển hình phải chính xác, xứng đáng tiêu biểu cho cả nhóm. Kinh nghiệm cho thấy nên chọn bước công việc có tần số xuất hiện lớn nhất làm bước công việc điển hình. - Xây dựng mức của bước công việc điển hình phải thật chính xác. Để làm được điều đó, cần xây dựng quy trình công nghệ hợp lý, chi tiết, cho từng bước công việc điển hình và phải định mức cho chúng bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát. - Quy định hệ số đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm phải thạt thận trọng, chính xác bằng phân tích, so sánh điểu kiện tổ chức kỹ thuật, hao phí thời gian thực hiện của từng bước công việc trong nhóm với bước công việc điển hình. Để có thể thấy rõ hơn về việc sử dụng phương pháp này để định mức lao động, em xin trình bày ví dụ về cách định mức cho một nhóm công việc sản xuất các chi tiết trên sản phẩm xe ô tô AH B50. Những chi tiết này thuộc nhóm những chi tiết rời trên sản phẩm xe ô tô AH B50, bao gồm những chi tiết: Thanh cong đầu xe số 1-3, thanh liên kết mảng đầu và sườn, thanh cong đuôi xe số 1-2, thanh cong trên ba đờ sốc sau, thanh cong liền sườn xe, thanh cột sườn xe phía đầu, thanh cột sườn xe phía sau. Sở dĩ các công việc có thể được nhóm vào một nhóm vì các công việc này được tiến trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật như nhau như đều sử dụng máy ép 63 T, máy cắt, được thực hiện bởi cùng một nhóm công nhân trong điều kiện làm việc như ánh sáng, tiếng ồn, chế độ phục vụ như nhau. Về mặt quy trình công nghệ, chúng cũng khá nhiều điểm tương đồng. Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau: Bảng 3.3: Danh sách và quy trình công nghệ sản xuất các chi tiết rời trên xe AH B50 STT Tên chi tiết Cắt phôi Vạch dấu Uốn lân Uốn cong hai đầu Kiểm tra lại Cắt chân Khoan lỗ bắt đường điện Số lượng/ 01 xe Thanh cong đầu xe số 1 x x x x x x x 3 Thanh cong đầu xe số 2 x x x x x x x 1 Thanh cong đầu xe số 3 x x x x x x x 1 Thanh liên kết mảng đầu và sườn x x x x x x 2 Thanh cong đuôi xe số 1 x x x x x x x 1 Thanh cong đuôi xe số 2 x x x x x x x 1 Thanh cong trên ba đờ sốc sau x x x x x x 2 Thanh cong liền sườn xe x x x x x x 14 Thanh cột sườn xe phía đầu x x x x x x 2 Thanh cột sườn xe phía sau x x x x x x 2 (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Như vậy, từ nhóm các công việc trên, ta lại có thể chia nhỏ ra làm 2 nhóm khác nhau: - Nhóm thứ nhất bao gồm các công việc: Sản xuất thanh cong đầu xe số 1-3 và thanh cong đuôi xe số 1-2 với các thao tác: cất phôi, vạch dấu, uốn lân, uốn cong hai đầu, kiểm tra lại, cắt chân và khoan lỗ bắt đường điện. Bước công việc điển hình cho nhóm này sẽ là bước công việc sản xuất thanh cong đầu xe số 1 vì số lần xuất hiện của bước công việc này là nhiều nhất (3 lần). - Nhóm thứ hai bao gồm các công việc: Sản xuất thanh liên kết mảng đầu và sườn, thanh cong trên ba đờ sốc sau, thanh cong liền sườn xe, thanh cột sườn xe phía đầu và thanh cột sườn xe phía sau. Bước công việc điển hình cho nhóm này sẽ là bước công việc sản xuất thanh cong liền sườn xe vì số lần xuất hiện của bước công việc này là nhiều nhất (14 lần). Ở đây, ta sẽ tiến hành xây dựng mức cho nhóm thứ hai với bước công việc sản xuất thanh cong liền sườn xe. Ta ký hiệu là K1=1. Để so sánh mức độ phức tạp của các bước công việc trong nhóm, ta sử dụng bảng 3.4- bảng quy cách các chi tiết rời: Bảng 3.4: Bảng quy cách các chi tiết rời trên xe AH B50 Tên chi tiết Quy cách Thanh liên kết mảng đầu và sườn 40 x 40 x d1,5 x 2240 Thanh cong trên ba đờ sốc sau 40 x 40 x d2 x 2030 Thanh cong liền sườn xe 40 x 40 x d2 x 2180 Thanh cột sườn xe phía đầu 40 x 20 x d2 x 2240 Thanh cột sườn xe phía sau 40 x 20 x d2 x 2110 (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Từ bảng trên và từ thực tế công việc, ta xây dựng hệ số đổi Ki cho các công việc sản xuất các chi tiết như sau: Bảng 3.5:Bảng hệ số đổi Ki Tên chi tiết Ki Thanh liên kết mảng đầu và sườn 1,37 Thanh cong trên ba đờ sốc sau 0,93 Thanh cong liền sườn xe 1 Thanh cột sườn xe phía đầu 1,07 Thanh cột sườn xe phía sau 0,96 Bằng phương pháp phân tích khảo sát đã trình bày ở trên, ta có thể xác định được mức thời gian cho bước công việc sản xuất thanh cong liền sườn xe, giả sử là 10 phút. Như vậy, theo như phương pháp so sánh điển hình đã trình bày, mức của các bước công việc sản xuất các chi tiết trong nhóm sẽ là: Thanh liên kết mảng đầu và sườn : Mtg= 10 x 1,37 = 13,7 (phút) Thanh cong trên ba đờ sốc sau : Mtg= 10 x 0,93 = 9,3 (phút) Thanh cột sườn xe phía đầu : Mtg=10 x 1,07 =10,7 (phút) Thanh cột sườn xe phía sau : Mtg=10 x 0,96 = 9,6 (phút) Hoàn thiện công tác quản lý mức Hiệu quả của công tác định mức lao động không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học, mà còn phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý mức của doanh nghiệp, tức là đưa các mức xây dựng kịp thời vào thực tế sản xuất, thường xuyên theo dõi việc thực hiện mức, định kỳ xem lại và điều chỉnh mức. Đưa mức vào sản xuất Vai trò của việc xây dựng mức là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các mức được xây dựng nên chưa hẳn đã được đưa trót lọt, kịp thời vào sản xuất nếu chưa đủ sức thuyết phục khiến công nhân chưa được chuẩn bị sẵn sảng hoặc chưa có nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ, chưa được tạo điều kiện để thực hiện mức có chất lượng cao. Để thực hiện tốt việc đưa mức vào sản xuất, ta có thể thực hiện các biện pháp: Thứ nhất: Khi đưa một mức mới vào sản xuất, cần có những cuộc họp phổ biến, giải thích, phân tích, báo cáo trước công nhân rõ về những mức sẽ được áp dụng; thu thập, nghiên cứu những ý kiến phản ứng của công nhân để hoàn thiện trước khi ban hành. Các mức ban hành, áp dụng vào thực tế sản xuất phải có sự thống nhất giữa bộ phận định mức với các quản đốc phân xưởng. Thứ hai: Khi quyết định ban hành mức, cán bộ lãnh đạo sản xuất, Nhà máy cần tạo đủ điều kiện để công nhân có thể thực hiện được mức. Nếu là những mức mới, xây dựng cho những công việc mới đưa vào sản xuất, công nhân có thể chưa có kinh nghiệm, Nhà máy nên để mức ở dạng “mức tạm thời” trong thời hạn 3 tháng để công nhân có thời gian làm quen. Trong thời gian thực hiện mức tạm thời, nếu công nhân không hoàn thành mức, thu nhập bị giảm sút so với khi làm mức cũ thì Nhà máy nên có chính sách bù lương bằng hoặc cao hơn mức thu nhập cũ. Thứ ba: Trong thời gian thực hiện mức tạm thời, nếu công nhân vẫn chưa thể làm quen với mức mới thì có thể kéo dài thêm thời gian tạm thời cho đến khi công nhân hoàn thành được mức. Ngược lại, nếu chưa hết thời gian tạm thời mà công nhân đã có thể hoàn thành tốt mức mới thì có thể sớm chuyển mức tạm thời sang mức chính thức. Phân tích tình hình thực hiện mức Phân tích tình hình thực hiện mức thường xuyên, có hệ thống là một nội dung quan trọng của công tác định mức lao động trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình thực hiện mức nhằm kiểm tra những sự chính xác của mức; phát hiện những mức sai, lạc hậu; phân tích khả năng thực hiện mức của công nhân, bộ phận, rút ra những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến; phát hiện những tồn tại trong công tác định mức lao động, để ra biện pháp khắc phục; tìm ra những bất hợp lý trong việc trả lương cho công nhân. Để theo dõi tình hình thực hiện mức của công nhân, ta có thể sử dụng phương pháp chụp ảnh ca làm việc của công nhân rồi dùng số liệu thu thập được làm cơ sở để tổng hợp, phân tích, đánh giá. Đối với việc theo dõi, phân tích tình hình thực hiện mức của cá nhân, ta có thể sử dụng các mẫu bảng như ở các phụ lục số 7, 8, 9, 10 và 11. Đối với tổ/ nhóm, ta sẽ tiến hành phân tích với số liệu trung bình của các công nhân thực hiện cùng một bước công việc giống nhau. Phụ lục 12 là một mẫu bảng đề xuất để sử dụng cho việc theo dõi tình hình thực hiện mức của tổ/ nhóm. Có thể sử dụng các mẫu bảng tương tự như đối với của cá nhân nhưng với số liệu trung bình để phân tích tình hình thực hiện mức trung bình hay khả năng tăng năng suất lao động của tổ/ nhóm. Việc thống kê, phân tích tình hình thực hiện mức của phân xưởng là sự tổng hợp các số liệu thống kê, phân tích của các đơn vị nhỏ hơn là các tổ/ nhóm. Xem lại và điều chỉnh mức Mức lao động để giao việc cho công nhân là mức lao động rất cụ thể gắn liền với điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Trong quá trình sản xuất, điều kiện tổ chức kỹ thuật luôn thay đổi nên mức lao động cũng phải được thường xuyên xem xét, sửa đổi cho phù hợp tình hình thực tế. Để thực hiện tốt công tác này, đơn vị cần lập kế hoạch sửa đổi mức hàng năm, hàng tháng và hàng quý căn cứ vào tình hình hoàn thành mức của công nhân trong thời kỳ trước. Trong kế hoạch phải ghi rõ: đơn vị sửa đổi mức, tên mức được sửa đổi, mức cũ, mức mới, khả năng tăng năng suất lao động, thời gian bắt đầu áp dụng mức mới… Khi có mức mới cần sửa đổi, đơn vị có thể tiến hành xây dựng lại mức bằng phương pháp thích hợp. Trường hợp đặc biệt, với mức lao động nào đó mà tỷ lệ hoàn thành mức ở kỳ báo cáo quá cao ở so với kỳ kế hoạch hoặc có trang thiết bị kỹ thuật mới, đơn vị có thể tiến hành sửa đổi lại mức mới trên cơ sở so sánh các điều kiện tổ chức kỹ thuật của hai thời kỳ. Hoàn thiện tổ chức lao động, tổ chức sản xuất Định mức lao động là cơ cở của tổ chức lao động khoa học, có ảnh hưởng tới hầu hết các hoạt động của tổ chức lao động khoa học. Ngược lại, chính tổ chức lao động lại có tác dụng tạo điều kiện cho công tác định mức lao động được thực hiện một cách suôn sẻ, chính xác. Nâng cao chất lượng đào tạo cho công nhân Xây dựng mức là khâu quan trọng trong quá trình định mức, tuy nhiên, để công tác này thực sự có hiệu quả, cần có sự phối hợp từ phía chính những người công nhân sản xuất vì công nhân sản xuất là đối tượng thực hiện các mức được xây dựng, kết quả thực hiện mức của họ lại là cơ sở cho việc định mức của cán bộ chuyên môn. Công nhân có kỹ thuật sản xuất cao, ý thức lao động tốt sẽ đóng góp những phương pháp sản xuất tiên tiến, là cơ sở để xây dựng mức trung bình tiên tiến. Ngược lại, công nhân có kỹ thuật chưa tốt, ý thức kém sẽ không chỉ ảnh hưởng tới việc thực hiện mức mà còn gây khó khăn cho việc xây dựng mức. Để nâng cao nhận thức cho công nhân, ban lãnh đạo cần có những buổi nói chuyện, tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác định mức đối với doanh nghiệp, về ảnh hưởng của định mức tới quyền lợi của chính bản thân người công nhân, cho họ thấy được rằng việc phấn đấu đạt, vượt mức, nâng cao năng suất lao động là điều kiện giúp họ nâng cao thu nhập. Cùng với đó, cán bộ quản lý trực tiếp (các quản đốc, đốc công) cũng cần thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở công nhân trong quá trình làm việc, tránh để xảy ra những lãng phí thời gian làm việc. Để có một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật cao, Nhà máy nên có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, các trường dạy nghề có uy tín, chất lượng để có được những các nhân giỏi, tay nghề cao. Bên cạnh đó, với lực lượng lao động hiện có, Nhà máy có thể cử công nhân theo học các khóa nâng cao tay nghề hay tổ chức các khóa học nâng cao tay nghề tại chính Nhà máy; thường xuyên tổ chức các kỳ thi nâng bậc, nâng cấp; khuyến khích, động viên công nhân không tự ngừng rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Hoàn thiện phân công, hợp tác lao động Phân công lao động là quá trình bóc tách, cô lập các hoạt động lao động của quá trình hoạt động tổng thể của doanh nghiệp nói chung thành những chức năng nhiệm vụ lao động riêng rẽ, được thực hiện song song, đồng thời, phù hơp với mỗi người lao động hoặc nhóm người lao động. Như vậy, việc phân công lao động đúng người, đúng việc hay không quyết định trực tiếp tới chất lượng thực hiện công việc. Phân công lao động giúp cho việc chuyên môn hóa lao động, thu hẹp phạm vi hoạt động, tiết kiệm thời gian lao động đồng thời xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ cho người lao động. Để thực hiện tốt công tác này, yêu cầu cán bộ quản lý cần có sự nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, cẩn thận quy trình hoạt động của Nhà máy, đồng thời phải nắm rõ lĩnh vực, trình độ đào tạo của công nhân từ đó có sự bố trí phù hợp. Tùy vào mục đích, tích chất của quá trình sản xuất mà cán bộ quản lý có thể phân công lao động dựa trên các tiêu chí như chức năng, tính chất đối tượng quản lý, tính chất của quy trình công nghệ, theo mức độ phức tạp của công việc. Trong đó, việc bố trí công nhân phù hợp với mức độ công việc là một việc cần được đặc biệt chú ý. Kinh nghiệm cho thây, cấp bậc công nhân nhỏ hơn hoặc bằng cấp bậc công việc là phù hợp. Ngược với phân công lao động, hiệp tác lao động là quá trình kết hợp, phối hợp, liên kết những hoạt động lao động riêng rẽ do kết quả của phân công lao động để đảm bảo sự hài hòa, nhịp nhàng, tính đồng bộ, hệ thống của quá trình tổng thể nhằm đạt được mục đích đã định. Hiệp tác lao động tốt là điều kiện để quá trình lao động được diễn ra một cách thuận lợi. Để công tác hiệp tác lao động đạt được kết quả tốt, yêu cầu cán bộ quản lý phải nghiên cứu kỹ lưỡng các tiêu thức về tâm sinh lý như điều kiện vệ sinh, tải trọng, sức chịu đựng; các yếu tố về xã hội học như tính phong phú, chủ động, sáng tạo của công việc hay các yếu tố về kinh tế như thời gian sản xuất… Nhờ việc nghiên cứu những yêu cầu, yếu tố đó, người quản lý có thể đưa ra những quyết định phù hợp để người công nhân được ở trong môi trường làm việc thuận lợi nhất, có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình. Hoàn thiện công tác phục vụ nơi làm việc Phục vụ nơi làm việc là quá trình thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của nơi làm việc như nhu cầu về sửa chữa, cung cấp nguyên- nhiên- vật liêtu, vận chuyên, năng lượng, kiểm tra, xây dựng cơ bản, phục vụ sản sinh hoạt văn hóa tại nơi làm việc. Tình hình thực tế tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 cho thấy, công tác phục vụ nơi làm việc hiện đã được Nhà máy có quan tâm, đầu tư, thể hiện ở việc đã có riêng một bộ phận chuyên trách thực hiện công việc này. Song, sự quan tâm và đầu tư đó cần phải được tăng cường hơn nữa. Mặc dù đã có bộ phận phục vụ, nhưng hoàn toàn ở cơ sở bên Hưng Yên, cơ sở ở Hà Nội không hề có. Đơn cử như ở tổ Tiện của phân xưởng cơ khí 1, hai công nhân tham gia việc chụp ảnh ngày làm việc là Vũ Minh Kế và Phan Trọng Toàn đều phải tự lấy nguyên liệu, dụng cụ từ kho, và khi hoàn thành sản phẩm, cũng phải sự thu dọn, giao nộp. Điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động. Đây là một tồn tại mà Nhà máy cần nhanh chóng khắc phục để có thể năng cao năng suất, chất lượng thực hiện công việc của công nhân, tạo điều kiện cho công tác định mức lao động. KẾT LUẬN Như vậy, cả lý luận lẫn thực tiễn đều đã chứng minh vai trò quan trọng của công tác định mức lao động trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 nói riêng. Với tư cách là đề tài đầu tiên nghiên cứu về công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, em hy vọng luận văn này sẽ ít nhiều góp phần nâng cao chất lượng công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy. Thông qua luận văn, em đã tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề như sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến mức lao động. - Làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến công tác định mức lao động. - Làm rõ vai trò của công tác định mức lao động đối với các doanh nghiệp nói chung và với Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 nói riêng. - Phân tích và đánh giá tình hình thực trạng công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2; tìm ra các điểm mạnh cũng như các hạn chế còn tồn tại cùng các nguyên nhân của chúng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2. Mặc dù đã rất cố gắng, song do trình độ của người viết còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô và những người người quan tâm đến đề tài. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình “Tổ chức lao động khoa học”, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1994. 2. Bộ môn Tổ chức lao động trường đại học Kinh tế quốc dân, “Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp”- NXB Giáo dục- 1994 3. ThS Nguyễn Vân Điểm& PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, giáo trình “Quản trị nhân lực”, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội, năm 2007. 4. Nguyễn Hiến Lê , “Tổ chức công việc theo khoa học”, NXB Đồng Tháp, năm 1989. 5. TS. Vũ Thị Mai , tập bài giảng môn Tổ chức lao động khoa học. 6. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân , tập bài giảng môn Tổ chức lao động khoa học. 7. Khoa Kinh tế và quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội, giáo trình “Quản lý Nhân lực trong doanh nghiệp”. 8. Tạp chí kinh tế và dự báo (Ủy ban kế hoạch hóa nhà nước), “Phương pháp xây dựng định mức kinh tế- kỹ thuật ở xí nghiệp”, năm 1991. 9. Tài liệu tập huấn về công tác định mức của Tạp chí Dự báo của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. 10. Báo cáo Tài chính của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 các năm 2003-2007. 11. Báo cáo Lao động- Thu nhập của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 các năm 2003-2007. 12. Báo cáo Cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 các năm 2003-2007. PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: 17/3/2008 Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng Cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Tên công nhân: Vũ Minh Kế Bậc công nhân: 4/7 Tên bước công việc: Tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả Cấp bậc công việc: 4/7 Điều kiện làm việc: Công nhân chính phải tự lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho; phải tự mài, thay dao; Có một bàn nhỏ cách nơi làm việc 2m để đựng nguyên vật liệu, dụng cụ. Quy định giờ nghỉ trưa: Từ 12h đến 13h30 phút; Trong ca công nhân được nghỉ giải lao 10 phút mỗi buổi làm việc. Ca làm viêc 8 giờ. STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú Bắt đầu ca 7h30 Thay quần áo 7h37 7 CK Nhận dụng cụ, nguyên vật liệu tại kho 7h47 10 CK Kiểm tra máy móc 7h50 3 PVTC Tra dầu vào băng 7h52 2 PVKT Mài dao 7h57 5 PVKT Gá lắp dao tiện 8h 3 PVKT Làm việc 10h 120 TN Đi vệ sinh 10h5 5 NC Làm việc 10h55 50 TN Nói chuyện 11h07 12 LPCN Làm việc 12h 53 TN Nghỉ ăn trưa 12h-13h30 0 Vào ca muộn 13h40 10 LPCN Nghỉ quá giờ Dọn phoi thép 13h47 7 PVKT Làm việc 14h30 43 TN Đi vệ sinh 14h40 5 NC 5 LPCN Thời gian nghỉ ngơi vượt quá thời gian quy định Mài dao 14h42 2 PVKT Gá lắp dao tiện 14h44 2 PVKT Làm việc 16h05 81 TN Nghe điện thoại 16h11 6 LPCN Làm việc 16h42 31 TN Dọn phoi, vệ sinh nơi làm việc 16h52 10 PVTC Thu gom vật liệu, sản phẩm, nhập kho 17h00 8 CK Kết quả: Hoàn thành 81 sản phẩm PHỤ LỤC 2: PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: 19/3/2008 Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng Cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Tên công nhân: Vũ Minh Kế Bậc công nhân: 4/7 Tên bước công việc: Tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả Cấp bậc công việc: 4/7 Điều kiện làm việc: Công nhân chính phải tự lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho; phải tự mài, thay dao; Có một bàn nhỏ cách nơi làm việc 2m để đựng nguyên vật liệu, dụng cụ. Quy định giờ nghỉ trưa: Từ 12h đến 13h30 phút; Trong ca công nhân được nghỉ giải lao 10 phút mỗi buổi làm việc. Ca làm viêc 8 giờ. STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú Bắt đầu ca 7h30 Đến nơi làm việc 7h40 10 LPCN Đến muộn Thay quần áo 7h47 7 CK Nhận dụng cụ, nguyên vật liệu tại kho 7h58 11 CK Kiểm tra máy móc 8h 2 PVTC Tra dầu vào băng 8h02 2 PVKT Làm việc 10h05 123 TN Đi vệ sinh 10h25 10 NC 10 LPCN Thời gian cho nhu cầu vượt quá thời gian cho phép Mài dao 10h29 4 PVKT Gá lắp dao tiện 10h31 2 PVKT Làm việc 11h55 84 TN Nghỉ ăn trưa 11h55-13h30 5 LPCN Nghi ăn trưa sớm Dọn phoi thép 13h40 10 PVKT Làm việc 14h35 55 TN Thay dao tiện 14h40 5 PVKT Tra dầu 14h44 4 PVKT Làm việc 15h30 46 TN Mất điện 15h45 15 LPTC Đi ra ngoài 15h55 10 LPCN Thay dao hộ công nhân khác 15h58 3 LPKH Làm việc 16h45 47 TN Vệ sinh nơi làm việc 16h52 5 PVTC Thu gom vật liệu, sản phẩm, nhập kho 17h00 8 CK Kết quả: Hoàn thành 80 sản phẩm PHỤ LỤC 3: PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: 21/3/2008 Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng Cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Tên công nhân: Vũ Minh Kế Bậc công nhân: 4/7 Tên bước công việc: Tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả Cấp bậc công việc: 4/7 Điều kiện làm việc: Công nhân chính phải tự lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho; phải tự mài, thay dao; Có một bàn nhỏ cách nơi làm việc 2m để đựng nguyên vật liệu, dụng cụ. Quy định giờ nghỉ trưa: Từ 12h đến 13h30 phút; Trong ca công nhân được nghỉ giải lao 10 phút mỗi buổi làm việc. Ca làm viêc 8 giờ. STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú Bắt đầu ca 7h30 Đến nơi làm việc 7h35 5 LPCN Đến muộn Thay quần áo 7h45 10 CK Nhận dụng cụ, nguyên vật liệu tại kho 7h55 10 CK Kiểm tra máy móc 8h 5 PVTC Mài dao 8h04 4 PVKT Gá lắp dao tiện 8h08 4 PVKT Làm việc 10h51 163 TN Đi vệ sinh 10h58 7 NC Làm việc 11h18 20 TN Làm việc riêng 11h24 6 LPCN Làm việc 11h55 31 TN Nghỉ ăn trưa 11h55-13h35 5 LPCN Nghỉ ăn trưa sớm 5 LPCN Vào ca muộn Mài dao 13h37 2 PVKT Gá lắp dao tiện 13h43 6 PVKT Làm việc 14h30 47 TN Đi vệ sinh 14h42 3 NC 9 LPCN Thời gian cho nhu cầu vượt quá thời gian quy định Làm việc 15h57 75 TN Trông máy mài hộ công nhân khác 16h07 10 LPKH Làm việc 16h45 38 TN Dọn phoi, vệ sinh nơi làm việc 16h55 10 PVTC Thu gom vật liệu, sản phẩm, nhập kho 17h00 5 CK Kết quả: Hoàn thành 84 sản phẩm PHỤ LỤC 4: PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: 24/3/2008 Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Tên công nhân: Phan Trọng Toàn Bậc công nhân: 4/7 Tên bước công việc: Mài khuôn cối Cấp bậc công việc: 4/7 Đinh mức giờ công: 2 giờ Điều kiện làm việc: Công nhân chính phải tự lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho; phải tự thay dao, đá mài; có một bàn nhỏ cách nơi làm việc 2m để đựng nguyên vật liệu, dụng cụ. Quy định giờ nghỉ trưa: Từ 12h đến 13h30 phút; Trong ca công nhân được nghỉ giải lao 10 phút mỗi buổi làm việc. Ca làm viêc 8 giờ. STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú Bắt đầu ca 7h30 Đến muộn 7h40 10 LPCN Thay quần áo 7h50 10 CK Nhận máy 7h55 5 PVTC Kiểm tra máy móc 8h 5 PVTC Lấy phôi liệu, dụng cụ tại kho 8h10 10 CK Gá phôi vào máy 8h15 5 PVKT Mài 8h50 35 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 8h55 5 PVKT Chỉnh băng chuyền 8h58 3 PVKT Chỉnh chiều sâu cắt 9h00 2 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 9h02 2 PVKT Mài 9h55 53 TN Tháo sản phẩm, đưa đến nơi quy định 10h01 6 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ nhất Gá phôi mới vào máy 10h05 4 PVKT Mài 10h50 45 TN Nói chuyện 10h55 5 LPCN Mài 11h41 46 TN Tháo sản phẩn, đưa đến nơi quy định 11h47 6 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ hai Gá phôi mới vào máy 11h50 3 PVKT Chỉnh băng chuyền 11h52 2 PVKT Chỉnh chiều sâu cắt 11h55 3 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 11h58 3 PVKT Nghỉ ăn trưa 11h58- 13h30 2 LPCN Nghỉ ăn trưa sớm Mài 15h00 90 TN Tháo sản phẩn, đưa đến nơi quy định 15h05 5 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ ba Đi vệ sinh 15h10 5 NC Gá phôi mới vào máy 15h14 4 PVKT Mài 16h 46 PVKT Tiếp nước dung dịch trơn nguội 16h5 5 PVKT Mài 16h50 45 TN Tháo sản phẩm, đưa đến nơi quy định 16h55 6 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ tư Dọn dẹp máy 17h 5 CK Hoàn thành 4 sản phẩm PHỤ LỤC 5: PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: 26/3/2008 Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Tên công nhân: Phan Trọng Toàn Bậc công nhân: 4/7 Tên bước công việc: Mài khuôn cối Cấp bậc công việc: 4/7 Đinh mức giờ công: 2 giờ Điều kiện làm việc: Công nhân chính phải tự lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho; phải tự thay dao, đá mài; có một bàn nhỏ cách nơi làm việc 2m để đựng nguyên vật liệu, dụng cụ. Quy định giờ nghỉ trưa: Từ 12h đến 13h30 phút; Trong ca công nhân được nghỉ giải lao 10 phút mỗi buổi làm việc. Ca làm viêc 8 giờ. STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú Bắt đầu ca 7h30 Thay quần áo 7h42 12 CK Nhận máy 7h47 5 PVTC Kiểm tra máy móc 7h53 6 PVTC Lấy phôi liệu, dụng cụ tại kho 8h04 11 CK Gá phôi vào máy 8h11 7 PVKT Mài 9h 49 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 9h04 4 PVKT Chỉnh băng chuyền 9h08 4 PVKT Chỉnh chiều sâu cắt 9h10 2 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 9h12 2 PVKT Mài 9h51 39 TN Tháo sản phẩm, đưa đến nơi quy định 9h59 8 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ nhất Đi vệ sinh 10h18 10 NC Thời gian cho nhu cầu quá thời gian quy định 9 LPCN Gá phôi mới vào máy 10h22 4 PVKT Mài 11h08 46 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 11h10 2 PVKT Mài 11h51 41 TN Tháo sản phẩn, đưa đến nơi quy định 11h57 6 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ hai Nghỉ ăn trưa Từ 11h57 đến 13h30 3 LPCN Nghỉ ăn trưa sớm Gá phôi mới vào máy 13h34 4 PVKT Mài 14h14 40 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 14h17 3 PVKT Chỉnh băng chuyền 14h21 4 PVKT Chỉnh chiều sâu cắt 14h24 3 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 14h27 3 PVKT Mài 15h15 48 TN Tháo sản phẩn, đưa đến nơi quy định 15h19 4 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ ba Đi vệ sinh 15h22 3 LPCN Nhu cầu vượt quá thời gian cho phép Gá phôi mới vào máy 15h26 4 PVKT Mài 16h 34 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 16h02 2 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 16h05 3 PVKT Mài 16h52 47 TN Tháo sản phẩm, đưa đến nơi quy định 16h56 4 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ tư Dọn dẹp máy 17h 4 CK Hoàn thành 4 sản phẩm PHỤ LỤC 6: PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: 28/3/2008 Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Tên công nhân: Phan Trọng Toàn Bậc công nhân: 4/7 Tên bước công việc: Mài khuôn cối Cấp bậc công việc: 4/7 Đinh mức giờ công: 2 giờ Điều kiện làm việc: Công nhân chính phải tự lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho; phải tự thay dao, đá mài; có một bàn nhỏ cách nơi làm việc 2m để đựng nguyên vật liệu, dụng cụ. Quy định giờ nghỉ trưa: Từ 12h đến 13h30 phút; Trong ca công nhân được nghỉ giải lao 10 phút mỗi buổi làm việc. Ca làm viêc 8 giờ. STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú Bắt đầu ca 7h30 Thay quần áo 7h38 8 CK Nhận máy 7h42 4 PVTC Kiểm tra máy móc 7h48 6 PVTC Lấy phôi liệu, dụng cụ tại kho 7h58 10 CK Gá phôi vào máy 8h02 4 PVKT Mài 8h32 30 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 8h36 4 PVKT Mài 9h06 30 TN Chỉnh băng chuyền 9h10 4 PVKT Mài 9h35 25 TN Tháo sản phẩm, đưa đến nơi quy định 9h42 7 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ nhất Giải lao 9h52 10 NC Gá phôi mới vào máy 9h57 5 PVKT Mài 11h08 71 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 11h10 2 PVKT Mài 11h35 25 TN Tháo sản phẩn, đưa đến nơi quy định 11h42 7 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ hai Gá phôi vào máy 11h47 5 PVKT Mài 12h 13 TN Nghỉ ăn trưa 12h-13h40 10 LPCN Vào muộn Tiếp nước dung dịch trơn nguội 13h44 4 PVKT Chỉnh băng chuyền 13h48 4 PVKT Chỉnh chiều sâu cắt 13h50 2 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 13h53 3 PVKT Mài 14h30 37 TN Uống nước 14h35 5 LPCN Thời gian cho nhu cầu vượt quá thời gian cho phép Mài 15h13 38 TN Tháo sản phẩn, đưa đến nơi quy định 15h17 4 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ ba Gá phôi mới vào máy 15h20 3 PVKT Mài 16h10 50 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 16h12 2 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 16h15 3 PVKT Mài 16h50 35 TN Tháo sản phẩm, đưa đến nơi quy định 16h54 4 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ tư Dọn dẹp máy 16h57 3 CK Về sớm 17h 3 LPCN Hoàn thành 4 sản phẩm PHỤ LỤC 7: MẪU PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: Người chụp ảnh: PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG Tên bước công việc : Họ và tên công nhân: Cấp bậc công việc : Cấp bậc công nhân: Định mức : Điều kiện tổ chức phục vụ nơi làm việc - Tình hình chung: - Chế độ cung cấp nguyên nhiên vật liệu: - Ánh sáng: - Nhiệt độ: PHẦN B: NỘI DUNG QUAN SÁT STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú … … PHỤ LỤC 8: MẪU BẢNG TỔNG HỢP THỜI GIAN HAO PHÍ CÁ NHÂN Họ và tên công nhân: Đơn vị: Tên bước công việc thực hiện: Ngày được tổng hợp: Ký hiệu Thời gian hao phí thực tế (phút) Tỷ lệ so với thời gian quan sát (%) CK TN PV PVTC PVKT LP LPTC LPCN LPKH NC Tổng PHỤ LỤC 9: MẪU BẢNG TỔNG HỢP THỜI GIAN HAO PHÍ CÁ NHÂN THEO TUẦN Họ và tên công nhân: Đơn vị: Tên bước công việc thực hiện: Tuần được tổng hợp: Từ ……………….. đến……………………. Ký hiệu Thời gian hao phí thực tế (phút) Trung bình Ngày 1 Ngày 2 Ngày 2 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Thời gian hao phí (phút) Tỷ lệ so với thời gian quan sát (%) CK TN PV PVTC PVKT LP LPTC LPCN LPKH NC Tổng PHỤ LỤC 10: MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỨC CÁ NHÂN Họ và tên công nhân: Đơn vị: Tên bước công việc thực hiện: Ngày được đánh giá: NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: - Tổng số đơn vị sản phẩm (L): - Thời gian tác nghiệp (phút): - Thời gian tính trong mức (TN+ CK+ PV+ NC): - Thời gian hao phí thực tế để hoàn thành 1 sản phẩm: (phút/sản phẩm) - Mức quy định hiện thời: Mtg - Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt : PHỤ LỤC 11: MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CÁ NHÂN Họ và tên công nhân: Đơn vị: Tên bước công việc thực hiện: Ngày được đánh giá: NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Do khắc phục lãng phí tiêu hao thời gian thừa thời gian chuẩn kết Do tăng thêm thời gian phục vụ Do khắc phục lãng phí thừa thời gian cho nhu cầu Do khắc phục thời gian không hợp Do khắc phục lãng phí công nhân Do khắc phục lãng phí tổ chức Do khắc phục toàn bộ thời gian lãng phí PHỤ LỤC 12: MẪU BẢNG TỔNG HỢP THỜI GIAN HAO PHÍ THEO TỔ/ NHÓM Tên tổ/ nhóm: Tên bước công việc thực hiện: Ngày được tổng hợp: Số lượng công nhân: n Ký hiệu Thời gian hao phí thực tế (phút) Trung bình Công nhân 1 Công nhân 2 Công nhân 3 … Công nhân n Thời gian hao phí (phút) Tỷ lệ so với thời gian quan sát (%) CK TN PV PVTC PVKT LP LPTC LPCN LPKH NC Tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10644.doc
Tài liệu liên quan