Luận văn Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội

Đối với bất cứ một chế độ công tác nào của giảng viên, mức giờ chuẩn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây vừa là căn cứ để các trường tiến hành trả lương vừa là cơ sở để các trường quản lý hoạt động của giảng viên và lên kế hoạch nhân lực cho mình. Chính vì vậy, xây dựng mức giờ chuẩn hợp lý phù hợp với điều kiện và khả năng của trường là một đòi hỏi hết sức cấp thiết. Là một trường Đại học mới được nâng cấp từ một trường Cao đẳng, trường Đại học Lao động - Xã hội với mục tiêu phấn đấu trở thành trường Đại học đầu ngành Lao động - Xã hội lại càng cần phải xây dựng một mức giờ chuẩn mới làm nền tảng trong hoạt động trong khi văn bản cũ đã lỗi thời và chỉ áp dụng cho trường khi còn là trường Cao đẳng.

doc104 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Xã hội. Trên cơ sở những phân tích về chế độ công tác giảng viên mà trường Đại học Lao động - Xã hội đang áp dụng ở phần II, và các quan điểm, căn cứ, phương pháp mới đã phân tích trong phần III, em xin được đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện Dự thảo chế độ công tác giáo viên của trường Đại học Lao động - Xã hội như sau : 2.2.1.Các biện pháp thực hiện trong ngắn hạn. Trước hết, xét về mặt chiến lược, chế độ công tác giáo viên của trường nên xây dựng thêm định mức lao động cho ngạch giảng viên cao cấp. Trong thời điểm hiện tại trường mặc dù chưa có giảng viên cao cấp song trong thời gian tới với mục tiêu trở thành trường đầu ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, trường chắc chắn sẽ có thêm ngạch giảng viên cao cấp. Mặt khác, công tác định mức phải đảm bảo xây dựng đầy đủ các loại mức cho các loại lao động. Chính vì vậy, để tránh tình trạng “có bò mới lo làm chuồng”, nhà trường nên xây dựng ngay mức lao động cho ngạch giảng viên này. Chuyên đề xin đưa ra gợi ý về mức như sau cho ngạch giảng viên cao cấp dựa vào các quan điểm và phương pháp mới như đã trình bày ở trên: Bảng 21 : Mức giờ chuẩn kiến nghị cho ngạch Giảng viên cao cấp STT Các loại công việc Giảng viên cao cấp Định mức TG Qui ra giờ chuẩn 1 Công tác chuyên môn (Soạn bài, giảng bài, hướng dẫn học tập, phụ đạo, chấm thi…) Giáo viên giảng các môn khoa học xã hội, chính trị và chuyên ngành. Giáo viên giảng các môn kỹ thuật, ngoại ngữ, các môn khoa học tự nhiên. Giáo viên giáo dục thể chất 1174 290 300 2 Tự bồi dưỡng 200 3 Nghiên cứu khoa học 400 100 4 Sinh hoạt chuyên môn và hội nghị khoa học 120 5 Lao động nghĩa vụ quân sự 80 18 6 Luyện tập quân sự 90 20 Theo đánh giá của giảng viên thông qua Câu 7 trong phiếu điều tra, mức giờ chuẩn trên đưa ra cho ngạch giảng viên cao cấp có tỷ lệ 82% thầy cô được hỏi cho rằng hợp lý. Chỉ có 18 %, cho là chưa hợp lý do các thầy cô này có quan điểm là giáo sư thì phải dành nhiều thừi gian cho nghiên cứu khoa học. Giảm tỷ lệ thời gian dành cho công tác giảng dạy của giảng viên. Theo khảo sát điều tra 50 giảng viên trường Đại học Lao động xã hội về sự phù hợp của mức đối với hoạt động lao động của giảng viên cho kết quả 48,1% trung lập với mức hiện tại, 50,2% cho rằng mức không phù hợp với năng lực của giảng viên, 1,7% hoàn toàn đồng ý với mức hiện tại mà trường Đại học Lao động - Xã hội đang áp dụng. Trong 50,2% cho rằng mức không phù hợp với năng lực của giảng viên thì có tới 69,8% cho rằng mức giờ chuẩn quy định cho công tác giảng dạy là quá cao. Chính vì vậy, Nhà trường nên tiếp tục khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong Dự thảo chế độ công tác giảng viên. Để giảm nhẹ khối lượng công việc giảng dạy qui định mà giảng viên trong trường phải hoàn thành hiện nay, giải pháp tạm thời trước hết là đối với các giảng viên không làm nghĩa vụ lao động, không luyện tập quân sự thì thời gian dành cho các công việc nói trên chỉ nên chuyển một phần sang công tác giảng dạy, còn lại nên được cơ cấu vào các nhiệm vụ khác như nghiên cứu khoa học, học tập tự bồi dưỡng theo những tỷ lệ nhất định để giảm bớt gánh nặng giảng dạy cho giáo viên. Tỷ lệ này nên khác nhau giữa các ngạch giảng viên, và nếu coi thời gian không tham gia các nhiệm vụ kể trên của giảng viên là 1 thì tỷ lệ này nên được cơ cấu như sau : Đơn vị : lần Ngạch giảng viên Giảng dạy NCKH Học tập tự bồi dưỡng GVCC 1/3 2/3 0 GVC 2/3 1/3 0 GV 1/3 1/3 1/3 Trợ giảng 1/3 0 2/3 Tập sự 0 0 1 Lao động nghĩa vụ và luyện tập quân sự không phải là nhiệm vụ mà bất kì giảng viên nào cũng phải thực hiện. Tham khảo việc xây dựng mức ở các trường khác cho thấy về mặt lâu dài, nhà trường muốn giảm nhẹ khối lượng công việc giảng dạy mà giảng viên phải thực hiện, mức giờ chuẩn chỉ nên bao gồm Công tác chuyên môn, các nhiệm vụ khác chỉ nên tính theo khối lượng công việc, nhiệm vụ để trả lương tăng thêm cho nhà trường. Để có thể thực hiện được việc này đòi hỏi nhà trường phải có chiến lược hợp lý trong việc phát triển đội ngũ giáo viên cả về số và chất lượng mới đảm bảo được việc hoàn thành khối lượng công việc. Về nghiên cứu khoa học Trong Dự thảo đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm mà chuyên đề nêu ra ở phần II. Tuy nhiên, để khuyến khích giảng viên tham gia tích cực hơn vào công tác nghiên cứu khoa học, nhà trường cần xây dựng thống nhất giờ định mức nghiên cứu khoa học cho các công việc cụ thể như : đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, viết sách, giáo trình, viết chương trình môn học, bài viết cho kỷ yếu hội thảo … Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã xây dựng được một định mức giờ cho công tác nghiên cứu khoa học theo giờ chưa qui chuẩn khá rõ ràng và thực tế thực hiện rất tốt. Chính vì vậy, đây có thể coi là một căn cứ quan trọng để trường Đại học Lao động - Xã hội có thể dựa vào và xây dựng mức sao cho phù hợp với điều kiện của mình. (Phụ lục 4) Thực hiện các mức lao động trong dự thảo Xuất phát từ thực tế và những đặc điểm của trường Đại học Lao động - Xã hội trong thời điểm hiện nay, mức lao động xét về mặt tổng thể được đưa ra trong Dự thảo được xem là khá phù hợp và nên được duy trì thực hiện bởi hai lý do. Thứ nhất, trường Đại học Lao động - Xã hội luôn có tình hình vượt mức cao trong các năm qua trong đó thời gian dành cho công tác giảng dạy luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu thời gian của giảng viên. Xu hướng này khiến cho sản phẩm của công tác định mức cho khâu công việc này cũng phải có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, khi so sánh mức lao động mà trường Đại học Lao động - Xã hội đang áp dụng so với mức của các trường khác thì mức lao động của trường Đại học Lao động - Xã hội cao hơn khá nhiều. Chính vì vậy, nếu tăng mức lên thì sẽ vấp phải sự phản kháng của các giảng viên. Hơn nữa, những qui định trong Quyết định 1712/QĐ – BĐH là văn bản có tính pháp lý cao nhất vẫn chỉ dừng lại ở mức lao động như trường Đại học Lao động - Xã hội hiện đang áp dụng. Chính vì vậy không thể tăng mức lao động tăng lên cao hơn Dự thảo được. Mức lao động của trường Đại học Lao động - Xã hội cũng không thể điều chỉnh xuống thấp hơn được do đây là thời điểm giao thời giữa Cao đẳng và Đại học. Các nhiệm vụ và khối lượng công việc mà trường phải thực hiện là khá lớn. Nếu điều chỉnh mức thấp, khối lượng công việc của trường sẽ khó có thể hoàn thành hoặc tỷ lệ vượt mức sẽ rất cao. Ngoài ra, việc cơ cấu thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học cũng hoàn toàn hợp lý. Công tác NCKH khi trường trở thành một trường Đại học cũng phải được chú trọng hơn khi còn là Cao đẳng. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại trường vẫn phải chú trọng đến nhiệm vụ giảng dạy nhiều hơn là NCKH nên mức áp dụng cho NCKH là hợp lý và có khả năng tạo động lực Chính vì vậy, Luận văn không đi xây dựng mức mới mà nhất trí với mức lao động trong Dự thảo hiện nay. Luận văn sẽ đi sâu thêm vào nhóm các giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chế độ công tác giảng viên ở trường Đại học Lao động - Xã hội. 2.2.2.Các biện pháp thực hiện trong dài hạn Trước hết, trong dài hạn, trường Đại học Lao động - Xã hội không thể đồng nhất định mức cho các giảng viên thuộc hai hệ cao đẳng và Đại học như hiện nay được. Giảng dạy Đại học đòi hỏi hao phí lao động phải lớn hơn giảng dạy Cao đẳng bao gồm hao phí cho công tác chuẩn bị bài giảng, nghiên cứu các phương pháp mới... Hơn thế nữa, phương pháp dạy Cao dẳng và Đại học là hoàn toàn khác nhau. Đối với hệ cao đẳng, giảng viên chú ý hơn đến thực hành trong khi đó, đối với hệ Đại học lại chủ yếu là nghiên cứu, đi sâu đưa ra các phương pháp luận để giải quyết các vấn đề. Chính vì vậy, chế độ công tác giảng viên phải phân biệt rạch ròi đâu là mức áp dụng cho giảng viên dạy đại học và đâu là mức áp dụng cho giảng viên dạy cao đẳng. Để làm được điều này, đòi hỏi trường Đại học Lao động - Xã hội phải đầu tư, nghiên cứu tiếp về phương pháp cũng như cách thức để xây dựng nên các mức lao động chứ không chỉ đơn thuần áp dụng Quyết định 1712/QĐ-BĐH như hiện nay trên cơ sở điều chỉnh và lấy ý kiến giảng viên. Trường Đại học Lao động - Xã hội cũng có thể thuê đội ngũ chuyên gia về định mức để về xây dựng một mức chuẩn cho trường. Tuy nhiên, phương pháp này gây tốn kém lại không khuyến khích được giảng viên trong trường nghiên cứu về định mức. Thứ hai, với xu thế xã hội hóa giáo dục như hiện nay đối tượng giảng viên áp dụng mức lao động nên được khoanh vùng và thu hẹp lại, chỉ nên tính các giảng viên có thời gian trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy chiếm từ 70% trở lên. Điều này sẽ làm cho chất lượng giáo dục được nâng cao. Giảng viên không phải vừa tham gia giảng dạy lại vừa lo hoàn thành các nhiệm vụ, công việc khác. Ở trường Đại học Lao động - Xã hội hiện nay đội ngũ giảng viên kiêm chức là khá lớn. Nếu khắc phục được điều này, công tác phân công thực hiện mức, đánh giá thực hiện mức cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Chế độ công tác giảng viên của trường cũng gọn nhẹ và dễ nhớ hơn rất nhiều. III. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHO VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI 3.1. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện mức Để mức được thực hiện tốt, trường cần phải tiến hành các công việc sau: Phòng Tổ chức cán bộ cần phổ biến mức rộng rãi đến từng đối tượng giảng viên, phân tích cho họ hiểu về mức và đưa ra các khuyến nghị về thực hiện mức đối với họ. Phòng Đào tạo, phòng Tổ chức cán bộ phải kết hợp tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mức của các khoa, bộ môn, trung tâm trong trường, kiểm tra việc phân công giảng dạy của giảng viên tránh tình trạng phân công quá nhiều cho các đối tượng giảng viên là trợ giảng và tập sự. Phòng Tổ chức phải thường xuyên tính toán và cập nhật tình hình thực hiện mức, trên cơ sở đó kiểm chứng lại mức đang áp dụng để đánh giá sự phù hợp của mức với đội ngũ giảng viên, từ đó chỉnh sửa lại mức cho phù hợp hơn nữa với thực tế. 3.2. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện mức của giảng viên Đánh giá thực hiện mức của giảng viên là một khâu rất quan trọng. Nó không những liên quan chặt chẽ đến việc trả lương, phụ cấp xét thưởng cho giảng viên mà còn liên quan trực tiếp đến công tác định mức lao động. Có đánh giá tốt việc thực hiện mức của giảng viên thì mới có thể có căn cứ để điều chỉnh mức làm cho mức luôn luôn bám sát với thực tế công việc của giảng viên. Trong những năm qua, trường Đại học Lao động - Xã hội đã làm công việc đánh giá xếp loại thi đua khá tốt và khoa học (Phụ lục 5 : Tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội), tuy nhiên trong đó vẫn còn tồn tại một số điểm mà chuyên đề cảm thấy chưa hợp lý. Đối với người giảng viên mà nói, việc thực hiện tốt các nhiệm vụ được qui định trong chế độ công tác giảng dạy là quan trọng nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ mức điểm qui định cho các nhiệm vụ chính của giảng viên chưa hợp lý, chưa biểu hiện rõ tương quan về mức độ quan trọng của từng nhiệm vụ. Chẳng hạn như điểm dành cho nhiệm vụ Học tập tự bồi dưỡng là 3/100, đồng nghĩa với mức độ quan trọng chỉ được đánh giá bằng 3% trong tổng số các nhiệm vụ mà người giảng viên phải thực hiện. Trong khi đó, theo qui định tạm thời thì tỷ lệ này phải là 250/2064 x 100% bằng 12,1%. Thứ hai, công tác giảng dạy lại chiếm trọng số quá cao 70/100 điểm bằng 70%. Chính điều này là một trong những nguyên nhân tác động làm cho giảng viên của trường có xu hướng chỉ chú trọng vào công tác giảng dạy mà không chú trọng vào các nhiệm vụ khác Thứ ba, trường chưa xây dựng thang diểm cụ thể cho từng tiêu chí đánh giá mà chỉ xây dựng thang điểm cho tổng điểm đánh giá chung, làm cho việc cho điểm theo từng tiêu chí sẽ thiếu căn cứ và thiếu chính xác, dễ phạm phải lỗi thiên vị hoặc lỗi xu hướng trung bình… Nhà trường có thể thông qua việc đánh giá trên để kết hợp đánh giá tình hình thực hiện mức của giảng viên trên cơ sở đã điều chỉnh lại một số điểm bất hợp lý như đã trình bày. Sau khi tham khảo ý kiến của các thầy cô Phòng Tổ chức Cán bộ, em xin đưa ra các tiêu chí đánh giá tình hình thực hiện mức của giảng viên đã được cơ cấu và chỉnh sửa lại như sau: STT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa 1 Công tác chuyên môn Đảm bảo công tác giảng dạy đủ cả về mặt số lượng (³ mức giờ chuẩn) và chất lượng. Thực hiện đúng qui chế giảng dạy Đảm bảo tốt tác phong sư phạm Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy Sử dụng tốt tin học, ngoại ngữ, và các phương tiện nghe nhìn khác trong giảng dạy 50 25 10 5 5 5 2 Tự bồi dưỡng học tập nâng cao trình độ Hoàn thành các khóa đào tạo theo kế hoạch của trường đạt loại khá trở lên Bồi dưỡng kèm cặp giáo viên mới 12 8 4 3 Nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến, cải tiến áp dụng thành tựu khoa học trong quản lý và giảng dạy được hội đồng khoa học – đào tạo đánh giá, xác nhận có chất lượng, hiệu quả. 12 4 Sinh hoạt chuyên môn, hội nghị khoa học Tham gia đầy đủ các cuộc họp chuyên môn của tổ, bộ môn, khoa Tham gia hội giảng tổ chức hàng năm 6 4 2 5 Công tác giáo dục và quản lý học sinh – sinh viên Quản lý tốt, làm tốt công tác giáo dục và rèn luyện cho học sinh – sinh viên Làm tốt công tác GVCN 6 3 3 6 Đoàn kết nội bộ, đấu tranh phê bình và tự phê, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ 5 7 Công tác tư tưởng và ý thức công dân Thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Rèn luyện giữ gìn phẩm chất, danh dự của nhà giáo Quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị trong trường 6 2 2 2 8 Công tác doàn thể Tích cực tham gia công tác đoàn thể Đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động Thu hút người khác cùng tham gia 5 2 2 1 Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá trên đây, giảng viên sẽ được xếp loại theo theo tiêu chuẩn diểm xếp loại thi đua (Phụ lục 6). Về tiêu chuẩn điểm xét thi đua, chuyên đề nhất trí với quan điểm của nhà trường. 3.3. Về xây dựng đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên là nòng cốt của một trường Đại học. Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ giảng viên vững mạnh cả về chất lượng và số lượng là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách và phải được nhà trường đặt lên hàng đầu bởi vì : Chỉ khi có được số lượng giảng viên cần thiết thì chế độ công tác giảng viên mới có hiệu lực, tránh được hiện tượng khối lượng công việc mà mỗi giảng viên được giao vượt quá khả năng của họ. Từ đó, giảng viên mới có điều kiện để hoàn thành các nhiệm vụ được giao với chất lượng tốt. Chất lượng của đội ngũ giảng viên có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo của trường. Một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy tốt, đam mê và tâm huyết với nghề là sức mạnh và yếu tố quyết định để nhà trường hoàn thành được nhiệm vụ do cấp trên giao phó và nâng cao uy tín của trường trong lĩnh vực giáo dục. Để xây dựng được một đội ngũ giảng viên đáp ứng các yêu cầu nói trên, trường Đại học Lao động - Xã hội cần quan tâm và làm tốt một số vấn đề sau : 3.3.1. Mở rộng qui mô đội ngũ giảng viên Như đã phân tích ở trên, tỷ lệ sinh viên/giảng viên của trường Đại học Lao động - Xã hội là rất cao, cao hơn sơ với qui định rất nhiều, xấp xỉ 10 sinh viên. Trong thời gian tới, nhà trường lại đang có kế hoạch mở rộng giáo dục, tăng thêm qui mô và các hình thức đào tạo mới. Chính vì vậy, việc tăng qui mô về giảng viên trong thời gian tới là việc hết sức cấp bách và phải tiến hành tuyển dụng ngay. Xuất phát từ kế hoạch đào tạo, chúng ta có thể dễ dàng tính toán được nhu cầu về giảng viên của trường Đại học Lao động - Xã hội dựa trên qui mô đào tạo dự kiến mà Phòng Đào tạo đưa ra đến năm 2008 như sau : Năm học 2005 - 2006 2006- 2007 2007-2008 Tổng số học sinh – sinh viên 4750 7000 9100 Tỉ lệ sinh viên/giảng viên 27,46 25 25 Tổng số giảng viên 173 280 364 Số giảng viên tăng thêm hàng năm - 107 84 Như vậy nếu tỉ lệ sinh viên /giảng viên được cố định theo tiểu chuẩn Nhà nước quy định là 25 sinh viên/giảng viên và con số dự kiến qui mô đào tạo của nhà trường chính xác thì số lượng giảng viên cần phải tuyển dụng thêm là rất lớn. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên này còn phải đáp ứng các yêu cầu về mặt chất lượng theo như Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ – TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tường chính phủ. Theo đó, tỷ lệ giảng viên có trình độ Thạc sỹ tối thiểu là 40%, và Tiến sĩ là 25 % trong tổng số giảng viên. Xuất phát từ nhu cầu về qui mô giảng viên, nhà trường phải xây dựng một chiến lược tuyển dụng lao động hợp lý. Trong đó nhà trường phải : 3.3.1.1. Xác định các nguồn giảng viên Nguồn giảng viên mà nhà trường có thể thu hút bao gồm ba nguồn chính: Thứ nhất, đó là các sinh viên giỏi, vừa tốt nghiệp tại trường hoặc các trường Đại học khác có chuyên ngành tương ứng với các ngành nghề mà trường đang đào tạo Giảng viên thu hút từ nguồn này có nhiều ưu điểm. Trước hết, họ là những người dược trang bị kiến thức mới, có hệ thống. Họ là những người trẻ tuổi, có những cách nhìn mới, có đam mê và nhiệt huyết vì vậy có khả năng thay đổi cách thức làm việc cũ, có nhiều sáng tạo trong công việc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến các phương pháp giảng dạy trong trường. Tuy nhiên, họ còn phải được đào tạo thêm nhiều về chuyên môn, nghiệp vụ thì mới có thể làm tốt công tác giảng dạy vì đối tượng này chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy. Thứ hai, trường có thể thu hút các đối tượng là các giảng viên đang tham gia giảng dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc, hoặc những người có trình độ chuyên môn phù hợp đang tham gia công tác ở các lĩnh vực khác hoặc đang tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động. Những giảng viên thu hút từ nguồn này có ưu điểm nổi bật đó là kinh nghiệm giảng dạy, và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Họ là những người vừa có chuyên môn, lại có kinh nghiệm chính vì vậy công tác giảng dạy sẽ không vấp phải những khó khăn mà đối tượng laođộng thuộc nguồn thứ nhất vấp phải. Tuy nhiên, giảng viên mới tuyển từ bên ngoài sẽ phải làm quen với phong cách và phương pháp giảng dạy của trường. Bên cạnh đó, nếu tuyển các giảng viên từ bên ngoài có thể sẽ gây ra tâm lý thất vọng cho giảng viên trong trường vì họ nghĩ rằng mình chưa có đủ năng lực chuyên môn, chưa hoàn thành được nhiệm vụ. Thứ ba, nguồn giảng viên mà trường có thể thu hút được đó là những người đang công tác tại các Vụ, Viện, Trung tâm của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Trường Đại học Lao động - Xã hội là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Đây là một lợi thế cần được phát huy của trường trong việc thu hút nguồn giảng viên từ các Vụ, Viện, hoặc Trung tâm của Bộ. Những người trong nguồn này thường là những người có trình độ chuyên môn cao, được thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, tham gia vào nhiều dự án có liên quan đến ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, và các khóa đào tạo ngắn, trung và dài hạn trong, ngoài nước. Chính vì vậy, họ nắm rất vững những qui định của ngành, có kiến thức thực tế rất chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm. Thu hút được nguồn này sẽ là cơ hội để trường nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, bên cạnh đó lại vừa có thể tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên có cơ hội học hỏi và mở mang kiến thức. Từ đó, tăng uy tín của trường trong lĩnh vực giáo dục và dạy học. 3.3.1.2. Duy trì đội ngũ giảng viên hiện có của trường Đại học Lao động - Xã hội. Bên cạnh việc mở rộng qui mô và tiến hành tuyển dụng, nhà trường phải đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ ra đi của giảng viên. Để thực hiện được việc này, nhà trường phải đưa ra các cơ chế đãi ngộ hợp lý cho giảng viên. Trong đó, vấn đề lương, thưởng và phụ cấp vượt giờ phải được thực hiện một cách rõ ràng, minh bạch, và nhanh chóng. Trên thực tế, hiện tại ở trường Đại học Lao động - Xã hội tỷ lệ giảng viên ra đi là rất ít. Năm 2005, tỷ lệ này là 1,5% (Nguồn Phòng Tổ chức cán bộ). Tuy nhiên, nhà trường vẫn nên đưa ra thêm các phúc lợi khác cho giảng viên ví dụ như cấp thẻ mua hàng cho giảng viên vào các dịp lễ tết, tổ chức các cuộc tham quan thường xuyên hơn để tạo bầu không khí chan hòa, thân thiện trong tập thể giảng viên, đối với giảng viên trẻ nên đưa ra các hỗ trợ về kinh phí để họ có động lực trong việc học tập tự bồi dưỡng … Từ đó xây dựng được mối liên kết giữa các giảng viên với nhau và với nhà trường. Như vậy, tỷ lệ ra đi của giảng viên sẽ giảm và duy trì được độ ổn định trong cơ cấu giảng viên. 3.3.2. Nâng cao chất lượng giảng viên Xuất phát từ tình hình thực tế và đặc điểm của đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội như đã phân tích ở phần II, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một trong những vấn đề quan trọng mà trường phải lưu tâm. Để có được một đội ngũ giảng viên có trình độ đáp ứng yêu cầu, nhà trường phải xây dựng được một chiến lược đào tạo và phát triển giảng viên. Trong đó, nhà trường phải làm rõ được các vấn đề sau : Xác định được mục tiêu và nhu cầu đào tạo. Ví dụ trong năm 2010, nhà trường cần tăng số lượng tiến sỹ lên 30 người thì trong năm 2006, 2007, nhà trường phải xác định được danh sách 12 người đi học tiến sỹ. Trong đó, 12 người là nhu cầu đào tạo và Tiến sỹ là mục tiêu đào tạo. Lựa chọn đối tượng để đào tạo. Xét về trình độ chuyên môn thì phần lớn đội ngũ giảng viên của trường cần phải được tiếp tục đào tạo lên cao hơn mới đáp ứng được chất lượng giảng dạy. Còn về kiến thức thực khác, tùy thuộc vào nhu cầu và trình độ thực tế của giảng viên để quyết định ai cần được học tập thêm kiến thức gì. Xác định phương pháp đào tạo Các phương pháp đào tạo chủ yếu hiện nay thường là cho giảng viên tham gia các khóa học dài, trung và ngắn ngày, và các phương pháp đào tạo qua thực tiễn như kèm cặp, chỉ bảo. Tùy vào mục tiêu và nhu cầu, nhà trường sẽ quyết định phương pháp đào tạo cho từng đối tượng giảng viên. Xác định kinh phí cho đào tạo. Đây là vấn đề trọng tâm. Nếu không có kinh phí thì không thể tiến hành được chiến lược đào tạo. Thiết lập qui trình đánh giá kết quả đào tạo của giảng viên Qui trình đánh giá kết quả học tập của giảng viên phải bao gồm các tiêu chí như: sản phẩm của khóa học là gì (có bằng, chứng chỉ hay không?), có đạt được mục tiêu ban đầu hay không, hiệu quả mà họ đem lại cho tổ chức là gì sau khi kết thúc khóa học, họ đã thỏa mãn với những gì được đào tạo hay chưa… Tóm lại, để xây dựng được đội ngũ giảng viên đáp ứng được các yêu cầu về số lượng và chất lượng đặt ra, trường Đại học Lao động - Xã hội cần coi công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực, đào tạo, phát triển giảng viên là nhiệm vụ trung tâm. Thêm vào đó, trường cũng cần tạo điều kiện về mặt thời gian cho họ có cơ hội học tập nâng cao trình độ. 3.4. Các kiến nghị cho các cơ quan chức năng có liên quan Do các văn bản qui định về chế dộ công tác giảng viên đã trở nên lỗi thời nên các cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng cho ra đời văn bản qui phạm pháp luật mới phù hợp hơn để các trường làm căn cứ xây dựng mức. Các văn bản này phải theo hướng khuyến khích được các trường tự xây dựng một qui chế mới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình, tránh tình trạng các trường sử dụng dập khuôn văn bản này. Như vậy, yêu cầu đối với văn bản mới phải linh động và mang tính tổng quát cao. Văn bản mới này phải khắc phục được những hạn chế của văn bản cũ. Trên cơ sở các quan niệm và phương pháp xây dựng mức mới, Nhà nước mà cụ thể là Bộ Giáo dục đào tạo phải xúc tiến nhanh quá trình xây dựng và ban hành, đưa ra thảo luận lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực định mức lao động, đảm bảo cho văn bản mới có tầm bao quát chiến lược. Trên đây là những kiến nghị và các giải pháp mang tính chủ quan mà chuyên đề đưa ra dựa trên những phân tích số liệu và các đánh giá tình hình thực tế của trường Đại học Lao động - Xã hội. Hy vọng những đề xuất này sẽ được Ban giám hiệu xem xét, quan tâm để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình của trường trong thời gian tới. KẾT LUẬN Đối với bất cứ một chế độ công tác nào của giảng viên, mức giờ chuẩn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây vừa là căn cứ để các trường tiến hành trả lương vừa là cơ sở để các trường quản lý hoạt động của giảng viên và lên kế hoạch nhân lực cho mình. Chính vì vậy, xây dựng mức giờ chuẩn hợp lý phù hợp với điều kiện và khả năng của trường là một đòi hỏi hết sức cấp thiết. Là một trường Đại học mới được nâng cấp từ một trường Cao đẳng, trường Đại học Lao động - Xã hội với mục tiêu phấn đấu trở thành trường Đại học đầu ngành Lao động - Xã hội lại càng cần phải xây dựng một mức giờ chuẩn mới làm nền tảng trong hoạt động trong khi văn bản cũ đã lỗi thời và chỉ áp dụng cho trường khi còn là trường Cao đẳng. Qua việc phân tích các số liệu cho thấy, chế độ công tác giáo viên hiện thời áp dụng cho giảng viên của trường có nhiều nhược điểm, và ít phù hợp với điều kiện mới. Chính vì vậy, trường hiện đang tiến hành xây dựng văn bản mới phù hợp hơn. Dự thảo Chế độ công tác cho giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội đã tỏ ra ưu việt hơn, khắc phục được một số nhược điểm đã nêu ra, tuy nhiên chưa triệt để. Chuyên đề cũng đưa ra một số gợi ý như là những giải pháp cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện định mức mới. Để công tác định mức lao động được tiến hành tốt, đòi hỏi phải có sự phối hợp của tất cả đội ngũ giảng viên trong trường. Đồng thời, có sự trợ giúp của Nhà nước trong việc tạo hành lang pháp lý để tiến hành xây dựng định mức mới, bởi căn cứ xây dựng định mức là Quyết định 1712/ BĐH đã tỏ ra lỗi thời và không còn phù hợp. Trên đây là những nhận định tổng quan nhất của Luận văn tới tình hình xây dựng và thực hiện mức của chế độ công tác giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội. Tuy nhiên, do một số điều kiện khách quan và thời gian gấp gáp, việc phân tích đánh giá không tránh khỏi những hạn chế. Hy vọng, trường Đại học Lao động - Xã hội sớm hoàn thành việc xây dựng mức mới đảm bảo cho hoạt động của giảng viên được thông suốt, khắc phục được những hạn chế hiện tại. Em xin chân thành cảm ơn !!! DANH MỤC TÀI LIỆU SỬ DỤNG Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 2/12/1998. Quyết định số 1712/QĐ-H ngày 18/12/1978 về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy đại học. Quyết định Số 155/QĐ - LĐTBXH ban hành ngày 1/3/2005 về việc Qui định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường Đại học Lao động Xã hội . Đề cương bài giảng 44 năm xây dựng và trưởng thành của trường Đại học Lao động Xã hội. – TS. Vũ Văn Bình. Giáo trình Tổ chức lao động khoa học Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp – Bộ môn Kinh tế Lao động - Nhà xuất bản Giáo dục năm 1994. Qui định tạm thời về chế độ công tác của giáo viên ở trường Cao đẳng Lao động – Xã hội năm 1999 (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Dự thảo “Qui định tạm thời về chế độ công tác của giáo viên ở trường Cao đẳng Lao động – Xã hội năm 2006” (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Danh sách cán bộ giảng viên viên chức và lao động của các phòng, khoa, ban, trung tâm, bộ môn, trạm trực thuộc (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Danh sách cán bộ, giảng viên, viên chức đã có bằng Tiến sĩ (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Danh sách những người đang học Cao học (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Danh sách cán bộ giảng viên nghiên cứu sinh.Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Danh sách giảng viên kiêm chức (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Danh sách cán bộ giảng viên là thạc sĩ (Phòng TCCB – Đại học Lao động - Xã hội). Dự kiến quy mô đào tạo đến năm 2015 ( Phòng Đào tạo – Đại học Lao động - Xã hội). Bảng thanh toán vượt giờ các năm học 2003 – 2004, 2004 – 2005 (Phòng Kế toán – Tài vụ - Đại học Lao động - Xã hội). Nghiên cứu xây dựng mức giờ chuẩn thanh toán cho giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2004 – 2005. LVTT “ Nghiên cứu ảnh hưởng của mức giờ chuẩn tới tình hình thực hiện chế độ công tác và thu nhập của đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội “- Tác giả : Hoàng Thị Thu Trang. Giáo trình Quản trị nhân lực - THS Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân – NXB Lao động – Xã hội năm 2004. Giáo trình Kinh tế Lao động – TS.Mai Quốc Chánh và TS. Trần Xuân Cầu – NXB Lao động – Xã hội năm 2000. PHỤ LỤC I Quyết định số 1712/ QĐ- BĐH ban hành ngày 18/12/1978 về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy đại học 1. Quy định về chế độ làm việc của giảng viên. Thời gian làm việc của cán bộ giảng dạy đại học được quy định trên nguyên tắc ngày làm việc 8 giờ. Song do tính đặc thù của công tác giảng dạy và nghiên cứu nên chế độ làm việc và nghỉ ngơi không giống như một số chế độ áp dụng chung cho cán bộ các cơ quan nhà nước, sự phân công được xây dựng trên cơ sở áp dụng các định mức về thời gian, tổ chức lao động hướng dẫn vào việc quản lý khối lượng và chất lượng. Khối lượng thời gian phân bổ cho các mặt công tác chủ yếu của các đối tượng cán bộ được quy định như sau: Thời gian làm việc trong một năm học là 46 tuần lễ trong đó: Thời gian lao động nghĩa vụ là 96 giờ. Thời gian luyện tập quân sự là 120 giờ trong đó mỗi người sử dụng 90 giờ chính quyền để luyện tập. Thời gian làm công tác nghiên cứu khoa học và thực nghiệm khoa học kỹ thuật: Giáo sư 500 giờ Phó giáo sư 450 giờ Giảng viên 350 giờ Trợ lý giảng dạy 200 giờ Thời gian dành cho học tập, bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ và chuyên môn: Giáo sư 200 giờ Phó giáo sư 250 giờ Giảng viên 350 giờ Trợ giảng 500 giờ Thời gian dành cho các hoạt động tập thể về chuyên môn, chung cho các chức vụ là 120 giờ. Thời gian làm công tác chuyên môn bao gồm giờ soạn bài, giảng bài, hướng dẫn học tập, phụ đạo, chấm thi... là 1200 giờ; với thời gian ấy, mỗi cán bộ phải hoàn thành khối lượng công tác giảng dạy (bao gồm giảng dạy đại học, bồi dưỡng sau đại học và hướng dẫn nghiên cứu sinh) quy ra giờ chuẩn như sau: Giáo sư 290 - 310 giờ chuẩn Phó giáo sư 270 - 290 giờ chuẩn Giảng viên 260 - 290 giờ chuẩn Trợ lý giảng dạy 200 - 220 giờ chuẩn Cán bộ giảng dạy thời kỳ tập sự 90 - 110 giờ chuẩn Định mức cao áp dụng cho các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật cơ sở và ngoại ngữ trong các trường không chuyên ngữ, định mức thấp áp dụng cho các môn khoa học xã hội, chính trị và chuyên ngành, ngoại ngữ trong các trường chuyên ngữ. Nếu cán bộ không làm nghĩa vụ lao động, không luyện tập quân sự, không tham gia nghiên cứu khoa học thì Hiệu trưởng cần bố trí thêm công tác giảng dạy với khối lượng tương đương với thời gian dành cho các công việc nói trên quy ra giờ chuẩn. Khi đó, thời gian của khối lượng công việc thực tế được quy đổi thành giờ chuẩn theo tỷ lệ giờ chuẩn và giờ thực tế để làm các công tác khác nhau như sau: Giáo sư 1/ 4 tức là 1 giờ chuẩn bằng 4 giờ thực tế Phó giáo sư 1/ 4,2 Giảng viên 1/ 4,4 Trợ lý giảng dạy 1/ 5,7 Trong trường hợp cán bộ được biệt phái đến tham gia giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học ở một cơ sở ngoài trường thì khối lượng công tác trong thời gian biệt phái do cơ quan sử dụng quản lý, còn khối lượng công tác cần đảm nhiệm ở trường (giảng dạy, nghiên cứu khoa học, lao động nghĩa vụ, luyện tập quân sự) được tính theo thời gian làm việc còn lại trong 46 tuần lễ của năm học. 2. Quy định về thời gian miễn giảm cho cán bộ quản lý. Các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý được sử dụng một phần thời gian giảng dạy để làm công tác quản lý theo tỷ lệ như sau: Trưởng khoa 30% định mức Phó khoa 20- 25% định mức Chủ nhiệm bộ môn 15- 20% định mức Phó chủ nhiệm bộ môn, phụ trách phòng thí nghiệm 10 - 15% định mức Trợ lý giáo vụ khoa 30% định mức Trợ lý khác của khoa 15 - 20% định mức Chủ nhiệm lớp 10 - 15% định mức Các cán bộ giảng dạy làm công tác đoàn thể trong nhà trường, phụ trách các chức vụ chủ yếu được dành 10 - 20% thời gian định mức để làm việc, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản được giành 30%; Cán bộ kiêm nhiệm ở đơn vị không có cán bộ chuyên trách các đoàn thể 50%. Đối với các khoa có 40 cán bộ giảng dạy, hoặc có 250 sinh viên trở lên, các bộ môn có 10 cán bộ, các lớp có 40 sinh viên trở lên thì áp dụng mức miễn giảm cao ghi trong quy định. Các khoa có dưới 40 cán bộ giảng dạy, hoặc có 250 sinh viên trở xuống, các bộ môn có 10 cán bộ, các lớp có 40 sinh viên trở xuống thì áp dụng mức miễn giảm thấp ghi trong quy định. 3. Quy đổi thời gian thực tế thành giờ chuẩn. Giờ lên lớp (tiết học) kéo dài từ 45 - 50 phút, được vận dụng tuỳ theo hoàn cảnh thực tế của từng trường với mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho việc giảng dạy của cán bộ và việc học tập. Các giờ giảng lên lớp quy đổi ra giờ chuẩn như sau: Giảng bài trên lớp cho sinh viên đại học, cứ 1 tiết tính bằng 1 giờ chuẩn đối với một lớp học ít hơn 80 người; bằng 1,2 giờ chuẩn đối với lớp học có từ 80 người trở lên. Đọc chuyên đề bồi dưỡng sau đại học, cứ 1 tiết tính bằng 1,2 giờ chuẩn. Giảng bài về một môn học cho nhiều lớp cùng trình độ, từ lớp thứ ba trở đi, 1 tiết tính bằng 0,75 giờ chuẩn. Hướng dẫn học sinh làm các bài kiểm tra, bài tập, thí nghiệm thực hành, thảo luận tập thể, 1 tiết quy thành 0,5 giờ chuẩn. Đối với các giờ hướng dẫn tham quan, thực tập, kể cả thực tập có kết hợp nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kỹ thuật có sản xuất ra của cải vật chất và phục vụ xã hội: bao gồm toàn bộ quá trình chuẩn bị, hướng dẫn, kiểm tra công việc học sinh, làm việc với cơ sở sản xuất (liên hệ để tìm địa điểm, bàn bạc về kế hoạch và nội dung công việc), giới thiệu nội dung và nhiệm vụ thực tập cho học sinh, giảng các phần lý thuyết, các chuyên đề cần thiết, đọc báo cáo thực tập và có thể kết hợp hướng dẫn làm đồ án môn học hay luận văn tốt nghiệp. Các công việc trên có thể tiến hành trong một thời gian liên tục và xen kẽ trong các quá trình làm việc của học sinh nên khi tính toán khối lượng công việc hướng dẫn phải căn cứ vào số ngày làm việc thực tế của cán bộ nơi thực tập, tham quan và quy đổi theo nguyên tắc cứ 1 ngày làm việc (8 giờ thực tế) tính bằng 1,5 hoặc 2 hoặc 2,5 giờ chuẩn, tuỳ thuộc vào tính chất công việc và điều kiện làm việc: Tính theo mức 1,5 giờ chuẩn cho trường hợp hướng dẫn thực dẫn, tham quan trong điều kiện bình thường, không kết hợp phục vụ yêu cầu của Xã hội. Tính theo mức 2 giờ chuẩn cho trường hợp làm việc trong điều kiện khó khăn ở vùng núi, hầm mỏ, công trường xây dựng... hoặc có kết hợp sản xuất ra của cải vật chất tinh thần phục vụ yêu cầu của xã hội. Tính theo mức 2,5 giờ chuẩn cho trường hợp đảm nhận các công việc phục vụ cho các yêu cầu bức thiết của xã hội, hoặc các công việc sản xuất được thực hiện trong điều kiện làm việc phức tạp. Các công việc kết hợp tiến hành trong thời gian hướng dẫn thực tập (giảng lý thuyết, hướng dẫn làm đồ án môn học và luận văn tốt nghiệp) đều tính vào khối lượng công tác hướng dẫn thực tập chứ không tách ra để tính riêng. Thời gian hướng dẫn làm đồ án môn học và luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình làm đồ án môn học, học sinh không có thời gian liên tục để tiến hành công việc, vì vậy thời gian hoàn thành đồ án môn học cần được tính theo tổng số giờ thực tế mà học sinh dùng để làm đồ án, cứ 40 giờ làm việc thực tế của học sinh tính bằng 1 tuần lễ. Khối lượng công việc hướng dẫn làm đồ án môn học, cứ 1 tuần lễ làm việc thực tế của sinh viên tính bằng một giờ chuẩn đối với một đề tài, với số lượng học sinh do một người hướng dẫn không quá 15 người; từ người thứ 16 trở đi và tối đa đến người thứ 30, tính bằng 0,5 giờ chuẩn. Khối lượng công việc hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp: cứ một tuần lễ làm việc của sinh viên tính bằng 1 giờ chuẩn đối với 1 đề tài, với số lượng sinh viên do một người hướng dẫn không quá 8 người, từ người thứ 9 trở đi và tối đa đến người thứ 12, tính bằng 0,5 giờ chuẩn. Khối lượng công việc hướng dẫn nghiên cứu sinh. Theo quy định, hướng dẫn một nghiên cứu sinh làm luận án phó tiến sĩ được tính 50 giờ chuẩn trong năm học đối với 1 người hướng dẫn. Trong trường hợp một nghiên cứu sinh do một tập thể cán bộ hướng dẫn thì hiệu trưởng phân bổ khối lượng công việc cho từng người và khối lượng thời gian được tính tối đa là 70 giờ chuẩn đối với một tập thể có 2 người hướng dẫn và 90 giờ chuẩn đối với tập thể 3 người hướng dẫn. Đọc và viết nhận xét luận án phó tiến sĩ tính 15 giờ chuẩn đối với một người phản biện. Đối với các uỷ viên hội đồng chấm thi bảo vệ được phân công đọc và nhận xét bản tóm tắt luận án được tính 5 giờ chuẩn. Viết giáo trình và sách giáo khoa. Các giáo trình và sách giáo khoa được nhà trường duyệt và xuất bản nhất thời để sử dụng trong trường được quy đổi như sau: Một trang tác giả tính bằng 1 giờ chuẩn đối với sách giáo khoa được biên soạn mới, các tác phẩm mới. Một trang tác giả tính bằng 0,5 giờ chuẩn đối với các tài liệu tham khảo (có tính chất sưu tầm, giới thiệu hoặc biên dịch), các giáo trình được sửa đổi và bổ sung để tái bản. Chấm thi và kiểm tra viết cuối kỳ. Khối lượng công việc chấm bài kiểm tra cuối kỳ, chấm thi viết và vấn đáp cuối học kỳ, chấm thi tốt nghiệp được tính trên nguyên tắc cứ một ngày làm việc thực tế bằng 2 giờ chuẩn. Mỗi trường hợp sẽ căn cứ vào đặc điểm của môn học mà quy định khối lượng công việc phải hoàn thành trong một ngày làm việc. PHỤ LỤC II Quyết định số 202/TCCP- VC ngày 8/6/1994 v/v ban hành tiêu chuẩn các nghiệp vụ của ngạch công chức ngành đào tạo giáo dục 1.Giảng viên. 1.1.Chức trách. Là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở các bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Nhiệm vụ cụ thể: Giảng dạy được phần giáo trình hay phần giáo trình môn học được phân công. Tham gia hướng dẫn, đánh giá, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng. Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân công đảm nhiệm. Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp khoa hoặc cấp trường. Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn và nghiệp vụ, quy chế các trường đại học. Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập... 1.2. Hiểu biết. Hiểu và vận dụng đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các quy định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo đại học, cao đẳng. Nắm vững kiến thức (cả lý thuyết và thực hành) môn học được phân công. Nắm được mục tiêu, kế hoạch và chuyên trình các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo; quy chế giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của trường. Hiểu biết và có khả năng vận dụng những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học ở các bậc đại học để nâng cao chất lượng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 1.3. Yêu cầu trình độ. Đã có bằng cử nhân trở lên. Đã qua thời gian tập sự theo quy định hiện hành. Phải có ít nhất 2 chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học: + Chương trình chính trị, triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học. + Những vấn đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc đại học. Sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ B (là ngoại ngữ thứ hai với giảng viên ngoại ngữ). 2.Giảng viên chính. 2.1.Chức trách. Là viên chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và sau đại học thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Nhiệm vụ cụ thể: Giảng dạy có chất lượng giáo trình của môn học được phân công. Tham gia giảng dạy ít nhất 1 chuyên đề đào tạo hoặc bồi dưỡng sau đại học. Tham gia bồi dưỡng sinh viên giỏi. Chủ trì hướng dẫn, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học (cao đẳng). Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn luận văn cao học, tham gia phản biện luận án tiến sĩ, tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh và thực tập sinh (nếu có bằng tiến sĩ và có yêu cầu liên quan đến chuyên ngành đào tạo). Có trách nhiệm bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình (hay phần giáo trình môn học, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và đào tạo). Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp trường hoặc cấp ngành; tham gia các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của bộ môn hay chuyên ngành trong và ngoài nước. Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn, quy trình nghiệp vụ về giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của trường và quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo. Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): Chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập hoặc công tác quản lý ở bộ môn, phòng ban trực thuộc trường. 2.2. Hiểu biết. Hiểu sâu và có kinh nghiệm vận dụng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước và các quy định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo bậc đại học và cao đẳng. Hiểu biết sâu (cả lý thuyết và thực hành) môn học được phân công và nắm được kiến thức cơ bản của môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo. Nắm vững mục tiêu, kế hoạch chương trình các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo, thực tế và xu hướng phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước. Biết tập hợp và tổ chức tập thể giảng viên, sinh viên tiến hành nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác giáo dục, đào tạo vào thực tiễn sản xuất và đời sống. 2.3. Yêu cầu về trình độ. Có bằng thạc sĩ trở lên. Có thâm niên ở ngạch giảng viên ít nhất 9 năm. Sử dụng được 1 ngoại ngữ trong chuyên môn trình độ C (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng viên chính ngoại ngữ). Có đề án hoặc công trình sáng tạo được cấp khoa hoặc cấp trường công nhận và được áp dụng có kết quả trong chuyên môn. 3. Giảng viên cao cấp. 3.1. Chức trách. Là viên chức chuyên môn cao nhất đảm nhận vai trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo và thực hiện giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường đại học. Nhiệm vụ cu thể: Giảng dạy với chất lượng tốt các giáo trình môn học chính của chuyên ngành đào tạo. Giảng dạy một số chuyên đề chính của chương trình đào tạo, bồi dưỡng sau đại học; phát hiện và bồi dưỡng sinh viên giỏi của chuyên ngành đào tạo. Chủ trì hướng dẫn, chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học, có trách nhiệm bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và giảng viên chính theo yêu cầu phát triển chuyên môn và nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng, hoàn thiện mục tiêu, kế hoạch chương trình đào tạo theo chuyên ngành ở bậc đại học và sau đại học. Chủ trì được việc biên soạn giáo trình, sách giáo khoa bộ môn của ngành học. Tổng kết, đánh giá được kết quả giảng dạy đào tạo theo chuyên ngành và chủ động đề xuất cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu thực tế. Chủ trì hoặc tham gia các đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành hoặc cấp nhà nước. Xây dựng, thông qua các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm, các công trình nghiên cứu để đóng góp vào sự phát triển của bộ môn, của chuyên ngành trong và ngoài nước. Tham gia lãnh đạo chuyên môn và đào tạo. 3.2. Yêu cầu về trình độ. Có bằng tiến sĩ của chuyên ngành đào tạo. Là giảng viên chính có thâm niên ở ngạch ít nhất 6 năm. Chính trị cao cấp. Sử dụng được 2 ngoại ngữ để phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và giao tiếp quốc tế (ngoại ngữ thứ nhất tương đương với trình độ C, ngoại ngữ thứ hai ở trình độ B - trình độ C đối với người dạy ngoại ngữ). Có tối thiểu 3 đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo được hội đồng khoa học trường đại học hoặc ngành công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả. PHỤ LỤC IV Định mức giờ công tác nghiên cứu khoa học trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Giờ chưa qui chuẩn) Đề tài khoa học Loại đề tài Người chủ trì (giờ) Thư ký khoa học và chủ mực (giờ) Tham gia (giờ) Đề tài cấp Nhà nước 1000 300 50 Đề tài cấp bộ, thành phố, hợp tác với nước ngoài, hợp đồng với các cơ quan TW, tỉnh, thành phố 500 150 5 Đề tài cấp trường và hợp đồng khác 250 80 15 Đề tài cấp khoa, BM 120 40 10 Ghi chú : - Tổng số giờ cho người tham gia không vượt quá giờ người chủ trì - Tổng số giờ chủ mục không vượt quá giờ người chủ trì Giáo trình, sách tham khảo Loại giáo trình Chủ biên Người viết Giáo trình do NXB phát hành Giáo trình do NXB tái bản có sửa chữa, bổ sung được tính bằng 1/5 phát hành lần dầu 500 giờ/100 trang tác giả 500 giờ/10 trang tác giả Sách tham khảo do NXB phát hành 250 giờ/100 trang tác giả 500 giờ/40 trang tác giả TL tham khảo dùng cho sinh viên đã được HĐKH khoa (hoặc tương đương) tiếp nhận. 125 giờ/100 trang tác giả 500 giờ/20trang tác giả Viết chương trình môn học được HĐKH thông qua - Giành cho sau Đại học 500 giờ/15 trang tác giả - Giành cho Đại học 500 giờ/20 trang tác giả Bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành : 80 giờ/bài từ 2000 từ trở lên Bài viết cho kỷ yếu hội thảo - Cấp Quốc gia, quốc tế 80giờ/bài từ 2000 từ trở lên - Cấp trường 50 giờ/bài tử 2000 từ trở lên - Cấp khoa, bộ môn 30 giờ/bài từ 2000 từ trở lên Biên dịch tài liệu nước ngoài - Biên dịch 2500 giờ/100mục từ - Từ điển giải thích 250 giờ/100mục từ Biên soạn từ điển các loại - Từ điển bách khoa toàn thư 2500 giờ/ 100mục từ - Từ điẻn giải thích 250giờ/100 mục từ Hướng dẫn sinh viên viết báo cáo khoa học - Cấp lớp 8 giờ/báo cáo - Cấp, khoa, BM 20 giờ/báo cáo - Cấp trường 30 giờ/báo cáo - Cấp bộ trở lên 60 giờ/công trình. PHỤ LỤC V Tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội TT Tiêu chí Điểm 1 Công tác giảng dạy Đảm bảo giảng dạy đủ hoặc vượt số giờ tiêu chuẩn; đảm bảo chất lượng giảng dạy Thực hiện đúng qui chế giảng dạy Chuẩn bị tốt đồ dùng và phương tiện dạy học trước khi lên lớp Đảm bảo tốt tác phong sư phạm Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực tham gia nghiên cứu thực tế Sử dụng tốt Tin học, ngoại ngữ, các phương tiện nghe nhìn khác trong giảng dạy 70 25 20 5 6 9 5 2 Đoàn kết nội bộ, đấu tranh phê bình và tự phê ình, tương trợ giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ 8 3 Nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến, cải tiến áp dụng thành tựu khoa học trong quản lý và giảng dạy được hội đồng khoa học – đào tạo đánh giá, xác nhận có chất lượng, hiệu quả 8 4 Công tác giáo dục và quản lý học sinh sinh viên, làm tốt công tác giáo dục và rèn luyện học sinh – sinh viên, quản lý tốt học sinh sinh viên trong quá trình học tập môn học; làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm lớp theo qui định 4 5 Học tập nâng cao trình độ 3 6 Hoạt động công tác Đảng, Đoàn, Công đoàn và các hoạt động xã hội khác. 3 7 Công tác tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật của công dân Thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Rèn luyện giữ gìn phẩm chất, danh dự của nhà giáo. 3 1 2 8 Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị trong nhà trường 1 Tổng điểm 100 Nguồn : Phòng Tổ chức Cán bộ PHỤ LỤC VI Qui định về thang điểm và điều kiện bình xét danh hiệu thi đua năm học của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội Thang điểm của từng danh hiệu thi đua Từ 90 điểm trở lên được đưa vào diện xét chiến sỹ thi đua cấp cơ sở hoặc giảng viên giỏi. Từ 70 điểm đến dưới 90 điểm được đưa vào diện xét lao động giỏi. Từ 50 điểm đến dưới 70 điểm được đưa vào diện xét lao động hoàn thành nhiệm vụ. Dưới 50 điểm không hoàn thành nhiệm vụ. Điều kiện xét đối với từng danh hiệu thi đua Hoàn thành nhiệm vụ. Đạt thang điểm qui định Không vi phạm một trong các qui định sau : Bị kỷ luật mức khiển trách từ 01 lần trở lên. Bỏ nhiệm vụ (kể cả việc nhờ người thay mà không báo cáo cho quản lý) Nghỉ không có lý do từ 1 lần trở lên; nghỉ ốm, nghỉ việc riêng quá 30 ngày/năm học. Trong năm học bỏ từ 03 tiết giảng trở lên (đối với giảng viên và giảng viên kiêm chức). Đối với giảng viên có khối lượng giờ đạt vượt chuẩn trở lên thì được xét cụ thể. Lao động giỏi Đạt thang điểm qui định. Tham gia hội giảng cấp khoa, BM trực thuộc đạt từ 7,5 điểm trở lên. Không vi phạm một trong các qui định sau : Nghỉ ốm, nghỉ việc riêng quá 15 ngày/năm học Trong năm học bỏ từ 01 tiết giảng trở lên (đối với giảng viên và giảng viên kiêm chức) hoặc bỏ 01 buổi coi thi, nếu giảng viên có khối lượng giờ giảng đạt từ 150% trở lên thì được xét cụ thể. Đạt dưới 2/3 phiếu tại đơn vị Giảng viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Có đăng ký. Đạt tiêu chuẩn là lao dộng giỏi Tham gia hội thảo cấp trường đạt từ 8,0 điểm trở lên. Là hành viên đề tài, đề án khoa học cấp trường, cấp Bộ, là chủ nhiệm đề tài, đề án cấp khoa trở lên được nghiệm thu đạt loại khá trở lên hoặc chủ biên bài giảng, giáo trình được nghiệm thu. Tham gia tích cực các phong trào thi đua của trường Phải đạt 2/3 số phiếu của Hội đồng thi đua. PHỤ LỤC VII PHIẾU PHỎNG VẤN NGẮN Kính chào Quí thầy/cô !!! Xin quí thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến nhằm cung cấp số liệu cho Luận văn: “Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội”. Em xin chân thành cảm ơn ! Câu 1 : Thầy cô đang là giảng viên thuộc ngạch giảng viên nào ? £ Giảng viên chính £ Giảng viên £Trợ giảng £ Tập sự Câu 2 : Thầy/cô có giữ chức vụ quản lý trong khoa không ?Cụ thể? Câu 3 : Mức độ quan tâm của thầy cô đối với công tác định mức lao động? £ Rất quan tâm £Quan tâm £Bình thường £Thờ ơ Câu 4 : Mức lao động mà trường đang áp dụng là cao hay thấp? £ Cao £Bình thường £Thấp Câu 5 : Thầy/cô đánh giá mức độ phù hợp cuả định mức lao động trường đang áp dụng? £ Rất phù hợp £Phù hợp £Không phù hợp £Rất không phù hợp Câu 6 : Theo thầy/cô đâu là sự không phù hợp lớn nhất trong chế độ công tác giảng viên của trường? £ Công tác chuyên môn £ NCKH £ Luyện tập quân sự £ Lao động nghĩa vụ £Học tập tự bồi dưỡng £Sinh hoạt chuyên môn £Khác Câu 7 : Theo thầy/cô mức giờ chuẩn cho ngạch giảng viên cao cấp như sau đã hợp lý hay chưa? Công tác chuyên môn : 290 – 300(giờ chuẩn ) NCKH : 100 (giờ chuẩn) Lao động nghĩa vụ: 18(giờ chuẩn) Luyện tập quân sự : 20 (giờ chuẩn) Học tập tự bồi dưỡng :200(giờ thực tế) SH chuyên môn : 120(giờ thực tế) £ Hợp lý £Chưa hợp lý(xin nói rõ điểm chưa hợp lý ) Câu 8 :Xin thầy cô sắp xếp các tiêu chí xếp loại thi đua của nhà trường theo mức dộ quan trọng giảm dần (1 – Quan trọng nhất à 5 – Ít quan trọng nhất) £NCKH £Công tác giảng dạy £Công tác quản lý sinh viên £Tinh thần trách nhiệm đối với công việc, đoàn kết nội bộ, hỗ trợ hợp tác lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ £ Học tập nâng cao trình độ. Câu 9 : Thầy/cô có gặp khó khăn gì trong thực hiện mức không? Câu 10 : Thầy/cô có kiến nghị gì với nhà trường về cong tác định mức không?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32658.doc
Tài liệu liên quan