Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công tác luôn được coi trọng ở công ty cổ phần dệt 10-10 nhất là trong điều kiện nền kinh tế hiện nay.
Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong cơ chế thị trường với sự quản lý của nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự trang trải các chi phí bỏ ra và thu được lợi nhuận đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để nắm bắt đầy đủ kịp thời với các dấu hiệu của thị trường các nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ quản lý và cung cấp thông tin khác nhau trong đó kế toán là 1 công cụ kế toán thể thiếu đặc biệt là công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời đầy đủ. Có như vậy các nhà quản lý mới đưa ra được những phương hướng kinh doanh đúng đắn đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
72 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dệt 10-10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất hệ thống kết quả và trên cơ sở hoàn thành kế hoạch công ty giao.
III. Tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dệt 10 -10
1. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định.
Công ty cổ phần dệt 10 -10 có biểu hiện bằng tiền về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, tiền lương phải trả cho công nhân viên trong công ty và các chi phí khác. Trong kỳ hạch toán của công ty, chi phí của công ty bỏ ra phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong 1quý nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất đầu ra đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chất lượng và kế hoạch.
Sản phẩm chính của công ty là sợi và các sản phẩm dệt kim, khăn … cho các khách hàng trong và ngoài nước . Chu kỳ sản xuất mỗi sản phẩm ngắn, công ty sản xuất nhiều sản phẩm với số lượng lớn sản phẩm hoàn thành và trao trả khách hàng đúng theo yêu cầu đòi hỏi. Chi phí sản xuất tương đối lớn. ở công ty, việc tổ chức công tác kế toán, rất được trú trọng trên cơ sở chế độ quy định của Nhà nước và sự vận dụng phù hợp với đặc điểm của công ty. Theo quy định, công ty có các khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: NVL chính, NVL phụ và công cụ dụng cụ…
+ Chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản trả cho công nhân sản xuất, lương, phụ cấp, BHYT, BHXH, KPCĐ trích tỷ lệ quy định.
+ Chi phí chung bao gồm các khoản chi phí nhân công các nhà máy như nhân viên quản lý ở các ca sản xuất … chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất ở nhà máy, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền.
Cuối quý, chi phí được kết chuyển vào bên nợ TK 911 để xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
1.2. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành
Để tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì đòi hỏi công ty phải có biện pháp quản lý hợp lí tức là phải quan tâm đến hiệu quả của chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty tìm mọi biện pháo để giảm bớt chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để thu được lợi nhuận cao nhất việc tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành là công việc vô cùng quan trọng quyết định sự thất bại hay thành công của công ty vì thế mà công ty có nhiều biện pháp để kế toán chi phí tức là phải lập kế hoạch chi phí sản xuất kế hoạch giá thành.
+ Lập kế hoạch giá thành: dựa trên kế hoạch chi phí sản xuất bỏ ra để định giá hợp lí sản phẩm của mình.
+ Lập kế hoạch chi phí sản xuất tức là phòng kĩ thuật đầu tư lập ra các định mức NVL, công cụ dụng cụ hợp lí.
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất nhiều loại sản phẩm với những quy cách khác nhau được kí hiệu theo chỉ số sợi như ở nhà máy sợi I gồm sợi đơn Ne60 (65/35) CK, Ne45 (65/35)CK…
Vậy ở công ty xác định được đối tượng tính giá thành là từng chỉ số sợi kì tính giá thành là 1 quý và đơn vị tính giá thành là 1 kg sản phẩm
Đối tượng chính xác đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến công tác hạch toán chi phí sản xuất. Tại công ty Dệt May Hà Nội quá trình sản xuất sợi là 1 quá trình sản xuất liên tục với quá trình công nghệ khép kín. Đây là quá trình công nghệ gồm 2 giai đoạn nối tiếp nhau theo 1 trình tự nhất định.
Giai đoạn I: sản xuất ra sợi đơn. Sợi đơn chủ yếu được bán ra ngoài và 1 phần là đối tượng để chế biến giai đoạn II.
Giai đoạn II: sản xuất ra sản phẩm sợi xe từ sợi đơn để phù hợp với đặc điểm này cũng như yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất phát sinh trong kì được tập hợp theo từng giai đoạn công nghệ và phương pháp hạch toán chi phí được lựa chọn tương ứng là phương pháp hạch toán theo giai đoạn công nghệ.
*Mối quan hệ giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
Trong phần I chúng ta đã nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm và có sự phân biệt giống nhau và khác nhau.
Cũng trên cơ sở công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm sợi trong từng nhà máy công cụ giai đoạn I và giai đoạn II còn đối tượng tính giá thành sản phẩm (từng chỉ số sợi) vì thế 1 đối tượng tập hợp chi phí trong công ty có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành.
Mặt khác xuất phát từ quá trình công nghệ , đối tượng phương pháp tập hợp sản xuất và sự đa dạng về chủng loại sản phẩm công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp tỷ lệ.
áp dụng phương pháp này kế toán phải căn cứ vào bảng giá thành chi tiết kế hoạch sợi theo từng khoản mục chi phí. Bảng này do phòng kế toán tài chính lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất trong năm và tính giá thành sản phẩm năm trước, bảng được lập từ đầu năm và được xây dựng trong suốt năm kế hoạch.
Tỷ lệ chi phí theo từng khoản mục giữa chi phí sản xuất thực tế với giá thành kế hoạch theo từng khoản mục chi phí. Từ đó kế toán tính được giá thành thực tế theo từng khoản mục chi phí và tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm.
4. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Chi phí sản xuất hiện nay tại công ty được tập hợp theo các khoản mục
+ Chi phí NVL trực tiếp
+ Chi phí NC trực tiêp
+ Chi phí sản xuất chung
Do bộ phận kế toán lựa chọn hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX nên các TK sử dụng bao gồm
TK 152 – có chi tiết ở phần sau
TK 153 – CCDC: có chi tiết
TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 – Chi phí sản xuất chung
TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 241, 338, 335
Và các TK khác phục vụ cho hạch toán chi phí sản xuất.
Nhà máy áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức NKCT, do vậy sổ sách kế toá được sử dụng để phản ánh việc hach toán chi phí sản xuất bao gồm
Bảng kê số 3. Tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ cụng cụ
Bảng kê số 4,5: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng
Bảng kê số 6: Tập hợp chi phí trả trước, chi phí phải trả
Các bảng phân bổ:
Số 1: TL và BHXH
Số 2: NVL và công cụ dụng cụ
Số 3: KHTSCĐ
Cùng với các loại chứng từ khác như bảng thanh toán TL, bảng thanh toán hợp đồng sản xuất, biên bản hình thành giao nhận sản phẩm, phiếu nhập xuất…
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại công ty theo đúng chế độ kế toán hiện nay và được khái quán theo sơ đồ “Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức NKCT”
III. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm toàn bộ NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu mà công ty dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đây là một khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng hợp chi phí sản xuất của công ty (khoảng 60%). Vì vậy việc hạch toán chính xác về NVL là 1 trong những vấn đề có tầm quan trọng, đặc biệt để xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất là tính toán chính xác giá thành sản phẩm.
NVL thực tế công ty bao gồm nhiều loại:
NVL chính: bông, xơ
NVL phụ: ống giấy, túi PE
Nhiên liệu: Xăng A92, dầu CN20, dầu FO, diezen…
Phụ tùng thay thế: Một số phụ tùng của máy móc thiết bị sản xuất. Để theo dõi tình hình nhập xuất tồn NVL công ty, áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu là phương pháp thẻ song song đồng thời sử dụng tài khoản 152- NVL và chi tiết thành các tiểu khoản cấp 2, cấp 3
TK 1521 – Bông xơ và sợi
TK 1522 - Hoá chất,thuốc tẩy,ống giấy;
TK 1523- Xăng dầu, than củi, mỡ
TK 1524 – phụ tùng thay thế
TK 1527 – phế liệu thu hồi
Để tập hợp chi phí NVL thực tế kế toán sử dụng TK 621 – chi phí NVL trực tiếp TK này được mở chi tiết theo từng nhà máy
TK 6211- chi phí NVL thực tế nhà máy sợi 1
TK 6212- chi phí NVL thực tế nhà máy sợi 2
Để đơn giản việc hạch toán hàng ngày công ty đã sử dụng giá hạch toán . Khi sử dụng giá hạch toán hàng ngày bài toán ghi sổ về nhập kho tồn kho vật liệu theo giá hạch toán
Đối với vật tư mua ngoài về nhập kho, kế toán ghi sổ theo giá hạch toán (giá thực tế không có thuế VAT). Trong kỳ khi xuất vật tư cho sản xuất sản phẩm và các mục đích sử dụng khác, số toán và thủ kho chỉ theo dõi về mặt lượng, cuối kỳ kế toán căn cứ vào hệ số chênh lệch trên bảng kê số 3 và giá hạch toán vật tư để tính giá thực tế xuất cho từng loại vật tư phục vụ công tác tập hợp chi phí và tính giá thành.
Giá hạch toán NVL nhập (xuất)
=
Số lượng NVL nhập (xuất)
x
Đơn giá hạch toán
Giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm giá mua + chi phí thu mua (chi phí v/c bốc dỡ)
Để tính giá thành thực tế theo các bước sau:
Xác định hệ số giá từng vật liêu
Xác định giá NVL dùng trong kì
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 25 ngày 20/8 xuất sợi petix cho sản xuất sản phẩm trị giá là: 4.480.000. Kế toán tiến hành định khoản như sau
NợTK 6211
IV. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
1. Hạch toán tiền lương
Chi phí nhân công trực tiếp là số tiền phải trả cho CN trực tiếp sản xuất. Tiền lương là bộ phận quan trọng cấu thành chi phí sản xuất cho nên việc tính toán và phân bổ hợp lý tiền lương và giá thành sản phẩm sẽ gó phần hạ giá thành sản phẩm tăng tích luỹ cải thiện đời sống cho cán bộ CNV của công ty.
Hiện nay đối với tiền lương công nhân sản xuất công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Để tính tiền lương của công nhân sản xuất bộ phận tổ chức lao động tiền lương căn cứ vào báo cáo số lượng hình thành, bảng chấm công bảng thanh toán tiền lương và BHXH.
Việc trả lương cho từng công nhân thực tế sản xuất cũng được tiến hành theo những cách thức khác nhau.
Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
Đối tượng trả lương theo hình thức này là các công nhân trực tiếp đứng máy, công nhân kiểm tra, công nhân phục vụ trong dây truyền sản xuất. Cuối mỗi tháng kế toán tiền lương ở mỗi nhà máy thống kê sản lượng hoàn thành của mỗi người lao động theo phiếu báo sản lượng cá nhân để tính lương cho người lao động
Lương theo sản phẩm tập thể
Đối tượng trả lương theo hình thức này là nhóm công nhân phục vụ, công nhân đứng máy không tách rời được sản phẩm cá nhân. Hàng tháng phải căn cứ vào nhóm sản lượng sản phẩm nhóm đạt được kết hợp với bình quân công chấm điểm hàng ngày để chia lương cho từng cá nhân
Tổng điểm kế hoach
=
10
x
Tổng số CN theo định mức
x
Tổng số ca ngày
+
Tổng số CN theo định mức
x
Tổng số ca đêm
Quỹ lương phục vụ nhóm
=
(Slg ngày x đơn giá + slg đêm x đơn giá x 1,4)
Tiền lương bình quân 1 điểm
=
Quỹ lương phục vụ nhóm
Tổng điểm kế hoạch
Tiền lương cứng:
+ Lương ngày = điểm ngày của 1 công nhân x Tiền lương 1 điểm
+ Lương đêm = Điểm đêm 1 CN x TL 1 điểm x 1,4
Lương mềm:
= Lương cứng x hệ số đăng ký cấp bậc x hệ số thưởng
Thu nhập = (Lương cứng + Lương mềm) x hạng thành tích
Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại
Trả lương theo thời gian
Dùng áp dụng đối với các công nhân ở các phòng ban nghiệp vụ.
Cuối quý tính tổng tiền lương CNTTSX tính vào chi phí SXKD: 82.580.297
Kế toán tiến hành định khoản
Nợ TK 622 982.580.297
Có TK 334 982.580.297
2. Hạch toán các khoản trích theo lương
Ngoài tiền lương công nhân được hưởng các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo quy định chế độ kế toán tài chính cụ thể sau:
Công ty trích lập quỹ BHXH là 20% tính trên lương cơ bản và các khoản phụ cấp trong đó 15% tính vào CF SXKD, 5% tính vào thu nhập của CN
BHYT: 3% trong đó 2% tính vào CF SXKD, 1% tính vào thu nhập của CN
KPCĐ: 2% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ
Cuối quý tính ra tổng các khoản trích theo lương tính vào chi phí SXKD
Nợ TK 6221 122.977.189
Có TK 3382 40548757
Có TK 3383 82.428.432
Việc hạch toán kế toán sử dụng các tài khoản sau để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
TK 334- phải trả CNV
TK 338 – phải trả phải nộp khác
Để tập hợp TL và các khoản chi phí trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 622- chi phí nhân công trực tiếp được chi tiết thành
TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp giai đoạn I, nhà máy sợi I
TK 6221: đậu xe sợi I (chi phí nhân công thực tế giai đoạn II, nhà máy sợi I)
TK 6222 – chi phí nhân công trực tiếp nhà máy sợi II
TK 6223 – chi phí nhân công trực tiếp nhà máy dệt kim
Hàng tháng căn cứ vào việc hình thành và giấy báo nghiệm thu sản phẩm để tính lương cho CNV trực tiếp sản xuất. Đồng thời dựa vào bảng chấm công các phiếu làm thêm giờ để tính thưởng, trên cơ sở kế toán lập bảng 3 thanh toán lương cho các nhà máy phân xưởng và tiến hành tích luỹ theo tỷ lệ quy định. Sau đó kế toán tập hợp phân loại chứng từ theo từng đối tượng phát sinh và thực hiện các bước sau (số liệu 93/2001)
Biểu số 04
Lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất quý IV : 549.522.880
Các khoản phụ cấp quý III: 433.057.471
Lãi phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp quý IV: 982.580.297
Trích BHYT, KTCĐ được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh hai quý 1 lần. Nhưng quý III/2001 kế toán tiền lương trích BHYT, KPCĐ cho 2 quý II và III
Lương chính của công nhân sản xuất trực tiếp quý II: 464.196.045
Lương chính của công nhân sản xuất trực tiếp quý III: 549.522.880
Lương chính của công nhân sản xuất trực tiếp quý III:
1013718525 x 2% = 20.274.378,5
Kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quý: 1.013.718.825 x 2% = 20.274.387,5
Vậy chi phí công nhân trực tiếp phục vụ cho việc sản xuất sợi đơn là : 1.105.557.486
Trong đó tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là: 982.590.297
BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 122.977.189
Căn cứ vào số liệu trên kế toán tiền lương lập bảng phân bố số 1 (bảng phân bố tiền lương và BHXH quý IIII/2001)biểu số 4 từ đó lấy số liệu vào bảng kê 4,5
V. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí ra trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí NVL trực tiếp và chi phí công nhân trực tiếp thuộc loại chi phí này gồm: chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền .
Tại công ty các khoản chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp qua TK 627
TK 627: được mở chi tiết cho từng nhà máy
TK 6271: chi phí sản xuất chung giai đoạn I, nhà máy sợi I
TK 6272: đậu xe sợi I (chi phí sản xuất chung giai đoạn II, nhà máy sợi I)
TK 6272: Chi phí sản xuất chung nhà máy sợi II
TK 6273: chi phí sản xuất chung nhà máy dệt kim
TK 627M: Chi phí sản xuất chung nhà máy dệt kim Đông Mỹ
TK 627D: Chi phí sản xuất nhà máy dệt kim Hà Đông
TK 6274: chi phí sản xuất chung nhà máy cơ khí
TK 6275: chi phí sản xuất chung nhà máy điện
TK 6276: chi phí sản xuất nhà máy Động lực
TK 6277: chi phí sản xuất chung tổ xe
TK 6278: chi phí sản xuất ống giấy
Trình tự tiến hành như sau:
- Chi phí nhân viên quản lý: Trong nhà máy có nhiều phân xưởng sản xuất: Mỗi phân xưởng sản xuất đều có đội ngũ lao động gián tiếp như: Quản đốc, phó giám đốc, nhân viên, thống kê… Do vậy kế toán phải tập hợp chi phí tiền lương và BHXH, KPCĐ vào chi phí quản lý phân xưởng.
Trong quý III/2001 TL phải trả cho công nhân gián tiếp
Nợ TK 6271 381.645.500
Có TK 334 381.645.500
Các khoản trích theo lương
Nợ TK 6271 47.454.161
Có TK 3382 14.696.819
Có TK 3383 32.484.342
Chi phí NVL, CCDC:
Giá trị NVL, CCDC xuất dùng cho SXC:
Nợ TK 6271 143.487.562
Có TK 152(1+2) 93.338.032
Có TK 1527 1.543.800
Có TK 153 48.605.730
Khi đã tính được số khấu hao phải trích trong tháng ở từng nhà máy kế toán lập bảng phân bổ số 3(bảng tính và phân bổ kế hoạch TSCĐ) biểu 5 số liệu quý III/2001
Khấu hao TSCĐ nhà máy sợi I là: 672.336.352
Nợ TK 6271 672.336.352
Có TK 214 672.336.352
Chi phí trả trước
Trong quý công ty xuất phụ tùng thay thế để sửa chữa máy móc thiết bị của các nhà máy do chi phí này có giá trị lớn, nên chi phí phát sinh kế toán tập hợp chi phí ở tất cả các nhà máy ở bên nợ TK 142 đối ứng bên có TK1524 trên bảng kê số 6 trong quý III/2001 là 3.650.949.920 . Đây là khoản chi phí phát sinh tại 3 nhà máy sợi I, II, dệt kim mặc dù chi phí này được tập hợp vào TK 142 nhưng lại tính hết 1 lần vào chi phí sản xuất chung cho đối tượng chịu chi phí cho từng nhà máy do đó cuối cùng kế toán phân bố bên nợ TK 6271 là 2.162.868.940
TK 6272 là 1.207.439.909
TK 6273 là 280.641.074
Trên bảng kê số 6
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Trong quý công ty tiến hành sửa chữa một số máy móc thiết bị như máy xe bông, máy ghép…
Các chi phí phát sinh được tập hợp vào TK 2413 – sửa chữa lớn TSCĐ, căn cứ vào chứng từ có liên quan kế toán tập hợp số liệu vào bảng kê số 6
Như quý II/2001 chi phí sửa chữa máy xé bông, máy ghép tại 2 nhà máy là 29.300.466 trong đó thanh toán bằng tiền mặt 14.000.000 và bằng chuyển khoản là 15.300.466. Khi công trình sửa chữa lớn hình thành kế toán tính giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa của từng nhà máy để quyết toán số chi phí này vào chi phí có liên quan kế toán ghi vào bảng kê số 6.
Như chi phí sửa chữa máy xé bông của nhà máy sợi I là 9.532.761
- Chi phí khác bằng tiền mặt
Chi phí lễ tân, hội nghị … kế toán căn cứ vào các chứng từ . Phiếu chi bảng kê khai tạm ứng thực chi xin thanh toán được duyệt và tập hợp ghi thanh toán phiếu thực chi vào nội dung cần phản ánh quý II/01 như chi tiền mặt phục vụ hội nghị, lễ khách là 88.463.161 và cán bộ CNV thanh toán tiền tạm ứng TK 141 46.495.460
- Chi phí sản xuất kinh doanh phụ
Trong công ty sản phẩm lao vụ các nhà máy điện, nhà máy cơ khí, nhà máy động lực như các loại thiết bị điện tử chế các phụ tùng thay thế tự gia công chế biến … phần lớn được sử dụng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh chính phần còn lại có thể cung cấp cho các nhà máy sản xuất phụ khác.
Do đó có thể tính đúng, tính đủ, chính xác chi phí sản xuất kinh doanh vào giá thành kế toán các nhà máy đã tiến hành tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phụ và tính giá thành sản phẩm phụ giâý như đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Hàng tháng kế toán nhà máy tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung của nhà máy cho các nhà máy khác trong công ty.
Cụ thể trong quý III/2001 kế toán phân bổ co sản xuất chung trong nhà máy sợi I như sau:
Tiền lương phải trả cho CNV sản xuất trực tiếp của sản xuất kinh doanh sợi I là : 982.580.297 + 655.948.575 = 1.648.528.875
- Tổng chi phí sản xuất chung nhà máy cơ khí là : 130.885.328
Do đó chi phí sản xuất chung nhà máy cơ khí phân bố cho sản xuất chung nhà máy sợi I là 78.012.188 (bảng kê 4,5)
Còn chi phí sản xuất chung cho nhà máy động lực được phân bổ theo số m3 khi nén nhà máy cung cấp cho đơn vị sản xuất kinh doanh chính như trong quý III/2001
- Tổng chi phí sản xuất chung của nhà máy động lực: 4.877.518.373
- Tổng m3 khí nén cung cấp cho sản xuất kinh doanh chính: 353.237m3
- Trong đó nhà máy sợi là 228.255m3
Vậy chi phí sản xuất chung nhà máy động lực phân bổ cho nhà máy sợi I là 3.151.760.491đ
Kế toán tập hợp bên Nợ TK 6271 đối ứng với bên Có TK 6276 3.151.760.491 đ (bảng kê 4,5)
Chi phí sản xuất chung của nhà máy điện được phân bổ vào chi phí sản xuất chung của từng nhà máy sợi I, II theo tiêu thức phân bổ là : số Kw điện năng tiêu thụ của các nhà máy.
Tổng chi phí sản xuất chung (trừ chi phí điện sản xuất chính của nhà máy sợi I, II là : 9.455.398.200 – 4.206.071.159 = 5.249.327.041)
Số Kw điện năng tiêu thụ toàn công ty là 549.598 Kw trong đó nhà máy sợi I là 33.382 Kw
Do đó Tổng chi phí sản xuất chung của nhà máy điện phân bổ và chi phí sản xuất chung nhà máy sợi I là 318.839.647 đ
Kế toán tập hợp vào bên nợ 6271 đối ứng với bên Có TK 6275 là 318.839.647 (bảng kê 4 ,5)
Vậy khác việc phân bố chi phí sản xuất chung của nhà máy điện vào sản xuất chung của 2 nhà máy kế toán phải theo dõi và ghi chép số điện năng tiêu thụ tại từng nhà máy và tính trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh chính của 2 nhà máy điện.
.
VI. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh kế toán sử dụng NKCT số 7.
Căn cứ để ghi nhật ký chứng từ số 7 là số liệu tổng hợp từ bảng kê 4+5. Bảng kê này được tập hợp các bảng phân bổ 1,2,3 và các NKCT liên quan.
Tổng hợp tất cả các chi phí có liên quan đến giá thành sản phẩm để được tập hợp vào bên nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh d2.
TK 1541: chi phí sản xuất kinh doanh d2 của nhà máy sợi I
TK 1542: chi phí sản xuất kinh doanh d2 của nhà máy sợi II
Căn cứ vào những chứng từ có liên quan kế toán tập hợp những chi phí phát sinh làm giảm chi phí sản xuất trong kì như bông phế thu hồi nhập kho ở quý III/2000 621.928.800
Vật liệu phụ tùng không kết nhập lại kho 3.450.680.964đ
Nhằm phục vụ việc tính giá thành sản phẩm tại công ty. Bảng kê 4 + 5 (biểu số 06) bảng kê số 6 (biểu số 07) NKCT số 7 (biểu 8)
VII. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Do NVL chính sản xuất sản phẩm sợi bông và sơ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm (khoảng 60%) và được xuất dùng 1 lần ngay từ lúc công nghệ đầu tiên nên công ty áp dụng sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính. Theo phương pháp này thì giá trị của sản phẩm dở dang chỉ tính NVL chính còn những chi phí khác phát sinh trong kì đều tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành.
Việc xây dựng số lượng và giá trị sản phẩm dở dang phục vụ tính tổng sản phẩm không chỉ dựa vào số liệu của khoản nghẹp vụ mà phải tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. Vì vậy kế toán giá thành phải căn cứ vào biên bản kiểm kê của nhà máy báo cáo lên và được xác định sản phẩm chung dở dang cuối quý cả về mặt số lượng và giá trị.
Tại nhà máy sợi I giá trị sản phẩm chung dở dang cuối kì bao gồm giá trị bông xơ còn tồn trên dây chuyền ở khung chảy và ghép thô.
Giá trị sợi tồn (gồm sợi con quy ống, sợi xe) còn đang nằm trên dây chuyền sản xuất tính theo chi phí NVL chính trong đó sợi con được quy thành sợi ống theo tỉ lệ 99,8%.
Sợi con quy ống bằng sợi con x 0,998 và sau đó căn cứ biên bản kiểm kê cuối tháng kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm dở dang cuối quý.
D1
=
Giá trị bông xơ tồn cuối quý trên khung chảy và ghép đôi
=
Khối lượng bông tồn cuối quý
x
Giá bông xuất dùng trong quý
+
Khối lượng sơ tồn cuối quý
x
Giá xơ xuất dùng trong quý
D2
=
Giá trị tồn cuối quý theo NVL chính
SLSPDD đầu kỳ + CPP/S trong quý + giá trị bông xơ tồn cuối kỳ
x SL sợi tồn
SL sợi Nkho trong quý+ SL sợi tồn
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
Giá trị bông sơ tồn cuối quý trên khung chải và ghép thô
+
Giá trị tồn cuối quý tính theo NVL chính
Dck = D1 + D2
Như quý III/99 của nhà máy sợi I bông, xơ và sợi tồn trên dây chuyền sản xuất về cả mặt số lượng và giá trị.
Đây là toàn bộ số liệu quý III/2001 của nhà máy sợi I giá trị sản phẩm dở dang đầu kì là 2.226.192.254 đ
Chi phí sản xuất phát sinh trong quý III là 27.271.809.234 (cộng TK 1541 ở NKCT số 7)
Cuối quý III/2001 số lượng bông tồn: 39.692.1 kg
Giá bông xuất trong quý: 21.575 đ/1 kg
Khối lương xơ tồn: 79.823,3 kg
Giá sơ xuất dùng trong quý 11.360đ/kg
D1 = giá trị bông xơ tồn cuối quý III
= 39.692,1 x 21.275.79.823,3.11.360 = 1.763.149.745
Số lượng sợi tồn trên dây chuyền sản xuất cuối quý III là:
Sợi con quy ống: 528,3.0,998 = 5.517,24 kg
Sợi ống = 4.561 kg
Sợi xe = 2.950,4 kg
Số lượng sợi nhập kho trong quý III là 1.050.944 kg
Số lượng sợi tồn + nhập = 13.028,64 + 1.050.944 = 1.063.972,64
D2 = Giá trị bông xơ tồn cuối quý III
Giá trị sản phẩm dở dang cuối quý III = Dck = D1 + D2=
Dck = 1.763.149.754 + 339.621.038 = 2.102.770.783
Vậy giá trị sản phẩm dở dang cuối quý III là 2.102.770.783
Ngoài ra để xác định chi phí sản phẩm chung (trừ kế hoạch TSCĐ) tính vào giá thành sản phẩm hình thành trong quý, kế toán phải căn cứ vào chi phí chế biến bước 1 tồn đầu quý, chi phí bước 1 tồn cuối quý và xác định theo công thức sau;
Chi phí sản xuất chung (trừ KHTSCĐ) tính vào giá thành trong quý
=
Chi phí chế biến b1 trong tồn đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất chung phát sinh
-
Chi phí chế biến b1 tồn cuối kỳ
VIII. Tính giá thành sản phẩm
Để tính được giá thành sản phẩm kế toán phải căn cứ vào bảng” bảng giá thành chi tiết kế hoạch sợi 2001” biểu 9 do phòng kế toán tài chính lập đầu năm “ báo cáo sản lượng thực tế nhập kho” biểu số 10 tính ra giá thành của sản phẩm thực tế nhập kho theo giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm . Kết quả của việc tính toán này được trình bày ở “Bảng giá thành kế hoạch theo số lượng thực tế nhập kho quý III/2001” biểu số 11. Sau đó căn cứ vào bảng này và các số liệu liên quan kế toán tính giá thành thực tế của sản phẩm sợi theo khoản mục chi phí. Vì công ty có nhiều sản phẩm sợi nhưng phương pháp tính giá thành của mỗi loại sản phẩm như nhau (Biểu số 9)
ở đây em nêu ra trình tự tính giá thành của sản phẩm sợi Ne60(65/35) của quý III/2001
*Chi phí NVL chính:
Tỉ lệ phân bố NVL =
Trong đó:
Ddk = 2.226.192.254
Dck = 2.102.770.785 (Bảng phân bổ số 2)
DL = 621.982.800 (NKCT số 7 – TK 1527)
(Biểu số 11)
Vậy chi phí NVL chính phân bổ trong sản phẩm Ne 60(65/35) CK
là : 1.445.619.273
*Chi phí vật liệu phụ
Căn cứ vào bảng phân bổ NVL – CCDC kế toán xác định chi phí NVL phụ phân bổ cho sản phẩm Ne 60 (65/35) CK là: 27.654.738
Biểu số 10: Báo cáo sản lượng hoàn thành nhập kho
STT
Chỉ số sợi
ĐVT
Số lượng
1
Ne 60 (65/35) CK
Kg
8.4436,50
2
Ne 45 (65/35) CK
Kg
104.223,8
3
Ne 30 (65/35) CK
Kg
88.895,3
4
Ne 45 (83/17) CK
Kg
173.124,10
5
Ne 45 (83/17) CK
Kg
35.525.30
6
Ne 30 CK
Kg
85.383.60
7
Ne 20 CK
Kg
21.136.40
8
Ne 40 PE
Kg
406.710,10
9
Ne 40 CK
Kg
11.949,90
Cộng
1050.944,00
Tiền lương phải trả cho CN trực tiếp sản xuất nhà máy sợi I là: 982.580.297 (biểu số 04 )
Do đó chi phí tiền lương phân bổ cho sản xuất sợi Ne 60(65/35) CK là: 104.118.552 BHXHm KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công nhân nhà máy sợi I là 12.297.189 (biểu số 4)
Do đó BHXH, KPCĐ phân bổ cho sản xuất sợi: Ne 60 (65/35) CK là
Chi phí sản xuất chung và giá thành sản phẩm quý III là;
Trong quý III điện sản xuất cho nhà máy điện cung cấp cho nhà máy sợi I để phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính là: 2547.131.874 nên ta có chi phí điện sản xuất phân bố Ne 60 (65/35)CK là :287.444.977. Trích khấu hao máy móc thiết bị quý III là : 672.336.352 (biểu số 05). Do đó kế toán KĐ máy móc thiết bị phân bố cho sản phẩm sợi Ne 60 (65/35 ) CK là 76.689.187.
Vậy giá thành công xưởng của sản phẩm sợi Ne 60 (65/35) CK nhập kho trong quý III là:
Zcông xưởng = 1.445.619.273 + 27.654.738 + 104.118.522 + 12.776.542 + 677.465.358 + 287.444.977 + 76.689.187 = 263.146.897
Zđvi =
Với cách tính trên kế toán tính được giá thành công xưởng giá thành đơn vị của mỗi loại sản phẩm sợi sản xuất trong quý II sau đó kết quả được phản ánh trên bảng giá thành thực tế khoản mục nhà máy sợi quý III/2001 biểu số 12.
Tổng giá thành toàn bộ sản phẩm trong quý III
=
Giá trị dở dang đầu kì
+
Tồn chi phí chế biến
+
Chi phí phát sinh
-
Giá trị dở dang cuối kì
-
Tồn chi phí chế biến
= 2.226.192.254 + 542.357.984 +25.992.212.239 – (2.102.770.783 + 605.343.144 ) = 26.052.648.550
Vậy giá thành đơn vị =
Mặc dù quy trình sản xuất gồm 2 giai đoạn do chi phí sản xuất được tập trung ở từng giai đoạn và sản phẩm sợi đơn hình thành nhập kho sau đó mới xuất dùng để chế tạo sản phẩm xe. Nên phương pháp tính giá thành sợi xe giống như phương pháp tính giá thành sợi. Do vậy trong chuyên đề này em chỉ đề cập đến phương pháp tính sợi đơn.
Trên đây là nội dung phân tích giá thành chủ yếu tại công ty Dệt May Hà Nội . Tuy chưa đủ nhưng đã phản ánh phần vai trò của công tác hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm thực tiễn kinh doanh
Phần III
Một số ý kiến đóng góp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tại công ty cổ phần dệt 10 -10
A.Sự cần thiết tổ chức hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm
Mục tiêu của các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường đều nhằm tối đa hoá lợi nhuận thu được và hơn thế nữa ngày càng nâng cao lợi ích KT-XH
Để đạt được mục tiêu này các doanh nghiệp phải thực thi đồng bộ nhiều biện pháp từ tổ chức, kĩ thuật, quản lý … song 1 trong những biện pháp cơ bản được nhiều doanh nghiệp quan tâm đã thực hiện và có hiệu quả hơn cả là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Công tác quản lý kinh tế nói chung, công tác quản lý sản xuất và tính chi phí sản xuất nói riêng đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác. Kế toán tính chính xác chi phí sản xuất phát sinh không chỉ là công tác tổ chức ghi chép phản ánh 1 cách đầy đủ trung thực về mặt hao phí mà cả về mặt tính toán các chi phí bằng tiền khác . Theo đúng nguyên tắc để đánh giá và phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí ở 1 thời điểm phát sinh chi phí , kế toán chính xác chi phí sản xuất đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép và phản ánh từng loại chi phí sản xuất theo đúng thời điểm phản ánh chi phí và theo đúng đối tượng chịu chi phí.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp muốn sử dụng chỉ tiêu giá thành sản phẩm và quản lý cần thiết phải tổ chức tính đúng tích đủ giá thành của các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra.
Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm giúp cho việc phản ánh đúng đắn tình hình kết quả thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp xác định đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tránh được hiện tượng lãi giả, lỗ thật, chính vì vậy tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với việc tăng cường và công tác quản lý tính giá thành nói riêng và công cuộc đổi mới kinh tế quản lý doanh nghiệp nói chung. Nhận thức được điều đó cũng có nghĩa chúng ta nhận thức được rằng hoàn thiện các hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là hết sức quan trọng và cần thiết mà mỗi doanh nghiệp đều luôn luôn quan tâm tới. Tuy nhiên để có thể tiến tới việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành thì mỗi doanh nghiệp, cụ thể hơn là công tác phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện này.
B. Các nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần dệt 10 -10 nói riêng.
Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp trên thương trưởng cuối cùng làm sao được tối đa hoá lợi nhuận. Muốn đạt được điều này các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ quá trình chi tiêu vật tư, TS, tiền vốn lao động, một cách có hiệu quả trên cơ sở tổ chức ngày càng có hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất phát sinh. Từ đó cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết quản lý để kịp thời ra quyết định quản lý tối ưu nhất nhằm phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm..
Vấn đề hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần dệt 10 -10 nói riêng đến phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất , lựa chọn pc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất thích hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp và tổ chức để thực hiện tốt chi phí sản xuất.
Xác định đúng đối tượng tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp và tổ chức thực hiện việc tính giá thành sản phẩm.
Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Quy định trình tự từng công việc, phân bổ chi phí cho đối tượng, từng sản phẩm chi tiết sản phẩm.
Việc hoàn thiện là sự thay đổi sửa đổi và bổ sung để công việc được thực hiện tiến hành tốt và đạt hiệu quả cao để hoàn thiện các nhiệm vụ trên cần các điều kiện:
Các chế độ về hệ thống và các phương pháp thực hiện hạch toán kế toán do bộ tài chính ban hành.
Thực hiện đúng các biểu mẫu kế toán chứng từ kế toán và các TK sử dụng
Bộ máy kế toán doanh nghiệp phải có cơ cấu hợp lý, đội ngũ nhân viên kế toán phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, am hiểu các thông lệ kế toán quốc tế.
Doanh nghiệp với tư cách là nhà quản trị phải luôn luôn quan tâm đúng mức về mặt vật chất, tinh thần, phải đầu tư trang bị hiện đại tạo mọi điều kiện thuận lợi để kế toán phát huy tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.
Sau một thời gian thực tập ở công ty Dệt May Hà Nội được sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo công ty, các phòng ban và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng kế toán tài chính, em có sự hiểu biết nhất định về tình hình thực tế công tác hạch toán tại công ty nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thật sản phẩm nói riêng đã giúp em củng cố thêm kiến thức đa được trang bị tại nhà trường.
Với sự hạn chế về thời gian và trình độ bản thân song để góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến và nhận xét và đề xuất hướng khắc phục trong công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất nói riêng tại công ty.
I. Đánh giá chung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty trong suốt những năm hình thành và phát triển công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những thành tựu đó trước kết phải kể đến sự đóng góp của ban lãnh đạo cũng như phòng ban được sắp xếp gọn nhẹ, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình giúp ban lãnh đạo công ty quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Trong những năm gần đây công ty cổ phần dệt 10-10 cũng đang phải đúng trước vì khó khăn được biết là sự cạnh tranh của các mặt hàng ngoại nhập với chất lượng mẫu mã đẹp giá cả phải chăng đã hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm may mặc nói chung và của công ty nói riêng. Với sự khó khăn đã có sự đổi mới về mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm mở rộng thị trường và mở rộng mạng lưới tiêu thụ.
1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán của công ty phân công công tác tương đối hoàn chỉnh khai thác được các nguyên tắc cơ bản của việc hạch toán kế toán. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức hợp ly với đội ngũ nhân viên kế toán có nghiệp vụ trình độ chuyên môn được phân công trách nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán phù hợp với năng lực của từng nhân viên.
Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, tổ chức kinh doanh đa dạng phức tạp nên công ty có quan hệ rộng rãi với khách hàng đòi hỏi yêu cầu trình độ quản lý và lao động kế toán cao. Thấy rõ được nhiệm vụ này công ty đã áp dụng hình thức NKCT. Đây là hình thức tiên tiến nhất hiện nay bảo đảm cho hệ thống kế toán của công ty thực hiện những chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho quản lý doanh nghiệp.
Mặt khác công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách chứng từ kế toán đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán nhà nước và đảm bảo phù hợp với hoạt động của công ty tạo mối quan hệ mật thiết lẫn nhau giữa các bộ phận trong toàn bộ hệ thống kế toán công ty.
1.2.Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm
Công ty cổ phần dệt 10 -10 được tiến hành đều đặn vào cuối mỗi quý. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhân viên kế toán với nhau đã giúp cho việc tính giá thành sản phẩm được tiến hành nhanh chóng kịp thời và chính xác hơn việc xác định các chi phí đối tượng giá thành tại công ty là hợp lý và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Đối tượng tính giá thành được xác định là từng sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng là hợp lí, làm tăng hiệu quả của thông tin giá thành theo phương pháp trực tiếp của công ty được lựa chọn là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sản xuất tăng khả năng hạch toán kinh tế ở từng bộ phận sản xuất
Ngoài ta việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng quy định đối với các bộ phận sản xuất của công ty đã đảm bảo được thu nhập của người lao động góp phần khuyến khích tính thêm lao động ý thức trách nhiệm của nó người lao động với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm gắn với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hưởng lao động luôn là mục tiêu phấn đấu của công ty. Trong cơ chế thị trường làm được điều đó công ty cần phải tập hợp và quản lý đầy đủ chi phí phát sinh trong từng phân xưởng, từng nhà máy mặc dù đã khá hợp lí, song công tác hoạt động chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần dệt 10-10 vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm. Là một sinh viên thực tập công ty em mạnh dạn đưa ra 1 số ý kiến và giải pháp sau;
II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty doanh nghiệp
ý kiến 1: Kỳ tính giá thành
Trong các doanh nghiệp hiện nay kế toán được coi là công cụ quản lý kinh tế quan trọng xác định nguồn thông tin quan trọng, trung thực, phản ánh quá trình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh . Đối với các doanh nghiệp, việc cung cấp các thông tin chính xác là cơ sở cho các chủ doanh nghiệp nắm được tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tính hiệu quả đúng đắn của các giải pháp đã đề ra và thực hiện trong sản xuất kinh doanh từ đó có các biện pháp phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Tại công ty cổ phần dệt 10 -10 giá thành sản phẩm được tính vào cuối quý nên thông tin và chi phí giá thành không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Mặt khác do đặc điểm sản xuất của công ty là cuối kì và ngắn sản phẩm hình thành nhập kho liên tục trong tháng, giá cả sản phẩm thường xuyên biến động nên kì tính giá thành của một quý/lần không còn phù hợp nữa.
Do vậy theo em công ty nên tính giá thành theo từng tháng để số liệu đưa ra kịp thời nhanh chóng góp phần đẩy mạnh sản xuất hoà nhịp chung với thị trường cạnh tranh tự do. Nhưng việc rút ngắn kì tính giá thành xuống một tháng đòi hỏi công tác kế toán phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hơn nên các nhân viên kế toán sẽ phải tăng cường hơn độ làm việc có ý thức trách nhiệm thì với trình độ chuyên môn và dầy dạn kinh nghiệm cộng với sự trợ giúp của máy vi tính chắc chắn các nhân viên kế toán sẽ hình thành tốt nhiệm vụ tính giá thành sản phẩm trong 1 tháng. Việc thay đổi kì tính giá thành này sẽ làm thay đổi toàn bộ các phần hành kế toán khác vì vậy xem xét sự thay đổi này phải được thống nhất trong toàn công ty
ý kiến 2: Phương pháp hạch toán nhân công trực tiếp
ở đây công ty đã áp dụng đúng chế độ kế toán về cách tính lương cho CN trực tiếp sản xuất, cũng như tỉ lệ trích các khoản theo lương nhưng trong việc hạch toán và ghi sổ chi phí nhân công trực tiếp còn có 1 số điểm cần được xem xét lại đầu tiên là việc trích BHYT, KPCĐ cho 2 quý II, III vào chi phí sản xuất kinh doanh . Điều này trái với nguyên tắc phù hợp được thừa nhận trong kế toán chi phí liên quan đến doanh thu nào phải tính vào chi phí của chu kì do đó ảnh hưởng của việc tập hợp chi phí sản xuất trong kì và tính giá thành sản phẩm vì vậy công ty nên quy định lại việc trích BHYT, KPCĐ theo đúng kì tính giá thành theo đúng kì tính giá thành đảm bảo phù hợp với chế độ kế toán
Ngoài ra nếu nhìn vào bảng (Phân bổ tiền lương và BHXH quý III/2001 biểu số 04 chúng ta sẽ hiểu sai nội dung ý nghĩa của từng số liệu vì số liệu về lương chính của công nhân sản xuất trực tiếp là 549.522.880 và các khoản phụ cấp là 433.057.417 đ không phản ánh lên các cột tương ứng lên bảng phân bổ mà lên cột lương chính lại ghi số liệu về lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp trong quý III/2001 là 982.580.297. Mặt khác toàn bộ khoản trích BHYT, KPCĐ cũng phản ánh lên TK 3382. 40.548.757 trong khi đó theo chế độ kế toán TK 3382 là 20.274.378,5, BHYT là 20274378,5.
ý kiến 3: chi phí NVL, CCDC
Hiện nay công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL phương pháp này tuy đơn giản để làm song việc ghi chép nhiều trùng lặp tốn nhiều công sức và do đặc điểm NVL ở công ty có rất nhiều chủng loại, với NVL của 2 kế toán viên vẫn không đảm bảo được việc ghi chép hạch toán hàng ngày.
Do đó các kế toán thanh toán vẫn trợ giúp 1 phần công việc này như vậy phương pháp này không phù hợp với tình hình hiện nay của công ty. Để đáp ứng yêu cầu này công ty nên áp dụng phương pháp sổ số dư trong việc hạch toán chi tiết về NVL. Phương pháp này có đặc điểm nổi bật là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép kế toán NVL trên cơ sở đó kho chỉ hạch toán về số lượng và ở phòng tính toán chỉ hạch toán về giá trị NVL. Với phương pháp này có thể khắc phục được hạn chế của phương pháp sổ chi tiết và sẽ tạo điều kiện thực hiện kiểm tra thường xuyên của hệ thống giữa kế toán và thủ kho đảm bảo số liệu tính toán chính xác kịp thời.
ý kiến 4: hạch toán chi phí trả trước
Chi phí trả trước là các khoản chi phí trả trực tiếp phát sinh nhưng có liên quan tới nhiều kì hạch toán nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh kì này mà được tính cho 2 hay nhiều kì tiếp theo tại công ty thường phát sinh các khoản chi phí trả trước như giá trị CCDC nhỏ xuất dùng thường loại phân bổ nhiều lần, giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, chi phí mua bảo hiểm TS bảo hiểm kinh doanh , …Các khoản này mặc dù có liên quan đến nhiều kì hạch toán hoặc các chi phí phát sinh 1 lần quá lớn nhưng đều được tính vào 1 lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì phát sinh chi phí.
Bởi vậy việc tính và phân bổ chi phí trả trước đã phát sinh vào các kì hạch toán phải được kế hoạch 1 cách chặt chẽ trên cơ sở dự toán chi phí và kế hoạch phân bổ chi phí vậy khoản chi phí này nên phân bổ cho 2 quý II, III của năm trước khi đó trong quý kế toán tiến hành phân bổ theo sơ đồ trên.
Lương bông phế, xơ phế nhập kho được trừ ra khỏi chi phí NVL chính vào giá thành sản phẩm quý III/2001 bông xơ xuất dùng là 16.794.200.945.
Bông xơ phế liệu thu hồi nhập kho 621.982.000
Do đó bông xơ xuất dùng cho sản xuất sợi là :
16.798.200.947 – 621.982.000 = 16.172.218.945
Như vậy để theo dõi chính xác nội dung kinh tế này thì khi nhập kho bông xơ kế toán ghi bút toán phản ánh chi phí NVL chính như sau:
TK 1527
TK 621
Xuất kho phế liệu sản xuất sản phẩm
Nhập kho phế liệu thu hồi
ý kiến 5: phương pháp tính giá thành
Qua quá trình và tìm hiểu công tác tính giá thành sản phẩm sợi tại công ty em thấy giá thành sợi thường xuyên biến động vào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giá NVL, bông xơ… Vì nguồn cung cấp bông xơ trong nước không ổn định nên công ty phải nhập từ các nước Nigeria, Liên Xô… do đó giá mua bông chịu ảnh hưởng rất lớn của biến động thị trường đặc biệt khi nền kinh tế thế giới luôn không ổn định .
Trong khi giá thành kế hoạch chi tiết sản phẩm lại được phòng kế toán lập vào đầu năm trên cơ sở thực tế giá thành năm trước và sản lượng kế hoạch năm nay vì vậy gía thành kế hoạch lập vào đầu năm khó sát với thực tế trong năm. Theo em phòng kế toán tài chính với việc xây dựng giá thành kế hoạch tương đối chính xác sát với thực tế nên thường xuyên điều chỉnh chi phí thực tế góp phần vào việc tính đúng đủ giá thành sản phẩm nên kì tính giá thành là 1 tháng thì 3 tháng nên 1 lần kế hoạch điều chỉnh giá thành. Từ đó ban lãnh đạo công ty mới cụ thể tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm đây là mục tiêu quan trọng không chỉ riêng một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào.
Mặt khác theo chế độ kế toán thì việc tập hợp chi phí phát sinh bên nợ TK 241 được tiến hành trên bảng kê số 5 còn bảng kê số 6 ngoài việc tập hợp chi phí trả trước và chi phí trả trước còn tập hợp chi phí phát sinh bên TK 2413 chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cách ghi này xuất phát từ cách hiểu là TK 2413 dùng để tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và sau đó trích vào khối lượng có liên quan. Nhưng TK 2413 có nội dung kinh tế kinh tế khác hẳn với các chi phí theo dự toán bởi vì chi phí trả trước là các khoanr chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh vào thời kì này mà được tính vào 2 hay nhiều kì hạch toán sau đó còn chi phí phải trả là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kì hạch toán.
III. Phương hướng hạ thấp giá thành nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường quản trị doanh nghiệp
1. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt 10 -10
Tiết kiệm chi phí để giảm giá thành sản phẩm là mục tiêu chiến lược của mọi doanh nghiệp trên cơ sở đó tăng lợi nhuận giảm giá để tăng sức cạnh tranh hàng hoá trên thị trường. Do vậy, việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất không đơn giản là công tác ghi chép đơn giản nó trở thành công cụ hưũ hiệu trong việc tăng cường quản trị kinh doanh phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trên nhiều góc độ bằng các cách khác nhau và cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp nhìn rõ khả năng tiềm tàng tính toán được tỉ số của nó để kế hoạch hoá giá thành định lượng quản lý giá thành hiệu quả thiết thực hơn. Đồng thời cung cấp thị trường để tìm ra nguyên nhân và giải pháp hạ giá thành sản phẩm.
Do vậy định kì cần tiến hành phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm theo từng nội dung sau:
Đầu tiên đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm khi đánh giá chung chúng ta phải so sánh giá thực tế và giá kế hoạch để nhận xét là doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí hay chưa ? và để tìm nguyên nhân của sự chênh lệch giữa giá thực tế và giá thành kế hoạch chúng ta đi sâu phân tích một số khoản mục chủ yếu trong giá thành.
VD: Như khoản mục chi phí NVL thực tế thì giá cả đầu vào và cơ cấu NVL có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm còn khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cho thấy sự chênh lệch giữa quỹ tiền lương thực tế và quỹ tiền lương kì kế hoạch. Sự thay đổi này là do số lượng trực tiếp thay đổi hay mức lương bình quân đầu người ngoài ra cần phải tiến hành phân tích tình hình thực tế kế hoạch chi phí /1000đ giá trị sản phẩm hàng hoá. Qua đó so với kế hoạch xem xét chi phí tính/1000 giá trị sản lượng hàng hoá tăng thêm hay giảm đi và nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm thay đôỉ hay do cơ cấu thay đổi hay do cơ cấu thay đổi. Để giúp cho người quản lý biết được để có 1000 đ doanh thu hàng hoá thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chí chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cuối quý kế toán cần tiến hành đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chi phí /1000 đ doanh thu.
Chỉ tiêu chi phí 1000đ doanh thu phản ánh sản lượng chi phí sản xuất để đạt được 1000 đ DT. Chỉ tiêu này giảm là dấu hiệu khả quan cho doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Nếu trường hợp ngược lại doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất là khi muốn tăng lợi nhuận khi đánh giá chung có thể kết hợp so sánh chi phí 1000 đ đối với từng loại sản phẩm để biết được mức độ tiết kiệm chi phí sản xuất và tiêu thụ của từng loại và có thể tiến hành phân tích kết quả sản xuất kinh doanh trên 1 số chỉ tiêu như lãi trên 1000 đ chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh mức lãi thu được khi bỏ ra 1000 đ chi phí biểu thị kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2. Một số phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Cp dệt 10-10.
Ta có LN = DT – CP . Vậy để tăng lợi nhuận có thể tăng giá bán hoặc giảm chi phí. Nhưng với tình hình thực tế hiện nay khi công ty còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng ngoại nhập, chất lượng tốt giá rẻ, thì việc tăng giá bán là điều hết sức bất lợi cho công ty. Vì vậy giảm chi phí là phương hướng tăng LN, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là biện pháp mà công ty có thể nghiên cứu áp dụng là :
*Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị việc đầu tư xây dựng mới máy móc thiết bị và cải tiến thay thế máy móc thiết bị cũ là một vấn đề lớn được quan tâm nhiều trong các doanh nghiệp máy móc thiết bị lạc hậu là một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm của nhà máy không đạt chất lượng tốt và giá thành sản phẩm cao. Do đó công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa, có kế hoạch sử dụng một cách hợp lí, lập dự toán mua sắm và nâng cấp, cải tạo TSCĐ cân đối với khả năng của doanh nghiệp và quy khấu hao.
*Giảm chi phí NVL
NVL chiếm khoảng 60-65% giá thành sản xuất sản phẩm, NVL có vai trò quan trọng nhất trong việc tính giá thành sản phẩm. Thực tế tại công ty trong thời gian qua, giá thành sản phẩm tăng chủ yếu là do sự tăng chi phí NVL vì vậy giảm giá chi phí vật liệu cần được tiến hành ở cả hai khâu cung ứng và sử dụng.
Do thị trường cơ sở ở trong nước không ổn định nên công ty đã nhập từ nước ngoài vì vậy giá cả còn cao do thu mua vận chuyển. Để tránh lãng phí trong quá trình cung ứng phòng kế hoạch cần phải lập kế hoạch mua NVL một cách chi tiết.
Ngoài ra công ty cần có biện pháp cụ thể để hạ tỉ lệ hao hụt như:
Ra các mức thưởng cho các cá nhân, phân xưởng có tỉ lệ hao hụt thấp
Thực hiện khoán sản phẩm cho người lao động
Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị để giám sát bới tỉ lệ sản phẩm hỏng trong dây chuyền sản xuất
Xây dựng hệ thống kho tàng bảo đảm NVL cho tốt
Giảm đến mức tối đa các chi phí ngoài sản xuất không cần thiết
ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán
Kết luận
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công tác luôn được coi trọng ở công ty cổ phần dệt 10-10 nhất là trong điều kiện nền kinh tế hiện nay.
Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong cơ chế thị trường với sự quản lý của nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự trang trải các chi phí bỏ ra và thu được lợi nhuận đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để nắm bắt đầy đủ kịp thời với các dấu hiệu của thị trường các nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ quản lý và cung cấp thông tin khác nhau trong đó kế toán là 1 công cụ kế toán thể thiếu đặc biệt là công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời đầy đủ. Có như vậy các nhà quản lý mới đưa ra được những phương hướng kinh doanh đúng đắn đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Vì công tác kế toán, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm và có vai trò quan trọng như vậy nên em đã mạnh dạn thực hiện chuyên đề này với nội dung tìm hiểu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dệt 10-10.
Sau cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Lê Thị Bình cùng toàn thể các cán bộ ở các phòng ban của công ty cổ phần dệt 10-10 giúp em thực hiện chuyên đề thực tập này
Sinh viên
Nguyễn Hồng Ngân
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32534.doc