Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kế toán là một công cụ quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế cả về vĩ mô lẫn vi mô. Công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm nói riêng luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, bởi muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao thì trước tiên doanh nghiệp phải tính đúng, tính đủ và tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy mà công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được coi là công tác trọng tâm của kế toán doanh nghiệp sản xuất.

doc73 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng công việc khá lớn, theo dõi sổ công nợ của khách hàng. - Kế toán tiền lương và thanh toán: Làm nhiệm vụ thanh toán, theo dõi các khoản công nợ với người mua và người bán, thanh toán tiền lương và các chế độ khác với công nhân viên. - Kế toán tài sản cố định, thành phẩm tiêu thụ: có nhiệm vụ hạch toán TSCĐ, theo dõi và ghi sổ quá trình tăng giảm tài sản cố định, tính và trích khấu hao trong kỳ. Đồng thời hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ hạch toán chi tiết tổng hợp sản phẩm hoàn thành nhập kho, tiêu thụ và tồn kho thành phẩm, xác định doanh thu, kết quả tiêu thụ, theo dõi bán hàng. Giúp kế toán trưởng trong công tác chỉ đạo, làm công tác tổng hợp ghi sổ cái, lập báo cáo kế toán, phân tích kinh tế, bảo quản lưu trữ hồ sơ. - Thủ quỹ: Theo dõi thu chi tại quỹ và tài khoản của ngân hàng - Nhân viên thông kê: có nhiệm vụ thu thập tài liệu, chứng từ ban đầu, trên cơ sở đó bộ phận kế toán trực tiếp xử lý. 2.3. Thực trạng công tác kế toán tập hợp CPSXvà tính GTSP tại Công ty Cổ phần SX và XNK Thành Công. 2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Thực tế tại Công ty thể thao Thành Công cho thấy công ty sản xuất sản phẩm là cầu lông với qui trình công nghệ kiểu liên tục và phải trải qua nhiều công đoạn (phân xưởng) chế biến mới tạo ra thành phẩm. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất đó và để phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty, kế toán chi phí của công ty đã xác định đối tượng tập hợp CPSX tại công ty là từng phân xưởng (bộ phận) đối với chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp ,còn đối với chi phí sản xuất chung thì kế toán tập hợp toàn công ty sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.3.2. Đặc điểm phân loại chi phí sản xuất tại Công ty. Công ty Cổ phần SX và XNK Thành Công là một công ty vừa sản xuất ra sản phẩm, vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm chính, vì thế nên kế toán tập hợpCPSX ở Công ty được áp dụng theo phương pháp KKTX để hạch toán. Các tài khoản sử dụng để tập hợp CPSX là: TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp. TK 627 : Chi phí sản xuất chung. 2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty. 2.3.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ…) thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. * Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất của công ty bao gồm: - Lông cầu: bao gồm lông Trung Quốc, lông Việt Nam, lông thô… - Đế cầu: Gồm các loại như : xốp cứng, xốp mềm, xốp chun… - Keo dính: gồm các loại keo thường, keo Trung Quốc, keo FOPI với độ dính khác nhau khác nhau. - Chi phí vật liệu phụ: bao gồm các loại như, băng dính, chỉ khâu ,nhãn mác, bao ống… - Tài khoản sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp -TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu lông cầu trực tiếp - TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu keo dính trực tiếp - TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu xốp chun trực tiếp - Chứng từ kế toán sử dụng: Căn cứ vào yêu cầu xuất giấy đề nghị xuất, yêu cầu xuất nguyên vât liệu của phân xưởng, lập phiếu xuất kho. Từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, kế toán lập bảng kê xuât, kê nhập và bảng kê hoàn tạm ứng bằng chứn từ gửi lên phòng kế toán của Công ty làm căn cứ vào sổ kế toán. Phiếu nhập kho được lập làm 3 liên một liên phòng kế toán giữ mootjlieen lưu tại phân xưởng, một liên giao cho khách hàng. * Trình tư hạch toán. Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư, kế toán giá thành tiến hành vào sổ nhật ký chứng từ, sau đó căn cứ số liệu ghi sổ nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái TK621 đồng thời ghi vào bảng tổng hợp chi tiết các TK6211 chi phí nguyên vật liệu lông cầu trực tiếp, sổ chi tiết TK 6212 chi phí nguyên vật liệu xốp chun trực tiếp, sổ chi tiết TK 6213 chi phí nguyên vật liệu keo dính trực tiếp theo tổng hợp đồng sản xuất. - Phương pháp kế toán. Công ty tính giá vốn NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền: Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho X Đơn giá bình quân gia quyền Đơn giá Giá thực tế tồn đầu kỳ+Giá thực tế nhập trong kỳ bình quân = gia quyền Số lượng tồn đầu kỳ+Số lượng nhập trong kỳ Công thức này đã được cài sẵn trong phần mềm kế toán , kế toán chỉ việc nhập số lượng xuất vào là máy sẽ tự động tính toán và hiện ra đơn giá bình quân và thành tiền cho lô hàng đó. Để đảm bảo cho tiến trình sản xuất, việc xuất dùng NVL được tiến hành thường xuyên khi có nhu cầu. Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 1742 (phu luc10) và phiếu xuất kho số 1753 (phu luc11), phiếu xuất kho số 1762 ( phu luc12 ), xuất nguyên liệu trực tiếp dùng để sản xuất cầu lông, kế toán giá thành tiến hành ghi sổ chi tiết TK621 (Phụ lục) Nợ TK 621 1.780.316.812 -TK 6211 1.000.644.863 -TK 6212 750.000.000 - TK 6213 29.671.949 Có TK 152 1.780.316.812 Cuối tháng từ các phiếu xuất kho, bảng kê xuất sẽ được máy tổng hợp lên bảng phân bổ NVL – DC, CC (phu luc13). 2.3.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ở công ty là những chi phí liên quan đến công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm các khoản: tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, các khoản trích bảo hiểm… Các chứng từ ban đầu hạch toán chi phí tiền lương và bảo hiểm xã hội tại công ty bao gồm: bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm, bảng phẩn bổ tiền lương và bảo hiểm. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công và bảng kê sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán thanh toán tiến hành tính lương và lập bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội cho từng bộ phận của công ty. Trên bảng lương ghi rõ từng khoản lương, phụ cấp, các khoản phải nộp và số tiền cán bộ công nhân viên được lĩnh. (phụ lục 14) Khi lập xong bảng thanh toán lương, kế toán chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và kí, giám đốc duyệt. Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội được làm căn cứ để thanh toán lương và các khoản bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên. Bản lương được lập thành hai bản, một bản do cán bộ tiền lương giữ, một bản nộp thủ quỹ để trích trả lương cho cán bộ công nhân viên sau đó chuyển cho kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm để tiến hành theo dõi và tính toán phân bổ chi phí nhân công vào các đối tượng chịu chi phí. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở bảng thanh toán lương, lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. (phụ lục 15) Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội được chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra và xác nhận, dung làm cơ sở tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kì. Cách tính lương tại Công ty. Công ty áp dụng hai hình thức trả lương chủ yếu là hình thức trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian. Cách tính lương của công nhân sản xuất như sau: Lương tháng của công nhân trực tiếp sản xuất = Lương sản phẩm + Lương thưởng + Phụ cấp + Lương thời gian Trong đó : + Lương sản phẩm= Số sản phẩm qui đổi * Đơn giá sản phẩm Đơn giá sản phẩm ở mỗi phân xưởng khác nhau thì khác nhau do tính chất công việc không giống nhau và được phòng kế hoạch, phòng kế toán thực hiện tính toán. + Lương thưởng= Lương sản phẩm * Hệ số thưởng Đối với lao động trực tiếp sản xuất được chia thành các mức thưởng sau: Loại A: thưởng bằng 65% lương sản phẩm Loại B: thưởng bằng 50% lương sản phẩm Loại C: thưởng bằng 45% lương sản phẩm + Lương thời gian: là những ngày công nhân trực tiếp ngừng việc, chờ việc do máy hỏng phải sửa chữa nhỏ hoặc chờ làm thử, ngoài ra những ngày công nhân trực tiếp sản xuất được điều động đi làm việc khác cũng được hưởng lương thời gian. Tiền lương thời gian được hạch toán trên cơ sở theo dõi và xác định thời gian làm việc hưởng lương thời gian của công nhân viên và đơn giá tiền lương thời gian. Tiền lương thời gian x = Đơn giá lương thời gian Số ngày công thực tế làm việc được hưởng lương thời gian + Phụ cấp: gồm phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực… Đối với những khoản người lao động nộp bảo hiểm trừ vào lương tính như sau: BHXH = 5% lương cơ bản BHYT = 1% lương cơ bản Cách tính lương này áp dụng cho tất cả các phân xưởng Cách tính lương đối với nhân viên phân xưởng và nhân viên gián tiếp như sau: Lương tháng = Lương bình quân CN trực tiếp SX x Số ngày lao động x Hệ số lương + Thưởng trên lương Số liệu tại bảng thanh toán lương phân xưởng sách tháng 2 năm 2009 Chị Nguyễn Thu Hương: Lương cơ bản: 650.000 * 1,4 = 910.000 Lương sản phẩm: = 636.540 Lương thưởng: 636.540 * 0,65 = 413.751 ( theo quy định của công ty, mức lương sản phẩm lớn hơn 500.000 đông đạt chuẩn thưởng loại A). Phụ cấp độc hại: 5% lương sản phẩm = 31.827 Lương thời gian: = 13.182 Như vậy tổng lương của chị Hương tháng 2/2009 là: 636.540 +413.751 + 31.872 + 13.182 = 1.095.300 (đồng) Chị hương phải đóng BHXH = 5% * 910.000 = 45.500 BHYT = 1% * 910.000 = 9.100 Vậy tiền lương thực lĩnh của chị Hương là: 1.095.300 – 45.500– 9.100= 1.040.700 (đồng) * Trình tự kế toán Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương của các phân xưởng và bảng phân bổ tiền lương BHXH, kế toán tiến hành ghi sổ Nhật kí chứng từ. Ví dụ: Căn cứ bảng thanh toán lương và bảo hiểm (phụ lục 14), căn cứ bảng phân bổ tiến lương tháng 2/2009 (phụ lục 15) kế toán ghi sổ Nhật kí chứng từ theo định khoản: Nợ TK622: 81.751.049 Chi tiết: Nợ TK622 (Tổ vi tính chế bản): 10.766.361 Nợ TK 622 (Tổ làm sạch lông cầu): 37.886.964 Nợ TK622 (tổ đế cầu): 33.097.824 Có TK 334: 77.562.665 Có TK 338: 4.188.384 Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật kí chứng từ để ghi vào sổ cái TK622 Cuối quí, căn cứ vào các bảng phân bổ tiền lương và BHXH từng tháng kế toán tập hợp, tính toán, tiến hành vào sổ tổng hợp TK 622. Kết chuyển Chi phí NCTT Nợ TK 154 : 81.751.049 Có TK 622 : 81.751.049 2.3.5. Kế toán chi phí sản xuất chung. 2.3.5.1 Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí nhân viên phân xưởng là các khoản lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương cho nhân viên phân xưởng. Chứng từ sử dụng kế toán chi phí nhân viên phân xưởng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương nhân viên phân xưởng và bảng phân bổ tiền lương và BHXH toàn công ty (phụ luc 15) Kế toán sử dung TK6271 “Nhân viên phân xưởng” Hàng tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán tiến hành vào sổ Nhật kí chứng từ, sau đó căn cứ vào số liệu trên sổ nhật kí chứng từ để vào sổ cái TK627 đồng thời kế toán cũng tập hợp chi phí vào sổ chi tiết. Ví dụ: Căn cứ vào bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 2/2009(Phụ lục 15) kế toán vào sổ chi tiết TK6271 theo định khoản: Nợ TK 6271: 8.835.796 Chi tiết Nợ TK 6271 (Tổ làm sạch lông cầu): 1.886.884 Nợ TK 6271 (tổ đế cầu): 3.534.976 Nợ TK 6271 (tổ dính): 3.413.936 Có TK 334: 8.383.109 Có TK 338: 452.687 Cuối quí được tập hợp vào sổ tổng hợp TK 627 Sổ chi tiết TK 6271: Được mở theo dõi chi phí nhân viên phân xưởng theo từng tháng. Sổ này được mở đầu mỗi tháng, cơ sở ghi sổ căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 2.3.5.2 Chi phí nguyên vật liệu Chi phí vật liệu dùng tại công ty là toàn bộ các loại vật liệu xuất dùng vào mục đích sản xuất ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Vật liệu xuất dùng sẽ được tập hợp căn cứ vào các phiếu xuất kho vật tư. Căn cứ vào các phiếu xuất kho kế toán tiến hành vào bảng phân bổ nguyên vật liêu, công cụ, dụng cụ.(phụ lục 16) Kế toán sử dụng TK 6272 “Chi phí nguyên vật liệu” Hàng ngày, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành vào sổ Nhật kí chứng từ, sổ cái TK 627, sổ chi tiết TK 6272 “Chi phí vật liệu” Cuối quí, toàn bộ chi phí vật liệu được tập hợp vào sổ tổng hợp TK627 “Chi phí sản xuất chung”. Ví dụ: Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Kế toán vào sổ tổng hợp TK627 theo định khoản: Nợ TK627: 112.925.155 Có TK152: 112.925.155 Sổ chi tiết TK6272: sổ này được mở theo dõi chi tiết về chi phí vật liệu phục vụ cho phân xưởng. Cơ sở để ghi sổ căn cứ vào các phiếu xuất kho vật liệu dùng cho phân xưởng (phu luc17) 2.3.5.3.Chi phí công cụ, dụng cụ Công cụ dụng cụ tại công ty bao gồm các loại công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung. Công cụ dụng cụ xuất dùng sẽ được tập hợp căn cứ vào các phiếu xuất kho vật tư. Chứng từ sử dụng căn cứ vào các phiếu xuất kho vật tư, căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Kế toán sử dụng TK6273 “Chi phí công cụ, dụng cụ” Hàng ngày, khi có phiếu xuất kho, kế toán vào sổ nhật kí chứng từ, từ nhật kí chứng từ vào sổ cái TK627, đồng thời song song với việc ghi vào nhật kí chứng từ thì kế toán ghi sổ chi tiết TK6273 “Chi phí công cụ, dụng cụ”. Cuối quý, toán bộ chi phí công cụ, dụng cụ được tập hợp vào sổ tổng hợp TK 627. Số liệu đưa vào sổ tổng hợp lấy tại dòng tổng cộng trên sổ chi tiết TK 6273, số liệu trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Ví dụ: Lấy số liệu trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (phụ lục 16) kế toán giá thành vào sổ tổng hợp TK 627 theo định khoản: Nợ TK 627 : 122.118.400 Có TK 153 : 122.118.400 Sổ chi tiết TK 6273: sổ này mở theo dõi chi tiết về chiphí công cụ, dụng cụ trong phân xưởng, cơ sở để ghi sổ là căn cú vào các phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng. (Phu lục 18). 2.3.5.4 Chi phí khấu hao tài sản cố định Hạch toán chi phí KH TSCĐ theo quyết định 206/2003/BTC. áp dụng phương pháp KH theo đường thẳng theo tỉ lệ nhất định mà Nhà nước, Bộ tài chính đã quy định. Vì vậy, tổng mức KH của một quý là không đổi do đó để hạ GTSP công ty luôn quan tâm đến vấn đề làm sao tăng công suất hoạt động của máy để có thể tăng được số lượng sản phẩm làm ra dẫn đến chi phí khấu hao cho một sản phẩm giảm đó là điều kiện tốt nhất để hạ GTSP. Công thức tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng: Mức khấu hao bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Việc lập bảng trích khấu hao TSCĐ được thực hiện sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt và làm căn cứ cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung. Kế toán sử dụng TK 6274 “Chi phí khấu hao tài sản cố định” Căn cứ vào bảng trích khấu hao TSCĐ qúi I/2009 (Phụ lục 19) kế toán ghi vào sổ tổng hợp TK 627. Nơ TK 6274: 201.096.720 Có TK 214: 201.096.720 2.3.5.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí về tiền địên, nước…Chứng từ sử dụng là các hoá đơn do các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đến. Kế toán tiến hành kiển tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ sau đó lập phiếu chi (nếu chi bằng tiền mặt) hoặc lập uỷ nhiệm chi. Hoá đơn do các đơn vị chuyển đến được dùng để làm căn cứ cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo dõi chi phí sản xuất. Kế toán sử dụng TK 6277 “chi phí dịch vụ mua ngoài” Căn cứ vào các chứng từ có liên quan như hoá đơn tiền điện, nước…kế toán tiến hành ghi vào sổ nhật kí chứng từ, sổ chi tiết TK 6277 Cuối quý, chi phí về dịch vụ mua ngoài sẽ được tập hợp vào sổ tổng hợp TK627 dựa trên sổ chi tiết TK 6277. Ví dụ: Khi có hoá đơn phát sinh tháng 2 về tiền điện, kế toán vào sổ chi tiết TK 6277 quí I năm 2009 theo định khoản như sau: Nợ TK 6277 : 52.976.500 Nợ TK 133 : 5.297.650 Có TK 112 : 58.274.150 Sổ chi tiết TK 6277: sổ này được mở theo dõi chi tiết về chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ chung cho sản xuất phát sinh trong kì, cơ sở ghi sổ căn cứ vào các hoá đơn, phiếu chi về dịch vụ mua ngoài phát sinh trong kì. (phụ lục 20) 2.3.5.6 Chi phí bằng tiền khác Đối với các khoản chi phí khác phục vụ cho quá trình sản xuất và quản lí sản xuất, khi nhận được hoá đơn về các loại chi phí này, kế toán cũng tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ sau đó lập phiếu chi rồi chuyển đến cho kế toán trưởng kiểm tra xác nhận. Phiếu chi được kẹp với chứng từ gốc chuyển cho thủ quỹ để tiến hành trả tiền rồi sau đó chuyển cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất ghi vào các sổ có liên quan. Dựa trên hoá đơn GTGT mua sữa bồi dưỡng giữa ca, kế toán lập phiếu chi: (Phụ lục 21) Kế toán sử dụng tài khoản 6278 “chi phí bằng tiền khác” Ngoài những khoản chi phí ở trên, để tập hợp những khoản chi phí bằng tiền khác, căn cứ vào các chứng từ có liên quan như phiếu chi tiền hoặc hoá đơn hàng hoá, kế toán tiến hành vào sổ nhật kí chứng từ, số liệu trên sổ nhật kí chứng từ được dùng để vào sổ cái TK627, bên cạnh đó kế toán cũng ghi vào sổ chi tiết TK6278 “chi phí bằng tiền khác”. Ví dụ: Căn cứ vào hoá đơn VAT mua sữa bồi dưỡng giữa ca cho công nhân, kế toán vào sổ chi tiết TK6278 theo định khoản: Nợ TK6278 : 5.868.500 Nợ TK133 : 586.850 Có TK111 : 6.455.350 Cuối quí căn cứ vào sổ chi tiết TK6278, kế toán tiến hành ghi chép vào sổ tổng hợp TK627 Sổ chi tiết TK 6278: sổ này được mở theo dõi chi tiết về chi phí khác bằng tiền phục vụ sản xuất chung phát sinh trong kì, cơ sở ghi sổ căn cứ vào các phiều chi tiền mặt tập hợp trong kì.(Phụ lục 22) Sổ tổng hợp TK 627: sổ này để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì. Sổ này được lập vào cuối quí, cơ sở để lập sổ là các sổ chi tiết TK 6271,6272,…,6278. Căn cứ vào số tổng cộng của các tài khoản đối ứng kế toán tiến hành tập hợp số liệu vào sổ tổng hợp TK 627. (phụ lục 23) Mọi chi phí sản xuất cuối kì được tập hợp và ghi vào sổ tổng hợp TK627 “chi phí sản xuất chung” (phụ lục 23). Theo số liệu quí I năm 2006, ta có sổ cái TK627 (phụ lục 24) 2.3.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty. CPSX sau khi tập hợp riêng từng khoản mục sẽ được tập hợp trên toàn Công ty và chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp CPSX. TK 154 – " CPSX kinh doanh dở dang" được sử dụng để tập hợp CPSX toàn Công ty. Chi phí sản xuất của toàn Công ty tập hợp trong Quý I /2009 là căn cứ để lập chứng từ ghi sổ tập hợp chi phí cuối quý. Kế toán định khoản: Nợ TK 154 : 2.748.216.642 Có TK 621: 1.780.316.812 Có TK 622 : 319.048.181 Có TK 627 : 648.866.649 Xem phụ lục 25 2.3.7. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm. 2.3.7.1. Đối tượng tính giá thành. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại công ty theo quy trình chế biến liên tục, các giai đoạn kế tiếp nhau. Do vậy mà chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng mới coi là sản phẩm. Sản phẩm do xí nghiệp sản xuất ,cùng được sản xuất trên một dây truyền công nghệ, tuỳ theo từng đơn đặt hàng. Vì vậy xí nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là các hợp đồng kinh tế được kí kết ứng với các sản phẩm đặt hàng được hoàn thành ở khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. * Kỳ tính giá thành Dựa trên đặc điểm qui trình sản xuất cũng như số lượng đơn đặt hàng phát sinh, xí nghiệp xác định kì tính giá thành là hàng quí. 2.3.7.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Tại công ty CPSX - XNK Thành Công các hợp đồng sản xuất với thời gian tương đối ngắn, quy trình sản xuất khép kín, sản phẩm dở dang có không đáng kế, thường là của một loại sản phẩm hoặc một số đơn đặt hàng, do vậy, công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Để tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Do không có sản phẩm dở dang cuối kì nên mọi chi phí phát sinh trong kì tính cho sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức: Z = C Đơn vị = Z Trong đó : Z : Tổng giá thành của từng hợp đồng sản xuất đơn vị Z : Giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành C : Tổng chi phí sản xuất trong kì tính cho từng hợp đồng Q : Số lượng sản phẩm của hợp đồng Tất cả các sản phẩm sản xuất trong quí đều được tính giá thành và tập hợp trên bảng tính giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kì, đó cũng chính là bảng tập hợp chi phí sản xuất trong kì của xí nghiệp theo từng hợp đồng. Ví dụ : Tính giá thành hợp đồng ENO2: Chi phí NVL trực tiếp : 41.302.531(Chi tiết : Chi phí lông cầu : 39.390.000,Chi phí xốp chun: 1.000.000,Chi phí keo dính : 912.531) Chi phí nhân công trực tiếp : 1.715.565 Chi phí sản xuất chung : 14.590.535 Vậy tổng giá thành (tổng chi phí sản xuất) : 56.608.631 (đồng) Số sản phẩm hoàn thành : 30.000 (sản phẩm) Giá thành đơn vị = 56.608.631: 30000 = 1.886,95 (đồng/sản phẩm) Kết quả ghi vào bảng tính giá thành thực tế (Phụ lục 26)Kế toán ghi: Nợ TK 155 56.608.631 Có TK 154 56.608.631 Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần sản xuất và XNK Thành Công. 3.1. Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPSX - XNK Thành Công . 3.1.1. Những ưu điểm và hạn chế của công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty ty CPSX - XNK Thành Công. 3.1.1.1. Ưu điểm. Để đạt được những thành tích tốt trong quá trình tồn tại và phát triển của mình chính là nhờ vào sự lỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên trong công ty. Công ty đã quản lý tốt từ khâu sản xuất đến khâu quản lý tài chính, đặc biệt là công tác kế toán. Do nhận thức đúng vai trò của công tác kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên công ty đã có những biện phát để duy trì vai trò, tác dụng của công tác kế toán đồng thời bản thân phòng kế toán tài chính cũng đã có nhiều biện pháp để tăng cường vai trò của mình và đóng góp tích cho việc sự phát triển của công ty. - Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, tập chung nhưng vẫn phát huy được tính hiệu quả trong công việc, việc phân công công tác đã đáp ứng yêu cầu của công viêc, phát huy được năng lực chuyên môn của từng ngừơi. - Hệ thống kế toán được mở đầy đủ, đúng quy trình hạch toán tạo điều kiện cho công tác kế toán trong việc đối chiếu - Thông qua dự toán chi phí sản xuất, kế hoạch giá thành , công ty đã có sự chủ động quản lý sản xuất. Việc hạch toán chi phí sản xuất được công ty hạch toán theo đúng chế độ qui định của nhà nước theo các khoản mục một cách rõ ràng - Việc sử dụng các tài khoản hạch toán được áp dụng một cách hợp lý theo đúng chế độ và theo các khoản mục chi phí - Trong quá trình tập hợp chi phí, kế toán trưởng thường xuyên theo dõi kiểm tra, xem xét, theo dõi các khoản chi phí phát sinh để đảm bảo tính chính xác trong giá thành. - Về đối tượng tính giá thành là từng hợp đồng kinh tế là hoàn toàn khoa học và phù hợp với tính chất, điều kiện sản xuất của công ty. Nó giúp cho công tác tính giá thành được thực hiện một cách hợp lý, đảm bảo cung cấp những thông tinh chính xác về giá thành của từng hợp đồng, giúp cho việc quản lý, kiểm tra tình hình thực hiện giá thành kế hoạch, tính toán hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như việc ra các quyết định về sản xuất kinh doanh. - Một phần việc kế toán của công ty đã được sử lý trên máy vi tính làm giảm nhẹ khối lượng ghi chép tính toán, trong đó công tác kế toán được nhanh chóng hơn. 3.1.1.2. Những hạn chế còn tồn tại Bên cạnh những ưu điểm trên, công ty còn một số tồn tại nhất định trong quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Trong việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty tính số nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp nhập trước, xuất trước, do vậy việc hạch toán đơn giản, chính xác giảm bớt công việc cho kế toán và phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, đối với khoản mục vật liệu chính là lông cầu, do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, các sản phẩm cầu lông có quy cách khác nhau. Do vậy tuy trước khi xuất kho xốp chun đã được cắt gọn, coi như là dùng toàn bộ cho sản xuất và tính hết vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu cho các hợp đồng. Trên thực tế có những trường hợp xốp chun đã cắt đủ cho sản xuất nhưng lượng xốp chun thừa vẫn còn. Mặt khác trong quá trình cắt đế cầu có xốp chun phế liệu thu hồi nhưng công ty chưa hạch toán để làm giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Ngoài ra, trên thực tế chi phí ống nhựa hạch toán vào chi phí sản xuất chung là chưa chính xác - Việc xác định kỳ tính giá thành hàng quí là chưa hợp lý vì tại công ty thường sản xuất với chu kỳ ngắn, chính vì vậy nó sẽ không cung cấp thông tin về giá thành một cách thường xuyên. - Về chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước công ty hạch toán toàn bộ chi phí chung là chưa hợp lý. 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPSX - XNK Thành Công Để tồn tại lâu dài, doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp khẳng định chỗ đứng của mình trên cơ sở những nguồn lực có hạn, không còn con đường nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất Muốn đảm bảo tính thống nhất, phát huy đầy đủ vai trò cung cấp thông tin cho việc điều hành thì cần phải cải tiến, đổi mới, hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung, bộ máy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành noi riêng. Thực tế cho thấy, nhiều đơn vị hạch toán chi phí sản xuất không chính xác, tính giá thành không hợp lí… khiến cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo gặp nhiều hạn chế. Như vậy, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất một cách đúng đắn, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là nền tảng cho sự tồn tại , ổn định và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất. Công việc đó cũng là một tất yếu khách quan nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp phải hạ thấp chi phí và giá thành. Vì thế, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó đảm bảo nguyên tác lấy thu bù chi, có lãi giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, mở rộng quy mô hoạt động. Hạch toán kế toán với vai trò là công cụ quản lí kinh tế nên việc tổ chức hạch toán đúng đắn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không những có ý nghĩa với công tác quản lí mà nó còn rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Đối với công tác quản lí thì việc hạch toán đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được chính xác các khoản chi phí phát sinh, để từ đó nhà quản lí có thể điều tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch, định mức một cách tốt hơn nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu, kịp thời nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với tổ chức công tác kế toán, việc hoàn thiện sẽ giúp cho các kế toán viên dễ dàng hơn trong công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ kế toán, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Tất cả những yếu tố trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lao động của nhân viên kế toán, từ đó tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với ý nghĩa quan trọng như vậy thì việc hoàn thiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là điều kiện rất cần thiết. Tổ chức kế toán phải luôn cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu những thông tin liên quan đến công tác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để có bước đột phá trong công tác kế toán nhằm ngày càng hoàn thiện hơn để có thể hội nhập với khu vực và thế giới. 3.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty CPSX - XNK Thành Công 3.3.1. Ý kiến 1: Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khi xốp chun nguyên khổ để xén thành khổ đế cầu, kế toán đã hạch toán toàn bộ số xốp chun vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhưng thực tế công ty đã có thể thu hồi tận dụng xốp chun thừa để thu hồi phế liệu. Do vậy đã không phản ánh chính xác giá thành sản phẩm Trong tháng 2 năm 2009 tại công ty phát sinh nghiệp vụ: Ngày 25 tháng 2 năm 2009 Tại công ty bán xốp chun của số xốp chun xuất cho hợp đồng EN02 cho bà Loan ( Cơ sở sản xuất xốp Đê La Thành) với số tiền thu được là 3.600.000, kế toán đã hạch toán như sau: Nợ TK 111 : 3.600.000 Có TK 642 : 3.600.000 Điều này cho thấy công ty đã hạch toán không chính xác khoản nguyên vật liệu thực tế đã tiêu hao, để phản ánh đúng kế toán phải sử dụng bút toán: Nợ TK 111 : 3.600.000 Có TK 621 : 3.600.000 Như vậy, giá thành của hợp đồng EN02 sẽ giảm đi một lượng đúng bằng số tiền thu hồi từ việc bán xốp chun là 3.600.000 3.3.2. Ý kiến 2: Hoàn thiện phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí sửa chữa TSCĐ tại công ty đều được hạch toán vào chi phí sản xuất chung mà không phân biệt đâu là chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ quản lý, như vậy là không chính xác. Tài sản cố định của công ty đã được chia cụ thể cho từng đối tượng sử dụng như sản xuất, văn phòng ( quản lý) do vậy kế toán cần theo dõi riêng từng loại chi phí này, chi phí phát sinh ở đâu để hạch toán vào đối tượng đó. Nếu thực hiện phân phối chi phi sửa chữa TSCĐ cho đúng đối tượng thì chi phí sản xuất và đánh giá thành sản phẩm trong công ty sẽ được tính chính xác hơn. Về chi phí điện, nước: vì không lắp đồng hồ theo dõi việc sử dụng điện, nước tại mỗi bộ phận nên công ty hạch toán toàn bộ chi phí này cho sản xuất là không hợp lý. Theo tôi, công ty nên lắp đặt đồng hồ theo dõi sử dụng nước cho từng bộ phận: khối sản xuất, khối văn phòng, sau đó tính toán các khoản chi phí này cho từng bộ phận sử dụng thì sẽ có chi phí và giá thành cho từng sản phẩm hợp lý hơn. 3.3.3. Ý kiến 3: Về phân bổ chi phí sản xuất chung tại công ty Tại công ty việc bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo tôi là chưa hợp lý. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty chủ yếu là lông cầu, xốp chun, với rất nhiều chủng loại và giá cả khác nhau. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lớn không đồng nghĩa với việc sử dụng máy móc nhiều. Do vậy công ty nên phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức quă cầu lông tiêu chuẩn, mỗi hợp đồng căn cứ vào số lượng, số quả cầu để qui về cầu lông tiêu chuẩn (13x19).Cuối kỳ chi phí sản xuất chung được phân bổ như sau: Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Tổng số cầu lông tiêu chuẩn đạt được trong kỳ = x Số cầu lông tiêu chuẩn cHĐ A Chi phí sản xuất chung phân bổ cho HĐA Ý kiến 4: Xác định kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành công ty là hàng quí theo tôi là chưa hợp lý, công ty nên xác định giá thành là hàng tháng, vì ở công ty chu kỳ sản xuất sản phẩm không dài, sản phẩm lại sản xuất theo đơn đặt hàng, số lượng đơn đặt hàng nhiều nên việc tính giá thành theo tháng là phù hợp với kỳ báo cáo, kỳ thanh toán lương, đảm bảo thông tin nhanh về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, góp phần tạo thuận lợi cho việc theo dõi kết quả sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý doanh nghiệp. KẾT LUẬN Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kế toán là một công cụ quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế cả về vĩ mô lẫn vi mô. Công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm nói riêng luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, bởi muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao thì trước tiên doanh nghiệp phải tính đúng, tính đủ và tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy mà công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được coi là công tác trọng tâm của kế toán doanh nghiệp sản xuất. Qua thời gian thực tập tại công ty CPSX - XNK Thành Công, kết hợp với những kiến thức đã học tại trường và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, ThS Trương Thanh Hằng em đã hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “ Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công tyCPSX - XNK Thành Công ”. Trong bài khóa luận này, em đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, ý kiến đề xuất mong muốn góp phần hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPSX - XNK Thành Công Vì thời gian thực tập không nhiều, khả năng bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo và nhân viên phòng kế toán công ty để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của GS,TS: LƯƠNG TRỌNG YÊM, thày giáo trực tiếp hướng dẫn bài luận văn,cùng toàn thể cán bộ công nhân viên phòng kế toán công ty CPSX - XNK Thành Công đã giúp đỡ em hoàn thiện bài chuyên đề này. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU PHỤ LỤC Phụ lục 01: KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP TK 152, 153, 142 TK 621 TK 152 TK 154 TK 111, 112, 141 Xuất NVL, CCDC dùng vào sản xuất NVL dùng không hết nhập lại kho Mua NVL dùng ngay vào SX TK 133 Kết chuyển CPNVLTT TK 411, 154 NVL liên doanh được cấp vốn tự SX dùng ngay vào SX Phụ lục 02: KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương phải trả CNSX trực tiếp TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ cho CNSX trực tiếp TK 338 Các khoản trích theo lương Kết chuyển ( hoặc phân bổ) CPNCTT Phụ lục 03: TK334, 338 TK627 TK154 Chi phí nhân viên TK152 Chi phí vật liệu TK153 ( 142) Chi phí dụng cụ TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK111,112,331 Chi phí khác liên quan Kết chuyển ( hoặc phân bổ) chi phí SXC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Phụ lục 04: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (theo phương pháp kê khai thường xuyên) TK 621 TK 622 TK 627 TK 154 TK 152,111 TK 155,152 TK 157 TK 632 Chi phí nguyên vât liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Tổng giá thành thực tế sản phẩm lao vụ hoàn thành Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm Nhập kho vật tư, sản phẩm Giá bán Tiêu thụ thẳng Phụ lục 04.2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (theo phương pháp kiểm kê định kì) TK 331,111,112 311,411… TK 6111 TK 621 TK 151,152 TK 631 Giá trị vật liệu tăng trong kì Giá trị vật liệu dùng chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ Giá trị vật liệu chưa dùng cuối kì Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết chuyển giá trị vật liệu chưa dùng đầu kì 133 Thuế GTGT Phụ lục 05: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Phòng y tế Nhà ăn Tổng giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng KD Phòng tài chính KT Phân xưởng Phụ lục 06: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT L«ng cÇu Lµm s¹ch vµ c¾t M¸y tÕt b¶n Xèp chun M¸y c¾t ®Õ cÇu M¸y dÝnh Thµnh phÈm M¸y ®ãng èng Phụ lục 07: Bảng so sánh số liệu giữa các năm. ĐVT: triệu đồng Năm Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách 2005 1243 112 24.16 2006 2415 306 85.86 2007 3150 383 107.24 2008 4011 607 169.96 2009 4516 715 200.3 ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006/2005 Năm 2007/2006 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối 1 Tổng doanh thu 1.172 48,5 735 23,3 861 21,5 505 11,2 2 Doanh thu xuất khẩu 525 47,7 475 30,2 1.275 44,7 885 23,7 3 Doanh thu trong nước 647 49,2 260 16,5 -414 (35,7) -380 (48,7) 4 Chi phí sản xuất kinh doanh 988 46,8 658 23,8 637 18,7 397 10,4 5 Lợi nhuận trước thuế 184 60,1 77 20,1 224 36,9 108 15,1 6 Lợi nhuận sau thuế 132,48 60,1 55,44 20,1 161,28 36,9 77,76 15,1 7 Vốn lưu động bình quân 136 29,5 322 41,1 228 22,6 202 40,6 8 TSCĐ bình quân 165 25,0 -232 (54,3) 83 16,3 -13 (2,6) 9 Giá trị sản lượng mặt hàng 1.155 54,2 817 27,7 574 16,3 979 21,8 10 Số lao động 12 12,2 24 19,7 32 20,8 32 17,2 Phụ lục 08: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật kí chứng từ Chứng từ gốc Bảng kê Nhật kí chứng từ TK 621,622,627,154,631 Thẻ và các sổ kế toán chi tiết TK 621,622,627,154,631 Sổ cái TK 621,622,627,154,631 Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính và thẻ tính giá thành sản phẩm Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Phụ lục 09: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN. KÕ to¸n tr­ëng KÕ to¸n tæng hîp, TSC§, tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm KÕ to¸n nguyªn vËt liÖu, c«ng cô dông cô,tiªu thô s¶n phÈm KÕ to¸n tiÒn l­¬ng thanh to¸n Thñ quü Nh©n viªn th«ng kª ë ph©n x­ëng Phụ lục 10: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang PHIẾU XUẤT KHO Ngày 07 tháng 02 năm 2009 Số 1742 , Tài khoản đối ứng: TK6211 Họ tên người nhận hàng: Lê Tuấn Anh Địa Chỉ: Tổ làm sạch lông cầu Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất sản phẩm Xuất tại kho : kho B1 Đơn vị: đồng stt Tên hàng hóa, dịch vụ Mã đơn vị tính Số lượng đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Lông cầu kg 10.100 10.100 3.900 39.390.000 Cộng 10.100 10.100 3.900 39.390.000 Tổng số tiền(viết bằng chữ): ba mươi chín triệu ba mươi chín nghìn đồng chẵn. Ngày 07 tháng 02 năm 2009 Người lập phiếu (ký, họ tên) Người nhận hàng (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (ký, họ tên) Phụ lục 11: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang PHIẾU XUẤT KHO Ngày 07 tháng 02 năm 2009 Số 1753 , Tài khoản đối ứng: TK6212 Họ tên người nhận hàng: Trần Hà Anh Địa Chỉ: Tổ làm đế cầu Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất sản phẩm Xuất tại kho : kho B1 Đơn vị: đồng stt Tên hàng hó a dịch vụ Mã đơn vị tính Số lượng đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Xốp chun kg 125 125 8.000 1.000.000 Cộng 125 125 8.000 1.000.000 Tổng số tiền(viết bằng chữ): một triệu đồng chẵn. Ngày 07 tháng 02 năm 2009 Người lập phiếu (ký, họ tên) Người nhận hàng (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (ký, họ tên) Phụ lục 12 Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang PHIẾU XUẤT KHO Ngày 07 tháng 02 năm 2009 Số 1762 , Tài khoản đối ứng: TK6213 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Hạnh Địa Chỉ: Tổ làm dính cầu Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất sản phẩm Xuất tại kho : kho B1 Đơn vị: đồng stt Tên hàng hó a dịch vụ Mã đơn vị tính Số lượng đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Keo dính Hộp 37 37 24.663 912.531 Cộng 37 37 24.663 912.531 Tổng số tiền(viết bằng chữ): chín trăm mười hai nghìn năm trăm ba mươi mốt đồng chẵn. Ngày 07 tháng 02 năm 2009 Người lập phiếu (ký, họ tên) Người nhận hàng (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (ký, họ tên) Phụ lục 13: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ , DỤNG CỤ QUÍ 1 NĂM 2009 ĐVT: Đồng STT GHI CÓ CÁC TK GHI NỢ CÁC TK TK 152 TK 153 01 TK: Chi phí NVL trực tiếp + TK 6211 + TK 6212 +TK 6213 - Cầu lông- HĐ PP01 + TK 6211 + TK 6212 +TK 6213 - Cầu lông- HĐ EN02 + TK 6211 + TK 6212 + TK 6213 - Cầu lông- HĐ VH02 + TK 6211 + TK 6212 + TK 6213 - Vé thu phí cầu đường- HDHN02 + TK 6211 + TK 6212 + TK 6213 ……… 1.780.316.812 1.000.644.863 750.000.000 29.671.949 50.953.034 40.382.134 1.570.900 9.000.000 41.302.531 39.390.000 1.000.000 912.531 54.733.813 52.821.292 1.000.000 912.531 56.365.214 53.008.964 2.006.250 1.350.000 02 TK 627: Chi phí sản xuất chung 112.925.155 122.118.400 03 TK 642: Chi phí quản lý DN … …. ……………. … …. Tổng cộng .... …. Ngày 31 tháng 3 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập bảng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ lục 14: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG PHÂN XƯỞNG THÁNG 2 NĂM 2009 stt Họ và tên Lương CB Lương SP Lương thưởng Phụ cấp Lương TG Tổng lương Thu BHXH Thu BHYT Thực lĩnh 1 Nguyễn Thu Hương 910.000 636.540 413.751 31.827 13.182 1.095.300 45.500 9.100 1.040.700 2 Đặng Thị Ngọc Hân 1.170.000 1.045.740 679.731 52.287 0 2.790.490 58.500 11.700 2.720.290 3 Nguyễn Hải Việt 910.000 627.965 408.177 31.398 13.182 1.067.540 45.500 9.100 1.012.940 4 Nguyễn Mạnh Hà 858.000 641.847 141.847 32.871 0 815.786 42.900 8.580 764.306 5 Kiều Bích Thục 910.000 717.417 217.417 0 970.705 45.500 9.100 916.105 6 Lưu Thu Hương 975.000 698.435 453.982 34.922 6.591 1.193.930 48.750 9.750 1.135.430 7 Lê Hồng Loan 1.170.000 742.648 482.721 37.132 0 1.262.501 58.500 11.700 1.192.301 8 Nguyễn Thế Mạnh 975.000 587.162 381.655 29.358 0 998.171 48.750 9.750 916.500 9 Phạm Thị Lan 1.170.000 1.115.424 725.026 55.771 0 1.896.221 58.500 11.700 1.826.021 10 Lê Thị Mai 1.170.000 1.061.760 690.144 53.088 5.374 1.810.366 58.500 11.700 1.740.166 Tổng cộng 10.218.000 18.046.978 11.964.536 920.349 110.247 31.402.110 510.900 102.180 30.789.930 Phụ lục 15: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM Xà HỘI THÁNG 2 NĂM 2009 Stt Ghi có TK Ghi nợ các TK TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK 335 Tổng cộng Tổng lương Khoản phụ Cộng có TK334 KPCĐ 2% tổng lương BHXH 15% lương CB BHYT 2% lương CB Cộng có TK 338 1 TK 622: Chi phí NC trực tiếp Tổ làm sạch lông cầu Tổ đế cầu Tổ dính cầu 77.562.665 10.214.764 35.945.791 31.402.110 77.562.665 10.214.764 35.945.791 31.402.110 1.551.235 204.295 718.916 628.042 2.362.880 306.443 1.078.374 942.063 310.251 40.859 143.783 125.608 4.188.384 551.597 1.941.073 1.695.714 81.751.049 10.766.361 37.886.964 33.097.824 2 TK 627: Chi phí sản xuất chung Tổ làm sạch lông cầu Tổ đế cầu Tổ dính cầu 8.383.109 1.790.214 3.353.866 3.239.029 8.383.109 1.790.214 3.353.866 3.239.029 167.662 35.804 67.077 64.781 251.493 53.706 100.616 97.171 33.523 7.160 13.416 12.956 452.687 96.670 181.109 174.908 8.835.796 1.886.884 3.534.976 3.413.936 3 TK 642: Chi phí quản lí DN Phòng hành chính Phòng kế toán tài vụ …………. 39.817,970 15.782.030 24.035.940 39.817.970 15.782.030 24.035.940 769.359 317.441 480.718 1.194.539 476.161 721.078 159.172 63.488 96.144 2.155.030 857.090 1.297.940 42.063.000 16.729.120 25.333.880 Phụ lục 16: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIÊU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ QUÍ 1 NĂM 2009 ĐVT: đồng stt Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK 152 TK 153 01 TK 621: Chi phí NVL trực tiếp + TK 62111 + TK 6212 + TK 6213 - Cầu lông – HĐ PPO1 + TK 6211 + TK 6212 ……. 1.780.316.812 1.000.644.863 750.000.000 296.719.469 50.953.034 49.382.134 1.570.900 02 TK 627: Chi phí sản xuất chung 112.925.155 112.118.400 03 TK 642: Chi phí quản lí DN …. …. …….. …. … Tổng cộng … … Ngày 31 tháng 3 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập bảng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ lục 17: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang SỔ CHI TIẾT TK 6272 CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU QUÍ I NĂM 2009 ĐVT: đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh trong kì Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1/1 Xuất nhãn mác cho sản xuất 152 112.136 8/1 Xuất hạt chống ẩm cho bảo quản 152 672.816 … 2/2 Xuất hộp giấy cho đông gói 152 188.770 … 20/3 Xuất ống nhựa cho tổ đóng ống 152 891.773 Tổng cộng 112.925.155 Số dư đầu kì:0 Số dư cuối kì :0 Ngày 31 tháng 3 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập bảng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ lục 18: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang SỔ CHI TIẾT TK 6273 CHI PHÍ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ QUÍ I NĂM 2009 ĐVT: đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh trong kì Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 12/1 Xuất công cụ dụng cụ cho tổ làm lông cầu 153 1.576.728 20/1 Xuất công cụ dụng cụ cho làm đế cầu 153 3.684.200 … 20/3 Xuất công cụ dụng cụ cho tổ dính cầu 153 825.700 … Tổng cộng 122.118.400 Số dư đầu kì:0 Số dư cuối kì :0 Ngày 31 tháng 3 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập bảng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ lục 19: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH QUÍ I NĂM 2009 Đơn vị tính: Đồng Tên tài sản Nguyên giá Trích khấu hao QI/2005 Hao mòn luỹ kế đến cuối kì (31/3/2005) Giá trị còn lại đến cuối kì (31/3/2005) Tổng TSCĐ I: Máy móc thiết bị(627) II: Nhà cửa, vật kiến trúc 1: Nhà xưởng(627) 2: Nhà văn phòng, cơ quan(642) 4.065.146.205 524.035.069 950.053.421 150.453.630 800.049.728 201.096.720 23.095.472 11.005.346 3.005.346 8.000.000 643.816.891 208.093.034 98.303.432 66.303.432 32.000.000 3.421.329.314 315.942.035 851.749.989 84.150.198 768.049.782 Ngày 31 tháng 3 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập bảng Phụ lục 20: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang SỔ CHI TIẾT TK 6277 CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI QUÍ I NĂM 2009 ĐVT: đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh trong kì Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 7/1 Thanh toán tiền sửa máy 111 4.500.015 25/1 Thanh toán tiền sửa máy 111 1.200.000 5/2 Thanh toán tiền điện tháng1/2006 112 52.976.500 … 6/3 Thanh toán tiền điện tháng2/2006 112 58.274.150 Tổng cộng 170.246.350 Số dư đầu kì:0 Số dư cuối kì :0 Ngày 31 tháng 3 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập bảng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ lục 21 Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang Số: 2152 PHIẾU CHI Ngày 28 tháng 2 năm 2009 Nợ TK 627 Có TK 111 ĐVT: đồng Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thu Hương Địa chỉ: Lý do chi: Mua sữa bồi dưỡng giữa ca Số tiền: 6.455.350 Bằng chữ: Sáu triệu bốn trăm năm mươi năm ngàn ba trăm năm mươi đồng Kèm theo:Hoá đơn (GTGT) Chứng từ gốc: Đã chi đủ số tiền:Sáu triệu bốn trăm năm mươi năm ngàn ba trăm năm mươi đồng Ngày 28 tháng 2 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Thủ quĩ (Ký, họ tên) Phụ lục 22: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang SỔ CHI TIẾT TK 6278 CHI PHÍ BẰNG TIỀN KHÁC QUÍ I NĂM 2009 ĐVT: đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh trong kì Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 7/1 Chi tiền tiếp khách đặt cầu lông 111 1.576.200 10/1 Chi tiền vệ sinh công nghiệp cho nhân viên 111 4.839.200 … 30/2 Chi tiền mua sữa bồi dưỡng giữa ca 111 5.868.500 … Tổng cộng 11.927.401 Số dư đầu kì:0 Số dư cuối kì :0 Ngày 31 tháng 3 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập bảng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ lục 23: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang SỔ TỔNG HỢP TK 627 CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUÍ I NĂM 2009 ĐVT: đồng Stt Tên TK đối ứng TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có 1 Tiền mặt VN 111 17.905.076 2 Tiền VN gửi ngân hàng 112 164.268.675 3 Nguyên liệu, vật liệu 152 112.925.155 4 Công cụ, dụng cụ 153 122.118.400 5 Hao mòn TSCĐ 214 201.096.720 6 Phải trả CB, CNV 334 29.143.327 7 Phải trả, phải nộp khác 338 1.409.296 8 Chi phí SXKD dở dang 154 648.866.649 Tổng cộng 648.866.649 648.866.649 Số dư đầu kì:0 Số dư cuối kì :0 Ngày 31 tháng 3 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập bảng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ lục 24: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang SỔ CÁI TK 627 CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG ĐVT: đồng NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC SH TK đối ứng Số phát sinh SH NT Nợ có 1/1 Xúât nhãn mác cho sản xuất 152 112.136 4/1 Chi tiền tiếp khách đặt cầu lông 111 1.576.200 8/1 Xuất hạt chống ẩm bảo quản 152 672.816 … 12/1 Xuất CCDC làm lông cầu 153 1.576.728 … 31/1 tính lương nhân viên PX- T1 334 7.546.728 31/1 Các khoản trích theo lương t1 338 430.796 … 5/2 Thanh toán tiền sửa máy 111 1.200.000 …. 20/2 Xuất ông nhựa cho tổ đóng ống 152 188.700 … 20/3 Xuất xốp chun cho tổ làm đế 152 891.773 20/3 Xuất CCDC cho tổ dính 153 825.700 … 31/3 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 338 525.813 Kết chuyển sang TK chi phí SXKD dở dang 154 648.866.649 Cộng 648.866.649 648.866.649 Ngày 31 tháng 3 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập bảng Phụ lục 25: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang SỔ TỔNG HỢP TK 154 CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG QUÍ I NĂM 2009 ĐVT: đồng Stt Tên TK đối ứng TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có 1 Chi phí NVLTT: chi phí lông cầu 6211 1.750.644.863 2 Chi phí NVLTT: chi phí xốp chun 6212 29.671.949 3 Chi phí nhân công trực tiếp 622 319.048.181 4 Chi phí sản xuất chung 627 648.866.649 5 Giá vốn hàng bán 632 2.148.067.192 6 Thành phẩm nhập kho 155 600.194.450 Tổng cộng 2.748.216.642 2.748.216.642 Số dư đầu kì:0 Số dư cuối kì :0 Ngày 31 tháng 3 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập bảng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ lục 26: Đơn vị: Công ty CP sản xuất và XNK Thành Công Địa chỉ: Dĩnh kế Bắc Giang BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ QUÍ 1 NĂM 2006 ĐVT: Đồng Tên hàng hóa, HĐ Số lượng Chi phí NVLTT Chi Phí NCTT Chi Phí SXC Tổng chi phí (Tổng Z) Z đơn vị 1 Cầu lông HĐ-EN02 30.000 40.302.531 1.715.565 14.590.535 56.608.631 1.010,86 2 Cầu lông HĐPP02 20.000 50.953.034 2.018.475 16.924.146 69.895.655 3.494.7 …… Tổngcộng: 1.780.316.812 319.078.181 648.866.649 2.738.249.602 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kế toán Doanh nghiệp I – Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội 2. Lí thuyết và thực hành kế toán Tài chính – PTS. Nguyễn Văn Công - Đại học Kinh tế Quốc dân 3. Hệ thống kế toán Việt Nam – NXB Tài chính 4. Luận văn kế toán các khóa trước. 5. Một số tài liệu của Công ty Cổ phần SX và XNK Thành Công. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CPSX : Chi phí sản xuất TP : Thành phẩm TSCĐ : Tái sản cố định NVL(TT) : Nguyên vật liệu (trực tiếp) NC(TT) : Nhân công (trực tiếp) NTP : Nửa thành phẩm SPDD : Sản phẩm dở dang CNSX : Công nhân sản xuất CFNVL : Chi phí nguyên vật liệu SP : Sản phẩm SXC : Sản xuất chung CCDC : Công cụ dụng cụ BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn GTSP : Giá thành sản phẩm KKĐK : Kiểm kê định kỳ KKTX : Kê khai thường xuyên SPDD : Sản phẩm dở dang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31547.doc
Tài liệu liên quan