Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty liên hiệp thực phẩm Hà Tây

Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty LHTPHT em nhận thấy công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả nói riêng là một vấn đề vừa mang tính lý luận và vừa mang tính thực tiễn cao. Để kế toán thực sự là một nghệ thuật đo lường, mô tả và giải thích các hoạt động kinh tế có liên quan đến tài sản, nguồn vốn của daonh nghiệp thì ngoài việc theo sát với chế độ kế toán hiện hành thì sự vận dụng linh hoạt một cách sáng tạo vào điều kiện thực tế kinh doanh của doanh nghiệp là một điều vô cùng khó khăn mà các nhà quản lý phải thực hiện. Do đó để hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là một tất yếu khách quan đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào mà thực hiện kinh doanh. Để kế toán thực sự phát huy tác dụng của mình và trở thành một công cụ sắc bén phục vụ quản lý kinh tế thì vấn đề đổi mới và hoàn thiện kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng là một vấn đề vô cùng cần thiết. Do vậy mặc dù công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đã tương đối hợp lý, nhưng vẫn còn một số thiếu sót nhất định do chưa cập nhật chính sách mới mà Bộ Tài Chính ban hành. Vì thế em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phần hành kế toán này ở công ty. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các cán bộ kế toán trong Công ty LHTPHT để bài viết này của em hoàn thiện hơn.

doc90 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty liên hiệp thực phẩm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo trình tự phát sinh nghiệp vụ( Biểu số 15). Mặc dù công ty áp dụng hình thức CT- GS nhưng mẫu sổ cái không theo chế độ hiện hành mà được thiết kế như sau: Cột 1: Tài khoản đối ứng Cột 2: Diễn giải trong đó ghi cả ngày tháng phát sinh nghiệp vụ, số hoá đơn Cột 3: số tiền Nợ, Có Nguyên nhân của việc thiết kế như vậy là do phần hành kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ được hạch toán luôn trên máy nên không còn sử dụng các CT- GS như trước kia mà chỉ phần hạch toán thành phẩm tính giá vốn là vẫn làm bằng tay nên mới cần các CT- GS để hạch toán giá vốn hàng bán để lấy căn cứ vào máy. Mẫu sổ cái được in ra vào cuối mỗi kỳ kế toán (thường là 1 tháng) 2.4.Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 2.4.1.Hạch toán chi phí bán hàng a.Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí bán hàng trong kỳ kế toán sử dụng TK 641- “Chi phí bán hàng” để tập hợp tất cả các khoản chi phục vụ cho bán hàng trong kỳ và cuối kỳ kết chuyển về TK 911- Xác định kết quả kinh doanh, và được chi tiết thành các tiểu khoản sau: TK 6411- Chi phí nhân viên bán hàng TK 6412- Chi phí NVL TK 6413- Chi phí CCDC TK 6414- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng TK 6417- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418- Chi phí bằng tiền khác Trong tháng căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho, bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương, hoá đơn mua hàng, phiếu chi…để kế toán nhập vào máy và định khoản luôn trên máy cụ thể trong tháng 11 như sau: b.Phương pháp hạch toán - Cuối tháng từ bảng phân bổ tiền lương, BHXH do kế toán tiền lương cung cấp kế toán tiêu thụ phản ánh như sau: Nợ TK 641 (6412): 24.304.400 Có TK3341: 19.489.400 Có TK3342: 3.194.500 Có TK3381: 1.579.000 Có TK3384: 41.300 - Căn cứ vào phiếu xuất kho cho bán hàng kế toán ghi: Nợ TK 641(6412): 52.680.200 Có TK152: 43.910.200 Có TK142: 8.780.000 - Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao kế toán định khoản: Nợ TK 641 (6414): 11.000.000 Có TK214: 11.000.000 - Căn cứ vào hoá đơn mua hàng kế toán ghi: Nợ TK 641(6417):7.567.500 Nợ TK 133: 7.56750 Có TK331: 8.324.250 - Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt kế toánđịnh khoản Nợ TK 641 (6418): 14.549.000 Có TK111: 14.549.000 2.4.2.Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp a. Tài khoản sử dụng TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp. TK này tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và cuối kỳ kết chyển sang TK 911- Xác định kết quả, được chi tiết thành các tiểu khoản sau: TK 6421- Chi phí nhân viên quản lý TK 6422- Chi phí NVL, CCDC phục vụ aủan lý TK 6424- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý TK 6425- Chi phí và lệ phí TK 6427- Chi phí mua ngoài phục vụ quản lý TK 6428- Chi phí bằng tiền khác TK 6429- Chi phí lãi vay b.Phương pháp hạch toán Cũng tương tự như hạch toán chi phí bán hàng chi phí QLDN được căn cứ vào hoá đơn mua hàng, phiếu xuất kho, phiếu chi tiền mặt, các bảng phân bổ…Đặc điểm chi phí QLDN của Công ty LHTPHT là bao gồm toàn bộ kinh phí công đoàn của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, toàn bộ số lãi vay ngân hàng công ty không cho vào hoạt động tài chính. Cụ thể tháng 11 chi phí QLDN được hạch toán như sau: BT1) căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán ghi Nợ TK 642 (6421): 59.711.400 Có TK 334: 56.262.100 Có TK338: 4.449.300 BT2) Từ các phiếu xuất kho kế toán ghi Nợ TK 642(6422):4.232100 Có TK152: 4.232.100 BT3) Từ bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Nợ TK 642(6424): 11000.000 Có TK214: 11.000.000 BT4) Từ hoá đơn mua hàng, phiếu chi… kế toán ghi Nợ TK 642(6428): 36.263.706 Có TK111:28.357.800 Có TK112: 7.268.206 Có TK511: 637.700 BT5) Tính ra số lãi vay phải trả ngân hàng Nợ TK 642(6429): 11.209.000 Có TK33893383): 11.209.000 Cuối kỳ máy sẽ tự kết chuyển về TK911 2.5.Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ a.Tài khoản sử dụng TK911- Xác định kết quả. TK này là TK tổng hợp toàn bộ doanh thu chi phí trong kỳ và tính ra số lãi từ hoạt động SCKD *TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối, dùng để ghi nhận lợi nhuận trong kỳ và được chi tiết thành 2 tiểu khoản sau: TK4211- Lợi nhuận năm trước TK4212- Lợi nhuận năm nay Và một số TK liên quan khác… b. Phương pháp hạch toán do công ty sản suất ra hai mặt hàng , một loại chịu thuế GTGT một loại chịu thuế TTĐB do đó việc xác định kết quả tiêu thụ được xác định như sau: - Đối với bia Lợi nhuận của công ty chính là số thuế TTĐB phải nộp và được tính theo công thức sau: Kết quả tiêu thụ bia = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN - Đối với mặt hàng chịu thuế GTGT thì công ty xác định chung như sau: Kết quả tiêu thụ thành phẩm (bánh, kẹo) = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN Giá vốn hàng bán được lấy từ sổ chi tiết (thực chất là sổ tổng hợp các loại bia, sổ chi tiết bánh, kẹo) Chi phí bán hàng, chi phí QLDN được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo doanh số bán ra (Biểu số 16), do đây là bảng phân bổ do công ty tự thiết kế nên chúng có đặc điểm sau: Cột 1, 2: số thứ tự và tên loại chi phí Cột 3: tổng doanh thu của từng loại trong tháng Cột 4, 5, 6: số chi phí bán hàng, chi phí QLDN được phân bổ cho từng loại Với bảng phân bổ chi phí bán hàng và chi phí QLDN như vậy cho phép công ty phân bổ một cách hợp lý chi phí cho từng loại thành phẩm hạch toán xác định kết quả. Biểu số 16 Bảng phân bổ chi phí bán hàng và chi phí QLDN Tháng 11 năm 2002 STT Tên sản phẩm Doanh thu CPBH QLDN 1 Bia 1.650.749.000 82.840.054 97.818.814 2 Bánh các loại 174.121.400 8.737.989 10.317.952 3 Kẹo các loại 45.729.500 2.427.972 3.006.090 4 … . … Tổng 2.065.844.100 103.670.900 122.416.200 Do tất cả các bút toán kết chuyển thủ công trước kia đều được máy thực hiện trong mục các bút toán kết chuyển tự động nhưng nó vẫn thực hiện theo một nguyên tắc nhất định theo từng loại sản phẩm như sau: Giả sử đối với sản phẩm bia - Kết chuyển doanh thu bán hàng Nợ TK 511- bia: 1.650.749.000 Có TK911:1.650.749.000 - Kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK 911: 1.151.152.200 Có TK 632: 1.151.152.000 - Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí QLDN Nợ TK 911 :180.658.868 Có TK641: 82.840.054 Có TK 642: 97.818.814 Cuối kỳ số lãi thu được từ bia đều được coi là khoản thuế TTĐB phải nộp Cũng các bút toán kết chuyển tương tự như đối với các thành phẩm khác, cuối kỳ sẽ được tổng hợp lên bảng kết quả tiêu thụ trong kỳ (Biểu số17) đây sẽ là căn cứ để máy kết chuyển và vào sổ cái TK 911- Xác định kết quả (Biểu số18) và sổ cái TK 421-Lợi nhuận chưa phân phối (Biểu số19) Phần III Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán Kế TOáN tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty liên hiệp thực phẩm hà tây 3.1.Một số nhận xét về công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty LHTPHT Trải qua gần 40 năm xây dựng và hoạt động, Công ty LHTPHT không ngừng củng cố và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh bình đẳng như hiện nay một công ty bánh kẹo địa phương có quy mô nhỏ, mẫu mã ít, máy móc thiết bị cũ… mà vẫn đứng vững trên thị trường đó là một điều đáng kể. Ban lãnh đạo của công ty ngày càng được hoàn thiện thể hiện tính chuyên môn hoá cao cho từng bộ phận (trước kia công ty chỉ có 2 phó giám đốc nay đã lên tới 3 PGĐ mỗi người phụ trách từng phần hành cụ thể). Là một công ty vẫn mang tính chất địa phương nhưng công ty đã không ngừng phấn đấu nâng cao sản lượng sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Mặc dù tỷ lệ lãi xuất hàng năm trên doanh thu không cao nhưng sự tồn tại của công ty còn có ý nghĩa nhân văn to lớn, đó là một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá bánh kẹo, nước giải khát cho người dân trong tỉnh và một số tỉnh lân cận, mặt khác nó tạo sông ăn việc làm ổn định cho 400 cán bộ công nhân viên, hàng trăm công nhân thời vụ. Bên cạnh đó là sự đóng góp vào ngân sách qua các khoản thuế như thuế TTĐB, thuế thu nhập doanh nghiệp.. một khối lượng đáng kể đó là hàng năm công ty nộp ngân sách từ 1.5 – 2 tỷ đồng. Cùng với sự phát triển của công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả tiêu thụ nói riêng cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện nhằm đáp ứng các nguyên tắc và yêu cầu của quản lý sao cho kế toán thực sự là công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản trị và hạch toán của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty LHTPHT em có một số nhận xét về công tác tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của công ty như sau: 3.1.1. Nhận xét về tổ chức bộ máy kế toán Với biên chế gồm 6 cán bộ kế toán, phòng Tài Vụ của Công ty LHTPHT có điều kiện phân công kế toán. Mỗi kế toán viên phụ trách một phần hành kế toán được giao, đồng thời phải có sự phối hợp nhịp nhàng với các phần hành kế toán khác, hơn nữa các nhân viên kế toán đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn nên bộ máy của công ty làm việc tương đối có hiệu quả. Từ tháng 1 năm 2002 theo quyết định của ban giám đốc phòng tài vụ được trang bị máy tính với sự trợ giúp của phần mềm kế toán AF5.sys do đó khối lượng công việc cũng như sổ sách kế toán được giảm đi rất nhiều. Đặc biệt là đối với công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ các bút toán kết chuyển trước kia do kế toán làm thủ công phải làm trong một thời gian dài bây giờ đều do máy tự động kết chuyển. Hệ thống sổ sách, bảng kê, sổ chi tiết… trước kia đều được lưu giữ trên máy, mặc dù vậy cuối tháng công ty vẫn in báo cáo, sổ cái và một số sổ sách cần thiết phục vụ cho nộp thuế và quản lý. Bên cạnh sự trợ giúp đắc lực của phần mềm kế toán thì nó cũng để lại một số khó khăn nhất định trong việc tổ chức bộ máy kế toán của công ty đặc biệt sự ra đi của một kế toán tổng hợp đã làm cho công tác kế toán gặp khó khăn. Vì tin học là một lĩnh vực mới trong khi đó các kế toán viên đều là cán bộ lâu năm và có kinh nghiệm trong việc làm thủ công nên việc tiếp thu và sử dụng còn thiếu nhanh nhẹn. Do đó hầu hết các công việc từ hạch toán tổng hợp, hạch toán tiền lương, chi phí giá thành, quản lý TSCĐ, phân bổ khấu hao, quản lý nguồn vốn kinh doanh, lập báo cáo vào cuối tháng, cuối quý, năm, quan hệ với ngân hàng, báo cáo với lãnh đạo cũng như giải quyết các vấn đề nội bộ trong phòng đều do kế toán trưởng đảm nhận. Với khối lượng công tác lớn như vậy nên không tránh khỏi sự ùn tắc trong công việc. Về kế toán phần hành tiêu thụ được bố trí như sau: Một kế toán chuyên viết hoá đơn bán hàng và công nợ phải thu, một kế toán theo dõi và tính giá vốn thành phẩm, còn lại các bút toán như theo dõi về bán hàng, kết chuyển do kế toán trưởng đảm nhận. Do vậy mặc dù công tác kế toán được phân công cụ thể cho từng người nhưng công việc trong phần hành lại phân tán do đó khó có thể nắm vững tổng quát về mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong cùng phần hành. 3.1.2.Nhận xét về hệ thống sổ kế toán Với đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và sự trợ giúp của phần mềm kế toán, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều thì hình thức chứng từ ghi sổ là phù hợp với doanh nghiệp có quy mô trung bình như Công ty LHTPHT. Trong phòng tài vụ các kế máy tính được nối mạng nội bộ, tạo điều kiện truy cập dữ liệu giữa các phần hành kế toán riêng biệt, thuận tiện cho việc tính toán đối với các số liệu liên quan đến nhiều phần hành kế toán khác nhau. Do đó dễ dàng kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ phận, kịp thời sửa chữa sai sót trong quá trình tính toán và nhập dữ liệu, điều đó còn tạo điều kiện cho kế toán trưởng dễ dàng quản lý các phần hành nói chung Trên thực tế về cơ bản công ty đã tuân thủ đúng nguyên tắc hạch toán, sổ sách của hình thức CT- GS, ngoài ra có sự vận dụng linh hoạt trong trong một số trường hợp cụ thể để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Đó là đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với khối lượng lớn thì kế toán lập bảng kê (bảng kê ghi có TK152, 153, 155, bảng kê hàng bán đại lý hưởng hoa hồng, bảng kê tiền mặt…), sau đó sẽ vào sổ chi tiết đồng thời lên các CT- GS (nếu có), vào sổ đăng ký CT- GS, căn cứ vào CT- GS kế toán vào sổ cái (đó là trình tự ghi sổ theo phương pháp thủ công áp dụng trong hạch toán NVL, CCDC, tiền lương), còn khi áp dụng kế toán máy thì CT- GS không phải sử dụng thường xuyên mà chỉ ghi ở con số tổng hợp hoặc các nghiệp vụ cần có chứng từ gốc. Đối với phần hành kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ kế toán đã mở các sổ sau: - Báo cáo bán hàng để theo dõi số lượng và doanh thu tiêu thụ của từng loại sản phẩm trong tháng, - Báo cáo hàng bán bị trả lại để theo dõi doanh thu hàng bán bị trả lại trong tháng theo từng sản phẩm, đối tượng khách hàng - Sổ chi tiết thành phẩm: theo dõi số lượng nhập xuất tồn của từng loại sản phẩn để từ đó tính ra giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm - Sổ chi tiết công nợ theo dõi tình hình công nợ của từng khách hàng cũng như tình hình thanh toán công nợ. Ngoài ra còn có các sổ chung gian như: bảng kê thanh toán hàng bán đại lý hưởng hoa hồng, bảng kê nhập xuất tồn thành phẩm, bảng sản lượng tiêu thụ, sổ cái từng TK, các CT- GS, sổ đăng ký CT- GS. Cuối kỳ kế toán sẽ mở sổ xác định kết quả kinh doanh cho từng loại sản phẩm phản ánh tổng quát tình hình tiêu thụ và lợi nhuận để từ đó là cơ sở để nộp thuế cho các cơ quan thuế. Với số lượng chi tiết và tổng hợp của các loại sổ như vậy đă phản ánh khá đầy đủ các thông tin kinh tế trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đối với các phần hành có sử dụng máy thì các nghiệp vụ hạch toán lại không được theo dõi qua các Chứng từ ghi sổ cũng như sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Với cách ghi sổ như vậy thì sẽ không thể hiện rõ nét hình thức ghi sổ và như vậy là sai nguyên tắc ghi sổ theo chế độ hiện hành. Tuy việc ghi sổ như vậy là khá rõ ràng nhưng nó còn một số hạn chế nhất định đó là việc không theo dõi nghiệp vụ bán hàng trên nhật ký bán hàng mà công ty chỉ nhập hoá đơn và đến cuối tháng mới theo dõi doanh thu của từng loại sản phẩm ở con số tổng quát trên báo cáo bán hàng mà không theo dõi được doanh thu bán hàng của từng ngày cũng như trình tự các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày mà coi báo cáo bán hàng bao gồm cả sổ chi tiết bán hàng. Mặc dù công ty áp dụng hình thức CT- GS nhưng từ khi kế toán máy được áp dụng thì hình thức ghi sổ này là không được rõ ràng biểu hiện mẫu sổ cái (Biểu số15) không áp dụng như chế độ, căn cứ ghi sổ cái không phải là các CT- GS mà nó được tập hợp theo ngày hoá đơn nhập vào. Công ty mở sổ xác định kết quả kinh doanh cho tổng hợp bia các loại, kẹo các loại, bánh các loại trong khi đó các loại này có giá bán khác nhau, cũng tương tự như vậy giá vốn hàng bán chỉ được tính khi vào sổ chi tiết tổng hợp các loại bia, các loại bánh, kẹo…Với cách theo dõi này sẽ tạo ra sự phản ánh không trung thực đối với chi phí, kết quả của từng loại sản phẩm, tạo ra sự quản lý không sát sao đối với từng loại sản phẩm. 3.1.3.Nhận xét về công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty LHTPHT a.Công tác hạch toán doanh thu Doanh thu tiêu thụ được kế toán phản ánh kịp thời và chi tiết theo từng hoá đơn, theo từng thành phẩm và theo từng hình thức thanh toán. Do áp dụng kế toán máy nên việc phân loại như vậy không mất nhiều thời gian và công sức lao động kế toán. Đây là một ưu điểm lớn trong hạch toán doanh thu bán thành phẩm của công ty và nó được hạch toán đúng như yêu cầu kế toán hiện hành về cách ghi nhận và xác định doanh thu tiêu thụ. Công ty chủ chú ý một điều đó là mặc dù hình thức tiêu thụ nội bộ sẽ được hạch toán vào TK512- Tiêu thụ nội bộ nhưng công ty lại hạch toán trực tiếp vào TK511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mặc dù số lượng không đáng kể và nó không ảnh hưởng đến kết quả trong kỳ nhưng nó sẽ không phản ánh rõ bản chất của một phương thức tiêu thụ. b.Về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty hiện nay là chiết khấu bán hàng (chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán), thuế TTĐB, hàng bán bị trả lại Như phần trên em đã nêu tất cả các khoản chiết khấu bán hàng, hoa hồng đại lý, giảm giá hàng bán được công ty cho vào một TK 532- Giảm giá hàng bán, với cách tính như vậy việc hạch toán trở lên đơn giản nhưng nó không thể hiện rõ bản chất của từng khoản giảm trừ doanh thu. - Hoa hồng đại lý của công ty áp dụng cho khách hàng mua với khối lượng lớn hoặc nhiều lần thực chất đây là khoản chiết khấu thương mại (bớt giá, hồi khấu), và cách gọi là hoa hồng đại lý dễ người đọc hiểu nhầm là khoản cho đại lý được hưởng do bán hàng đúng giá trong khi đó công ty không áp dụng phương thức hàng gửi bán mà chỉ áp dụng bán buôn. - Đối với khoản chiết khấu thanh toán: công ty cho đây là khoản giảm giá hàng bán điều này không phản ánh rõ bản chất của nó từ đó sẽ xác định không chính xác lợi nhuận kinh doanh của từng hoạt động. Theo quy định thì khoản này phải cho vào là một khoản chi phí hoạt động tài chính. c.Phương pháp tính giá vốn của hàng bán bị trả lại Đối với giá vốn của hàng bán bị trả lại công ty căn cứ vào giá tồn kho đầu kỳ của hàng hoá đó trong thời gian hàng bán bị trả lại. Do đó với cách xác định như vậy sẽ không phản ánh đúng giá vốn của hàng bán bị trả lại trong trường hợp hàng đã tiêu thụ ở kỳ trước nhưng kỳ này người mua mới trả lại. d.Phương pháp xác định số thuế TTĐB phải nộp Theo cách xác định số thuế TTĐB tại công ty như sau Số thuế TTĐB phải nộp = Doanh thu thuần - Chi phí hợp lý, hợp lệ Như vậy với sản phẩm bia (là sản phẩm cho doanh thu chủ yếu của công ty chiếm tới 80% tổng doanh thu) thì lợi nhuận tạo ra là không có điều đó là một sự bất hợp lý. Hiện nay với một nền kinh tế thi trường như ở nước ta thì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, trong khi đó công ty lại đang sản xuất cũng như có xu hướng mở rộng quy mô của mặt hàng này. Nếu chỉ đơn thuần là sản xuất để tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên thì điều này xem như bất hợp lý. Do đó công ty cần có các biện pháp cải tiến hình thức tiêu thụ cũng như khung pháp lý hoạt động của mình. e.Cách thức hạch toán chi phí QLDN Trong chi phí QLDN của công ty ngoài những tài khoản được hạch toán như chế độ công ty còn hạch toán thêm TK6429- Lãi tiền vay, mặt khác toàn bộ kinh phí công đoàn được trích lập cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp không được tính vào chi phí của từng bộ phận đó là điều công ty cần chú ý vì với cách hạch toán như vậy sẽ làm cho việc xác định giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng sẽ không chính xác mặc dù khi xác định kết quả không bị ảnh hưởng nhưng nó sẽ không phản ánh rõ bản chất của từng khoản mục chi phí như cách phân loại theo chế độ hiện hành. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty LHTPHT Hạch toán kế toán là công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế tài chính do vậy đổi mới và hoàn thiện công cụ này là một nhu cầu tất yếu của quản lý, là tiền đề quan trọng trong công tác điều hành SXKD của mỗi doanh nghiệp Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là công việc rất cần thiết, góp phần thúc đẩy công tác hạch toán kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để những hoàn thiện có tính khoa học và khả thi cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau: - Yêu cầu thống nhất: đây là một yêu cầu cơ bản nhằm tạo ra sợ thống nhất về chế độ kế toán vận dụng trong trong doanh nghiệp với chế độ kế toán do nhà nước ban hành. Yêu cầu này đòi hỏi công tác kế toán phải thống nhất trên nhiều mặt như thống nhất trong hệ thống sổ kế toán, thống nhất trong phương pháp hạch toán tài sản, thống nhất về chỉ tiêu tên gọi trong báo cáo tài chính…Việc tuân thủ đúng chế độ báo cáo tài chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như sự quản lý của nhà nước. - Yêu cầu kịp thời và chính xác: Việc hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và phù hợp với yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. - Yêu cầu phải phù hợp với điều kiện kinh doanh của từng doanh nghiệp tức là công tác hoàn thiện phải căn cứ vào điều kiện kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp về sản phẩm, thị trường, quy mô, chiến lược kinh doanh cũng như trình độ của các nhân viên kế toán, của các nhà quản lý… - Yêu cầu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả: mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp là lợi nhuận, do vậy công tác hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ khối lượng công việc, những biện pháp đưa ra phải có hiệu quả và khả thi. Qua nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại Công ty LHTPHT có thể nói kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cũng đã đạt được những kết quả đáng kể, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực thì qua trình hạch toán vẫn chưa hoàn toàn hợp lý. Công ty cần có biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng. Từ những kiến thức mà em đã học trên ghế nhà trường và qua thời gian thực tập, nghiên cứu thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty LHTPHT, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ của công ty như sau: 3.2.1.Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán Hiện nay công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 1141/QĐ- BTC nhưng hiện nay hệ thống tài khoản này đã sửa đổi theo quyết định 149/2002/QĐ- BTC do vậy công ty nên sửa đổi một số TK sau TK711- Doanh thu hoạt động tài chính thành TK515 TK811- Chi phí hoạt động TC thành TK 635 TK 821- Chi phí hoạt động bất thường thành TK 811- chi phí khác TK 721- Doanh thu hoạt động bất thường thành TK 711-thu nhập khác Ngoài ra công ty nên bổ xung TK242- Chi phí dài hạn dùng cho những CCDC có thời gian phân bổ trên 1năm như vỏ chai bia, TK3387- Doanh thu ghi nhận trước đối với trường hợp thu tiền cho thuê quầy bán dịch vụ Công ty nên sửa TK3383-Chi phí lãi vay mà công ty đang sử dụng thành TK3388- Chi phí khác và sử dụng TK3383 là chi phí công đoàn như theo chế độ quy định. Hiện nay công ty không sử dụng hệ thống TK ngoài bảng cân đối vì lý do ít sử dụng đến mặc dù vậy để quản lý tốt hơn TS của công ty thì công ty nên sử dụng thêm TK009- Nguồn vốn khấu hao cơ bản vì hiện nay công ty không có TK nào theo dõi khấu hao của toàn công ty trong khi đó khối lượng tài sản cố định của công ty là rất lớn (chiếm khoảng 55% tổng tài sản). 3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức ghi sổ kế toán Như phần trên em đã nhận xét từ các chứng từ ban đầu khi vào máy không được tập hợp trên các chứng từ ghi sổ do vậy sổ cái các TK không được ghi do căn cứ các chứng từ ghi sổ mà được căn cứ trực tiếp bởi các hoá đơn khi nhập vào máy. Hiện nay đối với các phần mềm kế toán máy đã được thiết kế thì đối với mỗi hình thức ghi sổ đều có đầy đủ các thông tin, sổ sách theo chế độ hiện hành do vậy công ty nên tập hợp số nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ 3 đến 5 ngày trên các CT- GS và sổ đăng ký CT- GS để đảm bảo việc ghi sổ đúng với nguyên tắc ghi sổ theo hình thức CT- GS 3.2.3.Hoàn thiện hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Theo chế độ hiện hành doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ngoài doanh thu do bán thành phẩm, cung cấp dịch vụ ra còn bao gồm cả khoản doanh thu cho thuê tài sản. Nhưng hiện nay công ty có 3 cửa hàng cho thuê để kinh doanh dịch vụ ăn uống đồng thời cũng là đại lý tiêu thụ sản phẩm bia của công ty. Tiền thuê của cả 3 quầy hàng đó được công ty hạch toán là khoản thu nhập hoạt động tài chính và đó cũng là nguyên nhân giải thích tại sao lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty bao giờ cũng lớn hơn hoạt động SXKD Hơn nữa công ty là một doanh nghiệp sản xuất thì lợi nhuận do hoạt động SXKD đem lại phải là lớn nhất như vậy điều này dễ gây hiểu nhầm cho người sử dụng thông tin cũng như việc khó khăn trong phân tích các chỉ tiêu kinh doanh. Do vậy để hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo đúng chế độ và căn cứ vào các TK sẵn có của công ty em xin đưa ra một số đề xuất như sau: Hiện nay TK511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sử dụng 3 tiểu khoản là TK5111- Doanh thu bán thành phẩm, TK 5112- Doanh thu bán VL, TK5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ (TK này chưa sử dụng đến), do đó mà công ty có thể hạch toán tiền cho thuê các quầy hàng vào TK 5113, đông thời công ty bổ xung TK 3387 như phần trên em đã nêu: Cứ 2 năm công ty lại ký kết hợp đồng cho thuê quầy hàng cho cán bộ trong công ty một lần và được trả tiền ngay lúc ký kết, vào thời điểm ký kết kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 111: Tổng số tiền nhận trước Có TK3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK 3331: thuế GTGT đầu ra Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu phân bổ trong kỳ Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK511(5113): Doanh thu cho thuê TS 3.2.4.Hoàn thiện hạch toán hàng tiêu thụ theo phương thức ký gửi, đại lý. Công ty LHTPHT có khoảng 50 đại lý bán hàng ở khắp các tỉnh ngoại thành và đây chính là kênh tiêu thụ chính của công ty. Mục tiêu của công ty là không ngừng mở rộng thị trường, tăng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm nhằm đưa sản phẩm đến đông đảo quần chúng nhân dân. Công ty khuyến khích các khách hàng trở thành đại lý của mình và có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ đại lý. Tuy nhiên về phương thức bán hàng đối với các đại lý hiện này công ty chỉ áp dụng hình thức bán buôn trực tiếp, hàng chỉ được xuất kho khi khách hàng chấp nhận là tiêu thụ. đây là phương thức bán hàng có độ tin cậy cao, tuy nhiên không thật linh động trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà khách hàng là thượng đế. Với năng lực và nguòn vốn hữu hạn, các cơ sở kinh doanh thương mại luôn phải cân nhắc, lựa chọn những lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh nào có lợi nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Họ không thể mua các mặt hàng tiêu thụ chậm lại mang hiêu quả kinh tế thấp. Trong khi đó bánh kẹo, bia là mặt hàng có thời gian sử dụng ngắn, tỷ xuất lợi nhuận trên vốn không cao, mặt khác thị trường bánh kẹo là thị trường tự do cạnh tranh nên nếu công ty không có chính sách khuyến mại phù hợp thì không thể thu hút các nhà buôn, nhà phân phối chú trọng đến sản phẩm của mình đặc biệt là đối với sản phẩm địa phương ít có tên tuổi như công ty. Do vậy công ty nên áp dụng thêm hình thức bán hàng đại lý, ký gửi như theo đúng nghĩa của nó. Theo hình thức này công ty sẽ chuyển hàng cho các đại lý theo hình thức giao đại lý số hàng chuyển giao vẫn thuộc sở hữu của công ty cho đến khi hàng chính thức được tiêu thụ thì các đại lý mới phải thanh toán tiền hàng. Hiện nay công ty có hình thức đại lý hưởng hoa hồng cũng là một hình thức biến tướng của hình thức ký gửi đại lý nhưng ở đây hàng xuất kho đại lý được coi là tiêu thụ ngay và hạch toán vào TK 131 và sau 10 ngày các đại lý thanh toán 1 lần. Do dựa vào đặc điểm hoạt động này cùng với đặc điểm là sản phẩm chủ yếu là bia hơi có thời gian sử dụng ngắn (chỉ trong vòng một ngày) nên thời gian tiêu thụ càng nhanh càng tốt hơn nữa tại doanh nghiệp khi hàng bán đại lý, ký gửi không bán hết công ty có thể thu lại và có phương pháp bảo quản đến hôm sau trong khi các đại lý không có khả năng làm như vậy nên họ không giám mua với khối lượng lớn. Với đặc điểm đó thì việc cho phép thực hiện phương thức bán hàng đại lý, ký gửi là có thể hoàn toàn có thể thực hiện được. Mặt khác các tổ bán hàng vẫn luôn phải đến các địa lý ở các tỉnh để chuyển giao hàng, ký kết hợp đồng kinh tế mới và thanh toán tiền hàng. Với hình thức bán hàng đại lý, ký gửi công ty sẽ khuyến khích các đại lý nhập hàng của công ty kết hợp với các trương trình khuyến mại như thưởng, giảm giá… đại lý đối với các đại lý nào bán được nhiều mặt hàng của công ty cũng như bán đựợc với khối lượng lớn. Điều đó sẽ khuyến khích các đại lý quảng cáo các sản phẩm của công ty để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ như vậy công ty sẽ đẩy nhanh được tiến độ bán hàng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng khả năng quay vòng vốn. Trường hợp áp dụng thêm phương thức bán hàng đại lý, ký gửi, kế toán của công ty sẽ hạch toán tiêu thụ theo từng phương thức bán hàng. Đối với phương thức này hoa hồng đại lý được căn cứ vào hợp đồng thoả thuận giữa hai bên dựa trên khối lượng tiêu thụ của các đại lý trong 1 tháng và được tính là chi phí bán hàng và trừ thẳng vào số nợ mà các đại lý thanh toán vào cuối tháng. Việc xuất hàng và theo dõi thanh toán được chi tiết cho từng đại lý như vậy kế toán cần mở thêm TK157- Hàng gửi bán và sử dụng bảng kê hàng gửi bán. Trên bảng kê theo dõi số lượng thành phẩm hàng bán và được theo dõi từng ngày và khoản 10 ngày thanh toán một lần cho khách như hình thức hàng bán đại lý hưởng hoa hồng trong công ty đang áp dụng 155,156 155,156 155,156 157 632 (2) (1) 155,156 111,112,131 641 (5) (3) 3331 (4) Trình tự hạch toán hàng bán đại lý, ký gửi được thực hiện với các bút toán sau: Khi khách hàng chấp nhận thanh toán toàn bộ hay một phần kế toán ghi Sơ đồ: Kế toán bán hàng tại đơn vị giao đại lý (1): Khi xuất hàng gửi đại lý nhờ bán hộ (2): Ghi giá vốn hàng bán khi khách hàng chấp nhận thanh toán (3): Doanh bán hàng (4): VAT đầu ra (5): Hoa hồng trả cho đại lý Nếu khách hàng phải ký quỹ, ký cược kế toán ghi BT5) Nợ TK111,112: số tiền ký cược thu của đại lý Có TK144: nếu đại lý ngắn hạn Có TK244: nếu đại lý dài hạn BT6) Khi hết hạn hợp đồng đại lý công ty trả tiền ký quỹ ký cược Nợ TK 111, 112: số tiền ký quỹ, cược Có TK 144: Có TK244: Đối với từng đại lý công ty nên mở sổ chi tiết và theo dõi họ thông qua mã số khách hàng cũng như lượng hàng mà các đại lý có thể tiêu thụ để xuất hàng sao cho hợp lý tránh tình trạng xuất hàng qúa nhiều trong khi các đại lý thì ứ đọng còn tại kho không còn hàng dự trữ. Khi hàng được xuất bán thông qua phiếu xuất kho kế toán sẽ hạch toán vào phiếu xuất kho (Biểu số 22) như sau Biểu số 22 Bảng kê hàng gửi bán Tháng …năm… NT GS Số phiếu XK Diễn giải Bia Bánh kẹo Lương khô … sl tt sl tt Sl tt sl tt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 … Số dư đầu kỳ Cộng 3.2.5.Hoàn thiện đúng nội dung kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Như phần trên em đã trình bày, Công ty LHTPHT thực hiện các khoản chiết khấu thương mại (bớt giá hồi khấu), chiết khấu thanh toán, hoa hồng đại lý, giảm giá hàng bán được hạch toán trên TK532- Giảm giá hang bán. Cách tính như vậy sẽ không phản ánh rõ bản chất và giá trị của các khoản đâu là khoản giảm trừ doanh thu đâu là khoản chi phí, hơn nữa chiết khấu thanh toán hạch toán vào giảm giá hàng bán sẽ gây ra sự không chính xác cho việc xác định doanh thu thuần, lãi gộp, và nó sẽ tạo ra sự sai lệch trong việc đánh giá mối tương quan giữa các hoạt động SXKD, hoạt động tài chính hay các khoản thu nhập khác. Do vậy theo em để đúng với chế độ kế toán hiện hành công ty nên bổ xung vào hệ thống TK của mình TK521- Chiết khấu thương mại (bớt giá, hồi khấu) tài khoản này dùng để hạch toán các khoản bớt giá, hồi khấu (hoa hồng đại lý như công ty thường gọi). Trong khi đó công ty vẫn sử dụng TK532- Giảm giá hàng bán để hạch toán khoản giảm giá hàng bán do sản phẩm ứ đọng quá nhiều hay không có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường. Việc bổ xung thêm TK 512 được hạch toán như TK532 của công ty. * Đối với khoản chiết khấu thanh toán dành cho khách hàng khi mua hàng trả tiền ngay công ty sẽ không hạch toán vào TK532- Giảm giá hàng bán mà sử dụng TK 635 có như vậy mới phản ánh rõ bản chất của mối quan hệ thương mại và đúng theo chế độ hiện hành, khi nghiệp vụ chiết khấu thanh toán sảy ra kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 635: chi phí hoạt động tài chính Có TK111,131: trả lại bằng tiền hoặc trừ vào số nợ phải thu. Cụ thể như khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng là Chị Dung– Tam Hiệp Ninh Bình mua hàng trả tiền ngay hoá đơn 058917 thì kế toán định khoản như sau Nợ TK 635: 26.000 Có TK111:26.000 *Đối với khoản hoa hồng đại lý(đối với khách hàng bán buôn hưởng hoa hồng), các khoản bớt giá cho khách hàng mua với khối lượng lớn và các khoản khuyến mại bằng sản phẩm mà công ty áp dụng hiện nay thì công ty nên hạch toán vào TK 521- chiết khấu thương mại ví dụ như trong tháng 11 công ty cho cô Hồng Miếu Môn Hưởng hoa hồng về số bia tiêu thụ ở cuối tháng thì kế toán định khoản như sau: Nợ TK 521: 45.000 Có TK131: 45.000 3.2.6.hoàn thiện công tác hạch toán giá vốn hàng bán bị trả lại Theo nguyên tắc hạch toán hàng bán bị trả lại, doanh thu giá vốn của hàng bán bị trả lại phải tính theo doanh thu, giá vốn của lô hàng đó khi xuất bán. Như vậy cách tính và hạch toán hàng bán bị trả lại của công ty là chưa phù hợp. Theo em khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại kế toán cần xác định số hàng đó được bán khi nào. Hàng xuất bán ở kỳ nào thì lấy giá trị bình quân của kỳ đó làm căn cứ xác định giá vốn hàng bán bị trả lại đó. Điều này kế toán hoàn toàn có thể thực hiện được vì khi khách hàng trả lại hàng cần phải trình hóa đơn được cấp khi mua hàng hoặc có bằng chứng là số hàng đó được mua khi nào. 3.2.7. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí QLDN Trong hạch toán chi phí QLDN của công ty ngoài các TK như theo chế độ thì công ty còn bổ xung TK6429- Chi phí lãi vay điều này là không hợp lý vì theo chế độ hiện hành chi phí lãi vay được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính –TK535, Do đó để phản ánh đúng bản chất của khoản chi phí này công ty nên cho hạch toán vào TK635 cụ thể trong tháng 11 công ty nên hạch toán chi phí lãi vay như sau: Nợ TK 635: 11.209.000 Có TK 3388: 11.209.000 Khi nào thanh toán với ngân hàng thì kế toán ghi Nợ TK 3388: 11.209.000 Có TK 111,112: 11.209.000 Mặt khác trong chi phí QLDN bao gồm tất cả các khoản trích từ kinh phí công đoàn của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty vì thế hàng tháng chi phí QLDN lên con số khá lớn trong khi đó với cách hạch toán như vậy sẽ tạo ra sự không chính xác trong quá trình xác định giá vốn hàng bán cũng như các chi phí liên quan đến tiền lương. Từ đó em xin kiến nghị công ty nên đưa kinh kinh phí công đoàn của bộ phận nào thì hạch toán vào bộ phận đó điều này công ty hoàn toàn có thể thực hiện vì TK3384 đã được xây dựng và trong mỗi lần hạch toán chi phí kế toán chỉ cần trích lập kèm theo khoản tiền lương. 3.2.8.Hoàn thiện công tác hạch toán thuế TTĐB phải nộp Như phần trên em đã trình bày việc tính thuế TTĐB được thực hiện như sau Số thuế TTĐB phải nộp = Doanh thu thuần - Các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ Với cách tính như vậy thì lợi nhuận về sản phẩm bia là không có. Phương pháp tính như vậy chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp địa phương hoặc đang trong thời gian thử nghiêm đưa vào sản xuất. Trong khi đó sản phẩm bia của công ty không ngừng tăng về khối lượng và quy mô và hiện nay bia là sản phẩm chính của công ty do đó công ty cần xem xét khung pháp lý hoạt động của mình Hiện nay giá bán sản phẩm bia trên thị trường của công ty chỉ bằng 1/3 giá bán của các sản phẩm bia của công ty khác (như công ty bia Hà nội) trong khi đó thuế TTĐB đối với sản phẩm bia của các công ty này là rất cao khoảng 60% nếu công ty cũng áp dụng mức thuế suất cao như vậy thì sản phẩm bia của công ty trên thị trường là không có khả năng cạnh tranh. Điều đó chứng tỏ công ty cần cải tiến mẫu mã giá bán của mình, tăng cường khả năng tiêu thụ bia chai vì bia chai có khả năng sử dụng trong một thời gian dài, giá cao hơn so với sản phẩm bia hơi mà công ty xuất bán thô giá thành rất thấp. Vì là một công ty địa phương nên thuế suất sẽ được nhà nước trợ giá với quy mô hiện nay công ty chỉ chị mức thuế suất là 30%. Sau đây em đưa ra phương pháp tính thuế TTĐB cho sản phẩm bia được áp dụng hiện nay: Số thuế TTĐB phải nộp = Giá bán chưa thuế * Thuế suất thuế TTĐB Giá bán chưa thuế = Tổng doanh thu có thuế TTĐB 1 + thuế suất thuế TTĐB Để cụ thể hơn về kiến nghị này em xin lấy ví dụ về phương pháp tính thuế TTĐB phải nộp trong tháng 11/2002 như sau: Với doanh thu thuần của bia là 1.331.811.000 đồng thì số thuế TTĐB phải nộp là Số thuế TTĐB phải nộp = 1.331.800100 1+ 60% * 60% = 499.429.000 Như vậy số thuế TTĐB thực sự mà công ty phải nộp là 449.429.000 trong khi đó số thuế TTĐB tháng 11/2002 mà công ty tính là 318.937.900 và số lỗ do sản xuất bia là 180.419.200 căn cứ vào phương pháp tính như trên thì kế toán định khoản như sau: BT1) Số thuế TTĐB phải nộp là Nợ TK 511: 499.429.000 Có TK3332: 499.429.000 BT2) Khi nộp thuế Nợ TK 3332: số tiền phải nộp Có TK111,112: số đã nộp BT3)Số thuế TTĐB được chấp nhận giảm trừ 3.2.9.Hoàn thiện công tác hạch toán xác định kết quả tiêu thụ Để xác định kết quả tiêu thụ của công ty cũng như việc theo dõi chi tiết lợi nhuận của từng loại sản phẩm công ty nên mở sổ chi tiết xác định kết quả tiêu thụ cho từng loại sản phẩm mà không hạch toán chung cho tất cả các loại thành phẩm như hiện nay công ty vẫn hạch toán. Công tác này công ty có thể thực hiện được vì công ty có bảng phân bổ chi phí bán hàng, chi phí QLDN cho từng loại thành phẩm, do đó việc phân bổ cho từng thành phẩm là việc không khó khăn gì đặc biệt là có sự trợ giúp của phần mềm kế toán. Công việc hạch toán cũng được làm tương tự như tính tổng hợp cho từng loại và cũng được sử dụng các bút toán kết chuyển cuối kỳ dựa vào mã hàng. Kết luận Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty LHTPHT em nhận thấy công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả nói riêng là một vấn đề vừa mang tính lý luận và vừa mang tính thực tiễn cao. Để kế toán thực sự là một nghệ thuật đo lường, mô tả và giải thích các hoạt động kinh tế có liên quan đến tài sản, nguồn vốn của daonh nghiệp thì ngoài việc theo sát với chế độ kế toán hiện hành thì sự vận dụng linh hoạt một cách sáng tạo vào điều kiện thực tế kinh doanh của doanh nghiệp là một điều vô cùng khó khăn mà các nhà quản lý phải thực hiện. Do đó để hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là một tất yếu khách quan đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào mà thực hiện kinh doanh. Để kế toán thực sự phát huy tác dụng của mình và trở thành một công cụ sắc bén phục vụ quản lý kinh tế thì vấn đề đổi mới và hoàn thiện kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng là một vấn đề vô cùng cần thiết. Do vậy mặc dù công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đã tương đối hợp lý, nhưng vẫn còn một số thiếu sót nhất định do chưa cập nhật chính sách mới mà Bộ Tài Chính ban hành. Vì thế em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phần hành kế toán này ở công ty. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các cán bộ kế toán trong Công ty LHTPHT để bài viết này của em hoàn thiện hơn. Tài liệu tham khảo Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính VAT- Chủ biên TS. Nguyễn Văn Công- Nhà xuất bản Tài Chính 2002 Giáo trình kế toán Quốc Tế- Chủ biên TS. Nguyễn Minh Phương và TS.Nguyễn Thị Đông- Nhà xuất bản Thống Kê Hướng dẫn thực hành bốn chuẩn mực kế toán- Nhà xuất bản Tài Chính Hà Nội tháng 10 năm 2002 Hệ thống kế toán doanh nghiệp (Hướng dẫn về chứng từ kế toán, sổ kế toán)- Nhà xuất bản Tài Chính 1995 Chuẩn mực kế toán Quốc Tế (IAS)- Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia năm 2002 Giáo trình kế toán quản trị- Chủ biên TS.Nguyễn Minh Phương- Nhà xuất bản giáo dục1998 Cùng một số báo tạp chí kế toán, luận văn tốt nghiệp và tài liệu tham khảo khác. Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký ct- gs -Báo cáo bán hàng -Bảng kê phiếu nhập hàng bán bị trả lại Hoá đơn bán hàng Sổ chi tiết tk 131, 511, 632, Cuối tháng Cuối quí Sơ đồ 4: Trình tự hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại Công ty LHTPHT Sổ tổng hợp chi tiết tk131, 511, 632 Sổ cái các tk 511,641,642, 632, 911 Bảng cân đối số phái sinh Biểu số 01: Hoá đơn (GTGT) (Liên 1:Lưu) Ngày 02/11/2002 Mẫu số 01 GTGT – 3LL KM/01- B Số 058917 Đơn vị bán hàng: Đàm Hiếu vật tư- Công ty LHTPHT Địa chỉ: 267 Hà Đông- Hà Tây Số tài khoản… Điện thoại Mã số… Họ tên người mua hàng: Chị Dung Địa chỉ: Tam Hiệp Ninh Bình Số tài khoản… Hình thức thanh toán: Thanh toán ngay STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng đơn giá Thành tiền 1 2 3 Bánh quy túi hoa Bánh hương thảo Bánh kem xốp Gói Gói Gói 1.250 750 160 1.636 2.909 6182 2.045.000 2.181.800 989.100 5.215.900 Cộng tiền hàng 5.215.900 Thuế suất 10% Tiền thuế 521.600 Tổng cộng tiền thanh toán 5.737.500 Số tiền (viết bằng chữ): Năm triệu bảy trăm ba mươi bảy nghìn năm trăm đồng chẵn Người mua hàng (ký, họ tên) Kế toán trưởng ( ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị ( ký, họ tên) Biểu số 02 Hoá đơn bán hàng Liên1- Lưu Ngày 02 tháng 11 năm 2002 Mẫu số 02- 3LL AY/01- B Số 05882 Đơn vị bán: Tuấn Anh – vật tư Địa chỉ: Phòng vật tư Số tài khoản: giao Điện thoại Họ và tên người mua hàng: Chị Oanh Đơn vị Địa chỉ: Thái bình Số tài khoản… Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 2 Bia HaĐo xanh 20T Vỏ chai tàu Chai Chai 600 600 2100 500 1.260.000 300.000 Cộng tiền hàng hoá, dịch vụ 1.560.000 Số tiền (viết bằng chữ): Một triệu năm trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn Người mua hàng ( ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) Biểu số 03 Phiếu xuất kho Hàng gửi đại lý (liên1- Lưu) ngày 02 tháng11 năm 2002 Mẫu số 04/- XKĐL- 3LL Ban hành theo thông tư số 140 ngày 2 tháng12 năm 1999 của BTC Số 044904 - Căn cứ hợp đồng kinh tế số…………..ngày…tháng…năm…của…… với(tổ chức,cá nhân): Cửa hàng thực phẩm ứng hoà về việc giao hàng đại lý Họ tên người vận chuyển……… Hợp đồng số(nếu có) Phương tiện vận chuyển………… Xuất tại kho: Đồng bảo vệ Nhập tại kho………….. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 Bia chai Vỏ chai Chai Chai 25 25 3.200 1000 80.000 25.000 Cộng 105.000 Viết bằng chữ: Một trăm lẻ năm nghìn chẵn Xuất ngày 02 tháng 11 năm 2002 Nhập ngày .. tháng.. năm Người nhận hàng Người lập phiếu Thủ kho Người vận chuyển Thủ trưởng đơn vị Biểu số 07 Chứng từ- ghi sổ Ngày 30 tháng11 năm2002 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 2 1. Giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ 632 155 1.509.950.350 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Đây là căn cứ để vào sổ cái TK 632. Biểu số 08 Sổ cái TK632 Tháng 11 năm 2002 TK đối ứng Diễn giải Số tiền Nợ Có Giá vốn hàng bán Số dư đầu kỳ 155 Thành phẩm 1.509.905.350 911 Xác định kết quả KD 1.509.905.350 Cộng PS trong kỳ Dư cuối kỳ 1.509.905.350 1.509.905.350 Biểu số 11 Tờ khai thuế GTGT Tháng 11 năm 2002 Tên cơ sở: Công ty LHTPHT Địa chỉ: Thị xã Hà Đông- Hà Tây Mã số: 05 002 38265 STT Chỉ tiêu kê khai Doanh số chưa có thuế GTGT Thuế GTGT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hàng hoá dịch vụ bán ra Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT hàng hoá XK thuế suất 0% hàng hoá dịch vụ thuế suất 5% hàng hoá dịch vụ thuế suất 10% hàng hoá dịch vụ thuế suất 20% Hàng hoá dịch vụ mua vào Thuế GTGT hàng hoá dịch vụ mua vào Thuế GTGT được khấu trừ Thuế GTGT phải nộp(+) hoặc được thoái(-)trong kỳ (tiền thuế 2-5) Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua nộp thiếu nộp thừa hoặc chưa được chuyển Thuế GTGT nộp thừa trong tháng Thuế GTGT đã được hoàn trả trong tháng Thuế GTGT phải nộp trong tháng 408.181.400 408.181.400 908.524.243 18.773.000 18.773.000 33.970.490 20.601.800 (1.828.800) Biểu số15 Sổ cái TK 511- Doanh thu bán hàng Tháng11 năm 2002 TK đối ứng Diễn giải Số tiền Nợ Có Doanh thu bán thành phẩm 01/11/2002 058914 Tổ 2 bán hàng … 02/11/2002 058917 chị Dung- Tam Hiệp Ninh Bình 02/11/2002 058828 Chị Oanh- Thái Bình … 13/11/2002 89780 giao hàng từ 01- 12/11 cho cửa hàng TP ứng Hoà 1.300.000 5.215.900 1.560.000 1. 242.400 131 Phải thu của khách hàng 2.065.206.400 3332 31/11/2002 36 Thuế TTĐB phải nộp 318.937.900 531 31/11/2002 35 kết chuyển hàng bán bị trả lại 1.756.900 532 31/11/2002 34 giảm giá hàng bán 5.156.900 6287 31/11/2002 058957 Xuất mẫu tiếp khách cho vào cp QLDN 637.700 911 Xác định kết quả 1.739.992.500 Cộng phát sinh trong kỳ 2.065.844.100 2.065.844.100 Biểu số 18 Sổ cái Tháng 11năm 2002 Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh TK đối ứng Diễn giải Số tiền Nợ Có 42121 Lãi tiêu thụ thành phẩm 3.954.950 42122 Lãi hoạt động tài chính 6.935.000 42123 Lãi bất thường 3.838.800 5111 Doanh thu bán thành phẩm 1.739.992.400 632 Giá vốn hàng bán 1509.950.350 641 Chi phí bán hàng 103.670.900 642 Chi phí QLDN 122.461.200 711 Thu nhập hoạt động tài chính 8.000.000 721 Thu nhập bất thường 3.838.800 811 Chi phí hoạt dộng TC 1.065.000 Cộng phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ 1.751.831.200 1.751.831.200 Biểu số 19 Sổ cái Tháng 11năm 2002 Tài khoản 421- lãi chưa phân phối TK đối ứng Diễn giải Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ 32.003.165 Lãi tiêu thụ thành phẩm Dư ĐK 23.203.165 911 Kết chuyển lãi tiêu thụ TP 3.954.974 Cộng phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ 3.954.974 27.158.139 Lãi hoạt động tài chính Dư ĐK .. Lãi hoạt động bất thường … Cộng phát sinh trong kỳ 14.728.774 Dư cuối kỳ 79.763.473 Biểu số20 Sổ cái Tháng 11 năm 2002 Tài khoản 641- Chi phí bán hàng TK đối ứng Diễn giải Số tiền Nợ Có 3341 Lương trả cho công nhân viên 19.489.400 3342 Tiền ăn ca 3.194.500 3381 20% BHXH 1.579.000 3384 Bảo hiểm y tế 41.300 152 NVL 43.910.200 142 Chi phí trẩ trước cho CCDC 8.780.000 214 Khấu hao TSCĐ 11.000.000 3331 Phải trả khách hàng 7.567.500 111 Tiền mặt 14.549.000 911 Xác định kết quả kinh doanh 103.670.900 Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ 103.670.900 103.670.900 Biểu số 21 Sổ cái TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Tháng 11 năm 2002 TK đối ứng Diễn giải Số tiền Nợ Có 3341 Tiền lương 50.907.100 3342 Tiền ăn ca 5.355.000 3381 20% bảo hiểm xã hội 2.431.200 3384 Kinh phí công đoàn 1.018.100 152 NVL 4.232.100 214 Khấu hao TSCĐ 11.000.000 111 Tiền phục vụ quản lý 28.357.800 112 Tiền gửi ngân hàng 7.268.206 5111 Doanh thu bán hàng 637.700 3383 Lãi vay 11.209.000 911 Xác định kết quả kinh doanh 122.416.200 Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ 122.416.200 122.416.200 Biểu số13 Sổ chi tiết công nợ Tháng 11 năm 2002 TK 131- Phải thu của khách hàng Đối tượng: CHTPƯNG- Cửa hàng thực phẩm ứng hoà Ngày SốHĐ Diễn giải Số PS Nợ Số PS Có Số dư (Nợ+,Có-) TK đối ứng Dư đầu kỳ 1.418.300 03/11 59003 Doanh thu 10.363.000 5111 03/11 59003 thuế GTGT đầu ra 1.036.300 3331 06/11 59520 Doanh thu 8.600.000 5111 06/11 59520 thuế GTGT đầu ra 860.000 3331 16/11 2853 Thanh toán 15.399.300 111 30/11 15 Doanh thu hàng bán bị trả lại 140.000 531 30/11 15 thuế GTGT hàng bị trả lại 14.000 3331 Phát sinh nợ Dư cuối kỳ 20.859.300 15.553.300 6.724.300 Biểu số 05 Báo cáo bán hàng Tháng 11 năm 2 Mã hàng khách hàng diễn giải SL Đơn giá Tiền hàng % thuế suất Tiền thuế Chiết khấu Tiền dịch vụ Tiền thanh toán Bia chai: bia HĐ xanh 0.65ml 5.9128.71 220.408.900 650.000 30/11/2002 90907 Xuất kho 1 cửa hàng thực phẩm ứng Hoà -Hiếu giao bia xanh0.65ml -Thuận giao bia xanh 0.65ml . . 18.557.21 1.301.69 1.301.69 3842 2765 2765 71.300.000 3.600.000 3.600.000 250.000 (100.000) KHQI: Kẹo hoa quả 150g 75.45 815.700 10 81.570 30/11/2002 052281:Xuất kho 1 quầy giới thiệu số4 30/11/2002:052285: Xuất kho 11 quầy giới thiệu số5 45.45 30.000 10.905 10.665 495.700 320.000 10 10 49.570 32.000 . . Tổng 2.065.884.100 18.773.000 5.156.900 (329.900) 2.074.320.600 Biểu số 06 Sổ chi tiết: Bia các loại Tháng11 năm 2002 Tên: Bia các loại Đơn vị tính: lít Kho 1 Diễn giải Nhập Xuất Tồn SL ĐG TT SL ĐG TT Sl ĐG TT Dư đầu kỳ Px bia nhập kho Bia hơi Bia xanh 0.65 Bia đỏ 0.5 Bia đỏ 0.65 Bia đỏ 0.33 555.927,2 86.151 19.210 520 2550,24 2089 2089 2089 2089 2089 17469,76 2042,43 35680,773 Bia xuất trong kỳ Bia hơi Bia xanh 0.65 Bia đỏ 0.65 Bia đỏ 0.5 Bia đỏ 0.33 555.867,2 58.193,85 380,5 20.494 2.678,61 Tổng 664.358,44 1.387.835 638.700,96 1.151.152.200 43.127,24 91.705.473 Biểu số 14 Bảng tổng hợp công nợ Tháng 11 năm 2002 Diễn giải SD ĐK SPS Luỹ kế từ đầu năm SD CK . . . CHTPUNG- Cửa hàng thực phẩm ứng Hoà … 1.418.300 20.859.300 15.553.300 260.780.000 200.880.000 6.724.300 DUNGTH- Chị Dung Tam Hiệp … 6.000.000 25.000.000 30.000.000 318.121.110 320.209.310 11.000.000 OANHTB- Chị oanh Thái Bình … 76.880.000 124.538.600 150.260.000 1.488.254.200 140.7240100 51.158.600 PHƯƠHY- Nguyễn thị phương hưng yên 500.000 0 0 0 0 500.000 HAIMM- Hải Miếu Môn … 7.137.550 24.538.600 35.700.000 288.672.200 300.205.000 4.023.850 Cộng 1.856.700.000 50.200.670 1.978.580000 1.818.720.000 20.394.650.000 19.686.700.000 1.905.636.730 60.723.600 Biểu số17 Bảng kết quả tiêu thụ Tháng 11 năm 2002 STT Tên sản phẩm Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lãi 1 Bia các loại 1.650.749.000 318.937.900 1.331.811.100 1.151.152.200 82.840.054 97.818.714 0 2 Kẹo các loại 51.153.400 2.423.500 48.729.900 42.205.600 2.567.500 3.032.000 924.800 3 Bánh các loại 146.032.567 1.500.000 144.532.567 7.328.400 8.565.700 8.656.700 1.600.000 . . . . . . Cộng 2.065.844.100 325.851.700 1.39.992.400 1.509.905.350 103.670.900 122.461.200 3.954.950 Biểu số 04 Bảng kê bán lẻ tháng 11 năm 2002 Quầy số 4 NT Diễn giải Tên các loại sản phẩm Tổng tiền Bia hađo xanh 0.65 … Bánh hương thảo 250g … Kẹo tổng hợp 450g … SL TT SL TT SL TT 1/11 KH1 1T 80.000 5g 12.500 3g 12.000 104.500 KH 1T 80.000 80.000 … … Tổng ngày1/11 5T 400.000 … 7g 17.500 … 10g 40.000 500.000 2/11 KH1 2T 160.000 7g 17.500 Kh2 15g 60.000 60.000 … Tổng ngày2/11 7T 560.000 … 10g 25.000 … 20g 80.000 … 1.100.000 … … … … … … … … 5/11 Tổng tiền bán lẻ 20T 1.600.000 … 70g 175.000 … 50g 200.000 … 4.575.790

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37106.doc
Tài liệu liên quan