Hình thức ghi sổ mà công ty đang áp dụng là hình thức nhật ký-chứng từ. Đây là hình thức có ưu điểm là phản ánh được toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng lại hệ thống chứng từ, sổ sách khá phức tạp. Hiện nay công ty áp dụng song song cả kế toán thủ công và kế toán máy. Thực tế đã cho thấy hình thức nhật ký-chứng từ khi áp dụng vào phần mềm kế toán máy gặp rất nhiều khó khăn. Phần mềm kế toán máy của công ty điện lực Hà Nội mà công ty đang sử dụng mặc dù hiện đại và được viết dựa vào những đặc điểm của công ty nhưng vẫn chưa khắc phục được nhược điểm của hình thức nhật ký-chứng từ. Phần mềm kế toán máy của công ty sử dụng hình thức ghi sổ là hình thức nhật ký chung. Do đó tại công ty tồn tại song song cả hai hệ thống sổ sách kế toán của hai hình thức ghi sổ này, điều này gây ra sự khó khăn phức tạp cho công tác kế toán, làm tăng khối lượng công việc ảnh hưởng đến quá trình cung cấp thông tin Do đó theo em công ty nên xem xét lại hình thức ghi sổ đang áp dụng, có thể lựa chọn hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Điều này sẽ làm giảm khối lượng công việc cho nhân viên cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình ghi chép, lưu trữ thông tin kế toán mà lại đảm bảo phù hợp với phần mềm kế toán máy mà công ty đang sử dụng.
120 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản 621
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản 621
NT ghi sổ
chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi Nợ TK 621
SH
NT
Tổng cộng
XN I
XN II
XN III
XN Nam Hải
XN Phủ Lý
05/01/08
PX1002C
04/01/08
Xuất NVL chính chho sản xuất
1521
520.020
520.020
06/01/08
PX1012P
05/01/08
Xuất NVL phu cho sản xuất
1522
740.256
740.256
06/01/08
PX1013P
05/01/08
Xuất NVL phụ cho sản xuất
1522
230.075
230.075
….
….
….
….
…
….
….
….
….
…..
…
31/03/08
PX2005B
31/03/08
Xuất bao bì cho sản xuất
1526
752.840
752.840
Cộng số phát sinh
-
818.946.894
125.627.415
114.027.061
281.611.744
108.867.072
187.186.762
Ghi Có TK 621
1522
154
5.226.224
813.720.650
5.226.224
120.401.191
114.027.061
281.611.744
108.867.072
187.186.762
Biểu số 9: Sổ cái tài khoản 621
Công ty cổ phần may Thăng Long
Phòng kế toán
Sổ cái tài khoản 621
Năm 2008
Số dư đầu kỳ
Nợ
Có
0
0
Đơn vị tính: VNĐ
Ghi Có các tài khoản, đối ứng với Nợ tài khoản này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng
TK 1521 (NKCT số 7)
TK 1522 (NKCT số 7)
TK 1526 (NKCT số 7)
1.452.840
402.129.332
415.364.722
Cộng số phát sinh Nợ
818.946.894
Tổng số phát sinh có
818.946.894
Số dư cuối kỳ
Nợ
0
Có
0
Bảng kê số 4
Sổ kế toán chi tiết TK 621
Báo cáo tài chính
Phiếu XK, Phiếu theo dõi bàn cắt…
Nhật ký chứng từ số 1,2,7…
Sổ cái
TK 621
Bảng phân bổ NVL,CCDC
Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán CP NVL trực tiếp tại CTY CP may Thăng Long
`
2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công là chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Còn đối với người lao động thì đây là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo đời sống của họ. Các doanh nghiệp có thể sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực của người lao động. Đây cũng là nhân tố giúp tăng năng suất lao động, từ đó tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Chi phí nhân công bao gồm có chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí trả cho các lao động trực tiếp, đó là các công nhân trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Còn chi phí nhân công gián tiếp là chi phí trả cho các lao động gián tiếp đó là những nhân viên quản lý ở các phân xưởng, các xí nghiệp. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp sẽ được hạch toán vào GTSP, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến GTSP.
Tại công ty cổ phần may Thăng Long, khoản mục CP NCTT bao gồm: Tiền lương, tiển thưởng và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp. Công ty áp dụng hình thức trả lương cho người lao động theo hai hình thức trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Trong đó hình thức trả lương theo sản phẩm là chủ yếu, hình thức trả lương theo thời gian chỉ được áp dụng đối với những ngày công nhân có đi làm nhưng không tham gia sản xuất sản phẩm (ví dụ như đi dự mitting, tham gia các đợt phát động phong trào…). Ngoài lương chính, hàng tháng mỗi người lao động ở công ty còn được hưởng một khoản lương phụ như thưởng năng suất, thưởng bổ sung, các khoản phụ cấp…
Cách tính lương tại công ty:
Mặc dù công ty có hai loại hình sản xuất, nhưng hiện nay loại hình sản xuất gia công vẫn là loại hình sản xuất chủ yếu ở công ty. Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công nên công ty thực hiện chế độ khoán quỹ lương theo tỷ lệ % trên doanh thu. Quỹ lương mà từng xí nghiệp được hưởng căn cứ vào doanh thu mà từng xí nghiệp thực hiện trong kỳ và tỷ lệ % mà xí nghiệp được hưởng. Quỹ lương của xí nghiệp được trong kỳ được xác định theo công thức:
Quỹ lương của XN trong kỳ
=
åSố lượng sản phẩm XN hoàn thành trong kỳ
X
Đơn giá từng SP
X
Tỷ lệ % lương XN được hưởng
X
Tỷ giá thực tế liên ngân hàng tại thời điểm tính lương
Trong đó, đơn giá từng sản phẩm đã được phòng kế hoạch lập cho từng mã hàng. Khi bắt đầu đưa một mã hàng vào sản xuất, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành cho sản xuất thử và ấn định thời gian hoàn thành, làm căn cứ để xác định đơn giá đối với mỗi chi tiết sản phẩm ở từng bước công việc. Từ đó tính được đơn giá từng SP của từng mã hàng. Phòng kế hoạch sẽ tổng hợp lại thành Bảng đơn giá sản phẩm. Còn tỉ lệ %lương xí nghiệp được hưởng tuỳ thuộc tại từng xí nghiệp (Ví dụ: Xí nghiệp Phủ Lý được hưởng theo tỷ lệ 41,36%; xí nghiệp 2 được hưởng theo tỷ lệ 49,16%…)
Toàn bộ tiền lương tính trên doanh thu mà mỗi xí nghiệp nhận được sẽ phân chia theo chế độ lương do bộ phận lao động tiền lương ở văn phòng công ty xây dựng, việc phân chia này cụ thể như sau:
Nếu gọi tổng quỹ lương xí nghiệp là X thì X sẽ được phân chia thành hai phần: Phần thứ nhất là phần được trích làm quỹ dự phòng (Y), mục đích trích ra quỹ này là để trả lương cho công nhân khi họ làm thêm giờ hoặc trong trường hợp khi không có việc. Phần thứ hai (Z) được trả cho công nhân và cán bộ phân xưởng, xí nghiệp:
Y = 5% x X
Z = 95% x X
Trong đó phần lương trả cho công nhân sản xuất và cán bộ xí nghiệp được phân chia cho từng tổ theo tỷ lệ nhất định:
89,8%Z cho Công nhân trực tiêp sản xuất được phân chia cho các tổ gồm:
- Tổ may: 78%Z
- Tổ cắt: 5,5%Z
- Tổ là: 6,3%Z
10,2%Z cho nhân viên xí nghiệp được chia cho các tổ gồm:
- Tổ kỹ thuật: 3,77%Z
- Tổ bảo vệ: 0,1%Z
- Tổ văn phòng: 3,2%Z
- Tổ bảo toàn và vệ sinh: 2,2%Z
- Tổ thu hoá: 0,93%Z
Từ quỹ lương mỗi tổ được hưởng, trong mỗi tổ sẽ quy định hệ số chia lương cho từng công nhân, cán bộ trong tổ tuỳ thuộc mức độ phức tạp của công việc mà người đó đảm nhiệm.
Hàng ngày, các tổ trưởng căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày trên Bảng chấm công. Bảng chấm công cũng theo dõi số ngày nghỉ phép, số ngày nghỉ có lý do, số ngày nghỉ không có lý do… Ngoài ra do mức độ phức tạp ở các công đoạn là khác nhau, và ở cùng một công đoạn nhưng đối với các mã hàng khác nhau thì mức độ phức tạp cũng khác nhau. Do đó hàng ngày các tổ trưởng phải cho công nhân kê khai số lượng sản phẩm mà mình tham gia sản xuất theo từng mã hàng. Đến cuối tháng, nhân viên thống kê xí nghiệp tổng hợp các phiếu nhập kho thành phẩm (đã qua kiểm định chất lượng) và bảng chấm công ở các tổ sản xuất, bảng kê khai số lượng sản phẩm sản xuất theo mã hàng của công nhân để nộp cho bộ phận văn phòng công ty. Đây là bộ phận làm công tác tính lương ở công ty. Bộ phận văn phòng công ty tổng hợp và tính lương bằng phần mềm tính lương, sau đó sẽ tổng hợp thành “Báo cáo tính lương” lên phòng kế toán công ty.
Trình tự hạch toán CP NCTT:
Để hạch toán CP NCTT công ty sử dụng tài khoản 622, tài khoản này được chi tiết theo từng xí nghiệp:
TK 6221: CP NCTT xí nghiệp 1
TK 6222: CP NCTT xí nghiệp 2
Hàng tháng khi nhận được phòng kế toán nhận được “Báo cáo tính lương” từ bộ phận văn phòng công ty, kế toán tiền lương sẽ kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của báo cáo. Sau đó kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào báo cáo tính lương để lập “Bảng thanh toán tiền lương tháng” chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt. Đồng thời kế toán cũng tiến hành trích 19% trên quỹ lương cơ bản của công nhân sản xuất và nhân viên xí nghiệp để hạch toán vào các khoản trích theo lương trong đó: 15% trích nộp BHXH, 2% trích nộp BHYT, 2% trích nộp KPCĐ. Khi có kinh phí sẽ viết phiếu chi để trả lương cho người lao động.
Cuối quý, kế toán tiền lương sẽ tiến hành lập “Bảng thanh toán lương quý” từ đó lập “Bảng tổng hợp lương quý” làm cơ sở để tính ra CP NCTT và CP Nhân viên xí nghiệp (hạch toán vào CP SXC). Đồng thời kế toán lâp “Bảng kê trích nộp các khoản theo lương” . Sau đó sẽ lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào các đối tượng sử dụng”(Biểu số 10)
Hàng tháng khi thanh toán lương và trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 622:
Có TK 334:
Có TK 338:
Biểu số 10: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào đối tượng sử dụng
Công ty cổ phần may Thăng Long
Phòng kế toán
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào đối tượng sử dụng
Quý I – 2008
TK
Nội dung
Tiền lương
BHXH
Tổng
622
627
641
642
1388
111
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công gián tiếp
Chi phí nhân viên bán hàng
Chi phí nhân viên quản lý
Các khoản phải thu
Thu hồi
6.436.106.432
1.389.650.868
133.043.870
520.434.777
19.574.585
258.105.000
407.593.411
158.922.499
69.522.895
90.355.733
6843.699.843
1548.573.367
202.566.765
610.790.510
19.574.585
258.105.000
Cộng
8.756.915.532
726.394.538
9483.310.070
Số liệu trên “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào các đối tượng sử dụng” là căn cứ để kế toán vào Bảng kê số 4, từ đó vào NKCT số 7. Từ NKCT số 7 để vào sổ cái TK 622 (Biểu số 12):
Biểu số 11: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản 622
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản 622
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi Nợ TK 622
SH
NT
Tổng cộng
XN I
XN II
XN III
XN Nam Hải
XN Phủ Lý
07/01/08
54
07/01/08
Chi phí tiền lương T1/08-XNI,XNIII
3341
11.169.965
8.081.050
3.088.915
07/01/08
55
07/01/08
Chi phi tiền lương T01/08-XN Phủ Lý
3341
99.856.222
99.856.222
….
….
….
….
…
….
….
….
….
…..
…
06/01/08
CPBH/T1/08
31/01/08
Chi phi BHXH T01/08-XNI,XNIII
3383
1.896.874
1.256.344
640.530
Cộng số phát sinh
-
6.843.699.843
1.323.182.736
2.425.601.532
182.225.684
102.568.936
140.638.250
Ghi Có TK 622
154
6.843.699.843
1.323.182.736
2.425.601.532
182.225.684
102.586.936
140.638.250
Biểu số 12: Sổ cái Tài khoản 622
Công ty cổ phần may Thăng Long
Phòng kế toán
Sổ cái Tài Khoản 622
Năm 2008
Số dư đầu năm
Nợ
Có
0
0
Ghi có các tài khoản, đối ứng với nợ tài khoản này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng
TK 334 (NKCT số 7)
TK 338 (NKCT số 7)
6.436.106.432
407.593.411
Cộng phát sinh Nợ
6.843.699.843
Tổng phát sinh có
6.843.699.843
Số dư cuối kỳ
Nợ
0
Có
0
Bảng kê số 4
Sổ kế toán chi tiết TK 622
Báo cáo tài chính
Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các chứng từ liên quan
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cái
TK 622
Bảng phân bổ tiền lương& BHXH
Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán CP NCTT tại CTY CP may Thăng
2.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đó là những chi phí phát sinh trong phạm vi xí nghiệp. Để theo dõi những chi phí này công ty sử dụng tài khoản 627. Do CP SXC bao gồm nhiều loại chi phí nên TK 627 được chi tiết cấp 2 theo từng khoản mục chi phí:
TK 6271 : Chi phí nhân viên xí nghiệp
TK 6272 : Chi phí vật liệu
TK 6273 : Chi phí công cụ, dụng cụ
TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác
Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho toàn công ty mà không tập hợp theo nơi phát chi phí, là các xí nghiệp sản xuất.
* Chi phí nhân viên xí nghiệp:
Đây là khoản mục chi phí dùng để trả tiền lương, tiền thưởng, lương phép, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý và phục vụ tại các xí nghiệp (là những lao động gián tiếp). Quỹ lương của nhân viên xí nghiệp được công ty tính dựa trên chế độ khoán theo tỷ lệ % trên doanh thu. Sau khi để lại 10% làm quỹ lương dự phòng, thì quỹ lương của nhân viên xí nghiệp được hưởng là 10,2% và được phân chia theo các tổ. Trong mỗi tổ sẽ có quy định về hệ số chia lương cho từng lao động trong tổ.
Cũng như đối với công nhân trực tiếp sản xuất, để hạch toán chi phí nhân viên xí nghiệp cũng cần sử dụng các chứng từ: Bảng chấm công; Bảng thanh toán lương; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH…Việc hạch toán tương tự như đối với CP NCTT.
* Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ:
Chi phí vật liệu là các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho xí nghiệp như: sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa,các chi phí vật liệu dùng cho quản lý xí nghiệp… Còn chi phí CCDC là những chi phí về công cụ sản xuất dùng trong xí nghiệp.
Tại công ty cổ phần may Thăng Long, chi phí vật liệu phát sinh trong kỳ để hoàn thành quá trình sản xuất sản phẩm như là: dầu máy sử dụng cho hoạt động của các máy may, cồn sử dụng cho công đoạn nhuộm màu sản phẩm, giấy bút văn phòng phẩm cho bộ phận quản lý xí nghiệp… Các chi phí CCDC tại các xí nghiệp phát sinh trong kỳ như: các loại bàn là, kéo, kim may,… Đối với công cụ xuất dùng, công ty sư dụng tài khoản 142.
Hạch toán chi phí vật liệu, CCDC tương tự như đối với hạch toán CP NVL TT . Khi xuất vật liệu, CCDC phải lập phiếu xuất kho, làm căn cứ để kế toán lập Bảng phân bổ NVL, CCDC (biểu số 13) và ghi sổ chi tiết TK 627.
* Chi phí khấu hao TSCĐ:
Chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh khấu hao TSCĐ thuộc các xí nghiệp đó là các máy móc, thiết bị, nhà xưởng… Trong CP SXC tại công ty thì khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ chiếm một tỷ trọng lớn. Phương pháp khấu hao TSCĐ tại công ty là phương pháp đường thẳng theo quy định tại Quyết định số 2006/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính ban hành về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Hàng quý, kế toán TSCĐ tiến hành trích khấu hao:
Mức khấu hao TSCĐ quý
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng TSCĐ x 4
Kết quả này sẽ làm căn cứ để kế toán lên sổ chi tiết tK 627 và lập “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” . Số liệu trên bảng này sẽ làm căn cứ để ghi vào Bảng kê và NKCT số 7, từ đó lên sổ cái TK 627
Biểu số 13: Bảng phân bổ công cụ dụng cụ
Công ty cổ phần may Thăng Long
Phòng kế toán
Bảng phân bổ công cụ dụng cụ
Năm 2008
STT
Diễn giải
TK 153
TK 142
hạch toán
Thực tế
Hạch toán
Thực tế
1
2
3
Dụng cụ dùng cho bộ phận sản xuất
(TK 6273)
Dụng cụ dùng cho bộ phận quản lý
(TK 6423)
Dụng cụ dùng cho bộ phận bán hàng
(TK 6413)
8.015.000
4.256.325
3.252.890
8.002.000
4.250.240
3.252.110
126.256.987
986.112.320
567.254.323
126.287.538
986.110.250
565.252.722
Cộng
11.267.890
11.254.110
69.351.310
69.154.260
* Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác:
Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoản thuê ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở các xí nghiệp như chi phí sửa chữa TSCĐ, nước điện thoại… Các chi phí bằng tiền khác là những chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, chi phí giao dịch…của xí nghiệp.
Kế toán căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn và các chứng từ khác có liên quan để tập hợp vào sổ chi tiết TK 627. Cuối kỳ dựa trên các bảng phân bổ để vào bảng kê số 4 và cùng với sổ chi tiết TK 627 để lên NKCT số 7, từ đó vào sổ cái TK 627
* Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác:
Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoản thuê ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở các xí nghiệp như chi phí sửa chữa TSCĐ, nước điện thoại… Các chi phí bằng tiền khác là những chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, chi phí giao dịch…của xí nghiệp.
Kế toán căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn và các chứng từ khác có liên quan để tập hợp vào sổ chi tiết TK 627. Cuối kỳ dựa trên các bảng phân bổ để vào bảng kê số 4 và cùng với sổ chi tiết TK 627 để lên NKCT số 7, từ đó vào sổ cái TK 627
Biểu số 15: Sổ cái Tài khoản 627
Công ty cổ phần may Thăng Long
Phòng kế toán
Sổ Cái Tài Khoản 627
Năm 2008
Số dư đầu năm
Nợ
Có
0
0
Ghi có các tài khoản, đối ứng với nợ tài khoản này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng
TK 152 (NKCT số 7)
TK 153 (NKCT số 7)
TK 214 (NKCT số7)
TK 334 (NKCT số 7)
TK 338 (NKCT số 7)
TK 111 (NKCT số 1)
TK 112 (NKCT số 2)
TK 142 (NKCT số7)
TK 311 (NKCT số4
404.039.976
8.002.000
1.610.095.652
472.020.802
97.048.821
173.105.576
174.149.327
126.287.538
225.801.740
Cộng phát sinh Nợ
3.290.551.432
Tổng phát sinh có
3.290.551.432
Số dư cuối kỳ
Nợ
0
Có
0
Biểu số 14: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 627
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản 627
NT ghi CP SXCổ
chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi Nợ TK 627
SH
NT
Tổng cộng
XN I
XN II
XN III
XN Nam Hải
XN Phủ Lý
04/01/08
PX1008
04/01/08
Xuất NVL sử dụng ở phân xưởng
1521
450.230
450.230
06/01/08
PX1015
05/01/08
Xuất CCDC cho sản xuất
153
740.256
740.256
06/01/08
54
05/01/08
Chi phí tiền lương NV PXt01/08-XNII
1522
659.334
659.334
….
….
….
….
…
….
….
….
….
…..
…
31/03/08
23624
31/03/08
Thanh toán tiền điện Hà Nam
112
22.078.800
22.078.800
Cộng số phát sinh
-
3.290.551.432
620.328.785
980.690.586
856.152.506
598.560.745
410.586.240
Ghi Có TK 627
154
3.290.551.432
620.328.785
980.690.586
856.152.506
598.560.745
410.586.240
*Tổng hợp chi phí sản xuất chung:
Chi phí SXC bổ cho mã hàng i
Chi phí SCX phân bổ cho xí nghiệp
sản lượng sản phẩm quy đổi của mã hàngi
Tổng sản lượng quy đổi
=
X
Cuối quý, kế toán chi phí tiến hành tổng hợp các khoản mục của CP SXC và tiến hành phân bổ CP SXC cho từng mã hàng theo tiêu thức phân bổ là sản lượng quy đổi của các mã hàng:
Cuối quý, kế toán tổng hợp toàn bộ phát sinh bên Nợ của TK 627 và phát sinh bên có của TK 627, phần chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có của TK 627 sẽ được kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành.
Bảng kê số 4
Sổ kế toán chi tiết TK 627
Báo cáo tài chính
Phiếu XK, NK Phiếu chi,…
Nhật ký chứng từ số 1,2,5,7…
Sổ cái
TK 627
Bảng phân bổ
Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán CP SXC tại công ty cổ phần may Thăng Long.
2.2.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:
Để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất của toàn công ty, công ty sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Cuối quý, kế toán sử dụng bảng kê số 4 để tập hợp chi phí sản xuất của toàn công ty. Cụ thể:
Căn cứ vào các báo cáo như: “Báo cáo tổng hợp NVL”; “Bảng tổng hợp chi phí NVL” kế toán ghi vào bên Nợ của TK621 đối ứng với Có của các TK1521, TK1522. TK1526. TK1528 có kèm theo bảng kê chi tiết cho từng xí nghiệp cho từng mã hàng.
Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán ghi Nợ YK 622 đối ứng với Có TK111, TK112, TK152, TK334, TK338..
Căn cứ vào bảng tập hợp CP SXC kế toán ghi Nợ TK627 đối ứng với Có các TK111, TK112, TK152, TK334, TK338…
Căn cứ vào các tài khoản phản ánh ở các NKCT khác để ghi vào các dòng cột có liên quan.
Căn cứ vào số liệu trên Bảng kê số 4, kế toán sẽ lên NKCT số 7 và ghi vào sổ cái TK154.
2.2.3 Tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần may Thăng Long:
2.2.3.1 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang là nhũng sản ohẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trên dây chuyền sản xuất. Do quá trình sản xuất diễn ra liên tục nên khi kết thúc kỳ tính giá thành bao giờ cũng bao gồm cả các sản phẩm đã hoàn thành nhập kho và các sản phẩm dở dang. Do đó để tính được giá thành của các sản phẩm hoàn thành thì doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang khi kết thúc kỳ tính giá thành.
Tại công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, còn toàn bộ chi phí chế biến khác sẽ được tính hết cho thành phẩm hay sẽ nằm toàn bộ trong giá thành sản phẩm:
CP SXKD DD
=
Giá trị NVL chính nằm trong SPDD
=
Số lượng SPDD cuối kỳ
X
åGiá trị NVL chính xuất dùng trong kỳ
Số lượng thành phẩm
+
Số lượng SPDD
Biểu số 16: Bảng kê số 4
STT
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
TK 142
TK 152
TK 153
TK 214
TK 334
TK 338
TK 621
TK 622
TK 627
Các TK phản ánh ở NKCT khác
Cộng CP
NKCT số 1
NKCT số 2
NKCT số 4
1.
Tài khoản 154:
- XN I
- XN II
- XN III
- XN Nam Hải
- XNPhủ Lý
813.720.650
120.401.191
114.027.061
281.611.744
108.867.072
187.186.762
6.843.699.843
1.323.182.736
2.425.601.532
182.225.684
102.586.936
140.638.250
3.290.551.432
620.328.785
980.690.586
856.152.506
598.560.745
410.586.240
10.947.971.925
2.063.912.712
3.520.319.179
1.319.989.934
810.014.753
738.411.252
2.
Tài khoản 621:
- XN I
- XN II
- XN III
- XN Nam Hải
- XNPhủ Lý
813.720.650
120.401.191
114.027.061
281.611.744
108.867.072
187.186.762
813.720.650
120.401.191
114.027.061
281.611.744
108.867.072
187.186.762
3.
Tài khoản 622:
- XN I
- XN II
- XN III
- XNNam Hải
- XNPhủ Lý
6.436.106.432
….
407.593.411
…..
6.843.699.843
4.
Tài khoản 627:
- XN I
- XN II
- XN III
- XNNam Hải
- XNPhủ Lý
126.287.538
…..
404.039.976
…..
8.002.000
….
1.610.095.652
….
472.020.802
….
97.048.821
…..
173.105.576
…..
174.149.327
…..
225.801.740
……
3.290.551.432
5
Tài khoản 152:
- XN I
5.226.224
Cộng
126.287.538
1217760626
8.002.000
1.610.095.652
6908127234
504642232
818.946.894
6.843.699.843
3.290.551.432
173.105.576
174.149.327
225.801.740
Biểu số 17: Nhật ký chứng từ số 7
STT
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
TK 142
TK 152
TK 153
TK 214
TK 334
TK 338
TK 621
TK 622
TK 627
Các TK phản ánh ở NKCT khác
Cộng CP
NKCT số 1
NKCT số 2
NKCT số 4
1.
Tài khoản 154:
813.720.650
6.843.699.843
3.290.551.432
10.947.971.925
2.
Tài khoản 621:
813.720.650
813.720.650
3.
Tài khoản 622:
6.436.106.432
407.593.411
6.843.699.843
4.
Tài khoản 627:
126.287.538
404.039.976
8.002.000
1.610.095.652
472.020.802
97.048.821
173.105.576
174.149.327
225.801.740
3.290.551.432
5
Tài khoản 152:
5.226.224
Cộng
126.287.538
1217760626
8.002.000
1.610.095.652
6908127234
504642232
818.946.894
6.843.699.843
3.290.551.432
173.105.576
174.149.327
225.801.740
2.2.3.2 Tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp tính GTSP ở công ty là phương pháp hệ số. Do vậy GTSP sẽ được tính chung cho cả nhóm các sản phẩm sản xuất trong kỳ sau đó sẽ được chia ra cho từng loại căn cứ vào hệ số quy đổi sản phẩm chuẩn.
* Hệ số tính giá thành:
Tại công ty cổ phần may Thăng Long các sản phẩm đều được mã hoá. Công ty sử dụng đơn giá sản phẩm làm hệ số quy đổi sản phẩm. Từ đó công ty xây dựng được một “Bảng hệ thống hệ số quy đổi sản phẩm” (Biểu số 18):
Biểu số 18: Bảng hệ số quy đổi sản phẩm
Công ty cổ phần may Thăng Long
Bảng Hệ Số Quy Đổi Sản Phẩm
Tên sản phẩm
Mã hàng
Hệ số
Áo jacket
Áo DK
Quần soóc
Quần XK
………
J4PA541
DY22381
180652
YT 71300
……….
1.05
0.48
0.98
0.42
………
* Trình tự tính GTSP: Quá trình tính GTSP bao gồm các bước sau
- Bước 1: Tính tổng GTSP của nhóm sản phẩm được sản xuất trong kỳ
- Bước 2: Chia GTSP cho từng loại sản phẩm theo các bước:
Cuối mỗi quý, kế toán thành phẩm có nhiệm vụ phải lập “Báo cáo thành phẩm nhập kho” (Biểu số 19)trong đó thành phẩm nội địa và thành phẩm xuất khẩu được tính riêng. Báo cáo này được chuyển sang cho kế toán chi phí và tính GTSP.
Biểu số 19: Báo cáo thành phẩm nhập kho
Công ty cổ phần may Thăng Long
Phòng kế toán
Thành phẩm nhập kho
Kho nội địa
Tháng
Phiếu nhập
Đơn vị nhập
Mã hàng
Sản l ượng
1
1/1
XN1
JA3-410-25
350
2
½
XN1
JA3-410-25
150
3
1/3
XN1
…..
Cộng
1
4/1
XN2
JP137316
750
2
5/2
XN2
JP137316
250
3
3/3
XN2
…..
Cộng
……
+ Quy đổi sản lượng sản phẩm theo hệ số:
Gọi số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho của SP A và SP B lần lượt là: QA, QB. Hệ số quy đổi SP chuẩn của SP A va SP B lần lượt là: hA, hB
Khi đó sản lượng sản phẩm quy đổi của SP A và SP B là:
Q’A = QA * hA
Q’B = QB * h B
Tổng sản lượng sản phẩm quy đổi là:
Q’ = Q’A + Q’B
+ Tính giá thành một đơn vị sản phẩm quy đổi:
GTSP 1 đơn vị SP quy đổi
=
Tổng GTSP hoàn thành nhập kho
Tổng sản lượng SP quy đổi
Z1 đơn vị SP quy đổi
=
åGTSP
Q’
+ Tính giá thành đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm hay của từng mã hàng:
ZA = Z1đơn vị SP quy đổi * hA
ZB = Z1 đơn vị SP quy đổi * hB
Biểu số 20: Thẻ tính giá thành
Thẻ tính giá thành
Quý 1 năm 2008
Khoản mục CP
Chỉ tiêu
Tổng cộng
CP NVL TT
CP NCTT
CP SXC
CP
NVLC
CP NVLP TT
CP bao bì
1. CPSX KDDD ĐK
1.007.610.769
1.007.610.769
2.CP SX phát sinh trong kỳ
10.947.971.925
1.452.840
396.903.108
415.364.722
6.843.699.843
3.290.551.432
3. Tổng CPSX
11.955.582.694
1.009.063.609
396.903.108
415.364.722
6.843.699.843
3.290.551.432
4. CPSX KDDD CK
2.033.701.740
2.033.701.740
5. Tổng GTSP
9.921.880.954
PHẦN 3HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
3.1 Đánh giá khái quát công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Thăng Long:
Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần may Thăng Long đã khẳng định được thương hiệu của mình với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để có được sự thành công đó, ban lãnh đạo của công ty đã luôn tìm tòi đổi mới tìm ra hướng đi cho công ty. Đóng góp một phần rất lớn trong đó là bộ máy kế toán ở công ty. Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán của công ty, em nhận thấy tổ chức công tác kế toán của công ty có rất nhiều ưu điểm và đồng thời cũng còn tồn tại một số những hạn chế cần khắc phục.
3.1.1 Những ưu điểm:
Về tổ chức bộ máy kế toán:
Với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy mô hoạt động của công ty cổ phần may Thăng Long, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung là khá hợp lý. Mỗi kế toán viên trong công ty đều được phân công công việc rõ ràng. Giữa các cá nhân có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán một cách chính xác hơn. Đồng thời cũng giúp cho việc đối chiếu và kiểm tra dễ dàng hơn, khả năng sai phạm được giảm thiểu. Giữa các bộ phận, các phần hành kế toán luôn có sự phối hợp một cách linh hoạt giúp cho việc hoàn thành các công việc được giao một cách kịp thời. Đội ngũ nhân viên trong phòng kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc cũng là một ưu điểm của công ty. Mọi hoạt động trong phòng kế toán đều được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của kế toán trưởng.
Về công tác tổ chức chứng từ và sổ sách kế toán:
Công ty sử dụng các chứng từ đúng theo mẫu của Bộ tài chính ban hành, trình tự luân chuyển chứng từ diễn ra theo đúng quy định, thường xuyên được kiểm tra kiểm soát nên làm giảm khả năng xảy ra sai phạm.
Sổ sách được ghi chép và phản ánh đúng và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Sổ sách được tổ chức theo hình thức NKCT nên có kết cấu theo nguyên tắc ô bàn cờ, do đó có tính chất đối chiếu kiểm tra cao.Nhiều chỉ tiêu quản lý được kết hợp ghi sẵn trên sổ kế toán NKCT đảm bảo cung cấp thông tin tức thời cho các nhà quản lý và lập báo cáo định kỳ kịp thời hạn.
Việc lựa chọn hình thức ghi sổ là hình thức NKCT đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán, giúp cho việc thực hiện chuyên môn hoá trong phân công công tác kế toán.
Hiện nay công ty đã sử dụng phần mềm kế toán được đặt viết riêng, do vậy việc ghi chép, phản ánh lên sổ được thực hiện nhanh chóng, chính xác và phù hợp với những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Là một doanh nghiệp sản xuất do đó công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là phần hành kế toán quan trọng trong cơ cấu tổ chức hạch toán kế toán tại công ty. Nhìn chung các chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo đúng khoản mục chi phí và phản ánh kịp thời trên sổ sách kế toán.
Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: việc công ty theo dõi và hạch toán chi tiết theo chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ, chi phí Bao bì là rất hợp lý. Với cách làm này công ty có thể theo dõi chính xác tình hình sử dụng từng loại NVL xuất dùng. Đối với Chi phí nguyên vật liệu chính công ty lựa chọn phương pháp hạch toán bàn cắt. NVL chính tiêu hao cho từng mã hàng sẽ được theo dõi chính xác trên “Phiếu theo dõi bàn cắt”, cuối tháng ở các xí nghiệp đều phải tổng hợp các phiếu này thành “Báo cáo thanh toán bàn cắt” giúp kế toán hạch toán chính xác lượng NVL chính tiêu hao cho từng mã hàng, tính toán được lượng NVL chính tiết kiệm được so với định mức.
Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: công ty lựa chọn hình thức trả lương theo sản phẩm và theo thời gian là hợp lý. Việc trả lương theo sản phẩm đối với những ngày công nhân tham gia sản xuất sản phẩm sẽ khuyến khích người lao động làm việc có trách nhiệm và chăm chỉ hơn. Đây là nhân tố rất quan trọng góp phần làm tăng năng suất lao động từ đó tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. Các công nhân sản xuất được hưởng lương theo hệ số phân cấp nhất định tuỳ thuộc vào tay nghề, tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc cũng là một ưu điểm, bởi như vậy việc trả lương cho lao động sẽ chính xác hơn và khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra chế độ thưởng khi tiết kiệm được nguyên vật liệu cũng khuyến khích công nhân sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý, không lãng phí giúp cho việc thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí của công ty. Việc tính lương ở công ty được bộ phận lao động tiền lương của văn phòng công ty thực hiện trên phần mềm tính lương, do đó việc tính lương cho cán bộ, công nhân trong công ty mang tính chính xác cao.
Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: việc chi tiết theo từng khoản mục cũng giúp cho công tác hạch toán được chính xác, rõ ràng. Công ty lựa chọn tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung theo sản lượng sản phẩm hoàn thành quy đổi là hợp lý với phương pháp tính giá thành theo hệ số quy đổi sản phẩm chuẩn.
Trong công tác tính giá thành: việc xác định đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hay tính giá thành cho các mã hàng là hoàn toàn hợp lý với điều kiện sản xuất của công ty là sản xuất rất nhiều loại sản phẩm hàng may mặc. Với đặc điểm của ngành may mặc, việc xác định định mức tiêu hao cho các sản phẩm khá dễ dàng và chính xác. Do đó đơn giá của các sản phẩm được xác định cũng khá chính xác. Việc lựa chọn đơn giá sản phẩm làm hệ số quy đổi sản phẩm, là hệ số tính giá thành trong phương pháp tính giá thành theo hệ số là rất hợp lý.
3.1.2 Những tồn tại:
Về tổ chức bộ máy kế toán:
Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới là sẽ phát triển theo mô hình tập đoàn, khi đó quy mô hoạt động của công ty sẽ rất lớn vì vậy mô hình kế toán tập trung sẽ không còn phù hợp, không đáp ứng được khối lượng công việc kế toán.
Về hình thức ghi sổ kế toán:
Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán của Công ty Điện lực Hà Nội, với hình thức ghi sổ là Nhật ký chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán tương đối phức tạp, gây ra những khó khăn, phức tạp trong việc áp dụng kế toán máy.
Về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Hiện nay đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, trong khi kế toán đã tổ chức theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo xí nghiệp, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như vậy làm giảm khả năng quản lý chi phí theo nơi phát sinh chi phí.
Đối với khoản mục CP NVL trực tiếp: Công ty tiến hành tập hợp CP NVL cho toàn bộ quy trình công nghệ và chi tiết theo xí nghiệp như vậy khi đến kỳ tính giá thành có đơn đặt hàng chưa hoàn thành khiến cho kế toán gặp khó khăn trong việc xác định CP NVL TT cho các đơn đặt hàng đã hoàn thành. Ngoài ra công ty không sử dụng “Bảng phân bổ NVL” nên rất dễ làm người sử dụng thông tin gặp khó khăn trong việc theo dõi tình hình sử dụng NVL ở công ty.
Do đặc điểm của ngành dệt may, trong quá trình sản xuất sẽ có các đầu tấm đoạn nối hay vải thừa, vải vụn. Đặc biệt trong loại hình sản xuất gia công, định mức tiêu hao NVL thực tế thường thấp hơn so với định mức ghi trong hợp đồng, phần chênh lệch này được theo dõi trên “Báo cáo tiết kiệm NVL” nhưng lại không được tính làm giảm chi phí sản xuất. Điều này làm cho giá thành sản phẩm phản ánh không chính xác chi phí sản xuất tiêu hao. Bên cạnh đó, phế liệu thu hồi khi bán thanh lý công ty lại hạch toán là một khoản doanh thu, điều này đã phản ánh sai lệch tính chất của khoản thu.
Đối với khoản mục CP NCTT: công ty cũng tập hợp chi phí phát sinh theo xí nghiệp, nhưng thực tế đến kỳ tính giá thành có nhiều đơn đặt hàng chưa hoàn thành nên việc tập hợp CP NCTT theo xí nghiệp sẽ làm cho việc tính giá thành sản phẩm không chính xác.
Đối với khoản mục CP SXC: công ty tiến hành tập hợp CP SXC trên phạm vi toàn công ty sau đó sẽ tiến hành phân bổ cho từng xí nghiệp cà từng mã hàng theo tiêu thức là sản lượng quy đổi của các mã hàng, chứ không tập hợp theo từng xí nghiệp, điều này dẫn đến công ty không thể theo dõi được tình hình sử dụng và tiết kiệm chi phí sản xuất ở từng phân xưởng, đặc biệt trong điều kiện công ty hiện nay còn có các xí nghiệp ở các tỉnh thành khác. Như vậy cách theo dõi khoản mục chi phí sản xuất chung như hiện nay là không hợp lý vì nó sẽ không phản ánh được chính xác CPSXC thực tế phát sinh ở các xí nghiệp, việc phân bổ chi phí cho từng xí nghiệp không cho kết quả chính xác sẽ làm sai lệch tổng chi phí phát sinh ở các xí nghiệp, đồng thời không khuyến khích nhân viên ở xí nghiệp sử dụng tiết kiệm CPSXC để nhằm thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất của công ty.
Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của công ty là đánh giá theo NVL chính, phương pháp này được áp dụng trong điều kiện khoản mục chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX (thường từ khoảng 70% - 90% tổng chi phí sản xuất). Nhưng do đặc điểm của công ty loại hình sản xuất gia công là chủ yếu, đối với loại hình sản xuất gia công thì toàn bộ NVL là do khách hàng cung cấp, công ty chỉ phải chịu chi phí vận chuyển NVL nên tỷ trọng chi phí NVL trong tổng CPSX không lớn. Áp dụng đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này là không thích hợp và còn phản ánh sai lệch giá trị sản phẩm dở dang, dẫn đến việc tính giá thành không chính xác. Hơn nữa đối với loại hình sản xuất theo đơn đặt hàng thì việc tính giá thành sản phẩm chỉ được tiến hành khi đơn đặt hàng đã hoàn thành, đối với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phi sản xuất đã tập hợp cho đơn đặt hàng đó đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau, do đo việc đánh giá sản phẩm dở dang là không cần thiết nó vừa làm tăng khối lượng công việc lại vừa phản ánh không chính xác giá trị sản phẩm dở dang trong khi đó đây lại là loại hình sản xuất chủ yếu của công ty.
Về kỳ tính giá thành ở công ty là theo quý nên thông tin về chi phí và giá thành không nhanh nhạy và đôi khi không đáp ứng được yêu cầu của quản lý và không theo kịp sự biến động của thị trường.
3.2 Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty may Thăng Long:
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty may Thăng Long:
Hiện nay dưới tác động của xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Một trong những cách nâng cao khả năng cạnh tranh cho mình là các doanh nghiệp phải thực hiện tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện được mục tiêu này thì những thông tin về CPSX và GTSP do kế toán cung cấp có ý nghĩa rất quan trọng, đòi hỏi thông tin kế toán cung cấp phải phản ánh chính xác được CPSX và GTSP của doanh nghiệp.
Hiện nay, ngành dệt may đang là một trong những ngành được nhà nước chú trọng phát triển và cũng là một trong những ngành có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và GDP của nền kinh tế quốc dân, các sản phẩm dệt may của Việt Nam có mặt tại rất nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, đây cũng là ngành có tiềm năng và điều kiện phát triển rất tốt. Với đặc điểm là một ngành công nghiệp nhẹ, yêu cầu về khoa học công nghệ không cao thích hợp với điều kiện của những nước đang phát triển như Việt Nam. Xét về các yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là các loại vải, sợi…đây đều là những nguyên vật liệu mà thị trường nội địa sẵn có với chất lượng tốt, phong phú về chủng loại và giá cả phù hợp. Về nhân công, đây là ngành sản xuất không đòi hỏi nhân công phải có trình độ cao, việc đào tạo cũng không khó khăn. Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công lại rẻ…Bên cạnh đó, thị trường ở cả trong và ngoài nước mặc dù có sự cạnh tranh nhưng vẫn chưa được khai thác hết. Do đó, tiềm năng phát triển của ngành là rất lớn. Trong điều kiện hiện nay khi chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì việc xâm nhập vào thị trường thế giới cũng trở nên dễ dàng hơn.
Công ty cổ phần may Thăng Long là một công ty lớn và có bề dày lịch sử phát triển, là một doanh nghiệp luôn đi đầu trong ngành dệt may, công ty đã khẳng định được thương hiệu của mình với người tiêu dùng. Với xu thế phát triển của ngành, công ty cổ phần may Thăng Long cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế và công ty cổ phần may Thăng Long cũng nằm trong số đó. Đặc biệt hiện nay công ty đã trở thành công ty có 100% vốn do các cổ đông đóng góp nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh đang là vấn đề đặt ra đối với công ty. Với những điều kiện thuận lợi về các yếu tố đầu vào thì giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua thực hiện mục tiêu tiết kiệm CPSX và hạ GTSP rất cần được chú trọng. Đây cũng là điều mà tất cả các doanh nghiệp muốn hướng đến. Để đạt được mục tiêu đó thì công ty cần phải có hệ thống kế toán tốt, nhất là phải có phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp, có thể cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định kịp thời. Từ đó mới đưa ra được các giải pháp để quản lý chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm được chi phí sản xuất mà vẫn cải thiện được chất lượng sản phẩm và thực hiện được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.
Trong tương lai, công ty cổ phần may Thăng Long sẽ phát triển theo mô hình tập đoàn với nhiều công ty con nên vịêc phải hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán CPSX và tính GTSP nói riêng là rất cần thiết và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty.
3.2.3. Yêu cầu hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cao su Việt Trung.
Việc hoàn thiện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo cho bộ máy kế toán được gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn.
Thứ hai, hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời, chính xác, đầy đủ và phục vụ cho việc ra quyết đinh quản lý của Công ty.
Thứ ba, hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất phải không làm ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và vẫn đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán do nhà nước ban hành.
Thứ tư, Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuát phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với cơ chế tài chính.
Thứ năm, hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với sự phát triển của Công ty. Kết quả công tác hoàn thiện không chỉ phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao đời songs người lao động.
3.2.4. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Thăng Long:
3.2.2.1 Hoàn thiện về hình thức ghi sổ:
Hình thức ghi sổ mà công ty đang áp dụng là hình thức nhật ký-chứng từ. Đây là hình thức có ưu điểm là phản ánh được toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng lại hệ thống chứng từ, sổ sách khá phức tạp. Hiện nay công ty áp dụng song song cả kế toán thủ công và kế toán máy. Thực tế đã cho thấy hình thức nhật ký-chứng từ khi áp dụng vào phần mềm kế toán máy gặp rất nhiều khó khăn. Phần mềm kế toán máy của công ty điện lực Hà Nội mà công ty đang sử dụng mặc dù hiện đại và được viết dựa vào những đặc điểm của công ty nhưng vẫn chưa khắc phục được nhược điểm của hình thức nhật ký-chứng từ. Phần mềm kế toán máy của công ty sử dụng hình thức ghi sổ là hình thức nhật ký chung. Do đó tại công ty tồn tại song song cả hai hệ thống sổ sách kế toán của hai hình thức ghi sổ này, điều này gây ra sự khó khăn phức tạp cho công tác kế toán, làm tăng khối lượng công việc ảnh hưởng đến quá trình cung cấp thông tin… Do đó theo em công ty nên xem xét lại hình thức ghi sổ đang áp dụng, có thể lựa chọn hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Điều này sẽ làm giảm khối lượng công việc cho nhân viên cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình ghi chép, lưu trữ thông tin kế toán mà lại đảm bảo phù hợp với phần mềm kế toán máy mà công ty đang sử dụng.
3.2.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí:
Hiện nay, công ty tiến hành tập hợp chi phí cho toàn bộ quá trình công nghệ sản xuất. Trong khi loại hình sản xuất chủ yếu ở công ty là sản xuất gia công theo đơn đặt hàng, mặt khác kế toán cũng tổ chức hạch toán các khoản mục chi phí chi tiết theo từng xí nghiệp. Vì vậy theo em công ty nên xem xét lại việc xác định đối tượng tập hợp chi phí, để thuận tiện cho việc tính giá thành và quản lý chi phí theo nơi phát sinh chi phí công ty nên tập hợp CPSX theo từng xí nghiệp thành viên và chi tiết cho từng đơn đặt hàng ở các xí nghiệp. Như vậy đồng thời cũng có thể đánh giá được hiểu quả kinh tế mà từng đơn đặt hàng đem lại làm cơ sở để ký kết các hợp đồng mới.
3.2.2.3 Tổ chức hạch toán các khoản mục chi phí:
Đối với khoản mục CP NVL TT: được chi tiết thành ba khoản mục. Trong đó có khoản mục CP NVL chính được hạch toán theo phương pháp bàn cắt. Do đặc điểm của ngành dệt may nên thường bao giờ cũng xuất hiện NVL thừa là vải vụn, vải thừa…Chúng có thể sử dụng để may các chi tiết phụ cho các mã hàng khác hoặc thu hồi để thanh lý. Nhưng khi hạch toán công ty không trừ đi phần chi phí tiết kiệm này, làm cho giá thành sản phẩm sẽ tăng lên. Do vậy em nghĩ công ty nên trừ phần chi phí NVL tiết kiệm được vào chi phí sản xuất. Ngoài ra khi hạch toán CP NVL TT công ty cần sử dụng bảng phân bổ NVL để tiện cho người sử dụng thông tin.
Bảng phân bổ Nguyên vật liệu
STT
Ghi Có TK
Đối tượng sử dụng
(Ghi Nợ các TK)
Tài khoản 152
1
2
3
4
TK 621- CPNVL TT
-Phân xưởng 1
-Phân xưởng 2
…..
TK 627- CPSXC
-Phân xưởng 1
-Phân xưởng 2
…
TK 641- CP bán hàng
TK 642- CP quản lý DN
…
Cộng
Phần phế liệu thu hồi, công ty nên coi là một khoản thu nhập khác và hạch toán vào tài khoản thu nhập khác (TK 711):
Nợ TK 152:
Có TK 711:
Để giúp cho công việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành đặc biệt đối với hình thức gia công thì CP NCTT nên tập hợp cho từng xí nghiệp và chi tiết theo đơn đặt hàng. Trong loại hình sản xuất gia công, chi phí vận chuyển NVL chính cũng nên tập hợp theo từng xí nghiệp rồi phân bổ cho từng đơn hàng từ đó lại phân bổ từng mã hàng sản xuất tại xí nghiệp.
Đối với khoản mục CP NCTT hiện nay công ty đang tập hợp cho toàn công ty rồi chi tiết theo xí nghiệp nhưng đến kỳ tính giá thành có đơn đặt hàng chưa hoàn thành nên việc xác định CP NCTT cho các đơn đặt hàng đã hoàn thành sẽ khó khăn và phức tạp, do vậy theo em công ty nên tổ chức tập hợp chi phí nhân công theo xí nghiệp sản xuất và sau đó chi tiết cho từng đơn đặt hàng.
Đối với khoản mục CP SXC: hiện nay công ty tập hợp cho toàn bộ công ty. Theo em để có thể theo dõi được tình hình sử dụng và tiết kiệm chi phí tại các xí nghiệp đồng thời đảm bảo phản ánh chính xác khi tổng chi phi sản xuất phát sinh ở từng xí nghiệp thì công ty nên tập hợp CP SXC theo xí nghiệp và chi tiết cho đơn đặt hàng, như vậy số liệu trên bảng kê số 4 sẽ chính xác hơn từ đó việc tính GTSP cũng được phản ánh chính xác hơn.
3.2.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang:
Do CP NVL chính không phải là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX của công ty. Do đó theo em công ty không nên áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí NVL chính. Mặt khác, loại hình sản xuất chủ yếu của công ty là sản xuất theo các đơn đặt hàng, do đó theo em công ty không cần thiết phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Như vậy giá trị sản phẩm dở dang không bị phản ánh sai lệch, hơn nữa cũng làm giảm sự phức tạp trong công tác tính giá thành mà giá thành sản phẩm lại được phản ánh một cách chính xác. Theo đó, đến cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành tính giá thành cho các đơn đặt hàng đã hoàn thành để giao cho khách hàng và thanh lý hợp đồng. Đối với các đơn đặt hàng chưa hoàn thành, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đã được tập hợp theo khoản mục chi phí sẽ đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau và kết chuyển sang tài khoản CP SXKD DD (TK 154). Sang kỳ sau sẽ trở thành CP SXKD DD đầu kỳ, chi phí sản xuất phát sinh cho đơn đặt hàng này lại được tập hợp theo khoản mục chi phí, đến khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tiến hành tính giá thành sản phẩm cho đơn đặt hàng này.
3.2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Hiện nay, loại hình sản xuất gia công chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động sản xuất ở công ty nên theo em công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. Khi đó có thể coi toàn bộ các sản phẩm sản xuất theo loại hình mua đứt-bán đoạn là một đơn đặt hàng.
Các khoản mục CPSX sẽ được tập hợp theo từng xí nghiệp và sau đó sẽ được chi tiết theo đơn đặt hàng. Khoản mục CP SXC cũng sẽ tập hợp cho từng xí nghiệp, đến cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng.
Cuối kỳ, kế toán lập “Bảng kê chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng” rồi lập thẻ tính giá thành cho các đơn đặt hàng hoàn thành và tính giá thành cho đơn đặt hàng đó. Từ đó tính được GTSP đơn vị sản phẩm của các mã hàng trong đơn đặt hàng. Khi tiến hành tính GTSP cho từng mã hàng trong đơn đặt hàng, công ty có thể tiến hành tính GTSP theo phương pháp hệ số như hiện nay. Như vậy sẽ vừa đảm bảo phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty, GTSP sẽ được tính một cách đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo chính xác lại giảm được đáng kể khối lượng công việc cho kế toán.
3.2.2.6 Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Song song với công tác kế toán tài chính ở công ty cũng tổ chức kế toán quản trị. Để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm thì việc hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính GTSP ở cả hai bộ phận kế toán là kế toán tài chính và kế toán quản trị là rất cần thiết. Từ việc tổ chức công tác kế toán tài chính CPSX và tính GTSP, công ty phải xây dựng hệ thống kế toán quản trị CPSX và tính GTSP đảm bảo việc phân chia CPSX, kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp theo nhiều tiêu thức phân loại khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cho các mục đích quản lý trong doanh nghiệp. Công tác kế toán quản trị CPSX và tính GTSP phải phản ánh được CPSX kinh doanh toàn doanh nghiệp theo các bộ phận, các địa điểm phát sinh, các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, các giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất, các hợp đồng, các đơn đặt hàng... Đông thời phải phản ánh được tình hình thực hiện dự toán, định mức CPSX và GTSP, giải trình được các nguyên nhân tạo ra các chênh lệch giữa thực tế với dự toán và định mức.
Từ thông tin kế toán cung cấp ở hai bộ phận, ban lãnh đạo công ty sẽ nắm bắt được một cách chính xác tình hình sử dụng và tiết kiệm CPSX cũng như tính chính xác của việc tính giá thành. Từ những thông tin này ban lãnh đạo công ty sẽ có những quyết định phù hợp để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty. Hiện nay tại công ty cổ phần may Thăng Long chưa tổ chức bộ phận kế toán quản trị riêng biệt, các báo cáo quản trị được kế toán tổng hợp lập để phục vụ cho mục đích quản lý của các nhà quản trị. Như vậy khối lượng công việc của kế toán tổng hợp tăng lên khá nhiều và rất vất vả. Vì thế theo em để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính chính xác đầy đủ và kịp thời của báo cáo quản trị thì công ty nên tổ chức thêm bộ phận kế toán quản trị riêng biệt theo nhu cầu của công ty.
KẾT LUẬN
Hiện nay, ngành dệt may là một trong những ngành đang phát triển và đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng như đóng góp vào GDP cho nền kinh tế quốc dân. Cùng với xu thế phát triển của ngành, công ty cổ phần may Thăng Long cũng đã và đang cố gắng không ngừng cải tiến dây chuyền công nghệ, hoàn thiện bộ máy quản lý, chính sách sử dụng lao động, các chính sách marketing… và công tác kế toán đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của công ty. Đặc biệt với mục tiêu phát triển của công ty trong tương lai là phát triển theo mô hình tập đoàn thì việc hoàn thiện bộ máy quản lý, hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là việc rất cần thiết.
Trong thời gian thực tập tại công ty được sự đồng ý của ban giám đốc công ty, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú tại phòng kế toán công ty cổ phần may Thăng Long, em đã được tiếp xúc và tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại công ty. Từ đó có thêm những hiểu biết về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung em đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình nhưng do hạn chế về trình độ lý luận và thiếu kiến thức thực tiễn nên chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của ban giám đốc và các cô chú tại phòng kế toán của công ty cũng như của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu do phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần may Thăng Lông cung cấp.
2. Công ty Cổ phần may Thăng Long những chặng đường lịch sử (lưu hành nội bộ)
3. Luận văn tốt nghiệp của các khoá 44,45
4. Quyết định 15/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006.
5. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp,Chủ biên: PGS.TS. Đặng Thị Loan, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
6. “Chuyên khảo hướng dẫn thực hành về kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp” - Chủ biên: PTS. Võ Văn Nhị - NXB Thống kê 2000
7. “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm – Nhà giáo ưu tú. Vũ Huy Cẩm – NXB Thống kê 1996
8. Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp” - Chủ biên: PTS. Võ Văn Nhị - NXB Thống kê
9. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – PGS. TS Nguyễn Văn Công – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội 2006
10. Tạp chí kế toán, kiểm toan, công báo
11. Website: http:// www.thaloga.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10775.doc