Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty lương thực cấp I Lương Yên

Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty lương thực cấp I Lương Yên cùng với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, em đã nhận thức được ý nghĩa của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đó là khâu quan trọng không thể thiếu được của bất kỳ một quá trình hạch toán kinh tế nào. Do vậy em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty lương thực cấp I Lương Yên “ Trong một chừng mực nhất định phù hợp với khả năng và trình độ của bản thân, đề tài đã giải quyết được những nội dung và yêu cầu cơ bản sau: - Về mặt lý luận: Đã trình bày một cách khái quát có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, từ đó có sự vận dụng thích hợp đối với từng loại doanh nghiệp cụ thể. - Về mặt thực tế: Trên cơ sở tìm hiểu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty lương thực cấp I Lương Yên, đề ra những định hướng có bản cũng như các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm nói riêng cũng như công tác kế toán nói chung.

doc103 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty lương thực cấp I Lương Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông Đức Số ca tham gia sản xuất: 24 ngày. Mức độ hoàn thành định mức sản xuất: 107 % Lương cơ bản: 420.480 đ Phụ cấp trách nhiệm: 14400đ + Xác định mức lương bình quân ngày: 420.480 + 14.400 26 x 2 = 33.452 đ + Lương sản phẩm của anh Đức: 33.452 x 24 x 1,07 = 859.047 đ * Cụ thể công việc tính toán tiền lương của công nhân viên phân xưởng như sau: - Hàng ngày, tổ trưởng các tổ chấm công, cuối tháng nộp bảng chấm công lên phòng tổ chức - hành chính. - Căn cứ vào bảng chấm công đã được duyệt, căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức, nhân viên lao động tiền lương tiến hành tính lương theo thời gian, lương theo sản phẩm. * Để tập hợp chi phí nhân công, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hàng quý căn cứ vào Bảng thanh toán lương (mẫu 06) do phòng tổ chức thực hiện để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. - Bảng thanh toán lương phản ánh toàn bộ số tiền lương phải trả cho toàn công ty, cho từng nhân viên. - Kế toán chi phí sản xuất sẽ căn cứ vào dòng tổng cộng tiền lương của phân xưởng sản xuất mì để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, tính vào giá thành sản phẩm. * Việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ ở công ty lương thực cấp I Lương Yên tiến hành như sau: kế toán chỉ trích 17 % theo mức lương thực tế phải trả vào giá thành (trong đó 15% BHXH, 2% BHYT), còn trích 2% KPCĐ theo mức lương thực tế phải trả vào chi phí quản lý doanh nghiệp. * Số liệu thực tế quý I/ 2001. - Từ bảng tính lương (mẫu 06) ta tính được tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất quý I/ 2001 là: 22.000.194đ Trong đó: Tháng 1: 7.259.814đ Tháng 2: 6.393.960đ Tháng 3: 8.346.420đ - Kế toán tính các khoản trích nộp (BHXH, BHYT) của phân xưởng sản xuất trong quý I/2001: BHXH = 22.000.194 *15% = 3.300.029 đ BHYT = 22.000.194 * 2% = 440.003 đ - Tiền lương phải trả cho công nhân và các khoản trích nộp BHXH, BHYT không được chi tiết riêng cho mì kg và mì gà, kế toán sẽ tiến hành phân bổ khi tính giá thành. - Việc tập hợp chi phí nhân công được kế toán chi phí và tính giá thành tập hợp cho từng đối tượng trên phiếu kế toán (mẫu 08) theo định khoản: Nợ TK 1541: 25.740.226 đ Có TK 334: 22.000.194 đ Có TK 3383: 3.300.029 đ Có TK 3384: 440.003 đ - Cuối quý căn cứ vào tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT tập hợp trên phiếu kế toán (mẫu 08), kế toán ghi vào sổ cái TK 154. (Mẫu 09) 1.2.3. Kế toán khấu hao tài sản cố định. Tài sản cố định (TSCĐ) ở công ty có giá trị tương đối lớn (chiếm 56% tổng số tài sản) và đa dạng về chủng loại bao gồm: - Nhà cửa: Nhà làm việc, nhà kho, nhà sản xuất. - Vật kiến trúc: Tường rào, hệ thống khử bụi, ống khói. - Máy móc thiết bị: Thiết bị sản xuất mì, máy đóng gói gia vị. Tài sản cố định được dùng cho hoạt động sản xuất mì, gia công gia vị và kinh doanh lương thực. Để tính khấu hao tài sản cố định, kế toán thực hiện theo quyết định 1062 TC/ QĐ/ CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính. Khấu hao trong doanh nghiệp được xác định theo phương pháp khấu hao đường thẳng, cụ thể: - Xác định thời gian sử dụng TSCĐ và đăng kí với cơ quan tài chính trực tiếp quản lý và cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. - Xác định mức khấu hao bình quân năm, quý theo công thức: Mức khấu hao BQ năm (quý) = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng = Giá trị còn lại của TSCĐ Thời gian sử dụng còn lại Ví dụ : 10840000 4 =2710000 đ -Mức khấu hao bình quân năm của thiết bị chiên = Căn cứ vào bản đăng kí mức trích khấu hao TSCĐ quý I /2001 của công ty (mẫu 11) ta tính được: - - Mức khấu hao bình quân quý = 2710000 4 = 677500 đ Tuy nhiên, trong quý I /2001, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã không căn cứ vào mức khấu hao phải trích để tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ cho sản xuất mì mà căn cứ vào “ Sức chịu đựng” của giá thành sản phẩm để “ bốc “ số chi phí khấu hao cho chúng. Cụ thể là trích khấu hao TSCĐ cho sản xuất mì quý I/ 2001 là 5.397.020 Khoản chi phí này kế toán cũng không tính riêng cho mì kg và mì gà như NVL mà sẽ phân bổ khi tính giá thành vào cuối quý. Sau đó, cuối quý kế toán tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ trên phiếu kế toán như phần tập hợp NVL theo định khoản: Nợ TK 1541: 5.397.020 Có TK 214: 5.397.020 và số liệu trên phiếu kế toán được chuyển ghi sổ cái TK 154. Tổng cộng Đơn vị: Đồng Tổng cộng 5.729.609 5.863.255 2.837.769 8.475.095 7.259.814 818.909 1.904.946 978.090 783.144 908.303 806.890 621.616 437.916 30.165.542 Bảng tổng hợp thanh toán lương Tháng 1/2001 Lương sản phẩm 7.259.814 818.909 1.904.946 978.090 783.144 908.303 806.890 621.616 437.916 7.259.814 Lương thời gian 5.729.609 5.863.255 2.837.769 8.475.095 22.905.728 Phụ cấp 170.000 230.000 120.000 144.000 144.000 28.800 28.800 28.800 14.400 14.400 14.400 14.400 808.000 Lương cơ bản 3.752.000 4.137.000 1.858.300 6.489.000 4.231.000 517.120 838.560 622.120 580.560 244.000 420.000 663.200 354.440 20.467.300 Mẫu 06 Tên đơn vị Phòng TCHC Phòng kinh doanh Phòng KTĐT Phòng TCKT Xí nghiệp NC - Tổ bảo vệ - Tổ kỹ thuật - Tổ nồi hơi - Tổ phục vụ - Tổ chiên - Tổ cán trộn - Tổ chén - Tổ đóng gói Tổng cộng STT 1 2 3 4 5 Đơn vị: Đồng Tổng cộng 4.622.220 6.993.880 3.721.960 8.980.120 6.393.960 795.340 1.120.300 831.000 713.820 386.400 738.000 1.300.200 509.080 30.712.140 Bảng tổng hợp thanh toán lương Tháng 2/2001 Lương sản phẩm 6.393.960 795.340 1.120.000 831.000 713.820 386.400 738.000 1.300.200 509.080 6.393.960 Lương thời gian 4.622.220 6.993.880 37.721.960 8.980.120 24.318.180 Phụ cấp 170.000 230.000 120.000 144.000 144.000 28.800 28.800 28.800 14.400 14.400 14.400 14.400 808.000 Lương cơ bản 3.752.000 4.137.000 1.858.300 6.489.000 4.231.000 517.120 838.560 622.120 580.560 244.000 420.000 663.200 345.440 20.467.300 Mẫu 06 Tên đơn vị Phòng TCHC Phòng kinh doanh Phòng KTĐT Phòng TCKT Xí nghiệp NC - Tổ bảo vệ - Tổ kỹ thuật - Tổ nồi hơi - Tổ phục vụ - Tổ chiên - Tổ cán trộn - Tổ chén - Tổ đóng gói Tổng cộng STT 1 2 3 4 5 Tổng cộng 4.895.609 5.860.000 2.837.769 8.645.075 8.346.420 837.200 1.427.350 948.000 874.350 878.850 780.320 1.148.750 1.451.600 30.584.873 Bảng tổng hợp thanh toán lương Tháng 3/2001 Lương sản phẩm 8.346.420 837.200 1.427.350 948.000 874.350 878.850 780.320 1.148.750 1.451.600 8.346.420 Lương thời gian 4.895.609 5.860.000 2.837.769 8.645.075 22.328.453 Phụ cấp 170.000 230.000 120.000 144.000 144.000 28.800 28.800 28.800 14.400 14.400 14.400 14.400 808.000 Lương cơ bản 3.752.000 4.137.000 1.858.300 6.489.000 4.231.000 517.120 838.560 622.120 580.560 244.000 420.000 663.200 345.440 20.467.300 Mẫu 06 Tên đơn vị Phòng TCHC Phòng kinh doanh Phòng KTĐT Phòng TCKT Xí nghiệp NC - Tổ bảo vệ - Tổ kỹ thuật - Tổ nồi hơi - Tổ phục vụ - Tổ chiên - tổ cán trộn - tổ chén - Tổ đóng gói Tổng cộng STT 1 2 3 4 5 Đơn vị: Đồng Khấu hao quý I/2001 10.379.175 959.702 3.397.965 1.191.715 1.900.893 280.000 35.375.919 677.500 Khấu hao bình quân (năm) 41.516.701 3.838.806 13.591.858 4.766.861 7.603.572 1.120.000 141.503.676 2.710.000 Bảng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ Quý I/2001 Thời gian sử dụng Còn lại (năm) 9 4 2 7 2 4 5 4 Giá trị còn lại đến 1/1/1999 373.650.310 15.355.222 27.183.716 33.368.029 15.207.144 4.480.000 707.518.382 10.840.000 Nguyên giá 428.678.266 21.680.000 59.847.633 42.138.000 30.950.765 7.000.000 1.997.871.250 20.000.000 Mẫu 11 Tên TSCĐ 1. Nhà cửa Nhà sản xuất mì Nhà sản xuất gia vị Nhà kho NL ..................... 2. Vật kiến trúc HT khử bụi ..................... 3. Máy móc thiết bị Trạmbiến áp Máy trộn gia vị Thiết bị cấp nhiệt Thiết bị chiên ....................... 1.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận,tổ đội sản xuất. Để phục vụ sản xuất, phân xưởng sản xuất mì của công ty phải mua dịch vụ điện nước từ bên ngoài. Ngoài ra công ty phải trả các khoản chi phí khác như tiền thu sử dụng vốn và các khoản chi khác bằng tiền. Những khoản này kế toán công ty đều hạch toán vào chi phí sản xuất chung và sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung để tập hợp. Cụ thể trong quý I/2001, chi phí sản xuất chung tập hợp cho phân xưởng sản xuất mì như sau: - Thu sử dụng vốn phải tính cho SX của phân xưởng mì: 2.058.378 đ - Chi phí điện nước và chi phí khác: 5.652.576 đ Cộng 7.710.954 đ Cuối quý, từ chứng từ phản ánh chi phí sản xuất chung phát sinh, kế toán phản ánh việc tập hợp chi phí sản xuất chung trên phiếu kế toán tương tự như các phần trên theo định khoản: Nợ TK 627: 7.710.954 đ Có TK 3335: 2.058.378 đ Có TK 111: 5.652.576 đ và số liệu trên được chuyển ghi sổ cái TK 627 (mẫu 07) và sổ cái TK 154 (mẫu 09) Mẫu 07 Sổ cái TK 627- CPSXC Quý I / 2001 Đơn vị: đồng Diễn giải SHTKĐU Số tiền Nợ Có Thu sử dụng vốn tính cho SX Chi phí điện nước và chi phí khác tính cho SX mì Tổng chi phí sản xuất chung cho SX mì Cộng số phát sinh 3335 111 1541 2.058.378 5.652.576 7.710.954 7.710.954 1.2.5. Tập hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng. Như trên đã đề cập, cuối quý căn cứ vào các chứng từ gốc, các tài liệu liên quan tiến hành tập hợp trực tiếp các chi phí liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí và phân bổ gián tiếp các chi phí đồng thời liên quan đến nhiều đối tượng, thể hiện trên phiếu kế toán (mẫu 08). Phiếu kế toán có kết cấu như sổ Nhật ký chung. Trên phiếu kế toán đồng thời ghi nhiều nghiệp vụ liên quan đến các phần hành kế toán khác không riêng chỉ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phiếu kế toán (mẫu 08) được trích sau đây thể hiện toàn bộ chi phí được tập hợp cho sản xuất mì ở phân xưởng sản xuất mì của công ty lương thực cấp I Lương Yên theo định khoản: Nợ TK 155: 939.226.538 đ Có TK 1541: 939.226.538 đ Mẫu 08: Phiếu kế toán Quý I / 2001 Đơn vị: đồng Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có ... Xuất nguyên liệu cho SX mì Xuất bao bì đóng gói cho SX mì Xuất nhiên liệu cho SX mì Tiền lương công nhân SX mì Trích BHXH công nhân SX mì Trích BHYT công nhân SX mì CP khấu hao SX mì Tổng chi phí SXC cho SX mì Nhập kho mì hoàn thành 1541 1541 1541 1541 1541 1541 1541 1541 155 1521 1522 1523 334 3383 3384 214 627 1541 800.158.243 26.795.453 73.424.642 22.000.194 3.300.029 440.003 5.397.020 7.710.954 939.226.538 800.158.243 26.795.453 73.424.642 22.000.194 3.300.029 440.003 5.397.020 7.710.954 939.226.538 Cuối quý, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào phiếu kế toán mở sổ cái TK154 ghi chép phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành của sản phẩm hoàn thành (thành phẩm mì). Mẫu 09: Sổ cái TK 154 Quý I/ 2001 Đơn vị: đồng Diễn giải SHTKĐU Số tiền Nợ Có SDĐK Xuất nguyên liệu cho SX mì Xuất bao bì đóng gói cho SX mì Xuất nhiên liệu cho SX mì Tiền lương công nhân SX mì Trích BHXH công nhân SX mì Trích BHYT công nhân SX mì CP khấu hao SX mì Tổng chi phí SXC cho SX mì Nhập kho mì hoàn thành Cộng số phát sinh SDCK 1521 1522 1523 334 3383 3384 214 627 155 0 800.158.243 26.795.453 73.424.642 22.000.194 3.300.029 440.003 5.397.020 7.710.954 939.226.538 0 939.226.538 1.2.6. Đánh giá sản phẩm dở dang ở công ty lương thực cấp I Lương Yên. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế tạo nằm trong dây truyền công nghệ sản xuất, chưa hoàn thành và những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa qua kiểm tra chất lượng, chưa nhập kho. Để tính được giá thành cho sản phẩm hoàn thành nhập kho trong quý, kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Tuy nhiên, tại công ty do chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị sản phẩm làm dở cuối kì khôngđáng kể (ít xảy ra,nếu có sản phẩm dở chỉ là phần nước dịch đã pha- như phần đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã trình bày) nên kế toán không đánh giá sản phẩm làm dở. 2. Công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty lương thực cấp I Lương Yên Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của giá thành sản phẩm công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty được tiến hành thường xuyên và được quan tâm đúng mức. 2.1.Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành. Công ty lương thực cấp I Lương Yên có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm kiểu chế biến liên tục, chỉ những sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng mới là thành phẩm. Công ty không có nửa thành phẩm bán ra ngoài hay nhập kho, do đó đối tượng tính giá thành là những thành phẩm thực sự đã hoàn thành nhập kho thành phẩm.(Đối tượng tính gía thành của phân xưởng là khối lượng mì sản xuất hoàn thành trong kì và gia vị mì.Trong phạm vi luận văn này sẽ đề cập đến việc tính giá thành liên sản phẩm mì- đây là sản phẩm chính của doanh nghiệp). Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành tại công ty phù hợp với nhau. Đơn vị tính giá thành của sản phẩm là đ/ kg hoặc đ/ gói. Kỳ tính giá thành: Chu kì sản xuất ở công ty là xen kẽ liên tục nên để phù hợp với yêu cầu quản lý công ty xác định kỳ tính giá thành sản phẩm là theo quý. Sau quá trình gia công, chế biến tại phân xưởng sản phẩm sản xuất ra là liên sản phẩm mì. Bao gồm hai loại mì chủ yếu là mì kg và mì gà. Trong đó: Mì kg gồm có nhiều loại: - Mì cân kg. - Mì gói 500g. - Mì khô. - Mì cục. - Mì vụn dầu. Mì gà gồm 2 loại: - Mì cân gà. - Mì gói 700 g. ở công ty các loại mì trên đều được tính giá thành và giá thành đơn vị một cách cụ thể. 2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty lương thực cấp I Lương Yên. *Hiện nay, phương pháp tính giá thành doanh nghiệp áp dụng là phương pháp hệ số, do trên cùng một dây chuyền sản xuất mì, thành phẩm tạo ra là các loại mì với các phẩm chất khác nhau: - Sản phẩm tiêu chuẩn được lựa chọn là mì cân. - Để tính hệ số quy đổi cho các loại mì kế toán căn cứ vào giá bán 1 kg từng loại mì với giá bán 1 kg mì cân. Riêng hệ số quy đổi của mì gói 700 g là 0,07 và mì gói 500 g là 0,05 vì chúng có trọng lượng là 700 g và 500 g. * Cách phân bổ chi phí để tính giá thành từng loại mì mà công ty đang áp dụng: Mì gà và mì kg sẽ được hạch toán, phân bổ riêng các khoản chi phí để tính giá thành riêng của từng loại mì. - Về chi phí nguyên liệu: mì gà và mì kg được tập hợp riêng trên bảng cân đối Nhập - Xuất - Tồn kho nguyên liệu ở cột xuất. - Về chi phí bao bì đóng gói: mì gà và mì kg cũng được tập hợp riêng trên bảng cân đối Nhập - Xuất - Tồn kho bao bì đóng gói. - Về chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sản xuất chung tập hợp chung cho toàn bộ liên sản phẩm mì nên khi tách riêng chi phí để tính giá thành của 2 loại mì kế toán đã tiến hành phân bổ các khoản chi trên cho mì gà theo tỷ lệ 0,006. Tỷ lệ này được xác định dựa vào tỷ lệ sản lượng hoàn thành của mì cân gà và mì cân thường: Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm quý I/2001, so sánh số lượng mì cân gà và mì cân kg ta có: 768 128.012 =0,006 ở công ty việc tính giá thành liên sản phẩm mì hoàn thành hay gía thành từng loại mì được thực hiện ngoài hệ thống sổ kế toán đã ban hành. Kế toán sử dụng một quyển sổ riêng để tính giá thành cho từng loại mì. Cụ thể việc tính giá thành sản phẩm mì trong quý I /2001: Bước 1: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tiến hành phân bổ, tập hợp các chi phí cho mì gà và mì kg. Bước 2: Kế toán tiến hành tính giá thành của từng loại mì sản xuất ra trong quý I / 2001. Đơn vị: đồng Chi phí cho mì kg 793.583.863 26.636.357 72.984.094 21.868.193 3.280.229 437.364 5.364.638 7.664.329 931.819.067 Bảng phân bổ chi phí cho mì gà và mì kg Chi phí cho mì gà 6.574.380 159.096 440.548 132.001 19.800 2.640 32.382 46.265 7.407.112 Tổng chi phí 800.158.243 26.795.453 73.424.642 22.000.194 3.300.029 (15%) 440.004 (2%) 5.397.020 7.710.954 939.226.179 Khoản mục 1.Chi phí nguyên liệu 2.Chi phí bao bì đóng gói 3.Chi phí nhiên liệu 4.Chi phí tiền lương -Trích BHXH -Trích BHYT 5.CP KH TSCĐ 6.CP SXC Cộng 2.2.1 Tính giá thành mì gà Do chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị sản phẩm làm dở không nhiều nên công ty không đánh giá sản phẩm làm dở. Vì vậy toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được chính là tổng giá thành của liên sản phẩm mì. Trong quý I/2001 giá thành của liên sản phẩm mì gà là: 7.407.112. Và căn cứ vào “ Bảng cân đối nhập -xuất- tồn kho thành phẩm". kế toán biết sản phẩm mì gà như bảng sau: Chú thích: - Giá thành mì gói gà 700 g = (214,2 kg * 7541,3) + (3060 * 152) + 1.428.000 = 3.508.466,46 đ Trong đó: (3060*152) là giá trị của gia vị trong 3060 gói mì. 1.428.000 là giá trị của giấy OPP sử dụng để đóng gói. - Giá thành mì cân gà = (768 * 7541,3) + 2.948.040 - (3060*152) = 8.274.638 đ 2.2.2. Tính giá thành mì kg. Cũng tương tự như phần tính giá thành trên, toàn bộ chi phí tập hợp được chính là giá thành của liên sản phẩm mì kg. Trong quý I/2001 giá thành của liên sản phẩm mì kg là: 931.819.067 đ. Căn cứ vào “bảng cân đối nhập - xuất - tồn kho thành phẩm” quý I/2001, kế toán biết được sản phẩm mì hoàn thành trong quý như bảng sau: Chú thích: - Giá trị của gia vị mì kg được xuất dùng chỉ để phân bổ cho mì kg và mì gói 500 g, còn giá thành của các loại mì khác không bao gồm giá trị gia vị. - Giá thành mì gói 500 g (bao gồm cả chi phí về gia vị và giấy Craff để đóng gói) = 931819067 128836,34 x 18638,8 + 372.776 x28 + 13.200.200 = 158.444.530 đ -Giá thành mì cân có gia vị = 931.819.067 128.836,34 x 128.012 + 84.373.278 - 372.776 x 28 = 999.792.512 đ Đơn vị: đồng Giá thành đơn vị 7.810 425 4.773 3.616 3.475 Tổng giá thành 999.792.512 158.444.530 7.651.924 6.465.926 1.689.241 1.174.044.133 Bảng tính giá thành mì kg Sản lượng quy đổi 108.012 18.638,8 1.057,98 894 233,56 128.836,34 Hệ số quy đổi 1 0,05 0,66 0,5 0,46 Giá bán (đồng) 7.243 480 4.779 3.600 3.360 Số lượng 108.012 372.776 1.603 1.788 486 Đơn vị Kg Gói Kg Kg Loại sản phẩm Mì cân Mì gói 500g Mì cục Mì khô Mì vụn dầu Cộng Phần thứ ba Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty lương thực cấp I Lương Yên I. Những nhận xét chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty lương thực cấp I Lương Yên. Qua quá trình nghiên cứu thực tế về công tác hạch toán kế toán nói chung, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty lương thực cấp I Lương Yên, kết hợp với những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập tại nhà trường em nhận thấy: Trải qua một thời gian từ khi bước vào cơ chế thị trường.Công ty lương thực cấp I Lương Yên đã vượt qua mọi thử thách và tự khẳng định mình. Đó là kết quả phấn đấu không mệt mỏi của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Kết quả đó không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về lượng mà còn bao gồm cả sự lớn mạnh toàn diện về trình độ quản lý của công ty. Trong sự phát triển chung của công ty bộ phận kế toán cũng có sự lớn mạnh và thực sự là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Bộ máy kế toán của công ty lương thực cấp I Lương Yên được tổ chức hợp lý, hoạt động có nề nếp. Đội ngũ nhân viên có trình dộ chuyên môn vững vàng, yêu nghề. Cùng với sự thay đổi lại toàn bộ hệ thống tài khoản kế toán của Nhà nước dẫn đến sự thay đổi cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và sổ sách kế toán của công ty cho phù hợp nhằm cung cấp thông tin kịp thời, giúp lãnh đạo công ty đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ, qua đó xây dựng kế hoạch sản xuất kỳ tiếp theo cho phù hợp với yêu cầu thị trường. Công ty là một doanh nghiệp vừa chế biến vừa kinh doanh lương thực trên nhiều địa bàn khác nhau nên tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tổ chức cơ cấu - bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán là thích hợp, đảm bảo sự lãnh đạo của kế toán trưởng cũng như sự quản lý chặt chẽ ở các chi nhánh tại các điạ phương khác nhau. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho phù hợp với tình hình thực tế của công ty, đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên tình hình biến động vật tư, hàng hoá. Ngoài ra, công ty còn tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ, mở rộng hiểu biết, đáp ứng yêu cầu của kế toán tài chính, kế toán quản trị hiện nay. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành hàng quý khá nề nếp.Việc phối hợp giữa các nhân viên kế toán nhịp nhàng giúp cho số liệu hạch toán ghi chép được chính xác, đầy đủ là cơ sở đảm bảo cho giá thành sản phẩm được tính toán chính xác. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho phù hợp với tình hình thực tế của công ty, đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên tình hình biến động vật tư, hàng hoá. Nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất công ty đã thực hiện các biện pháp tích cực. Cụ thể là công ty đã thực hiện chế độ khoán quỹ lương, trả lương theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích công nhân hăng hái lao động, đồng thời sử dụng hết công suất của máy móc, thiết bị. Bên cạnh những thành công đã đạt được trong công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thì vẫn còn một số tồn tại mà công ty có khả năng cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng hơn nữa yêu cầu quản lý.Những tồn tại đó là: Tồn tại 1: Về hình thức sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ song thực tế việc áp dụng cho phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành chưa đúng theo hình thức này. Cụ thể: - Không lập chứng từ ghi sổ. - Không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Phiếu kế toán có mẫu thiết kế vào mục đích sử dụng như sổ nhật ký chung. Tuy nhiên nếu Nhật ký chung dùng để ghi chép hàng ngày trực tiếp từ chứng từ gốc thì phiếu kế toán ghi theo định kỳ sau khi đã phân loại, tổng hợp chứng từ gốc. Tồn tại 2: Về việc sử dụng tài khoản. Kế toán chưa làm đúng hệ thống chế độ kế toán ban hành ngày 1/1/1996 vì không sử dụng một số tài khoản như: - Tài khoản 621 “ Chi phí NVLTT “ để tập hợp chi phí nguyên vật liệu. - Tài khoản 622 “ Chi phí NCTT “ để tập hợp chi phí nhân công. Kế toán sử dụng tài khoản 154 để tập hợp khấu hao TSCĐ mà không sử dụng tài khoản 627. Việc sử dụng tài khoản 627 để hạch toán tiền thu sử dụng vốn là sai quy định và khoản này phải hạch toán vào tài khoản 421 để giá thành sản phẩm khỏi tăng lên một cách bất hợp lý. Như vậy, những điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý các chi phí phát sinh trong kỳ và khó khăn cho việc tính giá thành theo khoản mục. Tồn tại 3: Về việc tập hợp các khoản chi phí. ở công ty việc tập hợp một số chi phí không hoàn toàn chính xác. Cụ thể: - Đối với chi phí bao bì chi thêm để đóng gói mì: Tại công ty khi kết thúc quy trình công nghệ sản xuất, thành phẩm mì gồm các loại mì với các phẩm cấp khác nhau trong đó có mì gói. Tuy nhiên, để mì gói bán được ra ngoài cần phải gia công thêm bằng cách đóng gói. Theo tôi khoản chi phí này nên hạch toán vào chi phí bán hàng, tập hợp riêng cho mì gói. Việc hạch toán như vậy làm cho công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành đơn giản hơn. - Đối với chi phí nhân công: Theo đúng chế độ kế toán quy định, phải bao gồm cả kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ 2 % tiền lương công nhân sản xuất. Nhưng kế toán công ty đã đưa chi phí này vào chi phí quản lý doanh nghiệp làm giảm chi phí sản xuất tập hợp được, giảm giá thành một cách bất hợp lý. - Đối với chi phí khấu hao TSCĐ: Theo nguyên tắc hàng kỳ phải trích đủ số khấu hao đã tính bình quân vào giá thành nhưng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty đã không làm như vậy. Việc tập hợp chi phí khấu hao trong kỳ nhiều hay ít phụ thuộc vào sức chịu đựng của giá thành. Như vậy là không đúng chế độ kế toán ban hành. Tồn tại 4: Về cách phân loại chi phí. Chi phí sản xuất ở công ty được tập hợp theo yếu tố nên việc hai yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền gọi chung là chi phí sản xuất chung là chưa hợp lý vì nếu tập hợp chi phí theo yếu tố thì hai yếu tố chi phí này phải được tách ra, quản lý riêng. Tồn tại 5: Về công tác tính giá thành sản phẩm. Công tác tính giá thành sản phẩm còn một số điểm cần xem xét: - Giá thành tại đơn vị không được tính toán chi tiết theo khoản mục chi phí gây khó khăn lớn cho việc đánh giá, phân tích từng khoản mục chi phí trong giá thành. - Kế toán tính giá thành không sử dụng sổ, bảng tính giá thành theo quy định làm cho công tác quản lý giá thành của từng đối tượng tính giá thành không thực hiện được. - Phương pháp tính giá thành doanh nghiệp áp dụng là phương pháp hệ số, tuy nhiên hệ số quy đổi doanh nghiệp áp dụng không thống nhất. Cụ thể kế toán căn cứ cả vào giá bán và trọng lượng sản phẩm để tính hệ số quy đổi. - Bên cạnh đó, cuối mỗi kỳ báo cáo sau khi đã tính toán xác định được giá thành sản phẩm cần tiến hành phân tích chỉ tiêu giá thành sản phẩm để tìm biện pháp hạ giá thành nhưng ở công ty chưa tiến hành công việc này. Trên đây là một số ý kiến nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty lương thực cấp I Lương Yên với mong muốn được góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty. II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty lương thực cấp I Lương Yên. ý kiến 1: Hoàn thiện sổ sách theo hình thức chứng từ ghi sổ Hiện nay, công ty Lương thực cấp I Lương Yên đang áp dụng Phiếu kế toán thay cho Chứng từ ghi sổ. Tuy nhiên phiếu kế toán lại có kết cấu giống nhận ký chung, do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nên khi ghi bị trùng lắp, khó theo dõi chi tiết cho từng khoản mục chi phí. Mặt khác công ty là một doanh nghiệp có quy mô lớn vừa sản xuất, chế biến vừa kinh doanh lại nhiều cán bộ kế toán nên áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là hợp lý hơn. Nhưng khi áp dụng hình thức này kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải tuân thủ đúng chế độ kế toán đã ban hành, phải tiến hành ghi sổ theo sơ đồ 17 (trình bày ở phần thứ nhất. VI) ở doanh nghiệp các nghiệp vụ liên quan đến sản xuất, chế biến diễn ra không nhiều hàng ngày. Vì vậy việc lập chứng từ ghi sổ có thể tiến hành định kỳ theo tháng sau khi đã phân loại chứng từ gốc theo nội dung kinh tế và thời gian các nghiệp vụ phát sinh. Chứng từ ghi sổ sau đó được đánh số theo thời gian và ghi vào sổ cái theo hệ thống. * Bổ sung sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Theo chế độ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp chi phí dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (nhật ký). Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh. Với tác dụng nhẳm quản lý và kiểm tra đối chiếu với các chứng từ ghi sổ như trên theo em công ty nên bổ sung thêm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Mẫu 16: Chứng từ ghi sổ Số 07 Ngày 30/ 3 /2001 Đơn vị: đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Nợ Có ..... Chi tiền điện nước tháng 3 Chi phí khấu hao TSCĐ Tiền lương phải trả CNSX T3 Các khoản trích theo lương T3 6277 6274 6221 6222 111 214 334 338 2.885.526 5.397.020 8.346.420 1.585.820 2.885.526 5.397.020 8.346.420 1.585.820 Theo số liệu thực tế quý I /2001: Mẫu 17: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Quý I/ 2001 Đơn vị: đồng Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày ... 02 03 04 30/1 30/1 30/1 800.158.243 8.639.179 1.580.850 Cộng tháng 1 ... 03 02 04 01 29/2 29/2 29/2 29/2 26.795.453 7.608.812 1.186.200 87.321.318 Cộng tháng 2 ... 05 06 07 31/3 30/3 30/3 73.424.642 8.282.546 8.346.420 Cộng tháng 3 Luỹ kế từ đầu quý ý kiến 2: Về công tác kế toán tập hợp chi phí NVLTT: ở công ty Lương thực cấp I Lương Yên đang tập hợp chi phí theo yếu tố nhưng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty lại ghép chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền thành chi phí sản xuất chung. Mặt khác chi phí sản xuất ở công ty không lớn chỉ có bốn yếu tố CPNVL, CPNC, CPKHTSCĐ và CPSXC. Như vậy kế toán công ty nên tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục để thuận lợi cho việc tính giá thành. Như trên đã đề cập, chi phí bao bì cho mì gói hạch toán vào giá thành là chưa hợp lý nên sẽ được hạch toán lại như sau: Nợ TK 641: 14.628.200 đ Có TK 153 (1532): 14.628.200 đ Kế toán tập hợp chiphí sản xuất phải sử dụng TK 621- CPNVLTT để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các tài khoản cấp 2 để phản ánh chi tiết khoản mục chi phí NVLTT: - TK 6211: Chi phí nguyên liệu chính. - TK 6212: Chi phí vật liệu phụ(Bao bì đóng gói). - TK 6213 : Chi phí nhiên liệu. Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Chứng từ ghi sổ đính kèm với các chứng từ gốc sẽ là căn cứ để ghi vào sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Cụ thể kế toán sẽ tiến hành ghi sổ việc tập hợp chi phí NVLTT như sau: Căn cứ vào các phiếu xuất kho (mẫu 02), hàng tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ (mẫu 16). Chứng từ ghi sổ sau khi lập sẽ là căn cứ để ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ(mẫu 17), sổ cái tài khoản 621- Chi phí NVLTT(mẫu 12). ý kiến 3: Về chi phí nhân công trực tiếp. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp ngoài tiền lương, phụ cấp và các khoản bảo hiểm như kế toán công ty đã làm còn phải bao gồm kinh phí công đoàn tính theo tiền lương phải trả 2% như BHYT. Để phản ánh tình hình thanh toán lương thực tế ở phân xưởng Nhân chính, kế toán nên sử dụng TK 622-CPNCTT và tài khoản cấp 2: - TK6221: Chiphí tiền lương. - TK 6222: Các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định. Ngoài ra, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành còn phải tính KPCĐ trích trên tiền lương thực tế phải trả công nhân sản xuất mì: 2% * 22.000.194= 440.003 đ Với số liệu cụ thể phát sinh tại phân xưởng của công ty trong quý I / 2001 kế toán hạch toán lại khoản chi phí này như sau: Nợ TK 622: 26.180.231 đ - TK 6221 : 22.000.194 đ - TK 6222 : 4.180.037 đ Có TK 334: 22.000.194 đ Có TK 338: 4.180.037 đ Việc ghi sổ kế toán khoản mục chi phí này được tiến hành như sau: Căn cứ vào các bảng thanh toán lương (mẫu 06) kế toán lập các chứng từ ghi sổ (mẫu 16) với nội dung “ tiền lương phải trả cho công nhân phân xưởng”. Chẳng hạn như quý I/ 2001, từ các chứng từ gốc, kế toán lập được các chứng từ ghi sổ liên quan đến việc tính lương và các khoản trích theo lương của công nhân phân xưởng. Các chứng từ gốc này được sử dụng để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (mẫu 17) và sổ cái TK 622 (mẫu 13). Số liệu trên sổ cái là số liệu tổng cộng từ chứng từ ghi sổ (mẫu 16). ý kiến 4: Đối với chi phí sản xuất chung. Tại phân xưởng của công ty không có bộ phận quản lý phân xưởng mà lãnh đạo công ty trực tiếp quản lý.Một mặt chi phí tiền lương cho bộ phận lãnh đạo không lớn lắm so với chi phí sản xuất, mặt khác để đơn giản hoá công việc kế toán nên kế toán đã không phân bổ chi phí tiền lương của cán bộ quản lý vào chi phí sản xuất của phân xưởng. Tại phân xưởng cũng không phát sinh nghiệp vụ xuất kho NVL, công cụ, dụng cụ để phục vụ quản lý phân xưởng, chi phí khác bằng tiền cũng ít phát sinh ở phân xưởng vì vậy chi phí sản xuất chung chỉ bao gồm chi phí khấu hao và chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.Kế toán nên sử dụng TK cấp 2 của TK 627 để phản ánh chi tiết các khoản mục chi phí : - TK 6274: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ. - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Tk 6278: Chi phí khác bằng tiền. Về chi phí khấu hao TSCĐ kế toán công ty cần tuân thủ chế độ kế toán trong việc tính đúng, tính đủ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất trong quý. Chi phí khấu hao chiếm tỉ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất ở phân xưởng, ảnh hưởng lớn tới giá thành, do vậy tính không đủ chi phí khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất sẽ làm giá thành sai lệch, ảnh hưởng tới quyết định của nhà quản lý. Để tính đúng, đủ chi phí khấu hao, kế toán công ty cần quan tâm đến việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho sản xuất mì gà và mì kg cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu thức thích hợp. Tiêu thức phân bổ có thể chọn là số giờ máy chạy cho mỗi hoạt động sản xuất hoặc chi phí nhân công trực tiếp. ở công ty nên chọn tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp vì nó có sẵn hàng quý, đơn giản. Nếu chọn tiêu thức là số giờ máy chạy thì tại phân xưởng phải tổ chức thêm bộ phận theo dõi số giờ máy chạy, điều này không thuận lợi ở công ty. Ngoài ra, việc hạch toán tiền thu sử dụng vốn vào chi phí sản xuất chung là sai quy định của chế độ kế toán, khoản chi phí đó phải được hạch toán lại như sau: Nợ TK 421: 2.058.378 đ Có TK 333 (3335): 2.058.378 đ Từ số liệu thực tế quý I/ 2001, kế toán có thể hạch toán lại khoản mục này như sau: Nợ TK 627: 11.049.596 đ - TK 6274: 5.397.020 đ - TK 6277: 5.652.576 đ Có TK 214: 5.397.020 đ Có TK 111: 5.652.576 đ Việc ghi sổ kế toán khoản mục chi phí SXC được tiến hành như sau: Căn cứ vào các phiếu chi tiền mặt, các tài liệu liên quan đến tính toán khấu hao. kế toán lập các chứng từ ghi sổ (mẫu 16) theo từng tháng với loại nghiệp vụ phát sinh. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ này, kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (mẫu 17) và sổ cái TK 627 (mẫu 14). ý kiến 5: Về kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng. Tại công ty, các chi phí sản xuất tập hợp không đúng trên tài khoản qui định (đã nêu ở phần I) và trình tự ghi vào sổ kế toán cũng không đúng. Như vậy rất khó cho kế toán chi phí trong việc tìm khoản mục chi phí sản xuất để tập hợp và tính giá thành sản phẩm, gây khó khăn cho công tác kiểm tra kế toán. Vì vậy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên tiến hành như sau: Toàn bộ chi phí sau khi được tập hợp theo từng khoản mục sẽ được kết chuyển từ các tài khoản chi phí vào tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành sản phẩm. Kế toán nên tiến hành ghi sổ kế toán như sau: Kế toán phản ánh các nghiệp vụ kết chuyển trên chứng từ ghi sổ, sau đó đánh số và sử dụng làm căn cứ để ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (mẫu 17) và sổ cái TK 154 (mẫu 15) Mẫu 15: Sổ cái tài khoản 154 Quý I / 2001 Đơn vị: đồng NTGS CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có SDĐK Kết chuyển CPNVLTT - CPNVL chính - CPVL phụ - CP nhiên liệu Kết chuyển CPNCTT -Tiền lương phải trả - Các khoản trích Kết chuyển CPSXC - Chi phí KHTSCĐ - CPDVMN Nhập kho thành phẩm Cộng số phát sinh SDCK 621 6211 6212 6213 622 6221 6222 627 6274 6277 155 0 900.378.338 800.158.243 26.795.453 73.424.642 26.180.231 22.000.194 4.180.037 11.049.596 5.397.020 5.652.576 937.608.165 0 937.608.165 (trích minh hoạ) ý kiến 6: Về việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm mì. Sau khi kết thúc quy trình công nghệ sản xuất mì, sản phẩm thu được ở giai đoạn này gồm nhiều loại như mì gói, mì cân, mì khô, mì vụn dầu. Qua tìm hiểu thực tế, em thấy mì gói, mì cân là những sản phẩm chính còn mì khô, mì vụn dầu là những sản phẩm phụ của sản phẩm chính. Vì chiên xong, các vắt mì rất giòn, dễ bị gãy khi chuyển động trên dây chuyền, cho nên ngoài thu được vắt mì nguyên lành còn thu được mì khô và mì vụn dầu. Do đó theo em đối tượng tính giá thành nên là các sản phẩm chính như mì cân, mì gói còn mì khô và mì vụn dầu tính vào chi phí bất thường sau đó khi bán được 2 loại mì này thì tính vào thu nhập bất thường. Số liệu quý I/ 2001: Nợ TK 111: 15.730.497 đ Có TK 721: 15.730.497 đ ý kiến 7: Về công tác tính giá thành. Sản phẩm của phân xưởng sản xuất ra là hai loại mì: mì kg và mì gà. Cả hai loại sản phẩm này đều phải được tính giá thành. Vì vậy kế toán có thể căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành của mì cân gà và mì cân kg theo tỷ lệ 0,006 theo cách mà doanh nghiệp đã làm. Sở dĩ có thể áp dụng tỷ lệ này vì mì gà là sản phẩm mới của phân xưởng và số lượng của mì gà so với mì kg không lớn lắm. Nhưng để đảm bảo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp cần phải lập bảng tính giá thành cho từng loại mì và cũng là để kế toán theo dõi, nắm bắt được chi phí bỏ ra cho từng loại mì từ đó có những đánh giá thiết thực cụ thể nhằm hạ giá thành sản phẩm.Căn cứ vào phương pháp tính giá thành để kế toán lập bảng tính giá thành mì cho từng loại mì kg và mì gà. Mẫu 17: Bảng tính tổng giá thành liên sản phẩm mì kg Quý I/2001 Đơn vị: đồng Khoản mục CPDD đầu quý CP SX phát sinh trong quý CPDD cuối quý Tổng giá thành liên SP mì kg CP NVL TT -CPNVL chính -CPNVL phụ -CP nhiên liệu CPNC TT -Tiền lương -Các khoản trích CP SXC -Cp khấu hao TSCĐ -CP DVMN 893.204.314 793.583.863 26.636.357 72.984.094 26.023.150 21.868.193 4.154.957 10.983.299 5.364.638 5.618.661 893.204.314 793.583.863 26.636.357 72.984.094 26.023.150 21.868.193 4.154.957 10.983.299 5.364.638 5.618.661 Cộng 930.210.763 930.210.763 Đối với mì kg sẽ tính lại giá thành theo ý kiến 7 về đối tượng tính giá thành sản phẩm mì. ở đây toàn bộ chi phí sẽ tập hợp cho mì cân kg và mì gói 500 g với hệ số quy đổi tương ứng là 1 và 0,05 (vì trọng lượng của mì gói là 500 g còn mì cân kg coi như là sản phẩm tiêu chuẩn). Khi đó: Tổng sản lượng quy đổi = 108012 + 372.776 * 0,05 = 126.650,8 đ. Mẫu 18: Bảng tính giá thành mì cân kg Số lượng: 108.012 gói Quý I/2001 Đơn vị: đồng Khoản mục Tổng giá thành liên sản phẩm mì kg Hệ số tính Tổng giá thành mì cân kg Giá thành đơn vị 108.012 126.650,8 = 0,85 CPNVLTT: -CPNL chính -CPNL phụ -CP nhiên liệu -CPNCTT: -Tiền lương -Các khoản trích -CPSXC -CPkhấu haoTSCĐ -CPDVMN 893.204.314 793.583.863 26.636.357 72.984.094 26.023.150 21.868.193 4.154.957 10.983.229 5.364.638 5.618.661 759.223.667 674.546.283 22.640.903 62.036.481 22.119.677 18.587.964 3.531.713 9.335.803 4.559.942 4.775.861 7029 6245 209 575 205 172 33 86 42 44 Cộng 930.210.763 0.85 790.679.147 Mẫu 19: Bảng tính tổng giá thành liên sản phẩm mì gà. Quý I/2001 Đơn vị: đồng Khoản mục CPDDĐQ CPPS trong quý CPDDCQ Tổng giá thành liên SP mì gà CPNVLTT: -CPNL chính -CPVL phụ -CP nhiên liệu CPNCTT: -Tiền lương -Các khoản trích CPSXC: -CP KHTSCĐ -CPDVMN 7.174.024 6.574.380 159.096 440.548 157.081 132.001 25.080 66.297 32.382 33.915 7.174.024 6.574.380 159.096 440.548 157.081 132.001 25.080 66.297 32.382 33.915 Cộng 7.397.402 7.397.402 Mẫu 20 : Bảng tính giá thành mì cân gà Số lượng: 768 kg. Quý I/ 2001 Đơn vị: đồng Khoản mục Tổng giá thành liên sản phẩm mì gà Hệ số tính Tổng giá thành mì cân gà Giá thành đơn vị 768 982,2 =0,78 CPNVLTT: -CPNL chính -CPVL phụ -CP nhiên liệu CPNCTT: -Tiền lương -Các khoản trích CP SXChung -CPKHTSCĐ -CPDVMN 7.174.024 6.574.380 159.096 440.548 157.081 132.001 25.080 66.297 32.382 33.915 5.595.739 5.128.016 124.095 343.628 122.523 102.961 19.562 51.712 25.258 26.454 7.286 6.677 161,6 447,4 159,5 134,1 25,4 67,3 32,9 34,4 Cộng 7.397.402 0,78 5.769.974 Cũng tương tự như mì cân kg và mì cân gà kế toán tính giá thành mì gói 500g và 700g theo mẫu 18,mẫu 20. ý kiến 8: Về việc áp dụng máy vi tính cho công tác kế toán. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, nền sản xuất cũng không ngừng phát triển để đáp ứng những yêu cầu mới. Yêu cầu của công tác quản lý về khối lượng thông tin ngày càng tăng. Đặc biệt công tác quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cạnh tranh đòi hỏi phải tính toán chính xác, kịp thời chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Tất cả điều này khẳng định sự cần thiết phải áp dụng máy tính trong công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, mặc dù có nhiều ưu điểm song việc ghi chép bị trùng lắp nên hiệu suất lao động kế toán thấp dẫn đến việc lập báo cáo bị chậm trễ. Với hình thức chứng từ ghi sổ, việc áp dụng kế toán máy là rất thuận tiện, trong trường hợp có điều kiện về tài chính, công ty nên đầu tư nhiều cho việc sử dụng kế toán máy trong công tác kế toán để các thông tin cho quản lý được xử lý nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn. III. Một số biện pháp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp sản xuất nói riêng, muốn tồn tại và phát triển được phải luôn luôn quan tâm dến chất lượng sản phẩm. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của DN. Nó là căn cứ để phân tích tìm biện pháp hạ gía thành nhưng hạ giá thành trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản chi phí phát sinh. Trong DNSX, một biện pháp để hạ giá thành sản phẩm là việc tiết kiệm các yếu tố chi phí sản xuất khi sử dụng chứ không phải là việc bớt xén một cách máy móc mà phải đảm bảo trong điều kiện chi phí giảm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo đúng tiến độ, tốc độ sản xuất. Đây là yếu tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Xuất phát từ đặc điểm của công ty, em xin đưa ra một số biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm như sau: 1. Tiết kiệm nguyên vật liệu: - Trên cơ sở khối lượng nguyên vật liệu đặt ra, công ty tiến hành giao việc mua sắm nguyên vật liệu cho phân xưởng sản xuất. Yêu cầu phân xưởng sản xuất phải chấp hành về định mức nhưng phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm. - Có chế độ khen thưởng, xử phạt thích đáng đối với cá nhân, tập thể tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. - Giảm hao phí đến mức thấp nhất trong công tác thu mua, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật tư. Không để cho vật tư hao hụt, mất mát hoặc xuống cấp. - Sản phẩm của công ty rất được ưa chuộng nên công ty nên mở rộng hơn nữa mối quan hệ với bạn hàng, cần phải có nguồn hàng lâu dài để khi cần là có thể mua vật liệu ở nơi gần địa điểm sản xuất nhất và có thể vận chuyển ngay đến phân xưởng sản xuất. Do đó tránh được hiện tượng tồn kho vật liệu quá nhiều, giảm được chi phí vận chuyển. - Trong điều kiện có thể công ty nên sử dụng hợp lý vật liệu thay thế do địa phương sản xuất, khai thác vật liệu tại nơi sản xuất, tận dụng phế thải, phế liệu để giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. 2. Tăng năng suất lao động. Tăng năng suất lao động là giảm hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Để thực hiện vấn đề nay, công ty cần nghiên cứu,tổ chức các biện pháp sản xuất một cách khoa học. Các khối lượng công việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, không để sản xuất bị ngắt quãng. Vật liệu phải được cung cấp một cách kịp thời cho sản xuất. Công ty phải thường xuyên ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Công ty nên sử dụng các đòn bẩy kinh tế, kích thích phát triển sản xuất bằng chế độ tiền lương, tiền thưởng. 3. Giảm các khoản chi phí sản xuất chung. Các khoản chi phí sản xuất chung thường gồm nhiều loại, đôi khi không có chứng từ gốc để xác minh. Vì vậy, công ty cần có quy định cụ thể nhằm hạn chế các khoản chi phí này. Tuy nhiên, các khoản chi phí hợp lý cần phải được giải quyết kịp thời để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. 4. Hạn chế thiệt hại về sản phẩm hỏng Để giảm bớt các khoản thiệt hại, công ty cần phải trang bị máy móc , thiết bị sản xuất tốt, nâng cao trình độ tay nghề công nhân, có thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng về sản phẩm hỏng. IV. Các điều kiện để thực hiện các hướng hoàn thiện đã nêu trên: Một trong những phương thức chủ yếu cải tiến công tác hạch toán kế toán là gắn chặt việc hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm với việc tăng cường và cũng cố chế độ hạch toán nội bộ. Để thực hiện các hướng hoàn thiện đã nêu trên công ty cần chú trọng tới các điều kiện sau: - Cần có sự chỉ đạo, giám sát hơn nữa từ giám đốc công ty đến các phòng ban, giám đốc xí nghiệp và từng phân xưởng để tổ chức hạch toán đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá được chất lượng công tác ở phòng ban, phân xưởng. - Công tác hạch toán ở các đơn vị trực thuộc, phân xưởng cần phải thực hiện tốt, phản ánh một cách đầy đủ các chi phí phát sinh theo đúng chế độ. - Tất cả các phòng ban cần thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình, xứng đáng là bộ máy tham mưu cho giám đốc. - Công ty phải thực hiện chế độ thưởng, phạt rõ ràng về sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vật tư đối với các phân xưởng. Về phần mình, phân xưởng phải thường xuyên phân tích, đánh giá, báo cáo tình hình sử dụng vật tư của đơn vị mình. - Đối với trung tâm kho cần bảo đảm đúng kỹ thuật, tránh ẩm thấp gây mối, gián làm hỏng thóc, gạo, mì, hao hụt vật tư. - Để thực hiện việc sử dụng tiết kiệm tránh lãng phí trong khâu sản xuất thì bộ phận sản xuất dựa trên căn cứ quy định, trên cơ sở tiết kiệm nhất. Quán triệt ý thức trách nhiệm đến người lao động, thực hiện hạch toán nguyên vật liệu tiêu hao trên mỗi máy và cân đối giữa định mức và tổng mức tiêu hao, xác định nguyên nhân làm hao hụt vật tư. Yêu cầu đối với người lao động là như vậy, còn trách nhiệm về phía công ty cần: - Tìm mọi cách để từng bước nâng cao đời sống của người lao động. Bảo đảm đời sống là khâu đầu tiên để người lao động gắn bó với phân xưởng, phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình. Nhưng muốn nâng cao đời sống của công nhân, trước hết phải cho họ những điều kiện lao động tốt nhất, có môi trường lao động tốt và được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên để có đủ trình độ theo kịp với sự phát triển của đời sống xã hội và nhịp độ phát triển của nền kỹ thuật hiện đại. Chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ về nghỉ ngơi, nhà ở. luôn là đòn bẩy để nâng cao chất lượng, năng suất lao động do đó phải luôn được chú ý đảm bảo. + Cần tăng cường, tạo điều kiện để công nhân, cán bộ được tham gia học tập ở các trường đại học. + Không ngừng xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đổi mới công nghệ tạo sự hứng thú trong công việc của người lao động. - Đối với bộ máy kế toán của công ty với đội ngũ nhân viên trẻ tuổi đầy nhiệt tình trong công tác, công ty cần có sự đầu tư thích đáng để nhằm phát huy tính sáng tạo của họ. Công ty lương thực cấp I lương Yên ngoài sự nỗ lực của bản thân thì công ty cũng cần có sự giúp đỡ của Tổng công ty lương thực miền Bắc, cụ thể là: - Chỉ huy cấp trên cũng cần thường xuyên tạo điều kiện : bổ sung nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống của cán bộ, công nhân trong công ty. Sự chăm lo đó là sư khích lệ, động viên to lớn đối với cán bộ, công nhân viên ở công ty để họ phấn khởi, an tâm sản xuất, hoàn thành nhiệm vụ. - Khen thưởng kịp thời, uốn nắn kịp thời những sai sót lệch lạc đảm bảo cho công ty lương thực cấp I Lương Yên đi đúng hướng, chấp hành mọi chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước. - Khuyến khích sự độc lập suy nghĩ, sáng tạo của công ty, phát huy tinh thần chủ động, dám nghĩ dám làm, chịu trách nhiệm, tạo ra phong cách làm việc có những nét riêng của mình. - Tất cả những nỗ lực của các cấp lãnh đạo, chỉ huy và các cơ quan chức năng là chỗ dựa vững chắc, đồng thời cũng là động lực, là sự khuyến khích, động viên to lớn để cán bộ, công nhân viên công ty lương thực cấp I Lương Yên làm nên những chiến công, trở thành đơn vị anh hùng, một doanh nghiệp có tầm vóc, có uy tín của ngành lương thực trong nước. Tóm lại, trong điều kiện kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải không ngừng hoàn thiện chính bản thân mình. Kết luận Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty lương thực cấp I Lương Yên cùng với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, em đã nhận thức được ý nghĩa của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đó là khâu quan trọng không thể thiếu được của bất kỳ một quá trình hạch toán kinh tế nào. Do vậy em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty lương thực cấp I Lương Yên “ Trong một chừng mực nhất định phù hợp với khả năng và trình độ của bản thân, đề tài đã giải quyết được những nội dung và yêu cầu cơ bản sau: - Về mặt lý luận: Đã trình bày một cách khái quát có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, từ đó có sự vận dụng thích hợp đối với từng loại doanh nghiệp cụ thể. - Về mặt thực tế: Trên cơ sở tìm hiểu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty lương thực cấp I Lương Yên, đề ra những định hướng có bản cũng như các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm nói riêng cũng như công tác kế toán nói chung. Trên đây là nội dung của luận văn, có thể thấy rằng tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm nói riêng là một vần đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn. Để làm cho công tác kế toán thực sự phát huy tác dụng của mình, trở thành một công cụ sắc bén và có hiệu lực phục vụ cho quản lý kinh tế, công ty cần kiện toàn và tổ chức công tác hạch toán chi phí và tính giá thành một cách khoa học và hợp lý hơn. Những đề xuất ở trên cũng là nhằm mục đích hoàn thiện hơn công tác kế toán. Tuy nhiên, với thời gian thực tập ngắn, hiểu biết về thực tế không nhiều do đó luận văn không tránh khỏi những sai xót. Em mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn và các cô chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán công ty lương thực cấp I Lương Yên để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn ThS. Phạm Bích Chi và các cô chú, anh chị trong công ty đã tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36881.doc
Tài liệu liên quan