Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện

Kế toán NVL chiếm một vị trí quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì nó có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Hơn nữa trong điều kiện thị trường thì phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu đó là kế toán giúp cho các công ty đó bảo quản vật liệu an toàn tránh mất mát, lãng phí, đồng thời góp phần giảm bớt chi phí sản xuất, tăng tốc độ chuyển vốn lưu động, từ đó tiết kiệm vật tư cho doanh nghiệp. Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện là một doanh nghiệp sản xuất rất phong phú và đa dạng cả về số lượng cũng như chủng loại nguyên vật liệu. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của công ty công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng đã và đang không ngừng được hoàn thiện. Công ty đã tổ chức khá tốt công tác hạch toán thu mua và bảo quản NVL. Với truyền thống 22 năm xây dựng và trưởng thành. Để dạt được kết quả đó chúng ta phải kể đến phần đóng góp không nhỏ của kế toán NVL.

doc64 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư, hàng hoá tồn kho có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. a. Tài khoản sử dụng: + TK 152 “nguyên liệu, vật liệu”: TK này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm các loại NVL theo giá vốn thực tế. + TK 151 “hàng mua đang đi đường ”: TK này được sự dụng để phản ánh giá trị các loại vật tư, hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng chưa về nhập kho doanh nghiệp và tình hình hàng mua đang đi đường về doang nghiệp. + TK 331 “Phải tra người bán” + TK 133 “Thuế GTGT được khấu”: TK này để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. Ngoài ra, kế toán tổng hợp NVL còn sử dụng các TK liên quan như: TK111, TK112, TK141, TK411, TK154... b .Phương pháp hạch toán một số ngiệp vụ chủ yếu: b.1. Kế toán tổng hợp tăng NVL: (1) Tăng NVL do mua ngoài: Kế toán sử dụng các tài khoản TK152, TK111, TK112, TK331, TK141, TK333 Khi nhận được hoá đơn sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế (giá ghi trên hoá đơn) theo số chênh lệch giữa giá hoá đơn và giá tạm tính: + Nếu chênh lệch giảm kế toán ghi bút toán đỏ. Nếu kế toán máy thì đánh dấu trừ (-) để giảm đi. - Trường hợp hoá đơn về trong tháng nhưng cuối tháng hàng chưa về, kế toán căn cứ vào hoá đơn và chứng từ liên quan để ghi: Kế toán sử dụng TK151, TK627, TK621 (2) Tăng NVL do doanh nghiệp tự gia công chế biến hoàn thành nhập kho. Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán sử dụng TK 152, TK154 (3) Tăng NVL do nhận góp vốn liên doanh. Căn cứ vào giá do hội đồng liên doanh xác định, kế toán sử dụng các TK152, TK411. (4) Tăng NVL do thu hồi vốn góp liên doanh kế toán sử dụng TK152, TK128, TK222. (5) Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa: - Nếu xác định số vật liệu thừa là của doanh nghiệp nhưng: + Còn chờ giải quyết, kế toán sử dụng các TK 152, TK 338 Khi có quyết định xử lý tuỳ theo vào quyết định ghi giảm chi phí hay tính vào thu nhập bất thường, kế toán sử dụng các TK 338, TK 621,627,641, 642... - Nếu vật liệu thừa thì kiểm kê xác định không phải của doanh nghiệp thì giá trị vật liệu thừa được phản ánh vào TK ngoài bảng cân đối kế toán: TK002- Vật tư, hàng hoá giữ hộ hoặc gia công. (6) Tăng NVL do sản xuất ra sử dụng không hết, nay nhập lại kho kế toán sử dụng TK152, TK 621. (7) Tăng NVL do đánh giá lại: Căn cứ vào số chênh lệch tăng kế toán sử dụng các TK152, TK421 b.2 Kế toán tổng hợp giảm NVL: (1) Khi xuất kho NVL sử dụng trực tiếp cho SXKD, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán sử dụng TK627, 621, 641, 642, 214. TK 152 (2) Xuất kho NVL tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến, căn cứ vào giá trị thực tế NVL xuất kho, kế toán sử dụng các TK154, TK 152. (3) Xuất kho NVL tham gia góp vốn liên doanh với các đơn vị khác: Căn cứ vào giá trị góp vốn do hội đồng liên doanh xác định và giá trị thực tế của NVL xuất kho (giá trị theo sổ), kế toán ghi: - Nếu giá trị vốn góp lớn hơn giá trị thực tế xuất kho, kế toán sử dụng TK128, 222. TK412, TK152 - Nếu giá trị vốn góp nhỏ hơn giá trị thực tếkế toán sử dụng TK128, TK222, TK412, TK152 (4) Xuất NVL để bán, cho vay, căn cứ vào giá thực tế xuất kho kế toán sử dụng TK632, TK138, TK152 (5) Giảm NVL do thiếu hụt - Nếu đã rõ nguyên nhân: + Do ghi chép nhầm lẫn, cân đo đong đếm sai cần phải chữa, điều chỉnh lại sổ kế toán theo đúng phương pháp quy định kế toán sử dụng các TK liên quan, TK152 + Nếu thiếu hụt trong định mức thì tính vào chi phí QLDN kế toán sử dụng TK 642, TK152 + Nếu thiếu hụt ngoài định mức, do người chịu trách nhiệm vật chất gây nên kế toán sử dụng TK111, 138, 334, 632. TK152 - Trường hợp chưa rõ nguyên nhân thiếu hụt, mất mát, kế toán sử dụng TK138, TK152 Khi có quyết định xử lý, tuỳ từng trường hợp kế toán sử dụng các TK111, 334, TK633, TK1388, TK1381 (6) Giảm giá trị do đánh giá lại, căn cứ vào chênh lệch giảm do đánh giá lại, kế toán sử dụng TK412, TK152. 2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Phụ lục 05) a. TK sử dụng TK611, TK152, TK153 Trị giá xuất kho = trị giá tồn ĐK + Trị giá nhập trong kỳ – Trị giá tồn CK Kết cấu TK 611: Bên nợ: - Giá trị thực tế NVL tồn đầu kỳ (kết quả kiểm kê) - Giá trị thực tế NVL nhập trong kỳ Bên có: - Giá trị NVL tồn kho cuối kỳ - Giá trị NVL xuất trong kỳ - Các khoản giảm giá, hàng bán bị trả lại TK 611 không có số dư b. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: (1) Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng đang đi đường và vật liệu cuối kỳ trước chuyển sang TK 611, kế toán sử dụng TK611, TK151, 152 (2) Trong kỳ căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ có liên quan đến việc thu mua, nhập kho nguyên vật liệu ghi sổ kế toán sử dụng các TK611, TK112, 111,141,331,311, TK3333, TK138, TK411 (3) Cuối kỳ tiến hành kiểm kê, xác định giá trị vật liệu và giá trị xuất kho trong kỳ để kết chuyển vào các TK liên quan. Kế toán sử dụng các TK151, 152, TK611, TK621, 627,641,642,632, TK138, TK111, TK334 V. Tổ chức hệ thống kế toán Để tiến hành ghi chép các nghiệp vụ nhập, xuất NVL các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các hình thức sổ kế toán sau: + Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ, kế toán NVL sử dụng hệ thống sổ kế toán như: Bảng kế số 3, các sổ chi tiết thanh toán với người bán (chi tiết TK 331), NKCT số 1, NKCT số 2, NKCT số 5, NKCT số 7, sổ cái các TK 152, 331, Bảng phân bổ số 2... + Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký sổ cái, kế toán NVL sử dụng hệ thống sổ kế toán như: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ chi tiết NVL, Sổ chi tiết chi phí SXKD (TK 154, 621, 622...), Thẻ tính giá thành phẩm, các sổ cái TK 152, 153... + Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung, kế toán NVL sử dụng hệ thống sổ kế toán như: Sổ Nhật ký chung, Sổ nhật ký chuyên dùng, Sổ cái TK 152, 153, ...., Sổ chi tiết TK 152... + Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký sổ cái, kế toán NVL sử dụng hệ thống sổ như: Nhật ký sổ cái, Sổ chi tiết vật liệu. Chương ii thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh nhà nước một thành viên thiết bị đo điện. I. Đặc điểm, tình hình chung của Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện. Tên gọi: Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện Địa chỉ: Số 10- Trần Nguyên Hãn- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội Công ty được thành lập vào ngày 01/04/1983 theo quyết định số 317QĐ/ Bộ Cơ Khí Luyện Kim. Tuy công ty thành lập chưa lâu nhưng đã có một quá trình phát triển tốt. Từ một phân xưởng chế tạo biến thế cũ thuộc nhà máy biến thế bộ cơ khí luyện kim (cũ), tách ra hoạt động độc lập và lấy tên nhà máy chế tạo thiết bị đo điện trực thuộc Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện- Bộ Công Nghiệp. Vốn đầu tư ban đầu do nhà nước cấp: Vốn cố định: 5126000đ Vốn lưu động: 5051000đ Với diện tích khoảng 12000m nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Số lượng công nhân khoảng 310 người trong đó công nhân nữ chiếm 50%. Trình độ tay nghề công nhân thấp (bậc thợ bình quân là 3/7). Giai đoạn 1989- 1990. những tổ máy đầu tiên của nhà máy thuỷ điện Sông Đà được đưa vào hoạt động ở Miền Nam nhà máy thuỷ điện Trị An cũng đã được xây dựng xong, đã làm cho sản lượng điện trong nước tăng lên nhanh chóng và góp phần nào đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Hệ thống điện quốc gia cũng phát triển mạnh làm cho nhu cầu các loại thiết bị đo điện tăng lên nhanh. Năm 1991 để tận dụng lợi thế thương mại (trụ sở của công ty ở trung tâm thủ đô, gần bưu điện thủ đô, gần nhiều cơ quan, ban ngành..) Để đúng với nhu cầu thị trường và phù hợp với chính sách mở cửa của nhà nước, công ty đã cho xây dựng nhà khách Bình Minh. Đến ngày 06/01/1994. Do nhu cầu và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Bộ Công Nghiệp đã cho nhà máy đổi tên thành công ty Thiết Bị Đo Điện theo quyết định số 173QĐ/ TCCBĐT ngày 27/04/1994 với trách nhiệm và quyền hạn rộng hơn trên thị trường công ty chịu sự quản lí trực tiếp của Tổng Công Ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện. Để tồn tại và phát triển chiếm lĩnh thị trường trong nước và thâm nhập vào thị trường quốc tế. Tháng 01/1995 công ty đã ký hợp đồng: Hợp tác chuyển công nghệ và xuất khẩu sản phẩm với hãng Ladis và Gyr của Thuỵ Sĩ. Sau 2 năm thực hiện, sản phẩm của công ty đã đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế IEC 521 và được thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài chấp nhận. Năm 1996 để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm vươn lên chiếm lĩnh thị trường công ty đã kí hợp đồng tư vấn với hãng tư vấn Appave (Pháp) nhằm thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng ISO9002 (Hệ thống quản lí chất lượng quốc tế). Sau 3 năm phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ngày 01/01/1996. Bộ Tài Chính cấp vốn cho công ty cùng với vốn bổ sung, vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là: Vốn cố định: 14.043.250.826đ Trong đó: Ngân sách cấp: 5.185.600.000đ Tự bổ sung: 8.857.650.826đ Vốn lưu động: 5.382.159.898đ Trong đó: Ngân sách cấp: 4.008.759.888đ Tự bổ sung: 1.373.400.010đ Cho đến nay, công ty đã hoạt động rất có hiệu quả và không ngừng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Đối với công ty chất lượng là hàng đầu, chữ tín là phương châm hoạt động SXKD. Công ty luôn đổi mới phát huy cao tinh thần sáng tạo của mọi người. Nhiều sản phẩm có chất lượng cao ra đời đã thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Để bắt kịp thị trường trong nước và nước ngoài, công ty dang chuẩn bị ký kết với những công ty điện tử trên thế giới để sản xuất công tơ điện tử. So với những năm đầu mới thành lập số vốn hiện nay của công ty đã tăng lên gấp bội và một số chỉ tiêu khác cũng tăng theo. Để phù hợp với yêu cầu SXKD trong cơ chế thị trường 02/11/2004 UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 119/2004QĐ Bộ Công Nghiệp cho phép công ty Thiết Bị Đo Điện đổi tên thành công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện. Tính đến tháng 6/ 2005 công ty có: Tổng vốn kinh doanh: 55.148.000.000đ Vốn cố định: 29.828.000.000đ Vốn lưu động: 25.320.000.000đ Tổng số lao động : 911 người Thu nhập bình quân của công nhân viên /1tháng là: 2.800.000đ Bậc thợ bình quân: 4/7 Sản phẩm chính của công ty là : công tơ 1 pha, công tơ 3 pha, đồng hồ VA, các loại cầu chì rời, máy biến dòng, máy biến điện áp chung cao thế... Thị phần nội địa chiếm 90%, công ty còn thực hiện xuất khẩu sản phẩm sang thị trường khu vực và các nước ASEAN và một số nước: Mỹ, Bangladet, Shilanca..với thông qua bao tiêu xuất khẩu do Tổng công ty phụ trách. Kết quả hoạt động SXKD của công ty trong những năm gần đây. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số lao động(người) 825 825 911 Tổng doanh thu(1000đ) 261.197.300 341.431.512 363.164.000 Lợi nhuận(1000đ) 14.727.000 14.900.000 15.300.000 Nộp ngân sách(1000đ) 7.280.000 6.393.000 6.095.000 Vốn kinh doanh(1000đ) 73.412.00 80.000.000 90.000.000 Vốn chủ sở hữu(1000đ) 39.805.000 40.662.000 41.662.000 2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Vật tư xuất kho cho các phân xưởng sản xuất chế tạo, gia công thành cụm chi tiết. Các cụm chi tiết và bán thành phẩm mua ngoài được chuyển sang thành cho phân xưởng lắp ráp để lắp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm sau khi đã thành sản phẩm hoàn chỉnh phải thông qua phòng hiệu chỉnh kiểm tra chất lượng sản phẩm theo đúng quy định. Công đoạn cuối cùng là sản phẩn được đóng gói và chuyển vào kho chờ tiêu thụ. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất (Phụ lục 06) 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện. (Phụ lục 07) Công ty TNHH Nhà Nước Một thành viên Thiết Bị Đo Điện là một đơn vị hạch toán độc lập trong Tổng công ty Thiết Bị Đo Điện. Bộ máy được tổ chức theo một cấp kiểu trực tuyến. Đứng đầu là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị người chụi trách nhiệm cao nhất trong cơ quan chủ quản trước nhà nước, tập thể cán bộ công nhân viên. giúp việc cho Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị là Giám đốc và Phó giám đốc. Giúp việc cho Giám Đốc là các Phòng ban chức năng và bên dưới là các phân xưởng sản xuất. Công ty có 9 phòng và 6 phân xưởng, các phòng đều có trưởng phòng nếu phòng lớn có nhiều nhiệm vụ có phó phòng. Trưởng phòng giúp việc cho Giám Đốc phụ trách ngạch chuyên môn của mình. Các phân xưởng không hạch toán độc lập mỗi phân xưởng đều bố trí quản đốc và một nhân viên kinh tế có nghiệp vụ về tài chính kế toán giúp việc cho quản đốc phân xưởng trong quản lí lao động, vật tư, thiết bị. Hàng tháng nhân viên kinh tế lập báo cáo theo mẫu gửi lên phòng kế toán làm cơ sở hạch toán. 4. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán và bộ máy kế toán tại công ty a. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 08) Bộ máy kế toán của công ty hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của công ty. Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung với nội dung: Hợp nhất công tác kế toán, tài vụ, thống kê, tiền lương vào một phòng kế toán. Các phân xưởng không tổ chức kế toán mà chỉ bố trí một nhân viên kinh tế tại phân xưởng với nhiệm vụ ghi chép ban đầu với những thông tin kinh tế tại phân xưởng. Cuối tháng chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công tác kế toán. Phòng kế toán của công ty có chức năng giúp Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị chỉ đạo và chịu sự lãnh đạo nghiệp vụ kinh tế. b. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Thiết Bị Đo Điện. Công ty thống nhất áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ” (Phụ lục 09). Nhằm đảm bảo thống nhất trình tự ghi sổ kế toán, tổng hợp lập báo cáo kế toán và sử dụng phần mềm kế toán (FAST) trong việc thực hiện kế toán. Sử dụng hệ thống tài khoản mới do nhà nước ban hành và sửa đổi bổ sung và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Về chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh ở công ty đều được thành lập chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ, hợp pháp. Vì nhiều chứng từ gốc là cơ sở để hạch toán phần hành công việc ghi chép. - Về hệ thống sổ kế toán: Công ty sử dụng mẫu sổ biểu sổ sách kế toán do Bộ Tài Chính ban hành. Báo cáo kế toán được lập theo đúng quy định. Hết năm sau khi quyết toán được duyệt, các chứng từ và sổ sách tổng hợp được chuyển vào kho lưu trữ theo đúng quy định hiện hành, tuỳ theo tính chất quan trọng của chứng từ để quy định thời gian lưu trữ. II. Đặc điểm, phân loại và đánh giá vật liệu ở công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện. 1. Đặc điểm vật liệu tại công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện. Sản phẩm công ty bao gồm nhiều chủng loại khác nhau về kích cỡ, mẫu mã tuỳ theo từng hợp đồng kinh tế và những kế hoạch đặt trước. Nguồn cung cấp vật liệu để sản xuất ra sản phẩm của công ty chủ yếu là từ khai thác trên thị trường theo giá cả thoả thuận. Do sản phẩm của công ty nhỏ, nhiều chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao, công nghệ phức tạp nên nguồn cung cấp vật liệu nhập vào phải có yêu cầu cao, chất lượng tốt. 2. Phân loại vật liệu tại công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện. Tại công ty Nguyên vật liệu có rất nhiều chủng loại có quy cách kích cỡ khác. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất vật liệu của công ty được chia thành. - Nguyên vật liệu chính - Nguyên vật liệu phụ - Nhiên liệu - Phụ tùng thay thế - Vật tư ứ đọng, phế liệu Trong đó: - Nguyên vật liệu chính gồm: + Vít, bu lông, đai ốc + Dây điện từ, dây điện tử + Kim loại đen + Kim loại màu + Dây súp, cáp điện + Vật liệu cách điện +Joăng và các phụ kiện công tơ + Đi ốt, bán dẫn, tụ điện, điện trở + Bán thành phẩm và chi tiết gia công - Vật liêu phụ + Đui, que hàn, hoá chất, sơn và các loại mica, sư tạp vật - Nhiên liệu: Dầu, mỡ, xăng - Phụ tùng thay thế: Vòng bi, dây curoa, phụ tùng ôtô - Vật tư ứ đong và phế liệu Bên cạnh đó công ty còn phân loại từng nhóm vật liệu và xác định theo danh điểm vật liệu giúp cho việc hạch toán chi tiết một cách chính xác: Công ty đã lập một quyển sổ danh điểm theo tiêu chuẩn ISO9001. (Phụ Lục 10) 3. Đánh giá nguyên vật liệu tại công ty. Đó là việc xác định giá trị vật liệu theo những nguyên tắc nhất định. Công ty đánh giá vật liệu theo giá thực tế để tiến hành kế toán chi tiết hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho, vật liệu. Tại công ty chủng loại vật liệu rất nhiều, việc nhập, xuất diễn ra thường xuyên nên dùng giá thực tế để hạch toán thì rất phức tạp tốn nhiều công sức. Do công ty áp dụng phần mềm kế toán nên công việc tính giá trở nên dễ dàng hơn. Giá thực tế xuất kho được kế toán tính theo phương pháp bình quân gia quyền: Giá thực tế xuất kho = Số lượng x Đơn giá thực tế bình quân Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ = Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ III. Tình hình thực tế về công tác tài chính kế toán nguyên vật liệu tại công ty 1. Nhập, xuất nguyên vật liệu và phương pháp hạch toán ban đầu. a. Chứng từ phản ánh nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu. - Hoá đơn thuế GTGT (Phụ lục11 - 12) - Phiếu nhập kho (Phụ lục13) - Phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm - Thẻ kho (Phụ luc14) Trong đó phiếu nhập kho được lập thành 3 liên - Một liên do phòng vật tư giữ - Một liên giao cho nguời đã mua nguyên vật liệu để nhập vật liệu vào kho sau đó giao cho thủ kho và thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho. - Một liên kẹp vào hoá đơn chuyển cho kế toán nhập vật liệu để thanh toán. b. Chứng từ phản ánh nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu. Vật liệu xuất kho chủ yếu là cho sản xuất sản phẩm nên chứng từ xuất kho gồm hai loại. Phiếu xuất kho (Phụ Lục 15) và phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức. Mà phiếu xuất kho được viết thành hai liên: - Một liên do nhân viên kinh tế phân xưởng giữ. - Một liên do thủ kho giữ để vào thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán vật liệu làm cơ sở hạch toán và lưu giữ. 2. Kế toán nguyên vật liệu trên hệ thống sổ chi tiết theo phương pháp Sổ Số Dư (Phụ luc 22) Công ty áp dụng pháp phương pháp ghi sổ kế toán do chỉ tiêu ghi sổ theo chỉ tiêu giá trị vào các nhóm, loại vật liệu. Nội dung phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu ở công ty a. ở Kho Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất để tiến hành phân loại để ghi vào thẻ kho đồng thời ghi luôn danh điểm vật liệu vào phiếu nhập và xuất kho. Cuối tháng kế toán vật liệu nhập số liệu vào máy và máy sẽ tự động lên sổ số dư. b. ở Phòng Kế Toán Định kỳ 5 đến 7 ngày một lần kế toán nguyên vật liệu xuống kho kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và kiểm tra đồng thời nhập các chứng từ nhập, xuất vật liệu về phòng. Vậy nên kế toán vật liệu dùng thẻ kho thay thế cho sổ giao nhận chứng từ. Kế toán vật liệu định khoản và cập nhập vào máy. Máy sẽ tự tính tiền cho từng phiếu nhập và xuất từ đó có “Bảng kê nhập, xuất nguyên vật liệu” cả về giá trị và hiện vật. Bên cạnh đó công ty còn dùng sổ số dư vì phương pháp này đem lại sự chính xác cao và phù hợp với các loại hình công ty. 3. Trình tự, phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo hình thức nhật ký chứng từ. Kế toán tổng hợp sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh kiểm tra, và giám sát các đối tượng kế toán có nội dung ở dạng tổng quát. Công ty sử dụng tài khoản TK152- Nguyên vật liệu để hạch toán bao gồm các TK sau: a. Nguyên vật liệu chính: - TK1521 – Kim loại đen - TK1522 – Kim loại màu, nhôm - TK1523 – Dây điện từ, dây điện trở - TK1524 – Dây súp, cáp điện - TK1525 – Vật liệu cách điện - TK1526 – Bu lông, ốc vít - TK1527 – Joăng và các phụ kiện - TK1528 – Bán thành phẩm mua ngoài và gia công chế tạo b. Nguyên vật liệu phụ - TK1529 – Hoá chất - TK15210 – Sơn các loại - TK15215 – Que hàn - TK15216 – Mica, sứ - TK15217 – Các loại tạp chất c. Nhiên liệu TK15211: Xăng, dầu, mỡ d. Phụ tùng thay thế - TK 15212 – Vòng bi - TK 15213 – Dây curoa - TK 15214 – Phụ tùng ôtô e. Vật tư ứ đọng và các phế liệu TK15218 – Vật tư ứ đọng và phế liệu. 4. Kế toán các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu Sổ kế toán phản ánh các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu được sử dụng: - Nhật ký chứng từ số 1: Tiền mặt (Phụ lục 16) - Nhật ký chứng từ số 2: Tiền gửi ngân hàng (Phụ lục 17) - Nhật ký chứng từ số 5: Phải trả người bán.(Phụ lục 18) a. Đối với các nghiệp vụ mua vật liệu trả tiền ngay. Nợ TK152 Nợ TK133 Có TK111, 112 b. Đối với các vật liệu nhập theo hợp đồng nhâp trước thanh toán sau, thanh toán không dứt điểm được hạch toán sau: Nợ TK152 Nợ TK133 Có TK331 Khi công ty tiến hành trả tiền cho người bán sẽ ghi Nợ TK331 Có TK111, 112 Ví dụ: Căn cứ vào hoá đơn mua ngày 12/6/2005 công ty tiến hành mua nam châm của công ty xuất nhâp khẩu TOCONTAP, công ty đã nhập kho và phiếu nhập kho 1120 nhưng chưa trả tiền. Số nam châm ghi theo NKCT số 5 và kế toán định khoản như sau: Nợ TK 152: 852.000.000 Nợ TK 1331: 85.200.000 Có TK 331: 973.200.000 c. Công ty tam ứng cho nhân viên thu mua nguyên vật liệu. Khi có nhu cầu tạm ứng, cán bộ cung tiêu sẽ viết đơn xin tạm ứng. Căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng, sau khi đã được CTHĐQT ký duyệt, kế toán thanh toán viết phiếu chi. Khi đó kế toán ghi sổ chi tiết TK 141- “tạm ứng” Nợ TK141: 41.000.000 Có TK111: 41.000.000 Khi vật liệu nhập kho, căn cứ phiếu nhập kho và hoá đơn GTGT của người tạm ứng lập giấy thanh toán tạm ứng. Số chênh lệch trả lại nộp vào quỹ cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán ghi sổ chi tiết TK141. Nợ TK152 Nợ TK133 Có TK141 Nếu thừa tính vào quỹ Nợ TK111 Có TK141 d. Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán ghi: Nợ TK611 Có TK15423 Đối với vật liệu nhập kho từ việc thu hồi phế liệu hoặc xuất dùng không hết nhập lại kho Nợ TK152 Có TK 621, 627,641, 642, 154 VD: Trong tháng 6/2005, phát sinh các nghiệp vụ mua NVL. - Ngày 10/6: Mua NVL chính trị giá mua chưa thuế là 2.530.000đ (với thuế GTGT 10%), thanh toán ngay bằng tiền mặt. - Ngày 18/6: Mua NVL phụ trị giá mua chưa thuế là 150.000đ (Với thuế GTGT 10%), thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Do vậy kế toán sẽ định khoản như sau: Nợ TK 1521: 2.530.000 Nợ TK 1331: 253.000 Có TK 111: 2.783.000 Nợ TK 1529: 150.000 Nợ TK 1331: 15.000 Có TK 112: 165.000 5 .Kế toán các nghiệp vụ xuất Nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu được xác định là một trong những yếu tố cấu thành nên giá thành phẩm. Do vậy đối với kế toán nguyên vật liệu là xác định và theo dõi phản ánh giá trị xuất dùng phân bổ vật tư cho từng đối tượng. Quá trình hạch toán và ghi sổ được tiến hành như sau: Xuất cho sản xuất trực tiếp. Nợ TK154 Có TK152 Xuất cho phân xưởng sản xuất phụ Nợ TK 1542 Có TK 152 Xuất cho phân xưởng sản xuất chính Nợ TK 621 Có TK152 Trong đó TK 621: Sản xuất công tơ 1 pha TK 6211.1: Phân xưởng đột dập TK 6211.2: Phân xưởng cơ khí TK 6211.3: Phân xưởng ép nhựa TK 6211.4: Phân xưởng lắp ráp 1 TK 6211.5: Phân xưởng lắp ráp 2 TK 6211.6: Phân xưởng lắp ráp 3 VD: Trong tháng 6/2005 có các nghiệp vụ xuất NVL cho chế tạo sản phẩm. Căn cứ vào phiếu xuất kho ngày 15/6/2005 xuât 1000 công tơ 1 pha, đơn giá 750.000đ. Kế toán định khoản: Nợ TK 621: 750.000.000 Có TK 152: 750.000.000 Khi phát sinh các nghiệp vụ vê giảm NVL, trước hết kế toán từ bảng kê số 3 (Phụ lục 19) và các chứng từ xuất kho, kế toán vào bảng phân bổ NVL (Phụ lục 20) , Bảng kê tính giá NVL, Sổ cái TK 152 (Phụ lục 21) Chương III Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nhà N ước một thành viên Thiết bị đo điện. I. Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán NVL tại công ty Trong thời gian thực tập ở công ty, vân dụng lý luận vào thực tiễn công tác quản lý và công tác kế toán Nguyên vật liệu, em thấy công ty có những ưu điểm sau: a. Ưu điểm: Tại công ty hình thức kế toán công ty áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ. Hình thức này có ưu điểm là giảm bớt khối lượng ghi chép, cung cấp thông tin kịp thời, thuận tiện cho việc phân công công tác. -Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc, phù hợp với trình độ, khả năng chuyên môn của từng người. Công tác kế toán chi tiết và tổng hợp đước thực hiện khá đồng bộ, đã cung cấp thông tin đầy đủ cho quản lý. Vì thế việc tổ chức được tiến hành kịp thời và thích ứng với điều kiện của công ty. - Khâu thu mua: Công ty có đội ngũ thu mua rất năng động, nhanh nhẹn trong việc nắm bắt giá cả thị trường cũng như trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu với giá cả hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất. - Khâu dự trữ và bảo quản: Công ty luôn dự trữ nguyên vật liệu ở mức hợp lý đủ đảm bảo cho sản xuất. Mọi nhu cầu đều được thông qua phong vật tư. Vật liệu được quản lý theo định mức và kế hoạch đã phần nào tiết kiệm được chi phí. Bên cạnh đó trong lĩnh vực bảo quản vật tư công ty đã xây dựng và quy hoạch một hệ thống kho tàng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu. Đội ngũ của thủ kho của công ty có trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ cao nên tổ chức tiếp nhận và bảo quản cấp phát vật tư cho sản xuất được tiến hành khá tốt. - Phân loại nguyên vật liệu: Công ty đã dựa vào công dụng để chia vật liệu thành vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu và vật liệu khác. Việc phân loại này rất thuận tiện cho việc hạch toán chi tiết b. Bên cạnh những ưu điểm, công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty còn một số hạn chế cần cải tiến và hoàn thiện để giúp cho việc lập báo cáo phù hợp với nhu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường. - Công ty không lập bảng kê giao nhận chứng từ. Việc không lập bảng kê giao nhận chứng từ sẽ dễ dẫn đến nhưng sai sót trong quá trình giao nhận chứng từ. - Công tác kiểm kê kho được tiến hành mỗi năm một lần nên khó phát hiện tình trạng thừa thiếu cũng như tồn kho nguyên vật liệu. - Công ty không lập biên bản kiểm nghiệm vật liệu. Việc không lập biên bản kiểm nghiệm vật tư có khả năng làm ngừng sản xuất và gây thiệt hại cho công ty. - Việc lập bảng phân bổ nguyên vật liệu của công ty không phản ánh cho từng loại vật liệu mà phản ánh tổng cộng cho tài khoản 152, cách làm trên gây khó khăn cho việc quản lý vật liệu của công ty và kiểm tra nội dung chi phí vật tư. - Sổ kế toán chi tiêt thanh toán với người bán: Sổ cái chi tiết TK 331 do kế toán vật liệu của công ty thiết kế nên còn một số hạn chế. Sổ này mới chỉ theo dõi số tiền cần thanh toán cho nhà cung cấp trong tháng mà không có phần theo dõi ngày tháng ghi sổ, ngày tháng và số liệu chứng từ ngày nhập kho nguyên vật liệu cũng như không phản ánh được thời hạn chiết khấu mà công ty được hưởng. Do đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác kế toán như khi công ty mua nguyên vật liệu của cùng một nhà cung cấp trong một ngày thì rất khó phản ánh số liệu của hoá đơn. Hơn nữa hầu hết các nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu đều là mua chụi nên các khoản chiết khấu đều rất lớn Vì vậy không theo dõi thời hạn chiết khấu trong sổ chi tiết có thể sẽ gây ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch thanh toán cho người bán nhằm tạo cơ hội tăng các khoản khác cho công ty. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu trong công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện Quá trình nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các cán bộ trong phòng kế toán em xin mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp hy vọng phần nào đóng góp vào việc khắc phục những tồn tại nêu trên của công tác kế toán nguyên vật liệu, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kế toán tại công ty. ý kiến 1: Về lập bảng kê giao nhận chứng từ. Tại công ty cứ định kỳ 5 đến 7 ngày, kế toán xuống kho lấy phiếu nhập, xuất kho, đối chiếu với thẻ kho. Nếu thấy khớp thì ký vào thể mà không lập “Phiếu giao nhận chứng từ” giữa kế toán vật liệu và thủ kho. điều này có thể dẫn đến trường hợp nếu xảy ra thất lạc, mất mát phiếu nhập kho và thẻ kho thì việc kiểm tra xác định lại sẽ mất rất nhiều thời gian. Vậy theo em kế toán nguyên vật liệu cần lập “phiếu giao nhận chứng từ nhập nguyên vật liệu ” và “phiếu giao nhận chứng từ xuất nguyên vật liệu ”. Vì vậy khi nhận được chứng từ, kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ và phiếu này là cơ sở để ghi vào “bảng luỹ kế nhâp- xuất- tồn”. Bên cạnh đó nó còn là căn cứ để đối chiếu với thẻ kho ý kiến 2: Về kiểm kê kho Công tác kiểm kê kho ở công ty được tiến hành mỗi năm một lần, nhằm kiểm tra, giám sát vật tư hàng hoá trong kho. Do thời gian kéo dài như vậy nên công ty khó phát hiện tình trạng thừa thiếu cũng như tồn kho nguyên vật liệu và không phát hiện kịp thời. Vì vậy theo em công ty nên tiến hành kiểm kê kho 6 tháng một lần. Để phục vụ cho việc kiểm kê được nhanh chóng, không mất nhiều thời gian tìm kiếm nếu sai sót. ý kiến 3: Về biên bản kiểm nghiệm vật liệu. Công ty không lập ban kiểm nghiệm và biên bản kiểm nghiệm sau mỗi lần nhập kho nguyên vật liệu. Trong quá trình thu mua vật liệu, ban lãnh đạo công ty đã đề ra những biện pháp kiểm tra chặt chẽ về mặt chất lượng tức là lấy mẫu hàng về thử trước nếu đạt tiêu chuẩn mới tiến hành thu mua đồng thời kỳ giao ước nghiêm ngặt với người cung cấp. Những cũng có lúc không tránh khỏi sai sót. Có một số hàng sai tiêu chuẩn vì một lý do khách quan nào đó mà bên cung không biết. Công ty không lập biên bản kiểm nghiệm sau khi xuất kho mới phát hiện thì mất rất nhiều thời gian đổi lam ngưng việc sản xuất và gây thiệt hại cho công ty. Mặt khác không lập ban kiểm nghiệm thì không có biên bản để đầy đủ chứng từ ban đâu. Như vậy theo em việc lập một biên bản là cần thiết. Biên bản kiểm nghiệm lập thành 2 bản 1. Một bản giao cho phòng cung tiêu 2. Một bản giao cho phòng kế toán Trường hợp vật liệu không đủ số lượng quy cách phẩm chất so với chứng từ hoá đơn thì lập thêm một liên kèm theo chứng từ liên quan gửi cho đơn vị cung cấp vật liệu để giải quyết ý kiến 4: Hoàn thiện việc lập bảng phân bổ nguyên vật liệu Hiện tại bảng phân bổ nguyên vật liệu của công ty không phản ánh từng loại vật liệu mà phản ánh tổng cộng vào Tk 152. Việc lập bảng phân bổ như vậy không phản ánh chính xác các loại nguyên vật liệu gây khó khăn cho công tác quản lý. Theo em công ty nên lập bảng phân bổ nguyên vật liệu chi tiết theo từng loại vật liệu. Kết cấu và cách ghi bảng phân bổ. Các cột dọc phản ánh các loại vật liệu (1521, 1522, 1523, 1524, 1526) xuất dùng trong tháng được tính theo giá thực tế. Trong đó các cột 1521, 1522, 1523, 1524, 1526 được lấy từ sổ chi tiết tương ứng cho từng đối tượng sử dụng (621, 627, 641, 642...) cùng với các chứng từ xuất. Các hàng ngang phản ánh đối tượng sử dụng của các vật liệu trên. Dòng tổng cộng cuối cùng của bảng phân bổ sẽ để ghi vào bảng kê số 3 để tính giá thực tế vật liệu. Khi phân chia như thế thì khả năng hạ giá thành sản phẩm có thể thực hiện được bằng cách quản lý và theo dõi chặt chẽ về mặt số lượng và giá trị vật liệu xuất dùng trong tháng của từng loại từng nhóm và từng thứ vật liệu cụ thể. ý kiến 5: Hoàn thiện sổ chi tiết thanh toán với người bán. Sổ chi tiết với người bán mà công ty đang sử dụng gây khó khăn trong công tác theo dõi các chứng từ nhập kho nguyên vật liệu, đồng thời không phản ánh được thời hạn chiết khấu được hưởng. Do đó công ty nên áp dung mẫu sổ quy định trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ ban hành 01/11/1995 của BTC. Mẫu sổ này mang tính tổng quát và khoa học hơn. ý kiến 6: Xử lý nguyên vật liệu thất thoát Nhằm tránh sự thất thoát NVL trong khâu thu mua và trong quá trình sử dụng để sản xuất. Công ty đưa ra một số những hình thức xử lý cụ thể như: Nếu NVL thất thoát do khách quan công ty có thể đưa vào tài khoản TK642 Nếu NVL thất thoát do đơn vị hoặc cá nhân cán bộ trong công ty thì phải bồi thường vật chất. Có thể trừ dần vào lương hoặc nộp ngay tuỳ từng trường hợp và đưa vào TK 3388 (phải thu phải trả khác) Kết luận Kế toán NVL chiếm một vị trí quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì nó có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Hơn nữa trong điều kiện thị trường thì phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu đó là kế toán giúp cho các công ty đó bảo quản vật liệu an toàn tránh mất mát, lãng phí, đồng thời góp phần giảm bớt chi phí sản xuất, tăng tốc độ chuyển vốn lưu động, từ đó tiết kiệm vật tư cho doanh nghiệp. Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện là một doanh nghiệp sản xuất rất phong phú và đa dạng cả về số lượng cũng như chủng loại nguyên vật liệu. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của công ty công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng đã và đang không ngừng được hoàn thiện. Công ty đã tổ chức khá tốt công tác hạch toán thu mua và bảo quản NVL. Với truyền thống 22 năm xây dựng và trưởng thành. Để dạt được kết quả đó chúng ta phải kể đến phần đóng góp không nhỏ của kế toán NVL. Do thời gian tìm hiểu thực tế trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài luận văn không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn bè. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo, TS.Phạm Thanh Bình, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên phòng kế toán công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Thiết Bị Đo Điện đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Tháng 8 năm 2005 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hiển Phụ lục 08 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty tnhh nhà nước một thành viên thiết bị đo điện Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán thành phẩm tiêu thụ Kế toán tiền mặt tiền lương Kế toán tổng hợp Kế toán xuất vật liệu Kế toán TSCĐ nhập vật liệu Nhóm kế toán K/S Nhân viên kinh tế các phân xưởng Phụ lục 09 Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức nhật ký- chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng Phụ lục 10 Sổ danh điểm nguyên vật liệu STT Số TK Tên vật liệu ĐVT Giá HT Giá TT 01 1521 KIM LOAI ĐEN 152- 01 Thép tròn CT3Attention:ặ1 Kg 4,600 *** 46 1521- 46 Thép dẹt CT3 30x4 Cây 47 1521- 47 Thép dẹt CT3 50x4 M 12,500 11,500 *** 1522 Kim loại màu, nhôm 03 1522-03 Đồng ặ2.5 Kg 37,000 04 1522-04 Đồng cây tròn ặ5 Kg 30,000 *** 272 1522-272 Nhôm dây ặ 2.2 Kg 20,000 24,800 1523 Dây điên từ, điện trở 05 1523-05 Dây tròn ặ 0.09 Kg 50,000 06 1523-06 Dây tròn ặ 0.08 Kg 48,000 *** 1524 Dây súp, cáp điên 04 1524-04 Dây súp đơn ISOLE 1x0.16 M 290 05 1524-05 Dây súp đơn ISOLE 1x0.2x20 M 300 *** 1527 Joăng và các phụ kiện 06 1527-06 Bọt CT1 pha tròn Cái 330 07 1527-07 Bọt CT1 pha 10-30A Cái 330 *** 124 1527-124 Nam châm Chiếc 5,000 *** 15217 Các loại tạp chất, tạp vật Phụ lục 11 Hoá đơn gtgt Mẫu số 01 GTKT-3LL Liên 2: Giao cho khách hàng 02-B Ngày 25 tháng 4 năm 2005 Số 054789 Đơn vị bán hàng: Công ty xuất nhập khẩu TOCONTAP Số tài khoản: 0123465 Họ tên người mua hàng: Công ty TNHHNN một thành viên Thiết Bị Đo Điện Số tài khoản: 0854486 Địa chỉ: Số 10 Trần Nguyên Hãn- TP Hà Nội Điên thoại: 8257979 Fax:8260735 Hình thức thanh toán: Trả chậm. Mã số: 01001005121 STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Nam châm Chiếc 160.500 8.000 852.000.000 Cộng 852.000.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 85.200.000 Tổng cộng tiền thanh toán 937.200.000 Số tiền viết bằng chữ........................................................ Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Phụ lục 12 Hoá đơn gtgt Mẫu số 01 GTKT-3LL Liên 2:( Giao cho khách hàng ) AY/02-B Ngày 25 tháng 4 năm 2005 Số 080011 Đơn vị bán hàng: Anh Nguyễn Xuân Hiển Địa chỉ: Tập thể Trung tự Điện thoại Mã số: Họ tên người mua hàng: Công ty TNHHNN một thành viên Thiết Bị Đo Điện Số tài khoản: 0854486 Địa chỉ: Số 10 Trần Nguyên Hãn- TP Hà Nội Điên thoại: 8257979 Fax:8260735 Hình thức thanh toán: Tiền mặt. Mã số: 01001005121 STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Vận chuyển nam châm Chuyến 1 300.000 300.000 Cộng 300.000 Thuế GTGT 10%: Tiền thuế GTGT 30.000 Tổng số tiền phải thanh toán 330.000 Số tiền viết bằng chữ:............................................... Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Phụ lục 13 Phiếu nhập kho Đơn vị: Công tyTNHHNN1TVTBĐĐ Mẫu số 02-VT Địa chỉ: QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Phiếu nhập kho Số 2250 Ngày 20/04/2005 Họ tên người giao hàng: Công ty cổ phần Nguyên Lộc Theo số..... Ngày 10/02/2005 Nhập tại kho: Anh Cường STT Tên, nhãn hiệu Mã số ĐVT Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 Nam châm Chiếc 106.500 8.000 852.000.000 Cộng 852.000.000 Viết bằng chữ: ................................................... Phụ trách cung tiêu KT trưởng Thủ kho Người nhận Thủ trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Phụ lục 15 Phiếu xuất kho Đơn vị: Số 10350 Mẫu số 02-VT Địa chỉ: Nợ: 6211 QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Có: 152 Ngày 1/11/1995 của BTC Phiếu xuất kho Ngày 19/03/2005 Họ tên người nhận hàng: Phân xương lắp ráp Lý do xuất kho: Lắp công tơ 1 pha Xuất tại kho: Anh Cường STT Tên, nhãn hiệu Mã số ĐVT Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 3 Nam châm Chiếc 500 500 8.000 4.000.000 Cộng 4.000.000 Xuất, ngày....tháng....năm Viết bằng chữ: ................................................... Phụ trách cung tiêu KT trưởng Thủ kho Người nhận Thủ trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Phụ lục 14 Mẫu số 06 - VT Đơn vị.......... (Ban hành theo QĐ số 1141 – TC/ CĐKT) Tên kho.......... Tờ số.................... Thẻ kho Lập thẻ ngày 02 tháng 06 năm 2005 Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư:............................................ Đơn vị tính:....................Mã số............................................ Ngày nhập xuất Chứng từ Diễn giải Số lượng Xác nhận của kế toán Số phiếu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất A B C D E 1 2 3 4 Phụ lục 20 Bảng phân bổ nguyên vật liệu Tháng 04 năm 2005 TK TK ghi Có Tên TK ghi Nợ 1521 1522 1523 1524 1526 Cộng 152 1542 Chi phí SXKD dở dang phụ 15422 SXKD dở dang ở PX cơ dụng 15423 Thuê ngoài gia công 621 Chi phí NVL trực tiếp 621 Chi phí NVL trực tiếp 6211 Chi phí NVL công tơ 1 pha 6212 Chi phí NVL công tơ 3 pha 6213 Chi phí NVL đồng hồ VA 6214 Chi phí NVL TI hạ thế 6215 Chi phí NVL TI trung thế 6219 Chi phí NVL công tơ 3 pha, 3 giá 627 Chi phí sản xuất chung 632 Giá vốn hàng bán 641 Chi phí bán hàng 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng cộng Phụ lục 21 Bảng phân bổ nguyên vật liệu tháng 04/2005 Từ ngày 01/ 04/ 2005 đến 30/ 04/2004 “Trích” TK Tên TK 151 152 Cộng PS 1542 Chi phí SXKD dở dang phụ 188.211.827 188.211.827 15421 Vận tải 6.507.626 6.507.626 15422 SXKD dở dang ở PX cơ dụng 28.996.714 28.996.714 15423 Thuê ngoài gia công 151.935.710 151.935.710 15424 Khách sạn 771.777 771.777 621 Chi phí NVL trực tiếp 16.356.040.967 16.356.040.967 6211 Chi phí NVL công tơ 1 pha 14.121.205.023 14.121.205.023 6212 Chi phí NVL công tơ 3 pha 764.420.593 764.420.593 6213 Chi phí NVL đồng hồ VA 31.499.996 31.499.996 6214 Chi phí NVL TI hạ thế 60.060.004 60.060.004 6215 Chi phí NVL TI trung thế 648.355.644 648.355.644 6216 Chi phí NVL TU trung thế 726.324.153 726.324.153 6217 Chi phí NVL cầu chì rời 3.306.994 3.306.994 6219 Chi phí NVL công tơ 3 pha, 3 giá 868.560 868.560 627 Chi phí sản xuất chung 113.904.255 113.904.255 632 Giá vốn hàng bán 812.301.085 812.301.085 641 Chi phí bán hàng 334.130.489 334.130.489 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 913.461 913.461 Tổng cộng 17.805.502.084 17.805.502.084 Ngày... tháng 5 năm 2005 Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ Phụ lục 17 Nhật ký chứng từ số 2 Ghi Có TK 112: Tiền VNĐ gửi tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam Từ ngày 01/06/2005 đến ngày 30/06/2005 Dư đầu kỳ: 1.498.603.484 “trích” STT Ngày Nợ TK111 Nợ TK331 ... Nợ TK811 Cộng PS Có 1 01/06 75.132.558 75.132.558 2 03/06 1.600.000.000 500.000.000 4.100.000.000 ... ... 8 08/06 7.000.000.000 553.456.400 21.350 1.253.479.885 9 09/06 12.953.600 37.956 12.995.352 ... ... 29 29/06 1.137.917.789 1.769.430 1.139.864.162 30 30/06 1.208.695.000 5.833.005 1.215.111.305 Cộng 8.300.000.000 12.389.434.174 20.498.026 29.632.049.717 Kế toán ghi sổ Dư cuối tháng: 2.071.864.090 (ký, họ tên) Ngày..... tháng 07 năm 2005 Kế toán trưởng (ký, họ tên) Phụ lục19 Bảng kê số 3 Bảng kê số 3 Tháng 04 năm 2005 TK 152 153 .... .... Dư đầu lỳ PS Nợ PS Có Dư cuối kỳ 27.247.357.510 10.650.820.203 8.131.587.293 29.766.590.429 111 331 611 62111 62113 62114 2.281.877.775 7.009.542.179 1.316.161.949 19.488.000 5.460.000 18.290.300 Ngày .... tháng....Năm Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) I. Phụ lục 22 II. Sổ cái tài khoản 152 III. Sổ cái tài khoản 152 Tk 152- Nguyên liệu, vật liệu Tháng 04/2005 Dư nợ đầu kỳ: 14.672.918.558 Dư có đầu kỳ: TK ghi có Tháng 04 .... Cộng cả năm TK111(Nhật ký chứng từ số 1) 2.322.015.277 TK331(Nhật ký chứng từ số 5) 13.884.114.662 TK611(Sổ chi tiết TK154) 1.441.256.799 TK621 102.060.820 TK627 315.000 Cộng phát sinh Nợ 17.749.762.778 Cộng phát sinh Có 17.805.502.084 Số dư Nợ cuối kỳ 14.617.179.252 Số dư Có cuối kỳ Ngày..... tháng 04 năm 2005 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) Phụ lục 01 Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song Phiếu nhập, xuất kho Thẻ kho Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho NVL Thẻ (sổ) kế toán chi tiết NVL Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng Phụ lục 02 Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Thẻ kho Chứng từ xuất Chứng từ nhập Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê nhập Bảng kê xuất Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng Phụ lục 03 Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo Phương pháp sổ số dư Phiếu giao nhận chứng từ nhập Phiếu nhập kho Sổ số dư Bảng luỹ kế nhập, xuất tồn kho vật tư Thẻ kho Kế toán tổng hợp Phiếu giao nhận chứng từ xuất Phiếu xuất kho Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng Phụ lục 22 Sổ số dư vật liệu Sổ số dư vật liệu Tháng 06 năm 2005 kho 002 Mã vật tư Tên vật tư Đvt Tồn đầu kỳ Tháng Số lượng Tiền Số lượng Tiền BLÔV Bulông, ốc vit các loại C 2.629.776 67.059.288 2.730.976 69.639.888 C812 E003 Vít kẹp chì C 983 973.170 983 973.170 22610 Vòng đệm đồng F4 C 1.035.000 25.875.000 1.260.000 31.500.000 CV04 A102 Đai ốc vòng C 148.000 11.544.000 3.700 288.600 BB Bao bì các loại C 189 734.151 189 134.151 ....... 577003 Đồng đúc F16 Kg 19 57.000 19 57.000 Tổng cộng 8.564.325 142.258.654 8.763.253 143.645.825 Phụ lục 06 Sơ đồ quy trình công nghệ sx sản phẩmtại công ty tnhh nhà nước một thành viên thiết bị đo điện Vật tư Bán thành phẩm mua ngoài Chế tạo Cơ khí Đột dập Ep nhựa Sơn sấy Lắp ráp bộ phận Kiểm tra Hiệu chỉnh Lắp ráp hoàn chỉnh Không đạt tiêu Chuẩn Đóng gói nhập kho Đạt tiêu chuẩn Phụ lục 04 TK111, 112 TK 152 TK 621, 627, 641 Nhập kho NVL do mua ngoài Xuất dùng trực tiếp cho TK 133 SXKD, XDCB TK 111, 141 TK 331 Chiết khấu mua hàng Chi phí vận chuyển Trả lại NVL cho người bán TK 333 TK 632 (157) Thuế nhập khẩu Xuất bán, gửi bán TK 411 TK 154 Nhận góp vốn liên doanh Xuất tự chế hoặc thuê ngoài gia công, chế biến TK 154 TK 128, 222 Nhập kho do tự chế hoặc thuê ngoài ra công chế biến Xuất góp vốn liên doanh TK 331 Vay ngắn hạn khi mua NVL TK 138 (1381) TK 133 Phát hiện thiếu khi kiểm kê TK 128, 222 chờ xử lý Nhận lại góp vốn liên doanh TK 338 (3381) TK 338 Phát hiện thừa khi kiểm kê Xuất NVL trả nợ vay chờ xử lý đơn vị khác TK 3331 TK 133 Thuế VAT khi vật liệu nhập khẩu Phụ lục 05 TK611 TK 152 TK 152 Kết chuyển giá trị vật liệu Kết chuyển gía trị vật liệu tồn đầu kỳ Tồn cuối kỳ TK 111,112, 141 TK 331 Chiết khấu mua hàng được Dùng tiền mua NVL Giảm giá, hàng mua trả lại Nhập kho TK 621 Giá trị NVL xuất kho TK 133 trong kỳ TK 331 Mua NVL nhập kho chưa trả tiền TK 133 TK 333 Thuế nhập khẩu phải nộp Tính vào giá trị NVL TK 3331 TK 133 Thuế VAT khi NVL nhập khẩu Phụ lục 21 Bảng phân bổ nguyên vật liệu Tháng 04 năm 2005 TK TK ghi Có Tên TK ghi Nợ 1521 1522 1523 1524 1526 Cộng 152 1542 Chi phí SXKD dở dang phụ 15422 SXKD dở dang ở PX cơ dụng 15423 Thuê ngoài gia công 621 Chi phí NVL trực tiếp 621 Chi phí NVL trực tiếp 6211 Chi phí NVL công tơ 1 pha 6212 Chi phí NVL công tơ 3 pha 6213 Chi phí NVL đồng hồ VA 6214 Chi phí NVL TI hạ thế 6215 Chi phí NVL TI trung thế 6219 Chi phí NVL công tơ 3 pha, 3 giá 627 Chi phí sản xuất chung 632 Giá vốn hàng bán 641 Chi phí bán hàng 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng cộng Phụ lục 07 CƠ CấU Tổ CHứC Bộ MáY QUảN Lý CủA CÔNG TY TNHH Nhà Nước MộT THàNH VIÊN THIếT Bị ĐO ĐIệN Chủ tịch hội đồng quản trị Giám Đốc Phó giám đốc phụ trách sản xuát bán Phòng tổ chức Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng hành chính Phòng Tài vụ Phòng vật tư Phòng bảo vệ Khách Sạn Các Phân xưởng Phòng lao động Phó giám đốc sản xuất vật tư Phụ lục 21 Bảng phân bổ nguyên vật liệu Tháng 04 năm 2005 TK TK ghi Có Tên TK ghi Nợ 1521 1522 1523 1524 1526 Cộng 152 1542 Chi phí SXKD dở dang phụ 15422 SXKD dở dang ở PX cơ dụng 15423 Thuê ngoài gia công 621 Chi phí NVL trực tiếp 621 Chi phí NVL trực tiếp 6211 Chi phí NVL công tơ 1 pha 6212 Chi phí NVL công tơ 3 pha 6213 Chi phí NVL đồng hồ VA 6214 Chi phí NVL TI hạ thế 6215 Chi phí NVL TI trung thế 6219 Chi phí NVL công tơ 3 pha, 3 giá 627 Chi phí sản xuất chung 632 Giá vốn hàng bán 641 Chi phí bán hàng 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng cộng Phụ lục 18 Nhật ký chứng từ số 5 Ghi có TK 331: Phải trả cho người bán Từ ngày 01/04/2005 đến ngày 30/04/2005 “trích” TT Khách hàng Dư đầu tháng Ghi Nợ TK331, ghi Có các TK... Ghi Có TK331, Ghi Nợ các TK.... Dư cuối tháng Nợ Có Có TK111 Có TK112 .. Cộng PS Nợ Nợ TK152 Nợ TK133 .. Cộng PS Có Nợ Có 1 Bưu điên thành phố Hà Nội 32.058.978 4.254.200 61.213.906 65.468.106 2.560.448 29.154.928 4.254.200 2 Công ty TNHH Thành Lộc 145.557.128 145.557.128 140.506.480 14.050.648 154.557.128 3 Công ty đầu tư XD HNôi. 49.564.930 49.564.930 4 Công ty TNHH Sao Mai 550.000.000 550.000.000 500.000.000 50.000.000 550.000.000 5 Công ty Cổ phần Mai Lan 3.303.245.873 600.000.000 600.000.000 273.222.400 13.661.120 286.883.520 2.990.129.393 ... 10 Công ty XNK Vạn Xuân 23.222.978 116.751.856 116.751.550 99.638.050 90963.805 109.001.856 16.072.978 11 Công ty Điện Lực 369.989.137 2.538.151.500 2.538.151.500 40332.849.877 352.759.987 4.685.609.864 1.777.409.227 12 Công ty TNHH An Khánh 47.125.760 216.774.770 216.774.770 19.706.100 216.774.770 47.125.760 13 Công ty Cổ phần Đông Nam 12.057.100 12.953.600 12.953.600 1.096.100 12.057.100 12.953.600 .... Tổng cộng 1.263.438.802 15.752.890.702 4.830.868.340 12.389.434.174 18.256.410.538 13.884.114.662 1.008.880.376 17.632.597.138 373.672.832 1.423.311.332 Ngày.... tháng 5 năm 2005 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Phụ lục 16 Nhật ký chứng từ số 1 Ghi có TK111: Tiền mặt Từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/01/2005 Dư đầu kỳ: 27.630.526 STT Ngày Nợ 1312 Nợ133 Nợ 236 .. Nợ 141 Nợ 152 Nợ 331 ... Cộng PS có 1 01/01 3.677.499 41.000.000 420.000.000 539.244.500 2 02/01 1.000.000 1.000.000 3 15/01 30.000 300.000 1.097.532.000 ... .... .... .... .... .. ... .... .... ... .... 16 30/01 40.571.636 533.315.681 1.398.123.941 17 31/01 60.083.635 15.000.000 410.361.954 1.324.908.918 Cộng 2.785.000 286.539.694 8.204.542 96.767.000 2.322.015.277 4.830.868.340 14.445.288.177 Kế toán ghi sổ Số dư cưối tháng: 87.997.973 (ký, họ tên) Ngày.....tháng 05 năm 2005 Kế toán trưởng (ký, họ tên) mục lục Lời mở đầu Chương I: Cơ sơ lý luận chung về công tác kế toán NVL trong các doanh nghệp sản xuất 1 I. Những vấn đề chung về NVL 1 1. Khái niệm và đặc điểm NVL 1 2. Nhiệm vụ của hạch toán NVL 1 II. Phân loại đánh giá vật liệu trong doanh nghiệp 2 1. Phân loại NVL 2 2. Phương pháp tính giá NVL nhập, xuất theo hạch toán kế toán 4 2.1. Phương pháp tính giá NVL nhập kho 4 2.2. Phương pháp tính giá NVL xuất kho 5 III. Kế toán chi tiết vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 8 1. Chứng từ kế toán 8 2. Hạch toán kế toán chi tiết NVL trong các doanh nghiệp 8 2.1. Phương pháp thẻ song song 8 2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 9 2.3. Phương pháp sổ số dư 9 IV. Hạch toán tổng hợp NVL trong doanh nghiệp sản xuất 9 1. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên 9 2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ 12 V. Tổ chức hệ thống kế toán 13 Chương II: Thực trạng công tác kế toán NVL tại công TNHh nhà nước một thành viên thiết bị đo điện 14 I. Đặc điểm, tình hình chung về tổ chức quản lí kinh doanh và tổ chức bộ máy kế toán của công ty 14 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 14 2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 17 3.Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty 17 4.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty 17 II.Đặc điểm, phân loại và đánh giá vật liệu của công ty 18 1.Đặc điểm vật liệu tại công ty 18 2.Phân loại vật liệu tại công ty 19 3.Đánh giá nguyên vật liệu tại công ty 20 III. Tình hình thực tế về công tác tài chính kế toán nguyên vật liệu tại công ty 20 1.Nhập xuất nguyên vật liệu và phương pháp hạch toán ban đầu 20 2.Kế toán nguyên vật liệu trên hệ thống sổ chi tiết theo phương pháp sổ số dư 21 3.Trình tự, phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 21 4. Kế toán các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu 22 5. Kế toán các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu 24 chươngIII. Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thiết bị đo điện 26 I. Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán NVL 26 II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL 28 Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT670.doc
Tài liệu liên quan