Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội

Như vậy, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vị trí quan trọng trong quá trình hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp thông tin về tình hình chi phí cũng như phản ánh kết quả của sản phẩm sản xuất ra. Việc tổ chức hạch toán thế nào cho hiệu quả, thuận lợi, phản ánh đúng nhất tình hình chi phí sản xuất của doanh nghiệp là tùy vào từng đơn vị cụ thể. Mỗi doanh nghiệp có điều kiện cũng như đặc điểm, nhu cầu quản lý cụ thể khác nhau, do đó trên cơ sở chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đơn vị lựa chọn các hình thức, phương pháp hạch toán phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Trên cơ sở những kiến thức đã học được cùng với thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí, giá thành tại công ty CPDP Hà Nội em đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội”. Bài viết bao gồm những kiến thức lý luận chung về vấn đề chi phí sản xuất và giá thành được minh họa qua thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội, thông qua đó em đã mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Do kiến thức còn hạn chế và thời gian tiếp cận thực tế chưa thật nhiều nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong có sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các ban. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Nam Thanh và tập thể cán bộ nhân viên phòng kế toán công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.

doc121 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÀI KHOẢN Tài khoản: 1541 – Chi phí SXKD dở dang sản phẩm Từ ngày: 01/03/2006 đến ngày 31/03/2006 Số dư đầu kỳ: 725.641.757 TK đ/ư Tên tài khoản Số phát sinh Nợ Có 1 2 3 4 Số dư nợ đầu kỳ: 725.641.757 Số phát sinh trong kỳ: 1.903.840.253 1.721.877.893 Số dư nợ cuối kỳ: 907.604.117 155 Thành phẩm 1.721.877.893 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.560.550.944 622 Chi phí nhân công trực tiếp 143.611.863 627 Chi phí sản xuất chung 199.677.446 Tổng phát sinh Nợ: 1.903.840.253 Tổng phát sinh Có: 1.721.877.893 Số dư cuối kỳ: 907.604.117 Ngày …..tháng……năm 2006 NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) Biểu số 32: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN Tài khoản: 1549 – Chi phí SXKD dở dang sơ chế Từ ngày: 01/03/2006 đến ngày 31/03/2006 Số dư đầu kỳ: 9.604.858 TK đ/ư Tên tài khoản Số phát sinh Nợ Có 1 2 3 4 Số dư nợ đầu kỳ: 9.604.858 Số phát sinh trong kỳ: 8.506.212 13.611.070 Số dư nợ cuối kỳ: 4.500.000 152 Nguyên liệu, vật liệu 13.611.070 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.500.000 622 Chi phí nhân công trực tiếp 2.336.849 627 Chi phí sản xuất chung 1.669.362 Tổng phát sinh Nợ: 8.506.212 Tổng phát sinh Có: 13.611.070 Số dư cuối kỳ: 4.500.000 Ngày …..tháng……năm 2006 NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) b. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang (sản phẩm sơ chế) là sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu, từ đó xác định được chính xác hơn giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu quản trị giá thành của công ty. Sản phẩm dở dang của công ty là những sản phẩm đã qua các bước chế biến cơ bản nhưng vẫn chưa hoàn tất các thủ tục cuối cùng, ví dụ như Ankitamol đã qua pha chế nhưng chưa đóng gói, bao bì, kiện phế thủy chưa đóng chai, dán nhãn. Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và được tính chi tiết cho từng sản phẩm. Số lượng sản phẩm dở dang được tính theo công thức: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ = Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ + Số lượng sản phẩm kế hoạch trong kỳ - Số lượng nhập kho trong kỳ (16) Đánh giá sản phẩm dở dang chủ yếu do kế toán phân xưởng thực hiện, trên cơ sở phiếu sản xuất và tình hình sản xuất thực tế tại phân xưởng, biết được sản phẩm nào có dở dang, sản phẩm nào không, vì có những trường hợp số lượng sản phẩm nhập kho nhiều hơn so với định mức kế hoạch đặt ra vào đầu tháng. Có các trường hợp sau xảy ra: Nếu số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ của một lô A lớn hơn số lượng sản phẩm kế hoạch trong kỳ của lô đó thì khi đó lô sản phẩm đó được xem không có dở dang. Giá trị dở dang cuối kỳ lúc đó bằng giá trị nguyên vật liệu xuất ra cho lô sản xuất sản phẩm mới. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ khi đó băng số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ. Nếu số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ của lô A ít hơn số lượng sản phẩm kế hoạch của lô đó thì số lượng sản phẩm cuối kỳ được tính như công thức (16). Giá trị dở dang cuối kỳ lúc này được tính bằng công thức sau: Giá trị dở dang cuối kỳ = Giá trị dở dang đầu kỳ + Phát sinh trong kỳ x Sl sản phẩm DDCK Sl sản phẩm nhập kho + Sl sản phẩm DDCK (17) Chi phí nguyên vật liệu thực tế khi đó được tính: Chi phí NVL thực tế = Giá trị DDĐK + Phát sinh tăng trong kỳ - Giá trị DDCK (18) Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ sau khi tính xong được tổng hợp trên báo cáo sản phẩm dở dang cuối kỳ. Dựa trên các phiếu xuất kho, phiếu sản xuất tháng 2 ta tính được dở dang cuối kỳ tháng 2 hay chính là dở dang đầu kỳ tháng 3 của sản phẩm Vitamin B1 là 23.545.548 Biểu số 27: UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI BÁO CÁO SẢN PHẨM DỞ DANG ĐẦU KỲ Ngày 01 tháng 03 năm 2006 Stt Mã vật tư Tên vật tư Số lượng Giá trị Ghi chú 1 3217 Bột kha từ 5.740.103 2 9002 Alverin 70.000 4.982.487 3 9008 Bổ mắt 10.000 19.299.037 … … … … … … 18 9061 Vitamin B1 06 100v 7.800.000 23.545.548 19 9096 Hadin – gynol 1.100 1.316.981 … … … … … … Tổng 735.246.616 Qua phiếu sản xuất được lập từ phiếu xuất kho 695 và 696, qua báo cáo dở dang đầu kỳ ta thấy với sản phẩm Vitamin B1 số lượng sản phẩm nhập kho là 7.816.800, trong khi đó số lượng sản phẩm kế hoạch là 7.800.000, số lượng dở dang đầu kỳ là 7.800.000. Vì trong lô sản xuất số 10 (bắt đầu sản xuất từ tháng trước) đã nhập được 7.816.800 lớn hơn mức sản lượng kế hoạch do đó lô sản xuất số 10 không còn dở dang nữa. Trong khi đó lô sản xuất số 11 chưa có sản phẩm hoàn thành nhập kho do đó số lượng sản sản phẩm dở dang cuối kỳ là số lượng sản phẩm kế hoạch của lô sản xuất số 11, giá trị dở dang cuối kỳ được xem là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu xuất cho sản xuất lô số 11, tương ứng với phiếu xuất kho 696. Khi đó giá trị dở dang cuối kỳ là 32.434.445, số lượng sản phẩm dở dang là 7.800.000. Trong trường hợp, số lượng sản phẩm nhập kho nhỏ hơn số lượng sản phẩm kế hoạch, ta tính số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức (16) để từ đó tính ra giá trị dở dang cuối kỳ theo công thức (17). Giả sử trong tháng 03 công ty còn nhập được 1.000.000 viên của lô sản xuất số 11, tương ứng với phiếu xuất số 696 thì khi đó số lượng sản phẩm dở dang là: 7.800.000 + 7.800.000 – (7.816.800 + 1.000.000) = 6.783.200 Giá trị dở dang cuối kỳ là: 23.545.548 + 40.334.365 x 6.783.200 = 27.776.297 8.816.800 + 6.783.200 Giá trị dở dang cuối kỳ được phản ánh trên “Báo cáo dở dang đầu kỳ” của tháng 04/2006. Báo cáo dở dang đầu kỳ là cơ sở để lên bảng tính giá thành từ đó tính ra chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tổng giá trị sản phẩm dở dang của các sản phẩm chính là giá trị sản phẩm dở dang toàn công ty. Con số này được phản trên sổ cái TK 154. Biểu số 28: UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI BÁO CÁO SẢN PHẨM DỞ DANG ĐẦU KỲ Ngày 01 tháng 04 năm 2006 Stt Mã vật tư Tên vật tư Số lượng Giá trị Ghi chú 1 3010 Cao hương phụ 500 4.500.000 2 9002 Alverin 70.000 4.982.487 3 9008 Bổ mắt 9.000 17.611.885 … … … … … … 18 9061 Vitamin B1 06 100v 7.800.000 32.434.445 19 9096 Hadin – gynol 1.316.981 … … … … … … Tổng 912.104.117 (Trong đó: Tổng giá trị dở dang cuối kỳ 912.104.117 bằng tổng của dư nợ cuối kỳ của TK 1541 và TK 1549 tức là 912.104.117 = 907.604.117 + 4.500.000) 2. Tính giá thành sản phẩm 2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trình độ quản lý kinh tế tài chính của công ty, do đó công tác tính giá thành có ý nghĩa to lớn trong sản xuất kinh doanh. Để tính được giá thành trước tiên ta phải xác định được đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tính chất của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Công ty CPDP Hà Nội với quy trình công nghệ đơn giản, chế biến liên tục, khối lượng sản phẩm lớn và ở mỗi thời gian nhất định trên dây chuyền sản xuất chỉ sản xuất một loại sản phẩm. Do đó đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty. Đơn vị tính giá thành là viên, lọ, hộp. Kỳ tính giá thành sản phẩm của công ty được xác định là hàng tháng, cuối tháng kế toán chi phí giá thành tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý, điều chỉnh định mức, lập kế hoạch sản xuất cũng như hạch toán chi phí tiêu thụ thành phẩm. 2.2 Quy trình tính giá thành Xuất phát từ quy trình sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, công ty thực hiện tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. Giá thành được tính làm 4 khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu thực tế - Chi phí lương - Chi phí chung - Chi phí khác Giá thành được tính cho từng sản phẩm cụ thể. Tổng giá thành Spi = CPNVL thực tế của Spi + Chi phí lương của Spi + CPSXC phân bổ cho Spi + Chi phí khác phân bổ cho Spi (19) Trong đó: - CPNVL thực tế của spi = Dở dang đầu kỳ + Phát sinh trong kỳ - Dở dang cuối kỳ - Chi phí lương = Số lượng sp i hoàn thành x Đơn giá lương khoán sp i - Chi phí sản xuất chung và chi phí khác phân bổ cho sản phẩm được tính như trong phần 3.2 và 3.3 Khi đó: Giá thành sản phẩm i = Tổng giá thành spi (20) Số lượng sản phẩm i nhập kho Cuối tháng, sau khi kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh vào bên Nợ TK 154, kế toán chi phí giá thành tiến hành đánh giá giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, từ đó lập bảng tính giá thành cho toàn bộ các sản phẩm và thẻ tính giá thành cho từng sản phẩm. Bảng tính giá thành dùng để theo dõi và tính giá thành sản xuất cho toàn bộ các sản phẩm sản xuất ra trong đó có cả sản phẩm sơ chế (thường có ở phân xưởng Đông Dược) trong tháng. Để lập bảng tính giá thành, kế toán căn cứ vào Thẻ giá thành kỳ trước, Báo cáo sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ và Sổ chi tiết TK 621, 622, 627 để ghi số liệu vào các dòng thông tin trên bảng giá thành. Bảng tính giá thành do phần mềm kế toán hỗ trợ với các câu lệnh được lập trình sẵn. Thông qua Bảng tính giá thành ta biết được tình hình chi phí sản xuất sử dụng trong kỳ tính giá và giá đơn vị của từng sản phẩm cụ thể nói chung. Sau khi lên được Bảng tính giá thành cho toàn bộ các sản phẩm hoàn thành kế toán lên Thẻ giá thành cho từng sản phẩm cụ thể, công việc này do phần mềm kế toán tự động thực hiện theo yêu cầu của kế toán viên. Thẻ giá thành ngoài các thông tin về tổng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tổng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ cho sản phẩm thì thẻ giá thành còn chi tiết các chi phí cho từng loại nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm và tính tỉ trọng của các nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm. Như vậy Thẻ giá thành mang tính chất tổng hợp nên để biết các thông tin chi tiết về tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm thì phải dựa vào Bảng tính giá thành đã được lập trước đó. Bảng tính giá thành và Thẻ giá thành ngoài chức năng theo dõi và tính giá thành cho từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ, cung cấp thông tin cho quá trình hạch toán tiêu thụ sản phẩm thì nó còn phục vụ cho mục đích quản trị chi phí của công ty. Tức là đó là cơ sở so sánh với mức kế hoạch đặt ra, định mức chi phí… để có những nhận định sát sao về tình hình chi phí sản xuất thực tế phát sinh tại công ty từ đó có những biện pháp quản lí chi phí, hạ giá thành sản phẩm thích hợp. Để minh họa rõ ràng hơn quy trình tính giá thành sản phẩm của công ty CPDP Hà Nội, ta đi vào tính toán cụ thể giá thành tháng 03 năm 2006 cho sản phẩm Vitamin B1 06 100v: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: căn cứ vào phiếu sản xuất và báo cáo sản phẩm dở dang của sản phẩm Vitamin B1, ta có: Giá trị dở dang đầu tháng 3: 23.545.548 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng 3: 40.334.365 Giá trị dở dang cuối tháng 3: 32.434.445 Giá trị nguyên vật liệu của sản phẩm nhập kho là: 31.445.468 - Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí lương: 7.816.800 x 0,604 = 4.721.347 Chi phí khác phân bổ cho sản phẩm Vitamin B1: 2.171.631 - Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm Vitamin B1: 12.875.113 - Giá thành sản phẩm Vitamin B1: 31.445.468 + 4.721.347 + 2.171.631 + 12.875.113 = 51.213.559 - Giá thành 1 viên Vitamin B1: 51.213.559 : 7.816.800 = 6,55 Sau khi có kết quả tính giá thành, kế toán ghi sổ chi tiết TK 154 và TK 155 đồng thời phản ánh vào Nhật ký chung. Minh họa bảng tính giá thành và thẻ tính giá thành. Biểu số 33: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Mã SP Tên sản phẩm Đvt Dở dang đầu kỳ Chi phí NVL Giá thành Khoản mục chi phí Dở dang cuối kỳ Số lượng Tổng giá thành Giá thành đv CPNVL thực tế Chi phí lương Chi phí chung Chi phí khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 … … … … … … … … … … … … … 9091 Trà gừng (hộp 10 gói) Hộp 13.177.284 4.000.000 11.109.880 2.777,47 10.541.828 260.400 236.704 70.948 2.635.456 9060 Vitamin B1 2000v Viên 90.820.784 43.925.247 0 0 0 9061 Vitamin B1 06 100v Viên 23.545.548 40.334.365 7.816.800 51.213.559 6.55 31.445.468 4.721.347 12.875.113 2.171.631 32.434.445 9114 Vitamin C 0,1g lọ 100v Viên 19.259.329 1.958.400 27.664.065 14.13 19.259.329 2.007.360 5.474.071 923.305 9059 Viên ích mẫu Viên 1.649.400 130.499.747 606.120 144.418.410 238027 132.148.147 2.930.590 7.991.719 1.347.954 735.246.616 1.565.050.944 1.735.488.963 1.388.193.443 106.211.284 201.346.808 39.737.428 912.104.117 Tháng 03 năm 2006 Ngày 31 tháng 03 năm 2006 NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) Biểu số 34: UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI THẺ GIÁ THÀNH Tháng 03 năm 2006 Sản phẩm: Vitamin B1 06 100v Mã VT Khoản mục chi phí SXKD Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ Chi phí SXKD cuối kỳ Giá thành sản phẩm dịch vụ trong kỳ Giá thành Giá thành đơn vị Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 Vitamin B1 06 100v 7.816.800 23.545.548 60.102.456 32.434.445 51.213.559 6.55 100 Tổng chi phí tiền lương 6.892.978 3.892978 0.88 13 Tổng chi phí nguyên vật liệu 23.545.548 40.334.365 32.434.445 31.445.468 4.02 62 Tổng chi phí sản xuất chung 12.875.113 12.875.113 1.65 25 2045 Gelatin 288.772 494.676 397.788 385.660 0.05 1 2056 Lactoza 214.751 367.876 295.824 286.803 0.04 1 2057 Magnesi stearat 63.084 108.065 86.899 84.250 0.01 0 2094 Thiamine mononitrat 9.813.280 16.810500 13.517.982 13.105.798 1.68 26 3003 Bột talc DD 573.390 982.238 789.856 765.772 0.10 1 3004 Tinh bột sắn 917.557 1.571.808 1.263.952 1.225.413 0.16 2 3032 Parafin 216.077 370.148 297.651 288.574 0.04 1 3081 Nhãn Vitamin B1 100 06 582.219 997.362 802.018 777.563 0.10 2 3088 Phiếu kiểm tra (7.2x12) 2.561 4.387 3.528 3.420 0.00 0 3089 Băng đảm bảo 3.131 5.364 4.313 4.182 0.00 0 4002 Băng dính to 29.790 51.032 41.037 39.785 0.01 0 4003 Bông mỡ 448.327 768.000 617.579 598.748 0.08 1 4052 Lọ nhựa 15ml 9.414.028 16.126.566 12.968.004 12.572.590 1.61 25 4145 Hòm Vitamin B1 06 852.232 1.459.904 1.173.966 1.138.170 0.15 2 4154 Nước RO 65.643 112.448 90.424 87.667 0.01 0 4197 Túi PE80x100cm 60.706 103.991 83.623 81.074 0.01 0 NGƯỜI LẬP BIỂU Ngày 31 tháng 03 năm 2006 KẾ TOÁN TRƯỞNG PHẦN III - HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPDP HÀ NỘI I. Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội đã không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy, công tác quản lý, công tác kế toán đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhìn chung công tác kế toán tại công ty nói chung cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã và đang đáp ứng được nhu cầu quản lý của công ty và ngày càng hướng đến sự đơn giản, chính xác và hiệu quả. Điều đó được thể hiện thông qua: Tổ chức bộ máy của công ty khá gọn nhẹ và hiệu quả, có sự phân công hợp lý, phù hợp với khối lượng công việc và năng lực của các kế toán viên. Đồng thời giữa phòng kế toán và các phòng ban khác đã có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho công việc tiến hành nhanh chóng, thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác. Ngoài ra công tác tổ chức hạch toán kế toán với hệ thống chứng từ khá đầy đủ, đúng theo quy định của Nhà nước, quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý, hệ thống tài khoản và sổ sách được thiết kế khá đầy đủ và hợp lý góp phần phản ánh thông tin rõ ràng, thuận lợi cho việc theo dõi các đối tượng hạch toán, các phần hành kế toán và lập báo cáo tài chính cuối kỳ. Giữ vai trò chủ yếu của công tác kế toán, công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã cung cấp kịp thời, hiệu quả những thông tin cần thiết về chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh của công ty trên thị trường. Bộ phận kế toán của công ty đã tổ chức ghi chép, theo dõi thường xuyên và liên tục các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, phản ánh các thông tin về chi phí, giá thành trên các báo cáo giá thành, thẻ giá thành. Dựa vào những thông tin đó, ban lãnh đạo kịp thời đề xuất biện pháp phù hợp để quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Về cơ bản công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty đã đạt được những ưu điểm sau: Trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Kế toán chi phí giá thành do kế toán tổng hợp đảm nhiệm và được xem là một phần hành chủ yếu trong công tác hạch toán do đó có sự thống nhất và bao quát về thông tin, kế toán phân xưởng có trách nhiệm tập hợp thông tin đầy đủ, đúng đắn để cuối tháng kế toán chi phí giá thành tính toán, phân bổ các loại chi phí và lập thẻ tính giá thành cho các sản phẩm. Sự phân công trách nhiệm cụ thể như vậy thể hiện sự chuyên môn hóa cao trong tổ chức hạch toán. Trong công tác tổ chức hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: + Về hệ thống chứng từ: Chứng từ được sử dụng tại công ty đều theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính, được kiểm tra chặt chẽ đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý, không có sai sót, đáp ứng được nhu cầu hạch toán và quản lý tại công ty. Các chứng từ được thu thập, phân loại và sắp xếp theo trình tự thời gian, theo các phân xưởng nên thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm tra khi cần thiết. + Về hệ thống tài khoản: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ – CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính và cập nhật thay đổi theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Trên cơ sở hệ thống tài khoản thống nhất công ty chi tiết thêm các tiểu khoản phù hợp với yêu cầu quản lý, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhìn chung các tài khoản liên quan đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu hạch toán, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Về hình thức ghi sổ kế toán: Công ty sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung, đơn giản, dễ hạch toán, phù hợp với triển khai kế toán máy. Hệ thống sổ sách kế toán bao gồm các sổ tổng hợp, sổ chi tiết được sử dụng đầy đủ, đúng quy định của Bộ Tài Chính và được thiết kế phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Với việc áp dụng phần mềm kế toán Cyber Accounting 2004 đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Nhờ phần mềm kế toán mà máy tính sẽ tự động tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lương trên cơ sở các phiếu nhập, xuất, đơn giá tiền lương…và phân bổ chi phí khác và chi phí sản xuất chung theo những tiêu thức nhất định bằng những câu lệnh gán sẵn. Phần việc của kế toán được giảm nhẹ, làm tăng độ chính xác của số liệu. + Về phương pháp hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: - Công ty có ba phân xưởng sản xuất chính, mỗi phân xưởng sản xuất một số mặt hàng cùng tính chất, hoạt động độc lập với nhau. Mỗi phân xưởng sản xuất một loại thuốc nhất định đảm nhiệm từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn nhập kho thành phẩm. Quá trình sản xuất được chuyên môn hóa, trong một thời gian nhất định trên dây chuyền sản xuất chỉ tạo ra một loại sản phẩm duy nhất, sau khi hoàn thành xong sản phẩm đó mới chuyển sang sản xuất sản phẩm khác. Mặt khác, mỗi sản phẩm cần những loại nguyên vật liệu khác nhau, với đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng biệt, có định mức vật tư, các công đoạn sản xuất khác nhau. Do đó việc xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho từng mặt hàng cụ thể là phù hợp với quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất và sản phẩm. Đồng thời tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng sản phẩm giúp cho việc theo dõi tình hình sản xuất, chi phí của sản phẩm chi tiết, dễ kiểm tra, tổng hợp theo các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho quá trình quản lý và ra quyết định sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nào phù hợp cũng như điều chỉnh các chi phí sản xuất một cách hợp lý. - Công ty tổ chức hạch toán chi phí sản xuất về cơ bản theo ba khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung theo đúng chế độ quy định của Nhà nước. Việc sử dụng tài khoản và mở sổ chi tiết cho sản phẩm là hợp lý. Đặc biệt trong bảng tính giá thành, chi phí nhân công trực tiếp được chia thành hai khoản mục là chi phí lương và chi phí khác với cách tính khá phù hợp đã phản ánh được cụ thể chi phí lương thực tế phát sinh để sản xuất sản phẩm và các khoản phụ cấp ngoài lương sản phẩm ra. Trong đó, để tính ra chi phí lương sản phẩm công ty đã sử dụng đơn giá lương khoán do phòng Tổ chức hành chính, phòng Kỹ thuật…nghiên cứu và quy định. Cách tính lương như trên đơn giản, dễ hiểu và dễ tự động hóa thực hiện đồng thời với cách phân chia chi phí nhân công trực tiếp như thế qua bảng tính giá thành ta có thể đánh giá được tỉ trọng tiền lương sản phẩm so với các khoản mục khác. Hơn nữa áp dụng mức lương khoán sản phẩm khuyến khích tạo động lực làm việc cho công nhân hoàn thành và vượt mức kế hoạch, nâng cao năng suất lao động vì hình thức lương này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động. - Các khoản mục chi phí được phân chia khá phù hợp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chi tiết cho từng sản phẩm, với công thức tính dễ hiểu, dễ thao tác trên máy, tăng tốc độ hạch toán. Chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho toàn công ty sau đó được phân bổ cho từng sản phẩm theo phân xưởng và tiền lương sản phẩm. Do chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều nơi sử dụng và khó xác định cụ thể cho từng phân xưởng nên việc tập hợp chung tạo điều kiện dễ dàng cho việc theo dõi, kiểm tra để xác định nguyên nhân cũng như mức độ tác động của chi phí sản xuất chung đến giá thành sản phẩm để đề ra các chủ trương thích hợp. - Việc phân bổ chi phí chung cho phân xưởng Viên và phân xưởng Mắt, Đông dược theo tỉ lệ 3:1, chi phí khác theo tỉ lệ 2:1 dựa trên kinh nghiệm và đặc điểm của các phân xưởng làm cho công tác tính toán trở nên đơn giản, dễ hiểu, dễ làm. - Phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp là khá đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. Kỳ tính giá thành theo tháng là hợp lý vì chu kỳ sản xuất ngắn, hoạt động sản xuất liên tục, cần có sự theo dõi thường xuyên do đó đã cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện. + Về hệ thống tài khoản: - Việc phân chia các tài khoản chi tiết của TK 627 – Chi phí sản xuất chung còn chưa phù hợp. Ngoài các tài khoản cơ bản theo quy định, công ty còn có thêm nhóm tài khoản chi tiết TK 62701 - Chi phí nhân viên phân xưởng, TK 62702 - Trích hơi đốt…tạo nên sự phức tạp trong hạch toán và không cần thiết. - Công ty chỉ sử dụng TK 142 để hạch toán chi phí trả trước cho tất cả các loại chi phí trả trước không phân biệt là phân bổ trong 1 năm hay nhiều hơn, như vậy chưa phản ánh được đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh và dẫn đến khó khăn trong việc xác định chi phí đó được phân bổ cho mấy kỳ kinh doanh. + Về hệ thống sổ sách: Công ty sử dụng các sổ chi tiết và sổ tổng hợp các tài khoản chi phí để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các sổ chi tiết phản ánh các nghiệp vụ phát sinh của toàn bộ 03 phân xưởng chứ không mở riêng cho phân xưởng cụ thể nào. Điều này làm giảm hiệu quả của thông tin, không theo dõi được tình hình sản xuất tại từng phân xưởng. + Về tổ chức hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: - Trong phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho, công ty sử dụng phương pháp bình quân để tính giá xuất. Công việc này được thực hiện vào cuối kỳ, trong kỳ khi có nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất thì chỉ theo dõi về mặt số lượng, cuối tháng mới tính được ra số tiền. Sử dụng giá bình quân đơn giản, dễ tính nhưng trong tháng chưa xác định được giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho làm giảm tính cập nhật của thông tin. Điều đó cũng có nghĩa trong tháng chưa xác định được giá thành những sản phẩm nhập kho trong khi đó công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho tức đòi hỏi phải phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, thành phẩm. Việc này ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và khả năng cập nhật thông tin. - Về việc tập hợp chi phí sản xuất: các khoản mục chi phí sản xuất được tập hợp chung, cuối kỳ phân bổ. Như đã đề cập ở trên, chi phí sản xuất chung và chi phí khác trong chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ theo tỉ lệ 3:1 và 2:1 là đơn giản, dễ làm nhưng không phản ánh được chính xác tình hình phát sinh chi phí ở từng phân xưởng cụ thể, đó chỉ là sự phân bổ dựa trên kinh nghiệm thực tế. Chi phí sản xuất tập hợp cho từng sản phẩm cụ thể một mặt dễ theo dõi chi tiết từng mặt hàng nhưng mặt khác không theo dõi được chung cho toàn phân xưởng do đó không phản ánh được tình hình sản xuất của từng phân xưởng như thế nào, hiệu quả hay không. Hơn nữa có những chi phí có thể xác định cụ thể cho từng phân xưởng nhưng vẫn được theo dõi chung. - Công tác tính lương và phân bổ, hạch toán tiền lương do hai bộ phận khác nhau đảm nhiệm. Tiền lương do phòng Tổ chức hành chính lập, phòng kế toán dựa vào đó để phân bổ. Cách thực hiện như trên gây khó khăn cho kế toán trong việc bóc tách các chi phí để đưa vào các khoản mục chi phí thích hợp và gây mất thời gian. - Về việc hạch toán chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng: tại công ty, sản phẩm hỏng có hai loại là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được thường là do không đủ trọng lượng và sản phẩm hỏng không sửa chữa được do vi phạm các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Các sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được thường ở dạng cốm đã pha chế hoặc đã dập viên, được đưa trở lại khâu pha chế, cân trộn để bổ sung thêm nguyên liệu cho đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật về trọng lượng. Như vậy chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng của công ty sẽ bao gồm toàn bộ chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng cộng với thiệt hại của sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Khi có sản phẩm hỏng thì các bộ phận lập biên bản xác định nguyên nhân và hủy bỏ nếu không sửa chữa được. Tất cả các khoản này đều được chuyển vào giá thành sản phẩm dẫn đến việc tính giá thành không chính xác và không quản lý được chi phí cũng như xác định nguyên nhân và trách nhiệm vật chất, tác động xấu đến ý thức tiết kiệm chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến mục tiêu hạ giá thành sản phẩm của công ty. - Trong chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho ban hành và công bố theo quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 quy định: trong chi phí chế biến hàng tồn kho, chi phí sản xuất chung được phân chia thành hai loại là chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định. Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất. Chi phí này được phân bổ cho sản phẩm sản xuất dựa trên công suất bình thường của máy móc. Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Nếu mức sản xuất thực tế thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Các chi phí nguyên liệu vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường cũng không được đưa vào giá gốc hàng tồn kho có nghĩa là không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. Tuy nhiên trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty vẫn chưa xác định mức công suất bình thường, chưa phân chia chi phí sản xuất chung thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. Khi đó toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ được tính hết vào giá thành sản phẩm hoàn thành, làm giảm tính chính xác của chỉ tiêu giá thành và chưa phù hợp với chế độ. Các hạn chế nêu trên cần có sự xem xét, nghiên cứu của công ty để tìm ra cách khắc phục và các giải pháp thích hợp để giúp cho công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thực hiện tốt vai trò thông tin của mình, đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác thông tin cho quá trình ra quyết định của nhà quản lý. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội 1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện 1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện Cùng với sự phát triển của xã hội, hạch toán kế toán đã ra đời và không ngừng phát triển, hoàn thiện nhằm phục vụ nhu cầu quản lý các hoạt động kinh tế. Do đó, kế toán được ví như một loại ngôn ngữ kinh tế ảnh hưởng đến tổ chức, quản lý của các doanh nghiệp. Hiện nay, kế toán đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, là công cụ quản lý, phản ánh và giám sát một cách liên tục và toàn diện, có hệ thống tất cả các loại vật tư, tiền vốn và hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận cấu thành công tác hạch toán kế toán, giữ vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất. Thông qua kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các nhà quản lý doanh nghiệp nắm được tình hình sản xuất của doanh nghiệp, tình hình tiêu hao vật tư trong các giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng… tình hình thực hiện các định mức vật tư, lao động… và biết được chỉ tiêu giá thành đã phản ánh đúng thực chất quá trình sản xuất của doanh nghiệp hay chưa, đã đạt được các chỉ tiêu đặt ra hay không để từ đó có những biện pháp hữu hiệu để quản lý tốt chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng tính cạnh tranh của sản phẩm. Chính từ vai trò quan trọng trong công tác hạch toán kế toán nên các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất luôn phải nghiên cứu, tổ chức thực hiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tốt, phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm phản ánh một cách khách quan và chính xác nhất tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung là xu thế tất yếu của sự phát triển, hướng tới sự phản ánh khách quan và phù hợp với tình hình thực tế của các hoạt động kinh tế. Như ta đã biết, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu liên quan đến quá trình sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị những hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong sản xuất và kết tinh trong sản phẩm. Sự hình thành và phát triển của các khái niệm trên là tất yếu khách quan nhằm phục vụ nhu cầu hạch toán của toàn xã hội. Mặt khác, quá trình phản ánh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thông qua các cách tính toán, phân loại phải đảm bảo được tính khách quan, phản ánh đúng các yếu tố trong chi phí và giá thành do đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự vận dụng các quy định một cách hợp lý vào tình hình cụ thể của mình để đạt được hiệu quả cao nhất. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội về cơ bản đã thực hiện được nhiệm vụ cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu hạch toán cũng như quản lý của mình. Mặc dù vậy vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục để công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ nhu cầu thông tin ngày càng cao của công ty. 1.2 Nguyên tắc hoàn thiện Hoàn thiện công tác kế toán là tổ chức lại mọi mặt của công tác kế toán bao gồm bộ máy kế toán, mô hình kế toán đang áp dụng, tổ chức công tác hạch toán các nghiệp vụ liên quan, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực xử lý nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán kết hợp với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin vào công tác kế toán, trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho công tác kế toán… nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán, giúp cho kế toán thực hiện chức năng quản lý, cung cấp thông tin chính xác đáng tin cậy cho các quyết định quản lý. Việc hoàn thiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng trên cơ sở luật, chế độ, các chuẩn mực kế toán đã được ban hành. Phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo chế độ, quy định của Nhà nước vì việc hoàn thiện là nhằm để khắc phục những điểm chưa hợp lý của doanh nghiệp trong công tác kế toán. Phải đảm bảo phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó công tác hoàn thiện phải dựa trên nhu cầu quản lý, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp để cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời. Phải đảm bảo tính khả thi và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp nói riêng và phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ kế toán quốc tế góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế thể giới của nền kinh tế nói chung. Việc hoàn thiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp là một điều tất yếu khách quan và phải đảm bảo được các nguyên tắc phù hợp với đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của hạch toán kế toán trên cơ sở luật, chế độ, chuẩn mực kế toán đã được ban hành đồng thời công tác hoàn thiện phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm về chi phí và giá thành của đơn vị để có những phương án hợp lý và hiệu quả. Đồng thời để việc hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất hiệu quả thì doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng. 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin quản trị, tuy vẫn còn những hạn chế cần được hoàn thiện. Qua thời gian thực tập tại công ty CPDP Hà Nội trên cơ sở các nhược điểm đã phân tích ở trên, em xin nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau: Về tổ chức bộ máy kế toán: Hiện nay, trong số các nhân viên kế toán tại công ty chưa có ai được phân công đảm nhiệm toàn bộ phần hành kế toán tiền lương. Tiền lương do phòng Tổ chức hành chính tính, cuối tháng gửi xuống phòng kế toán để hạch toán nên không được thuận lợi cho kế toán chi phí giá thành tập hợp và phân bổ chi phí, gây sự phụ thuộc và ảnh hưởng đến thời gian hạch toán. Để tạo điều kiện cho hạch toán chi phí nhân công trực tiếp một cách nhanh chóng công ty nên có một kế toán viên đảm nhiệm phần kế toán tiền lương. Nhân viên kế toán này có trách nhiệm tính tiền lương và phân bổ vào các khoản mục chi phí một cách thích hợp. Về hệ thống tài khoản: Như đã phân tích ở trên tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung được chi tiết chưa phù hợp, ảnh hưởng đến việc phản ánh một cách chính xác nội dụng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mặc dù công ty đã quản lý các chi phí phát sinh theo các nhóm chi phí nhưng nếu có sự phân chia lại các tài khoản chi tiết của TK 627 thì các thông tin sẽ được phản ánh một cách chi tiết, và ít tài khoản chi tiết hơn. Trên cơ sở các TK chi tiết của TK 627 theo quy định của Bộ tài chính, công ty có thể sử dụng các tiểu khoản sau: Số hiệu tài khoản Tên tài khoản Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 627 Chi phí sản xuất chung 6271 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí nhân viên phân xưởng 62711 Chi phí nhân viên px Viên 62712 Chi phí nhân viên px Đông dược … … 6272 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí vật liệu 62721 Chi phí vật liệu px Viên … … 6273 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí công cụ, dụng cụ 62731 Chi phí công cụ, dụng cụ px Viên … … 6274 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí khấu hao TSCĐ 62741 Chi phí khấu hao TSCĐ px Viên … … 6275 Chi phí trích trước, sửa chữa nhỏ 62751 Chi phí trích trước 62752 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí sửa chửa nhỏ 6277 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí dịch vụ mua ngoài 62771 Chi phí dịch vụ mua ngoài px Viên … … 6278 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí bằng tiền khác 62781 Chi phí bằng tiền khác px Viên … … Về hệ thống sổ sách: Công ty tập hợp chi phí sản xuất cho từng mặt hàng, sản phẩm cụ thể điều này là phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty nhưng nếu đồng thời theo dõi chi phí sản xuất của các phân xưởng riêng biệt, cuối kỳ phân bổ chi tiết cho các sản phẩm cụ thể thì sẽ mang tính bao quát lớn hơn. Như vậy, công ty sẽ theo dõi được tình hình sản xuất chung cũng như đối với mỗi sản phẩm. Điều đó có nghĩa là công ty mở sổ chi tiết các TK 621, TK 622… chi tiết cho từng phân xưởng. CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN (dùng cho các TK 621, 622, 627,154…) Tài khoản: Tên phân xưởng: Từ ngày: ………….đến ngày ……………. Số dư đầu kỳ: Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư cuối kỳ: Ngày … tháng… năm… KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) Việc mở sổ theo dõi chi tiết tới từng phân xưởng sẽ phức tạp hơn, cần có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, nhân lực, khối lượng công việc hạch toán tăng lên và do đó chi phí quản lý có thể sẽ tăng lên. Nhưng đó là những điều tất yếu khi hướng đến mục đích phản ánh chính xác hơn thông tin về tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp. Với sự trợ giúp của phần mềm kế toán việc hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng sẽ phần nào đơn giản, chính xác hơn vì công việc của kế toán viên chỉ nhiều hơn ở giai đoạn phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ các chứng từ kế toán. Mặt khác để quá trình hạch toán diễn ra thuận lợi thì công ty cần tổ chức quy trình hạch toán kế toán hợp lý. Tuy nhiên xét tình hình hiện nay của công ty, thì việc theo dõi chi tiết theo từng sản phẩm là có thể thực hiện được. Về hạch toán một số nghiệp vụ liên quan đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Về phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: như đã trình bày ở trên, hiện nay công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá nguyên liệu xuất kho do đó đã dẫn đến những ảnh hưởng nhất định trong công tác hạch toán. Để khắc phục được nhược điểm của phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ kế toán trưởng nên quy định và kiểm soát chặt chẽ kế toán phần hành trong việc áp dụng nhất quán phương pháp tính giá. Đồng thời để tăng tính hiệu quả công ty nên thay đổi phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất dùng. Theo em công ty nên sử dụng phương pháp nhập trước, xuất trước như vậy sẽ đảm bảo được tính kịp thời của thông tin kế toán vừa cập nhật được sự biến động giá cả cũng như phù hợp với đặc điểm nguyên vật liệu là các hóa chất, tá dược… là nhiều khi đòi hỏi đến hạn sử dụng. Với phương pháp này công ty phải giả thiết được số hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và sử dụng giá thực tế của từng lô hàng, hết lô hàng này mới xuất lô hàng khác. Mặc dù để thực hiện được phương pháp trên đòi hỏi công ty phải có sự theo dõi sát sao về tình hình nguyên vật liệu xuất nhập cũng như đặt ra yêu cầu cao cho cán bộ quản lý vật tư để phản ánh một cách chính xác nhất tình hình xuất nhập nguyên vật liệu. Hơn nữa do đặc thù của ngành sản xuất thuốc là số lượng, chủng loại các nguyên vật liệu là khá lớn nên việc áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước là khá phức tạp nhưng không phải là không làm được. Các thủ kho và kế toán nguyên vật liệu chịu trách nhiệm theo dõi, phản ánh và đối chiếu lẫn nhau tình hình nhập xuất tồn vật tư và giá cả cụ thể từng loại vật tư. Hiện tại, sổ chi tiết vật tư của công ty có hình thức như sau: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ Từ ngày… đến… ngày… Kho: Vật tư: Đvt: Tài khoản: Tồn đầu: Chứng từ Khách hàng Diễn giải Mã nx Đơn giá Nhập Xuất Ngày Số Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng cộng: Tồn cuối: … … Ngày… tháng… năm… KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nếu sử dụng phương pháp tính giá nhập trước xuất trước thì kế toán căn cứ vào chứng từ như phiếu nhập, phiếu xuất… để vào sổ chi tiết vật tư hay còn được xem là bảng kê tính giá. Mẫu sổ lúc này sẽ có dạng: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ Từ ngày… đến… ngày… Kho: Vật tư: Đvt: Tài khoản: Đơn vị tính:……… Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chú Ngày Số Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số dư đầu kỳ Cộng Ngày… tháng… năm… KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Về việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: như đã phân tích ở trên công ty tập hợp chi phí sản xuất chung cho toàn bộ các phân xưởng sau đó phân bổ cho các sản phẩm theo từng phân xưởng và tiền lương sản phẩm. Việc sử dụng phương pháp phân bổ đó đơn giản nhưng mang tính chủ quan không phản ánh cụ thể được tình hình chi phí của từng phân xưởng. Vì vậy, đối với những khoản mục chi phí có thể tách biệt được giữa các phân xưởng, các bộ phận với nhau thì công ty nên tách chi phí ra theo dõi riêng, cụ thể. Còn đối với những chi phí không thể bóc tách riêng được thì theo dõi chung, cuối kỳ phân bổ theo tiêu thức xác định. Làm như vậy sẽ tạo điều kiện theo dõi tình hình chi phí phát sinh ở các bộ phận để từ đó xem xét, tìm ra nguyên nhân và các biện pháp để giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. - Về hạch toán sản phẩm hỏng: hiện nay công ty chưa xác định sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức mà hạch toán toàn bộ chi phí sản phẩm hỏng vào giá thành sản phẩm dẫn đến việc phản ánh không chính xác giá thành sản phẩm. Để khắc phục được hạn chế này, theo em công ty cần quy định định mức cho sản phẩm hỏng, tiến hành đánh giá thiệt hại để phân biệt sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Đối với sản phẩm hỏng trong định mức các khoản thiệt hại gây ra được hạch toán vào chi phí sản xuất sản phẩm. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức cần xác định cụ thể nguyên nhân để có hình thức xử lý thích hợp. Khi các nghiệp vụ như trên phát sinh, kế toán xác định mức độ thiệt hại và hạch toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ cách hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức: TK 152, 153, 334 TK 1381(SPHNĐM) TK 632, 415… Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được Giá trị thiệt hại thực về sản phẩm hỏng ngoài định mức Giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường 338,241,... TK 154, 155, 157, 632 TK 1388, 152.. - Về hạch toán chi phí trả trước: công ty nên sử dụng đồng thời cả tài khoản 242 với tài khoản 142 để phản ánh một cách chính xác hơn chi phí trả trước, giúp cho công việc theo dõi tình hình sử dụng, phân bổ công cụ, dụng cụ một cách chính xác, và đúng theo chế độ. Đối với những tài sản sử dụng hơn một kỳ kinh doanh thì được hạch toán vào tài khoản 242 và phân bổ dần. Khi phát sinh chi phí liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 242 – Tập hợp chi phí trả trước dài hạn phát sinh Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK liên qua (1531, 2413, 341, 111, 112…) – Các khoản chi phí trả trước dài hạn thực tế phát sinh. Sau đó căn cứ vào kế hoạch phân bổ chi phí trả trước dài hạn để phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí trong năm tài chính: Nợ TK 241, 627, 641, 642… - Chi phí trả trước dài hạn được phân bổ Có TK 242 – Phân bổ dần chi phí trả trước dài hạn Hạch toán chi phí trả trước dài hạn có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau: (xem Sơ đồ số 03 – Kế toán chi phí trả trước dài hạn) - Đối với chi phí sản xuất chung, để nâng cao tính chính xác của giá thành và tính hiệu quả của kế toán quản trị công ty cần phân biệt được chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, xác định mức công suất bình thường để từ đó phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào sản xuất. Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất lớn hơn hoặc bằng công suất bình thường, chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ và kết chuyển hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị thành phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung (chi tiết chi phí SXC cố định) Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí SXC cố định không phân bổ) Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung Như vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội về cơ bản đã thực hiện được nhiệm vụ cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu hạch toán cũng như quản lý của mình. Mặc dù vậy vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục để công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ yêu cầu ngày càng cao của công ty. 3. Điều kiện thực hiện Việc hoàn thiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp là một điều tất yếu khách quan và phải đảm bảo được các nguyên tắc phù hợp với đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của hạch toán kế toán trên cơ sở luật, chế độ, chuẩn mực kế toán đã được ban hành đồng thời công tác hoàn thiện phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm về chi phí và giá thành của đơn vị để có những phương án hợp lý và hiệu quả. Qua các phân tích ở trên, ta thấy để có được sự hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cần có sự nỗ lực từ hai phía: Nhà nước, các ban ngành chức năng và bản thân doanh nghiệp. Về phía Nhà nước và các ban ngành chức năng: Nhà nước và các bộ ngành có liên quan phối hợp ban hành các chính sách, chủ trương, chế độ, chuẩn mực, hướng dẫn chi tiết, đồng bộ các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Về phía doanh nghiệp: Công ty cần thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu cập nhật thông tin, các chế độ, chuẩn mực mới để áp dụng vào tình hình cụ thể của công ty đồng thời có những biện pháp, chính sách phù hợp để khắc phục những nhược điểm của mình. KẾT LUẬN Như vậy, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vị trí quan trọng trong quá trình hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp thông tin về tình hình chi phí cũng như phản ánh kết quả của sản phẩm sản xuất ra. Việc tổ chức hạch toán thế nào cho hiệu quả, thuận lợi, phản ánh đúng nhất tình hình chi phí sản xuất của doanh nghiệp là tùy vào từng đơn vị cụ thể. Mỗi doanh nghiệp có điều kiện cũng như đặc điểm, nhu cầu quản lý cụ thể khác nhau, do đó trên cơ sở chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đơn vị lựa chọn các hình thức, phương pháp hạch toán phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Trên cơ sở những kiến thức đã học được cùng với thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí, giá thành tại công ty CPDP Hà Nội em đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội”. Bài viết bao gồm những kiến thức lý luận chung về vấn đề chi phí sản xuất và giá thành được minh họa qua thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội, thông qua đó em đã mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Do kiến thức còn hạn chế và thời gian tiếp cận thực tế chưa thật nhiều nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong có sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các ban. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Nam Thanh và tập thể cán bộ nhân viên phòng kế toán công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Đông – Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán - 2003 Chủ biên: PGS. TS. Đặng Thị Loan – Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – Nhà xuất bản Thống kê – 2005. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài Chính. Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 về việc hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính. Bộ Tài chính – Chế độ kế toán doanh nghiệp – Nhà xuất bản Tài chính – 2006. Tài liệu nội bộ Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Phương – Giáo trình Kế toán quản trị - Nhà xuất bản Tài chính – 2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36430.doc
Tài liệu liên quan