Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bước quan trọng trong công tác kế toán tại các đơn vị sản xuất chế biến. Giá thành không chỉ đơn thuần là hao phí về mặt lượng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm mà, đó còn là một chỉ tiêu chất lượng. Thông qua giá thành ta có thể đánh giá được năng lãnh đạo cũng như năng lực quản lý của một Công ty, tinh thần lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên.
Từ cách nhìn đó Công ty TNHH Thái Hòa luôn coi trọng công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành, luôn tìm hiểu phương thức và cách thức đổi mới phù hợp với đặc điểm của Công ty và mang lại hiệu quả cao nhất.
Quá trình thực tập tại Công ty đã giúp em củng cố và bổ xung thêm các kiến thức đã được học tại trường đại học. Giúp em có cơ hội tiếp cận với các nghiệp vụ kinh tế có tính chất quyết định tới yếu tố giá thành sản phẩm hoàn thành, xem xét các vấn đề có quan hệ chặt chẽ và có liên quan đến thực tế giá thành tại Công ty.
Trong quá trình thực tập, làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại công ty em đã được sự giúp đỡ của các anh chị trong toàn công ty nói chung cũng như các anh chị trong phòng Kế toán nói riêng. Đặc biệt với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn TS. Phạm Bích Chi, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập này.
109 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất và thương mại Thái Hoà- Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án tại Công ty lập còn phản ánh chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng vào mục đích tiêu thụ sản phẩm và quản lý doanh nghiệp. Tức là thể hiện toàn bộ mục đích sử dụng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Biểu 2.4:
BẢNG PHÂN BỔ NVL
Tháng 01 năm 2006
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
STT
Ghi có các TK
Ghi nợ các TK
TK152
TK 153
HT
TT
HT
TT
1
TK 621
-NVL chính cho sx
3.908.623.499
- NVL phụ cho sx
36.502.200
2
TK 627
- Vật tư phục vụ sx
73.580.680
- Công cụ dụng cụ
14.256.800
3
TK 641
- Vật tư
- Công cụ dụng cụ
9.030.260
4
TK642
- Vật tư
3.463.800
- Công cụ dụng cụ
2.110.500
Cộng
4.022.170.179
25.397.560
(Nguồn Phòng kế toán Tài chính)
Sau khi kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ của các chứng từ phát sinh, kế toán sẽ căn cứ trên bảng phân bổ NVL-CCDC để vào sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký chung của Công ty được mở theo đúng mẫu sổ do Bộ tài chính ban hành.
Quá trình ghi sổ Nhật ký chung sẽ ghi nhận giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng để sản xuất sản phẩm, xuất dùng cho các mục đích sử dụng:
Biểu 2.5:
NHẬT KÍ CHUNG
Tháng 01 năm 2006
Trang sổ Nhật ký: trang 06
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
NTGS
Chứng từ
Diễn Giải
Đã ghi Sổ Cái
Số hiệu TK
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
01
02
03
04
05
06
07
08
Trang trước chuyển sang
31/01
Xuất NVLTT sx
621
1521
3.908.623.499
3.908.623.499
31/01
Xuất NVL phụ cho sx
621
1522
36.502.200
36.502.200
31/01
Xuất vật tư cho sx
627
1522
73.580.680
73.580.680
31/01
CCDC cho sx
627
153
14.256.800
14.256.800
31/01
Xuất ccdc cho QLDN
642
153
2.110.500
2.110.500
…………
Kết chuyển CPNVLTT vào CP SXKDDD
154
621
3.945.125.699
3.945.125.699
Cộng chuyển sang trang sau
(Nguồn Phòng kế toán Tài chính)
Sau khi vào sổ Nhật ký chung kế toán tiến hành vào sổ Cái tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sổ Cái tài khoản được sử dụng tại Công ty là sổ tổng hợp ghi theo hệ thống tài khoản kế toán mà Công ty đang áp dụng, các sổ này được lập vào cuối tháng, Sổ Cái TK 621 thuộc sổ tài khoản chi phí và không có số dư đầu kỳ.
Biểu 2.6:
SỔ CÁI
Tháng ..01.. năm 2006
Tên tài khoản: Chi phí NVL trực tiếp:
Số hiệu tài khoản: .TK 621
Đơn vị tính : Đồng Việt Nam
NT
GS
Chứng Từ
Diễn Giải
Trang sổ Nhật kí
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
-
-
31/01
Phân bổ NVLTT dùng cho sx
6
1521
3.908.623.499
31/01
Phân bổ NVL phụ sx
6
1522
36.502.200
31/01
Kết chuyển CPNVLTT
6
154
3.945.125.699
Cộng P/S
3.945.125.699
3.945.125.699
Dư cuối kì
-
-
(Nguồn Phòng kế toán Tài chính)
b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
- Phương pháp tính lương của công nhân lao động trực tiếp
Hiện nay Công ty Thái Hòa đang áp dụng trả lương cho công nhân lao động trực tiếp theo khối lượng công việc thực hiện (trả lương theo sản phẩm). Nhờ vậy có thể thúc đẩy động lực lao động của công nhân sản xuất, nâng cao ý thức trách nhiệm trong lao động.
Lao động trực tiếp tại Công ty được phân chia theo tổ lao động. Bao gồm các tổ lao động: lao động nhặt chọn có nhiệm vụ nhặt, chọn và phân loại cà phê, lao động sản xuất (hay còn gọi là công nhân vận hành máy), lao động đóng gói cà phê thành phẩm và sắp xếp thành phẩm vào kho. Ngoài ra Công ty còn ký hợp đồng với lao động mùa vụ, với đối tượng lao động này thì chi phí tiền lương được căn cứ trên hợp đồng ký kết và khối lượng công việc thực hiện.
Với mỗi tổ lao động, khối lượng công việc mà họ thực hiện hàng ngày sẽ được theo dõi thông qua các chứng từ, đây sẽ là cơ sở tính lương hàng tháng cho công nhân. Hàng ngày quản lý phân xưởng, quản lý sản xuất sẽ tính ra khối lượng công việc đã thực hiện của ngày hôm trước của công nhân và lập phiếu tính công.
Công nhân nhặt chọn được theo dõi thông qua “ Phiếu lao động cá nhân nhặt chọn”
Biểu 2.7:
PHIẾU LAO ĐỘNG CÁ NHÂN NHẶT CHỌN
Họ và tên: Phạm Thị Thu
Tháng 01 năm 2006
Quyển số: 021
Số chứng từ:00289
Ngày
Cà phê loại 1
Cà phê loại 2
Cà phê loại 3
Thành phẩm
Vỏ quả
Ghi chú
Thành phẩm
Vỏ quả
Ghi chú
Thành phẩm
Vỏ quả
Ghi chú
Mã CV
111
112
121
122
131
132
1
14kg
8 kg
2
34kg
11kg
21kg
6kg
......
Cộng
424
258
62
27
34 kg
6 kg
(Nguồn Phòng kế toán Tài chính)
Đối với công nhân sản xuất, sẽ căn cứ trên phiếu ghi công hàng ngày (Biểu 2.8 trang bên) để theo dõi tính công.
Đối với công nhân đóng gói thành phẩm có nhiệm vụ đóng gói, sắp xếp lưu kho thành phẩm. Với đối tượng công nhân này được theo dõi theo từng công việc thực hiện qua phiếu tính công đóng gói (Biểu 2.9 trang bên).
Biểu 2.8:
PHIẾU GHI CÔNG HÀNG NGÀY
Tổ máy- Ca 1 Quyển số:035
Ngày 17 tháng01 năm 2006 Chứng từ:00358
TT
Nội dung công việc
Mã CV
Ca sản xuất
Khối lượng công việc
Tên công nhân
Số lựơng
Khối lượng
1
Chạy máy sấy cà phê quả
213
1
97 x 60 kg
5.820kg
Vũ Văn Việt
2
Chạy máy xát cà phê
215
1
32 x 60 kg
1.920kg
Cao Văn Bình
Tổng
7.740
(Nguồn Phòng kế toán Tài chính)
Biểu 2.9:
PHIẾU TÍNH CÔNG
(Wage note)
Công nhân: Tổ 3 – Công nhân đóng gói sản phẩm QS: 022
Họ tên: Nguyễn Thành Nam Ngày: 22/01/2006 Số CT: 001389
STT
Công việc
Mã CV
Ca sx
Khối lượng
(kg)
1
Đóng gói cà phê 500g
312
1
1.320
2
Đóng gói cà phê 1kg
313
1
890
3
Xếp thành phẩm vào kho
511
2
2.150
………
Tổng cộng
(Nguồn Phòng kế toán Tài chính)
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính căn cứ vào khối lượng công việc thực hiện của người lao động và đơn giá công việc thực hiện. Đơn giá tiền công lại được xây dựng theo từng mã công việc định trước. Việc xây dựng đơn giá được thực hiện t rên cơ sở định mức công việc thực hiện, theo từng ca sản xuất và mức độ nặng nhọc của công việc thực hiện. Dưới đây là bảng đơn giá tiền công được sử dụng tại công ty Thái Hòa.
Biểu 2.10:
BẢNG ĐƠN GIÁ CÔNG VIỆC
Công ty TNHH Thái Hòa
STT
Tên công việc
Mã công việc
Đơn giá
(Đồng)
I
Nhặt chọn cà phê
1
Cà phê loại 1
Thành phẩm
111
350
Vỏ Quả
112
250
2
Cà phê loại 2
Thành phẩm
121
320
Vỏ quả
122
240
3
Cà phê loại 3
Thành phẩm
131
290
Vỏ quả
132
220
II
Vận hành máy
1
Chạy máy sấy
213
2.4
2
Chạy máy xát
215
11.5
…………
III
Đóng gói cà phê
1
Đóng gói 500g
312
11
2
Đóng gói 1kg
313
8.5
3
Xếp kho thành phẩm
511
2.3
…..
(Nguồn Phòng kế toán Tài chính)
Ngoài tiền lương tính theo đơn giá khối lượng công việc thực hiện như trên, công nhân còn được hưởng các khoản phụ cấp khác: tiền thưởng lễ, tết, tiền làm thêm giờ.
- Với số giờ làm thêm đơn giá tiền lương sẽ bằng 1,5 lần đơn giá thông thường.
- Còn đối với tiền lương lễ tết, ngày nghỉ tiền lương được tính gấp đôi ngày thông thường.
Căn cứ trên các phiếu tính công kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cho phân xưởng. Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân sản xuất bao gồm:
- Tiền Bảo hiểm xã hội
- Tiền Bảo hiểm y tế
Các khoản này được trích như sau: BHXH (15%), BHYT (2%) tính trên tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất để tính vào giá thành sản phẩm, còn 6% (trong đó BHXH 5%, BHYT 1%) được trừ vào tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
- Đặc điểm hạch toán kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Thái Hòa được tập hợp chi tiết theo từng phân xưởng, do nhân viên thống kê phân xưởng thực hiện. Cuối tháng kế toán sẽ lập bảng thanh toán tiền lương cho từng đối tượng người lao động, làm cơ sở để lập Bảng tính và phân bổ tiền lương và BHXH.
Như vậy quá trình hạch theo dõi chi phí nhân công trực tiếp như sau:
Sơ đồ 2.7: Quá trình tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Phiếu theo dõi công việc
Bảng tổng hợp và phân bổ TL& BHXH
Bảng thanh toán tiền lương
Sổ kế toán
chi phí
Bảng thanh toán tiền lương được lập cho từng bộ phận sản xuất hay tổ đội, nhóm công nhân sản xuất. Trong Biểu số 2.11 (trang bên) đây là Bảng tính lương và Bảo hiểm xã hội của tháng 1 năm 2006.
Từ Bảng tính lương và trích BHXH và BHYT kế toán tiến hành phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương lập ra Bảng Phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, cơ sở để ghi sổ kế toán tổng hợp chi phí tiền lương công nhân sản xuất (Biểu số 2.12 trang bên).
Biểu 2.11:
BẢNG TÍNH LƯƠNG VÀ TRÍCH BHXH, BHYT
Tháng 01 năm 2006
Phân xưởng Liên Ninh
STT
Bộ phận
Lương CN
BHXH
(15%)
BHYT
(2%)
Tổng
cộng
1
CN nhặt cà phê
38.221.500
5.733.225
764.430
44.719.155
2
Vận hành máy
27.583.400
4.137.510
551.668
32.272.578
3
Đóng gói
13.342.000
2.001.300
266.840
15.610.140
I
CNTT sản xuất
79.146.900
11.872.035
1.582.938
92.601.873
II
Nhân viên PXSX
8.263.600
1.239.540
165.272
9.668.412
Tổng
87.410.500
13.111.575
1.748.210
102.270.285
(Nguồn Phòng kế toán Tài chính)
Biểu 2.12:
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH
Tháng 01 năm 2006
Đơn vị tính:Đồng
TK
Đối tượng
TK 334
TL
cơ bản
TK 338
Tổng TL, BH phải trả
BHXH
BHYT
Tổng
622
CPNCTT
12.152.500
79.146.900
11.872.035
1.582.938
13.454.973
104.754.373
627
CPSXC
1.135.200
8.263.600
1.239.540
165.272
1.404.812
10.803.612
642
CPQLDN
2.682.800
5.320.200
798.030
106.404
904.434
8.907.434
Tổng
15.970.500
91.730.700
13.759.605
1.834.614
15.594.219
124.465.419
(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán)
Kế toán căn cứ vào số liệu từ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH để ghi sổ Nhật ký chung theo từng khoản mục chi phí đã được phân chia. Đó là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Biểu 2.13:
NHẬT KÍ CHUNG
Tháng 01 năm 2006
Trang sổ Nhật ký: 7
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
NTGS
Chứng từ
Diễn Giải
Đã ghi Sổ Cái
Số hiệu TK
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Trang trước chuyển sang
31/01
31/01
Phân bổ tiền lương tháng 3
R
622
6271
642
334
79.146.900
8.263.600
5.320.200
91.730.700
31/01
31/01
Phân bổ BHXH
R
622
6271
642
3383
11.872.035
1.239.540
798.030
13.759.605
31/01
31/01
Phân bổ BHYT
R
622
6271
642
3384
1.582.938
165.272
106.404
1.834.614
Kết chuyển chi phí NCTT
R
154
622
92.601.873
92.601.873
………..
Cộng chuyển sang trang
(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán)
Từ sổ Nhật Ký chung kế toán tiến hành ghi sổ Cái tài khoản 622 số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất (Biểu 2.14 trang bên).
c. Kế toán chi phí sản xuất chung
- Đặc điểm chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi từng phân xưởng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Tại Công ty Thái Hòa có các khoản chi phí sản xuất chung sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí nguyên vật liệu dùng tại phân xưởng
- Chi phí CCDC
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
Biểu 2.14:
SỔ CÁI
Tháng 01 năm 2006
Tên tài khoản:Chi phí nhân công trực tiếp
Số hiệu tài khoản: 622
Đơn vị tính : Đồng Việt Nam
NTGS
Chứng Từ
Diễn Giải
Trang sổ Nhật kí
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
-
-
31/01
31/01
Tiền lương CNTT sản xuất
11
334
79.146.900
31/01
31/01
BHXH trả CN sản xuất
11
3383
11.872.035
31/01
31/01
BHYT trả CN sản xuất
11
3384
1.582.938
31/01
31/01
Kết chuyển chi phí NCTT
11
154
92.601.873
Cộng phát sinh
92.601.873
92.601.873
Dư cuối kỳ
-
-
(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán)
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung
Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty Thái Hòa được chi tiết theo từng khoản chi phí như trên. Thông qua sử dụng các sổ chi tiết và sổ tổng hợp như: Sổ chi tiết TK 627, Sổ Nhật ký chi tiền, sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK 627, Bảng Phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ NVL và CCDC, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng
Tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH và BHYT của nhân viên quản lý phân xưởng là khoản chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng và sẽ tính vào giá thành sản phẩm sản xuất tại phân xưởng đó. Lương của nhân viên quản lý phân xưởng được tính theo lương thời gian lao động.
Tiền lương gián tiếp = Thời gian làm việc × Đơn giá thời gian
Cũng giống như lương công nhân trực tiếp sản xuất, lương gián tiếp của nhân viên quản lý phân xưởng do kế toán tiền lương tính và thông qua “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” để tiến hành hạch toán, với bút toán:
Nợ TK 6271: 9.668.412
Có TK 334: 8.263.600
Có TK 3383: 1.239.540
Có TK 3384: 165.272
Chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ dùng tại phân xưởng.
Nguyên vật liệu dùng tại phân xưởng là dầu chạy máy, dầu bôi trơn phục vụ sản xuất, sửa chữa. Trong khi đó công cụ dụng cụ dùng tại phân xưởng có thể kể đến các loại như hộp đựng, dây curoa, túi Nylon…
Các loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ này được quản lý và theo dõi riêng, định kỳ kế toán sẽ căn cứ vào các phiếu xuất kho để vào Bảng Kê Nhập-Xuất-Tồn, cuối tháng lập “Bảng phân bổ NVL-CCDC”. Trên cơ sở đó để ghi sổ chi tiết TK 627, sổ Nhật ký chung, sổ Cái các tài khoản. Với nguyên vật liệu:
Nợ TK 6272: 73.580.680
Có TK 152: 73.580.680
Với công cụ dụng cụ:
Nợ TK 6273: 14.256.800
Có TK 153: 14.256.800
Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ.
Tài sản cố định sử dụng tại phân xưởng sản xuất như các loại máy sấy, máy xát, các thiết bị phục vụ sản xuất, nhà xưởng, nhà kho… Kế toán TSCĐ căn cứ vào nguyên giá sử dụng TSCĐ và thời gian sử dụng hữu dụng của tài sản để tính ra mực khấu hao trong tháng.
Phương pháp tính khấu hao tại Công ty là khấu hao theo đường thẳng. Công thức tính như sau:
Mức khấu hao trích trong năm
=
Nguyên giá TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao bình quân năm
Mức khấu hao phải trích trong tháng
=
Mức khấu hao phải trích trong năm
12
Tỷ lệ khấu hao sử dụng trong công thức được cụ thể theo từng loại tài sản khác nhau. Hiện tại Công ty đang áp dụng tỷ lệ khấu hao theo khung thời gian quy định tại QĐ 206 về Quản lý và trích khấu hao TSCĐ của Bộ Tài chính. Chi tiết được trình bày trong Phụ lục 01 “Khung thời gian tính khấu hao TSCĐ”.
Hàng tháng kế toán TSCĐ tính và trích khấu hao cho các tài sản thông qua Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, đây là cơ sở để kế toán ghi sổ chi tiết TK 627, sổ Nhật ký chung và sổ Cái TK 627. Qua Biểu 2.15 là Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 1 năm 2006.
Biểu 2.15:
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẨU HAO TSCĐ
Tháng 01/2006
Công ty TNHH Thái Hòa Đơn vị VNĐ
STT
Tên TSCĐ
Ký hiệu
Số lượng
Đơn giá
Nguyên giá
Tỷ lệ khấu hao
Khấu hao tháng 03
(1)
(2)
(3)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
1
Máy sấy
số 1
WM
01
1
358.606.120
758.606.120
8%
2.390.707
2
Máy xay cà phê
GM
03
1
126.325.000
696.325.000
10%
1.052.708
3
Thiết bị sản xuất
TB
05
1
59.320.000
59.320.000
8%
395.467
4
Nhà kho
NK
01
1
159.500.000
159.500.000
5%
664.583
…..
Tổng cộng
7.250.535
(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán)
Qua “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” mà kế toán Công ty lập ta thấy chưa tuân thủ theo quy định kế toán hiện hành. Bảng tính chưa phản ánh số khấu hao tháng trước, số khấu hao phát sinh tăng cũng như phát sinh giảm trong tháng. Vì vậy thông tin mà bảng tính này cung cấp cho nhà quản lý là chưa đầy đủ.
Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng sản xuất bao gồm các chi phí cho điện, nước, điện thoại, chi phí thuê xe nâng, …
Chi phí dịch vụ mua ngoài được xác định hàng tháng căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ mua ngoài. Như:
Phiếu thu tiền điện tháng 01 năm 2006: 8.371.990
Hóa đơn cung cấp nước của Công ty nước sạch Thành phố Hà Nội tháng 01 năm 2006: 7.006.650
Hóa đơn cước phí dịch vụ điện thoại: 6.053.250
Hợp đồng năm về thuê xe nâng của Công ty Hải An, mỗi tháng có hóa đơn là 8.250.000 chưa có thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ trên các chứng từ này kế toán ghi sổ nhật ký chi tiền, sổ chi tiết TK331, sổ nhật ký chung theo định khoản:
Nợ TK 6277: 28.298.900
Nợ TK 1331: 1.795.490
Có TK 331: 30.094.390
Chi phí bằng tiền khác
Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí ngoài các khoản đã đề cập ở trên, và nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất. Đó có thể là: Chi phí bốc xếp hàng, chi phí vận chuyển nguyên liệu trong kho, chi phí sửa chữa… Các chi phí này phát sinh bất thường, giá trị biến động, vì vậy việc tập hợp thường căn cứ ngay trên chứng từ phát sinh để ghi nhận vào sổ Nhật ký chung và sổ chi tiết TK 627 theo định khoản:
Nợ TK 6278: 4.543.696
Có TK 111: 4.543.696
- Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Cuối tháng kế toán căn cứ trên các Bảng phân bổ NVL-CCDC, Bảng tính và phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để tập hợp chi phí sản xuất chung trên toàn phân xưởng. Sau khi có được tổng số chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng trên tài khoản 627, kế toán tiền hành kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung về tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm.
Bút toán này được thực hiện thông qua định khoản sau:
Nợ TK 154: 137.599.023
Có TK 6271: 9.668.412
Có TK 6272: 73.580.680
Có TK 6273: 14.256.800
Có TK 6274: 7.250.535
Có TK 6277: 28.298.900
Có TK 6278: 4.543.696
Kế toán tiến hành ghi Sổ Cái TK 627 từ sổ Nhật ký chung:
Biểu 2.16: SỔ CÁI
Tháng 01 năm 2006
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung
Số hiệu tài khoản: 627
Đơn vị tính : Đồng Việt Nam
NT
GS
Chứng Từ
Diễn Giải
Trang sổ Nhật kí
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
-
-
17/01
17/01
Trả tiền thuê sửa máy móc
4
111
1.543.696
25/01
25/01
Trả tiền dịch vụ điện
5
331
7.610.900
25/01
25/01
Trả tiền dịch vụ điện thoại
5
331
5.765.000
25/01
25/01
Trả tiền nước
5
331
6.673.000
28/01
28/01
Trả tiền thuê xe nâng
6
331
8.250.000
31/01
31/01
Tiền lương nhân viên QLPX
6
334
8.263.600
…..
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
6
154
137.599.023
Cộng phát sinh
137.599.023
137.599.023
Dư cuối kỳ
-
-
(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán)
d. Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty Thái Hòa.
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ đều được tập hợp vào bên Nợ của tài khoản này.
Biểu 2.17:
SỔ CÁI
Tháng 01 năm 2006
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Số hiệu tài khoản: 154
Đơn vị tính : Đồng Việt Nam
NTGS
Chứng Từ
Diễn Giải
Trang sổ NK
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
-
-
31/01
31/01
K/c chi phí NVLTT
621
3.945.125.699
31/01
31/01
K/c chi phí NCTT
622
92.601.873
31/01
31/01
K/c chi phí SXC
627
137.599.023
31/01
31/01
Thành phẩm nhập kho
155
4.175.326.595
Cộng phát sinh
4.175.326.595
4.175.326.595
Dư cuối kỳ
-
-
(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán)
2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thái Hòa.
2.2.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang.
Công ty sản xuất và thương mại Thái Hoà là đơn vị sản xuất chế biến cà phê nhân xuất khẩu, loại hình sản xuất tương đối lớn, quy trình công nghệ liên hoàn. Tuy nhiên nhờ lập kế hoạch sản xuất chi tiết nên quá trình sản xuất thường không phát sinh sản phẩm dở dang. Với số ít sản phẩm dở dang tồn cuối ngày thường là cà phê sau khi đã qua công đoạn sấy, nhặt chọn, vì vậy giá trị sản phẩm dở dang cũng là giá trị nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng. Vậy chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính qua công thức:
=
Chi phí SPDD
+
Chi phí NVLTT
x
Chi phí
đầu kỳ
phát sinh trong kỳ
Số lượng
SPDD
SPDD
cuối kỳ
Số lượng sản phẩm
+
Số lượng sản phẩm
cuối kỳ
hoàn thành trong kỳ
dở dang cuối kỳ
Công tác kế toán xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ được tiến hành như sau:
- Cuối tháng, quý nhân viên thống kê phân xưởng tiến hành kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang, số liệu này được ghi vào biên bản và gửi lên phòng kế toán.
- Kế toán tổng hợp và tính chi phí của sản phẩm làm dở theo công thức trên. Sau đó lập biên bản kiểm kê sản phẩm làm dở để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Tuy nhiên, khi kết thúc tháng 03/2005, Công ty không có sản phẩm dở dang nên chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty trong tháng này không có.
2.2.3.2. Đặc điểm tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thái Hòa.
a.Đặc điểm chung tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Công ty Thái Hòa xác định giá thành đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất ra các sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Công tác tính giá thành được ban lãnh đạo Công ty xác định là một công việc hết sức quan trọng, bởi lẽ nó quyết định tới kết quả kinh doanh trong kỳ của Công ty. Đồng thời gián tiếp là sự thể hiện năng lực quản lý của ban lãnh đạo. Mặt khác trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường, mục tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng và hạ gía thành sản phẩm là nhân tố quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.
b.Phân loại giá thành và đối tượng tính giá thành
Để thuận tiện cho việc quản lý Công ty tiến hành phân loại giá thành theo tính chất và phạm vi mà chi phí phát sinh liên quan. Theo đó có hai loại giá thành đó là Giá thành sản xuất và Giá thành toàn bộ (hay Giá thành sản phẩm tiêu thụ):
Giá thành sản xuất là các hao phí của các yếu tố để tạo nên sản phẩm như Chi phí NVLTT, Chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
Giá thành toàn bộ: Bao gồm trong đó giá thành sản xuất ra sản phẩm và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho số sản phẩm đã tiêu thụ.
Đối tượng tính giá thành được kế toán tại công ty xác định là giá thành của toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Mặc dù trong quy trình công nghệ chế biến của công ty có thể có nhiều công đoạn khác nhau. Song bán thành phẩm của các công đoạn này không được coi là đối tượng tính giá thành vì không có giá trị sử dụng các bán thành phẩm này, và công ty không có mục đích tiêu thụ ngay các bán thành phẩm này.
2.2.3.3. Thực tế công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
a.Các quy định kế toán trong tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Kỳ tính giá thành
Công ty TNHH Thái Hoà có kỳ kê toán là hàng tháng, do vậy công tác kế toán tại công ty được thực hiện theo kỳ kế toán tháng trong đó có cả kế toán tính giá thành sản phẩm. Vậy nên kỳ tính giá thành của công ty là phù hợp với kỳ lập báo cáo.
Các khoản mục tính giá thành
Kế toán tập hợp chi phí tại công ty xác định việc tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Vậy nên công tác tính giá thành cũng căn cứ trên ba khoản mục phí nói trên để tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành
Như đã nói ở trên, công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí theo sản phẩm cà phê nhân, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành của công ty là hoàn toàn phù hợp với nhau.
Xuất phát từ thực tế của hoạt động sản xuất, với cùng nguyên liệu đầu vào nhưng sản phẩm hoàn thành của Công ty bao gồm cà phê Arabica loại 1, loại 2, loại 3. Do vậy công ty đã lựa chọn phương pháp hệ số trong tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh và công tác kế toán của công ty, đó là việc sản xuất khép kín, mỗi phân xưởng sản xuất một loại sản phẩm cụ thể khác nhau. Công tác hạch toán chi phí cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh là theo từng phân xưởng.
Với hệ số quy đổi như sau:
Cà phê Arabica loại 1: 1
Cà phê Arabica loại 2: 0,92
Cà phê Arabica loại 3: 0,8
Thông qua hệ số quy đổi sản phẩm nói trên, kế toán xác định khối lượng và giá thành sản phẩm gốc. Từ đó tính ra tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm.
b.Quy trình tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Trong tháng 1 năm 2006 Công ty không có sản phẩm dở dang đầu kỳ cũng như cuối kỳ nên:
Tổng giá thành sản phẩm
=
Tổng chi phí sản xuất
hoàn thành
sản phẩm
Dựa trên kết quả tập hợp chi phí được thực hiện thì tổng chi phí sản xuất sản phẩm được tập hợp trên tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Trong tháng 1 năm 2006 phân xưởng sản xuất Liên Ninh đã sản xuất được:
Cà phê Arabica loại 1: 146.275 kg
Cà phê Arabica loại 2: 52.863 kg
Cà phê Arabica loại 3: 34.840 kg
Kế toán tiến hành quy đổi về sản phẩm gốc thông qua hệ số quy đổi như sau:
Cà phê Arabica loại 1: 146.275 x 1 = 146.275 kg
Cà phê Arabica loại 2: 52.863 x 0,92 = 48.634 kg
Cà phê Arabica loại 3: 34.840 x 0.8 = 27.872 kg
Tổng sản phẩm quy chuẩn: 222.781 kg
Từ tổng chi phí phát sinh trên tài khoản 154, kế toán tính ra giá thành sản phẩm quy chuẩn: 18.742 (đ/kg)
Từ giá thành sản phẩm quy chuẩn có được kế toán tính giá thành của các loại cà phê cụ thể như sau:
- Cà phê loại 1: Giá thành đơn vị: 18.742 x 1 = 18.742 đồng/kg
Tổng giá thành: 146.275 x 18.742 = 2.741.454.007 đồng
- Cà phê loại 2: Giá thành đơn vị: 18.742 x 0,92 = 17.242,6 đồng/kg
Tổng giá thành: 52.863 x 17.242,6 = 911.495.564 đồng
- Cà phê loại 3: Giá thành đơn vị: 18.742 x 0,8 = 14.993,6 đồng/kg
Tổng giá thành: 34.840 x 14.993,6 = 522.377.024 đồng
Dưới đây là bản tính giá thành sản phẩm theo sản phẩm quy chuẩn của Công ty Thái Hòa trong tháng 1 năm 2006
Biểu 2.18:
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng 01 năm 2006
Tên sản phẩm: Cà phê Arabica
Đơn vị tính: Đồng
Khoản mục chi phí
CP
NVLTT
CP NCTT
CP SXC
Tổng cộng
1. Chi phí SX DDĐK
-
-
-
-
2. Chi phí SX trong kỳ
3.945.125.699
92.601.873
137.599.023
4.175.326.595
3. Chi phí SX DDCK
-
-
-
-
4. Tổng giá thành SX
3.945.125.699
92.601.873
137.599.023
4.175.326.595
5. Giá thành đơn vị chuẩn
17.709
416
617
18.742
6. Giá thành cà phê loại 1
2.590.305.940
60.801.649
90.346.418
2.741.454.007
Giá thành đơn vị (Đ/kg)
17.709
416
617
18.742
7. Giá thành cà phê loại 2
861.241.508
20.215.471
30.038.584
911.495.564
Giá thành đơn vị (Đ/kg)
16.262
382,4
568,2
17.242,6
8. Giá thành cà phê loại 3
493.578.251
11.584.753
17.214.020
522.377.024
Giá thành đơn vị (Đ/kg)
14.167,1
332,5
494
14.993,6
(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán)
CHƯƠNG BA: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÁI HÒA
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÁI HOÀ.
3.1.1. Ưu điểm đạt được trong công tác kế toán chi phí - giá thành
Là một doanh nghiệp non trẻ, với vỏn vẹn 10 năm hoạt động, nhưng Công ty Thái Hòa đang dần khẳng định vị thế của mình trong hoạt động sản xuất chế biến mặt hàng cà phê. Cụ thể là trong một vài năm trở lại đây hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng được nâng cao, hiệu quả sử dụng vốn là tối ưu, đời sống cán bộ, công nhân viên ngày càng được nâng cao. Có được thành quả này là nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, mà đi đầu là Ban Giám Đốc. Với quy trình công nghệ được đổi mới và hiện đại hóa liên tục, phong cách quản lý và điều hành chuyên nghiệp, hiệu quả. Góp phần vào thành công đó có thể ghi nhận mục tiêu phấn đấu “Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm” luôn được quan tâm và thực hiện.
Trong công tác hạch toán kế toán, Công ty đã tiến hành hạch toán đầy đủ các phần hành kế toán liên quan. Công tác quyết toán cũng như báo cáo được thực hiện đầy đủ kịp thời. Dưới đây em xin đi vào chi tiết các thành quả hay ưu điểm có được trong công tác hạch toán kế toán nói chung, cũng như phần hành chi phí giá thành nói riêng.
- Về Bộ máy kế toán của Công ty:
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức và hoạt động hiệu quả, mặc dù chỉ với một số lượng 6 thành viên tại Công ty, song công việc luôn hoàn thành xuất sắc đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của Ban lãnh đạo. Mỗi thành viên trong phòng kế toán phụ trách những phần hành kế toán riêng biệt, được phân công phân nhiệm rõ ràng tránh được sự chồng chéo trong thực hiện.
- Về áp dụng chế độ kế toán:
Ban lãnh đạo Công ty luôn tạo mọi điều kiện để phòng Tài chính Kế toán có thể học tập, vận dụng các chế độ mới do Nhà nước ban hành. Chính vì vậy công tác kế toán tại Công ty luôn thực hiện đầy đủ theo chế độ kế toán.
Công ty lựa chọn hình thức sổ Nhật ký chung trong thực hiện công tác kế toán là phù hợp với xu thế chung hiện tại cũng như phù hợp với thực tế ứng dụng tin học vào kế toán tại Công ty. Mặt khác với hình thức này quá trình kế toán được đơn giản, gọn nhẹ từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, thuận tiện cho kiểm tra đối chiếu phát hiện sai sót.
Với chứng từ và Báo cáo tài chính, Công ty đã lựa chọn đầy đủ phù hợp với hoạt động và quy định của Bộ Tài chính. Các chứng từ của các phần hành được lập quy trình luân chuyển rõ ràng và luôn được tuân thủ chặt chẽ trong hoạt động. Với phần hành kế toán Chi phí giá thành, kế toán của Công ty còn sử dụng một số chứng từ đặc thù riêng nhằm phục vụ cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành, song vẫn tuân theo các quy định về chứng từ của Bộ Tài chính.
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất, trong khi đối tượng tính giá thành sản phẩm là toàn bộ các sản phẩm hoàn thành trong kỳ sản xuất. Tuy nhiên do mỗi phân xưởng sản xuất một mặt hàng (có thể có nhiều quy cách sản phẩm), nên đối tượng tập hợp chi phí cũng có cùng phạm vi với đối tượng tính giá thành. Sự trùng hợp này tạo điều kiện cho hạch toán hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng phân xưởng hoặc từng sản phẩm dễ dàng.
Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện đầy đủ, định kỳ hàng tháng. Với thời hạn quy định rõ ràng cho công tác tính giá thành, tạo điều kiện cho các phần hành kế toán khác được tiến hành kịp thời đầy đủ.
3.1.2. Những tồn tại cần khắc phục trong công tác kế toán chi phí - giá thành.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Thái Hòa, em đã đi sâu nghiên cứu toàn bộ công tác hạch toán kế toán tại Công ty nói chung cũng như quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Về tổng thể công tác hạch toán chi phí giá thành đã được thực hiện tốt, song vẫn tồn tại một số chi tiết chưa được thực hiện hoàn chỉnh.
3.1.2.1. Chính sách kế toán.
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Trong tính giá hàng tồn kho, Công ty đã lựa chọn cho mình phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ, đây là một phương pháp khá phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Phương pháp này giúp người làm kế toán có nhiều thuận lợi cũng như đơn giản trong hạch toán chi phí và tính giá thành, song về góc độ quản lý đây phương pháp này có nhiều nét không phù hợp với đặc điểm của Công ty. Bởi lẽ Thái Hòa là một công ty chế biến đồ uống, một mặt hàng đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng ngay từ nguyên liệu đầu vào. Vì vậy thời gian lưu kho (hay thời gian chờ xuất sử dụng) là một yếu tố hết sức quan trọng, nên phương pháp giá bình quân gia quyền không đáp ứng được nhu cầu đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào.
- Áp dụng phương pháp tính khấu hao: mặc dù áp dụng phương pháp đường thẳng trong tính khấu hao, song các loại TSCĐ của Công ty chưa được phân loại cụ thể. Vì vậy danh mục thời gian tính khấu hao của Công ty xây dựng là rất chung. Như đối với máy móc thiết bị, Công ty không phân định rõ máy móc thiết bị cho hoạt động cụ thể.
3.1.2.2. Sử dụng hệ thống tài khoản.
- Hệ thống tài khoản của Công ty nhìn chung là khá đầy đủ, song hệ thống được xây dựng từ những ngày đầu hoạt động và có một số điều chỉnh sau đó, nhưng hệ thống tài khoản hiện tại thiếu tài khoản dự phòng cho nợ khó đòi và giảm giá hàng tồn kho. Đây là một thiếu xót, bởi lẽ khi quy mô hoạt động của Công ty ngày một lớn, khả năng rủi ro từ giá thị trường của các mặt hàng tồn kho, cũng như rủi ro từ nợ khó đòi cũng tăng lên. Điều này cũng có tác động tới thực tế chi phí phải tập hợp trong tháng, từ đó tác động tới giá thành thực tế.
- Với hệ thống tài khoản đơn giản sẽ thuận tiện và đơn giản cho công tác kế toán, song sẽ khó khăn để quản lý chặt được đối tượng cần theo dõi thông qua hệ thống tài khoản. Như đối với TK 152 “Nguyên vật liệu” được chi tiết thành hai tài khoản là 1521 và 1522, như vậy sẽ không theo dõi được cụ thể từng nguyên vật liệu chính hoặc từng nguyên vật liệu phụ. Mặt khác Công ty cũng không sử dụng hệ thống danh điểm, mã ký tự cho từng nguyên liệu, vậy nên khó quản lý được cụ thể từng loại nguyên liệu. Do đó Công ty nên xem xét việc mở rộng hệ thống tài khoản lên nhiều hơn 4 chữ số như hiện nay.
3.1.2.3. Hệ thống sổ sách kế toán áp dụng tại Công ty.
Để phục vụ cho mục đích tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán tại Công ty Thái Hòa sử dụng hệ thống các bảng phân bổ, các chứng từ. Trong đó việc sử dụng Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ không cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản lý. Theo Bảng tính và phân bổ khấu hao này ta không thể thấy được sự biến động tăng giảm của chi phí khấu hao TSCĐ giữa các tháng.
3.1.2.4. Công tác hạch toán chi phí.
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất của Công ty được tập hợp căn cứ vào các phiếu tính công hàng ngày của từng công nhân. Đây là một phương pháp tập hợp được khá đầy đủ chi phí, song lại gây phát sinh rất nhiều chứng từ ghi công. Với mỗi công nhân được quản lý theo tổ đội sản xuất, vì vậy Công ty chỉ nên theo dõi khối lượng công việc thực hiện của các tổ đội mà không nên theo dõi chi tiết của từng công nhân. Việc theo dõi chi tiết chỉ nên thực hiện ở ngay trong tổ đội đó để tính số tiền lương được nhận cụ thể của từng công nhân. Với việc tập hợp tiền công theo từng ngày và từng tổ đội sản xuất như vậy sẽ đơn giản hơn trong tập hợp chi phí nhân công mà vẫn đảm bảo tính đúng và tính đủ tiền công.
Trên đây là những nét nổi bật về công tác kế toán chi phí và tính giá thành ở Công ty TNHH Thái Hòa. Thông qua quá trình thực tập cũng như quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí giá thành để nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán tại Công ty.
3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THÁI HOÀ
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện
Sự cần thiết phải hoàn thiện
Trong xu thế chung của nền kinh tế hội nhập, tất cả các hoạt động kinh doanh luôn phải gánh chịu sự cạnh tranh, đó có thể là sự cạnh tranh từ trong và ngoài nước. Để có thể tồn tại trong môi trường như vậy điều kiện tiên quyết là phải luôn đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động, gây dựng uy tín và thương hiệu.
Cà phê là môt mặt hàng tiêu dùng, một loại đồ uống, có những đòi hỏi khắt khe của thị trượng. Nên để có thể giành được sự tin tưởng của người tiêu dùng, đòi hỏi sản phẩm cà phê của Công ty luôn không ngừng nâng cao chất lượng. Đây là một mục tiêu lâu dài cần phải quan tâm, đồng thời đi kèm với nó là hiệu quả hoạt động.
Hiện tại Công ty Thái Hòa đã có được chỗ đứng riêng cho mình trong thị trường xuất khẩu cà phê, song không phải vậy mà Công ty có thể tránh được sự cạnh tranh của các đối thủ. Vậy nên để có thể tồn tại và phát triển, Công ty phải phát huy được các thế mạnh vốn có cũng như tận dụng hiệu quả nguồn lực. Trong hoàn cảnh đó, việc hoàn thiện quản lý và hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm là một biện pháp hữu hiệu. Đi xa hơn là mục tiêu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn cần được xem xét và hoàn thiện để phù hợp với điều kiện của Công ty. Từ đó xây dựng được công cụ tính giá thành sản phẩm vừa đảm bảo mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Yêu cầu của hoàn thiện
- Hoàn thiện kế toán chi phí và giá thành là một yêu cầu cấp thiết song phải đạt được yêu cầu đó không thể làm ảnh hưởng tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặt khác vẫn phải luôn tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành.
- Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành phải đảm bảo phù hợp với các đặc điểm về sản xuất chế biến và tình hình thực tế của Công ty.
- Hoàn thiện kế toán chi phí giá thành cũng là để cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin cho ban lãnh đạo Công ty, phục vụ cho việc đưa ra quyết định quản lý.
- Hoàn thiện kế toán chi phí giá thành phải nhằm tới xây dựng một bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả.
- Việc hoàn thiện phải được phải được thực hiện trên các cơ sở khoa học, đạt hiệu quả kể cả về mặt tài chính mà vẫn phải có tính khả thi.
3.2.2. Nội dung hoàn thiện.
3.2.2.1. Chính sách kế toán.
a. Hoàn thiện phương pháp tính giá hàng tồn kho.
Với phương pháp giá bình quân gia quyền hiện đang sử dụng không phản ánh hết yêu cầu về mặt quản lý nguyên liệu tại Công ty, không phù hợp với thực tế nguyên liệu dùng cho sản xuất mặt hàng như cà phê.
Nên chăng, kế toán có thể xem xét tới việc áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) trong hạch toán và tính giá xuất. Bởi lẽ những nguyên liệu nhập mua trước nên được xuất sử dụng trước để đảm bảo chất lượng cho nguyên liệu đầu vào. Như vậy sẽ tránh được việc dự trữ quá lâu trong kho sẽ làm giảm chất lượng các nguyên liệu đặc biệt là nguyên liệu chính cà phê. Dưới một góc độ khác áp dụng phương pháp tính giá như vậy sẽ giúp kế toán theo dõi được giá nhập mua của từng đợt mua.
Đồng thời với áp dụng giá nhập trước xuất trước Công ty có thể kết hợp với quản lý hàng tồn kho thông qua hệ thống danh điểm, mã hóa hàng tồn kho và với quản lý bằng “Sơ đồ kho chi tiết theo từng danh mục vật tư”.
Từng kho nguyên liệu được xếp thành các cột nguyên liệu và mỗi cột nguyên liệu là một mã số riêng. Với việc xắp xếp theo sơ đồ kho như vậy sẽ giúp người thủ kho dễ dàng quản lý kho theo nhập trước xuất trước
Về mặt thực hiện danh điểm vật tư: với nguyên vật liệu chính sử dụng tại Công ty bao gồm 3 loại là cà phê quả tươi, cà phê thóc Arabica, cà phê nhân xô. Công ty có thể xây dựng hệ thống danh điểm chi tiết theo chủng loại, nguồn gốc và thời điểm nhập mua như sau:
X1-X2-X3X4-X5X6-X7X8
Trong đó:
X1: Chủng loại 1: Cà phê quả tươi
2: Cà phê thóc Arabica
3: Cà phê nhân xô
X2: Nguồn gốc 0: Trong nước
1: Nhập khẩu
X3X4-X5X6-X7X8: ngày tháng năm nhập kho
Ví dụ: 10160306: Cà phê quả tươi mua trong nước ngày 16 tháng 3 năm 2006
Dưới đây em xin phép được đưa ra mô hình Sơ đồ kho nguyên liệu mà Công ty có thể xây dựng để thuận tiện hơn cho công tác quản lý theo phương pháp hạch toán nhập trước xuất trước (Sơ đồ 3.1)
Sơ đồ 3.1:
SƠ ĐỒ KHO CHI TIẾT THEO TỪNG DANH MỤC VẬT TƯ
KHO 4: CÀ PHÊ NHÂN XÔ
Chi tiết nguyên liệu theo từng vị trí danh điểm
Cà phê Arabica loại 1
Cà phê Arabica loại 3
KHU VỰC MÁY SẢN XUẤT
KHO 2: CÀ PHÊ
QUẢ TƯƠI
Chi tiết nguyên liệu theo từng vị trí danh điểm
KHO 1:
KHO THÀNH PHẨM
Chi tiết thành phẩm theo loại, ngày sản xuất:
Cà phê Arabiaca loại 2
KHO 3: CÀ PHÊ THÓC ARABICA
Chi tiết nguyên liệu theo từng vị trí danh điểm
Cột nguyên vật liệu xếp trong kho
b. Áp dụng phương pháp tính khấu hao
Như đã đề cập việc xác định thời gian khấu hao tại Công ty chưa được chi tiết theo từng loại tài sản cụ thể mà vẫn ở mức chung. Do đó để có thể phù hợp hơn với thực tế là một số loại tài sản cùng chủng loại nhưng sử dụng tại các bộ phận khác nhau, với các mục đích khác nhau thì nên có thời gian trích khấu hao khác nhau, như:
Nhà xưởng phục vụ sản xuất: thời gian khấu hao 20 năm
Nhà văn phòng: thời gian khấu hao 25 năm
3.2.2.2. Hòan thiện áp dụng chế độ sổ sách, báo cáo
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ sử dụng tại Công ty không cho thấy sự tăng giảm chi phí khấu hao trong kỳ, vậy theo em Công ty có thể thay đổi mẫu báo cáo này nhằm tăng thêm thông tin mà nó cung cấp. Chẳng hạn căn cứ trên số khấu hao tháng trước, số khấu hao tăng, số khấu hao giảm tháng này, kế toán tính ra số khấu hao trong tháng qua Biểu 3.1 (được trình bày tranh bên).
3.2.2.3. Hoàn thiện áp dụng chế độ tài khoản kế toán
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Như đã đề cập trong phần trên, việc không trích lập dự phòng đã làm ảnh hưởng tới chi phí phát sinh được tập hợp trong tháng tại Công ty. Vậy nên để khắc phục Công ty có thể sử dụng tài khoản 159 “ Dự phòng giảm giá”, nếu như nghiệp vụ không nhiều Công ty có thể sử dụng một tài khoản này để trích lập dự phòng cho cả hàng tồn kho và nợ khó đòi.
Khi đó cuối tháng kế toán căn cứ vào giá thị trường của cà phê nguyên liệu:
+ Nếu giá thị trường thấp hơn giá tồn kho: trích lập dự phòng số tiền chênh lệch do giá, kế toán ghi:
Nợ TK 632: Trích lập dự phòng vào giá vốn
Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Biểu 3.1: BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 1/2006
Chỉ tiêu
Nơi sử dụng
Toàn Công ty
Tỷ lệ khấu hao (năm )
TK 627
TK 641
TK 642
Nguyên giá
Khấu hao
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
I. Số khấu hao tháng 2
II. Khấu hao tăng thán 3
1. Máy sấy
2. Máy xay
….
III. Khấu hao giảm tháng 3
IV. Khấu hao
tháng 3
+ Nếu giá thị trường cao hơn giá tồn kho: kế toán hoàn nhập dự phòng số dự phòng đã lập:
Nợ TK 159: Giá trị hoàn nhập
Có TK 632: Hoàn nhập làm giảm giá vốn
Thông qua lập dự phòng như vậy Công ty đã giảm bớt rủi ro do giá cả gây ra đối với hàng tồn kho.
-Sử dụng tài khoản chi tiết cho tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”
Tài khoản này được chi tết thành hai tiểu khoản là:
1521 “ Nguyên vật liệu chính”
1522 “ Nguyên vật liệu phụ”
Tuy nhiên với hai tài khoản này công ty khó có thể theo dõi được từng loại nguyên vật liệu chính. Bởi lẽ, nguyên vật liệu chính của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất cũng như trong tổng giá trị hàng tồn kho, song chủng loại hàng không nhiều. Do vậy công ty cố thể mở rộng số ký tự của tài khỏan này như sau:
15211 “ Nguyên vật liệu chính – Cà phê quả tươi”
15212 “ Nguyên vật liệu chính – Cà phê thóc Arabica”
15213 “ Nguyên vật liệu chính – Cà phê nhân xô”
…..
Như vậy thông qua các tài khoản chi tiết này ta dễ dàng thấy được số tồn của từng loại, số xuất sử dụng trong tháng. Điều này sẽ góp phần thuận lợi hơn cho việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng.
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN NỘI DUNG CÔNG TÁC HOÀN THIỆN.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề bất cập trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa. Những hướng hoàn thiện em đưa ra trên cơ sở các quy định về kế toán và tài chính của Bộ Tài chính và đặc điểm của Công ty. Tuy vậy để công tác hoàn thiện thực sự đem lại hiệu quả, mọi cấp, ngành và các bộ phận nên có những ý kiến đóng góp cho công tác kế toán thực sự hiệu quả.
Về phía Nhà nước: tạo ra sân chơi thông thoáng cho các đơn vị kinh doanh tham gia hoạt động. Nhà nước tiếp tục xây dựng củng cố hệ thống luật và chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn. Nhằm phù hợp với các tiêu chuẩn chung của kế toán quốc tế, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu hội nhập kế toán quốc tế, nên chăng Nhà nước chỉ tạo ra khung pháp lý để các doanh nghiệp tự tìm và áp dụng các phương pháp hạch toán phù hợp với đặc thù của mình đồng thời tối đa hóa khả năng sử dụng thông tin cho các đối tượng.
Về phía Công ty Thái Hòa, để công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản xuất thực sự hiệu quả, trách nhiệm lớn nhất thuộc về phía Công ty. Đơn vị có thể thực nghiệm các phương pháp kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình. Song bên cạnh công tác hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm thì cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ trong cơ cấu các bộ phận, phòng ban, từ đó mọi thông tin về tình hình kinh doanh của công ty mới được phản hồi, phục vụ công tác kế toán đạt hiệu quả.
Chẳng hạn lấy việc xây dựng mô hình kế toán quản trị trong Công ty khả thi, thì công việc đầu tiên trước hết phải làm là phải phổ cập cho mọi người trong công ty từ những người lao động đến người làm lãnh đạo phải thấy trách nhiệm công việc của họ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả chung của tòan công ty. Khi đó mọi thông tin từ phía bộ phận mới phản ánh đúng, quá trình thực hiện mới thực sự thống nhất từ phân xưởng tới công tác của các bộ phận, phòng ban.
Về phía người làm kế toán: mỗi nhân viên kế toán nên xem xét lại các thông tin kế toán mà họ cung cấp đã thực sự đúng với chế độ hay chưa, có thuận tiện trong nắm bắt và thu thập thông tin hay không. Từ đó có các phương hướng giải quyết cho hợp lý, đạt hiệu quả cao trong công việc.
KẾT LUẬN
Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bước quan trọng trong công tác kế toán tại các đơn vị sản xuất chế biến. Giá thành không chỉ đơn thuần là hao phí về mặt lượng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm mà, đó còn là một chỉ tiêu chất lượng. Thông qua giá thành ta có thể đánh giá được năng lãnh đạo cũng như năng lực quản lý của một Công ty, tinh thần lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên.
Từ cách nhìn đó Công ty TNHH Thái Hòa luôn coi trọng công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành, luôn tìm hiểu phương thức và cách thức đổi mới phù hợp với đặc điểm của Công ty và mang lại hiệu quả cao nhất.
Quá trình thực tập tại Công ty đã giúp em củng cố và bổ xung thêm các kiến thức đã được học tại trường đại học. Giúp em có cơ hội tiếp cận với các nghiệp vụ kinh tế có tính chất quyết định tới yếu tố giá thành sản phẩm hoàn thành, xem xét các vấn đề có quan hệ chặt chẽ và có liên quan đến thực tế giá thành tại Công ty.
Trong quá trình thực tập, làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại công ty em đã được sự giúp đỡ của các anh chị trong toàn công ty nói chung cũng như các anh chị trong phòng Kế toán nói riêng. Đặc biệt với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn TS. Phạm Bích Chi, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Tuy nhiên do còn thiếu nhiều kinh nghiêm thực tế, kiến thức còn chưa đầy đủ nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong sự chỉ bảo, hướng dẫn của cô giáo giúp em có thể tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các kiến thức còn thiếu.
PHỤ LỤC
Phụ Lục 01:
Khung thời gian tính khấu hao các TSCĐ
sử dụng tại công ty
STT
Loại TSCĐ
Thời gian sử dụng cho phép
Thời gian tính khấu hao
1
Nhà của,
vật kiến trúc
1.1
Nhà xưởng,
văn phòng và nhà ở
6-25
20
1.2
Kho hàng, sân phơi, đường đi, tường rào...
5-20
10
2
Máy móc, thiết bị chế biến cà phê
7-12
7
3
Phương tiện vận tải
6-10
7
4
Thiết bị quản lí
5-10
7
5
Vườn cây lâu năm
6-40
10
Phụ lục 0.2: Chứng từ kế toán sử dung tại công ty
STT
Loại chứng từ
Tên chứng từ
Mẫu
Chứng từ tiền tệ
01
Phiếu thu
01-TT
02
Phiếu chi
02-TT
03
Giấy đề nghị tạm ứng
03-TT
04
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
04-TT
05
Bảng kiểm kê quỹ
07-TT
Hàng tồn kho
06
Phiếu nhập kho
01-VT
07
Phiếu xuất kho
02-VT
08
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
03-VT
09
Biên bản kiểm kê sản phẩm hàng hoá
08-VT
Chứng từ về TSCĐ
10
Biên bản giao nhận TSCĐ
01-TSCĐ
11
Thẻ TSCĐ
02-TSCĐ
12
Biên bản thanh lý TSCĐ
03-TSCĐ
13
Biên bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành
04-TSCĐ
14
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
05-TSCĐ
Chứng từ về lao động và tiền lương
15
Bảng chấm công
01-LĐTL
16
Bảng thanh toán tiền lương
02-LĐTL
17
Phiếu nghỉ hưởng BHXH
03-LĐTL
18
Bảng thanh toán BHXH
04-LĐTL
19
Bảng thanh toán tiền thưởng
05-LĐTL
20
Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành
06-LĐTL
21
Phiếu báo làm thêm giờ
07-LĐTL
22
Hợp đồng giao khoán
08-LĐTL
23
Biên bản điều tra tai nan lao động
09-LĐTL
Chứng từ bán hàng
24
Hoá đơn thuế GTGT
01-GTGT-3LL
25
Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
02-BH
Phụ lục 0.3: Tài khoản kế toán áp dụng tại công ty
STT
Kí hiệu TK
TÊN TÀI KHOẢN
Cấp 1
Cấp 2
01
111
Tiền mặt
1111
Tiền mặt VNĐ
02
112
Tiền gửi ngân hàng
1121
Tiền gửi ngân hàng VNĐ
1122
Tiền gửi ngân hàng USD
03
131
Phải thu khách hàng
04
133
Thuế GTGT được khấu trừ
1331
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ
1332
Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
05
136
Phải thu nội bộ
1361
Vốn cấp cho chi nhánh
1368
Phải thu nội bộ khác
06
152
Nguyên vật liệu
1521
Nguyên vật liệu chính
1522
Nhiên liệu
07
153
Công cụ, dụng cụ
1531
Công cụ, cụng cụ
1532
Bao bì luân chuyển
08
154
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
09
155
Thành phẩm
10
156
Hàng hoá
1561
Giá mua hàng hoá
1562
Chi phí vận chuyển
11
211
Tài sản cố định
2112
Nhà cửa, vật kiến trúc
2113
Máy móc, trang thiết bị
2115
Vườn cây lâu năm
12
214
Hao mòn TSCĐ
13
311
Vay ngắn hạn
14
331
Phải trả người bán
15
333
Thuế và các khoản nộp Nhà nước
3331
Thuế GTGT, trong đó
33311
Thuế GTGT đầu ra
33312
Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3333
Thuế xuất nhập khẩu
3337
Thuế nhà đất, tiền thuê đất
3338
Phải nộp Nhà nước khác
16
334
Phải trả công nhân viên
3341
Phải trả công nhân
3342
Phải trả nhân viên quản lý doanh nghiệp
3343
Phải trả nhân viên quản lý phân xưởng
17
338
Phải trả phải nộp khác
3383
BHXH trả công nhân viên
3384
BHYT trả công nhân viên
3388
Phải trả phải nộp khác
18
341
Vay dài hạn
19
411
Nguồn vốn kinh doanh
19
413
Chênh lệch tỷ giá
20
421
Lợi nhuận chưa phân phối
21
511
Doanh thu bán hàng
5111
Doanh thu bán hàng hoá
5112
Doanh thu bán thành phẩm
22
621
Chi phí NVL trực tiếp
23
622
Chi phí nhân công trực tiếp
24
627
Chi phí sản xuất chung
6271
Lương NVQL phân xưởng
6272
Chi phí NVL
6273
Công cụ dụng cụ
6274
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng
6277
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278
Chi phí tiền khác
25
632
Giá vốn hàng bán
26
641
Chi phí bán hàng
6411
Lương nhân viên bán hàng
6413
Chi phí bao bì đóng gói
6414
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng
6417
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418
Chi phí bằng tiền khác
27
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421
Lương NVQL doanh nghiệp
6423
Chi phí công cụ, dụng cụ
6424
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho QLDN
6427
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428
Chi phí bằng tiền khác
28
711
Thu nhập khác
29
811
Chi phí khác
30
911
Xác định kết quả kinh doanh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp - Trường Đại học Thương Mại - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2001
Giáo trình Kế toán tài chính - PGS. TS Đặng Thị Loan - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân - Nhà Xuất bản Thống Kê 2004
Kế toán Tài chính trong doanh nghiệp (phần I) - Nguyễn Thu Hà & Nguyển Thị Thu Huyền - Nhà xuất bản giáo dục 2002
Giáo trình Kế toán quản trị - PGS. TS Nguyễn Minh Phương - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Nhà xuất bản Tài chính 2004
5. Điều lệ Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29420.doc