Trong xu thế hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng là bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm phục vụ lợi ích tối đa cho con người thì họ cũng mong muốn rằng họ sẽ thu đựơc một khoản lợi nhuận tương ứng. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần phải có những quyết định sản xuất một cách đúng đắn và hợp lí để có hiệu cao trong việc sử dụng vốn, tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nói đến đây chắc hẳn chúng ta đã thấy được vai trò to lớn của công tác hạch toán kế toán cũng như đối với công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Bởi vì qua đó, nhà quản lí nhận được thông tin về các khoản chi phí thực tế phát sinh đến việc sản xuất sản phẩm. Mặt khác sản phẩm xây lắp là sản phẩm mang đặc trưng riêng, có giá trị hàng nghìn tỷ đồng, sử dụng hàng chục, hàng trăm năm, một cơ sở hạ tầng vững chắc cho phát triển kinh tế. Tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất cần thiết và không ngừng hoàn thiện để làm tốt vai trò của mình đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp lại cần thiết hơn.
Xuất phát từ điều đó, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36 “ trong thời gian thực tập của mình.
Một đơn vị thành viên trực thuộc Công ty xây lắp hóa chất, Xí nghiệp xây lắp H36 đang ngày càng phát triển, từng bước xây dựng cho mình một vị thế trong ngành xây dựng. Hy vọng Xí nghiệp sẽ hưng thịnh mãi mãi.
Qua quá trình học tập và được nghiên cứu thực tế, em cảm thấy tầm hiểu biết của mình được mở rộng hơn và cũng hy vọng đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả công cuộc đổi mới của Xí nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành nhất tới thầy giáo Đặng Ngọc Hùng cùng với các cô chú phòng Tài vụ và các phòng ban khác trong Xí nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.
114 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36-Công ty xây lắp hoá chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý, lán trại, điện nước… và dịch vụ thuê ngoài.
2.2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng trong công tác kế toán, giúp cho Xí nghiệp tính đúng, đủ được giá thành sản phẩm.
Trong quá trình hoạt động, Xí nghiệp có thể là nhà thầu chính hoặc có trường hợp là nhà thầu phụ, đối tượng để Xí nghiệp kí kết hợp đồng xây dựng là các công trình, hạng mục công trình. Cũng có nghĩa là sản phẩm của Xí nghiệp sản xuất ra là các công trình hay hạng mục công trình. Và chúng chính là đối tượng tập hợp chi phí. Nguyên tắc tập hợp chi phí là chi phí phát sinh tại công trình (hạng mục công trình) nào thì được tập hợp cho công trình (hạng mục công trình) ấy. Đối với các chi phí dùng chung cho nhiều công trình, Xí nghiệp phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức hợp lý.
2.2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp xây lắp H36
Trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, Xí nghiệp xây lắp H36 đã sử dụng các tài khoản 621; 622; 623; 627…Ngoài việc dựa trên các chứng từ kế toán để lập lên các bảng phân bổ số 1, bảng phân bổ số 2, bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, rồi từ đó lên bảng kê số 4. Bên cạnh đó còn lên các sổ cái và sổ chi tiết các TK621, 622, 623, 623, 627, 154
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu công tác kế toán tại Xí nghiệp xây lắp Xí nghiệp xây lắp H36, với điều kiện thời gian và trình độ cho phép và để tiện cho việc trình bày theo dõi các chứng từ, bảng biểu một cách có hệ thống và lô-gic, em xin trình bày về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình: Xi măng Hải Phòng để minh hoạ.
Trước khi đi vào phân tích từng khoản mục chi phí, em xin trình bày
“sơ lược” về quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm qua sơ đồ:
Sơ đồ:2.3
2.2.1.4.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu thường là yếu tố chính cấu thành lên sản phẩm xây lắp nên chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành khoảng từ 60%->70%, do đó việc sử dụng vật tư tiết kiệm hay lãng phí hay việc hạch toán nguyên vật liệu có chính xác hay không đều ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm xây lắp.
Tại Xí nghiệp xây lắp H36 thì nguyên vật liệu dử dụng để cấu thành lên sản phẩm xây lắp bao gồm:
- Vật liệu xây dựng: bê tông thương phẩm, đá, cát, xi măng, sắt thép…
- Vật liệu luân chuyển như cốp pha, cây chống
- Vật liệu đúc sẵn: bê tông thương phẩm, cấu kiện chế tạo sẵn…
- Vật liệu hoàn thiện: hệ thống chiếu sáng, điện nước…
Mỗi loại nguyên vật liệu rất đa dạng, nhiều chủng loại. Ví dụ như thép có thép cuốn, thép buộc, thép tấm…. Bê tông thương phẩm C7, C30…Và chúng được đưa và thi công theo phù hợp với yêu cầu kĩ thuật.
Việc tập hợp chi phí vật liệu được tập hợp cho từng công trình hay hạng mục công trình và được thực hiện ở từng đội xây dựng.
Xí nghiệp không áp dụng chế độ khoán gọn vật tư cho đội thi công. Những loại vật tư chính, có giá trị lớn như bê tông thương phẩm, thép xi măng…đều do Xí nghiệp kí hợp đồng mua trực tiếp với người bán. Nhưng loại vật tư phụ có giá trị nhỏ như sơn, vôi ve … do nhân viên đội đi mua bằng tiền tạm ứng.
Để đảm bảo việc sử dụng vật tư đúng mức, tiết kiệm và có hiệu quả, hàng tuần, hoặc hàng tháng các đội lập bảng dự trù mua vật tư dựa trên dự toán khối lượng xây lắp và định mức tiêu hao vật tư sau khi phòng kĩ thuật duyệt, Xí nghiệp sẽ quyết định loại vật tư nào do Xí nghiệp mua hoặc đội sẽ đi mua với số lượng là bao nhiêu.
Trường hợp đội thi công chịu trách nhiệm đi mua: căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng do các đội gửi lên giám đốc, giám đốc duyệt tạm ứng cho các đội. Trên cơ sở giấy đề nghị tạm ứng, kế toán tiền mặt lập phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 3 liên liên 1: lưu, liên 2: người xin tạm ứng giữ, liên 3: chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ chi tiền và ghi vào sổ quỹ, sau đó chuyển về cho kế toán tiền mặt.
Trường hợp Xí nghiệp chịu trách nhiệm đi mua: Sau khi ký hợp đồng, đến thời hạn, các đội cử người đi lĩnh vật tư về công trường. Người bán và nhân viên đội cùng lập biên bản giao nhận hàng hoá. Căn cứ vào hoá đơn và biên bản giao nhận hàng hoá hàng hoá mà Xí nghiệp có nghĩa vụ trả tiền cho người bán.
Những vật liệu sau khi mua về đều được nhập tại kho công trường. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ nếu vật tư có khối lượng lớn chẳng hạn như đá, sỏi…mà kho công trường bị hạn chế thì được nhập ngay tại chân công trình. Khi vật tư về, kế toán đội viết phiếu nhập kho (căn cứ để ghi bảng tổng hợp nhập vật tư)
Giá trị NVL
=
Giá mua trên
-
Các khoản
Nhập kho
hóa đơn
giảm giá
Còn chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về nhập kho được hạch toán vào chi phí chung.
Căn cứ vào bản vẽ và định mức chi phí vật liệu cho từng khối lượng công việc, phụ trách kĩ thuật đội sẽ tính toán ra số lượng vật liệu cần thiết cho công việc là bao nhiêu. Và căn cứ vào đó nhân viên kế toán đội sẽ viết phiếu xuất kho vật liệu trong đó có ghi rõ vật liệu được xuất dùng cho đối tượng là công trình hay hạng mục công trình nào. Tổ sản xuất căn cứ vào phiếu xuất sẽ đi lĩnh vật tư để đưa vào thi công.
Trong trường hợp với vật tư đổ tại chân công trình thì bộ phận vật tư làm phiếu nhập xuất cùng một lúc.
Khi xuất kho tính giá trị theo phương pháp nhập trước xuất trước, có nghĩa là giả thiết rằng số vật liệu nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất, nói cách khác, giá trị thực tế của vật liệu mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế vật liệu xuất trước và giá trị vật liệu tồn kho cuối kì sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng.
Căn cứ vào phiếu xuất kho, hàng tháng kế toán lập bảng tổng hợp xuất vật tư, bảng tổng hợp Nhập xuất tồn, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, từ đó tổng hợp cho cả năm
Bảng 2.1
Xí nghiệp xây lắp H36 mẫu số: 02-VT
phiếu xuất kho
Ngày 3 tháng 12 năm 2004
Số 80
Nợ TK 621
Có TK 152
Người nhận hàng: Lê Quang Dũng
Đơn vị : H360074 – Lê Quang Dũng
Địa chỉ : Xí nghiệp H36
Nội dung : Xuất để thi công
Công trình :Dự án xi măng Hải Phòng
STT
Mã VV
Mã kho
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Giá
Thành tiền
1
H360034
H3601
H360003 thép
Kg
25,90
10.000
295.000
2
H360034
H3601
H360001 xi măng
Tấn
2,00
659.090
1.318.180
3
H360034
H3601
H360002 – cát vàng
M3
5,00
75. 000
357.000
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Cộng
58.973.288
Bằng chữ: (Năm mươi tám triệu, chín trăm bảy mươi ba ngàn, hai trăm tám mươi tắm ngàn đồng chẵn).
Xuất… ngày… tháng…… năm…..
Thủ trưởng đơn vị phụ trách bộ phận sử dụng người nhận hàng Thủ kho
Bảng 2.2
Công ty xây lắp hoá chất
xí nghiệp xây lắp H36
bảng tổng hợp xuất
(Từ ngày 01/01/2004 đến ngày 31/12/2004)
STT
Mã vật tư
Tên vật tư
ĐVT
SL
Giá trị
NVL
CC DC
1
H360001
Xi măng
Tấn
50,0
43.418.000
-
2
H360002
Cát vàng
M3
45, 0
3.150.000
-
3
H360003
Thép F 16
Kg
27.750
235.214.550
4
H360006
Sơn các loại
Kg
25, 0
581.824
-
5
H360007
Que hàn điện
Kg
2020, 0
21.552.280
-
6
H360008
ủng cao su
Đôi
3, 0
-
84.000
7
H360009
Mũ nhựa
Cái
21, 0
-
248.220
8
H360010
Gang tay vải
Đôi
36, 0
-
104.760
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
4.562.167.330
26.510.236
Ngày… tháng… năm…
Giám đốc Xí nghiệp kế toán trưởng Người lập biểu
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp nhập xuất tồnBảng 2.4
Xí nghiệp xây lắp H36
Bảng phân bổ
Nguyên vật liệu và vật liệu công cụ dụng cụ
Năm 2004
STT
Có tài khoản
Tk 152
TK 153
Tổng cộng
HT
TT
HT
TT
I
TK 621 (CPNVL trực tiếp)
17.886.531.320
17.886.531.320
1
CTDự án xi măng Hải Phòng
4.562.167.330
-
4.562.167.330
2
CT: Si lô sỉ tro cao Ngạn
2.663.363..223
-
2.663.363. 223
…………………………..
II
TK138
III
TK142
IV
TK 241
10.488.613
10.488.613
V
TK242
35. 646. 045
35. 646.045
VI
TK623
26.405.816
26.405.816
DA XM Hải Phòng
24.817.816
24.817.816
…
…
…
…
…
VII
TK 627
58..973..288
71..988..214
130. 961..502
DA XM Hải Phòng
54.890.135
26..510..236
81.400.371
…
…
…
…
…
VIII
TK 642
10.488.613
10.488.613
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
19.254.241.592
107.634.259
19.361.876.211
Ngày tháng năm
Người lập biểu kế toán trưởng giám đốc xí nghiệp
Từ bảng tổng hợp nhập xuất tồn, kế toán lên sổ chi tiết và sổ cái TK 621
Bảng 2.5( Sổ chi tiết)
Bảng 2.6( Sổ cái) Số liệu trên bảng phân bổ là căn cứ để lên bảng kê số 4 theo định khoản
Nợ TK 621(Chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình) Có TK 152; 153
Nợ TK 621 17.886.531.320
Chi tiết DA xi măng Hải Phòng 4.562.167.330
…………………..
Có TK 152 17.886.531.320
Sau khi khớp số liệu giữa bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và sổ cái, sổ chi tiết TK 621, kế toán tổng hợp kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154
Nợ TK 154 17.886.531.320
Chi tiết DA xi măng Hải Phòng 4.562.167.330
………………………
Có TK 621 17.886.531.320
2.2.1.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp tại Xí nghiệp xây lắp H36 là các khoản tiền lương và các khoản phụ cấp cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thi công công trình bao gồm cả công nhân trong danh sách và công nhân thuê ngoài bao gồm: Công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân chuẩn bị thi công, công nhân khuân vác, công nhân thu dọn công trường.
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục chi phí mà Xí nghiệp rất chú trọng đến công tác hạch toán. Cũng bởi lẽ rằng tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động. Trả lương hợp lí sẽ là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động làm việc tích cực với năng suất, chất lượng và trách nhiệm cao. Việc hạch toán tốt tiền lương và sử dụng lao động hợp lí là một trong những biện pháp hạ giá thành sản phẩm xây lắp của Xí nghiệp, ngoài ra còn ảnh hưởng đến việc đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Khoản mục chi phí chi phí nhân công trực tiếp này được tập hợp cho từng công trình hay hạng mục công trình. Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán như sau:
Xí nghiệp tiến hành trả lương cho công nhân trực tiếp xây lắp theo hình thức lương sản phẩm. Công nhân có thể được nhận tạm ứng trước lương.
Các chứng từ ban đầu là các hợp đồng làm khoán, các bảng chấm công. Hợp đồng có thể kí với một tổ công nhân. Căn cứ để kí hợp đồng là khối lượng công việc và đơn giá
Khối lượng công việc: Kỹ thuật đội căn cứ bản vẽ thiết kế, tính ra khối lượng công việc phải hoàn thành.
Đơn giá: Bao gồm các khoản lương chính và các khoản phụ khác như phụ cấp trách nhiệm, Bảo hộ lao động, phụ cấp ngừng, nghỉ việc do thời tiết…
Tổng lương = Khối lượng công việc phải hoàn thành x Đơn giá
Hàng tháng, căn cứ vào hợp đồng giao khoán và tiến độ thi công, nhân viên kỹ thuật và chỉ huy công trường tiến hành kiểm tra khối lượng và chất lượng công việc Sau đó, xác nhận vào bảng thanh toán khối lượng thực hiện hoàn thành. Căn cứ vào đó mà kế toán tính được tiền lương phải trả cho công nhân theo công thức:
Đơn giá
x
Khối lượng công việc đã hoàn thành
=
Tiền lương được lĩnh trước
Khi hết hạn hợp đồng tức là khi xong một giai đoạn thi công, hai bên (bên giao khoán và bên nhận giao khoán) thanh lí hợp đồng, khi đó kế toán đội tính được số tiền lương còn phải trả theo công thức:
Tiền lương còn được lĩnh = Tổng lương - Tiền lương được lĩnh trước
Khi tiến hành tính lương phải trả cho từng công nhân thì dựa vào hệ số cấp bậc, trình độ tay nghề ngày công làm việc của họ. Mỗi công nhân sẽ hưởng lương với đơn giá ngày công cụ thể.
Trường hợp do yêu cầu công việc cụ thể mang tính nhỏ lẻ không cần kĩ thuật cao như khuân vác, thu dọn…có thể ghi nhận đơn giá tiền công ngày ngay trên hợp đồng(công phụ)
Ví dụ: Tổng số tiền nhận được do xây tường 230 với đơn giá khoán 85000 đ/ 1m3 xây.
Tổ trưởng Lê Văn Trung: 80.000 đồng/ ngày công. Công nhân Trần Ngọc Hiếu bậc 3/7: 50.000 đồng/ ngày công. Thợ phụ Phạm Duy Khoái: 45.000 đồng/ ngày công.
Dựa trên những thông tin trên, hàng tháng kế toán đội sẽ lập Bảng thanh toán lương cho từng đội và bảng tổng hợp thanh toán lương (gồm nhiều đội) cho cho công trình. Sau đó sẽ gửi về phòng tài vụ Xí nghiệp để kế toán tiền lương lên Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Với nội dung theo định khoản:
Nợ TK 622 4.959.999.276
Chi tiết DA xi măng Hải Phòng 2.313.540.000
……………………
Có TK 334(3341) 4.959.999.276
Tiếp đó kế toán lên sổ chi tiết TK 622 và sổ cái TK 622
Bảng2.7 Thanh toán lương
Bảng 2.8 Thanh toán toàn công trìnhBảng 2.9Tổng hợp năm Bảng 2.10 Phân bổ lương Bảng 2.11 Sổ Chi tiết
Bảng 2.12 Sổ cái 622 Bảng phân bổ trên là cơ sở kế toán lên bảng kê số 4
Sau khi khớp số liệu giữa bảng phân bổ, sổ chi tiết, sổ cái, kế toán tổng hợp Chi phi rồi kết chuyển sang TK 154 Theo định khoản
Nợ TK 154 4 959 999 276
Chi tiết DA xi măng Hải Phòng 2 313 540 000
……………………….
Có TK 622 4 959 999 276
2.2.1.4.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Để tiến hành hoạt động xây lắp thì Xí nghiệp cần phải có máy thi công như: máy trộn bê tông, máy đầm, cần cẩu…Các loại máy này có thể của Xí nghiệp hoặc đi thuê.
Trường hợp thuê máy thi công, Xí nghiệp có thể thuê theo giá trọn gói (bao gồm máy, người lái, vật tư để chạy máy) hoặc chỉ thuê nguyên máy.
Khi bắt đầu đi thuê, công ty và đơn vị cho thuê máy lập hợp đồng thuê thiết bị. Quá trình hoạt động của máy sẽ được theo dõi qua nhật trình sử dụng máy thi công và lệnh điều động máy. Hàng tháng, căn cứ vào hợp đồng thuê máy, nhật trình sử dụng máy, số giờ ca máy làm việc… kế toán tính ra chi phí thuê máy một tháng cho từng công trình theo từng loại máy. Đây là cơ sở để ghi vào sổ chi tiết TK 623 theo định khoản:
Nợ TK 623 (6237)
Có TK 331
Trường hợp máy thi công thuộc sở hữu của Xí nghiệp thì chi phí máy thi công có thể được tính bằng chi phí khấu hao máy, tiền lương của công nhân trực tiếp vận hành máy, chi phí nhiên liệu chạy máy, chi phí bằng tiền khác.
Những máy thi công được sử dụng cho công trình nào thì hạch toán chi phí vào công trình đó. Vì công ty quản lí TSCĐ nên hàng năm, Công ty sẽ tính được mức khấu hao của các máy thi công và gửi xuống cho Xí nghiệp. Sau đó kế toán mới tiến hành phân bổ cho từng công trình hay hạng mục công trình.
Mức tính khấu
hao năm
=
Nguyên giá
Số năm sử dụng
Có những máy được sử dụng cho nhiều công trình như máy ủi, máy trộn bê tông …thì phân bổ theo tỉ lệ %.
Chi phí vật liệu cho chạy máy: việc hạch toán chi phí xăng, dầu, mỡ cho chạy máy tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, khi có nhu cầu, các đội tự lo mua sắm bằng tiền tạm ứng, sau đó hạch toán lại cho Xí nghiệp theo nguyên tắc: chi phí phát sinh tại công trình nào, ứng với máy nào thì tập hợp riêng cho công trình đó, cho máy đó. Kế toán dựa vào hoá đơn mua hàng hoặc phiếu xuất kho để tổng hợp phần chi phí này- là cơ sở lên bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ- bảng 2.4
Kế toán còn phải dựa vào các hợp đồng làm khoán, các bảng chấm công và chế độ trả lương, tính được tổng số tiền lương phải trả cho đội công nhân vận hành máy (công nhân khiển máy, công nhân phục vụ) để lập lên bảng thanh toán tiền lương, từ đó lên bảng phân bổ tiền lương (bảng 2.10) theo định khoản:
Nợ TK 623 114.818.077
Chi tiết: DA Xi măng Hải Phòng 54.763.800
………………………………….
Có TK 334 114.818.077
Từ các số liệu trên kế toán ghi vào sổ cái TK 623, sổ chi tiết TK 623, và bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công theo định khoản:
Nợ TK 623
Có TK 111, 331…
Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công là căn cứ để lên bảng kê số 4
Bảng phân bổ khấu hao2.13Sổ chi tiết TK 623 (2.14)
Sổ Cái TK 623
2.15
Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công: Bảng 2.16
Cuối kì tổng hợp chi phí máy thi công, kết chuyển vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 154 1.495.063.902
Chi tiết DA xi măng HP 659.514.217
…………………..
Có TK 623 1.495.063.902
2.2.1.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung hiện nay ở xí nghiệp xây lắp H36 được tập hợp theo đối tượng tập hợp chi phí là công trình, hạng mục công trình bao gồm các khoản sau:
Chi phí trực tiếp khác gồm chi phí vận chuyển ngoài cự ly đã quy định (ngoài 30m) như chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về nhập kho đối với nguyên vật liệu đi mua hay nguyên vật liệu chuyển từ đơn vị thi công công trình khác; chi phí về điện, nước dùng cho thi công, chi phí về đào hố vôi, đất, nước, vét bùn…
Chi phí quản lý hành chính gồm tiền lương và trợ cấp lương, tiền ăn ca của bộ máy quản lý đội, lương của ban quản lí dự án, tiền ăn ca của công nhân xây lắp, khoản chi về văn phòng phẩm phục vụ cho quá trình thi công và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho việc tổ chức quản lý xây dựng công trình.
Các khoản trích BHXH, BHYT, được tính bằng 19% tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân vận hành máy thi công nhân viên quản lí đội.
Chi phí phục vụ thi công gồm khấu hao (Nếu có) và chi phí sữa chữa thường xuyên công cụ thi công, chi phí về an toàn, bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp xây lắp, chi về lán trại tạm thời.
Hàng tháng dựa vào bảng chấm công, hệ số lương, hoặc định mức tiền lương theo công nhật, kế toán đội tính lương cho nhân viên quản lý đội như nhân viên giám sát công trình, đội trưởng, thủ kho…Ngoài ra dựa vào bảng tổng hợp tiền ăn ca của các đối tượng ở trên. Sau đó cũng gửi về phòng ban liên quan tại Xí nghiệp xác nhận, Cũng từ đó kế toán lên bảng phân bổ tiền lương ( bảng 2.10) theo định khoản:
Nợ TK 627
Có TK 334
Từ đây kế toán tổng hợp tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, của công nhân vận hành máy thi công, của nhân viên quản lí đội (trong danh sách Xí nghiệp) để tính trích các khoản trên lương cơ bản (BHXH, BHYT) và cũng phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương ( bảng 2.10)
Nợ TK 627
Có TK 338
Dựa vào nhu cầu sử dụng vật tư và phiếu xuất kho, kế toán xác định được lượng vật tư dùng cho nhu cầu chung. Riêng đối với công cụ, dụng cụ như cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động… và được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất. Đây là căn cứ lên bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ (bảng 2.4) theo định khoản:
Nợ TK 627
Có TK 152;153
Ngoài ra căn cứ vào các giấy tờ thanh toán về các khoản chi sửa chữa máy móc hay các hoá đơn về sử dụng điện thoại, về điện (hay phiếu xác nhận công suất sử dụng điện), về nước, kế toán tính ra được các khoản chi phí bằng tiền phát sinh. Đây là căn cứ lên sổ kế toán theo định khoản:
Nợ TK 627(6277)
Có TK 111; 112; 331
Đối với máy móc phục vụ cho hoạt của đội xây dựng, cũng tương tự như đối với máy thi công, kế toán tổng hợp được chi phí khấu hao vào khoản mục chi phí chung (Bảng 2.13)
Từ các chứng từ phát sinh trên kế toán lên sổ chi tiết TK 627, sổ cái TK 627, và bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
}Sổ chi tiết TK 627( Bảng)SCT 627
SCT 627Sổ cái TK 627( bảng )
Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung( bảng)
Cuối kì hạch toán kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 154 theo định khoản
Nợ TK 154 6.330.787.005
Chi tiết DA xi măng HP 2.177.958.235
……………………….
Có TK 627 6.330.787.005
2.2.1.4.5 Kế toán chi phí xây lắp toàn Xí nghiệp
Khi các chi phí đã phát sinh trong kì, kế toán cần xác định một cách khái quát về tổng chi phí sản xuất toàn Xí nghiệp. Đây là cơ sở để tính lên giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào các sổ chi tiết các TK 621, 622. 623, 627 kế toán vào sổ chi tiết TK 154, Từ sổ chi tiết vào sổ cái TK 154
Do sản phẩm xây lắp được tiêu thụ tại nơi sản xuất nên khi lập các sổ trên, kế toán cần chú ý một điều là: trong năm Xí nghiệp đã bàn giao cho bên chủ đầu tư một khối lượng xây lắp hoàn thành (theo điểm dừng kĩ thuật nhất định và kết quả hợp đồng được xác định một cách tin cậy), được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi vào sổ toán theo định khoản
Nợ TK 632 8.788.659.460
Có TK 154 8.788.659.460
Mặt khác, kế toán căn cứ bảng phân bổ số 1, số 2, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công…, kế toán ghi vào bảng kê số 4 Song do hàng năm Xí nghiệp tiến hành thi công lắp đặt lên đến hàng chục công trình và hạng mục công trình nên để đơn giản hoá bảng kê số 4 chỉ phản tổng hợp chi phí theo công trình và hạng mục công trình đó.
Sổ Chi tiết TK 154(bảng)
Sổ cái TK 154(bảng)
Bảng kê số 4(bảng)
2.2.2 Công tác kế toán giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp H36
2.2.2.1 Công tác quản lý giá thành tại Xí nghiệp
Cũng như các doanh nghiệp xây khác, việc xây lắp thường diễn ra trong thời gian dài, có thể vài tháng hoặc vài năm để phù hợp với kì báo cáo hàng quý hàng năm, Xí nghiệp đã tiến hành tính giá thành cho từng công trình hay hạng mục công trình. Kế toán lấy số liệu bằng phương pháp tổng chi phí luỹ kế phát sinh trong các kỳ báo cáo trước đó.
Cụ thể: Để tính giá thành xây lắp trong năm năm 2004 thì lấy chi phí quý I cộng quý II cộng quý III cộng quý IV của từng công trình, hạng mục công trình.
2.2.2.2 Đối tượng tính giá thành
Để đo lường hiệu quả hoạt động của mình, các doanh nghiệp phải xác định đúng, đủ giá thành sản phẩm. Công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm là xác định đúng đối tượng tính giá thành. Với đặc điểm riêng của ngành xây dựng cơ bản, sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Do đó mà đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí. Và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36 cũng là công trình, hạng mục công trình nhưng đã được hoàn thành bàn giao
2.2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang tại Xí nghiệp
ở xí nghiệp xây lắp H36 Hà Nội, do đối tượng tính giá thành được xác định là những công trình, hạng mục công trình bàn giao. Như vậy tổng chi phí từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình, hạng mục công trình vào giá thành sản phẩm, tại thời điểm tính giá thành không có sản phẩm làm dở.
Tuy nhiên như đã nói ở trên để đảm bảo yêu cầu về báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành hàng quý, hàng năm thì để xác định giá thành công tác xây lắp trong kỳ báo cáo, Và cuối mỗi quý phải đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang là giá trị công trình hay hạng mục công trình chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
- Trong trường hợp sản phẩm dở dang là công trình hạng mục công trình chưa hoàn thành thì giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kì chính là tổng chi phí xây lắp luỹ kế từ khi khởi công công trình, hạng mục công trình cho đến thời điểm cuối kì này.
-Trong trường hợp sản phẩm dở dang là công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Bởi vì Xí nghiệp kinh doanh dựa trên những hợp đồng xây dựng đã kí kết được hoặc do hợp đồng của Cty giao Xí nghiệp, tiến hành thi công xây lắp theo yêu cầu và chịu sự giám sát của bên chủ đầu tư (Bên A). Khi Xí nghiệp tiến hành xây lắp đến một giai đoạn hay một chỉ tiêu kĩ thuật nào đấy sẽ được bên A nghiệm thu và thanh toán tiền (khoản tiền này là doanh thu của Xí nghiệp). Điều này có nghĩa là sản phẩm là công trình hay hạng mục công trình khi hoàn thành được tiêu thụ ngay và điều cũng có nghĩa là Xí nghiệp không sản xuất ra sản phẩm để bán, không có thành phẩm nhập kho, do đó mà khi bên chủ đầu tư chưa nghiệm thu, chưa thanh toán thì những công trình, hạng mục công trình đó được gọi là sản phẩm dở dang và giá trị của nó chính là tổng chi phí xây lắp cho đến khi sản phẩm, hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
2.2.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Sản phẩm của xí nghiệp xây lắp H36 là công trình bàn giao đưa vào sử dụng, tức là đã được xã hội thừa nhận theo từng công trình, hạng mục công trình, sản phẩm của Công ty thuộc loại đơn chiếc, quá trình sản xuất liên tục, phức tạp thời gian xây dựng dài. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình. Đó là những đơn đặt hàng. Do vậy đối tượng tính giá thành sản phẩm được xác định là công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng kỳ tính giá thành là khi công trình hoàn thành bàn giao và áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên trong quý (năm), Xí nghiệp tiến hành tính giá theo phương pháp giản đơn. Tức là bao gồm có chi phí dở dang đầu kì và chi phí phát sinh trong kì
2.2.2.5 Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp
Hàng kì, kế toán ghi sổ số liệu tập hợp chi phí vào bảng tính giá thành khi công trình hoàn thành bàn giao kế toán cộng các khoản chi phí của các quý lại sẽ được giá thành thực tế công trình. Cụ thể có bảng tính giá thành sau:
Bảng tính giá thành (bảng)
Chương 3
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác kế toán tập hợp chi phí Sản xuất
& tính giá thành sản phẩm xây lắp
tại Xí nghiệp xây lắp H36
3.1 Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí Sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36
Chúng ta cũng đã biết khi phân tích hoạt động kinh tế đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung và đối với doanh nghiệp xây lắp nói riêng, chỉ tiêu chi phí xây lắp và giá thành sản phẩm xây lắp là rất quan trọng, Qua hai chỉ tiêu đó mà người ta có thể thấy được hiệu quả trong quá trình xây lắp như thế nào. Mặt khác quá trình xây lắp không chỉ tiến hành trong tháng mà còn liên quan đến vài năm, không những thế chi phí xây lắp phát sinh không có tính ổn định vì còn phụ thuộc vào giai đoạn thi công do đó mà công tác tập hợp chi phí diễn ra phức tạp, điều này có sự ảnh hưởng lớn đối với một doanh nghiệp xây lắp hoạt động trên “phạm vi cả nước” như Xí nghiệp xây lắp H36 hiện nay.
Vấn đề lợi nhuận liên quan đến sự phát triển và sự uy tín trong kinh doanh luôn là những vấn đề đặt lên hàng đầu đối với Xí nghiệp, để làm sao trong quá trình hoạt động (thi công, lắp đặt những công trình) phải đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, tránh thất thoát, lãng phí và phải tiết kiệm được chi phí (hạ giá thành sản phẩm).
Do vậy cùng với sự phát triển của Xí nghiệp, công tác mà công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong Xí nghiệp cũng ngày càng phải được hoàn thiện và phát triển hơn, để trở thành công cụ đắc lực, đáp ứng nhu cầu quản lý, hạch toán và các quyết định phù hợp của Xí nghiệp đảm bảo tạo ra lợi ích kinh tế cho xã hội cũng như cho chính bản thân Xí nghiệp.
3.2 Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí Sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36
Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp xây lắp H36, em đã có dịp học tập được nhiều kinh nghiệm thực tế trong công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng. Em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau:
3.2.1 Những ưu điểm
Trước hết về tổ chức bộ máy kế toán, Xí nghiệp có một bộ máy kế toán gọn nhẹ, đảm bảo tính chuyên môn hoá trong công việc. Với trình độ nghiệp vụ, ý thức nghề nghiệp, sự nhạy bén và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, bộ phận kế toán của xí nghiệp luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình: Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho lãnh đạo Xí nghiệp và cơ quan quản lý cấp trên về tình hình tài chính, thực trạng hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp. Nhờ đó, ban lãnh đạo đưa ra được quyết định đúng đắn, kịp thời phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp ngày càng đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, các cán bộ kế toán rất được trú trọng trong việc đi học để nâng cao trình độ đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của công việc.
Mô hình kế toán tập trung của xí nghiệp hoàn toàn phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất của bản thân Xí nghiệp. Theo đó, phòng kế toán có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ thu nhận, xử lý chứng từ, vào số kế toán, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Với khối lượng công việc lớn, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, Xí nghiệp đã trang bị một hệ thống máy vi tính đầy đủ cùng với phần mềm kế toán đã được sử dụng, điều này giúp cho việc thu thập xử lí và ghi chép thông tinh kinh tế diễn ra nhanh chóng, chính xác giảm bớt được áp lực công việc cho các nhân viên kế toán trong phòng.
Với hình thức kế toán NKCT được áp dụng tại Xí nghiệp xây lắp H36 hiện nay là tương đối dễ hiểu, dễ sử dụng. Hệ thống theo từng phân hành được tổ chức một cách hợp lý, từ chứng từ gốc kế toán có thể ghi chép vào sổ chi tiết theo từng tài khoản và các bảng kê tài khoản, theo dõi từng đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu cũng như giúp cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp được chính xác phản ánh đúng hiệu quả kinh doanh đúng hiệu quả kinh doanh.
Các sổ kế toán được lập tương đối đầy đủ phản ánh được toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Hàng tuần, các đội phải lập kế hoạch mua vật tư thể hiện qua bảng dự trù vật tư. Sau khi duyệt xong, Xí nghiệp cung cấp vật tư và tiền vốn cho các đội, các đội phải tự tổ chức quá trình thi công vừa đảm bảo giám sát chặt chẽ chi phí vật tư vừa đảm bảo sự linh hoạt trong hoạt động của các đội. Việc Xí nghiệp chỉ giao cho các đội mua sắm các loại vật tư nhỏ, không quan trọng mà công ty trực tiếp ký hợp đồng mua bán nhưng vật tư có giá trị lớn, chính và quan trọng giúp Xí nghiệp nắm vững được thị trường giá cả, thuận lợi cho việc lập kế hoạch lần sau. Đồng thời, Xí nghiệp còn có thể trực tiếp đề ra các biện pháp giảm chi phí vật tư qua việc chọn nguồn hàng mua với giá phù hợp, có điều kiện thiết lập các quan hệ với nhà cung cấp. Tuy nhiên nếu đội có khả năng thì Xí nghiệp vẫn giao cho đội mua những vật tư chính có giá trị lớn. Nhưng vật tư mua do đội phụ trách phải qua duyệt tạm ứng đảm bảo quá trình sử dụng vật tư phù hợp với dự toán. Đồng thời, đối với vật tư Xí nghiệp ký, các đội phải cử người đi lĩnh về nhập tại kho công trường thi công nên giảm chi phí quản lý tại Xí nghiệp.
Công tác kế toán nhân công trực tiếp cũng có nhiều ưu điểm. Đó là Xí nghiệp đã trả lương cho công nhân trực tiếp xây lắp theo lương sản phẩm khoán. Điều này tạo động lực thúc đẩy công nhân làm việc có ý thức, trách nhiệm và đạt kết quả cao. Quá trình lao động của công nhân được theo dõi thường xuyên qua bảng chấm công. Bảng thanh toán lương ghi rõ số công, số tiền của từng công nhân (do các đội trưởng lập theo từng đội) giúp cho kế toán tổng hợp lập bảng tổng hợp lương rõ ràng.
Về máy thi công, thì qua các nhật trình sử dụng máy và lệnh điều động máy giúp Xí nghiệp xác định rõ khoảng thời gian hoạt động tại một công trình của một máy thi công qua ngày tháng ghi trên lệnh điều động máy.
Đối với công cụ dụng cụ, do hoạt động xây dựng cơ bản có đặc trưng là thời gian thi công kéo dài nên các loại công cụ, dụng cụ thường khá cố định tại một công trình. Do đó Xí nghiệp không phải phân bổ chi phí này cho các công trình, quá trình tập hợp chi phí trở nên dễ dàng hơn.
3.2.2 Những hạn chế
Bên cạnh những điểm mạnh phát huy được, công tác kế toán ở Xí nghiệp cũng không tránh khỏi những hạn chế, đó là:
Do sản phẩm xây lắp là cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất như lao động, máy móc… phải di chuyển theo địa điểm đặt công trình, từ đó mà công tác quản lý, sử dụng, hạch toán vật tư, tài sản cũng trở nên phức tạp. Quá trình luân chuyển chứng từ, từ khi phát sinh đến khi kế toán thu thập được và lên sổ là khoảng thời gian không phải là ngắn. Sở dĩ do có sự cách biệt về địa lí giữa nơi phát sinh chi phí (công trường thi công) và nơi tổng hợp chi phí để lên sổ (phòng kế toán).
Đối tượng tính giá thành là những công trình, hạng mục công trình, có lúc để kịp thời gian báo cáo, việc xác định được chi phí phát sinh diễn ra gấp gáp nên kết quả chưa được chính xác.
Chứng từ ban đầu phụ thuộc vào các đội nộp rất chậm, khi đó kế toán tổng hợp vào các công trình không qua khâu nhập xuất vật tư, nên không thể hiện được tính chất công việc.
Chưa đánh giá thực chất được khối lượng công việc, hàng quý phòng kế hoạch kỹ thuật vẫn chưa tổng hợp được khối lượng cụ thể, chi tiết vật liệu, nhân công, chi phí chung mà chỉ dựa vào lời bản báo cáo của các tổ, đội báo về.
Do đặc điểm vật liệu ở Xí nghiệp, vật liệu không được nhập toàn bộ vào kho tại công trường mà có một số nguyên vật liệu có khối lượng lớn như cát, đá…thường được đưa thẳng tới chân công trình vì vậy không tránh khỏi những mất mát, hao hụt, kho tàng còn hạn chế chưa đủ dự trữ khi có sự biến động của thị trường.
Sản phẩm làm dở dang của các công trình ở xí nghiệp bao gồm: số lượng và giá trị nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ chưa sử dụng hết, vật liệu còn tồn tại chân công trình. Trong trường hợp một loại vật liệu xuất dùng cho nhiều nội dung công việc, khi xuất kho có thể theo dõi từng yếu tố sản xuất và dùng cho sản xuất từng công việc cụ thể. Nhưng đến cuối kỳ không xác định được số lượng nguyên vật liệu đó còn thừa lại là bao nhiêu, cách làm hiện nay của Xí nghiệp là tính luôn vào sản phẩm công trình làm cho chi phí của công trình tăng lên, do vậy thiếu chính xác.
Các chứng từ về tiền lương còn thể hiện sơ sài. Chẳng hạn như bảng chấm công của một số đội còn thực hiện trên mẫu tự làm chỉ thể hiện được tên công nhân xây lắp và số thứ tự các ngày trong tháng
Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng hình thức kế toán NKCT, kế toán vẫn chưa lên được nhật kí chứng từ số 7. Cho nên chưa đánh giá tổng hợp được toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh toàn Xí nghiệp trong kỳ hạch toán là bao nhiêu.
Tuy Xí nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán giúp cho công tác kế toán được tiến hành nhanh hơn, nhưng vẫn còn có vấn đề về hình thức của các mẫu bảng biểu, báo cáo chưa được hợp lí, các mẫu biểu còn cồng kềnh không thuận tiện cho việc đọc một các tổng quát.
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí mà quan trọng hơn là công tác hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp, Xí nghiệp cần tiếp tục phát huy những ưu điểm và tìm ra các phương hướng giải quyết, khắc phục những tồn tại nhằm làm cho công tác kế toán của Xí nghiệp thực sự trở thành một công cụ quản lý nhạy bén. Để góp phần vào hoạt động này, em xin mạnh dạn đề ra một số giải pháp sau:
3.3.1 Giải pháp 1-Về công tác kế toán nói chung
Trong điều kiện thực tế hiện nay, để đẩy nhanh công tác hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ, chứng từ, như về công nợ, quyết toán khối lượng hoàn thành...thì bộ phận kế toán cần phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị thi công và các phòng ban chức năng của Xí nghiệp đặc biệt là phòng kế hoạch thị trường. Điều này sẽ giúp cho công tác kế toán được thực hiện kịp thời theo đúng thời gian nhằm tránh công việc dồn nén dễ tạo ra kết quả thiếu chính xác.
3.3.2 Giải pháp 2-Công tác tập hợp chi phí
Hàng quý, kế toán phải tập hợp cách chính xác, kịp thời các chi phí phát sinh. Thường xuyên liên hệ với giám đốc để hợp thức hóa các chứng từ. Các bảng thanh toán quyết toán của các đội phải làm kịp thời tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh được tốt.
Phòng kế hoạch nên có chi tiết về các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí máy và chi phí chung giúp cho phòng kế toán tổng hợp với độ tin cậy cao hơn.
3.3.3 Giải pháp3- Về vấn đề tin học hoá trong kế toán
Tuy phần mềm kế toán công ty sử dụng rất có tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác kế toán nhưng Xí nghiệp cũng cần phải khắc phục được những điều bất lợi. Có thể đặt những tính năng bổ sung thêm thông qua các chuyên gia tin học.
Việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán đã làm giảm nhẹ rất nhiều công sức cho nhân viên kế toán trong Xí nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng máy vi tính để làm kế toán không phải là công việc đơn giản. Do đó để nâng cao hiệu quả hơn nữa, cử cán bộ đi học bồi dưỡng thêm để họ có khả năng khai thác mọi tính năng ưu việt của máy vi tính.
3.3.4 Giải pháp 4-Về việc sử dụng vật tư
Vật tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành nên việc quản lý chặt chẽ chi phí vật tư là rất cần thiết. Tại mỗi công trình, công ty có bố trí thủ kho, nhân viên kế toán. Vì vậy, Xí nghiệp nên tận dụng lực lượng lao động này để tổ chức hạch toán chặt chẽ hơn nữa quá trình nhập vật tư về công trường và quá trình xuất vật tư cho thi công để làm sao tránh được sử dụng lãng phí, vừa đảm bảo được chất lượng công trình.
Cuối kì hạch toán, nên kiểm kê số vật tư còn lại tại chân công trình để kiểm tra được định mức sử dụng vật tư, đồng thời ghi giảm chi phí, đảm bảo tính phù hợp chính xác của giá trị sản phẩm dở dang cũng như giá thành công trình trong kì hạch toán (chi phí và giá thành của toàn bộ công trình hoàn thành không thay đổi nhiều)
Nếu vật tư còn lại tạm thời không được sử dụng nữa thì lập phiếu nhập kho và nộp lại kho. Nếu vật tư còn sử dụng tiếp thì bộ phận sử dụng (từng đội) lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kì làm hai bản. Một bản giao cho phòng vật tư và một bản giao cho phòng kế toán.
Bảng 3.1 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì
Ngày… tháng… năm
STT
Tên vật tư
Mã số
ĐVT
SL
Lí do SD
1
Cát vàng
H360002
M3
1
2
…
Phụ trách bộ phận sử dụng
3.3.5 Giải pháp 5- Về việc sử dụng các chứng từ tiền lương
Để giúp cho việc tính lương phải trả cho người lao động có độ tin cậy và chính xác cao thì các chứng từ về lương phải được thu thập đầy đủ về Xí nghiệp như cả bảng chấm công, biên bản thanh lí hợp đồng, hay phiếu báo làm thêm giờ, biên bản giao nhận sản phẩm hoàn thành…Chứ không chỉ gửi bảng thanh toán tiền lương mà có đội vẫn thường làm. Như vậy sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng kế toán và các đội thi công là rất cần thiết.
Các bảng chấm công ở đôi nên thực hiện theo mẫu biểu mới để đảm bảo tính rõ ràng, khách quan của tính chất công việc và chữ kí của bộ phận liên quan phải đầy đủ
Bảng chấm công ( bảng) 3.23.3.6 Giải pháp 6- Về chi phí sử dụng máy thi công
Theo em được biết về các quy định sửa đổi bổ sung về chế độ kế toán trong doanh nghiệp xây lắp thì khoản chi phí về thuê xe, máy phục vụ cho thi công được xếp vào khoản mục chi phí dịch vụ thuê ngoài.
Có nghĩa rằng, hiện nay Xí nghiệp hạch toán chi phí thuê xe, máy thi công được hạch toán vào TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài. Tuy nhiên theo quy định mới thì TK 6237 chỉ phản ánh các dịch vụ mua ngoài như thuê ngoài sửa chữa máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công, hay chi phí về điện, nước, điện thoại…Và khoản mục chi phí này phản ánh trên TK 6277- Chi phí dịch vụ thuê ngoài, cụ thể là chi phí thuê ngoài
Nếu tiến hành đi thuê xe, máy thi công, khi trả tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 627(6277)
Có TK 111, 112, 331
Cuối kì kết chuyển chi phí thuê máy thi công vào khoản mục chi phí sử dụng máy:
Nợ TK 154(khoản mục chi phí sử dụng máy)
Có TK 627(6277)
Em nghĩ, nên chăng Xí nghiệp có thể xem xét vấn đề này để đưa ra cách hạch toán như thế nào cho hợp lí
3.3.7 Giải pháp 7 Về hạch toán chi phí sản xuất chung
Theo chuẩn mực kế toán số 15 về “Hợp đồng xây dựng” ban hành theo quyết định 165/2002/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Đồng thời dựa trên chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp ban hành theo quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC trong đó có quy định về cách mở, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên các tài khoản. Đối với khoản trích kinh phí công đoàn theo quy định 2% trên lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công , nhân viên quản lí đội được hạch toán vào chi phí xây lắp (cụ thể chi phí sản xuất chung) để tính giá thành của sản phẩm. Đây là cơ sở ghi chép của bảng phân bổ tiền lương theo định khoản:
Nợ TK 627(6271)
Có TK 338(3382)
Tuy nhiên hiện nay, Xí nghiệp đã hạch toán khoản mục này vào chi phí quản lí doanh nghiệp theo định khoản:
Nợ TK 642
Có TK 338(3382)
Thiết nghĩ, hạch toán như vậy không ảnh hưởng gì đến tổng giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp không, nhưng đã có sự khác biệt về giá thành xây lắp. Xí nghiệp nên xem xét vấn đè này chăng.
3.3.8 Giải pháp 8 - Về hình thức NKCT
Để mang tính đầy đủ hơn về hình thức Nhật kí chứng từ trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, tức là đánh giá tổng quát hơn về chi phí xây lắp của tất cả các công trình, em nghĩ rằng Xí nghiệp nên cố gắng lập NKCT số 7
Nhật kí chứng từ số 7 phản ánh: Chi phí sản xuất kinh doanh toàn Xí nghiệp, phản ánh toàn bộ số phát sinh bên Có TK liên quan đến chi phí như TK 142, 152, 153, 154, 214, 334, 338, 621, 622, 627; Chi phí theo các yếu tố và luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí.
Căn cứ để lập bảng là các bảng kê số 4, 5, 6 và các nhật kí chứng từ khác có liên quan
Bảng 3.3
Nhật kí chứng từ số 7
Phần 1 Tập hợp chi phí sản xuất toàn Xí nghiệp
Ghi Có TK 142, 152, 153, 154, 214, 241, 335, 338, 334, 621, 622, 623, 627
TK Ghi Nợ
TK Ghi Có
142
152
153
…
623
627
TK – NKCT Khác
Tổng
NKCT1
…
1. TK 154
2. TK 621
3. TK 622
4. TK 623
5. TK 623
6. TK 627
7. TK 642
….
Tổng A
8. TK 152
9. TK 153
10. TK 632
…
Tổng B
Tổng A& B
Phần 2 Chi phí sản xuất tính theo yếu tố
KM
Yếu tố chi phí sản xuất
Nội bộ
Tổng
NVL
NL
TL
BH,CĐ
KHTSCĐ
DVMN
CPK
Tổng
154
142
335
621
622
623
627
642
241
Tổng
Phần 3: Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất
KM
Số liệu chi tiết các khoản không tính vào chi phí sản xuất
VLTT
NC TT
SXC
CP TT
CP PT
CPSCL
Tổng
154
621
622
623
627
142
335
642
2413
Tổng
Ngày..tháng..năm
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
3.3.8 Giải pháp 9- Về sổ chi phí sản xuất
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hàng năm của Xí nghiệp là tương đối nhiều nên để thuận tiện cho việc xem xét chi phí phát sinh thì kế toán nên lập bảng kê số 4 cho từng đối tượng tức là từng công trình hay hạng mục công trình
Cách lập bảng phân bổ số 4
Căn cứ bảng phân bổ số 2 - Dòng ghi nợ TK 621. Cột ghi có TK 152, 153,
Căn cứ bảng phân bổ số 1 - Dòng ghi nợ TK 621. Cột ghi có TK 334, 338.
Căn cứ bảng phân bổ chi phí sản xuất chung - dòng ghi nợ TK 627, cột ghi có TK 152, 153, 334, 338 của các nhật ký chứng từ.
Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công – Dòng Nợ TK 623
Bảng 3.4 Trang 104
3.3.9 Giải pháp 10-Về bảng tính giá thành
Theo như bảng tính giá thành của Xí nghiệp hiện nay đã phản ánh tương đối đầy đủ nhứng thông tin cần thiết, tuy nhiên vẫn chưa thấy được số dư cuối kì của từng khoản mục chi phí. Để theo dõi thuận tiện hơn, theo em có thể lập lại bảng này như sau:
Bảng 3.5 Trang 105
Bảng kê số 4
Bảng tính giá thành
Kết luận
Trong xu thế hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng là bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm phục vụ lợi ích tối đa cho con người thì họ cũng mong muốn rằng họ sẽ thu đựơc một khoản lợi nhuận tương ứng. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần phải có những quyết định sản xuất một cách đúng đắn và hợp lí để có hiệu cao trong việc sử dụng vốn, tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nói đến đây chắc hẳn chúng ta đã thấy được vai trò to lớn của công tác hạch toán kế toán cũng như đối với công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Bởi vì qua đó, nhà quản lí nhận được thông tin về các khoản chi phí thực tế phát sinh đến việc sản xuất sản phẩm. Mặt khác sản phẩm xây lắp là sản phẩm mang đặc trưng riêng, có giá trị hàng nghìn tỷ đồng, sử dụng hàng chục, hàng trăm năm, một cơ sở hạ tầng vững chắc cho phát triển kinh tế. Tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất cần thiết và không ngừng hoàn thiện để làm tốt vai trò của mình đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp lại cần thiết hơn.
Xuất phát từ điều đó, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36 “ trong thời gian thực tập của mình.
Một đơn vị thành viên trực thuộc Công ty xây lắp hóa chất, Xí nghiệp xây lắp H36 đang ngày càng phát triển, từng bước xây dựng cho mình một vị thế trong ngành xây dựng. Hy vọng Xí nghiệp sẽ hưng thịnh mãi mãi.
Qua quá trình học tập và được nghiên cứu thực tế, em cảm thấy tầm hiểu biết của mình được mở rộng hơn và cũng hy vọng đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả công cuộc đổi mới của Xí nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành nhất tới thầy giáo Đặng Ngọc Hùng cùng với các cô chú phòng Tài vụ và các phòng ban khác trong Xí nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2005
Sinh viên
Phạm thị Khuyên
Tài liệu tham khảo
1. Sách: “Kế toán tài chính” - Trường ĐH Tài chính kế toán NXB Tài chính - Hà Nội -1997.
Tác giả Ngô Thế Chi - Nguyễn Đình Độ
2. Sách: “Hướng dẫn thực hành hạch toán kế toán, bài tập và lập báo
cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp”. NXB Tài chính - năm 2004
Tác giả: Tiến sĩ Phạm Huy Đoán
3. Sách: “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành”. NXB tài chính năm 2004
Tác giả: Đinh Quốc Khánh
4. Sách: “ Kế toán chi phí “ của NXB Thống kê năm 2002.
Tác giả: Thạc sĩ Huỳnh Lợi, Nguyễn Khắc Tâm,
Hiệu đính Tiến sĩ Võ Văn Nhị
5. Luật xây dựng. NXB Xây dựng 2004
Mục lục
Nội dung
Trang
Các kí hiệu viết tắt
Phần mở đầu
1
Chương1: Những vấn đề lí luận cơ bản về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
5
1.1 Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
5
1.1.1 Yêu cầu quản lí chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
5
1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
5
1.1.2.1 Vai trò
5
1.1.2.2 Nhiệm vụ
6
1.2 Chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
6
1.2.1 Chi phí sản xuất
6
1.2.1.1 Khái niệm
6
1.2.1.2 Bản chất và nội dung của chi phí sản xuất
7
1.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất
7
1.2.2 Giá thành sản phẩm
9
1.2.2.1 Khái niệm và bản chất của giá thành
9
1.2.2.2 Phân loại giá thành
9
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
10
1.3 Công tác kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp
11
1.3.1 Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp
11
1.3.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
11
1.3.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
12
1.3.4 Chứng từ và tài khoản sử dụng
13
1.3.5 Kế toán tập hợp hợp chi phí sản xuất
14
1.3.5.1 Kế toán tập hợp nguyên vật liệu trực tiếp
14
1.3.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
15
1.3.5.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
17
1.3.5.4 Kế toán chi phí sản xuất chung
19
1.3.5.5 Kế toán chi phí trả trước và chi phí phải trả
23
1.3.5.6 Kế toán thiệt hại trong sản xuất
31
1.3.5.7 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
31
1.4 Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp
32
1.4.1 Đối tượng tính giá thành trong kì
32
1.4.2 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
32
1.4.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
33
1.4.3.1 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn
34
1.4.3.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
34
1.4.3.3 Phương pháp tính giá thành theo giá định mức
35
1.4.4 Kế toán giá thành sản phẩm
36
1.5 Sổ kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
36
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Xí nghiệp xây lắp H36
41
2.1 Đặc điểm tình hình chung tại Xí nghiệp xây lắp H36
41
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp xây lắp H36
41
2.1.2 Đặc điểm tổ chức tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lí tại Xí nghiệp xây lắp H36
41
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xây lắp H36
41
2.1.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
43
2.1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ tại Xí nghiệp xây lắp H36
43
2.1.2.4 Đặc điểm tổ chức quản lí tại Xí nghiệp xây lắp H36
44
2.12.5 Đặc điểm công tác kế toán tại Xí nghiệp xây lắp H36
45
2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp H36
50
2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp xây lắp H36
50
2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Xí nghiệp
50
2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
50
2.2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại xí nghiệp xây lắp H36
51
2.2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
51
2.2.2 Công tác kế toán giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp H36
87
2.2.2.1 Công tác quản lí giá thành tại Xí nghiệp
87
2.2.2.2 Đối tượng tính giá thành tại Xí nghiệp
87
2.2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang tại Xí nghiệp
87
2.2.2.4 Phương pháp tính giá thành sản
88
2.2.2.5 Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp
88
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36
90
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36
90
3.2 Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36
91
3.2.1 Những ưu điểm
91
3.2.2 Những hạn chế
93
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây lắp H36
94
3.3.1 Giải pháp 1- Về công tác kế toán nói chung
94
3.3.2 Giải pháp 2- Công tác tập hợp chi phí
94
3.3.3 Giải pháp 3- Vấn đề tin học hóa trong kế toán
95
3.3.4 Giải pháp 4- Về việc sử dụng vật tư
95
3.3.5 Giải pháp 5 - Về việc sử dụng các chứng từ tiền lương
96
3.3.6 Giải pháp 6 - Về chi phí sử dụng máy thi công
98
3.3.7 Giải pháp 7- Về hạch toán chi phi sản xuất chung
98
3.3.8 Giải pháp 8- Về hình thức Nhật kí chứng từ
99
3.3.9 Giải pháp 9- Về sổ chi phí sản xuất
102
3.3.10 Giải pháp 10 - Về bảng tính giá thành
102
Kết luận
105
Tài liệu tham khảo
106
Các kí hiệu viết tắt
Kí hiệu
Diễn giải
Kí hiệu
Diễn giải
CP SCL
Chi phí sửa chữa lớn
TSCĐ
Tài sản cố định
DVMN
Dịch vụ mua ngoài
KHTSCĐ
Khấu hao tài sản cố định
CPK
Chi phí khác
NKCT
Nhật kí chứng từ
ĐVT
Đơn vị tính
NC TT
Nhân công trực tiếp
BHXH
Bảo hiểm xã hội
VLTT
Vật liệu trực tiếp
BHYT
Bảo hiểm y tế
NVL
Nguyên vật liệu
SL
Số lượng
NL
Nhiên liệu
GT
Giá trị
SD
Sử dụng
GVHB
Giá vốn hàng bán
GT TB
Giá thành toàn bộ
GT SX
Giá thành sản xuất
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của giáo viên phản biện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0957.doc