- Về phân bổ chi phí bán hàng
Với việc phân bổ chi phí bán hàng như đã đề cập ở trên sẽ làm cho chi phí bán hàng của một số thành phẩm tiêu thụ giảm xuống và một số khác lại tăng lên đẫn đến việc xác định kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng là không chính xác. Do vậy, công ty nên tập hợp, theo dõi từng khoản mục, chi phí bán hàng liên quan trực tiếp thành phẩm tiêu thụ trong kỳ, từ đó thấy được khoản nào phải phân bổ trực tiếp, khoản nào phải phân bổ chung cho các thành phẩm tiêu thụ. Theo đó kế toán lập bảng phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:
85 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở công ty DMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chép công nợ vào SCT, lập bảng kê CT công nợ.
* Kế toán đề tài : vào SCT kế toán theo dõi từng đề tài, quyết toán đề tài khi đã hoàn thành, theo dõi các chứng từ có liên quan.
* Kế toán XDCB : tham gia lập KH đầu tư XDCB, kiểm tra, giám sát công trình, lập báo cáo quyết toán VĐT khi công trình hoàn thành, kiểm tra quyết toán của bên B.
* Kế toán thuế: kiểm tra, theo dõi các loại thuế, kê khai nộp thuế, vào SCT TK 333,
* Kế toán quỹ: kiểm tra các chứng từ thu, chi tiền mặt, ngân phiếu; vào sổ quỹ thu chi tiền mặt, đóng chứng từ theo tháng,...
* Kế toán doanh thu, chi phí: viết và quản lý hoá đơn bán hàng theo dõi Invoice của hàng xuất khẩu, lập báo cáo doanh thu, theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tính toán, tập hợp chi phí sản xuất
*Kế toán liên doanh: quản lý tình hình sử dụng vốn của các liên doanh, theo dõi, ghi chép vào sổ KT các nguồn vốn góp liên doanh và lợi nhuận được chia từ liên doanh.
2_2_2. Hình thức tổ chức công tác kế toán
Tổ chức theo dõi hình thức bộ máy kế toán phân tán. Công việc kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh ở các chi nhánh các cơ sở sản xuất xa công ty sẽ do các bộ phận ở các chi nhánh, các cơ sở sản xuất đó thực hiện rồi định kỳ tổng hợp số liệu gửi lên phòng kế toán của công ty.
2_2_3. Hệ thống kế toán sử dụng
Hệ thống TKKT công ty áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141 TC – QĐ / CĐKT ngày 1/11/1995 của BTC, và sửa đổi theo TT89/2002/TT – BTC được ban hành ngày 9/10/2002 ban hành theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của BTC.
2_2_4. Hình thức kế toán
Kế toán công ty sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ .
Hệ thống sổ gồm:
*Chứng từ ghi sổ: lập trên cơ sở các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
*Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ : là sổ kế toán tổng hợp theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian
*Sổ cái : là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán
*Sổ ,thẻ kế toán chi tiết : là sổ dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán chưa phản ánh được
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chừng từ ghi sổ: sơ đồ 13
2_3. Kế toán thàmh phẩm ở công ty DMC
2_3_1. Thành phẩm và đặc điểm thành phẩm của công ty
Công ty DMC có hai sản phẩm cơ bản là Barite và Bentonite. Hai sản phẩm này chiếm trên 80%khối lượng các hoá phẩm dùng để pha chế các dung dịch khoan. Trong đó Barite là sản phẩm chính của Xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Yên Viên, còn Bentonite là sản phẩm chính của chi nhánh Vũng Tàu. Ngoài ra, công ty còn tự sản xuất và hợp tác sản xuất được trên 20 loại sản phẩm khác nhau phục vụ đắc lực cho việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí như: CaCO3, Fenspar, Dolomit, Thạch anh, Silica Flour, DMC Lub, CaCl2,
Do yêu cầu kỹ thuật nên thành phẩm của công ty tồn tại dưới dạng bột theo cỡ hạt nhất định, đảm bảo độ mịn và độ nhớt theo tiêu chuẩn và được đóng bao. Bao bì gồm hai lớp: lớp ngoài là bao polime và bên trong là bao nilon. Bao phải có chất lượng tốt và được chế tạo với đặc thù riêng giúp cho công tác bảo quản và vận chuyển được dễ dàng.
Hiện nay, các sản phẩm của công ty đã không ngừng được nâng cao chất lượng và đạt tiêu chuẩn API (tiêu chuẩn quốc tế). Các sản phẩm của công ty DMC luôn được đầu tư với hàm lượng chất xám cao, được kiểm tra chất lượng chặt chẽ và được rất nhiều khách hàng đón nhận như Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro, MI_Singapoer, Ministry of oil (IRAQ), MI_LLC Houston, Thương hiệu DMC đã phủ gần kín thị trường khu vực Châu á Thái Bình Dương và đang mở rộng sang thị trường Trung Đông và Bắc Mỹ.
Do sản phẩm của công ty được tiêu thụ với khối lượng lớn trên thị trường, khách hàng là những doanh nghiệp lớn cả ở trong và ngoài nước nên việc đảm bảo chất lượng thành phẩm là yếu tố rất quan trọng. Các thành phẩm của công ty sau khi được sản xuất xong, trước khi nhập kho luôn được phòng KCS kiểm tra chất lượng, đóng dấu bảo đảm mới được nhập kho. Thành phẩm nhập kho được thủ kho theo dõi chi tiết về mặt số lượng. Công ty có 3 kho chính nằm ở Xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Yên Viên, chi nhánh DMC phía nam và Xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Quảng Ngãi. Thành phẩm của công ty được kế toán thành phẩm theo dõi cả mặt số lượng và giá trị.
Như vậy, thành phẩm của công ty luôn được quản lý chặt chẽ , đảm bảo uy tín của thương hiệu DMC trên thị trường.
2_3_2. Đánh giá thành phẩm
Công ty DMC sử dụng phương pháp đánh giá thành phẩm theo trị giá thực tế để xác định trị giá thành phẩm nhập, xuất kho.
Đối với thành phẩm nhập kho
Tại công ty DMC, thành phẩm nhập kho từ nguồn duy nhất là tự sản xuất, chế biến. Do đó trị giá thành phẩm nhập kho được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế tính riêng cho từng loại thành phẩm. Cuối mỗi quý, kế toán giá thành tập hợp chi phí sản xuất và lập nên Bảng tính giá sản phẩm. Vì vậy, việc hạch toán tình hình Nhập_Xuất_Tồn thành phẩm hàng ngày công ty không phản ánh giá trị mà chỉ theo dõi về mặt số lượng. Cụ thể ta có bảng sau:
Biểu số 1: Bảng tính giá thành sản phẩm Barite
Quý IV/2002
Bao 1 tấn
Khoản mục
Tổng chi phí
Gía thành
đơn vị
Ghi chú (%)
A. Tổng chi phí sản xuất
I.Chi phí trực tiếp
1.Nguyên vật liệu chính
2.Vật liệu phụ
+ Vỏ bao 1 tấn
+ Phụ gia
3.Lương công nhân trực tiếp
+ trích quỹ lương
+ trích KPCĐ, BHXH, BHYT
II.Chi phí chung
+ Chi phí nhân viên quản lý
+ Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất
+ Xăng xe + vé cầu
+ Tiền điện
+ Tiền điện thoại
+ Khấu hao cơ bản TSCĐ
+ Sửa chữa máy móc thiết bị
+ Văn phòng phẩm
+ Chi phí khác
5 809 180 937
4 267 587 488
2 428 605 250
802 899 079
721 609 215
81 289 864
1 036 083 159
879 596 807
156 486 352
1 541 593 449
430 705 753
66 497 278
57 860 499
162 701 790
10 230 245
480 647 647
152 685 571
9 567 762
170 996 903
570 646
419 213
238 566
78 870
70 885
7 985
101 776
86 404
15 372
151 434
42 309
6 503
5 684
15 982
1 005
47 215
14 999
940
16 797
100
73,46
41,81
13,82
12,42
1,4
17,84
15,14
2,69
26,54
7,41
1,14
1,00
2,8
0,18
8,27
2,63
0,16
2,94
Trong kỳ, khi có thành phẩm nhập kho, thủ kho ghi số lượng thực tế thành phẩm nhập kho vào thẻ kho. Đến cuối kỳ, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và bảng tính giá thành sản phẩm mới xác định trị giá thực tế thành phẩm nhập kho theo từng lần nhập, trong đó:
Giá thực tế thành phẩm = Số lượng thành phẩm x Giá thành đơn vị
nhập kho nhập kho
Đối với thành phẩm xuất kho
Giá thực tế của thành phẩm xuất kho được công ty tính theo phương pháp bình quân gia quyền cho từng loại thành phẩm. Vào cuối kỳ kế toán, căn cứ vào phiếu xuất kho và đơn giá bình quân cho từng loại thành phẩm, kế toán sẽ tính được giá thực tế của thành phẩm xuất kho.
Trong đó:
Giá thực tế thành phẩm + Giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Đơn giá bình quân =
giá quyền số lượng thành phẩm + số lượng thành phẩm
tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Giá thực tế thành phẩm = Đơn giá bình quân x số lượng thành phẩm
xuất kho xuất kho
Tại công ty DMC , đơn giá bình quân được tính một lần theo quý.
2_3_3. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ
Đối với nghiệp vụ xuất, nhập kho thành phẩm, công ty có sử dụng các chứng từ như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Phiếu nhập kho
Được sử dụng khi thành phẩm có nhu cầu được nhập kho.
Phiếu nhập kho do bộ phận sản xuất lập làm 3 liên, trong đó
liên 1: lưu tại quyển
liên 2: thủ kho giữ
liên 3: bộ phận có thành phẩm nhập kho giữ
Trình tự luân chuyển: Căn cứ vào yêu cầu nhập kho thành phẩm bộ phận sản xuất lập phiếu nhập kho làm 3 liên. Chuyển liên 2 và liên 3 xuống thủ kho làm thủ tục nhập kho. Sau khi thành phẩm được nhập kho, thủ kho ghi số lượng thành phẩm thực nhập và ký vào 2 liên của phiếu nhập kho. Người nhập cũng ký vào 2 liên đó và giữ liên 3 của phiếu nhập kho. Liên 2 được thủ kho dùng làm căn cứ để ghi vào thẻ kho, sau đó được chuyển đến các bộ phận kế toán có liên quan. Sau cùng, chuyển liên 2 về cho thủ kho giữ.
Biểu số 2:
Đơn vị: Công ty DMC
Địa chỉ Phiếu nhập kho
Ngày 05/10/2002 Số: 81
Nợ: TK 155
Có: TK 154
Họ tên người nộp: Nguyễn Văn Thắng
Nhập tại kho: Yên Viên
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
đơn vị tính
Số lượng
đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
01
Barite API
Tấn
625
Cộng
625
Nhập, ngày 05 tháng 10 năm 2002
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
Phiếu xuất kho
Được sử dụng khi thành phẩm có yêu cầu được xuất kho.
Phiếu xuất kho được bộ phận bán hanhg lập thành 3 liên căn cứ vào nhu cầu xuất, trong đó:
liên 1: lưu tại quyển
liên 2: thủ kho giữ
liên 3: bộ phận nhận thành phẩm giữ
Trình tự luân chuyển: Căn cứ vào nhu cầu xuất kho thành phẩm, bộ phận bán hàng lập phiếu xuất kho làm 3 liên. Chuyển liên 2 và liên 3 xuống kho để làm thủ tục xuất kho thành phẩm. Thủ kho sau khi xuất kho thành phẩm thì ghi số lượng thực xuất và ký vào liên 2 và liên 3 của phiếu xuất kho. Người nhận thành phẩm giữ liên 3. Liên 2 được thủ kho giữ làm căn cứ ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển cho các bộ phận kế toán có liên quan. Cuối cùng liên 2 phiếu xuất kho được trả cho thủ kho giữ.
Biểu số 3:
Phiếu xuất kho
Ngày 22 tháng 10 năm 2002 Số: 29
Họ tên người nhận hàng: Phạm Hùng Cường địa chỉ (bộ phận):
Lý do xuất kho: xử lý
Xuất tại kho: Yên Viên
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm hàng hoá)
Mã số
đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
Barite API
Tấn
50
50
Cộng
50
50
Xuất, ngày 22 tháng 10 năm 2002
Bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
Hoá đơn giá trị gia tăng
Được sử dụng khi doanh nghiệp xuất bán thẳng thành phẩm cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Hoá đơn giá trị gia tăng được lập làm 3 liên, trong đó :
liên1: lưu ở bộ phận bán hàng
liên 2: giao cho khách hàng
liên 3: dùng trong thanh toán
Biểu số 4 Hoá đơn ( GTGT )
Liên 3 : Dùng thanh toán
Ngày 15 tháng 10 năm 2002
N0 : 94011
Đơn vị bán hàng : Công ty Dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí
Địa chỉ : Số 97 – Láng Hạ - Hà Nội Số TK :
Điện thoại :
Người mua hàng : Nguyễn Mạnh Thường
Đơn vị : Công ty TNHH Trường Thịnh
Địa chỉ : số 41- Nguyễn Trường Tộ – Hà Nội Số TK :
Hình thức thanh toán : Thanh toán chậm .
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Barite API
Tấn
500
952000
476000000
Cộng tiền hàng 476000000
Thuế suất thuế GTGT 5% Tiền thuế GTGT 23800000 Tổng cộng tiền hàng 499800000
Số tiền viết bằng chữ :
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Được sử dụng trong trường hợp công ty chuyển thành phẩm vào chi nhánh Vũng Tàu chờ tiêu thụ.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được lập làm 4 liên, trong đó:
liên 1: lưu tại quyển
liên 2: giao cho người vận chuyển
liên 3: kho Yên Viên giữ
liên 4: kho chi nhánh Vũng Tàu giữ
Biểu số 5
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Ngày 02 tháng 10 năm 2002
Họ và tên người vận chuyển: Đặng Hồng Toan
Phương tiện vận chuyển: tàu biển
Xuất tại kho : Yên Viên
Nhập tại kho: Chi nhánh phía nam _ Vũng Tàu
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm hàng hoá)
Mã số
đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
Barite API
Tấn
2000
2000
Cộng
2000
2000
Xuất, ngày 02 tháng 10 năm 2002 Nhập, ngày..tháng năm
Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập
2_3_4. Kế toán chi tiết thành phẩm
Kế toán chi tiết thành phẩm ở công ty DMC được tiến hành theo phương pháp thẻ song song.
Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo
phương pháp thẻ song song
Thẻ kho
Chứng từ nhập Chứng từ xuất
Sổ kế toán chi tiết
Bảng kê tổng hợp nhập _xuất _tồn thành phẩm
Ghi hàng ngày
Ghi cuối quý
Trong đó:
Tại kho:
Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng.
Mỗi loại thành phẩm được lập một thẻ kho tương ứng, đó là một hoặc một số tờ rời theo dõi từng loại thành phẩm theo từng quý.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm, thủ kho ghi vào thẻ kho có liên quan.Mỗi chứng từ được ghi trên một dòng theo cột tương ứng và ghi lần lượt theo trình tự thời gian.Vào cuối quý, thủ kho tiến hành cộng thẻ kho để xác định số lượng thành phẩm thực tế nhập, thực tế xuất kho trong kỳ, từ đó biết được số lượng thành phẩm tòn kho cuối kỳ. Đồng thời tiến hành kiểm kê thành phẩm tồn kho thực tế, néu hai số liệu khớp nhau thì mới hợp lý.
Trong đó:
Số thành phẩm = số thành phẩm + số thành phẩm – số thành phẩm
tồn kho cuối quý tồn kho đầu quý nhập kho trong quý xuất kho trong quý
Tại phòng kế toán
Sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm, kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ đó và ghi vào sổ chi tiết thành phẩm.
Sổ chi tiết thành phẩm được lập giống như thẻ kho nhưng khác là theo dõi thành phẩm ở cả 2 mặt chỉ tiêu: số lượng và giá trị. Tuy nhiên, do đặc điểm là tại công ty DMC, giá thành sản xuất của thành phẩm được tính theo quý nên Sổ chi tiết thành phẩm cũng chỉ theo dõi về mặt số lượng.
Mỗi loại thành phẩm được mở một hay một số tờ Sổ chi tiết để theo dõi từng nghiệp vụ nhập, xuất kho.Vì thành phẩm của công ty DMC thực chất là một loại vật tư phục vụ cho khai thác dầu khí nên Sổ chi tiết thành phẩm chính là sổ chi tiết vật tư mà công ty sử dụng dể hạch toán chi tiết .
Trong đó:
+ số liệu dòng tồn đầu kỳ : lấy số liệu của dòng tồn cuối kỳ của quý trước chuyển sang.
+ căn cứ ghi vào các cột tương tự như với thẻ kho.
Biểu số 7: sổ chi tiết thành phẩm
Cuối mỗi quý, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết thành phẩm, bảng tính giá thành và đơn giá bình quân thành phẩm xuất kho của từng loại thành phẩm để lập bảng cân đối nhập_ xuất_ tồn kho thành phẩm trên cả hai chỉ tiêu: số lượng và giá trị.
Biểu số 8: Bảng tổng hợp nhập_xuất_tồn thành phẩm
Tất cả công tác kế toán chi tiết thành phẩm chỉ được thực hiện tại các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nội bộ của công ty DMC, đó là tại Xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Yên Viên, chi nhánh DMC _ Vũng Tàu và xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Quảng Ngãi
2_3_5. Kế toán tổng hợp thành phẩm và giá vốn hàng bán
Công ty DMC là một doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với khối lượng lớn, các nghiệp vụ nhập, xuất kho thành phẩm diễn ra thường xuyên trong kỳ. Vì vậy, để quản lý thành phẩm một cách tốt nhất, công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán tổng hợp thành phẩm.
Kế toán tổng hợp thành phẩm và giá vốn hàng bán của công ty sử dụng các TK : - TK 155 “thành phẩm”
TK 157 “hàng gửi bán”
TK 136 “phải thu nội bộ”
TK 632 “gía vốn hàng bán ”
Một đặc điểm riêng có về kế toán thành phẩm của công ty là các đơn vị thành viên theo dõi tất cả các nghiệp vụ chi tiết liên quan đến nhập, xuất, tồn thành phẩm, đến cuối kỳ sẽ báo về công ty thông qua TK 136 trên phòng kế toán của công ty. TK 136 của công ty có 3 TK cấp 2, gồm:
+ TK 1361: phải thu nội bộ _ XNHPDK Yên Viên
+ TK 1362: phải thu nội bộ _ Chi nhánh DMC phía nam
+ TK 1363: phải thu nội bộ _ XNHPDK Quảng Ngãi
Như vậy, có nghĩa là văn phòng công ty chỉ theo dõi số tổng hợp về thành phẩm còn các đơn vị thành viên theo dõi chi tiết. Cụ thể được biểu hiện như sau:
- Đối với thành phẩm nhập kho: Chỉ hạch toán tại các đơn vị sản xuất.
Khi có thành phẩm nhập kho thì kế toán đơn vị sản xuất sẽ ghi sổ kế toán theo định khoản :
Nợ TK 155
Có TK 154
Và ghi vào bảng kê chi tiết nhập thành phẩm.
- Đối với thành phẩm xuất kho
+ Nếu xuất kho thành phẩm để bán trực tiếp:
~ Tại đơn vị sản xuất: kế toán sẽ định khoản
Nợ TK 336
Có TK 155
~ Tại công ty: kế toán sẽ định khoản
\ nếu bán trực tiếp cho khách hàng
Nợ TK 632
Có TK 136
\ nếu gửi bán
Nợ TK 157
Có TK 136
Khi phát sinh thành phẩm nhập, xuất kho, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng, đến cuối kỳ kế toán mới phản ánh những nghiệp vụ này về mặt giá trị.
- Đối với số thành phẩm tồn kho: thì công ty chuyển trả số dư đầu kỳ và nhận số dư cuối kỳ thông qua TK 136 tại văn phòng công ty
Trong khuôn khổ luận văn này chỉ trình bày cụ thể việc theo dõi kế toán thành phẩm tại văn phòng công ty
Cụ thể là: + đầu kỳ kế toán công ty chuyển trả số dư TK 155 cho các đơn vị sản xuất và ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 136
Có TK 155
Và lập chứng từ ghi sổ
VD:
Biểu số 9:
Chứng từ ghi sổ
Số: 8
Ngàythángnăm
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Chuyển trả số dư đầu quý IV/2002
136
154
155
157
14 427 069 261
1 313 284
8 953 563 868
5 472 192 109
Kèm theo chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
+ Cuối kỳ công ty sẽ nhận lại số dư TK 155 từ các đơn vị sản xuất :
Nợ TK 155
Có TK 136
Và lập chứng từ ghi sổ
VD:
Biểu số 10: Chứng từ ghi sổ
Số: 13
Ngàythángnăm
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Thu số dư nội bộ quý IV/2002
154
155
157
136
101 999 148 948
345 726
12 078 145 229
554 244 244
Kèm theo chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, căn cứ vào các chứng từ ghi sổ có liên quan, kế toán lập Sổ cái
TK 155
Biểu số 11: Sổ cái TK 155
Quý IV/2002
CTGS
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
8
13
Chuyển trả số dư đầu kỳ
Thu số dư cuối kỳ
Phát sinh quý
Luỹ kế phát sinh
Số dư ngày 31/12/2002
136
136
12 078 145 229
12 078 145 229
34 568 257 858
12 078 145 229
8 953 563 868
8 953 563 868
25 803 412 264
Khác với thành phẩm, hàng gửi bán được công ty theo dõi chi tiết thông qua TK 157 được mở tại phòng kế toán của công ty.
Khi có chứng từ liên quan đến việc gửi hàng đi bán, kế toán các đơn vị sản xuất tập hợp, đến cuối quý gửi cho kế toán cơ quan công ty. Khi đó kế toán cơ quan công ty sẽ lập bảng kê chi tiết Nợ TK 157. Bảng này được lập theo quý nhằm theo dõi chi tiết tình hình phát sinh hàng gửi bán trong kỳ của doanh nghiệp.
Biểu số 12 Bảng kê chi tiết Nợ TK 157
Quý IV/2002
Chứng từ
Nội dung
TK
Đối ứng
Tổng số tiền
Số
Ngày
26393
26402
02/10
24/10
YV xuất 2000T Barite (NĐ 15)
YV xuất 1000T Barite (NĐ 16)
.
Cộng
1361
1361
1 134 196 000
567 098 000
6 421 570 860
Còn khi hàng gửi bán được tiêu thụ hoặc trả lại công ty thì kế toán tập hợp các chứng từ liên quan, và vào Bảng kê chi tiết có TK 157. Bảng này cũng được lập theo quý tương tự như đối với Bảng kê chi tiết Nợ TK 157
Cuối quý, căn cứ bảng kê chi tiết Nợ TK 157, bảng kê chi tiết Có TK 157 kế toán lập các chứng từ ghi sổ. Từ các chứng từ ghi sổ này lập Sổ cái TK 157
Biểu số 13:
Sổ cái TK 157
Quý IV/2002
CTGS
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
8
10
11
21
Số dư 1/10/2002
Chuyển trả số dư dầu kỳ
Thanh toán nội bộ
Phải thu nội bộ
Tiêu thụ hàng gửi bán
PS quý
Số dư 31/12/2002
136
136
136
331
632
5 472 192 100
5 489 656 480
6 421 570 860
7 553 455 700
360 522 270
30 384 130
16 091 910
3 933 308 940
4 340 307 260
* Kế toán giá vốn hàng bán
Tại công ty DMC, giá vốn hàng bán được xác định thực chất là gía trị thực tế của thành phẩm xuất bán trong kỳ. Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị thành phẩm xuất kho.
Trong kỳ, khi thành phẩm hay hàng gửi bán của công ty được ghi nhận là đã tiêu thụ thì kế toán lập các chứng từ có liên quan
Đến cuối quý, căn cứ vào các chứng từ này và đơn giá bình quân thành phẩm xuất kho, kế toán cơ quan công ty lập Bảng kê chi tiết Nợ TK 632. Sau khi lập xong lấy làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ, từ đó lập Sổ cái TK 632.
Khác với Bảng kê chi tiết Nợ TK 632 là để theo dõi giá vốn của tất cả các loại thành phẩm được tiêu thụ trực tiếp hay thành phẩm gửi bán được ghi nhận đã tiêu thụ, cuối quý để theo dõi giá vốn hàng bán của từng mặt hàng kế toán công ty căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan đã tập hợp trong kỳ mở Sổ chi tiết TK 632 theo từng đối tượng.
Biểu số 14
: Sổ chi tiết TK 632
Quý IV/2002
Sản phẩm: Barite API
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
23221
94011
94037
39
07/10
15/10
21/10
CTGS
CNVT bán cho MI_VN
Xuất bán cho cty TNHH Trường Thịnh
Xuất bán cho MI-Singapore
k/c GVHB quý IV/2002
157
1361
1361
911
330618134
283549000
850647000
5245656500
Cộng PS quý IV/2002
5245656500
5245656500
Biểu số 15:
Bảng kê chi tiết Nợ TK 632
Quý IV/2002
Chứng từ
Nội dung
TK
Đối ứng
Tổng số tiền
Số
Ngày
23221
94011
07/10
15/10
CNVT bán Barite cho MI-VN
.
Bán Barite cho cty TNHH Trường Thịnh
Cộng
157
1361
330618134
283549000
7 117 978 125
Biểu số 16:
Sổ cái TK 632
Quý IV/2002
CTGS
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
10
15
21
39
Thanh toán nội bộ
Thanh toán các khoản phải thu khác
Tiêu thụ hàng gửi bán
K/c chi phí chờ tiêu thụ
Phát sinh quý
136
138
157
911
3180744535
3924650
3933308940
7117978125
7117978125
7117978125
2_4. Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở công ty DMC
2_4_1. Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm ở công ty DMC
Xuất phát từ đặc điểm của hệ thống tổ chức kinh doanh của công ty và đặc trưng của nghành khoan, thăm dò dầu khí ở Việt Nam cũng như đặc điểm địa lý lãnh thổ nước ta đã tạo cho công ty DMC đặc trưng : sản xuất chủ yếu ở miền Bắc (do nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tập trung ở đây) trong khi lại tiêu thụ chủ yếu ở miền Nam. Đồng thời do có sự chủ động trong việc mở rộng thị trường, có kế hoạch sản xuất hợp lý đã tạo đIều kiện rất lớn cho công tác tiêu thụ thành phẩm của công ty.Do vậy,công tác tiêu thụ thành phẩm của công ty có một số đặc điểm nổi bật sau:
- Thành phẩm của công ty chủ yếu được sản xuất tại miền Bắc (như Barite, Cacl2, CaCO3,) nhưng được tiêu thụ chủ yếu ở phía Nam thông qua chi nhánh Vũng Tàu. Thành phẩm thường được xuất kho ở Yên Viên và gửi vào Nam chờ tiêu thụ. Tại đây, chi nhánh Vũng Tàu theo dõi về mặt số lượng. Khi có nghiệp vụ tiêu thụ diễn ra thì chi nhánh viết hoá đơn giá trị gia tăng, tổ chức giao hàng cho khách hàng đồng thời thông báo số lượng thành phẩm tiêu thụ về công ty để công ty hạch toán giá vốn hàng bán và ghi nhận doanh thu. Cuối kỳ, chi nhánh sẽ chuyển trả về công ty doanh thu, thuế giá trị gia tăng,
- Công ty thường tiêu thụ thành phẩm với khối lượng lớn, khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng thường xuyên. Do đó, sau khi đã ký hợp đồng tiêu thụ thành phẩm, công ty thường giao hàng theo thời gian và yêu cầu của khách hàng, mỗi lần giao hàng sẽ lập hoá đơn giá trị gia tăng có chữ ký của khách hàng và ghi nhận doanh thu.
- Thị trường tiêu thụ của công ty rất lớn, cả ở trong và ngoài nước. Công ty có quan hệ mua bán với hơn 15 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Do đó thành phẩm của công ty khi tiêu thụ phải chịu một chi phí bán hàng rất lớn.
- Để khuyến khích khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, công ty thực hiện chính sách trích doanh thu thưởng cho khách hàng 1% doanh thu, khoản này công ty hạch toán váo chi phí bán hàng.
2_4_2. Quản lý tiêu thụ thành phẩm ở công ty DMC
Tiêu thụ thành phẩm là một khâu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty DMC. Do đó, vấn đề quản lý tiêu thụ thành phẩm luôn được chú trọng với một số đặc điểm sau:
- Quá trình tiêu thụ thành phẩm luôn được quả lý rất chặt chẽ từ việc kí kết hợp đồng tiêu thụ thành phẩm, giao hàng cho khách hàng đúng thời gian và địa điểm, tính thuế và các khoản phảI nộp cho Nhà nược đúng quy định.
- Đảm bảo chữ tín trong tiêu thụ thành phẩm bằng việc thực hiện các nguyên tắc: + Khối lượng thành phẩm xuất bán: được giám sát từ khâu xuất kho thành phẩm : thực hiện xuất kho thành phẩm, hạch toán chi tiết nghiệp vụ xuất kho thành phẩm; kế táon phảI nắm rõ tình hình nhập, xuất, tồn kho của tưng loại thành phẩm để có cơ sở ký kết hợp đồng, bảo đảm cung cấp đủ khối lượng thành phẩm cho khách hàng theo yêu cầu.
+ Chất lượng thành phẩm xuất bán: được đảm bảo từ khi nhập kho thành phẩm. Trước khi được nhập kho, thành phẩm phải được phòng KCS kiểm tra, xác nhận đủ phẩm chất, quy cách. Công ty cũng xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại để bảo quản thành phẩm một cách tốt nhất.
+ Gía bán: công ty sử dụng giá bán động gắn liền với sự biến động của thị trường. Chính sách giá mềm dẻo này giúp công ty tăng được sức cạnh tranh trên thi trường trong và ngoài nước.
2_4_3. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm
Xuất phát từ đặc điểm tiêu thụ thành phẩm của công ty đã nêu ở trên, công ty DMC áp dụng 3 phương thức tiêu thụ thành phẩm sau:
- Bán hàng theo phương thức thu tiền trực tiếp: theo phương thức này thì công ty giao hàng cho khách hàng và thanh toán luôn với khách hàng bằng tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản. Như vậy, khi xuất giao hàng thì công ty sẽ viết hoá đơn giá trị gia tăng, hạch toán luôn giá vốn hàng bán và ghi nhận doanh thu, đồng thời tiến hành thu tiền bán hàng.
- Bán hàng theo phương thức bán chịu: đối với các khách hàng quen, có uy tín và mua với khối lượng lớn, hay kí kết hợp đồng lâu dài thì công ty có chính sách khuyến khích là cho họ trả chậm tiền hàng trong một thời gian nhất định.
- Bán hàng thông qua chi nhánh Vũng Tàu: theo phương thức này công ty gửi hàng vào chi nhánh Vũng Tàu chờ tiêu thụ. Khi nghiệp vụ tiêu thụ diễn ra, chi nhánh báo về thì lúc đó công ty mới hạch toán giá vốn và doanh thu.
2_4_4. Kế toán doanh thu bán hàng
Doanh thu tiêu thụ thành phẩm của công ty được ghi nhận khi thành phẩm tiêu thụ được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Do vậy:
Đối với phương thức bán hàng thu tiền trực tiếp: doanh thu được ghi nhận ngay khi hoá đơn giá trị gia tăng được lập, khách hàng thanh toán.
Đối với phương thức bán chịu: doanh thu được ghi nhận khi khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng.
Đối với phương thức gửi hàng qua chi nhánh Vũng Tàu: doanh thu chỉ được ghi nhận khi chi nhánh báo về là hàng đã được tiêu thụ.
Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm của công ty có thể phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, đó là:
Chiết khấu thương mại
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
Thuế xuất khẩu
Công ty sử dụng TK 511 để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng thành phẩm đã xác định là được tiêu thụ trong kỳ.
Trong kỳ, khi có thành phẩm được xác định là tiêu thụ thì kế toán công ty ghi sổ theo định khoản:
Đối với thành phẩm công ty trực tiếp bán :
+ Ghi nhận GVHB vào cuối quý: Nợ TK 632
Có TK 136
+ Ghi nhận doanh thu khi phát sinh Nợ TK 111,112,131
Có TK 511
Có TK 3331
Đối với thành phẩm công ty gửi bán
+ Ghi nhận GVHB vào cuối quý: Nợ TK 632
Có TK 157
+ Ghi nhận doanh thu khi phát sinh
Nợ TK 136 (nếu chi nhánh thu hộ)
Nợ TK 111,112,131 (nếu công ty trực tiếp thu)
Có TK 511
Có TK 3331
Đối với việc xuất khẩu thành phẩm, công ty có sử dụng tỉ giá ngoại tệ thực tế bình quân do liên ngân hàng công bố và TK 413 để điều chỉnh chênh lệch tỉ giá khi phát sinh
Để có thể nắm vững được lượng thành phẩm bán ra và theo dõi được các khoản doanh thu một cách chính xác, cụ thể nhất, kế toán công ty mở một số sổ kế toán sau:
* Sổ chi tiết bán hàng
Được mở để theo dõi toàn bộ các hoạt động xuất bán thành phẩm của công ty và tình hình thanh toán số lượng thành phẩm đó của từng khách hàng với cả hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ nội địa.
Mỗi một loại thành phẩm được mở một sổ chi tiết bán hàng. Sổ này được mở theo năm. Tuy nhiên tiến hành cộng sổ vào cuối mỗi quý nhằm theo dõi tiện lợi và cụ thể doanh thu từng quý của công ty.
Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng của công ty và các chứng từ liên quan đến tiêu thụ thành phẩm do chi nhánh tiêu thụ hộ chuyển ra kế toán sẽ phản ánh vào sổ chi tiết bán hàng.
Biểu số 17:
Sổ chi tiết bán hàng
Quý IV/2002
* Bảng kê doanh thu các loại thành phẩm:
Nhằm mục đích theo dõi được một cách tổng quát nhất tình hình tiêu thụ các loại thành phẩm trong quý, kế toán căn cứ vào các dòng tổng cộng của các sổ chi tiết bán hàng của từng loại thành phẩm để lập bảng kê doanh thu các loại thành phẩm.
Biểu số 18
Bảng kê doanh thu các loại thành phẩm
Quý IV/2002
STT
Tên thành phẩm
SL
ĐG
DT
VAT
Khoản giảm trừ
1
2
3
4
Barite API
CaCl2
CaCO3
Safecarb
.
9250
77,5
108
57
9 829 436 440
311 550 084
141 891 882
86 907 290
400 911 966
15 577540
70 94 954
4 345 365
Cộng
13 074 514 350
841 353 768
* Sổ chi tiết TK 131
Để theo dõi tình hình thanh toán của các khách hàng trả chậm, căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng và các chứng từ thanh toán, kế toán mở sổ chi tiết TK 131 “phải thu của khách hàng” theo từng đối tượng khách hàng cụ thể.
Sổ này được mở theo quý.
Biểu số 19
Sổ chi tiết TK 131
Quý IV/2002
Tên khách hàng: Vietsoptro
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
94003
94099
03/10
20/10
19/11
Số dư ngày 1/10/2002
Mua Barite
Trả tiền gửi ngân hàng
Mua Barite
.
511
3331
112
511
3331
181235700
476000000
23800000
474775200
23728625
2500000
Cộng phát sinh
Số dư ngày 31/12/2002
1753262300
1368798000
565700000
* Bảng theo dõi thanh toán với người mua
Được lập để theo dõi khái quát nhất tình hình thanh toán với các khách hàng của doanh nghiệp trong quý.
Bảng này được lập theo quý, mỗi khách hàng được ghi trên một dòng và số liệu được lấy từ dòng cộng phát sinh và số dư đầu quý, cuối quý trong sổ chi tiết TK 131 đối với từng khách hàng.
* Sổ cái TK 511
Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ có liên quan đến TK 511 kế toán tổng hợp sẽ phản ánh vào Sổ cái TK 511.
Sổ này được mở theo quý. Mỗi một chứng từ được ghi vào một dòng tương ứng trên sổ cái .
Biểu số 21
Chứng từ ghi sổ
Số: 5
Ngàythángnăm
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Phải thu của người mua quý IV/2002
131
511
5 925 797 400
Kèm theo chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Biểu số 21
Sổ cái TK 511
Quý IV/2002
CTGS
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
5
11
37
Phải thu của người mua
Phải thu nội bộ
Kết chuyển doanh thu và thu nhập khác
PS quý
Luỹ kế phát sinh
131
136
911
13074514350
13074514350
5925797400
7148716950
13074514350
2_4_5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Tại công ty DMC quý IV/2002 không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu
2_4_6. Kế toán thuế GTGT
Từ khi luật thuế GTGT do Chính phủ ban hành và bắt đầu có hiệu lực vào 01/01/1999, Công ty DMC đã tổ chức cho cán bộ kế toán của Công ty nghiên cứu, tập huấn tìm hiểu kỹ về thuế GTGT. Công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong quá trình hạch toán, kế toán, Công ty sử dụng các mẫu hoá đơn chứng từ, bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng bán ra, bảng kê hoá đơn chứng từ hàng mua vào.
Thuế GTGT đầu ra được theo dõi trên bảng Hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra. Cuối tháng cộng dồn lấy số tổng cộng ở chỉ tiêu thuế GTGT
Thuế GTGT đầu vào được theo dõi trên bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào. Cuối tháng cộng dồn lấy số tổng cộng ở chỉ tiêu thuế GTGT đầu vào.
Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ được xác định bằng công thức:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Việc nộp thuế GTGT của công ty theo định kỳ hàng tháng. Công ty tiến hành kê khai vào tờ thuế GTGT và nộp kèm theo Hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra. Thuế suất thuế GTGT các mặt hàng hoá chất của công ty là 5%.
Thực chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu do người tiêu dùng hàng hoá dịch vụ chịu và không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuế GTGT lại có mối quan hệ mật thiết với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và việc hạch toán thuế GTGT là nhiệm vụ của kế toán. Thuế GTGT đầu ra được xác định theo công thức:
Thuế GTGT đầu ra = Doanh số bán chưa có thuế x Thuế suất thuế GTGT
Biểu số 23:
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra
Quý IV/2002
Biểu số 24:
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào
Quý IV/2002
2_4_7. Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng của doanh nghiệp bao gồm:
Chi phí bốc xếp đóng hàng
Chi phí xuất vật tư, nguyên liệu
Chi phí thuê kho, khấu hao TSCĐ
Chi phí hải quan
Các chi phí khác
Hàng ngày, khi có các chứng từ liên quan đến chi phí bán hàng, kế toán tập hợp và phân loại các chứng từ đó theo khoản mục chi phí. Kế toán căn cứ vào các chứng từ đã được phân loại đó để lập bảng Bảng kê chi phí tiêu thụ . Bảng này được lập theo quý và tất cả các chi phí bán hàng phát sinh.
Biểu số 25
Bảng kê chi phí tiêu thụ quý IV/ 2002
Cuối kỳ, căn cứ vào các chứng từ ghi sổ có liên quan, kế toán vào phản ánh vào sổ cái TK 641.
Biểu số 26:
Chứng từ ghi sổ
Số: 4
Ngàythángnăm
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Chi TGNH quý IV/2002
641
112
1065607500
Kèm theo chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Biểu số 27
Sổ cái TK 641
Quý IV/2002
CTGS
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
4
10
18
28
39
Chi TGNH
Thanh toán nội bộ
Chi phí chờ phân bổ
Phải trả cho người bán
K/c chi phí chờ tiêu thụ
Phát sinh quý
112
136
142
331
911
465607500
722378800
921394400
2109380700
137027700
1972353000
2109380700
2_4_8. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty DMC gồm các chi phí:
chi phí nhân viên quản lý (TK 6421)
chi phí vật liệu quản lý (TK 6422)
chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6423)
chi phí đồ dùng văn phòng (TK 6424)
chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6425)
thuế, phí và lệ phí (TK 6427)
chi phí bằng tiền khác (TK 6428)
phân bổ chi phí ISO (TK 6429)
Chi phí quản lý doanh nghiệp sau khi phát sinh sẽ được kế toán tập hợp và phân loại theo từng khoản mục chi phí. Tương ứng với nó là các TK 642 cấp 2.
Hàng ngày khi có các chứng từ liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 642, chi tiết theo từng TK cấp 2. Mỗi TK cấp 2 được mở một sổ chi tiết theo quý. Sổ này có tác dụng theo dõi được một cách cụ thể tình hình phát sinh chi phí quản lý trong doanh nghiệp.
Cuối mỗi quý, kế toán tập hợp các chứng từ ghi sổ có liên quan để lập Sổ cái TK642
Biểu số 28:
Chứng từ ghi sổ
Số: 2
Ngàythángnăm
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Chi quỹ tiền mặt quý IV/2002
642
111
630 180 900
Kèm theo chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Biểu số 29:
Sổ cái TK 642
Quý IV/2002
CTGS
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
1
2
28
29
33
38
Thu quỹ tiền mặt
Chi quỹ tiền mặt
Phải trả người bán
Nghĩa vụ với NSNN
Các khoản phải trả khác
K/c chi phí chờ tiêu thụ
Phát sinh quý
111
111
331
333
338
911
630180900
27626400
-1307000
2043274201
1035100
634100
1933289000
2043274201
Trong kỳ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho hàng bán ra theo tiêu thức giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng cho từng loại thành phẩm tiêu thụ
Tổng chi phí bán hàng
x
Giá vốn của từng loại thành phẩm tiêu thụ
=
Tổng GVHB
Giá vốn của từng loại thành phẩm tiêu thụ
Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng loại thành phẩm tiêu thụ
=
x
Tổng GVHB
Và được kế toán phản ánh vào Bảng phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
2_4_9. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Trong kinh doanh có lẽ điều mà không chỉ công ty DMC quan tâm mà toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh trên thị trường quan tâm là kết quả hoạt động kinh doanh vì chính kết quả này quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Khi nói đến kết quả hoạt động kinh doanh người ta thường nghĩ đến kết quả của tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên dối với một doanh nghiệp sản xuất như công ty DMC thì kết quả tiêu thụ thành phẩm bao giờ cũng được chú trọng hàng đầu.
Để kế toán việc xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm, công ty sử dụng TK 911 , đồng thời sử dụng các sổ có liên quan.
Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ có liên quan, cuối kỳ kế toán công ty lập sổ cái TK 911
Biểu số 30
Sổ cái TK911
Quý IV/2002
CTGS
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
37
38
39
K/c doanh thu và thu nhập khác
K/c chi phí QLDN
K/c các chi phí và lãi
Phát sinh quý
511
642
632
641
1933289000
7117978125
1972353000
13338931700
13074514350
13338931700
Sổ cái TK 911 là sổ tổng hợp phản ánh một cách khái quát nhất kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ. Tuy nhiên, nếu muốn theo dõi kết qủa tiêu thụ của từng loại thành phẩm thì vào cuối quý công ty lập Bảng xác định kết qủa tiêu thụ thành phẩm . Sổ này được lập theo quý, mỗi loại thành phẩm được phản ánh trên một dòng.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở công ty DMC
3_1. Nhận xét về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở công ty DMC
3_1_1. Nhận xét chung
Sau 13 năm kể từ khi thành lập, công ty DMC đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng về mọi mặt trong quản lý nói chung cũng như trong công tác kế toán nói riêng. Sự lớn mạnh của công ty không chỉ thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại mà còn thể hiện ở trình độ quản lý từng bước đang được hoàn thiện và nâng cao. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong công ty, tập thể cán bộ phòng Tài chính _ Kế toán không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình trở thành công cụ đắc lực trong công tác hạch toán của công ty.
Phòng Tài chính _ Kế toán của công ty với biên chế là 12 người, việc tổ chức công tác kế toán được chuyên môn hoá , khoa học và hợp lý. Bên cạnh đó , công ty đang từng bước đưa máy tính vào việc hạch toán, giảm nhẹ khối lượng công việc và nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Đồng thời, phòng Tài chính _ Kế toán luôn có sự liên hệ chặt chẽ với các phòng ban, bộ phận khác để đảm bảo quản lý chính xác các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong công ty. Với cách bố trí công việc như hiện nay, công tác kế toán của công ty đã đi vào nề nếp và hiệu quả.
Góp phần làm nên vị trí quan trọng của phong Tài chính _ Kế toán hôm nay phải kể đến bộ phận kế toán thành phẩm , tiêu thụ thành phẩm . Bộ phận kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm đã phản ánh và giám đốc chặt chẽ, toàn diện tài sản, tiền vốn của công ty, cung cấp thông tin một cách chính xác và kịp thời, phục vụ tốt cho công tác quản lý, phân tích, lập kế hoạch và công tác lãnh đạo.
Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác quản lý và hạch toán thành phẩm , tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm vẫn còn một số thiếu sót, hạn chế nhất định ở một số khâu, một số việc chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của công ty cần được xem xét và hoàn thiện.
3_1_2. Những mặt tích cực và những điều còn tồn tại
* Những mặt tích cực:
Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết qủa tiêu thụ thành phẩm tại công ty được dựa trên căn cứ khoa học, dựa trên đặc điểm tình hình thực tế của công ty và vận dụng sáng tạo chế độ tài chính hiện hành. Cụ thể:
Về áp dụng các văn bản pháp luật:
Khi các văn bản pháp luật mới liên quan đến công tác kế toán được ban hành, kế toán của công ty đã có sự điều chỉnh để phù hợp với chế độ mới. Ví dụ như Thông tư 89/2002/TT-BTC được ban hành ngày 9/10/2002 thì ngay trong quý IV/2002 đã đưa vào áp dụng.
Về chứng từ kế toán sử dụng:
Các chứng từ kế toán sử dụng trong quá trình hạch toán đều phù hợp với nội dung kinh tế phát sinh . Chứng từ sử dụng đúng mẫu của Bộ tài chính , có đầy đủ các yếu tố cần thiết . Chứng từ được phân loại , hệ thống rõ ràng nên thuận tiện cho việc đối chiếu , kiểm tra . Việc luân chuyển chứng từ được tiến hành một cách nhanh chóng, kịp thời.
Về kế toán thành phẩm :
Công ty đã chấp hành tốt chế độ quản lý về kế toán thành phẩm. Hệ thống kho hàng được bố trí một cách khoa học và hợp lý, đảm bảo quản lý theo từng thứ , từng loại thành phẩm, thuận tiện cho việc nhập - xuất thành phẩm hàng ngày theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị và được quản lý đầy đủ trên các sổ kế toán. Đồng thời, công tác quản lý thành phẩm cũng được đánh giá cao qua việc xác định đúng đắn, rõ ràng nội quy, quy chế trách nhiệm của các bên (bảo vệ, phòng KCS, thủ kho, kế toán), đảm bảo quản lý thành phẩm một cách chặt chẽ, tránh được nhầm lẫn và hao hụt.
Về kế toán tiêu thụ thành phẩm:
Trên cơ sở đặc điểm của thành phẩm và quá trình tiêu thụ thành phẩm tại công ty, kế toán tiêu thụ thành phẩm đã vận dụng linh hoạt lý luận vào thực tiễn để đưa ra hệ thống sổ sách ghi chép, phản ánh quá trình tiêu thụ thành phẩm và xác định chính xác doanh thu hàng quý. Kế toán tiêu thụ thành phẩm, bên cạnh việc cung cấp các thông tin cho các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, ngân hàng, còn cung cấp đầy đủ thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp, giúp ban giám đốc doanh nghiệp có những quyết định về hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và chiến lược nắm bắt thị trường kịp thời, đúng đắn và hiệu quả.
Bên cạnh đó, công tác quản lý bán hàng , theo dõi công nợ tới từng khách hàng cũng được tiến hành đều đặn gắn với thực tế công ty. Với khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ là rất lớn, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm cũng rất nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt khối lượng công việc như hiện nay.
Về công tác kiểm tra kế toán:
Trong Nghị định 59 của Chính phủ có quy định: “Doanh nghiệp Nhà nước phải thường xuyên kiểm toán nội bộ doanh nghiệp để xác định đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các khoản chi đúng quy định của Nhà nước làm căn cứ lập báo cáo tài chính được chính xác. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán và có xác nhận đã được kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập”. Đây là quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN quy định về tổ chức công tác kiểm toán nội bộ. Quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/1997 và đến nay công ty cũng đã thành lập được bộ phận kiểm toán nội bộ trực tiếp chịu sự lãnh đạo của giám đốc công ty.
* Những vấn đề còn tồn tại
Về việc vi tính hoá công tác kế toán
Là một doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất kinh doanh nhiều loại mặt hàng, mỗi kỳ tại công ty DMC phát sinh rất nhiều nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên đến nay công ty vẫn chưa sử dụng bất cứ một loại phần mềm kế toán nào. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới công suất và hiệu quả làm việc của các nhân viên kế toán.
Về phương thức thanh toán:
Khách hàng của công ty hầu hết là các khách hàng lớn, có uy tín trên thị trường. Vì thế công ty thường cho khách hàng trả chậm tiền hàng trong vòng từ 15 đến 20 ngày. Số khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt là rất ít. Mặc dù việc đẩy mạnh bán hàng, tiêu thụ được nhiều mặt hàng là đúng đắn song công ty nên chú trọng đến phương thức thanh toán của khách hàng, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.
Về giá thành thành phẩm:
Giá thành các loại thành phẩm của công ty chỉ được tính vào cuối mỗi quý. Trong khi ở công ty khối lượng nhập _ xuất là tương đối lớn. Việc chỉ theo dõi tình hình nhập _ xuất hàng ngày theo chỉ tiêu số lượng làm cho công việc bị dồn nén vào cuối quý là rất nhiều.
Về chiết khấu bán hàng:
Trong quá trình bán hàng có nghiệp vụ chiết khấu cho khách hàng khi khách hàng mua với số lượng lớn . Do Công ty quan niệm đây là một khoản chi phí bán hàng nên hạch toán vào TK 641, không đúng chế độ kế toán hiện hành .
Về tài khoản sử dụng :
Tại công ty, phòng kế toán không sử dụng một số tài khoản nên có tình huống khác thường xảy ra sẽ lúng túng trong việc hạch toán . Ví dụ như kế toán công ty cũng sử dụng TK 3387: " Doanh thu chưa thực hiện" để hạch toán lãi tiền hàng do khách hàng trả chậm theo thông tư mới ban hành.
Về việc phân bổ chi phí bán hàng
Công ty tiến hành phân bổ chi phí bán hàng liên quan đến các loại thành phẩm tiêu thụ trong kỳ theo tiêu thức giá vốn hàng bán. Song công ty có những khoản chi phí bán hàng liên quan trực tiếp đến từng loại thành phẩm tiêu thụ và có những khoản liên quan chung đến tất cả các loại thành phẩm. Tuy nhiên công ty lại tiến hành phân bổ chi phí bán hàng liên quan trực tiếp và liên quan chung cho mọi thành phẩm tiêu thụ. Điều đó dẫn đến việc xác định kết quả kinh doanh của từng loại thành phẩm không chính xác.
3_2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty DMC
3_2_1. Yêu cầu của việc hoàn thiện
Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở công ty DMC muốn có tính khả thi trước hết phải đáp ứng những yêu cầu sau:
* Hoàn thiện phải tuân thủ hệ thống kế toán, chế độ kế toán của Nhà nước nhưng không cứng nhắc mà linh hoạt.
Nhà nước xây dựng và ban hàng hệ thống kế toán, chế độ kế toán với mục đích đáp ứng nhu cầu về quản lý đồng bộ hoạt động kinh tế tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước. Đây là những văn bản pháp qui có tính chất bắt buộc, do vậy khi hoàn thiện công tác kế toán trong đơn vị, người quản lý cần phải xem xét đến chúng sao cho việc hoàn thiện là không vi phạm chế độ. Tuy nhiên, việc áp dụng cũng cần phải linh hoạt sao cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình. Nếu không phù hợp thì có kiến nghị sửa đổi bổ sung trong khuôn khổ nhất định và có sự cho phép của cấp có thẩm quyền mới được sửa đổi.
* Hoàn thiện phải trên cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau về tổ chức sản xuất kinh doanh, loại hình mặt hàng kinh doanh, trình độ nhân viên và yêu cầu quản lý. Do vậy việc vận dụng hệ thống, chế độ thể lệ tài chính kế toán trong doanh nghiệp phải hợp lý, sáng tạo phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp.
* Hoàn thiện trên cơ sở tiết kiệm chi phí.
Mục đích của doanh nghiệp là kinh doanh nên không thể tách rời hoạt động của doanh nghiệp với mục đích của hạch toán kinh tế.
* Hoàn thiện trên cơ sở đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời phù hợp với yêu cầu quản lý.
Thông tin là một trong các yếu tố giúp người quản lý trong việc nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, từ đó có các quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
3_2_2. Một số ý kiến đề xuất
Đối với việc áp dụng kế toán máy:
Nhằm cung cấp được những thông tin một cách chính xác , kịp thời, đầy đủ về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm nói riêng cũng như công tác kế toán nói chung thì công ty nên áp dụng kế toán máy. Theo đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đều được thực hiện và xử lý trên máy vi tính., nhờ vậy sẽ nâng cao công suất và hiệu quả của công tác kế toán tại doanh nghiệp. Muốn vậy, công ty cần trang bị cho mình một phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời các cán bộ, nhân viên kế toán trong công ty cũng cần tự mình nâng cao trình độ hiểu biết về vi tính hoá trong công tác kế toán.
Về phương thức thanh toán
Với phương thức thanh toán hầu hết là trả chậm như hiện nay của khách hàng, số tiền công ty thu ngay bằng tiền mặt và séc là rất nhỏ so với tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ. Khách hàng thường nợ từ 2 đến 3 tháng mới thanh toán , do đó một lượng vốn đáng kể của công ty đang bị chiếm dụng một cách hợp pháp trong khi công ty luôn rất cần vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đồng thời thu hồi vốn nhanh , tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn , công ty nên khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh bằng cách áp dụng chiết khấu bán hàng đối với khách hàng thanh toán nhanh. Việc khuyến khích thanh toán đối với khách hàng là rất cần thiết. Nó giúp cho công ty thu hồi được vốn kinh doanh , giảm được những khoản nợ kho đòi do tình trạng tài chính của khách hàng khó khăn nên khó có khả năng thanh toán. Đồng thời, nếu thu hồi được vốn kinh doanh nhanh chóng thì công ty có thể sử dụng khoản vốn đó vào đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn , tăng lợi nhuận.
Đối với chiết khấu bán hàng
Tuy làm giảm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng đây lại là biện pháp tích cực tăng doanh số tiêu thụ, khuyến khích khách hàng mua hàng của doanh nghiệp. Bởi vậy số tiền chiết khấu nến tính bằng số tương đối theo một tỷ lệ nhất định theo doanh thu bán hàng.
Việc hoàn thiện khoản chiết khấu phải như sau:
+ Khi tính tiền chiết khấu và trả cho khách.
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 131, 3388.
+ Cuối kỳ kết chuyển.
Nợ TK 911
Có TK 635
Về đánh giá thành phẩm
Trong kỳ, công ty sử dụng giá vốn thực tế, giá bình quân gia quyền để đánh giá thành phẩm nhập, xuất kho trong kỳ. Song các loại giá này chỉ được công ty tính vào cuối quý. Điều này gây rất nhiều bất lợi do số liệu không phản ánh được sự biến động của thành phẩm theo chỉ tiêu giá trị, gây nhiều khó khăn cho ban lãnh đạo công ty. Hơn nữa sẽ làm cho việc ghi chép trùng lắp giữa thẻ kho, sổ chi tiết.
Vì vậy công ty nên điều chỉnh phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho cho phù hợp để cho phép kế toán có thể ghi chép kịp thời trị giá thành phẩm nhập, xuất kho trong kỳ , góp phần làm giảm bớt khối lượng ghi chép và tính toán vào cuối kỳ kế toán. Ví dụ như có thể sử dụng phương pháp FIFO hoặc phương pháp đích danh để phản ánh trị giá thành phẩm xuất kho trong kỳ. Đồng thời, công ty cũng nên mở TK 159 để dự phòng bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do thành phẩm tồn kho bị giảm giá , đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần thành phẩm tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.
Về phân bổ chi phí bán hàng
Với việc phân bổ chi phí bán hàng như đã đề cập ở trên sẽ làm cho chi phí bán hàng của một số thành phẩm tiêu thụ giảm xuống và một số khác lại tăng lên đẫn đến việc xác định kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng là không chính xác. Do vậy, công ty nên tập hợp, theo dõi từng khoản mục, chi phí bán hàng liên quan trực tiếp thành phẩm tiêu thụ trong kỳ, từ đó thấy được khoản nào phải phân bổ trực tiếp, khoản nào phải phân bổ chung cho các thành phẩm tiêu thụ. Theo đó kế toán lập bảng phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:
Bảng phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
STT
Nội dung
Tổng số tiền phân bổ
Thành phẩm các loại
Barite
CaCl2
CaCO3
1
2
Chi phí bán hàng
+ Chi phí bán hàng phân bổ trực tiếp
+ chi phí bán hàng phân bổ gián tiếp
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT434.doc