1. Tính cấp thiết của đề tài
Để khuyến khích xuất khẩu nhằm mục tiêu phát triển kinh tế đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động, khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi đối với hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó việc cho hưởng thời gian ân hạn nộp thuế và được giải quyết hoàn thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu là một trong những chính sách khuyến khích xuất khẩu. Chính sách này đã tạo động lực góp phần gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu nói riêng.
Thực hiện chính sách trên, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta liên tục phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng. Tuy nhiên do cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu chưa thống nhất và đồng bộ đã gây nhiều cản trở cho sự phát triển của phương thức này, tạo sơ hở cho một số doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế và làm phát sinh nhiều vướng mắc trong khi thực hiện chế độ quản lý của cơ quan Hải quan. Đồng thời, Nghị quyết 25/NQ-CP của Chính phủ về việc đơn giản một số thủ tục hành chính của các Bộ, ngành trong đó có ngành Hải quan cũng đòi hỏi cơ quan hải quan cũng phải thay đổi cách quản lý theo hướng tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhưng vẫn không buông lỏng quản lý.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ quản lý Nhà nước về hải quan đối với các lĩnh vực này có một ý nghĩa rất quan trọng. do vậy đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU, NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH ĐỒNG NAI” được nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối với hoạt động này.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở luận về quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Chương 2 : Thực trạng quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại tỉnh Đồng Nai.
Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, nghiên cứu tại tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động NSXXK
Nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động
NSXXK, luận văn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp như sau:
3.3.1. Kiến nghị sửa đổi các văn bản pháp luật về thuế có liên quan
a. Hoàn thiện chế độ nộp thuế theo đúng bản chất loại hình tạm nhập miễn
nộp thuế
Theo quy định hiện hành thì nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá
xuất khẩu là đối tượng chịu thuế nhập khẩu nhưng được phép ân hạn chưa nộp thuế
trong vòng 275 ngày kể từ ngày nhập khẩu, nếu quá 275 ngày chưa xuất khẩu sản
phẩm thì phải nộp thuế, khi thực xuất khẩu sản phẩm thì được xem xét hoàn thuế.
Về bản chất phương thức kinh doanh này là một dạng của loại hình tạm nhập để
sản xuất và theo thông lệ quốc tế được áp dụng chế độ miễn nộp thuế. Việc quy định là
83
đối tượng chịu thuế đã tăng thêm gánh nặng không cần thiết về thủ tục cho doanh
nghiệp và cơ quan hải quan. Qua thực tế phát triển của phương thức này trong thời
gian dài đã có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để áp dụng chế độ miễn nộp thuế trước.
Từ các phân tích tại mục 2.4.2 của Luận văn, tác giả xin kiến nghị:
Không áp dụng chế độ ân hạn thuế 275 ngày đối với hàng hóa là nguyên vật
liệu nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu. Thay vào đó cho phép miễn nộp thuế trước đối với doanh nghiệp qua đánh giá
có độ tin cậy cao, đây chính là các doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp luật
về thuế, về hải quan.
Đối với các doanh nghiệp chưa đủ thời gian để đánh giá quá trình chấp hành
pháp luật hoặc các doanh nghiệp có độ rủi ro cao, độ tuân thủ pháp luật về thuế, về hải
quan thấp thì thực hiện chế độ nộp thuế ngay trước khi thông quan hoặc theo chế độ
bảo lãnh qua ngân hàng trong thời gian nguyên vật liệu còn lưu giữ trong lãnh thổ hải
quan (hiện nay phí bảo lãnh ngân hàng tương đối thấp từ 0,1-0,2%).
Quy định này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng tuân thủ pháp luật tốt
hơn, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp và cả cơ quan hải quan trong các thủ tục phức
tạp liên quan đến khai báo, quyết toán, quản lý thuế, mặc khác hệ thống ngân hàng
cũng được hưởng lợi và bản thân doanh nghiệp cũng thấy cần phải thúc đẩy nhanh
việc xuất khẩu sản phẩm để ngút ngắn thời gian bảo lãnh.
Cũng cần nói thêm, sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới
(WCO), Hải quan Việt Nam đã tham gia Công ước Kyoto (Công ước quốc tế về đơn
giản hóa thủ tục hải quan) từ năm 1997.
Để quản lý chặt chẽ việc cho phép miễn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu của
doanh nghiệp, hàng qúy yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo lượng nguyên liệu nhập -
xuất - tồn kho của doanh nghiệp để cơ quan hải quan quản lý. Nếu trong qúy doanh
nghiệp không nộp báo cáo, hoặc trong báo cáo không thể hiện có sản xuất sản phẩm
84
xuất khẩu thì có biện pháp làm việc với doanh nghiệp nhằm kiểm tra doanh nghiệp có
còn hoạt động hay không, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu có tác động rất lớn đến hoạt động đầu tư sản
xuất của doanh nghiệp, việc áp dụng chế độ miễn nộp thuế hàng sản xuất xuất khẩu
thực sự giảm gánh nặng về thuế cho doanh nghiệp, và điều này đã được các quốc gia
lưu tâm khi xây dựng luật lệ của mình nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, và các
thông lệ quốc tế đã góp phần tạo ra các chuẩn mực chung hướng sự hài hòa, đơn giản
tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Việt Nam đang trong quá trình nội luật hóa các
chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong từng thủ tục hành chính về hải quan, thuế quan
nhằm loại bỏ những khác biệt có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế nói chung và
thúc đẩy hơn nữa phương thức kinh doanh thương mại nhập khẩu nguyên vật liệu để
sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
b. Hoàn thiện chế độ hoàn thuế
Một là, pháp luật cần cho phép chế độ hoàn thuế trước, hoàn trả tiền thuế cho
nhà xuất khẩu
Pháp luật về hoàn thuế quy định số tiền hoàn thuế sẽ hoàn trả toàn bộ cho người
nộp thuế, tức là nhà sản xuất. Theo quy định hiện hành thì nhà xuất khẩu không được
nhận tiền hoàn thuế mà chính là nhà sản xuất. Và trong các trường hợp hoàn thuế thì
không có cơ chế tạm trả trước tiền hoàn thuế cho nhà xuất khẩu khi hải quan phải trì
hoãn việc hoàn thuế vì các lý do theo luật định.
Trong bối cảnh có nhiều nhà xuất khẩu có khả năng tìm kiếm thị trường quốc tế
có thể tập trung hàng hóa từ các nhà sản xuất khác để xuất khẩu, để tạo thuận lợi cho
nhà xuất khẩu, khuyến khích tập trung xuất khẩu cần có thêm quy định cho phép nhà
xuất khẩu được nhận tiền hoàn thuế, và trong các trường hợp phải trì hoản hoàn thuế vì
các lý do theo quy định pháp luật hải quan thì có cơ chế cho phép tạm hoàn thuế từ 70-
80%, căn cứ tạm hoàn thuế dựa vào số lượng hàng thực xuất trên tờ khai xuất khẩu.
85
Hai là, bổ sung quy định pháp luật về thời gian tối đa nguyên vật liệu được
phép lưu lại trong lãnh thổ hải quan và thời hạn hoàn thuế.
Theo quy định của pháp luật thuế hiện nay thì nguyên vật liệu có thể lưu lại
trong lãnh thổ hải quan với thời hạn không xác định, và cũng không quy định thời hạn
phải nộp hồ sơ hoàn thuế, nếu quá thời hạn này số tiền thuế sẽ không được hoàn.
Thời gian cho nguyên vật liệu được lưu lại trong lãnh thổ hải quan và thời hạn
tối đa phải nộp hồ sơ hoàn thuế được xác định trên cơ sở chu kỳ sản xuất của hàng hóa,
năng lực quản lý của cơ quan hải quan. Tại Việt Nam trong thời gian qua nhìn chung
sản phẩm được xuất khẩu trong thời hạn ân hạn thuế 275 ngày, tuy nhiên vẫn có trình
trạng xuất khẩu ngoài thời hạn ân hạn thuế, nộp hồ sơ xuất khẩu quá hạn 45 ngày,
nguyên nhân do chu kỳ sản xuất có thay đổi, và hàng hóa xuất còn nợ chứng từ thanh
toán tiền hàng.
Từ thực tiễn quản lý và những phân tích tại tiểu mục 2.4.3, tác giả xin kiến nghị
cho phép tối đa trong thời hạn 01 năm sau khi nhập khẩu nguyên vật liệu phải xuất
khẩu sản phẩm (trừ các trường hợp được phép kéo dài thời hạn sản xuất) và tối đa
trong thời gian 01 năm kể từ ngày xuất khẩu phải có yêu cầu hoàn thuế, quá thời hạn
này nguyên vật liệu không được phép sử dụng sản xuất hàng xuất khẩu, và số tiền thuế
sẽ không được hoàn.
Ba là, việc quy định doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán mới được hoàn
thuế (mặc dù sản phẩm đã được xuất khẩu) sẽ làm cho doanh nghiệp chậm xoay vòng
đồng vốn để tiếp tục đưa vào sản xuất kinh doanh như đã nêu tại tiểu mục 2.4.4.
Và để cải tiến hồ sơ hoàn thuế, theo khuyến nghị của Ban thương mại của Ngân
hàng thế giới thì cần coi tờ khai xuất khẩu như là bằng chứng đủ để chứng minh cho
hoạt động xuất khẩu mà không đòi hỏi thêm bất cứ giấy tờ gì khác [16], đây là khuyến
nghị cần được xem xét trong quá trình cải tiến và hoàn chỉnh hệ thống hoàn thuế của
nước ta khi sửa đổi Luật Quản lý thuế thời gian tới.
86
Vì vậy đề nghị luật pháp nên quy định khi doanh nghiệp nộp hồ sơ thanh khoản,
hoàn thuế, nếu doanh nghiệp chỉ còn nợ chứng từ thanh toán qua Ngân hàng thì nên
cho doanh nghiệp được hoàn thuế để giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp, tăng tốc
độ quay vòng nguồn vốn cho nền kinh tế. Doanh nghiệp sẽ phải bổ sung chứng từ
thanh toán sau khi đã được phía nước ngoài thanh toán.
Để thực hiện được vấn đề trên, trách nhiệm của công chức hải quan giải quyết
hồ sơ hoàn thuế phải được nâng lên, cán bộ phải theo dõi việc nợ chứng từ thanh toán
của doanh nghiệp trong hồ sơ hoàn thuế. Nếu doanh nghiệp không bổ sung chứng từ
thanh toán đúng thời gian quy định thì cơ quan hải quan sẽ kiểm tra chứng từ sổ sách
kế toán của doanh nghiệp để chứng minh việc doanh nghiệp có xuất khẩu sản phẩm
hay không, nếu phát hiện doanh nghiệp xuất khống (không có thanh toán) thì sẽ truy
thu lại số tiền thuế đã được hoàn và bị phạt do đã chiếm dụng vốn theo lãi suất phạt
chậm nộp thuế quy định tại Luật Quản lý thuế, ngoại trừ các trường hợp doanh nghiệp
giải trình hợp lý về việc không có chứng từ thanh toán như đã xuất hàng bán nhưng
phía nước ngoài không chịu thanh toán.
c. Hoàn thiện các quy định về sử dụng nguyên vật liệu
Thương mại ngày càng phát triển với các hình thức đa dạng đòi hỏi các doanh
nghiệp phải rất linh hoạt trong sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất, có thể sử dụng
nguyên vật liệu tương đương trong nước để sản xuất sản phẩm và xuất khẩu trước,
nguyên vật liệu nhập khẩu nhập khẩu sau; có thể sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu
để sản xuất sản phẩm tiêu thụ thị trường nội địa, sau đó sử dụng nguyên vật liệu tương
đương thay thế để sản xuất hàng xuất khẩu, và vì có sử dụng nguyên vật liệu tương
đương thay thế nguyên vật liệu nhập khẩu do đó các nhà sản xuất đòi hỏi phải có cơ
chế hoàn thuế cho nguyên vật liệu đã nhập khẩu này. Đây là yêu cầu chính đáng mà
pháp luật cần có thêm các quy định để xử lý.
Từ các phân tích tại điểm 2.4.1, tác giả xin kiến nghị: Pháp luật về cần có thêm
quy định cho phép: Một là, xuất khẩu các sản phẩm làm từ nguyên vật liệu tương
87
đương trước khi nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài; Hai là, cho phép sử dụng
nguyên vật liệu nhập khẩu sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa, khi có nhu cầu sản xuất
bán ra nước ngoài thì được phép sử dụng nguyên vật liệu tương đương để sản xuất
hàng hóa xuất khẩu. Trong cả hai trường hợp nêu trên đều được xem xét hoàn thuế
nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu.
3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng cục Hải quan hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ
liên quan
Thứ nhất, như đã trình bày tại tiểu mục 2.4.1, cần đổi mới quan điểm, phương
pháp cách đặt vấn đề quản lý để tổ chức quản lý hoạt động xuất nhập khẩu được khoa
học:
Trước hết cần xác định gian lận trong lĩnh vực NSXXK nếu có thì chủ yếu là
gian lận thuế. Do đó biện pháp nghiệp vụ cần thiết đầu tiên là hải quan phải phân loại
doanh nghiệp, phân loại nguyên vật liệu và sản phẩm xuất khẩu để có biện pháp quản
lý thích hợp. Rõ ràng đối tượng trọng điểm mà hải quan cần quản lý ở đây không phải
là những tập đoàn lớn, với các nhãn hiệu sản phẩm có uy tín trên thị trường thế giới,
hoặc đối với những nguyên liệu có thuế suất thấp.
Trên cơ sở đặt niềm tin và trách nhiệm đối với doanh nghiệp, cho phép doanh
nghiệp khai báo xin điều chỉnh định mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất
khẩu với hải quan cho đến trước khi không còn sản xuất mã sản phẩm cụ thể có liên
quan với điều kiện doanh nghiệp còn lưu mẫu sản phẩm hoặc bảng thông số kỹ thuật,
sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc có sự nhầm lẫn khi tính toán định mức hoặc trước
khi nộp hồ sơ thanh khoản.
Thứ hai, hỗ trợ hải quan địa phương quản lý hiệu quả định mức nguyên vật liệu,
là một trong những biện pháp quan trọng nhằm quản lý hiệu quả hoạt động NSXXK,
cần có một trung tâm thực nghiệm chuyên về kiểm tra tính chính xác, hợp lý trong
việc xây dựng định mức sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp trên toàn quốc, có so
88
sánh đối chiếu định mức sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau, để kịp
thời phát hiện, kiểm tra các định mức được xây dựng cao hơn thực tế sản xuất.
Thứ ba, theo quan điểm của Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs
Organization) thì “Trong điều kiện hiện nay việc duy trì và phát triển hệ thống KTSTQ
của ngành hải quan là tuyệt đối cần thiết vì một hệ thống KTSTQ đủ mạnh có thể ngăn
chặn và phát hiện mọi hình thức gian lận thương mại”. Do vậy để nâng cao công tác
KTSTQ tại hải quan địa phương, TCHQ cần phải:
- Ban hành văn bản quy định chi tiết về KTSTQ, hoàn chỉnh lại quy trình
KTSTQ cho phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế. Ngoài hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật hoàn chỉnh, cần phải xây dựng những tài liệu hướng dẫn kỹ thuật (cẩm
nang) kiểm tra về các hình thức gian lận trong đó có gian lận các chính sách ưu đãi về
thuế, gian lận định mức, về kiểm toán doanh nghiệp...;
- Xây dựng hệ thống chuẩn mực KTSTQ làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà
nước, cơ quan bảo vệ pháp luật và doanh nghiệp kiểm tra giám sát hoạt động của cơ
quan hải quan, các công chức hải quan nhằm đảm bảo chất lượng và độ tin cậy đối với
kết quả KTSTQ; hệ thống chuẩn mực KTSTQ là cơ sở pháp lý quan trọng trong hoạt
động KTSTQ tạo thước đo chất lượng của hoạt động KTSTQ.
- Nâng cao năng lực đội ngũ KTSTQ tại từng hải quan địa phương, lực lượng
KTSTQ với chức năng là thẩm định tính chính xác của các chứng từ và bộ hồ sơ hải
quan, đòi hỏi cán bộ phải có trình độ vừa chuyên sâu, vừa tổng hợp và phải có kinh
nghiệm thực tế. Muốn vậy phải tăng cường cán bộ công chức có trình độ cao về
nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp, nghiệp vụ kiểm toán, thanh toán quốc tế ... bằng cách
tuyển chọn, đưa đi đào tạo hoặc tuyển dụng mới. Bên cạnh đó cần phải nâng cao năng
lực thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin của công chức KTSTQ, làm cho việc
thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin trở thành hoạt động thường xuyên của
đơn vị, thói quen hàng ngày của mọi công chức; kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích
thông tin tích lũy được trong từng công chức ngày càng tăng. Đồng thời phải có chế độ
89
đãi ngộ thích đáng cho lực lượng làm công tác này nhằm động viên, khuyến khích cán
bộ chủ động trong công việc. Ví dụ có thể thực hiện thí điểm việc trích thưởng theo vụ
việc nhằm khuyến khích động viên cán bộ công chức làm việc có hiệu quả và ngăn
chặn các hành vi tiêu cực. Mức thưởng phải thật minh bạch, cụ thể và thực sự có ý
nghĩa đối với việc làm của cán bộ công chức, không mang tính hình thức. Mức thưởng
có thể được tính theo tỷ lệ % trị giá chênh lệch tiền thuế thu hồi cho nhà nước.
- TCHQ cần đầu tư trang thiết bị, máy móc, đường truyền và các công cụ hỗ trợ
khác (sao chụp, lưu trữ tài liệu; hệ thống quản lý doanh nghiệp; bảo quản hồ sơ, khai
thác thông tin v.v...) đồng bộ, hiện đại, phục vụ cho công tác chuyên môn tại các cơ
quan hải quan.
3.3.3. Kiến nghị đối với Cục Hải quan Đồng Nai
Thứ nhất, để quản lý hiệu quả định mức nguyên vật liệu Cục Hải quan Đồng
Nai cần:
- Sử dụng phương pháp chuyên gia và cộng tác với các tổ chức chuyên môn (ví
dụ mặt hàng dệt may thì trưng cầu giám định Viện Kinh tế kỹ thuật dệt may) nhằm hỗ
trợ hải quan kiểm tra, xác định sự bất hợp lý đối với định mức sản phẩm có quy trình
sản xuất và cấu tạo phức tạp khi có nghi vấn.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hình ảnh, mẫu của các nguyên vật liệu có thuế suất
thuế nhập khẩu cao, của các doanh nghiệp trọng điểm; tổ chức lưu giữ các thông tin về
quy trình sản xuất, về công thức cấu tạo, về thành phần cấu tạo, về các định mức của
sản phẩm xuất khẩu.
Bất kỳ hình thức nào, kể cả việc khai báo định mức cao hơn thực tế nhằm gian
lận thuế đều phải đặt trên cơ sở doanh nghiệp tiêu thụ được nguyên vật liệu hàng hóa
đó, vì vậy cần có sự phối hợp với cơ quan thuế nội địa trong việc kiểm tra theo dõi các
doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán do Nhà nước quy định,
tiến tới nối mạng quản lý bằng vi tính về chứng từ hóa đơn mua bán của các doanh
90
nghiệp giữa hải quan với cơ quan thuế nội địa nhằm theo dõi việc tiêu thụ nguyên vật
liệu, sản phẩm hàng hóa.
Thứ hai, tiếp tục hoàn chỉnh việc ứng dụng CNTT trong công tác thanh khoản,
cụ thể Cục Hải quan Đồng Nai cần phối hợp Cục CNTT - TCHQ hoàn chỉnh một số
hạn chế về nghiệp vụ của hệ thống quản lý loại hình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
chương trình.
Để làm được công việc này, chương trình phải bổ sung chức năng cho phép
khai báo những nguồn nguyên vật liệu khác nguyên vật liệu nhập khẩu theo loại hình
NSXXK khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai. Đồng thời khi đăng ký tờ khai xuất khẩu,
chương trình phải cân đối về mặt lượng để xác định ngay tại thời điểm xuất khẩu
doanh nghiệp đã có đủ nguyên vật liệu để cấu thành nên sản phẩm xuất khẩu đó hay
không? Nếu không đủ nguyên vật liệu thì thông báo cụ thể thiếu những nguyên vật
liệu nào? Số lượng là bao nhiêu?
- Tổ chức tốt việc tiếp nhận thông tin khai báo trước từ phía doanh nghiệp
thông qua hệ thống tiếp nhận khai điện tử để giải quyết vấn đề nhập dữ liệu đầu vào
cho hệ thống.
- Xây dựng quy chế sử dụng hệ thống thông tin quản lý loại hình NSXXK,
trong đó quy định rõ công việc cũng như trách nhiệm đến từng cán bộ, công chức hải
quan khi tham gia vận hành hệ thống CNTT nhằm tạo cho công chức thừa hành ý
thức được công việc mà mình được giao và khi vận hành hệ thống tránh dẫn đến lỗi,
sai sót…
Thứ ba, thành lập tổ thu hồi nợ đọng thuế:
- Định kỳ 03 tháng kiểm tra các doanh nghiệp không đăng ký tờ khai xuất khẩu.
Nếu phát hiện doanh nghiệp không xuất khẩu thì đề nghị doanh nghiệp giải trình về việc
ngưng xuất khẩu trong thời gian dài, từ đó phát hiện nếu doanh nghiệp do khó khăn trong
việc tìm kiếm khách hàng thì có biện pháp theo dõi doanh nghiệp hoặc kiểm tra kho
nguyên liệu.
91
Nếu phát hiện doanh nghiệp đã có dấu hiệu bỏ trốn thì có biện pháp thông báo các
cơ quan quản lý: Cục Thuế để đề nghị không hoàn (hoặc khấu trừ) thuế GTGT; Ngân
hàng để đề nghị trích tiền gởi nộp thuế; cơ quan Công an để xác minh nhân thân chủ
doanh nghiệp và Ban Quản lý Khu công nghiệp (hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư) biết để
tránh trường hợp doanh nghiệp tẩu tán tài sản, máy móc thiết bị.
Thứ tư, KTSTQ là khâu nghiệp vụ quan trọng nhằm phòng ngừa, phát hiện gian
lận, chính vì vậy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ này, cán bộ của Chi cục KTSTQ trước tiên
cần được lựa chọn từ những người có nghiệp vụ giỏi và đã được đào tạo về nghiệp vụ
kiểm toán sau đó mới đào tạo, tập huấn bổ sung những kỹ năng nghiệp vụ liên quan.
Bên cạnh đó Cục Hải quan Đồng Nai cũng cần có kế hoạch KTSTQ cụ thể, trên cơ
sở thông tin thu thập từ các nguồn, kế hoạch này có thể được lập theo 3 tiêu chí là kiểm tra
định kỳ, kiểm tra đột xuất và kiểm tra theo chuyên đề. Kiểm tra định kỳ được lập cho các
doanh nghiệp thuộc diện “không tin cậy”, kiểm tra đột xuất và kiểm tra theo chuyên đề
được thực hiện đối với những trường hợp có độ rủi ro cao và cần kiểm tra ngay (thuế suất
cao, định mức cao …).
Thứ năm, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực:
- Tiến hành rà soát, phân loại cán bộ công chức Hải quan. Qua rà soát, phân loại,
những công chức có khả năng và tuổi đời còn trẻ cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng
lớp cán bộ công chức này về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để làm nền tảng cho việc cải
cách và hiện đại hóa công tác Hải quan của đơn vị. Công tác này phải được làm thường
xuyên. Tùy theo năng lực yêu cầu công tác, tùy theo trình độ chuyên môn được đào tạo,
bố trí công chức làm đúng năng lực chuyên môn của mình, tránh tình trạng thay đổi công
việc quá nhanh chóng, tạo nên một bộ phận công chức việc gì cũng biết nhưng không giỏi
bất kỳ một lĩnh vực nào.
- Tăng cường đào tạo cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay Cục Hải quan Đồng Nai chưa có trung tâm đào
tạo cán bộ công chức nhưng cơ bản việc này không thật sự cần thiết tuy nhiên Cục Hải
92
quan Đồng Nai cần đề xuất với Tổng cục Hải quan, Bộ tài chính cũng cố và kiện toàn
Trường Hải quan Việt Nam, hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn mực quốc tế, đa
dạng hóa phương thức đào tạo và kiện toàn đội ngũ giáo viên. Các môn học mới phải phù
hợp với hoạt động của Hải quan trong tiến trình hội nhập, phải có chương trình đào tạo
khoa học ứng dụng, khoa học ứng xử, xử lý các tình huống cụ thể trong công tác nghiệp
vụ chuyên sâu của Hải quan. Cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tư
duy, phương pháp giải quyết vấn đề, thích nghi với sự phát triển.
- Cần tận dụng đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ, có trình độ, có kinh nhiệm để đưa đi
đào tạo làm giáo viên kiêm chức. Chuyên sâu cán bộ trong từng lĩnh vực công tác sẽ tạo
được một nền móng vững chắc cho các lĩnh vực công tác và các công chức này có thể
truyền đạt kinh nghiệm cho các cán bộ khác khi có yêu cầu thông qua các buổi họp
chuyên đề trong toàn Cục.
- Cần đào tạo cán bộ theo hướng chuyên môn hoá sâu theo từng chức năng, nhiệm
vụ công việc phù hợp với cơ chế quản lý.
3.3.4. Kiến nghị khác nhằm phát huy tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp
Từ khi Luật Hải quan ban hành và có hiệu lực, việc quản lý nhà nước về hải
quan dựa trên tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp là chính, cơ quan hải quan tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ
pháp luật cho phép. Nếu số đông doanh nghiệp luôn tìm cách trốn tránh nghĩa vụ thực
thi pháp luật hoặc cơ quan hải quan thiếu tin tưởng vào sự chấp hành của doanh nghiệp
thì cả hai trường hợp trên đều ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý của cơ quan hải
quan và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để giúp cơ quan hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đồng thời cũng giúp
các doanh nghiệp được kinh doanh trong môi trường cạnh tranh bình đẳng thì bản thân
các doanh nghiệp phải hình thành nên ý thức chấp hành các quy định của pháp luật.
Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp đều tuân thủ pháp luật nhưng cũng cần phải có sự
tác động của các biện pháp chế tài hành chính nhằm động viên, điều chỉnh một bộ
93
phận thiểu số các doanh nghiệp chưa thực hiện tốt điều này. Do vậy để phát huy tính
tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, ngành Hải quan cần thực hiện một số giải pháp
sau:
- Cùng doanh nghiệp đàm phán, xây dựng, ký kết các tiêu chí thỏa thuận hợp tác.
Hệ thống tiêu chí chủ yếu bao gồm nguyên tắc hợp tác, cách thức hợp tác, các yêu cầu
với doanh nghiệp (chủ yếu là minh bạch hóa với cơ quan hải quan về hoạt động xuất
nhập khẩu, cung cấp định kỳ cho cơ quan các số liệu về xuất nhập khẩu, về thuế), các
thuận lợi doanh nghiệp được hưởng (thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải
quan …).
- Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật và công bố công khai trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, Cục Hải
quan Đồng Nai cần phải :
- Tiếp tục duy trì chuyên mục “Tư vấn thủ tục hải quan qua mạng” trên trang web
của đơn vị để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc của doanh nghiệp.
- Quan tâm lắng nghe và giải quyết nhanh chóng, hợp lý những thắc mắc, kiến
nghị của doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc cùng hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ
quan hải quan;
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề (có thể kết hợp trong các hội nghị khách
hàng được tổ chức định kỳ) nhằm giúp doanh nghiệp hiểu và chấp hành tốt chính sách,
pháp luật của nhà nước về hải quan, nội dung chuyên đề cần quan tâm nhiều hơn đến
các vấn đề mới phát sinh và các sai sót vướng mắc thường gặp phải trong thực tiễn.
Kết luận chương 3
Từ việc phân tích tình hình thực tế, chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong việc
quản lý hoạt động NSXXK, trên quan điểm quán triệt tinh thần chỉ đạo chung của
Đảng và Nhà nước đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết của ngành Hải quan khi
94
Việt Nam gia nhập WTO, tác giả đưa ra những kiến nghị thực hiện các giải pháp nhằm
quản lý hiệu quả định mức nguyên phụ liệu, giải quyết tình trạng nợ đọng thuế, … tất
cả đều hướng đến mục tiêu quản lý hiệu quả hoạt động NSXXK nói riêng và hoạt động
xuất nhập khẩu nói chung sao cho vừa đảm bảo tính bình đẳng, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp vừa đảm bảo các quy định của pháp luật được tuân thủ. Những kiến nghị
đối với Bộ Tài chính và TCHQ cũng chính là các giải pháp chung nhằm quản lý hiệu
quả hoạt động NSXXK trong toàn ngành Hải quan.
95
KẾT LUẬN
Nhờ vào chính sách mở cửa, hội nhập của Đảng và Nhà nước, hoạt động xuất
nhập khẩu nói chung và hoạt động NSXXK nói riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày
càng phát triển nhanh chóng và đa dạng, đem lại hiệu quả về nhiều mặt cho Tỉnh nhà.
Chính những lợi ích của phương thức nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất
khẩu cùng với những lợi thế sẵn có của tỉnh Đồng Nai đã góp phần thúc đẩy ngày càng
nhiều các nhà đầu tư trong nước tham gia trực tiếp vào lĩnh vực nhập khẩu nguyên liệu
để sản xuất hàng xuất khẩu, tạo nguồn hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế, góp phần cải thiện cán cân ngoại thương và thanh toán quốc tế, tạo
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Hoạt động NSXXK thực chất là hoạt động xuất nhập khẩu, do vậy phải chịu sự
kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hải quan. Tuy nhiên hoạt động này lại có đặc điểm
riêng ở chỗ nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được nợ thuế nhập
khẩu 275 ngày, do vậy thủ tục hải quan và nội dung quản lý của hải quan đối với hoạt
động NSXXK cũng có điểm khác biệt: ngoài việc thực hiện như đối với hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu thông thường, cơ quan hải quan còn phải tập trung chủ yếu
vào quản lý định mức nguyên vật liệu, quản lý nợ thuế nguyên vật liệu nhập khẩu và
tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thanh khoản khi sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu nhập
khẩu đã thực xuất khẩu thông qua quy trình, thủ tục cụ thể.
Do nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được nợ thuế trong
thời hạn 275 ngày, vì vậy việc quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động
NSXXK rất khó khăn và phức tạp vì cơ quan hải quan phải theo dõi cả quá trình hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp từ khi nhập nguyên vật liệu cho đến khi sản phẩm
thực sự xuất khẩu. Với đội ngũ cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành, sự tích cực và
quyết tâm đưa CNTT vào công tác theo dõi nợ thuế, thanh khoản…, sự chủ động trong
96
việc tổ chức tốt công tác quản lý nợ thuế, quản lý không thu thuế, hoàn thuế, Cục Hải
quan Đồng Nai đã có những nỗ lực nhằm quản lý hiệu quả hoạt động NSXXK. Tuy
nhiên trên thực tế từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong công tác quản lý vẫn còn
một số tồn tại, hạn chế trong việc quản lý định mức nguyên vật liệu, kiểm soát tình
hình gian lận thương mại,…Do vậy cần có những giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm
từng bước nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động NSXXK trong bối cảnh hội
nhập hiện nay.
Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước về hải
quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn
Tỉnh. Luận văn đã nêu một số tồn tại, vướng mắc và đề ra một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan đối với
hoạt động này. Nhưng các giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước về hải quan
đối với hoạt động NSXXK nói riêng và hoạt động xuất nhập khẩu nói chung chỉ có thể
đạt được hiệu quả thiết thực khi có sự quyết tâm thực hiện của ngành Hải quan, của
từng Hải quan địa phương, của các cơ quan quản lý liên quan và của chính cộng đồng
doanh nghiệp.
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về nguồn tài liệu cũng như thời gian
nghiên cứu, về phía tác giả khả năng, kinh nghiệm và tư duy khoa học còn nhiều hạn
chế, do đó kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định cần
được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Tác giả luận văn mong nhận được sự quan tâm
góp ý của các nhà khoa học cùng bạn bè, đồng nghiệp để tác giả tiếp tục sửa đổi, bổ
sung nhằm hoàn thiện luận văn của mình./.
97
PHỤ LỤC
Phụ lục 2.1: Quy trình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu
1. Đăng ký danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu
Khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên doanh nghiệp phải đăng ký danh mục
nguyên vật liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu, danh mục nguyên vật
liệu đăng ký phải có đầy đủ các tiêu chí : tên gọi, mã số nguyên liệu, vật tư theo Biểu
thuế nhập khẩu; mã nguyên vật liệu (do doanh nghiệp tự quy định theo hướng dẫn của
cơ quan hải quan); đơn vị tính theo danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt
Nam; nguyên vật liệu chính (là những nguyên liệu cơ bản để sản xuất ra sản phẩm
hoặc nguyên liệu để sản xuất ra những bộ phận, chi tiết cơ bản của sản phẩm); các tiêu
chí trên phải được thống nhất trong suốt quá trình từ khi nhập khẩu đến khi thanh
khoản.
Lấy mẫu nguyên vật liệu chính: trừ những nguyên vật liệu chính là vàng, đá quý
và những hàng hóa không thể bảo quản mẫu lâu dài được, cơ quan hải quan phải lấy
mẫu để làm cơ sở đối chiếu với sản phẩm xuất khẩu sau này.
2. Đăng ký danh mục sản phẩm xuất khẩu, đăng ký định mức
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm, doanh
nghiệp phải đăng ký định mức cho mã sản phẩm đó (định mức bao gồm định mức
nguyên liệu và tỷ lệ hao hụt).
3. Thanh khoản nguyên vật liệu nhập khẩu
Doanh nghiệp tiến hành thanh khoản nguyên vật liệu nhập khẩu tại đơn vị hải
quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu.
a) Nguyên tắc thanh khoản :
- Tất cả tờ khai xuất khẩu sản phẩm, nhập khẩu nguyên vật liệu đưa vào thanh
khoản phải theo thứ tự thời gian, tờ khai xuất nhập khẩu trước thanh khoản trước.
98
Thực hiện nguyên tắc này giúp cơ quan hải quan kiểm soát được một số trường
hợp gian lận qua cân đối thanh khoản như: nguyên vật liệu xuất khẩu nhiều hơn nhập
khẩu, định mức khai báo không hợp lý hoặc nguyên vật liệu mua trong nước nhưng
không khai báo …
- Tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm.
Về nguyên tắc này phải có nhập nguyên liệu mới đưa vào sản xuất được, qua đó
khi cân đối thanh khoản sẽ giúp phát hiện các trường hợp xuất khẩu âm do chưa có
nguyên liệu nhập khẩu hoặc do định mức xây dựng cao.
- Một tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu có thể thanh khoản nhiều lần.
Nguyên tắc này xuất phát từ việc do tờ khai nhập khẩu gồm nhiều nguyên liệu
khác nhau, cấu thành trong nhiều sản phẩm, được xuất khẩu ở nhiều tờ khai khác nhau.
Nếu chờ toàn bộ các nguyên liệu của một tờ khai nhập khẩu đã dùng để sản xuất và
xuất khẩu hết mới đưa vào thanh khoản, sẽ phát sinh trường hợp 01 loại nguyên liệu
nào đó đã dùng và xuất khẩu rất lâu nhưng không thanh khoản được, do phải chờ
nguyên liệu khác xuất khẩu sau đó. Ngoài ra, số thuế của nguyên liệu đã xuất khẩu lại
không được thanh khoản kịp thời, làm tăng số nợ khống của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, phải theo dõi những nguyên liệu chưa dùng trong sản phẩm xuất khẩu do chưa đưa
tờ khai nhập khẩu vào thanh khoản sẽ rất phức tạp.
- Một tờ khai xuất khẩu sản phẩm chỉ được sử dụng để thanh khoản một lần.
Theo nguyên tắc này, khi đã có sản phẩm xuất khẩu, thì những nguyên liệu
nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu đã có và khi thanh khoản sẽ được giảm
số thuế phải nộp; đồng thời không theo dõi tờ khai xuất khẩu này nữa, chỉ phải theo
dõi số lượng còn tồn của những tờ khai nhập khẩu. Trường hợp một tờ khai xuất khẩu
được sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu tại 02 đơn vị hải quan khác nhau, thì khi
đưa tờ khai xuất khẩu vào thanh khoản, doanh nghiệp cũng phải đưa toàn bộ tờ khai
nhập khẩu vào thanh khoản và phải tách thành 02 bộ hồ sơ thanh khoản để giải trình
với 02 cơ quan hải quan tỉnh, thành phố khác nhau.
99
Trường hợp một sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập
khẩu theo loại hình nhập kinh doanh và NSXXK thì phần nguyên vật liệu nhập khẩu
theo loại hình NSXXK thanh khoản theo loại hình này, phần nguyên vật liệu nhập
khẩu theo loại hình nhập kinh doanh làm thủ tục hoàn thuế theo quy định đối với
nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước sau đó tìm được
thị trường xuất khẩu và đưa nguyên vật liệu vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực
xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
b) Hồ sơ thanh khoản
Hồ sơ thanh khoản gồm các bảng, biểu và các loại chứng từ theo quy định.
* Các bảng biểu thanh khoản :
- Bảng kê các tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu đưa vào thanh khoản;
- Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa và thanh khoản;
- Báo cáo nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu;
- Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu nhập khẩu;
- Báo cáo tính thuế trên nguyên vật liệu nhập khẩu;
- Bảng đăng ký danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng
xuất khẩu;
- Bảng đăng ký danh mục sản phẩm xuất khẩu;
- Bảng kê định mức tiêu hao nguyên vật liệu nhập khẩu của một đơn vị sản
phẩm;
- Bảng tổng hợp chứng từ thanh toán hàng sản xuất xuất khẩu;
- Phiếu lấy mẫu nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
* Các chứng từ kèm theo :
- Công văn yêu cầu hoàn lại thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu
để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp;
- Bảng đăng ký định mức tiêu hao nguyên vật liệu nhập khẩu của một đơn vị
sản phẩm;
100
- Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu;
- Hợp đồng nhập khẩu;
- Chứng từ nộp thuế (nếu có);
- Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu có xác nhận thực xuất;
- Hợp đồng xuất khẩu;
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng cho các lô hàng xuất khẩu kèm bảng kê
chứng từ thanh toán.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp, cơ quan hải quan sẽ
kiểm tra :
- Tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ thanh khoản;
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu, định mức với hồ
sơ thanh khoản của doanh nghiệp;
- Kiểm tra kết quả tính toán trên bảng thanh khoản;
- Kiểm tra báo cáo tính thuế.
Sau khi kiểm tra hồ sơ thanh khoản đầy đủ, hợp lệ … cơ quan hải quan sẽ tiến
hành bước tiếp theo: phân loại hồ sơ thanh khoản.
c) Phân loại hồ sơ thanh khoản
Nhằm giải quyết nhanh chóng việc hoàn thuế cho doanh nghiệp, đưa nhanh
đồng vốn vào sản xuất, tránh trường hợp tất cả các hồ sơ đều giải quyết theo các trình
tự và thủ tục như nhau, và khuyến khích các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải
quan. Cơ quan hải quan phân loại hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế thành hai loại : hồ sơ
thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra
sau.
+ Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau là hồ sơ của người nộp thuế
thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu tại Chi cục Hải quan nơi đề nghị
hoàn thuế;
101
- Người nộp thuế đã có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời hạn hai
năm từ thời điểm đề nghị hoàn thuế trở về trước;
- Hồ sơ đề nghị hoàn thuế không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng
theo quy định;
- Doanh nghiệp đang trong thời gian làm thủ tục sáp nhập, hợp nhất, chia tách,
giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán,
cho thuê doanh nghiệp nhà nước;
- Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan hải quan nhưng người nộp thuế
không giải trình thông tin, tài liệu hoặc không bổ sung hồ sơ hoàn thuế theo yêu cầu;
+ Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau là hồ sơ của người nộp thuế
không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau như đã nêu ở trên.
Sau khi phân loại hồ sơ thanh khoản, cơ quan hải quan sẽ tiến hành các bước
tiếp theo: kiểm tra hồ sơ thanh khoản.
d) Kiểm tra hồ sơ thanh khoản
+ Đối với hồ sơ thuộc diện thanh khoản, kiểm tra trước; hoàn thuế sau, cơ quan
hải quan thực hiện các công việc:
- Kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đối chiếu tính thống nhất, hợp lệ của hồ sơ;
- Kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, phiếu nhập xuất kho, chứng từ thanh toán
tiền hàng; việc hạch toán kế toán tại đơn vị; định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư;
kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị;
- Kiểm tra xác minh đối chiếu các giao dịch kinh doanh với các tổ chức, cá
nhân khác có liên quan trong trường hợp qua kiểm tra phát hiện vụ việc có tính chất
phức tạp, cần tiến hành kiểm tra thêm;
- Trường hợp qua kiểm tra, xác định không thuộc đối tượng được hoàn thuế,
không thu thuế thì cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết lý do không
thanh khoản hoàn thuế;
102
- Trường hợp qua kiểm tra xác định thuộc đối tượng hoàn thuế kê khai của
người nộp thuế là chính xác thì cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế,
không thu thuế theo kê khai của người nộp thuế chậm nhất trong thời hạn sáu mươi
ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế.
+ Đối với hồ sơ hoàn thuế trước; thanh khoản, kiểm tra sau, cơ quan hải quan
kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đối chiếu tính thống nhất, hợp pháp của hồ sơ và xử lý như sau:
- Nếu thuộc đối tượng hoàn thuế kê khai của người nộp thuế là chính xác thì
thực hiện thanh khoản và ban hành quyết định hoàn thuế theo kê khai của người nộp
thuế trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế;
- Trường hợp xác định không thuộc đối tượng được hoàn thuế, căn cứ văn bản
pháp luật quy định, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết lý do không
hoàn thuế trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế;
- Trường hợp có cơ sở xác định kê khai của người nộp thuế chưa chính xác
hoặc chưa đủ căn cứ để hoàn thuế thì thông báo cho người nộp thuế biết về việc
chuyển hồ sơ sang kiểm tra trước; thanh khoản, hoàn thuế sau trong thời hạn mười lăm
ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế;
- Trường hợp phải nộp chứng từ thanh toán qua ngân hàng, nhưng khi nộp hồ
sơ thanh khoản, hoàn thuế người nộp thuế chưa xuất trình được chứng từ thanh toán
qua ngân hàng:
. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế nơi quản lý người
nộp thuế thực hiện kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, phiếu nhập/xuất kho, thẻ kho;
trường hợp cần thiết thì thực hiện kiểm tra, xác minh, đối chiếu thêm các giao dịch
kinh doanh của người nộp thuế với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
. Việc kiểm tra phải thực hiện xong trong thời hạn tối đa không quá mười lăm
ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Kết quả kiểm tra xác định hàng hoá đã thực tái xuất khẩu,
mọi chứng từ liên quan phù hợp thì xử lý thanh khoản, hoàn thuế cho doanh nghiệp.
103
Sau khi kiểm tra hồ sơ thanh khoản, cơ quan hải quan sẽ ra quyết định không
thu thuế hoặc hoàn thuế đối với lượng nguyên vật liệu đã đưa vào sản xuất.
104
Phụ lục 2.2 : Sơ đồ quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập khẩu
nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu
DOANH NGHIỆP
NHẬP KHẨU SẢN XUẤT XUẤT KHẨU THANH KHOẢN
HẢI QUAN
Phụ lục 2.3: Danh sách các doanh nghiệp có hoạt động NSXXK được khảo sát
STT Tên doanh nghiệp
1 Công ty TNHH Unipax
2 Công ty Chang Shin Việt Nam
3 Công ty Hưng nhiệp cổ phần Pou Chen VN
4 Công ty TNHH Yupoong VN
5 Công ty TNHH Asia Garment Manufacturer VN
6 Công ty TNHH Vega Fashion
7 Công ty TNHH Giày TaeKwang Vina
8 Công ty TNHH Tomiya Summit Garment Export
- Đăng ký
danh mục
NVL nhập
khẩu.
- Đăng ký
làm thủ tục
nhập khẩu
NVL.
- Tiến hành
sản xuất sản
phẩm
- Đăng ký
định mức
tiêu hao
NVL trên
một đơn vị
sản phẩm.
- Điều chỉnh
định mức
- Đăng ký
làm thủ tục
xuất khẩu
sản phẩm.
- Lập bộ hồ
sơ thanh
khoản thuế
NVL nhập
khẩu gồm
biểu mẫu và
chứng từ
theo quy
định.
- Gửi hồ sơ
thanh khoản - Tiếp nhận,
theo dõi danh
mục NVL
nhập khẩu.
- Lấy mẫu,
niêm phong
NPL, giao
doanh nghiệp
bảo quản
- Kiểm tra
việc tính thuế
nhập khẩu.
- Làm thủ tục
thông quan lô
hàng nhập
khẩu.
- Tổ chức
- Tiếp nhận,
theo dõi
bảng đăng
ký định mức
của doanh
nghiệp.
- Tổ chức
kiểm tra định
mức NVL
(nếu cần).
- Kiểm tra
sản phẩm
xuất khẩu,
đối chiếu với
mẫu nguyên
vật liệu đã
lưu khi nhập
khẩu.
- Thông
quan lô hàng
xuất khẩu.
- Tiếp nhậ
hồ sơ thanh
khoản.
- Kiểm tra hồ
sơ thanh
khoản.
- Ra quyết
định thanh
khoản thuế
(hoàn thuế,
không thu
thuế).
105
9 Công ty TNHH Jiangsu Jing Meng VN
10 Công ty TNHH Emerald Blue Việt Nam
11 Công ty TNHH Watabe Wedding Việt Nam
12 Công ty TNHH Shirai Việt Nam
13 Công ty TNHH Whittier Wood Products VN
14 Công ty TNHH Kỷ thuật Muro VN
15 Công ty TNHH KMV
16 Công ty TNHH Sản phẩm Máy Tính Fujitsu VN
17 Công ty TNHH Việt Nam MEIWA
18 Công ty TNHH Nec Tokin Electronics VN
19 Công ty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam
20 Công ty TNHH Artus VN Pacific Scientific
21 Công ty TNHH Harada Industries Việt Nam
STT Tên doanh nghiệp
22 Công ty TNHH Tohoku Chemical Industries VN
23 Công ty TNHH Ritek VN
24 Công ty TNHH Kim cương sao sang
25 Công ty TNHH Seorim
26 Chi nhánh Công ty TNHH gỗ Poh Huat Việt Nam
27 Công ty Splendour TNHH
28 Công ty Cao su Kenda (Việt Nam)
29 Công ty CP CN Chính xác Việt Nam
30 Công ty CP JohnSon Wood
31 Công ty CP Tuico
32 Công ty Đúc Chính xác C.Q.S. May's
33 Công ty Hualon Corporation Vieät Nam
34 Công ty LD Gỗ Vương Ngọc
35 Công ty TNHH Arai Việt Nam
36 Công ty TNHH Asia Reed Việt Nam
37 Công ty TNHH Asy Việt Nam
38 Công ty TNHH Cariyan Wooden (Việt Nam)
39 Công ty TNHH Công nghiệp Diing Jyuo Việt Nam
40 Công ty TNHH Designlive Contract Việt Nam
106
41 Công ty TNHH đồ gia dụng Ngọc Sinh (VN)
42 Công ty TNHH Dona Pacific Vieät Nam
43 Công ty TNHH Đông Phương Đồng Nai Việt Nam
STT Tên doanh nghiệp
44 Công ty TNHH Dynea Việt Nam
45 Công ty TNHH Ecosoft (Việt Nam)
46 Công ty TNHH giày Đồng Nai Việt Vinh
47 Công ty TNHH gỗ Lee Fu (Việt Nam)
48 Công ty TNHH Homer (Việt Nam)
49 Công ty TNHH Homn Reen Việt Nam
50 Công ty TNHH Huada Furniture Việt Nam
51 Công ty TNHH Hwaseung Vina
52 Công ty TNHH Kao Việt Nam
53 Công ty TNHH Mộc Nghệ Thuật
54 Công ty TNHH Moland
55 Công ty TNHH Namyang International Việt Nam
56 Công ty TNHH Pro-Concepts Việt Nam
57 Công ty TNHH Quadrille (Việt Nam)
58 Công ty TNHH Saitex International (Việt Nam)
59 Công ty TNHH sản xuất đồ mộc Chien Việt Nam
60 Công ty TNHH Sanyo Việt Nam
61 Công ty TNHH Shen Bao Furniture
62 Công ty TNHH Shinwa Việt Nam
63 Công ty TNHH Tân Chi Mei
64 Công ty TNHH Tân Dương
65 Công ty TNHH Timber Industries
STT Tên doanh nghiệp
66 Công ty TNHH Việt Nam Takagi
67 Công ty TNHH Việt Nam Wacoal
68 Công ty TNHH Viko Glowin
69 Công ty TNHH VN Plastic Industries
70 Công ty TNHH YKK Việt Nam
71 Công ty TNHH Yuan Chang
107
72 Công ty TNHH Daewon Chemical Vina
73 Công ty TNHH Global Dyeing
74 Công ty TNHH ILSam Việt Nam
75 Công ty TNHH Jungwoo Textile Vina
76 Công ty TNHH King May Craft (Việt Nam)
77 Công ty TNHH New Force (Việt Nam)
78 Công ty TNHH Quốc tế Kim Bảo Sơn (Việt Nam)
79 Công ty TNHH Samil Vina
80 Xí nghiệp Fashion Garments LTD.
108
Phụ lục 2.4 Bảng câu hỏi khảo sát
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU
Đề tài nghiên cứu: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẢI
QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN
XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
Học viên: Trần Hồ Quốc Thiện
Lớp: Cao học khóa 16 trường ĐH Kinh tế TP.HCM
Phiếu thăm dò ý kiến nhằm thu thập thông tin thực tế từ các doanh nghiệp để phục
vụ cho đề tài nghiên cứu tốt nghiệp cao học. Tôi cam đoan bảo mật thông tin thu
thập được. Rất mong sự hổ trợ của Quý doanh nghiệp.
Thông tin người trả lời câu hỏi:
Tên đơn vị công tác: ...........................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................
Điện thoại: ..........................................................................................................
Tên người trả lời: ................................................................................................
Chức vụ trong công ty: .......................................................................................
I- THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
Câu 1 : Đơn vị thuộc loại hình XNK loại nào?
A Doanh nghiệp XNK nằm trong khu công nghiệp.
B Doanh nghiệp XNK nằm ngoài khu công nghiệp.
C Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (khu chế xuất).
D Khác (cụ thể)
109
Câu 2 : Xin cho biết ngành nghề chính (sản phẩm chính) xuất khẩu của đơn vị ?
A Giày da, may mặc.
B Gỗ
C Linh kiện kĩ thuật, cơ khí chính xác
D Khác (cụ thể)
II- THÔNG TIN VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ VỚI HOẠT ĐỘNG NSXXK
Câu 3 : Theo chính sách ưu đãi thuế trên thì :
Trường hợp 1 : Nếu xuất khẩu trong vòng 275 ngày kể từ ngày nhập khẩu nguyên liệu
thì không phải nộp thuế nhập khẩu (không thu thuế).
Trường hợp 2: Nếu đến hạn 275 ngày mà chưa có sản phẩm xuất khẩu thì phải nộp thuế
nhập khẩu. Sau đó nếu có sản phẩm xuất khẩu thì sẽ được hoàn thuế tương ứng với
lượng nguyên liệu đã sản xuất hàng xuất khẩu.
Đơn vị có được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu từ chính sách này theo trường hợp
nào ?
A. Trường hợp 1.
B. Trường hợp 2.
C. Doanh nghiệp chế xuất.
D. Không được miễn thuế
Câu 4 : Doanh nghiệp có kê khai thanh khoản định kỳ hàng quý và các báo cáo xuất
nhập tồn, kiểm kê cuối năm không ?
A. Có.
B. Không.
110
Câu 5 : Những khó khăn của doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện việc hoàn thuế theo
trường hợp 2 (Câu 3), Doanh nghiệp bị cơ quan hải quan từ chối hoặc yêu cầu chỉnh
sửa hồ sơ là do những nguyên nhân nào ?
A. Hồ sơ cung cấp không đúng quy định
B. Nguyên vật liệu đã sử dụng vào mục đích khác không đưa vào sản xuất.
C. Chưa tìm được thị trường xuất khẩu sản phẩm
D. Giá trị thuế sẽ được hoàn trả nhỏ nên không lập hồ sơ thanh khoản
III- KHAI BÁO HẢI QUAN VÀ ĐIỀU KIỆN ƯU TIÊN HỖ TRỢ NSXXK
Câu 6 : Quá thời hạn 275 ngày, khi doanh nghiệp đã nộp thuế tạm thu (thuế nhập khẩu
cho nguyên liệu nhập). Doanh nghiệp có được sự hỗ trợ của hải quan trong việc đôn
đốc thanh khoản thuế hay không ?
A. Có.
B. Không.
Câu 7 : Nếu đơn vị được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu từ chính sách này theo
trường hợp 2 thì thời gian doanh nghiệp từ lúc nộp khoản tạm thu cho đến khi nhận
được số tiền hoàn thuế là trong bao lâu ?
A. Dưới 1 năm
B. Trên 1 năm
Câu 8 : Doanh nghiệp có biết điều kiện để được ưu tiên làm thủ tục hải quan đối với
chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan không? ( hệ thống phân luồng kiểm tra
hàng hóa của chương trình quản lý rủi ro)
111
A. Có biết .
B. Không biết.
Câu 9 : Với công tác quản lý hải quan hiện tại, khi thực hiện loại hình nhập khẩu
nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp gặp những khó khăn gì?
A. Khó khăn trong việc quản lý cơ sở dữ liệu
B. Khó khăn trong việc khai báo định mức
C. Khác ( nêu cụ thể)
Câu 10 : Theo bạn để giải quyết những khó khăn trong việc khai báo định mức, cơ quan
hải quan cần có những biện pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp?
A. Kiểm tra định mức trước khi sản phẩm xuất khẩu
B. Cho phép doanh nghiệp điều chỉnh định mức đã kê khai trước khi thanh khoản
C. Khác ( nêu cụ thể)
Câu 11 : Khi có đơn đặt hàng từ khách hàng nước ngoài nhưng tại kho doanh nghiệp
không có đủ số lượng nguyên vật liệu sản xuất để đáp ứng đơn đặt hàng, doanh nghiệp
thường giải quyết vấn đề này như thế nào?
A. Mua trong nước để sản xuất
B. Mượn nguyên vật liệu của doanh nghiệp khác
C. Chờ nguyên vật liệu nhập khẩu về mới sản xuất
D. Khác ( nêu cụ thể)
Câu 12 : Theo bạn loại hình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cơ quan
hải quan có cần phải thay đổi gì để thuận tiện cho doanh nghiệp nhưng vẫn có khả năng
quản lý được nguyên liệu?
112
A. Quản lý thanh khoản về số thuế như hiện tại
B. Quản lý thanh khoản về lượng
C. Khác ( nêu cụ thể)
Câu 13: Theo bạn vì sao cơ quan hải quan chỉ nên quản lý về lượng đối với loại hình
này?
A. Thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thanh khoản.
B. Cơ sở dữ liệu lưu trữ sẽ giảm đi.
C. Khả năng thất thu thuế thấp.
Câu 14: Theo bạn nếu cơ quan hải quan thí điểm chỉ quản lý về lượng nguyên liệu,
doanh nghiệp loại nào nên thực hiện thí điểm?
A. Doanh nghiệp mới thành lập.
B. Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan.
C. Tất cả các doanh nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Quý vị đã giành thời gian trả lời các câu hỏi.
Kính chúc Quý vị luôn thành công trong công việc!
113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban biên soạn chuyên từ điển New ERA (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa
thông tin.
2. Bộ Tài chính (02/2005), Báo cáo về Luật Hải quan và các văn bản pháp lý liên
quan thuộc Dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Dự án hiện đại hoá hải quan Việt Nam,
mã số PHRD Grant No. TF053144, được chuẩn bị bởi Mark Harrison, Giảng viên
luật- Giám đốc trung tâm nghiên cứu thuế và hải quan, Đại học Tổng hợp Canberra
– Australia.
3. Bộ Luật Hải quan hiện đại hóa, số TAXUD/458/2004–REV 4 ngày 11/11/2004 của
Cộng đồng Châu âu, bản tiếng Anh tại địa chỉ: http:
ec.europa.eu/taxation_customs/resources/documents/458rev_en.pdf.
4. Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt (2009), Quản trị ngoại thương, Nxb Lao động
- xã hội.
5. Henry Campbell Black, M.A (1990), Black’s Law Dictionaty, West Publishing Co.,
6th Edition.
6. Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005.
7. Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005.
8. Manual on the Use of Customs Procedures to Facilitate Exportation, Customs Co-
Operation Council (nay là Tổ chức hải quan thế giới WCO) phát hành năm 1996
9. Matthew Bender & Company Incorporated (1998), U.S. Customs and International
Trade Guide.
10. Ngân hàng thế giới (2008), Cải cách thủ tục xuất nhập khẩu hướng dẫn cho đối
tượng thực thi, chủ biên Ban doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Văn hoá thông tin.
114
11. Nguyễn Thị Thương Huyền (2008), Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập
khẩu, lý thuyết và tình huống ứng dụng, Nxb Tài chính.
12. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp Tổng cục Hải quan xuất bản (2003),
Luật Hải quan một số nước (sách tham khảo), Nxb. Chính trị quốc gia.
13. Oxford University (2003), Oxford Advanced Learner’s Encyclopedic Dictionary,
Oxford University Press.
14. Oxford University (2005), Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Oxford
University Press.
15. Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài chính.
16. Tổng cục Hải quan (2007), Sổ tay hiện đại hoá hải quan, Luc De Wulf và José
B.Sokol biên soạn, tài liệu lưu hành nội bộ.
17. Tổng cục Hải quan, bản dịch Công ước quốc tế về hài hoà hoá và đơn giản hoá
thủ tục hải quan năm 1999 (còn gọi là Công ước Kyoto sửa đổi ), tài liệu lưu hành
nội bộ.
18. Trần Văn Chánh (1997), Từ điển Kinh tế thương mại Anh Việt, Nxb Trẻ TP.HCM.
19. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện Ngôn ngữ học (1995), Từ
điển Anh – Việt, Nxb TP.HCM.
20. Vũ Quốc Tuấn (2002), Từ điển pháp luật Việt - Anh, Nxb Đại học Quốc gia
TP.HCM.
21.
22.
1&IDN=2381&lang=vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_hai_quan_doi_voi_hoat_dong_nhap_khau_nvl_tai_dong_nai.pdf