LỜI NÓI ĐẦU
Tiền lương luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống xã hội và sản xuất không chỉ ở nước ta mà cả ở tất cả các nước khác trên thế giới vào mọi thời điểm của quá trình phát triển xã hội. Tiền lương hàm chứa nhiều mối quan hệ mâu thuẫn như quan hệ giữa sản xuất và phát triển, quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, quan hệ giữa thu nhập của các thành phần dân cư .
Đối với hàng triệu người lao động làm công ăn lương thì tiền lương là mối quan tâm hàng ngày, hàng giờ. Tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống của họ và gia đình. Ngoài ra tiền lương còn thể hiện ở giá trị, địa vị uy tín của họ đối với bản thân gia đình và xã hội.
Đối với doanh nghiệp tiền lương là một phần của chi phí sản xuất là hình thức chính để kích thích lợi ích đối với người lao động. Tuy nhiên để tiền lương thực sự là đòn bẩy để phát triển sản xuất, duy trì lao động thì các doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng công tác tiền lượng của doanh nghiệp mình.
Nhằm trả lương hợp lý công bằng, Bưu điện tỉnh Hà Giang đã tập trung xây dựng cho một mình quy chế trả lương, trả thưởng riêng phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã không tránh khỏi những yếu tố chủ quan và khách quan tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác trả lương, trả thưởng của doanh nghiệp.
Kết luận
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,05
4,20
4,34
Trưởng phòng HCQT, T.Tr tổng hợp
3,65
3,85
4,05
4,20
4,34
Kế toán trưởng Công ty
3,65
3,85
4,05
4,20
4,34
Phó Giám đốc Công ty
3,65
3,85
4,05
4,20
4,34
P.Tr phòng TCCB, KHXDCB, BCVTTH, KTTKTC
4,05
4,18
4,40
4,56
4,71
Trưởng bưu điện huyện
4,05
4,18
4,40
4,56
4,71
Giám đốc Công ty
4,40
4,75
5,00
5,18
5,36
T.phòng TCCB, KHXDCB, BCVTTH
4,40
4,75
5,00
5,18
5,36
Kế toán trưởng BĐT
6,50
6,75
7,05
7,30
7,55
Chủ tịch CĐ BĐT
6,50
6,75
7,05
7,30
7,55
Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh
6,50
6,75
7,05
7,30
7,55
Giám đốc Bưu điện tỉnh
8,50
8,90
9,20
9,50
9,80
Quy định kết quả và hiệu quả lao động đối với:
Thủ trưởng đơn vị thành viên (Giám đốc, phó Giám đốc; kế toán trưởng, chủ tịch Công đoàn Bưu điện tỉnh), thủ trưởng đơn vị trực thuộc và một số phòng, tổ quản lý Bưu điện tỉnh.
Căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu cước và tỷ lệ các đơn vị trực thuộc hoặc bộ phận trực thuộc vi phạm chất lượng,
Mức 1
+ Doanh thu cước đạt đến 7,5% so với kế hoạch doanh thu cước năm.
+ Có đến 30% đơn vị trực thuộc hoặc bộ phận trực thuộc (Bưu điện các huyện, Công ty, tổ sản xuất, bưu cục...) vi phạm chất lượng từ loại 2 trở lên.
+ Đơn vị chất lượng loại 3.
Mức 2
+ Doanh thu cước đạt từ 7,6% đến 8,2% so với kế hoạch doanh thu cước năm.
+ Đơn vị chất lượng loại 2.
+ Đến 20% đơn vị, bộ phận trực thuộc vi phạm chất lượng loại 2 trở lên.
Mức 3
+ Doanh thu cước đạt từ 8,3% đến 8,7% so với kế hoạch doanh thu cước năm.
+ Đến 10% đơn vị, bộ phận trực thuộc vi phạm chất lượng.
Mức 4
+ Doanh thu cước đạt từ 8,8% đến 9,1 so với kế hoạch doanh thu cước năm.
+ Các đơn vị, bộ phận trực thuộc đạt 100% chất lượng loại 1.
Mức 5
Doanh thu cước đạt từ 9,2% trở lên so với kế hoạch doanh thu cước năm và các đơn vị trực thuộc hoặc bộ phận trực thuộc chất lượng loại 1.
Công nhân vận hành khai thác và bảo dưỡng vi ba số
Căn cứ vào nội dung công việc VHKT và bảo dưỡng thiết bị viba (ban hành kèm theo quyết định số 150/QĐ-ĐMLĐ/HĐQT ngày 30/6/1998).
* VH thiết bị gồm 16 việc thực hiện trong ngày và 02 việc thực hiện trong tuần.
* Bảo dưỡng thiết bị gồm 41 việc làm trong tuần, nếu trạm có pin mặt trời thêm 7 việc (48 việc trong tuần).
* Xử lý sự cố có tính chất đột xuất.
Mức 1: Hoàn thành 90% nội dung công việc của ngày và tuần hoặc không xử lý được sự cố thông thường, giản đơn.
Mức 2: Hoàn thành từ 91-95% công việc hàng ngày, hàng tuần hoặc không xử lý được sự cố thông thường, giản đơn.
Mức 3: Hoàn thành từ 96-100% công việc hàng ngày, hàng tuần hoặc không xử lý được sự cố thông thường, giản đơn.
Mức 4: Áp dụng đối với trường hợp trạm thiếu người (3 người) phải kiêm nhiệm thêm và hoàn thành công việc hàng ngày, hàng tuần.
Mức 4: Áp dụng đối với những công nhân có giải pháp, sáng kiến trong lao động và hoàn thành những nội dung công việc hàng ngày, hàng tuần.
Đối với công nhân giao dịch Bưu điện
- Căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu để xác định cho từng cá nhân và xếp vào các mức quy định.
Đối với công nhân lái xe
- Căn cứ vào số km đi trong tháng và những ngày làm việc để xác định Hpq của từng tháng. Đồng thời quy định chế độ công tác phí, ngày làm việc, ngày chờ việc trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước, của Ngành.
Đối với các chức danh khác
- Căn cứ nội dung công việc, chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh thủ trưởng đơn vị phối hợp với tổ chức Công đoàn và tập thể người lao động xây dựng quy định để làm căn cứ bình xét vào các mức ứng với kết quả và hiệu quả lao động trong từng tháng. Đối với khối văn phòng Bưu điện tỉnh giao cho các phòng xem xét đánh giá mức độ hoàn thành trên cơ sở từng nội dung, chức trách nhiệm vụ của chức danh và tình hình thực hiện chương trình công tác trong tháng.
Ví dụ: Tiền lương khoán tháng1/04 của cô Phạm Thị Thảo công nhân giao dịch.
Hoàn thành nhiệm vụ trong tháng loại 1.
Chỉ tiêu chất lượng không vi phạm loại 1
Xét hệ số mức độ phức tạp công việc mức 3 là: 2,43.
Ngày công: 22 loại 1
Hệ số phân phối của đơn vị: 326.007
2,43 x 1 x 1 x 1 x 320.007 = 777.617đ
5. Đánh giá chung công tác trả lương
5.1. Đ ánh giá tiền lương chính sách
Ưu điểm
Chế độ tiền lương, hình thức trả lương là khá chi tiết, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hà giang. Do đó đã gắn trách nhiệm của mỗi người với công việc chung.
- Cách thức trả lương này tiền lương còn phụ thuộc vào ngày đi làm thực tế nên đã khuyến khích mọi người đi làm đầy đủ hơn, đảm bảo đủ số ngày công trong tháng.
Nhược điểm
Tiền lương còn phụ thuộc vào lương bình quân chung của Bưu điện Hà giang cho nên không nêu cao được tinh thần trách nhiệm với công việc của mình vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của cả một tập thể trong quá trình sản xuất chứ không phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của công việc mà mình đảm nhiệm. Do đó đã tạo cho họ thói quen làm việc không tốt: Cán bộ giao việc gì thì làm việc đó không có việc thì không phải làm, làm việc không tự giác, tích cực, không tận tâm với công việc, không phát huy tính sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nêu cao hiệu quả làm việc thường không cao Công ty chưa khai thác hết khả năng làm việc của họ.
Ngoài ra tiền lương còn phụ thuộc vào số ngày làm việc thực tế, mà việc hạch toán ngày công chỉ dựa vào việc đi làm đúng giờ, thời gian có mặt đủ 8 giờ chưa tính đến thời gian sử dụng còn lãng phí do chưa làm các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, cho nên đã dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí thời gian làm việc người lao động chỉ đến góp mặt ngồi chơi hoặc cố tình kéo dài thời gian làm việc... miễn sao cho đủ số ngày công.
5.2. Đánh giá tiền lương khoán
Ưu điểm
Chế độ trả lương này đã gắn chặt tiền lương của mỗi người với thành tích làm việc của cả đơn vị, mà hiệu quả sản xuất của cả đơn vị lại phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của từng người. Cho nên đã có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với công việc của mình.
Với việc quy định hệ số phức tạp công việc đã phản ánh được mức độ phức tạp của công việc, quyền và nghĩa vụ trách nhiệm của mọi người với kết quả sản xuất chung, công việc càng phức tạp thì tiền lương hưởng càng cao do đó đòi hỏi quyền và trách nhiệm càng cao hơn.
Tiền lương phục thuộc vào ngày đi làm thực tế nên chế độ trả lương này đã khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ, đảm bảo ngày công.
Nhược điểm
- Tiền lương không ổn định, lúc cao lúc thấp, phụ thuộc vào doanh thu cho nên có tổ sản xuất chỉ quan tâm chú trọng vào việc tăng doanh thu đã để xẩy ra hiện tượng khách hàng phàn nàn về chỉ tiêu chất lượng.
- Ngoài ra tiền lương này phụ thuộc vào ngày làm việc thực tế cho nên đối với một số người sẽ có tư tưởng đến góp mặt hoặc kéo dài ngày công, không cố gắng làm việc, hoặc khi có việc thì làm qua loa làm ẩu mà vẫn được hưởng lương theo quy định.
- Mặc dù trả lương theo hình thức này sẽ nâng cao trách nhiệm của mỗi người lao động, tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp người lao động làm việc nhiệt tình, hăng hái, nhưng có những yếu tố khách quan tác động xấu đến quá trình sản xuất, làm giảm năng suất lao động, hiệu quả sản xuất của cả đơn vị, nếu dùng cách này thì tiền lương người lao động nhận được không chính xácm không phản ánh hết giá trị lao động đã công hiến.
V - TIỀN THƯỞNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG
1. Các hình thức thưởng
Danh hiệu thi đua đối với cá nhân.
Hàng năm, CBCNVC ở các đơn vị trong Bưu điện tỉnh tuỳ theo thành tích công tác được khen thưởng và công nhận một trong các danh hiệu thi đua.
- Lao động giỏi
- Chiến sĩ thi đua cơ sở
- Lao động hoàn thành nhiệm vụ
- Danh hiệu thi đua đối với tập thể.
Các tập thể lao động có thành tích toàn diện trong năm được công nhận một trong các danh hiệu sau:
- Tập thể lao động giỏi
- Tập thể lao động xuất sắc
Các hình thức khen thưởng danh hiệu thi đua đối với tập thể, cá nhân.
- Biểu dương
- Thưởng vật chất
- Giấy khen
Để nghị cấp trên tặng bằng khen, cờ, huy chương, huân chương.
Hình thức khen thưởng có thành tích đột xuất, chuyên đề, từng mặt qua các phong trào thi đua, hội thi, kỳ thi... CBCNV thi tốt nghiệp các trường chuyên môn, nghiệp vụ của ngành đạt loại giỏi, khá.
- Biểu dương.
- Trao giải thưởng giành cho các hội thi, kỳ thi
- Giấy khen
- Tặng tiền thưởng (có quyết định) vật phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể.
2. Các nguồn hình thành quỹ tiền thưởng
Quỹ khen thưởng thi đua tập trung của Bưu điện tỉnh.
- Việc trích lập quỹ khen thưởng tập trung ở Bưu điện tỉnh thực hiện quy chế tài chính của tổng Công ty.
- Sử dụng quỹ khen thưởng thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu công nhân viên chức Bưu điện tỉnh.
- Bưu điện tỉnh được sử dụng quỹ khen thưởng của đơn vị để thưởng cho các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua.
Hàng năm, sau khi có ý kiến tham gia của Công đoàn cung cấp, Bưu điện tỉnh quyết định kế hoạch sử dụng quỹ khen thưởng và duyệt quyết toán chi thưởng trong năm.
3. Đánh giá chung về công tác tiền thưởng
Ưu điểm
- Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung cho tiền lương, vì vậy nó gắn với thành tích của người lao động.
- Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc.
- Thông qua chế độ thưởng, Bưu điện Hà giang đã nâng cao năng suất lao động, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Nhược điểm
- Mặc dù vậy công tác tiền thưởng của Bưu điện Hà giang vẫn còn hạn chế như việc trả thưởng còn chậm, chưa phát huy hết các hình thức thưởng cho người lao động.
CHƯƠNG II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG
TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG
_____________
I - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG
1. Định hướng chung
Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông tính chi phí tiền lương "đầu vào" của Bưu điện tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó, giao quyền cho Bưu điện tỉnh Hà Giang quyết định chi phí tiền lương, tiền thưởng cho người lao động phù hợp với năng suất, chất lượng công tác của từng người.
Bưu điện tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch lao động, định mức lao động, quỹ lương kế hoạch và xác định đơn giá tiền lương trên cơ sở phải bảo đảm nguyên tắc: tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và theo quan hệ tối đa: 0,8/1 và lợi nhuận bình quân đầu người không thấp hơn năm trước liền kề.
Nếu lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch được giao thì doanh nghiệp được trích một phần lợi nhuận tăng thêm, tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện bình quân của Bưu điện tỉnh Hà Giang để phân phối trực tiếp cho người lao động và dự phòng quỹ tiền lương cho năm sau. Trường hợp lợi nhuận giảm thì quỹ tiền lương cũng phải giảm.
Bưu điện tỉnh Hà Giang chủ động ký kết hợp đồng lao động, định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, đơn giá tiền lương, quy chế trả lương, nâng bậc lương, thực hiện chế độ tiền thưởng đối với người lao động. Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Giang có trách nhiệm giải quyết mọi chế độ đối với người lao động không có việc làm do tuyển dụng vượt quá yêu cầu hoặc do thay đổi sản xuất, kinh doanh từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp.
Chế độ tiền lương, tiền thưởng và trách nhiệm vật chất của Giám đốc doanh nghiệp theo nguyên tắc tiền lương, tiền thưởng phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì tiền lương của Giám đốc sẽ được tăng thêm, ngược lại nếu doanh nghiệp bị lỗ thì quỹ tiền lương của Giám đốc sẽ bị giảm trừ.
Hàng năm, căn cứ y êu cầu công tác quản lý, hội đồng nâng bậc lương của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thi nâng ngạch lương đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Thông tư số: 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 4/4/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước.
Căn cứ vào các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương thực hiện để xây dựng quy chế trả lương cho người lao động bảo đảm gắn tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị, cán bộ, cá nhân người lao động, khuyến khích tài năng, chống bình quân. Doanh nghiệp căn cứ vào hướng dẫn tại văn bản số: 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng quy chế trả lương áp dụng trong doanh nghiệp.
2. Các mục tiêu chủ yếu
Phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty giao, trong đó:
- Doanh thu Bưu chính - Viễn thông: 44 tỷ đồng
- Phát triển máy điện thoại: 3.500 máy
- Phát triển mới: 104 thuê bao Internet
- Tổng chi phí: 54.1 tỷ đồng
- Sản lượng một số dịch vụ cơ bản:
+ Bưu phẩm trong nước và quốc tế: 21.800 kg
+ Phát hành báo chí: 3.400 nghìn tờ, cuốn
+ Điện thoại nội hạt : 20 triệu phút
+ Điện thoại nội tỉnh: 8 triệu phút
+ Điện thoại liên tỉnh: 8 triệu phút
+ Điện thoại đi quốc tế: 7 nghìn phút
+ Điện thoại di động trong nước: 5.7 triệu phút
Củng cố nâng cấp mở rộng mạng truyền dẫn, chuyển mạch mạng ngoại vi đảm bảo sự an toàn vững chắc phục vụ cho công tác phát triển đa dạng các dịch vụ và phát triển điện thoại nông thôn. Tiếp tục hoàn thiện công tác, đổi mới tổ chức quản lý khai thác bưu chính viễn thông đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCNV, nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành của bộ máy quản lý đáp ứng nhu cầu đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh và công nghệ kỹ thuật của mạng lưới.
Xem xét sắp xếp lại định biên lao động cho các đơn vị tổ chức thi tuyển bổ sung đối với những chức danh còn thiếu theo đúng những quy chế đã ban hành giải quyết chế độ hưu trí tuyển dụng mới theo kế hoạch của Tổng công ty giao và Bưu điện tỉnh đã xây dựng.
Giữ vững ổn định mức thu nhập của cán bộ công nhân viên quan tâm cải thiện điều kiện môi trường làm việc và đời sống mọi mặt của người lao động thực hiện tốt chính sách xã hội của ngành với địa phương.
II - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Xây dựng các hệ số trả lương thông qua công tác phân tích công việc
Công việc là yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến tiền lương. Người lao động chỉ có thể làm tốt công việc khi họ hiểu được bản chất, yêu cầu của công việc. Để đánh giá độ phức tạp, giá trị thực sự của từng công việc cụ thể, mức độ hoàn thành, năng lực khả năng làm việc của mỗi người thì phải tiến hành phân tích công việc.
Phân tích công việc là định rõ tính chất và đặc điểm của công việc đó qua quan sát, theo dõi và nghiên cứu. Thông qua phân tích công việc ta có thể xác định được chính xác công việc phải làm nhiệm vụ bổn phận trách nhiệm, năng lực thực hiện công việc có hiệu quả và tiêu chuẩn của công việc và những đòi hỏi của công việc đối với những người công nhân để thực hiện có hiệu quả nhất công việc.
Để phản ánh đúng năng lực trách nhiệm của người lao động thì vấn đề đầu tiên đó là phải tiến hành phân tích công việc tuy nhiên, phân tích công việc không phải là việc đơn giản, nó tốn khá nhiều thời gian công sức. Nếu việc phân tích chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất và ngược lại nó sẽ kìm hãm hoặc gây khó khăn đến các hoạt động này.
Phân tích công việc ở Bưu điện tỉnh Hà Giang hiện nay chưa hợp lý, việc phân tích chưa sát, đã dẫn đến việc bố trí lao động và xác định hao phí lao động nhiều khi không chính xác, không đánh giá hết khả năng của người lao động, các hệ số khoảng cách giản còn có sự chênh lệch. Vì vậy khi phân tích công việc cần xây dựng được hai tài liệu cơ bản là mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc.
- Bản mô tả công việc là văn bản liệt kê các chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc, các điều kiện làm việc, yêu cầu kiểm tra, giám sát và các tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc. Bản mô tả cồng việc giúp hiểu được nội dung, yêu cầu của công việc và hiểu được quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc.
- Bản tiêu chuẩn công việc là văn bản liệt kê những yêu cầu về năng lực cá nhân như trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng khác và các đặc điểm cá nhân thích hợp nhất cho công việc. Bản tiêu chuẩn công việc giúp hiểu được Bưu điện tỉnh Hà Giang cần loại lao động như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất.
Ý nghĩa
Phân tích công việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm của công việc như các hành động nào cần được tiến hành thực hiện, thực hiện như thế nào và tại sao; các loại máy móc trang bị dụng cụ nào cần thiết khi thực hiện công việc; các mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp trong thực hiện công việc.v.v... Không biết phân tích công việc, nhà quản trị sẽ không tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp; không đánh giá được chính xác yêu cầu của các công việc, do đó không thể tuyển được đúng nhân viên cho đúng việc, không thể đánh giá được đúng năng lực thực hiện công việc của nhân viên và do đó không thể trả lương, kích thích họ kịp thời, chính xác.
Phân tích công việc là công cụ rất hữu hiệu giúp các tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang cần có sự cải tổ hoặc thay đổi về cơ cấu tổ chức, tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nội dung trình tự thực hiện phân tích công việc
Quá trình thực hiện phân tích công việc thường gồm các bước sau đây:
Bước 1: Xác định mục đích của phân tích công việc, từ đó xác định các hình thức thu nhập thông tin phân tích công việc hợp lý nhất.
Để có thể xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc được chính xác, cần thu thập được các loại thông tin sau đây trong phân tích công việc.
- Thông tin về các yếu tố của điều kiện làm việc như điều kiện tổ chức hoạt động của Bưu điện tỉnh Hà Giang, chế độ lương bổng, khen thưởng, tầm quan trọng của công việc trong Bưu điện tỉnh Hà Giang, các yếu tố của điều kiện vệ sinh lao động, sự cố gắng về thể lực, những rủi ro khó tránh, sự tiêu hao năng lượng trong quá trình làm việc .v.v...
- Thông tin về các hoạt động thực tế của nhân viên tiến hành tại nơi làm việc như các phương pháp làm việc, các mối quan hệ trong thực hiện công việc, cách thức làm việc với khách hàng, cách thức phối hợp hoạt động với các nhân viên khác, cách thức thu thập, xử lý các loại số liệu và cách thức làm việc với các loại máy móc, trang bị kỹ thuật.
- Thông tin về những phẩm chất mà nhân viên thực hiện công việc cần có như trình độ học vấn, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện công việc, tuổi đời, ngoại hình, sở thích, sức khoẻ, quan điểm, tham vọng, các đặc điểm cá nhân cần có khi thực hiện .v.v...
- Thông tin về các loại máy móc, thiết bị kỹ thuật tại nơi làm việc như số lượng, chủng loại, quy trình kỹ thuật và tính năng tác dụng của các trang bị kỹ thuật, cách thức sử dụng, bảo quản tại nơi làm việc.
- Thông tin về các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc đối với nhân viên, bao gồm cả các quy định về tiêu chuẩn hành vi và tiêu chuẩn kết quả thực hiện công việc.
Bước 2:
Thu thập các thông tin cơ bản có sẵn trên cơ sở của các sơ đồ tổ chức, các văn bản về mục đích, yêu cầu, chức năng quyền hạn của Bưu điện tỉnh Hà Giang và các bộ phận cơ cấu, hoặc sơ đồ quy trình công nghệ và bản mô tả công việc cũ (nếu có).
Bước 3:
Chọn lựa các phần việc đặc trưng, các điểm then chốt để thực hiện phân tích công việc nhằm làm giảm bớt thời gian và tiết kiệm hơn trong thực hiện phân tích các công việc tương tự nhau.
Bước 4:
Áp dụng các phương pháp khác nhau để thu nhập thông tin phân tích công việc. Tuỳ theo yêu cầu về mức độ chính xác và chi tiết của thông tin cần thu thập, tuỳ theo loại hình công việc và khả năng về tài chính của Bưu điện tỉnh Hà Giang có thể sử dụng một hoặc kết hợp các phương pháp thu thập thông tin phân tích công việc sau đây: phỏng vấn, bản câu hỏi và quan sát.
Bước 5: Kiểm tra, xác minh tính chính xác của thông tin.
Những thông tin thu thập để phân tích công việc cần được kiểm tra lại về mức độ chính xác và đầy đủ thông qua chính các nhân viên thực hiện công việc hoặc các vị lãnh đạo, có trách nhiệm giám sát thực hiện công việc đó.
Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc.
Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc
Bản mô tả công việc
Do đặc thù về quy mô, trình độ và cách thức tổ chức của Bưu điện tỉnh Hà Giang và do mục đích phân tích công việc khác nhau nên trong thực tế không có biểu mẫu thống nhất cho bản mô tả công việc. Tuy nhiên, các bản mô tả công việc thường có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nhận diện công việc gồm có: Tên công việc; mã số của công việc; cấp bậc công việc; nhân viên thực hiện công việc; cán bộ lãnh đạo; giám sát tình hình thực hiện công việc; mức tiền lương trả cho nhân viên thực hiện công việc; người thực hiện và người phê duyệt bản mô tả công việc.
- Tóm tắt công việc: mô tả tóm tắt thực chất đó là công việc gì.
- Các mối quan hệ trong thực hiện công việc: Nên ghi rõ mối quan hệ của người thực hiện công việc với những người khác ở trong và ngoài doanh nghiệp.
- Chức năng, trách nhiệm trong công việc: Nên liệt kê từng chức năng nhiệm vụ chính, sau đó nên giải thích các công việc cụ thể cần thực hiện trong nhiệm vụ, trách nhiệm chính đó.
- Quyền hành của người thực hiện công việc: Nên xác định rõ giới hạn hay phạm vi quyền hành trong các quyết định về mặt tài chính và nhân sự.
- Tiêu chuẩn mẫu trong đánh giá nhân viên thực hiện công việc: nên chỉ rõ người thực hiện công việc cần đạt được các tiêu chuẩn gì về số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc cần thực hiện trong ngày, doanh số bán hàng, mức tiêu hao nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm.v.v...
- Điều kiện làm việc: liệt kê điều kiện làm việc đặc biệt như làm 3 ca, thêm giờ, mức độ ô nhiễm, tiếng ồn, sự may rủi trong công việc .v.v...
Bản tiêu chuẩn công việc
Như đã trình bày ở trên, bản tiêu chuẩn công việc là văn bản liệt kê tất cả những yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên thực hiện công việc. Do các công việc rất đa dạng nên các yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên thực hiện công việc cũng rất đa dạng. Những yếu tố chính thường đề cập đến trong bản tiêu chuẩn công việc là:
+ Trình độ văn hoá, chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng khác có liên quan đến công việc.
+ Kinh nghiệm công tác.
+ Tuổi đời
+ Sức khoẻ
+ Hoàn cảnh gia đình
+ Các đặc điểm cá nhân có liên quan đến thực hiện công việc như tính trung thực, khả năng hoà đồng với mọi người, tham vọng, sở thích nguyện vọng cá nhân, v.v...
Khi tuyển chọn các nhân viên đã được đào tạo, những tiêu chuẩn trên có thể xác định thông qua nghiên cứu hồ sơ nhân viên, thông qua các cuộc trắc nghiệm và phỏng vấn. Tuy nhiên, vấn đề sẽ khó khăn hơn khi cần tuyển chọn nhân viên để đào tạo trước khi tuyển họ thành nhân viên chính thức. Trong trường hợp này, việc tuyển chọn nên thực hiện bằng cách dự đoán những đặc điểm cá nhân cần thiết để thực hiện công việc tốt như sự khéo léo, trí thông minh, mức độ nhạy cảm về tâm lý .v.v...
+ Tuyển các ứng cử viên có các tiêu chuẩn tương ứng.
+ Thực hiện chương trình đào tạo
+ Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sau đào tạo và tuyển chọn những học viên tốt nhất trong đào tạo.
+ Phân tích mối quan hệ giữa những đặc điểm yêu cầu đề ra ban đầu với thực tế thực hiện công việc của nhân viên. Từ đó rút ra kết luận cần thiết về những yêu cầu, tiêu chuẩn đối với học viên cho các khoá đào tạo sau.
2. Xây dựng và hoàn thiện định mức lao động
Bưu điện Hà giang có trách nhiệm xây dựng hoàn thiện hệ thống mức lao động để xác định kế hoạch lao động, tổ chức, sử dụng lao động, xác định đơn giá tiền lương và trả lương cho người lao động.
Việc xây dựng mức lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
-Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc và phù hợp với cấp bậc công nhân; bảo đảm cải thiện điều kiện làm việc, đổi mới kỹ thuật công nghệ và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
-Mức lao động quy định là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện mà không phải kéo dài quá thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Cán bộ định mức sau khi báo cáo lên lãnh đạo về công tác xây dựng mức và ký duyệt. Cán bộ tiền lương của Bưu điện tỉnh sẽ căn cứ vào công việc cụ thể để tính hệ số đơn giá tiền lương khoán sản phẩm.
Sau khi đưa mức vào áp dụng cán bộ định mức phải theo dõi xem mức đang áp dụng có chính xác, tiên tiến hay không để kịp thời thay đổi để rút ra kinh nghiệm cho công tác xây dựng mức sau này.
Mặc dù cách xây dựng mức này tốn nhiều thời gian và công sức nhưng chỉ có phương pháp này mới đảm bảo độ chính xác cao, mức xây dựng có căn cứ khoa học làm cơ sở để tính toán đơn giá chính xác xây dựng cấp bậc công việc hợp lý tạo ra sự công bằng chính xác trong trả lương. Tiền lương mà người lao động nhận được sẽ phù hợp với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra.
Như vậy với định mức lao động hợp lý sẽ đảm bảo cho Bưu điện tỉnh Hà Giang có được số lượng lao động phù hợp với kế hoạch sản xuất, tiết kiệm sức lao động, đảm bảo quỹ lương, hoàn thành kế hoạch sản xuất với hiệu quả cao, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Để khắc phục tình trạng hiện tại xây dựng mức tiên tiến, khoa học để trả lương cho người lao động sát với hiệu quả làm việc thì Bưu điện tỉnh cần phải:
- Xem xét đánh giá lại ưu, nhược điểm của các phương pháp định mức cũ, trên cơ sở đó điều chỉnh sửa đổi để phù hợp với điều kiện cụ thể, thực tế tại các tổ sản xuất.
- Xây dựng lại phương pháp định mức khác có căn cứ khoa học hơn dựa vào tình hình thực tế sản xuất ở các tổ đài, trạm, mức được xây dựng phải là mức lao động trung bình, tiên tiến.
Ngoài ra, Bưu điện cần phải tổ chức hợp lý hội đồng định mức. Theo em để đảm bảo có sự ăn khớp kết hợp hài hoà, phù hợp Bưu điện tỉnh nên tổ chức Hội đồng chuyên làm các công tác phân tích công việc, định mức lao động và xác định đơn giá. Thành viên của hội đồng phải là những người có trình độ, kinh nghiệm, có khả năng phân tích đánh giá và phải có đại diện các tổ sản xuất để đảm bảo tính chính xác, kết hợp với điều kiện thực tế để xây dựng mức thể hiện tính tiên tiến hiện thực của nó.
Định mức lao động không những là cơ sở của tổ chức lao động khoa học để kế hoạch hoá lao động tốt hơn khai thác và sử dụng hết tiềm năng lao động, tăng khả năng cạnh tranh do tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách tiết kiệm hao phí thời gian làm việc mà còn là cơ sở để đo lường hao phí lao động về mặt số lượng và chất lượng làm căn cứ để trả lương chính xác, công bằng và có hiệu quả.
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác định mức lao động tại Bưu điện Hà Giang em thấy rằng việc xây dựng mức ở đây là chưa đảm bảo tính tiên tiến, hiện thực chưa gắn với điều kiện môi trường lao động, nên việc nâng cao chất lượng của công tác định mức để công tác trả lương ngày càng hoàn thiện hơn là điều rất cần thiết.
3. Xác định giờ làm việc làm cơ sở thanh toán tiền lương, thường trực thêm giờ
Hình thức xác định giờ trước đây.
Xác định căn cứ trên bảng chấm công hàng tháng
Đối với công nhân Vi ba số được tổ chức làm 2 quá trình làm việc trong tháng, mỗi quá trình làm việc là 15 ngày (tháng có 30 ngày) 15,5 ngày (tháng có 31 ngày). Nếu tháng làm việc 15 ngày trên trạm thì thời gian làm việc được xác định
12 giờ x 15 = 180 giờ. So với giờ tiêu chuẩn thì thừa 24 giờ (180 -156)
Số giờ này được thanh toán làm thêm giờ và thường trực thêm giờ. Nếu người công nhân đó tháng nào cũng đi làm đủ thì thanh toán làm thêm giờ 16 giờ và thường trực thêm giờ 08 giờ bằng 2 ca trực mức: 7.500đ/ca (nếu người lao động không đồng ý thì bố trí nghỉ bù 01 ngày).
Đối với giao dịch bưu điện, tổng đài, trạm viba tại huyện lỵ - trung tâm: Căn cứ vào bảng phân ca hàng tháng để tổng hợp số giờ thực tế người lao động tham gia sản xuất. Giả sử giờ phân ca giao dịch bưu điện như sau:
Ca hành chính sáng từ: 7h30' - 11h30' (sáng) 4 giờ
Ca hành chính chiều: 13h30' - 17h (chiều) 3,5 giờ
Ca trưa 11h30 - 13h30' (trưa) 2 giờ
Ca tối 17h - 20h (21h) (tối) 3 (4) giờ
Bảng phân ca làm việc xác định tổng số giờ làm việc của từng người để so sánh với số giờ chuẩn của tháng đó xem có làm vượt giờ chuẩn hay không. Nếu vượt giờ chuẩn thì được thanh toán chế độ làm thêm giờ hoặc thanh toán theo chế độ thường trực thêm giờ.
Ví dụ 1:
Bà Lê Thị B trong tháng 3/2000 đã đi làm có số giờ như sau:
12 ca hành chính sáng x 04 giờ = 48 giờ
12 ca hành chính chiều x 3,5 giờ = 42 giờ
10 ca trưa x 2 giờ = 20 giờ
10 ca tối x 3 giờ = 30 giờ
Tổng số giờ làm việc là: = 140 giờ
Như vậy bà B còn nợ Nhà nước: 184 - 140 = 44 giờ làm bù vào tháng sau
Ví dụ 2:
Bà Nguyễn Thị A trong tháng 3/2000 đã đi làm:
20 ca hành chính sáng x 4 giờ = 80 giờ
20 ca hành chính chiều x 3,5 giờ = 70 giờ
15 ca trưa x 2 giờ = 30 giờ
15 ca tối x 3 giờ = 45 giờ
Tổng cộng: = 225 giờ
Như vậy bà Nguyễn Thị A làm vượt 225 giờ - 184 = 41 giờ
Được thanh toán: - 16 giờ làm thêm giờ - 15 giờ thường trực thêm giờ bằng 5 ca tối hoặc bằng 8 ca trưa mức 7.500đ/ca hoặc 6.000đ/ca tuỳ theo khối lượng công việc nhiều hay ít và thời gian thường trực.
Nhận xét: Giờ làm việc căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng chỉ khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ, đảm bảo ngày công, cũng như sự chồng chéo trong các ca sản xuất.
Không phản ánh được khối lượng công việc cũng như chất lượng lao động của người lao động.
Xác định giờ làm việc căn cứ vào thời gian như sau:
3.1. Bưu cục khu vực (BC 3) ki ốt
+ Giao dịch Bưu điện: Số giờ mở cửa trong tháng 14 giờ/ngày x 30 ngày = 420 giờ hoặc 450 giờ. Số người cần là 420 giờ: 220 giờ = 1,9 người hoặc 450 : 220 giờ = 2,05 người. Theo thông tư số: 04 thì thời gian làm việc và thường trực tối đa của lao động làm việc tại bưu cục 3 là 12 giờ/ngày. Bưu điện tỉnh áp dụng 10 giờ/ngày. (Những bưu cục phải giao, nhận thư ngoài giờ mở cửa giao dịch trước 7 giờ sáng cộng thêm 01 giờ/ngày). Nếu bố trí 01 người trả phụ cấp thường trực thêm giờ 8.000đ/ngày. Nếu bố trí 02 người thì đủ người theo định mức thời gian. Những bưu cục lớn khối lượng công việc nhiều, ca hành chính 2 người ngày mở cửa 23giờ x 30 ngày = 690 giờ/tháng. Số người là 690 : 220 = 3,14 người. Nếu bố trí 4 người là đủ số lao động cần thiết, trường hợp có khối lượng công việc rất nhiều được tính định biên lao động theo phương pháp 2. Bộ phận kỹ thuật: số giờ trực là 24 giờ x 30 ngày = 720 giờ/tháng. Số người là 720 : 220 = 3,27 người. Nếu bố trí 2 người thì thời gian làm việc và thường trực của 1 người là 720 : 2 = 360 giờ/tháng dư giờ là 140 giờ chia cho 30 ngày = 4,66 giờ/ngày. Thanh toán mức phụ cấp thường trực là 7.500đ/phiên trực. Nếu bố trí 3 người thì giờ làm việc và trực của 1 người là 720 giờ : 3 người = 240 giờ. Số giờ trực thừa có 1 người là 240 giờ - 220 giờ = 20 giờ. Bình quân ngày 20 : 30 = 0,66 giờ/người/ngày. Mức thanh toán thường trực thêm giờ là 4.500đ/phiên trực. Nếu đủ 4 người không thanh toán phụ cấp TTTG/LTG.
Trường hợp trong phiên trực ngoài giờ tiêu chuẩn (220 giờ) có khối lượng công việc nhiều thời gian tác nghiệp từ 4 giờ trở lên thì thanh toán chế độ làm thêm giờ.
3.2- Bưu cục trung tâm huyện
+ Giao dịch Bưu điện: Ca hành chính sáng và chiều ngày làm việc bố trí 2 giao dịch viên (không kể dịch vụ tiết kiệm Bưu điện) thì giờ mở cửa tính cho 1 người là 16 giờ. Ca trưa và tối và các ngày nghỉ trong tuần bố trí 1 người. Tổng giờ mở cửa tính cho 1 người là 22 giờ/ngày hoặc 23 giờ/ngày (nếu phải giao nhận thư vào buổi sáng/ngoài giờ mở cửa được cộng thêm 1 giờ/ngày, thời gian mở 1 tháng của những ngày làm việc là: 22 giờ \23 giờ x 22 ngày = 484 giờ\506 giờ/ tháng & thời gian mở cửa của những ngày nghỉ là 8 ngày x 14 giờ/15 giờ = 112 giờ/120 giờ. Tổng cộng giờ mở cửa 01 tháng là 596 giờ/626 giờ. Số người cần là 596 : 176 = 3,39 người. Nếu có 3 GDV thì thời gian làm việc bình quân là 596 : 3 = 198,67 giờ/người/208,67 giờ/người, từ đó xác định giờ phải thanh toán của tổ. Nếu có 4 GDV thì bình quân giờ làm việc của 1 người là: 149/156,5 giờ so với giờ chuẩn của 45 GDV này thiếu giờ. Tương tự như trên tính toán cho các trung tâm bố trí lao động ca HC và ca trưa tối khác nhau.
+ Tổ kỹ thuật bưu điện huyện (gồm nội đài, dây máy...)
Giờ trực 1 ngày là 24 giờ. Ca hành chính sáng và chiều bố trí 3 người; trong đó 01 người trực tổng đài, 02 người trực dây máy. Ngày nghỉ bố trí 2 người (01 dây máy, 01 tổng đài). Số giờ của tổ được xác định như sau:
* (24 giờ + 16 giờ) x 22 ngày = 880 giờ.
* (24 giờ + 8 giờ) x 8 ngày = 256 giờ.
Cộng = 1.136 giờ/tháng
Số người cần là: 1136 : 176 = 6,45 người
- Nếu tổ có 5 người thì giờ bình quân là: 227 giờ/người/tháng. So với giờ chuẩn dư 51 giờ, bình quân 1 ngày là 1,7 giờ/ngày. Mức thanh toán PC thường trực thêm giờ là 6.000đ/ phiên.
- Nếu tổ có 6 người thì giờ dư bình quân là 0,43 giờ/ngày. Mức thanh toán PC thường trực thêm giờ là 4.500đ/phiên trực. Nếu đủ 7 người thì không thanh toán PC TTTG/LTG.
+ CN Vi ba: Tổng Công ty số giờ trực là: 24 giờ x 30 ngày = 720 giờ/tháng.
Số người cần là 720 : 156 = 4,62 người. Nếu bố trí 5 người thì đủ điều kiệm trạm giải quyết nghỉ phép năm. Nếu trạm có 4 người thì thời gian trực và làm việc dư là 24 giờ/người/tháng. Mức thanh toán PC thường trực thêm giờ là 4.500đ/người/ngày.
+ CN vận chuyển BĐ:
Đối với hộ tống viên căn cứ vào hành trình đường trên tuyến đường để xác định thời gian làm việc theo thông tư số 07.
Đối với bưu tá căn cứ vào hành trình đường thư, khối lượng BP-BK-BC và thời gian phát để xác định thời gian làm việc cho từng đường thư. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tổ chức khảo sát đường thư từ đó hình thành mạng đường thư huyện, thị đường nội thị tính 25 - 30km/giờ đi bằng phương tiện xe máy. Đường huyện xã tính 20-25km/giờ.
+ CN khai thác BC-PHBC:
Căn cứ vào khối lượng để xác định thời gian hoàn thành khối lượng trong tháng/năm hoặc căn cứ vào lĩnh vực nghiệp vụ để xác định NV ghi số KT phổ thông - KT báo chí - ĐCT và TCT...
* Các bộ phận khác đều có thể xác định tương tự như trên. Tuy nhiên chưa tính toán đến các ngày nghỉ, lễ, tết và nghỉ phép hàng năm.
Ý nghĩa của việc cải tiến:
Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, mặt khác vẫn đảm bảo lợi ích của người lao động cũng như lợi ích của doanh nghiệp.
Tránh được việc sử dụng lãng phí nguồn nhân lực
Từ đó có thể định biên lại lực lượng lao động tạo cho việc bố trí sắp xếp lao động đảm bảo cân đối về quỹ thời gian.
4. Đối với cán bộ nghiệp vụ có năng lực bổ sung thêm quỹ thưởng hoàn thành công việc
Đối với cán bộ nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị trực thuộc bưu điện tỉnh có thể quy định như sau:
Cán bộ có trình độ trung cấp hiện đang làm việc đúng bằng cấp đã học
Cán bộ có trình độ đại học hiện đang làm việc đúng bằng cấp.
Ngoài hệ số cân đối chung hàng tháng ta có thể bổ sung thêm hệ số khuyến khích là 0,15 với trình độ đại học và 0,1 với trình độ trung cấp để động viên họ phát huy hơn nữa năng lực của mình trong công tác.
Ngoài ra bưu điện tỉnh Hà giang có thể duy trì quỹ khuyến khích lao động công tác sáng tạo để có thể hàng tháng xét duyệt những cán bộ nào trong tháng có những sáng kiến đem lại lợi ích cho bưu điện tỉnh thì có nguồn kinh phí để động viên khuyến khích kịp thời tạo động lực thúc đẩy cho tất cả các CBCNV phát huy năng lực để làm việc. Ta dễ dàng nhận thấy khi có biện pháp cải tiến hình thức thanh toán lương cho CBCNV khối gián tiếp tiền lương phản ánh tương đối chính xác sức lao động của mọi người đóng góp cho bưu điện tỉnh, tiền lương đã được phân phối tương đối công bằng và hợp lý giữa các bộ phận làm nghiệp vụ và lao động mang tính chất phổ thông. Nếu thực hiện được biện pháp này Bưu điện tỉnh sẽ động viên được tính năng động của đội ngũ kỹ sư, cán bộ trẻ đem hết năng lực ra phục vụ cho bưu điện tỉnh. Mắt khác đội ngũ cán bộ quản lý cũng rất thoải mái dễ dàng chấp nhận biện pháp trả lương này. Mặt khác với hình thức trả lương này sẽ khuyến khích CBCNV luôn luôn phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao từ đó sẽ giúp cho công tác sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, để thực hiện được biện pháp này Bưu điện tỉnh cần phải có những bước đột pháp lớn vì khi thay đổi hình thức trả lương sẽ tác động trực tiếp vào quyền lợi người lao động. Nếu không giải quyết được hợp lý sẽ có t ác động rất xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh. Người lao động sẽ chán nản vì tiền lương của họ lại thấp đi trong khi đó công việc của họ vẫn phải đảm nhiệm.
5. Đưa thêm mức phụ cấp bằng cấp vào tiền lương
Để đảm bảo tính công bằng hơn nữa trong công tác thanh toán tiền lương cho người lao động, em xin đề xuất một phương án trả lương nữa đó là việc đưa thêm mức phụ cấp đối với CBNCV có thêm bằng Thạc sỹ, Đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, vi tính vào trong tiền lương.
Tính ổn định trong phụ cấp bằng cấp còn được thể hiện thông qua tính tất yếu trong quá trình trả lương cho người lao động đó là nâng cao hơn nữa phần mềm trong thu nhập của người lao động. Như chúng ta đã biết, thu nhập của người lao động hiện nay thường có hai phần cơ bản: Phần cố định (phần cứng) và phần linh động (phần mềm). Phần cứng được trả cố định hàng tháng mặc dù đơn vị có sản xuất kinh doanh thua lỗ thì vẫn phải trả lương cho người lao động phần cố định này; còn nếu đơn vị sản xuất kinh doanh có lợi nhuận thì người lao động được nhận thêm phần tiền thưởng và nhiều loại thu nhập khác, phần tăng thêm này gọi là phần mềm. Chính vì vậy, nếu phần mềm của thu nhập cao hơn sẽ khiến tâm lý người lao động ổn định hơn, làm cơ sở tốt hơn cho việc nâng cao mức sống cho người lao động.
Bằng việc đưa hệ số phụ cấp bằng cấp vào quỹ lương sẽ giúp Bưu điện tỉnh Hà giang quản lý được chặt chẽ lao động trong tổ chức của mình, đặc biệt là công tác tổ chức tiền lương, hoạch định kế hoạch đào tào nguồn nhân lực có trình độ kiến thức vững vàng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nếu ý tưởng này được xem xét đưa vào sử dụng trong việc quản lý lao động và thanh toàn lương trong Bưu điện tỉnh Hà Giang và những tổ chức quan tâm thì nó sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn.
KẾT LUẬN
Công tác tổ chức trả lương, trả thưởng là một vấn đề có tính hai mặt đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Nếu tổ chức tốt công bằng sẽ là bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, ngược lại nếu trả thiếu công bằng, chính xác sẽ nảy sinh ra những mâu thuẫn, những sự phá hoại ngầm gây ra hậu quả không lường cho cả doanh nghiệp và xã hội.
Đối với doanh nghiệp, một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là phải thường xuyên theo dõi đánh giá công tác phân phối tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp mình, qua đó có sự điều chỉnh cho thoả đáng hợp lý.
Với sự cố gắng học hỏi, trên cơ sở lý luận, nghiên cứu cụ thể hoá những kiến thức đã được học để tìm hiểu thu nhập thông tin, phân tích thực trạng nhằm góp phần hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng ở Bưu điện tỉnh Hà Giang. Em xin có một vài ý kiến đóng góp, góp phần giải quyết những vấn đề thiếu sót còn tồn tại cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định của nhà nước. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và đang trong quá trình tìm tòi học hỏi để nâng cao kiến thức, các giải pháp em đưa ra còn xuất phát từ ý chủ quan của bản thân, có những phần nào thiếu sót em rất mong nhận được sự góp ý, sửa chữa của thầy cô và các anh chị trong Bưu điện tỉnh Hà Giang và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này mang tính thực tế hơn.
Phụ lục
Định mức thời gian cho các loại công việc
BẢNG ĐỊNH MỨC THỜI GIAN NHẬN, PHÁT CÁC SẢN PHẨM
BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG
Số TT
Danh mục định mức
Đơn vị tính
Định mức thời gian (giây, phút)
Cấp bậc yêu cầu bình quân
A
Nhận gửi các sản phẩm Bưu chính - Viễn thông tại giao dịch
1
Nhận gửi thư chuyển tiền
Cái
8’00”
3.5/5
2
Nhận gửi điện chuyển tiền
Cái
8’33”
3.5/5
3
Nhận gửi chuyển tiền nhanh
Cái
11’48”
3.5/5
4
Nhận gửi bưu phẩm ghi số trong nước
Cái
5’46”
3.1/5
5
Nhận gửi bưu phẩm ghi số nước ngoài
Cái
6’03”
3.1/5
6
Nhận gửi bưu kiện trong nước
Cái
10’50”
3.1/5
7
Nhận gửi bưu kiện ngoài nước
Cái
3’04”
2.6/5
8
Nhận gửi ấn phẩm ngoài nước
Cái
3’54”
2.6/5
9
Nhận thư công ghi nợ
Cái
1’25”
3/5
10
Nhận đặt mua báo chí trong nước
Tờ HĐ
13’39”
3.2/5
11
Nhận đặt mua báo chí ngoài nước
Tờ HĐ
11’52”
3.2/5
12
Nhận đặt hộp thư thuê bao
Hộp
45’13”
3/5
13
Nhận gửi điện hoa
Bức
11’45”
3.1/5
14
Bán tem máy
Cái
0’35”
2.3/5
15
Bán tem in sẵn, bì thư báo lẻ
Cái
0’26”
2/5
16
Nhận đàm thoại
Cuộc
2’31”
3/5
17
Nhận gửi điện báo công nợ
Bức
11’46”
3.1/5
18
Nhận gửi điện báo tiền mặt
Bức
8’52”
3.1/5
19
Nhận gửi fax
Bức
12’06”
3.3/5
20
Bán tem chơi
Cái
2’22”
2/5
21
Thu cước thuê bao trên máy vi tính
Tờ HĐ
1’36”
3.4/5
22
Thu cước thuê bao thủ công
Tờ HĐ
3’15”
2.4/5
23
Nhận gửi học phẩm người mù
Cái
5’52”
2.7/5
B
Phát sản phẩm BC-VT tại giao dịch
1
Phát thư chuyển tiền
Cái
12’31”
3.5/5
2
Phát điện chuyển tiền
Cái
15’13”
3.5/5
3
Phát chuyển tiền nhanh
Cái
19’47”
3.5/5
4
Phát ghi số trong nước
Cái
8’12”
3.1/5
5
Phát ghi số nước ngoài
Cái
9’44”
3.1/5
6
Phát bưu kiện trong nước
Cái
8’21”
3.1/5
7
Phát bưu kiện nước ngoài
Cái
9’54”
3.2/5
8
Phát ấn phẩm trong nước
Cái
1’39”
2.6/5
9
Phát ấn phẩm nước ngoài
Cái
1’42”
2.6/5
10
Phát học phẩm người mù
Cái
7’00”
2.7/5
11
Phát fax
Bức
7’04”
3.3/5
12
Phát chuyển tiền quốc tế
Cái
14’14”
3.5/5
BẢNG ĐỊNH MỨC THỜI GIAN BẢO DƯỠNG, XỬ LÝ
CÁP ĐỒNG NỘI HẠT
STT
Danh mục định mức
Đơn VT
Định mức thời gian(giây, phút)
Cấp bậc yêu cầu bình quân
1
Đo thử toàn trình cáp
Đôi dây thuê bao trong cáp
20
4.5
2
H àn vá, cột nứt, vỡ
Cột
20
3.5
3
Chỉnh cột xiêu
Cột
290
4
4
Thay cột gãy
Cột
1.970
4.5
5
Bảo dưỡng dây co, cột chống
Cột
90
4
6
Thay cột chống bị hỏng
Cột
300
4
7
Xây lại ụ cột
Cột
40
2
8
Phát cây trên tuyến cáp treo
Điểm
60
3.5
9
Củng cố dây tiếp đất của cáp treo
Cái
20
4
10
Thay biển số cáp treo
Cái
5
3
11
Sơn lại cột sắt
Cái
90
4
12
Bảo dưỡng hộp cáp
Cái
60
5
13
Thay hộp cáp
Cái
340
5
14
Sơn lại tủ cáp
Cái
60
3
15
Bảo dưỡng măng sông
Cái
45
5.2
BẢNG ĐỊNH MỨCTHỜI GIAN BẢO DƯỠNG,
XỬ LÝ DÂY-THUÊ BAO
Số TT
Danh mục định mức
Đơn vị tính
Định mức thời gian (phút)
Cấp bậc yêu cầu bình quân
I
Xử lý hư hỏng
1
Trường hợp hỏng cáp chính
Phút/ lần
79
4
2
Trường hợp hỏng cáp phối
Phút/ lần
93
4
3
Trường hợp hỏng dây thuê bao
Phút/ lần
112
3.5
4
Trường hợp phải thay dây thuê bao
Phút/ lần
188
3.5
5
Trường hợp hỏng máy điện thoại
Phút/ lần
102
3
6
Trường hợp hỏng do thuê bao
Phút/ lần
66
3
II
Bảo dưỡng dây thuê bao
Đôi dây
144
3.5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị kinh doanh:
GS-TS Nguyễn Đình Phan (Chủ biên)
Nhà xuất bản chính trị quốc gia
2. Kinh tế và tổ chức quản lý trong doanh nghiệp
Nhà xuất bản thống kê
3. Quản trị nhân lực PGS-TS Phạm Đức Thành
Nhà xuất bản giáo dục năm 1995
4. Kinh tế và quản lý công nghiệp
Nhà xuất bản giáo dục 1997
5. Tài liệu hướng dẫn cách trả lương cho người lao động.
Nhà xuất bản Thương binh - lao động và xã hội 1992
6. Tài liệu hướng dẫn học sinh quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Khoa kinh tế quản lý trường đại học bách khoa Hà Nội
7. Quản trị kinh doanh Bưu chính - Viễn thông
Nhà xuất bản bưu điện.
Môc lôc
Nội dung
Trang
Chương I. Thực trạng công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang
2
I. Giới thiệu khái quát Bưu điện tỉnh Hà Giang
2
1. Quá trình hình thành và phát triển
2
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong mấy năm gần đây
3
II. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang
6
1. Hình thức pháp lý
6
2. Đội ngũ lao động
6
3. Cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Hà Giang
8
III. Chế độ tiền lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang
18
1. Chế độ tiền lương cấp bậc
18
2. Chế độ tiền lương chức danh
25
IV. Thực trạng công tác trả lương cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Hà Giang
28
1. Các nguyên tắc và các yêu cầu
28
2. Đối tượng trả lương
32
3. Xác định tiền lương chính sách cho người lao động
32
4. Xác định tiền lương khoán cho người lao động
34
5. Đánh giá chung công tác trả lương.
40
V. Tiền thưởng tại Bưu điện tỉnh Hà Giang
42
1. Các hình thức thưởng
42
2. Các nguồn hình thành quỹ tiền thưởng
43
3. Đánh giá chung về công tác tiền lương
44
Chương II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang
45
I. Định hướng phát triển Bưu điện tỉnh Hà Giang
45
1. Định hướng chung
45
2. Các mục tiêu chủ yếu
46
II. Một số giải pháp chủ yếu
47
1. Xây dựng các hệ số trả lương thông qua công tác phân tích công việc
47
2. Xây dựng định mức lao động
52
3.Xác định giờ làm việc làm cơ sở thanh toán tiền lương thường trực thêm giờ
54
4. Đối với cán bộ nghiệp vụ có năng lực bổ sung thêm quỹ tiền thưởng hoàn thành công việc
59
6. Đưa thêm mức phụ cấp bằng cấp vào tiền lương
60
Kết luận
Tài liệu tham khảo
66
B¶NG KÕT CÊU CñA LUËN V¡N
Nội dung
Trang
Chương I. Thực trạng công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang
2
I. Giới thiệu khái quát Bưu điện tỉnh Hà Giang
2
II. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang
6
1. Hình thức pháp lý, loại hình sản xuất kinh doanh
6
2. Đội ngũ lao động
6
3. Cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Hà Giang
8
III. Chế độ tiền lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang
18
1. Chế độ tiền lương cấp bậc
18
2. Chế độ tiền lương chức danh
25
IV. Thực trạng công tác trả lương cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Hà Giang
28
1. Các nguyên tắc và các yêu cầu
28
2. Đối tượng trả lương
32
3. Xác định tiền lương chính sách cho người lao động
32
4. Xác định tiền lương khoán cho người lao động
34
5. Đánh giá chung công tác trả lương.
40
V. Tiền thưởng tại Bưu điện tỉnh Hà Giang
42
Chương II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang
45
I. Định hướng phát triển Bưu điện tỉnh Hà Giang
45
1. Định hướng chung
45
2. Các mục tiêu chủ yếu
46
II. Một số giải pháp chủ yếu
47
1. Xây dựng các hệ số trả lương thông qua công tác phân tích công việc
47
2. Xây dựng định mức lao động
52
3.Xác định giờ làm việc làm cơ sở thanh toán tiền lương thường trực thêm giờ
54
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Bu ®iÖn tØnh Hµ Giang
Phßng
BC-VT-TH
Tæ BC
Tæ VT
Tæ BC
Tæ VT
Tæ BC
Tæ VT
C«ng ty
®iÖn b¸o - ®iÖn tho¹i Hµ Giang
C¸c bu ®iÖn huyÖn, thÞ x·
-Phßng kü thuËt
- Phßng kÕ to¸n TK-TC
- Phßng kÕ ho¹ch
- Phßng tæ chøc H. chÝnh
Trung t©m b¶o dìng øng cøu th«ng tin
Trung t©m ch¨m sãc kh¸ch hµng
§µi viÔn th«ng
Tæ qu¶n lý
Tr¹m
viÔn th«ng
Phßng
kÕ to¸n
TK- TC
Phßng K.ho¹ch §.t XDCB
Phßng
TCCB-L§
Phßng
HC-QT
Tæ C.viªn Tæng hîp
Tæ s¶n xuÊt
Bu côc kièt
§¹i lý ®iÓm B§VH x·
Quan hÖ trùc tuyÕn
Quan hÖ chøc n¨ng
BẢNG LƯƠNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
Đơn vị tính: 1000 đồng
Nhóm mức lương
Bậc lương
I
II
III
IV
V
VI
VII
Nhóm I
-Hệ số
1,35
1,47
1,62
1,78
2,18
2,67
3,28
-Mức lương thực hiện từ 01/01/2001
283,5
308,7
340,2
373,8
457,8
560,7
688,8
Nhóm II
-Hệ số
1,47
1,64
1,83
2,04
2,49
3,05
3,73
-Mức lương thực hiện từ 01/01/2001
308,7
344,4
384,3
384,3
522,9
640,5
783,3
BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC BC – VT
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chức danh
Hệ số, mức lương
I
II
III
IV
V
1. Vận chuyển bưu chính - Hệ số
1,28
1,53
1,82
2,16
2,56
- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001
268,8
321,3
382,2
453,6
537,6
2. Khai thác bưu chính và PHBC - Hệ số
1,40
1,65
1,95
2,36
2,92
- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001
294,0
346,5
409,5
495,6
613,2
3. Khai thác điện thoại, giao dịch cấp I.
- Hệ số
1,79
2,04
2,40
2,87
3,45
- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp II
375,9
428,4
504,0
602,7
724,5
- Hệ số
1,57
1,82
2,15
2,56
3,07
- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp III
329,7
382,2
451,5
537,6
644,7
4. Khai thác phi thoại, giao dịch cấp I
- Hệ số
1,79
2,04
2,40
2,87
3,45
- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp II
375,9
428,4
504,0
602,7
724,5
- Hệ số
1,57
1,82
2,15
2,56
3,07
- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp III
329,7
382,2
451,5
537,6
644,7
5. Kiểm soát viên doanh thác cấp I
- Hệ số
2,16
2,41
2,75
3,19
3,73
- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp II
453,6
506,4
577,5
669,9
783,3
- Hệ số
1,79
2,04
2,37
2,78
3,28
- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp III
375,9
428,4
497,7
583,8
688,8
6. Kiểm soát viên kỹ thuật
- Hệ số
2,30
2,60
3,01
3,53
4,17
- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp II
483,0
546,0
632,1
741,3
875,7
- Hệ số
1,92
2,22
2,62
3,12
3,73
- Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 cấp III
403,2
466,2
550,2
655,2
783,3
BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP BC-VT
Hạng doanh nghiệp
Chức danh
Hệ số, mức lương
Đặc biệt
I
II
III
IV
1. Giám đốc
- Hệ số
6,72-
5,72
4,98-
4,32-
3,66-
7,06
6,03
5,26
4,60
3,94
Mức lương thực hiện từ 01/01/2001
1411,2-
1201,2-
1045,8-
907,2-
768,6-
1482,6
1266,3
1104,6
966,0
827,4
2. Phó Giám đốc và kế toán trưởng
- Hệ số
6,03-
4,98-
4,32-
3,66-
3.04-
6,34
5,26
4,60
3,94
3.28
Mức lương thực hiện từ 01/01/2001
1266,3-
1045,8
907,2-
768,6-
638,4-
1331,4
1104,6
966,0
827,4
688,8
HÖ thèng c¸c gi¶I ph¸p
1. Xây dựng các hệ số trả lương thông qua công tác phân tích công việc
- C«ng viÖc lµ yÕu tè quyÕt ®Þnh vµ ¶nh hëng ®Õn tiÒn l¬ng.
-Ph©n tÝch c«ng viÖc ®Ó tõ ®ã ®¸nh gi¸ ®é phøc t¹p, gi¸ trÞ thùc sù cña tõng c«ng viÖc cô thÓ,
- X¸c ®Þnh c«ng viÖc ph¶i lµm, nhiÖm vô bæn phËn tr¸ch nhiÖm, n¨ng lùc thùc hiÖn c«ng viÖc.
-Th«ng qua ph©n tÝch c«ng viÖc sÏ ph¸n ¸nh ®óng n¨ng lùc tr¸ch nhiÖm cña ngêi lao ®éng.
2. Xây dựng vµ hoàn thiÖn định mức lao động
- Bu ®iÖn Hµ Giang cã tr¸ch nhiÖm x©y dùng ®Þnh møc míi, ®iÒu chØnh hoµn thiÖn ®Þnh møc ®· cã ®Ó x¸c ®Þnh kÕ ho¹ch lao ®éng, tæ chøc, sö dông lao ®éng, x¸c ®Þnh ®¬n gi¸ tiÒn l¬ng cho ngêi lao ®éng
3.Xác định giờ làm việc làm cơ sở thanh toán tiền lương thường trực thêm giờ
- X¸c ®Þnh giê lµm viÖc c¨n cø vµo thêi gian.
ý nghÜa:
N©ng cao n¨ng xuÊt lao ®éng, hiÖu qu¶ kinh doanh
§¶m b¶o lîi Ých cña ngêi lao ®éng, lîi Ých doanh nghiÖp
4. Đối với cán bộ nghiệp vụ có năng lực bổ sung thêm quỹ tiền thưởng hoàn thành công việc
-C¸n bé cã tr×nh ®é trung cÊp hiÖn ®ang lµm viÖc ®óng b»ng ®¹i häc
-C¸n bé ®¹i häc cã tr×nh ®é ®¹i häc hiÖn ®ang lµm viÖc ®óng b»ng cÊp
5. Đưa thêm mức phụ cấp bằng cấp vào tiền lương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1755.doc