Luận văn Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội

Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây lắp. Vì thế, nguyên vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty, bởi chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh. Ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến công tác kế toán nói chung và công tác quản lý cũng như phương pháp kế toán nguyên vật liệu nói riêng nhằm đem lại kết quả sản xuất kinh doanh cao cho Công ty. Có thể nói đây là nhiệm vụ được nhiều phòng ban trong Công ty cùng đảm nhiệm chứ không phải của riêng Phòng Kế toán tài vụ. Xuất phát từ những nhận thức rất đúng đắn và kịp thời như vậy nên kết quả kinh doanh của Công ty không ngừng gia tăng qua các năm. Kết quả đó đã chứng tỏ hướng đi mà Công ty lựa chọn là đúng đắn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý và kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vẫn còn một số tồn tại mà Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu để khắc phục trong thời gian tới. Sau một thời gian thực tập, được tìm hiểu thực tế hoạt động kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng tại Công ty, em đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến, hy vọng có thể góp một phần nhỏ trong quá trình hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu của Công ty. Song do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ kế toán phòng Kế toán tài vụ Công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trương Anh Dũng cùng tập thể cán bộ phòng Kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

doc107 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 15.000 15.005 6 162 7/10 Xuất-F5 7/10 5.005 10.000 7 169 8/10 Xuất-F5 8/10 8.000 2.000 8 175 9/10 Xuất-F5 9/10 2.000 - Cộng 28.805 28.805 - Dư cuối tháng - Ngoài ra, còn một số chứng từ như Biên bản kiểm nghiệm vật tư, Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, Biên bản kiểm kê vật tư, Công ty không sử dụng. Bởi thực tế, Công ty không dự trữ nguyên vật liệu trong kho, dùng đến đâu thì mua đến đó. Do vậy, thời gian nguyên vật liệu tồn kho là rất ngắn và Công ty không tiến hành kiểm kê. Đối với Biên bản kiểm nghiệm vật tư, do đặc điểm của nguyên vật liệu không phải là những nguyên vật liệu quý hiếm nên để đơn giản Công ty chỉ cử cán bộ vật tư kiểm tra số lượng và quy cách phẩm chất của vật tư trước khi nhập kho mà không lập thành Biên bản. 2.2.3.2. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội, nguyên vật liệu được hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Việc này được thực hiện dưới Xí nghiệp, Công ty chỉ tập hợp chứng từ và tổ chức hạch toán tổng hợp. Khi trúng thầu công trình, Công ty giao khoán cho một Xí nghiệp thi công theo giá thành kế hoạch. Trên cơ sở dự toán vật tư dự trù phải sử dụng, Xí nghiệp tiến hành tổ chức thu mua vật tư và xuất cho thi công. Việc này được giao cho một cán bộ vật tư chuyên trách. Tại kho, hàng ngày, thủ kho lập phiếu và ký vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, căn cứ vào các phiếu này để ghi Thẻ kho. Thẻ kho được mở theo từng danh điểm nguyên vật liệu trong từng kho. Để cụ thể hơn, em xin lấy ví dụ Công trình nhà F5 Yên Hòa do Xí nghiệp 5 tổ chức thi công trong quý 4 năm 2005. Tại kho F5 - Yên Hòa của Xí nghiệp 5, trên cơ sở các phiếu nhập, xuất vật tư, hàng ngày, thủ kho ghi số lượng nhập xuất tồn vào Thẻ kho. Như vậy, Thẻ kho chỉ theo dõi về mặt số lượng của nguyên vật liệu. PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số: 01 – VT Ngày 20 tháng 11 năm 2005 Theo QĐ 1141 – TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Số : 183 Nợ : ………. Có : ………. Họ tên người giao hàng: Chị Thu Theo hóa đơn Số 0081073 ngày 20 tháng 11 năm 2005 của Công ty TNHH Quang Linh Nhập tại kho: F5 Yên Hoà STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hóa) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Cát vàng m3 72 72 67.000 4.824.000 2 Cát đen m3 72 72 33.000 2.376.000 Cộng 7.200.000 Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Bảy triệu hai trăm nghìn đồng chẵn Nhập, ngày 20 tháng 11 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Phụ trách cung tiêu (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số: 02 – VT Ngày 20 tháng 11 năm 2005 Theo QĐ 1141 – TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Số : 327 Nợ : ………. Có : ………. Họ tên người nhận hàng: Giang Địa chỉ (bộ phận):……Tổ lao động Lý do xuất kho: Đổ con kê Xuất tại kho: F5 Yên Hoà STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hóa) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Xi măng Kg 200 200 681,6 136.320 Cộng 136.320 Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Một trăm ba mươi sáu nghìn ba trăm đồng chẵn. Xuất, ngày 20 tháng 11 năm 2005 Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên) Phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên) Người nhận (ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) THẺ KHO Kho: XN5 - F5 Yên Hòa Vật tư: Xi măng Đơn vị tính: Kg Từ ngày 01/11/2005 đến ngày 30/11/2005 TT Chứng từ Diễn giải Ngày N-X Số lượng Ký xác nhận của KT SH NT N X T 1/11 Tồn đầu - 1 190 2/11 Nhập-Phú Lương 2/11 10.000 10.000 2 201 3/11 Xuất-F5 3/11 900 9.100 3 242 6/11 Xuất-F5 6/11 750 8.350 4 256 10/11 Xuất-F5 10/11 600 7.750 … 14 230 15/11 Nhập-Phú Lương 15/11 9.000 9.200 15 287 15/11 Xuất-F5 15/11 950 8.250 16 291 16/11 Xuất-F5 16/11 400 7.850 … 21 327 20/11 Xuất-F5 20/11 200 3.100 22 254 20/11 Nhập-Phú Lương 20/11 9.000 12.100 … Cộng 28.000 28.000 0 Dư cuối - Tại Xí nghiệp: kế toán của Xí nghiệp chỉ mở “ Sổ đối chiếu luân chuyển vật tư ” theo từng kho. Cuối tháng, từ các phiếu nhập kho, kế toán Xí nghiệp lập “ Bảng tổng hợp nhập vật tư ”; từ các phiếu xuất kho lập “ Bảng tổng hợp xuất vật tư ”, dựa vào các bảng kê này và các phiếu nhập, xuất, ghi vào “ Sổ luân chuyển vật tư ”. Tại Xí nghiệp 5, kho F5 - Yên Hòa, các Bảng tổng hợp và “Sổ đối chiếu luân chuyển” cho kho F5 - Yên Hòa được mở như sau: Qua các bảng tổng hợp trên ta thấy, trong quý 4/2005 công trình nhà F5 Yên Hoà không hề có tồn kho. Đây là một trường hợp đặc biệt. Các công trình khác vẫn có tồn kho tại thời điểm cuối tháng khi lập các Bảng tổng hợp. Khi nhận được thẻ kho kế toán Xí nghiệp tiến hành đối chiếu tổng lượng nhập, xuất của từng thẻ kho với “ Sổ luân chuyển vật tư ”, đồng thời từ “ Sổ luân chuyển vật tư ” lập “ Bảng tổng hợp vật tư ” (Bảng tổng hợp nhập xuất tồn). Bảng này được lập vào cuối quý. Bảng tổng hợp vật tư của kho F5 - Yên Hòa trong quý 4 năm 2005 được trình bày như sau: Cuối quý, các phiếu nhập, xuất và các Bảng tổng hợp vật tư của các Xí nghiệp được gửi lên phòng Kế toán tài vụ Công ty. Kế toán vật tư sẽ tiếp nhận và kiểm tra, đối chiếu với Kế toán thanh toán phần nguyên vật liệu mua chưa trả tiền. Sau đó, Kế toán vật tư tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính. Tuy nhiên, do số lượng các nghiệp vụ nhập, xuất nguyên vật liệu của một Xí nghiệp cũng như của Công ty là rất lớn nên việc nhập số liệu vào máy tính sẽ theo số liệu tổng hợp trên Bảng tổng hợp vật tư cuối quý. Và như vậy, chứng từ gốc không được nhập vào máy mà được lưu giữ bên ngoài theo từng tháng, từng quý và riêng cho từng Xí nghiệp, từng công trình. Do đó, trong các sổ tổng hợp của Công ty, cột số hiệu chứng từ được ghi theo tên của các Xí nghiệp để thuận lợi khi tìm chứng từ gốc; còn cột ngày tháng thực tế là ngày tháng ghi sổ chứ không phải ngày tháng trên chứng từ gốc. Như vậy, hạch toán chi tiết theo phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển giúp giảm nhẹ được khối lượng ghi chép của kế toán, nhưng vì dồn công việc ghi sổ, kiểm tra, đối chiếu vào cuối kỳ, nên trong trường hợp số lượng chứng từ nhập, xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu khá nhiều thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn và làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác. Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được thể hiện qua sơ đồ sau: Sổ đối chiếu luân chuyển Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Bảng tổng hợp nhập vật tư Sổ kế toán tổng hợp về vật tư Bảng tổng hợp xuất vật tư Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư Thẻ kho Sơ đồ 15: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội . Trình tự nhập dữ liệu vào máy tính như sau: Khởi động chương trình, trên màn hình xuất hiện giao diện của chương trình phần mềm CAP. Chọn biểu tượng nhập chứng từ Trên màn hình sẽ hiện ra giao diện nhập chứng từ để nhập dữ liệu 2.2.4. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty. 2.2.4.1. Tài khoản sử dụng. Hiện nay. Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tài khoản sử dụng là Tài khoản 152 - nguyên liệu, vật liệu. Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm nguyên vật liệu của công ty theo giá thực tế. Vì vậy, giá trị của nguyên vật liệu trên sổ kế toán có thể xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ hạch toán. Là một doanh nghiệp xây lắp lớn, Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán nguyên vật liệu là hoàn toàn hợp lý. Nhờ phương pháp này, kế toán nắm bắt được tình hình biến động của nguyên vật liệu một cách nhanh chóng, chính xác, từ đó, phục vụ đắc lực cho các quyết sách của ban lãnh đạo Công ty. Đây cũng là quy định bắt buộc với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp hiện nay. Tài khoản 152 có kết cấu như sau: Bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ Giá trị nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê Bên Có: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng hoặc hàng mua trả lại người bán Giá trị nguyên vật liệu thiếu khi kiểm kê Dư nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho (đầu kỳ hoặc cuối kỳ) Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan sau: TK 621 “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” TK 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công” TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” TK 331 “ Phải trả người bán ”,… TK 133 “ Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ ” TK 141 “ Tạm ứng ” … 2.2.4.2. Hạch toán nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu. Tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội, nguyên vật liệu nhập kho chủ yếu là do mua ngoài và được hạch toán theo hai trường hợp cụ thể như sau: -Trường hợp mua hàng thanh toán chậm, Kế toán sử dụng Tài khoản 331 - Phải trả người bán và căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn bán hàng của người bán để vào sổ chi tiết Tài khoản 331: Nợ TK 152: Giá thực tế nhập kho của nguyên vật liệu Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Có TK 331: Tổng giá thanh toán Ví dụ: Ngày 21 tháng 11 năm 2005 Xí nghiệp 5 mua vật liệu chưa thanh toán với người bán: Đá 1x2, Số lượng 12m3, Đơn giá không thuế 120.000đ/m3 Kế toán Công ty ghi định khoản: Nợ TK 152: 1.440.000 Nợ TK 133: 72.000 Có TK 331: 1.512.000 -Trường hợp Xí nghiệp mua hàng thanh toán ngay bằng tiền tạm ứng của Công ty: Nợ TK 152: Giá thực tế nhập kho của nguyên vật liệu Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Có TK 141: Tổng giá thanh toán Ví dụ: Ngày 22 tháng 11 năm 2005, Xí nghiệp 5 mua vật liệu và đã thanh toán bằng tiền tạm ứng của Công ty: Gạch 2 lỗ A1: 60.000 viên, đơn giá không thuế 420đ Kế toán Công ty định khoản như sau: Nợ TK 152: 25.200.000 Nợ TK 133: 2.520.000 Có TK 141(XN5): 27.720.000 Trong quá trình thu mua, không phát sinh chi phí thu mua do nguyên vật liệu được người bán giao tại kho công trình nên không có định khoản phản ánh chi phí thu mua. Trường hợp nhập nguyên vật liệu từ nguồn dư thừa của công trình khác (thường là các công trình trong cùng xí nghiệp): Nợ TK 152 (Chi tiết kho nhận NVL) Có TK 152 (Chi tiết kho xuất NVL) Ví dụ: Tại Xí nghiệp 5, sau khi hoàn thành công trình nhà ăn Văn phòng Công ty, còn dư 160 Kg xi măng, đơn giá không thuế là 690đ. Số xi măng này được xuất điều chuyển sang cho công trình Trường Trưng Vương: Nợ TK 152 ( Tr.TV) :110.400 Có TK 152 (VPCT) :110.400 2.2.4.3. Hạch toán nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu. (1) Trường hợp xuất vật tư cho việc thi công các công trình: Nợ TK 621: Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho Có TK 152: Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho (2) Trường hợp xuất vật tư phục vụ chung cho sản xuất của các Xí nghiệp: Nợ TK 627 Có TK 152 (3) Trường hợp xuất vật tư phục vụ cho quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 642 Có TK 152 (4) Trường hợp xuất vật tư phục vụ cho đội máy thi công: Nợ TK 623 Có TK 152 (5) Xuất vật tư điều chuyển cho công trình khác: Nợ TK 152 (Chi tiết kho nhận) Có TK 152 (Chi tiết kho xuất) 2.2.4.4. Hạch toán kết quả kiểm kê nguyên vật liệu. Tại Công ty Xây dựng dân dụng Hà Nội, nguyên vật liệu được mua và nhập thẳng đến kho tại công trình, thường là dùng đến đâu mua đến đó nên thời gian lưu kho của nguyên vật liệu là rất ngắn. Do đó, Công ty không tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu 2.2.4.5. Hạch toán đánh giá lại nguyên vật liệu. Cũng vì Công ty không dự trữ nguyên vật liệu trong kho nên Công ty cũng không tiến hành đánh giá lại nguyên vật liệu. 2.2.4.6. Sổ kế toán tổng hợp. Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung, đối với phần hành kế toán nguyên vật liệu, các loại sổ tổng hợp được sử dụng bao gồm: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái các tài khoản 152,621,627, Bảng cân đối số phát sinh. Chứng từ vật tư, Bảng tổng hợp Sổ Nhật ký chung Sổ Cái TK 152 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đối chiếu luânchuyển Bảng kê thanh toán TK141,331 Sơ đồ 16: Trình tự ghi sổ kế toán NVL tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ : Đối chiếu Sổ Nhật ký chung: Định kỳ, căn cứ vào các chứng từ do các Xí nghiệp gửi lên, kế toán cập nhật số liệu vào máy tính. Máy tính sẽ tự động lên Sổ Nhật ký chung. Sổ Nhật ký chung được kế toán tổng hợp quản lý và theo dõi, hàng quý in ra để bảo quản và lưu trữ. Sổ Cái TK 152, Sổ Cái TK 621, Sổ Cái TK 627: Định kỳ, trên cơ sở các số liệu được kế toán cập nhật, máy tính sẽ tự động chuyển sang Sổ Cái các TK trên. Sổ Cái của các TK cũng được in ra hàng quý cùng với Sổ Nhật ký chung để bảo quản và lưu giữ. Phần 3 Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội 3.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. Kế toán là một công cụ quan trọng và hữu hiệu trong quản lý kinh tế cả về vĩ mô và vi mô. Hiện nay, trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước, Kế toán trở thành một công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kế toán nói chung, kế toán nguyên vật liệu là một bộ phận chiếm vị trí vô cùng quan trọng, vì nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là yếu tố cấu thành nên sản phẩm. Do đó, việc hạch toán nguyên vật liệu luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp. Kế toán nguyên vật liệu là một trong những phần hành Kế toán quan trọng trong doanh nghiệp khi thực hiện tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Do đó, nâng cao và hoàn thiện công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng là điều cần thiết, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh tế xã hội, đồng thời khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội là một doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp nên chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cũng như giá thành sản phẩm xây lắp. Thực tế đó đòi hỏi Công ty phải không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Đối với công tác quản lý nguyên vật liệu, trong một doanh nghiệp xây lắp lớn như Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội thì yêu cầu nắm bắt tình hình nguyên vật liệu cả về số lượng, chất lượng và chủng loại của từng loại nguyên vật liệu một cách chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng. Những thông tin này giúp cho Phòng Kế hoạch của Công ty xây dựng dự toán nguyên vật liệu một cách kinh tế nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng các công trình. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu này của công tác quản lý nguyên vật liệu thì việc hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu là một việc làm cần thiết. Hơn nữa, nguyên vật liệu được sử dụng tại Công ty rất đa dạng với nhiều chủng loại, trong đó có cả những vật liệu ngoài trời. Để sử dụng chúng một cách hiệu quả cho quá trình sản xuất, thi công các công trình đòi hỏi chúng phải được theo dõi, bảo quản sát sao, giảm đến mức tối đa các hao hụt mất mát trong sử dụng và dự trữ, cũng như bảo đảm chất lượng của nguyên vật liệu không bị thay đổi trong quá trình dự trữ. Việc không ngừng hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu cũng là một nhân tố giúp Công ty đạt được mục tiêu này. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu sẽ giúp cho thông tin tài chính được phản ánh một cách nhanh chóng, chính xác, góp phần phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của Công ty. Mặt khác, khối lượng công việc kế toán tại Công ty hiện nay là khá lớn yêu cầu phải hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán nguyên vật liệu nói riêng, nhằm tìm ra phương pháp hạch toán thích hợp, giảm bớt được khối lượng công việc. Vì vậy, hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu là một yêu cầu, một vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tế như trên, cùng với những quy định ngày càng chặt chẽ của Chế độ Kế toán cũng như các chính sách về kế toán do Nhà nước quy định, Công ty đang thực hiện từng bước quá trình hoàn thiện để công tác kế toán thực sự là công cụ quản lý hiệu quả nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, để thực hiện một cách đúng đắn và khoa học, công tác hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: Yêu cầu tuân thủ Chế độ Kế toán Nhà nước và áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, khả năng và trình độ của nhân viên kế toán. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong công tác hoàn thiện phải biết vận dụng chế độ kế toán trong doanh nghiệp của mình một cách mềm dẻo, sáng tạo và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Yêu cầu thống nhất, đây là một yêu cầu hết sức quan trọng giúp Nhà nước quản lý tình hình sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành, các đơn vị, các thành phần kinh tế. Tính thống nhất ở đây đòi hỏi công tác kế toán phải thống nhất trên nhiều mặt. Ví dụ: mẫu sổ, trình tự và một số nghiệp vụ kế toán phải thống nhất về mặt xây dựng tài khoản cấp 1, cấp 2; thống nhất nội dung phản ánh của tài khoản và thống nhất về tên gọi mã kho hàng hoá… Yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản trong công tác kế toán bởi vì có cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời thì kế toán mới giúp cho ban lãnh đạo của Công ty đưa ra được các quyết sách đúng đắn. Từ đó giúp Công ty tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi nhuận. 3.2. Đánh giá công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. 3.2.1. Những ưu điểm. Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội là một Công ty có bề dày truyền thống trong lĩnh vực xây lắp. Hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã có một đội ngũ CBCNV với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công việc, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của Công ty. Cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và tổ chức bộ máy kế toán nói riêng tương đối hợp lý và có sự linh hoạt trong từng thời kỳ để phù hợp với môi trường cạnh tranh. Nhờ vậy, từ một đơn vị sản xuất kinh doanh với chức năng là xây dựng các công trình dân dụng, phúc lợi cho thành phố trong thời kỳ bao cấp, cơ sở vật chất của Công ty còn nhỏ bé, phân tán, già cỗi và lạc hậu. Đến nay, Công ty đã phát triển lớn mạnh, ngành nghề kinh doanh đa dạng. Công ty có 12 xí nghiệp thành viên, với thị trường hoạt động khắp nội ngoại thành Hà Nội và các tỉnh trên cả nước, đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng mỗi năm. Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động, đồng thời tích cực đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Với số vốn cố định gần 100 tỷ đồng Việt Nam và vốn kinh doanh trên 30 tỷ đồng Việt Nam, cùng các vốn liên doanh với các tổ chức khác, Công ty có đủ khả năng đảm nhận thi công các loại hình công trình có chất lượng cao và thời gian nhanh nhất. Công ty đã bàn giao hàng trăm công trình lớn đưa vào sử dụng đạt chất lượng tốt. Nhiều công trình được Bộ Xây dựng trao tặng huy chương vàng chất lượng như: công trình chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, công trình nhà đón khách quốc tế của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hiện nay, Công ty đang thi công nhiều công trình lớn như: Khu đô thị mới Yên Hoà, Khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra), Quốc lộ 1,… Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong Công ty được phân chia rõ ràng nhưng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Phòng Kế hoạch tổng hợp làm tốt khâu xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kết hợp với Phòng Dự án kiểm tra, thẩm định dự toán các công trình, thông qua phòng tổ chức tiền lương bố trí sử dụng lực lượng lao động một các hợp lý đối với từng công trình, hạng mục công trình. Nhờ vậy, Công ty chủ yếu thực hiện hình thức khoán gọn cho từng xí nghiệp, từng đội thi công. Hình thức này giúp cho Công ty tăng năng suất đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Đạt được những thành tựu nói trên phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán Công ty, trong đó kế toán nguyên vật liệu là phần hành rất quan trọng. Về tình hình tổ chức bộ máy kế toán nói chung, bộ phận kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Việc hạch toán chi tiết được thực hiện ở cấp xí nghiệp, nhân viên kế toán dưới xí nghiệp có trách nhiệm hạch toán chi tiết, thu nhận, kiểm tra các chứng từ rồi tập hợp chứng từ gốc chuyển lên Phòng Kế toán tài vụ làm căn cứ ghi sổ kế toán của Công ty. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung trong Công ty đã đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán. Hình thức này giúp cho việc xử lý thông tin kế toán được chặt chẽ, chính xác, kịp thời để phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý một cách có hiệu quả. Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội là một doanh nghiệp có qui mô lớn, đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao. Mỗi phần hành kế toán được giao cho một nhân viên chịu trách nhiệm, riêng kế toán TSCĐ và kế toán tiền lương được giao một người thực hiện. Vì vậy có thể nói bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ và hoàn chỉnh, đảm bảo được yêu cầu tách biệt của các phần hành kế toán cơ bản. Về phần hành kế toán nguyên vật liệu phải kể đến những ưu điểm cụ thể sau: Về phân loại nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu của Công ty bao gồm nhiều loại, nhiều thứ vật liệu với tính chất và công dụng khác nhau. Dựa vào vai trò và tác dụng của vật liệu, Công ty đã chia vật liệu thành từng loại như vật liệu chính, vật kết cấu, nhiên liệu, … Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nguyên vật liệu. Về quản lý nguyên vật liệu: Công ty giao cho các Xí nghiệp thực hiện tốt kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, do vậy đã không để xảy ra tình trạng tạm ngừng thi công do thiếu nguyên vật liệu. Hơn nữa, nguyên vật liệu dùng cho công trình nào được nhập và bảo quản tại kho của công trình đó. Nhờ vậy, việc cung cấp nguyên vật liệu luôn đảm bảo kịp thời, tiết kiệm chi phí thu mua, chi phí lưu kho bãi, giảm hao hụt, mất mát trong quá trình vận chuyển. Với những nguyên vật liệu thừa mà chất lượng còn tốt sẽ được xuất điều chuyển sang công trình có nhu cầu. Việc này giúp Công ty tiết kiệm được chi phí đồng thời tránh trường hợp phải bán lại với giá rẻ. Về tính giá nguyên vật liệu: Hiện nay, Công ty tính giá nguyên vật liệu nhập kho theo giá thực tế, chính là giá mua không bao gồm thuế GTGT ghi trên hoá đơn. Thực tế, nhà cung cấp đã tính cả chi phí vận chuyển trong giá bán nên thông thường nguyên vật liệu được người bán vận chuyển đến tận kho công trình mà không phát sinh chi phí thu mua. Khi xuất kho, nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế đích danh (tức nhập giá nào thì xuất theo giá đó). Việc tính giá nguyên vật liệu như vậy đã phản ánh đúng giá thực tế của nguyên vật liệu và cung cấp thông tin về giá cả nguyên vật liệu một cách kịp thời cho Ban lãnh đạo. Về hệ thống sổ kế toán: Hiện nay, Công ty đang áp dụng việc ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Hình thức này khá đơn giản, dễ theo dõi và phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Về hạch toán nguyên vật liệu: Về hạch toá ban đầu: Việc hạch toán ban đầu được thực hiện ở cấp Xí nghiệp. Công ty chỉ tổng hợp các số liệu và tổ chức hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu. Nhờ vậy, khối lượng công việc kế toán trên Phòng Kế toán tài vụ Công ty được giảm nhẹ. Về hạch toán chi tiết: Nguyên vật liệu được hạch toán chi tiết theo phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển. Phương pháp này theo em rất thích hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo phương pháp này, mỗi công trình, hàng tháng đều có Bảng kê nhập, Bảng kê xuất vật tư rất rõ ràng, cụ thể, giúp cho Ban lãnh đạo Công ty dễ dàng nắm bắt thông tin, dễ so sánh đối chiếu với định mức nguyên vật liệu của từng công trình. Về hạch toán tổng hợp: Nguyên vật liệu được hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên đúng với quy định áp dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp. Quy trình hạch toán khá gọn nhẹ và nhanh chóng nhờ việc áp dụng kế toán máy. 3.2.2. Những vấn đề còn tồn tại. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội vẫn còn một số tồn tại như sau: Về mặt quản lý nguyên vật liệu: - Là một doanh nghiệp lớn gồm nhiều Xí nghiệp thành viên ở nhiều nơi nên Công ty không trực tiếp quản lý được tình hình biến động và sử dụng nguyên vật liệu. Công tác thu mua, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu được giao cho từng Xí nghiệp theo định mức kế hoạch. Do vậy, công tác quản lý nguyên vật liệu vẫn còn mang tính hình thức. - Công ty có Sổ Danh điểm vật tư, tuy nhiên sổ này được lập từ năm 1996 nên đã cũ và không khoa học. Thực tế các Bảng tổng hợp vật tư cũng không lập theo đúng trình tự trong Sổ Danh điểm. - Là một doanh nghiệp xây lắp, Công ty không tiến hành dự trữ nguyên vật liệu trong kho, dùng đến đâu mua chuyển thẳng đến kho công trình đến đó. Điều này giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí lưu kho cũng như chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường vật liệu xây dựng có sự biến động lớn về giá cả như những năm gần đây thì việc không thể dự trữ nguyên vật liệu lại là một hạn chế mà Công ty và các doanh nghiệp xây lắp nói chung cần tìm cách khắc phục. - Khi tiến hành nhập nguyên vật liệu vào kho, thủ kho và cán bộ vật tư chỉ kiểm tra quy cách và số lượng của vật liệu rồi cho nhập, Công ty không quy định thành lập Ban kiểm nghiệm để kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá trước khi nhập kho. Đối với những lô nguyên vật liệu với số lượng và giá trị không lớn thì khâu này có thể bỏ qua. Nhưng đối với những lô nguyên vật liệu lớn thì việc lập Biên bản này là cần thiết, làm căn cứ để giải quyết, xử lý hay quy trách nhiệm khi phát sinh thừa, thiếu, sai quy cách,... Về mặt hạch toán: Về hạch toán ban đầu: Việc hạch toán ban đầu ở Công ty khá linh hoạt và phù hợp với tình hình sản xuất thực tế. Tuy nhiên, sự linh hoạt này lại có thể gây nên những tổn thất làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình nếu những người quản lý và sử dụng nguyên vật liệu không có ý thức tự giác. Cụ thể, thủ tục nhập xuất thường không chặt chẽ với những vật liệu có giá trị thấp, thủ kho không tiến hành lập phiếu nhập xuất kho mà vẫn cho phép nhập xuất, đến cuối tháng mới viết phiếu nhập xuất cho toàn bộ số vật tư (có giá trị thấp) đã luân chuyển qua kho. Như vậy, sẽ gây khó khăn cho công tác nắm bắt tình hình biến động vật liệu ở kho, đồng thời rất khó kiểm tra và quy trách nhiệm vật chất với các sai phạm xảy ra, không giám sát được vật tư có được sử dụng đúng mục đích hay không. Do vậy, việc ghi phiếu xuất kho lúc này chỉ mang tính hình thức. Về công tác hạch toán chi tiết: Hiện nay, việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được các nhân viên kế toán của các Xí nghiệp thực hiện theo phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển. Phương pháp này giảm nhẹ khối lượng công việc của kế toán, nhưng lại dồn công việc ghi sổ, kiểm tra, đối chiếu vào cuối kỳ, trong khi đó số lượng chứng từ nhập xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu lại nhiều, nên công việc kiểm tra, đối chiếu đôi khi gặp khó khăn và làm ảnh đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác. Thêm vào đó, các công trình ở rải rác nhiều nơi nên quá trình luân chuyển chứng từ đôi khi còn chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của công tác kế toán. Về công tác hạch toán tổng hợp: Nguyên vật liệu được mua và nhập tại kho công trình, thường là dùng đến đâu mua đến đó nên thời gian lưu kho của nguyên vật liệu thường ngắn. Tuy nhiên, giá trị của nguyên vật liệu tương đối lớn, nhất là đối với các công trình lớn. Trong khi đó, Công ty lại không tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu một cách định kỳ hay đột xuất. Do đó không nắm bắt được tình hình sai khác giữa số liệu thực tế và số liệu trên sổ kế toán nếu có. Trong quá trình hạch toán kế toán chưa sử dụng TK 151 để phản ánh giá trị nguyên vật liệu đang đi đường chưa về nhập kho mặc dù nghiệp vụ này rất hiếm khi xảy ra. Cuối kỳ nếu nguyên vật liệu chưa về nhập kho, kế toán chỉ lưu chứng từ vào tệp hồ sơ riêng, chờ khi hàng về mới phản ánh váo tài khoản 152. Như vậy, mọi chứng từ mua nguyên vật liệu đã hoàn tất về thủ tục nhưng kế toán không phản ánh vào sổ sách kế toán. Do đó, không tính đúng, tính đủ lượng nguyên vật liệu cuối kỳ chưa về, từ đó làm giảm khả năng giám sát hàng mua. Bên cạnh đó, việc không hạch toán hàng đang đi đường còn làm ảnh hưởng đến quy mô hàng tồn kho của Công ty. Ngoài ra, kế toán nguyên vật liệu tại Công ty chưa tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. Sau một thời gian thực tập, tìm hiểu về công tác hạch toán nguyên vật liệu của Công ty, em xin đề xuất một số ý kiến dưới góc độ nghiên cứu của mình, hy vọng Công ty sẽ xem xét trong quá trình hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty. Kiến nghị 1: Về công tác quản lý nguyên vật liệu - Giá cả vật liệu xây dựng trên thị trường không phải lúc nào cũng ổn định, đặc biệt trong những năm gần đây giá cả vật liệu xây dựng liên tục có những biến động lớn. Để quá trình thi công được diễn ra một cách liên tục đồng thời đảm bảo chi phí không bị “ đội lên cao ”, Công ty cần có chiến lược cụ thể trong việc thu mua và dự trữ nguyên vật liệu. Do đặc điểm các công trình ở rải rác nhiều nơi, khối lượng vật liệu cần cho một công trình lại lớn nên việc dự trữ nguyên vật liệu trong kho là không khả thi vì chi phí dự trữ và vận chuyển là rất lớn. Muốn giảm được tổn thất do giá cả tăng cao, Công ty nên quan hệ với những bạn hàng uy tín và ký kết hợp đồng dài hạn với những điều khoản có lợi nhất cho Công ty. Ngoài ra, Công ty nên tích cực tìm kiếm những nhà cung cấp mới bởi đôi khi những nhà cung cấp này có những chính sách rất ưu đãi. Làm được như vậy sẽ giúp cho quá trình sản xuất thi công diễn ra liên tục, không bị gián đoạn ngay cả khi nguyên vật liệu trên thị trường khan hiếm. - Để quản lý tốt nguyên vật liệu trong kho, Công ty cần phải nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của nhân viên ở bộ phận kho. Kiến nghị 2: Lập sổ Danh điểm vật tư Đối với Công ty sử dụng nhiều loại vật liệu như Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội thì việc xây dựng một Sổ Danh điểm hoàn chỉnh thống nhất trong toàn Công ty là cần thiết. Nó giúp cho công tác kế toán chi tiết vật liệu giảm bớt được khối lượng ghi chép, đơn giản, dễ theo dõi, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. Theo phương pháp này, mỗi thứ vật tư mang một số hiệu riêng gọi là số danh điểm. Mỗi số danh điểm bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một thứ tự nhất định để chỉ loại, nhóm và thứ. Muốn vậy, Công ty nên phân loại TK152 ra thành nhiều tiểu khoản dùng để chỉ các nhóm vật liệu tương ứng. Để có thể quản lý tới từng thứ, loại vật tư trong từng nhóm ta chỉ cần thêm các chữ số vào sau mỗi nhóm. Toàn bộ các danh điểm vật liệu sẽ được thể hiện trên Sổ Danh điểm vật liệu. Hệ thống này đảm bảo cho việc quản lý vật liệu một cách rõ ràng, chính xác, tương ứng với chủng loại, quy cách vật liệu. Sổ Danh điểm vật liệu giúp cho việc thống nhất tên gọi vật liệu, thống nhất đơn vị tính, thống nhất quy cách, phẩm chất, thống nhất mở thẻ kho, đồng thời cũng thống nhất mã vật liệu giữa phòng kế toán của công ty với kế toán dưới Xí nghiệp. Sổ Danh điểm có thể lập theo mẫu dưới đây: SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU Ký hiệu Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư Đơn vị tính Đơn giá Ghi chú Nhóm Danh điểm VT 1 2 3 4 5 6 1521 15211 15212 15213 15214 15215 15216 15217 15218 15219 15211-1 15211-2 15211-3 15212-1 15212-2 15215-1 15215-2 Vật liệu chính Sắt thép Thép tròn Æ4 Thép tròn Æ6 Thép tròn Æ8 ... Tiểu ngũ kim Đinh 1 phân Đinh 2 phân ... Xi măng Vật liệu mộc Vật liệu ngoài trời Gạch đặc máy Gạch rỗng 2 lỗ ... Vật liệu trang trí Vật liệu điện Vật liệu nước Vật liệu và TB VS Kg Kg Kg Kg Kg Viên Viên 1522 15221 15221-1 15221-2 Vật kết cấu Kết cấu gỗ Cửa đi Cửa sổ ... Cái Cái 1523 Nhiên liệu 1534 Phụ tùng thay thế 1525 Vật liệu khác Kiến nghị 3: Kiểm kê nguyên vật liệu Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý cũng như hạch toán đúng và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Công ty nên tiến hành kiểm kê vật tư, lập Biên bản kiểm kê làm căn cứ ghi sổ trong trường hợp phát sinh thừa, thiếu nguyên vật liệu. Nếu vật liệu thừa so với sổ sách, chưa xác định được nguyên nhân: Nợ TK 152: Trị giá NVL thừa Có TK 3381: Trị giá NVL thừa chờ xử lý Nếu vật liệu thừa so với sổ sách, xác định là của Công ty: Nợ TK 152 Có TK 711 Nếu vật liệu thiếu so với sổ sách, chưa xác định được nguyên nhân: Nợ TK 1381 Có TK 152 Khi có quyết định xử lý số vật liệu thiếu, tuỳ từng trường hợp, kế toán ghi: Nợ TK 621,623,627: Ghi tăng chi phí Nợ TK 1388,111,112,334: Phần được bồi thường Có TK 1381: Trị giá NVL thiếu BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ Thời điểm kiểm kê: Ban kiểm kê gồm: Ông, bà:............................................. Trưởng ban Ông, bà:.............................................. Uỷ viên Ông, bà:............................................... Uỷ viên Đã kiểm kê kho:............, có những mặt hàng dưới đây Tên vật tư Theo sổ sách Theo kiểm kê Chênh lệch Ghi chú SL TT SL TT Thừa Thiếu SL TT SL TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Cộng Kiến nghị 4: Tổ chức Ban kiểm nghiệm vật tư Khi tổ chức thu mua nguyên vật liệu, Công ty nên tổ chức Ban kiểm nghiệm để kiểm tra số lượng, quy cách, chất lượng vật tư, sản phẩm, hàng hoá trước khi nhập kho. Với những lô nguyên vật liệu có khối lượng và giá trị lớn việc làm này là rất cần thiết. BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ XN:...........Kho: Ngày...... tháng......năm..... Căn cứ....................................ngày.........tháng........năm..........của............. ............................................................................................................................. Ban kiểm nghiệm gồm có: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TT Tên, nhãn hiệu vật tư Đvt Số lượng Theo Chứng từ Thực nhập Đúng quy cách, phẩm chất Không đúng quy cách, phẩm chất Kiến nghị 5: Phân tích tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu Nguyên vật liệu có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất thi công các công trình, tình trạng thiếu nguyên vật liệu hay nguyên vật liệu không đủ phẩm chất sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công cũng như chất lượng của công trình. Xuất phát từ vai trò quan trọng của nguyên vật liệu như vậy cùng với yêu cầu cung cấp thông tin nhanh, chính xác, kế toán nguyên vật liệu Công ty cần phân tích tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu để biết được nguyên vật liệu có được cung cấp đầy đủ, kịp thời và đúng quy cách hay không. Từ đó, giúp cho Ban lãnh đạo Công ty thấy rõ được ưu nhược điểm trong công tác cung cấp nguyên vật liệu của các nhà cung cấp, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ và chất lượng. Kế toán có thể tiến hành lập các Bảng phân tích theo mẫu dưới đây BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU Từ ngày đến ngày XN: Công trình: TT Tên vật liệu Đvt Số lượng Chênh lệch Kế hoạch Thực tế Tuyệt đối Tương đối A B C 1 2 3 4 Tổng cộng Qua Bảng phân tích trên có thể thấy được tình hình thực tế cung cấp các loại nguyên vật liệu sai khác như thế nào so với kế hoạch, cần xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của việc sai khác đó đối với tiến độ cũng như chất lượng công trình. Biết được tình hình cung cấp nguyên vật liệu cũng cần phải biết số nguyên vật liệu được cung cấp đó đã được sử dụng như thế nào, hết hay không hết, có bị ứ đọng hay không. Từ đó cho thấy tiến độ thi có nhanh chóng và đảm bảo đúng kế hoạch hay không. Để làm được điều này, kế toán có thể lập Bảng phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu theo mẫu dưới đây: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Từ ngày đến ngày XN: Công trình: TT Tên vật liệu Đvt Số lượng Chênh lệch Kế hoạch Cung cấp Sử dụng SD-KH SD-CC Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối A B C 1 2 3 4 5 6 7 Kiến nghị 6: Hạch toán nguyên vật liệu mua đang đi đường Trong quá trình hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, kế toán nên sử dụng TK 151 để phản ánh trị giá NVL đang đi đường chưa về nhập kho. Trong kỳ, nếu hàng chưa về nhập kho, kế toán phản ánh vào bên Nợ của TK 151, sang kỳ sau, khi hàng về nhập kho, kế toán ghi sổ: Nợ TK 152 Có TK 151 KẾT LUẬN Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây lắp. Vì thế, nguyên vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty, bởi chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh. Ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến công tác kế toán nói chung và công tác quản lý cũng như phương pháp kế toán nguyên vật liệu nói riêng nhằm đem lại kết quả sản xuất kinh doanh cao cho Công ty. Có thể nói đây là nhiệm vụ được nhiều phòng ban trong Công ty cùng đảm nhiệm chứ không phải của riêng Phòng Kế toán tài vụ. Xuất phát từ những nhận thức rất đúng đắn và kịp thời như vậy nên kết quả kinh doanh của Công ty không ngừng gia tăng qua các năm. Kết quả đó đã chứng tỏ hướng đi mà Công ty lựa chọn là đúng đắn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý và kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vẫn còn một số tồn tại mà Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu để khắc phục trong thời gian tới. Sau một thời gian thực tập, được tìm hiểu thực tế hoạt động kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng tại Công ty, em đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến, hy vọng có thể góp một phần nhỏ trong quá trình hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu của Công ty. Song do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ kế toán phòng Kế toán tài vụ Công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trương Anh Dũng cùng tập thể cán bộ phòng Kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC XN XÂY LẮP SỐ 5 BẢNG KÊ THANH TOÁN TẠM ỨNG TK 141 THÁNG 10 NĂM 2005 PHẦN TẠM ỨNG TIỀN PHẦN THANH TOÁN SDCK Tên công trình SDĐK Số tiền nhận nợ Chứng từ Nội dung Ghi Có TK 141 Nợ các TKĐƯ SH NT 133 152 153 211 621 6277 6278 Cộng PS có F5 Yên Hoà 304.854.185 F5 Yên Hoà 527098 07-10-05 Thép 3.421.467 68.429.346 71.850.813 80087 18-10-05 Khoá, Bản lề 600.000 12.000.000 12.600.000 Chốt, vít 25.000 500.000 525.000 Que hàn 130.000 2.600.000 2.730.000 Thiếc hàn 100.000 2.000.000 2.100.000 91577 16-10-05 Gạch 646.740 6.467.398 7.114.138 Cộng 304.854.185 4.923.207 91.996.744 96.919.951 Trụ sở công an ... Tổng Ngày 02 tháng 11 năm 2005 Giám đốc công ty Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Giám đốc XN 5 Kế toán XN 5 Phương Kim Thảo Nguyễn Bá Quế Phạm Tiến Điệp Nguyễn Kim Anh Cao Thị Tơ Nợ TK 152: 428.897.199 Nợ TK 152: CÔNG TY XÂY DỰNG DÂN DỤNG Nợ TK 153: - Nợ TK 153: Có TK 331: 336.900.455 Có TK 152: Có TK 141: 91.996.744 Có TK 153: BẢNG TỔNG HỢP NHẬP VẬT TƯ THÁNG 10 NĂM 2005 TÊN ĐƠN VỊ : XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 5 CÔNG TRÌNH : NHÀ F5 KHU ĐÔ THỊ YÊN HOÀ TT Tên nhóm vật tư Nhập 331 Nhập 141 Nhập khác Tổng Ghi chú TÀI KHOẢN 152 336.900.455 91.996.744 428.897.199 1 Sắt thép 297.229.435 68.429.346 365.658.781 2 Xi măng 6.271.000 6.271.000 3 VL gỗ 4 VL ngoài trời 25.100.020 6.467.398 31.567.418 5 VL trang trí 6 VL điện 7 VL nước 8 VL và TB vệ sinh 9 Kết cấu gỗ 10 Kết cấu bê tông 11 Kết cấu thép, kim loại, kính 12 Tiểu ngũ kim 8.300.000 17.100.000 25.400.000 13 Nhiên liệu 14 Phụ tùng thay thế 15 Vật liệu khác TÀI KHOẢN 153 Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2005 Gám đốc XN 5 Kế toán lập biểu Nợ TK 152: 765.813.808 Nợ TK 152: CÔNG TY XÂY DỰNG DÂN DỤNG Nợ TK 153: 1.650.000 Nợ TK 153: Có TK 331: 755.045.825 Có TK 152: Có TK 141: 12.417.983 Có TK 153: BẢNG TỔNG HỢP NHẬP VẬT TƯ THÁNG 11 NĂM 2005 TÊN ĐƠN VỊ : XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 5 CÔNG TRÌNH : NHÀ F5 KHU ĐÔ THỊ YÊN HOÀ TT Tên nhóm vật tư Nhập 331 Nhập 141 Nhập khác Tổng Ghi chú TÀI KHOẢN 152 755.045.825 10.767.983 765.813.808 1 Sắt thép 477.966.500 477.966.500 2 Xi măng 19.090.904 19.090.904 3 VL gỗ 161.219.000 161.219.000 4 VL ngoài trời 84.577.421 8.641.983 93.219.404 5 VL trang trí 6 VL điện 5.742.000 5.742.000 7 VL nước 8 VL và TB vệ sinh 266.000 266.000 9 Kết cấu gỗ 10 Kết cấu bê tông 11 Kết cấu thép, kim loại, kính 12 Tiểu ngũ kim 6.450.000 1.860.000 8.310.000 13 Nhiên liệu 14 Phụ tùng thay thế 15 Vật liệu khác TÀI KHOẢN 153 1.650.000 1.650.000 Hà nội, ngày 30 tháng 11 năm 2005 Gám đốc XN 5 Kế toán lập biểu Nợ TK 152: 971.277.116 Nợ TK 152: CÔNG TY XÂY DỰNG DÂN DỤNG Nợ TK 153: 14.405.715 Nợ TK 153: Có TK 331: 852.182.456 Có TK 152: Có TK 141: 133.500.375 Có TK 153: BẢNG TỔNG HỢP NHẬP VẬT TƯ THÁNG 12 NĂM 2005 TÊN ĐƠN VỊ : XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 5 CÔNG TRÌNH : NHÀ F5 KHU ĐÔ THỊ YÊN HOÀ TT Tên nhóm vật tư Nhập 331 Nhập 141 Nhập khác Tổng Ghi chú TÀI KHOẢN 152 843.896.741 127.380.375 971.277.116 1 Sắt thép 760.803.775 89.980.375 850.784.150 2 Xi măng 8.181.816 8.181.816 3 VL gỗ 13.054.000 37.400.000 50.454.000 4 VL ngoài trời 56.907.150 56.907.150 5 VL trang trí 6 VL điện 7 VL nước 8 VL và TB vệ sinh 9 Kết cấu gỗ 10 Kết cấu bê tông 11 Kết cấu thép, kim loại, kính 12 Tiểu ngũ kim 4.950.000 4.950.000 13 Nhiên liệu 14 Phụ tùng thay thế 15 Vật liệu khác TÀI KHOẢN 153 8.285.715 6.120.000 14.405.715 Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2005 Gám đốc XN 5 Kế toán lập biểu CÔNG TY XÂY DỰNG DÂN DỤNG BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN VẬT TƯ QUÝ IV NĂM 2005 TÊN ĐƠN VỊ : XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 5 CÔNG TRÌNH : NHÀ F5 KHU ĐÔ THỊ YÊN HOÀ Diễn giải Số dư đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Số dư cuối kỳ Nhập 331 Nhập 141 Nhập khác Xuất CT(621) Xuất SD (627) Xuất khác TÀI KHOẢN 152 1.935.843.021 230.145.102 2.165.988.123 Sắt thép 1.536.999.710 158.409.721 1.694.409.431 Xi măng 33.543.720 33.543.720 VL gỗ 174.273.000 37.400.000 211.673.000 VL ngoài trời 166.584.591 15.109.381 181.693.972 VL trang trí VL điện 5.742.000 5.742.000 VL nước VL và TB vệ sinh 266.000 266.000 Kết cấu gỗ Kết cấu bê tông Kết cấu thép, kim loại, kính Tiểu ngũ kim 19.700.000 18.960.000 38.660.000 Nhiên liệu Phụ tùng thay thế Vật liệu khác TÀI KHOẢN 153 8.285.715 7.770.000 16.055.715 Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2005 Gám đốc XN 5 Kế toán lập biểu Nợ TK 621: 428.897.199 CÔNG TY XÂY DỰNG DÂN DỤNG Nợ TK 627: Có TK 152: 428.897.199 Có TK 153: BẢNG TỔNG HỢP XUẤT VẬT TƯ THÁNG 10 NĂM 2005 TÊN ĐƠN VỊ : XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 5 CÔNG TRÌNH : NHÀ F5 KHU ĐÔ THỊ YÊN HOÀ TT Tên nhóm vật tư Xuất 621 Xuất 627 Xuất khác Tổng Ghi chú TÀI KHOẢN 152 428.897.199 428.897.199 1 Sắt thép 365.658.781 365.658.781 2 Xi măng 6.271.000 6.271.000 3 VL gỗ 4 VL ngoài trời 31.567.418 31.567.418 5 VL trang trí 6 VL điện 7 VL nước 8 VL và TB vệ sinh 9 Kết cấu gỗ 10 Kết cấu bê tông 11 Kết cấu thép, kim loại, kính 12 Tiểu ngũ kim 25.400.000 25.400.000 13 Nhiên liệu 14 Phụ tùng thay thế 15 Vật liệu khác TÀI KHOẢN 153 Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2005 Gám đốc XN 5 Kế toán lập biểu Nợ TK 621: 767.463.808 CÔNG TY XÂY DỰNG DÂN DỤNG Nợ TK 627 : - Có TK 152: 765.813.808 Có TK 153: 1.650.000 BẢNG TỔNG HỢP XUẤT VẬT TƯ THÁNG 11 NĂM 2005 TÊN ĐƠN VỊ : XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 5 CÔNG TRÌNH : NHÀ F5 KHU ĐÔ THỊ YÊN HOÀ TT Tên nhóm vật tư Xuất 621 Xuất 627 Xuất khác Tổng Ghi chú TÀI KHOẢN 152 765.813.808 765.813.808 1 Sắt thép 477.966.500 477.966.500 2 Xi măng 19.090.904 19.090.904 3 VL gỗ 161.219.000 161.219.000 4 VL ngoài trời 93.219.404 93.219.404 5 VL trang trí 6 VL điện 5.742.000 5.742.000 7 VL nước 8 VL và TB vệ sinh 266.000 266.000 9 Kết cấu gỗ 10 Kết cấu bê tông 11 Kết cấu thép, kim loại, kính 12 Tiểu ngũ kim 8.310.000 8.310.000 13 Nhiên liệu 14 Phụ tùng thay thế 15 Vật liệu khác TÀI KHOẢN 153 1.650.000 1.650.000 Hà nội, ngày 30 tháng 11 năm 2005 Gám đốc XN 5 Kế toán lập biểu Nợ TK 621: 985.682.831 CÔNG TY XÂY DỰNG DÂN DỤNG Nợ TK 627: Có TK 152: 971.277.116 Có TK 153: 14.405.715 BẢNG TỔNG HỢP XUẤT VẬT TƯ THÁNG 12 NĂM 2005 TÊN ĐƠN VỊ : XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 5 CÔNG TRÌNH : NHÀ F5 KHU ĐÔ THỊ YÊN HOÀ TT Tên nhóm vật tư Xuất 621 Xuất 627 Xuất khác Tổng Ghi chú TÀI KHOẢN 152 971.277.116 971.277.116 1 Sắt thép 850.784.150 850.784.150 2 Xi măng 8.181.816 8.181.816 3 VL gỗ 50.454.000 50.454.000 4 VL ngoài trời 56.907.150 56.907.150 5 VL trang trí 6 VL điện 7 VL nước 8 VL và TB vệ sinh 9 Kết cấu gỗ 10 Kết cấu bê tông 11 Kết cấu thép, kim loại, kính 12 Tiểu ngũ kim 4.950.000 4.950.000 13 Nhiên liệu 14 Phụ tùng thay thế 15 Vật liệu khác TÀI KHOẢN 153 14.405.715 14.405.715 Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2005 Gám đốc XN 5 Kế toán lập biểu CÔNG TY XÂY DỰNG DÂN DỤNG SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/12/2005 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi Sổ Cái Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Trang trước chuyển sang … 31/10/05 XN5 31/10/05 XN5 - Thanh toán tiền mua vật tư tháng 10/2005 152 3311 336.900.455 336.900.455 31/10/05 XN5 31/10/05 XN5 - Thanh toán tiền tạm ứng mua vật tư tháng 10/2005 152 141 91.996.744 91.996.744 30/11/05 XN5 30/11/05 XN5 - Thanh toán tiền mua vật tư tháng 11/2005 152 3311 755.045.825 755.045.825 30/11/05 XN5 30/11/05 XN5 - Thanh toán tiền mua vật tư tháng 11/2005 152 141 10.767.983 10.767.983 30/11/05 XN5 30/11/05 XN5 - Thanh toán tiền tạm ứng mua vật tư tháng 11/2005 153 141 1.650.000 1.650.000 31/12/05 XN5 31/12/05 XN5 - Thanh toán tiền mua vật tư tháng 12/2005 152 3311 843.896.741 843.896.741 31/12/05 XN5 31/12/05 XN5 - Thanh toán tiền mua vật tư tháng 12/2005 152 141 127.380.375 127.380.375 31/12/05 XN5 31/12/05 XN5 - Thanh toán tiền mua vật tư tháng 12/2005 153 141 6.120.000 6.120.000 31/12/05 XN5 31/12/05 XN5 - Thanh toán tiền mua vật tư tháng 12/2005 153 3311 8.285.715 8.285.715 31/12/05 XN5 31/12/05 Xuất vật tư nhà F5 Yên Hoà 621 153 16.055.715 16.055.715 31/12/05 XN5 31/12/05 Xuất vật tư nhà F5 Yên Hoà 621 152 2.165.988.123 2.165.988.123 31/12/05 XN5 31/12/05 Xuất vật tư CT nhà ăn VPCT 621 152 13.533.006 13.533.006 31/12/05 XN5 31/12/05 Xuất vật tư UBND Trung Yên 621 152 26.711.194 26.711.194 31/12/05 XN5 31/12/05 Xuất vật tư sửa chữa VPCT 621 152 42.557.900 42.557.900 31/12/05 XN5 31/12/05 Xuất vật tư Trường Trưng Vương 621 152 141.869.970 141.869.970 31/12/05 XN5 31/12/05 Xuất vật tư CA Trung Yên 621 152 498.580.504 498.580.504 31/12/05 XN9 31/12/05 Xuất vật tư biệt thự 5.2ha Yên Hoà 621 152 178.714.934 178.714.934 … Cộng chuyển trang sau Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu CÔNG TY XÂY DỰNG DÂN DỤNG SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 Nguyên liệu, vật liệu Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/12/2005 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang Sổ Nhật ký chung Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Dư đầu kỳ 608.784.894 … 31/10/05 XN5 31/10/05 XN5 - Thanh toán tiền mua vật tư tháng 10/2005 3311 336.900.455 31/10/05 XN5 31/10/05 XN5 - Thanh toán tiền TƯ mua vật tư tháng 10/2005 141 91.996.744 30/11/05 XN5 30/11/05 XN5 - Thanh toán tiền mua vật tư tháng 11/2005 3311 755.045.825 30/11/05 XN5 30/11/05 XN5 - Thanh toán tiền TƯ mua vật tư tháng 11/2005 141 10.767.983 31/12/05 XN5 31/12/05 XN5 - Thanh toán tiền mua vật tư tháng 12/2005 3311 843.896.741 31/12/05 XN5 31/12/05 XN5 - Thanh toán tiền mua vật tư tháng 12/2005 3311 127.380.375 31/12/05 XN5 31/12/05 Xuất vật tư nhà F5 Yên Hoà 621 2.165.988.123 31/12/05 XN5 31/12/05 Xuất vật tư CT nhà ăn VPCT 621 13.533.006 31/12/05 XN5 31/12/05 Xuất vật tư UBND Trung Yên 621 26.711.194 31/12/05 XN5 31/12/05 Xuất vật tư sửa chữa VPCT 621 42.557.900 31/12/05 XN5 31/12/05 Xuất vật tư Trường Trưng Vương 621 141.869.970 31/12/05 XN5 31/12/05 Xuất vật tư CA Trung Yên 621 498.580.504 31/12/05 XN9 31/12/05 Xuất vật tư biệt thự 5.2ha Yên Hoà 621 178.714.934 … Cộng phát sinh 44.431.416.744 44.063.860.274 Dư cuối kỳ 974.341.364 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) SỔ ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN Quý 4/2005 Kho: F5 Yên Hòa - XN5 Chủng loại vật tư Đơn vị Đơn giá Dư đầu kỳ Nhập 331 Nhập 141 Xuất CT 621 Tồn cuối kỳ Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Tháng 10/2005 I. Sắt thép Ø10 Ø6 Ø18 Ø16 Ø22 Ø25 Ø28 Thép mạ sòng Thép hộp40x80x6 II. Tiểu ngũ kim III. Xi măng IV. Gỗ V. VL ngoài trời Tháng 11/2005 ... Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg m2 cây kg 7.500 7.300 7.817,12 7.616,97 7.900 8.000 8.296,93 33.340 150.000 28.805 739 2.262 297.229.435 216.037.500 5.776.855 75.415.080 8.300.000 6.271.000 25.100.020 537 592 1250 1320 650 800 50 68.429.346 3.920.100 4.509.246 9.875.000 10.560.000 5.393.000 26.672.000 7.500.000 17.100.000 6.467.398 28.805 537 739 592 1250 1320 650 3.062 50 365.658.781 216.037.500 3.920.100 5.776.855 4.509.246 9.875.000 10.560.000 5.393.000 102.087.080 7.500.000 25.400.000 6.271.000 31.567.418

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36480.doc
Tài liệu liên quan