Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính đúng, tính đủ giá thành được dựa trên cơ sở của công tác hạch toán chính xác chi phí sản xuất. Điều này khẳng định lại ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại Công ty Việt Hà nói riêng.
Luận văn đã nêu lên những vấn đề lí luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, đồng thời cũng khái quát đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Việt Hà. Đặc biệt luận văn đi sâu phản ánh thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bia hơi thông qua việc mô tả cụ thể quy trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm bia hơi tại Công ty Việt Hà. Sau khi so sánh giữa thực trạng với lí thuyết cũng như so sánh với chế độ kế toán hiện hành, luận văn đã đề cập đến một số điểm mà công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành còn vướng mắc. Từ đó luận văn đã đề xuất một số kiến nghị với mục đích để hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Việt Hà.
126 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Việt Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông cụ, dụng cụ. Tại phân xưởng sản xuất Kế toán không sử dụng TK 152. Để sản xuất sản phẩm, phân xưởng bia hơi và phân xưởng nước khoáng dùng hai loại nguyên vật liệu hoàn toàn độc lập nên không có trường hợp nguyên vật liệu dùng chung phải hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Từ Phiếu xuất kho, máy tính cập nhật lên Sổ chi tiết vật tư theo từng danh điểm công cụ, dụng cụ. Tương tự như Sổ chi tiết vật tư của nguyên vật liệu, Sổ chi tiết vật tư của công cụ dụng cụ không chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất mà chi tiết theo từng danh điểm công cụ, dụng cụ vì mục đích của sổ này là để phục vụ cho quản lí vật tư (theo dõi tình hình nhập xuất tồn của từng loại công cụ, dụng cụ). Mẫu sổ và cách ghi Sổ chi tiết vật tư của công cụ, dụng cụ giống mẫu sổ và cách ghi sổ của nguyên vật liệu (biểu 2).
Cuối quý, cũng từ số tổng cộng của từng phiếu xuất kho công cụ dụng cụ máy tính thực hiện vào Bảng kê chi tiết xuất vật tư. Sổ này theo dõi tình hình xuất vật tư cho sản xuất cả về số lượng và mặt giá trị ghi theo trình tự thời gian. Vì thế máy tính cũng chỉ cho phép kết xuất sổ này vào cuối quý khi đã tính được giá của công cụ dụng cụ xuất dùng. Bảng kê chi tiết xuất vật tư theo dõi các số tổng cộng của các phiếu xuất vật tư và không chi tiết theo từng danh điểm vật tư như Sổ chi tiết vật tư. Bảng kê chi tiết vật tư chỉ chi tiết theo công cụ - dụng cụ; nhiên liệu - động lực… Phần nội dung của Bảng kê chi tiết xuất vật tư chỉ rõ số xuất của phân xưởng nào.
Công ty Việt Hà
Phòng tài chính
Bảng kê chi tiết xuất vật tư
Loại vật tư: Công cụ, dụng cụ lao động
Từ ngày 01/07/2002 đến ngày 30/09/2002
Đơn vị: đồng
Số TT
Chứng từ
TKĐƯ
Nội dung
Số tiền
Ngày
Số CT
1
2
…
3
4
…
03/07/2002
15/07/2002
…
05/08/2002
03/09/2002
…
138
143
…
170
193
…
6271
6271
…
6271
6271
…
Thắng Opal
Hương KCS
…
Thanh KCS
Hàn phân xưởng bia
…
13.947.100
850.792
…
241.034
80.276
…
Tổng cộng
476.023.746
Biểu 20: Bảng kê chi tiết xuất vật tư
Song song với việc theo dõi công cụ dụng cụ trên Sổ chi tiết và Bảng kê chi tiết, để hạch toán chi phí sản xuất chung máy tính căn cứ các phiếu xuất vật tư và các chứng từ tiền mặt, chứng từ tạm ứng, chứng từ phải trả có liên quan, vào cuối quý máy tính lập Bảng kê chi tiết bút toán TK 627. Trong Bảng kê chi tiết bút toán TK 627 tập hợp tất cả các bút toán liên quan đến phát sinh Nợ TK 6271. Các bút toán này chi tiết cho từng nghiệp vụ phát sinh. Có thể thấy trên Bảng kê chi tiết bút toán TK 627 phiếu xuất kho số 143 (biểu 15) là một căn cứ để vào sổ:
Công ty Việt Hà
Phòng tài chính
Bảng kê chi tiết bút toán
Tài khoản: 627
Từ ngày 01/07/2002 đến ngày 30/09/2002
Chi tiết tại phân xưởng Bia Đơn vị: đồng
Số TT
Chứng từ
TKĐƯ
Diễn giải
Số tiền
Số CT
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
1
2
3
4
…
17
18
…
143
143
143
143
…
150
150
…
15/07/2002
15/07/2002
15/07/2002
15/07/2002
…
23/09/2002
23/09/2002
…
6271
6271
6271
6271
…
6271
6271
…
153
153
153
153
…
153
153
…
Xà phòng bột
Găng tay cao su
áo Zackét
Giá để cốc
…
Attômát
Dây điện
…
69.605
15.940
595.184
170.000
…
111.948
541.168
…
Tổng phát sinh
4.157.125.862
Biểu 21: Bảng kê chi tiết bút toán TK 627
Bảng kê chi tiết bút toán TK 627 là cơ sở để lập các bảng phân bổ số 1, 2, 3. Từ Bảng kê chi tiết bút toán TK 627, cuối quý máy tính lấy số tổng cộng của bên Nợ TK 6271 để vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ lao động.
Công ty Việt Hà
Phòng tài chính
Bảng phân bổ Nguyên vật liệu,
công cụ, dụng cụ lao động
Từ ngày 1/07/2002 đến ngày 30/09/2002
Đơn vị: đồng
Số
TT
Ghi Có TK
Đối tượng SD
(ghi Nợ TK)
TK 152
TK 153
Giá thực tế
Giá thực tế
1
2
3
…
TK 627- chi phí sản xuất chung
Phân xưởng bia hơi
Phân xưởng nước Opal
…
392.546.908
357.023.208
35.523.600
…
Tổng cộng
5.762.817.045
476.023.764
Biểu 22: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Đồng thời máy tính cũng theo dõi số tổng hợp trên Số kế toán tổng hợp TK 627 (biểu 26).
Từ số tổng cộng của cột TK 153 (giá thành thực tế) trên Bảng phân bổ Nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ, máy tính thực hiện ghi vào cột Có trên TK 153 của Bảng kê 4 và Nhật kí chứng từ số 7 (Biểu 27, biểu 28).
Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ
Hiện nay, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Việc tính toán và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ban hành ngày 30/12/1999. Dựa trên cơ sở tỉ lệ khấu hao TSCĐ theo khung quy định của Nhà nước, Công ty đặt ra tỉ lệ khấu hao phù hợp với yêu cầu sản xuất của mình. Hai phân xưởng sản xuất bia hơi và nước khoáng có hai dây chuyền sản xuất hoàn toàn khác nhau nên công tác kế toán TSCĐ cũng hoàn toàn độc lập. Giá trị TSCĐ để sản xuất bia hơi khi mua vào không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào do bia hơi chịu thuế TTĐB.
Mức khấu hao được tính như sau:
Mức khấu hao bình quân phải trích trong năm
=
Nguyên giá TSCĐ
x
Tỉ lệ khấu hao năm
Mức khấu hao bình quân quý
=
Mức khấu hao bình quân năm
4
TSCĐ tăng trong quý này thì quý sau mới tính khấu hao.
Số khấu hao phải trích trong quý
=
Số khấu hao đã trích quý trước
+
Số khấu hao tăng trong quý
-
Số khấu hao giảm trong quý
Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất gồm toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình phục vụ cho dây chuyền sản xuất bia hơi. Căn cứ vào số khấu hao đã trích quý trước và tình hình tăng giảm TSCĐ trong quý kế toán xác định số khấu hao phải trích trong quý. Cuối quý, máy tính lập Bảng kê chi tiết TK 627 ghi rõ bút toán phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất chung (ghi Nợ TK 6274). Đồng thời máy tính lập Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ:
Công ty Việt Hà
Phòng tài chính
Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định
Từ ngày 01/07/2002 đến ngày 30/09/2002
Đơn vị: đồng
Số TT
Chỉ tiêu
Nơi SD
Toàn DN
TK 627- chi phí sản xuất chung
TK 641
TK 642
TK 241
NG
Số KH
PX bia
PX Opal
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
2
3
4
5
6
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải
Thiết bị, dụng cụ QL
TSCĐ phúc lợi
TSCĐ chờ thanh lí
…
…
688.708.512
1.202.966.606
485.122
17.066.225
73.233.829
…
…
…
Tổng cộng
1.892.160.240
90.300.054
Biểu 23: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Bên cạnh đó máy tính còn theo dõi chi phí khấu hao này trên Sổ kế toán tổng hợp TK 627 (biểu 26).
Số khấu hao phải trích trong quý 3 trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để máy tính ghi vào cột Có TK 214 trên Bảng kê 4 và Nhật kí chứng từ số 7 (biểu 27, biểu 28).
Chi phí khấu hao TSCĐ được phản ánh lên Bảng kê số và Nhật kí chứng từ số 7 thể hiện thông qua bút toán sau:
Nợ TK 627 (6274) - PX bia: 1.892.160.240
Có TK 214: 1.892.160.240
Máy tính còn tự động ghi đơn bên Nợ TK 009: 1.892.160.240 trên Sổ theo dõi các tài khoản ngoài bảng.
Hạch toán chi phí phải trả và chi phí trả trước
Công ty Việt Hà sử dụng TK 142 để thực hiện phân bổ giá trị bao bì luân chuyển (vỏ bom bia). Tỉ lệ phân bổ giá trị bao bì luân chuyển vào chi phí sản xuất chung là 50%. Vào quý 3/2002, Công ty Việt Hà thực hiện phân bổ 50% giá trị còn lại của vỏ bom bia và chi phí sửa chữa thùng lên men phát sinh từ năm 2001. Trước đó, năm 2001, khi có phát sinh các chi phí này kế toán đã ghi:
Nợ TK 1421: 1.260.540.976
Có TK 153 (vỏ bia): 381.690.976
Có TK 331 (chi phí sửa chữa) 878.850.000
Năm 2001, kế toán đã thực hiện phân bổ 50% chi phí trên vào chi phí sản xuất chung. Cuối quý 3/2002, kế toán phân bổ tiếp 50% chi phí trả trước còn lại của năm 2001 vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 6271: 630.270.488
Có TK 1421: 630.270.488
Đối với việc sửa chữa lớn TSCĐ, hằng năm, Công ty đều có một bản dự trù về kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ. Từ kế hoạch này, kế toán tính được chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí này được trích trước vào chi phí sản xuất chung của mỗi quý nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm không tăng đột biến khi có chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh. Chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ được hạch toán như sau:
Nợ TK 6277: 800.000.000
Có TK 335: 800.000.000
Các phát sinh bên Nợ của TK 6271 và TK 6277 ở trên đều được thể hiện trên Bảng kê chi tiết bút toán TK 627. Từ Bảng kê chi tiết bút toán TK 627 máy tính tổng hợp lên Sổ tổng hợp TK 627 (biểu 26). Trên Bảng kê số 6 của Công ty Việt Hà không phản ánh phát sinh của TK 335, kế toán phản ánh thẳng phát sinh của TK 335 lên Nhật kí chứng từ số 7 (biểu 28).
Công ty Việt Hà
Phòng tài chính
Bảng kê số 6
Tập hợp chi phí trả trước TK 142 (1421)
Từ 01/07/2002 đến ngày 30/09/2002
Đơn vị: đồng
Số TT
Diễn giải
Số dư đầu quý
Ghi Nợ TK 142,
ghi Có TK
Ghi Có TK 142,
Ghi Nợ TK
Số dư cuối quý
Nợ
Có
…
…
627
642
Cộng Có
Nợ
Có
1
Bom bia
190.845.488
190.845.488
190.845.488
2
Chi phí sửa chữa thùng lên men
439.425.000
439.425.000
439.425.000
3
Số dư XN Mỹ phẩm cũ
9.288.227
9.288.227
9.288.227
Cộng
639.558.715
630.270.488
639.558.715
Biểu 24: Bảng kê số 6
Cuối quý, máy tính lấy tổng số phát sinh bên Có TK 1421 trên Bảng kê số 6 để ghi Nhật kí chứng từ số 7 (biểu 28).
Đồng thời, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TK 142 và TK 335 đều được máy tính phản ánh lên Bảng kê chi tiết bút toán TK 142 và Bảng kê chi tiết bút toán TK 335. Song song với việc phản ánh lên các Bảng kê chi tiết bút toán TK 142, TK335 máy tính còn theo dõi số tổng hợp trên Sổ kế toán tổng hợp của TK 142, TK 335.
Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
Những chi phí liên quan đến dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác của Công ty Việt Hà bao gồm: chi phí tiền điện, chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa, các khoản chi bằng tiền phục vụ yêu cầu quản lí của phân xưởng…Do bia hơi chịu thuế TTĐB nên thuế GTGT đầu vào của các chi phí dịch vụ mua ngoài hay các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho phân xưởng bia hơi được tính luôn vào giá mua. Vì thế Phân xưởng bia hơi không sử dụng TK 133.
Dưới đây em xin đơn cử Bảng phân bổ tiền điện quý 3 của Công ty Việt Hà. Hằng ngày, những chứng từ có liên quan đến chi phí tiền điện của phân xưởng bia cũng như của toàn Công ty sẽ được nhập vào máy tính. Bên cạnh việc ghi các bút toán liên quan đến chi phí tiền điện lên Bảng kê chi tiết bút toán TK 627, cuối quý, máy tính còn tổng hợp và lập Bảng phân bổ tiền điện như sau:
Công ty Việt Hà
Phòng tài chính
Bảng phân bổ tiền điện
Từ ngày 01/07/2002 đến ngày 30/09/2002
Đơn vị: đồng
Số TT
Ghi có các TK
Đối tượng SD
(ghi nợ các TK)
Tài khoản 331
(Giá thực tế)
1
2
TK 627 - Phân xưởng bia hơi
TK 642 - Chi phí quản lý DN
250.401.542
13.179.028
Tổng cộng
263.580.570
Biểu 25: Bảng phân bổ tiền điện
Đồng thời máy tính cũng theo dõi những chi phí này trên Sổ kế toán tổng hợp TK 627 (biểu 26).
Từ số liệu trên Bảng phân bổ tiền điện, cuối quý, máy tính sẽ tự động cập nhật lên Bảng kê 4 và Nhật kí chứng từ số 7 (biểu 27, biểu 28).
Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
Từ Bảng kê chi tiết bút toán của TK 627, bên cạnh việc lập các Bảng phân bổ số 1, số 2, số 3 máy tính còn theo dõi chi phí sản xuất chung trên Sổ kế toán tổng hợp TK 627. Sổ này theo dõi chung cho cả phân xưởng bia hơi và nước khoáng.
Công ty Việt Hà
Phòng tài chính
Sổ kế toán tổng hợp TK 627
Từ ngày 01/07/2002 đến ngày 30/09/2002
Đơn vị: đồng
Số TT
Tên các tài khoản đối ứng
TKĐƯ
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kì
1
CP sản phẩm dở dang bia hơi
1541
4.157.125.862
2
CP sản phẩm dở dang Opal
1542
154.988.637
3
Tiền mặt
111
51.095.363
4
Tiền gửi ngân hàng
112
16.497.000
5
Tạm ứng
141
62.409.295
6
Chi phí trả trước
142
630.270.488
7
Công cụ dụng cụ
153
392.546.908
8
Hao mòn TSCĐ
214
1.982.460.294
9
Phải trả nhà cung cấp
331
250.401.542
10
Phải trả công nhân viên
334
123.047.227
11
Chi phí phải trả
335
800.000.000
12
Kinh phí công đoàn
3382
1.211.631
13
Bảo hiểm xã hội
3383
2.175.751
Tổng cộng phát sinh
Số dư cuối kì
4.312.114.499
4.312.114.499
Biểu 26: Sổ kế toán tổng hợp TK 627
Từ Nhật kí chứng từ số 7, máy tính thực hiện vào Sổ cái TK 627. Sổ Cái TK 627 là sổ tổng hợp được lập vào cuối năm theo dõi chung cho cả hai sản phẩm bia hơi và nước Opal.
Sổ cái TK 627
627 - chi phí sản xuất chung
Năm 2002
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị: đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
…
Quý 3
…
141
62.409.295
142
630.270.488
153
329.546.908
214
1.982.460.294
334
123.047.227
335
800.000.000
338
3.386.382
NKCT số 1
51.095.363
NKCT số 2
16.497.000
NKCT số 5
250.401.542
Cộng phát sinh
Nợ
4.312.114.499
Có
4.312.114.499
Số dư cuối quý
Nợ
Có
Biểu 29: Sổ Cái TK 627
2.2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kì, Công ty sử dụng TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này được chi tiết như sau:
TK 1541 - chi phí sản phẩm dở dang tại phân xưởng bia hơi
TK 1542 - chi phí sản phẩm dở dang tại phân xưởng Opal
Tại Công ty Việt Hà, đối với vật liệu xuất dùng cho sản xuất nhưng cuối quý vẫn không dùng hết thì không thực hiện nhập kho trở lại mà để dư Nợ trên TK 154.
Bút toán kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của bia hơi quý 3 như sau:
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 1541: 5.526.808.498
Có TK 621 - PX bia: 5.526.808.498
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 1541: 922.734.652
Có TK 622 - PX bia: 922.734.652
Kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 1541: 4.157.125.862
Có TK 627 - PX bia: 4.157.125.862
Phế liệu thu hồi (tiền bán bã bia), ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong kì:
Nợ TK 152: 16.815.176
Có TK 1541: 16.815.176
Các phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của bia hơi đều được phản ánh trên Sổ kế toán tổng hợp TK 1541.
Công ty Việt Hà
Phòng tài chính
Sổ kế toán tổng hợp TK 1541
Từ ngày 01/07/2002 đến ngày 30/09/2002
Đơn vị: đồng
Số TT
Tên các tài khoản đối ứng
TKĐƯ
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kì
925.235.120
1
Nguyên vật liệu
152
16.815.176
2
Công cụ, dụng cụ
153
3
Thành phẩm
155
10.347.488.430
4
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
5.526.808.498
5
Chi phí nhân công trực tiếp
622
922.734.652
6
Chi phí sản xuất chung
627
4.157.125.862
Tổng cộng phát sinh
Số dư cuối kì
10.606.669.012
1.167.600.526
10.364.303.606
Biểu 30: Sổ kế toán tổng hợp TK 1541
Cuối quý, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phản ánh lên Bảng kê số 4 và Nhật kí chứng từ số 7 (biểu 27, biểu 28).
Từ Nhật kí chứng từ số 7, máy tính thực hiện lên Sổ cái TK 1541. Sổ cái TK 1541 được lập vào cuối năm.
Sổ cái TK 1541
1541 - chi phí sản xuất dở dang bia hơi
Năm 2002
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị: đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
…
Quý 3
…
621
5.526.808.498
622
922.734.652
627
4.157.125.862
Cộng phát sinh
Nợ
10.606.669.012
Có
10.364.303.606
Số dư cuối quý
Nợ
1.167.600.526
Có
Biểu 31: Sổ Cái TK 1541
2.2.3. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Việt Hà
2.2.3.1. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang
Do bia hơi phải luôn luôn bảo quản ở nhiệt độ thấp vì vậy mặc dù đã là thành thành phẩm nhưng bia hơi vẫn nằm ở cuối dây chuyền sản xuất. Sau quá trình “lọc trong” bia hơi được chuyển về thùng bia thành phẩm (thùng bia cuối cùng của dây chuyền sản xuất) và được bảo quản ở nhiệt độ và áp suất thích hợp. Lúc bấy giờ nó được ghi nhận là thành phẩm, số lượng bia thành phẩm được ghi rõ trên “Biên bản ghi nhận thành phẩm”.
Trong quy trình sản xuất bia hơi, sản phẩm dở dang là bia đang ở giai đoạn lên men chính, lên men phụ và bia chưa qua giao chiết đang nằm trong téc trên dây chuyền sản xuất. Công tác kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang do các nhân viên thống kê phân xưởng và nhân viên phòng kĩ thuật đảm nhiệm.
Công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp quy đổi tương đương (sản lượng ước tính tương đương). Kế toán dựa vào số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành, tỉ lệ quy đổi là 80%. Tỉ lệ quy đổi này do phòng kĩ thuật đặt ra, dựa trên tỉ lệ lên men chính và lên men phụ của bia hơi khi đang ở giai đoạn dở dang.
Vào quý 3/2002, tại Công ty Việt Hà, số lít bia hơi dở dang là: 563.608,125 (lít) với tỉ lệ quy đổi 80% thì số lít bia hơi thành phẩm (bia hơi dở dang đã quy đổi) có được là: 563.608,125 x 80% = 450.886,5 (lít)
Như em đã trình bày ở trên, trong quý, nguyên vật liệu xuất cho sản xuất bia hơi nếu dùng không hết thì không nhập lại kho mà để trên dư Nợ TK 1541. Như vậy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì của bia hơi bao gồm giá trị bia hơi thành phẩm đã quy đổi và nguyên vật liệu đã xuất kho nhưng cuối quý chưa sử dụng hết (nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng).
Kế toán theo dõi số lượng, giá trị của sản phẩm dở dang và nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng thông qua Bảng tồn kho phân xưởng.
Công ty Việt Hà
Phòng tài chính
Bảng tồn kho phân xưởng bia hơi
Quý III năm 2002
Số TT
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Số tiền
1
Than đá
Kg
2.000
1.346.000
2
Dầu máy lạnh
Lít
100
2.436.400
3
Malt
Kg
2.850
17.869.500
4
Gạo tẻ
Kg
4.565
15.580.345
5
Hoa Hublon
Kg
9,5
962.483
6
Kizengua xanh
Kg
46,4
482.282
7
Kizengua đỏ
Kg
50,4
521.287
8
Muối hạt
Kg
1.050
1.135.050
9
Zaven
Lít
27
48.600
10
Cồn
Lít
11
100.067
11
H3PO4
Kg
9,5
399.000
12
NaOH
Kg
43
408.801
13
P3 Reencon
Kg
5,5
507.826
14
P3 oxinia
Kg
32
1.612.992
15
Iốt
Kg
8,9
249.200
16
Cereflo
Kg
0,33
43.258
17
Termamyl
Kg
0,08
9.803
18
CaSO4
Kg
4
95.572
19
CaCl2
Kg
4
67.112
20
Hexametylen
Kg
5,04
362.996
21
Phèn
Kg
44
185.680
22
Bia hơi thành phẩm
Lít
450.886,5
1.123.158.272
Tổng cộng
1.167.600.526
Biểu 32: Bảng tồn kho phân xưởng bia hơi
Sau quá trình kiểm kê, nhân viên thống kê có được số lượng nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng. Số thứ tự từ 1 đến 21 là nguyên liệu xuất dùng trong kì chưa sử dụng hết trong đó bao gồm cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ.
Tổng giá trị NVL tồn kho cuối kì
=
(
Số lượng NVLi tồn kho PX
x
Giá xuất kho
bình quân quý NVLi
)
Trong đó n là số nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng.
Tổng giá trị nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng cuối quý 3 (số thứ tự từ 1 đến 21) là 44.442.254 (đồng).
Số thứ tự 22 trên Bảng tồn kho phân xưởng là bia hơi dở dang đã quy đổi ra thành phẩm. Để tính giá trị bia hơi dở dang, trước hết phải tính giá trị bia hơi dở dang đơn vị. Công ty tính giá trị sản phẩm dở dang đơn vị theo công thức sau:
Giá trị sản phẩm dở dang đơn vị
=
D đầu kì + CPSX p/s trong kì - giá trị NVL tồn kho PX - phế liệu thu hồi
Số lượng sản phẩm nhập kho
+
Số lượng sản phẩm dở dang đã quy đổi
Từ đó ta có:
Giá trị sản phẩm dở dang
=
Số lượng sản phẩm dở dang đã quy đổi
x
Giá trị sản phẩm dở dang đơn vị
Với khối lượng bia hơi nhập kho là 4.154.866,5 lít, và chi phí sản phẩm dở dang đầu kì là 925.235.120 (đồng) ta có:
Giá trị sản phẩm dở dang đơn vị
=
925.235.120 + 10.606.669.012 – 44.442.254 - 16.815.176
4.154.866,5
+
(563.608,125 x 80%)
= 2.491 (đồng)
Giá trị bia hơi dở dang
=
450.886,5
x
2.491
= 1.123.158.272 (đồng)
Công tác kế toán chi phí cuối kì là xác định được chi phí sản xuất kinh doanh cuối kì. Từ đó phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm kì này và kì sau. Giá trị tổng cộng trên bảng tồn kho phân xưởng bia hơi là số dư Nợ cuối kì của TK 1541 được tính theo công thức sau:
D cuối kì = giá trị NVL tồn kho PX + giá trị sản phẩm dở dang
Từ giá trị NVL tồn kho PX kiểm kê được và giá trị sản phẩm dở dang cuối kì đã tính được ở trên ta có:
D cuối kì = 44.442.254 + 1.123.158.272
= 1.167.600.526 (đồng)
2.2.3.2. Tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành bia hơi là bia hơi thành phẩm - sản phẩm cuối cùng của qúa trình sản xuất. ở đây, đối tượng tính giá thành trùng với đối tượng tập hợp chi phí. Công việc tính giá thành được tính vào cuối quý theo phương pháp giản đơn. Đơn vị tính là đồng/lít.
Giá thành sản phẩm bia hơi được tính theo công thức sau:
Zđơn vị
=
D đầu kì + CPSX p/s trong kì - phế liệu thu hồi - D cuối kì
Tổng số lít bia hoàn thành
Trong đó:
Zđơn vị : Giá thành đơn vị sản phẩm
D đầu kì: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kì
D cuối kì : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì
Như em đã trình bày ở phần đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Việt Hà, sản phẩm bia hơi không có nhập kho nên tổng số lượng nhập kho (ở mẫu số của công thức trên) của bia hơi chính là tổng số lượng tiêu thụ. Vì thế căn cứ số lượng bia hơi bán ra trong quý, kế toán có được số lượng bia hơi thành phẩm nhập kho để tính giá thành sản phẩm.
Để tính được giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức trên thì kế toán phải xác định D cuối kì. Theo như phần kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, ta đã tính được số dư cuối kì của TK 1541.
Từ Sổ kế toán tổng hợp TK 1541 ta có số dư đầu kì TK 1541, phát sinh trong kì của TK 1541 và giá trị phế liệu thu hồi. Như vậy, giá thành bia hơi được tính như sau:
Zđơn vị
=
925.235.120 + 10.606.669.012 – 16.815.176 – 1.167.600.526
4.154.866,5
= 2.490 (đồng)
Từ các số liệu trên Sổ kế toán tổng hợp TK 1541 và số lượng bia hơi nhập kho, máy tính cho phép kết xuất Bảng tính giá thành bia hơi như sau:
Công ty Việt Hà
Phòng tài chính
Giá thành sản xuất bia hơi
Từ ngày 01/07/2002 đến ngày 30/09/2002
Đơn vị: đồng
Số TT
Chỉ tiêu
Trị giá
1
I - Chi phí sản xuất dở dang đầu kì
925.235.120,00
2
II - Tổng chi phí sản xuất trong kì
10.606.669.012,00
3
1 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
5.526.808.498,00
4
2 - Chi phí nhân công trực tiếp
922.734.652,00
5
3 - Chi phí sản xuất chung
4.157.125.862,00
6
III - Các khoản giảm trừ
1.184.415.702,00
7
1 - Giá trị phế liệu thu hồi
16.815.176,00
8
2 - Giá trị nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng
44.442.254,00
9
3 - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kì
1.123.158.272,00
10
IV - Tổng giá thành thực tế nhập kho (I+II+III)
10.347.488.430,00
11
V- Sản lượng thành phẩm (lít)
4.154.866,50
12
VI - Giá thành sản xuất (IV/V) (đ/lít)
2.490,00
Biểu 33: Giá thành sản xuất bia hơi
Phần 3. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Việt Hà
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Việt Hà
Đối với một doanh nghiệp sản xuất thông thường, có thể nói đạt được lợi nhuận cao là mục tiêu hàng đầu. Nhất là trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, càng đòi hỏi các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến tiết kiệm chi phí giảm giá thành và tối đa hoá lợi nhuận. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải tổ chức quản lí sản xuất và hạch toán kinh doanh có hiệu quả. Trong đó, hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Là một doanh nghiệp sản xuất, Công ty Việt Hà cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức hạch toán chính xác chi phí sản xuất cũng như tính đúng và tính đủ giá thành. Kế toán chính xác chi phí sản xuất không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, trung thực về mặt lượng chi phí mà cả việc tính toán các chi phí bằng tiền theo đúng nguyên tắc và phản ánh từng loại chi phí theo từng địa điểm phát sinh, thời điểm xảy ra, xác định đúng đối tượng chịu chi phí. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là hai bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó cần phải tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất một cách hợp lí, khoa học và từ đó giá thành mới được tính đúng. Việc tính đúng, tính đủ giá thành giúp phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiện giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả tài chính, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật.
3.2. Một số nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Việt Hà
Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cần dựa trên các nguyên tắc sau:
Hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tôn trọng chế độ kế toán. Vì kế toán không chỉ là công cụ quản lí kinh tế của đơn vị mà còn là công cụ quản lí nền kinh tế của Nhà nước. Tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị kinh tế được phép vận dụng cơ chế tài chính và chế độ kế toán trên cơ sở đặc thù của đơn vị chứ không bắt buộc phải dập khuôn hoàn toàn theo chế độ nhưng vẫn phải tôn trọng cơ chế và chế độ kế toán.
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lí sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo đáp ứng được thông tin kịp thời, chính xác cho nhà quản lí.
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí với mục đích hiệu quả kinh doanh cao.
Yêu cầu đối với kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Phải nắm vững nội dung và bản chất kinh tế của chi phí
Phải phân loại chi phí sản xuất hợp lí theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán.
Phải phân định chi phí với giá thành sản phẩm và nắm rõ mối quan hệ giữa chúng
Phải nắm được các cách phân loại giá thành khác nhau phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán.
Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm phù hợp.
Xác định trình tự hạch toán và tổng hợp chi phí sản xuất thích ứng.
3.3. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Việt Hà
3.3.1. Những ưu điểm
Công ty Việt Hà là doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa. Bộ máy kế toán của Công ty tương đối hoàn thiện. Hiện nay, Công ty Việt Hà sử dụng phần mềm kế toán tự viết áp dụng cho tất cả các phần hành kế toán. Các nhân viên phòng kế toán đều là những người có năng lực, điều hành công việc kế toán cả thủ công lẫn trên máy tính thành thạo. Phần mềm kế toán của Công ty sử dụng được viết riêng phù hợp với đặc điểm hạch toán của Công ty. Mặc dù vậy, do phương pháp ghi sổ theo hình thức Nhật kí - chứng từ đòi hỏi chi tiết nên một số phần kế toán vẫn còn phải hạch toán thủ công như hạch toán chi tiết nguyên vật liệu hay hạch toán chi tiết tiền mặt và TGNH. Riêng đối với kế toán phần hành chi phí thì được làm hoàn toàn bằng máy tính.
Phần hành kế toán chi phí và tính giá thành là một phần hành kế toán chủ chốt của Công ty. Hiện tại Công ty đang sản xuất hai mặt hàng là bia hơi và nước khoáng Opal, hai mặt hàng này được sản xuất độc lập. Do đặc điểm nguyên vật liệu cũng như quy trình sản xuất khác nhau nên hai việc hạch toán hai sản phẩm này cũng độc lập với nhau. Vì thế có thể dễ dàng theo dõi từ việc phát sinh chi phí cho đến tập hợp chi phí và tính giá thành của từng mặt hàng. Đồng thời kế toán cũng theo dõi số tổng hợp của cả hai mặt hàng để tính được tổng chi phí sản xuất trong kì của toàn Công ty.
Sự trợ giúp của máy tính trong việc hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng đã mang lại hiệu quả cao. Kế toán máy giúp cho việc tính toán được nhanh chóng và chính xác. Đồng thời giúp giảm được sự cồng kềnh về sổ sách, tiết kiệm được thời gian và nhân công. Mặc dù áp dụng kế toán máy nhưng hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán của Công ty Việt Hà vẫn tuân thủ chế độ kế toán hiện hành mà Bộ Tài chính quy định cho các doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ Nhật kí - chứng từ. Đồng thời các sổ sách này cũng phù hợp với đặc điểm riêng của công tác hạch toán kế toán tại Công ty. Sổ sách kế toán được tổ chức khoa học, chặt chẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung cấp thông tin. Qua đó đã tăng cường hiệu quả làm việc của bộ máy kế toán.
Có thể nhận thấy việc hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty Việt Hà là chặt chẽ. Trong giới hạn của đề tài này em chỉ đề cập đến khâu xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên mặc dù không được phù hợp với một doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật liệu, công cụ dụng cụ và có nghiệp vụ xuất vật liệu thường xuyên như Công ty Việt Hà. Nhưng đây là phương pháp có độ chính xác cao (trong điều kiện áp dụng kế toán máy), có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại nguyên vật liệu ở bất kì thời điểm nào. Cách theo dõi nguyên vật liệu của Công ty chặt chẽ ở chỗ là vừa theo dõi được chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn cuả từng danh điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (trên Sổ chi tiết vật liệu) lại vừa theo dõi theo hoá đơn xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Trên bảng kê chi tiết bút toán TK 621, TK 627). Đồng thời kế toán còn theo dõi số tổng họp của phiếu xuất vật tư trên Bảng kê chi tiết xuất vật tư theo nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, công cụ… Như vậy, có thể nói công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói chung và hạch toán xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng của Công ty có nhiều ưu điểm, đã đáp ứng được các nhu cầu quản lí khác nhau.
Là một doanh nghiệp sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít và sản xuất ngắn ngày, quy trình sản xuất liên tục, không có bán thành phẩm nhập kho Công ty Việt Hà chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn là hợp lí. Từ đặc điểm về sản phẩm và yêu cầu quản lí, em thấy việc tập hợp chi phí sản xuất riêng cho từng loại sản phẩm như ở Công ty Việt Hà như vậy là phù hợp và tối ưu. Với chỉ hai mặt hàng sản xuất, Công ty có thể dễ dàng theo dõi được hiệu quả của từng mặt hàng đem lại thông qua việc tập hợp chi phí riêng biệt.
Cũng từ yêu cầu tập hợp chi phí riêng cho từng mặt hàng như vậy nên việc chi tiết tài khoản của Công ty cũng đã đáp ứng được yêu cầu kế toán. Như đối với TK 154, kế toán đã chi tiết thành:
TK 1541 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang bia hơi
TK 1542 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nước Opal
Hướng chi tiết như thế thống nhất với yêu cầu của việc hạch toán. Còn đối với các TK 621, TK 622, TK 627 các Bảng kê chi tiết bút toán đều được chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất nên việc theo dõi các chi phí này dễ dàng và thuận tiện. Việc chi tiết TK 621 thành hai tiểu khoản: TK 6211 - chi phí nguyên vật liệu chính; TK 6212 - chi phí nguyên vật liệu phụ - đã giúp kế toán của Công ty không mất thời gian vào việc tách đối tượng chế biến (nguyên vật liệu chính) ra khỏi nguyên vật liệu trực tiếp. Từ đó, giúp cho việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì nhanh chóng và chính xác.
3.3.2. Một số tồn tại
Về tài khoản sử dụng
Mặc dù sự phân chia hệ thống tài khoản riêng cho phân xưởng bia hơi và nước khoáng Opal như vậy là hợp lí, tuy nhiên nếu xét cụ thể hơn thì việc chi tiết một số tài khoản như hiện nay vẫn còn có nhược điểm. Đối với TK 627 hướng chi tiết tài khoản như Công ty đang dùng nhằm mục đích để gọn nhẹ số tiểu khoản sử dụng. Nhưng nếu chi tiết TK 627 như thế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc xem xét cũng như kiểm tra chi phí phát sinh từ đâu. Ví dụ như tại Công ty hiện nay, ngoài chi phí nhân viên, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí khấu hao, tất cả các chi phí khác đều được hạch toán vào TK 6277. Như vậy kế toán sẽ khó khăn trong việc theo dõi nguyên nhân phát sinh chi phí, điều này tạo nên sự không rõ ràng và còn có thể dẫn đến gian lận trong ghi chép kế toán.
Bên cạnh đó, Công ty không nên phán ánh số BHYT và BHXH trên cùng một TK 3383. Như vậy, thứ nhất người kiểm tra rất khó để kiểm tra số BHYT và BH XH đã trích vào chi phí là bao nhiêu. Thứ hai, việc sử dụng TK như vậy là không đúng với chế độ kế toán hiện hành.
Về sử dụng sổ sách kế toán
Trong khâu xuất nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ, kế toán theo dõi trên các loại sổ như vậy là đầy đủ và hợp lí. Tuy nhiên cách ghi của Bảng kê chi tiết xuất vật tư của Công ty theo em là chưa khoa học. Nếu để phục vụ mục đích quản lí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thì kế toán không cần theo dõi riêng cho nguyên vật liệu của bia hơi và nước khoáng mà chỉ cần theo dõi theo danh điểm nguyên vật liệu như Sổ chi tiết vật tư. Còn với Bảng kê chi tiết xuất vật tư, mục đích của này là theo dõi số vật tư xuất cho sản xuất chi tiết theo nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ.v.v…của hai phân xưởng. Vì thế cần thiết phải thấy được tổng số xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng bia hơi và nước khoáng trên Bảng kê chi tiết xuất vật tư. Nhưng ở Công ty Việt Hà, Bảng kê chi tiết xuất vật tư không có kết cấu thật phù hợp. Ví dụ như ở Bảng kê chi tiết xuất vật tư (biểu3), mặc dù các chứng từ xuất vật tư cho sản xuất bia hơi và nước khoáng là tách biệt nhưng các chứng từ này cùng được phán ánh chung trên cùng một Bảng kê tiết xuất vật tư (biểu 3), số tổng cộng cuối Sổ này là tổng số vật tư xuất dùng cho cả bia hơi và nước khoáng. Nếu như người xem muốn biết số xuất nguyên vật liệu của bia hơi thì phải làm thao tác cộng các hoá đơn xuất vật tư của bia hơi trên Bảng kê.
Về mẫu Bảng phân bổ khấu hao của Công ty, mẫu Bảng phân bổ khấu hao Công ty Việt Hà đang sử dụng không cho thấy được số khấu hao trích kì trước cũng như số khấu hao tăng, giảm trong kì. Điều này gây bất lợi cho nhà quản lí trong việc so sánh biến động khấu hao TSCĐ trong kì.
Đối với Bảng tính giá thành sản phẩm, theo em còn có nhược điểm. Trong Bảng tính giá thành sản phẩm của Công ty Việt Hà chỉ có những chi phí phát sinh trong kì mới được chi tiết theo từng khoản mục. Còn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kì và cuối kì thì không được chi tiết theo khoản mục chi phí. Với Bảng tính giá thành như thế dẫn đến sẽ khó khăn khi muốn so sánh đối chiếu về tỉ lệ các loại chi phí sản xuất trong tổng giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, kế toán cần phản ánh phát sinh của TK 335 trên Bảng kê số 6 như quy định.
Về tính giá xuất nguyên vật liệu
Hiện nay, Công ty đang sử dụng phương pháp bình quân cả kì dự trữ để tính giá xuất nguyên vật liệu. Phương pháp này có ưu điểm là giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu so với các phương pháp tính giá xuất khác. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là chỉ đến cuối kì kế toán mới tính được giá xuất nguyên vật liệu, điều này làm ảnh hưởng đến các khâu kế toán khác, đồng thời giá xuất nguyên vật liệu không được chính xác. Kì hạch toán của Công ty Việt Hà lại theo quý, đấy là một khoảng thời gian dài. Vì thế tính giá xuất nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ không những làm ảnh hưởng tiến độ của những khâu kế toán khác mà còn không phản ánh được chính xác giá xuất nguyên vật liệu. Từ đó dẫn đến sai lệch về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung và giá thành sản phẩm.
Sản xuất bia hơi ở Công ty Việt Hà có đặc điểm là quy trình sản xuất ngắn, có nhiều danh điểm nguyên vật liệu, nhu cầu xuất nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ trong kì lớn, nhiều lần. Vì thế Công ty nên sử dụng phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phù hợp hơn. Vả lại, với sự trợ giúp của kế toán máy thì khối lượng công việc của việc tính giá xuất nguyên vật liệu không còn là điều lo ngại.
Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất và trích trước các khoản thiệt hại ngừng sản xuất
Tại Công ty Việt Hà, tuy chỉ có một phân xưởng sản xuất bia hơi nhưng trong phân xưởng có đến 12 tổ sản xuất, số lượng công nhân sản xuất của Công ty cũng khá lớn. Thêm vào đó, sản phẩm bia hơi là sản phẩm tiêu thụ theo mùa vụ, sản xuất cũng phụ thuộc vào mùa vụ. Chính vì vậy, Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất và trích trước thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch. Có như vậy mới tránh được hiện tượng giá thành thay đổi đột ngột khi có các chi phí này phát sinh.
Về kế toán nguyên vật liệu xuất dùng không hết
Hiện nay, tại Công ty Việt Hà, cuối kì vật liệu xuất dùng không hết vẫn để trên dư Nợ TK 154. Cụ thể như sau:
Trong kì khi xuất nguyên vật liệu cho sản xuất bia hơi kế toán ghi:
Nợ TK 621 - PX bia: 5.526.808.498
Có TK 152: 5.526.808.498
Cuối kì sau khi kiểm kê nguyên vật liệu xuất dùng không hết kế toán có được số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng nhưng kế toán không nhập lại kho số nguyên vật liệu này mà vẫn xem đó như một khoản phát sinh của TK 621 và kết chuyển về TK 1541.
Nợ TK 1541: 5.526.808.498
Có TK 621 - PX bia: 5.526.808.498
Như vậy, tổng giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết cuối kì và giá trị sản phẩm dở dang cuối kì sau khi kiểm kê là số Dư cuối kì của TK 1541. Mặc dù cách hạch toán như vậy không làm thay đổi chi phí sản xuất thực tế phát sinh và giá thành sản phẩm trong kì, nhưng với cách hạch toán này dẫn đến sự không chính xác trong việc hạch toán TK 621, và phản ánh chi phí NVLTT trên Bảng kê số 4, Nhật kí chứng từ số 7.
Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Phương pháp “xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương” mà Công ty đang sử dụng chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến trong sản phẩm dở dang, còn với chi phí nguyên vật liệu chính của sản phẩm dở dang thì cần phải xác định theo số thực tế đã dùng. Tuy nhiên, hiện nay Công ty vẫn đang đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương trong đó giá trị sản phẩm dở dang không được tách riêng cho chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí chế biến. Điều này làm cho giá trị sản phẩm dở dang tính được là không chính xác.
3.4. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Việt Hà
Về tài khoản sử dụng
Đối với TK 627 nên được chi tiết như sau:
TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng.
TK 6272 - Chi phí vật liệu.
TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất.
TK 6274 - Chi phí khấu hao tài sản cố định.
TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác.
Việc chi tiết TK 627 như vậy giúp cho kế toán theo dõi nguồn gốc phát sinh các chi phí sản xuất chung được rõ ràng hơn. Trên thực tế, tại phân xưởng sản xuất bia hơi của Công ty Việt Hà có rất nhiều các nghiệp vụ phát sinh đối với TK 627, nhất là trong mùa sản xuất cao điểm. Chính vì vậy việc chi tiết TK 627 như trên là cần thiết.
Theo chế độ hiện hành, TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ). Tại Công ty Việt Hà, kế toán đã chi tiết TK 621 thành: TK 6211 - chi phí nguyên vật liệu chính, TK 6212 - chi phí nguyên vật liệu phụ - Theo em đây là một ưu điểm, vì nhờ cách chi tiết tài khoản như thế kế toán sẽ không mất thời gian vào việc tách nguyên vật liệu trực tiếp thành đối tượng chế biến (nguyên vật liệu chính) và chi phí chế biến (nguyên vật liệu phụ). Từ đó, việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì sẽ nhanh chóng và chính xác, tạo điều kiện cho việc xác định giá thành sản phẩm được kịp thời. Vậy em xin kiến nghị với Bộ Tài chính mở thêm chi tiết TK 621 như trên.
Bên cạnh đó Công ty nên hạch toán BHXH vào TK 3383, BHYT vào TK 3384.
Về sổ sách kế toán
Từ nhược điểm đã nêu ở trên, theo em kế toán nên theo dõi các chứng từ xuất vật tư của bia hơi và nước khoáng trên hai Bảng kê chi tiết xuất vật tư. Hoặc có thể ghi trên một sổ nhưng tách thành hai cột là bia hơi và nước khoáng. Như thế kế toán sẽ có được tổng số xuất nguyên vật liệu của bia hơi (theo loại vật tư) khi cần tìm và vẫn có được sổ tổng cộng số xuất vật tư để sản xuất của cả hai sản phẩm.
Đề cập đến Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho thấy với mẫu Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ như hiện nay Công ty đang sử dụng đã không phản ánh được mức khấu hao tăng, mức khấu hao giảm trong kì. Vì thế, Công ty nên sử dụng mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao như sau:
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Quý… năm…
Số
TT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ KH hoặc thời gian SD
Nơi sử dụng
Toàn DN
TK 627-Chi phí SXC
TK 641
TK 642
TK 241
TK 142
TK 335
N/giá
TSCĐ
Số KH
PX bia
PX Opal
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
I. Số khấu hao đã trích quý trước
2
-
3
-
4
II. Số KH tăng trong quý
5
-
6
-
7
III. Số KH giảm trong quý
8
-
9
-
10
Số KH phải trích quý này (I+II-III)
11
-
12
-
Biểu 34: Mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Về tính giá xuất nguyên vật liệu
Việc áp dụng phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ như hiện nay Công ty Việt Hà đang sử dụng có thể nói là không hợp lí, nhất là khi kì hạch toán của Công ty lại theo quý. Vì thế theo em, Công ty nên sử dụng phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập để tính giá xuất nguyên vật liệu. Phương pháp tính giá này cũng tính cho từng danh điểm nguyên vật liệu. Mặc dù tính giá xuất nguyên vật liệu sau mỗi lần nhập chỉ thường áp dụng đối với những doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu, và số lần nhập của mỗi loại nguyên vật liệu không nhiều. Tuy nhiên hiện nay, với sự trợ giúp của kế toán máy thì số danh điểm nguyên vật liệu và số lần nhập không còn là vấn đề phức tạp. Việc tính giá xuất nguyên vật liệu sau mỗi lần xuất đảm bảo cho giá xuất nguyên vật liệu được chính xác hơn và không làm ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu khác.
Phương pháp tính giá bình quân sau mỗi lần nhập của nguyên vật liệu như sau:
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
=
Giá thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập
Số lượng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất và trích trước các khoản thiệt hại ngừng sản xuất
Lương nghỉ phép của công nhân sản xuất và các khoản thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch kế toán hạch toán vào TK 335.
Nợ TK 622: (lương nghỉ phép của công nhân sản xuất)
Nợ TK 627, 641, 642: (Thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch)
Có TK 335: (trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất và thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch).
Về hạch toán nguyên vật liệu xuất dùng không hết
Theo đúng chế độ kế toán hiện hành, cuối kì đối với vật liệu xuất dùng không hết phải nhập kho trở lại. Vì vậy, với số nguyên vật liệu xuất dùng không hết của Công ty, kế toán cần hạch toán như sau:
Nợ TK 152: 44.442.254
Có TK 621 - PX bia: 44.442.254
Sau đó mới thực hiện kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: (số nguyên vật liệu thực tế dùng cho sản xuất: 5.526.808.498 – 44.442.254 =5.482.366.244).
Nợ TK 1541: 5.482.366.244
Có TK 621 - PX bia: 5.482.366.244
Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Hiện nay, Công ty Việt Hà đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. Kế toán của Công ty đã không tách riêng chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí chế biến trong sản phẩm dở dang mà gộp chung các chi phí đó để tính giá trị sản phẩm dở dang, cách tính như vậy là chưa chính xác. Vẫn là đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản lượng ước tính tương đương nhưng em xin đề xuất cách tính chính xác hơn cách tính mà Công ty đang sử dụng:
Ta có:
Tổng giá trị sản phẩm dở dang
=
Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang
+
Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang.
Trong đó:
Giá trị vật liệu chính trong sản phẩm dở dang
=
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kì
x
Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng
Số lít thành phẩm
+
Số lít sản phẩm dở dang
Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang
=
Số lít sản phẩm dở dang cuối kì
(quy đổi ra thành phẩm)
x
Tổng chi phí chế biến
Số lít thành phẩm
+
Số lít sản phẩm dở dang (quy đổi ra thành phẩm)
Chi phí chế biến ở đây bao gồm: Giá trị vật liệu phụ tiêu hao nằm trong sản phẩm dở dang, chi phí nhân công trực tiếp nằm trong sản phẩm dở dang, chi phí sản xuất chung nằm trong sản phẩm dở dang.
Như vậy, để tính được giá trị sản phẩm dở dang theo cách tính mới, kế toán cần tính được chi phí vật liệu chính và chi phí chế biến. Mặc dù hiện tại giá trị phế liệu thu hồi của Công ty không được tách riêng cho chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào tỉ lệ nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ sản xuất để xác định tỉ lệ nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ trong phế liệu thu hồi.
Từ Sổ tổng hợp chi tiết xuất vật tư của nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ ta có được giá trị nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ xuất sản xuất trong kì của bia hơi.
Giá trị nguyên vật liệu chính xuất dùng trong kì: 4.997.488.662 (đồng)
Giá trị nguyên vật liệu phụ xuất dùng trong kì: 529.319.836 (đồng)
Theo biểu 32 (Bảng tồn kho phân xưởng bia hơi) ta có:
Giá trị nguyên vật liệu chính xuất dùng không hết trong kì: 34.412.328 (đồng)
Giá trị nguyên vật liệu phụ xuất dùng không hết trong kì: 10.029.926 (đồng)
Giá trị nguyên vật liệu chính xuất dùng trong kì và giá trị nguyên vật liệu phụ xuất dùng trong kì trừ đi giá trị nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ tương ứng xuất dùng không hết trong kì thì có được giá trị nguyên vật thực tế đã dùng cho sản xuất trong kì.
Kết hợp với Sổ kế toán tổng hợp TK 621, TK 622, TK 627, TK 154 ta lập được Bảng tổng hợp chi phí sản xuất bia hơi như sau: (Phần nguyên vật liệu xuất dùng không hết đã được trừ ra trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp).
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất bia hơi
Từ ngày 01/07/2002 đến ngày 30/09/2002
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Giá trị SPDD đầu kì
CPSX phát sinh trong kì
Phế liệu thu hồi
(tiền bán bã bia)
1. Chi phí NVLTT
480.247.008
5.482.366.244
16.815.176
- Chi phí NVL chính
434.757.995
4.963.076.334
15.222.442
- Chi phí NVL phụ
45.489.012
519.289.910
1.592.734
2. Chi phí NCTT
80.830.162
922.734.652
-
3. Chi phí SXC
364.157.950
4.157.125.862
-
Tổng cộng
925.235.120
10.056.222.676
16.815.176
Biểu 35: Bảng tổng hợp chi phí
Là kì đầu tiên áp dụng cách tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kì như trên, nên kế toán sẽ căn cứ vào tỉ lệ chi phí của các khoản mục chi phí phát sinh trong kì để tính các khoản mục chi phí trong giá trị sản phẩm dở dang đầu kì.
Căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất bia hơi trên, ta tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối kì như sau:
Giá trị vật liệu chính trong sản phẩm dở dang
=
434.757.995 + 4.963.076.334 – 15.222.442
x
563.608,5
4.154.866,5
+
563.608,125
= 642.937.397 (đồng)
Chi phí NVL phụ nằm trong sản phẩm dở dang
=
45.489.012 + 519.289.910 – 1.592.734
x
(563.608,125 x 80%)
4.154.866,5
+
(563.608,125 x 80%)
= 55.133.883 (đồng)
Chi phí NCTT nằm trong sản phẩm dở dang
=
80.830.162 + 922.734.652
x
(563.608,125 x 80%)
4.154.866,5
+
(563.608,125 x 80%)
= 98.245.352 (đồng)
Chi phí SXC nằm trong sản phẩm dở dang
=
364.157.950 + 4.157.125.862
x
(563.608,125 x 80%)
4.154.866,5
+
(563.608,125 x 80%)
= 442.617.273 (đồng)
Từ đó ta có chi phí sản xuất dở dang cuối kì của bia hơi là:
Chi phí sản xuất dở dang cuối kì
=
642.937.397 + 55.133.883 + 98.245.352 + 442.617.273
= 1.238.933.905 (đồng)
Như vậy so sánh với cách tính giá trị sản phẩm dở dang của Công ty Việt Hà đang sử dụng ta có chi phí dở dang cuối kì theo cách tính mới lớn hơn: 1.238.933.905 - 1.123.158.272 = 115.775.633 (đồng) (ở đây đã loại trừ giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết mà chỉ đề cập đến giá trị sản phẩm dở dang). Với các yếu tố khác không đổi thì khi chi phí dở dang cuối kì tăng lên sẽ làm cho giá vốn hàng bán bia hơi sẽ giảm đi 115.775.633 (đồng) và lợi nhuận trước thuế của Công ty sẽ tăng lên 115.775.633 (đồng).
Có thể tính được giá thành mới như sau:
Tổng giá thành bia hơi
=
925.235.120 + 10.562.226.758 - 1.238.933.905
= 10.248.527.937 (đồng)
Giá thành đơn vị bia hơi
=
10.248.527.973
4.154.866,5
= 2.467 (đồng)
Với cách xác định giá trị sản phẩm dở dang như trên, ta có thể lập Bảng tính giá thành mới, trong đó cả chi phí dở dang đầu kì và chi phí dở dang cuối kì đều được chi tiết theo khoản mục. Em xin đề xuất mẫu Thẻ tính giá thành như sau: (giá trị nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng và phế liệu thu hồi đã trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì).
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Từ 01/07/2002 đến 30/09/2002
Tên sản phẩm: Bia hơi
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Tổng số tiền
Chia ra theo khoản mục
CP NVLTT
CP NCTT
CP SXC
1
2
3
4
5
1. CP SXKD DD đầu kì
925.235.120
480.247.008
80.830.162
364.157.950
2. CP SXKD phát sinh trong kì
10.562.226.758
5.482.366.244
922.734.652
4.157.125.862
3. CP SXKD DD cuối kì
1.238.933.905
698.071.280
98.245.352
442.617.273
4. Tổng giá thành sản phẩm
10.248.527.973
5.264.541.972
905.319.462
4.078.666.539
5. Giá thành đơn vị sản phẩm
2.467
1276
218
982
Biểu 36: Thẻ tính giá thành sản phẩm
Kết luận
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính đúng, tính đủ giá thành được dựa trên cơ sở của công tác hạch toán chính xác chi phí sản xuất. Điều này khẳng định lại ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại Công ty Việt Hà nói riêng.
Luận văn đã nêu lên những vấn đề lí luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, đồng thời cũng khái quát đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Việt Hà. Đặc biệt luận văn đi sâu phản ánh thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bia hơi thông qua việc mô tả cụ thể quy trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm bia hơi tại Công ty Việt Hà. Sau khi so sánh giữa thực trạng với lí thuyết cũng như so sánh với chế độ kế toán hiện hành, luận văn đã đề cập đến một số điểm mà công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành còn vướng mắc. Từ đó luận văn đã đề xuất một số kiến nghị với mục đích để hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Việt Hà.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Việt Hà, kết hợp với những kiến thức học ở trường, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Việt Hà”. Đây là một đề tài đòi hỏi sự tìm hiểu, nghiên cứu một cách lâu dài và nghiêm túc. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Văn Thuận và sự giúp đỡ của Công ty Việt Hà. Em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy giáo và các anh chị ở phòng kế toán Công ty Việt Hà.
Danh mục tài liệu tham khảo
Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Chủ biên: TS. Đặng Thị Loan - NXB Giáo dục 2001.
Lí thuyết và thực hành kế toán tài chính. Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Công - NXB Tài chính 2001.
Giáo trình kế toán Quốc tế. Chủ biên TS. Nguyễn Minh Phương - TS. Nguyễn Thị Đông - NXB Thống kê 2002.
Tạp chí tài chính.
Tạp chí kế toán.
Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002.
Mục lục Trang
Danh mục tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29656.doc