Luận văn Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty Vật tư và thiết bị toàn bộ

LỜI NÓI ĐẦU Những năm vừa qua, cùng với quá trình phát triển nền kinh tế và với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho ngành thương mại - dịch vụ nước ta trưởng thành và phát triển, góp phần tích cực vào việc thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong điều kiện hiện nay, với xu hướng toàn cầu hoá, quan hệ buôn bán thương mại giữa nước ta với các nước bạn ngày càng được mở rộng về mọi mặt. Do vậy, vai trò của ngành thương mại đã trở nên rất quan trọng, không chỉ là cầu nối giữa sản xuất với kinh doanh trong nước mà còn mở rộng sang các nước trên thế giới. Điều này đã góp phần làm cho sản xuất trong nước phát triển sâu rộng, hàng hoá ngày càng phong phú đa dạng vế chủng loại, mẫu mã, chất lượng hàng hoá ngày càng được đảm bảo. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại có thể hiểu là việc dự trữ - bán ra các loại hàng hoá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ. Trong đó bán hàng là khâu cuối cùng và có tính quyết định đến hiệu quả của cả quá trình kinh doanh. Bởi vì, chỉ khi bán được hàng thì mới bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống và tinh thần của cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo có lợi nhuận để tích luỹ mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Đó chính là lí do mà các nhà quản lý dn phải luôn nghiên cứu hoàn thiện các phương pháp quản lý nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá. Trong đó, kế toán là một công cụ sắc bén và quan trọng trong doanh nghiệp không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng, quản ký tài sản, hàng hoá nhằm đảm tính năng động, sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Tính toán và xác định hiệu quả của tiừng hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thương mại thì kế toán tiêu thụ hàng hoá là một bộ phận công việc phức tạp và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ công việc kế toán. Việc tổ chức hợp lý quá trình hạch toán kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá là yêu cầu hết sức cần thiết không riêng với bất cứ doanh nghiệp thương mại nào. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, cùng với những kiến thức đã học ở trường, qua thời gian tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bộ máy kế toán tại công ty Vật tư & thiết bị toàn bộ, em đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán của công ty bới đề tài “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty Vật tư & thiết bị toàn bộ“. Phạm vi của luận văn là những kiến thức về lý luận kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng, cùng với những kiến thức đã học về kinh tế thương mại, phân tích các hoạt động kinh tế ,. . . mà em đã được học tại trường Đại học Thương mại. Số liệu minh họa được lấy từ công ty Vật tư & thiết bị toàn bộ, đường Hoàng Quốc Việt - Hà nội. Kết cấu của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại Chương 2: Tình hình thực tế về công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty Vật tư & thiết bị toàn bộ . Chương 3: Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụbán hàng tại công ty Vật tư & thiết bị toàn bộ . Trong quá trình thực tập, em được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn kế toán - tài chính doanh nghiệp thương mại mà trực tiếp là thầy giáo: PGS.TS Trần Thế Dũng, cùng các bác, các cô và các cán bộ kế toán phòng kế toán công ty Vật tư & thiết bị toàn bộ. Tuy nhiên, do phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tế và hạn chế của bản thân nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự chỉ bảo của các thầy, các cô, các bác, và phòng kế toán công ty để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !

docx75 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty Vật tư và thiết bị toàn bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc, hoạt động riêng trực thuộc GĐ, có nhiệm vụ kiểm soát, kiểm toán công tác kế toán - tài chính, giúp GĐ kiểm tra số liệu, sổ sách kế toán để kịp thời sửa chữa, chấn chỉnh những sai sót. - Văn phòng công ty: Phụ trách vấn đề hành chính và quản trị trong công ty, phục vụ hội nghị lễ tân,. . . Gồm các bộ phận :y tế, thường trực, văn thư lưu trữ. -Tổng kho Hà nội (mới thành lập): là đơn vị trực thuộc cơ quan công ty, tổ chức tiếp nhận, bảo quản, bốc xếp và giao nhận vật tư hàng hóa của công ty giao. Tóm lại, các bộ phận phòng ban trong công ty tuy đảm nhận những chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có nục đích chung là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3.Tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty MATEXIM là công ty thương mại có quy mô lớn, với mạng lưới chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc trải dài từ Bắc vào Nam, phòng kế toán của công ty được áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán, cơ cấu theo sơ đồ sau: (Trang sau) - Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong phòng kế toán công ty: Kế toán trưởng: Phụ trách chỉ đạo chung hoạt động của phòng kế toán, chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc về công tác tài chíng kế toán. - Phó trưởng phòng kế toán ( kiêm kế toán tổng hợp): Làm tham mưu cho kế toán trưởng về hoạt động của phòng kế toán, phụ trách chuyên môn, điều hành phòng kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt, kiểm tra đối chiếu số liệu, lập báo cáo kế toán gửi lên cấp trên và thực hiện các phần kế toán còn lại. - Kế toán thuế: Theo dõi các khoản phải nộp ngân sách, thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT. - Kế toán thanh toán tiền mặt: Thanh toán các khoản chi của công ty cho các bạn hàng, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ, lập các phiếu thu chi tiền mặt chuyển cho thủ quỹ. - Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt trong két, xuất nhập tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi tiền mặt . - Kế toán ngân hàng : Chịu trách nhiệm riêng rẽ hoạt động giao dịch với ngân hàng. - Kế toán theo dõi hàng tồn kho: Theo dõi tình xuất, nhập, tồn kho hàng hoá, vật tư. - Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán: Hạch toán mua hàng, nhập khẩu vật tư hàng hoá và tình hình thanh toán với người bán. - Kế toán thanh toán với khách hàng: Theo dõi tình hình bán hàng và các khoản phải thu của khách hành. - Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tài sản cố định của công ty và tình hình khấu hao TSCĐ. - Kế toán chi phí : Theo dõi toàn bộ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí dịch vụ toàn công ty. - Kế toán xác định kết quả. Việc tổ chức bộ máy vừa tập trung vừa phân tán như vậy có nhiều thuận tiện trong hạch toán, kiểm tra kế toán và trong công tác quản trị vì thông tin lấy được từ bộ phận kế toán có độ chính xác cao. Chế độ kế toán mà công ty áp dụng như sau: + Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N + Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi chép kế toán: Việt Nam đồng. + Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên + Phương pháp khấu hao TSCĐ: áp dụng theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/1999 + Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Sau kỳ kinh doanh (thường cuối mỗi quý), công ty lập báo cáo quyết toán gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Cuối kỳ, công ty còn lập bảng tổng hợp TSCĐ, báo cáo bán ra, báo cáo mua vào (theo tháng), báo cáo chi phí dịch vụ, chi phí quản lý doanh nghiệp. Định kỳ, các đơn vị trực thuộc nộp báo cáo lên phòng kế toán công ty để quyết toán, các cán bộ chuyên quản có nhiệm vụ đến kiểm tra hoạt động kế toán ở đơn vị cấp dưới. Trên công ty bộ phận kiểm toán nội bộ đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra theo định kỳ tháng một. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ kế toán chi tiết Phiếu ghi sổ kiêm luân chuyển chứng từ gốc Sổ cái Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng II.TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY VT &TBTB Với đặc điểm hoạt động kinh doanh của MATEXIM, công ty tiêu thụ hàng hóa chủ yếu là qua phương thức bán buôn qua kho và phương thức bán giao hàng tại cảng, ngoài ra công ty còn nhận xuất khẩu uỷ thác. ứng với mỗi phương thức bán hàng sử dụng chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ là khác nhau. Cùng với phương thức bán hàng, phương thức thanh toán với khách hàng là bằng tiền, tiền gửi Ngân hàng (với khách hàng trong nước) và thanh toán bằng L/C với khách hàng bên ngoài. 1. Hạch toán ban đầu Tổ chức hạch toán ban đầu có ý nghĩa quan trọng đối với việc ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ và trung thực các số liệu kế toán. Dựa trên cơ sở các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty, kế toán tiến hành tổ chức hạch toán ban đầu, việc hạch toán ban đầu ở công ty cho nghiệp vụ bán hàng bao gồm: - Xác định các loại chứng từ cần sử dụng cho từng bộ phận, các chứng từ cầc phải được sử dụng và ghi chép theo đúng quy định của Bộ tài chính ban hành. Ngoài ra, có thể xây dựng thêm một số loại chứng từ khác cần thiết. - Quy định người ghi chép các chứng từ, chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của phương pháp ghi chép. - Quy định trình tự luân chuyển chứng từ ban đầu và các bộ phận lên phòng kế toán. Trong nghiệp vụ bán hàng, các chứng từ sử dụng cho việc hạch toán ban đầu tại công ty bao gồm: Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, thẻ kho, phiếu thu,. . . + Do công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên chứng từ bán hàng của công ty là hoá đơn GTGT có mẫu do Bộ tài chính ban hành. Khi có nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa phát sinh kế toán lập hoá đơn GTGT (biểu 1). Hoá đơn được lập thành 3 liên có nội dung kinh tế hoàn toàn giống nhau, chỉ khác là: Liên 1: được lưu tại cuống hoá đơn Liên 2: giao cho khách hàng Liên 3: dùng để thanh toán + Phiếu xuất kho (biểu 2): dùng để theo dõi số lượng hàng hóa xuất kho bán cho các đơn vị khác hoặc cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị. Ngoài ra phiếu xuất kho còn dùng để theo dõi số lượng công cụ dụng cụ, làm căn cứ để hạch toán chi phí. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: một liên lưu lại, một liên giao cho khách hàng và một liên chuyển về phòng kế toán. + Thẻ kho (biểu 3): dùng để theo dõi số lượng xuất nhập tồn kho từng loại vật tư hàng hóa ở từng kho làm căn cứ để xác định tồn kho và xác định trách nhiệm vật chất vủa thủ kho.Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho, mỗi chứng từ ghi một dòng. Theo định kỳ (mười ngày hoặc cuối tháng) nhân viên kế toán xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho sau đó ký xác nhận vào thẻ kho. + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (biểu 4 ): dùng để theo dõi số lượng vật tư, hàng hóa di chuyển từ kho này đén kho khác thong nội bộ đơn vị, là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiết, làm chứng từ vận chuyển trên đường. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do kế toán trạm lập thành hai liên. Sau khi xuất kho, thủ kho xuất ghi ngày tháng, năm xuất kho và ký, ghi rõ họ tên vào các liên của phiếu rồi giao cho người vận chuyển mang theo cùng hàng vận chuyển trên đường. Thủ kho nhập nhận hàng và ghi số thực nhập vào cột 2, ngày tháng năm nhập và cùng người vận chuyển ký vào các liên của phiếu. Thủ kho nhập giữ lại liên 2 còn liên 1 chuyển cho thủ khho xuất để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho phòng kế toán ghi vào cột 3,4 và sổ kế toán Biểu 1 HOÁ ĐƠN (GTGT) Liên 3: (Dùng để thanh toán) Ngày 20/01/2002 Mẫu số: 01 GTKT-3LL EV: 00-B No :012216 Đơn vị: Hoàng Quốc Việt, Hà nội Số tài khoản 1 0 0 1 0 0 3 6 1 3 0 Điện thoại:8361622 MS: Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thanh Hoằng Đơn vị: Chi nhánh vật tư Thái Nguyên 1 0 0 1 0 0 3 6 0 0 2 1 3 0 Địa chỉ: Phổ Yên, Thái Nguyên Số tài khoản Hình thức thanh toán: MS: STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (USD) Thành tiền (USD) A B C 1 2 3 Thép hợp kim G12M0V f40 mm Tấn 3,445 1170 4.030,65 f60 mm Tấn 3,005 1170 3.515,85 f100 mm Tấn 0,549 1170 642,33 Tổng số Tấn 6,999 8.188,83 Quy ra VNĐ theo tỷ giá tạm tính 15.120đ/USD 15.120đ/USD*8.188,83=123.815.110,00đ Cộng tiền hàng: 123.815.110,00đ Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT 6.190.755,00đ Tổng cộng tiền thanh toán: 130.005.862,00đ Số tiền viết bằng chữ: Một trăm ba mươi triệu, năm nghìn tám trăm sáu nhăm đồng Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu 2 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 20 tháng 01 năm 2002 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thanh Hoằng Đơn vị: Chi nhánh vật tư Thái Nguyên Lý do xuất kho: Xuất tại kho: STT Tên hàng và quy cách phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá(USD) Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Thép hợp kim G12M0V Ø 40mm Tấn 3,445 3,445 1170 4.030,65 Ø60mm Tấn 3,005 3,005 1170 3.515,85 Ø 100mm Tấn 0,549 0,549 1170 642,33 Tổng sổ Tấn 6,999 6,999 8.188,83 Quy ra Việt Nam đồng theo tỷ giá tạm tính 15120đ/USD 15120đ/USD*8.188,83USD=123.815.110đ Cộng - - - - 123.815.110 Biểu 3 THẺ KHO Ngày lập thẻ: 01/01/2002 Kho: của công ty Vật tư & thiết bị toàn bộ-MATEXIM Tờ số : 1 Tên hàng : Thép hợp kim G12M0V Mã số: Đơn vị tính: Tấn Chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Xác nhận của KT Số Ngày Nhập Xuất Tồn 08 10 10/01/02 20/01/02 Tồn đầu tháng 01/2002 Nhập kho Xuất kho Cộng phát sinh Tồn cuối tháng01/02 10/01 20/01 6,999 6,999 6,999 6,999 Biểu 4 Đơn vị: Công ty VT &TBTB Địa chỉ: Đường Hoàng Quốc Việt - Hà nội Mẫu số 03-VT Ban hành theo QĐ số 1141-tài chính/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính AM/99-B PHIẾU XUẤT KHO Kiêm vận chuyển nội bộ Ngày 22 tháng 01 năm 2002 Liên2: Dùng để vận chuyển hàng Căn cứ lệnh điều động số 34 ngày 22 tháng 01 năm 2002 Của về việc Họ tên người vận chuyển: Anh Thắng Phương tiện vận chuyển : xe 53M-5835 Xuất tại kho: STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Thành tiền Thực xuất Thực nhập A B C D 1 2 3 Tôn silic Cộng Tấn Tấn 11,575 11,575 11,575 11,575 93.412.500 93.412.500 Xuất ngày 22 tháng 01 năm 2002 Nhập ngày 22 tháng 01 năm 2002 Người lập biểu (ký, họ tên) Thủ kho xuất (ký, họ tên) Người vận chuyển (ký, họ tên) Thủ kho nhập (ký, họ tên) 2. Vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất để hạch toán tổng hợp 2.1 Tài khoản sử dụng Để hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ bán hàng, kế toán công ty sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản 511”Doanh thu bán hàng”: Tài khoản này dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế. Từ đó, xác định doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nội dung ghi chép của tài khoản này như sau: Bên nợ: - Khoản giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại. - Số thuế TTĐB và thuế xuất khẩu phải nộp tính theo doanh thu bán hàng thực tế - Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ Bên có: Phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và chi tiết làm 4 tài khoản cấp 2: + TK5111”Doanh thu bán hàng hoá” + TK5112”Doanh thu bán các thành phẩm” + TK5113”Doanh thu cung cấp dịch vụ” + TK5114”Doanh thu trợ cấp, trợ giá” - Tài khoản 156”Hàng hoá” Tài khoản 1561A”Hàng hóa xuất bán tại kho, trong đó chi tiết Tài khoản 1561A-gt”hàng bán thẳng tại cảng” Tài khoản 1561B”Hàng hoá nhận xuất khẩu uỷ thác” - Tài khoản 632”Giá vốn hàng bán” - Tài khoản 641”Chi phí bán hàng” - Tài khoản 642”Chi phí quản lý doanh nghiệp “ - Tài khoản 911”Xác định kết quả kinh doanh “ Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác như: Tài khoản 111, 112, 131, 3331, 007,. . . 2.2 Trình tự hạch toán 2.2.1 Phương thức bán buôn qua kho Khi xuất hàng hóa giao cho bên mua và đại diện bên mua ký nhận vào chứng từ xác định đã nhận đủ hàng và đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận nợ. Kế toán căn cứ hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, lập chứng từ ghi sổ phản ánh trị giá vốn của hàng xuất kho tiêu thụ theo định khoản: Nợ TK131 Người mua chấp nhận nợ (tổng giá thanh toán) Nợ TK111,112 Tổng giá thanh toán nhận bằng tiền Có TK511(5111)Doanh thu bán hàng hóa Có TK333(3331)Thuế GTGT phải nộp Đồng thời ghi bút toán kết chuyển giá vốn: Nợ TK632 Giá vốn hàng bán Có TK156 Nếu phát sinh chi phí bán hàng (chi phí vận chuyển bốc dỡ ) kế toán căn cứ vào phiếu chi và các chứng từ khác ghi: Nợ TK641 Giá phí chưa thuế Nợ TK133 Thuế GTGT Có TK111,112,.. .Giá thanh toán chi phí Ví dụ: Ngày 20/01/02 công ty xuất kho bán hàng hoá (Hoá đơn GTGT số 012216 được tóm tắt như sau: Tên hàng Đvị Số lượng Đơn giá bán Thành tiền Thép hợp kim G12M0V Ø40mm Tấn 3,445 17.490.400 60.946.428 Ø60mm Tấn 3,005 17.490.400 53.159.652 Ø100mm Tấn 0,549 17.490.400 9.712.030 Tổng số Tấn 6,999 123815.110 Thuế suất thuế GTGT: 5% Tiền thuế GTGT 6.190756 Tổng cộng tiền thanh toán 130.005.866 Tiền hàng chưa thanh toán Giá vốn của hàng bán là: 17.085.600đ/Tấn Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán lập chứng từ ghi sổ ghi nhận doanh thu . Nợ TK 131 : 130.005.866 Có TK511 (5111) : 123.815.110 Có TK 333 (33311): 6.190.756 Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán, kế toán ghi : Nợ TK632 119.582.114 Có TK 156 2.2.2. Kế toán bán hàng tại cảng Phòng kinh doanh cử người xuống cảng tiếp nhận hàng hoá có thể giao trực tiếp từ tàu xuống và bán cho khách hoặc kiểm nhận nhập kho rồi mới bán cho khách hàng. Khách hàng có thể đặt mua từ trước, đến công ty nộp tiền lấy hóa đơn, khi hàng về xuống cảng, đưa hóa đơn cho nhân viên tiếp nhận hàng của phòng kinh doanh để lấy hàng. Nhân viên của phòng kinh doanh căn cứ vào hóa đơn để giao cho khách hàng. Khi người mua nhậnđủ hàng và ký xác nhận trên chứng từ bán hàng của doanh nghiệp, hàng xác định là tiêu thụ. Hóa đơn được chuyển về phòng kế toán,căn cứ vào đó lập bảng chứng từ ghi sổ. Khi hàng về cảng kế toán ghi nhận trị giá hàng hóa vào TK 1561A-gt mà không hạch toán vào TK 151, theo trình tự như sau: + Nếu tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá hạch toán: Nợ TK 1561A-gt Trị giá hàng hóa theo tỷ giá thực tế Có TK 413 Chênh lệch tỷ giá Có TK 112 (1122) Nếu thanh toán bằng ngoại tệ (theo TGHT) Có TK 331 Nếu doanh nghiệp chưa thanh toán + Nếu tỷ giá hạch toán lớn hơn tỷ giá thực tế: Nợ TK 1561A-gt Trị giá hàng hóa theo tỷ giá thực tế Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá Có TK 112 (1122) Nếu thanh toán bằng ngoại tệ (theo Có TK 331 Doanh nghiệp chấp nhận nợ Thuế nhập khẩu : Nợ TK 1561A-gt Số thuế nhập khẩu phải nộp Có TK 3333 Khi giao hàng hóa cho khách hàng, có hóa đơn chuyển về phòng kế toán, ghi: Nợ TK 131 Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán Nợ TK 111, 112 Có TK 511 (5111) Doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT Có TK 333 (33311) Thuế GTGT Kết chuyển giá vốn của hàng bán: Nợ TK 632 Giá vốn của hàng bán Có TK 1561A-gt 2.2.3. Kế toán bán hàng xuất khẩu Công ty hiện nay chưa xuất hiện nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu trực tiếp mà công ty mới nhận xuất khẩu uỷ thác. Đây là một trong những hoạt động của lĩnh vực dịch vụ. Doanh thu từ hoạt động này được phản ánh vào TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”. Công ty thực hiện việc ký kết hợp đồng với khách hàng, tiến hành làm thủ tục xuất khẩu, nộp các khoản thuế xuất khẩu, chi các khoản phí vận chuển ngoài nước nếu có. Những khoản chi phí mà công ty chi ra trong quá trình xuất khẩu sẽ thu lại của bên giao uỷ thác (nếu theo hợp đồng bên giao uỷ thác chịu). Kết thúc việc xuất khẩu sẽ được hưởng phần hoa hồng uỷ thác do hai bên thoả thuận (thường công ty nhận được khoản hoa hồng từ 0,8% - 1% tổng doanh thu xuất khẩu). Khi nhận hàng do đơn vị ủy thác bàn giao, nếu chuyển thẳng và bán theo giá FOB thì không phải ghi sổ tổng hợp. Trường hợp hàng nhận nhập kho để chờ xuất khẩu hoặc chuyển thẳng xuống phương tiện để xuất theo giá CIF thì phản ánh vào TK1561B mà công ty không sử dụng TK 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi” . - Khi hàng xuất khẩu hoàn thành thủ tục hải quan và được xác định là hàng xuất khẩu, kế toán ghi: + Nếu khách hàng thanh toán ngay: Nợ TK 1112, 1122 Tổng số tiền hàng tính theo tỷ giá hạch toán Nợ (Có) TK 413 Chênh lệch tỷ giá Có TK 331 Số tiền phải trả (theo tỷ giá hạch toán) Có TK 5113 Hoa hồng uỷ thác theo tỷ giá thực tế Có TK 333 (33311)Thuế GTGT tính trên hoa hồng uỷ thác + Nếu khách hàng chấp nhận nợ: Nợ TK 131 Phải thu của khách hàng theo tỷ giá hạch toán Nợ (Có) TK 413 Chênh lệch tỷ giá Có TK 331 Số tiền phải trả (theo tỷ giá hạch toán) Có TK 5113 Hoa hồng uỷ thác theo tỷ giá thực tế Có TK 333 (33311) Thuế GTGT tính trên hoa hồng uỷ thác Khi nhận được giấy báo có về số tiền xuất khẩu do khách hàng trả bằng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng, kế toán ghi: Nợ TK 1122 Số tiền đã thu theo tỷ giá hạch toán Có TK 131 Đồng thời ghi: Nợ TK 007 Ngoại tệ - Số tiền chi phí xuất khẩu, thuế xuất khẩu công ty chi hộ cho bên giao uỷ thác, kế toán ghi: Nợ TK 138 (1388) Số thực chi Có TK 111, 112 - Khi kết thúc hợp đồng, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng và tính toán, thanh toán số tiền công ty còn phải trả cho bên giao uỷ thác, kế toán ghi: Nợ TK 331 Số tiền đã trả theo tỷ giá hạch toán Có TK 111, 112 Đồng thời, (nếu trả bằng ngoại tệ) ghi : Có TK 007 Ngoại tệ * Cuối kỳ xác định doanh thu thuần, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 để xác định kết quả: Nợ TK 511 Doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ Có TK 911 Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ : Nợ TK 911 Giá vốn hàng hóa đã tiêu thụ Có TK 632 Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 Chi phí bán hàng Có TK 641 Kết chuyển chi phí quản lý: Nợ TK 911 Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 642 Nếu có lãi kế toán ghi: Nợ TK 911 Số tiền lãi Có TK 421 Nếu bị lỗ kế toán ghi: Nợ TK 421 Số tiền lỗ Có TK 911 3. Sổ kế toán và báo cáo kế toán. Hệ thông sổ kế toán công ty sử dụng phục vụ cho công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa bao gồm hai loại: - Sổ kế toán tổng hợp - Sổ kế toán chi tiết Bên cạnh những sổ mở theo mẫu quy định chung của Bộ tài chính, cán bộ phòng kế toán còn tự thiết kế một sốmẫu phục vụ cho công tác hạch toán trên cơ sở thực tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty đòi hỏi. Cụ thể, để phản ánh nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa, công ty đã sử dụng các sổ kết toán sau: - Sổ theo dõi TK 511 - Sổ theo dõi hóa đơn bán hàng - Báo cáo chi tiết hàng giao thẳng - Báo cáo chi tiết hàng xuất khẩu uỷ thác - Sổ chi tiết TK 1561A - Sổ cái TK 632 - Báo cáo số dư hàng hóa - Báo cáo chi phí bán hàng - Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp * Sổ theo dõi hóa đơn bán hàng (Bảng 5) Để theo dõi hóa đơn bán hàng của từng lần bán hàng trong từng tháng, công ty sử dụng sổ theo dõi hóa đơn bán hàng. Sổ này được lập chi tiết cho từng đơn hàngvà được lập trên cơ sở các hoá đơn GTGT. Phương pháp lập như sau: - Cột hóa đơn : Ghi số hiệu, ngày tháng của các hoá đơn GTGT, được lập khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Cột tên hàng: Phản ánh tên của từng loại mặt hàng có trong hóa đơn GTGT. - Cột thuế suất: Ghi thuế suất của từng loại mặt hàng có phản ánh trên hóa đơn GTGT. - Cột giá bán chưa có thuế: Căn cứ vào hóa đơn GTGT để kế toán ghi đơn giá xuất bán khôn bao gồm cả thuế GTGT. - Cột thuế GTGT: Phản ánh số tiền thuế GTGT của từng mặt hàng tương ứng với thuế suất của hàng hóa đó. - Cột ghi chú: Ghi lại tên khách hàng đã mua hàng hóa của công ty và tình hình thanh toán của họ. * Sổ theo dõi TK 511 (Bảng 6) Để theo dõi doanh thu bán hàng của công ty trong tháng, kế toán dở sổ theo dõi TK 511. Doanh thu của mỗi mặt hàng sẽ được phản ánh một dòng trên sổ theo dõi và được đối chiếu trên sổ theo dõi hóa đơn bán hàng. Phương pháp lập: - Cột chứng từ: Ghi số hiệu và ngày tháng của từng hóa đơn GTGT (từng lần bán hàng) được ghi khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Cột diễn giải: Phản ánh nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Cột giá mua: Phản ánh trị giá mua của toàn bộ số hàng đã bán theo từng mặt hàng được xác định là bán trong kỳ. - Cộtgiá bán(chưa có thuế): Ghi lại giá của hàng hóa xuất bán và đã được ghi trên hóa đơn GTGT, không bao gồm cả thuế GTGT. - Cột thuế GTGT: Phản ánh số tiền thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa bán ra. * Sổ chi tiết TK 1561A (Bảng 7) Kế toán sử dụng sổ chi tiết theo dõi TK 1561A để theo dõi số hàng hóa tồn kho. Cơ sở để ghi vào sổ này là các chứng từ hóa đơn nhập - xuất và các chứng từ khác có liên quan. Phương pháp ghi: - Cột số thứ tự: Ghi thứ tự các mặt hàng theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TK 1561A. - Cột diễn giải: Ghi tên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Cột dư đầu kỳ: Bên nợ của cột dư đầu kỳ phản ánh trị giá hàng hóa còn lại đầu kỳ. Số liệu của cột này được lấy từ cột tồn cuối của sổ chi tiết tài khoản 1561A kỳ trước. - Cột phát sinh trong kỳ: Phản ánh trị giá hàng hóa nhập - xuất kho trong kỳ. Cột ghi nợ: Ghi vào cột này khi có phát sinh hàng nhập kho trong kỳ. Cột ghi có: Phản ánh tổng trị giá hàng xuất kho trong kỳ. - Cột dư cuối kỳ: Phản ánh số tồn kho cuối tháng bằng số dư đầu kỳ cộng số phát sinh Nợ trừ số phát sinh Có trong kỳ. * Báo cáo chi tiết hàng giao thẳng (Bảng 8) Để theo dõi hàng hóa bán giao thẳng kế toán phản ánh trên báo cáo chi tiết hàng giao thẳng .Cơ sở để lập báo cáo này là sổ chi tiết tài khoản 1561A-gt ,các hoá đơn GTGT và chứng từ khác . Phương pháp lập: - Cột số thứ tự : Ghi thứ tự các mặt hàng đã nhập sau đó bán luôn tại cảng. - Cột tên hàng : Phản ánh tên của các hàng hoá . - Cột hóa đơn : Ghi lại số hoá đơn và ngày mà phát sinh nghiệp vụ kinh tế đó. - Cột ghi nợ tài khoản 632 và ghi có tài khoản 1561A-gt : phản ánh bút toán kết chuyển gía vốn của hàng bán. - Cột ghi nợ tài khoản 1561A-gt có các tài khoản 331,333 phản ánh trị giá trị giá thực tế của hàng nhập khẩu và các tài khoản đối ứng của nó. * Báo cáo chi tiết hàng xuất khẩu uỷ thác:(Bảng 9) Để theo dõi các nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác hàng hoá kế toán lập báo cáo chi tiết hàng xuất khẩu uỷ thác.Căn cứ để lập là các chứng từ gốc. Phương pháp lập: - Cột thứ tự: Ghi lại theo từng lần xuất khẩu hàng hoá trong tháng . - Cột tên đơn vị: Phản ánh tên của các đơn vị , công ty hay xí nghiệp đã giao uỷ thác cho công ty mình xuất khẩu . - Cột chứng từ : Ghi lại số hiệu và ngày tháng của chứng từ để chứng minh có phát sinh nghiệp vụ xuất khẩu ủy thác . * Sổ cái : Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được qui định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp . Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán. Cuối kỳ, cuối niên độ kế toán phải khoá sổ, cộng sổ phát sinh nợ , và tổng số phát sinh có để tính ra số dư của từng tài khoản để làm căn cứ lập bảng cân đối số phát sinh và các báo cáo tài chính. Sổ cái chỉ ghi một lần vào ngày cuối tháng sau khi đã khoá sổ và kiểm kê đối chiếu với số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết. Sổ cái tài khoản 632 Sổ cái tài khoản 642 * Báo cáo số dư hàng hóa: (Bảng 12) Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là công ty tính giá vốn hàng xuất bán bằng trị giá mua thựctế của hàng nhập kho cộng với chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất trong kỳ hay chính là phương pháp tính theo đơn giá thực tế đích danh. Nên để quản lý hàng tồn kho theo từng lô hàng, kế toán phải lập báo cáo số dư hàng hóa để ban lãnh đạo công ty được biết và để quản lý tốt hơn . Phương pháp lập như sau: - Cột số thứ tự: Ghi thứ tự các mặt hàng - Cột khối hàng: Ghi tên, lô hàng còn đầu kỳ và nhập - xuất trong kỳ - Cột xuất nhập trong kỳ: Phản ánh trị giá hàng hóa nhập xuất phát sinh trong kỳ. - Cột số dư đầu kỳ: Phản ánh khối hàng còn lại ở đầu kỳ . Số liệu ở cột này được lấy từ cột tồn cuối kỳ của báo cáo số dư hàng hóa kỳ trước. - Cột tồn kho cuối kỳ: Phản ánh trị giá của hàng hóa còn lại ở cuối kỳ, giá trị này được tính bằng số dư đầu kỳ cộng số hàng nhập trong kỳ trừ đi số hàng xuất trong kỳ. * Báo cáo chi phí bán hàng (Bảng 13) Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, kế toán tập hợp trên các sổ chi tiết chi phí bán hàng theo từng nội dung chi phí. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, trên cơ sở các sổ chi tiết chi phí, kế toán tập hợp theo bảng . * Báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp: Hàng ngày trên cơ sở các chứng từ liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh kế toán tiến hành phân loại, xử lý ghi vào TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Công ty không mở TK cấp 2 để phản ánh nội dung chi phí mà phản ánh trực tiếp. Kế toán tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp theo bảng 14. Bảng 6 SỔ THEO DÕI TÀI KHOẢN 511 Đ.vị: đồng Chứng từ Diễn giải Giá mua Giá bán (chưa có thuế) Thuế GTGT Số Ngày 012216 012218 034951 03925 035290 20/ 01/ 02 21/ 01/ 02 23/ 01/ 02 24/ 01/ 02 30/ 01/ 02 Thép hợp kim G12 M0V chi nhánh vật tư Thái Nguyên Tôn Silic (Cty VTvà TBTB) Chi nhánh vật tư m. Nam khối kim khí Anh Khoá - Tổng kho I HTX công nghiệp và cơ khí 119.582.114 90.212.500 5.101.491 17.806.083 20.500.000 123.815.110 93.412.500 5.420.700 17.852.500 21.300.000 6.190.756 4.670.625 271.035 892.625 1.065.000 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Bảng 10 SỔ CÁI Tháng 01 năm 2002 Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán Số hiệu: TK 632 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 31/ 1 31/ 1 Hàng thép hợp kim G12M0V đã bán . . . . . Kết chuyển giá vốn để xác định kết quả Cộng sổ phát sinh, số dư cuối kỳ 1561hk 911 131.575.110 131.575.110 131.575.110 131.575.110 Người ghi Kế toántrưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 12 BÁO CÁO SỐ DƯ HÀNG HÓA Đến 31/ 03/ 2001 TT Khối hàng Số dư đầu kỳ 01/ 01/ 2001 Nhập - xuất trong kỳ Tồn kho cuối kỳ Nhập Xuất 1. 2. 3. 4. 5. Kim khí Hàng L/C Hàng tạp phẩm Thiết bị bán lẻ Điện Cộng 3.715.776.813 1.076.309.020 78.504.338 1.37.670 77.501.046 5.449.888.887 1.717.590.400 586.831.600 2.304.422.000 1.912.450.610 3.905.384 821.200 1.917.177.158 3.520.916.603 1.659.235.272 77.743.138 1.737.670 577.501.046 5.837.133.729 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 13 BÁO CÁO CHI PHÍ BÁN HÀNG Tài khoản: 642 Năm : 2001 (Văn phòng công ty) Đ.vị: đồng STT KHOẢN MỤC SỐ TIỀN GHI CHÚ 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Chi phí tiếp nhận vận chuyển Lương cán bộ công nhân viên Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Khấu hao TSCĐ Chi phí khác bằng tiền Thuế đất Hàng hóa hao hụt, mất phẩm chất Tổng cộng 2.845.330.361 815.062.907 102.292.731 13.639.031 13.639.031 554.963.527 2.146.99.421 105.436.241 452.385.100 7.049.648.350 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 14 BÁO CÁO CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Tài khoản: 642 Năm :2001 (Văn phòng công ty) Đơn vị tính: đồng STT KHOẢN MỤC SỐ TIỀN GHI CHÚ 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. Lương cán bộ công nhân viên Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa Chi phí khác bằng tiền Trích trước chi phí phải trả Chi phí sửa chữa thường xuyên Kinh phí nộp cấp trên Tổng cộng 561.857.411 49.404.814 7.341.705 7.341.705 477.652.372 329.023.263 1.945.976.429 796.934.234 376.993.171 464.957.382 295.418.400 128.087.433 5.440.988.319 Người ghi Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 15 PHIẾU GHI SỔ KIÊM LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ GỐC Số TK 1561 Tháng 01, năm 2001 Stt Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Nợ Có Nợ Có 1. 2. 3. Nhập kho kim khí Xuất kho hàng SupM0 Xuất kho hàng L/l Cộng 1561kk 632 632 331 1561SM 1561L/l 517.485.651 517.485.651 186.767.422 6.149.160 472.310.000 665.226.582 Người lập Kế toántrưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY VẬT TƯ & THIẾT BỊ TOÀN BỘ I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ TOÀN BỘ Sau thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng kế toán của Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ, được tìm hiểu, tiếp xúc với thực tế công tác quản lý nói chung, công tác kế toán bán hàng nói riêng ở công ty, em nhận thấy công tác quản lý cũng như công tác kế toán đã tương đối hợp lý, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề chưa phù hợp. Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán ở công ty, em xin mạnh nêu ra một số nhận xét của bản thân về tố chức công tác kế toán bán hàng ở công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ. 1. Về ưu điểm Thứ nhất: Hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của Công ty nhìn chung là phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh ở Công ty. Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ là một công ty thương mại có quy mô lớn với mạng lưới chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc trải dài từ Bắc vào Nam. Vì vậy, việc áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung nửa phân tán là hợp lý, đảm bảo được hiệu quả hoạt động của phòng Kế toán. Các nhân viên kế toán được phân công công việc khá khoa học, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hình thức kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ đơn giản, dễ ghi chép , thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán. Công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê thường xuyên là phù hợp với tình hình nhập - xuất hàng hóa diễn ra thường xuyên liên tục ở Công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán bán hàng. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất giúp kế toán ghi chép, phản ảnh đầu tư chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thứ hai: Việc lập kế hoạch bán hàng và tổ chức thực hiện kế hoạch do phòng kinh doanh của Công ty đảm nhận với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động có trình độ. Do đó, các kế hoạch bán hàng luôn được hoàn thành tốt, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa được bán ra theo đúng kế hoạch. Thứ ba: Hệ thống chứng từ kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến kế toán bán hàng được sử dụng đầu đủ, đúng chế độ chứng từ kế toán Nhà nước ban hành. Trình tự luân chuyển chứng từ để ghi sổ kế toán hợp lý, tạo điều kiện cho việc hạch toán đúng, đủ , kịp thời quá trình bán hàng. Thứ tư: Bộ phận kế toán bán hàng của Công ty tự lập các báo cáo chi tiết hàng hóa, nhật ký. . . để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình xuất bán hàng hóa. Hạch toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp ghi thẻ song song là phù hợp, đảm bảo sự kiểm tra, đối chiếu thường xuyên giữa kho và phòng kế toán (thẻ kho- sổ chi tiết hàng tồn kho- bảng kê tổng hợp nhập - xuất – tồn). Kế toán trong Công ty đã hạch toán chi tiết kết quả tiêu thụ cho từng lô hàng và đã thiết lập các sổ, thẻ chi tiết tương đối hoàn chỉnh. 2. Những vấn đề còn tồn tại Cùng với những ưu điểm trên, công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty còn tồn tại một số vấn đề hạn chế đòi hỏi phải đưa ra giải pháp cụ thể, có tính thực thi cao nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn nữa để kế toán ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ vốn có của mình phục vụ cho yêu cầu quản lý trong điều kiện hiện nay, cụ thể: Thứ nhất: Lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Trong trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Công ty không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Từ những chứng từ gốc, sổ chi tiết báo cáo chi tiết, cuối tháng kế toán tổng lập phiếu ghi sổ kiêm luân chuyển chứng từ gốc rồi chuyển cho kế toán tổng hợp ghi sổ cái tài khoản. Mặc dù Công ty không xảy ra hiện tượng bỏ sót hay thất lạc chứng từ ghi sổ khi không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ nhưng theo em Công ty nên lập đăng ký chứng từ ghi sổ để có thể quản lý chặt chẽ hơn các phiếu ghi sổ kiêm luân chuyển chứng từ gốc làm cơ sở đối chiếu, kiểm tra số liệu với bảng cân đối số phát sinh. Thứ hai: Ghi sổ kế toán chưa cụ thể Sổ chi tiết tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng” còn đơn giản chỉ thể hiện ở mặt tổng số của từng lần tiêu thụ mà không thể hiện được đơn giá, số lượng từng lần tiêu thụ. Thứ ba: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý Chi phí bán hàng trong kỳ tập hợp được bao nhiêu phân bổ hết cho hàng bán ra, điều này là hoàn toàn không hợp lý. Kế toán cần phải phân bổ chi phí bán hàng cho hàng hóa bán ra và hàng còn lại. Tuy nhiên, chỉ phân bố cho hàng còn lại những khoản chi phí dự trữ, bảo quản hàng hoá. Chi phí quảnlý doanh nghiệp tập hợp trong kỳ phân bổ hết cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa làm ảnh hưởng đến việc thanh toán, xác định kế quả kinh doanh cho từng hoạt động vì Công ty còn có hoạt động dịch vụ, góp vốn kinh doanh. Thứ tư: Hệ thống danh điểm hàng tồn kho Tuy thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi hàng ngày tình hình nhập- xuất- tồn kho hàng hóa nhưng Công ty vẫn chưa xây dựng được hệ thống danh điểm hàng tồnkho thống nhất toàn công ty. Hàng hóa của Công ty đa dạng, phong phú về chủng loại, quy cách, nguồn gốc, . . . mà thủ kho mới chỉ phân chia các loại hàng hoá thành từng nhóm ( ví dụ như nhóm hàng kim khí, nhóm thiết bị lẻ, hàng điện . . .) Khi đối chiếu từng loại hàng trong một nhóm, thủ kho và kế toán phải đối chiếu từng tên hàng, chủng loại, quy cách, nguồn gốc rất mất thời gian và công sức. Như vậy, nếu xây dựng được hệ thống danh điểm hàng tồn kho thống nhất toàn công ty sẽ giảm được khối lượng công việc cho thủ kho, kế toán, công việc quản lý hàng tồn kho sẽ đạt hiệu quả cao hơn. II. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ TOÀN BỘ. 1. Yêu cầu của việc hoàn thiện Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống kế toán của Nước ta đã không ngừng được đổi mới cho phù hợp. Nhưng do tính chất công việc cải cách hệ thống kế toán rất phức tạp, lại diễn ra rất khẩn trương nên chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết và có những quy trình chưa được hoàn toàn phù hợp. Mặc dù hệ thống kế toán doanh nghiệp chưa được xây dựng thích ứng, phù hợp với đặc điểm kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và tương lai nhưng trong quá trình nền kinh tế vận động, đổi mới có rất nhiều nghiệp vụ mới nảy sinh mà khi xây dựng chế độ kế toán các nhà kinh tế không lường hết đươc. Thêm nữa, khi áp dụng vào từng mô hình doanh nghiệp cụ thể lại phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải hoàn thiện dần hệ thống kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, với đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị cụ thể, có như vậy thì hệ thống kế toán mới phát huy tốt vai trò của mình trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế doanh nghiệp. Do đặc thù kinh doanh của loại hình doanh nghiệp thương mại mà với hầu hết các doanh nghiệp thương mại đang hoạt động kinh doanh trên thị trường thì tiêu thụ hàng hóa là khâu quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi đẩy mạnh được quá trình bán hàng thì doanh thu ngày càng tăng, bù đắp chi phí và tạo ra khoản lợi nhuận ngày càng nhiều và đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện dần, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Chính vì vậy, mà kế toán nghiệp vụ bán hàng là một bộ phận công việc phức tạp và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ công việc kế toán. Để thực hiện được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp thì đòi hỏi công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa phải được tổ chức một cách khoa học và hợp lý, luôn đổi mới và ngày càng hoàn thiện. Để theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Nhà nước ta thường xuyên ra các thông tư nhằm ngày càng hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán - tài chính, mà gần đây nhất là 4 chế độ kế toán mới về hàng tồn kho, TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và chế độ chuẩn mực kế toán về doanh thu và thu nhập khác đã được áp dụng vào các doanh nghiệp. Từ thực tế cho thấy yêu cầu hoàn thiện hơn nữa bộ máy kế toán ở các doanh nghiệp nói chung và Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ nói riêng là hết sức quan trọng và cấp thiết. Muốn thực hiện được điều này chúng ta cần phải làm tốt các yêu cầu sau: Yêu cầu phù hợp: Trong kế toán Quốc tế, yêu cầu phù hợp đã trở thành một nguyên tắc, nghĩa là nó phải được đề cập đến trong kế toán. Vì vậy, khi hoàn thiện công tác kế toán cần coi trọng nguyên tắc này. Mỗi một doanh nghiệp cần vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt sao cho phù hợp với chế độ hiện hành , với loại hình hoạt động, đặc điêm kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý riêng của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, nó cần đòi hỏi phải phù hợp giữa doanh thu và chi phí . Yêu cầu thống nhất Yêu cầu này là một yêu cầu cơ bản nhằm tạo ra sự thống nhất về chế độ kế toán trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung, cũng như trong ngành thương mại nói riêng. Bởi vì, nó đảm bảo cho các quy định về thể lệ chế độ kế toán được thực hiện đầy đủ và đúng đắn trong doanh nghiệp. Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa phải đảm bảo sự tập trung quản lý từ lãnh đạo Công ty đến cơ sở, doanh nghiệp phải vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt để vừa đảm bảo sự tuân thủ những chính sách, chế độ, thể lệ về tài chính kế toán do Nhà nước ban hành , vừa phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, yêu cầu thống nhất đòi hỏi trong công tác kế toán phải thực hiện thống nhất về nhiều mặt như về đánh giá hàng tồnkho, trích khấu hao TSCĐ, thống nhất về sử dụng tài khoản , về nội dụng, tên gọi và mẫu sổ . . . Trong doanh nghiệp còn phải chú ý đến sự thống nhất về việc sử dụng tài khoản sổ kế toán giữa đơn vị chính và đơn vị phụ thuộc. Yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới việc sử dụng đồng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả và mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận kinh doanh cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Do đó việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng cũng không nằm ngoài mục đích đó. Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng một mặt giúp giảm nhẹ công việc tổ chức, xử lý, ghi chép lưu trữ bảo quản chứng từ, sổ kế toán mà vẫn đảm bảo tính kịp thời , độ chính xác cao của thông tin kế toán. Mặt khác, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kế toán trong giám đốc, quản lý việc sử dụng tài sản tiền vốn của doanh nghiệp. Yêu cầu chính xác và kịp thời Xuất phát từ nhiệm vụ của kế toán là cung cấp thông tin một cách kịp thời và chính xác cho ban lãnh đaọ phục vụ công tác quản lý của doanh nghiệp. Cần tổ chức trang bị và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật và tính toán, ghi chép và xửlý thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác để từng bước nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay và sự cạnh tranh ngày càng ngay gắt thì yêu cầu này càng trở nên quan trọng. 1. Những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện Trên cơ sở thực tế đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa tại Công ty, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm khắc phục những hạn chế và hoàn thiện thêm công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ. Thứ nhất: Công ty nên xem xét mở thêm sổ kế toán để hoàn thiện hệ thống sổ kế toán. Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Đặc điểm cơ bản của hình thức kế toán này là tách rời việc ghi sổ theo thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống trên hai sổ kế toán tổng hợp riêng rẽ là “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản”. Tuy nhiên, Công ty lập phiếu ghi sổ kiêm luân chuyển chứng từ gốc vào cuối tháng, theo từng tài khoản, từ đó ghi vào sổ cái mà không lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Căn cứ để ghi phiếu ghi sổ kiêm luân chuyển chứng từ gốc là các báo cáo chi tiết, các sổ chi tiết, chứ không phải là chứng từ gốc. Phiếu này được lập vào cuối tháng nên đôi khi có tình trạng dồn toa công việc. Công ty nên lập phiếu ghi sổ kiêm luân chuyển chứng từ ghi sổ với định kỳ ngắn hơn, lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ – loại sổ tổng hợp theo thời gian để quản lý chặt chẽ các phiếu ghi sổ, tránh thất lạc , bỏ sót không ghi sổ, đồng thời sử dụng số liệu của sổ để đối chiếu với số liệu của bảng cân đối số phát sinh và làm hoàn thiện hệ thống sổ kế toán. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ có mẫu như sau: SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm: . . . Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số Ngày Số Ngày Cộng Cộng tháng luỹ kế từ đầu tháng Người ghi biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Thứ hai: Do đặc điểm các mặt hàng kinh doanh của Công ty rấtphức tạp và đa dạng nên kế toán chi tiết tiêu thụ hàng hóa cần có hệ thống sổ SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG Lô hàng: Chứng từ Diễn giải Ngày xuất hàng Số lượng đơn giá Thành tiền Ngày thanh toán Ghi chú Số Ngày Người ghi biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Cơ sở để ghi vào sổ chi tiết bán hàng theo lô hàng là các hóa đơn kiêm phiếu xuất kho và các hóa đơn thanh toán. Ngoài ra, sổ chi tiết doanh thu bán hàng cho từng mặt hàng cần được mở theo mẫu sau: SỔ CHI TIẾT TK 511 Tháng . . ./. . . Mặt hàng Ngày Chứng từ Diễn giải Số lượng Đơn giá Nợ Có Số Ngày Người ghi biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Thứ ba: Việc tập hợp và phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý bán hàng. Chi phí bán hàng là một trong những yếu tố để tính toán kết quả bán hàng. Tính toán chính xác chi phí bán hàng cho hàng bán ra trong kỳ là một trong những yêu cầu quan trọng để tính toán chính xác kết quả bán hàng. Từ những chứng từ chi phí liên quan đến cả hàng tiêu thụ trong nước và hàng xuất khẩu (Nhận xuất khẩu uỷ thác hoặc xu hướng sẽ xuất khẩu trực tiếp của Công ty trong thời gian tới), kế toán tập hợp trên các sổ chi tiết của chi phí bán hàng theo từng nội dung chi phí cuối kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm), trên cơ sở các sổ chi tiết này, kế toán tập hợp theo mẫu sổ sau: SỔ TỔNG HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ BÁN HÀNG Quý. . . Năm . . . Chỉ tiêu Nội dụng chi phí Chi phí nhân viên Chi phí vật liệu Công cụ dụng cụ Cộng 1.Chi phí còn đầu kỳ 2. Chi phí phát sinh trong kỳ 3.Chi phí phân bổ cho hàng còn lại 4. Chi phí phân bổ cho hàng bán ra Người ghi biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Chi phí bán hàng liên quan trực tiếp tới hàng trong nước (chủ yếu là hàng nhập khẩu) và đối với hàng xuất khẩu được chi tiết riêng. Đối với chi phí chung cần được phân bổ cho hàng còn lại và hàng bán ra ở các khoản như chi phí dự trữ, bảo quản hàng hóa, còn các khoản chi phí khác tập trung được bao nhiêu phân bổ hết cho hàng bán ra bấy nhiêu và phân bổ các chi phí này cho hàng đã bán theo công thức: Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đã bán Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đầu kỳ + Trị giá vốn của hàng còn đầu kỳ + Trị giá vốn của hàng nhập trong kỳ x Trị giá vốn của hàng bán ra trong kỳ Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng phát sinh trong kỳ = Thứ tư: Công ty cần xây dựng hệ thống danh điểm hàng hóa thống nhất toàn Công ty. Để đảm bảo quản lý hàng hóa được chặt chẽ thống nhất, phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu được dễ dàng và dễ phát hiện khi có sai sót giữa kho và phòng kế toán, tạo điều kiện cho việc áp dụng tin học vào công tác kế toán, . . . Công ty cần phải xây dựng một mẫu danh điểm thống nhât trong toàn Công ty. Danh điểm hàng hóa gắn liền với chủng loại , quy cách, kích cỡ của hàng hóa. Khi nhìn vào danh điểm của một loại hàng hóa nào đó có thể nêu tên cũng như đặc điểm chính của hàng hóa đó. Việc lập danh điểm như sau: Bảng :Quy cách đánh danh điểm hàng hóa Phòng kế toán lập sổ danh điểm hàng hóa Hệ thống danh điểm này được dùng thống nhất trong toàn công ty. Tuy thời gian đầu sử dụng, do bao quát khá nhiều các thông số kỹ thuật sẽ gây ra một số khó khăn, nhất là với bộ phận kế toán, nhưng vềlâu dài nó sẽ phát huy được hiệu quả vì tạo được sự thống nhất dễ mở rộng danh điểm, dễ kiểm tra đối chiếu với tên, chủng loại, quy cách hàng hóa, nhất là khi tin học đang xâm nhập vào lĩnh vực kế toán ngày càng sâu thì quản lý hàng hóa trên cơ sở danh điểm sẽ thuận tiện, hợp lý hơn. Thứ năm: Công ty nên từng bước thực hiện kế toán bán hàng trên máy vi tính. Trong những năm gần đây ngành khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh, nhanh đặc biệt là máy vi tính. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của việc xử lý thông tin một cách nhanh nhạy, có những quyết định kịp thời, phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy ưu điểm và hiệu quả của việc ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Ngày nay, khi công nghệ máy vi tính phát triển như vũ bão, đặc biệt là ứng dụng của máy vi tính vào hầu hết các công việc đều rât hiệu quả, vì vậy Công ty nên thực hiện công tác kế toán trên máy. Muốn làm được điều này thì việc tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ hiểu sâu sắc về kế toán và sử dụng thành thạo máy vi tính cũng là vấn đề cần được quan tâm. Trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán cần được sắp xếp lại cho phù hợp với nội dung công việc và khả năng , trình độ của cán bộ kế toán. Dần từng bước tổ chức lại hệ thống chứng từ, hệ thống sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết có kết cấu đơn giản. Trên cơ sở ứng dụng máy vi tính sẽ đẩy nhanh tiến độ của công tác kế toán, giảm bớt khối lượng công việc ghi chép, số lượng sổ sách, giảm bớt những công đoạn không cần thiết để phát huy hết khả năng, năng lực của nhân viên kế toán tránh ùn tắc công tác hạch toán kế toán nhằm khai thác số liệu một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất. Ngoài ra, khi nhận hàng hóa để xuất khẩu uỷ thác, công ty nên dùng tài khoản ngoài bảng 003 để theo dõi. Bởi vì, với tài khoản này, tạo cho việc theo dõi và quản lý đơn giản hơn so với việc dùng tài khoản 1561B (dễ nhầm lẫn và gây phức tạp cho tài khoản này ) 1. Hiệu quả của những ý kiến đề xuất Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tế công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ và với vốn kiến thức nhỏ của mình em đã nêu lên một số giải pháp, kiến nghị không nằm ngoài mục đích là hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty. Những kiến nghị nêu trên là có khả năng thực hiện trong thực tế công tác kế toán ở đơn vị bởi vì: xuất phát từ yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh ở công ty cần phân loại hoạt động kinh doanh, chi phí và thu nhập theo từng hoạt động để giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Đồng thời, cùng với hình thức kế toán của Công ty và phục vụ việc quản lý, thực hiện công tác kế toán quản trị phức tạp thì việc ứng dụng tin học vào làm kế toán là rất cần thiết. Nó sẽ tạo ra khả năng giảm bớt được công việc của kế toán, đảm bảo tính chính xác, kịp thời của thông tin cũng như hoàn thành được báo cáo kế toán theo đúng quy định. Xuất phát từ tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán ở Công ty, cán bộ kế toán đều có trình độ và kinh nghiệm trong công tác kế toán, công việc được phân công rõ ràng đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán với nhau, do đó nếu áp dụng thì những kiến nghị trên sẽ thực hiện được và đem lại hiệu quả trong công việc. KẾT LUẬN Hàng hóa rất có vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp thương mại với lượng vốn dự trữ hàng hóa chiếm khoảng 80% - 90% trong tổng lượng vốn lưu động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cũng như giữ vững chữ tín đối với khách hàng, đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là lợi nhuận thì doanh nghiệp đó phải bán được hàng. Đó là điều rât quan trọng có tính quyết định đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tổ chức bộ phận kế toán bán hàng cũng góp phần không nhỏ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hơn bao giờ hết, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường thì bán hàng vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vừa là phương tiện để doanh nghiệp đạt được mục đích kinh doanh của mình. Do đó, việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng là hết sức cần thiết. Nó giúp cho kế toán phát huy hết vai trò của mình trong việc phản ánh, giám sát một cách chặt chẽ toàn diện về tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp ở mọi khâu trong quá trình tiêu thụ nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định chỉ đạo kinh doanh của ban lãnh đạo. Là một sinh viên chuyên ngành kế toán, qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng kế toán của Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ, em nhận thấy công tác kế toán bán hàng có những điểm mạnh nhưng cũng có những điểm chưa hoàn thiện. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài này để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình và mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và khả năng trình độ kiến thức có hạn, trong luận văn này mới chỉ đi vào nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của công tác bán hàng nói chung, thực trạng tại Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ nói riêng. Từ cơ sở lý luận góp phần làm sáng tỏ hơn những tồn tại trong công tác kế toán bán hàng. Các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng là quá trình nghiên cứu được trình bày trên cơ sở lý luận cơ bản và được vận dụng vào thực tế công ty. Ý kiến này chỉ là những kiến nghị đề xuất nhưng em rất mong công ty xem xét và tiến tới thực hiện. Bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô giáo mà đặc biệt là thầy giáo: PGS.TS Trần Thế Dũng để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS.TS Trần Thế Dũng và các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán; các phòng ban lãnh đạo ; phòng Tài chính - Kế toán của Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Hà nội, ngày 15 tháng 05 năm 2002 Sinh viên Khổng Thị Mây TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kế toán doanh nghiệp thương mại - dịch vụ của trường ĐHTM 2. Hướng dẫn thực hành và ghi chép chứng từ và sổ sách kế toán trong các loại hình doanh nghiệp.Tác giả: Nguyễn Văn Nhiệm. NXB Thống kê 1999 3. Kế toán tài chính doanh nghiệp. Tác giả: Nguyễn Văn Nhiệm. Nhà xuất bản Thống kê 2001 4. Hạch toán kế toán trong các DNTM. Chủ biên:TS Nguyễn Văn Công./2001 5. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. NXB Tài chính - 2002 6. Các văn bản về thuế GTGT, thuế TNDN 7. Các luận văn của khoá trước NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP CÔNG TY VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ TOÀN BỘ (Đường Hoàng Quốc Việt - Hà nội)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKT122.docx