MỤC LỤC
ChươngI. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT.
I-lý luận chung về thuế GTGT.
1. Bản chất của thuế GTGT.
1.1. Giá trị gia tăng.
1.2. Thuế GTGT.
2. Các qui định về thuế GTGT.
2.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT.
2.2. Căn cứ và phương pháp tính thuế.
2.3. Thủ tục kê khai thuế, nộp thuế.
II. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán thuế GTGT.
1.Yêu cầu quản lý thuế GTGT.
2. Nhiệm vụ kế toán thuế GTGT.
III. Phương pháp kế toán thuế GTGT.
1. Chứng từ kế toán.
2. Tài khoản kế toán sử dụng.
3. Trình tự kế toán thuế GTGT.
3.1. Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
3.2. Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
4. Tổ chức sổ kế toán.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÒNG.
I. Khái quát về tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Xi Măng Hải Phòng.
1. Quá trình hình thành phát triển.
2. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Xi Măng Hải Phòng.
3. Tổ chức công tác kế toán.
3.1. Sơ đồ bộ máy kế toán.
3.1. Hình thức kế toán doanh nghiệp đang áp dụng.
II. Tình hình thực hiện kế toán thuế GTGT tại công ty xi măng hải phòng.
1. Các mức thuế suất được áp dụng.
2. Hạch toán ban đầu.
3. Vận dụng tài khoản.
3.1. Tài khoản sử dụng.
3.2 . Hạch toán thuế GTGT đầu vào.
3.3 . Hạch toán thuế GTGT đầu ra.
3.4 . Kê khai, khấu trừ và nộp thuế GTGT.
4. Tổ chức sổ kế toán.
5. Báo cáo thuế.
6. Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Xi Măng Hải Phòng.
Chương III. Một số đề suất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại công ty xi măng hải phòng.
I. Yêu cầu của việc hoàn thiện.
1. Hoàn thiện phải phù hợp với chế độ chính sách và chuẩn mực kế toán.
2. Hoàn thiện phải đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
II. Một số đề suất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Xi Măng Hải Phòng.
1. Về chứng từ.
2. Về tài khoản kế toán.
3. Về sổ sách kế toán.
III. Biện pháp và hiệu quả.
1. Biện pháp.
2. Hiệu quả.
Kết luận.
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5336 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Xi Măng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7/03/2005
Hạt quản lý đường bộ
( huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng)
0200112800-1
Xi măng bao đen
PCB30
5.200.000
10
520.000
KS/2004B
00467
07/03/2005
Hạt quản lý đường bộ huyện Vĩnh Bảo
(Chấn Dương - Hải Phòng)
0200112800-1
Xi măng bao đen
PCB30
6.363.630
10
636.370
Cộng thuế suất: 10%
30.720.578.652
3.072.080.048
KS/2004
000638
14/3/2005
Cty cổ phần Hồng Quang
(345 Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng)
0200577027
Cút Sinê $800 gia công hoàn chỉnh
36.593.287
5
1.829.665
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
. . . . .
Cộng thuế suất: 5%
36.593.287
1.829.665
TỔNG CỘNG:
30.757.171.939
3.073.909.713
Ngày 08 tháng 04 năm 2005.
NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)
Tháng 3 năm 2005
Đơn vị tiền: Việt Nam
Số
TT
Chỉ tiêu
Giá trị HHDV (Chưa có thuế GTGT)
Thuế GTGT
A
Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ
B
Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang
C
Kê khai thuế GTGT phải nộp Ngân sách nhà nước
I
Hàng hóa, dịch vụ (HHDV) mua vào
1
Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ
19.938.100.071
1.556.277.095
a
Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong nước
19.938.100.071
1.556.277.095
b
Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu
2
Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước
a
Điều chỉnh tăng
b
Điều chỉnh giảm
3
Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào
1.556.277.095
4
Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này
1.556.277.095
II
Hàng hóa, dịch vụ bán ra
1
Hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ
30.757.222.877
3.073.909.713
1.1
Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT
50.938
1.2
Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT
30.757.171.939
3.073.909.713
a
Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0%
b
Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5%
36.593.287
1.829.665
c
Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%
30.720.578.652
3.072.080.048
2
Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước
a
Điều chỉnh tăng
b
Điều chỉnh giảm
3
Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra
30.757.222.877
3.073.909.713
III
Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
1
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ
1.517.632.618
2
Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này
2.1
Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này
2.2
Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau
Hải Phòng, ngày 8 tháng 04 năm 2005.
Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh
(Ký tên đóng dấu)
2.4. Chứng từ quyết toán thuế: (Trích quyết toán thuế GTGT năm 2004)
QUYẾT TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)
Năm 2004
Mã số thuế : 0200155219
Tên cơ sở kinh doanh : CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÒNG.
Địa chỉ trụ sở : Số 01 đường Hà Nội - Quận Hồng Bàng - Hải Phòng.
Điện thoại : 031.525014 - 525312 - Fax: 84.31.525012 Email: hpcc@hn.vnn.vn
Không có hoạt động mua, bán phát sinh trong năm
Thuế Giá trị gia tăng còn phải nộp trước chuyển sang:
1.453.823.738
Giá trị hh dv mua vào chưa có thuế GTGT
Thuế GTGT
Hàng hóa dịch vụ mua vào trong năm
299.220.013.441
23.630.691.489
Trong đó: + Nhập khẩu
+ Tài sản cố định
Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào khấu trừ trong năm
23.630.691.489
Điều chỉnh tăng (giảm) thuế GTGT đã khấu trừ các năm trước
0
0
+ Điều chỉnh tăng
0
0
+ Điều chỉnh giảm
0
0
Tổng số thuế GTGT được khấu trừ trong năm
23.630.691.489
Hàng hóa dịch vụ bán ra trong năm:
367.658.826.032
Thuế GTGT của HHDV bán ra trong năm:
36.153.887.055
Hàng hóa dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT:
4.253.522.882
0
Hàng hóa dịch vụ xuất khẩu:
0
0
Hàng hóa dịch vụ bán ra thuế suất 5%:
3.743.562.595
187.493.610
Hàng hóa dịch vụ bán ra thuế suất 10%:
359.661.740.555
35.966.393.445
Điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra kê khai năm trước:
+ Điều chỉnh tăng
0
0
+ Điều chỉnh giảm
0
Thuế GTGT phải nộp vào ngân sách nhà nước trong năm
12.523.195.566
Thuế GTGT đã nộp trong năm
12.786.580.972
Số thuế GTGT đề nghị hoàn trong năm
Thuế GTGT còn phải nộp
1.190.438.332
Phần dành cho cơ quan thuế
Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên làđúng và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về
số liệu đã kê
Hải Phòng, Ngày 20 tháng 02 năm 2005.
Ngoài hoá đơn GTGT theo mẫu quy định của Bộ tài chính, hoá đơn GTGT tự lập, hoá đơn đặc thù, trong quá trình mua hàng hóa, dịch vụ, đơn vị cần được cấp hoá đơn bán hàng thông thường. Trên hoá đơn bán hàng thông thường không xuất hiện thuế GTGT chỉ ghi tổng giá thanh toán do vậy không được khấu trừ thuế đầu vào. Đây là quy định của Bộ tài chính, đơn vị đã và đang thức hiện đúng quy định này.
3. Vận dụng tài sản kế toán thuế GTGT tại Công ty xi măng Hải Phòng.
3.1 Tài khoản Công ty sử dụng:
Công ty xi măng Hải Phòng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT nên Công ty mở các tài khoản:
- Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có 2 tài khoản chi tiết:
+ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ.
+ TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.
- TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.
Trong đó: TK 3331 - thuế GTGT.
TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra.
3.2 Hạch toán thuế GTGT đầu vào.
Khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho... kế toán các bộ phận liên quan tiến hành hạch toán theo những bút toán cơ bản sau:
- Nợ 152,153,211,... Trị giá TSCĐ vật tư hàng hoá nhập kho chưa có thuế.
Nợ 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có 111,112,331,336,... Tổng giá thanh toán.
- Nợ 621,627,641,642: Trị giá vật tư hàng hoá đưa thẳng vào SXKD.
Nợ 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có 111,112,331,336,... Tổng giá thanh toán.
Dưới đây là những bút toán cụ thể minh hoạ cho quá trình hạch toán của đơn vị:
a. Nghiệp vụ ngày 17/3/2005 mua than cám 3BH6 của Công ty Vật tư Vận tải Xi măng tại Hải Phòng, căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, giấy báo nợ của ngân hàng, kế toán thuế giá trị gia tăng, kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiền gửi ngân hàng sẽ ghi vào các sổ chi tiết theo bút toán:
Nợ 152 : 298.548.685
Nợ 133 : 14.927.975
Có 112(1) : 313.476.660
b. Nghiệp vụ ngày 14/03/2005, mua tài sản cố định, căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu chi tiền mặt, kế toán ghi sổ theo bút toán:
Nợ 211 : 10.600.000
Nợ 133(2) : 1.060.000
Có 111(1) : 11.660.000
c. Nghiệp vụ ngày 31/3/2005 thuê vận chuyển xi măng từ Nhà máy Xi măng Hải Phòng sang Nhà máy Xi măng Hải Phòng mới - Tràng Kênh - Minh Đức - Thuỷ Nguyên, căn cứ vào hoá đơn GTGT và giấy báo nợ của ngân hàng, kế toán thuế GTGT, kế toán tiền gửi ngân hàng và kế toán chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tiến hành vào sổ chi tiết bút toán sau:
Nợ 641 : 48.319.428
Nợ 133 : 2.415.972
Có 112(1) : 50.735.400
d. Nghiệp vụ ngày 16/3/2005, thanh toán tiền phí vận chuyển cán bộ đi công tác, căn cứ vào hoá đơn đặc thù (vé hành khách) và phiếu chi tiền mặt, kế toán bóc tách thuế giá trị gia tăng nằm trong giá vé. Giá chưa có thuế được xác định như sau: (căn cứ vào chứng từ mẫu AB/2005T số 044028).
Giá chưa có thuế GTGT =
= = 19.048 (đồng)
® Thuế GTGT được khấu trừ = 19.048 x 5% = 952 (đồng)
Căn cứ vào đó, kế toán ghi sổ theo bút toán sau:
Nợ 642(8) : 19.048
Nợ 133 : 952
Có 111 (1) : 20.000
e. Đối với các nghiệp vụ phát sinh khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại,... được căn cứ vào hoá đơn tiền điện, hoá đơn tiền nước, hoá đơn dịch vụ viễn thông, phiếu chi trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, giấy báo nợ trong trường hợp thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng... kế toán tiến hành ghi sổ theo các định khoản sau:
Nợ 627(8), 642(8) : Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ 133 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có 111, 112... : Tổng giá thanh toán.
e.1. Nghiệp vụ thanh toán tiền điện thoại ngày 21/3/2005. Kế toán sẽ căn cứ vào hoá đơn dịch vụ viễn thông số 031996 (Mẫu số 01GTKT - 2LN - 05) của Bưu điện thành phố Hải Phòng và phiếu chi tiền mặt để ghi sổ theo bút toán:
Nợ 642(8) : 6.602.705
Nợ 133 : 660.271
Có 111(1): 7.262.976
e.2. Nghiệp vụ thanh toán tiền điện ngày 02/03/2005. Kế toán căn cứ vào hoá đơn tiền điện số 0708799 (Mẫu EVN -2) của Công ty điện lực Hải Phòng và phiếu chi tiền mặt để ghi sổ theo bút toán:
Nợ 627(8), 642(8) : 773.260
Nợ 133: : 73.726
Có 111(1) : 850.586
e.3. Nghiệp vụ thanh toán tiền nước ngày 06/03/2005, kế toán căn cứ vào hoá đơn tiền nước số 0345174 do Công ty cấp nước Hải Phòng giao, đồng thời căn cứ vào phiếu chi tiền mặt để ghi sổ theo bút toán sau:
Nợ 627(8), 642(8) : 401.520
Nợ 133 : 20.076
Có 111(1) : 421.596
Trên đây là toàn bộ quá trình hạch toán thuế GTGT đầu vào và việc phản ánh thuế GTGT được khấu trừ của Công ty tháng 3/2005. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng được phản ánh trên bảng kê đều căn cứ vào hoá đơn chứng từ hợp lệ. Số liệu trên bảng kê được dùng để tính số thuế GTGT phải nộp, để lên các báo cáo và tờ khai thuế GTGT...
3.3 Hạch toán thuế GTGT đầu ra:
Việc hạch toán thuế GTGT đầu ra được căn cứ vào bút toán cơ bản sau:
Nợ 111, 112, 131,.. : Tổng giá thanh toán.
Có 511, 512, 711 : Doanh thu, thu nhập chưa có thuế.
Có 33311 : Thuế GTGT đầu ra.
Đồng thời:
Trị giá xuất kho
Nợ 632
Có 156, 157, 155
Ví dụ minh hoạ cụ thể:
a. Ngày 07/3/2005, Hạt quản lý đường bộ (huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng) mua 8 tấn xi măng bao đen PBC30 với giá 650.000đ/tấn, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho để ghi sổ theo bút toán:
30.494.406
4.160.000
Nợ 131(1) : 5.720.000 Nợ 632
Có 511 : 5.200.000 Có 155
Có 33311 : 520.000
b. Ngày 14/3/2005 Công ty cổ phần Hồng Quang (345 Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng) mua 541,7 tấn cút Sinê $800 giá công hoàn chỉnh với giá 67.000/tấn. Kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho để ghi sổ theo bút toán:
Nợ 131(2) : 38.422.952 Nợ 632
Có 711 : 36.593.287 Có 155
Có 33311 : 1.829.665
Việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty không thông qua các đại lý mà chỉ thông qua trung tâm tiêu thụ và các cửa hàng bán lẻ. Tại các cửa hàng bán lẻ khi bán sản phẩm không lập hoá đơn mà theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết bán hàng, cuối tháng nhân viên bán hàng phải nộp tiền bán hàng tại Công ty và chuyển sổ chi tiết bán hàng cho Công ty, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng để phản ánh doanh thu.
Ví dụ cụ thể: Căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng tại cửa hàng bán lẻ số 5 (84 - đường Đà Nẵng - Hải Phòng) ngày 7/3/2005, kế toán ghi nhận doanh thu:
Nợ 111 : 2.799.997
Có 511 : 2.545.452
Có 33311 : 254.545
Đồng thời kết chuyển trị giá vốn hàng bán:
2.121.210
Nợ 632
Có 155
Trên đây là toàn bộ quá trình hạch toán thuế GTGT đầu vào và đầu ra của Công ty, trên cơ sở đó cuối tháng kế toán tiến hành kê khai, khấu trừ, xác định số thuế phải nộp trong tháng.
3.4 Kê khai, khấu trừ và nộp thuế GTGT.
3.4.1 Kê khai thuế:
Hàng tháng sau khi xác định số thuế GTGT phải nộp, số thuế đã nộp, kế toán xác định số thuế cần phải nộp, số thuế đã nộp thừa vào ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó kế toán lập tờ khai thuế GTGT theo mẫu quy định 01/GTGT do Bộ tài chính phát hành. Căn cứ để lập tờ khai thuế gồm bảng kê khai hoá đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 03/GTGT, bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra mẫu số 02/GTGT, số các tài koản 33311, số các tài khoản 511 và một số tài liệu khác...
Sau khi lập tờ khai thuế GTGT, phòng kế toán Công ty gửi cho cơ quan thuế kèm theo bảng tổng hợp, bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào và bảng tổng hợp, bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra. Theo quy định thời gian gửi tờ khai thuế GTGT hàng tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là trong mười ngày đầu tháng tiếp theo.
3.4.2 Khấu trừ thuế GTGT:
Hàng tháng căn cứ vào tờ khai thuế GTGT, trên cơ sở tổng số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra, kế toán tiến hành khấu trừ thuế GTGT.
Trong tháng 3, căn cứ vào tờ khai thuế GTGT tháng 3/2005 kế toán xác định:
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ : 1.556.277.095 (đồng)
- Thuế GTGT đầu ra : 3.073.909.713 (đồng)
Bút toán khấu trừ thuế GTGT:
1.556.277.095
Nợ 33311
Có 133
® Thuế GTGT phải nộp trong tháng 3: 3.073.909.713 - 1.556.277.095
= 1.517.632.618 (đồng)
Bút toán khấu trừ thuế GTGT được thực hiện vào cuối tháng, sau khi xác định được tổng số thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào và bán ra. Về nguyên tắc chỉ được khấu trừ theo số nhỏ hơn, và đơn vị đã thực hiện việc khấu trừ thuế GTGT theo đúng nguyên tắc quy định.
3.4.3 Nộp thuế GTGT:
Đơn vị nộp thuế GTGT bằng tiền gửi ngân hàng. Hàng tháng sau khi nhận được thông báo nộp thuế của cơ quan thuế, trong thời gian quy định (chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo), phòng KTTC lập giấy xin chi tiền Ngân hàng gửi Ban giám đốc Công ty để nộp thuế. Căn cứ để lập giấy xin chi tiền ngân hàng và tờ khai thuế GTGT.
Dưới đây trích giấy xin chi tiền ngân hàng để nộp thuế giá trị gia tăng của năm 2005:
TỔNG CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM
CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÒNG
~~~***~~~
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----***-----
GIẤY XIN CHI TIỀN NGÂN HÀNG
Kính gửi: GIÁM ĐỐC CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÒNG.
Căn cứ vào tờ khai thuế GTGT tháng 3/2005. Chúng tôi đề nghị giám đốc chuẩn chi số tiền: 1.517.632.618 VNĐ
Định khoản
Số tiền
Nợ
Có
3331
112
1.517.632.618
(Bằng chữ: Một tỷ năm trăm mười bảy triệu sáu trăm ba mươi hai nghìn sáu trăm mười tám đồng)
Để trả cho: Cục thuế Hải Phòng.
Tài khoản: 741010100002
Tại kho bạc nhà nước Hải Phòng.
Thanh toán tiền: Nộp thuế GTGT tháng 3/2005
Đơn vị xin chi tiền: Phòng KTTC
Công ty xi măng Hải Phòng
Phòng kế toán tài chính
Giám đốc
Người
lập giấy
Người nhận séc
Thủ kho
Trưởng phòng
Người lập CT chi
Thẩm hạch
Kế toán trưởng
Sau khi có đầy dủ chữ ký theo quy định, kế toán gửi đến ngân hàng đơn vị mở tài khoản. Tại Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản, sau khi nhận được giấy xin chi tiền ngân hàng do đơn vị (Công ty xi măng Hải Phòng) gửi tới, Ngân hàng sẽ kiểm tra, nếu hợp lý, hợp lệ, có đầy đủ chữ ký và tài khoản tiền gửi của đơn vị có đủ tiền để trả thì ngân hàng sẽ tiến hành làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản của Công ty vào ngân sách nhà nước. Thời gian nộp thuế vào ngân sách nhà nước được tính từ ngày Ngân hàng nhận và làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản của cơ sở vào ngân sách nhà nước.
Sau khi nhận được giấy báo nợ của ngân hàng, căn cứ vào giấy báo nợ, kế toán tiến hành ghi sổ theo bút toán.
Số tiền đã nộp vào ngân sách
Nợ 333(1)
Có 112
Cụ thể trong tháng 3/2005, căn cứ vào giấy báo nợ của Ngân hàng và giấy xin chi tiền Ngân hàng, kế toán ghi sổ theo bút toán sau:
1.517.632.618
Nợ 333(1)
Có 112
Trên đây là toàn bộ quá trình kê khai, khấu trừ và nộp thuế GTGT của Công ty xi măng Hải Phòng. Quá trình này được thực hiện theo đúng những nguyên tắc và quy định hiện hành.
4. Tổ chức sổ kế toán:
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Các loại sổ được sử dụng trong kế toán thuế GTGT gồm có:
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ chi tiết TK 133, TK 3331
- Sổ các TK 133, TK 3331
Số liệu để vào sổ chi tiết tài khoản 133 và sổ chi tiết tài khoản 3331 là hoá đơn GTGT hoặc bảng kê hoá đơn, chứng từ của hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra. Hàng ngày khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, kế toán tiêu thụ sẽ căn cứ vào hoá đơn bán hàng (GTGT) để vào sổ chi tiết bán hàng, kế toán thanh toán, kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng sẽ tiến hành vào sổ công nợ, sổ tiền mặt, sổ tiền gửi Ngân hàng sau đó chuyển hoá đơn đến bộ phận kế toán thuế GTGT để vào sổ chi tiết tài khoản 3331. Khi có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến mua hàng hoá, dịch vụ, kế toán vật liệu sẽ căn cứ vào phiếu nhập kho để và sổ chi tiết vật liệu, kế toán chi phí sẽ căn cứ vào hoá đơn GTGT để vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, và các bộ phận kế toán thanh toán sẽ căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu chi để vào sổ chi tiết thanh toán, sổ quỹ tiền mặt... sau đó hoá đơn GTGT được chuyển đến bộ phận kế toán thuế GTGT để vào sổ chi tiết tài khoản 133...
Cụ thể quá trình ghi sổ diễn ra như sau:
Hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tất cả được phản ánh vào sổ nhật ký chung căn cứ vào chứng từ gốc, đồng thời từ các chứng từ gốc, hoặc sổ nhật ký chung, kế toán vào sổ chi tiết TK 133 và 3331.
Trích mẫu sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 133, 3331.
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Ngày tháng
ghi sổ
CHỨNG TỪ
DIỄN GIẢI
Đã ghi
sổ cái
Số hiệu
TàI KHOảN
SỐ PHÁT SINH
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
Tháng 3/2005
...
...
...
...
...
...
...
...
2/3
0708799
2/3/2005
Thanh toán tiền điện.
642(8)
773.260
133
73.726
111(1)
850.586
6/3
0345174
6/3/2005
Thanh toán tiền nước
627(8)
401.520
133
20.076
111(1)
421.596
14/3
0077089
14/3/2005
Mua tài sản cố định
211
10.600.000
133(2)
1.060.000
111(1)
11.660.000
16/3
044028
16/3/2005
Thanh toán tiền vé tàu
642(8)
19.048
133
952
111(1)
20.000
17/3
051533
17/3/2005
Mua than cám 3BH6
152
298.548.685
133
14.927.975
112(1)
313.476.660
21/3
031996
21/3/2005
Thanh toán tiền điện thoại
642(8)
6.602.705
133
660.271
111(1)
7.262.976
31/3
0086663
31/3/2005
Thuê vận chuyển xi măng
641
48.3193.428
133
2.415.972
112(1)
50.735.400
7/3
00467
7/3/2005
Bán xi măng cho Hạt quản
131(1)
5.720.000
lý đường bộ huyện VB
511
5.200.000
33311
520.000
Ngày tháng
ghi sổ
CHỨNG TỪ
DIỄN GIẢI
Đã ghi
sổ cái
Số hiệu
TàI KHOảN
SỐ PHÁT SINH
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
Trị giá vốn hàng bán
632
4.160.000
155
4.160.000
14/3
000638
14/3/2005
Bán cút sinê 800$ gia công
131(2)
38.422.952
hoàn chỉnh
711
36.593.287
33311
1.829.665
Trị giá vốn
632
30.494.406
155
30.494.406
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng tháng 3/2005
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN: 133 - THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ
Từ ngày: 01/03/2005 đến ngày 31/3/2005
Số dư đầu kỳ : 0
CHỨNG TỪ
KHÁCH HÀNG
DIỄN GIẢI
TK
ĐỐI ỨNG
SỐ PHÁT SINH
NGÀY
SỐ
NỢ
CÓ
17/3
DP-051533
Cty vật tư vận tải xi măng tại HP
80 đường Hà Nội
Mua than cám 3BH6
1121
14.927.975
31/3
AA-2005B
Cty TNHH Thắng Lợi
107 Trần Hưng Đạo - HP
Cước vận chuyển xi măng sang nhà máy mới
1121
2.415.972
...
...
...
...
...
...
Cộng đối ứng TK 1121
18.680.048
16/3
AB-2005T
Công ty đường sắt Việt Nam
Vé tàu cho cán bộ đi công tác
1111
952
21/3
GA/2005T
Bưu điện thành phố Hải Phòng
Thanh toán tiền điện thoại 2/2005
1111
660.271
2/3
AA-2005T
Cty điện lực Hải Phòng
45 Lê đại Hành - Hải Phòng
Thanh toán tiền điện từ 3/1 đến 3/2/2005
1111
73.726
6/3
AA-2005T
Cty cấp nước HP - 54 Đinh Tiên Hoàng
Thanh toán tiền nước
từ 6/2 đến 6/3/2005
1111
20.076
14/3
HA-2004B
Cty TNHH TM Tân Thanh
32/87 Nguyễn Công Trứ
Mua TSCĐ
1111
1.060.000
...
...
...
...
...
...
Cộng đối ứng tài khoản 1111
4.258.060
...
...
...
...
...
...
31/3
PKT 11
K/c bù trừ thuế GTGT đầu vào, đầu ra
3331
1.556.277.095
Tổng phát sinh nợ : 1.556.277.095
Tổng phát sinh có : 1.556.277.095
Số dư nợ cuối kỳ : 0
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN: 3331 - THUẾ GTGT PHẢI NỘP
Từ ngày: 01/03/2005 đến ngày 31/3/2005
Số dư đầu kỳ : 0
CHỨNG TỪ
KHÁCH HÀNG
DIỄN GIẢI
TK
ĐỐI ỨNG
SỐ PHÁT SINH
NGÀY
SỐ
NỢ
CÓ
7/3
KS - 2004B
Hạt quản lý đường bộ huyện Vĩnh Bảo - Chấn Dương - Vĩnh Bảo - HP
Bán xi măng đen PCB 30
1311
520.000
...
...
...
...
...
...
...
Cộng đối ứng tài khoản 1311
2.770.916.490
14/3
KS - 2004B
Công ty cổ phần Hồng Quang - Đào Thế Sơn - 345 Trần Nguyên Hãn - HP
Bán Cút Sinê $800 gia công hoàn chỉnh
1312
1.829.665
...
...
...
...
...
...
...
Cộng đối ứng tài khoản 1312
2.679.808
...
...
...
...
...
...
...
31/3
PKT 11
K/c bù trừ thuế GTGT đầu vào, đầu ra
1331
1.556.277.095
Tổng phát sinh nợ : 1.718.772.987
Tổng phát sinh có : 3.073.909.713
Số dư nợ cuối kỳ : 1.517.632.618
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế - phát sinh hàng ngày liên quan đến thuế GTGT đều được phản ánh vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 133 và 3331, đến cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu theo từng tài khoản đối ứng để lên sổ cái tài khoản 133 và 3331.
Trích sổ cái tài khoản 133 và sổ cái tài khoản 3331 của đơn vị trong tháng 3/2005:
SỔ CÁI (TỔNG HỢP ĐỐI ỨNG TK)
Tài khoản: 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Từ ngày 01/03/2005 đến ngày 31/03/2005
TK
ĐỐI ỨNG
TÊN TÀI KHOẢN
SỐ PHÁT SINH
Nợ
Có
111
Tiền mặt
4.258.060
1111
Tiền mặt Việt Nam
4.258.060
112
Tiền gửi ngân hàng
18.680.048
1121
Tiền VNĐ gửi Ngân hàng
18.680.048
141
Tạm ứng
3.942.727
331
Phải trả người bán
1.477.357.417
3311
Phải trả nhà cung cấp vật tư
1.119.322.850
3312
Phải trả nhà thầu XDCB - sửa chữa thuê ngoài
41.599.616
3313
Phải trả khách hàng cungcấp sản phẩm, dịch vụ khác
26.848.000
3314
Phải trả Công ty CPH từ đơn vị trực thuộc
311.260.274
333
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
1.556.277.095
3331
Thuế GTGT phải nộp
1.556.277.095
33311
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
1.556.277.095
336
Phải trả nội bộ
52.038.843
3363
Vãng lai trong nội bộ Công ty
52.038.843
Tổng số phát sinh
1.556.277.095
1.556.277.095
Số dư cuối kỳ
0
Ngày ...... tháng ...... năm ........
Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
SỔ CÁI (TỔNG HỢP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN)
Tài khoản: 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Từ ngày 01/03/2005 đến ngày 31/03/2005
TK
ĐỐI ỨNG
TÊN TÀI KHOẢN
SỐ PHÁT SINH
Nợ
Có
111
Tiền mặt
327.950
1111
Tiền mặt Việt Nam
327.950
112
Tiền gửi ngân hàng
162.495.892
1121
Tiền VNĐ gửi Ngân hàng
162.495.892
131
Phải thu của khách hàng
2.773.596.298
1311
Phải thu hoạt động SXKD chính
2.770.916.490
1312
Phải thu hoạt động SXKD khác
2.679.808
133
Thuế GTGT được khấu trừ
1.556.277.095
1331
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
1.556.277.095
136
Phải thu nội bộ
299.860.000
1363
Vãng lai trong nội bộ Công ty
299.860.000
642
Chi phí QLDN
125.465
6428
Chi phí QLDN bằng tiền khác
125.465
Tổng số phát sinh
3.073.909.713
Số dư Có cuối kỳ
1.517.632.618
Ngày ...... tháng ...... năm ........
NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG
Sổ cái được vào cuối mỗi tháng, đến cuối mỗi niên độ kế toán (Quý, năm) số liệu ở sổ cái được sử dụng để nên bảng cân đối tài sản, từ bảng cân đối tài sản lên các báo cáo kế toán. Số liệu ở sổ cái TK 133 và 3331 đươc sử dụng trực tiếp để lập báo cáo kết quả kinh doanh (phần III: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước) và quyết định thuế GTGT.
Trên đây là toàn bộ quá trình tổ chức sổ kế toán về thuế GTGT tại Công ty xi măng Hải Phòng. Đối với một Công ty lớn nhiều nghiệp vụ như vậy thì việc tổ chức sổ kế toán theo dõi thuế GTGT như trên theo tôi là tương đối hợp lý.
Về cơ bản, toàn bộ quá trình hạch toán thuế GTGT của Công ty xi măng Hải Phòng được diễn ra như sau:
Hoá đơn GTGT
Sổ nhật ký chung
Sổ chi tiết TK 133
Sổ chi tiết TK 3331
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái TK 133
Sổ cái TK 3331
Báo cáo thuế và quyết toán thuế GTGT
5. Báo cáo thuế:
Việc trình bày cung cấp thông tin kế toán tài chính cho các đối tượng sử dụng được coi là khâu cuối cùng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và truyền tải thông tin, báo cáo tài chính cũng là vũ khí mạnh nhất giúp người sử dụng ra các quyết định kinh tế kịp thời trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. BCTC trình bày và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình biến động về tài chính của doanh nghiệp, trong đó thông tin về thuế chiếm một phần quan trọng, đó là căn cứ để nhà nước cũng như các đối tượng sử dụng thông tin nắm bắt được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Công ty xi măng Hải Phòng lập các BCTC theo đúng quy định của nhà nước hàng quý, hàng năm theo đúng mẫu biểu và phương pháp lập đã được hướng dẫn. Báo cáo thuế là một phần của báo cáo kết quả kinh doanh được lập vào mỗi năm căn cứ vào số liệu tổng hợp trên sổ cái và số liệu trên sổ chi tiết TK 133 và 3331.
Như vậy là ngoài việc kê khai thuế hàng tháng, hàng năm Công ty phải lập báo cáo thuế, số liệu trên báo cáo thuế là những thông tin rất quan trọng đối với nhà nước cũng như các đối tượng khác trong việc ra các quyết định quản lý, đầu tư... Báo cáo thuế nằm ở phần II và phần III của báo cáo kết quả kinh doanh. Trong đó, báo cáo chi tiết về thuế GTGT nằm ở phần III.
Dưới đây, trích phần III của báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004:
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
QUÍ 4/2005
LUỸ KẾ TỪ
ĐẦU NĂM
I - Thuế GTGT được khấu trừ
1- Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại đầu kỳ
10
8.095.762.492
x
2- Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh
11
7.167.751.704
23.630.691.489
3- Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã được hoàn lại (12 = 13 + 14 + 15 + 16)
12
7.241.159.739
23.630.691.489
Trong đó:
a) Số thuế GTGT đã khấu trừ
13
7.241.159.739
23.630.691.489
b) Số thuế GTGT đã hoàn lại
14
0
c) Số thuế GTGT hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua
15
0
d) Số thuế GTGT không được khấu trừ
16
0
4- Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ (17 = 10 + 11 - 12)
17
8.022.374.457
x
II- Thuế GTGT được hoàn lại
0
1- Số thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ
20
x
2- Số thuế GTGT được hoàn lại
21
0
3- Số thuế GTGT đã hoàn lại
22
0
4- Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ (23 = 20 + 21 - 22)
23
x
III- Thuế GTGT được miễn giảm:
0
1- Số thuế GTGT còn được miễn giảm đầu kỳ
30
x
2- Số thuế GTGT được miễn giảm
31
0
3- Số thuế GTGT đã được miễn giảm
32
0
4- Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ (33 = 30 + 31 - 32)
33
x
IV- Thuế GTGT hàng bán nội địa
0
1- Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ
40
1.345.099.075
1.453.823.738
2- Thuế GTGT đầu ra phát sinh
41
11.516.473.582
36.153.887.055
3- Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
42
7.241.159.739
23.630.691.489
4- Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
43
0
5- Thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp.
44
0
6- Thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào ngân sách Nhà nước
45
4.251.539.916
12.786.580.972
7- Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp cuối kỳ (46 = 40 + 41- 42 - 43 - 44 - 45)
46
1.368.873.002
1.190.438.332
Hải Phòng, ngày 18 tháng 02 năm 2005.
NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TỔNG HỢP GIÁM ĐỐC
(Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên)
Hoàng Thị Thành Lê Nam Khánh
6. Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty xi măng Hải Phòng:
Công ty xi măng Hải Phòng là Công ty 100% vốn Nhà nước vì vậy tổ chức bộ máy kế toán tương đối cồng kềnh, nghiệp vụ phát sinh nhiều, phức tạp, các mối quan hệ kinh tế rất rộng, bạn hàng và đối tác rất đa dạng không chỉ bó hẹp trong phạm vi thành phố mà còn ở các tỉnh lân cận... tuy vậy Công ty vẫn thực hiện đầy đủ các phần hành kế toán theo yêu cầu quản lý của Công ty nói riêng cũng như Tổng Công ty xi măng Việt Nam nói chung. Công ty đã bắt đầu ứng dụng phần mềm kế toán đối với việc quản lý tài chính, tuy vậy việc thực hiện kế toán trên sổ vẫn là chủ yếu, phần mềm kế toán mà Công ty sử dụng chỉ như một công cụ hỗ trợ cho việc tính toán, chính nhờ vậy mà giảm nhẹ được khối lượng công việc và nâng cao hiệu quản công tác kế toán. Là một doanh nghiệp Nhà nước, nên công tác kế toán của Công ty đều tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng những qui định của Bộ tài chính, đặc biệt là trong kế toán về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, Công ty đều thực hiện đúng theo các Thông tư hướng dẫn, khi có bất kỳ một sự sửa đổi nào về luật thuế GTGT, đơn vị đều làm theo những hướng dẫn mới nhất của cơ quan thuế. Qua quá trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại Công ty mà cụ thể là tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty, về cơ bản tôi thấy Công ty đều làm đúng theo chế độ kế toán về thuế GTGT, thực hiện việc kê khai thuế, nộp thuế theo đúng như hướng dẫn của thông tư 120/2003 và Thông tư 127/2004 của Bộ tài chính. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác kê khai thuế GTGT của Công ty vẫn tồn tại những hạn chế. Cụ thể là:
*/ Về ưu điểm:
- Công ty đã tổ chức thực hiện đầy đủ hệ thống chứng từ kế toán về thuế GTGT như: Hoá đơn bán hàng (GTGT), bảng kê hoá đơn chứng từ của hàng hoá dịch vụ mua vào, bảng kê hoá đơn chứng từ của hàng hoá dịch vụ bán ra, tờ khai Thuế GTGT...
- Kê khai đầy đủ các hoá đơn chứng từ của hàng hoá dịch vụ mua vào cũng như bán ra theo đúng thời gian quy định. Riêng bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào tháng 3/2005 có một vài hoá đơn chứng từ của tháng 2/2005, điều này là hoàn toàn hợp lý bởi vì theo thông tư 120/2003 - BTC thì nếu chưa có đầy đủ hoá đơn chứng từ để kê khai trong tháng này thì có thể kê khai vào tháng sau, tối đa không quá 3 tháng, việc kê khai hoá đơn chứng từ của tháng 2 vào bảng kê của tháng 3 là vẫn nằm trong thời gian quy định.
- Công ty đã áp dụng lập tờ khai thuế GTGT theo mẫu mới nhất thay cho mẫu tờ khai thuế GTGT số 01/GTGT như trước đây (Mẫu tờ khai thuế GTGT mới này được ban hành kèm theo thông tư 12/2004/ TT - BTC). Các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các Công ty tư nhân hiện nay vẫn kê khai theo tờ khai thuế GTGT số 01/ GTGT.
- Việc khấu trừ thuế GTGT và nộp thuế GTGT đều thực hiện theo đúng qui định về cách thức tiến hành cũng như thời gian.
*/ Về hạn chế:
- Công ty chưa tiến hành lập bảng kê bán lẻ theo qui định tại các cửa hàng bán lẻ mà tất cả các nghiệp vụ bán hàng đều được phản ánh chung vào bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra, do vậy sẽ khó khăn trong việc theo dõi chi tiết doanh thu bán lẻ và doanh thu bán buôn dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý các kênh phân phối sản phẩm cũng như việc thúc đẩy tiêu thụ.
- Kế toán thuế là một mảng rất quan trọng trong công tác kế toán của bất kỳ doanh nghịêp nào, với một Công ty lớn như Công ty xi măng Hải Phòng thì kế toán thuế lại càng quan trọng, phức tạp nhưng tại Công ty vẫn chưa có một kế toán độc lập phụ trách mảng thuế, kế toán tiền mặt kiêm luôn kế toán về thuế dẫn đến việc theo dõi chặt chẽ là hết sức khó khăn và không khách quan. Nguyên nhân theo tôi là do việc bố trí nhân viên và phân bổ khối lượng công việc là chưa thực sự hợp lý.
- Việc mở sổ chi tiết tài khoản cấp I TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ và sổ chi tiết tài khoản 3331 - thuế GTGT phải nộp theo tôi là chưa hợp lý bởi vì TK 133 có 2 tài khoản cấp II là TK 1331 - thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ và TK 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định, việc mở sổ chi tiết TK 133 còn chung chung, chưa tách biệt được rõ ràng hai khoản thuế này. Còn tên gọi sổ chi tiết TK 3331 là chưa hợp lý bởi vì TK 3331 có 2 TK cấp III là TK 33311 - thuế GTGT đầu ra và TK 33312 thuế GTGT của hàng nhập khẩu, Công ty không có nghiệp vụ nhập khẩu vậy tên gọi là sổ chi tiết tài khoản 3331 là chưa hợp lý.
- Chi phí tiền điện, chi phí tiền nước và tiền điện thoại phản ánh trên TK 627(8) và 642(8) là chưa hợp lý, vì đây là những chi phí dịch vụ mua ngoài, không phải chi phí bằng tiền khác.
- Tiền bán cút sinê gia công hoàn chỉnh đưa vào TK 711 theo tôi là chưa đúng, bởi vì đây là sản phẩm do Công ty sản xuất ra, không phải phế liệu, nếu như là phế liệu thì bút toán kết chuyển trị giá vốn phải là:
Nợ 632 Trị giá phế liệu xuất kho
Có 152
Nhưng ở đây, kế toán lại phản ánh bằng bút toán:
Nợ 632 Trị giá thành phẩm xuất kho
Có 155
Chính vì vậy thu nhập từ cút sinê gia công hoàn chỉnh không được phản ánh vào TK 711. Hơn nữa thu nhập từ sản phẩm này là tương đối lớn (36.593.287), cho nên việc hạch toán chưa hợp lý này cần phải được xem xét ngay.
-Tất cả các nghiệp vụ đều được phản ánh vào sổ nhật ký chung, Công ty không mở các sổ nhật ký đặc biệt như nhật ký mua hàng, nhật ký thu, nhật ký chi... vậy theo tôi là chưa đúng với hình thức nhật ký chung mà Công ty đang áp dụng.
Trên đây là một vài tồn tại trước mắt, bộ phận kế toán của Công ty nên đưa ra các biện pháp giải quyết để công tác kế toán thuế GTGT của Công ty được hoàn thiện hơn nữa.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ SUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÒNG
I - YÊU CẦU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN.
1. Hoàn thiện phải phù hợp với chế độ chính sách và chuẩn mực kế toán.
Như ta đã biết, yêu cầu của công tác kế toán nói chung và kế toán thuế GTGT nói riêng là phải tuân thủ đúng theo chuẩn mực kế toán mới nhất cũng như những chế độ, chính sách tài chính của Nhà Nước. Một doanh nghiệp cho dù hoạt động trong lĩnh vực nghành nghề nào, thuộc loại hình nào thì cũng phải tuân thủ theo đúng những qui định của Bộ Tài Chính trong việc sử dụng, ghi chép hoá đơn, chứng từ, kê khai thuế, khấu trừ thuế và nộp thuế. Nếu doanh nghiệp không làm theo đúng những qui định hiện hành về thuế thì lập tức sẽ có sự can thiệp của cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Chính vì vậy việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thuế GTGT phải theo hướng phù hợp với chế độ chính sách thuế cũng như chuẩn mực kế toán hiện hành, một mặt để thuận lợi trong công tác quán lý, mặt khác để không vi phạm chính sách quản lý kinh tế của Nhà Nước. Nhà Nước ta luôn tạo điều kiện thuận lợi, đối xử công bằng đối với tất cả các doanh nghiệp, bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh không đúng pháp luật thì đều bị xử phạt nghiêm minh. N ếu như doanh nghiệp thực hiện đúng theo những qui định, hướng dẫn của Nhà Nước thì đương nhiên là sẽ được hưởng ưu đãi trong mọi lĩnh vực.
2.Hoàn thiện phải đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại doanh nghiệp nói chung và tại công ty Xi Măng Hải Phòng nói riêng không chỉ phải phù hợp với chính sách, chế độ và chuẩn mực kế toán của Nhà Nước mà phải đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, từng nghành nghề kinh doanh khác nhau, triết lý kinh doanh của người chủ doanh nghiệp khác nhau thì cách thức quản lý tại từng doanh nghiệp cũng khác nhau. Chính vì vậy việc hoàn thiện phải đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, bởi vì bất kỳ một doanh nghiệp nào khi đã bước chân vào thương trường thì đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Công việc quản lý của người chủ là đề ra mục tiêu, xây dựng phương hướng, cách thức thực hiện mục tiêu và chỉ ra những nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Thuế GTGT không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp vì bản thân doanh nghiệp không phải là đối tượng chịu thuế nhưng sự vận động của nó ảnh hưởng trực tiếp đến đồng vốn của doanh nghiệp cho nên xét đến cùng thì nó cũng phần nào ảnh hưởng gián tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Do đó thuế GTGT là đối tượng quản lý trực tiếp của bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Việc hoàn thiện nếu không đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp thì sẽ mất đi ý nghĩa chủ quan của nó, về mặt lý thuyết nếu thiếu bất kỳ một ý nghĩa nào thì không được coi là hoàn thiện. Nói tóm lại trên đây là hai yêu cầu được đặt ra trước hết của việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán thuế GTGT nói riêng, dưới đây tôi sẽ đưa ra một số đề suất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại đơn vị thực tập căn cứ vào hai yêu cầu đó.
II. Một số đề suất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Xi Măng Hải Phòng.
Căn cứ vào những nhận xét đã nêu ở chương II, tôi xin có một số đề suất như sau:
1. Về chứng từ:
Công ty nên tiến hành lập bảng kê bán lẻ tại các cửa hàng bán lẻ để một mặt là thực hiện theo đúng qui định, mặt khác là để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý các kênh phân phối sản phẩm, đồng thời nhằm theo dõi riêng việc bán lẻ hàng hoá để kịp thời đưa ra những giải pháp điều chỉnh khi có những biến động bất lợi của thị trường.
2. Về tài khoản kế toán.
- Theo tôi việc hạch toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại vào tài khoản 627(8) và 642(8) là chưa hợp lý, vì đây là chi phí dịch vụ mua ngoài chứ không phải là chi phí bằng tiền khác, ta nên hạch toán các khoản phí này vào tài khoản 627(7) và 642(7) như vậy sẽ đúng với nội dung của các tài khoản đó.
- Như phần “vận dụng tài khoản “ ở chương II đã phản ánh, nghiệp vụ bán Cút Sinê 800$ gia công hoàn chỉnh, số tiền thu được kế toán phản ánh trên TK 711- Thu nhập khác, nhưng khi kết chuyển giá vốn lại ghi Có TK 155- Thành phẩm, như vậy là chưa đúng, theo tôi Cút Sinê 800$ gia công hoàn chỉnh là do công ty sản xuất ra, không phải là phế liệu, hơn nữa thu nhập từ việc bán nó là khá lớn, nên phản ánh khoản thu đó trên TK 511- Doanh thu bán hàng, còn bút toán kết chuyển giá vốn vẫn giữ nguyên, tức là phản ánh trên TK 155- Thành phẩm.
Có lẽ đây là nguyên nhân làm cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn bị lỗ nhưng kết quả tài chính thì lại lãi bởi vì lợi nhuận từ hoạt động khác đã bù lại cho khoản lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.Theo tôi đây là một tồn tại lớn trong quá trình hạch toán tại công ty cần phải điều chỉnh càng sớm càng tốt.
3. Về sổ sách kế toán.
- Công ty nên mở thành 2 sổ chi tiết tài khoản cấp II để theo dõi thuế GTGT đầu vào, đó là:
+Sổ chi tiết tài khoản 1331-Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
+Sổ chi tiết tài khoản 1332-Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
Không nên theo dõi chung hai khoản thuế đầu vào này vào một sổ chi tiết tài khoản 133 như Công ty đang làm.
- Tên gọi sổ chi tiết TK 3331-Thuế GTGT đâu ra theo tôi nên đổi thành sổ chi tiết TK 33311- Thuế GTGT đầu ra, bởi vì tên gọi của TK 3331 chỉ là thuế GTGT, gồm 2 tài khoản cấp III:
+TK 33311-Thuế GTGT đầu ra
+TK 33312- Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu.
Tên gọi của sổ chi tiết TK 3331 như vậy là không phản ánh đúng nội dung kinh kế của TK 3331.
- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đều được phản ánh vào sổ Nhật ký chung, như vậy khối lượng ghi chép là rất lớn gây khó khăn cho việc theo dõi. Theo tôi công ty nên mở thêm một số sổ Nhật ký chuyên dùng để theo dõi một số loại nghiệp vụ chủ yếu như mua hàng, bán hàng, chi tiền, thu tiền, để cuối tháng kế toán thuế GTGT có thể lấy số liệu tổng hợp từ các Nhật ký chuyên dùng đó để đối chiếu số liệu đã tổng hợp được trên các sổ chi tiết.
Dưới đây là một số mẫu sổ Nhật ký chuyên dùng công ty nên mở thêm:
SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
Ghi nợ
TK 111
(112)
Ghi có các tài khoản
Tài khoản khác
Số
ngày
511
711
...
Số hiệu
Số tiền
SỔ
NHẬT KÝ CHI TIỀN
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
Ghi có TK 111
(112)
Ghi nợ các tài khoản
Tài khoản khác
Số
ngày
152
331
...
Số hiệu
Số tiền
SỔ
NHẬT KÝ MUA HÀNG
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
Phải trả người bán (Có TK 331)
Ghi nợ các tài khoản
Tài khoản khác
Số
ngày
152
153
...
Số hiệu
Số tiền
SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
Phải thu của khách hàng(Nợ TK 131)
Ghi có tài khoản doanh thu
Ghi chú
Số
ngày
Hàng hoá
Thành phẩm
Dịch vụ
Bên cạnh những đề suất trên em còn có thêm một vài đề suất nhỏ nữa trong công tác quản lý nhân sự và những công việc cần thiết khác mà công ty nên triển khai thực hiện thêm, đó là:
- Việc bố trí nhân sự trong phòng kế toán- tài chính phải được xem xét lại, nên bố trí một nhân viên kế toán chỉ chuyên theo dõi thuế, còn mảng kế toán tiền mặt mà cán bộ này đang kiêm nhiệm nên giao cho người khác theo dõi, bởi vì đây là một công ty lớn, nghiệp vụ phát sinh nhiều, do vậy khối lượng công việc về thuế, đặc biệt là thuế GTGT cũng rất nhiều, để việc kê khai thuế hàng tháng và cập nhật thông tin về thuế thực sự nhanh thì công ty nên có một kế toán chỉ chuyên theo dõi về thuế.
- Sau mỗi một niên độ kế toán, công ty nên tiến hành phân tích tình hình nộp thuế GTGT thông qua các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính, dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản cần phân tích:
=
+Tỷ suất thuế GTGT Thuế GTGT phải nộp trong kỳ
phải nộp trong kỳ Tổng doanh thu thuần
=
+ Tỷ suất khấu trừ Tổng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
thuế GTGT Tổng thuế GTGT đầu ra
Chỉ tiêu này cho ta thấy một đồng thuế GTGT đầu ra có bao nhiêu đồng được khấu trừ.
=
+ Tỷ suất nộp Thuế GTGT đã nộp
thuế GTGT Tổng thuế GTGT phải nộp
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình nộp thuế GTGT, cho thấy một đồng thuế GTGT phải nộp có bao nhiêu đồng đã nộp.
...
Việc tiến hành phân tích các chỉ tiêu về thuế GTGT trên BCTC là hết sức cần thiết và quan trọng, một mặt để theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước, mặt khác để thấy được xu hướng biến động của cãc chỉ tiêu qua các năm để từ đó công ty tiến hành xây dựng các kế hoạch tài chính-phần quan trọng nhất trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
III. Biện pháp và hiệu quả.
1. Biện pháp
1.1.Đối với công ty.
- Công ty nên có một phần mềm kế toán riêng để công việc kế toán được thực hiện toàn bộ trên máy.
- Phòng kế toán-tài chính nên bố trí một cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về thuế đảm nhiệm riêng mảng kế toán thuế.
- Công ty nên vận dụng đúng, đủ tất cả các mẫu sổ của hình thức Nhật ký chung, trình tự ghi sổ cũng phải làm đúng qui định của hình thức này.
- Tăng cường công tác quản lý trong công tác kế toán nói chung và kế toán thuế GTGT nói riêng bằng cách điều động một số cán bộ thanh tra có chuyên môn sâu về kế toán xuống kiểm tra, giám sát và đôn đốc mọi hoạt động của phòng KTTC để từng bước điều chỉnh những thiếu sót, chưa hợp lý trong công tác kế toán.
1.2. Đối với cơ quan chức năng.
Thứ nhất: Tăng cường công tác quản lý hoá đơn, chứng từ bằng cách:
- Xử phạt nặng đối với những đối tượng làm hoá đơn giả, làm mất hoá đơn hoặc ghi hoá đơn không đúng với thực tế...
- Nhanh chóng hiện đại hoá nghành thuế, trang bị máy vi tính trong toàn nghành góp phần kiểm soát hoá đơn, chứng từ hiệu quả hơn.
- Hạn chế các doanh nghiệp tự in hoá đơn đặc thù vì điều này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong công tác kiểm tra, kiểm soát.
- Đối với hoá đơn do các đơn vị trong nội bộ tỉnh, thành phố phát ra thì cơ quan thuế tổ chức đối chiếu chéo qua bảng kê hoặc cử cán bộ xuống kiểm tra thực tế tại đơn vị thường xuyên. Đối với hoá đơn so các đơn vị ở ngoài tỉnh, thành phố phát ra thì cơ quan thuế phải có biện pháp để công tác xác minh hoá đơn nhanh hơn, đỡ tốn kém hơn, có thể là đề nghị Tổng cục thuế đưa lên mạng vi tính toàn bộ mã số thuế của doanh nghiệp trong cả nước, đồng thời đưa các bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra (mẫu số 02 GTGT) của các doanh nghiệp đó lên mạng thông qua một trang Web riêng của nghành. Như vậy việc kiểm tra đối chiếu của cơ quan thuế rất thuận tiện và quản lý chặt chẽ được các đơn vị.
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.
- Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng như: thuế, công an, viện kiểm soát, cơ quan kiểm toán... trong công tác thanh tra, kiểm tra để tránh sự chồng chéo và tạo ra sự phối hợp đồng bộ, thống nhất khi thực hiện nhiệm vụ.
- Kiểm tra từ việc tính thuế, thuế suất và quan trọng nhất là kiểm tra việc khấu trừ thuế GTGT. Khi kiểm tra phải chú ý phát hiện ra những chứng từ, hoá đơn không hợp lệ, các trường hợp kê khai trùng để trốn thuê. Thuế GTGT đầu vào chỉ được khấu trừ khi có hoá đơn, chứng từ hợp lệ, hợp pháp, còn đối với hoá đơn bán hàng thông thường do đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cấp, hoặc hoá đơn GTGT không hợp lệ, hợp pháp thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Nguyên tắc cơ bản này được ghi rất rõ ràng trong Luật thuế GTGT và các Thông tư hướng dẫn, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm đúng, cơ quan thuế khi kiểm tra phải đặc biệt chú ý đến điều này.
- Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng, tránh gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các kết luận đưa ra phải chính xác và khách quan, đồng thời có các biện pháp xử lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra.
- Các cán bộ thanh tra thuế phải là những người công minh, thật thà, chính trực, độc lập... để hạn chế đến mức tối đa việc nhận hối lộ từ phía doanh nghiệp. Về lý thuyết có thể nói như vậy, nhưng trên thực tế đây lại là một vấn đề đáng nói nhất đối với cán bộ nghành thuế của Việt Nam chúng ta. Đây là một yếu điểm lớn nhất, đáng ngại nhất nhưng thực sự lại chưa có biện pháp giải quyết triệt để.
Đây mới chỉ là biện pháp trước mắt, về lâu dài, cần phải triển khai nhiều công việc nhằm tăng thêm nhận thức về thuế trong nhân dân, phải làm sao giúp họ hiểu được nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam.
2. Hiệu quả.
2.1. Đối với công ty.
Theo tôi hiệu quả của những biện pháp nêu trên đối với công ty là:
- Giảm bớt gánh nặng công việc của phòng Kế toán-Tài chính hơn nữa công tác kế toán được thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm kế toán riêng sẽ đảm bảo độ chính xác cao, hạn chế tối đa rủi ro trong tính toán, thông tin được cung cấp kịp thời cho nhà quản lý. Khi có những biến động không bình thường, nhà quản lý sẽ tìm ra những hướng giải quyết nhanh hơn thay vì kiểm tra việc tính toán như trước đây.
-Việc bố trí cán bộ có chuyên môn sâu về thuế đảm nhiệm riêng mảng kế toán thuế sẽ đảm bảo sự hợp lý, nhanh chóng trong quá trình hạch toán, giải quyết thoả đáng giữa lợi ích của doanh nghiệp và các qui định của Nhà Nước.
- Việc sử dụng chứng từ, vận dụng tài khoản và ghi chép sổ sách đúng theo những qui định và hướng dẫn của Bộ tài chính giúp doanh nghiệp tránh được sự kiểm tra thường xuyên của các cơ quan quản lý cấp trên, đặc biệt là cơ quan thuế do đó sẽ tránh được những phiền hà không đáng có, doanh nghiệp sẽ toàn tâm toàn lực cho sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên để thực hiện được thì vấn đề không thể không tính đến đó là chi phí. Để có một phần mềm kế toán riêng công ty sẽ phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để thuê thiết kế, thêm vào đó là chi phí huấn luyện cán bộ kế toán, chi phí trang thiết bị... Việc bố trí cán bộ thanh tra xuống kiểm tra, giám sát phòng KTTC đòi hỏi công ty phải thuê thêm nhân lực, nếu như là nguồn nhân lực vốn có của công ty thì công ty sẽ vẫn phải tăng lương cho họ, đồng thời phải bố trí người khác vào vị trí cũ của họ trước đây...
Nói chung để đạt được hiệu quả trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT thì công ty phải chấp nhận mất đi một khoản chi phí nhất định nào đó, nhưng so với hiệu quả mà nó sẽ mang lại trong tương lai thì theo tôi khoản chi phí đó là không đáng kể.
2.2. Đối với cơ quan chức năng.
Việc tiến hành những biện pháp quản lý ở trên có thể xem như một sợi dây thừng xiết chặt các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đã và đang làm chưa đúng chế độ kế toán thuế GTGT, buộc các doanh nghiệp phải làm đúng, làm đủ, hạn chế việc làm giả, ghi sai hoá đơn, chứng từ nhằm trốn thuế. Pháp luật có nghiêm minh thì người dân mới lương thiện, việc kiểm tra kiểm soát càng được tăng cường và xiết chặt bao nhiêu thì các doanh nghiệp mới làm ăn “chính nghĩa” bấy nhiêu. Điều này luôn là một chân lý không bao giờ thay đổi.
Tuy nhiên, để thực hiện được những điều trên thì không phải là trong một sớm một chiều, mặt khác chi phí và công sức bỏ ra cũng không phải là nhỏ, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải tính đến hiệu quả lâu dài của nó khi mà Việt Nam chúng ta đang bước đầu hoà nhập vào nhịp sống sôi sục của nền kinh tế thế giới.
Kết luận
Ngày 1/1/1999 có thể được coi như một mốc quan trọng đánh dấu một bước nhảy của chế độ thuế, đó là thời điểm Luật thuế GTGT được chính thức áp dụng tại Việt Nam, kéo theo chế độ kế toán cũng thay đổi cho phù hợp. Thực tế cho thấy trong những năm vừa qua, Luật thuế mới này cũng đã phần nào phát huy được những tác dụng tích cực đối với nền kinh tế đất nước, nhưng những vướng mắc, khó khăn trong quá trình vận dụng nó vào điều kiện kinh doanh thực tế của doanh nghiệp thì lại tồn tại rất nhiều.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán thuế GTGT tại Công ty Xi Măng Hải Phòng” là luận văn tốt nghiệp, bởi theo tôi thuế GTGT là một vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và sẽ còn được bàn luận, sửa đổi nhiều trong tương lai.
Đề tài này góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề trong Luật thuế GTGT và chế độ kế toán thuế GTGT, góp phần hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán Việt Nam bởi vì đề tài này không chỉ đề cập đến những vấn đề riêng có tại Công ty Xi Măng Hải Phòng mà còn đề cập đến những vấn đề chung về Luật thuế GTGT và chế độ kế toán thuế GTGT.
Trong điều kiện thời gian, tài liệu và kiến thức có giới hạn, luận văn này còn nhiều sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc.
MỤC LỤC
ChươngI. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT.
I-lý luận chung về thuế GTGT.
1. Bản chất của thuế GTGT.
1.1. Giá trị gia tăng.
1.2. Thuế GTGT.
2. Các qui định về thuế GTGT.
2.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT.
2.2. Căn cứ và phương pháp tính thuế.
2.3. Thủ tục kê khai thuế, nộp thuế.
II. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán thuế GTGT.
1.Yêu cầu quản lý thuế GTGT.
2. Nhiệm vụ kế toán thuế GTGT.
III. Phương pháp kế toán thuế GTGT.
1. Chứng từ kế toán.
2. Tài khoản kế toán sử dụng.
3. Trình tự kế toán thuế GTGT.
3.1. Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
3.2. Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
4. Tổ chức sổ kế toán.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÒNG.
I. Khái quát về tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Xi Măng Hải Phòng.
1. Quá trình hình thành phát triển.
2. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Xi Măng Hải Phòng.
3. Tổ chức công tác kế toán.
3.1. Sơ đồ bộ máy kế toán.
3.1. Hình thức kế toán doanh nghiệp đang áp dụng.
II. Tình hình thực hiện kế toán thuế GTGT tại công ty xi măng hải phòng.
1. Các mức thuế suất được áp dụng.
2. Hạch toán ban đầu.
3. Vận dụng tài khoản.
3.1. Tài khoản sử dụng.
. Hạch toán thuế GTGT đầu vào.
. Hạch toán thuế GTGT đầu ra.
. Kê khai, khấu trừ và nộp thuế GTGT.
4. Tổ chức sổ kế toán.
5. Báo cáo thuế.
6. Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Xi Măng Hải Phòng.
Chương III. Một số đề suất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại công ty xi măng hải phòng.
I. Yêu cầu của việc hoàn thiện.
1. Hoàn thiện phải phù hợp với chế độ chính sách và chuẩn mực kế toán.
2. Hoàn thiện phải đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
II. Một số đề suất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Xi Măng Hải Phòng.
1. Về chứng từ.
2. Về tài khoản kế toán.
3. Về sổ sách kế toán.
III. Biện pháp và hiệu quả.
1. Biện pháp.
2. Hiệu quả.
Kết luận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thue (17).doc