PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuế TNDN là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, làm sao để thu đủ và hợp lý thuế TNDN là một vấn đề đặt ra. Vì thế kế toán thuế TNDN phải được hoàn thiện giúp cho nguồn thu của nhà nước ổn định, doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Đồng thời tạo ra một cơ chế về thuế phù hợp thúc đẩy nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp yên tâm đầu tư mở rộng quy mô. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó vấn đề về thuế và kế toán được nhà nước quan tâm. Bộ tài chính đã không ngừng ban hành, sửa đổi, bổ sung các nghị định, thông tư, chuẩn mực kế toán . sao cho phù hợp với chuẩn mực kế toán thế giới giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước dễ dàng áp dụng, trong đó chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (chuẩn mực kế toán số 17) được ban hành trong đợt 4 theo quyết định số 12/2005/QĐ- BTC ngày 15/02/2005 và được hướng dẫn thi hành theo thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 cũng đã giải quyết được nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác kế toán thuế TNDN.
Trong giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển nhưng chưa ổn định, các nhà đầu tư luôn thận trọng xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp khi ra quyết định đầu tư. Điều đó cho thấy báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng sẽ thu hút được nhà đầu tư hơn. Các khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế sẽ tạo ra thuế thu nhập hoãn lại và được trình bày trên bảng cân đối kế toán (theo quy định của chuẩn mực kế toán số 17), chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập hoãn lại trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh làm cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp trung thực và hợp lý hơn. Từ yêu cầu thực tiễn này đòi hỏi kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp cần đựợc hoàn thiện để có một báo cáo tài chính minh bạch cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư đưa vốn vào thị trường chứng khoán.
Qua những vấn đề trên cho thấy kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và các đối tượng ban ngành có liên quan nên tôi chọn đề tài: “Hoàn Thiện Kế Toán Thuế TNDN Tại Việt Nam” để nghiên cứu trong luận vănthạc sĩ này.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Phân tích việc thực hiện kế toán thuế TNDN trước và sau khi có chuẩn mực kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp Việt Nam để tìm ra những khó khăn khi áp dụng chuẩn mực. Khảo sát tình hình thực tế áp dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN để đưa ra phương hướng hoàn thiện chuẩn mực. Đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu điều tra, chọn mẫu, phỏng vấn, phântích, tổng hợp, so sánh Tài liệu tham khảo: Văn bản, chính sách nhà nước về thuế và kế toán thuếTNDN như: luật, nghị định, thông tư, các bài báo, trang web có liên quan đến việcbàn thảo về thuế và kế toán thuế TNDN.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi liên quan đếncông tác kế toán thuế TNDN tại Việt Nam. Ngoài ra, đề tài còn giới hạn không đềcập đến thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, chinhánh, công ty liên kết, các khoản góp vốn liên doanh và cơ sở kinh doanh đồngkiểm soát trên báo cáo hợp nhất của bên góp vốn liên doanh.Nguồn dữ liệu chủ yếu lấy từ các doanh nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3311 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán
doanh nghiệp làm phù hợp với quy định của thuế nên ghi nhận doanh thu.
Năm 2011 khi kiểm tra quyết toán thuế, cơ quan thuế đã loại bớt 50.000.000
đồng chi phí tiếp khách, quảng cáo do chi phí này vượt quá 10% chi phí hợp lý, hợp
lệ. khi đó thu nhập chịu thuế sẽ cao hơn lợi nhuận kế toán. Chênh lệch lợi nhuận kế
toán và thu nhập chịu thuế là 50.000.000 đồng, số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp
thêm 12.500.000 đồng (50.000.000 x 25%). Kế toán ghi nhận bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 8211 12.500.000
Có TK 3334 12.500.000
2.3.4 Những tồn tại vướng mắc của doanh nghiệp trong hạch toán kế toán
thuế TNDN
Qua tìm hiểu doanh nghiệp trên cho thấy một số vấn đề vướng mắc dưới đây
còn tồn tại trong hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Kế toán tại doanh nghiệp chưa thật sự phân biệt lợi nhuận theo kế toán và thu
nhập chịu thuế. Mục đích công tác kế toán đưa ra các báo cáo tài chính phù
hợp với thuế chứ không phải báo cáo tài chính phản ánh đúng nghiệp vụ kinh
tế phát sinh, phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu phù hợp theo luật thuế, nhưng không tuân
thủ đúng chuẩn mực kế toán.
- Áp dụng theo quyết định 15 nhưng do điều kiện thời gian, quy mô nhỏ nên
doanh nghiệp chưa áp dụng đầy đủ chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp. Chưa ghi nhận chênh lệch vĩnh viễn, chênh lệch tạm thời. Không hạch
toán thuế thu nhập hoãn lại.
- Nhân viên kế toán chưa được tập huấn kỹ chuẩn mực kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chỉ ghi nhận những chi phí mà cơ quan thuế chấp nhận, những
chi phí khác không hợp lý, hợp lệ kế toán doanh nghiệp tách riêng, bỏ ra
ngoài không ghi nhận vào sổ sách kế toán. Điều này làm cho báo cáo tài chính
của doanh nghiệp có sự lệch lạc.
42
2.4 Khảo sát tình hình thực hiện chuẩn mực kế toán số 17 vào công tác kế toán
thuế thu nhập doanh nghiệp
Khảo sát 57 doanh nghiệp ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Danh sách 57 công ty được khảo sát (Phụ lục 01).
Bảng khảo sát (phụ lục 02)
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
Sau khi xử lý các bảng phỏng vấn bằng phần mềm excel đưa ra được một số
kết luận sau:
Loại hình doanh nghiệp được chọn khảo sát
Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp Tỷ lệ phần trăm
1. Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 56%
2. Công ty cổ phần 19%
3. Công ty nhà nước 7%
4. Công ty 100% vốn nước ngoài 18%
Chế độ kế toán đang áp dụng tại các doanh nghiệp
Bảng 2.5: Phân tích tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán
Chế độ kế toán Tỷ lệ phần trăm
1. Quyết định 15 95%
2. Quyết định 48 5%
Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố
Hồ Chí Minh đều đăng ký áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15, kết quả khảo
sát cho thấy tới 95% doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán này. Nếu các doanh
43
nghiệp đăng ký áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15 thì phải tuân thủ theo
chuẩn mực kế toán số 17, riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định
48/2006/QĐ-BTC không phải áp dụng nội dung thuế thu nhập hoãn lại. Các tài
khoản 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”, 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”,
và 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” không sử dụng trong hệ thống tài khoản kế
toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mức độ quan tâm, tìm hiểu quyết định, thông tư, chuẩn mực kế toán của nhân
viên kế toán tại các doanh nghiệp
Bảng 2.6: Phân tích tỷ lệ quan tâm của nhân viên kế toán đến thông tư, chuẩn
mực
Mục Có Không
3.1.1 Nhân viên phòng kế toán tại doanh nghiệp anh/ chị
có quan tâm tìm hiểu quyết định, thông tư, chuẩn mực kế
toán không?
82% 18%
3.1.2 Anh/ chị đã biết hay tìm hiểu VAS 17 chưa? 88% 12%
Theo kết quả khảo sát có đến 82% nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp
quan tâm tìm hiểu quyết định, thông tư, chuẩn mực kế toán, chỉ có một tỷ lệ nhỏ
18% là không tìm hiểu. Kết quả này cho thấy những người làm công tác kế toán
hiện nay rất quan tâm đến việc cập nhật những thông tin thay đổi trong kế toán như
thông tư hướng dẫn, quyết định…. Điều đó cũng được chứng minh khi có tới 88%
những người làm công tác kế toán doanh nghiệp hiện nay đã biết và tìm hiểu
VAS17.
44
Nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp biết và tìm hiểu chuẩn mực kế toán
thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam qua các kênh sau:
Bảng 2.7: Phân tích tỷ lệ các kênh thu thập thông tin của người làm công tác kế toán
Kênh thông tin Tỷ lệ phần trăm
1. Được tập huấn tại cơ quan thuế 35%
2. Thông tin qua mạng 32%
3. Qua bạn bè 5%
4. Qua hình thức khác 28%
Qua kết quả thống kê cho thấy có hai kênh mà người làm kế toán có thể tìm
hiểu, biết VAS 17 là tập huấn tại cơ quan thuế, qua mạng internet.
Kênh thông tin từ tập huấn do cơ quan thuế tổ chức được đánh giá là hiệu quả
cao và trực tiếp đến từng doanh nghiệp.
Tỷ lệ doanh nghiệp đã áp dụng VAS 17 vào công tác kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp và có phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập
chịu thuế
Bảng 2.8: Phân tích tỷ lệ doanh nghiệp đã áp dụng VAS 17
Mục Có Không
3.3.1 Doanh nghiệp anh/ chị đã áp dụng VAS 17 vào công
tác hạch toán kế toán hay không?
86% 14%
3.3.2 Doanh nghiệp anh/ chị có phát sinh chênh lệch giữa
lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế hay không?
71% 29%
Qua kết quả thống kê thì cho đến năm nay số lượng doanh nghiệp áp dụng
VAS 17 chiếm tỷ lệ khá cao (86%). Tuy nhiên, qua thời gian tìm hiểu, phỏng vấn
các kế toán tại doanh nghiệp thì còn rất nhiều doanh nghiệp chỉ áp dụng một phần
45
VAS 17, nghĩa là hạch toán thuế TNDN xem thuế TNDN là chi phí, còn phần thuế
thu nhập hoãn lại theo các kế toán khó xác định, ghi nhận theo dõi nên bỏ qua. Như
vậy, việc áp dụng VAS 17 vào công tác kế toán còn hạn chế.
Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán
và thu nhập chịu thuế cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (71%), qua đó nếu các doanh nghiệp
áp dụng VAS 17 vào công tác kế toán thì phải áp dụng nội dung thuế thu nhập hoãn
lại theo chuẩn mực kế toán số 17.
Nhận xét về nội dung, cách hạch toán và ghi nhận thuế thu nhập doanh
nghiệp theo VAS 17
Có ba mức độ: Từ 1 đến 3 với thứ tự từ không đồng ý, không biết đồng ý hay
không đồng ý, đồng ý.
Bảng 2.9: Phân tích nội dung, cách hạch toán và ghi nhận thuế TNDN theo VAS 17
Mức độ
Mục
1 2 3
3.1.5 Anh/ chị có đồng ý với ý kiến: Nội dung, thuật ngữ
sử dụng trong VAS 17 rõ ràng, dễ hiểu.
33% 37% 30%
3.3.3 Trong công tác kế toán việc hạch toán thuế TNDN
có liên quan đến VAS 17 dễ dàng thực hiện theo quy
định.
40% 20% 40%
3.3.4 Dễ dàng xác định được các khoản chênh lệch tạm
thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
40% 28% 32%
3.3.5 Dễ dàng xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn
lại phải trả theo VAS 17.
46% 26% 28%
3.3.6 Dễ dàng xác định được các khoản chênh lệch tạm
thời được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
46% 36% 18%
3.3.7 Dễ dàng xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập
hoãn lại theo VAS 17.
48% 20% 32%
46
Qua kết quả phỏng vấn, người làm kế toán còn đang gặp khó khăn nhiều khi
áp dụng VAS 17 vào công tác kế toán, đó là những khó khăn sau:
- Nội dung, thuật ngữ sử dụng trong VAS 17 còn khó hiểu.
- Khó khăn trong việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế
thu nhập doanh nghiệp.
- Khi xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả theo VAS 17.
- Xác định được các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ thuế thu nhập
doanh nghiệp.
- Xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo VAS 17.
Nhận xét những tác dụng khi các doanh nghiệp áp dụng VAS 17 vào công tác
hạch toán kế toán.
Có ba mức độ: Từ 1 đến 3 với thứ tự từ không đồng ý, không biết đồng ý hay
không đồng ý, đồng ý.
Bảng 2.10: Phân tích tác dụng khi áp dụng VAS 17 vào thực tế công tác kế toán
Mức độ
Mục
1 2 3
3.3.8 Xử lý được số liệu chênh lệch giữa kế toán và thuế 12% 24% 64%
3.3.9 Số liệu trên báo cáo tài chính được trình bày trung
thực và hợp lý hơn.
8% 16% 76%
3.3.10 Giúp cho các cơ quan và cá nhân hữu quan nhìn
nhận tình hình tài chính công ty một cách rõ ràng hơn.
12% 14% 74%
Về tác dụng của VAS 17 khi áp dụng vào thực tế, kết quả phỏng vấn cho thấy
đã đạt được những tác dụng sau:
- Xử lý được số liệu chênh lệch giữa kế toán và thuế (tỷ lệ khảo sát đồng ý
64%).
47
- Số liệu trên báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý hơn (tỷ lệ
khảo sát đồng ý 76%).
- Giúp cho các cơ quan và cá nhân hữu quan nhìn nhận tình hình tài chính công
ty một cách rõ ràng hơn (tỷ lệ khảo sát đồng ý 74%).
Như vậy, khi áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp vào
công tác kế toán đa số các kế toán tại doanh nghiệp đều đồng ý VAS 17 có tác dụng
tốt trong công việc kế toán trong doanh nghiệp. VAS 17 giúp cho người làm kế toán
xử lý được số liệu chênh lệch giữa kế toán và thuế đưa ra báo cáo tài chính trung
thực và hợp lý.
2.5 Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng chuẩn mực kế toán số 17 vào
thực tế
2.5.1 Thuận lợi khi áp dụng chuẩn mực kế toán số 17 vào thực tế
Trên thực tế do những khác biệt giữa các quy định về kế toán và thuế nên kế
toán thuế thu nhập doanh nghiệp trở thành một vấn đề phức tạp, đòi hỏi kế toán phải
sử dụng các phương pháp để xác định lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế vừa
phản ánh được nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp, vừa xử lý được khác biệt giữa
kế toán và thuế nhằm trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý.
Chuẩn mực kế toán thuế TNDN Việt Nam (VAS 17) ra đời đã giải quyết được
vấn đề khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Sau khi có VAS 17
doanh nghiệp phát sinh các khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập
chịu thuế thì kế toán doanh nghiệp có thể hạch toán và xử lý các khoản chênh lệch
đó nhằm trình bày BCTC chính xác hơn. Điều này có thể thấy rõ hơn trong thực tế,
cụ thể công ty TNHH vận tải Phú Nguyên, địa chỉ 186/7 Trường Chinh, Đông Hưng
Thuận, Q.12 được thành lập năm 2005, trong năm này công ty có mua một xe chở
chất hóa lỏng LPG hiệu ISUZU nhưng xe chưa đưa vào hoạt động. Trong năm 2005
kế toán vẫn trích khấu hao đưa vào chi phí, thực tế vào năm 2006 xe này mới đi vào
hoạt động. Như vậy, việc trích khấu hao xe đưa vào chi phí năm 2006 mới đúng
theo quy định của thuế, còn năm 2005 do chưa có quy định, chưa có VAS 17 ra đời
48
nên kế toán doanh nghiệp làm như vậy thì khi cơ quan thuế quyết toán loại chi phí
khấu hao trên ra khỏi BCTC làm cho BCTC doanh nghiệp đã lập có sự sai lệch.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mỗi năm càng nhiều công ty cổ phần
đăng ký thành lập và đi vào hoạt động. Từ năm 2008 đến tháng 10/2010 tại TPHCM
có đến 9.857 công ty cổ phần được thành lập mới. Với loại hình doanh nghiệp trên
đòi hỏi BCTC phải minh bạch. Do đó việc áp dụng VAS 17 vào công tác kế toán
thuế TNDN là cần thiết.
Bảng 2.11: Bảng thống kê số lượng công ty cổ phần mới thành lập
Năm Số lượng công ty cổ phần
2008 3.129
2009 3.572
Tháng 10-2010 3.156
Tổng cộng 9.857
(Nguồn từ sở kế hoạch đầu tư TPHCM)
Ngoài ra, hàng loạt các công ty đã lần lượt lên sàn giao dịch chứng khoán.
Khi các doanh nghiệp được niêm yết, đây là cơ hội để có thể tìm kênh huy động
vốn. Đó là điểm thuận lợi của các công ty lên sàn huy động được thêm vốn, tuy
nhiên các công ty này phải đảm bảo BCTC trung thực và hợp lý để nhà đầu tư, các
cổ đông đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó, cho thấy
VAS 17 ra đời đã đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nếu trước đây chưa có VAS 17 thì
những khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thuế ở các doanh nghiệp là con
số không nhỏ nhưng không được trình bày trên BCTC nhưng sau khi có VAS 17 thì
các khoản chênh lệch này tạo ra thuế thu nhập hoãn lại được trình bày trên báo cáo
tài chính giúp cho các cơ quan thuế, cổ đông, ngân hàng có cái nhìn đúng hơn về
BCTC của doanh nghiệp.
49
2.5.2 Những khó khăn khi áp dụng VAS 17 vào thực tế
Khó khăn trong việc tìm hiểu nội dung chuẩn mực VAS 17
Đối với những người học chuyên ngành kế toán từ năm 2006 trở về trước thì
khi làm về công tác kế toán doanh nghiệp họ chỉ được tiếp cận VAS 17 qua công
tác tuyên truyền, tập huấn tại cơ quan thuế. Đây cũng là khó khăn đối với họ vì
chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời không như các chuẩn mực
khác, chuẩn mực này có nhiều nội dung, khái niệm mới như: chênh lệch tạm thời,
chênh lệch vĩnh viễn, thuế thu nhập hoãn lại, tài sản thuế thu nhập hoãn lại, chi phí
thuế thu nhập hoãn lại….
Ngoài ra, việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời để hạch toán thuế thu
nhập hoãn lại phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong chuẩn mực cũng chưa có
cụ thể, chưa đưa ra nhiều tình huống, ví dụ để giúp cho người làm kế toán có thể áp
dụng dễ dàng vào công tác hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong thực
tế.
Khó khăn trong việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời tại doanh
nghiệp
Xác định đúng các khoản chênh lệch tạm thời là yếu tố quan trọng, làm cơ sở
để xác định và ghi nhận các khoản thuế thu nhập hoãn lại. Cuối năm tài chính, ngoài
việc xác định các khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn
lại phát sinh trong năm thì kế toán còn phải theo dõi thuế thu nhập hoãn lại phải trả,
tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm. Đây cũng là một vấn đề
khó khăn cho kế toán, đòi hỏi người làm kế toán phải làm việc, theo dõi các khoản
mục thuế thu nhập hoãn lại không chỉ trong năm hiện hành mà còn liên quan đến
những năm về trước. Cụ thể trích một phần ví dụ theo thông tư 20/2006/TT-BTC
ngày 20/03/2006 như sau:
Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khấu hao TSCĐ.
Năm 2005, công ty Thăng Long mua TSCĐ A có giá mua là 12.000.000đ,
thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm, theo thuế là 6 năm.
50
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. Việc xác định tài sản thuế thu
nhập hoãn lại được thực hiện như sau:
Bảng 2.12: Xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan đến TSCĐ từ năm
2005 đến 2010
Đơn vị tính: 1.000đ
Năm tài chính
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009 2010
TSCĐ A (NG: 12.000)
Chi phí khấu hao (theo
kế toán)
Chi phí khấu hao (theo
thuế)
Chênh lệch tạm thời
được khấu trừ tăng
Chênh lệch được khấu
trừ giảm (hoàn nhập)
(4.000)
(2.000)
2.000
(4.000)
(2.000)
2.000
(4.000)
(2.000)
2.000
(2.000)
(2000)
(2.000)
(2000)
(2.000)
(2000)
Tài sản thuế thu nhập
hoãn lại được ghi nhận
560
560
560
Tài sản thuế thu nhập
hoãn lại được hoàn
nhập
560 560 560
Ví dụ trên đây chỉ đơn giản có một TSCĐ, còn thực tế ở doanh nghiệp thì
thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trên rất nhiều khoản mục, việc theo dõi khó khăn
hơn nhiều.
51
Khó khăn về chi phí và trình độ của kế toán
Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp cổ phần thực hiện chế độ kế toán theo
quyết định 15, thực hiện chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng lại
không theo dõi và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại. Vì một số công ty cổ phần với
quy mô nhỏ, số lượng kế toán viên ít, họ không theo dõi và ghi nhận thuế thu nhập
hoãn lại làm cho báo cáo tài chính không trung thực và hợp lý. Nếu họ phải thuê
thêm một nhân viên kế toán để ghi nhận được phần này thì kế toán phải có kinh
nghiệm trả với mức lương tương xứng, chi phí này nhiều doanh nghiệp lại không
đáp ứng được. Còn nếu thuê kế toán không có kinh nghiệm theo dõi phần trên thì kế
toán cũng không làm được vì đòi hỏi người làm kế toán phải am hiểu luật thuế
TNDN và chuẩn mực kế toán. Đó là vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải hiện nay.
.
52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 khảo sát tình hình thực tế áp dụng kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp Việt Nam, cụ thể là việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp số 17 (VAS 17 vào thực tế), qua khảo sát thực tế, tôi đưa ra một số nhận
định như sau:
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần phần lớn đã áp
dụng VAS 17 vào công tác kế toán thuế TNDN để xác định thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
- Những khó khăn khi áp dụng VAS 17 vào thực tế:
Khó khăn trong việc tìm hiểu nội dung VAS 17.
Khó khăn trong việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời tại doanh
nghiệp.
Khó khăn về chi phí và trình độ kế toán.
- Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, việc vận dụng VAS 17 vào công
tác kế toán còn chưa sâu. Một số doanh nghiệp áp dụng VAS 17 nhưng chưa
hiểu đầy đủ nội dung, các quy định của chuẩn mực.
- Đưa ra một số khoản mục thường phát sinh chênh lệch tạm thời giữa lợi
nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.
Thực tế áp dụng VAS 17 vào công tác kế toán doanh nghiệp chưa sâu làm
cho kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp chưa hoàn thiện.
Qua những khó khăn khi áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp vào thực tế đã trình bày ở trên làm cơ sở đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam ở chương 3.
53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI VIỆT NAM
3.1 Hoàn thiện kế toán thuế TNDN ở tầm vĩ mô
3.1.1 Đối với nhà nước
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc
đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của chính
phủ. Tại các nước đang phát triển, thuế TNDN thường là một trong những nguồn
thu lớn, ổn định của ngân sách quốc gia.
Thuế TNDN thu trên thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi những chi
phí để tạo ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế, việc tính thuế cần dựa vào các chuẩn
mực kế toán, gắn với luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vì thế việc tính đúng và đủ số thuế thu nhập doanh nghiệp là vấn đề cần
quan tâm, muốn đạt được mục tiêu đó thì luật thuế TNDN hiện nay cần phải được
điều chỉnh một số nội dung trong mối tương quan với chuẩn mực kế toán. Có hai
nội dung quan trọng khi xác định thu nhập chịu thuế là doanh thu và chi phí.
Về doanh thu: Thời điểm xác định doanh thu đối với hoạt động bán hàng hóa
theo thuế và theo chuẩn mực kế toán đã tương đồng nhau. Tuy nhiên thuế
cần quy định rõ thời điểm xác định doanh thu đối với hoạt động bán hàng là
thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người
mua đồng thời phải xuất hóa đơn. Vì khi xuất hóa đơn bán hàng mới xác
định được doanh thu tương đối chắc chắn.
Về chi phí hợp lý:
Chi phí hợp lý là nội dung quan trọng để doanh nghiệp xác định số thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp.Theo tôi, luật thuế TNDN cần mở rộng thêm mức
khống chế khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị…để khuyến khích các doanh nghiệp
trong việc mở rộng đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh.
54
Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân,
khánh tiết, hội nghị, chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán,
chi báo biếu, báo tặng, của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh cần mở rộng mức khống chế 10% tổng số chi được trừ như
thông tư 130/2008/TT đã trình bày. Nếu doanh nghiệp bị khống chế các chi phí
trên ở mức 10% tổng số chi được trừ sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam
giảm sức cạnh tranh, không phát triển được so với các doanh nghiệp ở các quốc
gia khác. Các doanh nghiệp Việt Nam không thể quảng bá thương hiệu được
như các doanh nghiệp nước ngoài. Với mức khống chế 10% chi phí hợp lý gây
khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình quảng cáo tiếp thị, sức ép cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Một số ví dụ cụ thể:
a) Với ngành dược Việt Nam thuốc nội rẻ hơn thuốc ngoại nhưng vẫn
không bán được, tại buổi hội thảo – triển lãm thuốc Việt diễn ra ở
TPHCM ngày 6/5/2011 theo bà Phạm Khánh Phong Lan, chủ tịch hội
dược học TPHCM cho biết một trong những nguyên nhân mấu chốt
khiến thuốc sản xuất trong nước vẫn chưa được quan tâm một phần do
chiến lược tiếp thị còn yếu nên không thể cạnh tranh với thuốc ngoại.
Theo các doanh nghiệp dược Việt Nam, với 101 nhà máy đạt chuẩn
thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP-WHO), hiện nay có thể sản xuất
tất cả các loại thuốc thiết yếu. Song việc cạnh tranh với thuốc ngoại từ
lâu trở thành cuộc chiến cam go. Nguyên nhân chính do thiếu kinh phí
chi cho quảng cáo và chiết khấu (phụ lục 03).
b) Với các doanh nghiệp lớn như Kinh Đô, cà phê Trung Nguyên, công
ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco)… đại diện các doanh
nghiệp này cũng đề nghị chi phí quảng cáo tiếp thị không bị khống
chế 10% chi phí hợp lý ( phụ lục 04; phụ lục 05).
55
3.1.2 Đối với bộ tài chính
3.1.2.1 Hoàn thiện chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt
Nam
Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời đã giải quyết được
những vấn đề chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên
phần chênh lệch vĩnh viễn có nêu trong chuẩn mực nhưng chưa đưa ra cách xử lý
trong quá trình hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào. Các
khoản chênh lệch vĩnh viễn là các khoản chi phí không được bên thuế chấp nhận
khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản thu nhập không phải chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Các khoản chênh lệch vĩnh viễn cần được theo dõi trên ba tài khoản riêng
biệt. Trong hệ thống tài khoản doanh nghiệp nên mở thêm ba tài khoản để theo dõi
chênh lệch vĩnh viễn, đó là:
- Tài khoản 6A1 chi phí sản xuất không được khấu trừ thuế
- Tài khoản 6A2 chi phí hoạt động không được khấu trừ thuế
- Tài khoản 5B1 doanh thu không chịu thuế
( Với ký tự A, B là các ẩn số )
Bản chất tài khoản 6A2, 5B1 tương tự tài khoản loại 6 chi phí sản xuất kinh
doanh và tài khoản loại 5 doanh thu. Cuối kỳ kết chuyển lên 911, không còn số dư.
Còn tài khoản 6A1 cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 154 hoặc 631 và không có số
dư cuối kỳ.
Trong mục 2.5.2 những khó khăn khi áp dụng VAS 17 vào thực tế đã trình
bày những điểm còn vướng mắc khi áp dụng VAS 17, dưới đây là một số đề nghị
của tôi nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc đó:
♦ Về cách xác định chênh lệch tạm thời
Việc nhận diện và xác định chênh lệch tạm thời đối với những nghiệp vụ
phát sinh thực tế tại doanh nghiệp là không đơn giản, do đó chỉ những chênh lệch
tạm thời nào thường xuyên phát sinh lặp đi lặp lại nhiều lần tại doanh nghiệp hay có
giá trị lớn mới ghi nhận, còn những khoản chênh lệch tạm thời không thường xuyên
56
hoặc có giá trị nhỏ thì đối với khoản chi phí hạch toán trực tiếp vào chi phí chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp còn đối với doanh thu hạch toán trực tiếp vào doanh thu
chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
♦ Trình tự xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại thực hiện theo các trình
tự sau:
- Xác định giá trị ghi sổ của tài sản / nợ phải trả.
- Xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ.
- Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
- Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại lập bảng sau:
Bảng 3.1: Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên
quan
Năm tài chính
1. Tài sản A
Giá trị ghi sổ
Cơ sở tính thuế
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ cuối kỳ
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ đầu kỳ
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ (hoàn nhập)
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ
2. Tài sản B
Giá trị ghi sổ
Cơ sở tính thuế
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ cuối kỳ
57
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ đầu kỳ
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ (hoàn nhập)
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ
……
3. Nợ phải trả A
Giá trị ghi sổ
Cơ sở tính thuế
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ cuối kỳ
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ đầu kỳ
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ (hoàn nhập)
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ
4. Nợ phải trả B
Giá trị ghi sổ
Cơ sở tính thuế
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ cuối kỳ
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ đầu kỳ
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ (hoàn nhập)
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ
……
3. Các khoản lỗ
Giá trị ghi sổ
Cơ sở tính thuế
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ cuối kỳ
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ đầu kỳ
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ (hoàn nhập)
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ
58
……
TỔNG CỘNG TÀI SẢN THUẾ THU NHẬP
HOÃN LẠI PHÁT SINH TRONG KỲ
Ghi chú:
a) Trong năm đầu tiên: Giá trị ghi sổ của tài sản < cơ sở tính thuế thu nhập của
nó, giá trị ghi sổ của nợ phải trả> cơ sở tính thuế thu nhập của nó. Điều này
có nghĩa là phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
b) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ cuối kỳ của tài sản = cơ sở tính thuế -
giá trị ghi sổ
c) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ cuối kỳ của nợ phải trả = giá trị ghi sổ –
cơ sở tính thuế.
d) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ đầu kỳ = Chênh lệch tạm thời được khấu
trừ cuối kỳ trước chuyển sang.
e) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ (hoàn nhập) = Chênh lệch tạm thời được
khấu trừ cuối kỳ – Chênh lệch tạm thời được khấu trừ đầu kỳ.
f) Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh = Chênh lệch tạm thời được khấu
trừ (hoàn nhập) x Thuế suất thuế TNDN hiện hành
Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại có hai trường hợp:
Trường hợp 1: Tổng cộng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh
trong kỳ dương.
Nợ TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Trường hợp 2: Tổng cộng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh
trong kỳ âm (hoàn nhập), khi ghi nhận đổi dấu âm thành dương.
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
59
Ví dụ: Có các sự kiện phát sinh trong doanh nghiệp ABC như sau:
- Năm 2005, doanh nghiệp ABC mua TSCĐ A có giá mua là 12 triệu đồng, thời
gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm, theo thuế là 6 năm.
- Vào cuối năm 2009, doanh nghiệp ABC trích trước chi phí bảo hành 40triệu
đồng. Trong năm 2010, khoản chi phí đó thực chi là 40 triệu đồng.
- Năm 2007 lỗ theo kế toán 300 triệu đồng giả sử cơ quan thuế chấp nhận
chuyển số lỗ này sang năm 2008, 2009, 2010 mỗi năm là 100 triệu đồng.
Yêu cầu: Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại năm 2010.
- Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại, lập bảng:
Bảng 3.2: Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại tại doanh nghiệp ABC
Đvt: 1.000 đồng
Các khoản mục Năm tài chính
1. Tài sản cố định A 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Chi phí khấu hao
theo kế toán
4.000 4.000 4.000
Chi phí khấu hao
theo thuế
2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000
Giá trị ghi sổ 8.000 4.000 0 0 0 0
Cơ sở tính thuế 10.000 8.000 6.000 4.000 2.000 0
Chênh lệch tạm thời
được khấu trừ cuối
kỳ
2.000 4.000 6.000 4.000 2.000 0
Chênh lệch tạm thời
được khấu trừ đầu kỳ
0 2.000 4.000 6.000 4.000 2.000
Chênh lệch tạm thời
được khấu trừ (hoàn
2.000 2.000 2.000 (2.000) (2.000) (2.000)
60
nhập)
Tài sản thuế thu nhập
hoãn lại phát sinh
trong kỳ
500 500 500 (500) (500) (500)
2. Nợ phải trả (trích
trước chi phí bảo
hành)
Giá trị ghi sổ 50.000
Cơ sở tính thuế 0
Chênh lệch tạm thời
được khấu trừ cuối
kỳ
50.000 0
Chênh lệch tạm thời
được khấu trừ đầu kỳ
0 50.000
Chênh lệch tạm thời
được khấu trừ (hoàn
nhập)
50.000 (50.000)
Tài sản thuế thu nhập
hoãn lại phát sinh
trong kỳ
12.500 (12.500)
3. Các khoản lỗ
Giá trị ghi sổ 300.000 300.000 200.000
Cơ sở tính thuế 0 100.000 100.000
Chênh lệch tạm thời
được khấu trừ cuối
kỳ
300.000 200.000 100.000 0
Chênh lệch tạm thời
được khấu trừ đầu kỳ
0 300.000 200.000 100.000
61
Chênh lệch tạm thời
được khấu trừ (hoàn
nhập)
300.000 (100.000) (100.000) (100.000)
Tài sản thuế thu nhập
hoãn lại phát sinh
trong kỳ
75.000 (25.000) (25.000) (25.000)
TỔNG CỘNG TÀI
SẢN THUẾ THU
NHẬP HOÃN LẠI
500 500 75.500 (25.500) (13.000) (38.000)
- Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Năm 2005, 2006, ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại như sau:
Nợ TK 243 500
Có TK 8212 500
Năm 2007, ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
Nợ TK 243 75.500
Có TK 8212 75.500
Năm 2008, ghi nhận hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
Nợ TK 8212 25.500
Có TK 243 25.500
Năm 2009, ghi nhận hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
Nợ TK 8212 13.000
Có TK 243 13.000
Năm 2009, ghi nhận hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
Nợ TK 8212 38.000
Có TK 243 38.000
62
♦ Trình tự xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Xác định giá trị ghi sổ của tài sản / nợ phải trả.
- Xác định chênh lệch tạm thời phải chịu thuế.
- Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả lập bảng sau:
Bảng 3.3: Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Phát sinh từ các giao dịch trong năm liên quan đến Năm tài chính
1. Tài sản A
Giá trị ghi sổ
Cơ sở tính thuế
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế cuối kỳ
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế đầu kỳ
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế phát sinh (hoàn nhập)
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong kỳ
2. Tài sản B
Giá trị ghi sổ
Cơ sở tính thuế
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế cuối kỳ
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế đầu kỳ
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế phát sinh (hoàn nhập)
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong kỳ
……
3. Nợ phải trả A
63
Giá trị ghi sổ
Cơ sở tính thuế
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế cuối kỳ
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế đầu kỳ
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế phát sinh (hoàn nhập)
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong kỳ
4. Nợ phải trả B
Giá trị ghi sổ
Cơ sở tính thuế
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế cuối kỳ
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế đầu kỳ
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế phát sinh (hoàn nhập)
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong kỳ
……
TỔNG CỘNG THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI PHẢI
TRẢ PHÁT SINH TRONG KỲ
Ghi chú:
a) Trong năm đầu tiên: giá trị ghi sổ của tài sản > cơ sở tính thuế thu nhập của
nó, giá trị ghi sổ của nợ phải trả < cơ sở tính thuế thu nhập của nó. Điều này
có nghĩa là phát sinh thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
b) Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế cuối kỳ của tài sản = giá trị ghi sổ – cơ
sở tính thuế
c) Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế cuối kỳ của nợ phải trả = cơ sở tính
thuế – giá trị ghi sổ
d) Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế đầu kỳ = Chênh lệch tạm thời phải chịu
thuế cuối kỳ trước chuyển sang
64
e) Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế phát sinh (hoàn nhập) = Chênh lệch tạm
thời phải chịu thuế cuối kỳ - Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế đầu kỳ
f) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong kỳ = Chênh lệch tạm thời
phải chịu thuế phát sinh (hoàn nhập) x thuế suất thuế TNDN hiện hành
Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả có hai trường hợp:
Trường hợp1: Tổng cộng thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh
trong kỳ dương.
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Trường hợp 2: Tổng cộng thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh
trong kỳ âm (hoàn nhập), khi ghi nhận đổi dấu âm thành dương.
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Ví dụ: Công ty XYZ mua tài sản cố định A có nguyên giá là 24 triệu đồng, thời
gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 6 năm, theo thuế là 3 năm. Thuế suất thuế
TNDN là 25%. Giả sử công ty chỉ có thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan
đến TSCĐ A. Xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
65
Việc xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả xác định như sau:
Bảng 3.4: Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả tại Công ty XYZ
Tài sản cố đinh A Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
Chi phí khấu hao theo kế
toán
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
Chi phí khấu hao theo thuế
8.000
8.000
8.000
Giá trị ghi sổ
20.000
16.000
12.000
8.000
4.000
-
Cơ sở tính thuế
16.000
8.000
-
Chênh lệch tạm thời phải
chịu thuế cuối kỳ
4.000
8.000
12.000
8.000
4.000
-
Chênh lệch tạm thời phải
chịu thuế đầu kỳ
-
4.000
8.000
12.000
8.000
4.000
Chênh lệch tạm thời phải
chịu thuế phát sinh trong kỳ
4.000
4.000
4.000
(4.000)
(4.000)
(4.000)
Thuế thu nhập hoãn lại phải
trả phát sinh trong kỳ
1.000
1.000
1.000
(1.000)
(1.000)
(1.000)
Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả qua các năm:
- Năm 1, năm 2, năm 3 ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả như sau:
Nợ TK 8212 1.000
Có TK 347 1000
- Năm 4, năm 5, năm 6 ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả như sau:
Nợ TK 347 1.000
Có TK 8212 1.000
66
♦ Cách trình bày trên báo cáo tài chính doanh nghiệp
Bảng 3.5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN Ban hành
theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006)
..............................
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15. Chi phí sản xuất và hoạt động DN không được khấu trừ thuế
16. Doanh thu không chịu thuế
17. Tổng lợi nhuận chịu thuế
18. Thuế TNDN hiện hành
19. Thuế TNDN hoãn lại
20. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
3.1.2.2 Hoàn thiện chế độ kế toán doanh nghiệp
♦ Về hóa đơn chứng từ
Hóa đơn là chứng từ xác nhận quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ,
thanh toán, quyết toán tài chính, xác định chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập
doanh nghiệp. Ngoài ra, hóa đơn còn có ý nghĩa quan trọng trong việc kê khai thuế,
khấu trừ thuế, hoàn thuế, đảm bảo tính chính xác và chống thất thoát tiền ngân sách
nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh
doanh.
Đối với doanh nghiệp, hóa đơn cũng là bằng chứng chủ yếu cho một nghiệp
vụ kinh doanh và có tính chất quyết định đến nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp.
Vì vậy, nhà nước và doanh nghiệp phải quản lý hóa đơn. Để quản lý hóa đơn chính
phủ đã ban hành nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/02/2002 và thông tư
120/2002/TT-BTC. Sau một thời gian thực hiện quản lý hóa đơn theo nghị định và
thông tư trên thì công tác quản lý hóa đơn trong thực tế đã gặp nhiều khó khăn đối
với doanh nghiệp và cơ quan thuế. Đối với doanh nghiệp việc mua hóa đơn tại cơ
quan thuế gặp khó khăn trong thủ tục hành chính, tốn nhiều thời gian….Đồng thời
67
đối với cơ quan thuế bộ phận quản lý ấn chỉ cũng gặp khó khăn khi công việc quá
tải. Song, tình trạng gian lận trong quản lý, sử dụng, việc mua bán hóa đơn … vẫn
chưa có dấu hiệu giảm bớt.
Vì những khó khăn trên chính phủ đã ban hành nghị định 51/2010/NĐ-CP
ngày 14/05/2010 về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Điểm nổi bật trong
nghị định là giao quyền và trách nhiệm cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh
trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng hóa đơn.
Nghị định 51 ra đời tuy giải quyết được việc mua hóa đơn và quy trình quản
lý ấn chỉ của cơ quan thuế hiện nay là khâu làm mất rất nhiều thời gian nhưng vẫn
còn một số hạn chế, dưới đây là một số hạn chế và biện pháp khắc phục:
Vẫn không hạn chế được các doanh nghiệp ma. Vì các doanh nghiệp ma vẫn
có thể thành lập để mua bán hóa đơn trong một thời gian rồi giải thể hoặc bỏ trốn.
Cần có những biện pháp xử lý cụ thể đối với các doanh nghiệp ma này, nếu khi phát
hiện ra hành vi lừa đảo của các doanh nghiệp mà các doanh nghiệp đã giải thể vẫn
phải có những biện pháp xử lý kịp thời.
- Vẫn không có biện pháp nào phát hiện được các doanh nghiệp không báo cáo
đầy đủ hóa đơn đầu vào, xuất đủ hóa đơn khi bán hàng. Trong những năm sắp
tới, để việc quản lý hóa đơn tốt hơn chính phủ cần tiến đến việc ban hành quy
định cho phép các doanh nghiệp in hóa đơn điện tử, thực hiện được điều này
thì giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp phải có một phần mềm liên kết với
nhau trong việc quản lý hóa đơn. Khi đó, cơ quan thuế sẽ quản lý được tình
hình kê khai hóa đơn giữa các đơn vị, hạn chế được những hành vi trốn thuế.
♦ Về tài khoản kế toán và cách phản ánh trên tài khoản
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC nhưng để theo dõi và hạch toán các khoản chi
phí không được trừ, doanh thu không chịu thuế thì chưa có tài khoản để kế toán ghi
nhận và hạch toán. Vì thế hệ thống tài khoản cần bổ sung thêm ba tài khoản:
68
Tài khoản 6A1 chi phí sản xuất không được khấu trừ thuế. Tài khoản này có
các tài khoản cấp con như sau:
a) Tài khoản 6A11: Chi phí nguyên vật liệu
b) Tài khoản 6A12:Chi phí nhân công
c) Tài khoản 6A13: Chi phí sản xuất chung
d) Tài khoản 6A14: Chi phí khác
Tài khoản 6A2 chi phí hoạt động không được khấu trừ thuế
a) Tài khoản 6A21: Chi phí tài chính
b) Tài khoản 6A22: Chi phí bán hàng
c) Tài khoản 6A23: Chi phí quản lý doanh nghiệp
d) Tài khoản 6A24: Chi phí khác
Tài khoản 5B1 doanh thu không chịu thuế có tài khoản cấp con:
a) Tài khoản 5B11: Doanh thu bán hàng
b) Tài khoản 5B12: Doanh thu hoạt động tài chính
Nội dung phản ánh tài khoản 6A1: bên Nợ tài khoản 6A1 phản ánh những chi
phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí khác
thực tế phát sinh nhưng những chi phí này không được khấu trừ thuế. Bên Có kết
chuyển các chi phí trên vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang” hoặc bên Nợ tài khoản 631 “giá thành sản phẩm”. Tài khoản 6A1 không có
số dư cuối kỳ.
Nội dung phản ánh tài khoản 6A2: bên Nợ tài khoản 6A2 phản ánh những chi
phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác thực tế
phát sinh nhưng những chi phí này không được khấu trừ thuế. Bên Có kết chuyển
các chi phí trên vào bên Nợ tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. TK 6A2
không có số dư cuối kỳ.
Nội dung phản ánh tài khoản 5B1: bên Nợ kết chuyển toàn bộ doanh thu bán
hàng và doanh thu hoạt động tài chính vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh
doanh. Bên Có là doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu
khác thực hiện trong kỳ kế toán. TK 5B1 không có số dư cuối kỳ.
69
♦ Về báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Tài khoản 6A1, 6A2, 5B1 thể hiện trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh như sau:
Bảng 3.6: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN Ban hành
theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006)
CHỈ TIÊU Mã số Thuyết
minh
Năm
nay
Năm
trước
1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10=01-02) 10
4. Giá vốn hàng bán 11
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ (20=10-11) 20
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21
7. Chi phí tài chính 22
Trong đó : Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí bán hàng 24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh{30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)} 30
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác ( 40=31-32 ) 40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40) 50
70
15. Chi phí sản xuất và hoạt động DN không
được khấu trừ thuế 51
16. Doanh thu không chịu thuế 52
17. Tổng lợi nhuận chịu thuế (53 = 50 + 51-52) 53
18. Thuế TNDN hiện hành 54
19. Thuế TNDN hoãn lại 55
20. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (
60 = 50 – 54 - 55 ) 60
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
3.1.2.3 Về cách soạn thảo thông tư, chuẩn mực.
Qua kết quả khảo sát thực tế ở chương 2 cũng cho thấy còn nhiều doanh
nghiệp áp dụng VAS 17 vào công tác kế toán nhưng vẫn chưa hiểu rõ nội dung
VAS 17. Vì thế cần có biện pháp để người làm kế toán hiểu rõ nội dung của chuẩn
mực và áp dụng được vào công tác kế toán của doanh nghiệp thì bộ tài chính cần
ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể hơn nữa, đưa ra nhiều trường hợp ví dụ để
người đọc có thể hiểu rõ về chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, bộ tài chính cũng cần nghiên cứu kỹ trước khi ban hành một thông
tư nào đó, tránh trường hợp thông tư mới được ban hành lại phải ban hành một
thông tư khác để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung thông tư đó. Vì khi ban hành thông tư
bổ sung sẽ gây nhiều khó khăn, chi phí cho các doanh nghiệp và cục thuế. Các
doanh nghiệp khó khăn khi mới tập huấn, nắm bắt nội dung thông tư này lại phải
tập huấn tiếp nội dung thông tư khác. Cục thuế và chi cục thuế phải tổ chức các
buổi tập huấn cho những thông tư đó. Nếu cục thuế, chi cục thuế không tổ chức tập
huấn cho những thông tư bổ sung thì làm cho một số doanh nghiệp không biết có
thông tư bổ sung. Cụ thể, nghị định 51/2010/NĐ-CP ban hành ngày 14/05/2010 của
chính phủ, với thông tư hướng dẫn nghị định này là thông tư 153/2010/TT-BTC ban
hành ngày 28/09/2010, đến ngày 08/02/2011 bộ tài chính lại ban hành thông tư
13/2011/TT-BTC sửa đổi thông tư 153/2010/TT-BTC.
71
3.1.3 Đối với cục thuế, chi cục thuế
Kết quả cuộc điều tra các doanh nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã trình
bày ở chương 2 cho thấy còn nhiều doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực kế toán số 17
nhưng chưa nắm rõ nội dung chuẩn mực này. Để người làm công tác kế toán hiểu
được VAS 17 thì cơ quan thuế cần:
Một là, cơ quan thuế cần tổ chức tăng cường tuyên truyền, tập huấn chuẩn
mực kế toán số 17 cho các doanh nghiệp.
Hai là, cơ quan thuế có thể thực hiện một video hướng dẫn VAS 17 và đưa
vào website của cục thuế TPHCM. Vì theo cách này sẽ tăng cường thêm
nhiều người đang muốn tìm hiểu chuẩn mực, hoặc đang làm phải vận dụng
chuẩn mực có thể dễ dàng vào website có hướng dẫn chuẩn mực này.
Trong năm 2010, 2011 có nhiều thông tư, nghị định mới được ban hành như:
- Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và thông tư 153/2010/TT-BTC
ngày 28/09/2010 quy định về việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ; xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn…
- Thông tư 28/2011/TT-BTC ban hành ngày 28/02/2011 hướng dẫn thi hành
một số điều của luật quản lý thuế, hướng dẫn thi hành nghị định số
85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 và nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày
28/10/2010 của chính phủ.
- Thông tư 13/2011/TT-BTC sửa đổi thông tư 153/2010/TT-BTC ban hành
ngày 08/02/2011.
Với nhiều thông tư, nghị định mới ban hành như vậy, cục thuế và chi cục thuế
để triển khai tốt những nội dung của thông tư, nghị định đó đến các doanh nghiệp
thì dưới đây có một số kiến nghị giúp cho các doanh nghiệp có thể thực áp dụng tốt
thông tư, nghị định…góp phần hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
72
Các cán bộ thuế cần được tập huấn kỹ nội dung nghị định, thông tư…trước
khi tập huấn lại cho các doanh nghiệp.
Khi tổ chức các buổi tập huấn, cục thuế và chi cục thuế cần chia theo lĩnh
vực hoạt động của các doanh nghiệp thì buổi tập huấn sẽ hiệu quả hơn.
Những doanh nghiệp sản xuất, thương mại, xây dựng….sẽ được tổ chức các
buổi tập huấn khác nhau, khi đó buổi tập huấn sẽ hiệu quả hơn vì những nội
dung nào của thông tư, nghị định có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của
doanh nghiệp sẽ được phổ biến kỹ hơn.
Nhân viên của đội tuyên truyền hướng dẫn thuế cần có trình độ chuyên môn
chuyên sâu, có thái độ nhiệt tình trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp thực
hiện những vấn đề còn chưa rõ về thuế. Hầu hết các phòng tuyên truyền hỗ
trợ tại các Chi cục thuế – cơ quan quản lý cấp quận hay Cục thuế tại địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh chưa hoạt động hiệu quả. Ví dụ: Khi nhân viên kế
toán yêu cầu giải đáp những thắc mắc liên quan đến quy định của luật thuế,
thông tư, ... Thì hầu hết nhận được những hướng dẫn bằng lời không mang
tính chắc chắn để thực hiện theo. Nếu muốn nhận hướng dẫn bằng văn bản
phải thực hiện việc giải đáp theo quy trình và doanh nghiệp sẽ nhận được
công văn trả lời sau khoảng 20 đến 25 ngày. Dẫn đến việc trậm trễ thời gian
trong công việc kế toán.
Cần tăng cường thanh tra thuế để sớm phát hiện những hành vi vi phạm như:
kê khai thuế không đúng, trốn thuế…
3.2 Hoàn thiện kế toán thuế TNDN ở tầm vi mô
Hiện nay, có một số doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu, thông tin, những quy
định mới về luật thuế cũng như nghị định, chuẩn mực kế toán, thông tư…để thực
hiện tốt công việc kế toán, nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng còn
không ít các doanh nghiệp thờ ơ về vấn đề này.
Để các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn công tác kế toán và nghĩa vụ nộp thuế
thì các doanh nghiệp cần:
73
- Tổ chức công tác kế toán phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, đúng quy
định của nhà nước, tuân theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành.
- Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu những thông tin, quy định mới về kế
toán doanh nghiệp cũng như những chính sách thuế mới giúp hoàn thiện tốt
hơn công tác kế toán thuế tại doanh nghiệp.
- Nhân viên phòng kế toán doanh nghiệp phải là những người được đào tạo
đúng chuyên môn, cần cử nhân viên đi học thêm những khóa đào tào ngắn hạn
để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Các doanh nghiệp cần có tinh thần, trách nhiệm cao khi tham gia các buổi tập
huấn do cơ quan thuế tổ chức.
74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 là một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết những khó khăn còn
vướng mắc khi áp dụng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp vào thực tế đã trình bày
ở chương 2.
Ở chương này, tôi đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện luật thuế thu nhập
doanh nghiệp và chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam. Trong
đề tài tác giả đưa kiến nghị về thành lập tài khoản mới để theo dõi khoản chi phí
không được khấu trừ thuế và khoản doanh thu không chịu thuế thực tế phát sinh tại
doanh nghiệp. Với kiến nghị này hy vọng sẽ giúp cho những người làm công tác kế
toán thuận lợi hơn trong việc xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp vào cuối
năm tài chính.
Khoảng cách giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có thể xem là một
vấn đề đang tồn tại hiện nay. Những giải pháp kiến nghị trong đề tài sẽ đưa khoảng
cách trên thu hẹp hơn.
Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước, đối với cục
thuế, đối với doanh nghiệp về vấn đề hoàn thiện kế toán thuế TNDN. Với những
giải pháp và kiến nghị đó tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc hoàn thiện kế toán thuế
TNDN tại Việt Nam hiện nay.
75
KẾT LUẬN
Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là một phần của kế toán doanh nghiệp.
Thực hiện tốt kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp nguồn thu ngân sách ổn
định, doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
Việc xác định đúng thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó xác định đúng thuế
thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là một vấn đề các kế toán doanh nghiệp, cán bộ thuế
quan tâm. Do đó, chuẩn mực số 17 (kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp) và thông
tư số 20/2006/TT-BTC ra đời hướng dẫn doanh nghiệp xác định thuế thu nhập hoãn
lại. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn được thể hiện trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tài sản
thuế thu nhập hoãn lại, nợ thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được trình bày trên
bảng cân đối kế toán làm cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính xác hơn.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp trung thực, hợp lý sẽ cung cấp thông tin hữu
ích cho các cơ quan hữu quan như: Cơ quan thuế, ngân hàng, …. Ngoài ra, báo cáo
tài chính còn là cơ sở để các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào thì trường chứng
khoán.
Tuy nhiên khi nghiên cứu về luật, chuẩn mực kế toán, thông tư, nghị định….
Với mục đích nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam thì
tác giả nhận thấy trong chuẩn mực số 17 đã giải quyết được một số vấn đề về kế
toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên còn hạn chế chưa có hướng dẫn cụ thể
về cách xác định thuế thu nhập hoãn lại, cách ghi nhận các khoản chênh lệch vĩnh
viễn.
76
Do đó sau một thời gian nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến thực tiễn, tác giả đưa
ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại của kế toán
thuế thu nhập doanh nghiệp trong thực tế. Với những kết quả nghiên cứu của đề tài
tác giả hy vọng sẽ góp phần nào thuận lợi hơn cho những người đang thực hiện
công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như hoàn thiện kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp Việt Nam.
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính (2008), Hướng dẫn mới nhất thực hiện 26 chuẩn mực kế toán, Nxb
Lao động – xã hội.
2. Vũ Hữu Đức, Trần Thị Giang Tân và Nguyễn Thế Lộc (2010), Những vấn đề
chung và các yếu tố của báo cáo tài chính, Nxb Thống kê.
3. Võ Thế Hào, Phan Mỹ Hạnh, Lê Quang Cường (2009), Giáo trình thuế, Nxb
Lao động.
4. TS. Nguyễn Thế Lộc, TS. Vũ Hữu Đức (2010), Áp dụng chuẩn mực kế toán
quốc tế, Nxb Lao động – xã hội.
5. PGS. TS. Võ Văn Nhị (2009), Thuế & kế toán thuế 2009, Nxb Giao thông vận
tải.
6. Nguyễn Xuân Thắng (2008), Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
khoảng chách giữa lý thuyết và thực tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại
học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Lê Diễm Thúy (2006), Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp – Thực
trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế
Thành Phố Hồ Chí Minh.
78
8. Chuẩn mực số 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp (Ban hành và công bố theo
Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ
tài chính)
9. Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006
10. Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008
11. Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009
12. Thông tư 3/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009
13. Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009
14. Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010
15. Thông tư 153/2010/TT-BTC ban hành ngày 28/09/2010
16. Thông tư 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011
17. http:// gomm.com.vn/16578-chi-phi-quang-cao-bi-khong-che-kho-khan-cho-
doanh-nghiep-viet-nam/
18.
19. http:// www.iasplus.com/standard/ias12.htm
20.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_ke_toan_thue_thu_nhap_doanh_nghiep_tai_viet_nam.pdf