Luận văn Hoàn thiện kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty vận tải thuỷ I

Việc không sử dụng TK 009 là một thiếu sót trong kế toán khấu hao TSCĐ tại Công ty. Bởi vì có phản ánh đầy đủ thì Công ty mới biết rõ được trong nguồn vốn kinh doanh thì quỹ khấu hao là bao nhiêu, căn cứ vào đó để có kế hoạch sử dụng nguồn vốn khấu hao hợp lý. Chẳng hạn như đầu tư đổi mới tài sản, hoặc khi chưa có nhu cầu đầu tư thì Công ty có thể sử dụng linh hoạt quỹ này phục vụ cho yêu cầu kinh doanh. Cũng trong kế toán khấu hao TSCĐ, phương pháp khấu hao mà Công ty áp dụng là phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp khấu hao này chưa phản ánh chính xác giá trị hao mòn phương tiện vào chi phí sản xuất kinh doanh của từng kỳ bởi lẽ chi phí khấu hao phương tiện là một khoản chi phí trực tiếp của hoạt động vận tải mà đặc thù của doanh nghiệp vận tải đường sông như Công ty là mang tính chất thời vụ phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu, dòng chảy của sông Việc hạch toán đúng đắn khoản chi phí này sẽ là căn cứ quan trọng để tạo nguồn bù đắp cho việc tái tạo phương tiện vận tải, cũng đồng thời cho phép tính đúng, tính đủ giá thành dịch vụ vận tải thuỷ, xác định chính xác kết quả kinh doanh của Công ty.

doc83 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty vận tải thuỷ I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - - - - - - - Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2002 Giám đốc công ty vận tải thuỷ I - Căn cứ nghị định 217/HĐBT ngày 11/11/1987 quy định quyền tự chủ SXKD của các đơn vị và những quy định của Nhà nước về quản lý TSCĐ. - Căn cứ vào sản xuất của Công ty, theo đề nghị của phòng tổ chức nhân chính về việc nhượng bán xe ôtô 29K 09-42 do Công ty không còn nhu cầu sử dụng. Quyết định Điều I/ : Bán xe Ôtô MAZDA 29K 09-42 Số máy : 315352 Số khung : 000146 cho Công ty Cổ phần Đông Hà - địa chỉ 904 Minh Khai – Hai Bà Trưng- Hà Nội, với số tiền là 155.000.000đ (Một trăm năm lăm triệu đồng) Điều II/ : Phòng tổ chức nhân chính làm thủ tục bàn giao xe sau khi Công ty Cổ phần Đông Hà đã nộp đủ tiền vào phòng Tài vụ Công ty vận tải thuỷ I. Điều III/ : Phòng tổ chức nhân chính, các đơn vị liên quan và Công ty Cổ phần Đông Hà thực hiện quyết định này kể từ ngày ký./. Giám đốc Nơi nhận : (Ký tên, đóng dấu) - Như điều III - Lưu : KT_VT Ví dụ: Vào cùng ngày 10 trong tháng 11, Công ty đã bán một chiếc xe ôtô MAZDA cho Công ty cổ phần Đông Hà. Các chứng từ về nghiệp vụ này bao gồm: Quyết định nhượng bán TSCĐ của giám đốc, Hợp đồng kinh tế , Hoá đơn bán hàng, và các chứng từ thanh toán như phiếu thu, phiếu chi phản ánh chi phí nhượng bán … Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------***---------- Hợp đồng Kinh tế Số: 325 Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2002 - Căn cứ Pháp lệnh HĐKT của Hội đồng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25/09/1989. - Căn cứ Nghị định số 385 HĐBT ngày 07/11/1990 của Hội đồng Bộ trưởng. - Căn cứ vào nhu cầu mua bán xe của hai bên. Chúng tôi gồm : Đại diện bên mua xe : Ông : Hoàng Văn Tịnh – Giám đốc Công ty Cổ phần Đông Hà Địa chỉ : 904 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội Đại diện bên bán xe : Ông : Nguyễn Trọng Tuấn – Giám đốc Công ty vận tải thuỷ I Địa chỉ : 78 Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội Hai bên nhất trí thoả thuận ký HĐ kinh tế mua bán xe ôtô với các điều khoản sau : 1. Trách nhiệm bên Bán xe : Công ty Vận tải thuỷ I đồng ý bán 01 xe du lịch MAZDA 15 chỗ ngồi biển số 29K-0942 cho Công ty Cổ phần Đông Hà với số tiền là 155.000.000đ (Một trăm năm nhăm triệu đồng chẵn). - Xe đang hoạt động bình thường đủ 06 lốp và 01 lốp dự phòng, giấy tờ xe đầy đủ, còn hạn lưu hành. Chất lượng xe đã được bên mua kiểm tra, xem xét kỹ. - Công ty vận tải thuỷ I sẽ tạo điều kiện giao xe nhanh gọn, đầy đủ nguyên trạng. 2. Trách nhiệm bên Mua xe : - Cung cấp đúng địa chỉ của đơn vị mua xe để làm quyết định chuyển vùng. - Thanh toán đầy đủ số tiền 155.000.000đ vào phòng Tài vụ Công ty vận tải thuỷ I bằng ngân phiếu hoặc tiền mặt. - Cử cán bộ và lái xe đến nhận bàn giao tại Công ty vận tải thuỷ I. 3. Những điều khoản thi hành : Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đã thoả thuận trong hợp đồng tạo điều kiện giúp đỡ để hoàn thành trách nhiệm. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. Hợp đồng được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau./. Đại diện bên mua Đại diện bên bán (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Theo hoá đơn bán xe ôtô MAZDA 29K 09-42 (Hoá đơn GTGT), Công ty cổ phần Đông Hà đã thanh toán cho Công ty vận tải thuỷ I với tổng số tiền bao gồm cả thuế GTGT là 155.000.000 đồng. Khi đó kế toán thanh toán lập phiếu thu rồi Công ty vận tải thuỷ I Số : 38 Phiếu thu Nợ : 111 Ngày 10 tháng 11 năm 2002 Có : 721, 3331 Họ tên người nộp tiền : Đỗ Hoàng Trung Địa chỉ : Công ty cổ phần Đông Hà Lý do nộp : Nộp mua xe ôtô MAZDA 29K 09-42 Số tiền : 155.000.000 đồng Viết bằng chữ : Một trăm năm nhăm triệu đồng chẵn Kèm theo : chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền ( viết bằng chữ ) : Một trăm năm nhăm triệu đồng chẵn Ngày .... tháng .... năm 2002 Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp tiền Thủ quỹ (Ký,họ tên,đóng dấu) (Ký,họ tên) (ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) chuyển cho thủ quỹ nhập quỹ. * Căn cứ vào bộ hồ sơ thanh lý, nhượng bán TSCĐ kế toán ghi giảm TSCĐ trên thẻ TSCĐ và máy tính sẽ kết chuyển lên “Báo cáo tăng giảm TSCĐ” vào cuối quý. Quá trình hạch toán nghiệp vụ giảm TSCĐ tại Công ty có thể khái quát quát qua sơ đồ sau: TK 211 TK 821 NG TSCĐgiảm do GTCL chưa thanh lý, nhượng bán thu hồi (nếu có) TK 214 Giá trị hao mòn luỹ kế F Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về thanh lý, nhượng bán trong ngày 10/11/2002, kế toán TSCĐ sẽ lập chứng từ ghi sổ rồi vào sổ cái của các TK. Tổng cTy đường sông miền bắc Công ty vận tải thuỷ I Chứng từ ghi sổ Tháng 11 năm 2002 Số : 12 Nội dung : 1) Căn cứ theo quyết định 272 thanh lý TS của GĐ Cty ngày 10/11/02, Hợp đồng mua bán giữa XN Mạo Khê và Cty TNHH xây dựng Bạch Đằng – Quảng Ninh, hạch toán thanh lý Tầu hút bùn : Nợ TK 1368 200.000.000 Có TK 721 190.476.191 Có TK 3331 9.523.809 Giá trị còn lại tầu hút bùn MA-162 Nợ TK 821 59.816.875 Nợ TK 2141-12 15.183.125 Có TK 2113-12 75.000.000 Ghi giảm vốn do thanh lý tầu hút bùn : Nợ TK 411-32 59.816.875 Có TK 1361-32 59.816.875 2) Căn cứ theo QĐ 453 của GĐ công ty ngày 10/11/02 nhượng bán xe ôtô MAZDA 09-42 Hạch toán xoá sổ TS : Nợ TK 2141-12 250.340.300 Nợ TK 821 58.594.700 Có TK 2115-12 308.935.000 Khoản thu về nhượng bán : Nợ TK 111 155.000.000 Có TK 721 140.909.090 Có TK 3331 14.090.910 Người lập biểu Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Tổng CTy đường sông miền Bắc Công ty vận tải thuỷ I Sổ cái Tháng 11 năm 2002 Tài khoản : 2115-12 : Thiết bị, dụng cụ QL Công ty –BS Dư nợ đầu kỳ : 1.250.324.580 Dư có đầu kỳ : PS nợ : 85.360.400 PS có : 308.935.000 Dư nợ cuối kỳ 1.026.749.980 Dư có cuối kỳ : Số CT Ngày Diễn giải TK đối ứng PS nợ PS có … … 03 09/11 Mua máy lọc nước ĐL 112 14.000.000 12 10/11 Nhượng bán ôtô Mazda 214112 821 250.340.300 58.594.700 16 24/11 Mua máy vi tính (t vụ) 111 12.830.000 Tổng cộng : 85.360.400 308.935.000 b) Trường hợp TSCĐ giảm do điều chuyển nội bộ : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------***------- Biên bản bàn giao máy phát điện 100 KVA Chúng tôi gồm : A. Đại diện bên bàn giao 1) Ông Nguyễn Xuân Đoá - Cán bộ kỹ thuật công ty vận tải thuỷ I 2) Ông Đỗ Văn Bình – Công nhân vận hành máy phát điện Điezel SKoda 90cv - 100KVA của công ty vạn tải thuỷ I B. Đại diện bên nhận bàn giao 1) Ông Nguyễn Văn Nhung – Cán bộ cảng Hoà Bình. 2) Ông Tràn Quốc Thành – Công nhân vận hành máy của cảng Hoà Bình Thực hiện việc bàn giao máy phát điện Điezel SKoda 90cv – 100 KVA từ công ty vận tải thuỷ I cho cảng Hoà Bình. Cụ thể như sau : Nguyên giá : 66.550.000 đã hao mòn : 4.870.800. I - Động cơ Điezel : - Động cơ Điezel SKoda 90cv đang hoạt động : áp lực dầu nhờn 3 KG/cm2 - Khởi động bằng gió : 1 đồng hồ đo áp lực gió, van gió đảm bảo kín. - Bơm tay dầu nhờn bị gãy một bên tai nhưng vẫn hoạt động bình thường - Các cụm chi tiết liên quan, các hệ thống đầy đủ đang hoạt động tốt. - Có thêm một két nước phụ bằng tôn 1,5 m3. II – Phần điện : - Máy phát điện 100 KVA hoạt động bình thường. - Tủ điện : Bộ phận điều chỉnh V hoạt động bình thường Đồng hồ V, A chỉ báo bình thường (4 đồng hồ bị liệt không chỉ báo) - Cáp điện 3 pha : nối từ máy phát ra tủ điện dài 5 m Tình trạng tổ máy đang hoạt động bình thường. Chúng tôi nhất trí bàn giao theo nguyên trạng trên. Hoà Bình ngày 5 /12/2002 Bên nhận bàn giao Bên bàn giao Xuất phát từ nhu cầu sử dụng tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các bộ phận và các xí nghiệp , vào cuối tháng 12 năm 2002, Công ty vận tải thuỷ I có quyết định điều chuyển tổ máy phát điện – diesel Tiệp 100KVA từ công ty đến cảng Hoà Bình. Hồ sơ bao gồm: quyết định giao tài sản của giám đốc, biên bản bàn giao cùng các chứng từ phản ánh chi phí trong quá trình bàn giao như phiếu chi, các hoá đơn GTGT … Tổng cTy đường sông miền bắc Công ty vận tải thuỷ I Chứng từ ghi sổ Tháng 12 năm 2002 Số : 16 Nội dung : Giao máy phát đện 100 KVA cho cảng Hoà Bình quản lý và sử dụng : Nợ TK 2113-62 66.550.000 Có TK 2113-12 66.550.000 Hà nội, ngày … tháng 12 năm 02 Người lập ký * Từ sổ cái các tài khoản 211, 214 …, cuối năm kế toán sẽ lên “Báo cáo tăng giảm TSCĐ” để cung cấp những thông tin về tình hình biến động tăng giảm TSCĐ tại công ty. Đây là báo cáo nội bộ được lập ra để giúp giám đốc ra các quyết định liên quan đến TSCĐ. Báo cáo này được thiết kế sẵn theo mẫu sau : Tổng cTy đường sông miền bắc Công ty vận tải thuỷ I Báo cáo tăng giảm TSCĐ Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2002 TSCĐ Mã TS tăng, giảm TG tăng, giảm TG KH (năm) Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại I–TSCĐ tăng Cẩu KC 5363A Máy lọc nước Đl SL tự hành TH-601 … MA-169 QL-046 TA-108 20/06/02 09/11/02 26/12/02 6 5 10 258.965.920 14.000.000 1.337.829.154 21.571.860 233.333 0 237.394.060 13.766.667 1337829154 Tổng cộng 40142830235 5645789975 34497040260 II – TSCĐ giảm Tàu hút bùn Ôtô Mazda 09-42 … MA-162 QL-057 10/11/02 10/11/02 8 5 75.000.000 308.935.000 15.183.125 250.340.300 59.816.875 58.594.700 Tổng cộng 1264284900 902907401 361377499 Kế toán trưởng Người lập biểu 4) Tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ : Tại công ty vận tải thuỷ I, chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành dịch vụ vận tải nên việc tính toán và phân bổ hợp lý mức trích khấu hao là vô cùng quan trọng. Hiện nay, công ty tiến hành trích khấu hao dựa trên quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ban hành ngày 30/12/1999. Theo quyết định này, công ty đã chủ động xác định thời gian khấu hao cho từng loại tài sản và áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Nghĩa là căn cứ vào nguyên giá và tỉ lệ khấu hao của từng TSCĐ để tính ra mức trích khấu hao cho TSCĐ đó : 1 Tỷ lệ khấu hao năm = x 100 Số năm sử dụng Mức khấu hao bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao bình quân năm Mức khấu hao bình quân tháng = 12 Ngoài ra, việc trích hoặc thôi trích khấu hao được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng và được tính theo công thức: Mức KH tháng i = Mức KH tháng i -1 + Mức KH tăng trong tháng i - Mức KH giảm trong tháng i Hàng tháng, kế toán TSCĐ tính ra mức khấu hao cần trích trong tháng cho từng loại tài sản theo nguyên tắc được trình bày ở trên. Công việc này do máy tính tự động làm căn cứ vào các số liệu mà kế toán cập nhật vào máy khi phát sinh các nghiệp vụ làm tăng, giảm TSCĐ. Sau đó kế toán lập và in ra “Bảng trích khấu hao TSCĐ” . Trong “Bảng trích khấu hao TSCĐ” còn kèm theo : Bảng tổng hợp trích vào các tài khoản : Tài khoản Nguồn vốn Tiền trích 33511 34.470.788 6274 CT 394.538.845 6424 CT 44.702.552 Cộng 473.712.185 Tổng cty đường sông miền Bắc Bảng trích khấu hao TSCĐ Công ty vận tải thuỷ I ( Tháng 12 năm 2002 ) Stt Mã TS Tên tài sản Nvốn Ngày SD Nguyên giá Tỷ lệ KH TK phân bổ Tiền trích Luỹ kế trích Đã hao mòn Còn lại Tài khoản : 2111.12 - Đất đai công ty - BS 1 ĐA-001 Tôn nền nhà 3 tầng số 1 8611830 0.83 6424CT 71765 861180 5167080 3444750 Cộng tài khoản : 1 khoản 8611830 71765 861180 5167080 3444750 Tài khoản : 2111.61 - Đất đai cảng Hoà Bình - NS 2 ĐA-011 Đất cảng Hoà Bình 25000000 6424CT 25000000 Cộng tài khoản : 1 khoản 25000000 25000000 Tài khoản : 2112.11 – Nhà cửa công ty - NS … NH-016 Nhà ở CBCNV Hồ Quỳnh 23760000 0.83 6424CT 198000 2376000 18690656 5069344 … Cộng tài khoản : 28 khoản 4963245338 29200181 350620289 3190849212 1772396126 Tài khoản : 2113.32 - Máy móc, thiết bị Mạo Khê - BS 110 MA-158 Máy phun cát 58884000 1.67 33511 981400 11776800 22201669 36682331 … Cộng tài khoản : 11 khoản 1020016578 10130638 120670566 405116566 614900012 Tài khoản : 2114.11 – Phương tiện VT, TD Công ty – NS 137 … SL-013 TA-099 Sà lan kéo 150 T MBSK 396 TĐẩy 1ĐK N-01 185 CV 141258569 528350018 1.20 0.83 6274CT 6274CT 1695103 4402917 20341236 52835004 134082856 118878759 7175713 409471259 Cộng tài khoản : 69 khoản 11083401979 58846692 726168314 8814557138 2268844841 Tài khoản : 2115.42 – Thiết bị, dụng cụ QL Thượng Trà - BS … … … … … … …. …. … … … … Từ “Bảng trích khấu hao TSCĐ”, kế toán tiến hành phân bổ khấu hao cho từng bộ phận : Nợ TK 6274 : 394.538.845 Nợ TK 6424 : 44.702.552 Nợ TK 33511 : 34.470.788 Có TK 214 : 473.712.185 Tổng CTy đường sông miền Bắc Công ty vận tải thuỷ I Sổ cái (Tổng hợp phát sinh theo chứng từ) Tháng 1 năm 2003 Tài khoản : 2141.12 – Hao mòn TSCĐHH Công ty –NS Dư nợ đầu kỳ : Dư có đầu kỳ : 9070622642 PS nợ : PS có : 880468873 Dư nợ cuối kỳ Dư có cuối kỳ: 9951091515 Số CT Ngày Diễn giải TK đối ứng PS nợ PS có Trích KH TSCĐ TK 2112.11 6274 29200181 Trích KH TSCĐ TK 2114.11 6274 58846692 Tổng cộng : 88046873 Ngày…tháng…năm… Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Việc phân bổ này do máy tính làm, cuối kì kế toán lên sổ cái và trình giám đốc duyệt. 5) Tổ chức hạch toán sửa chữa TSCĐ : Để đảm bảo cho quá trình vận chuyển được diễn ra liên tục, đúng tiến độ và an toàn, công ty thường xuyên phải tiến hành các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp các thiết bị, phương tiện vận tải của mình. Trong đó, các nghiệp vụ về sửa chửa nhỏ được công ty trực tiếp làm, còn phần lớn các nghiệp vụ nhằm khôi phục năng lực hoạt động cũng như cải tiến, nâng cấp TSCĐ thường được giao cho các xí nghiệp. Sau đây là ví dụ về công việc sửa chữa con tầu TĐ 176-135 CV của Công ty do XN Mạo Khê thực hiện. Đây là nghiệp vụ sửa chữa lớn trong kế hoạch. Căn cứ vào tình trạng của phương tiện, phòng vật tư - kỹ thuật lập kế hoạch sửa chữa trình giám đốc. Khi được phê duyệt, phòng vật tư – kỹ thuật tiến hành lập “Hợp đồng giao khoán” với XN Mạo Khê. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------***---------- Hợp đồng Giao khoán Số: 08 /HĐ-KHCN Hà Nội, ngày 12 tháng 4năm 2002 Bên A : Ông Nguyễn Xuân Đoá - Nhân viên kỹ thuật Công ty (Đại diện bên giao khoán) Bên B : Ông Nguyễn Văn Độ - Đại diện XN (Đại diện bên nhận khoán) Cùng nhau ký kết hợp đồng như sau : 1) Nội dung hợp đồng : - Tháo lắp ống xả, hút, tăng áp - Cân chỉnh lượng dầu bơm cao áp - Tháo lắp nắp hộp số …. 2) Thời gian thực hiện hợp đồng : 15 ngày kể từ khi ký hợp đồng 3) Giá trị hợp đồng 3) Trách nhiệm của người nhận khoán : Đảm bảo các bộ phận hỏng được sửa chữa, hoạt động bình thường… 4) Trách nhiệm của bên giao khoán : - Cung cấp vật tư - Vận chuyển tầu ra XN Hai bên thực hiện theo dúng những nội dung đã ghi trong hợp đồng này, bên nào thực hiện sai sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đại diện bên nhận khoán Đại diện bên giao khoán Sau khi hợp đồng được ký kết, XN lập phương án sửa chữa và dự toán chi phí gửi lên công ty xin cung ứng vật tư. Phương án sửa chữa Phương tiện : Tầu TĐ 176-135 CV Cấp sửa chữa : Đơn vị chủ quản : Công ty vận tải thuỷ I Ngày vào đà : 16/4/02 Ngày xuất xưởng: 23/4/02 I - Các thành viên lập phương án 1) Trịnh Đức Sinh – KCS Công ty 2) Trần Văn Nguyên – Chủ tầu 3) Lưu Xuân Cách – Kỹ thuật viên phòng KHKT VT XN 4) Nguyễn Văn Hạp – Tổ sửa chữa XN II - Tình trạng máy khi vào sửa chữa 1) Supáp kẹt, máy khói 2) Bơm cao áp hoạt động kém, chảy dầu 3) Dinamô không làm việc (không phát điện) III - Tháo, kiểm tra : trục cơ, bơm cao áp, bơm dầu nhờn, thay supáp : … IV Vật tư đề nghị thay thế : Số TT Nội dung sửa chữa quy cách – kích thước Đ.vị tính Chủng loại vật tư Ghi chú SL … … 1 Supap 6 c 2 Bi 206 (TQ) vòng 2 3 Đồng lá 0.1 mm 4 Đầu kim phun 8 x 0.25 cái 1 … KCS Cty Máy trưởng Tổ sửa chữa TCKT XN Quá trình sửa chữa hoàn thành, xí nghiệp tiến hành bàn giao tầu cho công ty kèm theo hồ sơ giao nhận gồm: Biên bản bàn giao phương tiện sửa chữa, các bản quyết toán chi phí sửa chữa, cùng các chứng từ liên quan (phiếu thanh toán chi phí theo hợp đồng giao khoán, phiếu chi …). Căn cứ vào bộ hồ sơ trên, kế toán công ty hạch toán theo sơ đồ sau: TK 1368 TK 111, 112, 331... TK 335 Chi phí khác Tk 627, 641 … cho XN XN hoàn sản Trích trước TK 152, 153... phẩm Xuất NVL, NL... cho XN III – hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty vận tải thuỷ I. 1) Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ : F Tổng quan về tình hình tăng, giảm TSCĐ : Là một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng đường sông nên TSCĐ giữ vai trò vô cùng quan trọng trực tiếp quyết định năng lực vận tải cuả công ty. Bởi vậy, trong những năm qua, công ty vận tải thuỷ I luôn chú trọng đến việc đầu tư, trang bị TSCĐ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Có thể thấy rõ điều này qua bảng phân tích sau : Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch NG TSCĐ đầu năm 55.195.683.429 56.022.945.768 +827.262.339 TSCĐ tăng trong năm 6.332.053.236 40.142.830.235 +33.810.776.999 TSCĐ giảm trong năm 5.504.790.897 1.264.284.900 -4.240.505.997 NG TSCĐ cuối năm 56.022.945.768 94.901.491.103 +38.878.545.335 NG TSCĐ bình quân 55.609.314.599 75.462.218.436 +19.852.903.837 Hệ số tăng (giảm) TSCĐ 0,015 0,515 +0.5 Hệ số đổi mới TSCĐ 0,113 0,423 +0.31 Hệ số loại bỏ TSCĐ 0,09 0,02 -0.07 Bảng 6 : Bảng phân tích tình hình biến động TSCĐ Về mặt tổng quát, tổng TSCĐ đã tăng mạnh từ 56.022.945.788 đồng năm 2001 lên 94.901.491.103 vào năm 2002 chứng tỏ năng lực công ty đã tăng lên không chỉ trong lĩnh vực vận tải mà ngay cả trong lĩnh vực công nghiệp vì phần nhiều số tài sản tăng trong mỗi năm này chủ yếu là do khả năng tự đóng mới và hoán cải phương tiện của công ty và đặc biệt năm 2002 có sự biến động rất lớn là việc sáp nhập cảng Hoà Bình (theo số liệu bảng 5). Mặt khác, “Hệ số tăng TSCĐ” trong năm 2002 lớn hơn nhiều lần so với năm 2001 là do : số tài sản tăng vào năm 2002 là rất lớn 40.142.830.235 đồng trong khi năm 2001 chỉ tăng có 6.332.053236 đồng (tương ứng với hệ số đổi mới tăng); ngược lại, số tài sản giảm trong năm 2002 nhỏ 1.264.284.900 đồng còn năm 2001 lên tới 6.332.053.236 đồng (tương ứng với hệ số loại bỏ giảm). Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây không phải là TSCĐ tăng lên nhiều hay ít mà là mức tăng lên đó có hợp lý hay không. Để đánh giá được điều này cần căn cứ vào : cơ cấu đầu tư, tình trạng kỹ thuật của TSCĐ và đặc biệt là hiệu quả của việc đầu tư. F Về cơ cấu đầu tư TSCĐ : Chỉ tiêu Nhóm TSCĐ Năm 2001 Năm 2002 Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá Tỷ trọng Đất đai 8.611.830 0,01% 33.611.830 0,04% Nhà cửa, vật kiến trúc 7.614.538.459 13,60% 30.000.948.901 31,01% Máy móc, thiết bị 4.031.518.538 7,20% 5.301.748.464 5,59% Phương tiện VT, TD 43.093.831.641 76,92% 58.039.747.608 61,16% Thiết bị, dụng cụ QL 1.274.445.300 2,27% 1.525.434.300 1,61% Tổng cộng 56.022.945.768 100% 94.901.491.103 100% Bảng 7 : Bảng phân tích cơ cấu TSCĐ Theo bảng trên ta thấy cơ cấu TSCĐ của công ty năm 2002 là tương đối hợp lý đối với một doanh nghiệp vận tải vì phương tiện vận tải, truyền dẫn-nhóm TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn 61,16% mặc dù có thấp hơn so với năm 2001 (61.16% < 76.92%). Hơn nữa, việc sụt giảm này cùng với sự gia tăng tỷ trọng của bộ phận tài sản đất đai và nhà cửa vật kiến trúc cũng là do trong năm 2002 cảng Hoà Bình được sáp nhập vào công ty. F Về tình trạng kỹ thuật và trang bị TSCĐ : Qua phân tích những số liệu trên ta thấy trong năm 2002 qui mô đầu tư TSCĐ là lớn, cơ cấu đầu tư khá hợp lý. Tuy nhiên, năng suất lao động và kết quả sản xuất còn chịu ảnh hưởng bởi tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. TSCĐ tốt hay xấu, mới hay cũ đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Nhìn vào bảng phân tích dưới đây có thể thấy hệ số hao mòn TSCĐ là tương đối cao (0,692) và có xu hướng giảm rõ rệt (xuống còn 0,459), thể hiện một thực tế tại công ty là những thiết bị bốc xếp, phương tiện vận chuyển vốn đã cũ kĩ sử dụng từ nhiều năm nay (giá trị còn lại năm 2001 chỉ còn 17.242.703.442 đồng) đã được công ty tiến hành thanh lý trong năm 2002. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Nguyên giá TSCĐ (đ) 56.022.945.768 94.901.491.103 +38.378.545.335 Giá trị hao mòn (đ) 38.780.242.326 43.523.124.900 +4.742.882.574 Giá trị còn lại (đ) 17.242.703.442 51.378.366.203 +34.135.662.761 Hệ số hao mòn (lần) 0,692 0,459 -0,233 Hệ số mới, cũ (lần) 0,308 0,541 +0,233 Số lao động bình quân (người) 1238 1423 +185 Mức trang bị TSCĐ cho một LĐ 45.252.783 66.691.139 +21.438.356 Bảng 8 : Bảng phân tích tình trạng và trang bị TSCĐ Trong những năm qua, công ty vận tải thuỷ I đã không ngừng lớn mạnh thể hiện ở số nhân viên và số TSCĐ ngày càng tăng. TSCĐ tăng với tốc độ cao tương xứng với qui mô và nghành nghề của công ty. Hơn nữa, tốc độ tăng của TSCĐ lớn hơn tốc độ tăng của số nhân viên, vì vậy, mức trang bị TSCĐ cho một lao động tăng từ 45.252.783 đồng bình quân một lao động năm 2001 lên 66.691.139 đồng năm 2002 chứng tỏ năng suất lao động đã nâng cao. Điều này là phù hợp với xu thế hiện nay, khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc thiết bị đã góp phần đáng kể vào việc giải phóng sức lao động của con người. 2) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định : Những số liệu phân tích ở trên đã thể hiện sự cố gắng rất lớn của công ty trong những năm qua về việc đầu tư đổi mới trang thiết bị. Nhưng để đánh giá một cách đầy đủ về tình hình quản lý và sử dụng những trang thiết bị đó cần phân tích hiệu quả của vốn đầu tư TSCĐ trong mối quan hệ với kết quả sản xuất mà thực chất chính là xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch + / - % Nguyên giá TSCĐ bq 55.609.314.599 75.462.218.436 +19.852.903.837 136 Doanh thu thuần 81.629.442.212 89.534.845.672 +7.905.403.460 110 Lợi nhuận 258.790.994 476.170.861 +217.379.867 184 Sức sản xuất 1,468 1,186 -0,282 81 Sức sinh lời 0,0047 0,0063 0,0016 136 Suất hao phí 0,681 0,843 0,162 124 Bảng 9 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Từ bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ cho thấy, doanh thu của công ty đã tăng lên rõ rệt từ 81.629.442.212 đồng lên 89.534.845.672 đồng, song mức tăng này lại chậm hơn so với sự biến động của TSCĐ đã làm cho sức sản xuất của TSCĐ giảm đi. Điều này đồng nghĩa với việc suất hao phí của TSCĐ đã tăng lên, nếu như năm 2001 để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 0,681 đồng nguyên giá thì trong năm 2002 phải cần tới 0,843 đồng nguyên giá. Chứng tỏ rằng năm vừa qua công ty đã lãng phí mất 0,162 đồng nguyên giá TSCĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu. Mặc dù theo bảng phân tích trên, sức sinh lời của TSCĐ có tăng hơn nhưng chỉ tiêu này vẫn còn là quá thấp so với một đơn vị được trang bị nhiều TSCĐ như Công ty vận tải thuỷ I. Như vậy, bằng việc phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSCĐ chúng ta có thể thấy được công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty vận tải thuỷ I là chưa tốt, chưa khai thác hết khả năng, công suất của TSCĐ mặc dù tình trạng kỹ thuật cũng như cơ cấu đầu tư tài sản của công ty tương đối hợp lý. Qua đây, chúng ta cũng đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty vận tải thuỷ I là chưa cao. Trong đó một phần nguyên nhân là do công tác quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty còn tồn tại nhiều nhược điểm. Điều đó đòi hỏi trong những năm tới đây công ty phải không ngừng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ. Phần III Phương hướng hoàn thiện kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty vận tải thuỷ I. ----------***---------- I - Đánh giá thực trạng kế toán, quản lý và sử dụng TSCĐ của công ty Trải qua 40 năm hình thành và phát triển mặc dù gặp không ít những khó khăn, đến nay Công ty vận tải thuỷ I đã khẳng định vị trí của mình trong nghành vận tải. Những thành công đó có được là do nhiều nguyên nhân, trong đó, phải kể đến sự năng động, hiệu quả trong tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của bộ máy điều hành Công ty cùng với công cụ hỗ trợ hữu hiệu là hệ thống kế toán. Đặc biệt đối với một doanh nghiệp vận tải thì hạch toán kế toán TSCĐ càng giữ vai trò quan trọng. Trong những năm qua, công tác kế toán TSCĐ của Công ty đã có nhiều thay đổi, bên cạnh những mặt tích cực còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại đây, em có một số nhận xét sau : 1) Ưu điểm : F Về công tác kế toán nói chung : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp như hiện nay của Công ty là khá hợp lý, thuận tiện cho việc quản lý và điều hành. Việc phân công, bố trí công việc cho các nhân viên là căn cứ vào tính chất nghiệp vụ kinh tế và khả năng, trình độ của mỗi người và tất cả đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Kế toán trưởng. Trong điều kiện KHCN đang phát triển mạnh mẽ, Công ty cũng đã nhận thức được những lợi ích từ việc ứng dụng tin học vào trong công tác kế toán. Với việc sử dụng phần mềm kế toán được thiết kế riêng phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình đã giúp cho việc xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, góp phần giải phóng sức lao động, tinh giản bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả công việc. Bên cạnh hệ thống máy tính, phòng kế toán Công ty còn được trang bị máy in, máy fax, máy photocopy … nhờ đó các bảng tổng hợp, sổ sách được thực hiện và in ra kịp thời đảm bảo cập nhật thông tin kế toán phục vụ nhu cầu quản lý. Nhìn chung, hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo mà Công ty sử dụng đều tuân thủ theo đúng chế độ kế toán do Nhà nước ban hành theo Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính ngày 1/11/1995 . Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi sổ trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ và được vận dụng theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” với ưu điểm là ghi chép đơn giản, thuận tiện cho việc đối chiếu định kỳ giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp, vì thế đảm bảo phản ánh thông tin đầy đủ, trung thực. F Về kế toán TSCĐ : Đặc biệt là trong kế toán TSCĐ, Công ty cũng đã thực hiện phân loại TSCĐ hiện có theo đúng quy định của Nhà nước mà vẫn đáp ứng nhu cầu quản lý riêng của mình. TSCĐ tại Công ty được phân loại theo nguồn hình thành, theo đặc trưng kỹ thuật, được đánh giá theo nguyên giá và GTCL giúp cho công tác quản lí và hạch toán TSCĐ được thuận lợi và hiệu quả hơn. Do một đặc điểm nổi bật về TSCĐ của Công ty vận tải thuỷ I là sự đa dạng và phức tạp, trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là phương tiện vận tải và thiết bị bốc xếp nên Công ty đã sử dụng mã để quản lý tất cả các tài sản của mình. Điều này cũng là phù hợp với việc áp dụng kế toán máy. Ví dụ như : NH- : nhà cửa, SL- : sà lan, TA- : tàu .., và kèm theo mã là số thứ tự để chi tiết cho từng loại tài sản. Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ một cách chặt chẽ và khoa học, cùng với việc sử dụng mã tài sản, kế toán còn tiến hành mở chi tiết tài khoản theo đơn vị sử dụng. Như vậy, Công ty có thể theo dõi được tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ của các xí nghiệp thành viên. Một ưu điểm nữa của Công ty là trong công tác kế toán khấu hao TSCĐ: Việc áp dụng quy định mới của Bộ Tài chính về chủ động xác định thời gian khấu hao cho từng loại tài sản, thay đổi lại thời gian sử dụng hữu ích khi kết thúc mỗi năm tài chính căn cứ vào tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng và hao mòn của TSCĐ thay vì phải giữ cố định thời gian sử dụng đã đăng kí trong 3 năm liên tiếp đã giúp Công ty hạn chế được ảnh hưởng của hao mòn vô hình cũng như làm tăng tốc độ thu hồi vốn đầu tư. 2) Nhược điểm : Bên cạnh những ưu điểm nói trên, kế toán TSCĐ tại Công ty vận tải thuỷ I còn tồn tại một số hạn chế sau : Thứ nhất : Trong những năm gần đây, mặc dù, Công ty có trang bị thêm một số máy móc thiết bị hiện đại nhưng với số lượng 3 máy tính cho phòng kế toán gồm 11 người phải đảm đương một khối lượng lớn công việc như hiện nay là vô cùng thiếu thốn. Điều này đã gây cản trở trong quá trình làm việc khi mà cùng một lúc nhiều người cùng có nhu cầu sử dụng máy dẫn đến tình trạng chờ đợi, lãng phí thời gian. Ngoài ra, việc ứng dụng tin học vào hệ thống kế toán nhưng lại áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” là không hợp lý. Công ty nên thay đổi hình thức ghi sổ này bằng hình thức “Nhật ký chung” vì những ưu điểm do hình thức này mang lại trong việc sử dụng kế toán máy. Thứ hai : Công ty vận tải thuỷ I có một mạng lưới các chi nhánh và các xí nghiệp thành viên nằm ở khắp nơi từ Hà Nội đến thành phố HCM. Với một địa bàn hoạt động rộng như vậy nên việc quản lý TSCĐ là rất khó khăn. Nhất là khi nghiệp vụ điều chuyển TSCĐ giữa Công ty và xí nghiệp thường xuyên diễn ra. Việc luân chuyển chứng từ từ các chi nhánh, các xí nghiệp còn chậm trễ, không đầy đủ dẫn đến thông tin kế toán phản ánh không kịp thời. Thứ ba: Về cách phân loại TSCĐ của Công ty như kể trên có nhiều ưu điểm song vẫn chưa đầy đủ. Công ty chưa tiến hành phân loại theo mục đích sử dụng. Còn theo hình thái biểu hiện, kế toán chỉ phản ánh TSCĐHH mà chưa quan tâm đứng mức đến vai trò và ảnh hưởng của TSCĐVH. Trên thực tế, Công ty đã tích luỹ được nhiều loại TSCĐVH như kinh nghiệm , uy tín trên thị trường, đội ngũ thuyền viên và công nhân lành nghề … Không đề cập đến loại tài sản này trên hệ thống sổ sách kế toán sẽ dẫn đến sự sai lệch trong các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty. Do không xác định được TSCĐVH nên Công ty cũng không có định hướng trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển loại tài sản này. Thứ tư: Trong quá trình hạch toán TSCĐ, Công ty vẫn sử dụng TK 142 khi kết chuyển chi phí sửa chữa ngoài kế hoạch và TK 821,721 khi tiến hành thanh lý, nhượng bán TSCĐ mà chưa áp dụng TK 242,711,811 Theo thông tư số 89/2002/TT-BTC. Cụ thể đối với nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán Công ty hạch toán như sau: Xoá sổ TSCĐ : Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 821 : Giá trị còn lại Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ Chi phí phát sinh Nợ TK 821 : Tập hợp chi phí thanh lý, nhượng bán Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331, 111, 112 … Các khoản thu hồi Nợ TK 111, 112, 131, 152 … Có TK 721 : Giá bán (chưa có VAT) Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra Một điểm nữa trong việc sử dụng tài khoản hạch toán là: Công ty vẫn sử dụng TK 2111 để phản ánh đất đai hay chính là giá trị quyền sử dụng đất. Nhưng theo qui định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC thì : “Trường hợp mua TSCĐHH là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐVH” và tài khoản dùng để hạch toán là TK 2131 – Quyền sử dụng đất. Ngoài ra, Công ty cũng chưa sử dụng TK 009–Nguồn vốn khấu hao cơ bản. Thứ năm : Kế toán TSCĐ không mở sổ chi tiết cho từng loại TSCĐ mà ghi chung tất cả trên cùng một sổ. Vì vậy mà số liệu máy tính in ra cuối kỳ chỉ là số liệu tổng hợp tăng, giảm mà không cho biết tình hình về một tài sản cụ thể. Ngoài ra, Công ty mới chỉ có mẫu thẻ TSCĐ ở trên máy mà không in ra thẻ để lưu trong hồ sơ TSCĐ. Thẻ TSCĐ là một chứng từ quan trọng để làm căn cứ hạch toán và cũng là để đối chiếu kiểm tra, do đó không in thẻ này ra sẽ gây khó khăn trong việc theo dõi, quản lý TSCĐ. Liên quan đến tính và trích khấu hao TSCĐ, Công ty sử dụng “Bảng trích khấu TSCĐ” mà không lập bảng tính và phân bổ khấu hao do đó việc tính và phân bổ khấu hao cho các bộ phận sẽ mất thời gian, dẫn đến sai sót. Hơn nữa thông tin phản ánh trên bảng trích khấu hao này không rõ ràng, chưa đầy đủ (không có cột thời gian sử dụng) và còn trùng lặp với “Bảng kê chi tiết TSCĐ” (mẫu “Bảng kê chi tiết TSCĐ” trong phụ lục). Thứ sáu : Trong các trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ, Công ty không lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” mà chỉ căn cứ vào “Quyết định thanh lý” của giám đốc và “Biên bản hợp hội đồng định giá”, hoá đơn cùng các chứng từ thanh toán để kế toán ghi giảm tài sản. Thứ bảy : Hiện nay nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ tại Công ty chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách cấp và do đơn vị tự bổ sung, chưa mở rộng các phương thức huy động vốn khác. Vì thế mà TSCĐ của Công ty chưa được đầu tư liên tục, điều này thể hiện sự kém linh hoạt trong các phương án đầu tư mới TSCĐ và tăng gánh nặng về nhu cầu tiền mặt khi cần mua sắm TSCĐ. II- Một số giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ Vấn đề “Làm thế nào để quản lý chặt chẽ TSCĐ và sử dụng có hiệu quả vốn cố định” là điều mà bất cứ DN nào cũng quan tâm. Vì đây là một trong những yếu tố góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, đạt được mục tiêu lợi nhuận ... Đặc biệt hơn đối với Công ty vận tải thuỷ I khi mà TSCĐ giữ vai trò trực tiếp quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Công ty, thì kế toán TSCĐ cần thiết phải được củng cố và hoàn thiện. Hoàn thiện kế toán TSCĐ không chỉ dừng ở việc thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành mà còn phải áp dụng linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm kế toán tại Công ty. Liên hệ kiến thức đã học với thực tế của Công ty em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để góp phần làm cho kế toán TSCĐ tại đây có hiệu quả hơn. 1) Hoàn thiện kế toán TSCĐ nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ : a) Về qui chế trách nhiệm quản lý TSCĐ trong hệ thống quản lý : Để quản lý chặt chẽ TSCĐ, Công ty cần tiến hành bàn giao, phân cấp quản lý và sử dụng đối với những TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh vận tải cụ thể là các tàu, sà lan….Việc bàn giao trách nhiệm bảo quản và sử dụng tài sản đối với từng thuyền trưởng, thuyền viên sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ, hạn chế tình trạng mất mát, hư hại vật chất do công tác bảo vệ yếu kém gây ra. Song song với biện pháp này, Công ty có thể đưa ra các điều kiện để khen thưởng đối với các bộ phận có thành tích bảo quản và sử dụng có hiệu quả TSCĐ đồng thời cũng đề ra các hình thức kỷ luật cho những đơn vị, cá nhân vi phạm . b) Về phân loại TSCĐ : Kế toán Công ty nên tiến hành phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng như TSCĐ dùng cho sản xuất, dùng cho quản lý, TSCĐ chờ thanh lý… để giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình, cơ cấu TSCĐ hiện có trong mỗi lĩnh vực hoạt động và có kế hoạch xử lý đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tái đầu tư TSCĐ và bảo toàn vốn cố định . Mặt khác, Công ty cần có kế hoạch hàng năm cho việc đầu tư, mua sắm TSCĐ sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh cũng như đặc điểm nghành nghề của Công ty. Cần dựa trên nhu cầu sử dụng TSCĐ thực tế để xác định một cơ cấu TSCĐ hợp lý, đặc biệt là cơ cấu đầu tư giữa máy móc thiết bị và phương tiện vận tải truyền dẫn vì đây là hai loại TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của Công ty. c) Về hệ thống tài khoản sử dụng để hạch toán: Công ty nên điều chỉnh lại hệ thống tài khoản đang sử dụng theo hệ thống tài khoản thống nhất do Bộ Tài chính mới ban hành. Cụ thể, để phản ánh giá trị quyền sử dụng đất, Công ty sử dụng TK 2131. Khi tập hợp chi phí sửa chữa và phân bổ chi phí cho nhiều năm tài chính thì Công ty sử dụng TK 242. Còn đối với nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán, Công ty phải hạch toán như sau: Xoá sổ TSCĐ : Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 811 : Giá trị còn lại Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ Chi phí phát sinh Nợ TK 821 : Tập hợp chi phí thanh lý, nhượng bán Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331, 111, 112 … Các khoản thu hồi Nợ TK 111, 112, 131, 152 … Có TK 711 : Giá bán (chưa có VAT) Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra d) Về hạch toán chi tiết TSCĐ : F Căn cứ để ghi sổ kế toán là các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nên đối với trường hợp nhượng bán hoặc thanh lý TSCĐ, Công ty nên lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” kèm trong bộ hồ sơ TSCĐ giảm để thuận tiện cho việc theo dõi và ghi chép. Mẫu này có thể đươc lập như sau : Đơn vị: Công ty vận tải thuỷ I Mẫu số: 03-TSCĐ Địa chỉ: 78-Bạch Đằng-HN Ban hành theo QĐ số : 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của BTC Biên bản thanh lý TSCĐ Ngày …tháng … năm … Số …………. Nợ :…………….. Có :…………….. Căn cứ quyết định số:.. …ngày…... tháng …. năm .… của ….. ……… …………về việc thanh lý tài sản cố định. I. Ban thanh lý TSCĐ gồm : Ông (bà)……..đại diện …..trưởng ban Ông (bà) …….đại diện……uỷ viên II. Tiến hành thanh lý TSCĐ - Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ………………….. - Số hiệu TSCĐ …….. - Năm sản xuất …. - Năm đưa vào sử dụng: …………… Số thẻ ………………. - Nguyên giá TSCĐ :…………………………….. - Giá trị Hao mòn :……………………………. - Giá trị còn lại của TSCĐ :………………………. III. Kết luận của ban thanh lý TSCĐ ……………………………….. ……………………………… Ngày …. tháng….năm…. Trưởng ban thanh lý (ký, họ tên) IV. Kết quả thanh lý TSCĐ - Chi phí thnh lý TSCĐ :………(viết bằng chữ)……………. - Giá trị thu hồi :……………….(viết bằng chữ)…………….. - Đã ghi giảm (số) thẻ TSCĐ ngày ….tháng….năm…. Ngày …tháng…năm… Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) F Khi hạch toán tăng, giảm TSCĐ ngoài việc lưu tất cả chứng từ có liên quan vào bộ hồ sơ riêng cho mỗi TSCĐ và lập thẻ TSCĐ, kế toán nhất thiết phải vào sổ chi tiết TSCĐ. Khi nhìn vào sổ này ta có thể biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của TSCĐ. Công ty không nên dùng “Bảng kê chi tiết TSCĐ” để thay thế vì thông tin trên bảng này mang lại chưa đầy đủ để theo dõi chi tiết. Sổ chi tiết TSCĐ được mở cho từng loại TSCĐ, từng nhóm TSCĐ chi tiết theo yêu cầu quản lý. Mẫu sổ này có thể được lập theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Sổ chi tiết TSCĐ Loại tài sản …… Stt Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên,đặc điểm, ký hiệu Nước sản xuất Tháng năm đưa vào sử dụng Số hiệu Nguyên giá Khấu hao KH đã tính đến khi ghi giảm Chứng từ Lý do giảm SH NT Tỷ lệ (%) KH Mức KH SH NT 1 Cộng Đặc biệt công ty cũng cần in ra thẻ TSCĐ theo mẫu của bộ tài chính và lưu trong hồ sơ TSCĐ để đảm bảo cho quá trình theo dõi sự biến động của tài sản được dễ dàng hơn. e) Về khấu hao TSCĐ : F Trong quá trình hạch toán khấu hao TSCĐ, Công ty mới chỉ thực hiện việc trích khấu hao vào chi phí dịch vụ vận tải : Nợ TK 6274, 6424 Có TK 214 mà không sử dụng TK 009 – “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” để phản ánh nguồn vốn khấu hao tăng lên khi trích khấu hao vào chi phí đồng thời cũng không phản ánh nguồn vốn khấu hao giảm đi khi sử dụng nguồn vốn này cho các mục đích khác. Hoặc khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán Công ty chỉ phản ánh phần GTCL của TSCĐ vào bên nợ TK 821. Hạch toán như vậy chưa phản ánh được hết tình hình thu hồi vốn đã đầu tư vào TSCĐ thông qua việc trích khấu hao. Vì thế nếu TSCĐ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu thì kế toán phải phản ánh đồng thời bút toán ghi đơn : Nợ TK 009 Việc không sử dụng TK 009 là một thiếu sót trong kế toán khấu hao TSCĐ tại Công ty. Bởi vì có phản ánh đầy đủ thì Công ty mới biết rõ được trong nguồn vốn kinh doanh thì quỹ khấu hao là bao nhiêu, căn cứ vào đó để có kế hoạch sử dụng nguồn vốn khấu hao hợp lý. Chẳng hạn như đầu tư đổi mới tài sản, hoặc khi chưa có nhu cầu đầu tư thì Công ty có thể sử dụng linh hoạt quỹ này phục vụ cho yêu cầu kinh doanh. F Cũng trong kế toán khấu hao TSCĐ, phương pháp khấu hao mà Công ty áp dụng là phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp khấu hao này chưa phản ánh chính xác giá trị hao mòn phương tiện vào chi phí sản xuất kinh doanh của từng kỳ bởi lẽ chi phí khấu hao phương tiện là một khoản chi phí trực tiếp của hoạt động vận tải mà đặc thù của doanh nghiệp vận tải đường sông như Công ty là mang tính chất thời vụ phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu, dòng chảy của sông… Việc hạch toán đúng đắn khoản chi phí này sẽ là căn cứ quan trọng để tạo nguồn bù đắp cho việc tái tạo phương tiện vận tải, cũng đồng thời cho phép tính đúng, tính đủ giá thành dịch vụ vận tải thuỷ, xác định chính xác kết quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy, một mặt để đảm bảo thực hiện đúng theo chế độ quy định thống nhất của Nhà nước, thì Công ty vẫn tính mức khấu hao trung bình hàng năm theo công thức : Mức khấu hao bình Nguyên giá phương tiện vận tải quân năm của = phương tiện vận tải Số năm sử dụng Nhưng mặt khác, để hạn chế tính chất không ổn định của việc hoạt động có tính chất thời vụ thì Công ty vận tải thuỷ I cần xác định mức khấu hao tính vào chi phí hoạt động kinh doanh hàng tháng theo phương pháp : Mức khấu hao Tổng mức KH phương tiện phải tính cho trích trong năm của đội vận tải 1000 Tkm Sản lượng vận tải hàng hoá kế hoạch trong năm Hàng tháng căn cứ vào sản lượng vận tải thực tế để tính mức khấu hao phương tiện cho từng đội : Mức khấu hao Mức khấu hao Sản lượng vận tải phương tiện tháng = tính cho 1000 Tkm x thực tế trong tháng của từng đội hàng hoá của từng đội Nếu thực tế trong năm tại Công ty có sự biến động về phương tiện thì phải điều chỉnh lại mức khấu hao theo nguyên tắc: nếu phương tiện vận tải tăng (giảm) tháng này thì tháng sau mới tính (thôi tính) khấu hao. Tuy nhiên để tính khấu hao theo phương pháp trên phụ thuộc vào sản lượng kế hoạch vận tải trong năm. Mà việc xác định sản lượng kế hoạch đó lại mang tính chất chủ quan. Do đó, để có thể vận dụng có hiệu quả phương pháp khấu hao này tại Công ty đòi hỏi phải xác định sản lượng kế hoạch sát với tình hình vận tải thực tế. Bảng tính và phân bổ khấu hao Tài sản cố định Chỉ tiêu Thời gian sử dụng Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 TK 641 TK 642 TK 335 NG Số KH Đội 1 … I. Số KH đã trích tháng trước II. Số KH TSCĐ tăng trong tháng ….. III. Số KH TSCĐ giảm trong tháng … IV. Số KH phải trích tháng này ….. F Về hệ thống sổ khấu hao, ngoài việc sử dụng “Bảng trích khấu hao TSCĐ” như hiện nay, theo em Công ty nên lập thêm “Bảng tính và phân bổ khấu hao” theo mẫu sau để có đầy đủ thông tin về việc tính và trích khấu hao : 2) Công tác đánh giá TSCĐVH : Công ty cần xác định TSCĐVH của mình như: quyền sử dụng đất có thời hạn, lợi thế thương mại, uy tín doanh nghiệp…và nhanh chóng đưa vào danh mục TSCĐ và thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Việc hạch toán TSCĐVH phải căn cứ vào "Chuẩn mực kế toán TSCĐVH" ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ - BTC và Thông tư 89/2002/TT-BTC hướng dẫn . Có như vậy thì giá trị TSCĐ của Công ty mới được xác định chính xác, đồng thời giúp cho Công ty đánh giá được tầm quan trọng và tập trung phát triển, khai thác giá trị của loại tài sản này. Tuy nhiên, việc xác định giá trị thực tế của các loại TSCĐVH là vô cùng khó khăn. Giải pháp cho vấn đề này là Công ty nên lập Hội đồng định giá TSCĐ vô hình. Hội đồng này ngoài ban lãnh đạo của Công ty còn bao gồm các chuyên viên kiểm toán, chuyên viên định giá tài sản, ...và các cơ quan quản lý cấp trên. Song vấn đề căn bản nhất vẫn là ý thức của Công ty đối với việc xác định, quản lý và hạch toán TSCĐVH của mình. 3) Lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư để tạo lập nguồn vốn cố định : Trong những năm qua, nghành đường sông Việt Nam vẫn chưa được Nhà nước quan tâm đầu tư thoả đáng. Nhiều đoàn tầu, bến cảng già cỗi vẫn phải đưa vào sản xuất kinh doanh đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Thực tế tại Công ty vận tải thuỷ I cho thấy nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ tại Công ty chủ yếu là do nguồn ngân sách cấp và nguồn vốn tự bổ sung. Vì thế, không phải lúc nào Công ty cũng có đủ vốn để trang bị, đổi mới tài sản bởi việc chờ vốn đầu tư của Ngân sách, tích luỹ nguồn vốn tự bổ sung hay vay vốn ngân hàng không phải là điều dễ dàng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Vì vậy, Công ty cần tăng cường hơn nữa công tác tìm kiếm nguồn vốn đầu tư ví như thông qua liên doanh, liên kết, …và thuê TSCĐ. Phương án thuê TSCĐ trong đó thuê tài chính là một biện pháp hữu hiệu giúp Công ty có thể mở rộng hoạt động kinh doanh trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹn. Mặt khác, đối với những TSCĐ chưa cần dùng , ít sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả, Công ty có thể cho các đơn vị khác thuê. Việc này vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản TSCĐ lại vừa mang lại nguồn thu cho Công ty. Trước khi tiến hành thuê hoặc cho thuê TSCĐ, Công ty phải tính toán hiệu quả giữa chi phí bỏ ra với lợi nhuận thu về. 4) Nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán : Để hoàn thiện hạch toán TSCĐ nói riêng và hạch toán kế toán nói chung thì con người là yếu tố đầu tiên cần quan tâm. Để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc, kỹ năng sử dụng máy vi tính cho nhân viên kế toán (tránh tình trạng một người phải đảm đương quá nhiều công việc như hiện nay), Công ty cần thường xuyên tổ chức các lớp dưỡng, các khoá đào tạo ngắn hạn không chỉ củng cố nâng cao năng lực cho các nhân viên mà còn trang bị cho họ khả năng phân tích kinh doanh, tổ chức công việc, kỹ năng sử dụng vi tính …. Nước ta đang trong quá trình hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, công tác kế toán cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Chế độ kế toán cần phải điều chỉnh để phù hợp hơn với thông lệ kế toán quốc tế. Điều này đòi hỏi người làm kế toán phải hiểu sâu về bản chất của từng nghiệp vụ, có khả năng chuyên môn vững vàng để nhanh chóng cập nhật những thay đổi của chế độ và vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm riêng của Công ty. 5) Kiến nghị với cơ quan Nhà nước về chế độ kế toán TSCĐ : F Về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ : Chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC có qui định tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ là: những tài sản có thời gian sử dụng ước tính trên một năm và phải có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (>= 5.000.000 đồng). Giới hạn chi tiết về thời gian sử dụng và giá trị tối thiểu của tài sản như vậy chỉ tiện cho công tác quản lý Nhà nước nhưng không hoàn toàn phù hợp đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Ví như đối với các doanh nghiệp có vốn hoạt động lớn thì tài sản có giá trị trên 5 triệu đồng rất nhiều. Nếu tất cả tài sản trong doanh nghiệp có giá trị trên 5 triệu đồng đều là TSCĐ thì công tác quản lý TSCĐ sẽ rất phức tạp, việc tính khấu hao tốn nhiều thời gian và công sức đồng thời sổ sách, báo cáo chi tiết sẽ rất cồng kềnh, phức tạp trong khi tính chất sử dụng và vai trò của chúng đối với sản xuất chỉ nên xếp vào công cụ dụng cụ. Vì vậy, theo em tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ không nhất thiết phải đưa ra một mức cố định là 5 triệu đồng mà chỉ nên qui định giống như trong Chuẩn mực kế toán quốc tế: một tài sản được ghi nhận là TSCĐ nếu tài sản đó mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp và nguyên giá được xác định một cách đáng tin cậy. F Thực hiện đánh giá lại TSCĐVH trong các doanh nghiệp : Theo chuẩn mực quốc tế IAS (38) về kế toán TSCĐVH có 2 phương pháp đánh giá sau ghi nhận ban đầu là: Phương pháp chuẩn: Theo phương pháp này sau ghi nhận ban đầu TSCĐVH được phản ánh theo nguyên giá trừ (-) khấu hao luỹ kế tức là giá trị còn lại (giá trị ghi sổ), sẽ được ghi giảm xuống mức giá trị có thể thu hồi khi xảy ra giảm giá trị tài sản. Phương pháp thay thế: Theo phương pháp này doanh nghiệp được tự đánh giá lại TSCĐ khi có sự biến động của giá thị trường. Phương pháp này thường áp dụng ở nước có nền kinh tế thị trường phát triển . Thực tế trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay việc đánh giá lại tài sản chỉ mới được thực hiện theo phương pháp chuẩn . Điều đó xuất phát từ nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nên việc đánh giá lại tài sản chỉ được tiến hành khi có sự quyết định của Nhà nước và phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao luỹ kế của TSCĐVH và phản ánh kịp thời vào sổ sách . Ngoài ra việc chỉ áp dụng một phương pháp chuẩn cho công tác đánh giá lại TSCĐVH còn do nguyên nhân chúng ta chưa có đủ chuyên gia có khả năng định giá tài sản, và mọi tài sản chưa được niêm yết trên thị trường ... Trong xu hướng hội nhập với kinh tế thế giới để khắc phục thực trạng trên, Nhà nước cần có các phương hướng đào tạo đội ngũ chuyên gia có khả năng thẩm định, kiểm tra và có biện pháp quản lý tài sản chặt chẽ. F Về giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ : Giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ là chỉ tiêu nói lên số tiền có thể thu hồi được khi tiến hành thanh lý (hay nhượng bán) những tài sản đã hết khấu hao. Nhưng trong công thức xác định mức trích khấu hao theo quy định hiện hành thì lại không tính đến giá trị thu hồi. Mức khấu hao bình Nguyên giá TSCĐ quân năm của TSCĐ Số năm sử dụng (ước tính) Nhưng trên thực tế, có rất nhiều TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán sẽ thu hồi được (hoặc bán được) với một số tiền lớn ví dụ như nhà cửa, ôtô, phương tiện … nếu không tính đến giá trị thu hồi tức là đã gián tiếp làm cho mức khấu hao được hạch toán vào chi phí sản xuất cao hơn thực tế. Mặt khác theo chế độ kế toán của các nước tiên tiến trên thế giới (như kế toán Mỹ), người ta vẫn đưa giá trị thu hồi (được gọi là “giá trị tận dụng”) vào công thức xác định mức khấu hao cho cả phương pháp khấu hao trung bình, khấu hao theo sản lượng và khấu hao nhanh. Và giá trị thu hồi ở đây được coi là chỉ tiêu giới hạn để khống chế tổng mức khấu hao luỹ kế của TSCĐ. Mức khấu hao bình Nguyên giá TSCĐ - Giá trị thu hồi (ước tính) quân năm của TSCĐ Số năm sử dụng (ước tính) Kết luận Trong điều kiện chế độ kế toán nước ta đang từng bước hoàn thiện, việc các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin và tự điều chỉnh phương pháp hạch toán cho phù hợp với doanh nghiệp mình là cần thiết. Sau một thời gian thực tập tại Công ty vận tải thuỷ I, có điều kiện được tiếp xúc thực tế, đi sâu vào công tác kế toán tại Công ty nói chung, kế toán TSCĐ nói riêng em thấy việc hạch toán này vẫn còn nảy sinh không ít khó khăn phức tạp cần giải quyết. Chỉ khi TSCĐ được đánh giá một cách đầy đủ, được hạch toán một cách chính xác thì thông tin thể hiện trên Báo cáo tài chính mang lại mới trung thực và nhà quản trị mới ra được những quyết định đầu tư đúng đắn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Do đó, việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ theo đúng chế độ kế toán do Nhà nước qui định trên cơ sở phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, em đã tập trung nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty vận tải thuỷ I” để có điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để nâng cao trình độ của mình. Nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Rất mong các thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.Ngô Trí Tuệ và sự quan tâm giúp đỡ của tập thể các cô chú, anh chị trong phòng tài vụ Công ty vận tải thuỷ I để em có thể hoàn thành luận văn này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37090.doc
Tài liệu liên quan