Luận văn Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học

Số dư có tài khoản 334( hoặc tài khoản 3388) phản ánh số tiền lương chưa thanh toán( hoặc chưa phân phối ) cho người lao động. Việc kiểm tra số dư cuối kỳ của các tài khoản này thường được kiểm toán viên tại AISC thực hiện bằng biện pháp phân tích biến động và thu thập giải trình của kế toán. Đối với Công ty khách hàng có số dư nhỏ như Công ty ABC biện pháp này là phù hợp, tuy nhiên tại một số doanh nghiệp có lương theo đơn giá tiền lương thì viêc trình bày số dư cuối kỳ còn ảnh hưởng đến nhân sự việc giao đơn giá tiền lương năm sau. Nếu số dư tiền lương chưa phân phối lớn thì đơn giá tiền lương sẽ thấp và ngược lại. Do đó, khả năng phát sinh sai phạm tại khoản mục này là khách hàng sẽ hạch toán phân phối tạm thời quỹ lương này. Kiểm toán viên nên lập Bảng theo dõi các khoản lương chưa thanh toán cuối kỳ và thu thập xác nhận của người lao động. Lập Bảng theo dõi các khoản lương chưa thanh toán cuối kỳ: kiểm toán viên thu thập danh sách các cá nhân chưa nhận lương( toàn bộ hoặc chọn mẫu), theo dõi thời gian nhân viên nhận lại các khoản này. Nếu đến ngày tiến hành kết thúc kiểm toán, các khoản này vẫn chưa được thanh toán thì tiến hành điều tra thực tế hoặc lấy xác nhận của Ban Giám đốc. Việc thu thập xác nhận của người lao động: thủ tục này chỉ được thực hiện khi phát hiện khả năng sai phạm trong thủ tục thứ nhất. Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp các xác nhận số dư cuối kỳ của tiền lương chưa nhận, kiểm tra chữ ký và đối chiếu với các Hợp đồng lao động. Thủ tục này có vai trò lớn trong việc xác định công nợ của doanh nghiệp đối với công nhân viên trong đơn vị đồng thời kiểm tra tính chính xác trong trình bày và khai báo trên Báo cáo tài chính, phản ánh trung thực khoản thu nhập thực tế của người lao động. Vì vậy, trong các cuộc kiểm toán tại các doanh nghiệp có khả năng sai phạm tiềm tàng về việc trình bày và khai báo số dư tiền lương, kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán nêu trên và coi đó là những thủ tục kiểm tra chi tiết. Bên cạnh đó, AISC cũng có thể từng bước hoàn thiện các chương trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, nơi mang nặng cơ chế quản lý cấp phát về quỹ lương nói riêng và các khoản chi phí nói chung.

doc109 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quý II 848.017.500 4.257.115.964 19.92% Quý III 863.460.000 4.383.045.685 19.70% Quý IV 871.200.000 4.353.823.088 20.01% Tổng 3.425.307.750 17.200.825.726 19.91% Năm trước 3.368.037.526 16.950.365.000 19.87% Qua phân tích, kiểm toán viên không nhận thấy biến động bất thường trong tổng chi phí lương giữa các quý. Cũng như tại ABC, kiểm toán tiếp tục thực hiện phân tích việc phân bổ lương cho các đối tượng. Bảng 19: Phân bổ chi phí tiền lương tại Công ty XYZ Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Khách hàng: XYZ Mục đích: Phân bổ chi phí tiền lương Niên độ kiểm toán: 31/12/2004 Ngày Người TH Người ktr Mã số: Trang: Chỉ tiêu TK 622 TK 6271 TK 6421 Tổng Quý I 425.000.250 150.025.000 267.605.000 842.630.250 Quý II 484.360.500 136.982.000 226.675.000 848.017.500 Quý III 562.036.500 142.369.250 159.054.250 863.460.000 Quý IV 459.923.500 140.589.500 270.687.000 871.200.000 Tổng 1.930.996.750 569.965.750 924.345.250 3.425.307.750 Từ số liệu qua hai bảng trên, kiểm toán viên nhận thấy tuy không có biến động bất thường trong tổng chi phí lương giữa các quý nhưng trong từng loại chi phí lại có biến động khá lớn. Ví vậy, kiểm toán viên tiến hành phân tích việc lương trả cho người lao động Việt Nam và người Nhật Bản gắn liền với các thay đổi nhân sự để tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động này. Bảng 20 : Phân tích lương trả cho lao động Việt Nam tại Công ty XYZ Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Khách hàng: XYZ Mục đích: Phân tích lương trả lao động Việt Nam Niên độ kiểm toán: 31/12/2004 Ngày Người TH Người ktr Mã số: Trang: Chỉ tiêu Tổng lương (đồng) Số CNV (người) Lương trung bình/người/tháng (đồng) Quý I 570.392.250 256 743.089 Quý II 597.265.500 270 737.365 Quý III 599.860.368 272 735.123 Quý IV 573.941.250 255 750.250 Tổng 2.341.459.368 741.202 NX: Tiền lương trả cho lao động Việt Nam không có biến động bất thường Do có sự biến động lớn trong cơ cấu chi phí nhân công mà qua bước kiểm tra tiền lương của lao động Việt Nam không nhận thấy sự thay đổi đáng kể nào, kiểm toán viên tiếp tục lập bảng phân tích lương trả cho người lao động Nhật Bản. Bảng 21 : Phân tích lương trả cho lao động Nhật Bản tại Công ty XYZ NX: Chi phí tiền lương trả cho các nhân viên Nhật Bản cao, không có biến động bất thường Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Khách hàng: XYZ Mục đích: Phân tích lương trả lao động Nhật Bản Niên độ kiểm toán: 31/12/2004 Ngày Người TH Người ktr Mã số: Trang: Chỉ tiêu Tổng lương (đồng) Số CNV (người) Lương trung bình/người/tháng (đồng) Quý I 272.238.000 5 18.149.200 Quý II 250.752.000 6 13.930.667 Quý III 263.599.632 8 10.983.318 Quý IV 297.258.750 6 16.514.375 Tổng 1.083.848.382 14.451.311 Tiền lương thanh toán cho người nước ngoài dang làm việc tại Công ty đều do Phó giám đốc quyết định. Kiểm toán viên đối chiếu số liệu ghi sổ với số liệu trên bảng tổng hợp lương chuyên gia mà Công ty XYZ lập. Qua phân tích cho thấy trong từng loại chi phí lại biến động khá lớn là do mức tiền lương trả cho chuyên gia Nhật cao, mặt khác có sự biến động về nhu cầu sử dụng chuyên gia theo từng quý. Cũng từ đây, kiểm toán viên cho rằng mức lương cho chuyên gia tại doanh nghiệp như vậy đủ điều kiện đóng thuế TNCN. 2.2.2.3. Khảo sát nghiệp vụ và kiểm tra chi tiết. Sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết, việc kiểm tra này chủ yếu tập trung vào các thủ tục kế toán có hệ thống kiểm soát yếu hoặc các khoản mục phát sinh chênh lệch và có biến động lớn sau khi phân tích. Các thủ tục thực hiện bao gồm: Khảo sát nhân viên khống Kiểm tra các khoản tính dồn về tiền lương và các khoản trích theo lương Kiểm tra việc thanh toán lương Kiểm tra việc sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ Kiểm toán viên kiểm tra lần lượt từng tài khoản có liên quan một cách đan xen đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các sai phạm trên tài khoản tới các khoản khác để có thể bao quát hết được những sai phạm tiềm tàng đối với toàn bộ chu trình. Khảo sát nhân viên khống: Để tiến hành khảo sát nhân viên khống, kiểm toán viên tiến hành chọn ngẫu nhiên một số nhân viên trên danh sánh trả lương của đơn vị, tiến hành kiểm tra ngược Hồ sơ cá nhân, Hợp đồng lao động được lưu trữ trên Phòng Nhân sự. Kiểm toán viên chú ý kiểm tra chữ ký trên bảng chấm công với chữ ký trên bảng lĩnh lương và chữ ký trên hợp đồng lao động của nhân viên được chọn. Điều này nhằm mục đích kiểm tra khả năng đơn vị trả lương cho người hết hạn hợp đồng. Tại ABC Do tính chất phức tạp và quy mô lớn của cơ cấu lao động nên việc kiểm tra chi tiết và khảo sát các nghiệp vụ tại ABC được kiểm toán viên thực hiện với mức độ thận trọng cao, số lượng mẫu chọn theo đó cũng lớn tương xứng. Trong việc khảo sát nhân viên khống tại ABC, kiểm toán viên chọn ra 25 trường hợp trong danh sách trả lương tại đơn vị rồi tiến hành kiểm tra đối chiếu. Bảng 22 : Kiểm tra nhân viên thực tế tại công tại ABC Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Khách hàng: ABC Mục đích: Kiểm tra nhân viên thực tế Niên độ kiểm toán: 31/12/2004 Ngày Người TH Người KTr Mã số: Trang: STT Họ và tên Chức danh Tiền lương (1) (2) 1 Nguyễn Thanh Vân Quản đốc 1.550.000 2 Nguyễn Ngọc Dung Văn phòng 873.000 3 Phạm Thanh Thuỷ Công nhân 1.315.650 4 Văn Như Cương Công nhân 1.012.500 ... … … … … … (1) Kiểm tra hợp đồng lao động tại phòng nhân sự (2) Kiểm tra lao động thực tế tại bộ phận làm việc. NX: Tại đơn vị không có hiện tượng nhân viên khống. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thận trọng cũng như tính hoài nghi nhề nghiệp thích đáng, kế toán viên cho rằng có khả năng tồn tại một số lao động tái ký hợp đồng vào cuối năm nhưng đã hết hạn hợp đồng trước đó mà Công ty không lập hợp đồng mới tại thời điểm hết hợp đồng cũ và Công ty vẫn tiến hành thanh toán lương cho những đối tượng này. Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp danh sách các nhân viên đã hết hạn nhận hợp đồng trong năm và tiến hành chọn 25 mẫu kiểm tra tình trạng lao động thực tế và kiểm tra tính kịp thời trong việc kí kết hợp đồng mới. Bảng 23: Kiểm tra nhân viên hết hạn hợp đồng tại Công ty ABC Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Khách hàng: ABC Mục đích: Kiểm tra nhân viên hết hạn hợp đồng Niên độ kiểm toán: 31/12/2004 Ngày Người TH Người Ktr Mã số: Trang: STT Họ và tên Chức danh Ngày hết hạn Tình trạng hiện tại Ngày tái ký Chuyển Đang làm việc 1 Phạm Ngọc Công nhân 31/08/04 & 2 Lê Phước Công nhân 15/06/04 @ 31/12/04 3 Trịnh Cường Lái xe 30/04/04 & 4 Trần Công Vật tư 15/09/04 X 15/09/04 5 Bùi Sang Kế toán 15/09/04 X 15/09/04 … … … … … … … &: Đã chuyển công tác @: Vi phạm quy chế kí kết hợp đồng lao động X: Tuân thủ quy chế kí kết hợp đồng lao động NX: Qua kiểm tra cho thấy có 05 trường hợp chưa tái ký Hợp đồng lao động năm 2004 nhưng vẫn được thanh toán lương và có đóng BHXH đầy đủ. Kiểm tra các khoản thanh toán lương Để kiểm tra các khoản tính dồn về tiền lương , kiểm toán viên thu thập các Bảng tổng hợp thanh toán lương, Bảng thanh toán lương( tách riêng cho văn phòng và các phân xưởng), Bảng thanh toán phụ cấp, sau đó đối chiếu với sổ và chứng từ chi tương ứng. Qua chọn mẫu 25 nhân viên bất kỳ, kiểm toán viên nhận thấy trên bảng lĩnh lương có một chữ ký xác nhận lĩnh hộ lương cho 05 nhân viên văn phòng với tổng số tiền là 8.326.655đ. Qua phỏng vấn được biết những người này đều đang làm việc tại Công ty và có nhờ một người ký nhận lương hộ trong khi đi vắng. Kiểm tra việc trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. Để kiểm tra việc trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, kiểm toán viên tiến hành xem xét các Biên bản đối chiếu số liệu nộp BHXH của từng quý. Bảng 24: Biên bản đối chiếu số liệu nộp BHXH Quý III Năm 2004 tại Công ty ABC Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Khách hàng: ABC Mục đích: Kiểm tra Biên bản đối chiếu số liệu nộp BHXH Niên độ kiểm toán: 31/12/2004 Ngày Người TH Người KTr Mã số: Trang: Chỉ tiêu Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch 1. Số lao động 576 576 0 2.Tổng quỹ lương 1.012.755.385 1.012.755.385 0 3.BHXH phải nộp 232.933.739 232.933.739 0 4.Số kỳ trước mang sang Thừa Thiếu 5.Số đã nộp trong quý 232.933.739 232.933.739 0 6. Số chuyển sang kỳ sau Thừa Thiếu Qua đối chiếu các Biên bản nộp BHXH do khách hàng cung cấp, kiểm toán viên nhận thấy có chênh lệch tương đối lớn về số bảo hiểm phải nộp giữa các quý. Kiểm toán viên tiến hành xác minh nguyên nhân của sự thay đổi này bằng cách thu thập các Danh sách lao động điều chỉnh mức lương, phụ cấp nộp BHXH ( của cả 12 tháng); Danh sách thu BHXH, BHYT ( kèm theo có Bảng giải trình của doanh nghiệp) Bảng 25: Danh sách lao động điều chỉnh mức lương, phụ cấp nộp BHXH Tháng 9/2004 tại Công ty ABC STT Họ tên Số sổ Bhxh Mức lương đóng BHXH Truy thu, thoái thu Ghi chú Cũ Mới thay đổi Thời gian Tăng Giảm 1 Ngô Thừa Ân BT2560 1.78 1.78 2 tháng 3.56 nghỉ việc từ T4-T12 2 Trần Nhật Tân BT1530 2.2 2.2 5 tháng 11.1 chuyển tháng 4 3 Lý Công Uẩn BT6951 2.92 3.76 1 tháng 0.84 tăng lương 4 Lê Vân BT1232 1.78 1.78 2tháng 3.56 Nghỉ việc từ T6-T12 … … ... ... ... ... ... ... ... ... Qua kiểm tra, kiểm toán viên nhận xét tại đơn vị, việc theo dõi và hạch toán các khoản BHXH, BHYT đã đảm bảo phản ánh, cung cấp các thông tin, số liệu cho cấp trên cũng như cơ quan chức năng kịp thời, chính xác. Mặt khác, kiểm toán viên nhận thấy việc đăng ký, trích nộp đầy đủ các khoản này của đơn vị chính là công cụ đảm bảo, giúp đỡ cho người lao động trong lúc khó khăn, bệnh tật, giúp họ yên tâm hơn trong lao động sản xuất. Đối với KPCĐ, kiểm toán viên thu thập và xem xét Bảng trích nộp KPCĐ lên Tổng công ty của ABC sau đó đối chiếu số tổng tiền lương trên bảng này với tiền lương trên sổ sách kế toán . Bảng số 26 : Kiểm tra trích nộp KPCĐ tại Công ty ABC Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Khách hàng: ABC Mục đích: Kiểm tra trích nộp KPCĐ Niên độ kiểm toán: 31/12/2004 Ngày Người TH Người KT Mã số: Trang: Chỉ tiêu Tổng tiền lương KPCĐ Đã nộp Ghi chú Tháng 1 432.023.654 8.640.473 8.640.473 @ Tháng 2 420.365.025 8.407.300 8.407.300 @ Tháng 3 460.543.695 9.210.874 9.210.874 @ … … … … … @: Đã kiểm tra, đối chiếu phiếu hạch toán của Tổng công ty, phiếu, chứng từ chi, sổ lương . Nhận xét: Tại đơn vị, KPCĐ được phản ánh, trích nộp trung thực, hợp lý Để xác minh liệu các khoản chi BHXH, PKCĐ có được sử dụng đúng mục đích không, kiểm toán viên kiểm tra chi tiết 10 trường hợp mỗi loại. Bảng số 27: Kiểm tra chi tiết sử dụng BHXH, KPCĐ tại ABC Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Khách hàng: ABC Mục đích: Kiểm tra chi tiết sử dụng BHXH, KPCĐ. Niên độ kiểm toán: 31/12/2004 Ngày Người TH Người KT Mã số: Trang: Chứng từ Nội dung Số tiền (1) (2) SH NT UNC 36 15/03 chi tiền Bhxh Ô.Hà ốm 360.000 X x LC 68 25/06 Chi tiền Bhxh cô Thuỷ nghỉ đẻ 1.521.000 X x Phiếu chi 67 08/03 Chi tiền KPCĐ vé xem phim 08/03 200.000 X @ UNC 90 2/09 Chi tiền KPCĐ 2/9 600.500 X @ Phiếu chi 100 31/10 Chi tiền thăm quan, nghỉ mát 5.321.000 X x … … ... ... ... ... (1) : kiểm tra sự khớp đúng số tiền trên sổ sách, chứng từ kèm theo (2): kiểm tra thủ tục phê duyệt x: thoả mãn điều kiện kiểm tra @:không thoả mãn điều kiện kiểm tra. Qua xác minh hai trường hợp không đủ chữ ký phê duyệt của Ban Giám đốc, kiểm toán viên được đơn vị giải thích do đó là các khoản chi tất yếu, nhưng do Giám đốc đi vắng không ký được, đơn vị sẽ hoàn tất thủ tục sau. Ngoại trừ các sai phạm mang tính thủ tục kiểm toán viên đánh giá tại đơn vị việc sử dụng các khoản BHXH, KPCĐ đã phản ánh hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu . Cuối cùng, kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm tra các khoản tính dồn về tiền lương và trích theo lương. Thủ tục này nhằm khẳng định tính trung thực của các số dư dồn tích. Để thực hện thủ tục này, kiểm toán viên tiến hành tham khảo số liệu kiểm toán năm trước, đồng thời tiến hành lập Bảng phân tích số dư tài khoản trong kỳ nhằm kiểm tra việc hạch toán và bảo đảm số dư trên các tài khoản này là hợp lý. Bảng 28 : Phân tích số dư tài khoản tại ABC Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Khách hàng: ABC Mục đích: Phân tích số dư tài khoản. Niên độ kiểm toán: 31/12/2004 Ngày Người TH Người KT Mã số: Trang: Tài khoản SD ĐK PS.Nợ PS.Có SDCK TK 334 377.881.168 6.731.797.903 6.792.340.517 197.339.062 TK 3382 1.882.158 2.718.822 3.919.038 3.082.372 TK 3383 4.385.976 27.074.837 29.805.731 7.116.880 TK 3384 1.590.752 5.475.410 4.470.860 586.202 Qua kiểm tra, đối chiếu với kết quả kiểm toán năm trước, kiểm toán viên nhận thấy số dư trên các tài khoản 334, 3382, 3383, 3384 đã phản ánh trung thực, hợp lý. Tại XYZ Khảo sát nhân viên khống: Để tiến hành khảo sát nhân viên khống, tương tự như tại ABC, kiểm toán viên tiến hành chọn 20 nhân viên trên danh sánh trả lương của đơn vị, tkiểm tra ngược tới Hồ sơ cá nhân, Hợp đồng lao động được lưu trữ trên Phòng Nhân sự. Tiếp theo đó, kiểm toán viên cũng lựa chọn 20 hợp đồng hết hạn lao động để kiểm tra việc tái ký hợp đồng cúng như thanh toán lương cho các đối tượng này tại đơn vị. Tại công ty XYZ, kiểm toán viên kết luận không có hiên tượng nhân viên khống và việc ký kết hợp đồng lao động được thực hiện đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời. Kiểm tra các khoản thanh toán lương Để kiểm tra các khoản tính dồn về lương, kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu một bảng thanh toán lương, trong đó chọn ra 10 nhân viên để kiểm tra chi tiết. Kiểm toán viên độc lập thực hiện việc tính toán lại các con số trên bảng tính của đơn vị rồi đối chiếu. Bảng 29 : Kiểm tra chi tiết tính lương tại XYZ Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Khách hàng: XYZ Mục đích: Kiểm tra chi tiết tính lương Niên độ kiểm toán: 31/12/2004 Ngày Người TH Người KT Mã số: Trang: STT Họ tên Chức danh Sổ sách (đ) Thực tế (đ) Chênh lệch 1 Vũ hà Qđốc 1.036.500 1.035.124 1.376 2 Lê lai K.toán 815.150 815.150 0 ... ... ... ... ... ... Tổng 22.135.368 22.115.652 19.716 Chênh lệch số tiền nhỏ không đáng kể, mặt khác những chênh lệch này đều là do làm tròn số của kế toán, do đó kiểm toán viên nhận định việc tính lương của đơn vị được tính toán chính xác, hợp lý. Để kiểm tra chi tiết các khoản thanh toán lương, kiểm toán viên thực hiện chia lương của đơn vị thành 2 loại: lương cho lao động Việt Nam và lương trả cho lao động nước ngoài rồi từ đó thực hiện kiểm tra. Đối với lao động Việt Nam, kiểm toán viên chọn ra 20 trường hợp từ các bảng thanh toán lương, xem xét việc phê chuẩn, ký nhận, phiếu chi lương kèm theo. Đối với tiền lương trả cho lao động Nhật Bản, do số lượng chuyên gia ít và quy mô số tiền lớn, kiểm toán viên kiểm tra 100% các trường hợp. Bảng 30 : Kiểm tra chi tiết thanh toán lương tại XYZ Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Khách hàng: XYZ Mục đích: Kiểm tra chi tiết thanh toán lương Niên độ kiểm toán: 31/12/2004 Ngày Người TH Người KT Mã số: Trang: STT Họ tên Bộ phận Tiền lương (VNĐ) Thuế TNCN phải nộp Còn lĩnh (VNĐ) 1 Lee Juong V.P 20.020.000 1.202.000 18.818.000 2 Han suck V.P 15.400.000 740.000 14.660.000 3 Coco Jan V.P 25.000.000 2.2000.000 22.800.000 4 Kown Dong Q.đốc 15.260.000 726.000 14.534.000 5 Han Teake Q.đốc 12.000.000 400.000 11.600.000 6 Trần Hà CN 752.267 0 752.267 7 Lý Dinh Lái xe 1.025.069 0 1.025.069 ... ... ... ... ... ... NX: Việc thanh toán lương tại công ty được phản ánh trung thực, hợp lý. Kiểm tra việc trích nộp, sử dụng BHXH, BHYT Tương tự như tại ABC, để kiểm tra việc trích nộp BHXH, BHYT kiểm toán viên tiến hành thu thập, đối chiếu Biên bản đối chiếu số liệu nộp BHXH của từng quý; danh sách lao động điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT; danh sách thu BHXH, BHYT; bản giải trình của doanh nghiệp ...kiểm toán viên nhận xét tại đơn vị đã thực hiện trích nộp các khoản này đầy đủ, hợp lý. Đối với việc xác minh liệu các khoản chi BHXH, KPCĐ có được sử dụng đúng mục đích không, giống như tại ABC kiểm toán viên kiểm tra chi tiết 10 trường hợp mỗi loại, trong đó xem xét đến tính hợp lý, phê chuẩn của các khoản này cũng như các chứng từ chi kềm theo và các bút toán định khoản trên sổ sách kế toán. Kiểm toán viên nhận xét tạị XYZ các khoản này được chi tiêu, ghi sổ hợp lý. Đối với các khoản thuế TNCN, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán trong phần hành kiểm toán thuế, tại chu trình tiền lương và nhân viên chỉ thực hiện xem xét việc kê khai thu nhập để tính thuế đã đầy đủ chưa. Do các khoàn này chỉ phát sinh đối với người nước ngoài, đã được kiểm tra chi tiết toàn bộ tổng thể, kiểm toán viên nhận định quá trình kiểm soát thu nhập tính thuế TNCN rất chặt chẽ. Cuối cùng, kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm tra các khoản tính dồn về tiền lương và trích theo lương nhằm khẳng định tính trung thực của các số dư dồn tích. Kiểm toán viên đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với số liệu đã được kiểm toán năm trước, đồng thời tiến hành lập Bảng phân tích số dư tài khoản trong kỳ nhằm kiểm tra việc hạch toán và bảo đảm số dư trên các tài khoản này là hợp lý. Bảng 31 : Phân tích số dư tài khoản tại XYZ Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Khách hàng: XYZ Mục đích: Phân tích số dư tài khoản. Niên độ kiểm toán: 31/12/2004 Ngày Người TH Người KT Mã số: Trang: Tài khoản SD ĐK PS.Nợ PS.Có SDCK TK 334 26.265.000 3.400.307.750 3.425.307.750 51.265.000 TK 3383 5.265.025 650.061.550 685.061.550 40.265.025 TK 3384 800.500 90.100.232 102.759.232 11.858.500 NX: số dư trên các tài khoản 334, 3383, 3384 đã được phản ánh trung thực, hợp lý. * Nhận xét quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại hai Công ty ABC và XYZ do AISC thực hiện. Thứ nhất: Đối với mỗi cuộc kiểm toán, việc thiết kế các thủ tục kiểm toán phụ thuộc rất lớn vào sự xét đoán của kiểm toán viên, không có một chương trình mẫu chung cho mọi trường hợp. Qua hai cuộc kiểm toán chúng ta đã thấy được tính sáng tạo trong việc thiết kế các phương pháp thu thập bằng chứng. Các kiểm toán viên tại AISC đều sử dụng óc xét đoán nghề nhạy bén, từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán hợp lý, tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn có đượccác bằng chứng thích hợp, đầy đủ. Thứ hai: Khác với ABC là khách hàng thường xuyên, XYZ là một khách hàng mới, được đầu tư bằng 100% vốn nước ngoài, do ông Kim Hye Joon quốc tịch Nhật đứng dầu, do đó AISC có thực hiện đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng này nhưng quá trình đó diễn ra nhanh chóng. Thứ ba: Việc lựa chọn kiểm toán viên tham gia: kiểm toán viên tham gia kiểm toán tại Công ty ABC phần lớn là những người đã thực hiện cuộc kiểm toán năm trước, có đầy đủ kinh nghiệm và hiểu biết về ngành nghề kinh doanh cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Ngoài ra, khi thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên đều sử dụng tối đa tài liệu sẵn có từ năm trước làm bằng chứng. Thứ tư: Do dặc thù của XYZ là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nên không thực hiện trích KPCĐ, nhưng khoản tiền lương trả cho các chuyên gia rất cao, kiểm toán viên chú ý và thực hiện kiểm tra toàn bộ các trường hợp này nhằm xem xét sự biến dộng lương cũng như việc kê khai thu nhập chịu thuế các cá nhân này. Thứ năm: Hệ thống kiểm soát nội bộ có tác động đến quy mô mẫu chọn kiểm tra chi tiết. Trong quy trình kiểm toán tại AISC, kiểm toán viên tiến hành tính số mẫu chọn, số lượng mẫu chọn có phụ thuộc vào kết quả kiểm toán trước đó để tăng hay giảm quy mô hợp lý. Tại Công ty ABC, quá trính phân phối lương diễn ra phức tạp, khó có thể quản lý chặt chẽ, kiểm toán viên thiết kế các khảo sát lương khống tập trung vào tính và thanh toán lương. Trong khi đó, tại XYZ việc tính lương thực hiện đơn giản, khả năng phát sinh gian lận thấp bởi được kiểm tra bởi chính người lao động, do đó kiểm toán viên chủ yếu tập trung vào khảo sát nhân viên khống. 2.2.3 Kết thúc kiểm toán . P Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán Đối với kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại Công ty ABC, kiểm toán viên tiến hành xem xét, phỏng vấn nhằm xác nhận sự kiện có thể dẫn đến yêu cầu đơn vị dược kiểm toán phải điều chỉnh hoặc thuyết minh trong Báo cáo tài chính cần phải tiến hành vào thời điểm gần ngày ký báo cáo kiểm toán như: các biến động về nhân sự cấp cao do mâu thuẫn, bất đồng nội bộ, các biến động về nhân sự chủ chốt có khả năng làm gián đoạn sản xuất, các sự kiện về thay đổi chính sách, quy chế, thể thức tính và thanh toán lương một cách bất thường từ phía các nhà quản trị, các sự kiện về tranh chấp Hợp đồng lao động... P Công tác kiểm tra, soát xét, phát hành Báo cáo kiểm toán Kiểm tra độc lập: Công việc kiểm tra độc lập do bộ phận tổng hợp trực thuộc Phòng Nghiệp vụ và nhóm tư vấn thực hiện, nhằm mục đích giúp cho phụ trách Phòng Nghiệp vụ, Ban Giám đốc xem xét lại lần cuối cùng các Hồ sơ kiểm toán. Nhóm tổng hợp có trách nhiệm xem xét các vấn đề như: việc tuân thủ các quy định tổ chức Hồ sơ kiểm toán, các kỹ thuật kiểm toán quan trọng đối với từng hồ sơ, các Chế độ Kế toán tài chính đã được áp dụng so với các Chế độ Kiểm toán tài chính đã được Bộ Tài Chính phê duyệt… Duyệt dự thảo báo cáo tài chính: Căn cứ vào hồ sơ do Phòng Nghiệp vụ chuyển đến, Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ phê duyệt toàn bộ dự thảo các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán và chuyển lại cho Phòng Nghiệp vụ để hoàn chỉnh. Gửi bản thảo để lấy ý kiến: Sau khi khách hàng đồng ý về các điều chỉnh, bản thảo gửi đi được đóng thành tập và lưu một bộ vào Hồ sơ kiểm toán. Hoàn chỉnh báo cáo lần cuối: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán được Công ty ABC, XYZ ký trước trên các báo biểu và sau đó trình cho phụ trách Phòng Nghiệp vụ. Phụ trách Phòng Nghiệp vụ đệ trình Giám đốc ký duyệt cùng với tờ trình của Phó Giám đốc. Phát hành báo cáo chính thức: Căn cứ vào tờ trình của Phó Giám đốc, Giám đốc Công ty phê duyệt Báo cáo kiểm toán chính thức. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán được phát hành 6 bộ, trong đó có một bộ để lưu trong hồ sơ kiểm toán. Việc chuyển giao các báo cáo tài chính đã được kiểm toán do nhóm trưởng hoặc phụ trách Phòng Nghiệp vụ giao tận tay cho Ban Giám đốc Công ty ABC, XYZ . Cả hai đơn vị này đều được kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần về Báo cáo tài chính đã lập. Trích Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính của Công ty ABC Báo cáo kiểm toán Về Báo cáo tài chính cho kỳ hoạt động từ 01/01/2004 đến 31/12/2004 của Công ty ABC Kính gửi: Giám đốc Công ty ABC Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2004, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Thuyết minh Báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2004 của Công ty ABC được trình bày từ trang 5 đến trang 19 kèm theo. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Giám đốc Công ty. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính này căn cứ trên kết quả kiểm toán của chúng tôi. Cơ sở ý kiến Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Quy chế kiểm toán độc lập hiện hành ở Việt Nam ban hành theo Nghị định số 105/CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ, Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài chính. Các chuẩn mực và Quy chế này yêu cầu công việc kiểm toán lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Chúng tôi đã tiến hành việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, thu thập các bằng chứng xác minh những thông tin trên Báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các Báo cáo tài chính. Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi. ý kiến của kiểm toán viên Theo ý kiến chúng tôi, Báo cáo tài chính cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2004 đến 31/12/2004 đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2004. Các Báo cáo được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định có liên quan. Ngoài ra, để tư vấn, củng cố nề nếp tài chính cũng như nâng cao hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và hệ thống kế toán nói riêng của khách hàng, AISC phát hành bộ Thư quản lý kèm theo. Đối với chu trình tiền lương và nhân viên tại cả hai Công ty ABC và XYZ, kiểm toán viên đưa ra kiến nghị, tư vấn về hệ thống kiểm soát nội bộ như sau: Tại ABC Hệ thống tuyển dụng: Đơn vị đã có quy chế tuyển dụng cũng như kế hoạch đào tạo rõ ràng. Tuy nhiên việc tái ký kết hợp đồng hết hạn còn chậm, không đảm bảo yếu tố thời gian, dễ phát sinh các sai phạm. Công tác tính lương, trích nộp các khoản theo lương: tại đơn vị đã thực hiện rất tốt việc tính lương, trích nộp các khoản theo lương, có đầy đủ biên bản , thủ tục cũng như đối chiếu giữa các bên liên quan. Thanh toán lương: Cần phải có quy chế chặt chẽ hơn trong việc thanh toán cho nhân viên đi vắng chưa lĩnh để tránh những bất đồng có thể xảy ra trong nội bộ đơn vị. Đơn vị không nên cho lĩnh hộ lương tuỳ ý, số tiền nhân viên đi vắng chưa lĩnh nên được giữ lại, phản ánh trên tài khoản “Phải trả khác”: Nợ 334: 8.326.655đ Có 3388: 8.326.655đ Khi công nhân viên lĩnh lương, kế toán ghi sổ như sau: Nợ 3388: 8.326.655đ Có 111: 8.326.655đ Sử dụng các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ: Cần có đầy đủ thủ tục phê duyệt của Ban Giám đốc trong các khoản chi này nhằm hạn chế việc chi không đúng mục tiêu, vượt quá số cho phép. Tại XYZ Hệ thống tuyển dụng: Đơn vị đã thực hiện nghiêm túc, kịp thời việc ký kết và tái ký hợp đồng lao động. Công tác tính lương, trích và nộp các khoản theo lương: Thực hiện rất tốt việc tính, trích nộp, kê khai các khoản lương, BHXH, BHYT. Thanh toán lương: Có quy chế chặt chẽ và thực hiện đúng theo quy chế ban hành trong việc thanh toán lương. Sử dụng các khoản BHXH, BHYT : các khoản chi đều hợp lý, đầy đủ thủ tục phê duyệt. chương III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AISC thực hiện 3.1. nhận xét về kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện Từ thực tiễn kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2004 của Công ty ABC cho thấy việc thực hiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên đã được tuân thủ một cách thống nhất theo trình tự kiểm toán đã được xây dựng, tuân theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam. Việc chấp hành các chuẩn mực kiểm toán đã trở thành một nề nếp làm việc cho các kiểm toán viên trong Công ty. Tuy nhiên, với từng đặc điểm cụ thể về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên đều có sự vận dụng các thủ tục kiểm toán một cách linh hoạt, sáng tạo để có thể đạt được hiệu quả kiểm toán cao nhất trong giới hạn chi phí và thời gian cho phép, đồng thời đưa ra đánh giá, kết luận kiểm toán có độ tin cậy cao cho khách hàng và người sử dụng thông tin. Qua việc xem xét quá trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại Công ty AISC có thể rút ra một vài nhận xét sau: 3.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán bao gồm việc tiếp cận với khách hàng, lập kế hoạch tổng quát và kế hoạch kiểm toán chi tiết. Tiếp cận với khách hàng là khâu được AISC rất coi trọng vì đó là bước khởi đầu tạo niềm tin cho khách hàng về uy tín của Công ty. Công ty luôn giám sát côngviệc của kiểm toán viên, việc chỉ định kiểm toán viên tới khách hàng được tiến hành rất chặt chẽ. Những kiểm toán viên được chỉ định tới khách hàng thường là những người giàu kinh nghiệm, đã từng làm việc với khách hàng, do đó việc tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ được kiểm toán viên nắm rất rõ. Kĩ thuật kiểm toán sử dụng trong thu thập thông tin về khách hàng chủ yếu là phỏng vấn. Vì vậy, việc hợp tác trong các vấn đề mà kiểm toán viên đưa ra đã tạo nên hứng thú trong công việc. Qua trao đổi, kiểm toán viên còn hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng, từ đó tạo ra các biện pháp sử lý cần thiết nhằm tối đa hoá các dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như huy động được tối đa nguồn lực trong Công ty. Ngoài ra, việc trao đổi thông tin và thu thập bằng chứng đã tạo điều kiện cho kiểm toán viên có được hiểu biết sơ bộ các khía cạnh trọng yếu trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Điều này làm cho hiệu quả của cuộc kiểm toán được nâng cao. Từ việc phát Thư chào hàng đến ký kết Hợp đồng kiểm toán đều được AISC được thực hiện rất chu đáo và kỹ lưỡng. Thủ tục ký kết Hợp đồng được thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật, phù hợp Chuẩn mực kiểm toán số 210 “Hợp đồng kiểm toán”. Kế hoạch kiểm toán tổng quát được AISC gửi cho khách hàng, việc này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện kiểm toán sau này bởi các tài liệu liên quan tới quá trình kiểm toán đã được chuẩn bị trước theo yêu cầu của kiểm toán viên. Việc phân chia công việc cho từng kiểm toán viên tại AISC một cách hợp lý khoa học cũng góp phần đem lại hiệu quả kiểm toán, tiết kiệm thời gian do tạo được sự phối hợp, kiểm tra, đối chiếu giữa các kiểm toán viên với nhau. 3.1.2. Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán nói chung và kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên được tiến hành trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã được xây dựng trong kế hoạch kiểm toán chi tiết và chương trình kiểm toán. AISC thực hiện kiểm toán theo một trình tự chặt chẽ, kết hợp kiểm tra đối chiếu tổng hợp và chi tiết, chọn mẫu kiểm toán và tận dụng tối đa tài liệu khách hàng cung cấp. Bên cạnh đó, kiểm toán viên đã có sự sáng tạo và vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm toán khi tiến hành. Tiêu thức chọn mẫu AISC áp dụng khi tiến hành kiểm tra chi tiết mang tính đại diện cao, đảm bảo độ tin cậy của kết luận đưa ra trong quá trình thực hiện kiểm toán, các tài liệu thu được cũng như giấy tờ làm việc được đánh số tham chiếu một cách có hệ thống giúp cho việc đối chiếu, liên kết các phần việc, khoản mục với nhau, mang lại sự thuận lợi cho kiểm tra soát xét, cũng như tra cứu lại. Trong kiểm tra chi tiết, các kiểm toán viên đã chú ý kết hợp kết quả các công việc đã thực hiện trước đó (thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích) để chọn mẫu. Khâu kiểm tra chứng từ luôn được coi trọng, số lượng mẫu chọn thường lớn thậm chí là toàn bộ đối với các nghiệp vụ có số lượng phát sinh không nhiều. Mọi dấu hiệu nghi ngờ đều được xem xét lại, thẩm tra trực tiếp với khách hàng. Sau khi kiểm tra phát hiện ra sai sót, kiểm toán viên thận trọng tìm hiểu nguyên nhân, cân nhắc tính trọng yếu, xác định mức độ ảnh hưởng tới các khoản mục khác trên Báo cáo kiểm toán trước khi đưa ra bút toán điều chỉnh. Sau đó kiểm toán viên báo cáo lại cho trưởng nhóm để tổng hợp lập Báo cáo kiểm toán, và Thư quản lý. 3.1.3. Kết thúc kiểm toán 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do Công ty AISC thực hiện Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện đầy đủ các công việc cần thiết: soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ, kiểm tra giấy tờ làm việc, lập Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý. Do từ các bước đầu tiên trong qúa trình thực hiện, kiểm toán viên đã tiến hành kỹ lưỡng và thận trọng với sự hợp tác nhiệt tình của khách hàng nên Báo cáo kiểm toán cũng như Thư quản lý luôn đáp ứng tối đa nhu cầu mong muốn của đơn vị và người sử dụng thông tin. Ngoài ra, việc duy trì quan hệ với khách hàng luôn được Ban Giám đốc chú trọng. Tất cả những điều này tạo cho AISC một uy tín lớn, giúp Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh trong nền kinh tế thị trường với những cạnh tranh khốc liệt. 3.2.1. Vấn đề chọn mẫu kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530” Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác” : “ Khi thiết kế thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định được các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thoã mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm toán” Các phương pháp lựa chọn phần tử kiểm tra bao gồm: a/ Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%) b/ Lựa chọn các phần tử đặc biệt c/ Lấy mẫu kiểm toán: lấy mẫu kiểm toán có thể áp dụng phương pháp thống kê hoặc phương pháp phi thống kê, việc lựa chọn phương pháp lấy mẫu nào là tuỳ thuộc vào các xét đoán của kiểm toán viên xem phương pháp nào có hiệu quả hơn. Chương trình kiểm toán có đưa ra một số phương pháp chọn mẫu áp dụng cho các cuộc kiểm toán do AISC tiến hành. Đối với các thử nghiệm cơ bản, số mẫu lựa chọn thường áp dụng theo phương pháp phân tầng kết hợp với chọn mẫu theo theo đơn vị tiền tệ. Theo phương pháp này các phần tử có giá trị lớn sẽ được lựa chọn, các phần tử còn lại sẽ được lấy ngẫu nhiên theo kinh nghiệm của kiểm toán viên. Theo cách này, mẫu được chọn có mang tính chất đại diện cao do khả năng được lựa chọn của một đơn vị tiền tệ là như nhau, đồng thời số mẫu được chọn chịu ảnh hưởng của chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết do đó số mẫu chọn có thể giảm xuống trong trường hợp hệ thống kiểm soát được cho là tốt và ngược lại. Điều này phù hợp với các quy định chuẩn mực: “Trong quá trình thu thập bằng chứng, kiểm toán viên phải sử dụng khả năng xét đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán để bảo đảm rủi ro kiểm toán giảm xuống mức có thể chấp nhận được “ Tuy nhiên, khi tiến hành chọn mẫu cho các thử nghiệm kiểm soát, đặc biệt là đối với chu trình tiền lương và nhân viên, thực tế phát sinh là ngoài phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ (áp dụng đối với các khoản chi tiêu quỹ), thì hầu hết các mẫu chọn là phi tiền tệ (kiểm tra danh sách lương khống, kiểm tra tính chính xác trong tính lương…), việc chọn mẫu đối với các thủ tục kiểm tra này được dựa trên việc chọn mẫu kiểm tra hệ thống, kết quả kiểm tra hệ thống sẽ giúp cho kiểm toán viên quyết định mở rộng hay không quy mô mẫu chọn để kiểm tra chi tiết.. Trên nhận xét đó, có thể thấy rằng, việc chọn mẫu này được thực hiện là phi thống kê do nó chỉ phù thuộc vào xét đoán của kiểm toán viên và rất khó có tính đại diện cao cho tổng thể. Hơn nữa, số lượng mẫu chọn chưa có mối liên hệ chặt chẽ với việc đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm toán nội bộ và các rủi ro kiểm toán. Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 530 đoạn 41 chỉ rõ: “…Cỡ mẫu chịu ảnh hưởng bởi rủi ro kiểm toán . Rủi ro có thể chấp nhận được càng thấp thì số mẫu kiểm tra càng lớn…”. Do đó, việc chọn mẫu cho các thử nghiệm kiểm soát ( chọn mẫu phi tiền tệ ) mặc dù không có công thức chung nào nhưng cũng cần xây dựng một quy trình tiến hành xác định số mẫu chọn. Điều này có thể giúp cho kiểm toán viên vừa hạn chế mẫu chọn vừa tránh được rủi ro. Giải pháp đơn giản nhất là kiểm toán viên có thể lập Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu trong thử nghiệm kiểm soát. Bảng số 32: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu trong thử nghiệm kiểm soát. STT Nhân tố Nhận xét ảnh hưởng cỡ mẫu 1 Mức độ tin cậy mà kiểm toán viên dự định dựa vào hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tăng lên @ + 2 Tỷ lệ sai phạm đối với thủ tục kiểm soát mà kiểm toán viên có thể chấp nhận tăng lên @ - 3 Tỷ lệ sai phạm đối với thử nghiệm kiểm soát mà kiểm toán viên dự đoán sẽ xảy ra trong tổng thể tăng lên X - 4 Rủi ro kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn thực tế giảm xuống X - 5 Số lượng đơn vị lấy mẫu trong tổng thể không thay đổi @ O … … .. Tổng hợp các đánh giá Ghi chú: +: Tăng thêm --: Giảm xuống @: Đúng x: Sai 3.2.2 Sử dụng các thủ tục kiểm toán 3.2.2.1. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400- đoạn 02 chỉ rõ: “ kiểm toán viên phải có đầy đủ hiểu biết về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để kập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả…” Để có được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc, công ty có thể thiết kế thủ tục kiểm soát chung cho mọi cuộc kiểm toán để từ đó chi tiết với từng khách hàng cụ thể với các loại hình hoạt động kinh doanh, quy mô kinh tế khác nhau...Thủ tục kiểm soát được thiết kế với nhiều hình thức như Bảng tường thuật, Lưu đồ, song cách phổ biến là dưới dạng Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ. Các câu hỏi có thể được lập dưới dạng câu hỏi đóng để không chiếm quá nhiều thời gian tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng mà vẫn đảm bảo không bỏ qua sai sót trọng yếu nào. Đối với chương trình kiểm toán tiền lương và nhân viên , kiểm toán viên có thể đưa ra bảng câu hỏi như sau: Bảng số 33 : Câu hỏi về hệ thống KSNB đối với chương trình kiểm toán tiền lương STT Nội dung câu hỏi Có Không Ghi chú 1 Việc tuyển dụng lao động, nâng cấp nâng bậc lương, có được lãnh đạo phê duyệt hay không? 2 Bộ phận nhân sự có được thông báo thường xuyên việc chấm dứt hợp đồng lao động hay không ? 3 Người chấm công lao động có được độc lập với bộ phận kế toán không ? 4 Bộ phận kế toán và bộ phận sản suất có thường xuyên đối chiếu về số lượng lao động và ngày công trên bảng tính lương và thanh toán lương không ? 5 Các bảng thanh toán lương có được phê duyệt trước khi thanh toán bởi người có quyền hay không ? 6 Có xây dựng quy chế lương riêng đối với đặc điểm sản xuất của đơn vị không? 7 Có chế độ khen thưởng khuyến khích sản xuất không? ... ... Qua phỏng vấn nhân viên khách hàng dựa trên hệ thống câu hỏi đã xây dựng kết hợp việc quan sát thực tế tại đơn vị, kiểm toán viên có thể đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng nhanh chóng từ đó xác định mức rủi ro phù hợp 3.2.2.2 Thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích được sử dụng rộng rãi trong kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, nó giúp kiểm toán viên nhận thấy sự biến động bất thường, qua đó tiến hành các thủ tục bổ sung (điều tra, phỏng vấn, kiểm tra chi tiết…) để phát hiện các sai phạm trọng yếu. Chuẩn mực kiểm toán số 520 quy định: " Kiểm toán viên phải thực hiện phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toán". Trong quá trình thực hiện quy trình phân tích, kiểm toán viên được phép sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến. Mức độ tin cậy vào kết quả của quy trình phụ thuộc vào các nhân tố sau: - Tính trọng yếu các tài khoản hoặc nghiệp vụ - Các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu kiểm toán - Độ chính xác dự kiến của quy trình phân tích - Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Trường hợp quy trình phân tích phát hiện được những chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ không hợp lý giữă thông tin tương ứng, hoặc có chênh lệch lớn với số liệu dự tính, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp. Trong trường hợp các thủ tục bổ sung không giải thích được các chênh lệch thì kiểm toán viên phải xem xét lại mô hình ước tính. Đồng thời Công ty có thể sử dụng phân tích các tỷ suất sau: + Tỷ suất chi phí tiền lương/ tổng chi phí + Tỷ suất chi phí tiền lương/ doanh thu + Tỷ suất chi phí tiền lương/ lợi nhuận Đối với những doanh nghiệp có số dư TK334 cuối kỳ lớn sẽ phản ánh được khả năng thanh toán của doanh nghiệp từ đó đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp để xác định mức độ rủi ro trong khi kiểm toán. 3.2.2.3. Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư Số dư có tài khoản 334( hoặc tài khoản 3388) phản ánh số tiền lương chưa thanh toán( hoặc chưa phân phối ) cho người lao động. Việc kiểm tra số dư cuối kỳ của các tài khoản này thường được kiểm toán viên tại AISC thực hiện bằng biện pháp phân tích biến động và thu thập giải trình của kế toán. Đối với Công ty khách hàng có số dư nhỏ như Công ty ABC biện pháp này là phù hợp, tuy nhiên tại một số doanh nghiệp có lương theo đơn giá tiền lương thì viêc trình bày số dư cuối kỳ còn ảnh hưởng đến nhân sự việc giao đơn giá tiền lương năm sau. Nếu số dư tiền lương chưa phân phối lớn thì đơn giá tiền lương sẽ thấp và ngược lại. Do đó, khả năng phát sinh sai phạm tại khoản mục này là khách hàng sẽ hạch toán phân phối tạm thời quỹ lương này. Kiểm toán viên nên lập Bảng theo dõi các khoản lương chưa thanh toán cuối kỳ và thu thập xác nhận của người lao động. Lập Bảng theo dõi các khoản lương chưa thanh toán cuối kỳ: kiểm toán viên thu thập danh sách các cá nhân chưa nhận lương( toàn bộ hoặc chọn mẫu), theo dõi thời gian nhân viên nhận lại các khoản này. Nếu đến ngày tiến hành kết thúc kiểm toán, các khoản này vẫn chưa được thanh toán thì tiến hành điều tra thực tế hoặc lấy xác nhận của Ban Giám đốc. Việc thu thập xác nhận của người lao động: thủ tục này chỉ được thực hiện khi phát hiện khả năng sai phạm trong thủ tục thứ nhất. Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp các xác nhận số dư cuối kỳ của tiền lương chưa nhận, kiểm tra chữ ký và đối chiếu với các Hợp đồng lao động. Thủ tục này có vai trò lớn trong việc xác định công nợ của doanh nghiệp đối với công nhân viên trong đơn vị đồng thời kiểm tra tính chính xác trong trình bày và khai báo trên Báo cáo tài chính, phản ánh trung thực khoản thu nhập thực tế của người lao động. Vì vậy, trong các cuộc kiểm toán tại các doanh nghiệp có khả năng sai phạm tiềm tàng về việc trình bày và khai báo số dư tiền lương, kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán nêu trên và coi đó là những thủ tục kiểm tra chi tiết. Bên cạnh đó, AISC cũng có thể từng bước hoàn thiện các chương trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, nơi mang nặng cơ chế quản lý cấp phát về quỹ lương nói riêng và các khoản chi phí nói chung. 3.2.3. Kiến nghị về các vấn đề liên quan. Có hai yếu tố quan trọng nhất tác động đến chất lượng cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán chu trình tiền lương- nhân viên nói riêng là bản thân công ty kiểm toán và môi trường thực hiện cuộc kiểm toán. Về phía Công ty kiểm toán Để có thể cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường, AISC phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán và kiểm soát tốt mọi hoạt động kiểm toán của công ty mình. Yếu tố tiên quyết ở đây là Công ty phải có được một đội ngũ kiểm toán viên giỏi và giàu kinh nghiệm. Muốn vậy, ngay từ giai đoạn tuyển dụng cho đến công tác đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ kiểm toán viên cần được thực hiện chặt chẽ. Hàng năm, Công ty cần có chính sách, kế hoạch cụ thể để không chỉ nâng cao khả năng chuyên môn mà còn giúp kiểm toán viên cập nhật được những văn bản pháp quy có liên quan. Mặt khác, Ban giám đốc Công ty nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra để nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân để từ đó có thể phân công công việc cho phù hợp. Ngoài ra, để khuyến khích nhân viên nhiệt tình, hăng hái hơn nữa, Công ty cần có chính sách thưởng phạt hợp lý, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất cũng như môi trường làm việc sao cho khoa học, hiện đại. Môi trường pháp lý Việc hoàn thiện quy trình kiểm toán không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của riêng AISC mà còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường bên ngoài, trong đó môi trường pháp lý đóng vai trò rất quan trọng. Với sự hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan chức năng và việc hoàn thiện của hệ thống các chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực kế toán cùng các văn bản pháp quy có liên quan, kiểm toán ngày càng thể hiện vai trò đắc lực trong việc lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Để đạt được điều đó, các giải pháp trọng bao gồm: - Tạo dựng và hoàn thiện nhanh chóng, đầy đủ, đồng bộ khuôn khổ pháp lý cho hoạt động và sử dụng kết quả của kiểm toán độc lập. - Cần phải kịp thời có các thông tư hướng dẫn cụ thể khi ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán nhằm đảm bảo tính khả thi đối với các cơ quan, tổ chức. Việc xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán, ngoài việc đảm bảo tính “hoà nhập” quốc tế còn phải chú trọng đến đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và nhất thiết phải tính đến xu hướng đổi mới cơ chế, chính sách tài chính trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Nhanh chóng bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân hành nghề kiểm toán, phù hợp với các quy định và Nghị định về kiểm toán độc lập và kiểm toán bắt buộc. - Nhà nước cần có những quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế phải được kiểm toán thông qua Hợp đồng kiểm toán. - Đổi mới, cập nhật thường xuyên chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn về kiểm toán. - Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ quốc tế về kế toán và kiểm toán với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực có đặc điểm và điều kiện tập quán tương tự Việt Nam trong cải cách công tác kiểm toán. Kết luận Chu trình tiền lương và nhân viên có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Hơn nữa, đây cũng là một chu trình phức tạp và mất nhiều thời gian, vì vậy đòi hỏi kiểm toán viên phải có khả năng xét đoán nghề nghiệp cao. Do đó, khi kiểm toán chu trình này, ngoài nắm vững kiến thức chuyên môn kiểm toán viên phải luôn tìm hiểu, cập nhật các văn bản pháp quy có liên quan. Trên cơ sở phương pháp luận kiểm toán được trang bị trong nhà trường kết hợp với thực tiễn ở Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô và các anh chị trong Công ty em đã đi sâu vào tìm hiểu và đưa ra một số kiến nghị về việc hoàn thiện chương trình kiểm toán tiền lương và nhân viên của AISC Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của luận văn, cũng như sự hạn chế về lý luận, thực tế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm của thầy để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Quách Thị Thu Nga Mục lục Trang Danh mục chữ viết tắt STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 AISC Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 KPCĐ Kinh phí công đoàn 5 TNCN Thu nhập cá nhân 6 NX Nhận xét 7 P. Phòng 8 CNV Công nhân viên 9 TK Tài khoản 10 HĐQT Hội đồng quản trị 11 TGĐ Tổng giám đốc DanH mục các tài liệu tham khảo STT Tác giả Tên tài liệu tham khảo Nhà xuất bản 1 ACCA The Auditng Framwork BPP Publishing 2 AISC Hồ sơ kiểm toán 3 Bộ giáo dục và đào tạo Giáo trình kinh tế chính trị Mac- Lenin NXB chính trị quốc gia 4 Bộ tài chính Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam NXB Tài chính 5 EURO- TAPVIET Chuẩn mực kế toán quốc tế. NXB Tài chính 6 EURO- TAPVIET Chuẩn mực kiểm toán quốc tế. NXB Tài chính 7 GS.TS. Nguyễn Quang Quynh Lý thuyết kiểm toán NXB Tài chính 8 GS.TS. Nguyễn Quang Quynh Kiểm toán tào chính NXB Tài chính 9 PTS. Vương Đình Huệ PTS. Đoàn Xuân Tiên Kiểm toán NXB Tài chính 10 PTS. Vương Đình Huệ PTS. Đoàn Xuân Tiên Thực hành kiểm toán tài chính NXB Tài chính 11 PGS.TS Nguyễn Văn Công Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính NXB Tài chính 12 Quốc hội, Bộ lao động thương binh xã hội Các văn bản liên quan đến tiền lương và các khoản trích. 13 Luận văn tốt nghiệp khoá Khoa kế toán – kiểm toán Danh mục sơ đồ, bảng biểu STT Tên sơ đồ, bảng biểu Sơ đồ 01 Sự phân chia chức năng của chu trình tiền lương và nhân viên Sơ đồ 02 Hạch toán các khoản thanh toán với công nhân viên Sơ đồ 03 Hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ Sơ đồ 04 Mối quan hệ giữa các chu trình kiểm toán Sơ đồ 05 Các bước trong quá trình đánh giá tính trọng yếu Sơ đồ 06 Tổ chức bộ máy quản lý của AISC Sơ đồ 07 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty AISC- Hà Nội Bảng 01 Sai phạm có thể xảy ra trong chu trình tiền lương - nhân viên Bảng 02 Một số chỉ tiêu kinh doanh của AISC Bảng 03 Ký hiệu tổ chức hồ sơ kiểm toán của AISC Bảng 04 Danh sách kiểm toán viên trực tiếp tiến hành kiểm toán ABC Bảng 05 Thời gian thực hiện kiểm toán tại ABC Bảng 06 Danh sách kiểm toán viên trực tiếp tiến hành kiểm toán XYZ Bảng 07 Thời gian thực hiện kiểm toán tại XYZ Sơ đồ 08 Tổ chức bộ máy Công ty ABC Bảng 08 Phân công công việc kiểm toán chi tiết khách hàng ABC Bảng 09 Chương trình kiểm toán tiền lương áp dụng cho Công ty ABC Bảng 10 Phân công công việc kiểm toán chi tiết khách hàng XYZ Bảng 11 Quy chế tính lương cho người lao động tại ABC Bảng 12 Tìm hiểu hệ thống tuyển dụng và quản lý nhân sự tại ABC Bảng 13 Hệ thống ghi nhận kết quả, tính và thanh toán lương tại ABC Bảng 14 Trích Tìm hiểu quy chế lương tại XYZ Bảng 15 Phân tích chi phí tiền lương tại ABC Bảng 16 Phân bổ chi phí tiền lương tại ABC Bảng 17 Phân tích cơ cấu nhân sự tại ABC Bảng 18 Phân tích chi phí tiền lương tại Công ty XYZ Bảng 19 Phân bổ chi phí tiền lương tại Công ty XYZ Bảng 20 Phân tích lương trả cho lao động Việt Nam tại Công ty XYZ Bảng 21 Phân tích lương trả cho lao động Nhật Bản tại Công ty XYZ Bảng 22 Kiểm tra nhân viên thực tế tại công ty ABC Bảng 23 Kiểm tra nhân viên hết hạn hợp đồng tại ABC Bảng 24 Biên bản đối chiếu số liệu nộp BHXH Quý III Năm 2004 tại Công ty ABC Bảng 25 Danh sách lao động điều chỉnh mức lương, phụ cấp nộp BHXH( Tháng 9/2004) tại ABC Bảng 26 Kiểm tra trích nộp KPCĐ tại ABC Bảng 27 Kiểm tra chi tiết sử dụng BHXH, KPCĐ tại ABC Bảng 28 Phân tích số dư tài khoản tại ABC Bảng 29 Kiểm tra chi tiết tính lương tại XYZ Bảng 30 Kiểm tra chi tiết thanh toán lương tại XYZ Bảng 31 Phân tích số dư tài khoản tại XYZ Bảng 32 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu trong thử nghiệm kiểm soát. Bảng 33 Câu hỏi về hệ thống KSNB đối với chương trình kiểm toán tiền lương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36256.doc
Tài liệu liên quan