Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp cơ khí 79 em đã tìm hiểu công tác phân tích nói chung cũng như công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng. Em nhận thấy rằng xí nghiệp đã thực sự chú trọng đến nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản phẩm nhằm mục tiêu quản lý tốt hơn chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.Với nội dung và phân tích hợp lý xí nghiệp đã đề ra những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến động của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm,từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong xí nghiệp.Qua thực trạng phân tích,cùng với kiến thức đã học trong trường Đại Học Thương Mại và với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Quang Hùng.Em đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trong việc hoàn thiện nội dung,phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong xí nghiệp cơ khí 79 thông qua cuốn luận văn tốt nghiệp này.
86 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp cơ khí 79, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g như tiêu chuẩn ISO 9002 quy định.Việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm phải luôn đi kèm nhiệm vụ hạ giá thành, góp phần tăng thu nhập cho xí nghiệp và giảm giá trên thị trường so với các mặt hàng cùng loại.
*Nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm:
Ta ký hiệu Mc và Tc là ảnh hưởng của nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm tới mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch. Xí nghiệp cơ khí 79 đã lựa chọn và tiến hành phân tích sản phẩm: Bánh răng côn xoắn Ben la gồm 3 bộ phận: Quả dứa,vành chậu,đai ốc.Xí nghiệp cơ khí 79 đã chỉ ra rằng:
Mc=ồQi1.Zik - ồQi1.Zi1 =6.750.000-6.607.500 =142.500(nghìn đồng )
+ảnh hưởng của kết cấu khối lượng sản phẩm tới mức hạ:
D M(c) =Mc- Mq= 142.500-(-36.510) =179.010(nghìn đồng ).
Như vậy,việc thay đổi kết cấu mặt hàng có tác động ngược chiều với kế hoạch hạ giá thành sản phẩm.Sự thay đổi này làm cho giá thành tăng lên 179.010 nghìn đồng.Từ đó xí nghiệp nhận ra rằng:
Nếu thay đổi kết cấu sản phẩm trong trường hợp tăng tỷ trọng loại sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ cao,đồng thời giảm tỷ trọng có loại sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ thấp và ngược lại sẽ làm cho mức hạ và tỷ lệ hạ tăng lên với những sản phẩm so sánh được thực sự là chưa được đúng lắm với nhu cầu thị trường hiện nay.
Do vậy,khi thay đổi kết cấu khối lượng sản phẩm,xí nghiệp cần phải thu thập, xử lý thông tin thị trường một cách chính xác và kịp thời.Tốt nhất là phải căn cứ vào nhu cầu thị trường,vào đơn đặt hàng của khách hàng đối với từng loại sản phẩm để điều chỉnh cơ cấu sản phẩm một cách hợp lý nhất.
Khi nhu cầu thị trường giảm thì xí nghiệp cần điều chỉnh kết cấu sản phẩm đó giảm và ngược lại.Xí nghiệp cần phải có biện pháp tích cực hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường tiềm năng của sản phẩm,để định hướng cho việc thay đổi kết cấu sản phẩm cho hợp lý để tiến hành chuẩn bị nguồn vốn cũng như công nghệ,trang thiết bị, máy móc dây truyền sản xuất hay các yếu tố đầu vào.
*Nhân tố giá thành sản phẩm tới mức hạ và tỷ lệ hạ:
Giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được:
DM(z) =Mz1-Mc =-180.000-(-142.000)= -37.500 (nghìn đồng) .
Giá thành đơn vị thay đổi ảnh hưởng đến mức hạ giá thành là 37.500 nghìn đồng.Điều này chứng tỏ rằng xí nghiệp thực hiện rất tốt vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất:đó là việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,sử dụng lao động hợp lý và quản lý chi phí sản xuất chung có hiệu quả.Một ưu điểm lớn nhất của xí nghiệp mà qua phân tích ở trên giúp ta nhận thấy được tầm quan trọng của các nhà lãnh đạo xí nghiệp trong việc quản lý chi phí kinh doanh nói chung và chi phí sản xuất nói riêng.
Từ kết quả phân tích ở trên xí nghiệp đã đưa ra nhận xét,việc thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được của xí nghiệp là chưa tốt lắm do các nhà lãnh đạo chưa sử lý và phân tích các thông tin thị trường một cách chính xác và kịp thời chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường hiện tại và lâu dài song xí nghiệp vẫn luôn đề cao nhiệm vụ của mình trong các năm tiếp theo là không ngừng phấn đấu việc tiết kịêm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Do yêu cầu của công tác quản lý xí nghiệp mà kế toán trưởng luôn tiến hành phân tích cụ thể từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm như sau:
2.2.3 Phân tích các khoản mục chi phí giá thành
Việc phân tích chi phí giá thành toàn bộ sản phẩm,cho ta thấy mối liên hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm,các yếu tố hình thành nên giá thành và mức độ ảnh hưởng của chúng tới giá thành sản xuất.Qua đó thấy được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của xí nghiệp có đạt được hiệu quả hay không.
Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất khác thì giá thành sản phẩm của xí nghiệp cơ khí 79 được tập hợp từ các yếu tố như:chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệ trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp.Nên trong phần phân tích này xí nghiệp đã đi sâu vào việc phân tích từng khoản mục chi phí trong giá thành với từng loại sản phẩm
Bảng 7: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí giá thành sản phảm: Bánh răng côn xoắn Ben la.
Đơn vị: 1000đ
Khoản mục
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
I. Chi phí NVLTT
2.310.216
42,8
2.925.000
44,3
614.784
26,61
II.Chi phí NCTT
1.201.148
22,24
1.368.460
20,71
167.312
13,92
III.Chi phí SXC
1.888.636
34,97
2.314.040
34,49
425.404
22,52
Chi phí N.viên PX
452.682
8,38
528.280
7,99
75.598
16,7
CP NVL
290.865
5,38
392.216
5,93
101.351
34,84
Chi phí C.cụ, D.cụ
309.900
5,74
301.721
4,56
-8.179
-2,63
CP KHTSCĐ
452.000
8,37
450.092
6,81
-1.908
-4,02
CP. Dịch vụ
182.429
3,37
337.112
5,1
154.682
84,79
CP. bằng tiền khác
200.760
3,73
304.619
4,61
103.859
51,73
Tổng chi phí
5.400.000
100
6.607.500
100
1.207.500
22,36
Số lượng sản phẩm
1200
1500
300
25
Giá thành đơn vị
4.500
4.405
-95
-2,11
Từ bảng số liệu trên xí nghiệp tiến hành phân tích:
2.2.3.1. Phân tích chung:
Xí nghiệp đã sử dụng phương pháp so sánh để phân tích và đưa ra nhận xét:
+Tổng chi phí giá thành của sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la đạt 122,36%,tăng 1.207.500(nghìn đồng).Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm đạt 125 % tăng 300 bộ.
+Giá thành đơn vị sản phẩm giảm 95 nghìn đồng,tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,11 %.
Đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành toàn bộ sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la ta có:
(Trong nội dung này, xí nghiệp đã áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn vào việc phân tích ).
Chi phí giá thành toàn bộ sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la tăng chủ yếu là do 2 nhân tố sau:
- Nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất tăng làm cho chi phí giá thành toàn bộ sản phẩm tăng là:
1500x4500-1200 x4500 =1.350.000(nghìn đồng ).
- Nhân tố giá thành đơn vị giảm làm ảnh hưởng đến chi phí giá thành toàn bộ sản phẩm:
1500x4500-1500x4405 =-142.500(nghìn đồng).
Tổng hợp hai nhân tố: 1.350.000-142.500=1.207.500(nghìn đồng).
Như vậy chi phí về chi phí sản phẩm tăng lên trong kỳ là do nhân tố số lượng sản phẩm tăng lên kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch,và giá thành đơn vị lại giảm xuống.Đây thực sự là một kết quả tốt,là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và công nhân viên toàn xí nghiệp.
*Xác định mức tiết kiệm hay lãng phí trong quá trình thực hiện kế hoạch chi phí giá thành:
Tỷ lệ %thực hiệnchi phí Chi phí thực tế
điều chỉnh theo % HTKH = x100.
về sản lượng Chi phí kế hoạch x %HTKHvề sản lượng
6.607.500
= x100 =97,8%.
5.400.000x125%
Như vậy qua cách phân tích ở trên,trong công tác thực hiện chi phí giá thành sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la,xí nghiệp đã tiết kiệm được một khoản chi phí là : 6.607.500 - 5.400.000 x 125%=142.500 (nghìn đồng).
2.2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của các khoản mục chi phí
* Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí cơ bản để sản xuất ra sản phẩm và chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành của sản phẩm.Việc phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhằm mục đích nhận thấy được tình hình tăng giảm và tình hình tôn trọng định mức tiêu hao nguyên vật liệu và tính hợp lý của nó trong quá trình sản xuất.
* Căn cứ vào bảng số liệu trên xí nghiệp phân tích:
Chi phí nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm bánh răng kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch tăng là 614.784 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,61%.So với tỷ lệ tăng của khối lượng sản phẩm là 25% thì tỷ lệ tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như vậy là chưa hợp lý vì tỷ lệ tăng khối lượng sản phẩm là nhỏ hơn tỷ lệ tăng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (25% <26,61%).
Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu có liên hệ với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch khối lượng sản phẩm ta thấy:
2.925.500
Tỷ lệ %TH chi phí nguyên vật liệu = x100% = 101,29%
2.310.216 x125%
Số chênh lệch chi phí NVL =Chi phí thực tế –Chi phí KH x %HTKH sản lượng.
=2.925.500 - (2.310.216 x 125%) =37.230 (nghìn đồng).
Như vậy khi chưa điều chỉnh theo phần trăm hoàn thành kế hoạch về sản lượng,thì chi phí nguyên vật liệu tăng lên cả về số tiền là 614.784 (nghìn đồng) và tăng lên cả về tỷ lệ là 26,61%.Nhưng khi điều chỉnh theo phần trăm hoàn thành kế hoạch theo sản lượng thì tổng chi phí nguyên vật liệu vẫn tăng và tăng 37.230 (nghìn đồng)tương ứng với tỷ lệ tăng 101,29%.Qua đây ta thấy tình hình quản lý và sử dụng chi phí của xí nghiệp thực sự chưa hợp lý .
Xí nghiệp tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí nguyên vật liệu khi tiến hành sản xuất bánh răng côn xoắn Ben la
Bảng 8: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la. Đơn vị: 1000 đ
Loại NVL
Định mức tiêu hao NVL(kg) Mi
Đơngiá NVL
Pi
Chi phí NVL cho một đơn vị sản phẩm ( đồng ).
KH
TH
KH
TH
Mi0 Pi0
Mi1 Pi1
Mi1 Pi0
Thép tròn
f100 x639,5
39,37
39
16,5
17
649,605
663
643,5
f200 x 295,7
72,89
71,5
17,5
18
1.275,575
1.287
1.251,25
Tổng
1.925,18
1.950
1.894,75
Từ công thức: DCP(s) =ồMi1 Pi1 -ồ Mi0 Pi0.
=1.950-1.925,18 = 24,82(đồng).
Như vậy: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la năm thực hiện so với năm kế hoạch tăng 24,82 đồng , nguyên nhân là do các nhân tố sau:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố đơn giá từng loại nguyên vật liệu:
Từ công thức: CP(p) =ồMi1 Pi1 -ồ Mi1 Pi0
=1.950 –1.894,75 =55,25 (đồng).
Ta nhận thấy đơn giá từng loại nguyên vật liệu năm thực hiện tăng lên làm cho khoản mục chi phí nguyên vật liệu để sản xuất một bánh răng năm thực hiện so với năm kế hoạch đã tăng lên là 55,22 đồng.
+Do ảnh hưởng của nhân tố định mức tiêu dùng từng loại nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm.
CP(m) =ồMi1 Pi0 -ồ Mi0 Pi0
= 1.894,75 – 1.925,18 =-30,43(đồng ).
Định mức tiêu dùng từng loại nguyên vật liệu giảm xuống làm cho khoản mục chi phí nguyên vật liệu để sản xuất ra một sản phẩm bánh răng đã tiết kiệm được 30,43 đồng.Kết quả này cho thấy xí nghiệp đã thành công khi sử dụng định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Tổng hợp 2 nhân tố lại ta có: 55,25 + (-30,43 ) =24,829( đồng)
*Trong hai nhân tố trên qua việc phân tích xí nghiệp đã chỉ ra rằng:
+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm thì giảm xuống có ảnh hưởng tích cực tới việc sử dụng và tiết kiệm chi phí sản xuất.
+ Bên cạnh ảnh hưởng tích cực của định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm thì đơn giá từng loại nguyên vật liệu nhìn chung là tăng lên, làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên lên ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để hạ giá thành sản phẩm.Đây là nhân tố khách quan nhưng nó lại tác động trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp,nên xí nghiệp cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm tác động và khắc phục tình trạng khó khăn này.
* Phân tích tình hình chi phí nhân công trực tiếp:
Bảng 9:Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la:
Đơn vị: 1000đ
Số CN trực tiếp SX
Mức lương BQ/người /tháng
Chi phí nhân công TTSX
KH
TH
KH
TH
KH
TH
93
91
1248,5
1306,5
1.201.148
1.368.460
Xí nghiệp đã sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng như sau:
Gọi: FNCTT: là tổng chi phí nhân công trực tiếp.
T:là số lượng công nhân.
: Tiền lương bình quân /người / tháng.
Ta có chi phí nhân công trực tiếp thay đổi:
+ Do lượng công nhân trực tiếp sản xuất:
FT =12 x(T1- T0)=12 x(T1-T0).
=12 x1248,5( 91-93) =-29.964 (nghìn đồng).
+ Do tiền lương của công nhân sản xuất tăng làm cho chi phí nhân công tăng:
FX =12 x(T1- T1)=12 xT1(- )
=12 x 91( 1.306,5-1.248,5) =63.336(nghìn đồng).
*Tổng hợp hai nhân tố ảnh hưởng ta có:
63.336+(-29.964) =33.372(nghìn đồng).
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta thấy: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất tăng lên chủ yếu là do tăng mức lương bình quân/người /tháng.
*Phân tích chi phí sản xuất chung:
Căn cứ vào bảng số liệu đã nêu ở trên xí nghiệp đã đưa ra nhận xét như sau:
Việc quản lý và sử dụng chi phí sản xuất chung của xí nghiệp là thực sự chưa tốt lắm vì chi phí này tăng lên cả số tuyệt đối và số tương đối.Và chi phí sản xuất chung của sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la lại cũng tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối, tương ứng với tỷ lệ tăng là 22,52 %. Xí nghiệp cần xem xét lại khoản mục chi phí này.
Xét tỷ lệ phần trăm chi phí sản xuất chung liên hệ với tỷ lệ tăng của khối lượng sản phẩm ta thấy:
2.314.040
Tỷ lệ % CPS X C = x100% =98%.
1.888.636 x125%
Số chênh lệch chi phí sản xuất chung =2.314.040 –1.888.636 x 125%
=- 46.755 (nghìn đồng).
Xí nghiệp nhận thấy khi chưa điều chỉnh theo phần trăm hoàn thành kế hoạch về sản lượng thì việc tăng lên của số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ, kéo theo sự tăng lên của chi phí sản xuất chung mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của chi phí dịch vụ và chi phí khác bằng tiền xí nghiệp nhận thấy rằng các khoản chi phí này tăng lên là do các khoản chi phí như tiếp khách,hội họp, …các khoản chi phí này còn nhiều lúc chưa được sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó việc sử dụng điện thoại vào việc riêng gây lãng phí còn tồn tại nhiều, việc sử dụng điện sinh hoạt và nước sinh hoạt thì chưa được tiết kiệm như quy định của xí nghiệp. Do vậy xí nghiệp cần nêu ra biện pháp cụ thể để hạn chế các khoản chi phí này để đảm bảo được chi phí sản xuất mà hiệu quả kinh doanh vẫn cao. Đây là nhân tố chủ quan mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể khắc phục được.
Nhưng khi điều chỉnh theo phần trăm kế hoạch về sản lượng thì chi phí sản xuất chung giảm xuống 46.755 (nghìn đồng) tỷ lệ giảm còn 98%. Qua đây ta thấy tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất chung của xí nghiệp là hợp lý.
III. Nhận xét đánh giá về thực trạng công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của xí nghiệp cơ khí 79.
1. Ưu điểm
Qua việc tìm hiểu về thực trạng công tác phân tích nói chung, phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp cơ khí 79 em đưa ra những nhận xét như sau:
Xí nghiệp cơ khí 79 là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Quốc Phòng – Tổng Cục Kỹ Thuật là một doanh nghiệp tiến hành hạch toán độc lập và có tính tự chủ tài chính cao. Xí nghiệp đã chủ động xây dựng và tìm cho mình được một mô hình quản lý hạch toán và phân tích chi phí sản xuất, gía thành sản phẩm khoa học và hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường và phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý xí nghiệp. Chủ động từ khâu tập hợp chi phí sản xuất đến khâu phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Với bộ máy và cơ cấu tổ chức của xí nghiệp khá gọn nhẹ, bao gồm một số phòng ban chức năng và một số phân xưởng sản xuất. Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức trực tuyến- chức năng. Các phòng ban trên đều có chức năng riêng và nhiệm vụ cụ thể. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau và phối hợp cùng hoạt động đã đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ có hiệu quả cho ban lãnh đạo trong xí nghiệp trong việc giám sát hoạt động sản xuất, quản lý kinh tế của xí nghiệp. Chính vì vậy mà công tác phân tích chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp đã góp phần đắc lực trong công tác quản lý chi phí sản xuất của xí nghiệp giúp cho các nhà lãnh đạo có những quyết định đúng đắn và phù hợp với những diễn biến của thị trường, giúp xí nghiệp làm ăn có hiệu quả và mang lợi nhuận cao.
Công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được điều hành bởi giám đốc xí nghiệp. Giám đốc chỉ đạo cho kế toán trưởng tiến hành công tác phân tích theo hình thức phân tích theo định kỳ và phân tích theo chuyên đề.
Với nội dung đã phản ánh ở trên cho thấy nội dung phân tích chi phí giá thành sản phẩm đã được xí nghiệp tiến hành phân tích cụ thể đến từng chi tiết,
trong mỗi mục phân tích xí nghiệp đã tiến hành phân tích chung rồi mới tiến hành phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng.
Trong phần phân tích chung, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh và biểu 6 cột và 8 cột. Còn việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng xí nghiệp tiến hành phân tích theo phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.
Việc phân tích chung và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đã góp phần làm rõ nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sản xuất chung và giá thành toàn bộ sản phẩm,từ đó xí nghiệp đưa ra những phương hướng khắc phục những mặt tiêu cực và phát huy những mặt tích cực. Điều này góp phần làm giảm tối đa chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong xí nghiệp.
*Cụ thể:
Khi phân tích về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp đã tiến hành phân tích chung về chi phí nguyên vật liệu có đặt trong mối liên hệ với phần trăm hoàn thành theo kế hoạch sản lượng và đưa ra nhận xét về tình hình sử dụng chi phí nguyên vật liệu . Khi chưa điều chỉnh theo phần trăm hoàn thành kế hoạch sản lượng,thì chi phí nguyên vật liệu tăng lên. Nhưng khi điều chỉnh theo phần trăm hoàn thành kế hoạch theo sản lượng,tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vẫn tăng. Mặt khác ta thấy rằng tốc độ tăng của của tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là lớn hơn tốc độ tăng của khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ.
Nguyên nhân của sự thay đổi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà xí nghiệp đã chỉ ra là do mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm và do ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất dùng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm thông qua nội dung phân tích các nhân tố ảnh hưởng.
Xí nghiệp đã thấy rõ sự biến động của nhân tố giá từng loại nguyên vật liệu và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm có tác động làm thay đổi chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm sản xuất ra,để từ đó có những biện pháp thiết thực nhằm giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp và hạn chế sự tác động làm tăng chi phí sản xuất từ phía đơn giá,thông qua việc lựa chọn nhà cung ứng cho phù hợp.
Qua công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì:
Hiện nay, xí nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu hoàn chỉnh cho tất cả các loại sản phẩm của xí nghiệp, hệ thống này ngày càng được hoàn thiện hơn bằng nhiều phương pháp như tiến hành kiểm nghiệm, điều tra thực tế góp phần hạ thấp giá thành và làm tăng lợi nhuận cho xí nghiệp.
Xí nghiệp đã xây dựng các kế hoạch về cung ứng vật tư cho các phân xưởng sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và đạt hiệu quả cao. Xí nghiệp luôn chủ động tìm các nguồn vật tư phù hợp với các yêu cầu trong kế hoạch mua sắm sao cho chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Bên cạnh đó, xí nghiệp luôn có chính sách thưởng bằng vật chất đối với cán bộ công cung ứng vật tư khi họ tìm được cho xí nghiệp được nguồn nguyên vật liệu cung ứng tốt, ổn định, giá rẻ.
Công tác thống kê và kiểm kê nguyên vật liệu luôn diễn ra đồng thời với việc sử dụng và cấp phát, tiếp nhận. Xí nghiệp luôn khuyến khích cán bộ công nhân viên phấn đấu tiêu dùng nguyên vật liệu hợp lý và tiết kiệm bằng nhiều hình thức khen thưởng khác nhau.
Khi phân tích chi phí nhân công trực tiếp, xí nghiệp đã sử dụng so sánh và dạng biểu 5 cột để phân tích tổng chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất và cho ta thấy được tình hình quản lý và sử dụng lao động của xí nghiệp là rất tốt. Tổng quỹ lương tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tốc độ tăng của năng xuất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng của mức lương bình quân đây là một kết quả rất tốt mà xí nghiệp nên phát huy.Tổng quỹ lương của toàn xí nghiệp tăng lên chủ yếu là do mức lương bình quân / người / tháng tăng lên. Đây là một kết quả có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của và uy tín của xí nghiệp.
Cùng với việc phân tích chi phí nhân công trực tiếp và phân tích nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp cũng tiến hành phân tích chi phí sản xuất chung. Qua thực trạng phân tích của xí nghiệp về công tác quản lý và sử dụng chi phí sản xuất chung năm thực hiện so với năm kế hoạch là giảm xuống. Đi vào từng khoản mục chi phí cụ thể ta thấy chi phí công cụ dụng cụ tăng lên làm tổng chi phí sản xuất chung năm thực hiện là tăng lên song mức tăng lên không đáng kể. Bên cạnh đó thì các khoản mục chi phí khác như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác đều giảm xuống làm cho tổng chi phí sản xuất chung năm thực hiện so với năm kế hoạch giảm, tuy nhiên khối lượng sản phẩm sản xuất ra năm thực hiện lại tăng lên. Điều này cho ta thấy sự cố gắng, nghiêm túc trong công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng chi phí sản xuất chung trong toàn xí nghiệp. Như vậy, tình hình sử dụng chi phí sản xuất chung của xí nghiệp là hoàn toàn hợp lý.
Khi tiến hành tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, xí nghiệp tiến hành phân tích các nội dung sau:
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm với nội dung phân tích này xí nghiệp đã sử dụng biểu 10 cột và phân tích cho toàn bộ sản phẩm của xí nghiệp. Kết quả cho thấy xí nghiệp đã thực hiện rất tốt kế hoạch hạ giá thành toàn bộ sản phẩm.
Khi phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm sản xuất xí nghiệp lựa chon toàn bộ 3 bộ phận của sản phẩm bánh răng ben la để tiến hành phân tích. Đây có thể coi như 3 sản phẩm khác nhau tạo nên một sản phẩm.
Khi phân tích xí nghiệp đã thấy được việc hạ giá thành sản phẩm so sánh chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: nhân tố khối lượng sản phẩm, nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm và ảnh hưởng của nhân tố giá thành sản phẩm tới mức hạ và tỷ lệ hạ.Trong đó nhân tố khối lương sản phẩm và nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm có tác động làm giảm mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành. Còn nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm thay đổi làm tăng mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được của xí nghiệp.Từ đây xí nghiệp nên có những thay đổi kết cấu sản phẩm sao cho hợp lý và phù hợp với nhu cầu thị trường.Xí nghiệp đã làm rõ được nguyên nhân ảnh hưởng tăng giảm của từng loại chi phí đến từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.Thông qua biểu 7 cột và phương pháp so sánh để phân tích chung đã cho thấy giá thành đơn vị sản phẩm tăng lên chủ yếu là do nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên.
Khi xét trong mối quan hệ với phần trăm hoàn thành kế hoạch về số lượng thì giá thành toàn bộ sản phẩm bánh răng côn xoắn lại tăng và khi phân tích các khoản mục chi phí: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm bánh răng côn xoắn, xí nghiệp đã tổ chức nội dung phân tích rất chi tiết từng khoản mục chi phí để xác định mức độ ảnh hưởng của nó đến giá thành toàn bộ sản phẩm bánh răng ben la.
Nhìn chung, khi xem xét tình trạng phân tích hoạt động kinh tế nói chung và công tác phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nói riêng xí nghiệp đã đưa ra được những nội dung phân tích cơ bản về việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tìm được nguyên nhân tăng giảm chi phí sản xuất và tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm. Qua thực trạng phân tích trên cho ta thấy xí nghiệp đã đạt được mục đích cũng như yêu cầu của công tác phân tích: Đó là việc lập được hệ thống các bảng biểu phân tích, nhận xét, đánh giá các chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, chỉ ra được các mặt tốt, ưu điểm cũng như mặt tích cực, mặt hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân gây ảnh hưởng để có những biện pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
2. Hạn chế
Trong một doanh nghiệp, bên cạnh những mặt tốt thì cũng luôn có sự tồn tại của những nhược điểm, những tồn tại cần phải hạn chế và khắc phục. Tại xí nghiệp cơ khí 79 trong công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bên cạnh những gì đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế cụ thể như:
Trong nội dung phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp mới chỉ phản ánh đến tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của một số mặt hàng kinh tế của xí nghiệp nên kết quả phân tích chưa cho chúng ta thấy được kết quả sự tăng giảm của tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối của xí nghiệp. Với mẫu biểu phan tích ở bảng 2 xí nghiệp chưa cho người xem thấy được sự tăng giảm về số tiền, tỷ trọng, tỷ lệ của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm,cũng như tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giữa năm thực hiện so với năm kế hoạch
Đối với nội dung phân tích các khoản mục chi phí giá thành sản phẩm bánh răng ben la xí nghịêp sử dụng biểu 7 cột để phân tích, nên chưa phản ánh được sự tăng giảm tỷ trọng của các khoản mục chi phí. Hơn nữa nếu ta muốn biết tỷ lệ phần trăm hoàn thành chi phí cũng như chênh lệch về chi phí có điều chỉnh theo phần trăm hoàn thành kế hoạch về sản lượng thì bảng 7 chưa phản ánh được điều đó.
Trong nội dung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm giàn giáo, bảng 8 của xí nghiệp chưa cho chúng ta biết sự tăng giảm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm thực hiện so với năm kế hoạch cũng như từng loại nguyên vật liệu trực tiếp.
Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường biến đổi, do yêu cầu của công việc sản xuất kinh doanh nên xí nghiệp cơ khí 79 ngoài việc sản xuất những mặt hàng truyền thống, xí nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất những mặt hàng mới . Do đó các sản phẩm không so sánh được ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số sản phẩm sản xuất của xí nghiệp. Vì vậy nếu xí nghiệp chỉ dừng lại ở nội dung phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được thì sẽ chưa thấy hết được chi phí đầu tư và kết quả thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp mình, để từ đó có những phương hướng hành động cụ thể phù hợp với xu thế thị trường hiện nay .
Phần III
Phương hướng hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
tại xí nghiệp cơ khí 79
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện và yêu cầu của sự hoàn thiện
1. Cơ sở lý luận chung
Phân tích hoạt động kinh tế nói chung và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng là việc nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định các nguyên nhân dẫn đến kết quả đó rồi tiến hành phân loại các yếu tố chủ quan và khách quan. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm phát huy các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu để thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ngày càng có hiệu quả cao hơn.
Bởi thế, công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm mục đích phát hiện các khoản chi phí bất hợp lý để loại bỏ ra khỏi giá thành sản phẩm. Từ đó để đề ra các biện pháp hữu hiệu,kịp thời trong công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Có quyết định kịp thời và hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý nên nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý xí nghiệp. Do sự cần thiết phải hoàn thiện phải hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xuất phất từ các điểm sau:
Thứ nhất: Do nhu cầu thị trường này càng phức tạp và đa dạng ngày càng cao hơn,do khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt nên việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhằm đẩy mạnh khối lượng sản phẩm bán ra dẫn đến tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, để nâng cao lợi nhuận cho xí nghiệp.
Thứ hai: Xuất phát từ công tác quản lý và nhiệm vụ của công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nên việc tổ chức tốt công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là điều hết sức cần thiết.
Thứ ba: Xuất phát thực tế, trong năm 2004 hệ thống kế toán có nhiều đổi mới và có sự hoàn thiện hơn rất nhiều so với các năm trước. Bên cạnh đó quy mô sản xuất của xí nghiệp ngày càng mở rộng. Các mặt hàng sản xuất ngày càng đa dạng và phong phú. Việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cần phải được coi trọng hơn. Chính vì vậy công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng. Nắm được vai trò của công tác phân tích nói chung và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng, xí nghiệp đã tiến hành phân tích các nội dung cơ bản của phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Xong để phục vụ tốt hơn và đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của Ban giám đốc thì việc hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là không thể thiếu được.
2. Cơ sở thực tế
Thực tế , Xí nghiệp cơ khí 79 chỉ tiến hành phân tích một số nội dung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đó là việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và phân tích các khoản mục chi phí sản xuất .Sở dĩ ,xí nghiệp chỉ phân tích các nội dung này là do giám đốc cùng kế toán trưởng chưa nhận thấy được sự cần thiết và quan trọng của việc hoàn thiện các nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Đồng thời do những hạn chế nhất định trong công tác hạch toán về chi phí và giá thành sản phẩm ,nên cán bộ quản lý của xí nghiệp khó có thể hoàn thiện các nội dung phân tích về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .
Qua việc phân tích các nội dung này giám đốc cùng kế toán trưởng của xí nghiệp mới chỉ đánh giá tổng quát được tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có hợp lý hay không chứ chưa thể phát hiện hết được các khoản mục chi phí bất hợp lý hoặc lãng phí .Chính vì vậy ,các giải pháp tiết kiệm chi phí không mang tính khả thi cao nên dẫn đến giá thành của một số sản phẩm là chưa hợp lý hoặc chưa được đánh giá đúng mức .
Chỉ khi hoàn thiện các nội dung phân tích tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như : phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng và giá trị tổng sản lượng, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch gía thành sản phẩm, phân tích các khoản mục chi phí sản xuất ,phân tích chất lượng sản phẩm sản xuất và gia công thì xí nghiệp mới có thể dựa vào quá trình phân tích này để tìm ra các khoản mục chi phí bất hợp lý ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả sản xuất của xí nghiệp từ đó đề ra các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm .
Xí nghiệp cơ khí 79 chuyên sản xuất các mặt hàng kinh tế và hàng quốc phòng có giá trị khá lớn, tổng chi phí mà xí nghiệp bỏ ra để sản xuất các mặt hàng này là lớn nó bao gồm rất nhiều các khoản chi phí khác nhau hợp thành như : chi phí nguyên vật liệu ,chi phí nhân công trực tiếp ,chi phí sản xuất chung và các chi phí khác… Nếu không đi sâu phân tích chi tiết sự biến động của các khoản mục chi phí và giá thành sản phẩm thì khó có thể phát hiện được các khỏan mục chi phí bất hợp lý và càng khó khăn hơn cho cán bộ quản lý trong việc đề ra các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm .Ngược lại, nếu xí nghiệp tiến hành phân tích chung và chi tiết từng khoản mục chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì xí nghiệp sẽ nhận thấy rõ hơn những tồn tại,vướng mắc trong việc quản lý và sử dụng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ,để từ đó các nhà lãnh đạo có thể dễ dàng đề ra các phương pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm .
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn ta thấy sự cần thiết phải hoàn thiện các nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp .Chỉ khi đã hoàn thiện nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì xí nghiệp mới có thể đánh giá một cách chính xác về tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất và giá thành,xác định được các khoản chi phí lãng phí hay tiết kiệm để đưa ra được mức giá thành hợp lý cho các sản phẩm của xí nghiệp ,qua việc hoàn thiện nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể đề xuất các giải pháp mang tính khả thi cao để quản lý và sử dụng từng khoản mục chi phí một cách hợp lý để đưa ra các mức giá thành hợp lý cho các sản phẩm khác nhau của xí nghiệp
3. Yêu cầu của việc hoàn thiện
Công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì việc đầu tiên là phải kiểm tra tính chính xác các số liệu, sau đó là việc thiết kế hệ thống bảng biểu, lựa chọn phương pháp phân tích, nội dung phân tích sao cho đầy đủ, hợp lý, chính xác nên việc hoàn thiện công tác phân tích phải đảm bảo:
- Kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, chính xác và toàn diện tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
- Phân tích hoạt động kinh tế phải góp phần vào việc thực hiện tốt các nguyên tắc của hạch toán kinh tế xí nghiệp.
- Việc hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích phải phát hiện và khai thác những khả năng tiềm tàng, nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Phải phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của xí nghiệp.
- Việc hoàn thiện công tác phân tích phải đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và tính hiệu quả cao
II. Phương hướng hoàn thiện
1. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích nói chung và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng
Trong Xí nghiệp cơ khí 79, người trực tiếp chỉ đạo công việc phân tích là Giám đốc Xí nghiệp.Bên cạnh đó Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp Giám đốc tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích chi chí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề lãnh đạo và làm công tác phân tích.Xí nghiệp cơ khí 79 đã làm tốt bước chuẩn bị phân tích và bước phân tích,lập báo cáo phân tích.Tuy nhiên kết quả phân tích mới chỉ được công bố cho ban giám đốc và các cán bộ trong ban lãnh đạo xí nghiệp mà chưa tổ chức công bố kết quả phân tích này đến toàn bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp.Việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là quan trọng,xong việc công bố kết quả phân tích này tới toàn thể cán bộ công nhân viên còn có vai trò quyết định tới mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của xí nghiệp. Việc công bố kết quả phân tích sẽ giúp cho xí nghiệp có thể thu thập và tham khảo được rất nhiều các ý kiến đóng góp khác nhau, của cá nhân và tập thể vào kết quả phân tích, để kết quả phân tích có hiệu quả hơn góp phần nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cá nhân và tập thể trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
2. Hoàn thiện về nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp cơ khí 79
2.1 Hoàn thiện về nội dung phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Ngoài bảng 1 ta có thể thiết kế mẫu bảng 2.1 bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu có mối quan hệ với chỉ tiêu sản lượng như sau:
Bảng2.1: Mối quan hệ giữa CPNVL với khối lượng sản phẩm
Đơn vị :1000đ
Sản phẩm
Khối lượng sản phẩm
Loại nguyên vật liệu
Tổng chi phí
KH
TH
Qi1Mi1Pi1
Qi0Mi0Pi0
Qi1Mi1Pi0
Qi1Mi0Pi0
Để thấy rõ hơn về kết quả phân tích xí nghiệp có thể sử dụng thêm bảng 2.2 ( Bảng phân tích chung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của xí nghiệp ). Mẫu bảng như sau:
Bảng 2.2 Bảng số liệu phân tích chung chi phí NVL
Đơn vị: 1000đ
Nguyên vật liệu
Qi1Mi1Pi1
Qi0Mi0Pi0
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
Tỷ trọng
1.f100 x639,5
.f200 x295,7
.f260x 65
.f200x60
.f120x90
.f205 x35
.f200x40
.f120 x200
.f125 x180
.f300x210
…………….
…………….
…………….
…………….
…………….
Tổng cộng
Qua bảng số liệu tập hợp theo mẫu trên ta có thể tăng (giảm) của tổng chi phí NVLTT cả về số tiền, tỉ lệ trong xí nghiệp.Đồng thời ta cũng thấy được sự biến động chi phí NVL của từng loại sản phẩm xét trên cả số tiền,tỉ lệ,và tỉ trọng kỳ thực hiện so với kế hoạch.
2.2 Hoàn thiện nội dung phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành
Qua bảng 7 số liệu chúng ta chưa biết được sự tăng giảm của tỉ trọng từng loại chi phí. Để thấy được hiệu quả hơn trong phân tích xí nghiệp có thể thiết kế bảng 7 như sau:
Bảng 7. Bảng phân tích tình hình thực hiện chi phí giá thành sản phẩm Bánh răng côn xoắn Ben la.
Đơn vị: 1000đ
Khoản mục phí
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh
CLCP có điều chỉnh
%KHCP có ĐC
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
Tỷ trọng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
I.Chi phí NVLTT
II.Chiphí NCTT
III.Chi phí SXC
1.Chi phí NVPX
2.CP.NVLgián tiếp
3.CP CCD.cụ
4. CP KHTSCĐ
5.Chi phí dịch vụ
6.CP.bằng tiền khác
Tổng chi phí SX
Sốlượng sản phẩm
Giá thành đơn vị
Trong đó cột (10) được tính theo công thức:
Tỷ lệ % THCP điều Chi phí thực tế
Chỉnh theo % HTKH về = x100.
sản lượng Chi phí KH x% HTKH về sản lượng
Trong đó: Cột (9) được tính theo công thức:
Số chênh lệch chi phí NVL =CP thực tế – CP KH x%HTKH sản lượng.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ sự biến động của từng khoản mục chi phí trong tổng giá thành, cả khi chưa điều chỉnh cũng như khi đã điều chỉnh theo phần trăm hoàn thành kế hoạch về sản lượng.
Căn cứ vào số liệu tập hợp theo mẫu của xí nghiệp tiến hành phân tích chung và phân tích nhân tố ảnh hưởng như đã phản ánh ở phần II. Từ đó tìm ra nguyên nhân tăng (giảm ) của từng khoản mục chi phí để xí nghiệp có biện pháp sử lý kịp thời.
2.3 Hoàn thiện nội dung phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm (Bánh răng côn xoắn Ben la).
Để đạt được hiệu quả cao trong phân tích xí nghiệp có thể thiết kế biểu mẫu sau:
Bảng 8.1: Bảng phân tích chung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm Bánh răng côn xoắn Ben la
Đơn vị: 1000đ
Loại NVL
Định mức tiêu hao NVL (kg) Mi
Đơngiá NVL(Pi)
Mi1 Pi1
Mi0 Pi0
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ
MứcTK hoặc LP
Thép tròn
…………
………
Tổng
Bảng 8.2 Bảng phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tổng chi phí nguyên vật liêụ trực tiếp của sản phẩm Bánh răng Ben la
Đơn vị: 1000đ
Loại NVL
Mi0Pi0
Mi1Pi1
Mi1Pi0
ảnh hưởng do M
ảnh hưởng do P
Tổng hợp ảnh hưởng
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
Thép tròn
…………
…………
…………
Tổng cộng
Trong đó cột:
+ảnh hưởng do M
Số tiền = Mi1Pi0 – Mi0Pi0.
Mi1Pi0 – Mi0Pi0
Tỷ lệ = x 100
Mi0Pi0
+ ảnh hưởng do P
Số tiền = Mi1Pi1 – Mi1Pi0
Mi1Pi1 – Mi1Pi0
Tỷ lệ = x 100.
Mi0Pi0
Tổng hợp ảnh hưởng:
Cột (9) = Cột (5) + Cột (7)
Cột (10) = Cột (6) + Cột (8)
Với mẫu biểu và cách phân tích ở trên ta có thể thấy rõ sự biến động chi phí nguyên vật liệu năm 2004 so với năm 2003 của sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la cả về số tuyệt đối và số tương đối. Đồng thời qua bảng 8.2 ta có thể thấy ngay mức độ ảnh hưởng của nhân tố định mức tiêu hao nguyên vật liệu và nhân tố đơn giá từng loại nguyên vật liệu đến tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm phân tích.
2.4 Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch chi phí sản xuất trên 1000đ doanh thu
Nếu chỉ phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được thì sẽ không thấy được chi phí đầu tư và kết quả thu được trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy bên cạnh những sản phẩm so sánh được xí nghiệp còn sản xuất sản xuất sản phẩm không so sánh được có tỷ trọng ngày càng lớn theo đơn đặt hàng của khách hàng. Nên việc phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch trên 1000đ doanh thu sẽ khắc phục hạn chế trên. Để tiến hành ta cần phải phân tích chỉ tiêu chi phí cho 1000đ doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh để có 1000đ doanh thu thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí sản xuất.
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
F= x1000.
Trong đó :
Qi: khối lượng sản phẩm hàng hoá loại i tiêu thụ trong năm.
Zi: giá thành sản phẩm hàng hoá loại i tiêu thụ trong năm.
Pi: giá bán sản phẩm hàng hoá loại i tiêu thụ trong năm.
i=1,n là số loại hàng hoá sản xuất trong năm.
Chỉ tiêu này phản ánh : Cứ 1000đ doanh thu bán hàng trong kỳ phân tích thì chi phí về giá thành sản xuất (giá vốn sản xuất ),hết bao nhiêu đồng.Chỉ tiêu này càng thấp,chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.
Để thấy rõ hơn tình hình nội dung phân tích này,ta giả sử xí nghiệp chỉ tiến hành sản xuất sản phẩm bánh răng Ben la (bao gồm ba sản phẩm tách rời là: quả dứa, vành chậu và đai ốc ) . Các số liệu về số lượng, giá thành, giá bán của các sản phẩm đã tập hợp được và ta tiến hành phân tích như sau:
Bảng 10.1 Bảng số liệu giá thành, giá bán của các loại sản phẩm
Đơn vị: 1000đ
Sản phẩm
Khối lượng sản phẩm
Giá thành sản phẩm
Giá bán sản phẩm
Quả dứa
Đơn vị
KH(Qi0)
TH(Qi1)
KH(Zi0)
TH(Zi1)
KH(Pi0)
TH(Pi1)
Vành chậu
Cái
1200
1500
1.900
1.850
2.600
2.650
Đai ốc
Cái
1200
1500
2.500
2.460
3.700
3.810
Tổng
Cái
1200
1500
100
95
350
375
Bảng 10.2 Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất trên 1000đ doanh thu
Đơn vị: 1000đ
Sản phẩm
Tổng giá thành (GT)
Tổng doanh thu (DT)
DF=(GT/DT)x1000
Qi0 Zi0
Qi1 Zi0
Qi1 Zi1
Qi0 Pi0
Qi1 Pi0
Qi1 Pi1
F0
F1
Quả dứa
2.280.000
2.850.000
2.775.000
3.120.000
3.900.000
3.975.000
730,77
698,11
Vành chậu
3.000.000
3.750.000
3.690.000
4.440.000
5.550.000
5.715.000
540,54
645,67
Đai ốc
120.000
150.000
142.500
420.000
525.000
562.500
285,71
253,3
Tổng
5.400.000
6.750.000
6.607.500
7.980.000
9.975.000
10.252.500
676,69
644,48
2.4.1 Phân tích chung
Chênh lệch chi phí bình quân trên 1000 doanh thu tiêu thụ hàng hoá năm thực hiện so với năm kế hoạch là F ta có: F = F1 – F0
F= x1000 - x1000.
6.607.500 5.400.000
= x1000 - x1000.
10.252.500 7.980.000
=644,48 – 676,69 =-32,21.
Như vậy chênh lệch chi phí bình quân trên 1000 doanh thu giảm xuống là do ảnh hưởng của 3 nhân tố:kết cấu khối lượng sản phẩm,giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm và giá bán sản phẩm.
2.4.2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới chi phí bình quân trên 1000đ doanh thu
Để thấy rõ hơn sự tăng giảm chi phí trên 1000đ doanh thu ta đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khoản chi phí này.
Trong phần xác định các nhân tố ảnh hưởng ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm
Trong điêù kiện chỉ có kết cấu khối lượng sản phẩm thay đổi, các yếu tố khác không đổi, ta có:
DF kq = x1000 - x1000
6.750.000 5.400.000
= x1000 - x1000
9.975.000 7.980.000
=676,7 – 676,69 =0,01.
Kết cấu sản phẩm thay đổi giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch đã làm cho chi phí bình quân chung trên 1000 doanh thu tăng lên 0,01đồng. Điều này cho thấy sự thay đổi kết cấu khối lượng sản phẩm ảnh hưởng không tốt đến kết quả đầu tư.
+ Do ảnh hưởng của nhân tố giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm
Nhân tố giá thành là nhân tố phản ánh rõ nhất thành tích hay khuyết điểm của xí nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng của nhân tố này được xác định trong điều kiện khối lượng thực tế,kết cấu khối lượng thực tế và giá bán kế hoạch.
D Fz = x1000 - x1000
6.607.500 6.750.000
= x1000 - x1000
9.975.000 9.975.000
=662,4 – 676,7 =- 14,3.
Do thay đổi giá thành đơn vị sản phẩm làm cho chi phí bình quân trên 1000 đồng doanh thu giảm đi 14,3 đồng.Điều này giúp ta nhận thấy công tác quản lý chi phí sản xuất của xí nghiệp là rất tốt.Sản phẩm có giá thành thực tế thấp hơn giá thành kế hoạch.
Giá thành là nhân tố chủ quan, hạ giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tích cực trong sản xuất của xí nghiệp đòi hỏi phải có sự quản lý và sử dụng chi phí tốt với tất cả các sản phẩm xí nghiệp sản xuất để giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận.
+Do ảnh hưởng của nhân giá tố giá bán đơn vị sản phẩm
Để đánh giá ảnh hưởng của nhân tố giá bán tới chi phí bình quân chung trên 1000đ doanh thu,ta xét chỉ tiêu sau:
D Fp = x1000 - x1000
6.607.500 6.607.500
= x1000 - x1000
10.252.500 9.975.000
= 644,48 – 662,4 =- 17,92.
Như vậy giá bán kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch của toàn bộ sảnphẩm bánh răng tăng lên làm cho chi phí trên 1000đ doanh thu giảm 17,92 đồng.
Nguyên nhân làm cho giá bán sản phẩm này tăng nhu cầu của thị trường quen thuộc ngày càng tăng, sản phẩm có chất lượng cao và được khách hàng tín nhiệm tiêu dùng. Đây là một dấu hiệu rất tốt thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ngày càng hiệu quả hơn.
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:Kết cấu khối lượng sản phẩm,giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm ,giá bán đơn vị sản phẩm nhận thấy :Chi phí sản xuất bình quân trên 1000đ doanh thu kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch giảm xuống 32,31 đồng, nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí giảm là do giá thành toàn sản phẩm và giá bán đơn vị đã làm giảm rõ rệt chi phí sản xuất trên 1000đ doanh thu. Còn nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm đã góp phần làm tăng chi phí bình quân trên 1000đ doanh thu, tuy sự ảnh hưởng này là ít xong xí nghiệp cần có biện pháp thích hợp để làm cho sự ảnh hưởng của nhân tố này đến chi phí là tốt.
III. điều kiện để thực hiện phương hướng hoàn thiện nội dung, phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1. Về mặt tổ chức công tác phân tích nói chung và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng
Trong công tác tổ chức phân tích Giám đốc giao cho Kế toán trưởng nhịêm vụ kiểm tra số liệu từ các tài khoản 621,622,627… để tính giá thành, đồng thời kiểm tra lại số liệu một cách chính xác và tiến hành phân tích biểu nội dung phân tích sao cho phù hợp với từng nội dung và yêu cầu được phân tích, từ đó lập báo cáo kết quả phân tích. Kết quả này phải được công bố rộng rãi cho các đối tượng có nhu cầu thông tin về việc phân tích. Ngoài việc cung cấp thông tin cho ban giám đốc, các trưởng phòng thì xí nghiệp cần phải tổ chức các cuộc họp toàn xí nghiệp để công bố kết quả phân tích cho toàn thể cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp nắm được từ đó phát động phong trào thực hiện các biện pháp mà các nhà lãnh đạo đưa ra nhằm mục đích tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của xí nghiệp trên thương trường.
2. Về nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1 Nội dung phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí NVLTT
Để có thể thực hiện được nội dung hoàn thiện này,xí nghiệp cần tập hợp được chi phí NVLTT của tất cả các loại sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất trong các kỳ phân tích. Vì vậy đòi hỏi người làm công tác phân tích phải chỉ đạo cho nhân viên tập hợp chi phí NVLTT cho từng sản phẩm, và cho toàn bộ các sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất.
2.2 Nội dung phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành
Khi phân tích nội dung này người làm công tác phân tích cần tập hợp số liệu theo từng khoản mục chi phí như xí nghiệp đã làm , đồng thời có được số liệu về khối lượng sản phẩm hoàn thành của 2 kỳ phân tích.
2.3 Nội dung phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí NVLTT của sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la
Nội dung này không chỉ áp dụng cho phân tích sản phẩm bánh răng côn xoắn Ben la,nó có thể áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào mà xí nghiệp lựa chọn phân tích.Tuy nhiên, đòi hỏi người làm phân tích phải tính toán nhiều, xong viêc tính toán này mang lại hiệu quả cao vì thế xí nghiệp nên tiến hành phân tích.
2.4 Nội dung phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất trên 1000đ doanh thu
Để tiến hành phân tích nội dung này xí nghiệp phải phân công cho bộ phận kế toán trong xí nghiệp theo dõi chính xác số liệu, sản phẩm sản xuất trong năm. Đồng thời tập hợp chi phí sản xuất cụ thể cho từng mặt hàng để tính giá thành sản phẩm và theo dõi giá bán của tất cả các sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất.Tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất, tính đúng và tính đủ giá thành và theo dõi chi tiết giá bán của từng loại sản phẩm. Đây chính là cơ sở để có một kết quả chính xác về phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất trên 1000đ doanh thu.
Kết luận
Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp cơ khí 79 em đã tìm hiểu công tác phân tích nói chung cũng như công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng. Em nhận thấy rằng xí nghiệp đã thực sự chú trọng đến nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản phẩm nhằm mục tiêu quản lý tốt hơn chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.Với nội dung và phân tích hợp lý xí nghiệp đã đề ra những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến động của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm,từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong xí nghiệp.Qua thực trạng phân tích,cùng với kiến thức đã học trong trường Đại Học Thương Mại và với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Quang Hùng.Em đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trong việc hoàn thiện nội dung,phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong xí nghiệp cơ khí 79 thông qua cuốn luận văn tốt nghiệp này.
Tuy nhiên với vai trò là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm,cuốn luận văn của em cũng không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong sự đóng góp ý kiến của toàn thể các bạn đọc và của toàn thể các thầy cô giáo bộ môn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn chú kế toán trưởng và các cô chú trong phòng Kế toán –Tài chính của xí nghiệp cơ khí 79 cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Quang Hùng đã giúp em hoàn thiện cuốn luận văn này.
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2005.
Sinh viên.
Đỗ Thị Minh
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại –dịch vụ –Trường Đại Học Thương Mại –Chủ biên: PGS. TS: Trần Thế Dũng –TS. Nguyễn Quang Hùng –Ths.Lương Thị Trâm- NXB: ĐH Quốc Gia Hà Nội –Năm 2002
2. Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp -Chủ biên: PTS: Nguyễn Năng Phúc –Khoa Kế Toán - ĐHKTQD- NXB Thống kê -Năm 1997.
3. Giáo trình: Kế toán sản xuất.
Chủ biên: TS Đặng Thị Hoà - Khoa Kế Toán Tài chính- Đại Học Thương Mại. NXB: Đại Học Quốc Gia Hà Nội-Năm 2000.
4. Bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,sổ sách kế toán của Xí nghiệp cơ khí 79.
5. Luận văn của các khoá trước.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34059.doc