Luận văn Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An

MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. TÀI CHÍNH DOANH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4 1.1.1. Tài chính doanh nghiệp 4 1.1.2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 6 1.1.2.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 6 1.1.2.2. Vai trò phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 7 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 9 1.2.1. Phương pháp so sánh 9 1.2.2. Phương pháp loại trừ 10 1.2.3. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích 12 1.2.4. Các phương pháp phân tích khác 12 1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 17 1.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 17 1.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 22 1.3.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 27 1.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh 32 1.3.5. Phân tích rủi ro tài chính 36 1.4. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 38 CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN 41 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An 41 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An: 42 2.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán và cơ chế tài chính ảnh hưởng đến nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính 43 2.2. THỰC TRẠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN 46 2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại doanh nghiệp 46 2.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 47 2.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 52 2.2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh 54 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN 58 2.3.1. Những ưu điểm đạt được 58 2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục 60 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế đang tồn tại 61 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ NGHỆ AN 3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ NGHỆ AN 63 3.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Nghệ An. 63 3.1.2. Nguyên tắc cơ bản hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An 65 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN. 67 3.2.1. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích khái quát tình hình tài chính tại công ty 67 Ngoài nội dung và các chỉ tiêu mà công ty đá sử dụng, để phân tích khái quát tình hình tài chính của đơn vị, công ty cần vận dụng thêm nội dung hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính sau đấy: 67 3.2.2. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty 79 3.2.3 Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích khả năng tạo tiền và khả năng chi trả thực tế của công ty Cổ phần Xây dựng Đầu khí Nghệ An. 82 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN 87 3.3.1 Đối với nhà nước 87 3.3.2. Đối với công ty 88 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh của doanh nghiệp. Tài liệu của phân tích tài chính còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo thực trạng và xu thế phát triển trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây nhận thức được mục tiêu và tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An đã quan tâm và chú trọng đến công tác phân tích tình hình tài chính một cách thường xuyên, định kỳ theo năm kế toán. Thông tin do phân tích tài chính mang lại đã giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp, những đối tượng quan tâm thấy rõ được thực trạng tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp họ đưa ra những giải pháp hữu hiệu cải thiện tình hình tài chính hiện tại và trong các năm tới nhăm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển với hiệu quả cao. Song để phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin về tình hình tài chính để đáp ứng đựoc yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, yêu cầu hoàn thiện nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính trong công ty cần phải được đặt ra là yêu cầu cấp bách . Yêu cầu đó đòi hỏi hoàn thiện trên những vãn đề sau đây: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính phải đảm bảo đáp ứng được mục tiêu của từng đối tượng quan tâm. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. 3.1.2. Nguyên tắc cơ bản hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An Một là, đảm bảo tính chính xác, cung cáp kịp thời đầy đủ thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng quan tâm. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất kinh doanh sẽ không có hiệu quả nếu như các nhà quản trị không đưa ra được những quyết định kịp thời hợp lý. Điều này đòi hỏi thông tin kinh tế tài chính phải được cung cấp kịp thời đầy đủ cho các nhà quản trị. Hơn nữa các hoạt động đầu tư, cho vay vốn sẽ không diễn ra nếu các nhà đầu tư không có được đầy đủ và kịp thời các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác các thông tin về doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi phải được xử lý bằng các phương pháp khoa học, giúp các đối tượng sử dụng thông tin có được các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ theo đuổi. Phân tích tình hình tài chính là một trong những công cụ xử lý thông tin đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng quan tâm. Trên thực tế ở việt nam việc thực hiện nguyên tắc này còn gặp nhiều khó khăn bởi những quy định của nhà nước về việc cung cấp thông tin chưa phù hợp, hơn nữa các doanh nghiệp cũng chưa nhận thức đầy đủ những lợi ích khi cung cáp thông tin ra bên ngoài . Vì vậy hoàn thiện nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp phải lấy việc cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ chính xác cho các đối tượng quan tâm làm mục tiêu phấn đấu. Hai là, hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính phait phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An. Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An là một doanh nghiệp nhà nước có những đặc thù riêng về cơ cấu tổ chức quản lý nói chung và tổ chức quản lý tài chính nói riêng. Vì vậy, việc hoàn thiện nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Ba là, hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính phải phù hợp với pháp luật, chính sách quản lý tài chính đã ban hành của nhà nước Việt Nam, phù hợp với xu hương phát triển kt và yêu cầu quản lý trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Bốn là, hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính phải đảm bảo được tính khả thi và hiệu quả. Điều này có nghĩa là có thể thực hiện được và thu được lợi ích cao. Mỗi quốc gia đều có chính sách và yêu cầu quản lý khác nhau, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và phong tục tập quán truyền thống của quốc gia đó. Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An thuộc Tập đoàn đầu khí Việt Nam hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, phải chấp hành đầy đủ chế độ chính sách và quy định của nhà nước Việt Nam ban hành, phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý chức năng có thẩm quyền. Vì vậy, nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính của công ty phải phù hợp với pháp luật và chính sách quản lý tài chính của nhà nước. Mặt khác, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý kinh tế tài chính, điều đó đòi hỏi việc hoàn thiện nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính phải phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu quản lý trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trên đây sẽ đảm bảo cho việc hoàn thiện nội dung, hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An vừa có ý nghĩa cả về lý lận và thực tiễn. 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN. Thực tế cho thấy nội dung hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ Ancòn rất đơn giản, chủ yếu là đánh giá quan bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, công ty mới chỉ tính toán và sử dụng một số chỉ tiêu có tính truyền thống, chưa phân tích một số nội dung cần thiết như: phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm, phân tích tình hình đầu tư và khả năng tự tài trợ của công ty, phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời của vốn. Mặc dù công ty đã lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng chưa sử dụng nó làm tài liệu để phân tích, đánh giá khả năng tạo tiền, phân tích khả năng chi trả thực tế của công ty, phân tích lưu chuyển tiền tệ trong mối liên hệ với các hoạt động. Nguyên nhân của thực trạng này một mặt là do công ty thiếu thông tin phân tích, thiếu cấn bộ có nghiệp vụ cao, thiếu phương pháp phân tích khoa học, mặt khác là do chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An cần phải tiến hành hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính của đơn vị minh nhằm đánh giá đầy đủ, sâu sắc tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty. 3.2.1. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích khái quát tình hình tài chính tại công ty Ngoài nội dung và các chỉ tiêu mà công ty đá sử dụng, để phân tích khái quát tình hình tài chính của đơn vị, công ty cần vận dụng thêm nội dung hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính sau đấy: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn, nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán Ngoài việc lập bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn và nguồn vốn theo mẫu ( phụ lục 1), công ty cần tiến hành xem xét các mối quan hệ cân đối của các chỉ tiêu, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, giữa tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu, giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả. Cụ thể như sau: * Mối quan hệ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả. Nếu các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp bằng các khoản nợ phải trả thì chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng bằng nguồn vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng. Nếu các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp lơn hơn các khoản nợ phải trả thi chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều hơn nguồn vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng. Điều này sẽ dẫn đến thiệt hại về mặt kinh tế cho doanh nghiệp. Nếu các khoả nợ phải thu nhỏ hơn các khoản nợ phải trả, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dung họ hơn nguồn vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng. Doanh nghiệp sẽ có lợi về mặt kinh tế. * Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu Nếu tài sản lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu chứng tỏ trong quá trình hoạt động, nguồn vốn của doanh nghiệp không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Do đó doanh nghiệp phải đi chiếm dụng vốn, đấy là trường hợp khá phổ biến tại các doanh nghiệp ở Việt Nâm hiện nay. Ngược lại nếu tài sản của doanh nghiệp nhỏ hơn nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì chứng tỏ doanh nghiệp thừa nguồn vốn không sử dụng hết và bị các đối tượng khác chiếm dụng, điều này đã đến thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp. Bảng 3.1: Phân tích môi quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm 1. Tài sản ( A+B) 79.115 107.342 107.342 270.699 270.699 518.862 2. Nguôn vốn CSH 8.280 48.074 48.074 52.409 52.409 129.325 Chênh lệch Qua số liệi ở bảng 3.1 cho thấy: trong các năm 2007,2008, 2009 tài sản của công ty lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu. Chứng tỏ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của công ty quá ít, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Do đó công ty hầu như phải đi vay nhằm chiếm dụng vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng theo thời gian, cụ thể đầu năm 2007 mới chỉ là 8.280 triệu đồng nhưng đến cuối năm đã là 48.074 triệu đồng, cuối năm 2008 là 52.409 triệu đồng và cuối năm 2009 là 129.325 triệu đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng nếu như không phải do chủ sở hữu bổ sung thêm vốn thì đấy là do kết quả kinh doanh đã thu được lợi nhuận để bổ sung vốn. Tuy nhiên, công ty cũng cần phải xem xét thêm chính sách kinh doanh của đơn vị mình. Xem xét mối quan hệ giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn qua bảng sau: Bảng 3.2: Phân tích môi quan hệ giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn của Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm 1.TSLĐ và ĐT ngắn hạn 66.867 92.055 92.055 205.292 205.292 366.982 2. Nợ ngắn hạn 69.183 58.902 58.902 208.567 208.567 258.002 Chênh lệch -2.316 33.153 33.153 -3.275 -3.275 108.980 Qua số liệu trên bảng 3.2 chô thấy: Nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đầu năm 2007 dư 2.316 triệu đồng nhưng đến cuối năm 2007 thiếu 33.153 triệu đồng, cuối năm 2008 dư 3.275 triệu đồng và cuối năm 2009 dư 108.979 triệu đồng. Như vậy nguồn vốn để đầu tư cho TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tăng lên theo từng năm. Đồng thời TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tăng theo hàng năm, điều này chứng tỏ công ty đã tăng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, phần thiếu còn lại công ty tìm nguồn vốn tài trợ từ nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên cuối năm 2007 và cuối năm 2008 có giảm, điều này chứng tỏ công ty có phần nợ ngắn hạn đủ để đầu tư cho TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, không phải tìm nguồn tài trợ từ nguồn vốn dài hạn. Đến cuối năm 2009 nguồn vốn trài trợ cho TSLĐ và đầu tư ngắn hạn chếnh nhau 108.980 triệu đồng chứng tỏ công ty luôn có gắng để nguồn vốn ngắn hạn thấp hơn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của đơn vị mình. Hoàn thiện nối dung và phương pháp phân tích mối quan hệ giữa chỉ số vốn vay với vốn chủ sỡ hữu Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa mô tả hết được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó các nhà phân tích tài chính dùng các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính. Mỗi một doanh nghiệp khác nhau có các hệ số tài chính khác nhau, thậm chí một doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhaucũng có các hệ số tài chính khác nhau. Do vậy người ta coi các hệ số tài chính là biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý (kết cấu tối ưu). Song kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy càn thiết phải nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu, trên cơ sở đó đánh giá mối quan hệ giữa việc sử dụng vốn vay, vốn chủ sở hữu và toàn bộ vốn của đơn vịmình để có một cái nhìn tổng quát vè sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Nợ phải trả Hệ số nợ = = 1 - Hệ số vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số nợ cho biết: trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng hình thành từ vốn vay bên ngoài. Vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu = = 1 - Hệ số nợ Tổng nguồn vốn Hệ số vốn chủ sở hữu ( hệ số tự tài trợ ) cho biết: Trong một đồng vốn kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp đang sử dụng thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho phép đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Nghiên cứu hai chỉ tiêu trên ta thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Hệ số nợ và hệ số tự tài trợ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi hệ số tự tài trợ tăng lên thì hệ số nợ giảm xuống. Hệ số tự tài trợ càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều vốn tự có, tính độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao. Do đó không bị sức ép của các khoản nợ vay. Song trong những điều kiện nhất định khi hệ số nợ cao mà tỷ suất lợi nhuận từ vốn vay cao hơn lãi suất tiền vay, thì doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư với một lượng nhỏ. Khi đó việc sử dụng vốn vay của đơn vị đạt hiệu quả cao nhất và các nhà tài chính sử dụng nó như một chính sách để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, để đưa ra được những đánh giá khách quan, chính xác cần phải kết hợp với các yếu tố khác và các điều kiện thực tế có liên quan. Trong thực tế các chủ nợ thường thích hệ ssố tự tài trợ càng cao càng tốt, vì họ thấy được sự bảo đảm cho các món nợ vay được trả đúng hạn. Bảng 3.3 Bảng miêu tả hệ số nợ và hệ số tự tài trợ của Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm 1. Hệ số nợ 0,89 0,55 0,55 0,80 0,80 0,75 2. Hệ số tự tài trợ 0,11 0,45 0,45 0,20 0,20 0,25 Cộng 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An năm 2007,2008,2009 Qua bảng số liệu 3.3 ta thấy: Hệ số nợ của Công ty trong năm 2007, 2008, 2009 là tương đối cao, chỉ có cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là hệ số nợ giảm xuống từ 0.89 còn 0.55 tuy nhiên đến cuối năm 2008 lại tăng lên 0.80 rồi đến cuối năm 2009 lại giảm xuống còn 0.75. Hệ số tự tai trợ của công ty rất thấp ở đầu năm 2007 và tăng lên rất cao ở thời điểm cuối năm 2007 tăng đến 0.34%, đến cuối năm 2008 lại giảm xuống còn 0.2% giảm tương đương 0.25%, đến cuối năm 2009 lại tăng lên 0.25% tăng so với cuối năm 2008 là 0.05%. Như vậy trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2009 vệc sử dụng vốn vay của công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An là rất hiệu quả. Tạo được nhiều lợi nhuận để trả nợ vay, lãi vay, đồng thời dành ra một phần lợi nhuận để bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện thông qua sự tăng lên của hệ số tự tài trợ và giảm xuống của hệ số nợ. Điều này làm cho mức độ tự chủ về vốn của công ty tăng lên và giảm đi mức độ phụ thuộc vào vốn vay của công ty. Hoàn thiện nối dung và phương pháp phân tích tình hình tạo nguồn vốn và sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm. Tạo nguồn và sử dụng vốn là hai mặt nhưng tồn tại thống nhẩttong mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tạo nguồn và sử dụng vốn là những hoạt động thường xuyên hàng ngày của các nhà quản lý. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc tạo nguồn và việc sử dụng nguồn tài trợ vốn như thế nào. Phân tích tình hình tạo nguồn và sử dụng vốn là xem xét, đánh giá sự thay đổi của từng chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán giữa cuối năm với đầu năm theo tiêu thức: Nếu tăng phần tài sản và giảm phần nguồn vốn ghi vào phần sử dụng vốn. Nếu tăng phần nguồn vốn và giảm phần tài sản ghi vào phần nguồn vốn tài trợ vốn. Bảng 3.4: Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ của doanh nghiệp Nguồn tài trợ Số tiền Tỷ trọng (%) Cac loại nguồn vốn tăng , các loại tài sản giảm Sử dung vốn Cac loại nguồn vốn giảm, các loại tài sản tăng Có thể lập bảng phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ của công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An trong năm 2009 như sau: ( Xem bảng 3.5) Nguồn tài trợ Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng tài sản cố định 67.708 34,9% Tăng vốn chủ sở hữu 76.916 39,6% Tăng nợ ngắn hạn 49.436 25,5% Cộng 194.060 100% Sử dụng vốn Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng hàng tồn kho 19.864 6,5% Tăng các khoản phải thu 75.425 24,7% Tăng tiền 63.889 20,9% Giảm tài sản ngắn hạn khác 5.964 1,9% Tăng tài sản dài hạn khác 488 0,1% Tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn 18.282 6,0% Tăng nợ dài hạn 121.812 39,9% Cộng 305.724 100% Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An năm 2009 Qua bảng 3.5 ta thấy: trong năm 2009 công ty đã sử dụng 194.060 triệu đồng bằng cách tăng vốn chủ sở hữu ( 76.916 triệu đồng ), tăng các khảon nợ dài hạn đến hạn trả 121.724 triệu đồng, tăng hàng tồn kho lên 19.864 triệu đồng, tăng TSCĐ lên 67.708 triệu đồng… Như vậy trong năm 2009 công ty đã gia tăng các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn để bổ sung vốn kinh doanh, đièu nay càng làm tăng thêm khả năng mất cân đối về các khoản nợ, điều nay sẽ được đánh giá khả năng trả các khoản nợ ở mục tiếp theo. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty Ngoài việc lập bảng theo dõi các khoản phải thu và các khoản phải trả cùng với việc sử dụng các chỉ tiêu mà công ty đã sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán của đơn vị, công ty nên lập bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn theo mẫu ( phụ lục 3 ) và tiến hành so sánh sự biến động của từng chỉ tiêu giữa cuói năm với đầu năm để đánh giá khả năng thanh toán của công ty. Bảng 3.6 Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của công ty năm 2009. Chỉ tiêu Đầu năm 2009 Cuối năm 2009 Chênh lệch 1. Tỷ suất công nợ phải thu 50.1 40.7 -9.40 2. Tỷ suất công nợ phải trả 80.6 31.6 -49.00 3. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1.24 1.33 0.09 4. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 0.98 1.42 0.44 5. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 4.43 31.63 27.20 Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An năm 2009 Qua số liệu tại bảng 3.6 ( Kết hợp với xem chi tiết tại phụ lục 9 ) ta thấy: Khả năng thanh toán tổng quát của Công ty cuối năm 2009 tăng so với đầu năm và hệ số này ở đầu năm và cuối năm lơn hơn 1. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của công ty là tương đối ổn định, công ty thừa khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cuối năm 2009 tăng so với đầu năm nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn cuối năm tăng so với đầu năm, mặc dùng nợ ngắn hạn cuối năm đã tăng so với đầu năm do các khoản vay ngắn hạn giảm nhưng người mua trả tiền trước và phải trả người bán tăng mạnh, các khoản thanh toán với công nhan viên đã tăng lên so với đầu năm. Khả năng thanh toán nhanh cuối năm đã tăng so với đầu năm mặc dù số nợ đến hạn cuối năm tăng lên so với đầu năm, nhưng tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn cuối năm tăng so với đầu năm. Công ty đã chủ động trong việc trả nợ đến hạn, tranh tình trạng rơi vào tìh trạng nợ quá hạn, mất khả năng thanh toán. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Trong quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, nhất thiết các doanh nghiệp cần phjải tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn . Xuất phát từ những đặc điểm kinh doanh của công ty cổ phần xay dựng dầu khí Nghệ An để đảm bảo tình hợp lý của các chỉ tiêu, công ty nên thực hiện phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu sau: = Hiệu quả sử dụng Doanh thu thuần toàn bộ vốn Vốn sản xuất bình quân Sử dụng phương pháp phân tích liên hoàn để xác định số vốn tiết kiệm hay lãng phí do hiệu quả sử dụng vốn tăng hay giảm. Để tăng hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần phải đầu tư TSCĐ và TSLĐ một cách hợp lý, vận dung tối đa công suất thiét bị hiện có. Bất kỳ một loại tài sản nào dù thừa hay thiếu cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn . Do vậy, công ty cần phải phân tích hiệu quả sử dụng từng loại vốn để xác định số tiền tiết kiệm hay lãng phí của từng loại vốn. Lợi nhuận trước thuế 2. Hiệu quả sử dụng vốn vay = Tổng số vốn vay Lợi nhuận trước thuế 3. Hiệu quả sử dụng vốn CSH = Tổng số vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần 4. Số vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Sử dụng phương pháp phân tích thay thế liên hoàn , xác định số vốn lưu động tiết kiệm (Sv-) hay lãng phí (Sv+) do số vòng quay vốn lưu động tăng hay giảm. Số vốn lưu động Doanh thu thuần kỳ trước Sv(±) = Bình quân kỳ - Số vòng quay vốn lưu động này kỳ trước Căn cứ vào số vốn lãng phí công ty có biện pháp xác định lượng TSLĐ một cách hợp lý. Bảng 3.7 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh 1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 2. Hiệu quả sử dụng vốn vay 3. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích rủi ro tài chính của công ty. Rủi ro tài chính luôn gắn liền với mức độ sử dụng nợ, với cơ cấu nguồn vốn cảu doanh nghiệp và mức độ tăng rủi ro tỷ lệ với mức độ tăng các khoản nợ. Nguồn vốn của công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An chủ yếu là vốn vay. Do vậy nhất thiết phải thực hiện phân tích rủi ro tài chính để đánh giá đúng khả năng thanh toán, cũng như tình hình quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, đưa ra được những quyết định quản lý kinh tế, tài chính sát thực, kịp thời nhằm đạt được kết quả kinh doanh tối ưu. Căn cứ vào BCĐKT và BCKQKD có thể tính toán và phân tích rủi ro tài chính của công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An trong năm 2009 thông qua bảng (xem bảng 3.8): Bảng 3.8 Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính cua công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An. Chỉ tiêu Đầu Năm 2009 Cuối Năm 2009 Chênh lệch 1. Hệ số nợ 0,80 0,75 - 0,05 2. Hệ số quay vòng hàng tồn kho 4,60 4,02 - 0,58 3.Thời hạn hàng tồn kho bình quân 78,26 89,55 + 11,29 4. Hệ số thu hồi nợ 2,15 1,28 - 0,87 5. Thời hạn thu hồi nợ bình quân 167,44 281,25 + 113,81 6. Hệ số thanh toán lãi vay 1,58 1,36 - 0,22 Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An năm 2009 Từ bảng 3.8 chó thấy: Hệ số nợ của công ty đầu năm 2009 là 0,8 và cuối năm 2009 là 0,75 giảm – 0,05 Điều đó cho biết đầu năm trong tổng số tài sản của dông ty thì vốn vay chiếm 0,80 % tổng tài sản của công ty, điều này đồng nghĩa với rủi ro tài chính của công ty cuối năm đã giảm so với đầu năm. Tuy nhiên để có thể đanh giá chính xác hơn ta cần phải căn cứ vào tỷ suất huy động , cụ thể là: Hệ số quay vòng hàng tồn kho của công ty cuối năm 2009 lgiảm 0,58 vòng so với đầu năm. Như vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty chưa có biện pháp nào để rút ngắn chu kỳ sản xuất, hàng hoá ra vấn ứ đọng nhiều, làm phát sinh chi phí bảo quản, không giảm được hao hụt, làm tăng rủi ro tài chính, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của đơn vị. Vì vậy, thời hạn hàng tồn kho bình quân cũng tăng lên 11,29 ngày. Mặt khác trong năm công ty không hạn chế được việc bán hàng trả chậm, giảm bán hàng thu tiền ngày nên hệ số thu hồi nợ cuối năm 2009 giảm 0,87 lần so với đầu năm 2009. Do hệ số thu hồi nợ giam nên thời hạn thu hồi nợ bình quân cuối năm 2009 tăng lên 113,81 ngày so với đầu năm. Như vậy, trong năm 2009 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không được tôt lắm, rủi ro tài chính có phần tăng. công ty có khả năng hoàn trả được vốn vay và lãi vay. 3.2.2. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty Khi vận dụng nội dung và hệ thống các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài những nội dung và hệ thống cac chỉ tiêu mà công ty đã sử dụng ( đề cập ở chương 2) công ty cần đưa vào một số nội dung và hệ thống cac chỉ tiêu sau: Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh (B02-DN). Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích kết quả kinh doanh thông qua cac chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Căn cứ vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để lập bảng phân tích kết quả kinh doanh ( xem bảng 3.9). Sau đố tính toán phân tích xem xét sự biến độngcủa từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước, để đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo phụ lục 4. Từ bảng 3.9 ta thấy khi so sánh cac số liệu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2008 so với năm 2009 cho thấy: Tổng lợi nhận kế toán trước thuế của doanh nghiệp tăng 23.127 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 75,92% đó là do sự ảnh hưởng cảu các nhân tố sau: Một là: do doanh thu hoạt động tài chính tăng 5.372 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 52,92%, bên cạnh đó chi phí hoạt động tài chính cũng tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu hoạt động tài chính, cụ thể chi phí hoạt động tài chính với tỷ lệ tăng 36,45%. Doanh thu hoạt động tài chính tăng kéo theo sự tăng lên của lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính. Hai là: do các khoản thu nhập khác tăng 24.647 triệu với tỷ lệ tăng là 97,80% trong khi đó các khoản chi phí khác cũng có tăng nhưng mức tăng không đáng kể, cụ thể mức tăng của chi phí khác là 318 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 60.85% điều này làm cho lợi nhuận khác tăng lên 24.328 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 98,59%. Việc giảm chi phí bán hàng và tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, bên cạnh sự tăng trưởng về doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, cụ thể doanh thu thuần tăng 65.898 triệu đồng với tỷ lệ tăng 27,57%, chi phí bán hàng giảm 7,7 triệu đồng với tỷ lệ giảm 95,54% chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 14.120 triệu đồng tăng tương ứng tỷ lệ 75,93%, đã làm cho lợi nhuận thần từ hạot động sản xuất kinh doanh giảm 1.201 triệu đồng với tỷ lệ giảm 20.77%. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty. Song do trị giá cũng như tỷ lệ độ tăng của doanh thu nhập từ hoạt động tài chính tăng cao nên lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2009 vẫn cao hơn so với năm 2008. Như vậy chúng ta thấy trong năm 2009 công ty đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính tạo ra một khoản lợi nhuận rất lứon. Đẩy mạnh công tác quản lý để tạo ra các khoản thu nhập khác qua đó tăng lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên nếu công ty có biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi phí bán hàg, chi phí quản lý doanh nghiệp tránh tình trạng thất thoát, lãng phí và đẩy mạnh hơn nữa công tác tiếp thị để tăng doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng cao hơn nữa. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích kết quả kinh doanh thông qua cac chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Để phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí, công ty nên sử dụng các chỉ tiêu trình bày tại mục 1.3.3.2 chương 1. Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2008 và năm 2009 có thể tính toán được các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí (Xem bảng 3.10): Bảng 3.10 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí tại công ty xây dựng dầu khí Nghệ An Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 1. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần 93,57 91,13 - 2,44 2. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần 0,009 0,003 - 0,006 3. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần 2,58 7,78 + 5,20 Qua số liệu tính toán ở bảng 3.10 cho thấy: Tỷ suất giá vốn hàng bán năm 2009 đã giảm đi 2,44% nếu so sánh với năm 2008, cụ thể là: để thu được 100 đồng doanh thu thuần năm 2008 thì côngty phải bỏ ra 93,57 đồng giá vốn, thì đến năm 2009 công ty chỉ phải bỏ ra 91,13 đồng giá vốn. Như vậy mức độ sử dụng chi phí của công ty năm 2009 đã tiết kiệm được 2,44 đồng so với năm 2008. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần năm 2009 giảm 0,006% so với năm 2008 cụ thể là: Để thu được 100 đồng doanh thu thuần năm 2008 công ty phải bỏ ra 0,009 đồng chi phí bán hàng thì đến năm 2009 công ty phải bỏ ra 0,003 đồng giảm 0,006 đồng so vơi năm 2008. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp tren doanh thu thuần năm 2009 tăng 5,2% so vơi năm 2008 cụ thể là: Để thu được 100 đồng doanh thu thuần năm 2008 công ty phải bỏ ra 2,58 đồng chi phí bán hàng thì đến năm 2009 công ty phải bỏ ra 7,78 đồng chi phí bán hàng, tăng 0,52 so với năm 2008. Như vậy mặc dù công ty đã quản lý tốt các khoản chi phí trong giá vốn vè trong chi phí bán hàng song lại lơi lỏng trong việc quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp. Do vậy, làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp một cách chặt chẽ, thích hợp, tránh tình trạng lãng phí chi phí không đáng có song vẫn phải đảm bảo quá trình mở rọng và phát triển của công ty. 3.2.3 Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích khả năng tạo tiền và khả năng chi trả thực tế của công ty Cổ phần Xây dựng Đầu khí Nghệ An. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích khả năng tạo tiền của công ty. Công ty cần tiến hành xác định tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động theo công thức: = Tỷ trọng dòng tiền thu Tông tiền thu vào của từng hoạt động X100% vào của từng hoạt động Tổng thiền thu vào trong kỳ Trên cơ sở đó để đánh giá mức độ đống góp của từng hoạt động trong công việc tạo tiền của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng dòng tiền thu vào từ các hoạt động kinh doanh cao, thể hiện tiền được tạo ra chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc bán được nhiều hàng, tiền thu từ khách hàng lớn, giảm thiểu được các khoản thu khó đòi. Nếu tỷ trọng dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư cao, chứng tỏ công ty đã thu hồi các khoản đầu tư về chứng khoán , thu lãi từ hoạt độngđầu tư, thu lãi từ hoạt động nhựng bán TSCĐ… Nếu do thu lãi từ hoạt động đầu tư thì chứng tỏ hoạt động đầu tư có hiệu quả, nếu thu hồi do nhượng bán TSCĐ thì chứng tỏ công ty thu hẹp quy mô sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh bị giảm sút. Nếu tỷ trọng dòng tiền thu được thu chủ yếu từ hoạt động tài chính thông qua việc phát hành cổ phiếu hoạch đi vay thì chứng tổ trong kỳ công ty chủ yếu sử dụng vốn từ bên ngoài. Căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty năm 2008, 2009 ta tính được tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động như sau: Bảng 3.11: Phân tích dòng tiền thuần thu vào từ hoạt động của công ty CP xây dựng Dầu khí Nghệ An. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Dòng tiền thuần thu vào từ hoạt động kinh doanh -26.136 -1.185,8 -8.264 -12,93 17.872 27,04 2. Dòng tiền thuần thu vào từ hoạt động đầu tư -9.092 -412,52 -89.252 -139,70 -80.160 -121,20 3. Dòng tiền thuần thu vào từ hoạt động tài chính +33.024 1.498,3 +161.405 +252,63 128.381 194,24 4. Dòng tiền thuần thu vào ttrong kỳ -2.204 100 +63.888 100 66.092 100 Căn cứ vào bảng 3.11 cho thấy: Dòng tiền thu vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 là -26.136 triệu đồng chiếm - 1.185,8% trong tổng số dòng tiền thu vào từ các hoạt động. Năm 2009 là -8.264 triệu đồng chiếm 12,93% trong tổng dòng tiền thu vào từ các hoạt động. Ta thấy tỷ trọng dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng 27,04% so với năm 2008, điều này cho thấy khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty là tốt. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2008 là -9.092 triệu đồng chiếm -412,52%, năm 2009 là -89.252 triệu đồng chiếm 139,7% trong tổng số dòng tiền thu vào từ các hoạt động. Nếu so sánh năm 2009 với năm 2008 ta thấy phần chênh lệch chiếm tỷ trọng là 121,2% điều này chứng tổ trong các năm 2008,2009 công ty đã mở rộng hoạt động đầu tư bằng cách mua sắm, xây dựng TSCĐ mới và cá tài sản dài hạn khác. Dòng tiền thu vào từ hoạt động tài chính năm 2008 là 33.024 triệu đồng chiếm 1.498,3% trong tổng số dòng tiền thu vào từ các hoạt động. Năm 2009 là 161.405 triệu đồng chiếm 194,24% trong tổng số dòng tiền thu vào từ các hoạt động. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng dòng tiền thuần thu được từ các hoạt động sản suất kinh doanh để chi trả cho các khoản nợ vay đến hạn trả, giảm được chi phí lãi vay cho công ty. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích khả năng chi trả thực tế của công ty. Để đánh giá khả năng thanh toán của công ty có thể căn cứ vào số liệu trên bản cân đối kế toán. Song trong thực tế, các chủ nợ, người cho vay và các nhà đầu tư thường sử dụng các hệ số thanh toán dựa vào lượng tiền thuần nhiều hơn, bởi nó cho thấy rõ nét bức tranh toàn cảnh về nguồn vốn của doanh nghiệp có thể huy động để trả các khoản nợ tới hạn. Các chỉ tiêu được sử dụng là: = Hệ số khả năg trả Lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nợ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Thông qua hệ số này để đánh giá một cách chính xác khả năng trả nợ thực tế của doanh nghiệp từ lượng tiền thuần thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu hệ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. = Hệ số khả năng Lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trả lãi Tất cả các khoản tiền lãi đã trả Hệ số này cho phép đánh giá khả năng trả lãi vay thực tế của doanh nghiệp. Nếu hệ số này càng thấp chứng tỏ khoản vốn vay của doanh nghiệp càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn và ngược lại. Căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ cảu công ty năm 2008 và năm 2009 có thể xác định được các hệ số phân tích khả năng chi trả thực tế của công ty CP Xây Dựng Dầu Khí Nghệ An trong các năm 2008,2009 như sau: (xem bảng 3.12): Bảng 3.12: Các chỉ tiêu phân tích khả năng chi trả thực tế của công ty CP Xây dựng Dầu khí Nghệ An. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 1. Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn -12,53 -3,2 2. Hệ số khả năng trả lãi Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích lưu chuyển tiền trong mối quan hệ với các hoạt động của công ty Phân tích dòng tiền thu vào, chi ra theo từng hoạt động sẽ giúp các đối tượng quan tâm có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về các dòng tiền tệ của công ty, biết được cac nguyên nhân tác động ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm vốn bằng tiền và các khoản tưong đương tiền trong kỳ. Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp trong một thời gian nhất định hoạt đông kinh doanh cần thiét phải tạo ra dòng tiền dương thể hiện qua việc doanh thu bán hàng phải lớn hơn các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương sẽ duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, từ đó kéo dài các hoạt động khác như đầu tư, tài trợ phát triển. Hơn nữa dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh còn là một khoản chủ yếu để đo lương tính linh hoạt của tài sản. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp bị giảm sút, ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu kết quả so sánh dương, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện. Nếu kết qảu so sánh âm thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở mức báo động. Nguyên nhân làm cho giá trị hàng tồn kho so với doanh thu thuần tăng lên. Các khoản phải thu tăng thường là do doanh nghiệp mở rộng chính sách tín dụng thương mại để đẩy mạnh doanh só bán ra, hoặc là do các khách hàng không có khả năng trả nợ. Giá trị hàng tồn kho tăng có thể là do hàng tồn kho bị ứ đọng, kém phẩm chất, thành phẩm chậm tiêu thụ hoặc do giá cả trên thị trường có sự biến động, nên doanh nghiệp chủ trương tích trữ lại để đợi tăng giá xuất bán nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, khi tổng số tiền thu vào không đủ chi trả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ sẽ ảnh hưởng đến an toàn ngân quỹ. Do đó doanh nghiệp sẽ phải tạo tiền bằng cách thu hồi vốn đầu tư hoặc vay thêm vốn của các tổ chức tín dụng. Dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong một kỳ nào đó có thể âm hoặc dương. Nếu dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính dương thể hiện công ty thu hẹp quy mô đầu tư và đi vay nhiều hơn trả nợ. Ngược lại nếu dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính âm thể hiện công ty đang phát triển và trả được nợ vay hiều hơn. 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN 3.3.1 Đối với nhà nước Nhà nước cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, thông qua việc ban hành cụ thể, rõ ràng cơ chế, chính sách tài chính, các chuẩn mực về kế toán kiểm toán. Cần phải có những quy định rõ ràng về nội dung, trình tự lập và phân tích báo cáo tài chính. Tổng cục thống kê tiến tới phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế tài chính trung bình cho các ngành kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng. có như vậy các công ty mới có thể tự đánh giá, so sánh các chỉ tiêu kinh tế tài chính mà mình đạt được theo số liệu tính toán từ báo cáo tài chính với các chỉ tiêu trung bình của ngành để thấy được mình đang ở mức tiên tiến hay lạc hậu, từ đó mà có sự cố gắng hơn trong quá trình sử dụng vốn. Xây dựng hệ thống đinh mức chung đối với các chỉ tiêu phân tích tài chính để làm căn cứ, chuẩn mực đánh giá chính xác thực trạng tài chính của mỗi doanh nghiệp. Thực tế phân tích tài chính tại công ty CP Xây dựng Dầu khí Nghệ An cho thấy, việc phâp tích không có chỉ tiêu chung để làm căn cứ chuẩn mực nên công ty chỉ có thể so sánh số liệu năm sau so với số liệu năm trước. Do đó kết quả phân tích không đánh giá một cách chính xác thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. Nhà nước cần kết hợp với Bộ Tài Chính, các Bộ chủ quản và các ngành các cấp có liên quan định kỳ mở lớp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phân tích tài chính, nhằm phổ biến kiến thức chung, giúp doanh nghiệp, các đối tượng quan tâm nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đối với công tác quản lý tài chính, nâng cao trình độ phân tích tài chính cho các cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp cũng như các đối tượng có liên quan. 3.3.2. Đối với công ty Cần phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính, lập báo cáo tài chính theo đúng quy định của luật kế toán hiện hành và công khai hệ thống báo cáo tài chính đã được cơ quan nhà nước kiểm toán đúng thời hạn. Nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó nhìn nhận được những ưu điểm, những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý tài chính. Đánh giá chính xác thực trạng tình hình tài chính, dự đoán xu hướng trong tương lai về tình hình tài chính tại đơn vị, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính nối riêng, hoạt động sản xuất kinh doanh nối chung trong đơn vị. Định kỳ tổ chức kiểm kê, đánh giá lại tài sản đảm bảo cho số liệu sử dụng để phân tích phản ánh đúng thực trạng hoạt động tài chính của đơn vị. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ quản lý, cán bộ phân tích tài chính trong doanh nghiệp thông qua việc tạo điều kiện và khuyến khích tham gia cá lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý và phân tích tài chính doanh nghiệp. Giúp họ nhìn nhận, đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. KẾT LUẬN Với những lý luận và thực tiễn đã được trình bày trên đây, có thể thấy rằng, trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ; Việt Nam đã gia nhập vào WTO, với sự cạnh tranh găy gắt của thị trường quốc tế cũng như nội địa. Khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra phức tạp và gây hậu quả nặng trên phạm vi toàn cầu. Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình đều phải tiến hành phân tích báo cáo tài chính. Bởi phân tích báo cáo tài chính có một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng và là công cụ quản lý đắc lực đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Ở các nước phát triển thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp, việc phân tích báo cáo tài chính là cơ sở để xác định giá trị doanh nghiệp, phát hành cố phiếu, trái phiếu và là công việc mang tính thường xuyên, công khai không những đối với nội bộ doanh nghiệp mà còn được tiến hành phân tích, đánh giá bởi các công ty thẩm định chuyên nghiệp. Chính vì vậy, làm tốt công tác phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp nhà quản lý, nhà đầu tư và những người quan tâm có những thông tin đáng tin cậy trong việc lựa chọn và đưa ra quyết định kinh doanh, đầu tư hiệu quả nhất. Qua thời gian nghiên cứu lý luận về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính, cùng với việc tìm hiểu thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng dầu khí Nghệ An”. Với sự nỗ lực của mình trong nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế, cộng với sự giúp đỡ tận tình của PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang, những nội dung và yêu cầu nghiên cứu đã được thể hiện đầy đủ trong luận văn. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã thưc hiện được một số nội dung sau: Khái quát hóa những lý luận chung về nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thực trạng nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An đã được xem xét đáng giá xác thực. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tế, tác giả đã đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tíchtình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng dầu khí Nghệ An. Hy vọng rằng đây sẽ là cơ sở giúp cho Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An thấy rõ được ý nghĩa và vai trò của việc hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính. Từ đó có thể thực hiện tốt hơn công tác phân tích tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường, kinh tế toàn cầu đang trong thời kỳ khủng hoảng và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do những hạn chế trong quá trình thực hiện nên kết quả nghiên cứu đạt được mới chỉ là bước đầu. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để luận văn hoàn thiện hơn nữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài chính (2003), Quyết định 234/2003/QĐ – BTC ngày 30/12/2003. Nguyễn Tấn Bình (2005), phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb thống kế. Nguyễn Tấn Bình (2003), Kế toán quản trị, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính, Nxb Tài Chính Chế độ kế toán Việt Nam (2007), Ban hành theo Quyết định 15/QĐ – BTC, Thông tư 20/TT – BTC, Thông tư 21/TT – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính) Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (2006), Bản cáo bạch năm 2006 Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (2008), Báo cáo thường niên năm 2008 Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (2008,2009), Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2008,2009 Phan Đức Dũng (2007), Kế toán Mỹ, Nxb Thống Kê. Lưu Thị Hương (2002), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,Nxb Giáo Dục. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Đặng Thị Loan (2006), Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Nguyễn Đăng Nam (2006), Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nxb Tài Chính Nguyễn Thị Mỵ, Phan Đức Dũng (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Thống Kê Võ Văn Nhị (2007), Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị - áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam, Nxb Giao Thông Vận Tải Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh, Nxb Tài Chính. Nguyễn Năng Phúc (2008), Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nxb Tài Chính. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. Josette Peyrab (2005), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. MỤC LỤC Trang B¶ng 2.7: B¶ng ph©n tÝch c¬ cÊu vµ sù biÕn ®éng vÒ vèn cña c«ng ty Cæ phÇn X©y dùng DÇu khÝ NghÖ An n¨m 2009 ChØ tiªu §Çu n¨m Cuèi n¨m Chªnh lÖch Sè tiÒn Tû träng(%) Sè tiÒn Tû träng(%) Sè tiÒn % Tû träng Tµi S¶n 270,699 100 518,860 100 248,161 0.92 A – Tµi s¶n ng¾n h¹n 205,292 75.8 366,980 70.7 161,688 0.8 - 5.11 I. TiÒn vµ c¸c kho¶n t¬ng ®¬ng tiÒn 5,128 1.9 69,016 13.3 63,888 12.5 11.41 II. C¸c kho¶n ®Çu t tµi chÝnh ng¾n h¹n 4,130 1.5 12,607 2.4 8,477 2.1 0.90 III. C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 135,725 50.1 211,150 40.7 75,425 0.6 - 9.44 IV. Hµng tån kho 49,452 18.3 69,315 13.4 19,863 0.4 - 4.91 V. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 10,857 4.0 4,892 0.9 - 5,965 - 0.5 - 3.07 B – Tµi s¶n dµi h¹n 65,407 24.2 151,880 29.3 86,473 1.3 5.11 I. C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n 4 0.001 - - - 4 - - 0.00 II. Tµi s¶n cè ®Þnh 61,069 22.6 128,778 24.8 67,709 1.1 2.26 III. BÊt ®éng s¶n ®Çu t - - - - - - - IV. C¸c kho¶n ®Çu t tµi chÝnh dµi h¹n 1,719 0.6 20,000 3.9 18,281 10.6 3.22 V. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 2,615 1.0 3,102 0.6 487 0.2 - 0.37 BiÓu 2.9 TrÝch thuyÕt minh b¸o c¸o tµi chÝnh cña c«ng ty n¨m 2009 ChØ tiªu Cuèi n¨m §Çu n¨m Chªnh lÖch HÖ sè kh¶ n¨ng thanh to¸n hiÖn hµnh 1.3320 1.2401 0.0919 HÖ sè kh¶ n¨ng thanh to¸n nî ng¾n h¹n 1.4224 0.9843 0.4381 HÖ sè kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh 0.3164 0.0444 0.2720 BiÓu 2.10 TrÝch thuyÕt minh b¸o c¸o tµi chÝnh cña c«ng ty n¨m 2009 ChØ tiªu N¨m 2008 N¨m 2009 Chªnh lÖch 1. Tû suÊt lîi nhuËn trªn doanh thu - Tû suÊt lîi nhuËn tríc thuÕ trªn doanh thu 4.24 12.70 8.46 - Tû suÊt lîi nhuËn sau thuÕ trªn doanh thu 3.64 11.11 7.46 2. Tû suÊt lîi nhuËn trªn tæng tµi s¶n - Tû suÊt lîi nhuËn tríc thuÕ trªn tæng tµi s¶n 2.71 5.31 2.60 - Tû suÊt lîi nhuËn sau thuÕ trªn tæng tµi s¶n 2.33 4.64 2.31 3. Tû suÊt lîi nhuËn sau thuÕ trªn nguån vèn chñ së h÷u 12.04 20.63 8.59 B¶ng 3.9 Ph©n tÝch kÕt qu¶ kinh doanh t¹i c«ng ty x©y dùng ®Çu khÝ nghÖ an Doen vÞ tÝnh: §ång ChØ tiªu N¨m 2009 N¨m 2008 Chªnh lÖch Sè tiÒn Tû lÖ ( %) 1. Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 239,935,364,336 173,092,645,221 66,842,719,115 27.86 2. C¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu 944,714,664 - 944,714,664 100.00 3. Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 238,990,649,672 173,092,645,221 65,898,004,451 27.57 4. Gia vènhµng b¸n 217,799,219,480 161,973,511,522 55,825,707,958 25.63 5. L¬i nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 21,191,430,192 11,119,133,699 10,072,296,493 47.53 6. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 10,152,913,188 4,779,944,318 5,372,968,870 52.92 7. Chi phÝ ho¹t ®éng tµi chÝnh 6,951,811,657 4,418,099,092 2,533,712,565 36.45 Trong ®ã : Chi phÝ l·i vay 4,234,964,174 4,418,099,092 - 183,134,918 - 4.32 8. Chi phÝ b¸n hµng 8,157,000 15,950,000 - 7,793,000 - 95.54 9. Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 18,598,242,577 4,477,252,001 14,120,990,576 75.93 10. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 5,786,132,146 6,987,776,924 - 1,201,644,778 - 20.77 11. Thu nhËp kh¸c 25,201,842,886 554,244,421 24,647,598,465 97.80 12. Chi phÝ kh¸c 523,761,733 205,059,245 318,702,488 60.85 13. Lîi nhuËn kh¸c 24,678,081,153 349,185,176 24,328,895,977 98.59 14. Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tríc thuÕ 30,464,213,299 7,336,962,100 23,127,251,199 75.92 15. Chi phÝ thuÕ thu nhËp DN hiÖn hµnh 3,808,026,662 1,027,358,443 2,780,668,219 73.02 16. Chi phÝ thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp ho·n l¹i - - - - 17. Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 26,656,186,637 6,309,603,657 20,346,582,980 76.33 B¶ng 3.13:B¸o c¸o lu chuyÓn tiÒn tÖ t¹i c«ng ty CP X©y dùng DÇu khÝ NghÖ An. ChØ tiªu N¨m 2009 N¨m 2008 Chªnh lÖch Sè tiÒn Tû lÖ (%) I. Lu chuyÓn tiÒn tõ ho¹t ®éng Kinh doanh 1. TiÒn thu tõ b¸n hµng , cung cÊp dÞch vô vµ kinh doanh 96,218,031,974 2. TiÒn chi tr¶ cho ngêi cung cÊp hµng hãa dÞch vô - 157,068,742,226 3. TiÒn chi tr¶ cho ngêi lao ®éng - 22,880,074,184 4. TiÒn chi tr¶ l·i vay - 1,350,594,933 5. TiÒn chi nép thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp - 784,681,692 6. TiÒn thu kh¸c tõ ho¹t ®éng kinh doanh 215,662,015,638 7. TiÒn chi kh¸c cho ho¹t ®éng kinh doanh - 155,932,912,268 Lu chuyÓn tiÒn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh - 26,136,957,691 II. Lu chuyÓn tõ ho¹t ®éng 1. TiÒn chi mua s¾m, x©y dùng TSC§ vµ c¸c tµi s¶n dµi h¹n kh¸c - 10,263,070,858 2. TiÒn thu thanh lý, nhîng b¸n TSC§ vµ c¸c tµi s¶n dµi h¹n kh¸c - 3. TiÒn chi cho vay, mua c¸c c«ng cô nî cña c¸c ®¬n vÞ kh¸c - 41,369,194,336 4. TiÒn thu håi cho vay, b¸n l¹i c¸c c«ng cô nî cña c¸c ®¬n vÞ kh¸c 42,514,952,097 5. TiÒn chi ®Çu t gãp vèn vµo ®¬n vÞ kh¸c - 6. TiÒn thu håi ®Çu t gãp vèn vµo ®¬n vÞ kh¸c - 7. TiÒn thu l·i cho vay, cæ tøc vµ lîi nhuËn ®îc chia 24,613,323 Lu chuyÓn tiÒn tÖ thuÇn tõ ho¹t ®éng ®Çu t - 9,092,699,774 III. Lu chuyÓn tiÒn thuÇn tõ ho¹t ®éng tµi chÝnh - 1. TiÒn thu tõ viÖc ph¸t hµnh cæ phiÕu nhËn gãp vèn chñ së h÷u - 2. TiÒn chi tr¶ vèn gãp cho c¸c CSH, mua l¹i cæ phiÕu cña c¸c DN ®· ph¸t hµnh - 3. TiÒn vay ng¾n h¹, dµi h¹n nhËn ®îc 65,563,477,723 4. TiÒn chi tr¶ nî gèc ®· vay - 32,538,766,972 5. TiÒn chi tr¶ nî thuª tµi chÝnh - 6. Cæ tøc, lîi nhuËn ®· tr¶ cho c¸c CSH Lu chuyÓn tiÒn thuÇn tõ ho¹t ®éng tµi chÝnh 33,024,710,751 Tæng lu chuyÓn tiÒn thuÇn trong kú - 2,204,946,714 TiÒn vµ t¬ng ®¬ng tiÒn ®Çu kú 7,332,881,325 ¶nh hëng cña thay ®æi tû gi¸hèi ®o¸i quy ®æi ngo¹i tÖ - TiÒn vµ t¬ng ®¬ng tiÒn tån trong kú 5,127,934,611

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT668.DOC
Tài liệu liên quan