LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Toàn cầu hoá đã đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác
nhằm phát triển kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút vốn đầu tư
từ nước ngoài, tiếp cận các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến Tuy nhiên nó cũng đặt
ra yêu cầu là phải cơ cấu lại nền kinh tế và tổ chức lại thị trường trên phạm vi
toàn cầu và trong từng quốc gia. Để hội nhập kinh tế quốc tế thành công, chúng ta
cần phải chú trọng nâng cao khả năng cạnh tranh cuả quốc gia mình dưới các góc
độ nền kinh tế ngành, kinh tế doanh nghiệp và kinh tế hàng hoá.
Hàng không Việt Nam là một ngành kinh tế có mối quan hệ quốc tế chặt chẽ
do đó bên cạnh những thuận lợi và khó khăn đã nêu thì ngành còn phải đối mặt
với một số vấn đề như: nhu cầu vốn đầu tư cao trong khi nguồn vốn đầu tư trong
nước còn hạn hẹp; những hạn chế về quy mô, năng lực, hiệu quả kinh doanh và
tình hình tài chính cuả một số không ít các doanh nghiệp trong ngành; sự cạnh
tranh khốc liệt từ bên ngoài và những bất cập trong cơ chế, nếp nghĩ, tác phong
làm việc cuả một bộ phận cán bộ, cơ quan, đơn vị trong ngành.
Nhằm góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên đồng thời tăng cường tính
tự chủ về tài chính trong ngành hàng không Việt Nam. Ngày 04-04-2003 Chính
phủ đã ban hành Quyết định 372/QĐ-TTg “Thí nghiệm tổ chức và hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - con tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam”. Việc thí
điểm chuyển đổi Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tổ chức và hoạt động theo
mô hình công ty mẹ – con nhằm giúp cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
phát huy được thế mạnh cuả mình góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hoà
nhập với nền kinh tế thế giới.
Hiện nay, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản
trong cơ cấu tổ chức hoạt động cũng như những điều chỉnh nhất định trong mô
hình quản lý tài chính. Tuy nhiên, so với các hãng hàng không khác trong Khu
vực thì Tổng Công ty Hàng không Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé về nguồn lực vật
chất và non trẻ về năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh còn
hạn chế trên thị trường quốc tế. Đặc biệt là ngành dịch vụ phục vụ mặt đất với ba
đơn vị phụ trách ở ba khu vực Bắc, Trung, Nam là Xí nghiệp Thương mại Mặt đất
Nội Bài (NIAGS), Xí nghiệp Thương mại Mặt đất Đà Nẵng (DIAGS) và đặc biệt
là Xí nghiệp Thương mại Mặt đất Tân Sơn Nhất (TIAGS), hiện đang phải đương
đầu với nhiều khó khăn khi xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nghiên cứu công tác sản xuất kinh doanh, cải tiến chất lượng dịch vụ nói
chung và hoàn thiện quy chế quản lý tài chính nội bộ tại Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam đối với các Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc mà trong đó tiêu biểu
là các Xí nghiệp Thương mại Mặt đất là một việc làm cần thiết góp phần giúp
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập
với thị trường hàng không quốc tế.
2 - Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu cuả luận văn là hoạt động tài chính nội bộ tại các đơn vị
hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
3 - Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu cuả luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý tài
chính cuả Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đối với ba đơn vị phục vụ mặt đất
hiện đang hạch toán phụ thuộc đó là là Xí nghiệp Thương mại Mặt đất Nội Bài,
Xí nghiệp Thương mại Mặt đất Đà Nẵng và Xí nghiệp Thương mại Mặt đất Tân
Sơn Nhất.
4 – Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích chủ yếu cuả luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản
lý tài chính cuả Tổng Công ty Hàng không Việt Nam với những mặt mạnh, yếu
cuả mô hình quản lý tài chính hiện tại. Từ đó, tìm một số giải pháp góp phần hoàn
thiện mô hình quản lý tài chính cuả Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đối với
các Xí nghiệp Thương mại Mặt đất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cuả các Xí
nghiệp Thương mại Mặt đất cũng như cuả Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
để thực hiện mục tiêu chiến lược là xây dựng Tổng Công ty Hàng không Việt
Nam trở thành một tổng công ty mạnh, lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ
bản, đồng thời phát triển đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, đảm bảo thực hiện
kinh doanh có hiệu quả, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng.
5 - Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên cứu
định lượng, so sánh và mô hình hoá nhằm nghiên cứu những kinh nghiệm quản lý
tài chính cuả các nước đang phát triển trong khu vực, thực trạng quản lý tài chính
hiện nay cuả Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đối với các Xí nghiệp Thương
mại Mặt đất.
6 - Nội dung cuả Luận văn gồm có ba phần chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về cơ chế quản lý tài chính nội bộ trong mô hình công ty
mẹ - con
Chương 2: Thực hiện quy chế quản lý tài chính nội bộ tại Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính nội bộ tại Tổng Công ty
Hàng không Việt Nam
7 - Những điểm mới của luận văn:
Tổng kết tình hình thực hiện quy chế tài chính trong mô hình công ty mẹ - con
Đánh giá tác động của các quy chế tài chính nội bộ tại Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Đề xuất các giải pháp sắp xếp lại các đơn vị hạch toán phụ thuộc tại Tổng Công
ty Hàng không Việt Nam.
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý tài chính nội bộ tại tổng công ty hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động kinh doanh và mọi quan hệ về thương mại với Tổng
Công ty Hàng không Việt Nam đều phải thông qua hợp đồng kinh tế.
61
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NỘI
BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
3.1 – Định hướng giải pháp
3.1.1- Chủ trương phát triển ngành hàng không của Chính phủ
Nghị quyết Hội nghị Trung ương ba (khóa IX) thể hiện sự quan tâm sâu sắc của
Đảng và Nhà nước đến sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Nghị quyết đã nhấn
mạnh đến việc kiện toàn, khắc phục những nhược điểm của các TCT nhà nước nhằm
tập trung hơn nữa nguồn lực để chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương ba (khóa IX), TCT HKVN đã chỉ đạo sắp
xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của TCT với đề án :”Hoàn
thiện mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của TCT HKVN theo mô hình công ty mẹ -
con”. Ngày 04-04-2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án và ban hành Quyết
định số 372/QĐ-TTg về việc thí điểm tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
con tại TCT HKVN. Quyết định số 372/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một cơ
sở pháp lý quan trọng để hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của TCT
HKVN theo mô hình công ty mẹ - con và thực hiện thành công chiến lược phát triển
của TCT HKVN đã đề ra đến năm 2010 và 2020.
Để triển khai thực hiện Quyết định số 372 của Thủ tướng Chính phủ Đảng ủy,
HĐQT và Tổng giám đốc TCT HKVN đã tập trung chỉ đạo, động viện thuyết phục,
đồng thời kiên quyết tổ chức thực hiện để chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên của
TCT HKVN sang công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo Luật
doanh nghiệp. Sau một thời gian quyết tâm thực hiện, đến nay một số doanh nghiệp
trực thuộc TCT HKVN (theo mô hình TCT 91) thuộc diện cổ phần hóa đã chuyển
thành công ty cổ phần và hoạt động theo mô hình mới.
62
Ngày 13-11-2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
259/2006/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ- TCT
HKVN. Như vậy, đã hình thành một hệ thống cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực
hiện đồng bộ mô hình công ty mẹ - con tại TCT HKVN.
Đến năm 2010, theo Luật doanh nghiệp và chỉ đạo của Chính phủ, TCT HKVN
cũng sẽ chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, hoạt động theo Luật
doanh nghiệp. Các công ty con, công ty liên kết của TCT HKVN hoạt động theo Luật
doanh nghiệp hoặc Luật đầu tư. Công ty mẹ - TCT HKVN kinh doanh vận tải HK,
đồng thời thực hiện chức năng đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác theo quy định
của pháp luật.
Theo mô hình mới, công ty mẹ là TCT HKVN có các công ty con là công ty
TNHH một thành viên, công ty cổ phần, các công liên doanh với nước ngoài và đơn vị
sự nghiệp, ngoài ra TCT HKVN còn có các công ty liên kết. Về thực hiện các hình
thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, TCT HKVN hoàn toàn có thể áp dụng các hình
thức như: đầu tư thành lập công ty TNHH một thành viên góp vốn để thành lập công ty
cổ phần, công ty TNHH công ty hợp danh, công ty liên danh, công ty liên kết, góp vốn
thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới; mua cổ phần
hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty TNHH…; mua lại các công ty khác, mua
công trái, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và thực hiện các hình thức đầu tư khác
theo quy định của pháp luật.
3.1.2 – Phục vụ chiến lược chung cuả toàn TCT
Quan điểm phát triển cuả TCT HKVN là coi trọng hiệu quả kinh tế đi đôi với
việc thực hiện trách nhiệm giữ vai trò chủ đạo cuả một bộ phận trong thành phần kinh
tế Nhà nước; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trên cơ sở chất lượng cuả hệ thống, đáp
ứng nhu cầu cuả thị trường đồng thời thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cuả Đảng và Nhà
nước giao.
63
Trong phát triển cần phải kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu để đảm bảo phát
triển nhanh và vững chắc; nắm vững thời cơ, điều hành linh hoạt để thúc đẩy mạnh mẽ
sự phát triển cuả TCT HKVN, kết hợp giữa tốc độ và chất lượng để nhanh chóng rút
ngắn khoảng cách với các hãng HK tiên tiến trong khu vực.
Trong vận tải HK, lấy an toàn và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu; nâng cao uy
tín, chất lượng, hướng vào phục vụ các nhiệm vụ kinh tế xã hội, phục vụ khách hàng
nhanh chóng, hiện đại hoá phương tiện vận tải để nâng cao năng lực cạnh tranh. Phát
triển vận tải HK phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải chung cuả cả nước,
quy hoạch cơ sở hạ tầng sân bay và hạ tầng du lịch.
Xây dựng chiến lược kinh doanh và kế hoạch mạng đường bay phù hợp với từng
khu vực thị trường. Lấy hoạt động kinh doanh vận tải HK làm cơ bản, chú trọng đa
dạng hoá ngành nghề kinh doanh, đầu tư vốn vào các DNTV phát triển nhanh và có
hiệu quả.
Phát huy nội lực là chủ yếu, trong đó phát huy cao nhất yếu tố con người kết
hợp với việc mở cửa hợp tác, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước; đổi mới cơ
chế quản lý theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường đoàn kết thống nhất, bảo đảm
huy động sức mạnh tổng hợp toàn TCT.
Đầu tư nghiên cứu và chế tạo linh kiện, phụ tùng máy bay nhằm từng bước hình
thành và phát triển nền công nghiệp HK ở Việt Nam.
3.1.3 – Lấy hiệu quả tài chính làm mục tiêu
Trong kinh doanh phải lấy quan điểm đầu tư có hiệu quả làm cơ sở cho kế
hoạch phát triển. Thúc đẩy quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhằm đổi mới cơ
chế quản lý, cổ phần hoá hoặc chuyển sang hình thức sở hữu khác đối với các doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ lâu dài hoặc kinh doanh các ngành nghề mà TCT HKVN không
có lợi thế cạnh tranh.
64
Việc sắp xếp, đổi mới các DNTV phải dựa trên cơ sở nhận thức về nhu cầu
khách quan và xuất phát từ nhu cầu hiệu quả kinh tế thực sự, xây dựng doanh nghiệp vì
mục tiêu hiệu quả kinh tế chứ không phải vì mục tiêu đảm bảo các chính sách xã hội
3.1.4 – Đảm bảo luồng tài chính lưu thông thông suốt
Cần khắc phục tình trạng chồng chéo, chia cắt trong tổ chức sản xuất cũng như
trong chức năng nhiệm vụ bằng các mệnh lệnh hành chính, thay vào đó là các quan hệ
liên kết về tài chính nhằm bảo đảm sự gắn kết thực sự giữa các DNTV với TCT
HKVN. Việc chuyển đổi TCT HKVN từ một TCT 91 thành một TCT hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - con sẽ đáp ứng được yêu cầu nêu trên. Tuy nhiên, phải đảm bảo
là Nhà nước luôn nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa.
3.2 – Giải pháp sắp xếp lại các đơn vị HTPT
Tổ chức TCT HKVN theo mô hình công ty mẹ - con có mối quan hệ với nhau
về tài chính thay vì bằng mệnh lệnh hành chính là một chủ trương đúng đắn, nhưng
việc sắp xếp và chuyển đổi các DNTV, đặc biệt là các thành viên hiện đang đảm nhận
một phần nhiệm vụ quan trọng cuả TCT HKVN như thế nào là thích hợp còn là một
vấn đề lớn cần được phân tích một cách kỹ lưỡng thì mới phát huy được một cách tốt
nhất các nguồn lực hiện có, đồng thời huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ
bên ngoài. Mục tiêu không chỉ là tỷ suất lợi nhuận, mà cần phải thực hiện cho được
nhiệm vụ phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là vận tải HK.
3.2.1 – Giải pháp cổ phần hoá các đơn vị HTPT
Nếu chọn giải pháp cổ phần hoá tức là TCT HKVN chấp nhận bán một phần các
XN TMMĐ cho các cổ đông mới, nhằm huy động thêm nguồn lực bên ngoài cùng
tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cuả các XN TMMĐ. Đây là một
65
hình thức chuyển đổi được rất nhiều các công ty trong nước lựa chọn nhưng nếu chọn
hình thức chuyển đổi này thì cần phải chú ý giải quyết các vấn sau:
Về vấn đề nhận thức và tư tưởng, cần phải tập trung giải quyết những khâu mấu
chốt nhất nhằm tạo nên sự nhất trí cao trong đảng bộ và các cấp lãnh đạo cuả TCT
HKVN, sự đồng thuận cuả các thành viên trong nội bộ TCT HKVN, sự tham gia tích
cực cuả các cán bộ, công nhân viên và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp
thuộc đối tượng sắp xếp lại để thực hiện sắp xếp, đổi mới và cổ phần hoá doanh
nghiệp. Nếu vấn đề nhận thức và tư tưởng chưa nhất quán, và còn có sự do dự trong
cấp ủy, lãnh đạo và trong cán bộ công nhân viên thì công tác cổ phần hoá sẽ khó được
thực hiện hoặc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện.
Trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện cần phải quan tâm phát huy sức mạnh
tổng hợp, tính chủ động sáng tạo và chuẩn bị chu đáo, có bước đi thận trọng, thích hợp
để thực hiện đúng quy trình cổ phần hoá.
Phải phát huy vai trò và trách nhiệm cuả các cán bộ trực tiếp thực hiện cổ phần
hoá tại doanh nghiệp trong việc tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng
phương án cổ phần hoá, giải quyết công nợ tồn đọng, sắp xếp lại lao động… Đây là
những nội dung rất phức tạp, đụng chạm đến nhiều khía cạnh khác nhau và rất mất thời
gian. Việc chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, theo mô hình tổ
chức mới, chắc chắn sẽ đụng chạm đến vị trí công tác cuả cán bộ. Do vậy, nếu không
giải quyết được vấn đề này một cách có chiến lược, kết hợp được giữa trước mắt với
lâu dài thì việc cổ phần hoá một doanh nghiệp rất có thể bị kéo dài và có thể gây ra
những khó khăn, phức tạp mới trong nội bộ một doanh nghiệp.
Phải nắm chắc những quy định cuả Nhà nước về cổ phần hoá và thực trạng cuả
doanh nghiệp: doanh nghiệp cổ phần hoá một mặt phải thực hiện kế hoạch trên giao,
mặt khác phải thực hiện đúng quy trình cổ phần hoá. Do vậy, nếu không có sự chỉ đạo,
kết hợp chặt chẽ giữa ban chỉ đạo cổ phần hoá và các cơ quan cuả TCT HKVN với
66
doanh nghiệp thì ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện cổ phần hoá và hiệu quả cuả
doanh nghiệp.
Làm tốt công tác giám sát cuả TCT HKVN và tình hình quản trị cuả các doanh
nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả cuả doanh nghiệp nhà nước và mô hình công
ty mẹ - con tại TCT HKVN.
Vì các đơn vị HTPT mà đặc biệt là các XN TMMĐ hiện nay đang nắm giữ một
khâu quan trong trong dây chuyền dịch vụ cuả TCT HKVN, vì vậy việc tiến hành cổ
phần hoá nếu có thì chỉ nên bán ra thị trường tối đa 49% cổ phần. TCT HKVN cần phải
nắm giữ đủ số cổ phần cần thiết nhằm đảm bảo quyền chi phối cuả mình đối với hoạt
động cuả các XN TMMĐ nhằm ổn định dây chuyền dịch vụ cuả mình và giúp các đơn
vị HTPT phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Khi tiến hành xác định giá trị các XN TMMĐ để cổ phần hoá, cần phải thành
lập hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm: các cá nhân có kiến thức chuyên
môn sâu và có nhiều kinh nghiệm quản lý thực tế tại TCT HKVN và các XN TMMĐ,
mời các chuyên gia trong lĩnh vực cổ phần hoá doanh nghiệp cộng tác nhằm giúp TCT
HKVN xác định một cách khách quan và chính xác nhất giá trị doanh nghiệp.
Khi bán cổ phần ra thị trường cũng cần phải lập nhiều phương án nhằm bán
được cổ phiếu cuả mình với mức giá cao nhất.
67
Giải pháp này được trình bày tổng quát như sau:
Các Công ty
Liên doanh
Các Công ty
TNHH
TỔNG
CÔNG TY Các Công ty Cổ
phần (Bao gồm
các XN TMMĐ
Ghi chú:
Chi phối trực tiếp.
Chi phối gián tiếp.
Ưu điểm:
Việc tiến hành cổ phần hoá sẽ chuyển các XN TMMĐ từ những đơn vị thành
viên HTPT vào công ty mẹ thành các công ty con độc lập, có quyền tự chủ mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh cuả mình. Góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả,
sức cạnh tranh cuả các XN TMMĐ, tạo động lực mạnh mẽ, và cơ chế quản lý năng
động cho các XN TMMĐ để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản cuả Nhà nước và
cuả các cổ đông.
Bên cạnh đó, với việc bán ra thị trường một phần giá trị cuả các XN TMMĐ,
TCT HKVN sẽ huy động được một nguồn vốn khá lớn để đầu tư đổi mới công nghệ và
phát triển các XN cuả mình.
Ngoài ra, việc cổ phần hoá các XN TMMĐ cũng sẽ phát huy được vai trò làm
chủ thực sự cuả người lao động trong các XN TMMĐ đồng thời tăng cường sự giám
sát cuả các nhà đầu tư nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích tất cả các bên liên quan.
Các Công ty
Liên kết
sau khi CP hoá)
Các Tổ chức và
Cá nhân có tham
gia vốn vào
Công ty CP
Thị trường TC
Các Tổ chức tín
dụng
68
Nhược điểm:
Khi mới thành lập các doanh nghiệp chưa có nhiều thời gian hoạt động thực tiễn
và chưa hội đủ điều kiện để có thể thực hiện các giải pháp về vốn như đi vay, phát
hành cổ phiếu, trái phiếu.
Sức ép lớn hơn trong cạnh tranh: sau khi cổ phần hoá các XN TMMĐ sẽ mất đi
sự ưu ái từ TCT HKVN, sẽ không còn tồn tại cơ chế theo kiểu “tiêu thụ nội bộ” mà
thay vào đó sẽ là sự cạnh tranh quyết liệt hơn nhiều so với các doanh nghiệp ngoài
ngành.
Lực lượng cán bộ chủ chốt hầu hết là cán bộ từ doanh nghiệp cũ chuyển sang,
nhiều người trong số họ chưa quen với sự thay đổi nhanh cả về tư duy và nếp nghĩ…
Về lực lượng lao động: hầu hết các công ty con đều bàn giao nguyên trạng từ
các doanh nghiệp cũ sang công ty cổ phần do đó lực lượng lao động làm việc lâu năm
trong cơ chế cũ chưa hoà nhập kịp với những yêu cầu cuả sự chuyển đổi, còn thiếu
kinh nghiệm, nhận thức chưa thông thoáng, chưa phù hợp với cơ chế hoạt động mới
cuả công ty, ý thức tổ chức và tính chuyên nghiệp chưa cao. Hơn nữa, việc sàng lọc lao
động để giải quyết theo hướng lao động dôi dư rất hạn chế
Sau khi cổ phần hoá do các doanh nghiệp chưa tạo được uy tín riêng cuả mình
trên thị trường nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu cần huy động thêm vốn để đầu tư.
Dây chuyền sản xuất và công nghệ hầu hết được chuyển nguyên trạng từ công ty
nhà nước sang nên còn lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Quyền kiểm soát cuả TCT HKVN đối với các XN TMMĐ sẽ ít nhiều bị hạn chế
do có sự can thiệp cuả nguồn vốn từ bên ngoài, gây khó khăn cho TCT HKVN khi có
những thay đổi về dây chuyền cung cấp dịch vụ đồng bộ.
3.2.2 – Giải pháp chuyển các đơn vị HTPT thành các công ty TNHH một
thành viên
69
Việc chuyển đổi các đơn vị HTPT thành các công ty TNHH một thành viên
trong mô hình công ty mẹ - con là quá trình thay đổi các quan hệ hành chính thành các
quan hệ tài chính. Về cơ bản thì các công ty TNHH một thành viên vẫn nắm giữ 100%
vốn cuả công ty mẹ vì thế quy trình sắp xếp và chuyển đổi sẽ đơn giản hơn so với quy
trình cổ phần hoá. Tuy nhiên, khi tiến hành chuyển đổi một đơn vị HTPT thành một
công ty TNHH một thành viên TCT HKVN cũng cần phải chú ý giải quyết các vấn đề
sau:
Làm tốt khâu lập kế hoạch chuyển đổi và thông báo về kế hoạch chuyển đổi cho
các đối tương có liên quan để thực hiện việc chuẩn bị một cách chu đáo.
Thành lập ban chuyển đổi gồm các thành phần có kiến thức chuyên môn sâu và
có nhiều kinh nghiệm quản lý thực tế tại TCT HKVN và các XN TMMĐ đồng thời
mời các chuyên gia trong lĩnh vực sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp cùng tham gia nhằm
giúp TCT HKVN xác định một cách khách quan và chính xác nhất giá trị doanh
nghiệp.
Xây dựng đề án chuyển đổi, bao gồm: chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan; kiểm
kê, phân loại, xác định vốn, tài sản, công nợ, lao động cuả doanh nghiệp; lập phương
án xử lý tài chính, phương án sắp xếp lao động, phương án chuyển giao doanh nghiệp;
xây dựng, đề xuất mô hình và cơ cấu tổ chức cuả công ty TNHH một thành viên; xây
dựng dự thảo điều lệ và dự kiến vốn điều lệ.
70
Giải pháp này được trình bày tổng quát như sau:
Các Công ty
Liên doanh
Các Công ty
Liên kết
TỔNG
CÔNG TY
Các Công ty
cổ phần
Các Công ty TNHH
(Bao gồm các XN
TMMĐ sau khi
chuyển đổi)
Thị trường
TC
Các Tổ chức
tín dụng
Ghi chú:
Chi phối trực tiếp.
Chi phối gián tiếp.
Ưu điểm:
Việc chuyển các đơn vị HTPT thành công ty TNHH một thành viên đáp ứng
được yêu cầu chuyển đổi mối quan hệ từ kiểu hành chính cấp trên – cấp dưới sang mối
quan hệ về đầu tư tài chính nhằm tạo sự thông thoáng cho các đơn vị được chuyển đổi
trong việc chủ động sản xuất kinh doanh, nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm cuả
đội ngũ cán bộ công nhân viên trong đơn vị góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cuả các đơn vị mà không gây xáo trộn nhiều
trong các đơn vị được chuyển đổi.
Mối quan hệ giữa TCT HKVN với các đơn vị sau khi chuyển đổi vẫn phụ thuộc
lẫn nhau trong việc cung cấp dây chuyền dịch vụ đồng bộ, đảm bảo tính ổn định cao
trong công tác phục vụ khách hàng cuả hãng HK quốc gia Việt Nam. Đây là ưu điểm
rất lớn, đáng được quan tâm vì hiện nay các XN TMMĐ đang đảm nhận một khâu
71
quan trọng trong dây chuyền đồng bộ phục vụ khách hàng đi máy bay làm thủ tục,
phục vụ các dịch vụ kỹ thuật nhằm đảm bảo cho các chuyến bay cất cánh được an toàn
và các dịch vụ hỗ trợ hành khách khác.
Không có các yếu tố từ bên ngoài tham gia vào quá trình quản lý và điều hành
các XN TMMĐ vì vậy sẽ đảm bảo được việc thực hiện các mục tiêu do TCT HKVN
đưa ra
Nhược điểm:
Không huy động thêm được các nguồn lực bên ngoài tham gia vào quá trình cải
tiến chất lượng quản lý, quy trình công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh cuả các XN TMMĐ.
Kết luận:
Như vậy, đối với các XN TMMĐ thì việc chuyển đổi thành các công ty TNHH
một thành viên là phù hợp hơn trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và sau đó tùy tình
hình thực tế TCT HKVN có thể cổ phần hoá hoặc cho các đối tác khác hùn vốn liên
doanh để huy động thêm các nguồn lực tài chính từ bên ngoài, vì hiện nay các XN này
đang đảm trách một phần việc khá quan trọng trong dây chuyền đồng bộ cuả dịch vụ
vận tải HK. Việc chuyển đổi này sẽ vừa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi quan hệ từ
quan hệ hành chính, mệnh lệnh cấp trên cấp dưới như hiện này sang quan hệ tài chính
nhưng cũng vừa đảm bảo là TCT HKVN vẫn nắm quyền chi phối các XN TMMĐ mà
không có một nhân tố thứ ba nào tham gia vào. Ngoài ra đối với các XN TMMĐ cũng
sẽ không bị xáo trộn khi có các nhân tố mới tham gia vào việc điều hành và giám sát
quá trình sản xuất kinh doanh cuả các XN TMMĐ đồng thời các XN TMMĐ vẫn tiếp
tục nhận được sự hỗ trợ tài chính và sự bao tiêu sản phẩm từ phía TCT HKVN.
3.3 – Những giải pháp trong ngắn hạn
3.3.1 – Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cuả quy chế quản lý tài chính:
72
- Thực hiện phân cấp triệt để cho các trung tâm thu-chi về quản lý và kiểm soát
thu-chi. Thực hiện cơ chế hành chính một cửa, một luồng và rõ ràng trách nhiệm từng
khâu, từng công đoạn.
- Kiện toàn hệ thống nghiệp vụ hạch toán kế toán thống kê theo hướng hạch
toán phân tán nhưng quản lý tập trung.
- Tăng cường chức năng kiểm soát cuả cả hệ thống tài chính gồm cơ quan tài
chính các cấp, thực hiện chức năng kiểm tra tài chính tại đơn vị mình đối với hoạt động
cuả TCT HKVN phát sinh tại khu vực.
- Tăng cường việc áp dụng khoán chi đối với một số khoản mục chi quản lý
nhằm tiết kiệm chi phí.
- Tăng cường vai trò phạm vi thực hiện công tác quản trị từ các trung tâm thu
chi, hình thành hệ thống kế toán quản trị và phân tích tổng hợp tại cơ quan TCT để
thực hiện công tác phân tích, tham mưu mang tính tổng thể toàn TCT.
- Xây dựng hệ thống quản lý ngân sách đồng bộ với hệ thống kế toán, triển khai
hệ thống kế toán ngân sách; thực hiện đồng bộ hệ thống quản lý ngân sách từ khâu lập
kế hoạch, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch, phê duyệt điều chỉnh, thanh toán, quyết toán
ngân sách. Thực hiện xây dựng hệ thống kế toán ngân sách đồng bộ với hệ thống kế
toán tài chính. Thực hiện xây dựng hệ thống quản lý và kế toán thuế đồng bộ cả ở trong
và ngoài nước.
- Xây dựng hệ thống thanh toán và quản lý toàn cầu theo hướng quản lý tập
trung nguồn thu và tập trung thanh toán chi. Thực hiện cơ chế chi ngân sách trong nước
tại các ngân hàng được chỉ định theo hình thức thấu chi. Tập trung hệ thống tài khoản
vào một số ngân hàng và từng bước áp dụng cơ chế và các dịch vụ quản lý tiền tệ toàn
cầu. Sử dụng các dịch vụ ngân hàng để giải quyết sự mất cân đối giữa nguồn thu và
nhu cầu chi ngoại tệ.
73
- Hình thành chức năng quản lý và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh
doanh cuả TCT HKVN. Với quy mô hoạt động ngày càng lớn, dư nợ tăng nhanh, các
yếu tố đầu vào cho sản xuất không ổn định thì vấn đề quản lý và kiểm soát rủi ro là một
vấn đề cần được đặt ra và ưu tiên triển khai thực hiện.
3.3.2 - Nhóm giải pháp đầu tư tăng chất lượng dịch vụ & công nghệ quản lý
3.3.2.1 - Đối với TCT HKVN
* Giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
Phát huy tối đa nội lực nhằm đảm bảo cân đối một phần vốn và tăng thêm tính
chủ động, khả năng thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.
Huy động nội lực cho đầu tư phát triển: duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh ổn
định ở mức cao đồng thời với việc quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có,
các dòng tiền tệ trong kinh doanh. Đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư có được từ quỹ
khấu hao (sau khi trả nợ vay) để đầu tư tái sản xuất (đầu tư duy trì). Nguồn vốn bổ
sung từ lợi nhuận được ưu tiên đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng, các trung tâm điều
hành, giao dịch, đồng thời bố trí một tỷ lệ vốn đối ứng cần thiết cho việc đầu tư đội
máy bay. Thực hiện cổ phần hoá các DNTV thông qua phát hành cổ phiếu công ty
hoặc trái phiếu chuyển đổi trên thị trường
Kiến nghị Nhà nước có cơ chế chính sách và tạo nguồn vốn nhằm thực hiện mục
tiêu xây dựng và tăng tỷ lệ đội máy bay sở hữu: hỗ trợ một phần vốn để đảm bảo nguồn
vốn đối ứng 15% số vốn đầu tư phát triển đội máy bay sở hữu (khoảng 2.200 tỷ đồng)
bằng cách cấp vốn từ ngân sách Nhà nước tương đương với số thuế thu nhập doanh
nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 và dành một phần nguồn vốn tín dụng ưu đãi Nhà
nước cho các dự án đầu tư đội máy bay.
74
Ngoài việc hỗ trợ về vốn, đề nghị Chính phủ hỗ trợ thông qua việc chấp nhận
bảo lãnh đối với các khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu, ưu tiên ngoại tệ cho các dự án
đầu tư phát triển đội máy bay.
Tiếp cận và tham gia chủ động vào các thị trường vốn thương mại trong và
ngoài nước để lựa chọn các hình thức giải pháp huy động vốn khả thi và có chi phí vốn
thấp nhất
Tranh thủ các cơ hội vay vốn tín dụng xuất khẩu với chi phí vốn cạnh tranh để
đảm bảo đầu tư phát triển.
Kết hợp các hình thức huy động vốn trung, dài hạn các tổ chức tín dụng trong và
ngoài nước. Tạo lập thị trường vốn dài hạn công khai trên thị trường nhằm thu hút vốn
đầu tư dài hạn trong toàn xã hội thông qua các hình thức phát hành trái phiếu công
trình cả ở trong và ngoài nước.
Thực hiện đa dạng và linh hoạt các hình thức huy động vốn ngắn hạn để bổ sung
cho nhu cầu vốn lưu động song song với việc triển khai triệt để giải pháp quản lý và
điều hành tiền tệ toàn cầu nhằm giảm vốn lưu động và sử dụng tiết kiệm vốn.
Tranh thủ các cơ hội để thu hút các nguồn vốn ODA, FDI.. vốn hợp tác và hỗ
trợ cuả các tổ chức quốc tế, các nhà sản xuất và cung ứng để đảm bảo một phần vốn
cho các dự án đào tạo phi công cơ bản, cán bộ kỹ thuật, khai thác, cán bộ quản lý.
Thực hiện các hình thức liên doanh, liên kết để đầu tư một số hạng mục đầu tư
khả thi, có khả năng thu hút vốn.
* Định hướng bảo toàn và phát triển nguồn vốn:
Phát triển và tích tụ nguồn vốn chủ sở hữu theo mô hình và quy mô cuả một
TCT. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu đạt tối thiểu là 30% tổng quy mô
vốn kinh doanh. Ưu tiên nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm cho các dự án đầu tư kết cấu
hạ tầng phục vụ khai thác, bảo dưỡng và vốn đối ứng cho phát triển đội máy bay. Tổng
75
nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm nguồn vốn hiện có và bổ sung từ lợi nhuận, thu sử
dụng vốn và cấp từ ngân sách Nhà nước sẽ đạt khoảng 10.000-11.000 tỷ đồng vào năm
2010.
Thực hiện và bảo toàn vốn trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh với tỷ suất
lợi nhuận cao hơn lãi suất chiết khấu (trái phiếu kho bạc), đồng thời đảm bảo các giá trị
tài sản đầu tư từ nguồn vốn vay ngoại tệ, trước hết là đội máy bay và kho phụ tùng
bằng cách thực hiện và ghi chép điều chỉnh nguyên giá tài sản theo nguyên tệ.
Đa dạng hoá cơ cấu vốn chủ sở hữu, đa dạng hoá các nguồn huy động vốn bao
gồm: vốn huy động từ ngân sách Nhà nước, huy động trên thị trường vốn trong và
ngoài nước, các nguồn viện trợ phát triển nhằm thu hút vốn cuả các thành phần kinh tế
cho các hoạt động đầu tư và phát triển.
Chuyển cơ chế quản lý vốn từ hình thức quản lý hành chính sang quản lý theo
phương thức đầu tư tài chính, kinh doanh vốn thông qua các định chế tài chính và đầu
tư (các ngân hàng, CTTC, các quỹ đầu tư...). Tăng cường việc quản lý, bảo toàn và
phát triển vốn thông qua các cơ chế, chính sách tài chính đồng thời với việc tham gia
rộng và sâu hơn vào thị trường vốn quốc tế.
* Các giải pháp sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả
Thực hiện và hoàn thiện quy trình quản lý các dự án đầu tư phát triển nhằm bảo
đảm cho sự phát triển bền vững, có hiệu quả và tiết kiệm vốn đầu tư. Xây dựng chính
sách về sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Cần phải có các bước đánh
giá và nghiên cứu trước khi quyết định đầu tư nhằm đầu tư một cách có trọng tâm,
trọng điểm vào những hạng mục quan trọng và thực sự cần thiết, phải thực hiện đúng
quy trình về đấu thầu cuả Nhà nước. Ngoài ra, công tác đánh giá hiệu quả sử dụng tài
sản sau quá trình đầu tư cần được quan tâm để đảm bảo cho việc đầu tư thực sự có hiệu
quả và phát huy tác dụng trên thực tế.
76
Thực hiện các giải pháp tiết kiệm và giảm quy mô vốn lưu động cần thiết trong
kinh doanh với nhiều biện pháp: thực hiện quản lý tiền tệ toàn cầu, tập trung thanh
toán, tối ưu hoá dự trữ kho, tăng nhanh vòng quay cuả vốn, giảm tiền dự trữ trên tài
khoản.
3.3.2.2 - Đối với các Xí nghiệp
* Tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ:
Tiếp tục đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị cuả các XN TMMĐ Nội Bài, Đà
Nẵng, Tân Sơn Nhất để khẳng định vai trò là các cơ sở cung ứng dịch vụ PVMĐ lớn
nhất tại Việt Nam. Từng bước chuyển dần các đơn vị này thành những trung tâm lợi
nhuận cuả TCT HKVN nhờ tăng tỷ trọng cung ứng dịch vụ cho các hãng HK khác
ngoài VNA.
Ứng dụng những tiến bộ công nghệ mới, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế
hiện đại về phần cứng, môi trường, ứng dụng theo mô hình tiên tiến áp dụng trong các
hãng HK.
Công nghệ thông tin sẽ chuyển mạnh từ vai trò hỗ trợ sang vai trò phát triển và
đảm bảo hiệu quả các hình thức kinh doanh mới và thay đổi phương thức quản lý
truyền thống sang phương thức hiện đại.
Đầu tư các hệ thống công nghệ thông tin có khả năng kết nối, tích hợp, trao đổi
dữ liệu với các hệ thống tương tự cuả các đối tác quốc tế.
Xây dựng và phát triển đồng bộ đội ngũ quản lý, khai thác có năng lực phù hợp,
nắm vững phương thức quản lý sản xuất kinh doanh, có khả năng phân tích, lựa chọn
giải pháp công nghệ tiên tiến để tích hợp kinh doanh với công nghệ.
Những định hướng chiến lược ưu tiên bao gồm; hệ thống phục vụ điều hành,
khai thác, hệ thống thương mại điện tử tích hợp nhiều hệ thống thành phần truyền
77
thống đang khai thác như; hệ thống quản lý tài chính – kế toán, hệ thống quản lý kỹ
thuật và phụ tùng vật tư.
* Thực hành tiết kiệm trên mọi lĩnh vực:
Để bổ sung nguồn vốn từ tích lũy nội bộ và tăng các chỉ số hiệu quả trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, cần thiết phải đặt vấn đề tiết kiệm ở tầm chiến lược, bao
gồm cả việc tiết kiệm chi phí và tận dụng tối đa các nguồn thu. Các nội dung chủ yếu
trong việc tiết kiệm chi phí gồm:
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đặc biệt chú trọng phát huy nội lực. Đây là
giải pháp quan trọng nhất trong các chính sách tiết kiệm.
- Tiết kiệm vốn trong kinh doanh bao gồm các giải pháp tiết kiệm vốn lưu động
bằng tiền dự trữ trên tài khoản, tối ưu hoá lượng dự trữ tồn kho, triển khai thực hiện hệ
thống quản lý tiền và hệ thống thanh toán để quản lý tốt các khoản công nợ và giảm số
dư các khoản công nợ phải thu.
- Thực hiện các giải pháp tài chính để giảm chi phí chuyển đổi các đồng tiền
thanh toán.
- Xây dựng định mức chi phí và giảm các chi phí ở tất cả các khâu cuả quá trình
quản lý, thực hiện khoán chi đối với một số khoản chi phí quản lý.
- Đi đôi với việc tiết kiệm chi, cần phải thực hiện các giải pháp tăng thu và thu
đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phải thu, trong đó đặc biệt lưu ý giải pháp tăng thu
thông qua cải thiện cơ cấu khách, gắn việc cơ cấu, phân bổ chổ với hệ thống bán và
phân phối sản phẩm và tăng hệ số sử dụng ghế. Sau khi đưa vào khai thác đội máy bay
mới, hiện đại hơn, cần thiết phải có các giải pháp để tăng thu tương ứng với các khoản
chi tăng thêm trong đầu tư.
3.3.3 – Chiến lược về giá
78
Chất lượng dịch vụ khó xác định, do đó giá dịch vụ đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến với dịch vụ cuả mình. Cần phải có các
chính sách về giá thật linh động và đa dạng nhằm tạo sức hấp dẫn đối với khách hàng,
cụ thể: tiếp tục thực hiện việc đa dạng hoá giá dịch vụ theo đối tượng khách hàng, theo
tần suất khai thác, theo mùa vụ trong năm, theo thời điểm trong ngày, kết hợp với các
biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm tăng lượng bán và doanh thu, tận dụng tối đa các
nguồn lực hiện có cuả các XN TMMĐ. Quán triệt yêu cầu xác lập mức giá, dạng giá
nhằm bảo đảm tính cạnh tranh khi đưa ra tại một thị trường, cho một đối tượng, vào
một thời điểm cụ thể.
Về mức giá cơ bản: đề nghị cho phép các XN TMMĐ căn cứ vào nhu cầu thực
tế và đặc điểm cuả từng vùng miền sẽ tự đưa ra mức giá phù hợp, mức giá mà TCT
HKVN đưa ra chỉ dùng để tham khảo thôi. Bởi vì yêu cầu đối với một đơn giá cơ bản
là phải gồm các dịch vụ cơ bản cần thiết nhất mà bất kỳ loại máy bay hay chuyến bay
bình thường nào cũng cần đến. Tuy nhiên, đơn giá cuả TCT HKVN hiện nay còn chưa
bao gồm một số dịch vụ thiết yếu như: xe cung cấp nước sạch, dịch vụ vệ sinh máy
bay, dịch vụ vệ sinh xã cầu…
Đối với phụ phí phục vụ đêm: nên cho các XN TMMĐ tự quyết định tùy thuộc
vào tình hình thực tế cuả các hãng chứ không nên xác định một tỷ lệ thu cụ thể cho cả
ba XN TMMĐ như hiện nay. Vì thực tế có những hãng do lệch múi giờ nên giờ cất
cánh và hạ cánh cuả tất cả các chuyến bay đều rơi vào ban đêm, do đó nếu các XN
TMMĐ áp dụng tỷ lệ thu như hiện nay thì sẽ làm cho tổng chi phí cuả các hãng đó tăng
lên rất cao so với các hãng khác. Hơn nữa, chi phí phục vụ thực tế đối với các chuyến
bay đêm không cao hơn bao nhiêu so với chi phí phục vụ các chuyến bay ngày, bởi vì
ngoài tiền lương nhân viên là phải trả thêm phụ cấp phục vụ đêm còn các chi phí khác
hầu như không thay đổi.
79
Đối với các dịch vụ phụ trội phát sinh thường xuyên: Do đặc thù cuả một số loại
máy bay hoặc hãng HK, một số hãng HK thường xuyên sử dụng một số dịch vụ nhất
định nào đó cho tất cả các chuyến bay có liên quan. Đề nghị có một mức chiết khấu
hợp lý cho các khách hàng này không nên cào bằng mức giá đối với tất cả các hãng HK
như hiện nay.
Trước mắt, với biên độ giao động cho phép là 30% (theo QĐ 1183 về giá
PVMĐ áp dụng tại các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất thì Giám đốc các
XN TMMĐ được phép quyết định giảm giá trong phạm vi 30%, nếu quá 30% phải có ý
kiến của TCT HKVN), đề nghị các XN TMMĐ nên áp dụng các mức giá như sau:
Áp dụng mức giá bằng 95% - 100% mức giá cơ bản đối với các chuyến bay không
thường lệ, các chuyến bay chuyên cơ tùy thuộc vào mức độ quen thuộc cuả từng khách
hàng.
Áp dụng mức giá bằng 90% - 95% mức giá cơ bản đối với các chuyến bay theo mùa
tùy thuộc vào mức độ quen thuộc cuả từng khách hàng.
Áp dụng mức giá bằng 85% - 90% mức giá cơ bản đối với các chuyến bay thường lệ có
tần suất khai thác dưới ba chuyến một tuần tùy thuộc vào mức độ quen thuộc cuả từng
khách hàng, chặng bay và mùa trong năm.
Áp dụng mức giá bằng 80% - 85% mức giá cơ bản đối với các chuyến bay thường lệ có
tần suất khai thác từ ba đến năm chuyến một tuần tùy thuộc vào mức độ quen thuộc cuả
từng khách hàng, chặng bay và mùa trong năm.
Áp dụng mức giá bằng 75% - 80% mức giá cơ bản đối với các chuyến bay thường lệ có
tần suất khai thác từ sáu đến bảy chuyến một tuần tùy thuộc vào mức độ quen thuộc
cuả từng khách hàng, chặng bay và mùa trong năm.
80
Áp dụng mức giá bằng 70% - 75% mức giá cơ bản đối với các chuyến bay thường lệ có
tần suất khai thác trên bảy chuyến một tuần tùy thuộc vào mức độ quen thuộc cuả từng
khách hàng, chặng bay và mùa trong năm.
3.3.4 – Các giải pháp tài chính khác
Biện pháp chiết khấu thanh toán và phạt chậm trả: một trong những biện pháp
giúp cho việc sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả đó là đưa vốn lưu động vào vòng
quay càng nhanh càng tốt, mà muốn làm được điều này thì cần phải có các biện pháp
khuyến khích và chế tài rõ ràng đối với việc thanh toán.
Biện pháp chiết khấu dựa trên doanh số: nhằm khuyến khích khách hàng sử
dụng trọn gói các dịch vụ do XN mình cung cấp thiết nghĩ các XN TMMĐ nên áp
dụng hình thức chiết khấu dựa trên doanh thu. Hàng tháng nếu doanh thu dịch vụ cuả
một hãng phát sinh càng nhiều thì số tiền mà họ được hưởng do chiết khấu càng lớn.
Chính sách tiền lương: để đảm bảo thu nhập và chính sách cho nhân viên trong
môi trường cạnh tranh lao động, việc phân phối tiền lương nên theo xu hướng tự chủ
hơn cho từng XN, có xét đến các yêu tố đặc thù do tình hình cạnh tranh. Trước mắt, để
tạo thế chủ động cho các XN TMMĐ, cần nhanh chóng điều chỉnh chế độ hạch toán,
áp dụng đơn giá thanh toán nội bộ và phân phối tiền lương theo đơn giá thanh toán nội
bộ.
Thực hiện nguyên tắc bảo đảm thu nhập cuả người lao động gắn với kết quả lao
động cuả từng người, tại từng bộ phận và trong từng XN; đãi ngộ thích đáng những đối
tượng lao động đặc thù trực tiếp ở các khâu công nghệ then chốt; quán triệt phương
châm khuyến khích và ưu đãi nhân tài, nhất là các đối tượng tuyển chọn khó, thời gian
đào tạo lâu, chi phí đào tạo lớn, như: cán bộ khoa học - kỹ thuật cao cấp, cán bộ quản
lý ở các lĩnh vực chủ chốt; có chính sách giữ và thu hút nguồn lao động có chất lượng
cao, đồng thời có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những người có công xây dựng,
phát triển XN.
81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sự xuất hiện cuả một doanh nghiệp phục vụ mặt đất vào cuối năm 2005 đã
chấm dứt thế độc quyền kinh doanh cuả Xí nghiệp Thương mại Mặt đất Tân Sơn Nhất.
Dự báo trong tương lai gần sẽ còn có thêm các doanh nghiệp phục vụ mặt đất tại các
cảng hàng không lớn khác như Nội Bài và Đà Nẵng. Chính vì vậy hiện nay, ngoài việc
phải duy trì và đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh, các Xí nghiệp Thương mại Mặt đất cần
phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh từ nội lực cuả chính mình nhằm phát triển
hiệu quả kinh doanh lâu dài.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ từ phía Tổng công ty Hàng không Việt Nam
về công tác đầu tư, cơ chế quản lý để từng bước cởi trói cho các Xí nghiệp Thương mại
Mặt đất cũng rất quan trọng, góp phần tăng tính chủ động và sáng tạo trong kinh doanh
cuả các Xí nghiệp Thương mại Mặt đất lên. Làm được điều đó sẽ đưa các Xí nghiệp
Thương mại Mặt đất tiếp cận ngày một gần hơn với nền kinh tế thế giới, hoà nhập với
nền kinh tế thế giới và từng bước làm chủ thị trường, nắm chắc vận hội kinh doanh cuả
mình.
Hy vọng những đề xuất và giải pháp trên đây sẽ góp phần giúp các Xí nghiệp
Thương mại Mặt đất đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay, và có những
bước chuẩn bị cần thiết cho khoảng thời gian sắp tới khi mà các đối thủ cạnh tranh
ngày một nhiều hơn và lớn mạnh hơn.
82
KẾT LUẬN
Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới là sự thừa nhận của các nước đối
với việc Việt Nam đã đổi mới thành công và phát triển theo hướng thị trường, nhưng
nó cũng chính là dấu mốc cuả những thách thức mới mà Việt Nam sẽ phải vươn lên để
vượt qua trong thời gian tới.
Ngành hàng không Việt Nam là một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật quan
trọng, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước, cũng như thúc đẩy
nhanh tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới. Qua phân tích
thực trạng quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam đối với
các đơn vị hạch toán phụ thuộc cho thấy, việc phá vỡ thế độc quyền dịch vụ phục vụ
mặt đất là một thách thức. Song nó cũng là cơ hội buộc Tổng công ty Hàng không Việt
Nam phải nhìn nhận lại và sớm có biện pháp điều chỉnh, nhằm góp phần hoàn thiện
những mặt còn thiếu, còn yếu, từ đó duy trì và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ,
tạo những tiền đề cần thiết về quy trình, tiêu chuẩn, dịch vụ, con người, cơ sở vật
chất… cho những thay đổi tiên tiến về chất lượng trong giai đoạn sau.
Việc chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con của Tổng công ty
Hàng không Việt Nam sau hơn tám năm hoạt động theo mô hình tổng công ty 91, với
những sự liên kết mang nặng tính hành chính, ghép nối cơ học sang hình thức liên kết
chủ yếu về đầu tư tài chính là một quyết định đúng đắn và kịp thời. Tuy nhiên, việc lựa
chọn hình thức họat động phù hợp cho các công ty con đặc biệt là các công ty con có
cung cấp một số công đọan quan trong trong dây chuyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ
đồng bộ nhằm đảm bảo lợi ích cho cả công ty mẹ và công ty con là một việc làm hết
sức phức tạp đòi hỏi phải có nhiều thời gian và công sức nghiên cứu.
83
Như vậy, bên cạnh việc Tổng công ty Hàng không Việt Nam tiến hành nghiên
cứu các giải pháp để sắp xếp lại mối quan hệ của mình với các đơn vị hạch toán phụ
thuộc một cách tốt nhất và nhanh chóng nhất thì ngay từ bây giờ các Xí nghiệp Thương
mại Mặt đất phải có những hành động phù hợp và kịp thời để nâng cao chất lượng dịch
vụ, hạ giá thành sản phẩm… góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị
trường. Sau này, khi Tổng công ty Hàng không Việt Nam hoàn tất việc sắp xếp lại các
đơn vị hạch toán phụ thuộc thì cần tiếp tục có các nghiên cứu bổ sung thêm cho phù
hợp với điều kiện mới.
0
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Ái (2000), Một số biện pháp hòan thiện mô hình quảnlý tài chính Tổng công
ty Hàng không việt nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế,Trường Đại học kinh tế, TP. HCM.
2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2005), Thông tư: 03/2005/TT-BKH, ngày 18/07/2005, “Hướng
dẫn về nội dung và quy trình xây dựng điều lệ Tổng công ty do nhà nước quyết định đầu
tư và thành lập và điều lệ công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con”.
3. Bộ tài chính (2005), Thông tư: 72/2005/TT-BTC, ngày 01/09/2005, “Hướng dẫn xây dựng
quy chế quảnlýtài chính của công ty nhànước họat động theomôhình công ty mẹ - công ty
con”.
4. Bộ tài chính (2005), Thông tư: 33/2005/TT-BTC, ngày 29/04/2005, “Hướng dẫn một số
điều tại quy chế quảnlý tài chính của công ty nhà nước và quảnlý vốnnhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp khác”.
5. Nguyễn Thị Diễm Châu, Nguyễn Ngọc Thanh (2001), Cơ chế tài chính trong mô hình
tổng công ty, tập đòan kinh tế, Nhà xuất bản tài chính, Hà nội.
6. Chính phủ (2004), Nghị định: 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 “Ban hành quy chế quản
lý tài chính của công ty nhà nước và quảnlý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
khác”.
7. Chính phủ (2004), Nghị định: 153/2004/NĐ-CP ngày 09/08/2004 “Tổ chức và quản lý
Tổng công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước, công ty nhànước độc lập
theo mô hình công ty mẹ - công ty con”.
8. Công ty Công nghiệp Tân Thuận (2006), Đề án chuyển công ty phát triển công nghiệp tân
thuận sang họat động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
9. Tổng công ty Hàng không Việt nam (2005), Báo cáo của đảng ủy Tổng côngty Hàng
không Việt nam trình đại hội đại biểu đảng bộ Tổng công ty tiến tới đại hội 10 của đảng,
Đảng bộ Tổng công ty Hàng không Việt nam, Hà nội.
10. Tổng công ty Hàng không Việt nam (1999) Hệ thống các văn bản về quản lý tài chính kế
tóan trong Tổng công ty Hàng không Việt nam tập 1, Hà nội.
11. Tổng công ty Hàng không Việt nam (2000) Hệ thống các văn bản về quản lý tài chính kế
tóan trong Tổng công ty Hàng không Việt nam tập 2, Hà nội.
12. Tổng công ty Hàng không Việt nam (2002) Hệ thống các văn bản về quản lý tài chính kế
tóan trong Tổng công ty Hàng không Việt nam tập 3, Hà nội.
1
13. Tổng công ty Hàng không Việt nam (2005) Hệ thống các văn bản về quản lý tài chính kế
tóan trong Tổng công ty Hàng không Việt nam tập 4, Hà nội.
14. Tổng công ty Hàng không Việt nam (2006) Bản tin của Tổng công ty Hàng không Việt
nam từ số 108 đến số 117.
15. Tổng công ty Hàng không Việt nam (2005) Chiến lược phát triển Tổng công ty Hàng
không Việt nam từ năm 2006 đến 2010.
16. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Liên Hoa, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Ngọc Trang,
Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống
kê.
17. Văn phòng Quốc hội (2003), Luật của Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt
nam số 14/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Doanh nghiệp Nhà nước..
18. Viện khoa học Hàng không (2006) Bản tin Thông tin hàng không từ số 22 đến số 30.
19. http:/www.mof.gov.vn/
20. http:/www.mpi.gov.vn/
21. http:/www.ueh.edu.vn/
22. http:/vnexpress.net/
23. http:/www.vnn.vn/
24. http:/www.luatvietnam.vn/
Phụ lục 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TCT HKVN
KHỐI KHAI THÁC KHỐI THƯƠNG MẠI KHỐI DV & KTMĐ KHỐI KỶ THUẬT
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó TGĐ
khai thác bay
Phó TGĐ
thương mại
Phó TGĐ
Kỷ thuật
Phó TGĐ
Đào tạo
Phó TGĐ
Đầu tư XDCB
Phó TGĐ
DV & KTMĐ
TTKSKT
Tân Sơn Nhất
XN TMMĐ
Đà Nẵng
XN TMMĐ
Nội Bài
VPKV
Miền Trung
VPKV
Miền Bắc
Đòan tiếp viên
TTKSKT
Nội Bài
Viện khoa học
hàng không
TT Huấn luyện
bay
Đòan bay 919
VPKV
Miền Nam
XN TMMĐ
Tân Sơn Nhất
Các VP
nước ngòai
Phòng Tổng hợpBan kiểm sóat
Ban TCCB - LĐTL
VP đối ngoại
Ban đào tạo
B. an toàn an ninh
Ban TCKT
Ban KH đầu tư
Ban khoa học & CN
B. Đảm bảo chất
lượng
HĐ phát triển đội
Hội đồng khẩn cấp
Trung tâm khẩn
nguy
Ban điều hành
bay
Ban KH thị
trường
Ban tiếp thị
hành khách
Ban KH & tiếp
thị hàng hóa
B. dịch vụ thị
trường
Ban kỷ thuật
Ban quản lý
vật tư
B. Quản lý DA
& đầu tư XD
TT thống kê
& tin học HK
Công ty bay
dịch vụ HK
Tạp chí
Heritage
B. Đổi mới & PT
Phụ lục 2: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CON CỦA TCT HKVN
CÔNG TY TNHH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TY LIÊN DOANH CÔNG TY LIÊN KẾT
Cty TNHH Xăng dầu Hàng không Cty CP suất ăn HK Nội Bài Cty LD TNHH DV Hàng hóa TSN
Cty TNHH Kỷ thuật Máy bay Cty CP DV hàng hóa Nội Bài Cty LD SX bữa ăn trên máy bay TSN
Cty TNHH DV giao nhận hàng hoá TSN Cty CP cung ứng & XNK lao động HK Cty LD TNHH DV giao nhận hàng hóa Tp. HCM
Cty CP In Hàng không Cty LD Phân phối toàn cầu ABACUS - Việt nam
Cty CP DV Hàng không sân bay Nội Bài
Cty CP Xuất nhập khẩu Hàng không
Cty CP Công trình hàng không Cty CP DVHK Sân bay Đà nẵng
Cty CP Tư vấn XD & DV Hàng không Cty CP Nhựa cao cấp hàng không
Cty CP cung ứng dịch vụ Hàng không Cty CP Vận tải ôtô hàng không
Tổng công ty CP bảo hiểm Bảo Minh
Ngân hàng CP Kỷ thương Việt nam
Ấ
ẾP
Phụ lục 3: Sơ đồ tổ chức XN TMMĐ Tân Sơn Nhất
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
V
Ă
N
PH
Ò
N
G
Đ
Ả
N
G
- Đ
O
À
N
PH
Ò
N
G
K
Ế
H
O
Ạ
C
H
PH
Ò
N
G
TÀ
I
C
H
ÍN
H
- K
Ế TO
Á
N
PH
Ò
N
G
TỔ
C
H
Ứ
C
- H
À
N
H
C
H
ÍN
H
TR
U
N
G
TÂ
M
Đ
À
O
TẠ
O
PH
Ò
N
G
TÀ
I LIỆU
&
H
Ư
Ớ
N
G
D
Ẫ
N
C
H
T X
TR
Ạ
M
S
Ữ
A
C
H
Ữ
A
PH
Ò
N
G
PH
Ụ
C
V
Ụ
H
À
N
H
K
H
Á
C
H
PH
Ò
N
G
PH
Ụ
C
V
Ụ
K
Ỹ TH
U
Ậ
T SÂ
N
Đ
Ỗ
TR
U
N
G
TÂ
M
Đ
IỀU
H
À
N
H
TỔ
M
U
A
H
À
N
G
TỔ
Q
U
Ả
N
LÝ S
Ữ
A
C
H
Ữ
A
U
LD
TỔ
Q
U
Ả
N
LÝ K
H
O
TỔ
TH
Ố
N
G
K
Ê
TỔ
Q
U
Ả
N
LÝ K
Ỹ TH
U
Ậ
T
TỔ
K
Ế H
O
Ạ
C
H
Đ
Ầ
U
TƯ
TỔ
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ TH
Ô
N
G
TIN
TỔ
A
N
N
IN
H
N
Ộ
I B
Ô
TỔ
N
H
Â
N
S
Ự
&
H
À
N
H
C
H
ÍN
H
TỔ
Q
U
Ả
N
LÝ C
H
Ấ
T LƯ
Ợ
N
G
Đ
Ộ
I C
Â
N
B
Ằ
N
G
TR
Ọ
N
G
TẢ
I
Đ
Ộ
I H
Ư
Ớ
N
G
D
Ẫ
N
C
H
Ấ
T X
ẾP
Đ
Ộ
I PH
Ụ
C
V
Ụ
H
À
N
H
LÝ
TỔ
Q
U
Ả
N
LÝ U
LD
TỔ
D
A
TA
B
A
SE
Đ
Ộ
I TÌM
K
IẾM
H
À
N
H
LÝ TH
Ấ
T LẠ
C
Đ
Ộ
I PVH
K
C
H
U
Y
ỂN
TIẾP &
Đ
Ó
N
K
H
Á
C
H
Đ
Ộ
I P/V
Ụ
H
À
N
H
K
H
Á
C
H
Q
U
Ố
C
N
Ộ
I
Đ
Ộ
I P/V
Ụ
H
À
N
H
K
H
Á
C
H
Q
U
Ố
C
TẾ I
Đ
Ộ
I P/V
Ụ
H
À
N
H
K
H
Á
C
H
Q
U
Ố
C
TẾ II
Đ
Ộ
I P/V
Ụ
H
À
N
H
K
H
Á
C
H
Q
U
Ố
C
TẾ III
TỔ
V
Ă
N
PH
Ò
N
G
TỔ
B
Á
N
VÉ TH
U
TIỀN
TỔ
PH
Á
T TH
A
N
H
Đ
Ộ
I PH
Ụ
C
V
Ụ
SÂ
N
Đ
Ỗ
I
Đ
Ộ
I PH
Ụ
C
V
Ụ
SÂ
N
Đ
Ỗ
II
Đ
Ộ
I PH
Ụ
C
V
Ụ
TR
ÊN
TÀ
U
TỔ
K
Ế H
O
Ạ
C
H
V
Ă
N
PH
Ò
N
G
TỔ
Đ
IỀU
H
À
N
H
C
U
N
G
Ứ
N
G
D
V M
Ặ
T Đ
Ấ
T
TỔ
T/D
Õ
I, T/H
IỆN
H
/Đ
Ồ
N
G
P/V
Ụ
M
Ặ
T Đ
Ấ
T
TỔ
M
A
R
K
ETIN
G
Phụ lục 4: Sơ đồ tổ chức XN TMMĐ Nội Bài
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
V
Ă
N
PH
Ò
N
G
Đ
Ả
N
G
- Đ
O
À
N
PH
Ò
N
G
K
Ế
H
O
Ạ
C
H
PH
Ò
N
G
TÀ
I
C
H
ÍN
H
- K
Ế TO
Á
N
PH
Ò
N
G
TỔ
C
H
Ứ
C
- H
À
N
H
C
H
ÍN
H
TR
U
N
G
TÂ
M
Đ
IỀU
H
À
N
H
PH
Ò
N
G
TÀ
I LIỆU
&
H
Ư
Ớ
N
G
D
Ẫ
N
C
H
Ấ
T X
ẾP
PH
Ò
N
G
PH
Ụ
C
V
Ụ
H
À
N
H
K
H
Á
C
H
PH
Ò
N
G
PH
Ụ
C
V
Ụ
H
À
N
G
H
Ó
A
PH
Ò
N
G
PH
Ụ
C
V
Ụ
K
Ỹ TH
U
Ậ
T SÂ
N
Đ
Ỗ
TR
Ạ
M
S
Ữ
A
C
H
Ữ
A
TỔ
K
Ế H
O
Ạ
C
H
TỔ
M
Á
Y TÍN
H
TỔ
K
H
O
TỔ
TỔ
C
H
Ứ
C
C
Á
N
B
Ộ
TỔ
LA
O
Đ
Ộ
N
G
TIỀN
LƯ
Ơ
N
G
TỔ
XE
TỔ
B
ẾP Ă
N
TỔ
B
Ả
O
V
Ệ
TỔ
Đ
À
O
T
Ạ
O
TỔ
N
G
H
IỆP V
Ụ
TỔ
TÀ
I LIỆU
TỔ
U
LD
&
H
D
C
X
B
A
N
N
G
H
IỆP V
Ụ
Đ
Ộ
I TH
Ủ
TỤ
C
H
À
N
H
K
H
Á
C
H
Đ
Ộ
I TH
Ủ
TỤ
C
H
À
N
H
LÝ
B
A
N
N
G
H
IỆP VU
Đ
Ộ
I PV H
À
N
G
N
H
Ậ
P
Đ
Ộ
I PV H
À
N
G
XU
Ấ
T
Đ
Ộ
I PV K
H
O
H
À
N
G
G
IA
LÂ
M
B
A
N
N
G
H
IỆP V
Ụ
Đ
Ộ
I K
Ỹ TH
U
Ậ
T I
Đ
Ộ
I K
Ỹ TH
U
Ậ
T II
Đ
Ộ
I PV TR
ÊN
TÀ
U
B
A
N
N
G
H
IỆP V
Ụ
TỔ
C
Ơ
K
H
Í I
TỔ
C
Ơ
K
H
Í II
Phụ lục 5: Sơ đồ tổ chức XN TMMĐ Đà Nẵng
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
K
H
Ố
I TH
Ư
Ơ
N
G
M
Ạ
I
PH
Ò
N
G
TÀ
I
C
H
ÍN
H
- K
Ế TO
Á
N
PH
Ò
N
G
K
Ế
H
O
Ạ
C
H
PH
Ò
N
G
TỔ
C
H
Ứ
C
H
À
N
H
C
H
ÍN
H
-
VP Đ
Ả
N
G
Đ
O
À
N
K
H
Ố
I K
Ỷ TH
U
Ậ
T
Đ
ội điều hành
Đ
ội phục vụ hành khách
Đ
ội tài liệu và phục vụ hành lý
Đ
ội phục vụ hàng hóa
Đ
ội bốc xếp
Đ
ội phục vụ sân đỗ
Đ
ội phục vụ trên tàu
X
ư
ở
ng sử
a chữ
a
Phụ lục 6: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TCT HKVN
CẤP TỔNG CÔNG TY
CẤP CƠ SỞ
Hội đồng quản trị
Trưởng ban TCKT
Tổng giám đốc
Phó ban TCKT (2)
P.Chế độ
Phó ban TCKT (1)
P. Tài chính đầu
tư
P.Kế tóan tổng
hợp
P. Kế tóan thu P.Bảo hiểmP.Thanh tóan
chi
Phó ban TCKT (3)
TTKSKT
Tân Sơn Nhất
XN TMMĐ
Đà Nẵng
XN TMMĐ
Nội Bài
VPKV
Miền Trung
VPKV
Miền Bắc
Đòan tiếp viên TTKSKT
Nội Bài
Tạp chí
Heritage
Công ty bay
dịch vụ HK
TT Huấn luyện
bay
Đòan bay 919 VPKV
Miền Nam
XN TMMĐ
Tân Sơn Nhất
Các chi nhánh ở
nước ngòai
T. Phòng kiểm tóan
Kiểm tóan
viên
Phụ lục 7
TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO SẢN LƯỢNG CỦA CÁC XN TMMĐ NĂM 2002-2006
Đơn vị tính: Chuyến bay
Vietnam Airlines Hãng khác
Cộng
QN QT QN QT
TIAGS
2002 8,241 6,354 1,395 6,415 22,405
2003 8,647 5,653 1,318 6,299 21,917
2004 9,720 7,166 1,991 7,716 26,593
2005 10,842 7,559 2,499 8,330 29,230
2006 11,422 8,372 2,351 8,629 30,774
NIAGS
2002 5,776 2,739 1,107 2,368 11,990
2003 5,663 2,685 1,085 2,322 11,755
2004 6,277 3,882 1,171 3,775 15,105
2005 6,580 4,238 1,504 4,796 17,118
2006 7,284 4,386 2,555 5,245 19,470
DIAGS
2002 3,200 - 352 328 3,880
2003 3,137 - 346 322 3,805
2004 3,260 - 415 409 4,084
2005 3,864 - 427 410 4,701
2006 4,159 - 446 450 5,055
Tổng hợp
2002 17,217 9,093 2,854 9,111 38,275
45% 24% 7% 24%
2003 17,447 8,338 2,749 8,943 37,477
47% 22% 7% 24%
2004 19,257 11,048 3,577 11,900 45,782
42% 24% 8% 26%
2005 21,286 11,797 4,430 13,536 51,049 42% 23% 9% 27%
2006 22,865 12,758 5,352 14,324 55,299 41% 23% 10% 26%
đồ
Phụ lục 8
TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QỦA KINH DOANH TỪ NĂM 2002-2006
CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐVT KHỐI HẠCH TOÁN TẬP TRUNG2002 2003 2004 2005 2006
1 - Doanh thu Tỷ đồng 8,216.48 8,850.90 12,509.65 14,841.24 16,604.00
Trong đó: Các XN TMMĐ 377.49 383.87 457.68 527.14 526.63
2 - Chi phí Tỷ đồng 7,464.33 8,548.66 12,090.40 14,128.99 15,824.47
Trong đó: Các XN TMMĐ 354.86 343.57 334.80 416.34 487.10
3 - Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 752.15 302.24 419.25 712.25 779.53
Trong đó: Các XN TMMĐ
4 - Lợi nhuận sau thuế TNDN Tỷ đồng 622.06 326.92 470.96 452.22 506.49
Trong đó: Các XN TMMĐ
5 - Lao động Người 7,021.00 7,299.00 8,806.00 9,775.00 10,948.00
Trong đó: Các XN TMMĐ 2,104 2,102 2,423 2,727 2,846
6 - Vốn chủ sở hữu Tỷ ng 3,141.52 3,452.00 3,702.62 4,104.77 4,658.59
Trong đó: Các XN TMMĐ
7 - Hiệu qủa sử dụng vốn (LNTT/ 1000đ Vốn CSH) Tỷ đồng 23.94 8.76 11.32 17.35 16.73
nTổ ệng công ty Hàng không Vi t Nam Phụ lục 9
KẾT QỦA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG GIAI ĐỌAN 2002-2006
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng cộng
I Vận chuyểnhành khách
1 Hành khách vận chuyển Khách 4,001,575 4,049,311 4,964,290 5,577,572 6,633,400 28,612,108
Quốc tế Khách 1,761,952 1,674,886 2,293,507 2,561,886 3,001,400 12,764,860
Nội địa Khách 2,239,623 2,374,425 2,670,783 3,015,686 3,632,000 15,847,248
2 Thị phần % 58.40 60.30 61.60 59.30 60.20 59.80
Quốc tế % 41.60 41.70 46.60 44.10 42.80 43.50
Nội địa % 85.70 87.80 85.20 83.60 84.50 85.40
3 Ghế suất % 76.40 67.70 67.60 66.80 66.10 69.80
Quốc tế % 74.60 63.60 65.70 64.70 65.20 67.30
Nội địa % 81.90 80.80 74.50 75.40 75.10 78.50
II Vận chuyển hàng hóa, bưu kiện
1 Hàng hóa, bưu kiện vận chuyển Tấ 66,605 77,527 84,904 106,947 104,900 495,005
Quốc tế Tấn 34,658 37,881 43,550 61,912 61,874 268,725
Nội địa Tấn 31,947 39,646 41,354 45,035 43,026 226,280
2 Thị phần % 42.80 40.90 41.50 46.00 43.30 41.50
Quốc tế % 30.90 27.10 28.40 29.00 30.10 29.50
Nội địa % 73.60 80.20 80.70 76.00 79.80 78.90
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47580.pdf