Luận văn Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn kiện đại hội lần thứ XI của đảng tiếp tục khẳng định “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế và thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục”. Như vậy, chủ trương đổi mới nền giáo dục Việt Nam trong đó có đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đại học là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, việc nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đặc biệt là giáo dục đại học đã giúp các trường ĐHCL chủ động hơn trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ đào tạo với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước nâng cao thu nhậpcho cán bộ viên chức. Mặc khác qua trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực giáo dục nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy động sự đóng góp của cộng đồng để phát triển sự nghiệp giáo dục, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Trong những năm gần đây giáo dục đại học ở Việt Nam có rất nhiều thay đổi, ngày càng có nhiều trường đại học ngoài công lập, đại học nước ngoài, các chương trình liên kết quốc tế và nhiều chương trình du học tại chổ của nước ngoài tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục đại học ở Việt Nam. Điều này, đã đặt các trường ĐHCL của Việt Nam vào một vị thế cạnh tranh lẫn nhau ngày càng tăng và cạnh tranh với những tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục đại học của nước ngoài ngày càng caohơn. Mặt khác, thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, trao quyền tự chủ cho cáctrường ĐHCL, nhà nước sẽ từng bước giảm dần tỷ lệ chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đại học với mục tiêu tăng tính tự chủ cho các trường nhằm giúp các trường nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm gánh nặng ngân sách chi cho giáo dục đại học. Như vậy, về mặt tài chính các trường ĐHCL ở Việt Nam phải chủ động chuyển đổi nguồnthu theo hướng từ một cơ cấu nguồn thu chủ yếu dựa vào sự tài trợ của nhà nước sang một cơ chế nguồn thu đa dạng hơn, dựa nhiều hơn vào học phí cũng như những hoạt động dịch vụ khác của nhà trường. Trong bối cảnh đó, các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tàichính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu và phát triển bền vững. Như vậy, trong xu thế cạnh tranh và hội nhập, các trường ĐHCL, đặc biệt các trường tự chủ hoàn toàn về tài chính trên địa bàn TP. HCM ngày càng gập nhiều khó khăn về nguồn kinh phí để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên trong điều kiện NSNN cấp chi thường xuyên cho giáo dục đại học có xu hướng giảm xuống và học phí vẫn bị khống chế bởi mức trần thu học phí. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn TP. HCM” với mong muốn tìm hiểu thực trạng tự chủ tài chính và quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn tài chính theo hướng bền vững cho các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM trong thời gian tới.

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng trình đào tạo liên kết với nước ngoài, cơ chế hoạt động của các trung tâm trực thuộc, nhiều văn bản quy định trong ngành giáo dục đào tạo đã nhiều năm nhưng chưa được sửa đổi như quy định về giờ giảng nghĩa vụ. Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa ngành chủ quản và các ngành, các cấp chưa thể chế hóa một cách cụ thể. - Bộ máy quản lý tại các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM còn cồng kềnh và hoạt động không hiệu quả Bộ máy quản lý trong các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM hiện nay vẫn khá cồng kềnh và nhiều bộ phận, đơn vị trực thuộc hoạt động không hiệu quả. Nhiều trường chưa định biên được số lượng biên chế của từng phòng ban nên có hiện tượng một số phòng ban thiếu biên chế trong khi một số phòng ban khác lại thừa nên dẫn đến tình trạng một số bộ phận công việc làm không hết trong khi một số đơn vị khác không có việc làm. Hoạt động ở một số bộ phận, đơn vị giúp việc chưa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của Ban Giám hiệu và hiệu quả làm việc còn hạn chế. Một số quy định về thủ tục hành chính còn nặng nề và phức tạp chậm thay đổi gây khó khăn cho người học cũng như cho công tác quản lý. - 69 – Kết luận chương 2 Từ các số liệu phân tích trong Chương 2 cho thấy thực trạng công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại các trường ĐHCL tự chủ tài chính trên địa bàn TP. HCM, từ đó đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong quản lý tài chính tại các đơn vị. Qua phân tích thực trạng tại chương 2 cũng chỉ ra những khó khăn, bất cập của các trường tự chủ tài chính một phần và các trường tự chủ toàn bộ về tài chính hiện nay. Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng nhìn chung công tác quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM được quản lý chặc chẽ, hiệu quả đảm bảo thực hiện theo qui định của nhà nước. - 70 – CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM 3.1 Định hướng phát triển tài chính giáo dục đại học ở Việt Nam 3.1.1 Mục tiêu phát triển giáo dục đại học đến năm 2020 Từ nay đến năm 2020, phấn đấu xây dựng một nền GDĐH hiện đại làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường và có khả năng hội nhập quốc tế. GDĐH phải đào tạo được những con người Việt Nam có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực giải quyết vấn đề và có tinh thần trách nhiệm cao. Đến năm 2020, GDĐH phải đạt được các mục tiêu :  Quy mô GDĐH được phát triển hợp lý, đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Phát triển quy mô sinh viên ĐHCL và ngoài công lập hợp lý vào năm 2020. Phấn đấu đạt tỷ lệ sinh viên so với dân số trong độ tuổi từ 18 đến 24 là 40% vào năm 2020. Thực hiện xã hội hóa GDĐH, mở rộng quy mô GDĐH ngoài công lập đến năm 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở GDĐH ngoài công lập chiếm 30%-40% tổng số sinh viên trong cả nước.  Chất lượng và hiệu quả GDĐH được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế GDĐH phải đào tạo được những sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có tư duy độc lập, có năng lực giải quyết vấn đề và có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động. Giúp sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp. Mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 5% tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ ngang bằng với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học hàng đầu trong khối Asean và khoảng 80% số sinh viên tốt nghiệp đại học được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc. - 71 – Đồng thời, cùng với việc nâng cao chất lượng toàn diện của sinh viên chú trọng đến việc bồi dưỡng sinh viên tài năng để chuẩn bị đội ngũ nhân lực có trình độ cao, giỏi ngoại ngữ đủ sức cạnh trạnh trong khu vực và trên thế giới.  Các nguồn lực cho giáo dục được huy động, phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục. Đảm bảo duy trì tỷ lệ đầu tư cho giáo dục trong tổng chi NSNN là 20% trong giai đoạn 2008-2012, mục tiêu đạt 21% vào năm 2015, trong đó tập trung ưu tiên cho giáo dục ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ tài chính cho những học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách và có hoàn cảnh khó khăn. Nhà nước thực hiện hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho các cơ sở GDĐH ở mức khoảng 1,5% tổng chi NSNN từ năm 2015. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, ngoài NSNN đầu tư cho giáo dục nguồn lực đầu tư cho giáo dục sẽ được huy động từ các tổ chức kinh tế-xã hội, các tổ chức sử dụng nhân lực sau đào tạo và học phí từ người học. Việc phân bổ tài chính cho các cơ sở giáo dục được thực hiện dựa trên kết quả hoạt động đào tạo của từng cơ sở nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Thực hiện mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đảm bảo các cơ sở quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả, đảm bảo các cơ sở giáo dục hoạt động có trách nhiệm đối với nhà nước, người học và xã hội. Từ nay đến năm 2020, thực hiện tất cả các cơ sở giáo dục đều được kiểm toán thường xuyên và công khai kết quả kiểm toán để nhà nước, người học và xã hội có thể giám sát, nhận xét và đánh giá. 3.1.2 Định hướng phát triển bền vững về tài chính cho các trường đại học công lập ở Việt Nam Qua phân tích thực trạng quản lý nguồn lực tài chính của các trường ĐHCL trên địa bàn TP.HCM cho thấy NSNN cấp chi hoạt động thường xuyên cho các trường có xu hướng giảm với mục tiêu trao quyền tự chủ tài chính cho các trường, như vậy các trường ngày càng dựa vào nguồn thu học phí và lệ phí là chủ yếu để đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên. Mặc khác, mức học phí thấp được nhà nước duy trì trong thời gian dài và gần đây có tăng nhưng mức tăng rất thấp, chưa theo kịp mức tăng của lạm phát điều này - 72 – gây khó khăn cho các trường ĐHCL, đặc biệt các trường tự chủ hoàn toàn về tài chính khi không được NSNN cấp kinh phí chi thường xuyên và vẫn phải thu học phí theo mức trần do nhà nước quy định. Như vậy, theo tổng hợp các mô hình tài chính áp dụng cho GDĐH của Hauptman (2007) trong hoàn cảnh hiện nay thì chính sách học phí cũng như mô hình tài chính áp dụng cho các trường ĐHCL của Việt Nam phải như thế nào để các trường có thể phát triển bền vững về tài chính. Trong ba mô hình tài chính áp dụng cho ĐHCL, ta thấy Việt Nam có một thời kỳ dài cung cấp dịch vụ GDĐH theo mô hình miễn học phí hoặc áp dụng học phí thấp, việc áp dụng mô hình này chỉ thích hợp ở giai đoạn đầu khi mà nền kinh tế có thu nhập thấp và khu vực tư nhân chưa tham gia nhiều vào việc cung cấp dịch vụ GDĐH, hiện nay việc áp dụng mức học phí thấp đã bộc lộ nhiều khuyết điểm : Những người có thu nhập cao vẫn hưởng dịch vụ GDĐH với mức học phí thấp, nguồn tài chính thu được từ học phí thấp hạn chế việc nâng cao chất lượng đào tạo và quan trọng hơn là chính phủ có chủ trương cắt giảm tài trợ NSNN trao cho các trường quyền tự chủ trong chi hoạt động thường xuyên nhưng chưa trao quyền tự chủ cho các trường ĐHCL về quyết định mức thu học phí. Mô hình học phí được hoàn trả sau khi tốt nghiệp, để thực hiện mô hình này đòi hỏi, thứ nhất NSNN phải là nguồn tài trợ ưu tiên ban đầu để các ĐHCL hoàn thiện cơ sở vật chất, thứ hai chính phủ phải tạo ra những khoản tín dụng dài hạn với lãi suất thấp nhằm cung cấp đủ cho các đối tượng sinh viên, thứ ba hệ thống ngân hàng và hệ thống thuế thu nhập cá nhân phải hoạt động hiệu quả nhằm thu lại khoản cho vay tín dụng sau khi sinh viên tốt nghiệp, thứ tư mức học phí bao nhiêu là hợp lý để có khả năng cung cấp dịch vụ GDĐH với chất lượng phù hợp với yêu cầu xã hội. Ở Việt Nam, đã thực hiện mô hình này nhưng gập khó khăn đó là NSNN đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường ĐHCL còn hạn chế, chính phủ không có khả năng cung cấp đủ nguồn tín dụng cho tất cả sinh viên vay với lãi suất thấp và hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi khoản vay tín dụng của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mô hình tăng học phí kết hợp với các chính sách hỗ trợ cho thấy, tăng học phí bảo đảm tính hiệu quả cho hoạt động đào tạo của các trường ĐHCL nhưng chưa tính đến công bằng xã hội, ngày nay tính công bằng đặc biệt được quan tâm khi mà có chênh lệch rất - 73 – lớn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Mô hình này sẽ hướng đến các chính sách hỗ trợ học phí đối với các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, những sinh viên theo học những ngành được nhà nước quan tâm phát triển như nông lâm ngư nghiệp, khoa học cơ bản sẽ đóng mức học phí thấp, còn những sinh viên theo học những ngành mà xã hội có nhu cầu cao như tài chính hay ngân hàng thì đóng mức học phí cao. Áp dụng theo mô hình trên, trong thời gian qua chính phủ đã thực hiện tăng học phí, đồng thời thực hiện mở rộng chính sách hỗ trợ cho sinh viên vay vốn để thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên việc áp dụng mức học phí quá cao có nguy cơ loại bỏ những sinh viên nghèo trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học. Như vậy, qua ba mô hình trên ta thấy khó có thể áp dụng riêng biệt từng mô hình cho các trường ĐHCL ở Việt Nam mà phải kết hợp lại thành một mô hình tổng hợp có thể định hướng phát triển bền vững về tài chính cho các trường ĐHCL với các nhân tố của mô hình : - Nguồn tài chính từ chính phủ : NSNN vẫn phải tiếp tục đầu tư cho các trường ĐHCL nhưng theo một cơ chế mới : + Chỉ đầu tư ngân sách cho việc nghiên cứu khoa học và xây dựng cơ sở vật chất nhằm đảm bảo những điều kiện tối thiểu của một trường đại học, như ngân sách phải cấp quyền sử dụng đất và hỗ trợ chi phí xây dựng nhằm xây dựng một trường đại học đúng chuẩn. + Ngân sách ưu tiên đầu tư cho những ngành mà xã hội thực sự cần nhưng người học ít quan tâm do lợi ích mang lại từ thị trường lao động thấp. + Việc phân bổ ngân sách cho các trường ĐHCL không nên căn cứ vào quy mô đào tạo mà nên căn cứ vào khối ngành đào tạo, lực lượng giảng viên, diện tích giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện…và khả năng huy động tài chính của các trường đối với các nguồn tài trợ khác từ bên ngoài. + Mức tài chính tài trợ từ NSNN cho các trường đại học phải dựa trên kết quả kiểm định chất lượng và phải tăng theo chất lượng đào tạo của các trường ĐHCL. - Nguồn tài chính từ phía người thụ hưởng dịch vụ GDĐH : Thực hiện chính sách chia sẽ chi phí đào tạo với NSNN, người học chấp nhận điều chỉnh tăng học phí trong mức độ cho phép. Mức học phí đề nghị điều chỉnh tăng trong khoảng từ 50% cho đến - 74 – 150% trên GDP/đầu người. Đồng thời với chính sách tăng học phí thì nhà trường thành lập các quỹ hỗ trợ học bổng cho các sinh viên học khá giỏi, những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và chính phủ thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên diện chính sách, thành lập quỹ cho sinh viên vay tín dụng để trang trải chi phí học tập nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội. - Nguồn tài chính từ cộng đồng : Để mở rộng và phát triển nguồn tài chính theo hướng bền vững, ngoài các nguồn tài trợ trên các trường ĐHCL còn thực hiện kêu gọi sự đóng góp của các cựu sinh viên, các doanh nghiệp cũng như các nhà hảo tâm nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của đất nước. - Nguồn tài chính từ bản thân các hoạt động của nhà trường : Các trường ĐHCL phải tăng cường đa dạng hóa, mở rộng các hình thức đào tạo, liên kết đào tạo, mở rộng các hoạt động dịch vụ như thành lập các trung tâm nghiên cứu và cung cấp dịch vụ hoạt động như một doanh nghiệp. Ngoài các hoạt động giảng dạy thuần túy thì các trường phải tiếp cận xã hội thông qua thực hiện các dự án nghiên cứu và cung cấp dịch vụ. Các trường thực hiện trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trung tâm nghiên cứu và cung cấp dịch vụ trực thuộc trường nhằm khuyến khích các trung tâm chủ động hơn trong việc mở rộng tăng nguồn thu. 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM 3.2.1 Đối với nhà nước 3.2.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý Thực tế cho thấy công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả cao khi tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐHCL do đó nhà nước cần hoàn thiện, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến việc thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP nhằm tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh giúp các trường ĐHCL chủ động trong quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả. Hoạt động giáo dục đào tạo hiện nay rất phong phú và đa dạng, ngoài các hệ đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo từ xa, ….. còn có các phương thức đào tạo cấp bằng, liên kết nước ngoài, đào tạo chứng chỉ. Cho nên cần có các văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý nguồn lực tài chính cho phù hợp với từng phương thức đào tạo. - 75 – 3.2.1.2 Tăng cường đầu tư của nhà nước xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đại học công lập Qua phân tích thực trạng cơ sở vật chất các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM cho thấy hầu như các trường có tỷ lệ diện tích giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện… trên đầu một sinh viên thấp hơn nhiều so với quy định của nhà nước. Như vây, các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM hiện còn gập rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, như hiện tượng thiếu giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, trang thiết bị, chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập, ký túc xá sinh viên…Đặc biệt các trường ĐHCL tự chủ hoàn toàn về tài chính gập rất nhiều khó khăn về đầu tư trang bị cơ sở vật chất do không được kinh phí NSNN cấp và không thể tăng nguồn thu do bị khống chế bởi mức trần thu học phí. Do đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như việc thực hiện tự chủ tài chính của các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM được thuận lợi, nhà nước cần tập trung tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường ĐHCL đặc biệt tập trung đầu tư về đất đai, tài chính để xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đảm bảo các trường có được cơ sở vật chất khang trang, đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu đào tạo. 3.2.1.3 Hoàn thiện phương thức giao ngân sách cho giáo dục đại học Nhà nước cần đưa ra những tiêu chuẩn định mức rõ ràng để làm căn cứ phân bổ ngân sách cho các trường, chuyển đổi cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay chủ yếu dựa vào đầu vào hay chỉ tiêu đào tạo, phân bổ mang tính cào bằng mà chưa tính đến khối ngành đào tạo sang cơ chế phân bổ mới dựa trên cơ sở đầu ra và dựa trên lực lượng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất, dựa trên kết quả kiểm định về chất lượng đào tạo của các trường ĐHCL. Việc đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bằng cách dựa trên cơ sở đầu ra hơn là dựa trên cơ sở đầu vào. Các chỉ số thực hiện để sử dụng xác định mức độ cấp phát ngân sách có thể là số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm, số lượng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất và kết quả kiểm định chất lượng của trường đại học. Đối với cơ chế phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học thì dựa trên đánh giá chất lượng của các công trình nghiên cứu, sản phẩm do kết quả các đề tài đem lại và các đề - 76 – tài cấp bộ, cấp nhà nước nên phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học theo hình thức đấu thầu. 3.2.1.4 Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học công lập trước hết là các trường trọng điểm trong việc quyết định về tuyển sinh, chương trình đào tạo, cấp văn bằng các hình thức đào tạo Kết quả khảo sát 32 nhà quản lý, cán bộ viên chức phòng Tài chính-Kế toán, phòng Quản lý đào tạo các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM và cán bộ Vụ Kế hoạch tài chính-Bộ GD & ĐT về mức độ tự chủ về chuyên môn tại bảng 2.16 cho thấy Mục 1 với 84% (M=3.09), Mục 2 với 81% (M=3.13) và Mục 3 với 87% (M=3.19) ý kiến mong muốn trường đại học được trao quyền quyết định về chuyên môn đào tạo cụ thể quyền quyết định về tuyển sinh, chương trình đào tạo và cấp văn bằng các hình thức đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn 6% ý kiến không mong muốn trao quyền quyết định cho trường đại học về tuyển sinh, chương trình đào tạo và 3% ý kiến không mong muốn trao quyền quyết định về cấp văn bằng các hình thức đào tạo điều này được giải thích việc trao quyền cho các trường có thể hạn chế quyền của các nhà quản lý. Bảng 2.16 : Mức độ tự chủ về chuyên môn đào tạo của các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM Mục khảo sát Trung bình (M) Độ lệch chuẩn (S.D) Tần suất trả lời F (%) 4 3 2 1 1. Trao quyền quyết định cho trường đại học về xác định ngành, chuyên ngành đào tạo và xây dựng chương trình đào tạo. 3.09 0.80 10 17 3 2 2. Trao quyền quyết định cho trường đại học về xác định quy mô tuyển sinh, số lần tuyển sinh trong năm 3.13 0.85 12 14 4 2 3. Trao quyền quyết định cho trường đại học về in phôi bằng, quản lý phôi bằng và cấp bằng. 3.19 0.72 11 17 3 1 Ghi chú: Kết quả khảo sát 32 phiếu trả lời; Kiểu trả lời đồng ý hay không đồng ý; Tần suất trả lời F, 4: Tích cực nhất, 1: Không tích cực nhất. Như vậy, để trường ĐHCL chủ động hơn trong đào tạo và nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu xã hội và duy trì chất lượng thì nhà nước cần đổi mới quản lý, trao quyền tự chủ nhiều - 77 – hơn cho các trường về thực hiện chương trình đào tạo, tuyển sinh và cấp văn bằng các hình thức đào tạo. Để tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo cho các trường ĐHCL, nhà nước cần thay đổi phương thức quản lý chương trình đào tạo . Thay vì quy định và trực tiếp tổ chức biên soạn chương trình khung, Bộ GD&ĐT chỉ cần quản lý khung chương trình, trao quyền xây dựng và phát triển chương trình đào tạo cho các trường . Nhà nước thực hiện quản lý chương trình thông qua quy định chung về khung chương trình gồm cấu trúc , cơ cấu và khối lượng kiến thức , khung thời gian đào tạo, mức trình độ hay chuẩn đầu ra và các học phần bắt buộc . Một trường đại học căn cứ vào khung chương trình và danh mục ngành nghề đào tạo để xây dựng , phát triển chương trình đào tạo cụ thể. Nhà nước cần trao cho các trường ĐHCL được tự chủ trong công tác tuyển sinh. Để các trường tự chủ, nhà nước cần giao toàn bộ công tác tuyển sinh, từ khâu ra đề cho tới xét tuyển cho các trường. Để đảm bảo chất lượng và công bằng, nhà nước quy định các tiêu chuẩn đầu vào cơ bản và tối thiểu. Nhà nước cần giao cho các trường quyền quyết định chỉ tiêu tuyển dựa trên tín hiệu thị trường lao động và hệ thống đảm bảo chất lượng với các tiêu chí chung do Bộ GD&ĐT quy định. Thay vì giao chỉ tiêu theo kế hoạch tập trung như hiện nay, Nhà nước giao cho các trường chủ động xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với khả năng đào tạo, nghiên cứu, cơ sở vật chất và tài chính của mình và nhu cầu xã hội. Trong trường hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp phổ thông trung học, nhà nước cần xây dựng và ban hành khung xét tuyển để căn cứ cho các trường chủ động xây dựng phương án tuyển sinh và thông báo công khai để người học, người dân biết và giám sát. Về hệ thống bằng cấp , nhà nước cần trao cho các trường quyền thiết kế , in ấn và cấp văn bằng. Việc để các trường thiết kế và in ấn văn bằng giúp tạo ra nét đặc trưng riêng về văn bằng cho từng trường . Các trường phải tự chịu trách nhiệm và bảo vệ văn bằng của mình. Nhà nước chỉ giám sát và xử lý các vi phạm về bằng cấp. Trong điều kiện hiện nay, việc trao quyền tự chủ trong quyết định về tuyển sinh, chương trình đào tạo, cấp văn bằng các hình thức đào tạo trước tiên nên trao cho các trường ĐHCL trọng điểm quốc gia, bởi lẽ, các trường này có điều kiện tốt hơn về đội - 78 – ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất, khả năng tài chính và có kinh nghiệm trong việc quản lý. Qua đó đánh giá, rút kinh nghiệm để thực hiện trao quyền tự chủ trong lĩnh vực chuyên môn về đào tạo cho các trường ĐHCL khác. 3.2.1.5 Nhà nước cần trao cho các trường đại học trọng điểm, các trường đại học công lập tự chủ hoàn toàn về kinh phí hoạt động thường xuyên được quyền tự chủ về mức thu học phí. Kết quả khảo sát 32 nhà quản lý, cán bộ viên chức phòng Tài chính-Kế toán, phòng Quản lý đào tạo các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM và cán bộ Vụ Kế hoạch tài chính-Bộ GD & ĐT về mức độ tự chủ về tài chính tại bảng 2.17 cho thấy với 84% (M=3.09) ý kiến mong muốn trường đại học được trao quyền quyết định về xác định mức học phí. Bảng 2.17 : Mức độ tự chủ về tài chính của các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM Mục khảo sát Trung bình (M) Độ lệch chuẩn (S.D) Tần suất trả lời F (%) 4 3 2 1 1. Trao quyền quyết định cho trường đại học về xác định mức học phí. 3.09 0.80 10 17 3 2 Ghi chú: Kết quả khảo sát 32 phiếu trả lời; Kiểu trả lời đồng ý hay không đồng ý; Tần suất trả lời 4: Tích cực nhất, 1: Không tích cực nhất. Trong điều kiện NSNN cấp chi thường xuyên cho GDĐH có xu hướng giảm để trao cho các trường thực hiện tự chủ tài chính do đó học phí trở thành nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho hoạt động chi tiêu thường xuyên của các trường. Mặc khác, trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập ngày càng có nhiều trường đại học ngoài công lập, đại học nước ngoài đào tạo với chất lượng cao do được thu học phí với mức cao điều này hạn chế khả năng cạnh tranh của các trường ĐHCL do học phí vẫn được nhà nước duy trì ở mức thấp. Như vậy, để đảm bảo khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn tài chính theo hướng bền vững cho các trường ĐHCL nhà nước nên quy định khung học phí với mức trần học phí cao hơn. Trước hết, nhà nước nên thí điểm trao quyền tự chủ cho các trường đại học trọng điểm như Đại học Quốc gia và các đại học vùng được quyết định mức thu học phí vì các trường này có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, kinh nghiệm và khả năng quản lý đáp ứng được yêu cầu đảm - 79 – bảo chất lượng đào tạo. Đặc biệt nhà nước không cần quy định mức trần học phí đối với các trường ĐHCL tự chủ hoàn toàn về kinh phí hoạt động thường xuyên. Có như thế mới đảm bảo được sự bình đẳng giữa các trường đại học. Căn cứ để các trường ĐHCL được trao quyền tự chủ về mức thu học phí, các trường phải thực hiện công khai chất lượng đào tạo trên cơ sở được kiểm định, công khai điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động đào tạo và quan trọng sự công khai tài chính của nhà trường để người học, xã hội chấp nhận và giám sát. 3.2.2 Đối với các trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM 3.2.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý các nguồn lực tài chính Công tác quản lý các nguồn lực tài chính của các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM cần phải tuân thủ chặc chẽ các quy định của nhà nước, đặc biệt quy định về mức thu học phí, lệ phí áp dụng cho các trường ĐHCL, ngoài ra các trường cần chủ động tăng cường khai thác, đa dạng hóa nguồn thu, có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các trung tâm dịch vụ trực thuộc trường mở rộng hoạt động tăng nguồn thu nhằm đảm bảo nguồn tài chính nhà trường phát triển theo hướng bền vững. Để đảm bảo việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả các trường đại học cần quản lý tập trung các nguồn lực tài chính về phòng kế hoạch tài chính của các đơn vị theo đúng quy định của nhà nước. Như phân tích thực trạng nguồn tài chính huy động cho các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM hiện nay cho thấy, nguồn tài chính duy trì hoạt động của các trường đại học chủ yếu từ NSNN cấp chi thường xuyên để đào tạo và thu học phí, lệ phí của người học. Các nguồn tài chính khác từ bản thân các hoạt động của nhà trường như thu từ hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học và nguồn thu từ đóng góp của xã hội như thu từ đóng góp của cựu sinh viên, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, nguồn tài trợ, viện trợ trong và ngoài nước có nguồn thu khá thấp. Điều này thể hiện sự kém bền vững, kém phát triển của nguồn tài chính trong đào tạo đại học của các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM. Để phát triển các nguồn tài chính theo hướng bền vững, các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM cần thực hiện công tác quản lý các nguồn lực tài chính theo đúng quy định nhà nước đồng thời tăng cường khai thác, đa dạng hóa các nguồn tài chính : - 80 – + Tranh thủ nguồn thu từ NSNN : Ngoài nguồn NSNN cấp chi thường xuyên hàng năm, các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM cần tích cực tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp thành phố, các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo, tham gia đề án tin học hóa, dự án giáo dục từ ngân hàng thế giới,…. nhằm tranh thủ nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của nhà nước. + Nguồn thu ngoài NSNN cấp : - Nguồn thu học phí, lệ phí : Thực hiện thu học phí, lệ phí theo quy định nhà nước. Các trường cần phải thực hiện mở nhiều chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình đào tạo tiên tiến và thực hiện thu học phí cao tương xứng với chất lượng đào tạo trên cơ sở công khai về chất lượng đào tạo và tài chính để người học chấp nhận và xã hội biết, giám sát. Ngoài ra, các trường cần tiếp tục mở rộng các loại hình đào tạo không chính quy như đào tạo tại chức, từ xa ….để tăng nguồn thu. - Nguồn thu khác : Các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM cần thực hiện đa dạng hóa và mở rộng các hình thức đạo tạo, thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước, tăng cường mở rộng các hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác nhằm tăng nguồn tài chính cho các trường đại học. Ngoài ra, các trường đại học cần tiếp tục huy động các khoản đóng góp từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tài trợ cho các trường. Đồng thời, các trường cần tăng cường mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn vốn viện trợ, tài trợ của nước ngoài để phát triển đào tạo, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. 3.2.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính Thực hiện các giải pháp đổi mới trong công tác quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính cần đổi mới cơ cấu chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính. Chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi hoạt động thường xuyên của các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM là chi cho con người. Do đó, nhà trường cần phải sắp xếp tổ chức lại bộ máy, biên chế và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương, tiền công; tiết kiệm những khoản chi hành chính; nâng cao tỷ trọng nội dung chi trực tiếp cho giảng dạy, học tập, nghiên - 81 – cứu khoa học và tăng cường cơ sở vật chất cho đào tạo đại học. Cần thực hiện các giải pháp như sau : - Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng tinh gọn và hoạt động hiệu quả. Các trường thực hiện xây dựng chức năng nhiệm vụ từng phòng ban, chủ động thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho từng phòng ban. - Triệt để thực hiện tiết kiệm các khoản chi về quản lý hành chính như : điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, công tác phí… hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị không cần thiết. - Thực hiện điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng nâng dần tỷ trọng chi cho công tác trực tiếp giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường. + Chính sách đối với giảng viên: - Cần có chính sách ưu đãi, đảm bảo thu nhập tương xứng với trình độ, sức lao động của người giảng viên, đồng thời cần có chính sách hỗ trợ thích hợp cho việc đào tạo thường xuyên, đào tạo lại đội ngũ cán bộ giảng dạy, khuyến khích nâng cao trình độ. Khắc phục tình trạng thiếu người thay thế cho cán bộ có trình độ cao sắp nghỉ hưu. - Thực hiện xây dựng chính sách, chế độ khuyến khích những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở lại trường tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm bổ sung kịp thời cho đội ngũ cán bộ giảng viên của các trường. + Chính sách đối với sinh viên: - Có chính sách thu học phí hợp lý, phù hợp với chi phí đào tạo có tính đến yếu tố lạm phát và yếu tố chất lượng. - Đối với chính sách cấp tín dụng cho sinh viên, nhà trường cần phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên vay vốn. Nhà trường cần thông báo kịp thời về thủ tục vay vốn theo thời hạn quy định, hướng dẫn các thông tin cần thiết để sinh viên làm hồ sơ vay vốn. Đồng thời, nhà trường cũng cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ để tránh sinh viên sử dụng vốn sai mục đích và đảm bảo trả nợ sau khi ra trường. - Chấn chỉnh công tác quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học từ việc tổ chức triển khai, nghiệm thu, thanh quyết toán, đảm bảo được thời gian thực hiện đúng hạn của đề tài. - 82 – Đồng thời, dành nguồn tài chính đầu tư thỏa đáng cho các hoạt động khoa học công nghệ của trường. 3.2.2.3 Tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở vật chất Trong thời gian tới, các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM cần quan tâm đến việc trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm để tăng cường cho công tác đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Mục tiêu là xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng được nhu cầu đào tạo của nhà trường. Các trường cần có định hướng đầu tư cơ sở vật chất, tránh đầu tư dàn trải, thiếu tập trung gây lãng phí nguồn kinh phí. Bên cạnh đó, các trường cũng phải thực hiện tốt vấn đề quản lý tài sản, tăng cường khai thác tài sản, cơ sở vật chất hiện có, tránh hiện tượng thất thoát, lãng phí. 3.2.2.4 Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ Việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của đơn vị nên các đơn vị cần phải thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh sữa quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi chính sách của nhà nước hay khi các định mức chi tiêu không còn phù hợp. Đồng thời, có những phương án cụ thể về xây dựng chi trả tiền lương, thu nhập theo hướng tăng thu nhập, đảm bảo đời sống của cán bộ viên chức và phù hợp với tình hình thực tiển của đơn vị. Thực hiện xây dựng quy chế khoán thu, khoán chi cho các trung tâm dịch vụ trực thuộc theo hướng tạo điều kiện cho các trung tâm mở rộng hoạt động tăng nguồn thu. 3.2.2.5 Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý tài chính Hoàn thiện cơ cấu tổ chức : Trong thời gian tới, các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM cần tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả. Việc bộ máy nhân sự cồng kềnh, phân công lao động không hợp lý dẫn đến quỹ lương tăng lên nhưng công việc trì trệ, không hiệu quả. Nhà nước cần xóa bỏ chỉ tiêu biên chế áp dụng cho các trường ĐHCL vì không thu hút được lực lượng trẻ có trình độ cao được đào tạo bài bản do thiếu biên chế. Bên cạnh đó, cán bộ viên chức đã vào biên chế dù làm kém năng suất, chất lượng thấp nhưng rất khó đưa ra khỏi biên chế, điều này dẫn đến hiệu quả - 83 – công việc thấp, không tạo động lực cho sự phát triển. Các trường cần thực hiện khoán chi, khoán biên chế cho các bộ phận phòng ban trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính Năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả công tác hạch toán kế toán và công tác quản lý tài chính. Vì vậy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính là yêu cầu cấp thiết đối với các trường. Để thực hiện được mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cần có kế hoạch tổng thể, thực hiện trong một thời gian dài với nhiều phương thức thích hợp để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Theo hướng đó các giải pháp cần thực hiện: + Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, từ đó làm căn cứ để tuyển dụng cán bộ mới. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được tuyển dụng nhằm phát huy năng lực cán bộ, ứng dụng tin học vào công tác tài chính kế toán. + Tích cực cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán được học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ như thường xuyên cho tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng các chế độ, chính sách mới về quản lý tài chính nhất là các văn bản mới liên quan đến cơ chế quản lý tài chính và tự chủ tài chính giúp cập nhật kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. + Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán về tin học, ngoại ngữ nhằm trang bị kỹ năng cần thiết phục vụ công việc chuyên môn. 3.2.2.6 Tăng cường công tác hạch toán kế toán, kiểm toán đi đôi với công khai tài chính. Tăng cường quản lý tài chính không thể không tính đến công tác hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán thực hiện việc thu nhận và sử lý thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính một cách thường xuyên liên tục. Các trường cần thực hiện công tác hạch toán kế toán theo quy định của nhà nước, đồng thời cần xây dựng chế độ định kỳ báo cáo kế toán cung cấp những thông tin cho lãnh đạo đơn vị cũng như cơ quan quản lý các cấp để - 84 – xem xét ra quyết định. Công tác ghi chép, hạch toán hoạt động tài chính của các trường phải được thực hiện kịp thời, chính xác. Hàng năm, các trường cần thường xuyên tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ nhằm hoàn thiện công tác tài chính kế toán. Các trường có thể thuê đơn vị kiểm toán độc lập bên ngoài hoặc thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ với các thành viên là những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán nhằm thực hiện công tác kiểm toán đạt hiệu quả. Thông qua công tác kiểm toán giúp cho các đơn vị phát hiện ra được những thiếu sót, kịp thời thực hiện chấn chỉnh lại những sai sót trong công tác quản lý tài chính và đưa công tác quản lý tài chính các trường đi vào nề nếp theo đúng quy định của nhà nước. 3.2.2.7 Hoàn thiện cơ chế trả lương và thu nhập cho cán bộ viên chức Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, để cán bộ viên chức yên tâm công tác việc trả lương và thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức được các trường ĐHCL trên địa bàn TP.HCM đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây, lương cơ bản có tăng nhưng vẫn chưa thể đảm bảo cuộc sống. Vì vậy ngoài lương cơ bản, các trường cần xây dựng các quy định nhằm phân phối thu nhập tăng thêm từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm cho đội ngũ cán bộ viên chức sao cho tương xứng với trình độ chuyên môn, hiệu quả công việc và khả năng đóng góp, kích thích được giảng viên- cán bộ viên chức cống hiến hết sức mình vì sự phát triển chung của nhà trường. Các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM cần ban hành các quy định trong việc chi trả tiền lương cơ bản, phụ cấp, thu nhập tăng thêm; tiền thù lao giảng dạy; tiền thưởng, phúc lợi sao cho vừa giải quyết tốt chế độ, quyền lợi chính đáng của đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức vừa đảm bảo các văn bản pháp quy do nhà nước quy định. Đảm bảo giảng viên, cán bộ viên chức có thể yên tâm công tác với mức thu nhập mà họ nhận được. Việc xây dựng, ban hành phương án chi trả tiền lương, thù lao giảng dạy, tiền thưởng, phúc lợi và thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau : - 85 –  Đối với khối giảng viên : Khoản 1 : Lương cơ bản và phụ cấp theo lương : Được tính theo thang bảng lương của nhà nước, bao gồm : lương, phụ cấp ngạch bậc. Căn cứ vào lương cơ bản nhà trường thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Khoản 2 : Thù lao dạy vượt giờ : Khoản thù lao này phải tính đúng, tính đủ căn cứ vào học hàm học vị, số tiết dạy vượt và khả năng tài chính của nhà trường. Việc chi trả thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Khoản 3 : Thù lao nghiên cứu khoa học : Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng của người giảng viên. Chính hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy. Khoản 4 : Tiền thưởng, tiền phúc lợi Khoản 5 : Thu nhập tăng thêm : Đây là khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương và thù lao giảng dạy của người giảng viên, giúp giảng viên cải thiện thu nhập. Việc chi trả thu nhập tăng thêm dựa trên trình độ, chất lượng bài giảng, khả năng nghiên cứu khoa học, thành tích cá nhân và khả năng đóng góp chuyên môn vào sự phát triển của khoa cũng như của trường.  Đối với khối quản lý : Khoản 1 : Lương cơ bản và phụ cấp theo lương : Được tính theo thang bảng lương của nhà nước, bao gồm : lương, phụ cấp ngạch bậc, chức vụ. Căn cứ vào lương cơ bản nhà trường thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Khoản 2 : Thu nhập quản lý : Khoản này được tính dựa trên trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thâm niên công tác, khối lượng công việc…. Khoản 3 : Tiền thưởng, tiền phúc lợi. Khoản 4 : Thu nhập tăng thêm : Đây là khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương của cán bộ viên chức khối quản lý. Việc chi trả thu nhập tăng thêm phải dựa trên khối lượng công việc, áp lực công việc và quan trọng đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao. Ngoài ra, việc chi trả thu nhập tăng thêm còn dựa trên thành tích mà đơn vị và cá nhân đạt được. - 86 – Kết luận chương 3 Từ việc phân tích thực trạng tại Chương 2, Chương 3 trình bày mục tiêu phát triển GDĐH, định hướng phát triển bền vững về tài chính cho các trường ĐHCL trong thời gian tới. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại các trường ĐHCL tự chủ tài chính trên địa bàn TP. HCM. Các giải pháp đề nghị theo hướng tăng quyền tự chủ cho các trường với mục tiêu đảm bảo nguồn tài chính các trường phát triển theo hướng bền vững. KẾT LUẬN Giáo dục đại học ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới của đất nước, đồng thời tạo tiền đề cần thiết để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, nhà nước đã quan tâm, đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục, tỷ trọng ngân sách chi cho giáo dục đào tạo tăng lên hàng năm, trong đó có GDĐH. Thực hiện đổi mới nền giáo dục Việt Nam, trong đó có đổi mới cơ chế tài chính GDĐH theo hướng trao cho các trường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động. Các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM là những đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, là nơi đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của cả nước. Mặc dù đã được nhà nước trao quyền tự chủ rất cao về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, tuy nhiên quyền tự chủ về công tác chuyên môn và tài chính vẫn còn nhiều bất cập đó là nhà nước chưa trao quyền tự chủ về mức thu học phí, quyền tự chủ về tuyển sinh, cấp phát văn bằng các hình thức đào tạo cũng như những bất cập về phân bổ NSNN, chế độ lương đối với giảng viên… Đề tài luận văn “ Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn TP. HCM ” về cơ bản đã đạt được mục tiêu và những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cơ chế quản lý tài chính tại các trường ĐHCL hiện nay, luận văn đã khẳng định vai trò của các nguồn tài chính trong GDĐH, trong đó nguồn NSNN và nguồn thu học phí, lệ phí giữ vai trò quan trọng. 2. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại các trường ĐHCL tự chủ tài chính trên địa bàn TP. HCM, một mặt luận văn đã chỉ ra nguồn NSNN cấp chi thường xuyên có xu hướng giảm, nguồn thu học phí ngày càng đóng vai trò quan trọng. Mặt khác luận văn cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong trong quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính. Những tồn tại đó được thể hiện ở nhiều mặt ở cả cấp vĩ mô và vi mô. 3. Trên cơ sở thực trạng quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính luận văn đã trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính ở các trường ĐHCL tự chủ tài chính trên địa bàn TP. HCM. Với những giải pháp đề xuất sẽ giúp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường, giúp các trường thuận lợi trong việc thực hiện tự chủ tài chính và đảm bảo nguồn tài chính các trường phát triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên, đây là một đề tài nghiên cứu sâu, rộng và tổng hợp đề cập đến nhiều lĩnh vực và những vấn đề khá nhạy cảm, tuy bản thân cũng đã có nhiều cố gắng, song do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, kính mong sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp giúp tác giả bổ sung hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tieáng Vieät 1. PGS.TS Söû Ñình Thaønh chuû bieân, 2009, Lyù thuyeát taøi chính coâng, NXB ÑHQG TP.Hoà Chí Minh. 2. PGS.TS Nguyeãn Ngoïc Huøng chuû bieân, 2008, Quaûn lyù Ngaân saùch Nhaø nöôùc, Nhaø xuaát baûn Thoáng Keâ. 3. Chính phủ, 25/6/2006, Nghò ñònh soá 43/2006/NÑ-CP veà vieäc Quy ñònh quyeàn töï chuû, töï chòu traùch nhieäm veà thöïc hieän nhieäm vuï, toå chöùc boä maùy, bieân cheá vaø taøi chính ñoái vôùi ñôn vò söï nghieäp coâng laäp. 4. Chính phủ, 14/5/2010, Nghò ñònh soá 49/2010/NÑ-CP veà vieäc Quy ñònh miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010-2011 đến năm 2014-2015. 5. Thông tư 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy ñònh quyeàn töï chuû, töï chòu traùch nhieäm veà thöïc hieän nhieäm vuï, toå chöùc boä maùy, bieân cheá vaø taøi chính ñoái vôùi ñôn vò söï nghieäp coâng laäp. 6. Boä Taøi chính, 30/3/2006, Quyeát ñònh soá 19/2006/QÑ-BTC veà vieäc Ban haønh cheá ñoä keá toaùn Haønh chính söï nghieäp. 7. Thuû töôùng Chính phuû (2001), Chieán löôïc phaùt trieån giaùo duïc 2001-2010, Quyeát ñònh 201/2001/QÑTTg ngaøy 28/12/2001 8. Luaät keá toaùn soá 03/2003/QH11 ngaøy 17/6/2003 vaø Nghò ñònh soá 128/2004/NÑ- CP ngaøy 31/5/2004 cuûa Chính phuû quy ñònh chi tieát vaø höôùng daãn thi haønh moät soá ñieàu cuûa Luaät keá toaùn aùp duïng trong lónh vöïc keá toaùn Nhaø nöôùc; 9. Phaïm phuï (2005), Veà khuoân maët môùi cuûa GDÑH Vieät Nam, Nxb ÑHQG TP. Hoà Chí Minh, 2005. 10. Phaïm phuï (2010), Veà khuoân maët môùi cuûa GDÑH Vieät Nam, Nxb ÑHQG TP. Hoà Chí Minh, 2010. 11. Taøi lieäu hoäi thaûo, ñoåi môùi cô cheá hoaït ñoäng cuûa caùc ñôn vò söï nghieäp coâng laäp, ñaåy maïnh xaõ hoäi hoùa dòch vuï coâng trong lónh vöïc giaùo duïc, toå chöùc taïi Tröôøng ÑH Môû TP. HCM, thaùng 03/2011 taïi TP. HCM. 12. Boä GD & ÑT (2009), Hoäi nghò toång keát naêm hoïc 2008-2009 vaø trieån khai nhieäm vuï naêm hoïc 2009-2010 khoái caùc tröôøng ñaïi hoïc, cao ñaúng, Taøi lieäu hoäi nghò, ngaøy 25/09/2009, Haø Noäi. 13. Bộ GD&ĐT (2010), Baùo caùo hoäi nghò keá hoaïch ngaân saùch naêm 2011 caùc tröôøng, caùc ñôn vò tröïc thuoäc Boä, Taøi lieäu hoäi nghò, ngaøy 25/12/2010, Haø Noäi. 14. Bộ GD&ĐT (2010), Chieán löôïc phaùt trieån giaùo duïc Vieät Nam 2009-2020. 15. ÑHQG TP.HCM, ÑH Môû TP. HCM, ÑH Kieán Truùc TP. HCM, Baùo caùo taøi chính caùc naêm 2007, 2008, 2009. 16. Caùc trang web : www.hcmiu.edu.vn, www.hcmussh.edu.vn, Tieáng Anh 17. Michael, S.O & Kretovics, M.A. (Eds.) (2005), Financing higher education in a global market. New York : Algora Publishing. 18. Hauptman , “Higher Education Finance : Trends and Issues” International Handbook of Higher Education, Springer 2006, p.83-106,2006. 19. Hauptman (2007) Hauptman, A. M, Four models of growth. International Higher Education. PHỤ LỤC Phụ lục 1 : BẢNG CÂU HỎI Hướng dẫn trả lời: Bảng này gồm 12 câu hỏi được xếp theo số thứ tự. Các câu hỏi tập trung vào một số vấn đề về đánh giá mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chuyên môn đào tạo và tài chính của các trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM. Các câu hỏi nhằm ghi nhận ý kiến của Anh/Chị theo 4 mức độ như sau: Rất đồng ý Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý Xin Anh/Chị đưa ra ý kiến và đánh dấu X vào ô thích hợp. Tất cả các ý kiến trả lời đều có giá trị đối với nghiên cứu của tôi. Trước khi trình bày ý kiến, chúng tôi xin Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin tổng quát. A. Thông tin tổng quát 1. Xin Anh/Chị cho biết tên đơn vị đang công tác : ……………………………………… 2. Xin Anh/Chị cho biết vị trí công tác : …………………………………………………. B. Các câu hỏi ý kiến I ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MỨC ĐỘ TỰ CHỦ VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM 1 Anh/Chị có đồng ý, tự chủ là khả năng một trường đại học chủ động thực hiện công việc mang tính pháp lý của mình theo cách có trách nhiệm mà không phải xin phép một cơ quan cấp trên Rất Đồng Đồng ý Không đồng ý ý một phần đồng ý 2 Anh/Chị có đồng ý, tự chịu trách nhiệm là sự ràng buộc đối với trường đại học về báo cáo và giải trình định kỳ kết quả thực hiện mục tiêu với các bên liên quan (Nhà nước, người học, nhà tài trợ…) Rất Đồng Đồng ý Không đồng ý ý một phần đồng ý II ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ CHUYÊN MÔN ĐÀO TẠO VÀ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM 3 Anh/Chị có đồng ý nhà nước nên trao quyền quyết định cho trường đại học về xác định ngành, chuyên ngành đào tạo và xây dựng chương trình đào tạo. Rất Đồng Đồng ý Không đồng ý ý một phần đồng ý 4 Anh/Chị có đồng ý nhà nước nên trao quyền quyết định cho trường đại học về xác định quy mô tuyển sinh, số lần tuyển sinh trong năm. Rất Đồng Đồng ý Không đồng ý ý một phần đồng ý - Sự đồng ý hay không đồng ý: 5 Anh/Chị có đồng ý nhà nước nên trao quyền quyết định cho trường đại học về in phôi bằng, quản lý phôi bằng và cấp bằng. Rất Đồng Đồng ý Không đồng ý ý một phần đồng ý 6 Anh/Chị có đồng ý nhà nước nên trao quyền quyết định cho trường đại học về xác định số lượng, mức học bổng cho sinh viên và hình thức trợ giúp sinh viên Rất Đồng Đồng ý Không đồng ý ý một phần đồng ý 7 Anh/Chị có đồng ý nhà nước nên trao quyền quyết định cho trường đại học về xác định mức học phí. Rất Đồng Đồng ý Không đồng ý ý một phần đồng ý 8 Anh/Chị có đồng ý nhà nước nên trao quyền quyết định cho trường đại học về phân bổ sử dụng nguồn lực bên trong nhà trường Rất Đồng Đồng ý Không đồng ý ý một phần đồng ý 9 Anh/Chị có đồng ý việc giao quyền tự chủ tài chính thì nguồn thu các trường đại học công lập có xu hướng tăng lên Rất Đồng Đồng ý Không đồng ý ý một phần đồng ý 10 Anh/Chị có đồng ý việc giao quyền tự chủ tài chính thì NSNN vẫn phải ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các trường. Rất Đồng Đồng ý Không đồng ý ý một phần đồng ý III CÁC NỘI DUNG KHÁC 11 Anh/Chị có đồng ý việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì tổ chức bộ máy, biên chế các trường được sắp xếp theo hướng gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả. Rất Đồng Đồng ý Không đồng ý ý một phần đồng ý 12 Anh/Chị có đồng ý là thu nhập của cán bộ viên chức, đặc biệt giảng viên các trường đại học vẫn còn thấp và chưa ổn định. Rất Đồng Đồng ý Không đồng ý ý một phần đồng ý Đề xuất khác (nếu có): ……………………………………………………….................. ………………………....……………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………… Xin vui lòng ký tên và ghi họ tên (nếu được): …………………………………………………….. Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian quý báu để hỗ trợ. Phụ lục 2 : Danh sách tổ chức và cá nhân cho ý kiến khảo sát TT Đơn vị Bảng câu hỏi 1 Trường Đại Học Mở TP. HCM 5 2 Trường Đại Học Kiến Trúc TP. HCM 5 3 Trường Đại Học Bách Khoa TP. HCM 2 4 Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn TP. HCM 2 5 Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. HCM 2 6 Trường Đại Học Tôn Đức Thắng TP. HCM 2 7 Văn Phòng Đại Học Quốc Gia TP. HCM 2 8 Ban Kế Hoạch Tài Chính Đại Học Quốc Gia TP. HCM 3 9 Ban Đào Tạo Đại Học Quốc Gia TP. HCM 3 10 Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo 6 Tổng số 32 Ghi chú: Đối tượng khảo sát là các nhà quản lý, cán bộ viên chức phòng Tài chính-Kế toán, phòng quản lý đào tạo các trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM và Vụ Kế hoạch Tài chính –Bộ GD & ĐT Phiếu trả lời được sử dụng : 32 Phụ lục 3: Kết quả xử lý ý kiến của các bảng câu hỏi khảo sát Mục khảo sát Trung bình (M) Độ lệch chuẩn (S.D.) Tần suất trả lời F (%) 4 3 2 1 1. Tự chủ là khả năng một trường đại học chủ động thực hiện công việc mang tính pháp lý của mình theo cách có trách nhiệm mà không phải xin phép một cơ quan cấp trên 3.03 0.77 9 16 6 1 2. Tự chịu trách nhiệm là sự ràng buộc đối với trường đại học về báo cáo và giải trình định kỳ kết quả thực hiện mục tiêu với các bên liên quan 3.28 0.57 11 19 2 0 3. Trao quyền quyết định cho trường đại học về xác định ngành, chuyên ngành đào tạo và xây dựng chương trình đào tạo. 3.09 0.80 10 17 3 2 4. Trao quyền quyết định cho trường đại học về xác định quy mô tuyển sinh, số lần tuyển sinh trong năm 3.13 0.85 12 14 4 2 5. Trao quyền quyết định cho trường đại học về in phôi bằng, quản lý phôi bằng và cấp bằng. 3.19 0.72 11 17 3 1 6. Trao quyền quyết định cho trường đại học về xác định số lượng, mức học bổng cho sinh viên và hình thức trợ giúp sinh viên 3.16 0.61 9 19 4 0 7. Trao quyền quyết định cho trường đại học về xác định mức học phí. 3.09 0.80 10 17 3 2 8. Trao quyền quyết định cho trường đại học về phân bổ sử dụng nguồn lực bên trong nhà trường 3.28 0.62 12 17 3 0 9. Trao quyền tự chủ tài chính thì nguồn thu các trường đại học công lập có xu hướng tăng lên 3.31 0.52 11 20 1 0 10. Trao quyền tự chủ tài chính thì NSNN vẫn phải ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các trường. 3.09 0.87 12 13 5 2 11. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì tổ chức bộ máy, biên chế nhà trường được sắp xếp theo hướng gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả. 3.50 0.55 17 14 1 0 12. Thu nhập của cán bộ viên chức, đặc biệt giảng viên các trường đại học vẫn còn thấp và chưa ổn định. 3.25 0.75 13 15 3 1 Ghi chú: Kết quả khảo sát 32 phiếu trả lời; Kiểu trả lời đồng ý hay không đồng ý; Tần suất trả lời 4: Tích cực nhất, 1: Không tích cực nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_lap_tu_chu_tai_chinh_tren_dia_ban_tp._h.pdf
Tài liệu liên quan