Trong điều kiện hiện nay việc đẩy mạn xuất khẩu hàng may mặc, nhất là gia công xuâts khẩu hàng may mặc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành may mặc Việt Nam. Hoạt động gia công xuất khẩu đã và đang trở thành một ngành sản xuất có tính chất chiến lược ở nước ta. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, công nghệ còn lạc hậu, lực lượng lao động thất nghiệp còn cao, tay nghề của người lao động còn thấp thì việc phát triển hoạt động gai công xuất khẩu là một tất yếu. Gia công xuất khảu giải quyết được công ăn việc làm cho một khối lượng lớn người lao động, giúp chúng ta tiếp thu công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới đồng thời tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước.
84 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quy trình gia công hàng may mặc xuất khẩu ang thị trờng mỹ tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ an toàn thấp do không có ngân hàng đứng ra bảo đảm cho việc thanh toán. Vì vây, xí nghiệp chỉ áp dụng phương thức này cho các khách hàng truyền thống, cos độ tin cậy cao như :MSA-CO.LTD, ELEGANTEAM co.ltd, GFT fashion.
Thanh toán bằng th tín dụng L/C :
Đối với một số hợp đồng ký với đối tác mới quen, xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì sử dụng phương thanh toán bằng thư tín dụng. Tuy nhiên hợp đồng thanh toán bằng thư tín dụng không nhiều do các bạn hàng của xí nghiệp đa phần là các khách hàng truyền thống. Thông thường, xí nghiệp sử dụng hình thức thư tín dụng không huỷ ngang. Trước khi xuất hàng, xí nghiệp sẽ giục khách hàng mở L/C. Khi ngân hàng Vietcombank- Hà Nội thông báo về việc mở L/C và chuyển L/C cho xí nghiệp, nếu hấy hợp lệ sẽ tiến hành xuất hàng. Sau khi xuất hàng, cán bộ xí nghiệp tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán gồm :
Vận đơn sạch (Bill of lading) : 1 bản gốc và 3 bản sao,
Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) : 3 bản sao
Packing list
Bộ Visa vào thị trường Mỹ : 1 bản gốc và 2 bản sao
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá : 1 bản gốc và 3 bản sao
Bảng phí Quota : 1 bản chính
Giấy chứng nhận kiểm nghiệm hàng xuất khẩu.
Bộ chứng từ này sẽ được xuất trình cho ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng Vietcombank để đòi tiền. Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chửng từ, nếu thấy hợp lệ sẽ thanh toán tiền cho xí nghiệp thông qua ngân hàng Vietcombank.
Phuơng thức thanh toán này tương đối phức tạp tuy nhiên nó đảm bảo tránh được rủi ro cao nhất cho xí nghiệp trong truờng hợp bên đặt gia công không phải là khách hàng quen.
Thủ tục thanh toán của xí nghiệp là khá linh động, tuỳ từng mức đọ tin cậy của xí nghiệp với khách hàng mà áp dụng phương thức thanh toán cho phù hợp. Chính vì vậy mà đảm bảo được hiệu quả công việc cho các bên tham gia hợp đồng.
3.3.7. Tiến hành công tác thanh khoản hợp đồng
Sau khi kết thúc hợp đồng khoảng 1-2 tháng , xí nghiệp tiến hành thanh khoản hợp đồng với cục hải quan thành phố Hà Nôi.
Cục hải quan thàmh phố Hà Nội sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho xí nghiệp số nguyên phụ liệu thừa, thiếu sau khi kí kết hợp đồng như sau :
- Nếu nguyên phụ liệu thừa thì có thể xử lý theo một trong các cách sau :
Nếu nguyên liệu thừa với khối lượng lớn, xí nhiệp sẽ xuất trả lại cho bên đặt gia công ( nếu bên đặt gia công yêu cầu )
Nếu nguyên liệu thừa với khối lượng nhỏ mà chủ hàng không muốn nhận thì họ tặng cho xí nghiệp hoặc biếu cho tổ chức từ thiện
Trường hợp thừa nguyên liệu do xí ngiệp tiết kiệm được từ sản xuất gia công thì được tung ra bán ở thị trường nội địa.
Xí ngiệp có thể mua lại nguyên phụ liệu thừa với điều kiện phải có văn bản xác nhận sử dụng nguyên phụ liệu đó.
- Nếu nguyên phụ liệu thiếu, xí nghiệp phải có bằng chứng chứng minh số nguyên phụ liệu thiếu trong sản xuất và đã mua nguyên phụ liệu trong nớc để thay thế, đồng thời phải tính chi phí cho số nguyên phụ liệu bù thêm
- Nếu nguyên phụ liệu là phế phẩm không sử dụng đợc nữâ thì lập hợp đồng cho huỷ theo quy định. Xí ngiệp phải tổ chức tiêu huỷ dới sự giám sát của hải quan.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Khi thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nếu có phát sinh khiếu nại trong khâu nhận nguyên vật liệu thì xí nghiệp khiếu nạ trong các trường hợp sau :
Nếu nguyên liệu nhận về không đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng thì xí nghiệp sẽ đánh một công văn có chữ ký chứng nhận của cán bộ mặt hàng do phía đối tác cử đến theo dõi trong quá trình nhận và kiểm tra hàng, và gửi cho phía đối tác yêu cầu họ thay thế và gửi tiếp hàng.
Sau khi giao hàng, cán bộ phòng xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm liên hệ với khách hàng để nắm kết quả giao nhận, dựa vào các điều khoản đã ký. Nếu khách hàng có ý kiến thì sẽ được ghi vào phiếu góp ý và gửi cho giám đốc xí ngiệp xem xét và giải quyết. Khi cần thiết, giám đốc đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp xem xét. Sau khi xem xét, cán bộ được phân công trả lời kiến nghị của khách hàng trình lên giám đốc.
Cho đến nay,xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì chưâ xảy ra vụ kiện nào phải đưâ ra hội đồng trọng tài hoặc toà án để giải quyết. Hầu hết khi phát sinh khiếu nạ, dù là xí nghiệp khiếu nại hay bên đối tác nước ngoài khiếu nại đi nưâ thì hai bên đều thoả thuận để tìm ra biện pháp giải quyết một cách thoả đáng nhất.
4.Đánh giá quy trình gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ
4.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua để đẩy mạnh hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì đã thông qua nhiều tổ chức tiến hành tìm hiểu những thông tin về thị trường Mỹ như : phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ( VCCI ), Bộ thương mại, Bộ công nghiệp, các khách hàng quen thuộc…Từ đó, xí nghiệp đã có cái nhìn tổng quát về thị trường mỹ, tìm hiểu được những yêu cầu đặc biệt với hàng may mặc vào thị trường Mỹ nói chung và yêu cầu của từng đơn hàng nói riêng.
Xí nghiệp đã thực hiện được nhiều biện pháp xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu sản phẩm của xí nghiệp đến với khách hàng. Xí nghiệp đã tham gia hội chợ thương mại như hội chợ Atlanta để tìm kiếm khách hàng, cho ra đời các Cataloge, tờ rơi để quảng cáo sản phẩm của xí nghiệp với khách hàng.
Xí nghiệp không ngần ngại thực hiện các hợp đồng nhỏ, thậm chí có những hợp đồng xuất sang Mỹ chỉ trị giá hơn 2000 USD. Mặc dù, các hợp đồng gia công xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu được ký thông qua trung gian nhưng xí nghiệp không bỏ qua bất kỳ một cơ hội nào để tiếp cận với thị trường Mỹ.
Xí nghiệp mạnh dạn thực hiện các phương pháp thanh toán như : thanh toán T/T, thanh toán trả chậm, thư tín dụng L/C, thanh toán theo từng phần lô hàng với những nội dung ràng buộc có tính pháp lý. Riêng với đối tác là Mỹ, việc thanh toán theo phương thức T/T và thư tín dụng L/C là rất phổ biến.Sau mỗi đợt hàng, xí nghiệp đều tổ chức đánh giá nhận xét việc thực hiện các nghiệp vụ để phát hiện những thiếu sót nhằm điều chỉnh kịp thời.
Mặt khác, xí nghiệp cũng rất tích cực tìm kiếm nguyên phụ liệu trong nước nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm để dần tiến tời xuất khẩu trực tiếp. Ngoài ra, xí nghiệp đã chủ động trong việc phát triển các mẫu mã mới giới thiệu cho khách hàng, nếu như khách hàng đồng ý thì tiến hành sản xuất theo mẫu đó, hoặc tiến hành sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.
Hàng năm, xí nghiệp còn tổ chức tuyển dụng lao động có trình độ cao về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, pháp luật để kết hợp với những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công việc.
4.2. Những tồn tại
Qua việc phân tích thực trạng gia công xuất khẩu hàng may mặc ở xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì ta thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục. Đây là những tồn tại không chỉ ở xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì mà còn là vướng mắc ở hầu hết các công ty kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu của nước ta hiện nay :
Hiện nay, xí nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào đối tác nước ngoài về việc cung cấp nguyên vật liệu nên việc thực hiện hợp đồng nhều khi bị gián đoạn do việc giao nhận nguyên phụ liệu, thành phẩm gặp trục trặc không thống nhất giữâ hai bên khi ký kết hợp đồng ( chẳng hạn năm 2003 phải tạm ngừng gia công do lô hàng 10.000 sản phẩm xuất sang thị trường Mỹ do hai bên không thống nhất được thời hạn giao nguyên phụ liệu.
Chưa phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều sâu, các sản phẩm chưa phong phú, tỷ lệ sản phẩm cao cấp còn thấp. Công tác đâ dạng hoá sản phẩm còn nhiều hạn chế, sản phẩm chủ yếu vẫn là các sản phẩm đại trà như áo jacket và áo sơ mi. Đặc biệt phương thức gia công của xí nghiệp vẫn còn mang tính thuần tuý là chính, nguyên phụ liệu tự cung cấp còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Hình thức mua đứt bán đoạn chưa mang tính phỏ biến chỉ là lác đác vài hợp đồng (chỉ chiếm 12% tổng giá trị hàng gia công xuất khẩu sang thị trường Mỹ). Do vậy, mặc dù doanh thu xuất khẩu tăng cao trong vài năm nay nhưng doanh thu thực sự thu về lại tăng không nhiều.
Công tác nghiên cứu thị trường, hoạt động Marketing của xí nghiệp ở thị trường Mỹ chưa đạt được hiệu quả cao do hạn chế về kinh phí nên thông tin về thị trường còn bị gián đoạn gây khó khăn cho việc tiếp cận đối tác. Mặt khác, chất lượng sản phẩm của xí nghiệp còn ở mức độ tương đối. Sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu dành cho xuất khẩu nhưng hiện nay hệ thống giới thiệu sản phẩm cũng như tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp chưa phát triển. Nhãn hiệu cũng như tên tuổi của xí nghiệp còn tương đối xa lạ trên thị trường may mặc quốc tế, một phần do khâu thiết kế may mặc còn yếu, vẫn sử dụng các mẫu của nước ngoài nên chưa có những sản phẩm độc đáo để tạo được uy tín đối với thị trường Mỹ.
Việc làm thủ tục hải quan trong quá trình nhận nguyên phụ liệu cũng như xuất khẩu thành phẩm còn quá rườm rà, tốn nhiều thời gian công sức và làm giảm tiến độ sản xuất cũng như giao nhận hàng hoá. Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm cơ hội thực hiện thêm các hợp đồng gia công khác.
Trong khâu nhận nguyên phụ liệu cũng còn những bất cập như :
Xí nghiệp thường nhận nguyên phụ liệu với tàu biển theo điều kiện CIF, theo điều kiện này, xí nghiệp phải nhận hàng từ cảng Hải Phòng và phải qua nhiều khâu vận chuyển tiếp theo mới về tới kho. Vì vậy sẽ gây tốn kém thời gian và chi phí vận chuyển đồng thời xí nghiệp cũng phải chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển về tới kho.
Việc kiểm tra nguyên phụ liệu chỉ được xí nghiệp thực hiện trước khi nhập kho nguyên phụ liệu. Việc kiểm tra như vậy thường dẫn tới phát hiện sự thiếu hụt hàng hoá về số lương hoặc chất lượng chậm, do đó phải mất thêm khá nhiều thời gian và chi phí để bổ sung nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Trong khâu sản xuất hàng gia công mà cụ thể là khâu kiểm tra sản phẩm vẫn còn bộc lộ những thiếu sót. Việc kiểm tra sản phẩm chỉ được thực hiện sau khi hoàn thiện sản phẩm nên có thể gây ra tình trạng lãng phí do bán thành phẩm nhiều khi nhưng không được phát hiện sớm và điều chỉnh ngay mà vẫn đưâ vào sản xuất, cuối cùng tạo ra sản phẩm hỏng, gây lãng phí cho và làm tăng chi phí sản xuất.
4.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Về mặt chủ quan
Kinh nghiệm giao dịch buôn bán của nhân viên xí nghiệp chưa nhiều, tác phong làm việc chưâ đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp, hiệu quả làm việc chưa cao. Một nhuyên nhân rất quan trọng đó là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật. Mặc dù xí nghiệp cũng đã đầu tư khá nhiều vào trang thiết bị, máy móc song hệ thống trang thiết bị vẫn chưâ được phong phú để có thể chủ động tạo ra các sản phẩm cao cấp, mà chỉ đủ để tập trung và sản xuất các sản phẩm truyền thống. Thủ tục hải quan còn nhiều vướng mắc giải quyết chậm chạp, việc áp dụng luật thuế mới còn nhiều lúng túng.
Công tác kế hoạch quản lý và điều động sản xuất chưa triệt để, Việc điều phói kế hoạch chưa nhịp nhàng dẫn đến các khâu trong dây chuyền chưâ liên hoàn, nhiều khi còn phải chờ đợi lẫn nhau làm kéo dài thời gian sản xuất và năng suất lao dộng chưâ cao, đồng thời có thể làm cho chất lượng sản phẩm không dồng đều.
Xí nghiệp chưa xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình trên thị trường Mỹ. Hơn nưâ với đặc trưng quy mô vừa và nhỏ, xí nghiệp nói chung không đủ khả năng tài chính, thông tin để chấp nhận rủi ro cao khi thực hiện xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Mỹ.
Sự thiếu chủ động về nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt dộng sản xuất cũng là một khó khăn lớn đối với xí nghiệp.
Về mặt khách quan
Lĩnh vực gia công xuất khẩu là một lĩnh vực mới ở nước ta trong vài năm gần đây nên công nghệ và trình độ sản xuất nói chung còn kém, đặc biệt là mặt hàng may mặc lại luôn đòi hỏi theo kịp nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, xí nghiệp còn phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt của các doang nghiệp may xuất khẩu Trung Quốc. Chính sự cạnh tranh này dãn tới xu thếgiảm giá gia công gây bất kưọi cho bên nhận gia công.
Một nguyên nhân khác là do cơ chế quản lý kinh tế nói chungvà quản lý xuất nhập khẩu nói riêng còn nhiều bất cập. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp, đó là : quy định thiếu nhất quán, thủ tục phiền hà, đặc biệt là các thủ tục miễn giảm thuế quan và thủ tục hoàn thuế nhập khẩu. Chính vì vậy gây tâm lý lo ngại với các bạn hàng khi tìm kiếm cơ hội làm ăn với các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam.
Sự thiếu thông tin cũng là một nguyên nhân chính gây nên những khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì nói riêng. Kinh doanh trong điều kiện môi trường biến động phức tạp và nhanh chóng như hiên nay thì việc cập nhật thông tin là yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là một trong những điểm yếu của ngành may mặc Việt Nam.
Tất cả những nguyên nhân trên đã kìm hãm sự phát triển của hình thức gia công xuất khẩu hàng may mặc của xí nghiệp. Tuy nhiên không phải một sớm một chiều mà khắc phục được, nó đòi hỏi phải có thời gian .Việc tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế đó và thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu trong thời gian tới là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho toàn thể cán bộ công nhân viên của xí nghiệp.
CHƯƠNG 3
MộT Số GIảI PHáP NHằM HOàN THIệN QUY TRìNH GIA CÔNG HàNG MAY MặC XUấT KHẩU SANG THị TRƯờNG Mỹ TạI Xí NGHIệP MAY XUấT KHẩU tHANH tRì
1. Xu thế ngành may mặc xuất khẩu của Việt Nam
Trong tiến trình phát triển chung của thế giới thì may mặc đã trở thành một ngành sản xuất mũi nhọn. Hơn 10 năm qua, ngành dệt may nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, nhiều năm liền đứng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động, uy tín chất lượng các sản phẩm may mặc Việt Nam được đánh gia scao trên thị trường thế giới.
Có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc như vậy là nhờ đường lối đổi mới của Đảng, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế. Sự nỗ lực của nhiều cấp nhiều ngành trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường, sáng tạo trong sản xuất của các doanh nghiệp.
Hơn nữâ, dệt may là mặt hàng được xuất khẩu tới nhiều thị trường nhất với con số trên 170 nước và vùng lãnh thổ, đồng thời cũng là mặt hàng có sự biến động lớn nhất về cơ cấu thị trường trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do sự gia tăng mạnh của mặt hàng xuất khẩu này vào thị trường Mỹ .Năm 2001, hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ được ký kết đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu trực tiếp nhiều hơn nữâ sang thị trường Mỹ mà không phải thông qua các trung gian như những năm trước đây.
Tuy nhiên một yếu tố khác mà ta không thể bỏ qua là các nước xuất khẩu dệt may lớn như : Thái Lan, Indonesia và đặc biệt là Trung Quốc đã tiến hành đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao dộng góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm của họ trên trường quốc tế. Đó chính là thách thức lớn đối với ngành dệt may của nước ta.
2. Mục tiêu và phương hướng của xí nghiệp trong thời gian tới
Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì là một đơn vị hạch toán độc lập thuộc công ty Haprosimex. Tuy được thành lập chưa lâu nhưng xí nghiệp đã có từng bước trưởng thành rất lớn, từng bước tham gia hội nhập vào môi trường kinh tế quốc tế trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Ngay khi mới thành lập, xí nghiệp đã đặt ra cho mình những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn để từng bước thực hiện những mục tiêu đó.
1.1. Chiến lược phát triển kinh doanh trong dài hạn
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tuỳ từng thời điểm cụ thể mà mục tiêu của xí nghiệp có thể thay đổi: Sự an toàn, thị trường, lợi nhuận, quan hệ hay uy tín…Tuy nhiên, mục tiêu bao trùm lớn nhất mà xí nghiệp đặt ra là trở thành một nhà sản xuất hàng may mặc lớn có tiếng trong thị trường trong và ngoài nước với hoạt động sản xuất, xuất khẩu trực tiêp qua các kênh phân phối ra thị trường quốc tế với thương hiệu riêng của mình, được mọi người ưa chuộng. Vấn đề đặt ra là ban lãnh đạo của xí nghiệp phải có những sách lược mềm dẻo, phù hợp để từng bước thực hiện mục tiêu đã đề ra. Xuất phát từ nhận thức trên, ban lãnh đạo của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì đã đề ra các mục tiêu chính sau để định hướng, dẫn dắt mọi hoạt động kinh doanh nói chung trong thời gian tới, đó là:
Chuyển hoàn toàn hoạt dộng gia công hiện tại sang tự sản xuất, thiết kế…để đạt được giá trị cao do sản phẩm mang lại và có một thị trường rộng lớn với mạng lưới phân phối hoàn chỉnh.
Thực hiện tích luỹ, tập trung vốn để đâ dạng hoá ĩnh vực sản xuất kinh doanh trong đó có chức năng xuất nhập khẩu hàng hoá.
Những chiến lược trên được hoạch định trên tầm vi mô và vĩ mô. Để thực hiện được nó, xí nghiệp cần có một thời gian khá dài và phải nắm bắt kịp thời các cơ hội trước sự biến động nhanh chóng của môi trường kinh tế quốc tế.
1.2 Chiến lược ngắn hạn
Trước mắt xí nghiệp phải từng bước đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ thấp chi phí, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh.
Tiếp tục mở rộng thị trường quốc tế và chiếm lĩnh thị trường nội địa mà trước đây xí nghiệp đã bỏ ngỏ.
Từng bước chuyển dịch hoạt động gia công quốc tế sang sản xuất và xuất khẩu trực tiếp nhằm xây dựng thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường quốc tế.
Nâng cao năng lực quản lývà kỹ năng tác nghiệp của cán bộ công nhân viên thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế.
1.3. Phương hướng sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Trên cơ sở kết quả thực tế đạt được trong những năm qua, đứng trước những khó khăn và thuận lợi, đồng thời để góp phần thực hiện mục tiêu chung :
Về kim ngạch xuất khẩu : Phấn đấu không ngừng tăng trưởng, dự kiến đến năm 2010 con số này đạt khoảng 50 triệu USD.
Về thị trường : Tiếp tục giữ vững các thị trường truyền thống như EU, Mỹ, Hồng Kông…, đồng thời mở rộng các thị trường mới, đặc biệt nên chú trọng nhiều hơn nữa vào thị trường trong nước.
Về mặt hàng : tăng tỷ trọng hàng cao cấp như áo vest, giữ vững và phát triển các mặt hàng chủ lực như áo jacket, áo sơ mi đồng thời tiến tớiật dạng háo các mặt hàng kinh doanh.
Về lao động : Tổ chức cải tiến sản xuất để đạt năng suất lao động cao, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuyển dụng mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhânkỹ thuật thích ứng với cơ chế thị trường, với trình độ công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Về lĩnh vực kinh doanh : Từ trước đến nay, xí nghiệp phần lớn thực hiện gia công theo loại hình gia công đơn thuần, tức là chỉ nhận nguyên vật liệu và giao thành phẩm. Do đó, xí nghiệp thực chất chỉ thực hiện sản xuất, chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên liệu và xuất thành phẩm. Vói loại hình này, lợi nhuận mang lại là không cao song đây là bước đi không thể thiếu được của bất ký một doanh nghiệp may mặc nào của Việt Nam. Vì vậy trong thời gian tới, xí nghiệp sẽ phải từng bước đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu mã và tìm kiếm khách hàng, lựa chọn thị trường xuất khẩu trực tiếp để gia tăng tỷ trọng hình thức mua đứt bán đoạn.
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung cũng như công tác thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn mang lại uy tín, tạo được nền tảng ban đầu rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp, Tuy nhiên trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, xí nghiệp cũng đã ý thức được những khó khăn, thử thách đang đặt ra với lĩnh vực mkinh doanh của mình. Trước áp lực của các đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khách quan bất lợi cũng như những hạn chế vè mặt chủ quan, đòi hỏi xí nghiệp phải đổi mới, hoàn thiện hơn nữâ hoạt động kinh doanh của mình, làm sao để nâng cao được hiệu quả của các hợp đồng nói chung và hợp đồng gia công nói riêng. Sau đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình gia công hàng may mặ tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì.
3.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Trong kinh tế thị trường mọi hoạt động kinh doanh đều hướng tới thị trường, phục vụ tốt nhất những nhu cầu của thị trường để từ đó thu được lợi nhuận tối đa. Chính vì vậy, xí nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường, nắm chắc nhu cầu của khách hàng đặc biệt là thị trường Mỹ để từ đó đáp ứng tối đa nhu cầu này.
Hơn thế nữa, công tác nghiên cứu thị trường sẽ trở thành tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh nói chung, đóng vai trò lớn trong việc thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, đặc biệt đói với mặt hàng may mặc do đặc điểm của nhóm hàng này là nhạy cảm, yêu cầu cao về sự phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội, truyền thống văn hoá, xu hướng thời trang…Đối với xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì thì càng trở nên quan trong, vì xí nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh quốc tế, đặc biệt khi xí nghiệp muốn xâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ. Để phục vụ cho việc nghên cứu thị trường, trong thời gian tới xí nghiệp cần phải làm được một số việc sau :
- Lập ngân sách cho hoạt dộng nghiên cứu thị trường, thiết lập một phòng Marketing và cần phải có chính sách Marketing đúng đắn phù hợp với từng thị trường, từng khách hàng. Đây là công việc đầu tiên rất quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động nghiên cứu thị trường có hiệu quả. Đặc biệt xí nghiệp cũng cần tìm hiểu nhu cầu cũng như xu hướng thời trang, thói quen ăn mặc của thị trường Mỹ, để từ đó đáp ứng chính xác các mặt hàng mà khàng cần theo đúng yêu cầu của họ về chất lượng, quy cách, phẩm chất của hàng hoá. Như vậy, uy tín của xí nghiệp sẽ ngày càng được củng cố và tăng dần thị phần.
Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu thị trường rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn trở ngại. Vì vậy để hỗ trợ cho công tác này, xí nghiệp cần phải :
+ Có sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo xí nghiệp đối với hoạt động nghiên cứu thị trường.
+ Hoạch định rõ chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn
+ Lựa chọn, nắm bắt đúng thời cơ, khai thác tối đa những điểm mạnh
Một nhân tố ảnh hưởng đén hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường đó là vấn đề tìm kiếm những thông tin dự báo về thị trường. Thông tin này rất quan trọng đối với hoạt động Marketing cũng như mọi hoạt động ứng xử của xí nghiệp. Bởi vì nếu dự báo được thị trường, xí nghiệp sẽ xây dựng được các chiến lược Marketing thích hợp nhằm tiếp cận thị trường một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Đây là những thông tin về những thay đổi của nhu cầu, động cơ, thái độ của khách hàng, những thay đổi về chính sách Marketing của đối thủ cạnh tranh…Đồng thời việc tìm kiếm thông tin đòi hỏi phải liên tục, từ đó sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích và xây dựng chiến lược hoạt động.
Ngoài ra, xí ngiệp cũng nên tham ra các hội chợ giới thiệu sản phẩm, được tiếp cận trực tiếp với khách hàng, hiểu được những nhu cầu và mong muốn của họ. Đây chính là cách thu thập thông tin một cách chính xác và hiệu quả nhất.
- Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của xí nghiệp. Do đó trong công tác nghiên cứu thị trường, xí nghiệp cần phải tiến hành đào tạo các cán bộ Marketing giỏi về chuyên môn, đội ngũ này phải năng động, sáng tạo có kiến thức và hiểu biết rộng về vấn đề thị trường.
- Trang bị vật chất phục vụ cho việc nghên cứu thị trường. Hiện nay, việc nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải có thiết bị hiện đại để thu thập và xử lý thông tin về thị trường Mỹ một cách nhanh nhất và chính xác nhất để nắm bắt được xu hướng thay đổi về thời trang, phong cách ăn mặc của người dân Mỹ. Trên cơ sở đó đưa ra phướng án sản xuất sao cho phù hợp nhất.
Ngoài ra, xí nghiệp cũng có thể thu thập các thông tin trên các tạp chí, trên mạng Internet để mở rộng quan hệ quốc tế và tìm kiếm các khách hàng mới. Trên thế giới, hình thức kinh doanh mạng đã trở nên phổ biến. Nước Mỹ nơi phát minh ra mạng máy tính toàn cầu Internet nên tốc dộ phát triển của hình thức này diễn ra rất nhanh. Và có thể nói Internet đã có mặt trong mọi lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế Mỹ còn ở Việt Nam đây là hình thức kinh doanh còn mới mẻ nhưng tính hiệu quả đã được khẳng định. Tuy nhiên, nó chưa được xí nghiệp quan tâm đúng mức. Việc kinh doanh trên mạng có rất mhiều lợi ích, nó làm cho các bên tiết kiêm được thời gian, công sức, tiền của và giao dịch được tiến hành nhanh chóng. Việc tìm kiếm bạn hàng và cơ hội kinh doanh trên mạng sẽ giúp xí nghiệp mở rộng và thâm nhập vào thị trường Mỹ dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho hình thức kinh doanh này ở xí nghiệp còn yếu. Vì vậy, xí nghiệp nên lập một phòng ban chuyên phụ trách về kinh doanh thương mại điện tử. Tiếp cận với hình thức kinh doanh này sẽ giúp xí nghiệp nâng cao mức doanh thu của mình cũng như có những thông tin chính xác về thị hiếu, nhu cầu của người Mỹ. Để thực hiện được giải pháp này, xí nghiệp cần tập trung huy động vốn ( có thể là vốn vay hoặc trích một phần vốn tự có ) và thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực này bằng cách đề ra các chính sách ưu đãi về tiền lường và các chế độ xã hội nhằm khuyến khích các kỹ sư diện tử làm việc cho xí nghiệp.
Đối với khách hàng, cần phải có mối quan tâm thường xuyên để kịp thời nắm bắt được những thông tin cần thiết như tình hình kinh doanh, khả năng tài chính, uy tín…của đối tác nhằm có những phản ứng khi cần thiết. Quan hệ đối tác có thể coi là tài nguyên vô hình của xí nghiệp. Chiến lược của xí nghiệp có thể phát triển được hay không là nhờ vào hai mặt : thực lực của xí nghiệp và quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp đã tạo dựng được. Để giữ vững các quan hệ đã có, xí nghiệp phải luôn giữ chữ tín với các đối tác, có thể là thái độ sòng phẳng hoặc chiếu cố lẫn nhau trong quan hệ kinh doanh
Ngoài ra, muốn cho hoạt động gia công phát triển hơn nữa, xí nghiệp cần phải có các giải pháp với các đối tác như sau :
Quan hệ trực tiếp đối với các đối tác gia công, tức là phải bỏ qua được khâu trung gian bởi hoạt động gia công ký kết qua các trung gian đều dẫn tới lợi nhuận bị chia sẻ. Muốn làm được điều này, xí nghiệp cần cố gắng tạo ra các mặt hàng có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị trường Mỹ, đây chính là cơ sở để được đặt gia công
Mở rộng quan hệ với khách hàng mới : một khách hàng có thể đặt gia công tại nhiều doanh nghiệp trong một nước hay mhiều nước khác nhau. Vấn đề này đã tạo ra sự cạnh tranh trong việc thu hút các đơn đặt hàng gia công. Bỏi vậy, nếu xí nghiệp chỉ có một lượng nhỏ khách hàng thì trong nhiều trường hợp sẽ gặp khó khăn trong vấn đề ký kết hợp đồng. Do đó, ngoài việc giữ quan hệ với các khách hàng truyền thống, xí nghiệp cần chú trọng tìm kiếm và tạo mối quan hệ với các khách hàng mới.
Mở rộng quan hệ với các xí nghiệp may trong thành phố cũng như trong cả nước tạo thành một hệ thống tương trợ lẫn nhau, liên kết về mặt kỹ thuật, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác thiết kế mẫu mã, đào tạo và phát triển nhân viên, trao đổi kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất. Xu hướng liên kết với nhau hiện nay đang được nhiều xí nghiệp may trong nước chấp nhận. Trên cơ sở đó, để hội nhập vào thị trường thế giới thì việc xây dựng một thương hiệu chung (Made in Việt Nam) cho hàng may mặc nhằm xây dựng một hình ảnh chung cho hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam là một cách làm có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và đem lại hiệu quả kinh tế cao và tạo được chỗ đứng vững chắc cho hàng dệt may, tăng khả năng cạnh tranh, giảm thiểu tình trạng xuất khẩu thông qua trung gian.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hiện hợp đồng
3.2.1. Hoàn thiện công tác nhận và kiểm tra nguyên vật liệu
Tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, nguyên vật liệu để sản xuất mặt hàng gia công được nhập về theo từng đợt và thường phải lưu kho, lưu bãi tại cảng rất lâu. Do đó mất nhiều thời gian cho việc nhập khẩu hàng về kho để tiến hành sản xuất. Ngoài ra, việc nhân nguyên liệu từ tàu biển theo điều kiện CIF cũng bộc lộ những hạn chế như :Việc chuyển nguyên vật liệu từ tàu vào cảng, từ cảng vào kho mất rất nhiều thời gian cộng thêm là các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Nguyên vật liệu bị mất mát hư hỏng, bao bì rách nát khi vận chuyển.Tốn kém chi phí do vận chuyển quá nhiều khâu. Do đó trong thời gian tới trong hợp đồng gia công, xí nghiệp nên thay việc nhận nguyên vật liệu theo điều kiện CIF bằng điều kiện CIP. Bên cạnh đó việc bố trí số lượng cán bộ kiêm việc giao nhận hàng phải hợp lý, tránh thừa người gây tốn kém nhưng cũng tránh thiếu người làm chậm tiến độ công việc.Trong khâu này, các cán bộ giao nhận của xí nghiệp phải theo dõi chặt chẽ quá trình nhận nguyên liệu và kịp thời phát hiện sai sót để có biện pháp xử lý thích hợp. Như vậy, xí nghiệp sẽ giảm được chi phí và rủi ro trong việc tiếp nhận nguyên vật liệu và cũng là điều kiện để tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao.
Hiện nay trong các hợp dồng gia công của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì thì hai bên chỉ quy định về kiểm tra nguyên vật liệu gia công chứ không đưa nội dung giải quyết trường hợp giao thiếu, giao chậm nguyên vật liệu thành một điều khoản riêng. Chính vì thế có nhiều trường hợp nguyên vật liệu bên đạt gia công gửi cho xí nghiệp chậm làm giảm tiến độ sản xuất cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Để tránh được điều này, xí nghiệp nên có những thoả thuận với khách hàng bổ sung thêm điều khoản giải quyết các trường hợp giao nguyên vật liệu thiếu, không đảm bảo chất lượng và giao không đúng thời hạn và đề ra các biện pháp xử lý. Khi nguyên liệu giao thiếu hoặc kém chất lượng, xí nghiệp phải báo cho bên đặt gia công ngay lập tức để hai bên cùng đưâ ra biện pháp xử lý nhanh chóng sao cho không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất gia công,
Bên canh đó, để giảm thiểu việc phát hiện sự thiếu hụt về nguyên vật liệu về số lượng hoặc chất lượng do xí nghiệp chỉ thực hiện kiểm tra trước khi nhập kho thì khi ký kết hợp đồng, xí nghiệp nên đề nghị đối tác là cả hai bên cùng kiểm tra chất lượng ở cảng bốc xếp và cảng đến. Theo như điều khoản này thì trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng gia công sẽ là :
Về phía khách hàng ( bên đặt gia công ) phải tiến hành kiểm tra nguyên vật liệu tại nước mình trước khi xuất sang Việt Nam. Giấy chứng nhận do cơ quan giám định tại nước xuất khẩu cấp. Đậy cũng là căn cứ để bên nhận nguyên vật liệu làm công tác tái kiểm tra chất lượng.
Về phía xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì : Sau khi tiếp nhận nguyên vật liệu sẽ tái kiểm tra chất lượng, việc kiểm tra được thực hiện bởi cơ quan kiểm nghiệm tại cảng Việt Nam do hai bên chỉ định. Trong trường hợp này, nếu phát hiện nguyên vật liệu không phù hợp theo các quy định của hợp đồng mà trách nhiệm thuộc về bện đặt gia công, thì xí nghiệp có thể căn cứ vào giấy chứng nhận tái kiểm định do cơ quan kiểm định của Việt Nam cấp để đưa ra khiếu nại dồng thời là cơ sở dể xác nhận thiếu nguyên vật liệu.
3.2.2. Hoàn thiện công tác kiểm tra và xuất thành phẩm
Thực tế việc kiểm tra chất lượng do phía xí nghiệp tự kiểm tra và hầu như chỉ kiểm tra sau khi hoàn thiện sản phẩm. Những sản phẩm nào không dủ chất lượng cho dù lỗi ở giai đoạn nào cũng đều bị loại bỏ sau công đoạn hoàn thiện sản phẩm. Việc kiểm tra chất lượng như vậy có thể gây nên tình trạng lãng phí do bán thành phẩm nhiều khi hỏng nhưng không được phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời mà vẫn được đưa vào sản xuất ở các công doạn sau. Cuối cùng tạo ra sản phẩm hỏng, gây lãng phí nguyên vật liệu, tăng chi phí sản xuất và giảm hiệu quả hoạt động gia công,
Từ những hạn chế trên, xí nghiệp cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp để khắc phục. Xí nghiệp nên thực hiện kiểm tra chất lượng bán thành phẩm gia công qua các công doạn sản xuất song song với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh. Như vậy sau mỗi công đoạn sản xuất, cán bộ phòng KCS sẽ tiến hành kiểm tra, nếu thấy phù hợp, không mắc lỗi sẽ cho chuyển tiếp đến công đoạn sau. Trong các hợp dồng gia công cũng cần quy định rõ việc kiểm tra chất lượng do nhân viên kiểm nghiệm ( cán bộ phòng KCS ) của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì và nhân viên nghiệm thu của phía khách hàng tiến hành kiểm nghiệm trước khi thành phẩm tại cơ sở sản xuất được chuyển đi và lập giấy chứng nhận sản phẩm đã đạt yêu cầu có chữ ký của nhân viên nghiệm thu do phía khách hàng chỉ định. Do đó, phía khách hàng sẽ chịu mọi trách nhiệm với những rủi ro xảy ra trên đường vận chuyển. Đây là cách thường được sử dụng hiện nay, vừa đem lại kết quả cao vừa không tốn kém thêm chi phí kiểm tra chất lượng tại cửa khẩu.
Bên cạnh đó, xí nghiệp thường sử dụng container để vận chuyển hàng hoá khi thực hiện nghiệp vụ giao thành phẩm. Do đó để tránh các rủi ro có thể xảy ra khi vận chuyển hàng hoá, bốc hàng qua lan can tàu, hoặc những thay đổi diễn ra trong kỹ thuật đóng hàng thì trong các hợp dồng gia công của xí nghiệp nên sử dụng điều kiện giao hàng FCA thay cho điều kiện FOB. Như vậy bằng việc sử dụng FCA, địa điểm giao hàng sẽ chuyển từ lan can tàu về một điểm trước đó, điểm mà người vận tải sẽ đến cơ sở của xí nghiệp để lấy hàng sau khi xí nghiệp đã đóng hàng vào container.
Nếu số lượng hàng hoá của xí nghiệp lớn và đồng nhất đủ chứa đầy một hoặc nhiều container thì xí nghiệp sẽ tién hành thuê container rỗng từ trạm giao nhận container đưa về kho của mình để xếp hàng vào. Sau đó xí nghiệp tiến hành giao container trong tình trạng còn nguyên niêm phong kẹp chì cho người chuyên chở tại cơ sở của xí nghiệp. Như vậy xí nghiệp đã giảm được rủi ro trong quá trình vận chuyển cũng như chi phí bốc hàng lên tàu.
Trong trường hợp khối lượng hàng xủa xí nghiệp không đủ đóng dầy container thì xí nghiệp phải vận chuyển hàng hoá đến trạm giao nhận đóng gói lẻ bằng container và giao cho người chuyên chở. Vói phương pháp gửi hàng lẻ như vậy thì chi phí đóng hàng vào container là do người chuyên chở chịu.
3. Các biện pháp thúc đẩy hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ
3.1. Các biện pháp từ xí nghiệp
3.1.1. Về nhân tố con người
Con người luôn đóng vai trò trung tâm, quyết định đối với hoạt động sản xuất xã hội. Đặc biệt gia công xuất khẩu hàng may mặc là ngành đòi hỏi sử dụng nhiều lao động, do vậy chát lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề và sự nhiệt tình của người lao động.
Đối với xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, đội ngũ lao động hiện nay có thể coi là hùng hậu và đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện tại. Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện được mục tiêu đề ra là tăng nhanh doanh số và sản lượng cho những năm tiếp theo, và đặc biệt để đảm bảo mục tiêu lâu dài là chuyển toàn bộ hoạt dộng gia công sang xuất khẩu trực tiếp thì xí nghiệp cần phải tập trung đào tạo đội ngũ lao động của mình.
Tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật nhằm nâng cao tay nghề. Tay nghề của công nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Vì vậy, xí nghiệp phải quan tâm, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của công nhân. Xí nghiệp có thể mời các chuyên gia, cán bộ có tay nghề chỉ dẫn cho công nhân trong quá trình sản xuất, mở các lớp học tại xí nghiệp hay gửi công nhân đi học tại các trường dạy nghề. Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân là cần thiết vì nếu công nhân sử dụng thành thạo máy móc thiết bị, công cụ lao động, hiểu biết các yếu tố cấu thành sản phẩm, điều này sẽ hạn chế gây ra phế phẩm. Từ đó có những biện pháp sửa chữa với những sự cố, sai lầm hay phát hiện lỗi và khắc phục chúng một cách nhanh nhất. Mặt khác khi công nhân có đủ trình độ sẽ tự kiểm tra chất lượng của mình. Không có sự kiểm tra nào bằng công nhân tự kiểm tra chất lượng sản phẩm do chính họ làm ra khi họ được trang bị kiến thức đầy đủ và giác ngộ cao về quyền lợi chung gắn liền với trình độ cá nhân.
Trong quá trình sản xuất, xí nghiệp cần quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng, định mức sản phẩm, phải áp dụng các biện pháp thưởng phạt công minh. Xí nghiệp sẽ đặt ra các mức thưởng khác nhau đối với mức độ hoàn thành công việc của công nhân và bên cạnh đó sẽ xử phạt nghiêm minh ( như sẽ phạt tiền hoăc trừ lương ) đối với những ai không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Có như vậy xí nghiệp mới khích lệ sự gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công nhân đối với sản phẩm của xí nghiệp
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của xí nghiệp phải có kiến thức, sáng tạo và biết tạo ra bầu không khí thuận lợi để tăng hiệu quả công việc. Đặc biệt là lãnh đạo cần sử dụng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thân để động viên cán bộ công nhân viên. Cụ thể như sẽ quy định một khoản tiền thưởng cho cán bộ, công nhân khi họ có những sáng tạo hoặc làm việc tốt, khi xí nghiệp làm ăn có lãi, hoặc tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát…Bên cạnh đó cán bộ lãnh đạo còn phải có khả năng ngoại giao tốt với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Đôi ngũ cán bộ nghiệp vụ của xí nghiệp cần giỏi về nghệp vụ, thành thạo về ngoại ngữ, am hiểu cả kỹ thuật lẫn nghiệp vụ ngoại thương. Nhìn chung cán bộ của xí nghiệp thường chỉ được đào tạo chuyên về một lĩnh vực riêng như nghiệp vụ ngoại thương hay kỹ thuật. Để thực hiện tốt việc gia công xuất khẩu thì nó đòi hỏi cán bộ phải nắm vững cả hai lĩnh vực trên. Do vậy cán bộ trong xí nghiệp phải tự tìm tòi, nghiên cứu, học tập nên gặp nhiều khó khăn. Chính vì thê xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì cần thực hiện chính sách cử cán bộ đi dào tạo, trong đó cán bộ ngoại thương thì đào tạo thêm về trình độ kỹ thuật còn cán bộ kỹ thuật được nâng cao về nghiệp vụ ngoại thương và ngoại ngữ. Bên cạnh đó, cán bộ nghiệp vụ còn phải nắm vững luật thương mại của nước ta cũng như luật thương mại của các bạn hàng để vạn dụng có hiệu quả trong kinh doanh
Từ thực tế hiện nay, xí nghiệp phải bố trí lực lượng của mình cho hợp lý để phát huy được năng lực sáng tạo của mỗi người. Vói những cá nhân kinh doanh không có hiệu quả, xí nghiệp có thể thực hiện giảm biên chế. Ngược lại, những cá nhân đem lại hiệu quả kinh doanh cho xí nghiệp thì cần được khen thưởng thích đáng
Tóm lại, để vượt qua thử thách cán bộ trong xí nghiệp cần đoàn kết hơn nữâ, không ngừng trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, ngaọi ngữ và phải đồng tâm hiệp lực cùng hướng tới một mục đích làm cho xí nghiệp lớn mạnh không ngừng.
3.1.2. Nâng cao tỷ trọng gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn, từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp.
Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì hiện nay còn phụ thuộc quá nhiều vào nuồn nguyên liệu của nước ngoài, điều này mang lại lợi nhuận thấp đồng thời không được hưởng các ưu đãi khi buôn bán với thị trường EU. Để khắc phục những thua thiệt đó xí nghiệp cần thoả thuận với các đối tác để dành quyền tự chủ cung cấp nguyên vật liệu, quyền gắn mác và địa điểm gia công trên sản phẩm để từng bước khách hàng quen dần với sản phẩm của xí nghiệp
Gia công xuất khẩu, đặc biệt là phương thức gia công đơn thuần chỉ là hoạt động kinh doanh tạm thời trong giai đoạn trước mắt, trong tương lai xí nghiệp cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài bằng cách xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của mình.
Trước hết xí nghiệp phải chủ động được nguồn nguyên liệu, vì vậy trong thời gian tới xí nghiệp nên duy trì củng cố mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu cũ đồng thời tìm kiếm các nhà cung ứng mới ở cả trong nước và ngoài nước.Tuy nhiên cần nâng cao tỷ lệ nguyên liệu nội địa, vì có như thế xí nghiệp sẽ dễ dàng nhận được nguyên liệu khi cần thiết và tránh được rủi ro khi vận chuyển nguyên liệu từ nước ngoài về.
Thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng may mặc chủ yếu của xí ngiệp sau khi Mỹ và Việt Nam ký kiệp định dệt may. Xí nghiệp cần mở rộng gia công nhiều mặt hàng được ưu đãi trong hiệp định dệt may cho nhiều khách hàng, tránh tập trung gia công vào một mặt hàng cho một khách hàng để tránh tình trạng bị ép giá, phụ thuộc quá nhiều vào đối tác.Bên cạnh đó, xí nghiệp phải luôn học hỏi kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh của các đối tác trong quá trình thực hiện gia công.
Thực tế, xí nghiệp thực hiện gia công xuất khẩu thường vẫn phải thông qua nước thứ ba đã tạo ra sự phụ thuộc cũng như tạo khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường. Ví vậy cần giảm tỷ trọng gia công xuất khẩu theo hình thức này. Để giải quyết vấn đề này, xí nghiệp phải tự nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt công tác tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu thương mại của hàng hoá, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu dầu vào và tạo mối quan hệ với bạn hàng cung cấp nguyen phụ liệu ổn định, đúng thời hạn.
3.1.5. Xí nghiệp phải từng bước tạo được thương hiệu may có uy tín
Đối với thị trường Mỹ, do người tiêu dùng tại thị trưòng này chỉ quen với các nhà thiết kế và sản xuất hàng thời trang nước ngoài nên các doanh nghiệp thời trang Việt Nam rất khó thâm nhập. Các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng là những nhãn hiệu đã được các nhà sản xuất đầu tư liên tục trong hàng chục năm. Đối với các nhà sản xuất Việt Nam nói chung va nói riêng thì khả năng có được thương hiệu hàng may mặc nổi tiếng trên thị trường Mỹ là rất khó. Do vậy, hiện tại xí nghiệp chưa nên đầu tư để xây dựng thương hiệu sản phẩm tại thị trường Mỹ mà cần tập trung nguồn lực để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu có tín nhiệm về quản lý chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn, có khả năng giao hàng nhanh và có trách nhiệm cao với cộng đồng xã hội. Mục tiêu là tạo dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp sản xuất có uy tín nhằm thu hút đơn đặt hàng gia công từ các nhà nhập khẩu nước ngoài có nhãn hiệu và đẳng cấp caovới đơn đặt hàng lớn, ổn định, giá cả phù hợp.
Đó là con đường mà rất nhiều nhà sản xuất may mặc Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…đã và đang làm rất tahnhf công và đãc giúp cho ngành công nghiệp dệt may của các nước đó phát triển hàng chục năm nay. Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thành công bước đầu trong việc xâu dựng thương hiệu doanh nghiệp như : may Việt Tiến, may Nhà Bè, May 10, may Đức Giang, may Thăng Long…, với uy tín thương hiệu doanh nghiệp của mình các doanh nghiệp này luôn nhạn được các đơn đặt hàng ổn định, giá cao từ các nhà nhập khẩu nước ngoài. Chính nhờ uy tín doanh nghiệp mà may Nhà Bè, May 10 có thể nhận gia công oá sơ mi với giá 1-1,2USD/chiếc so với các doanh nghiệp khác với thương hiệu kém hơn chỉ nhận được giá gia công từ 0,6-0,7USD/chiếc.
Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm tại thị trường nội địa, tại thị trường Mỹ và thị trường thế giới có lẽ là bước đi phù hợp nhất trong hoàn cảnh xí nghiệp hiện nay.
3.1.6. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Để thúc đẩy hoạt động gia công hàng dệt may của xí nghiệp sang thị trường Mỹ, xí nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữâ để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thị trường Mỹ. Trong những năm qua xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì vẫn luôn chú trọng đến công tác kiểm tra chất lượng và đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên do yêu cầu của thị trường Mỹ ngày càng cao, xí nghiệp cần có những tiến bộ nhất định về cải tiến chất lượng sản phẩm để theo kịp những biến động của thị trường này. Vì vậy, để nâng cao khả nămg cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, xí nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả quản lý chất lượng hơn nữa bằng việc đầu tư đổi mới trang thiết bị cũng như phươg pháp công nghệ. Việc đầu tư đổi mới công nghệ phải dựa trên nhu cầu thị hiếu về sản phẩm nhưng phải có kế hoạch đầu tư trong từng giai đoạn. Đối vơi xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì hiện nay hệ thống máy móc thiết bị cho sản xuất đã được đầu tư nhiều với một số máy móc hiện đại nhưng vẫn chưa đồng bộ, trong thời gian tới xí nghiệp cần tiến hành nhập máy móc thiết bị hiện đại của các nước phát triển để thay thế cho các thiết bị cũ ở các khâu chủ yếu quyết định nhiều đến chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên xí nghiệp cần tránh việc đầu tư ồ ạt, tạo nên sự mất cân đối về cơ cấu, chủng loại thiết bị chuyên dùng, nhập về nhiều nhưng lại thiếu về chủng loại. Sự dư thừa giả tạo có thể gây ra hiện tượng ứ đọng vốn đầu tư, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
3.2. Giải pháp từ phía nhà nước
3.2.1. Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính phiền hà là căn bệnh phổ biến của nước ta. Muốn có hiệu quả cao trong kinh doanh Nhà nước cần đơn giản hoá các thủ tuc hành chính. Để tao điều kiện cho các công ty xuất nhập khẩu nói chung và xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì nói riêng hoạt động tốt thì nhà nước phải cải tiến thủ tục hải quan xuất nhập khẩu.
Cụ thể Nhà nước cần chỉ đạo các cơ quan chức năng như Bộ Thương Mại, Bộ Tài Chính, cục Hải Quan có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý gia công xuất khảu theo hường hiệu quả hơn, đảm bảo cho các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các hợp đồng gia công. Đặc biệt là ngành hải quan cần đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của mình vì đây là ngành gây phiền hà cho các doanh nghiệp. Ngoài ra một số cán bộ hải quan bị biến chất gây ra những tiêu cực làm mất lòng tin của các doanh nghiệp cũng như các bạn hàng nước ngoài. Vì vậy, mục tiêu tiêu chính của công tác cải cách thủ tục hải quan là giải phóng nhanh người và hàng hoá, phương tiện xuất nhập cảnh, tạo thông thoáng thuận tiện, văn minh lịch sự cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ theo pháp luật, chống tham nhũng, quan liêu, cửa quyền để xây dựng lực lượng hải quan trong sạch, vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ dược giao.
3.2.3. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiễp xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ
Song song với việc thực hiện cải cách hành chính trên Nhà nước cũng cần thực hiện các chủ trương chính sách sau :
Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý và cơ chế quản lý hiện đại để giúp xí nghiệp và các doanh nghiệp khác hoạt động có hiệu quả trong môi trường đó.
Phải có các chính sách về xuất nhập khẩu nhất quán, ổn định để các hoạt động của xí nghiệp không bị sáo trộn và giữ được chữ tín với bạn hàng.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ thì Nhà nước cần tổ chức các khoá đào tạo hay hội nghị, hội thảo về hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ nhằm nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp về khía cạnh pháp lý khi kinh doanh với thị trường này.. Đồng thời, Nhà nước cần khuyến khích các cơ quan, Bộ, ngành liên quan xuất bản và lưu hành những ấn phẩm về vấn đề này đưới dạng sách hay những bài viết, báo, tạp chí hay đĩa hình…nhằm tạo ra nguồn thông tin phong phú và chính xác cho các doanh nghiệ tham khảo. Mặt khác, Nhà nước cũng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thông việc cung cấp một địa chỉ tư vấn pháp luật đáng tin cậy cho các doanh nghiệp.
Mỹ là một thị trường rất hấp dẫn với bất kì doanh nghiệp dệt may Việt Nam nào, tuy nhiên để tiếp cận và duy trrì thành công với trị trường này là một điều khá khó khăn, do sự thiếu hiểu biết chung về phong tục tập quán, sự khắt khe của hàng rào phi thuế quan … Vi vậy hầu hết các sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường Mĩ là thông qua uỷ thác. Để khác phục tình trạng này, vai trò của nhà nước là rất to lớn trong việc xúc tiến tìm hiểu và cập nhật các thông tin về thị trường Mỹ, các đặc trưng, những điều cần lưu ý khi làm việc với các doanh nghiệp Mỹ…
Nhà nước nên xây dựng các trung tâm thương mại ( giống như đã thực hiện ở Đức ) để giới thiệu các sản phẩm may mặc cũng như các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng Mỹ để nắm được các thông tin chính xác về nhu cầu, sở thích của họ để từ đó có phương hướng sản xuất kinh doanh hợp lý.
3.2.4. Nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu.
Để tiếp cận vào thị trường Mỹ ngoài việc nắm vững các thói quen kinh doanh và tiêu dùng của người Mỹ đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm thì một yếu tố quan trọng để dẫn tới thành công là tạo được thương hiệu ( giống như trường hợp của cà phê Trung Nguyên ). Hiện nay một số các doanyh nghiệp đã ý thức được điều này, tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt nam chỉ thực hiện các hợp đồng gia công nhỏ lẻ nên vấn đề thương hiệu không được quan tâm đầy đủ. Điều này cần có sự hỗ trợ rất lớn từ Nhà nước thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao ý thức của chủ doanh nghiệp về vấn đề thương hiệu. Đồng thời phát động một phong trào xây dựng nhãn hiệu hàng hoá trong cộng đồng các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp nhận rhức đúng đắn đầy đủ và đề ra một kế hoạch xây dựng một nhãn hiệu hàng hoá trên các mặt xây dựng, quảng bá, phát triển và bảo vệ thương hiệu.
Nhà nước cũng cần đứng ra bảo trợ cho các thương hiệu có chát lượng và uy tín giúp các doanh nghiệp dệt may tạo được chỗ đứng vững vàng tại thị trường trong nước và có điều kiện phát triển thương hiệu ra thị trường thế giới.
Kết luận
Trong điều kiện hiện nay việc đẩy mạn xuất khẩu hàng may mặc, nhất là gia công xuâts khẩu hàng may mặc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành may mặc Việt Nam. Hoạt động gia công xuất khẩu đã và đang trở thành một ngành sản xuất có tính chất chiến lược ở nước ta. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, công nghệ còn lạc hậu, lực lượng lao động thất nghiệp còn cao, tay nghề của người lao động còn thấp thì việc phát triển hoạt động gai công xuất khẩu là một tất yếu. Gia công xuất khảu giải quyết được công ăn việc làm cho một khối lượng lớn người lao động, giúp chúng ta tiếp thu công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới đồng thời tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Đối với xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, việc đẩy mạnh gia công có ý nghĩa sống còn, quyết định đến sự ổn định và phát triển của xí nghiệp trong tương lai. Các sản phẩm may mặc của xí nghiệp đã xuất khẩu sang nhiều thị trường, trong đó Mỹ là một thị trường lớn và nhiều tiềm năng. Kim ngạch gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ ngày càng tăng và tương đối ổn định. Xí nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đồng thời đời sống người lao động cũng được nâng cao.
Để đạt đợc những thành quả như trên, đó là nhờ sự năng động sáng tạo của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp đã không ngừng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, không ngừng cải tiến, hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đề ra nhiều biện pháp duy trì, phát triển và mở rộng sản xuất.
Với lý luận đã được trang bị ở nhà trưòng, kết hợp với kết quả khảo sát thực tế ở xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, em đã nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Vói trình độ hiểu biết còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi có những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo , ban lãn đạo xí nghiệp để đề tài của e4m dược hoàn thành tốt hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32503.doc