Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành thực phẩm ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1
Lý thuyết về nhượng quyền thương mạiluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Thương mại . . 1
1.1 Khái quát về nhượng quyền thương mại .1
1.1.1 Khái niệm nhượng quyền thương mại .1
1.1.2 Mục đích của hoạt động franchise 2
1.1.2.1 Từ phía bên nhượng quyền 2
1.1.2.2 Từ phía bên nhận quyền 3
1.1.3 Các hình thức nhượng quyền thương mại .4
1.1.4 Những nội dung quan trọng của nhượng quyền thương mại 8
1.1.4.1 Tính đồng bộ & hệ thống và tính địa phương trong hệ thống nhượng quyền thương mại .8
1.1.4.2 Thương hiệu – tài sản vô hình – trong các hệ thống nhượng
quyền thương mại 9
1.1.4.3 Phí nhượng quyền . 11
1.1.5 Các ngành nghề có thể nhượng quyền thương mại 13
1.1.6 Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanhluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu - sách về Kinh Doanh nhượng quyền .13
1.1.7 Quá trình phát triển của mô hình franchise trên thế giới và ở Việt NamThư Viện Điện Tử Trực Tuyến Việt Nam .18
1.1.8 Vai trò của franchise trong quá trình hội nhập nền kinh tếluận văn báo cáo chuyên ngành kinh tế thế giới .21
1.1.8.1 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .21
1.1.8.2 Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với nền kinh tế 22
3
1.2 Những đặc điểm hoạt động kinh doanh nhượng quyền trong ngành thực phẩmluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Thực Phẩm .23
1.2.1 Thực phẩm là một trong những ngành có ứng dụng nhiều nhất trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền .23
1.2.2 Các đặc trưng riêng của hoạt động nhượng quyền trong ngành thực phẩm .24
1.3 Quy định pháp Franchise trong luậtluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Luật Việt Nam và các nước trên thế giới .26
1.3.1 Pháp luậttài liệu học tập môn pháp luật đại cương về nhượng quyền ở Việt Nam 26
1.3.1.1 Tổng quan hệ thống pháp luật về nhượng quyền của Việt Nam 26
1.3.1.2 Một số nhận xét rút ra .27
1.3.2 Pháp luật về nhượng quyền ở một số nước trên thế giới .28
1.4 Một số kinh nghiệm về franchise của các nước và các tập đoàn trên thế giới 31
1.4.1 McDonald’s .31
1.4.2 Subway 33
1.4.3 Kinh nghiệm của một số nước 34
Chương 2
Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ngành thực phẩm tại Tp. HCM . .37
2.1 Tổng quan về hoạt động nhượng quyền thương mại ở Tp. HCM trong thời gian qua .37
2.2 Hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm ở Tp. HCM.42
2.2.1 Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm ở Tp. HCM trong thời gian qua 42
2.2.1.1 Các doanh nghiệp trong nước kinh doanh nhượng quyền tại Tp. HCM 42
4
2.2.1.2 Các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh nhượng quyền tại Tp. HCM 46
2.2.2 Những thành tựu trong hoạt động nhượng quyền trong ngành thực phẩm ở Tp.HCM .48
2.2.3 Những hạn chế trong hoạt động nhượng quyền trong ngành thực phẩm ở Tp.HCM .50
2.3 Cơ hội và thách thức của Tp. HCM trong hoạt động nhượng quyền thương mại ngành thực phẩm 52
2.3.1 Những cơ hội của Tp. HCM trong kinh doanh nhượng quyền ngành thực phẩm 52
2.3.1.1 Yếu tố liên quan đến thị trường và người tiêu dùng ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền ở Tp.HCM 52
2.3.1.2 Nền kinh tế tăng trưởng tốt – nền chính trịluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành kinh tế chính trị ổn định .54
2.3.1.3 Doanh nghiệp Tp.HCM phù hợp với kinh doanh nhượng quyền 55
2.3.1.4 Yếu tố liên quan đến kinh doanh nhượng quyền 56
2.3.1.5 Các yếu tố khác .57
2.3.2 Thách thức trong hoạt động nhượng quyền thương mại ngành thực phẩm của Tp.HCM 57
Chương 3
Những giải pháp thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại ngành thực phẩm tại Tp. HCM 59
3.1 Những giải pháp thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại ngành thực phẩm tại Tp. HCM .59
3.1.1 Căn cứ của giải pháp .59
3.1.2 Giải pháp vi môluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên môn kinh tế vi mô .60
5
3.1.2.1 Cho người nhượng quyền - Xây dựngluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Xây Dựng một mô hình kinh doanh nhượng quyền chuyên nghiệp và hiệu quả 60
i. Căn cứ của giải pháp 60
ii. Nội dung giải pháp .60
3.1.2.2 Cho người nhận quyền – Nhận quyền một cách hiệu quả 70
i. Căn cứ của giải pháp . .70
ii. Nội dung giải pháp 70
3.1.3 Giải pháp vĩ môTài liệu - Bài Giảng - Giáo Trình - Đề Thi Môn Kinh tế vĩ mô .74
3.2 Hệ thống kiến nghị .76
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
6
Lời mở đầu
1. Đặt vấn đề
Nhượng quyền kinh doanh - phương thức kinh doanh được đánh giá là một trong những thành tựu lớn nhất của các nước phương Tây trong lĩnh vực thương mại đang thâm nhập vào Việt Nam trong quá trình Việt Nam mở cửa thị trường và hội nhập hơn vào nền kinh tế thế giới và dường như ngày càng nóng lên. Hình thức nhượng quyền thương mại rất được đề cao khi bài toán vốn và rủi ro đầu tưluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Đầu tư, nhược điểm bản chất của nền kinh tế đang phát triển, được giải quyết rất tốt trong mô hình này.
Ở các nước trên thế giới, nhượng quyền dường như đã xâm nhập vào cuộc sống con người, vào tất cả các ngành nghề, đặc biệt là ngành thực phẩm – một ngành có sự thành công rất nhiều của hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Nhượng quyền giúp cho các thương hiệu không chỉ bành trướng ở tầm quốc gia mà còn vươn ra thế giới. Riêng ở Việt Nam nói chung và Tp. HCM nói riêng, nhượng quyền vẫn còn là một hoạt động mới mẻ với những bước đi chập chững làm quen.Và cũng như các nước trên thế giới, ngành thực phẩm là ngành có hoạt động ứng dụng kinh doanh nhượng quyền nhiều nhất nhưng so với tiềm năng của Tp. HCM thì vẫn chưa thể hiện đúng mức.
Vì thế, với đề tài nghiên cứu của mình, tác giả mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra giải pháp nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền của Tp. HCM và đặc biệt là ngành thực phẩm, một ngành có nhiều tiềm năng phát triển nhiều hơn trong tương lai, xứng với tầm cao mới của Việt Nam cũng như Tp. HCM trong một giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập nền kinh tế quốc tếluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Quan Hệ Quốc Tế.
8
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài thể hiện sự quan tâm đến mô hình kinh doanh nhượng quyền ứng dụng trong ngành thực phẩm ở Tp. HCM đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập.
Bên cạnh đó, Tp. HCM có rất nhiều cơ hội và tiềm năng cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền phát triển nhưng vẫn chưa thật sự tận dụng hết cơ hội cũng như lợi thế của mình. Đề tài nghiên cứu thực trạng đó nhằm đưa ra hướng khắc phục những nhược điểm, mở đường cho sự phát triển vượt bậc và đúng tầm trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về kinh doanh nhượng quyền của Tp. HCM trong đó chú trọng vào nghiên cứu ứng dụng của nhượng quyền ngành thực phẩm, không tập trung vào các ngành khác cũng được ứng dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền như bán lẻ, dịch vụ
Do tính chất rộng và đặc biệt là mới mẻ của đề tài, giới hạn về tài liệutài liệu trực tuyến, tài liệu điện tử, thư viện tài liệu tham khảo và thời gian nghiên cứu nên đề tài chủ yếu tập trung sâu vào thực trạng hiện tại với những thống kê, tìm hiểu của chính tác giả nên vẫn có phần chưa thống kê được doanh thu của các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh nhượng quyền ngành thực phẩm ở Tp. HCM.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể nắm bắt được tình hình thực tế của vấn đề nghiên cứu, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau tuỳ theo từng đối tượng và không gian khác nhau như:
Phương pháp duy vật lịch sửluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Lịch Sử, duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế, thống kê, đối chiếu với các số liệu thực tế.
Mặc dù không có điều kiện sử dụng phương pháp điều tra xã hộiluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Xã hội học, nhưng để tăng tính khách quan và chính xác cho đề tài, tác giả đã thực hiện phương pháp chuyên gia với sự giúp đỡ tận tình của TS. Lý Quí Trung, tác giả của hai cuốn sáchThư viện Sách, Mỗi Ngày Một Cuốn Sách đầu tiên viết về kinh doanh nhượng quyền và cũng là chủ của chuỗi của hàng Phở 24.
9
Ngoài ra, đề tài cũng áp dụng phương pháp “case study” để đưa ra những dẫn chứng xác thực cho vấn đề được nêu.
5. Kết cấu đề tài
Toàn bộ đề tài gồm 78 trang A4 cùng các bảng biểu và phụ lục. Kết cấu đề tài gồm có:
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: Những lý luận cơ bản về mô hình kinh doanh nhượng quyền, những điểm mạnh, điểm yếu và quá trình phát triển của mô hình kinh doanh này. Bên cạnh đó là các khía cạnh về luật pháp của Việt Nam và một số nước trên thế giới cũng như kinh nghiệm của một số tập đoàn và quốc gia trong việc phát triển hoạt động kinh doanh này.
Chương 2: Chương 2 đề cập đến thực trạng hoạt động kinh doanh nhượng quyền ở Việt Nam nói chung và ở Tp. HCM nói riêng, trong đó, tác giả đi sâu vào phân tích ứng dụng kinh doanh nhượng quyền trong ngành thực phẩm của Tp. HCM để thấy được những thành tựu cũng như những mặt còn hạn chế trong quá trình kinh doanh nhượng quyền của các doanh nghiệp. Cũng trong chương 2, tác giả phân tích những cơ hội và thách thức cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền ngành thực phẩm ở Tp. HCM.
Chương 3: Nêu lên các giải pháp bao gồm giải pháp vi mô cho người nhượng quyền và nhận quyền, cùng với giải pháp vĩ mô và hệ thống các kiến nghị nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền ngành thực phẩm ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2720 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ứng dụng trong ngành thực phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải thay đổi những điểm nào ở sản phẩm
để phù hợp hơn với nền văn hóa, thói quen tiêu dùng…của khách hàng. Đặc biệt trong
nhóm ngành thực phẩm và đồ uống thì tính địa phương như văn hóa, khẩu vị…là cực
kỳ quan trọng. Điều này đòi hỏi chủ thương hiệu cần nghiên cứu thị trường trước khi
thâm nhập, và nhượng quyền vì sự nổi tiếng của thương hiệu thì chưa đủ làm cho
khách hàng sử dụng sản phẩm thường xuyên.
Tính đồng bộ trong hoạt động marketing, khuyến mãi ở tất cả các cửa hiệu của
doanh nghiệp là điều cần thiết để khách hàng cảm thấy hài lòng vì đã hưởng được
chương trình khuyến mãi giống nhau ở tất cả các cửa hàng, không hề có sự phân biệt
đối xử làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cửa hiệu cũng như khách hàng.
73
Tính đồng bộ trong tác phong, thái độ, đồng phục…của nhân viên. Mặc dù điều này
rất khó trở thành tuyệt đối vì mang yếu tố con người nhưng nó đòi hỏi chủ thương hiệu
cần huấn luyện nhân viên không chỉ ở cách phục vụ mà cả cách ứng xử, thái độ…để
tạo ra một đội ngũ nhân sự có thể thỏa mãn khách hàng giống nhau trong cùng hệ
thống.
Sự thiếu tính hệ thống ở các cửa hiệu Trung Nguyên có thể nhìn thấy rất rõ, đó là sự khác nhau
rất nhiều về giá cả, chất lượng cà phê, sự bài trí trong các quán cà phê, cung cách phục vụ của
nhân viên, thực đơn cả mỗi quán. Điều đó có thể làm cho mỗi quán cà phê Trung Nguyên toát
lên một cái riêng, nhưng sẽ không thành công trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền và
thực tế đã chứng minh rằng thương hiệu Trung Nguyên đã không còn giữ được hình ảnh tạo ra
ban đầu và có phần hơi "lộn xộn" trong suy nghĩ của khách hàng về hình ảnh này. Khi nhắc
đến Trung Nguyên sẽ không có một khái niệm cụ thể là cà phê đắt hay rẻ, thức ăn ngon hay
khôn ngon, bài trí theo kiểu Tây Nguyên hay Tây Âu…Nguyên nhân chính của sự thiếu tính hệ
thống này là do (1) Trung Nguyên thực hiện chiến dịch nhượng quyền ồ ạt, chưa xây dựng một
hệ thống nhất quán mà đã nhượng quyền, không chọn lựa kỹ đối tác kinh doanh và thiếu tầm
kiểm soát mà hậu quả là có rất nhiều quán cà phê ra đời nhưng không đồng bộ. (2) Với mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận, Trung Nguyên đã sử dụng chiến lược khác biệt về giá để có thể phục
vụ hết tất cả các khách hàng từ sang trọng cho đến bình dân. Điều này rất không ổn trong hoạt
động nhượng quyền. (3) Trung Nguyên là người tiên phong nên vừa làm vừa học hỏi chứ chưa
tạo được một hoạt động kinh doanh nhượng quyền chuyên nghiệp.
Có thể thấy một bài học từ thương hiệu Trung Nguyên, một thương hiệu rất nổi tiếng của Việt
Nam. Chỉ trong vòng 5 năm mà một xưởng sản xuất nhỏ đã trở thành một thương hiệu mạnh
với hàng trăm quán cà phê "Trung Nguyên" mọc lên như nấm và khẩu hiệu "khơi nguồn sáng
tạo" dường như đã trở thành quá quen thuộc với chúng ta. Sự thành công của thương hiệu này
do bởi nhiều yếu tố, từ bí quyết xay rang cà phê, kinh nghiệm quản lý hiệu quả của Ban Giám
Đốc Trung Nguyên đến màu sắc, khẩu hiệu của thương hiệu đầy hấp dẫn nhưng có lẽ quan
trọng nhất vẫn là thời điểm xuất hiện. Trung Nguyên cũng là thương hiệu đầu tiên ở Việt Nam
thực hiện việc nhượng quyền và chính vì là người tiên phong nên vẫn còn nhiều điều sai lầm
cần rút kinh nghiệm, trong đó, sự thiếu tính hệ thống trong các cửa hiệu Trung Nguyên là một
trong những điểm yếu của thương hiệu này.
74
¾ Sản phẩm và dịch vụ
Điều quan trọng là doanh nghiệp phải có một sản phẩm mà thị trường có nhu cầu
và đặc biệt, để có thể thực hiện nhượng quyền thì sản phẩm phải có tính độc đáo. Tính
độc đáo ở đây không phải là phải tạo nên một sản phẩm mới hoàn toàn chưa có trên thị
trường mà phải tạo ra sản phẩm có tính riêng biệt, mang phong cách riêng biệt. Phở 24
là một ví dụ, phở không phải là một sản phẩm mới nhưng khái niệm ăn phở trong một
quán ăn sang trọng, vệ sinh, phục vụ chu đáo, có wireless…lại mới lạ nên vẫn thu hút
nhiều khách hàng, cà phê Passio (take away) đem đến cho khách hàng cà phê ngon,
pha sẵn rất tiện mà vẫn là hương vị cà phê phin chứ không phải là cà phê hòa tan…Nếu
muốn nhượng quyền thì doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu để tạo ra sản phẩm đáp ứng
nhu cầu khách hàng như vậy.
Bài học thứ hai là của hệ thống thức ăn nhanh McDonald's. Khi được chính thức là cửa hàng
nhượng quyền của hệ thống này, người được nhượng quyền sẽ được dạy về các phương pháp
làm việc theo đúng phong cách đặc trưng của McDonald’s như: tiêu chuẩn chất lượng, cung
cách phục vụ, giá trị hình ảnh thương hiệu, công thức và cách chế biến từng món trong thực
đơn, cách thức quản lý, các kỹ năng kiểm kê, giám sát… Người nhượng quyền buộc phải chấp
nhận điều kiện chỉ được mở một cửa hàng McDonald’s tại một địa điểm nhất định, trong một
khoảng thời gian nhất định, thường là 20 năm, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc về bài trí cửa
hàng, tuyển dụng nhân viên…và tất cả những yếu tố khác nữa, sao cho cửa hàng McDonald’s
của bạn toát lên được “thần thái” của một McDonald’s thực sự. Người nhận nhượng quyền
cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ một nhân viên thuộc Bộ phận tư vấn của
McDonald’s, người sẽ định kỳ ghé thăm cơ sở kinh doanh của họ, cho họ những lời khuyên hữu
ích, cũng như hướng dẫn và giải thích mọi việc một cách chi tiết để đảm bảo tính hệ thống
trong tất cả các hoạt động và ở tất cả các cửa hiệu McDonald's.
75
Ngành thực phẩm là ngành nhạy cảm rất đặc biệt chú trọng đến sản phẩm vì nó
không chỉ làm hài lòng khẩu vị, thỏa mãn người tiêu dùng mà phải quan tâm đến sức
khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, sự tiện lợi và nhiều yếu tố khác. Nếu chỉ cần ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do vệ sinh chưa đảm bảo thì khách hàng sẽ bỏ
ngay.
Phải thường xuyên nghiên cứu phát triển sản phẩm, đa dạng hóa mùi vị, bao bì,
bổ sung chất dinh dưỡng hay đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng. Vì nhu
cầu khách hàng ngày càng thay đổi, tiến lên phía trước nên doanh nghiệp không thể chỉ
tạo ra một sản phẩm rồi cứ thế nhượng quyền mà không nghiên cứu và phát triển để tạo
lợi thế cạnh tranh.
¾ Bí quyết kinh doanh
Bí quyết kinh doanh là một yếu tố cũng không kém phần quan trọng so với các
yếu tố trên, bí quyết kinh doanh có thể là cách thức tạo nên một sản phẩm mà người
khác không thể làm được, hay bí quyết chỉ có thể nằm ở cách thức quản lý hiệu quả.
Đối với ngành thực phẩm, bí quyết lại nằm chủ yếu ở cách tạo ra hương vị, mùi
vị…của món ăn. Gà rán KFC nhờ có thứ gia vị truyền thống mà tạo nên món ăn rất đặc
trưng, Phở 24 có bí quyết tạo nồi nước dùng thích hợp với khẩu vị của cả ba vùng miền
Bắc, Trung, Nam, thức ăn nhanh Subway lại có bí quyết tạo ra thức ăn nhanh mà vẫn là
thức ăn tươi (fresh)…
Bí quyết kinh doanh cũng cần được đăng ký bảo hộ khi thực hiện nhượng quyền
vì mô hình kinh doanh này thực hiện dựa vào một trong quyền sở hữu là bí quyết kinh
doanh.
¾ Chuẩn bị tốt cho hoạt động nhượng quyền bằng các bước:
Xây dựng chiến lược đào tạo, huấn luyện người nhận quyền
Huấn luyện và đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động nhượng quyền
vì nó giúp cho người nhận quyền vận hành được cửa hàng của mình. Chương trình
huấn luyện và đào tạo sẽ có hai giai đoạn đó là: lúc xây dựng cửa hàng ban đầu và sau
76
khi cửa hàng đã đi vào hoạt động ổn định. Chương trình đào tạo ở đâu, như thế nào,
kéo dài bao lâu tùy thuộc vào hai bên thương lượng với nhau và ghi rõ trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại. Về chi phí đào tạo cũng cần được quy định rõ ràng là hạng
mục nào, do bên nào thanh toán. Thường thì ngoài những lý thuyết được học, người
được đào tạo sẽ thực hành ở các cửa hiệu đang hoạt động của hệ thống.
Một trong những bài học về đào tạo trong nhượng quyền là tập đoàn McDonald’s. Phát triển từ
ý tưởng rằng việc đào tạo phải được thực hiện bằng hình thức lớp học và tại một trung tâm độc
lập chứ không phải ở các cửa hiệu đang kinh doanh. Năm 1961, trung tâm huấn luyện chuyên
nghiệp của McDonald’s với sức chứa 15 người tại tầng hầm của một cửa hiệu đã được khai
trương. Đây là trung tâm huấn luyện bài bản đầu tiên được áp dụng cho chuỗi nhà hàng trên thế
giới. Sau này, McDonald’s đã phát triển trung tâm này thành Đại Học McDonald’s nổi tiếng
với sức chứa 1.000 học viên. Các lớp học đều có trang bị hệ thống vi tính tự chấm điểm bài thi
và lưu giữ hồ sơ; hệ thống dịch thuật để phục vụ học viên nước ngoài; các thiết bị nhà bếp để
học viên thực tập tại chỗ. Trường Đại Học McDonald’s không những giúp tập đoàn huấn luyện
đào tạo, huấn luyện nhân viên trong hệ thống mà còn quảng bá hình ảnh McDonald’s trước
khách hàng, người nhận quyền tiềm năng…
Xây dựng cẩm nang hoạt động
Cẩm nang hoạt động không chỉ là một tài liệu không thể thiếu mà còn là một thủ
tục theo luật pháp khi tiến hành nhượng quyền. Cẩm nang hoạt động thường bao gồm
những chi tiết hướng dẫn về cách thức điều hành, hoạt động hàng ngày của từng bộ
phận, từng khâu trong công việc kinh doanh. Tài liệu này sẽ giúp cho người nhận
quyền vận hành công việc theo đúng tiêu chuẩn đồng bộ của chủ thương hiệu. Cẩm
nang hoạt động có thể được cải tiến và điều chỉnh bởi chủ thương hiệu. Nếu người
nhận quyền muốn thay đổi chi tiết nào cho phù hợp, phải được chủ thương hiệu thông
qua.
Cẩm nang hoạt động phải được trình bày ngắn gọn, súc tích nhưng chưa đầy đủ
thông tin cho người nhận quyền. Nó bao gồm các nội dung như: thông tin liên quan
77
đến nghĩa vụ của người nhận quyền, quy định về giá cả, quảng cáo, kiểm soát hàng tồn
kho, hành chánh và kế toán sổ sách, an toàn về điện, hồ sơ, tiền mặt…tuyển dụng nhân
viên, tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc…
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể thuê luật sư hay công ty tư vấn thực hiện cẩm
nang này nếu không có đủ khả năng.
Chuẩn bị thông tin cung cấp cho đối tác nhận quyền
Trong pháp luật về nhượng quyền của Việt Nam còn gọi là Bản giới thiệu về
nhượng quyền thương mại (Tiếng Anh là Uniform Franchise Offering Circular -
UFOC) bao gồm một số thông tin cần thiết để bên dự kiến nhận quyền thương mại
nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tất cả các
nước đều có quy định ràng buộc về bản giới thiệu này để giảm yếu tố rủi ro chủ yếu
cho người nhận quyền. Luật Việt Nam quy định nếu hai bên không có thỏa thuận nào
khác, bên nhượng quyền phải cung cấp tài liệu này cho bên nhận quyền ít nhất 15 ngày
trước ngày ký hợp đồng nhượng quyền thương mại. Doanh nghiệp khi kinh doanh
nhượng quyền, phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, nội dung của Bản giới thiệu này cũng được đề cập cụ thể trong phụ lục
III của thông tư hướng dẫn đăng ký nhượng quyền thương mại số 09/2006/TT-BTM
ngày 25/05/2006, bao gồm nhiều điều khoản mà doanh nghiệp cần phải nêu rõ để tránh
trường hợp xảy ra những vấn đề đáng tiếc do bên nhận quyền không nắm đầy đủ thông
tin về bên nhượng quyền và thương hiệu mà họ sẽ kinh doanh.
Xây dựng chiến lược marketing cho hệ thống nhượng quyền
Marketing là một yếu tố rất nhạy cảm đối với mối quan hệ bên bán và bên mua
nhượng quyền vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng đối với thương
hiệu. Để có một thương hiệu mạnh, hệ thống nhượng quyền bền vững đòi hỏi doanh
nghiệp phải luôn chú trọng đến hoạt động marketing cho hệ thống. Hoạt động
marketing có hai cấp độ là quốc gia và địa phương. Ngân sách marketing có thể là một
quỹ riêng do các cửa hàng nhượng quyền đóng góp lại cùng với chủ thương hiệu thực
78
hiện hay cũng có thể chỉ do chủ thương hiệu đứng ra thực hiện do nguồn ngân sách đã
lấy từ các cửa hiệu qua phí nhượng quyền ban đầu hoặc hàng tháng. Điều này tùy
thuộc hoàn toàn vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng kinh doanh nhượng quyền.
Xây dựng lực lượng hỗ trợ cho đối tác nhận quyền
Hợp đồng kinh doanh nhượng quyền ràng buộc hai bên đối tác nhượng quyền như
một hợp đồng hôn nhân, nó đòi hỏi sự đồng thuận, hỗ trợ lẫn nhau để cùng xây dựng
một thương hiệu tốt và hưởng lợi từ hoạt động đó. Vì thế, chủ thương hiệu phải luôn có
trách nhiệm hỗ trợ đối tác nhận quyền của mình để họ dễ dàng hơn trong hoạt động
kinh doanh cũng như tự giúp chính mình dễ quản lý các cửa hiệu nhượng quyền hơn.
Ngoài những hỗ trợ ban đầu về lựa chọn mặt bằng, trang trí cửa hiệu, huấn luyện nhân
viên…chủ thương hiệu cũng phải thường xuyên duy trì sự hỗ trợ, giúp đỡ các cửa hiệu
tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình kinh doanh và xây dựng một lực
lượng hỗ trợ họ. Một hình thức hỗ trợ là cử người đại diện có chuyên môn thường
xuyên xuống tận cửa hàng để hỏi thăm hay cử một đại diện thường trú tại khu vực địa
phương để có thể giám sát chặt chẽ và giúp đỡ khi cần thiết.
Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp cho hoạt động nhượng quyền
Để mở rộng và phát triển, doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng cho việc đào tạo
đội ngũ nhân viên quản lý vì doanh nghiệp cần có một đội ngũ cán bộ có kỹ năng, có
trình độ, am hiểu về kinh doanh nhượng quyền, về quyền sở hữu trí tuệ, luật pháp trong
kinh doanh, đủ sức cáng đáng cho một hệ thống nhượng quyền quy mô sau này. Vì ở
Tp.HCM vẫn còn chưa có các khóa học đào tạo nên cần mời các chuyên gia về lĩnh
vực nhượng quyền để thực hiện đào tạo cho nhân viên của mình hoặc doanh nghiệp
cũng có thể cho nhân viên học các khóa đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài như Úc hay
Singapore.
Thiết lập hợp đồng kinh doanh nhượng quyền chặt chẽ
Hợp đồng kinh doanh nhượng quyền là một hợp đồng rất quan trọng cho cả hai
bên nhượng quyền và nhận quyền vì không có luật pháp nào có thể bảo vệ cả hai bên.
79
Luật pháp chỉ là một cái khung sườn cho hoạt động này phát triển. Những thỏa thuận
cụ thể thì phải do tự hai bên bàn bạc và thỏa thuận. Thường thì người ta nói: “người
mua nhầm chứ người bán không nhầm” câu nói đó khá đúng nhất là trong trường hợp
của nhượng quyền thương mại, người nhận quyền bao giờ cũng biết ít hơn và giữ thế
bất lợi hơn bên nhượng quyền nhưng không vì thế mà người nhượng quyền có thể thiết
lập một bản hợp đồng thiếu công bằng với người nhượng quyền và càng không nên lơ
là, thiếu chặt chẽ trong việc ràng buộc người nhận quyền. Rất nhiều tranh chấp đã diễn
ra giữa hai bên xung quanh bản hợp đồng khi “cơm không lành, canh không ngọt”
giữa người nhượng quyền và nhận quyền. Người nhượng quyền cần soạn thảo hợp
đồng một cách cẩn trọng, chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi của mình trong hoạt động
chuyển nhượng thương hiệu, các rủi ro có thể gặp đó là: khả năng vô hiệu hợp đồng,
không lấy được tiền bản quyền, không tính được phí chuyển nhượng, phạt hợp đồng.
Khi xảy ra tranh chấp, người nhượng quyền sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đối phó.
Xây dựng tiêu chí và thủ tục lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Đối với ngành thực phẩm, yếu tố vị trí hay mặt bằng kinh doanh là một yếu tố
sống còn vì bản thân ngành này phục vụ những yếu tố cơ bản của con người nên một vị
trí tốt sẽ giúp cho khách hàng dễ tiếp cận với cửa hàng nhiều hơn. Vị trí ở đây không
nên hiểu là vị trí mặt tiền ở trung tâm thành phố mà cần hiểu rộng ra bao gồm các yếu
tố để tạo nên một vị trí kinh doanh phù hợp với loại sản phẩm kinh doanh, vị trí này
phải thích hợp với khách hàng mục tiêu mà sản phẩm hướng tới để dễ dàng thu hút họ.
Nó bao gồm vị trí tọa lạc (mặt tiền đường lớn hay đường nhỏ), diện tích, gần khu dân
cư hay khu buôn bán sầm uất, tiện cho việc đậu xe ô tô hay có chỗ giữ xe máy…
Vì thế, người nhượng quyền cần thiết lập các tiêu chi của vị trí cửa hàng mà họ
yêu cầu để đảm bảo rằng người nhận quyền sẽ đáp ứng tốt yêu cầu cũng như mang lại
một lượng khách hàng lớn.
80
McDonalds là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh sử dụng hệ thống nhượng quyền thành công nhất
trên thế giới, nhưng nhìều người không biết rằng nguyên tắc kinh doanh của họ là bên cạnh việc
tập trung vào thức ăn nhanh còn tập trung vào bất động sản. Những vị trí đặt cửa hàng
McDonalds phải là những vị trí hai mặt tiền nằm ngay trung tâm của khu phố, và có mật độ
dòng người qua lại cao nhất . KFC thì ưu tiên lựa chọn địa điểm kinh doanh là các siêu thị, nơi
mà khách hàng có thể ghé vào nghỉ ngơi và ăn KFC. Các vị trí đặt các cửa hàng KFC như: KFC
Sài Gòn Superbowl, KFC Diamond Plaza, KFC Maximark Cộng Hòa, KFC CoopMart Nguyễn
Kiệm, Lý Thường Kiệt, KFC Siêu Thị Sài Gòn… để đảm bảo chuỗi cửa hàng của mình luôn là
sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng mỗi khi nghĩ đến thức ăn nhanh. Phở 24 cũng rất kén chọn
trong việc đặt vị trí và chỉ nằm ở những con đường có đông du khách, cao ốc văn phòng, khách
sạn hay khu dân cư có thu nhập khá…
3.1.2.2. Cho người nhận quyền – Nhận quyền một cách hiệu quả
iii. Căn cứ của giải pháp
Căn cứ của giải pháp này là hiện nay Tp.HCM có rất nhiều doanh nghiệp vừa và
nhỏ có khả năng kinh doanh nhượng quyền nhưng các doanh nghiệp này dường như
còn tâm lý e ngại vì chưa hiểu cách thức làm thế nào để nhận quyền một cách hiệu quả.
Trong rất nhiều hội thảo, hầu hết các doanh nghiệp đều nói rằng: “Họ rất muốn thực
hiện kinh doanh nhượng quyền nhưng lại không biết nên bắt đầu như thế nào và làm gì
để đạt hiệu quả cao nhất”.
Hiện nay, ở Tp.HCM cũng chưa có một trường lớp nào đào tạo về nhượng quyền
nên doanh nghiệp chắc chắn sẽ còn nhiều lúng túng trong việc bỏ tiền ra kinh doanh
theo mô hình mới mẻ này.
Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp với tâm lý cho rằng kinh doanh nhượng
quyền sẽ chắc chắn thành công, thực ra mà nói, với tỷ lệ hơn 90% là rất cao, nhưng
81
doanh nghiệp không biết rằng cũng vẫn có một tỷ lệ thất bại nhất định và để đạt được
thành công doanh nghiệp cũng phải có nhiều nỗ lực mới đạt được.
iv. Nội dung giải pháp
Để có thể nhận quyền một cách hiệu quả nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần
chú trọng vào điểm yếu và những sai lầm rất dễ mắc phải.
¾ Chắc chắn rằng người nhận quyền đã có hiểu biết về thương hiệu mà họ sẽ nhận
quyền
Để nhận quyền một cách tốt nhất, điều đầu tiên doanh nghiệp nhận quyền cần làm
là tìm hiểu thật cặn kẽ về thương hiệu cũng như doanh nghiệp nhượng quyền. Các vấn
đề mà người nhận quyền cần tìm hiểu kỹ là:
* Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhượng quyền, thương hiệu,
các đại lý, chi nhánh, các cửa hiệu nhượng quyền trong hệ thống. Những thông tin về
số lượng cửa hiệu nhượng quyền, sự thành công cũng như thất bại là những thông tin
có thể giúp doanh nghiệp có một nhìn nhận về thương hiệu và doanh nghiệp nhượng
quyền mà họ quan tâm. Những thông tin này doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông qua
Bản giới thiệu thông tin nhượng quyền của chủ thương hiệu cung cấp theo quy định
của pháp luật và điều lệ hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tự
mình tìm hiểu thêm những thông tin liên quan thông qua các nguồn khác.
* Tính pháp lý của doanh nghiệp nhượng quyền: được cơ quan có thẩm quyền cho
phép thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định pháp luật hiện
hành.
* Vốn đầu tư, khả năng thu hồi vốn. Đây là thông tin mà doanh nghiệp nhượng
quyền phải cung cấp cho người nhận quyền để họ có thể đưa ra quyết định sẽ thực hiện
nhượng quyền hay không?
82
* Bằng sáng chế, các thông tin về quyền sở hữu bằng sáng chế, thông tin về đăng
ký bảo hộ thương hiệu. Điều này rất quan trọng vì nếu doanh nghiệp không đăng ký sở
hữu trí tuệ thì rủi ro vi phạm bản quyền có thể xảy ra và trực tiếp ảnh hưởng đến người
nhận quyền.
* Xem xét lại kế hoạch kinh doanh, triết lý điều hành cũng như phân tích thị
trường của doanh nghiệp nhượng quyền.
* Doanh nghiệp cũng cần xem xét cả mong muốn của chủ thương hiệu về người
nhận quyền, về khả năng, kinh nghiệm, kiến thức mà họ đòi hỏi ở người nhận quyền,
địa điểm kinh doanh như thế nào, tiềm lực tài chính ra sao…
¾ Xem xét khả năng của bản thân doanh nghiệp có phù hợp với ngành nghề dự
định nhận quyền hay không
Bao giờ cũng vậy, để thành công thì phải biết mình, biết ta, sau khi xem xét về
chủ thương hiệu và thương hiệu nhượng quyền, doanh nghiệp cũng phải cần xem xét
khả năng của mình có đáp ứng yêu cầu của chủ thương hiệu hay không. Hiểu được
mong muốn của chủ thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp cân nhắc xem mình có muốn
thực sự trở thành mắc xích của một chuỗi này không, ngành nghề dự định kinh doanh
có phù hợp không, khả năng và tiềm lực có đáp ứng yêu cầu của chủ thương hiệu hay
không?
Doanh nghiệp có kinh nghiệm và kiến thức về ngành nghề nhượng quyền không?
Vì khi đã là chủ thì doanh nghiệp sẽ phải có kiến thức, kinh nghiệm để có thể giúp cho
cửa hiệu nhượng quyền hoạt động tốt. Nếu ngành nghề nhượng quyền là sở trường của
doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ rất thuận lợi. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xem
xét mình có sẵn sàng bỏ ra thời gian, công sức để đầu tư cho hoạt động kinh doanh này
hay không? Vì sự khởi đầu không bao giờ dễ dàng ngay cả với kinh doanh bằng một
thương hiệu nổi tiếng sẵn có.
¾ Yêu cầu một bản giới thiệu thông tin doanh nghiệp nhượng quyền cụ thể và
đúng pháp luật trước khi quyết định nhận quyền
83
Mặc dù pháp luật có xu hướng bảo vệ người nhận quyền khi quy định rằng người
nhượng quyền phải cung cấp bản giới thiệu thông tin doanh nghiệp trước khi ký hợp
đồng với người nhận quyền nhưng các doanh nghiệp nhận quyền luôn phải tỉnh táo tìm
hiểu và thẩm định các thông tin mà bên nhượng quyền cung cấp để đảm bảo mình nhận
quyền từ một công ty có uy tín và kinh doanh thành công.
¾ Hiểu biết luật pháp nhượng quyền ở Việt Nam
Pháp luật giúp tạo hành lang cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu
quả vì thế doanh nghiệp cần chú trọng việc tìm hiểu pháp luật về nhượng quyền để biết
rằng mình có quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhà nước, đối tác và khách hàng như thế
nào, pháp luật sẽ bảo vệ người nhận quyền khi có tranh chấp xảy ra như thế nào.
¾ Chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để điều hành, quản lý cửa hàng nhượng quyền
Nhận quyền không đơn giản là làm theo những gì mà người nhượng quyền quy
định mà nó thật sự là chủ một cửa hàng mang một thương hiệu nổi tiếng, nó đòi hỏi
doanh nghiệp nhận quyền phải trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt
vai trò là chủ của mình một cách hiệu quả và mang về nhiều lợi nhuận cũng như đảm
bảo sự phát triển của thương hiệu nhận quyền.
¾ Nhượng quyền để làm chủ nhưng không hoàn toàn chủ động quyết định tất cả
Mặt khác của việc làm chủ nói trên, người chủ của một cửa hàng nhượng quyền
khác hẳn với người chủ của một doanh nghiệp hay một cửa hàng do mình tự mở. Khi
tham gia vào hoạt động nhượng quyền, người nhận quyền tự hào rằng họ là chủ nhưng
phải chú ý rằng khi đó họ đã là một mắt xích của một chuỗi hệ thống các cửa hàng
nhượng quyền và họ phải tuân theo tất cả các quy định mà chủ thương hiệu đưa ra để
có thể duy trì thành quả chung của toàn hệ thống. Họ không được quyền quyết định
những vấn đề về marketing, sản phẩm, giá cả, phong cách phục vụ, nguồn nguyên liệu
thậm chí là họ còn phải quản lý theo cách mà người nhượng quyền đưa ra. Vì thế,
người nhận quyền cần phải nhớ rằng, khi họ quyết định thực hiện kinh doanh theo mô
hình này thì họ phải chấp nhận thực hiện theo mọi quy định trong cẩm nang hoạt động
84
của hệ thống chứ không được kinh doanh theo cách mà họ muốn. Để có thể thực hiện
điều này đòi hỏi người nhận quyền phải có niềm tin vào thương hiệu, hệ thống, hiểu về
cách thức mà hệ thống họ đang kinh doanh vận hành như thế nào, có phù hợp với họ
hay không. Người nhận quyền cũng có thể đưa ra những ý kiến của mình với chủ
thương hiệu nều muốn thay đổi yếu tố nào của cửa hiệu mà theo họ là cần thiết và phù
hợp với văn hóa, thói quen tiêu dùng, tác phong hay cách thức…của vùng, địa phương
mà họ kinh doanh. Thường thì chủ thương hiệu cũng vẫn cân nhắc những yêu cầu này
và sẽ có quyết định đúng đắn.
¾ Hợp đồng nhượng quyền – Chú ý để không bị chèn ép
Ngoài việc chú ý các điều khoản thường thấy trong hợp đồng để không bị người
nhượng quyền chèn ép, người nhận quyền cần chú trọng đến các vấn đề sau:
* Trách nhiệm, nghĩa vụ của cả hai bên. Đặc biệt là trách nhiệm huấn luyện, đào
tạo, hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp nhượng quyền dành cho người nhận quyền
trong thời gian đầu thực hiện nhượng quyền và tiếp tục trong thời gian sau đó.
* Phí nhượng quyền, phí hằng tháng và các khoản chi phí khác như huấn luyện,
chi phí marketing, tiếp thị…Những thông tin này thường được các doanh nghiệp
nhượng quyền cung cấp trong Bản giới thiệu thông tin nhượng quyền ban đầu và doanh
nghiệp nhận quyền cần tìm hiểu kỹ càng về các chi phí mà họ phải bỏ ra khi nhận
quyền, bao gồm chi phí cho hoạt động nào, có hợp lý hay không, có khả năng đáp ứng
hay không…
* Những điều khoản nghiêm cấm trong kinh doanh nhượng quyền
* Gia hạn, thanh lý, chuyển nhượng hoặc việc giải quyết các tranh chấp phát sinh.
* Khoản tiền phải trả nếu gia hạn hợp đồng nhượng quyền đó sau thời gian kinh
doanh. (những hợp đồng franchise thông thường có thời hạn khoảng 5 - 25 năm. Sau
thời gian đó, nếu muốn tiếp tục thì hai bên thương lượng để gia hạn hợp đồng).
* Phải tìm hiểu xem chủ thương hiệu có bắt buộc mình phải mua thứ hàng hóa gì
của họ không và ai cung cấp thứ hàng đó, giá cả ra sao; phương thức mua như thế nào.
85
3.1.3. Giải pháp vĩ mô
Phát triển mối liên kết giữa Ngân hàng thương mại với người nhượng quyền,
người nhận quyền và Nhà Nước
Ở các nước Tây Âu, ngân hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng trong
quá trình phát triển của hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Ở các nước này, số lượng
doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 80% GDP và nhượng quyền được xem như
một cơ chế linh hoạt trong việc phát triển hoạt động kinh doanh và được áp dụng rộng
rãi. Khi đó, ngân hàng thương mại thể hiện rất tốt vai trò của mình trong sự phát triển
của hệ thống.
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong mối liên kết này là quan trọng nhất vì bộ
phận chuyên về nhượng quyền thương mại của ngân hàng sẽ có những chức năng cơ
bản là:
9 Cung cấp nguồn tài chính cho bên nhượng quyền và nhận quyền mà chủ yếu là bên
nhận quyền. Ngân hàng sẽ xây dựng chương trình, xác định công cụ, nguồn tài
chính, nguồn nợ…
Hình thức cấp vốn mà phòng nhượng quyền của Ngân hàng thương mại sử dụng là:
Cung cấp dịch vụ tín dụng cho bên nhượng quyền dưới dạng thế chấp thương
hiệu, bản quyền mô hình kinh doanh mà họ nhượng quyền. Khi đó, giá trị thương
hiệu, bản quyền phải được định giá bởi những công ty chuyên nghiệp. Các thương
hiệu, bản quyền chỉ có thể được thế chấp khi nó nổi tiếng và có giá trị. Khi các
khoản vay không được trả thì thương hiệu hay bản quyền sẽ được đem ra đấu giá
hay chuyển thành tài sản của ngân hàng. Ưu điểm của cách thức này là số tiền của
việc bán thương hiệu hay bản quyền thường lớn hơn nhiều so với giá trị của các
khoản tín dụng mà ngân hàng cho vay.
Sử dụng hình thức đầu tư nguồn tài chính cho các công ty thực hiện nhượng
quyền thương mại. Hình thức đầu tư này được thực hiện với mục tiêu mở rộng thu
nhập thông qua việc nâng cao quy mô vốn kinh doanh. Thực tế đã chứng minh rằng
86
các công ty hoạt động kinh doanh nhượng quyền như McDoald’s hay Subway…có
tốc độ mở rộng gia tăng nguồn vốn nhanh hơn rất nhiều so với các công ty độc lập
thông thường.
Cung cấp dịch vụ tín dụng cho bên nhận quyền dưới sự bảo lãnh của bên
nhượng quyền. Bên nhượng quyền phải là một thương hiệu nổi tiếng, có giá trị &
có uy tín trong thị trường. Với những thương hiệu nổi tiếng như vậy, giá trị thương
hiệu rất lớn và những rủi ro trong việc thất bại của người nhận quyền rất ít.
9 Tư vấn cho các chủ thể những vấn đề về luật pháp nhượng quyền, các điều khoản,
thông số trong hợp đồng nhượng quyền, các vấn đề pháp lý xung quanh hoạt động
kinh doanh nhượng quyền.
9 Là người trung gian kết nối người nhượng quyền và nhận quyền với nhau. Vì là
trung gian nên phòng nhượng quyền của Ngân hàng thương mại sẽ kết nối chủ
thương hiệu với các công ty có nhu cầu nhận quyền hoặc lựa chọn công ty nào có
nhu cầu nhượng quyền thích hợp để kết nối với công ty mua quyền thương hiệu phù
hợp.
Cơ sở đáng tin cậy cho giải pháp này đó là: thứ nhất, mức độ phá sản đối với mô
hình kinh doanh này rất thấp nên mức độ rủi ro về tín dụng đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ sẽ rất thấp, đây là một điều quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân
hàng; thứ hai, thường thì ngân hàng không quan tâm lắm đến việc cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ vay nợ vì sự phức tạp trong công tác thực hiện. Riêng đối với mô
hình này thì việc xây dựng cơ chế tín dụng đối với bên nhận quyền lại dễ dàng hơn
nhiều do các bên tham gia nhượng quyền đã chủ động xây dựng mô hình chuẩn và hết
sức cụ thể trong hoạt động kinh doanh. Điều này giúp cho việc cho vay vốn của ngân
hàng dễ dàng hơn; thứ ba, mức độ ổn định của mô hình kinh doanh này trước những
khủng hoảng kinh tế vĩ mô bởi tính đa dạng hóa thị trường trong hoạt động của chúng
rất cao.
87
Giải pháp này không những là rất khả thi vì những cơ sở đáng tin cậy trên mà còn
có xu hướng phát triển rất mạnh vì nhu cầu vay vốn cho hoạt động kinh doanh nhượng
quyền ở Tp.HCM là rất lớn và sẽ phát triển với tốc độ khoảng 30% / năm.
3.2. Hệ thống kiến nghị
¾ Thành lập hiệp hội nhượng quyền là một tất yếu không thể tránh khỏi để có thể
giúp cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền của Tp.HCM nói riêng và cả nước nói
chung phát triển. Thực tế đã chứng minh rằng sự tham gia của các hiệp hội đã tạo điều
kiện rất lớn cho hoạt động của ngành nghề. Đó không chỉ là nơi tụ tập các nhà kinh
doanh, các chuyên gia tư vấn để chia sẻ kinh nghiệm mà còn là nơi tổ chức các buổi
giao lưu, hội thảo làm cầu nối cho các nhà kinh doanh nhượng quyền và nhận quyền
gặp gỡ, hợp tác làm ăn, đó cũng là tổ chức chuyên thực hiện các buổi đào tạo các kiến
thức về hoạt động kinh doanh nhượng quyền, nhất là khi hoạt động này ở nước ta còn
quá mới mẻ. Ở Tp.HCM hiện nay cũng đang có một Hịêp hội franchise nhưng chưa
phát huy được vai trò của mình, hiệp hội này chỉ mới tạo nên những buổi giao lưu cho
những ai muốn tham gia tìm hiểu về hoạt động này.
¾ Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết và quy
định cụ thể về hoạt động nhượng quyền thương mại. Bộ thương mại, Bộ khoa học &
công nghệ và các cơ quan chức năng cần phối hợp để nghiên cứu chi tiết Luật thương
mại, Luật sở hữu trí tuệ Luật chuyển giao công nghệ tránh tính trang chồng chéo, dẫm
chân nhau, không rõ ràng. Tuy mô hình kinh doanh nhượng quyền có nhiều ưu điểm
nhưng do mối quan hệ của chủ thương hiệu và người nhận quyền có nhiều ràng buộc
liên quan đến thương hiệu nên dễ phát sinh tranh chấp về doanh thu, chi phí nhượng
quyền, tuân thủ mô hình chuẩn…giữa hai bên. Vì thế mô hình kinh doanh này đòi hỏi
phải có những quy định chặt chẽ và chi tiết để tạo điều kiện cho hoạt động này phát
triển.
¾ Chính phủ cần thành lập Ban nghiên cứu về nhượng quyền thương mại và đưa
vào hoạt động này vào chương trình phát triển quốc gia nhằm gia tăng số lượng doanh
88
nghiệp nhượng quyền và nhận quyền tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy những sản phẩm
và dịch vụ đặc thù thông qua hình thức nhượng quyền.
¾ Bộ Tài Chính cần có chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách thuế ưu đãi cho các
người mua và bán nhượng quyền thương mại để khuyến khích thúc đẩy loại hình này.
Trong đó, việc khuyến khích và hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại thực hiện các
chương trình hỗ trợ, cho vay vốn, tham gia với vai trò là điểm gặp gỡ của các doanh
nghiệp nhượng quyền và nhận quyền cũng là một trong những điều mà Bộ Tài Chính
và các ngân hàng nên quan tâm.
¾ Bộ Thương Mại cần hình thành các trung tâm tư vấn hoặc tổ chức hội thảo, hội
chợ giúp đỡ doanh nghiệp về mặt thông tin để không rủi ro trong việc ký kết hợp đồng
nhượng quyền. Mặt khác, Bộ Thương Mại cần có nhiều chương trình khuyến khích và
quảng bá kinh doanh nhượng quyền đối với các thương hiệu nội địa với mục đích tăng
cường uy tín sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới.
¾ Bộ Thương Mại cần chú trọng xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống nội địa,
tạo ra một số hệ thống phân phối mạnh, một số kênh lưu thông hàng hóa ổn định, làm
nòng cốt cho việc bình ổn, phát triển thị trường nội địa, góp phần tăng trưởng kinh tế,
thúc đẩy xuất khẩu. Tp.HCM là thành phố lớn, Bộ Thương Mại cần chú trọng xây
dựng và phát triển các trung tâm buôn bán nông sản, thực phẩm với những dịch vụ hỗ
trợ kèm theo như môi giới, tư vấn, cung cấp thông tin, sơ chế, xử lý chất thải…
¾ Ngoài ra, Chính phủ cũng cần đưa ra các chương trình huấn luyện, khóa học về
nhượng quyền thương mại vào giảng dạy ở một số khối ngành kinh tế, khoa quản trị
kinh doanh ở một số trường đại học, bởi nó cũng là một nội dung kiến thức cần được
cung cấp cho học viên, sinh viên để tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển.
89
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Căn cứ vào những phân tích trong chương 2 về thực trạng kinh doanh nhượng
quyền, những thành tựu, hạn chế, cơ hội phát triển và những thách thức, tác giả đã xây
dựng các giải pháp bao gồm giải pháp vi mô cho người nhượng quyền và nhận quyền,
cùng với giải pháp vĩ mô và hệ thống các kiến nghị.
Với giải pháp của mình, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé trong việc
đưa mô hình kinh doanh nhượng quyền trở thành một trong những mô hình phát triển
trong tương lai, mô hình kinh doanh tất yếu mà các nền kinh tế phát triển đều đi qua.
Cũng thông qua hệ thống kiến nghị, tác giả mong muốn chính phủ và các ban
ngành có liên quan cũng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền phát
triển nhằm giúp giải quyết tốt nhu cầu về vốn và lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp giải
quyết công việc làm cho người lao động cũng như giúp cho nền kinh tế có thêm động
lực để phát triển.
90
KẾT LUẬN
Sự tăng trưởng kinh tế luôn có ý nghĩa sống còn đối với các nền kinh tế đang phát
triển. Để có tăng trưởng, đòi hỏi quốc gia phải đầu tư. Do vậy, nguồn vốn đầu tư là bài
toán luôn được ưu tiên nhưng không dễ trong giải quyết đối với các quốc gia đang phát
triển. Sự thất thoát trong đầu tư sẽ làm chậm quá trình phát triển và trở thành gánh
nặng cho nền kinh tế trong tương lai. Vì thế, cũng không là quá đề cao kinh doanh
nhượng quyền khi mô hình này được đánh giá là có thể giải quyết tốt vấn đề về nguồn
vốn và rủi ro đầu tư.
Ngành thực phẩm là một trong những ngành có nhiều thế mạnh để thực hiện kinh
doanh nhượng quyền và bằng chứng là ở các quốc gia có hoạt động kinh doanh nhượng
quyền phát triển thì ngành thực phẩm chiếm từ 20 – 40% tổng số hệ thống kinh doanh
nhượng quyền. Hoạt động kinh doanh nhượng quyền cũng được thế giới biết đến nhiều
thông qua các thương hiệu nhượng quyền toàn cầu trong ngành thực phẩm như
McDonald’s, KFC, Subway, Pizza Hut, Jollibee…
Tp. HCM có rất nhiều tiềm năng và cơ hội cho việc phát triển kinh doanh nhượng
quyền ngành thực phẩm đã được nêu trong đề tài nhưng dường như vẫn chưa đạt được
sự phát triển đúng mức. Trong những năm qua, không thể phủ nhận sự phát triển cũng
như những thành tựu của hoạt động kinh doanh nhượng quyền ngành thực phẩm tại Tp.
HCM nhưng đó chỉ là một vài bước chấm phá trong một bức tranh nền kinh tế đang
phát triển của Tp. HCM. Ts. Lý Quí Trung có nói: “Hoạt động kinh doanh nhượng
quyền ở Việt Nam chỉ như một đứa trẻ chập chững lên ba”.
Trước những thực trạng, những điểm yếu và hạn chế như đã phân tích, thì các
kiến nghị và các giải pháp khác nhau được đưa ra nhằm hạn chế những nhược điểm và
góp phần làm cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền trong ngành thực phẩm phát
triển đúng tầm của nó.
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. TS. Lý Quí Trung (2006), “Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình
nhượng quyền kinh doanh”. Nhà xuất bản trẻ, Tp. HCM.
2. TS. Lý Quí Trung (2006), “Mua Franchise – Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt
Nam”. Nhà xuất bản trẻ, Tp. HCM.
3. Ts. Phạm Duy Liên (2005), “Nhượng quyền thương mại và khả năng phát triển
ở Việt Nam”. Những vấn đề kinh tế thế giới, số 8 (112), 08/2005, tr 62-69.
4. Hồng Tâm (2005). “Nhượng quyền thương mại, cơ hội và rủi ro”. Đầu tư chứng
khoán Số 05, (291), 07/2005, tr. 24.
5. Nguyệt Hồng (2005). “Nhượng quyền thương mại được hay mất”. Doanh
nghiệp thương mại, số 240, 11/2005, tr 14.
6. Nguyệt Hồng (2005). “Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đang hình thành
và phát triển”. Thương mại, số 46, 12/2005, tr 5-6.
7. Ths. Nguyễn Bá Đình (2006). “Nhượng quyền thương mại - bản chất và mối
quan hệ với hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động Li-xăng”. Nghiên cứu
lập pháp, số 2 (69), 03/ 2006, tr 21-26.
8. Ths. Nguyễn Đào Tùng (2006). “Hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt
Nam”. Tài chính số 4 (498), 04/2006, tr 23-24.
9. Phạm Thế Vinh (2006). “Vận dụng Franchise trong lĩnh vực kế toán, thuế: Một
phương thức quốc tế hóa chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán”. Kiểm toán, số
4 (65), 05/2006, tr 16-17,20.
10. Trần An (206). “Nhượng quyền kinh doanh sẽ là xu hướng mới”. Thương mại
số 18, 05/2006, tr 3.
92
11. TS. Phí Trọng Hiển (2006). “Vai trò và lợi ích của các ngân hàng thương mại
khi cung cấp dịch vụ cho các bên thực hiện nhượng quyền thương hiệu”. Tạp
chí ngân hàng số 06 (10), 05/2006, tr 41-44.
12. Đỗ Thị Phi Hoài (2006). “Nhượng quyền thương mại - công cụ thúc đẩy sự phát
triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”. Khoa học thương mại số 14,
08/2006, tr 28-33, 65.
13. Xuân Phương (2006). “Vào xa lộ nhượng quyền”. Đầu tư chứng khoán số
38(354), 09/2006, tr 26.
14. Trương Quang Hoài Nam (2006). “Thực trạng và giải pháp phát triển nhượng
quyền thương mại tại Việt Nam”. Khoa học thương mại số 15, 10/2006, tr 20-
24.
15. Lê Văn Phú (2006). “Hệ thống phát triển nhượng quyền: mô hình bán lẻ cho
hội nhập”. Kinh tế châu Á Thái Bình Dương số 40 (131), 10/2006, tr 27.
16. Ths. Bùi Thanh Lam(2006). “Bàn thêm về nhượng quyền thương mại ở Việt
Nam”. Doanh nghiệp và thương hiệu số 11, 11/2006, tr 24.
17. Trung Hiếu (2007). “Làn sóng nhượng quyền thương hiệu”. Đầu tư chứng
khoán số 22 (390), 03/2007, tr 28-29.
18. Thu Thủy (2006), “Lĩnh vực mới trong kinh doanh: Hợp đồng nhượng quyền
thương mại”. Thuế nhà nước, số 18 (88), ngày 02/05/2006, tr 24 – 25.
19. Nguyễn Mạnh (2007), “Thời fast food”. Nhịp cầu đầu tư, số 34, ngày
15/05/2007, tr 38 – 41.
20. Thu Trang (2007), “Fast food Việt lên ngôi”. Nhịp cầu đầu tư, số 34, ngày
15/05/2007, tr 42 – 44.
21. Lý Quí Trung (2007), “Thị trường fast food Việt Nam và cơ hội cho doanh
nghiệp Việt”. Nhịp cầu đầu tư, số 34, ngày 15/05/2007, tr 43.
93
Tiếng Anh
1. Sherman Andrew J (1998). “Franchising and Licensing”. American
Management Association, USA, pp 78 – 100.
2. Dave Thomas, Michael Seid (2000). “Franchising For Dummies”. Wiley
Publishing INC, Canada.
3. Khera Pramod (2001). “Franchising – The route map to rapid bussiness
excellence”. Tata Mc Graw Hill Publishing company limited, India.
Website:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
94
Phụ lục I: Sơ đồ các hình thức kinh doanh nhượng quyền
Bán lại
Chủ thương hiệu
(franchisor)
Regional franchise
(franchise vùng)
Master franchise
(franchise độc quyền)
Single-unit franchise
(Franchise lẻ)
Single-unit franchise
(Franchise lẻ)
Single-unit franchise
(Franchise lẻ)
Area development franchise
(franchise phát triển khu vực)
Tự mở
Bán lại Tự mở
Bán lại
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
95
Phụ lục II: Mức phí nhượng quyền của một số thương hiệu nổi tiếng
trong ngành thực phẩm:
96
Tên công ty Ngành nghề kinh
doanh
Phí nhượng quyền ban
đầu
Phí nhượng
quyền /tháng
Phí khác Tổng chi phí đầu tư ban
đầu
Phở 24 Phở 10.000 (trong nước) – 15.000 USD (ngoài nước) 2 - 6% 50.000 – 60.000 USD
Kinh Đô Bánh kẹo các loại 10.000 USD/160 m2 30.000 – 50.000 USD
KFC Gà rán, hamburger 27.000 USD 4% hoặc 600 USD/tháng
33.000 – 42.850 USD
5% phí QC 1.142.300 - 1.732.300 USD
Trung Nguyên Cà Phê 50.000.000 VNĐ/120m2 2.000 – 10.000 25.500.000 – 31.000.000 USD
Subway Bánh mì kẹp thịt, salad 13.000 USD 101.000 – 257.000 USD
Dunkin’
Donuts Bánh ngọt, bánh rán 179.000 – 1.600.000 USD
Domino’s
Pizza Pizza, bánh mì 141.400 – 415.000 USD
McDonald’s Hamburger, gà rán, salad 150.000 USD 5,5% phí QC 506.000 – 1.600.000 USD
Papa Jonh’s
Int’l Pizza 250.000 USD
Baskin-
Robbins
Cà phê, bánh nướng,
sandwich salad 30.000 – 60.000 USD 5 – 6%
42.000 – 115.000 USD
5% phí QC 132.000 – 547.000 USD
Pizza Hut Pizza 1.400.000 – 1.500.000 USD
Lotteria Gà rán, hamburger 200.000 – 300.000 USD
97
Trong đó:
* Chi phí nhượng quyền ban đầu: bao gồm phí đào tạo và một số khoản khác
* Tổng chi phí đầu tư ban đầu bao gồm chi phí nhượng quyền ban đầu và một số chi phí đầu tư khác
như bất động sản, máy móc thiết bị… Chi phí này không bao gồm những chi phí như chi phí nhượng
quyền hằng tháng trên doanh thu, chi phí quảng cáo
* Chi phí khác: tuỳ theo mỗi thương hiệu
Phụ lục III: Những quy định của luật pháp Việt Nam về nhượng quyền
Hoạt động kinh doanh nhượng quyền chính thức được pháp luật quy định kể từ sự
ra đời của Luật Thương Mại năm 2005 và sau đó là nghị định 35/2006/NĐ-CP quy
định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại và thông tư
09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Chúng ta
điểm qua những nét chính trong quy định của chính phủ về hoạt động này:
* Trước hết, điều 284 luật thương mại đã đưa ra định nghĩa cụ thể về nhượng
quyền thương mại. Chúng ta sẽ đưa ra nhận xét và so sánh sau, tuy nhiên, sự định
nghĩa và công nhận hình thức kinh doanh nhượng quyền là một bước tiến quan trọng
của pháp luật Việt Nam về hoạt động này.
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền
cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:(1). Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và
được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;(2). Bên nhượng
quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công
việc kinh doanh.
98
Pháp luật về nhượng quyền của Việt Nam cũng có đề cập đến các nội dung chính
như:
Điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại
Bên nhượng quyền thương mại phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
9 Có đăng ký kinh doanh hợp lệ tại Việt nam hoặc nước ngoài;
9 Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động
ít nhất một năm; Nếu là thương nhân Việt Nam nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng
quyền nước ngoài thì chỉ được tiến hành cấp quyền thương mại thứ cấp sau khi đã
kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại đó ít nhất một năm;
9 Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan có thẩm
quyền;
Hàng hoá, dịch vụ đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại không thuộc
Danh mục hàng hoá/dịch vụ bị cấm kinh doanh; hoặc nếu thuộc Danh mục hàng
hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp
phải hoặc có đủ điều kiện kinh doanh hoặc được cơ quan quản lý ngành cấp giấy
phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương;
Bên nhận quyền thương mại phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với
đối tượng của quyền thương mại.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được làm bằng văn bản hoặc bằng hình
thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải
được làm bằng tiếng Việt, trừ trường hợp nhượng quyền thương mại ra nước ngoài (khi
đó các bên có quyền lựa chọn ngôn ngữ khác).Thời hạn hợp đồng và giá nhượng quyền
do hai bên tự thỏa thuận.
99
Nếu các bên không có thỏa thuận khác, một bản sao hợp đồng nhượng quyền
thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại phải được Bên nhượng
quyền giao cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết
hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nội dung bắt buộc của bản giới thiệu được Bộ
Thương mại quy định tại Phụ lục III của Thông tư số 09/2006/TT-BTM bao gồm nhiều
chi tiết liên quan đến Bên nhượng quyền, nhãn hiệu /quyền sở hữu trí tuệ, chi phí ban
đầu mà bên nhận quyền phải trả, các chi phí tài chính khác của bên nhận quyền, đầu tư
ban đầu của bên nhận quyền, nghĩa vụ của mỗi bên, mô tả thị trường, thông tin về hệ
thống nhượng quyền, báo cáo tài chính của bên nhượng quyền....
Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng
quyền thương mại có thể bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: (i) Nội dung của
quyền thương mại; (ii) Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền; (iii) Quyền, nghĩa vụ
của Bên nhận quyền; (iv) Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh
toán; (v) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng; (vi) Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải
quyết tranh chấp.
Trong trường hợp hoạt động nhượng quyền có liên quan đến việc chuyển giao đối
tượng sở hữu trí tuệ thì phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công
nghiệp được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, và
phải phù hợp với pháp luật về sở hữu trí tuệ theo điều 10 của nghị định 35/2006.
Theo điều 12 của Luật Chuyển Giao Công Nghệ 80/2006/QH11 cũng có nêu rằng
hình thức của chuyển giao công nghệ có thể là phần chuyển giao công nghệ trong dự
án hoặc hợp đồng nhượng quyền thương mại. Điều này có thể hiểu rằng, trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại thì phần chuyển giao công nghệ sẽ được lập riêng một
phần và phần này cũng sẽ bị chi phối bởi luật chuyển giao công nghệ.
Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
100
Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, Bên nhượng quyền
phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
Tùy theo việc nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài hay không, Bên
nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền tại cơ quan có thẩm quyền tương
ứng. Bộ Thương mại thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước
ngoài vào Việt Nam, và từ Việt Nam ra nước ngoài. Sở Thương mại, Sở Du lịch tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh
doanh thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước.
Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại phải bao gồm :
9 Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu quy định tại
Thông tư số 09/2006;
9 Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Thông tư số
09/2006;
9 Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy
tờ có giá trị tương đương;
9 Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại
Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các
đối tượng sở hữu công nghiệp;
9 Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại
của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động
nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký có
trách nhiệm phải đăng ký hoặc ra quyết định từ chối và thông báo bằng văn bản cho
người nộp đơn. Các thông tin về tình hình đăng ký hoạt động nhượng quyền thương
mại sẽ được đăng lên website của Bộ Thương mại.
101
Phụ lục IV: So sánh nhượng quyền thương mại (franchise)
với license (li-xăng)
Có rất nhiều sự lẫn lộn giữa li-xăng và nhượng quyền thương mại, trong phạm vi
nghiên cứu về hoạt động nhượng quyền thương mại, tác giả xin đưa ra một số phân tích
nhằm làm rõ hai khái niệm này.
Về mặt luật pháp, khái niệm "Li-xăng" dùng để chỉ việc tổ chức, cá nhân ("Bên
giao") cho phép tổ chức, cá nhân khác ("Bên nhận") được sử dụng - trong phạm vi lãnh
thổ nhất định ("lãnh thổ li-xăng") và trong thời hạn nhất định ("thời hạn li-xăng") -
sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá ("đối tượng sở
hữu công nghiệp") đang thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của bên giao – thông
tư 163/TT-SHCN ngày 15/04/1994.
Điều lệ về mua bán li-xăng điều chỉnh các quan hệ về việc chuyển giao dưới mọi
hình thức (mua bán, chuyển nhượng, trao đổi) quyền sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá) đang
được Nhà nước bảo hộ. Việc chuyển giao đó gọi là chuyển giao li-xăng. Việc chuyển
giao nói trên có thể kèm theo việc chuyển giao bí quyết kỹ thuật.
Chúng ta có thể xem bảng so sánh để thấy sự giống và khác của hai hình thức
này:
Tiêu chí Li-xăng Nhượng quyền thương mại
Đối tượng
chuyển giao
Quyền sử dụng sáng chế, giải
pháp hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá
đang trong thời hạn bảo hộ, có
hoặc không kèm theo bí quyết
Cách thức tổ chức kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ gắn với nhãn
hiệu, tên thương mại, bí quyết
kinh doanh…của bên nhượng
quyền.
102
kỹ thuật.
Hình thức
chuyển giao
Mua bán, chuyển nhượng, trao
đổi quyền sử dụng đối tượng
chuyển giao
Chuyển nhượng quyền sử dụng
Hoạt động
kinh doanh
Độc lập và không theo cách
thức của bên chuyển giao
Độc lập nhưng tiến hành theo
cách thức tổ chức kinh doanh do
bên chuyển nhượng quy định
Kiểm soát
Không chịu sự kiểm soát chặt
chẽ về hoạt động kinh doanh
Chịu sự kiểm soát chặt chẽ để
đảm bảo hoạt động kinh doanh
không ảnh hưởng đến bên
nhượng quyền và hệ thống
Hỗ trợ
Không được sự hỗ trợ của
người chuyển giao về
marketing, đào tạo
Được hỗ trợ hoạt động marketing,
đào tạo, huấn luyện nhân viên và
nhiều hoạt động khác…
Phí chuyển
nhượng
Phí li-xăng thường chỉ trả lúc
làm hợp đồng chuyển nhượng
Bao gồm cả phí chuyển nhượng
và phí hằng tháng phụ thuộc vào
doanh thu
Quyền SHCN
Phải đăng ký bảo hộ quyền
SHCN trước khi nhuyển
nhượng
Không bắt buộc phải đăng ký bảo
hộ SHCN trước khi nhượng
quyền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46858.pdf