Luận văn Hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH thương mại -Thực trạng và một số kiến nghị

Để nâng cao hoạt động tiệu thụ sản phẩm hiện nay là một vấn đề không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.Bởi vì hoạt động tiêu thụ là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.Do đó khi đánh giá đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp là xem xét hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp đó như thế nào,doanh nghiệp có phát huy hết tất cả tiềm lực của mình để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Để từ đó giúp cho công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh

doc33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH thương mại -Thực trạng và một số kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đều đã biết tiệu thụ là một khâu rất quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào.Tiêu thụ tuy không phải là khâu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng nó chính là yếu tố tiền đề cốt lõi để thúc đẩy tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường ,khi ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp phải đối mặt,thì hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp trở nên ngày càng quan trọng,quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy mà doanh nghiệp không có những biện pháp để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức và khó khăn trên thị trường . Với suy nghĩ trên sau một thời gian thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn Cường Phát em chọn đề tài “Hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH thương mại -Thực trạng và một số kiến nghị ”. Luận văn của em gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại Cường Phát Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Thương mại Cường Phát. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm cho Công ty TNHH Thương mại Cường Phát CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƯỜNG PHÁT 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty thành lâp: 3-11-2003 Tên Công ty: Công ty TNHH Thương mại Cường Phát Sản phẩm đăng ký: Kinh doanh ngành lương thực_thực phẩm Tên Tiếng Anh/Tên viết tắt: Cuong Phat rading Co.,LTD Loại hình công ty: TNHH Thành viên sở hữu Công ty: Nguyễn Khắc Cường Địa chỉ trụ sở đăng ký: 66a Võng Thị_Tây Hồ_Hà Nội Điện thoại: 04 9323 832 Fax:04 9323 106 E-mail: cuongphat@fpt.vn Ngành nghề đăng ký kinh doanh: đồ uống, nhà hàng, bành kẹo, chế biến lương thực thực phẩm, thuỷ hải sản..vv Mã số thuế:0101420353 Vốn điều lệ: 5,000,000,000 Giám đốc công ty: Nguyễn Khắc Cường Phạm vi hoạt động: Thành phố Hà Nội và các tỉnh phía bắc 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty: 2.1. Chức năng: .Công ty tập trung kinh doanh các sản phẩm sau: .Các sản phẩm bánh kẹo: bánh trung thu, hạt điều .Sản phẩm đồ uống:nước tinh khiểt, nước yến .Các sản phẩm sấy như: mít khô... .Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty đuợc phép kinh doanh như: hạt điều, nước yến. 2.2 Nhiệm vụ: - Công ty nỗ lực phấn đấu để kinh doanh một cách có hiệu quả nhất và đạt lợi nhuận cao nhất có thể có. - Tuân thủ đúng quy định của Nhà nước, của Công ty về quản lý tài sản, tiền vốn, kinh doanh ,nguồn lực thể hiện hạch toán kinh tế bảo đảm duy trì và phát triền vốn nộp ngân sách đúng quy định của nhà nước. - Tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình: kinh doanh có lãi và hiệu quả, đảm bảo thu nhập và các chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật, nộp thuế và thực hịên đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho ngưòi lao động bên cạnh đó luôn luôn phải giừ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện đầy đủ chính sách xã hội với người lao động. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động bằng việc thực hiện đúng quy định của bộ luật lao động. - Công ty cũng đang tiếp tục đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày một tốt hơn đối với người tiêu dùng. -Tăng cường đầu tư chuyên sâu,mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. -Xây dựng các phương án kinh doanh phát triển theo kế hoạch, mục tiêu chiến lược của công ty 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty: P.Tổ chức hành chính Giám đốc Phó giám đốc P.Kế toán P.Kinh doanh 3.1 Chức năng nhiệm vụ giám đốc: - Chính là người điều hành tất cả công việc của công ty thông qua các phòng ban. - Là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về việc làm của công ty. - Điều hành tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. -Quản lý tài chính của công ty - Giải quyết các khiếu nại trong và ngoài công ty - Bổ nhiệm bãi nhiệm và tuyển dụng lao động mới - Thực hiện tất cả các công tác, khen thưởng thi đua. 3.2 Phó giám đốc kinh doanh tài chính: Thay mặt giám đốc để phụ trách công tác tài chính, hoạt động kinh doanh như tài sản, vốn, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, chiến lựợc kinh doanh cho công ty và cuối cùng là doanh thu của công ty. 3.3 Phòng kinh doanh: Với chỉ 5 người nhưng đều có trình độ cao đẳng trở lên, phòng được giao nhiêm vụ là lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch vốn, nghiên cứu thị trường, tìm ra phương thức để tiêu thụ sản phẩm; tổng hợp các hợp đồng kinh tế của các bộ phận nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc. 3.4 Phòng kế toán: - Quản lý công tác kế toán thống kê tài chính tham mưu cho giám đốc về kế toán, thống kê, tài chính, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu-chi với khách hàng, nội bô, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty báo cáo giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh lỗ lãi của công ty. - Kiểm tra xem các hợp đồng kinh tế có đúng pháp luật hay không - Thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, tuân thủ các quy chế tài chính của công ty cũng như các chế độ tài chính Nhà nước ban hành. - Quản lý vốn, tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chi phí giá thành. Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế, phối hợp với các phòng và các đơn vị trực thuộc, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, tuân thủ các quy chế tài chính của công ty và các chế độ tài chính Nhà nước ban hành. 3.5 Phòng tổ chức hành chính: - Thu xếp lịch làm việc cho Giám đốc - Tiếp nhận, phân loại xử lý các văn bản - Quản lý phương tiện, thiết bị và dụng cụ hành chính - Lập quy trình công tác khối phòng ban nghiệp vụ. - Phụ trách về công tác nhân sự, kế hoạch tiền lương,giúp giám đốc xây dựng các phường án tổ chức bộ máy cán bộ quản lý. 4. Vốn kinh doanh của Công ty Nói chung trong 3 năm trở lại đây tổng vốn kinh doanh của Công ty cũng tương đối cao,và tăng đều qua các năm.Năm 2005 tổng vốn kinh doanh của công ty là 6.820 triệu đồng,thì sang năm 2006 đã tăng 13,72% với tổng số vốn là 7.756 triệu đồng,năm 2007 đạt 8.874 triệu đồng tăng 14,41% so với năm 2006. Chia theo sở hữu : vốn chủ sở hữu và vốn vay Đối với vốn chủ sở hữu của cồng ty năm 2005 là 4.536 triệu đồng,năm 2006 lượng vốn chủ sở hữu tăng 15,82% tương đương 718 triệu đồng, năm 2007 tăng 11,61% tương đương với 610 triệu đồng. Còn lượng vốn vay của công ty cũng tăng dần qua năm tuy nhiên tỷ trọng thì lại giảm.Năm 2005 lượng vốn vay của công ty là 2.284.Năm 2006 lượng vốn vay là 2.502 triệu đồng tằng 9,54% so với năm 2005 tương đương với 218 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ công ty đã luôn cố gắng hết sức để cải thiện tình hình tài chính. Chia theo tính chất :Gồm vốn cố định và vốn lưu động Vốn cố định của công ty cũng tăng đều qua các năm.Năm 2006 vốn cố định tăng 15,76% so với năm 2005 tương đương với 625 triệu đồng,năm 2007 tăng 11,59% so với năm 2006 tương đương với 532 triệu đồng. Vốn lưu động của công ty cũng tăng qua các năm song tỷ trọng thì lại thấp so với vốn cố định.Năm 2006 vốn lưu động là 3.166 triệu đồng tăng 10,89% so với năm 2005,năm 2007 là 3.752 triệu đồng tăng 42,28% so với năm 2006. 5. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty Qua bảng số liệu ta thấy công ty trong 3 năm trở lại đây(2005-2007) đã đạt một số kết quả rất khả quan và được phản ánh qua các chỉ tiêu :giá trị tổng sản lượng,doanh thu,lợi nhuận… Giá trị tổng sản lượng theo giá cố định đều tăng qua các năm.Năm 2005 là 12.315 triệu đồng thì năm 2006 đã tăng lên 14.845 triệu đồng tương đương với 20,54%. Sang năm 2007 thì tăng chậm hơn một chút là 16.575 triệu đồng tương đương 11,17%. Doanh thu của công ty cũng tăng qua các năm cụ thể :năm 2005 doanh thu đạt 11.730 triệu đồng ,năm 2006 doanh thu đã tăng lên 13.621 tương đương với 16,12%,năm 2007 doanh thu đạt 15.354 triệu đồng tăng 12,72% so với 2006. Tổng số lao động của công ty trong 3 năm(2005-2007) cũng đã tăng nhưng với số lượng rất nhỏ và chậm hơn so với tốc độ tăng doanh thu vì vậy năng suất lao động tăng lên :năm 2005,2006,2007 lần lượt là 234,6 ;247,66 ; 251,70 triệu đồng. Còn lợi nhuận của Công ty cũng tăng không hề nhỏ. Năm 2005 đạt 600 triệu động,năm 2006 đạt 750 triệu đồng, tăng 150 triệu đồng tương đương với 25% so với năm 2005.Năm 2007 đạt 850 triệu đồng,tăng 100 triệu đồng tương đương với 13,33% so với năm 2006 Thu nhập bình quân của người lao động cũng đều qua các năm cụ thể là: năm 2005,2006,2007 là 2,210 ;2,400 ;2,500 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2005,2006 đều tăng nhưng sang năm 2007 giảm hơn một chút (năm 2005,2006,2007 :0,05% ;0,06 :0,05%.) Tóm lại qua bảng số liệu ở trên ta chúng ta thấy rằng lợi nhuận của công ty đã tăng đều qua các năm, lợi nhuận của năm sau luôn cao hơn năm trước, việc kinh doanh luôn đạt hiệu quả cao vì vậy mà tiền lương của nhân viên không những được ổn định mà còn tăng. Và trong những năm qua, Công ty đã từng bước nắm bắt nhu cầu thị trường vì vậy mà Công ty đã đưa ra thị trường những sản phảm phong phú cả về hình thức lẫn chất lượng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện một hệ thống chính sách khuyến khích với khách hàng được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tế trong từng thời kỳ, điều này đã giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty luôn ổn định và phát triển. Cuối cùng,qua các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh vừa nêu trên ta thấy,hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Cường Phát là rất cao và cần được duy trì và phát triển hơn nữa. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CƯỜNG PHÁT 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của công ty. 1.1 Về mặt hàng và thị trường 1.1.1 Mặt hàng Công ty TNHH Cường Phát là một công ty thương mại chuyên kinh doanh về các mặt hàng lương thực thực phẩm cho nên Công ty cũng có rất nhiều mặt hàng.Mặt hàng kinh doanh chính của Công ty trong những năm qua là đồ uống và bánh kẹo. Cũng giống như nhiều Công ty khác kinh doanh trong lĩnh vực thương mại đều có một vài mặt hàng mạnh.Công ty TNHH Cường Phát cũng không ngoại lệ và có một số mặt hàng mạnh như:Nước yến,bánh trung thu..Mặt khác Công ty cũng còn một số hạn chế vế mẫu mã chưa được đẹp và bắt mắt với khách hàng cho lắm vì vậy mà có một vài mặt hàng tiêu thụ không được chạy cho lắm dẫn đến tồn kho. 1.1.2 Thị trường Trong những năm qua thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty vẫn là thị trường miền Bắc.Mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất là hạt điều với số lượng tương đối lớn do mùi vị rất đặc biệt mà lại dễ ăn vì vậy có rất nhiều nơi ở miền Bắc đặt hàng,trong đó có nhà hàng và khách sạn đặt với số lượng tương đối lớn. Ngoài ra Công ty còn có một số thế mạnh về thị trường như có rất nhiều bạn hàng trung thành lâu năm không những để trao đổi trục tiếp buôn bán mà đó còn chính là cầu nối để có được những bạn hàng mới.Tuy nhiên Công ty cũng còn một số điểm yếu đó là chưa khai thác hết thị trường tiềm năng một cách tối đa,chưa đi sâu vào nghiên cứu thị trường các vùng lân cận.Những sản phẩm mà công ty đưa ra thị trường thì hầu như không có thay đổi nhiều so với trước đó vì vậy mà chưa gây được nhiều sự chú ý của khách hàng.Do đó mà thị trường của công ty vẫn chủ yếu là thị trường miền Bắc. 1.2. Các kênh phân phối Công ty Người bán lẻ Người tiêu dùng cùng Đại lý Người bán lẻ Kênh trực tiếp( kênh cấp 0): Công ty đưa sản phẩm của mình trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.Chính tại ở đây công ty có dịp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng,giúp cho khách hàng có thể so sánh giá cả,mẫu mã,bao bì,chủng loại các sản phẩm cùng loại đối với các đồi thủ cạnh tranh. Đồng thời thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, công ty cũng thu thập được các thông tin phản hồi từ phía khách hàng, giúp Công ty có các phương hướng kinh doanh hiệu quả hơn. Sản lượng tiêu thụ của các kênh này chỉ chiếm khoảng 13%. Kênh phân phối thông qua các nhà bán lẻ(kênh cấp 1) Đây chính là các nhà bán lẻ có qui mô lớn,các trung tâm thượng mại,các siêu thị lớn;chẳng hạn như siêu thị Big C,Metro.Sản lượng tiêu thụ qua kênh phân phối này khoảng 22% Kênh phân phối thứ ba: (Kênh phân phối cấp 2 hay kênh dài ):kênh này thông qua người bán lẻ và đại lý. Đây chính là kênh phân phối quan trọng nhất của công ty.Sản lượng tiêu thụ của kênh phân phối này 65% 1.3 Sử dụng chiết khấu thanh toán,chiết khấu thương mại trong tiêu thụ sản phẩm. 1.3.1 Chiết khấu thanh toán: Chiết khấu thanh toán chính là khoản mà người bán giảm trừ cho người mua khi thanh toán trước thời hạn không liên quan gì đến hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa người mua và người bán nên không thể ghi giảm giá trị hàng hóa tăng giá vốn được.Vì vậy giá vốn hàng bán sẽ không đổi khi người mua được hưởng hay không được hưởng chiết khấu thanh toán. Chiêt khấu thanh toán thực chất là 1 hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình thu tiền và trả tiền nó được coi là một hoạt động tài chính của DN.Ngoài ra nó còn là hình thức khuyến khích người mua trả tiền sớm, khả năng quay vòng vốn nhanh.Bên cạnh đó chiết khấu thanh toán chỉ liên quan đến việc thanh toán chứ nó không liên quan gi đến thuế cả. Trong nhiều năm qua để cạnh tranh vói các đổi thủ trên thị trường đồng thời Công ty cũng muốn thu hồi vốn nhanh.Vì vậy mà Công ty đã sử dụng hình thức chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán sớm với mức chiết khấu từ 5-20% tuỳ theo thời gian thanh toán sớm đến đâu của khách hàng:giả sử công ty bán hàng 100 triệu đồng cho khách hàng, số tiền công ty phải thanh toán là 100 triệu đồng,vậy doan thu tăng 100 triệu đồng,.Nhưng do ngưòi mua thanh toán trước thời hạn vì vậy công ty đã chiết khấu cho khách hàng 5%,Do đó khách hàng chỉ phải trả 95triệu đồng. 1.3.2 Chiết khấu thương mại Chiết khấu thương mại là khoản mà người bán giảm trừ cho người mua khi mua với số lượng hàng lớn. Bên cạnh việc áp dụng chiết khấu thanh toán đồng thời công ty cũng áp dụng chiết khấu thương mại.Vì hàng năm công ty bán với số lượng hàng tương đối lớn và cũng một phần do thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.Do đó khi khách mua với số lượng lớn hoặc là khách quen thì Công ty luôn chiết khấu % cho khách hàng.Chẳng hạn khi khách hàng mua với số lượng trên 100 triệu đồng hoặc là khách quen thì Công ty chiết khấu tu 10% trở lên cho khách hàng.Chính vì thế mà số lượng khách hàng đến với Công ty ngày càng đông và với số lượng đặt hàng không hề nhỏ.Từ đó doanh thu của Công ty hàng năm đều tăng. 1.4 Cơ cấu lao động của Công ty Qua bảng cơ cấu lao động trên ta thây rằng cơ cấu lao động của công ty không ngừng thay đôi theo chiều hướng tích cực và đều tăng qua các năm năm 2005 số lượng là 50 người. Năm 2006 do công ty đã mở rộng sản phẩm ra nhiều thị trường vì vậy công ty đã tuyển thêm 5 người, nâng tổng số nhân viên của công ty năm 2006 lên 55 người và đã tăng thêm 10% so với năm 2005. Sang năm 2007 công ty đã kí kết đuợc rất nhiều hợp đồng với các đại lý và cửa hàng với số lượng sản phẩm lớn vì vậy mà công ty cũng rất cấn nguồn nhân lực, do đó mà số lượng nhân viên của công ty năm 2007 đã thêm 6 người và so với năm 2006 tăng 10,9%. Trong đó theo giới tính: số nhân viên nam năm 2006 tăng 13,79% so với năm 2005, năm 2007 tăng 6,06 so với năm 2006. Còn số nhân viên nữ năm 2006 tăng 4,76% so với năm 2005, năm 2007 tăng 18,18% so với 2006. Theo trình độ chuyên môn: Hầu như tất cả đều có trình độ cao đẳng trở lên và mọi người đều còn rất trẻ nhưng không hề thiếu kinh nghiệm trong công việc, cụ thể là: Đại học: năm 2005 là 22 nguời, năm 2006 24 người tăng 9,09% so với 2005, năm 2007 28 người tăng 16,67% so với năm 2006. Cao đẳng: năm 2005 17 người, năm 2006 19 người tăng 11,76% so với năm 20 Trung cấp, Thpt: năm 2005 là 11 người, 2006 và 2007 12 người. Năm 2006 tăng 9,09% so với 2005. Còn năm 2007 so với 2006 không thay đổi. Theo độ tuổi :Số lao động trên 45 tuổi chiếm tỉ trọng tương đối thấp năm 2005,2006,2007 đều chỉ có 2 người.Còn số lao động có độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi chiếm một số lượng lớn số lao động trong toàn công ty.Năm 2005 là 30 ngưòi chiếm 60% trong tổng số lao động,năm 2006 là 32 người tăng 6,67% so với năm 2005,năm 2007 là 35 người tăng 9,37% so với 2006 Từ bảng cơ cấu lao động trên cho ta thấy rằng công ty luôn quan tâm đến vấn đề nhân tài,và cơ cấu lao động của công ty qua các năm đều đã tăng. 1.5 Sản phẩm thị trường Cho đến bây giờ công ty vẫn duy trì một số sản phẩm có thương hiệu mạnh ở trong nước, nhưng về lâu dài thì công ty đang cố gắng tâp trung đưa ra những sản phảm mới chất lượng còn tốt hơn. Từ năm 2005 đến năm 2007 lợi nhuận của công ty tăng lên rất nhanh do chất lưọng sản phẩm ngày càng được cải thiện và mỗi năm tốt dần lên.Và chiến lược lầu dài về sản phẩm của công ty là “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty chính là những sản phẩm gắn với đời sống hàng ngày như nước ngọt, bánh kẹo.Phạm vi hoạt động thì rộng khắp nhưng chủ yêu tập trung ở các tỉnh phía Bắc. Bảng 4: Số lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm 2005-2007 Tên sp Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng: (thùng) Số lượng: (thùng) Số lượng: (thùng) Hạt điều 600 690 750 Bánh 520 600 700 Nước yến 500 550 590 Kẹo 410 400 350 Tổng cộng 2030 2240 2390 Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lượng bánh tăng lên rõ rệt.Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và chất lưọng của bánh ngày càng ngon, mẫu mã thì luôn luôn thay đổi để đáp ứng người tiêu dùng. Năm 2005 số lượng bánh bán được là 520 thùng, năm 2006 bán được 600 thùng tăng 15,38% so với năm 2005, năm 2007 bán được 700 thùng tăng 16,67% so với năm 2006. Trong khi đó sản lượng hạt điều cũng tăng tương đối do mùi vị rất lạ và được rất nhiều quán café, nhà hàng đặt với số lượng lớn. Năm 2005 số lượng hạt điều 600 thùng, năm 2006 là 690 thàng tăng 15% so với năm 2005, năm 2007 là 750 thùng tăng 8,69% so với năm 2006. Đối với nước yến thì số luợng thùng cũng tăng không nhiều do giá sản phẩm cao hơn các sản phẩm khác. Năm 2005 là 500 thùng, năm 2006 550 thùng tăng 10% so với năm 2005, năm 2007 590 thùng tăng 7,27% so với năm 2006. Tuy nhiên số lượng kẹo lại giảm trong các năm qua do nhiều đại lý và siêu thị không đặt hàng nhiều như trước nữa. Năm 2005 là 410 thùng, năm 2006 400 thùng giảm 2,44% so với năm 2005, năm 2007 350 thùng giảm 12,5% so với năm 2006. Tóm lại qua bảng số liệu trên ta thấy hấu như các sản phẩm đều tăng. Từ đó chứng tỏ chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng đựoc nâng cao và đuợc ngưòi tiêu dùng ưa chuộng. 2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Cường Phát 2.1 Tổng quan về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Cường Phát Tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.Tôc độ tăng trưởng sản lượng,doanh thu của việc tiêu thụ sản phẩm thể hiện sự tăng trưởng về hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 5: Kết quả hoạt động tiêu thụ của Công ty qua 3 năm 2005-2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Sản lượng tiêu thụ (thùng) 2030 2240 2390 Tổng doanh thu(triêụ đồng) 11.730 13.621 15.354 Lợi nhuận(triệu đồng) 600 750 850 Tl bq 1 cnv(nghìn đồng) 2210 2410 2500 Số lao động(người) 50 55 61 Nguồn : Phòng thị trường công ty tnhh Cường Phát Qua bảng số liệu trên ta thấy,sản lưọng tiêu thụ của năm 2006 tăng 10,35% tương đương với 210 thùng so với năm 2005,còn năm 2007 so với năm 2006 tăng 6,69% tương đương với 150 thùng.Chính vì vậy mà hoạt động tiêu thụ của công ty đang tăng trường mạnh mẽ và chỉ tiêu đó cũng cho ta thấy được công ty đã có hiệu quả trong việc kinh doanh Do sản lượng tiêu thụ tăng nên lợi nhuận và thu nhập bình quân của cnv cũng tăng.Năm 2006 lợi nhuận tăng 25% so với 2005,năm 2007 tăng 13,3% so với 2006.Còn thu nhâp bình quân của người lao động năm 2006 tăng 9,05% so với 2005,năm 2007 tăng 3,73% so với năm 2006 2.1.1. Tình hình tiêu thụ theo vùng của công ty Bảng 6: Số lượng tiêu thụ sản phẩm theo vùng của Công ty TNHH CườngPhát STT Vùng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Sl(thùng) Sl(thùng) Sl(thùng) 1 Hà Nội 610 660 711 2 Hải Phòng 380 391 401 3 Quảng Ninh 352 372 397 4 Bắc Ninh 276 281 301 5 Lạng Sơn 198 202 228 6 Hà Tây 314 334 352 7 Tổng cộng 2030 2240 2390 Qua bảng số liệu trên ta thấy,Hà nội hiện vẫn đang là thì trường chủ yếu của công ty;chiếm một phần lớn tổng sản lượng tiêu thụ trên tất cả các thị trường với số lượng lần lượt là lượng là:năm 2005 610 thùng,năm 2006 660 thùng,năm 2007 là 711 thùng.Mà nguyên nhân chủ yếu do công ty đặt trụ sở tại hà nội vì vậy việc cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng thật dễ dàng và nó cũng tiện hơn rất nhiều so với các tỉnh khác. Tiếp theo lần lượt là các thị trường Hải phòng Quảng ninh với số lượng tiêu thụ cũng không hể nhỏ. Đối với Hải phòng năm 2005 số lượng tiêu thụ 380 thùng,năm 2006 là 391 thùng ,năm 2007 là 401 thùng.Còn ở Quảng Ninh năm 2005 352 thùng,năm 2006 là 372 thùng,năm 2007 là 397 thùng.Cuối cùng là một số thị trường khác ơ miền Bắc với số lượng khiêm tốn hơn một chút. Thị trường xuất khẩu( nước ngoài):Công ty hiện đang xuất khẩu một số sản phẩm bánh kẹo vầ đồ uống sang một số nước Châu Á:Thái Lan.Singapore.. Đây là các thị trường có rất nhiều triển vọng và tiềm năng nhưng nó cũng đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm vì nhu cầu của họ rất cao.Và một điều khó khăn nữa chúng ta không thể không quan tâm đến đó là khi chúng ta kinh doanh buôn bán trên thị trường này sẽ phải đối mặt và cạnh tranh với rất nhiều đối thủ lớn với thường hiệu đã có từ rất lâu và một nguồn tài chính dồi dào. 2.1.2 Tiếp cận các hoạt động tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ Công ty hiện gìơ có 3 hình thức tiêu thụ sản phẩm:Phân phối trực tiếp sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng,thông qua đại lý phân phối tới người bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng,thông qua nhà bán lẻ.Công ty chủ yếu kinh doanh thông qua kênh phân phối cấp 2(thông qua các đại lý,người bán lẻ và đến tay người tiêu dùng cuối cùng).Bên cạnh đó công ty cũng áp dụng các hình thức kênh phân phối câp 0 và cấp1. Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ trong các kênh phâm phối Các loại kênh phân phối Cấp 0 Cấp 1 Cấp 2 Tỷ lệ % sản phẩm phân phối của các kênh 12% 23% 65% 2.1.3. Tiếp cận hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo mùa Sản phẩm mà công ty kinh doanh chủ yếu là bánh kẹo, đồ uống.Vì vậy nó cũng liên quan và chịu ảnh hưởng rất nhiều đến thời tiết.Nhất là đối với nước ta một nước mà thời tiết luôn nóng ẩm. Bảng 7: Khối lượng sản phẩm tiêu thu theo mùa của Công ty TNHH Cường Phát Tên sp Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Mùa nóng Mùa lạnh Mùa nóng Mùa lạnh Mùa nóng Mùa lạnh Hạt điều 150 450 172 518 193 557 Bánh 199 321 238 362 261 439 Nước yến 402 98 448 102 481 109 Kẹo 109 301 95 305 68 282 Tổng cộng 860 1.170 953 1.287 1003 1.387 Tử bảng số liệu trên và cũng từ thực tế cho ta thấy,vào mùa lạnh thì nhu cầu tiêu dung bánh kẹo cao hơn mùa hè vì vào mùa đông thường có nhiều lễ hội và đám cười, đó là thường vào các tháng đầu năm và cuối năm.Vì vậy mà trong thời gian này ngoài việc nhu cầu cho hàng ngày họ còn thường dùng cho ngày lễ tết.Do đó mà nhu cầu tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo trong thời gian này thường rất cao so với những thời gian khác trong năm.Còn mùa hè thi nhu cầu về bánh kẹo lại giảm hẳn nhưng bù vào đó thì nhu cầu về đồ uống lại tăng mạnh.Vì thế trong giai đoạn này nhu cầu sử dụng bánh kẹo giảm hẳn so với các tháng khác. 2.2 Công tác quản trị các hoạt động tiêu thụ của Công ty TNHH Cường Phát 2.2.1 Công tác nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là một hoạt động quan trọng nhằm mục đích cuối cùng là tiêu thụ được sản phẩm .Trong công việc nghiên cứu thị trường bao gồm các công việc chỉ nhằm mục đích để trả lời những câu hỏi sau: Thị trường hiện cần những sản phẩm gì? Trên thị trường hiện có bao nhiêu doanh nghiệp cùng kinh doanh loại sản phẩm đó. Khách hàng có thể mua sản phẩm với giá bao nhiêu ? Với việc nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay thì doanh nghiệp nên tung ra những loại sản phẩm như nào? Quá trình nghiên cứu thị trường hiện nay chủ yếu được tiến hành thông qua đài báo,truyền hình,internet…Thông qua việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho công ty có thể chủ động hơn trong việc tiếp cận và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và khách hàng. Thông qua công việc nghiên cứu thị trường giúp công ty chủ động hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhanh chóng nắm bắt được các thay đổi thị hiếu tiêu dùng, sự thay đối trong sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh từ đó họach định được các chiến lược kinh doanh đúng đắn. Cuối cùng chúng ta có thể kêt luận công việc nghiên cứu thị trường có tính bao chùm và nó cũng khiến ta tốn nhiều kinh phí và thời gian. 2.2.2 Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Một công việc rất quan trọng, giữ một vị trí, vai trò mở đường cho tất cả các chức năng quản trị khác nên nó được được coi là chức năng quản trị chính yếu, hầu như không thể thiếu. Xác định được tầm quan trọng của lĩnh vực này, ngay từ những ngày mới đầu thành lập công ty đã tỏ ra hết sức quan tâm đến công tác kế hoạch. Căn cứ vào tính đặc thù sản phẩm của công ty thưòng là đựoc tiêu thụ theo thời vụ của những thời vụ năm trước như lượng bán, khả năng tiêu thụ, nhu cầu sử dụng của đại lý của khách hàng thì công ty làm kế hoạch nhập khẩu sản phẩm để dự trữ vì sản phẩm của công ty mang tính thời vụ, nên sản phẩm của công ty thường được tiêu thụ vào thời điểm đặc biệt của năm chẳng hạn như dằm trung thu…Vì vậy mà không chuẩn bị trước thì sản phẩm sẽ không đủ để phục vụ khách hàng. Cũng do tính đặc thù của việc tiêu thụ sản phẩm nên công tác kế hoạch phải căn cứ theo mùa vụ. Vào mùa đông thì công ty có kế hoạch nhập khẩu bánh kẹo nhiều hơn. Còn mùa hè thì do thời tiết nóng nực công ty giảm nhập khẩu bánh kẹo, và tập trung vào việc nhập khẩu nước uống nhiều hơn. Trong một vài năm tới công ty có kế hoạch mở rộng sản phẩm ra nhiều thị trường hơn ví dụ như: Miền Nam, khu vực Nam Á …Vì vậy mà công ty rất cần nguồn nhân lực. Do đó mà công ty cũng có kế hoạch xây dựng thêm văn phòng để đáp ứng một số lượng nhân viên mới. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch cho các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ :các hoạt động Marketing,quảng cáo,các hoạt động phát triển thương hiệu. Nói tóm lại công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và thực hiện công việc tiêu thụ sản phẩm đã được rất nhiều kết quả đáng kể . 2.3 Công tác hỗ trợ các hoạt động tiêu thụ 2.3.1 Quảng cáo Quảng cáo là một trong những hoạt động được công ty rất quan tâm và đâu tư rất nhiều trong quá trình kinh doanh.Như chúng ta đã biết trên thế giới hiện nay xuất hiện rất nhiều hình thức quảng cáo khác nhau với rất nhiều phương thức.Nhưng đối với nước ta một nước vẫn còn rất lạc hậu và nghèo nàn,nền kinh tế thì cũng mới chuyển sang cơ chế thị trường nên hoạt động quảng cáo vẫn chưa phát triển bằng các nước phương tây.Hoạt động quảng cáo của ta chủ yếu dưới các hình thức sau: quảng cáo qua truyền hình,truyên thanh,internet,phát tờ rơi,ap phích.., Hình thức quảng cáo của công ty chủ yếu là phát tờ rơi,quảng cáo trên truyền hình.Và hàng năm đã tiêu tốn một lượng chi phí không nhỏ của công ty. 2.3.2 Công tác Marketing và tiếp thị chào hàng Công ty đã phân công cho những người có khả năng giao tiếp tốt, thông thạo việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm và khả năng thuyết phục khách hàng tốt. Chẳng hạn trong việc tiêp thị một sản phẩm mới thì nên giới thiệu ớ các cửa hàng lớn, siêu thị, chợ chỗ đông người sinh sống. Đồng thời cũng phát tờ rơi, quảng cáo trên báo, truyền hình về sản phẩm của mình. Còn với công việc bán hàng thì công ty đã tìm hiểu nhu cầu và sở thích của khách hàng để từ đó chúng ta có thể đáp ứng mọi yêu cầu về sản phẩm mà họ cần. Bên cạnh đó công ty cũng đã cử một số người theo dõi sát sao khách hàng về việc sử dụng sản phẩm cua mình để xem họ có hài lòng hay không hài lòng về sản phẩm của mình để từ đó có phương hướng cải thiện mẫu mã sản phẩm. Và cuối cùng là 1 chiến lược tiếp thi hết sức hiệu quả mà nhiều công ty áp dụng đó là đưa ra các chương trình khuyến mại và trao thưởng khi mua sản phẩm của công ty mình. 2.3.3 Hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế hội nhập và nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay,việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại trong công việc kinh doanh của công ty. Thị trường chủ yếu của công ty hiện nay là các tỉnh miền bắc.Còn ở các khu vực khác thì hầu như sản phẩm của công ty không đựoc biết đến nhiều.Chính vì vậy mà việc mở rộng thị trường của công ty là vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong kế hoạch kinh doanh của công ty. 2.3.4 Công tác quản lý chất lượng Sản phẩm phẩm phải có mẫu mã đẹp, mới lạ, bao bì phải đóng gói cẩn thận, trong lượng phải đủ không được thiếu. Chất lượng sản phẩm phải đựợc đảm bảo và được cục bảo vệ thực phẩm kiểm định đúng chất lưọng sản phẩm và đạt tiêu chuẩn thì từ đó sản phẩm mới được tung ra thị trường. 2.4 Đánh giá chung tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Cường Phát 2.4.1 Những thuận lợi và điểm mạnh Công ty cần phát huy Về chất lượng sản phẩm:công ty có rất nhiều sản phẩm bánh kẹo và đồ uống,từ những sản phẩm cao cấp đến những sản phẩm trung bình.Công ty có thể đáp ứng mọi đối tượng khách hàng từ những người có thu nhập thấp đến những người có thu nhập cao. Bên cạnh đó cùng với việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm,thì trong thời gian qua công ty cũng đã xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang mốt số thị trường mơi(thị trường miền nam,miên trung.. 2.4.2 Những khó khăn và hạn chế của Công ty Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế.Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tuy đã được mở rộng hơn trước rất nhiều nhưng hầu như công ty vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng của thị trường Hầu như sản phẩm của công ty chủ yếu để phục vụ cho việc tiêu dùng trong nước mà chủ yếu là thị trường ở miền Bắc và các tỉnh khác ở miền Trung,miền Nam chứ tiếp cận được Tình hình kinh tế trong và ngoài nước luôn luôn biến động và không ổn đinh.Từ đó dẫn đến lạm phát và giá cả leo thang và thay đổi liên tục, cùng với đó là việc quản lý thị trường của ta vẫn còn rất lỏng lẻo, còn người tiêu dùng thì đa số lại ưa hàng rẻ, từ đó dẫn đến hàng giả tràn ngập khắp thị trường với giá rất rẻ và mãu mã không khác hàng thật. Chính vì vậy công ty luôn luôn phải thay đổi giá cả các mặt hàng. Việc xây dựng kế hoạch của công ty còn nhiều vấn đề,chưa có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn có tính bền vững.Trong thực tế cho thấy lý thuyết cũng như kinh nghiệm về quản trị kinh doanh du nhập vào nước ta còn rất nhiều mới mẻ. Do vậy việc áp dụng kinh nghịêm quản lý chưa được linh hoạt, kết quả đạt được chưa cao mà trong nhiều trường hợp còn cho tác dụng ngược lại. Công tác quản lý của công ty còn gặp nhiều khó khăn khi mà số lượng lao động thời vụ chiếm tỉ lệ cao, từ đó gây ra sự phân tán chồng chéo công việc làm cho công tác quản lý của công ty gặp nhiều khó khăn. Về việc giải quyết các vấn đề phúc lợi công ty vẫn còn đang lúng túng khi giải quyết một số quyền lợi cho người lao động, do tình hình tài chính của công ty vẫn chưa có một quy định cụ thể nào có hiệu lực để chi trả cho người lao động nên đôi khi vẫn không động viên kịp thời cán bộ công nhân viên trong quá trình làm việc và phần nào đã làm giảm không khí thi đua của công ty. CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH CƯỜNG PHÁT 1. Thời cơ và thách thức đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh hội nhập kinh tế Cùng với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và tăng cường hợp tác phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của các nước với các biểu hiện cơ bản là: Đẩy mạnh tự do hoá thương mại, sự phát triển kinh tế xã hội làm cho nhu cầu thay đổi nhanh và đa dạng phong phú. Khách hàng ngày càng khắt khe hơn với các đòi hỏi cao hơn về chất lượng, giả cả. Hình thành các khu mậu dịch tự do. Gia tăng liên kết kinh tế và sự lệ thuộc vào nhau giữa các chủ thể kinh doanh.Nước ta với chủ trương : "Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt,màu da ,tôn giáo, thể chế chính trị ". Hiện nay nước ta đang trên đà phát triển cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, và nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: Tổ chức thương mại thế giới WTO, là thành viên của tổ chức hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC, thành viên sáng lập tổ chức ASEM… 1.1. Cơ hội 1.1.1. Nhu cầu về sản phẩm cao cấp và chất lượng cao ngày càng tăng Nền kinh tế của nước ta trong vài năm trở lại đây có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ và ổn định.Thu nhập của người dân ngày một cải thiện và không ngừng tăng.Do đó đời sống cũng được cải thiện,bây giờ mọi người không chỉ muốn ăn no mặc ấm mà họ còn mong ăn ngon mặc đẹp.Chính vì lý lẽ đó mà ngày nay người tiêu dùng thường hay quan tâm đến chất lượng,mẫu mã sản phẩm hơn là giá cả và số lượng sản phẩm. Bên cạnh đó,khi mà xã hội ngày càng phát triển thì con người sẽ có nhiều mối quan hệ với nhau hơn nhất là trong việc kinh doanh,buôn bán và từ đó món quá sẽ trở thành một phương tiện hữu hiệu kết nối con người lại với nhau trong xã hội.Chính vì thế mà sản phẩm chất lượng cao sẽ được tiêu thụ một số lượng rất lớn trong một thời gian không xa. 1.1.2. Những cơ hội từ việc hội nhập kinh tế quốc tế Thị trường sản phẩm sẽ rộng và lớn hơn trước,nhu cầu cũng sẽ đa dạng hơn trước nhiều nhưng đòi hỏi cũng sẽ khắt khe và nghiêm ngặt hơn về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có trở ngại và khó khăn hơn trước rất nhiều đó là lầm thế nào để có thể tìm được thị trường đầu ra.Nếu mà giải quyết được khâu này thì việc tiêu thụ sản phẩm sẻ dễ dang hơn rất nhiều .Chính vì vậy muốn nắm được cơ hội kinh doanh lớn này thì doanh nghiệp không còn con đường nào khác là phải nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm. 1.2 Những nguy cơ 1.2.1. Hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay,cạnh tranh không thể nào thiếu nhất là trong kinh doanh,nó mang tình toàn cầu và ngày càng trở nên gay gắt hơn trước.Nó chính là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp sau này.Nước ta đang trên đường hội nhập kinh tế thế giới nên gặp rất nhiều nhiều khó khăn,các doanh nghiệp phải đối mặt với thị trường tự do,nhất là sau khi nước ta gia nhâp tổ chức thương mại thề giới WTO. 1.22. Sự không ổn định của nền kinh tế thế giới Sự không ổn định của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có công ty Cường Phát. Khoa học công nghệ của nước ta cón quá lạc hậu từ đó dẫn đến nguy cơ có nhiều sản phẩm thay thế hoặc sản phẩm của mình sẽ lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh khác,nhất là đối với các nước có nền kinh tế phát triển. 2. Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới Trước bối cảnh kinh tế hội nhập với nhiều thuận lơi và không ít các khó khăn như vậy, đòi hỏi ban lãnh đạo của công ty phải luôn tỉnh táo và sáng suốt có những phương hướng phát triển đúng đắn, tận dụng tốt được các thuận lợi và hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của việc hội nhập nền kinh tế quốc tế đến các hoạt động kinh doanh trong công ty. Cùng với sự bất ổn của tình hình kinh tế đã dẫn đến giá cả tăng, sức mua và thị hiếu của người tiêu dùng cũng biến đổi theo, tiêu thụ sản phẩm luôn dao động. Mặt khác chúng ta phải tiếp tục đối mặt với hàng giả, hàng nhái, hàng ngoại nhâp, hàng lậu ngày càng tăng. Năm 2006 vừa qua khi Việt nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Toàn thể nhân viên Công ty TNHH lương thực thực phẩm Cường Phát đứng trước những thách thức và vận hội mới đòi hỏi phải có quyết tâm cao. Công ty cần phải chú trọng đổi mới sản phẩm,nhập khẩu những mặt hàng có chất lượng tôt và thực hiện có hiệu quả hơn các biện pháp nghiệp vụ, tiếp thị, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó trong công tác tiêu thụ, thị trường, giá bán không thể tăng mà phải tìm cách hạ giá thành hơn nữa mới có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.Công ty phải tăng cường công tác tiếp thị marketing nhằm giữ vững và phát triển thị trường trong nước, tiếp cận tìm bạn hàng nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm, trước những biến đổi của thị trường về giá cả, mẫu mã, chính sách của các nhà sản xuất cùng ngành và sức mua trong từng vùng, từng thời điểm. Phải có những chủ trương, quyết sách, kịp thời về giá bán sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường một cách linh hoạt.. Còn về hoạt động tiêu thụ sản phẩm,trong vài năm tới công ty tiếp tục phát triển mạng lưới phân phối ra các cùng khác, đồng thời công ty cũng đưa ra các hình thức quàng cáo mới lạ để quảng bá và giới thiệu các sản phẩm mới . Xây dựng thương hiệu các sản phẩm của công ty trên tất cả các thị trường kinh doanh. Đồng thời chú trọng vào công tác mở rộng thị trường trên tất cả các thị trường tiềm năng. Tận dụng tất cả những sự giúp đõ trong cũng như ngoài nước để có thêm vốn phục vụ cho việc kinh doanh của công ty Tíêp tục tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân viên để có thể đáp ứng nhu cấu công việc và nhu cầu tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Công ty cũng phải có phương pháp dự phòng một cách hợp lý,chủ động trogn việc phân phối tất cả các sản phẩm nhất là những sản phẩm mà tiêu dùng (ngày lễ và tết...) Đồng thời củng cố mối quan hệ tốt với tất các khách hàng của Công ty trên tất cả các thị trường và các cơ quan chính quyền địa phương. Cuối cùng dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua(2005-2007) Công ty đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: đẩm bảo doanh thu hàng năm tăng 15% - 25% năm .Mặt khác Công ty cũng đưa ra 1 mục tỉêu đó là cải thiện đời sống công nhân viên trong Công ty,dự kiến thu nhập trong năm tới của công nhân viên tăng khoảng 15%. 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ của công ty tnhh Cường Phát. 3.1 Giải pháp lâu dài Không ngừng mở rộng thị trường tiệu thụ sản phẩm, đồng thời xây dựng thêm nhiều chi nhánh ở các thị trường tiềm năng:Công ty TNHH Cường Phát là một công ty tuy không phải là lớn,nhưng hiện tại công ty có rất nhiều đại lý và là nhà phân phốn lớn ở các tỉnh phía Bắc.Do đó mà công việc quản lý hệ thống phân phối không hề đơn giản chút nào mà nó còn rất phức tạp.Bên cạnh đó hình thức kênh phân phối mà công ty sử dụng chủ yếu đó là kênh phân phối gián tiếp.Tuy hình thức kênh phân phối này có nhiều ưu điểm thu hồi vốn rất nhanh nhưng có một nhược điểm không hề nhỏ đó là sự phản hồi rất chậm thông tin khách hàng. Tuy nhiên đối với những sản phẩm có chất lượng cao công ty nên áp dụng hình thức kênh phân phối trực tiếp. Hiện nay sản phẩm của Công ty tnhh Cường Phát có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc.Trong một vài năm tới công ty tnhh Cường Phát đang tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhất là các thị trường mà hiện nay sản phẩm của công ty chưa có mặt và một số thị trường tiềm năng. Không ngừng phát triển thương hỉệu sản phẩm công ty trên thị trường:Thương hiệu như chúng ta đều biết có một vai trò vô cùng to lớn quyết định đến sự tồn tại hay phát triển,sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.Ví dụ trong thể thao ADIDAS một thương hiệu mà khi nói đến thì hầu như ai cũng biết.Thương hiệu nó còn giúp cho doanh nghiệp tạo dựng đuợc hình ảnh của mình đối với người tiêu dùng và xã hội.Ví dụ trong thể thao Adidas một thương hiệu mà khi nói đến thì hầu như dân thể thao ai cũng đều biết đến.Mặt khác thương hiệu còn là một tài sản vô cùng lớn của doanh nghiệp mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể có được.Thương hỉệu nó còn giúp cho doanh nghiệp có chỗ đứng,vị trí,uy tín trên thị trường để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, đông thời nó còn góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Đối với công ty tnhh Cường Phát thương hiệu nó giúp cho công ty có cái nhìn sâu sắc hơn nhờ quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, đồng thời nó giúp cho công ty tìm được đường lối đúng đắn để từ đó nâng cao đựoc chất lượng sản phẩm. 3.2 Giải pháp trước mắt: Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường:như chúng ta đều đã biết nghiên cứu thị trường là khâu quan trọng nhất đồng thời cũng là khâu đầu tiên trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Mục đích trong vịêc nghiên cứu thị trường là thu thập các thông tin một cách chính xác về nhu cầu sử dụng hàng hoá trên thị trường.tìm hiểu quy luật vận động và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ở những thời điểm và phân đoạn nhất định để từ đó rút ra kết luận và hình thành những định hường đúng đắn cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Qua thời gian thực tập ở công ty tnhh Cường Pháp,em thấy công việc nghiên cứu thị trường hầu như công ty chưa được chú trọng cho lắm.Vì vậy công ty nên tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường,cử một số người có kinh nghiệm về thị trường đi tìm hiểu thăm dò về nhu cầu của khách hàng,xem sản phẩm nào hiện nay đang được ngưòi tiêu dùng quan tâm,ưa chuộng, được tiêu thụ nhiều nhất và sản phẩm nào không được quan tâm,chú ý đến cho lắm. Và từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý để cho sản phẩm đựoc tiêu thụ một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó ta còn có một số phương pháp nghiên cứu thị trường: Điều tra người tiêu dùng xem họ phản ứng như nào khi có sự biến đổi về giá,thu nhập....Xét ở mặt lý thuyết các câu hỏi điều tra có thể cung cấp một lượng thông tin lớn hữu ích cho công ty.Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác mà trái ngược lại hoàn toàn,những thông tin mà ta thu được thường không đúng và không chính xác bởi người tiêu dùng thường không cung cấp cho ta thông tin một cách chính xác và cũng không đầy đủ.Nhiều công ty muốn tăng độ chính xác các thông tin điều tra người tiêu dùng,vì vậy mà hộ đã kết hợp giữa điều tra người tiêu dùng với việc nghiên cưú quan sát. Ngoài ra còn có một phương pháp khác nữa:Phương pháp thử nghiệm thị trường. Đối với phương pháp này doanh nghiệp có thể chọn một thị trường thực với các đặc tính kinh tế xã hội tương tự đổi các đặc tính khác như giá cả,số lượng... Đối với phương pháp này thì độ thông tin chính xác tương đối cao,nhưng chi phí thì cũng không hề nhỏ một chút nào. Nhập khẩu những sản phẩm có chất lượng tốt,mẫu mã đẹp,thị trường dễ chấp nhận,những mặt hàng mà người tiêu dùng thường hay quan tâm đến. Đồng thời giá cả cũng phải ở mức chập nhận được không được quá cao cũng đừng thấp quá.Vì nếu mà giá thấp quá thì người tiêu dùng cho là sản phẩm có chất lượng không được tốt,từ đó dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm chậm, còn nếu mà sản phẩm giá cao quá thì cũng khó mà tiêu thụ đuợc vì đa số mức sống của nước ta còn rất thấp.Do đó mà ta phải tìm cách hạ giá xuống ở mức thấp nhất nhưng chất lưọng thì vẫn phải được đảm bảo.Thì từ đó mới thu hút đuợc khách hàng đến với sản phẩm của mình và dần dần sản phẩm của công ty sẽ được nhiều người biết đến.Và cuối cùng là việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp đưoc nhiều thuận lợi. Tăng cường hoạt động quảng cáo và giới thiệu sản phẩm:Cũng như nhiều Doanh nghiệp khác Công ty TNHH Cường Phát rất quan tâm đến hoạt động quảng cáo,nhưng do số vốn còn hạn chế vì vậy Công ty chỉ trích một phần nhỏ cho hoạt động quảng cáo.Trước mắt phương thức quảng cáo của Công ty chủ yếu vẫn là quảng cáo trên báo viết,gửi giấy chào hàng và mẫu hàng tới khách hàng có nhu cấu mà Công ty có thể đáp ứng được.Ngoài ra Công ty cũng thường xuyên tham gia hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. KẾT LUẬN Để nâng cao hoạt động tiệu thụ sản phẩm hiện nay là một vấn đề không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.Bởi vì hoạt động tiêu thụ là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.Do đó khi đánh giá đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp là xem xét hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp đó như thế nào,doanh nghiệp có phát huy hết tất cả tiềm lực của mình để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Để từ đó giúp cho công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh Công ty TNHH Cường Phát là công ty hoạt động trong lĩnh vực lưong thực phẩm vì vậy vấn đề nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề trọng tâm hàng đầu của công ty trong thời gian tới và cả về sau nữa. Qua bài luận văn này em xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thức Minh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thiện bài luân văn này. Đồng thời em cũng chân thành cám ơn toàn bộ công nhân viên Công ty Cưòng Phát đã giúp đỡ em trogn thời gian thực tập. Với thời gian và trình độ của em còn hạn chể vì vậy bài viểt của em không tránh khỏi những sai sót,em mong các thấy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình kế hoạch kinh doanh trong kinh tế thị trường GS.TSKH Vũ Huy Từ 2.Giáo trình tổ chức quản lý-Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội 3.Giáo trình Marketing-Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội 4.Giáo trình tài chính-Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội 5.Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức-GS.TS Nguyễn Đình Phan 6.Một số luận văn khoá trước của trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31961.doc
Tài liệu liên quan