HỘI THOẠI
TRONG “DẾ MÈN PHIÊU LưU KÝ”
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
DMPLK (được viết từ năm 1941, với lần xuất bản thứ nhất mang tên là
“Con Dế Mèn") là một trong những tác phẩm đầu tay của Tô Hoài. Đây được
xem là tác phẩm đặc sắc, đã làm say mê độc giả nhiều thế hệ và được dịch ra
nhiều thứ tiếng. Truyện kể về cuộc phiêu lưu kì thú và đầy sóng gió của chàng
hiệp sĩ Dế Mèn trong thế giới loài vật, với ước mơ “xây dựng thế giới đại
đồng, muôn loài kết thành anh em” .
Góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm, không thể không kể đến
sự quan sát và miêu tả tinh tường, cách sử dụng ngôn từ khéo léo và sáng tạo,
đặc biệt phải kể đến cách tạo nên những cuộc hội thoại rất đa dạng trong một
thế giới ồn ào, sinh động, nhiều vẻ .của các nhân vật - các loài vật được nhân
hoá, trong tác phẩm này.
Ở Việt Nam, Ngữ dụng học đã không còn mới mẻ, đặc biệt khi vận
dụng xem xét sự sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học (chẳng hạn
các tác phẩm của Vi Hồng, Nam Cao, Kim Lân, Nguyễn Huy Thiệp .). Tuy
nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đấy đủ và sâu sắc về
hội thoại trong các tác phẩm của Tô Hoài, đặc biệt trong truyện DMPLK,
dưới cái nhìn của ngữ dụng học.
Là một giáo viên trung học phổ thông, tác giả luận văn này luôn băn
khoăn trước những câu hỏi đặt ra trong các quá trình tìm hiểu và giảng dạy
văn học: Để hiểu được kĩ càng, có cơ sở hơn đối với một tác phẩm văn học,
chẳng hạn như đối với DMPLK của Tô Hoài, phải chăng có thể từ góc nhìn
ngôn ngữ học? Từ việc xem xét hội thoại trong một tác phẩm, chẳng hạn
trong DMPLK của Tô Hoài, có thể hiểu rõ thêm về tính cách nhân vật, về văn
hoá cộng đồng, về phong cách nghệ thuật nhà văn hay không?
Đó là những lí do để tác giả luận văn chọn đề tài nghiên cứu: "Hội thoại
trong “Dế Mèn phiêu lưu ký”.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2
2.1. Nghiên cứu hội thoại trong các tác phẩm văn học nói chung 2
2.2. Nghiên cứu hội thoại trong các tác phẩm của Tô Hoài và
trong Dế Mèn phiêu lưu ký . 4
3. ĐỐI TưỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu 6
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU . 7
4. 1. Mục đích 7
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN . 8
6.1. Về lí luận 8
6.2. Về thực tiễn 8
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 8
CHưƠNG 1- CƠ SỞ LÍ THUYẾT 9
1.1. LÍ THUYẾT HỘI THOẠI TRONG NGỮ DỤNG HỌC . 9
1.2. HỘI THOẠI VÀ VỊ TRÍ HỘI THOẠI TRONG VĂN HỌC TIỂU KẾT . 22
TIỂU KẾT 25
CHưƠNG 2- CẤU TRÚC HỘI THOẠI TRONG DMPLK . 26
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LưU KÝ . 26
2.1.1. Hình thức hội thoại trong các cuộc thoại . 26
2.1.2. Các loại vai giao tiếp trong các cuộc thoại . 29
2.1.3. Hoàn cảnh giao tiếp trong các cuộc thoại . 32
2.1.4. Đích giao tiếp của các cuộc thoại 33
2.1.5. Sự phù hợp với các nguyên tắc hội thoại ở các cuộc thoại . 35
2.1.6. Cấu trúc của các cuộc thoại 37
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐOẠN THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LưU KÝ 40
2.2.1. Hình thức hội thoại trong các đoạn thoại . 40
2.2.2. Các loại vai giao tiếp trong các đoạn thoại 46
2.2.3. Hoàn cảnh giao tiếp trong các đoạn thoại 49
2.2.4. Đích giao tiếp trong các đoạn thoại . 53
2 2.5. Cấu trúc các đoạn thoại . 56
2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CẶP THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LưU KÝ . 60
2.3.1. Cấu trúc của cặp thoại . 60
2.3.1.1. Cặp thoại một tham thoại . 60
2.3.1.2. Cặp thoại hai tham thoại 61
2.3.1.3. Cặp thoại ba tham thoại 62
2.3.1.4. Cặp thoại phức tạp 63
2.3.2. Tính chất của các cặp thoại . 65
2.3.2.1. Cặp thoại chủ hướng . 65
2.3.2.2. Cặp thoại phụ thuộc 66
2.3.2.3. Cặp thoại tích cực và tiêu cực . 67
2.3.3. Liên kết hình thức đối với các cặp thoại 68
2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA THAM THOẠI TRONG DẾ MÈN PHIÊU LưU KÝ 72
2.4.1. Đặc điểm của các loại tham thoại chức năng 72
2.4.1.1. Đặc điểm của tham thoại dẫn nhập . 72
2.4.1.2. Đặc điểm của tham thoại hồi đáp . 73
2.4.1.3. Tham thoại hồi đáp- dẫn nhập 74
2.4.2. Cấu trúc của tham thoại trong Dế Mèn phiêu lưu ký . 76
2.5. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG DẾ MÈN
PHIÊU LưU KÝ . 77
2.5.1. Hành vi có hiệu lực ở lời 77
2.5.2. Hành vi mở rộng . 79
2.5.3. Liên kết hành vi 81
TIỂU KẾT . 83
CHưƠNG 3 - SỰ THỂ HIỆN NHỮNG QUAN HỆ LIÊN CÁ
NHÂN - PHÉP LỊCH SỰ TRONG DẾ MÈN PHIÊU LưU KÝ 84
3.1. CÁC LOẠI QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN TRONG DẾ MÈN
PHIÊU LưU KÝ . 84
3.2. SỰ THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ QUA NGÔN TỪ TRONG DẾ
MÈN PHIÊU LưU KÝ . 85
3.2.1. Đặc điểm chung của các phương tiện ngôn ngữ thể hiện
phép lịch sự trong Dế Mèn phiêu lưu ký . 85
3.2.2. Sự miêu tả các phương tiện cụ thể . 87
3.2.2.1. Rào đón 87
3.2.2.2. Vuốt ve 87
3.2.2.3. Dùng trợ từ 90
3.2.2.4. Hành vi nói gián tiếp 92
3.2.2.5. Bày tỏ tình hình bi quan . 94
3.2.2.6. Nêu lí do . 96
3.2.2.7. Dùng hô ngữ 98
3.2.2.8. Dùng tình thái từ . 99
3.2.2.9. Dùng từ ngữ xưng hô 101
3.2.2.10. Xin lỗi, cảm ơn 105
3.2.2.11. Khích lệ đúng mức . 106
3.2.2.12. An ủi động viên . 107
3.2.2.13. Hứa hẹn . 107
3.2.2.14. Khen ngợi 108
3.2.2.15. Xin phép và mời mọc . 109
3.2.2.16. Dùng kính ngữ . 111
TIỂU KẾT 112
KẾT LUẬN . 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
128 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3573 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hội thoại trong Dế mèn phiêu lưu ký, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cố gắng nói ở mức độ lịch sự nhất có thể, dù là mỉa
mai, dù là lời thách thức, dù là đe doạ, hay thậm chí cả câu mắng chửi, người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
đọc vẫn thấy sự “kiểu cách” cố giữ lễ ở các nhân vật. Chính điều này đã góp
phần tạo nên không khí của một thế giới nhiều trang hiệp sĩ đồng quê như
trong DMPLK.
Khuyên cũng có thể can thiệp sâu vào quyền tự do của người đối thoại.
Vì vậy, khi đưa ra một hành vi khuyên, ngoài việc sử dụng những cách như
rào đón, vuốt ve thì người nói còn sử dụng hình thức gián tiếp. Ví dụ:
Dế Mèn: Thƣa anh, em cũng biết nhƣ anh, và em còn biết khác anh. Em
cũng biết rằng trên đời này muốn mở mang trí óc thì phải bƣớc chân đi ra
bốn phƣơng “một ngày đàng một sàng khôn", tổ tiên ta dạy thế chứ các cụ
không khuyên ta ngồi xó đâu(...)[tr.194]
Rõ ràng Dế Mèn đang “khuyên”, đúng hơn đang “dạy” lại kẻ kiêu căng,
ngạo mạn, gia trưởng, thích dạy đời là anh cả. Trong lời khuyên có sắc thái
mỉa mai, có thái độ coi thường nhưng vẫn không hề gay gắt căng thẳng, nhẹ
nhàng mà lại thâm thuý, lễ độ, vẫn làm cho người nghe phải suy nghĩ, phần
nào do người nói sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
Chê được xem là hành vi đe doạ thể diện dương tính nặng nề, làm người
nghe cảm thấy mình không được tôn trọng, thừa nhận, tán đồng. Để giảm
thiểu sắc thái xấu cho hành vi này, các nhân vật đã sử dụng lối chê gián tiếp
dưới dạng cảm thán.Ví dụ:
Dế Mèn: Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá nhƣ thế ! Nhà cửa đâu mà
tuềnh toàng(...)[tr.170]
Hay khi thực hiện hành vi trách móc, các nhân vật trong DMPLK đã
khôn khéo tận dụng các yếu tố ngôn ngữ, trong đó có hành vi nói gián tiếp để
giảm nhẹ. Ví dụ:
Kiến Chúa: Chúng tôi xƣa nay chỉ biết làm ăn, sao các ông độc ác đến
sinh sự rồi lại dội nƣớc gây lụt lột đánh đuổi chúng tôi đi? [tr.247]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
Ở trên, Kiến Chúa ý muốn trách Dế Mèn, nhưng lại khôn khéo dùng
cách nói gián tiếp dưới dạng hành vi hỏi, vừa thể hiện được chủ ý của mình,
vừa làm cho lời trách trở nên nhẹ nhàng hơn, ít gây bực dọc cho người nghe.
Ngay cả khi bực tức nhất, dễ nổi nóng nhất và có thể có những câu nói
xúc phạm nặng nề nhất, thì các nhân vật vẫn có thể tỏ ra từ tốn, cố kiềm chế,
để lời nói của mình có xúc phạm đến đối ngôn nhưng ở mức độ thấp nhất có
thể. Ví dụ:
Anh cả: Hừ, chú bảo chú nhớ anh mà lại vào nhà thằng hai trƣớc khi đến
đây, thế thì phỏng thử chú coi gia giáo nhà ta ra cái gì, đuôi lộn lên đầu hử?
[tr.193]
Rõ ràng khi nói những điều trên, anh cả rất bực tức. Với cách nhìn thiển
cận, óc gia trưởng, lại thích ra oai, thì những lời trách ấy rất có thể sẽ vô cùng
nặng nề. Nhưng ông anh rất chú trọng đến lễ nghĩa này đã sử dụng hành vi
ngôn ngữ gián tiếp làm lời trách phần nào bớt đi sự nặng nề, và làm cho Dế
Mèn tuy tức bực thật, nhưng không đến mức nổi xung mà có những hành vi
vô lễ với anh.
3.2.2.5. Bày tỏ tình hình bi quan
Trong DMPLK rất nhiều lần các nhân vật đã sử dụng cách bày tỏ tình
hình bi quan làm tăng hiệu quả giao tiếp. Ví dụ:
Nhà Trò: Năm trƣớc, phải khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lƣơng
ăn của Nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em.
Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ, làm ăn chả ra thế nào, bao năm
nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng, món nợ cũ chưa trả được. Nhện cứ nhất
định bắt trả nợ. Mấy bận Nhện đã đánh em. Hôm nay bọn Nhện chăng tơ
ngang đƣờng đe bắt em, vặt chân, vặn cánh ăn thịt em [tr.187]
Ở trên, Nhà Trò kể lể với Dế Mèn việc mình bị bắt nạt ra sao, trình bày
hoàn cảnh hiện thời của mình, từ đó muốn tranh thủ sự giúp đỡ của Dế Mèn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
Như vậy Nhà Trò có đích rõ ràng, và để đạt được mục đích đó, Nhà Trò đã
dùng phương thức bày tỏ tình hình bi quan. Cách kể, cách trình bày của Nhà
Trò nghe rất thảm thương, làm cho Dế Mèn động lòng thương theo tính cách
hiệp sĩ, khó lòng mà từ chối yêu cầu của Nhà Trò. Có thể xem đây là một
chiến lược giao tiếp rất khôn khéo của Nhà Trò, nhằm bớt đi được sự đe doạ
cho cho đối ngôn, đồng thời đạt được mục đích của mình.
Hoặc trong tình huống bắt buộc Dế Mèn phải ra lệnh: “cấm từ giờ”
Dế Mèn: Cớ sao dám kéo bè kéo cánh ra bắt nạt em Nhà Trò yếu ớt thế
kia? Chúng mày có của ăn của để, đứa nào cũng béo múp mông đít cả lƣợt
nhƣ thế kia mà tính đòi nó một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi là không đƣợc. Ta
cấm từ giờ không đƣợc đòi nợ Nhà Trò nữa. Nó bé bỏng, làm chưa đủ nuôi
thân, phải thƣơng nó, xuý xoá công nợ cho nó. Ở đời, thù hằn, độc ác làm
gì. Thử trông đấy, bay bắt nạt nó, nhƣng còn có ta khoẻ hơn, ta mới thử gió
mấy cái đá hậu, mà xem ra chúng mày đã thấy đáng nghĩ lắm rồi phải
không ? [tr.188]
Hành vi cấm đoán mà Dế Mèn, rõ ràng có thể gây nên sự tổn thất rất lớn
cho nhà Nhện, vừa mất đi lãnh địa (vì bị cấm), vừa thiệt hại về tài sản (phải
xoá nợ). Nhà Nhện phải chịu hai lần mất mát. Để làm dịu bớt nỗi “cay đắng”
cho nhà Nhện, Dế Mèn đã dùng cách bày tỏ hoàn cảnh bi đát của Nhà Trò.
Trường hợp sau cũng vậy:
Dế bé: Em lạy bác, em lạy bác, bác tha cho em. Bác là người lớn, bác đã
có răng có càng to rồi, còn em, em vừa ra đời có mấy hôm, mới hôm qua đƣợc
mẹ em dắt cho đi ở riêng thôi mà. [tr.180]
Đây là một hành động van xin khẩn khoản của chàng dế bé với Dế Mèn.
Ngoài yếu tố ngôn ngữ mang tính rào đón, ở đây dế bé còn dùng cả những từ
ngữ nhằm bày tỏ tình hình bi quan:“em vừa ra đời có mấy hôm, mới hôm qua
đƣợc mẹ em dắt cho đi ở riêng thôi mà”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Thực tế là dế bé van xin nhưng lại là cầu khiến: mong nhận được sự
nương tay “tha bổng” của Dế Mèn. Khi đưa ra lời cầu khiến “bác tha cho
em”, chú dế bé con này đã biết như vậy là đi ngược với ý thích cá nhân của
Mèn, nên đã bày tỏ tình hình bi quan, hi vọng nhận được sự cảm thông từ
phía Mèn, đồng thời cũng giảm đi sự thiệt hại cho Dế Mèn nếu phải thực hiện
điều mà mình đề nghị.
3.2.2.6. Nêu lí do
Nêu lí do là khi người nói cần giải thích cho một hành vi nào đó. Điều đó
không chỉ làm cho người nghe có tâm lí thoải mái hơn, mà còn tạo được sự
cảm thông từ phía người nghe.
Khảo sát trong DMPLK, có thể nhận thấy cách này được nhân vật sử
dụng để thể hiện phép lịch sự âm tính, khi cầu khiến. Ví dụ:
Dế Choắt: Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho
em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến
bắt nạt thì em chạy sang... [tr.170]
Nếu sử dụng lối nói trắng (tức chỉ sử dụng mệnh đề cầu khiến mà không
có sự kể lể nêu lí do “phòng khi tối lửa tắt đèn...”), lời cầu khiến sẽ trở nên
nặng nề, áp đặt, cộc lốc, mất đi sự khẩn khoản đề nghị, giảm tính lịch sự và
như vậy khó mà đạt được cái đích đề ra.
Sau đây là một trường hợp tương tự:
Nhớn: Không phải nó đau dạ dày đâu, thằng dế này đánh nhau nhiều quá
đến nỗi kiệt sức nên bây giờ mắc bệnh ho lao. Chúng mình chả nên nuôi một
thằng dế ốm. Thả nó đi, Bé ạ. [tr. 184]
Yêu cầu của Nhớn có thể gây tổn thất cho Bé, vì Bé đang không muốn
“thả nó”. Nên để lời đề nghị giàu sức thuyết phục, Nhớn đã dùng chiến lược
nêu lí do, viện ra những lí do xác đáng (“thằng dế này mắc bệnh ho lao”), đủ
để làm cơ sở cho hành vi cầu khiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
Trong DMPLK, không chỉ hành vi cầu khiến cần viện lí do mà hành vi
tuyên bố cũng rất cần đến sự trợ giúp này. Ví dụ:
Bác Xiến Tóc: A bây giờ thì co vòi lại rồi phải không...còn gì xấu bằng
cậy sức mà đi bắt nạt. Khôn ngoan đá đáp người ngoài...Mày có giỏi thì...Ta
tha cho lần này. Nhƣng ta hãy tạm mƣợn đi của mày hai cái râu. Để từ đây
mỗi khi mày định làm việc gì bậy bạ, hãy sờ lên chiếc râu cụt, lúc ấy nhớ lại
lời ông Xiến Tóc nhé. [tr.182]
Trong phạm vi thể diện âm tính có liên quan đến sự: tự do, tài sản, thân thể,
thì vi phạm thân thể được coi là nặng nề nhất. Vậy để giảm đi sự tổn hại cho Dế
Mèn theo cách bề trên, Xiến Tóc đã trình bày lí do để viện giải cho việc trừng
phạt của mình là hợp lí, là đích đáng, đối với kẻ coi thường lễ nghĩa.
Lời khuyên đôi khi cũng rất cần sự viện giải lí do. Ví dụ:
Bác Cành Cạch: Chú mình ơi! Chú mình dại thế! Chắc chú mình ở xa
đến, chưa biết. Ông ấy là cháu đích tôn cụ võ sư Bọ Ngựa, cả vùng này không
ai dám đụng đến cái lông chân ông ấy đâu. Ông ấy phen hày hẳn tranh được
chân trạng võ nối chức cụ võ sư Bọ Ngựa rồi. Chú mày biết điều thì mau mau
tránh đi nơi khác là hơn cả. [tr.213]
Rõ ràng lời khuyên của bác Cành Cạch dù có chân thành đến thế nào
cũng không tránh khỏi việc can thiệp sâu vào quyền hành động theo ý muốn
của “chú mình”. Để giảm bớt tình trạng này, bác Cành Cạch đã sử dụng hình
thức nêu lí do (như là thanh minh cho hành vi khuyên): “Chắc chú mình ở xa
đến, chƣa biết. Ông ấy là cháu đích tôn cụ võ sƣ Bọ Ngựa, cả vùng này không
ai dám đụng đến cái lông chân ông ấy đâu. Ông ấy phen hày hẳn tranh đƣợc
chân trạng võ nối chức cụ võ sƣ Bọ Ngựa rồi”. Sự viện dẫn của lí do này làm
cho lời khuyên bớt nặng nề đồng thời biểu lộ, thái độ chân thành, vì thế mà
tránh được phản ứng tiêu cực từ phía Dế Mèn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
Nêu lí do còn có tác dụng đối với tránh đe doạ cho hành vi từ chối. Ví dụ:
Bé: Đem thằng dế này quẳng ra ao cho "xừ" vịt bầu của chúng mình
"xực" một bữa, Nhớn ạ. [tr.177]
Nhớn: Không! Đúc được thằng dế cụ thế này hiếm lắm. Dế này dế cụ,
gan liền tướng quân đây. Thằng Thịnh hôm nọ cũng có một con dế, nó khoe
dế nó khoẻ nhất, cho đánh nhau, đánh thằng dế nào cũng phải thua. (Tôi đã
hơi nóng gáy và ngứa hết hai cái càng ). Chúng ta nên bỏ dế cụ này vào lồng,
đem sang nhà Thịnh cho đánh nhau với thằng dế bên ấy. Để xem a...ha
“thắng bại nhƣ hà...” ấy ầy ây ây...Tùng xoè... Tùng xoè... [tr.177]
Để từ chối lời đề nghị “quẳng cho vịt” của Bé, Nhớn đã viện dẫn
những lí do để Bé cảm thấy sự không làm theo ý Bé là chính đáng, và
những lí do đó cũng xuất phát từ chính quyền lợi của Bé. Với lí do như thế
của Nhớn Bé đã không phải suy nghĩ nhiều về lời từ chối cũng như về mối
quan hệ giữa hai người.
Thậm chí sau nhiều ngày đi tìm, thấy anh gặp nạn, Trũi nóng lòng muốn
cứu nhưng cũng bị Dế Mèn từ chối:
Dế Mèn: Ấy chớ! cứu anh thì đã đành, nhƣng đừng vào bây giờ. Tường
nhà tù chắc chắn lắm, mà sắp đến buổi lão chim Trả đi kiếm ăn về rồi. Em
chịu khó ra ngoài đợi sáng mai, lúc lão ta trở dậy lại bay đi, lão đi rồi, ta vào
thì chắc chắn hơn. [tr.235]
Để biện hộ cho hành vi từ chối, đồng thời để Trũi hiểu được chủ ý tốt của
mình, Dế Mèn cũng đã viện ra lí do: “Tƣờng nhà tù chắc chắn lắm, mà sắp
đến buổi lão chim Trả đi kiếm ăn về rồi”. Điều đó xuất phát từ hướng có lợi
cho cả người nghe.
3.2.2.7. Dùng hô ngữ
Hô ngữ với chức năng cơ bản là xác lập sự tiếp xúc giữa người nói với
người nghe và thu hút sự chú ý của người nghe. Ngoài ra, đây còn là phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
tiện để xác lập, duy trì và điều chỉnh những mối quan hệ xã hội giữa các nhân
vật tham gia trong cuộc thoại. Trong DMPLK, hô ngữ cũng được coi là một
biện pháp để giảm thiểu sự đe doạ thể diện âm tính người nghe, khi người nói
buộc phải thực hiện hành vi hỏi hay cầu khiến. Ví dụ:
Dế Mèn: Anh ơi! Anh ốm hay thế nào mà còm nhom vậy? [tr.190]
Để lời hỏi nhã nhặn, Dế Mèn đã dùng hô ngữ anh ơi ở đầu câu. Hô ngữ
này thu hút sự chú ý đồng thời tạo nên sự gắn bó thân tình giữa đôi bên, làm
cho câu hỏi dễ dàng được trả lời hơn.
Hay trường hợp chị Nhà Trò cầu khẩn Dế Mèn giúp đối phó lại nhà Nhện:
Nhà Trò: Thưa anh, bọn Nhện. Anh cứu...Hu...hu... [tr.186]
Để lời cầu khiến thuyết phục, chị Nhà Trò đã sử dụng hô ngữ thƣa anh.
Hô ngữ này có kính ngữ thƣa kết hợp với từ xưng hô anh, vừa có tác dụng tôn
cao người đối thoại, vừa tạo ra sự gần gũi “như người nhà”, nhờ vậy lời cầu
khiến trở nên lịch sự, cũng dễ dàng được người nghe chấp nhận hơn.
Trong DMPLK, có đến 50 lần các nhân vật sử dụng hô ngữ tạo nên sắc
thái lịch sự cả âm tính lẫn dương tính, và nhìn chung đều đạt được hiệu quả
như mong muốn.
3.2.2.8. Dùng tình thái từ
Trong tất cả các phương tiện ngôn ngữ được các nhân vật của DMPLK
sử dụng trong chiến lược lịch sự âm tính và dương tính, thì tình thái từ và từ
ngữ xưng hô được dùng nhiều hơn cả. Xấp xỉ 160 lần các nhân vật dùng tình
thái từ trong các hội thoại, với nhiều kiểu dạng khác nhau: hỏi, biểu đạt sự cầu
khiến, biểu thị cảm xúc chủ quan hoặc khách quan, gọi đáp... Cùng với trợ từ,
các tình thái từ này có tác dụng lớn trong việc biểu đạt tính lịch sự, làm mềm
phát ngôn, làm cho phát ngôn linh hoạt uyển chuyển, góp phần xoá đi ranh
giới, khoảng cách, tăng mối thiện cảm giữa đôi bên, làm giảm đi sự đe doạ thể
diện. Ở DMPLK các nhân vật sử dụng tình thái từ trong những hành vi sau để
đạt được lịch sự âm tính. Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
Dế Mèn: Đƣợc, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. [tr.170]
Bác Xiến Tóc: A Dế Mèn! Đi đâu thế? Xuống đây đã nào! Có phải Dế
mèn đấy không? [tr.224 ]
Yếu tố nào đứng cuối câu cầu khiến trong phát ngôn trên làm tính chất
cầu khiến giảm nhẹ đi, để ngỏ sự lựa chọn, tính dồn ép không cao (không ra
lệnh phải thực hiện), nhưng vẫn bộc lộ ý nguyện của người nói muốn người
nghe tán đồng và thực hiện nó. Qua khảo sát, cũng nhận thấy đa số những
phát ngôn hỏi được tác giả sử dụng tình thái từ kết hợp với trợ từ và từ ngữ
xưng hô làm câu hỏi bớt hoặc không gay gắt, đồng thời tạo được sự thân mật
gần gũi. Ví dụ:
Dế Mèn: Làm sao mà khóc đƣờng khóc chợ thế kia, em? [tr.186]
Nhà Trò: Anh ơi!Anh ốm hay thế nào mà còm nhỏm vậy? [tr.190]
Bác Xiến Tóc: Thế ra bộ râu chú mình không mọc nữa nhỉ?[tr.224]
Những tiểu từ tình thái được dùng ở trên vừa có tác dụng tạo lập, đánh
dấu hànhvi hỏi. Hỏi vốn có tính dồn ép vì đặt người nghe vào nhiệm vụ phải
trả lời, dễ gợi nên cách hiểu vi phạm tính lịch sự. Nhưng từ: nhỉ, ƣ, phải
chăng..., không chỉ có chức năng tạo lập hành vi hỏi , mà còn có tác dụng làm
cho các phát ngôn mang sắc thái thân mật gần gũi, hành vi hỏi vì thế mà trở
nên nhẹ nhàng, lịch sự hơn.
Để cho người nghe đỡ cảm thấy mình bị áp đặt trong việc phải chấp
nhận ý kiến người nói đưa ra, các nhân vật đã sử dụng những tình thái từ,
đặc biệt tình thái từ biểu thị thang độ tin cậy, e ngại: có thể, có lẽ, hình
nhƣ, chắc, cho rằng, nghĩ..., cốt làm dịu đi sự khẳng định mang tính chủ
quan. Ví dụ:
Dế Trũi: Thƣa anh, em nghĩ anh em mình khó lòng thoát chết. [tr.200]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
Dế Mèn: (…) Nhƣng em ơi ! Tử sinh là lẽ thƣờng mà mạng em cũng
nhƣ mạng anh, đều quý cả. Huống chi, chẳng lẽ chúng ta chịu nằm chết đói
trên mặt nƣớc này ? Dù thế nào cũng không bao giờ nản chí... [tr.200,201]
Dế Mèn: Đừng lo. Xem mây vẩn trời, đêm nay có cơ đổi gió. Anh thấy
hình như có cái bóng xanh mờ mờ đằng kia. Có phải đấy là bờ, gió mà đƣa
đƣợc anh em ta về chỗ bờ xanh xanh ấy là tốt rồi. [tr.200]
Bác Xiến Tóc: Họ có hẹn đi một vòng cánh đồng bên kia rồi họ sẽ trở
lại, qua đây sang phía tây. Anh cứ ở đây mà đợi, chắc sẽ gặp. Trũi không hề
gì đâu. [tr.227]
3.2.2.9. Dùng từ ngữ xưng hô
Cũng như trong giao tiếp nói chung các từ ngữ xưng gọi trong DMPLK
không phải chỉ dùng để “thay thế” (để khỏi lặp lại) và “để trỏ” sự vật mà còn
góp phần tạo nên tính lịch sự
Trong DMPLK, tần số xuất hiện các từ ngữ xưng hô trong hội thoại rất
lớn. Khảo sát trong tác phẩm, có thể thấy chỉ trong hội thoại đã có đến 360 lần
các nhân vật sử dụng từ ngữ xưng hô. Những từ ngữ này gồm những từ chỉ
quan hệ thân tộc như: mẹ, con, anh, em, anh em, chị, ông cậu, cụ, bác; gồm cả
những từ chỉ quan hệ xã hội như: bạn, đằng ấy, bỉ phu, tôi, tớ, chƣ vị, tiên
sinh, nhị vị tráng sĩ, đại vƣơng, võ sĩ, ... Chúng có tác dụng lớn trong việc tạo
lập nên phép lịch sự âm tính, biến các mối quan hệ xã hội ngoài gia đình
thành như trong nhà, hoặc tôn vinh người được gọi trong quan hệ với người
nói thông qua việc dùng chúng trong các hành vi như sau:
Chúng ta hãy xem bác Cành Cạch dùng cách xưng hô thế nào khi khuyên
Dế Mèn, Dế Trũi:
Bác Cành Cạch: Chú mình ơi! Chú mình dại thế! Chắc chú mình ở xa
đến, chƣa biết(...)[tr.213]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
Ở đây, hành vi khuyên bảo mà nghe như lời tâm tình, không chỉ vì có các
tình thái từ mà còn nhờ cả lối xưng hô thân mật chú mình của bác Cành Cạch,
một người cao tuổi hơn hẳn các hiệp sĩ Dế Mèn, Dế Trũi.
Trong DMPLK, có thể nhận thấy một điều thú vị là những khi hỏi và
cầu khiến, các nhân vật đều ưa dùng nhiều loại phương tiện ngôn ngữ để tạo
tính lịch sự, trong đó có 3 phương tiện đáng chú ý là: trợ từ, tình thái từ và từ
ngữ xưng hô. Sự xuất hiện của những yếu tố ngôn ngữ này ở hầu hết các câu
hỏi và cầu khiến. Ví dụ:
Thày đồ Cóc: Hà cớ mà nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn? [203 ]
Đây là một câu hỏi có sử dụng nhiều yếu tố ngôn ngữ để tạo nên tính lịch
sự, đó là: tình thái từ để hỏi hà cớ, trợ từ mà, kết hợp với lối xưng hô trang
trọng nhị vị tráng sĩ, cộng với từ cổ trang trọng du nhàn, bản thôn.
Không phải ngẫu nhiên mà trong cuộc tương kiến đầu tiên với “nhị vị tráng
sĩ”, thày đồ Cóc, với tính văn vẻ và khuôn phép, đã sử dụng cách nói này.
Khi chê bai, phê bình hay từ chối, sự sử dụng yếu tố xưng hô hợp lí
cũng góp phần làm giảm đi sự de doạ thể diện của người đối thoại. Ví dụ:
Anh cả: (…)Thời bây giờ đứa nào cũng nống lên với đi! Quân bất mục
bất hiếu là chú, chú biết không? [tr.193]
Trong lời thoại này, người anh trách Dế Mèn, với thái độ nặng nề, tức
bực. Tuy nhiên, trong lời trách này lại vẫn thấy được quan hệ gần gũi anh em
qua cách xưng hô: chú - anh, mang đậm tôn ti thứ bậc, phản ánh đúng chuẩn
mực xưng hô của người Việt Nam. Với lối xưng hô đó, sự nặng nề trong lời
trách vì thế mà giảm, đồng thời ông anh cả vẫn có ý đưa Dế Mèn trở lại
“khuôn phép”.
Trong DMPLK, có thể thấy các từ ngữ xưng hô được sử dụng khá đa dạng.
+ Xưng hô kết hợp với kính ngữ, ví dụ:
Dế Choắt: Thưa anh, thế thì... hừ hừ...em xin sợ. Mời anh cứ đùa một
mình thôi. [tr.172]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
Dế Mèn: Thưa anh, đi đâu thì em vẫn nhớ anh em ta cùng lứa mẹ sinh
ra. [tr.193]
Dế Mèn: Thưa tiên sinh, chúng tôi đi du lịch. [tr.203]
+ Xưng hô bằng từ ngữ chỉ chức danh, nghề nghiệp của đối ngôn, ví dụ:
Các cụ bô lão: Thƣa hai võ sĩ, đất lành chim đậu, hai võ sĩ qua đây, lại
có lòng lên thi thố tài nghệ siêu quần, thiên hạ không còn ai đối địch nổi, thật
là phúc cho chúng tôi(...).[tr.217
+ Xưng hô bằng tên riêng của đối ngôn, ví dụ:
Bác Xiến Tóc: A Dế Mèn! Đi đâu thế? Xuống đây đã nào! Có phải Dế
Mèn đấy không? [tr.224]
Dế Trũi: Ôi! Ối! Anh Mèn ƣ! Trũi đây! Em Trũi đây. Anh đâu? Anh
đâu? Anh ở chỗ nào? [tr.234]
Dế Mèn: Trũi ơi! Trũi đâu? [235]
Dế Mèn: Chuồn Chuồn Tương đã tới! Hoan hô các bạn! [tr.245]
Trong chiến lược xưng hô thân thiện của các nhân vật trong DMPLK còn
có cách sử dụng dấu hiệu nhận diện đồng nhóm. Cách này giúp giảm thiểu
khoảng cách quan hệ giữa người nói và người nghe, gia tăng thân mật gần
gũi, tạo nên sự thân thiện hoà đồng, với các từ ngữ như: chúng ta, chúng
mình, hai anh em ta... Các ví dụ:
Bé: Đem thằng dế này quẳng ra ao cho "xừ" vịt bầu của chúng mình
"xực" một bữa, Nhớn ạ. [tr.177]
Dế Mèn: Chú đừng nghĩ thế mà nản lòng anh em ta. [tr.200]
Dế Mèn: Bạn ơi ! Hãy bay khắp đồi, các bạn hãy gọi to lên xem Kiến
Chúa ở đâu mau mua ra cho chúng mình hỏi chuyện. [tr.245]...
Hoặc trong một số hoàn cảnh, các nhân vật đã chủ động thay đổi cách
xưng hô, trịnh trọng xa lạ và khuôn sáo bằng cách xưng hô gần gũi hơn, tạo
nên sự bình đẳng về vai vế giữa các đối ngôn. Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
Xiến Tóc: Thế ra bộ râu chú mình khôngmọc nữa nhỉ? [tr.224]
Nhưng khi cuộc thoại theo hướng tâm sự, Xiến Tóc bỗng thay cách xưng hô:
Xiến Tóc: Có phải anh trông tôi bây giờ khác trƣớc nhiều lắm không.
Chính tôi, tôi cũng tự cảm thấy khác lắm (...)[tr.225]
Trong một hoạt cảnh, cũng gặp Dế Mèn thay cách xưng hô. Lúc đầu, đó
là nói với Dế Choắt:
Dế Mèn: Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn
tao nữa?
Dế Mèn: Giƣơng mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này? [tr.172]
Vừa mới mày- tao là vậy, khi biết mình vô tình gây hoạ cho Choắt, chàng
Dế Mèn bỗng thay đổi cách xưng hô, đồng thời cũng là thay đổi cách nhìn
nhận về mình trong quan hệ với Dế Choắt:
Dế Mèn: Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này ! Tôi hối lắm. Tôi hối
hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết
làm thế nào bây giờ ? [tr.173]
+ Xưng hô chuẩn mực:
Cách xưng hô chuẩn mực trong DMPLK thể hiện tính đúng mực, theo
đúng các quy thức xã hội, ví dụ:
Bác Xiến Tóc: Ai đâu mà các em sợ thế?[tr.224]
Dế Mèn: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không
thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. Đời này không phải nhƣ thế. [tr.187]
Mẹ Mèn: Con ơi, mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà trở
về(..).[tr.189]
Anh hai: Chú nói be bé chứ không có anh váng cả đầu. Không, anh
không ốm... [tr.191]
Ở những ví dụ trên, các nhân vật đã xưng hô đúng với vai giao tiếp của
mình trong mối quan hệ với người bề dưới hay ngang hàng: Dế Mèn xưng ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
gọi em với Trũi; mẹ xưng mẹ gọi con với Dế Mèn; anh hai xưng anh gọi
chú với Mèn.
+ “Xưng khiêm hô tôn” nhằm tôn vinh thể diện đối ngôn và tự hạ mình.
Ví dụ trong DMPLK:
Có thể thấy thày đồ Cóc gọi Trũi và Mèn là nhị vị tráng sĩ, xưng là bỉ
phu; cụ Châu Chấu gọi Dế Mèn và Dế Trũi là võ sĩ, ngài và xưng tôi; Dế Mèn
gọi cụ Châu Chấu cùng dân làng xem hội là chƣ vị, xưng chúng tôi...
+ Xưng hô lễ phép
Trong tiếng Việt, xưng hô lịch sự trước hết là xưng hô lễ phép. Xưng hô
lễ phép là thể hiện được sự tôn kính đối với những người có tuổi tác và vị thế
cao, có uy tín trong mối quan hệ với người nói. Xưng hô lễ phép sẽ tạo nên
được lịch sự tôn trọng trong giao tiếp.
Trong DMPLK các nhân vật đều giữ được phép lịch sự qua thái độ lễ
phép trong xưng hô với người trên bề trên, đó là Dế Mèn khi nói với mẹ, nói
với anh; Trũi khi nói với anh; Choắt khi nói với chị Cốc, với Dế Mèn; Nhà
Trò khi nói với Dế Mèn; Dế Mèn khi nói với Xiến Tóc...Tất cả các nhân vật
đều thường thể hiện đúng với vai giao tiếp của mình, lựa chọn từ xưng hô một
cách hợp lí làm hài lòng người nghe, khiến cho cuộc thoại tiến triển theo
chiều tốt đẹp.
3.2.2.10. Xin lỗi, cảm ơn
Trong tác phẩm DMPLK, còn có thể thấy hành vi xin lỗi hay cảm ơn đi
kèm hành vi từ chối. Ví dụ:
Dế Mèn: (...)Với sự tranh đua, anh em chúng tôi xin lỗi, không thể. Bởi
vì sao, chắc chƣ vị đã rõ. Còn về ngôi thứ trách nhiệm thì anh em chúng tôi
xin lỗi, không dám(...)[tr.217]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
Ý thức được rằng hành vi từ chối có thể làm tổn hại đến thể diện của
người nghe, Dế Mèn đã sử dụng hành vi xin lỗi đi kèm nhằm làm cho lời từ
chối trở nên mềm mỏng, dễ nghe.
Ngược lại với xin lỗi, cảm ơn là cách để nâng tầm người nghe lên, cũng
là cách để người nói tỏ lòng biết ơn đối với người nghe. Thường nó chỉ dùng
trong chiến lược tôn vinh thể diện dương tính, nhưng đôi khi cũng được dùng
để giảm bớt hiệu lực đe doạ cho một hành vi nào đó. Ví dụ:
Dế Mèn: Cảm ơn chư vị. Bình sinh trên đời tôi chƣa hề biết sợ lời đe
doạ nào cả. [tr.214]
Dế Mèn sử dụng cách cảm ơn để thể hiện sự tri ân đối với chân tình của
bác Cành Cạch, làm thể diện bác Cành Cạch được tôn cao. Nhưng đồng thời,
hành vi cảm ơn này cũng có tác dụng giảm đi sự phật lòng của người nghe đối
với hành vi từ chối ở ngay sau đó: “Bình sinh trên đời, tôi chƣa hề biết sợ lời
đe doạ nào cả”.
3.2.2.11. Khích lệ đúng mức
Trong DMPLK, có thể từ, ngữ hoặc câu, được dùng để chia sẻ đồng
tình. Ví dụ:
Dế Mèn: Đƣợc, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. [tr.170]
Khi Dế Choắt ngại ngần, thấy rất khó nói, Dế Mèn đã khích lệ làm cho
Dế Choắt thấy tự tin hơn. Điều này cũng làm cho mối quan hệ đôi bên xích lại
gần nhau hơn, vì nó bao hàm cả thái độ quan tâm chia sẻ. Tương tự như vậy:
Dế Mèn: Nhện nào? Sao cứ khóc thế? Kể rõ đầu đuôi mới biết làm sao
mà cứu đƣợc chứ! [tr.187]
Khi Nhà Trò còn ngại ngần chưa dám nói hết ra tình cảnh của mình, Dế
Mèn đã động viên. Và thái độ quan tâm đầy trách nhiệm đó đã làm Nhà Trò
cảm động và tin tưởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
3.2.2.12. An ủi động viên
Khi ở vào hoàn cảnh bất lợi, người ta rất cần một sự động viên an ủi để
vững tin, đỡ hoang mang hơn. Cũng như vậy, khi chị Nhà Trò bị họ hàng nhà
Nhện ăn hiếp, tình cảnh thật đáng thương, Dế Mèn đã an ủi:
Dế Mèn: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể
cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. Đời này không phải nhƣ thế. [tr.187]
Lời an ủi lúc đó quả có tác dụng rất lớn, vừa trấn an, chia sẻ được với
Nhà Trò, vừa thể hiện được tinh thần hiệp sĩ, vừa tạo nên sự gần gũi giữa đôi
bên. Hoặc khi Dế Mèn và Dế Trũi lạc vào bãi sình lầy, lương thực hết, không
xác định được phương hướng, Trũi rất hoang mang lo lắng. Để an ủi động
viên Dế Trũi, Dế Mèn đã dùng những lời chân thành, để Trũi tin rằng điều tốt
đẹp nhất vẫn đang chờ ở phía trước:
Dế Mèn: Đừng lo. Xem mây vẩn, trời đêm nay có cơ đổi gió. Anh thấy
hình nhƣ có cái bóng xanh mờ mờ đằng kia. Có phải đấy là bờ, gió mà đƣa
đƣợc anh em ta về chỗ bờ xanh xanh ấy là sống rồi. [tr.200]
Hay để đỡ đi phần lo lắng cho Dế Mèn, Xiến Tóc cũng an ủi:
Bác Xiến Tóc: (...)Anh cứ ở đây mà đợi, chắc sẽ gặp. Trũi không hề gì
đâu (...) [tr.227]
3.2.2.13. Hứa hẹn
Trong DMPLK, các nhân vật dùng hành vi này để tạo niềm tin, khẳng
định danh dự của bản thân, đồng thời để tôn vinh thể diện dương tính của
người nghe, bằng cách khiến họ thấy họ và ý kiến của họ được người nói tôn
trọng, chia sẻ. Ví dụ:
Dế Mèn: Mẹ kính yêu của con ! Không bao giờ con quên đƣợc lời
mẹ. Rồi mai đây con lên đƣờng, con sẽ hết sức tu tỉnh đƣợc nhƣ mẹ
mong ƣớc. [tr.189]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
Ở một tình huống khác, lời hứa của Kiến Chúa cũng tạo được niềm tin,
làm Dế Mèn cảm thấy được tôn trọng, coi trọng, và khích lệ Dế Mèn trên
những chặng hành trình tiếp để thực hiện lí tưởng.
Kiến Chúa: (...) Chao ôi, việc làm của các anh to lớn khắp thế gian, quý
báu thay ! Sức chúng em giúp rập đƣợc bao nhiêu, xin chẳng từ nan. [tr.248]
3.2.2.14. Khen ngợi
Khen là hành vi biểu thị sự đánh giá tích cực và bày tỏ sự hài lòng của
người nói đối với người nghe, đồng thời tăng cường quan hệ thân hữu gần gũi
giữa đôi bên. Ví dụ trong DMPLK:
Mẹ Dế Mèn: Con ơi! Mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà
trở về. Nhƣng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng
làm trai. Bây giờ con muốn ở nhà mấy ngày với mẹ, rồi con đi du lịch xa mẹ
cũng bằng lòng, mẹ không áy náy gì về con đâu. Thế là con của mẹ đã lớn rồi.
Con đã khôn lớn rồi. Mẹ chẳng phải lo gì nữa. [tr.189]
Lời khen của mẹ làm cho Dế Mèn cảm thấy vui sướng khi được yêu tin
và coi trọng.
Hay khi Dế Mèn khen Dế Trũi:
Dế Mèn: Thôi anh hiểu bụng chú rồi. Chú cứ nghĩ rằng không nhẽ anh
em ta lại chịu chết lênh đênh cả nhƣ thế này, mà phải cứu sống lấy một. Chú
định để anh ăn thịt chú, chú chịu hy sinh cho anh sống. Ta khen chú điều thủy
chung (...) [tr.201]
Cách khen ngợi này làm cho Dế Trũi thấy mình được đánh giá cao.
Đồng thời cũng làm cho tình thân hữu gắn bó giữa hai anh em vốn đã bền
chặt nay lại càng bền chặt hơn.
Hay trường hợp Xiến Tóc khen Dế Trũi:
- (...) Ồ, bạn Trũi giỏi lắm. Ngày trƣớc Châu Chấu Voi đã giảng giải cho
tôi, đến khi đằng ấy tới cũng nói là đời sống giang hồ thì vui thích nhƣ thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
nào, tôi cứ u mê cãi lại, tôi tƣởng cái số mình lắm tai hoạ, không bao giờ dứt
nổi bệnh chán đời nữa. Thế mà đến khi Trũi nói, bạn Trũi nói có một lần,
mình đã tỉnh(...) [tr.236]
Hay Kiến Chúa ngợi ca Dế Mèn:
- (...)Chao ôi, việc làm của các anh to lớn khắp thế gian, quý báu thay! [tr.248]
3.2.2.15. Xin phép và mời mọc
Trong nhiều tình huống giao tiếp, việc sử dụng hành vi xin, làm tăng sắc
thái tôn trọng, thể hiện sự khiêm nhường trước ngưới nghe. Cách sử dụng
hành vi bổ trợ này tạo nên cách ứng xử văn hoá và lịch thiệp, giúp người nói
tạo sự gần gũi, gây được thiện cảm với người nghe. Trong tác phẩm DMPLK,
nhiều lần các nhân vật sử dụng hành vi này nhằm tăng thêm lịch sự trong nói
năng. Ví dụ:
Thày đồ Cóc: Kèng kẹc ! Du lịch ! Kèng kẹc ! Du lịch ! Vậy bỉ phu xin
hỏi nhị vị tráng sĩ, nhị vị xƣa rày là tay dọc ngang nào biết trên đầu có ai, thế
thì chắc nhị vị phải nghe tiếng từ lâu rằng bỉ phu mặc dầu thanh bạch ở hang
dƣới đất nhƣng bỉ phu là cậu thằng Trời đấy ! [tr.204]
Trước những vị khách từ phương xa tới, thầy đồ Cóc đã rất cung kính,
lễ nghĩa, đặc biệt muốn thể hiện bản thân. Với cụm từ xin hỏi đầy khiêm
tốn, lịch sự và cũng hết sức kiểu cách, thầy muốn làm cho các vị khách
thấy mình được coi trọng, đồng thời cũng khéo léo tự tôn thể diện dương
tính của chủ nhà.
Cũng với xin hỏi, nhưng được dùng với sắc thái nhã nhặn, khiêm tốn,
thực lòng, đó là trong cách cụ Châu Chấu hỏi các võ sĩ:
Cụ Châu Chấu: Tôi xin hỏi đông đủ các võ sĩ trong thiên hạ tề tựu
quanh võ đài, có còn ai lên đấu nữa chăng? [tr.216]
Hay trong lời từ chối của Dế Mèn có sử dụng từ xin lỗi và dám xin
như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
Dế Mèn: (...) Với sự tranh đua, anh em chúng tôi xin lỗi, không thể. Bởi
vì sao, chắc chƣ vị đã rõ. Còn về ngôi thứ trách nhiệm thì anh em chúng tôi
xin lỗi, không dám. Anh em chúng tôi chỉ là hai kẻ giang hồ thấy đất quê đẹp
đẽ thì ghé tới trên đƣờng đi mà không định ý ở đâu cả. Dám xin chƣ vị xét
cho. [tr.217]
Ở nhiều tình huống giao tiếp của DMPLK, hành vi xin phép cũng đều
mang lại hiệu quả như thế, dù quan hệ trên dưới hay ngang bằng:
Kiến Chúa: (...)Chao ôi, việc làm của các anh to lớn khắp thế gian, quý
báu thay ! Sức chúng em giúp rập đƣợc bao nhiêu, xin chẳng từ nan. [tr.248]
Hành vi xin phép này chủ yếu mang sắc thái hứa hẹn, tuy nhiên vẫn bao
hàm sắc thái tôn trọng cùng sự khiêm nhường của người nói, tạo được thiện
cảm với người nghe và sự gần gũi đôi bên.
Bên cạnh hành vi xin phép, hành vi mời mọc cũng tạo được giá trị nhất
định trong việc biểu hiện phép lịch sự dương tính, làm cho lời nói của các
nhân vật đậm đà màu sắc văn hoá dân gian, cách cư xử đúng quy thức.
Mời mọc là cách người nói, với sự trân trọng, mong muốn người nghe
làm việc gì đó. Thông qua mời mọc, người nói cũng muốn cho người nghe
thấy mình muốn hợp tác, muốn giúp thoả mãn nhu cầu của người nghe. Ví dụ:
Nhà Trò: Em chào anh, mời anh ngồi chơi. [tr.186]
Ở tình huống giao tiếp này, chị Nhà Trò đã tỏ ra lễ phép với Dế Mèn,
thông qua hành vi mời. Hành vi này của Nhà Trò khiến Dế Mèn thấy mình
được trân trọng, mối quan hệ đôi bên vì thế mà được củng cố hơn.
Có khi trong một phát ngôn chứa cả hai hành vi ngôn ngữ: xin và mời,
nhờ vậy càng tăng cao tính lịch sự. Ví dụ:
Dế Choắt: Thƣa anh, thế thì... hừ hừ...em xin sợ. Mời anh cứ đùa một
mình thôi. [tr.172]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
3.2.2.16. Dùng kính ngữ
Kính ngữ là một thành phần quan trọng tham gia vào hoạt động giao tiếp
của người Việt. Thông thường nó được các đối ngôn sử dụng vào mục đích
tăng cường tính trang trọng và lịch sự cho phát ngôn. Hầu hết các cuộc thoại
có sử dụng kính ngữ là những cuộc thoại mà ở đó quan hệ đối ngôn mang tính
lịch thiệp, và trong bối cảnh giao tiếp ấy đã tồn tại hoặc tiềm ẩn cách giao tiếp
mang đậm bản sắc văn hoá của người Việt.
Trong DMPLK, có đến 15 lần các nhân vật sử dụng kính ngữ trong hô
gọi, nhằm tạo nên tính lịch sự cho phát ngôn. Đặc biệt thường được dùng là
các kính ngữ với sự tham gia của lạy... và thƣa..., ví dụ:
Dế Choắt: Thưa anh, em cũng muốn khôn nhƣng khôn không
đƣợc(...)[tr.170]
Dế Trũi: Thưa anh, em nghĩ anh em mình khó lòng thoát chết. [tr.200]
Dế Choắt: Lạy chị, em nói gì đâu! [tr.173]
Dế Mèn: Thưa tiên sinh, chúng tôi đi du lịch. [tr.203]
Việc sử dụng kính ngữ với sự có mặt của lạy, thƣa, kết hợp với các từ
ngữ xưng hô thích hợp, đã biểu thị cách cư xử nho nhã, thanh lịch phù hợp
với lịch sự chuẩn mực của người Việt. Những từ thƣa, lạy, vốn chỉ dùng khi
nói với những người rất đáng kính trọng ở vai trên, tạo nên nét nghĩa tôn cao
thể diện người đối thoại, làm cho họ cảm thấy dễ chịu hài lòng. Trên thực tế,
càng nâng tầm người nghe lên bao nhiêu càng chứng tỏ sự khiêm nhường nhã
nhặn của người nói bấy nhiêu. Trong DMPLK, cách nói này tạo nên tác dụng
kép, vừa giảm thiểu bất lợi, tăng tối đa điều có lợi cho người khác; vừa giảm
thiểu được sự bất đồng, mang lại sự đồng tình giữa mình và đối ngôn (tán
đồng); vừa giảm thiểu sự ác cảm, tăng tối đa mối thiện cảm giữa mình với
người khác (tiêu chí cảm thông); thể hiện sự khiêm tốn, nhằm gây thiện cảm
với người nghe, phù hợp với nguyên tắc “xưng khiêm hô tôn” truyền thống
của người Việt Nam…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
TIỂU KẾT
Trong DMPLK, các quan hệ liên cá nhân chủ yếu được thể hiện ở trục
vị thế. Hay nói cách khác: Trong tác phẩm này, nguời nói và nguời nghe
thường ở vào các vai không ngang bằng với nhau. Loại quan hệ này quy định
việc thể hiện phép lịch sự, cũng như các chiến lược lịch sự (âm tính và dương
tính), ở hoàn cảnh xã hội cụ thể được kể trong tác phẩm.
Có thể nhận xét khái quát: Trong hội thoại của DMPLK, các nhân vật đã
sử dụng không ít các phương tiện để thực hiện chiến lược lịch sự: rào đón,
vuốt ve, dùng các trợ từ và tình thái từ, dùng hành vi nói gián tiếp, bày tỏ tình
hình bi quan, nêu lí do, dùng hô ngữ, dùng từ ngữ xưng hô...Trong đó, phải kể
đến một phương tiện được sử dụng nhiều lần và có thể được coi là có hiệu
quả cao: dùng hư từ ( trợ từ và tình thái từ), dùng hô ngữ, dùng các từ ngữ
xưng hô...Vì lịch sự có tác động tới quá trình và đặc biệt tới kết quả của giao
tiếp, nên nó đã được đặc biệt coi trọng trong hội thoại của DMPLK, như một
nguyên tắc trong tương tác xã hội đối với các nhân vật trong hoàn cảnh cụ
thể của tác phẩm này.
Sự thể hiện các quan hệ liên cá nhân và phép lịch sự trong DMPLK đã
đưa người đọc sự hình dung về một xã hội con người (dưới dáng vẻ của các
con vật được nhân hoá) ở những năm đầu thế kỉ trước, một xã hội truyền thống
với nhiều lớp lang tôn ti chằng chéo, trong đó khi trò chuyện phải hết sức giữ
thể diện, để vừa thể hiện tình đoàn kết vừa đạt được nguyện vọng chung của
các bên tham gia. Vì thế, có thể nói rằng DMPLK là một phần của bức tranh
phong tục, được “vẽ” nên bởi bàn tay khéo léo của nhà văn Tô Hoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
KẾT LUẬN
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hội thoại là phương tiện phổ biến nhất,
có những biểu hiện muôn hình muôn vẻ trong những hoàn cảnh khác nhau,
phục vụ cho những ý đồ giao tiếp đa dạng của người nói muốn hướng tới
người nghe, về các chủ đề khác nhau trong cuộc sống.
Để phân tích hội thoại nói chung cũng như trong một tác phẩm văn học
như DMPLK, trước hết, không thể không chú ý đến những khái niệm cơ bản:
cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại, tham thoại và hành vi ngôn ngữ… với
những tiêu chí nhận diện, các đặc điểm về hình thức và chức năng. Gắn liền
với những khái niệm này là những yếu tố có liên quan: đích hội thoại, đối
ngôn, quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quan hệ liên cá nhân, nguyên tắc
cộng tác hội thoại, sự tương tác, lượt lời... Đồng thời, không thể không nhắc
đến vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp, đến nguyên tắc lịch sự (dương tính và
âm tính), sự ảnh hưởng của các chiến lược giao tiếp để đảm bảo tính lịch sự
và thể diện, nhằm đạt tới hiệu quả giao tiếp cao nhất.
Sự tìm hiểu các khía cạnh trong lí thuyết về hội thoại nhằm xác lập cơ sở
để nghiên cứu hội thoại trong một tác phẩm văn học cụ thể là DMPLK, có
mục đích là xác định hướng tiếp cận cách sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật
ở những hoàn cảnh cụ thể và hướng tới những mục đích khác nhau, trong tác
phẩm rất hấp dẫn một phần nhờ sự ồn ào sinh động của hội thoại này.
Tiến hành khảo sát và miêu tả các đặc điểm cấu trúc hội thoại trong
DMPLK, tức là phải chỉ ra những mối liên hệ giữa các hình thức ngôn ngữ và
các đối ngôn sử dụng các hình thức ấy. Một số đặc điểm hội thoại của các
nhân vật trong DMPLK đáng chú ý là: về cuộc thoại, đó là sự phổ biến của
hình thức song thoại sang đa thoại; quan hệ vai thường gặp là cao thấp; hoàn
cảnh giao tiếp chủ yếu là riêng tư và đích chủ yếu của các cuộc hội thoại là
lập luận...Về đoạn thoại, phần lớn gặp các đoạn ngắn với hai nhân vật tham
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
gia hội thoại; có sự vượt trội của các đoạn thoại không nghi thức, sự cân bằng
của các hoàn cảnh công cộng và riêng tư... Có thể thấy số lượng các cặp thoại
trong tác phẩm tuơng đối lớn; cặp thoại được sử dụng nhiều nhất là thuộc loại
phức tạp, tiếp theo là một tham thoại, rồi mới là hai tham thoại; các cặp thoại
tích cực có số lượng vượt trội so với các cặp tiêu cực... Về tham thoại, thường
gặp là tham thoại dẫn nhập và chủ yếu gắn liền với hành vi hỏi; có nhiều tham
thoại kiêm nhiệm hai chức năng là hồi đáp và dẫn nhập...Hành vi ngôn ngữ
thường gặp trong tác phẩm là điều khiển, tiếp sau là miêu tả xác tín; các hành
vi mở rộng có số luợng khá lớn...
Những đặc điểm nói trên có thể được đánh giá từ nhiều phương diện.
Trước hết, chúng cho thấy sự hồi đáp phối hợp đa dạng của người nói và
người nghe, sự tương tác uyển chuyển qua những phát ngôn (của các nhân
vật) trong tác phẩm. Điều này cho phép lí giải phần nào vì sao DMPLK được
coi là tác phẩm có nhiều giọng điệu linh hoạt, rất sinh động ngộ nghĩnh..., và
nhờ vậy hấp dẫn các độc giả nhi đồng đến thế.
Trong DMPLK, các quan hệ liên cá nhân chủ yếu được thể hiện ở trục
vị thế. Hay nói cách khác: Trong tác phẩm này, người nói và nguời nghe
thường ở vào các vai không ngang bằng với nhau. Loại quan hệ này quy định
việc thể hiện lịch sự, cũng như thực hiện các chiến lược lịch sự (âm tính và
dương tính), ở hoàn cảnh xã hội cụ thể được kể đến trong tác phẩm.
Có thể nhận xét khái quát: Trong hội thoại của DMPLK, các nhân vật đã
sử dụng không ít các phương tiện để thực hiện chiến lược lịch sự: rào đón,
vuốt ve, dùng các trợ từ và tình thái từ, dùng hành vi nói gián tiếp, bày tỏ
tình hình bi quan, nêu lí do, dùng hô ngữ, dùng từ ngữ xưng hô... Trong đó,
phải kể đến một phương tiện được sử dụng nhiều lần và có thể được coi là
có hiệu quả cao: dùng hư từ ( trợ từ và tình thái từ), dùng hô ngữ, dùng các
từ ngữ xưng hô...Vì lịch sự có tác động tới quá trình giao tiếp và đặc biệt tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
kết quả của giao tiếp, nên nó đã được đặc biệt coi trọng trong hội thoại của
DMPLK, như một nguyên tắc trong tương tác xã hội của các nhân vật trong
tác phẩm này.
Sự thể hiện các quan hệ liên cá nhân và phép lịch sự trong DMPLK đã
đưa người đọc đến sự hình dung về một xã hội con người (dưới dáng vẻ của
các con vật được nhân hoá) ở những năm đầu thế kỉ trước, một xã hội truyền
thống với nhiều lớp lang tôn ti chằng chéo, trong đó khi trò chuyện phải hết
sức giữ thể diện, để vừa thể hiện tình đoàn kết vừa đạt được nguyện vọng
chung của các bên tham gia. Vì thế, có thể nói rằng DMPLK là một phần của
bức tranh phong tục, được “vẽ” nên bởi bàn tay khéo léo của nhà văn Tô Hoài
Sự tìm hiểu cấu trúc hội thoại và những thể hiện các quan hệ liên cá
nhân- phép lịch sự trong DMPLK, chỉ là một góc hẹp trong việc áp dụng
những tri thức của Ngữ dụng học vào nghiên cứu ngôn ngữ một tác phẩm cụ
thể. Có nhiều khía cạnh cần đi sâu nghiên cứu thêm: các loại yếu tố phi ngôn
từ; sự hàm ý; sự mạch lạc và liên kết; diễn ngôn và văn hoá..., trong tác phẩm.
Đó có thể là những hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả luận văn này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Lan Anh (2006), “Lịch sự trong cách thức tiếp nhận lời khen
của ngƣời Việt”, Ngữ học trẻ 2006.
2. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cƣơng ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H.
3. Chử Thị Bích (2002), “Một số biện pháp sử dụng ngôn ngữ biểu hiện
phép lịch sự trong hành vi cho, tặng”, T/c Ngôn ngữ, số 5.
4. Lương Thị Bình (2002), “Chất quê kiểng trong lời thoại của bà cụ Tứ
(Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân)”, Ngữ học trẻ 2002.
5. Nguyễn Phương Chi (2001), “Một số ghi nhận về hành vi từ chối”,
Ngữ học trẻ 2001.
6. Lê Thị Sao Chi (2005), “Tính đối thoại trong lời độc thoại nhân vật”,
Ngữ học trẻ 2007.
7. Lê Thị Sao Chi (2005), “Từ hô gọi trong lời đối thoại và độc thoại của
nhân vật qua khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, Ngữ học trẻ 2005.
8. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, H.
9. Vũ Tiến Dũng (2007), “Tìm hiểu một số biểu thức tình thái diễn đạt
tính lịch sự trong giao tiếp Tiếng Việt”, Ngữ học trẻ 2007.
10. Vũ Tiến Dũng (2006) “Các biểu hiện của lịch sự chuẩn mực trong
xƣng hô”, Ngữ học trẻ 2006.
11. Đinh Trí Dũng (1999), “Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng”, Ngữ học trẻ 1999.
12. Nguyễn Văn Đô (1995), “Về việc nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp”,
T/c Ngôn ngữ, số 1.
13. Nguyễn Thị Đan (1994), Bƣớc đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại, cuộc thoại
đoạn thoại (luận văn thạc sĩ), Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
14. Hà Minh Đức (1994), Truyện viết về loài vật của Tô Hoài, Nxb Tác
phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, H.
15. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, H.
16. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Phân tích hội thoại, Viện thông tin
KHXH, H.
17. Nhiều tác giả (2004), “Phong cách học Tiếng Việt”, Ngữ học trẻ 2004.
18. Nguyễn Thị Hải (2001), “Hành động từ chối trong tiếng Việt hội
thoại”, T/c Ngôn ngữ, số 1.
19. Cao Xuân Hải (2005), “Hành vi nhận xét đánh giá qua lời thoại nhân
vật trong truyện ngắn Chu Lai”, Ngữ học trẻ 2005.
20. Dương Tuyết Hạnh (2007), “Hành vi chủ hƣớng hàm ẩn trong tham
thoại”, T/c Ngôn ngữ, số 6.
21. Dương Tuyết Hạnh (2007) “Tham thoại dẫn nhập trong sự kiện lời
nói nhờ”, T/c Ngôn ngữ, số 3.
22. Dương Tuyết Hạnh (1999), Cấu trúc của tham thoại (luận văn thạc
sĩ), Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội.
23. Dương Thu Hằng (2005), “Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Lục
Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu”, Ngữ học trẻ 2005.
24. Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới, H.
25. Nguyễn Chí Hoà (1998), “Bƣớc đầu khảo sát phép lặp trong hội
thoại”, Ngữ học trẻ 1998.
26. Nguyễn Chí Hoà (2000), “Cấu trúc của phiên thoại”, Ngữ học trẻ 2000.
27. Châu Minh Hùng (1997), “Nghệ thuật tổ chức đối thoại trong các tác
phẩm của Vũ Trọng Phụng”, Ngữ học trẻ 1997.
28. Nguyễn Thiện Hùng (2002), “Vai trò tính tình thái nhận thức trong
các chiến lƣợc lịch sự giao tiếp đối thoại”, Ngữ học trẻ 2002.
29. Hồ Mỹ Huyền (2008), Ngôn ngữ nói và viết (luận án tiến sĩ), Trường
Đại học Khoa học KHXH và NV, TP. HCM.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118
30. Vũ Thị Thanh Hương (2000), “Lịch sự và phƣơng thức biểu hiện tính
lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, H.
31. Vũ Thị Thanh Hương (2000), “Chiến lƣợc lịch sự thay đổi mức lợi-
thiệt trong lời cầu khiến tiếng Việt”, T/c Ngôn ngữ, số 10.
32. Nguyễn Thị Hương (2002), “Từ xƣng hô trong một số sáng tác của
Nam Cao”, Ngữ học trẻ 2002.
33. Đỗ Thị Thu Hương (2008), “Những nhân tố làm chuyển hƣớng, lệch
hƣớng đề tài trong hội thoại thƣờng ngày”, T/c Ngôn ngữ, số 3.
34. Nguyến Đăng Khánh (2007), “Cấu trúc lối nói vòng vo”, T/c Ngôn
ngữ, số 9.
35. Nguyễn Đăng Khánh (2005), “Lối nói vòng vo nhìn từ quan điểm giao
tiếp”, T/c Ngôn ngữ, số 5.
36. Đào Thanh Lan (2005), “Cách biểu hiện hành động cầu khiến gián
tiếp bằng câu hỏi- cầu khiến”, T/c Ngôn ngữ, số 11.
37. Nguyễn Văn Lập (1996), “Hành vi lời nói xin lỗi trong tiếng Việt”
Ngữ học trẻ 1996.
38. Phong Lê (giới thiệu), Vân Thanh (tuyển chọn) (2001), Tô Hoài về tác
gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, H.
39. Đỗ Thị Kim Liên (1998), “Từ xƣng hô trong hội thoại”, Ngữ học trẻ
1998.
40. Đỗ Thị Kim Liên (2005), “Vai trò của lập luận trong hội thoại”, Ngữ
học trẻ 2007.
41. Đỗ Thị Kim Liên (1997), “Bƣớc đầu tìm hiểu đặc trƣng của văn bản
hội thoại tiếng Việt”, T/c Ngôn ngữ, số 8.
42. Đỗ Thị Kim Liên (1999), “Tình thái lời hội thoại”, Ngữ học trẻ 1998.
43. Nguyễn Thị Lương (1995), “Một số tiểu từ tình thái tiếng Việt với
phép lịch sự trong giao tiếp”, T/c Ngôn ngữ, số 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
119
44. Nguyễn Thị Lương (2003), “Các hình thức chào trực tiếp của ngƣời
Việt”, T/c Ngôn ngữ, số 3.
45. Nguyễn Thị Lương (2006), “Lời chào gián tiếp của ngƣời Việt với
phép lịch sự”, T/c Ngôn ngữ, số 5.
46. Lê Bá Miên (2003), “Lẽ thƣờng trong giao tiếp, cơ sở của hàm ngôn
(hay hàm ý)”, Ngữ học trẻ 2003.
47. Vũ Thị Nga (2008), “Hành vi rào đón và phép lịch sự trong hội thoại
Việt ngữ”, T/c Ngôn ngữ, số 1.
48. Nguyễn Thị Thanh Nga (2000), Những từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ
trong tiếng Việt (luận án tiến sĩ), Viện Ngôn ngữ học.
49. Hoàng Thị Quỳnh Ngân (2008), Bƣớc đầu tìm hiểu lời thoại trong văn
xuôi Vi Hồng (luận văn thạc sĩ), Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
50. Dương Bạch Nhật (2008), “Chiến lƣợc lịch sự dƣơng tính trong mời và từ
chối lời mời trong tiếng Anh Mỹ và tiếng Việt”, T/c Ngôn ngữ, số 8.
51. Mai Thị Nhung (2005), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài (luận án tiến
sĩ), Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội.
52. Nguyễn Thị Tố Ninh (2004), “Hàm ý và hàm ý hội thoại (quan niệm,
phƣơng thức, hƣớng phân loại), Ngữ học trẻ 2004.
53. Đào Nguyên Phúc (2004), “Một số chiến lƣợc lịch sự trong hội thoại
Việt ngữ có sử dụng hành vi ngôn ngữ “xin phép”, Ngữ học trẻ 2003.
54. Đào Nguyên Phúc (2007), Lịch sự trong đoạn thoại xin phép của tiếng
Việt (luận án tiến sĩ), Viện Ngôn ngữ học.
55. Ngô Đình Phương (2004), “Quan hệ liên nhân trong phân tích diễn
ngôn”, Ngữ học trẻ 2004.
56. Hà Thị Sơn (1997), Đoạn thoại dẫn nhập trong hội thoại mua bán
hiện nay (luận văn thạc sĩ), Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
120
57. Võ Xuân Quế (1990) “Ngôn ngữ một vùng quê trong tác phẩm đầu tay
của Tô Hoài”, T/c Văn học, số 5.
58. Vũ Thị Quyên (2003), Tìm hiểu thoại dẫn trong tác phẩm của Tắt đèn của
Ngô Tất Tố (luận văn thạc sĩ), Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
59. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn hiện thực cuộc sống và cá tính
sáng tạo, Nxb Văn học, H.
60. Chu Thị Thanh Tâm (1995), “Ngữ pháp hội thoại và việc nghiên cứu
đề tài diễn ngôn”, T/c Ngôn ngữ, số 4.
61. Tạ Thị Thanh Tâm (2006), “Nghi thức giao tiếp và một vài cách thức
tiếp cận”, T/c Ngôn ngữ, số 2.
62. Tạ Thị Thanh Tâm (2005), “Vai giao tiếp và phép lịch sự trong tiếng
Việt”, T/c Ngôn ngữ số 1.
63. Đặng Thị Hảo Tâm (2006), “Tìm hiểu lời tiền dẫn nhập cho sự kiện
lời nói rủ”, T/c Ngôn ngữ, số 10.
64. Đặng Thị Hảo Tâm (1998), “Quy tắc quan yếu và việc lí giải các hành
vi ngôn ngữ gián tiếp từ phía ngƣời tiếp nhận”, Ngữ học trẻ 1998.
65. Nguyễn Đức Thắng (2002), “Về giới và ngôi ở những từ xƣng hô
trong giao tiếp tiếng Việt”, T/c Ngôn ngữ, số 1.
66. Phạm Văn Thấu (1996), “Thử bàn về các tiêu chí xác định ranh giới
cuộc thoại”, Ngữ học trẻ 1996.
67. Tạ Văn Thông (2001), “Cách xƣng hô trong Dế Mèn phiêu lƣu ký”,
T/c Ngôn ngữ, số 16.
68. Giáp Thị Thuỷ (2009), “Cách sử dụng hô ngữ trong lời thoại của
Dế Mèn phiêu lƣu ký”,T/c Ngôn ngữ & đời sống, số 8.
69. Phạm Văn Tình (2002), “Im lặng, một dạng tỉnh lƣợc ngữ dụng”, T/c
Ngôn ngữ, số 5.
70. Phạm Văn Tình (2003), “Tỉnh lƣợc đồng sở chỉ trong hội thoại”, T/c
Ngôn ngữ, số 10.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
121
71. Trịnh Thanh Trà (2002), “Các tham thoại hồi đáp cho tham thoại điều
khiển”, Ngữ học trẻ 2002.
72. Lê Thị Trang (2003), “Khảo sát các dạng hành động trong lời thoại
nhân vật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, Ngữ học trẻ 2003.
73. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt ,
Nxb ĐH&THCN, TP. HCM.
74. Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), “Vận dụng khái niệm thể diện vào việc
phân tích ngôn ngữ nhân vật”, T/c Ngôn ngữ, số 6.
75. Lê Đình Tường (2006), “Vài nét về vai trao vai nhận trong hành động
cầu khiến từ bình diện quy chiếu và suy ý”, Ngữ học trẻ 2006.
76. Lê Đình Tường (2002), “Hoàn cảnh cầu khiến trong hội thoại”, Ngữ
học trẻ 2002.
77. Lê Anh Xuân (2001), “Trả lời dƣới dạng câu nghi vấn để thực hiện
hành vi khẳng định một cách gián tiếp”, T/c Ngôn ngữ, số 2.
78. Mai Hảo Yến (2000), “Lý thuyết hội thoại và các đặc điểm của thoại
dẫn trong tiếng Anh”, Ngữ học trẻ 2000.
79. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn
ngữ học, Nxb Giáo dục, H.
80. Như Ý (1990) “Vai xã hội và ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp”, T/c
Ngôn ngữ, số 3.
81. Mai Hảo Yến (1998), “Các kiểu thoại dẫn trực tiếp tự do trong truyện
ngắn Nam Cao”, Ngữ học trẻ 1998.
82. Nguyễn Hoàng Yến (2002), “Hành vi chê gián tiếp dƣới dạng các
tham thoại trong hội thoại”, Ngữ học trẻ 2003.
83. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2006), “Tham thoại tiền dẫn nhập trong sự
kiện lời nói chê”, Ngữ học trẻ 2006.
84. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2006), “Vấn đề xƣng hô trong phát ngôn
chê”, T/c Ngôn ngữ, số 1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 175LV09_SP_NgonnguhocGiapThiThuy.pdf