Luận văn Hồn -Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm

MS: LVVH-LLVH010 SỐ TRANG: 184 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2009 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .3 2. Mục đích nghiên cứu .4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5 4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .5 5. Phương pháp nghiên cứu .17 6. Một số đóng góp của luận văn .18 7. Kết cấu của luận văn .18 Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Hồn thơ Hoàng Cầm Chương 2: Tình cảm trong thơ Hoàng Cầm Chương 3: Hình ảnh - Nhạc điệu trong thơ Hoàng Cầm Chương 1: HỒN THƠ HOÀNG CẦM 1.1. Hồn thơ .19 1.2. Hồn thơ Hoàng Cầm .25 1.2.1. Dòng sông thơ trong trẻo .25 1.2.2. Hồn thơ sâu lắng, đậm chất suy tư .40 1.2.3. Hồn thơ Kinh Bắc Hoàng Cầm .53 1.3. Hoàng Cầm – Người chép thơ từ cõi vô hình .64 Tiểu kết .72 Chương 2: TÌNH CẢM TRONG THƠ HOÀNG CẦM 2.1. Thơ ca là tiếng lòng của người nghệ sĩ .75 2.2. Tình cảm trong thơ Hoàng Cầm .83 2.2.1. Khúc nhạc đậm tình quê hương .83 2.2.2. Tình yêu – Nguồn cảm hứng bất tận trong thơ Hoàng Cầm .94 Tiểu kết .107 Chương 3: HÌNH ẢNH – NHẠC ĐIỆU TRONG THƠ HOÀNG CẦM 3.1. Hình ảnh trong thơ Hoàng Cầm .111 3.1.1. Hình ảnh thơ 111 3.1.2. Hình ảnh trong thơ Hoàng Cầm .115 3.1.2.1. Quê hương Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm 115 3.1.2.2. Hình ảnh con người Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm 129 3.1.2.3. Hệ thống hình ảnh tượng trưng trong thơ Hoàng Cầm 136 3.2. Nhạc điệu trong thơ Hoàng Cầm .143 3.2.1. Nhạc tính trong thơ .143 3.2.2. Nhạc điệu trong thơ Hoàng Cầm .149 3.2.2.1. Thanh điệu .150 3.2.2.2. Vần điệu .154 3.2.2.3. Nhịp điệu .161 Tiểu kết .170 KẾT LUẬN .172 TÀI LIỆU THAM KHẢO .176

pdf184 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2999 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hồn -Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơ theo luật bằng trắc để tạo vần điệu góp phần hình thành làn điệu cho thơ. Những thanh có âm điệu bằng phẳng như thanh ngang, thanh huyền thuộc vần bằng; các thanh có âm điệu cao hoặc thấp như sắc, hỏi, ngã, nặng thuộc vần trắc. Tùy vào mỗi thể thơ, các câu trong bài thơ hiệp vần bằng hoặc vần trắc. Thơ lục bát chủ yếu hiệp theo vần bằng: Sao anh ghìm bước chân anh Ngăn sông chảy tới lối quanh vườn thiền Sao em không phút nào yên Loay hoay chống đỡ hồn nghiêng bão tình [Tập Kiều, 6, tr.290] Thơ Hoàng Cầm sử dụng nhiều vần chính, vần chân. Nhiều bài thơ của ông, ta thấy có sự kết hợp nhịp nhàng, nhuần nhuyễn hai loại vần này: Chưa bán được một đồng Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong Bước cao thấp bên bờ tre hun hút Có con cò trắng bay vùn vụt Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu… Mẹ ta lòng đói dạ sầu Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ [Bên kia sông Đuống, 6, tr.26] Sự kết hợp ấy tạo độ hòa âm sâu sắc cho bài thơ, nhạc thơ theo đó càng hiện rõ, điệu thơ càng hay, ý càng sâu. Mở đầu bài thơ Tiếng hát sông Hương, Tố Hữu viết: Trên dòng Hương Giang Em buông mái chèo Trời trong veo Nước trong veo Em buông mái chèo Trên dòng Hương Giang (Tố Hữu, Tiếng hát sông Hương) Bốn âm tiết mang vần eo có tác dụng tô đậm sự cô đơn lẻ loi, buồn bã, quẩn quanh không lối thoát của người con gái sống kiếp giang hồ trong xã hội cũ. Vần rõ ràng giúp tạo sắc thái ý nghĩa cho thơ. Chẳng phải ngẫu nhiên thiên Truyện Kiều của Nguyễn Du được xem là kiệt tác bất hủ được người đọc bao thế hệ yêu thích, trân trọng. Bằng biệt tài gieo vần, phổ nhịp độc đáo, nhà thơ đã tạo được âm hưởng riêng cho thơ mình để giá trị nội dung tư tưởng và thẩm mỹ của tác phẩm in sâu mãi trong hồn người đọc. Những câu thơ sau trong Đồng Chí của Chính Hữu có cách gieo vần rất lạ và rất hay: Anh với tôi đôi người xa lạ Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn mình thành đôi tri kỷ (Chính Hữu, Đồng Chí) Nhịp thơ như co lại và vần thì khá linh hoạt khiến đoạn thơ mang âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, lay động hồn người mạnh mẽ. Vần trong thơ Hoàng Cầm cũng vậy, liên kết chặt chẽ, mật thiết, xoắn xuýt với ý, với lời khiến âm hưởng bài thơ cứ vọng mãi, làm đọng lại nỗi thổn thức khôn nguôi trong lòng người đọc: -Anh hứa rất nhiều Anh cho em cả trời mây trái đất Bệnh em cần một giọt nước mắt Anh vội vàng đi hái thuốc tiên Lên rừng xuống biển Mặt lo toan nắng võ ưu phiền Bơ phờ tóc héo… [Hứa, 6, tr.36] - Em đâu biết khi lá vàng kêu xáo xác Dẫu còn treo lay lắt ngọn cây bàng Chỉ loáng thoáng lời thở than phận bạc Là đủ thẫm hai vầng thâm ngơ ngác Với nét nhăn dài bạc má đến nghìn năm [Số phận, 6, tr.371] Các âm tiết được hiệp vần trong đoạn thơ ngân lên như những nốt nhạc trữ tình, tha thiết, sâu lắng. Thơ Hoàng Cầm, có những tác phẩm, các yếu tố âm thanh tương đối xa nhau về cấu âm khiến thơ khó đọc. Hiện tượng này tạo độ sâu lắng của cảm xúc, sự dồn nén của tâm trạng: - Đi đâu Tràng mày xếch vòng cung bắn nát chiều mai ráng đỏ Châu chấu ma vờn cổ yếm xây Không gặp người quen hờ ngõ cũ Đêm xuống làm lầu hoang [Đêm Thổ, 6, tr.105] Có những bài thơ, đọan thơ, vần chưa thật chỉnh song cũng không ép, không gượng bởi thi nhân đã giữ được hơi thơ, khí thơ và bắt được nhịp thơ của cuộc sống: Khi lửa khói tàn đêm dòng sông êm ái Tôi lại gặp em tưởng tháng năm dài chững lại Em vẫn thế… thon cây mềm trái tóc hong chiều còn óng tuổi mơ xanh Sao mắt em cứ nhìn mê mải về một phương trời… [Nguyên hình ảo vọng, 6, tr.381] Vần và ý trong bài thơ hòa điệu, gọi nhau, hô ứng lẫn nhau tạo nên trường liên tưởng bền chặt cho tác phẩm. Sự lặp lại hai, ba lần một vần trong khổ thơ tạo sự dìu dặt, du dương cho lời thơ. Bên cạnh đó, âm hiệp vần lại nằm ở cuối nhịp thơ nên lời thơ càng trở nên nhịp nhàng và âm hưởng càng vang xa. Vần trong thơ ngày càng phong phú, đa dạng, không bắt buộc tuân theo khuôn khổ nào. Số tiếng trong câu thơ tự do nên vần thơ cũng theo đó tự do. Nhưng “thơ ca muốn được như dàn nhạc không phải chỉ nhờ ở vận mà ở cả âm. Âm có thích hợp thời thơ mới có ảnh hưởng, đọc lên mới có thể thành điệu ngâm” [71, tr.33]. Âm hay còn gọi là âm điệu, là sự phối hợp luân phiên các thanh điệu của âm tiết về đường nét để tạo độ trầm bổng, du dương cho lời thơ. Những vần thơ có độ vang: a, ơi, ôi, an, ang, anh… cùng những thanh bằng (thanh ngang và thanh huyền) giàu sức tỏa đưa lời thơ ông miên man chảy vào hồn người đọc: Lắc đầu hoa tím rụng Ngó rừng xanh em hỏi ngọn nguồn Biết rồi Thôi nghe hoa tiếng hát… [Cỏ Bồng Thi, 6, tr.152] Những âm khép: iu, oắt, ép, ấp, ắp, ắt… và thanh trắc (thanh sắc, hỏi, ngã và nặng) tạo ấn tượng về sự u uẩn, khuất tất. Nỗi đau xót, nghẹn ngào, trong lòng thi nhân được nhận ra qua đó: Về cõi thật em Hay lại huyền vi duyên phận để chập chờn vòng tay mắt giếng Mỵ Châu hố ngọc tan lìa Thương xót toát mình ôm ngát hoa uất hận Nuốt em chăng Sao vẫn còn giờ ấy nghẹn ngào chia [Về cõi thật em, 6, tr.277] Tiếng Việt có khả năng tạo ra một số lượng lớn các vần làm tiền đề cho việc tạo ra vần thơ. Sự phong phú về nguyên âm và thanh điệu giúp tiếng Việt có tiềm năng to lớn trong việc tạo ra khả năng hiệp vần đa dạng của thơ ca. Ngôn ngữ tiếng Việt vốn là thứ ngôn ngữ đơn âm nhưng đa thanh. Vần trong ttiếng Việt không đơn thuần mang ý nghĩa mà trong nhiều trường hợp, còn có tác dụng gợi hình. Chính điều này tạo nên sự phong phú và đa dạng cho phương thức tạo hình trong thơ Việt Nam. Thơ Hoàng Cầm cô đọng và giàu nhạc điệu cũng nhờ đặc điểm này của tiếng ta. 3.2.2.3. Nhịp điệu Trước nay, người ta thường cho rằng: nhịp điệu chính là sự khác biệt chủ yếu của thơ với văn xuôi. Maiacốpxki, trong bài Làm thơ như thế nào, đã viết: “Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, là năng lượng chủ yếu của câu thơ” [Dẫn theo 74, tr.24]. Thực ra, văn xuôi cũng có nhịp điệu song nhịp điệu trong văn xuôi không quá gò bó mà tương đối tự do. Cơ sở để phân biệt nhịp điệu của thơ với nhịp điệu của văn xuôi chính là nhịp điệu bên trong, nhịp điệu tâm hồn nhà thơ cộng hưởng cùng từ ngữ. Các nhà thơ xem nhịp điệu như là sự rung động của tâm hồn, thoát khỏi sự đều đặn, cân đối, sự lặp lại mà có xu hướng giao hòa và lan tỏa. Trong bài Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi viết: “Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên bổng, xuống trầm của tiếng đàn bên tai (…). Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn” [Dẫn theo 74, tr.29]. Theo đó, nhịp điệu tự nó có thể tạo ra những yếu tố phù hợp với sự rung động tâm hồn. Nhịp điệu không nên và không thể là những khuôn mẫu buồn tẻ mà trước hết là cảm xúc, tình cảm. Nhịp điệu trong thơ nói riêng và trong nghệ thuật nói chung, không chỉ là sự biểu hiện mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo nên một hình thức để cảm thụ và để tái hiện. Tạo nên những tác động và những ấn tượng đối với cảm giác, âm thanh trong thi phẩm có quan hệ với yếu tố nhạc điệu sâu sắc nhất. Nhạc điệu tạo sự chia cắt dòng âm thanh để khi đọc người đọc có thể cảm thụ một cách trực tiếp. Nhạc điệu theo một số nhà nghiên cứu, là sự phân đoạn câu thơ, dòng thơ. Nhờ chỗ ngắt dòng âm thanh ấy, người đọc nhanh chóng cảm được nhạc điệu của tác phẩm, độ thẩm mỹ của tác phẩm. Ngôn ngữ thơ bao giờ cũng mang nhịp điệu và nhịp điệu thơ luôn biến hóa linh hoạt theo cảm xúc, giọng điệu nhà thơ. Chắc chắn là nhịp điệu thơ có quan hệ mật thiết với ngữ nghĩa. Có thể, nhịp điệu trùng với ngữ nghĩa, đó là lúc việc ngắt nhịp vừa tạo được tính nhạc vừa biểu đạt nội dung thơ: Con hỏi vì sao chúng nó tim Tìm ai, con hỏi, mẹ rằng: Im! (Tố Hữu, Quê Mẹ) Nhịp điệu không trùng với ngữ nghĩa, nhịp thơ khác đi, ngữ nghĩa cũng sẽ khác: Non cao/ tuổi/ vẫn chưa già Non thời nhớ nước/ nước mà quên non (Tản Đà, Thề non nước) Đối tượng của ngôn ngữ thơ là sự tổ chức âm thanh một cách hài hòa và mang tính quy luật. Ở đó, các đơn vị ngôn từ được tổ chức với sự luân phiên bằng trắc, cao độ, trường độ của âm thanh và làm xuất hiện một nền nhịp. Vần trong thơ có chức năng nối kết các từ với nhau nhưng nếu có sự nâng đỡ của những chỗ ngắt nhịp, các yếu tố mang vần nhiều khi nhòe đi, mờ đi. Vần, nhịp và mối quan hệ khắng khít giữa chúng tạo nên tính nhạc, sự quyến rũ của một hồn thơ, làm rung lên các sợi tơ mong manh của ý tưởng, cảm xúc. Những câu thơ nhiều tính nhạc là nhờ âm thanh được phân lập theo chu kỳ những nốt tiếng vọng, nhiều vần liên tục và xâu chuỗi. Mỗi thể thơ có nhiều quy định riêng về nhịp song quan trọng hơn chính là nhịp cảm xúc của người nghệ sĩ. Thơ vốn là lĩnh vực thể hiện tình cảm. Nhịp điệu trong thơ xuất hiện trên cơ sở nhịp điệu của cuộc sống lao động, nhịp điệu của hơi thở con người. Những trạng thái rung cảm, cảm xúc của người viết đều ít nhiều ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhịp của câu thơ, bài thơ. Ý thức được ý sức mạnh, ý nghĩa quan trọng của nhịp thơ, người làm thơ sẽ qua đó bộc bày, thổ lộ được thật sâu, thật trọn vẹn tâm tư, tình cảm của mình. Nhịp thơ, bởi là sự hòa điệu nhịp cuộc sống với nhịp tâm hồn của người sáng tác nên tính tương đối ổn định của nó trong từng thể loại dễ bị phá vỡ. Nhịp điệu của thơ và nhịp điệu của âm nhạc có sự khác nhau rõ rệt. Nhịp điệu thơ xuất hiện trong bản chất của ngôn ngữ có tính nhịp điệu. Sự chia nhỏ âm thanh thơ có giới hạn là âm vị nhưng âm thanh của âm nhạc có thể chia nhỏ đến vô tận. Trong thơ mình, Tố Hữu không chỉ chú ý đến nhạc mà cả đến nhịp nữa. Những câu thơ sau trong Nước non ngàn dặm có cách ngắt nhịp hết sức linh hoạt: Chập chùng thác Lửa thác Chông Thác Dài thác Khó thác Ông thác Bà Thác, bao nhiêu thác cũng qua Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời (Tố Hữu, Nước non ngàn dặm) Trong Vội vàng, Xuân Diệu thay đổi dồn dập nhịp điệu các câu thơ tạo cảm giác hối hả, gấp gáp, bồn chồn để sống hết mình, để tận hưởng cuộc sống thiên đường trên mặt đất: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si… (Xuân Diệu, Vội vàng) Nhịp điệu trong thơ truyền thống vốn ăn sâu trong tâm thức người đọc: thơ 4 chữ sẽ là 2/2; thơ 5 chữ là 3/2, hay 2/3; thơ 7 chữ là 2/2/3 hay 4/3; thơ lục bát là 2/2/2. Thơ truyền thống, nhịp điệu bị hạn chế bởi sự tác động lẫn nhau giữa các thành phần cú pháp và đơn vị ngữ nghĩa. Trong thơ mới, nhịp điệu câu thơ bị chi phối bởi giọng điệu, điểm dừng ngữ nghĩa của câu thơ. Ở đó, có những câu thơ tưởng như không có nhạc điệu nhưng kỳ thực, nhịp điệu của chúng được ẩn giấu trong giọng điệu thơ. Cũng như thơ Đường cổ điển và thơ mới, ở thể 7 tiếng, thơ Hoàng Cầm chủ yếu vẫn và nhịp 4/3 bên cạnh những dòng thơ nhịp 2/5: - Anh giải oan em/ chẳng hết oan Suối khuya cắt xé/ tiếng kêu than Hỏi em xứ Phật/ nào yên tĩnh? Em gượng cười soi/ bóng đá vàng [Chùa Hương, 6, tr.238 ] - Chiều nay/ gió biển hỡi chia đôi Một nửa/ tôi theo đến cuối trời Một nửa/ em về trang giấy lạnh Cho mình/ gọi ấm gió xa khơi… [Ngỏ với gió biển, 6, tr.257] Mang khuôn hình thơ cổ điển nhưng thơ Hoàng Cầm, biên độ dường như được mở rộng, nhịp điệu phát triển theo mạch cảm xúc. Điều đó bắt nguồn từ sự phát triển trong mạch tư duy nghệ thuật của nhà thơ. Đọc thơ Hoàng Cầm, người đọc nhận ra rất rõ độ rung động của cảm xúc trong thơ ông, sức lan tỏa, âm vang của tiếng thơ ấy khi mỗi bài thơ khép lại. Chị em xanh hay Thơ gởi đến người là những trường hợp tiêu biểu: - Chị vỡ pha lê. Bùn vấy tay Hồn trong Em chuốc Chị chìm say Là Em cưới Chị xanh thiên thiếp Sinh một đàn con mây trắng bay [Chị em xanh, 6, tr.241] - Mấy kiếp hồn trăng đắng lạ thườn Vì mê ảo vọng đắm tà dương Mọc lên đầu núi cơn cô quạnh Không nói Ai nào biết xót thương [Thơ gửi đến người, 6, tr.252] Bài thơ tuy đã kết thúc mà âm điệu cứ ngân lên, mãi cứ vang xa. Thông thường, thơ thất ngôn hay thơ mới thể 7 tiếng, âm hưởng của chúng dứt hẳn ở câu kết. Thơ Hoàng Cầm không dừng lại mà mở ra một thế giới khác, huyền hồ, hư ảo, khiến cho ta cứ băn khoăn, nghĩ ngợi mãi. Nói như Mai Thục: “Càng đọc thơ Hoàng Cầm, càng thấy âm vang tiếng vọng của ngàn xưa, thân thương gần gũi mà xa xôi vời vợi…” [151, tr.260]. Chính điều này tạo nên dư ba, sức vọng trong hồn thơ Hoàng Cầm. Cách ngắt nhịp trong câu thơ góp phần tạo tính nhạc cho bài thơ. Cũng như thơ 7 tiếng, thơ lục bát của Hoàng Cầm nhìn chung vẫn giống cách ngắt nhịp trước nay, chủ yếu là nhịp chẵn: Em đi/ một loáng/ trăm năm Nơi đâu em ngủ/ tôi nằm lênh đênh Đầu nghiêng/ gối nặng/ tay mình Chợt rung mắc áo/ dáng hình cheo leo Về khuya/ mê bóng/ bóng theo Nhìn chênh thế kỷ/ bóng vèo qua mi [Ngày giỗ, 6 tr.236] Nhịp thơ chẵn cùng nhiều thanh bằng được sử dụng tạo âm điệu nhẹ nhàng, lắng sâu cho bài thơ. Đây là nét đặc trưng của thơ mới mà tiêu biểu là sáng tác của Hoàng Cầm. Trong thơ lục bát, thi điệu dường như cố định và trở thành “khuôn sáo thi điệu”. Trong câu lục, khuôn điệu sẽ là 3/3 hay 2/2/2; câu bát có khuôn điệu 2/2/2.2 hoặc 4/4. Những sự thay đổi trong cách ngắt nhịp có thể làm thay đổi dáng dấp, thần thái câu thơ. Thơ lục bát Hoàng Cầm nhịp điệu cân đối, đều đặn, dìu dặt, nhịp nhàng, lôi cuốn mạnh mẽ sự yêu thích của người đọc. Chính chất nhạc sâu lắng trong thơ hồn nhà thơ đem lại cảm xúc dạt dào, say sưa trong lòng người đọc. Áp dụng phương thức ngắt nhịp ấy với những tác phẩm thuộc thể 8 tiếng, Hoàng Cầm tạo được âm hưởng nhẹ nhàng, thanh thoát cho thơ mình. Trước nay, thơ 8 tiếng thường theo khuôn nhịp 3/3/2 hoặc 3/2/3. Thơ 8 tiếng Hoàng Cầm với nhịp chẳn 4/4, nhạc điệu theo đó cũng khác so với những tác phẩm cùng thể. Sự thay đổi ấy khiến nhiều bài thơ ông mang âm hưởng gần hơn với thơ lục bát và mang lại âm vang riêng cho thơ mình. Thực vậy, thơ 8 tiếng của Hoàng Cầm thường ngắt nhịp chẵn, điệp thanh bằng và sử dụng vần, tạo nên một nhạc điệu êm dịu, miên man: - Mưa đi về anh/ mưa dềnh nước mắt Rung rinh ôm sao/ khi nào sao tắt Mưa đi về anh/ mưa đi về nguồn Cháy dòng hạnh xanh/ trôi nhanh cát buồn [Giọt mưa Phương Nam, 6, tr.269] Đặc biệt, ở những bài thơ hợp thể, Hoàng Cầm thực sự đã đưa được nhịp của cuộc sống, nhịp của tâm hồn mình vào mỗi dòng thơ. Phải có sự giao cảm đặc biệt giữa hồn thơ ấy và âm thanh cuộc sống, mới có được những vần thơ đầy chất nhạc như thế. Những tác phẩm này, nhịp thơ lúc nhanh lúc chậm, lúc dìu dặt, thiết tha, sâu lắng, khi mãnh liệt dâng trào, bay bổng.... Những tác phẩm như: Bên kia sông Đuống, Hội vật, Đợi mùa hay Gái Hậu Lê.... là những tác phẩm như thế: Em bước vào đình/ ôm cột/ mấy người ôm Em rẽ sang chùa/ lay chân/ hộ pháp Sau chùa tát đêm/ một chạp Gầu giai ai vớt/ Chị ơi/ lòa lõa/ thân trăng Chi lỡ xe hồng/ Mẹ đi lấy chồng/ Cỗ cưới chênh vênh/ khoai luộc Mật vàng mọng/ rách vỏ nâu non [Đợi mùa, 6, tr.176] Việc đặt dòng thơ của Hoàng Cầm nhiều khi theo những chuỗi nhịp điệu nào đó. Thơ Hoàng Cầm có dòng gồm hai câu nhưng đa số các câu gồm nhiều dòng, có khi cả khổ thơ và bài thơ. Bên cạnh những thể thơ ấy, Hoàng Cầm có nhiều thi phẩm sáng tác theo thể thơ bậc thang. Đây là một thể thơ đặc biệt, nó giúp nhà thơ biểu đạt được trọn vẹn, sâu sắc cảm xúc, suy tưởng của mình. Từ năm 1945, trên thi đàn xuất hiện nhiều bài thơ bậc thang hay và ấn tượng bởi những tiết tấu, nhịp điệu mới lạ, bởi sự cô đọng và lan tỏa của cảm xúc: - Vò võ chân trời khẩu súng Mỗi đêm từ biệt một quê hương (Trần Dần, Bài thơ Việt Bắc) - Gần hai mươi năm trời Tôi vẫn nhớ lời cha tôi cháy bỏng Dạy tôi làm thơ ước mơ hi vọng (Lê Đạt, Cha tôi) Trong Thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, Nguyễn Bá Thành nhận xét về thể thơ này: “Những dòng thơ bậc thang tạo nên ấn tượng mạnh về tiết tấu, về nhịp điệu, về sự êm dịu giữa dòng” [126, tr.324]. Với Hoàng Cầm, thơ bậc thang là những khoảng lặng của tâm hồn, là tiếng vọng của tâm tư, là chiều sâu của suy tưởng. Ở đó, trong những giấc mơ dang dở, tiếng vọng từ miền xa xôi, hư ảo của những nỗi đau chất đầy, nén chặt... cứ ùa về, trong thổn thức, mê man: Vừa khi vuốt tóc nhìn chênh bến Chợt lóe đài xanh ngất nước mây Hoa khô xây bậc trăm thềm ngọc Một phím đàn đôi bốn cánh bay [Ngã ba sông, 6, tr.308] Hiện tượng dòng thơ bị phá vỡ để tạo thơ bậc thang nhằm phát triển cảm xúc và nhịp điệu cho thơ rất phổ biến trong thơ Hoàng Cầm. Câu thơ Hoàng Cầm, ở giới hạn nào đó, cũng có thể xem là câu thơ của điệu nói nhưng kỳ thực mang đầy nhạc điệu. Hoàng Cầm làm thơ vốn không nhằm mục đích đi tìm sự trọn vẹn, hoàn chỉnh về ngữ nghĩa cho lời thơ. Ông làm thơ cốt để đưa được âm vang cuộc đời cùng điệu hồn mình vào thi phẩm. Thơ ông vì thế là những dòng thơ rung lên từ nhịp điệu của cảm xúc, từ những âm thanh của cuộc sống và từ tâm hồn ông. Cho nên, sẽ thật sai lầm nếu đọc thơ Hoàng Cầm bằng tư duy logic thông thường. Bởi lẽ, thơ ông hướng đến cảm giác, cảm xúc hơn là ngữ nghĩa. Điều này ít nhiều chi phối sự hình thành câu thơ, dòng thơ, cách sử dụng âm thanh, tạo vần và ngắt nhịp trong thơ ông. Và nghỉ lại, tình cảm, cảm xúc trong thơ Hoàng Cầm có khi phát triển theo độ ngắn của dòng thơ và nhịp điệu trong câu thơ: - Ly cà phê nữa tỉnh mê Từng đôi sớm biết đi về có nhau Còn em lãng đãng đi đâu Anh về so sẫm đũa màu gỗ mun [Viết trong quán cà phê, 6, tr.267] - Chị đưa em đến bên này cheo leo mõm đá Trước vực Sau khe [Cỏ Bồng Thi, 6, tr.152] Thơ hiện đại, theo Trần Đình Sử, có xu hướng chuyển từ “thơ trữ tình điệu ngâm” sang “thơ trữ tình điệu nói”. Song, thơ điệu nói của Hoàng Cầm có đặc điểm riêng, đó là những câu thơ có vần, có nhạc: - Con đấy ư Con đã về Kinh Bắc Những cỏ Bồng thi với dế đầu si Những lá Diêu Bông với đôi xe hồng [Luân hồi, 6, tr.175 ] Nhạc thơ ở đây như thiên về nhịp điệu. Cấu trúc khác nhau về độ dài, ngắn, kích thước dòng thơ cùng sự kết hợp linh hoạt các thanh bằng trắc trong câu thơ tạo ấn tượng về nhịp rất rõ. Thơ Hoàng Cầm, số tiếng trong câu và số câu trong bài dài ngắn đan xen, không theo khuôn khổ, cách gieo vần cũng tự do theo đó song lời thơ vẫn hết sức uyển chuyển, nhẹ nhàng, cuốn hút hồn người. Cách ngắt nhịp, tạo nhịp trong thơ Hoàng Cầm quả rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu, nhiều dạng. Với bản năng linh diệu ấy, thi nhân tạo được những âm điệu phong phú trong thơ mình. Bên kia sông Đuống, nhịp điệu đứt quãng, rời rạc thể hiện đưọc nỗi đau thương, tan tác trước cảnh quê hương bị giạc tàn phá: Bên kia sông Đuống Ta có đàn con thơ Ngày tranh nhau một bát cháo ngô Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn Lấy mẹt quây tròn Tưởng làm tổ ấm Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm Ú ớ cơn mê Thon thót giật mình Bóng giặc dày vò những nét môi xinh [Bên kia sông Đuống, 6, tr.26] Miền quê thân yêu theo nhịp điệu tha thiết, dạt dào yêu thương trở về trong tim người con xa xứ: Ai về bên kia sông Đuống Cho ta gửi tấm the đen Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên Những hội hè đình đám Trên núi Thiên Thai Trong chùa Bút Tháp Giữa huyện Lang Tài Gửi về may áo cho ai… [Bên kia sông Đuống, 6, tr.26] Nhịp điệu bài thơ như tăng dần, mạnh dần, tác động mạnh tâm hồn người đọc. Sự biến nhịp tạo hiệu ứng thẩm mỹ mới lạ, bất ngờ và đầy thú vị cho bài thơ. Sự sáng tạo, phá cách về nhịp điệu như thế tạo nên sức lôi cuốn cho tiếng thơ ông: Bỗng thấy em úp mặt xuống lòng tay Như đêm giông úp chùm biển lớn Rồi trừng mắt nhìn lên như giận hờn như đắng cay như xót xa như đau đớn Em nói âm vang nhịp sấm vô thường [Những dòng lang bạt, 6, tr.333] Thơ hiện đại, tư duy trùng điệp được sử dụng ngày càng nhiều, nó một mặt là nhịp điệu của cuộc sống, mặt khác chính là nhịp điệu tâm hồn của bài thơ. Mưa Thuận Thành của Hoàng Cầm có đến 29/46 câu/148 tiếng của bài thơ là mưa, nào mưa rơi, mưa nhòa, mưa hoa nhài, mưa chèo bẻo, mưa sành sứ, mưa chuông chùa… Thi phẩm trở thành bản hợp ca thấm đầm mưa rơi, miền tâm trạng miên man, nhạt nhòa, sâu thẳm. Sử dụng phương tiện trùng điệp một cách có chủ ý như thế, nhà thơ tạo nên một hiệu ứng thẩm mĩ độc đáo cho thơ mình. Trước hết, nó tạo sự liên kết trong thơ ông, làm cho mạch tư duy của bài thơ liền lạc, chặt chẽ và thống nhất. Thơ Hoàng Cầm vốn phát triển theo nhiều chiều, nhiều mạch, sự trùng điệp theo đó giúp liên kết âm thanh nội tại của thi phẩm. Sự trùng điệp, có thể nói, chính là chất liệu liên kết bài thơ. Nhịp điệu trong thơ chính là nhịp cuộc sống hòa điệu với nhịp tâm hồn của người nghệ sĩ. Đó là những tổ chức âm thanh đều đặn, cân đối, nhịp nhàng, uyển chuyển được tạo ra từ những cách kết hợp từ đặc biệt, cách ngắt nhịp, phối âm, phối thanh… Nhịp thơ chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tiết tấu, giai điệu, âm hưởng cho câu thơ, bài thơ. Nhịp thơ theo đó có ý nghĩa to lớn trong việc biểu hiện và cảm thụ thơ, là nền tảng tạo chất nhạc cho thơ, tạo hiệu ứng cho tác phẩm. Nhịp điệu không chỉ là một biện pháp tu từ nghệ thuật để nhà thơ xây dựng tác phẩm, thể hiện tâm tư, tình cảm của mình mà còn tạo nên giai âm độc đáo tác động đến tình cảm, cảm xúc người đọc. Hiện nay, xu hướng thơ tự do và thơ văn xuôi ngày càng lấn át thơ đều chữ, đẩy vần xuống vị trí sau và đưa nhịp lên phía trước. Trong thực chất, bất kì loại thơ nào, nhịp điệu cũng là yếu tố quan trọng tạo nên nhạc tính, sức hấp dẫn cho thơ. Thực vậy, cách ngắt nhịp trong câu thơ hay còn gọi là tiết tấu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tác phẩm thơ ca. Nó đưa được cái trật tự vào tình trạng không có trật tự, một cách có chủ ý, qua việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ. Nó giống người ta trong giây lát thoát khỏi sự trôi chảy đều đều của thời gian. Đó là sự độc đáo của nghệ thuật ngôn từ vậy. Tiểu kết: “Nhà văn khi sáng tạo nên tác phẩm, bên cạnh sáng tạo ra hệ thống nhân vật, hệ thống hình tượng, thế giới nghệ thuật... thì cũng đồng thời sáng tạo hệ thống lời văn, lời thơ” [22, tr.139]. Tác phẩm nghệ thuật theo đó không chỉ là phương tiện phản ánh, miêu tả, thể hiện các mặt khác nhau của cuộc sống và thế giới tâm hồn con người mà quan trọng và trước hết, nó là một chỉnh thể thẩm mỹ, là kết quả của quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. Thơ Hoàng Cầm, sau hệ thống hình ảnh lung linh vi diệu là suối nguồn nhạc điệu tuôn trào miên man, bất tận khiến thế giới ấy trở thành một thế giới đầy nhạc điệu. Từ cách chọn thể loại, hiệp vần, cách phối âm, điệp từ, điệp ngữ, điệp thanh… đến những dòng thơ đầy khoảng lặng, tất cả đều hướng đến tạo chất nhạc cho mỗi bài thơ. Nhạc thơ Hoàng Cầm, ấy là nhạc điệu toát ra từ sâu thẳm tâm hồn ông cộng hưởng, giao hòa với âm vang của cuộc đời mà lúc nào thi nhân cũng mở hồn đón đợi, lắng nghe và nắm bắt. Tìm hiểu cặn kẽ cái hay, đẹp trong ngôn từ thơ Hoàng Cầm, quả có những câu thơ chạm đến đỉnh cao thẩm mỹ của sự sáng tạo. Đó phải nói là những dòng thơ thần diệu với sự tinh luyện về hình tượng và sự tài tình khéo léo đến chuẩn mực về từ âm. Trước những câu thơ như thế, càng đọc, người ta càng cảm thấy ngỡ ngàng hứng thú, say mê, cái cảm giác lâng lâng, sảng khoái như lướt qua mà kỳ thực còn đọng mãi trong hồn những ai biết yêu thơ, yêu cuộc sống, dù chỉ một lần đọc thơ Hoàng Cầm. Đâu chỉ hay về lời, sâu về ý, những dòng thơ ấy còn rất độc đáo ở cách phối âm, hòa nhịp và sáng tạo hình ảnh. KẾT LUẬN Thơ, ở đâu và cho đến bao giờ, cũng phải là sự thể hiện những rung động chân thành và mãnh liệt nhất trong trái tim người nghệ sĩ. Lẽ cố nhiên, trái tim ấy phải luôn luôn rộng mở để đón nhận hết mọi âm ba của cuộc đời, để trăn trở và thổn thức cùng lòng người theo năm tháng. Đời thơ, Người thơ Hoàng Cầm – chàng thi sĩ tài hoa, đa tình của đất Kinh Bắc – sở hữu hết thảy những điều như thế. Con người này dường như được sinh ra để làm thơ. Sự nghiệp sáng tác của ông dù được mở đầu bằng những vở kịch thơ nổi tiếng, dù những trang văn xuôi ông để lại cho đời cũng đầy giá trị, thì Hoàng Cầm trước hết vẫn là một hồn thơ – hồn thơ lung linh, vi diệu của miền quan họ ngàn năm. Giữa những biến động hết sức nhạy cảm của lịch sử, bao lớp nhà thơ vẫn không thôi trăn trở tìm tòi để có một lối đi, Hoàng Cầm đã tạo được một dòng thơ mang âm hưởng và sắc điệu riêng. Dù chỉ thành công ở những mức độ nhất định nhưng với những gì đã có, hồn thơ ấy, tiếng thơ của lòng khát sống, của trái tim giàu yêu thương, khát khao sáng tạo và dâng hiến ấy đã và sẽ mãi mãi nhận được sự nâng niu, trân trọng của người đọc. Thực vậy, trong nền thơ Việt Nam hiện đại, Hoàng Cầm – người nghệ sĩ đích thực, tài thơ độc đáo của dân tộc, giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Tiếng thơ ấy tự nó tỏa ra một hương sắc riêng, lạ và rất đẹp, mang đến cho đời những giá trị bất hủ và góp phần làm rạng danh cho nền thơ nước nhà. Dù vậy, vì nhiều lý do, thơ Hoàng Cầm vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Thiết nghĩ, đề tài nghiên cứu: Hồn – Tình – Hình – Nhạc trong thơ Hoàng Cầm sẽ mang đến cho người đọc những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về di sản thơ Hoàng Cầm, thấy được nét văn phong riêng, sự sáng tạo đặc sắc và độc đáo của người nghệ sĩ tài hoa này. Trước hết, có thể thấy, thơ Hoàng Cầm là thơ của một tâm hồn đặc biệt tinh nhạy, của một cái tôi khát khao giao cảm, khát khao dâng hiến. Trong cuộc chơi có tên Trần Thế, Hoàng cầm đã sống và chơi hết mình, với tấm lòng chân thành, tha thiết nhất. Hoàng Cầm yêu như đang làm thơ và làm thơ như đang yêu vậy. Giữa cuộc đời đầy sóng gió ngả nghiêng, buồn đau, đắng xót, Người thơ ấy vẫn gượng dậy được và tiếp tục nằm nghiêng nghiêng trong dáng nằm hết sức chông chênh của định mệnh thơ mình. Níu giữ chân chàng thi sĩ đa cảm, ưa sầu và giàu lòng yêu cuộc sống ấy, hẳn chỉ có Suối tình và Nàng thơ. Hoàng Cầm dường như lúc nào cũng muốn đào thật sâu vào mạch nguồn thi ca bất tận trong hồn mình, khơi thật mạnh vào trường cảm xúc ngập đầy men say nơi trái tim mình. Hồn thơ ấy vì thế mà có sức ám ảnh rất lớn đối với người đọc. Chu Văn Sơn bày tỏ cảm giác của mình khi đọc thơ Hoàng Cầm: “Có một cái gì thật khó chịu, bị bó buộc, bị nhấn chìm, bị đè ngang trong câu chữ, cố thoát lên nhưng không sao thoát được, cứ nghẹn ngào, u uất, tức tưởi” [151, tr.285]. Cảm giác ấy, Chu Văn Sơn nói hộ cho nhiều người khi lạc vào vườn thơ Hoàng Cầm. Tác giả hẳn cũng đồng tình với quan niệm cho rằng: “Thơ là cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thúy, cao siêu, cái hình ảnh bất diệt của cõi vô cùng” [170, tr.37] Thơ Hoàng Cầm đặc biệt hội đủ những yếu tố ấy. Và như thế, sẽ hoài công cho những ai muốn đi đến tận cùng tầng sâu những lớp nghĩa chìm ẩn trong thơ Hoàng Cầm. Viết về một hồn thơ, sẽ không thể biết được nhiều điều thuộc về nhà thơ và tiếng thơ của anh ta khi không đưa con người ấy trở về với quê hương, với cội nguồn dân tộc. Huống chi, Người thơ mang tên vị thuốc đắng Hoàng Cầm lại được sinh ra giữa vùng đất thơ ngọt ngào, được sống trong không khí dân ca quan họ. Có thể nói, “Cái không khí đẫm chất huê tình, bảng lảng khói sương văn hóa dân gian đã ăn sâu vào tuổi thơ Hoàng Cầm, tạo thành một phần máu thịt trong bản thể thơ ông” [66, tr.43]. Những trang thơ viết về quê hương của Hoàng Cầm vì thế “mang đậm âm hưởng của vùng đất Kinh Bắc huê tình, diễm lệ, đầy ắp huyền thoại và bảng lảng một làn sương khói dân ca” [151, tr.227]. Âm điệu trong thơ ông cũng là âm điệu của đất trời Kinh Bắc, miên man vọng vào lòng người, say đắm, thiết tha. Nguồn thơ ấy chảy giữa đất trời Kinh Bắc, một Kinh Bắc vừa thực vừa mơ, vừa sáng trong, vừa nhuốm màu huyền thoại. Nhưng, thơ Hoàng Cầm còn mang một điệu hồn khác, “một cái bóng khác đang lặn lội tìm về quá khứ” để “giải tỏa những ẩn ức” [151, tr.16]. Quê hương Kinh Bắc được nhìn, được miêu tả bằng hoài vọng, bằng nỗi nhớ và những ẩn ức của một thời đã qua, đã rất xa xôi… Chính điểm này làm cho thơ Hoàng Cầm vượt ra ngoài vùng tư duy lãng mạn để hướng tới thế giới bí ẩn trong tâm hồn. Cả đời mình, Hoàng Cầm lấy thơ làm cứu cánh, làm lẽ sống, thì đổi lại, thơ đã đem đến cho ông sức mạnh để mãi sống yêu đời, và hơn nữa, thơ cho ông cả một thế giới để bù đắp – thế giới của riêng mình. Thế giới ấy ngập tràn hạnh phúc, tình yêu, được dệt bằng tâm tư, tình cảm, bằng niềm tin yêu trọn vẹn mà thi nhân dành cả cho đời. Nếu Về Kinh Bắc “dìu chúng ta qua những chùa chiền, lăng miếu, những cầu, những bến, những cây lá, hội hè, qua những cặp mắt đa tình của những người gái xứ quê” [151, tr.227]; thì Mưa Thuận Thành – “Cả tập hai mươi bài là một sắc thơ mưa, là một giọng thơ mưa: mưa chiều nắng chếch, mưa trắng ngang đầu, mưa ao nhòe nắng, mưa ngâu gõ nhịp trên thềm vắng, mưa nhung tung cánh trắng ngần v.v… Nhưng chính thực là mưa trong lòng người, mưa trong tâm tình, trong tâm trạng” [66, tr27]. Dòng sông cảm xúc trong hồn ông chảy giữa nguồn mạch Kinh Bắc trên đôi bờ đầy ắp giá trị văn hóa, nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai. Đằng sau những dòng sông diễm lệ, núi đồi thần tiên, chùa chiền thanh tịnh, những quê nghèo vắng hút đế những con người tình tứ hào hoa trên đất quê hương… là cả một tấm lòng nâng niu trân trọng của nhà thơ. Đứng giữa làng thơ tình cùng những thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Bính, Xuân Diệu nhưng thơ Hoàng Cầm mang sắc thái và tình điệu riêng. Nói như Quang Huy: “Ông đa tình, kiêu sang và ẩn ức… Thơ Hoàng Cầm buồn. Đôi khi pha chút cay đắng” [151, tr.227-228]. Vị thơ Hoàng Cầm – vị đắng thấm đẫm tình đời, tình người, được sắc lại từ lòng yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật và cái đẹp thiết tha của thi nhân. Tình khúc Hoàng Cầm đâu chỉ có những cung bậc khác nhau của tình yêu nam nữ, đằng sau nó “là một tình yêu lớn rộng, đằm sâu với quê hương, nguồn cội, với lý tưởng về cái đẹp của cuộc đời trần thế” [151, tr.299]. Hoàng Cầm là thi sĩ của tình yêu, một tình yêu đam mê và khát cháy. Tình yêu ấy phủ đầy 99 tình khúc cùng nhiều thi phẩm khác của nhà thơ với bao khát khao, say mê, bao nỗi nhớ thương, giận hờn, trách móc. Đọc thơ tình Hoàng Cầm, người đọc như được bước vào một mê hồn trận của cảm xúc ái ân, một lâu đài bí hiểm và cổ kính có tên là lâu đài tình ái. Nơi ấy, không chỉ những vật thể của người tình được thanh cao hóa, tượng trưng hóa mà cả những âu yếm, ái ân cũng in đậm màu sắc những lễ nghi huyền thoại… tất cả những hành vi tình yêu đều diễn ra trong không gian tôn giáo đầy tính chất siêu hình, hư ảo, sắc sắc, không không… Hoàng Cầm quả xứng danh là thi sĩ của tình yêu, thi sĩ của hồn quê, của những tác phẩm mang linh hồn của vùng quê đất Việt. Tình yêu quê hương xứ sở chính là nền tảng của tình yêu Tổ quốc. Là một thi sĩ tài hoa, Hoàng Cầm đã làm sống dậy trong thơ mình những giá trị văn hóa dân tộc mang tính nhân văn cao cả. Những chặng đường đời và những chặng đường thơ, chất người và chất thơ, khái quát mà rất cụ thể, Hoàng Cầm và sự nghiệp thơ ca của ông được nói đến bằng tất cả lòng yêu mến, sự trân trọng. Đọc, phân tích và lý giải thơ Hoàng Cầm theo sự cảm nhận của riêng mình, Nguyễn Đăng Mạnh cũng nói: “Những vần thơ cứ ngân nga, cứ ám ảnh hoài và nhói lên trong ta một nỗi xót xa, môt niềm thương nhớ không nguôi” [66, tr.25]. Đâu dễ gì tạo được những vần thơ như thế nên cũng khó để hiểu và lý giải cho tường tận và rành rẽ cái hay ẩn chứa trong nó. Hơn nữa, ở Hoàng Cầm, có những điều chỉ có thể cảm nhận mà không sao nói cho rành mạch, cụ thể được. Và điều đó, thật tuyệt diệu, lại góp phần tạo nên sự lung linh, hư ảo cho thế giới thơ ông. Thế giới ấy vốn không dễ nói hết, bởi nó “không tuân theo logic thông thường, không nói năng bằng cú pháp thông thường. Lời lẽ, chữ nghĩa, hình ảnh như là phi lí, vô nghĩa” [66, tr.28]. Thế giới ấy lại còn có nhiều khoảng trắng, nhiều dấu lặng – nơi chỉ có thể lắng nghe bằng cảm xúc, bằng cả tâm linh những rung động trong tâm hồn thi nhân, nơi chất thơ dạt dào lan tỏa. Thơ, vì có được những đặc điểm ấy mà có khả năng truyền cảm mạnh mẽ, thấm sâu vào lòng người có khi chỉ bằng những khoảng trống hay từ những điều tưởng như vô nghĩa. Thơ Hoàng Cầm, vô tình mà đầy hữu ý, mang đậm những nét đặc trưng, những điểm ưu trội của thi ca và hiện ra trong một sắc thái riêng, lạ - sắc thái Hoàng Cầm. Nguyễn Xuân Lạc xem đó là “thơ siêu thực kiểu Phương Đông bay lên từ một vùng quê quan họ thơ mộng trữ tình”, là “lối thơ siêu thực – hiện đại – dân gian Hoàng Cầm” [66, tr.23]. Hoàng cầm không phải là một thi sĩ thời thế và những trang thơ ông không đơn giản chỉ có những nỗi đau đời. Ông làm nghệ thuật bằng tất cả tài năng, tâm huyết và lòng say mê bất tận của mình, nhưng trong cuộc đời sáng tạo, Hoàng Cầm không bàn về lý luận, cũng không có tuyên ngôn nào, chỉ vì ông không muốn như thế. Suốt đời rong ruổi đi tìm cái đẹp cho đời và cho thơ nhưng ông cũng không chỉ bảo cho ai, rằng thực ra cái đẹp trốn ở đâu. Chỉ biết rằng, cái đẹp trong thơ ông, dù không dễ nhận ra, cũng không thể nói hết. Hoàng Cầm và thi phẩm ông đã và đang tỏa sáng trên thi đàn, tỏa sáng trong tâm hồn người Việt. Thi nhân trở thành một trong những tên tuổi thơ ca lớn, là tinh hoa của văn hóa Kinh Bắc, tinh hoa của dân tộc. Người nghệ sĩ tài hoa vĩ đại là người có những đóng góp không thể thay thế trong lịch sử văn học nước nhà. Thì Hoàng Cầm, người con ưu tú của xứ Kinh Bắc huê tình ngàn năm sẽ là một trong số những nghệ sĩ ấy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoài Anh (2001), Tìm hoa quá bước (tiểu luận phê bình), NXB Văn học, Hà Nội. 2. Vũ Tuấn Anh (1996), “Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca”, Tạp chí văn học, (1). 3. Aristotle (2007), Nghệ thuật thơ ca, NXB Lao động, Hà Nội. 4. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (2004), Hoàng Cầm – Tác phẩm, Văn xuôi, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 5. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (2003), Hoàng Cầm – Tác phẩm, Truyện thơ, Kịch, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 6. Lại Nguyên Ân (sưu tầm và biên soạn), Hoàng Cầm – Tác phẩm, Thơ, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 7. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 8. Nguyễn Bính (1992), Thơ Nguyễn Bính chọn lọc, NXB Văn học, Hà Nội. 9. B.Brếch (1976), Nhật ký 1920, 1922, NXB Bá Linh và Vaima, Hà Nội. 10. M. M. Bakhtin (2006), Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 11. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ Thơ, NXB Văn hóa – Thông tin, hà Nội. 12. Hoàng Cầm (1996), 99 Tình khúc, NXB Văn học, Hà Nội. 13. Hoàng Cầm kể, Lưu Khánh Thơ ghi (1991), “Chuyện về Lá Diêu Bông và bài thơ Bên kia sông Đuống”, Tạp chí Văn học. 14. Mai Ngọc Chừ (1986), “Bước đầu tìm hiểu những biện pháp làm tăng thêm sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của vần thơ Việt Nam”, Tạp chí văn học, (2). 15. Mai Ngọc Chừ (1991), “Những đặc điểm của âm tiết Tiếng Việt và vai trò của nó trong thơ ca”, Tạp chí Ngôn ngữ, (3). 16. Nguyễn Dương Côn (1994), “Phác thảo về quan hệ giữa ảo và phi lý trong thơ”, Tạp chí Sông Hương, (8). 17. Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, NXB Văn học. 18. Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, NXB Văn học, Hà Nội. 19. Xuân Diệu (1978), Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 20. Xuân Diệu (1978), “Tiếp nhận ảnh hưởng của thơ truyền thống”, Tạp chí văn học, (1). 21. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình Lý luận văn học, phần Tác phẩm văn học, NXB Đại học Quốc gia, TP. HCM. 22. Dovsdilskj S. (1961), “Nhiệm vụ của nhà thơ”, Tạp chí Văn nghệ, (49). 23. Hữu Đạt (1996), “Đặc điểm phong cách ngôn ngữ của thơ ca và ca dao”, Tạp chí Ngôn ngữ, (4). 24. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 25. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, NXB Văn học, Hà Nội. 26. Phan Cự Đệ, Phan Cự Đệ tuyển tập (tập 3), Văn học lãng mạn Việt Nam (1932 - 1945), Phê bình và Tiểu luận, (Lý Hoài Thu tuyển chọn), NXB Giáo dục, Hà Nội. 27. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội. 28. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ (tiểu luận phê bình), NXB Văn học, Hà Nội. 29. Nguyễn Đăng Điệp – Văn Giá – Lê Quang Hưng – Nguyễn Phượng – Chu Văn Sơn (2005-2006), Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại (tập 1, 2), NXB Giáo dục, Hà Nội. 30. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Văn học, Hà Nội. 31. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 32. Hà Minh Đức (2004), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 33. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 34. Hà Minh Đức, Hà Minh Đức tuyển tập (tập 1, LLVH và BC), NXB Giáo dục, Hà Nội. 35. Hà Minh Đức, Hà Minh Đức tuyển tập (tập 2, NCVH Việt Nam hiện đại – Trào lưu – Tác giả - Tác phẩm), (Trần khánh Thành tuyển chọn), NXB Giáo dục, Hà Nội. 36. Hà Minh Đức, Hà Minh Đức tuyển tập (tập 3, Phê bình và Tiểu luận văn học), (Trần Khánh Thành tuyển chọn), NXB Giáo dục, Hà Nội. 37. Nguyễn Hoàng Đức (tuyển dịch), Cẩm nang Mỹ học – Nghệ thuật – Thi ca – Phê bình, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 38. Trinh Đường (2001), Trăm năm thơ, Tạp chí Nhà văn (1). 39. Bằng Giang, Từ thơ mới đến thơ tự do, Phù Sa, Hà Nội. 40. Bùi Giáng (2006), Mưa nguồn, NXB Văn nghệ, TP. HCM. 41. Phạm Thị Hà, Nguyễn Thị Thìn (2002), “Câu hỏi trong thơ trữ tình”, Tạp chí Ngôn ngữ, (10). 42. Nguyễn Văn Hạnh (2004), Chuyện văn chuyện đời, NXB Giáo dục, Hà Nội. 43. Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học văn hóa, vấn đề và suy nghĩ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 44. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận và văn học, Vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, TP. HCM. 45. Đinh Thị Minh Hằng (2005), “Mấy vấn đề thơ qua những quan niệm văn học trong lịch sử”, Tạp chí nghiên cứu lý luận và lịch sử văn học, (9). 46. Hoàng Ngọc Hiến (2004), “Năng khiếu cảm nhận tiết tấu”, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ (1). 47. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Văn học và học văn, NXB Văn học, Hà Nội. 48. Lê Anh Hiền (2002), Thơ ca – Ngôn ngữ, Tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 49. Lưu Hiệp (2007), Văn tâm điêu long, NXB Lao động, Hà Nội. 50. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 51. Hêghen G.F (1973), Mỹ học, (tập 1, 4) (Nhữ Thành dịch), Viện Văn học. Hà Nội. 52. Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thơ ca, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 53. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 54. Tố Hữu (1998), “Tiếng Việt giàu và đẹp - Phải biết khơi nguồn sáng tạo thơ từ đó”, Tạp chí Văn học (12). 55. Tố Hữu (1980), “Văn học là cuộc đời”, Tạp chí văn học, (6). 56. Vương Vận Hy – Cố Dinh Sinh (2003), “Viên Mai bàn về thơ”, Tạp chí văn học, (4). 57. H. R. Jauss (2002), “Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học”, (Trương Đăng Dung dịch), Tạp chí văn học nước ngoài, (1). 58. Nguyễn Trọng Khanh, Bình luận văn chương – Văn học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 59. Nguyễn Thị Dư Khánh (1996), Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường, NXB Giáo dục. Hà Nội. 60. K.Marx (1962), Bản thảo Kinh tế - Triết học năm 1844, NXB Sự thật, Hà Nội. 61. Lê Đình Kỵ (1998), Phê bình nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 62. Lê Đình Kỵ, Lê Đình Kỵ tuyển tập, (Huỳnh Như Phương sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu), NXB Giáo dục, TP. HCM. 63. M.B. Khravchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học (Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch), NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 64. M.B. Khravchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học (Lại Nguyên Ân dịch), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 65. Đông La (2001), Biên độ của trí tưởng tượng, NXB Văn học, Hà Nội. 66. Nguyễn Xuân Lạc (biên soạn) (2004), Hoàng Cầm và giai điệu thơ Kinh Bắc – Văn học trong nhà trường, NXB Trẻ, Hà Nội. 67. Đinh Lan (2001), “Không gian nghiêng – Một nét độc đáo trong thơ Hoàng Cầm”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (3). 68. Lê Hồng Lâm, Xem chữ, đọc hình (Đối thoại với những người nổi tiếng), NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 69. Mã Giang Lân (1996), “Sự hình thành các bài thơ”, Tạp chí Văn học (10). 70. Mã Giang Lân (1997), Tìm hiểu thơ, NXB Thanh niên, Hà Nội. 71. Mã Giang Lân (2004), “Tản Đà - Từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tạo hình thức thơ ca”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (8). 72. Mã Giang Lân, Thơ – Hình thành và tiếp nhận, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 73. Mã Giang Lân tuyển chọn và giới thiệu (2001), Thơ Hàn Mặc Tử, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 74. Mã Giang Lân (2007), “Nhịp điệu thơ hôm nay”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, phê bình và lịch sử văn học, (3). 75. Phong Lê (2005), Về văn học Việt Nam hiện đại – Nghĩ tiếp…, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 76. Nguyễn Thế Lịch (2000), “Ngữ pháp của thơ”, Tạp chí Ngôn ngữ, (11) và (12). 77. Nguyễn Thế Lịch (2004), “Nhịp thơ”, Tạp chí Ngôn ngữ, (1). 78. Vũ Bội Liêu, Những sự gặp gỡ của Đông phương và Tây phương trong ngôn ngữ và văn chương, NXB văn học, Hà Nội. 79. Lưu Trọng Lư (1981), “Vài cảm nghĩ và kinh nghiệm về thơ”, Tạp chí văn học (6). 80. Lưu Trọng Lư (1961), “Một vài cảm nghĩ về thơ”, Tạp chí Văn nghệ, (48). 81. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 82. Phương Lựu (2005), Phương Lựu tuyển tập (tập 1, 2, 3), NXB Giáo dục, Hà Nội. 83. IU. M Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật (nhiều người dịch), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 84. Đặng Thai Mai (1997), Đặng Thai Mai toàn tập (tập 1), NXB Văn học, Hà Nội. 85. Hoàng Như Mai, Chân dung và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 86. Hoàng Như Mai, Nguyễn Đăng (2006), Văn học 12 (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội. 87. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 88. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Để dạy tốt văn học Việt Nam lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội. 89. Nguyễn Đặng Mạnh (2005), Nhà văn Việt Nam hiện đại, Chân dung và phong cách, NXB Trẻ, TP.HCM. 90. Trần Đồng Minh, Văn học từ những góc nhìn riêng, NXB Trẻ, TP.HCM. 91. Nguyễn Thị Thanh Minh (2005), Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật, NXB Văn học, Hà Nội. 92. E. M. Meletinsky, Thi pháp của huyền thoại, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 93. Anh Ngọc (2000), Từ thơ đến thơ (Tiểu luận, phê bình, hồi ức), NXB Thanh Niên, Hà Nội. 94. Phan Ngọc (1991), “Thơ là gì?”, Tạp chí văn học, (1). 95. Bàng Sĩ Nguyên (1978), “Thơ của đời sống”, Tạp chí văn học, (1). 96. Hoàng Sĩ Nguyên (2007), “Kiểu nhà thơ và quan niệm của các nhà thơ mới về thơ mới”, Tạp chí văn học, (3) 97. Triều Nguyên (2006), Bình giải thơ từ góc độ cấu trúc ngôn ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 98. Lã Nguyên (1998), “Tiếp cận tác phẩm thơ từ góc độ Văn hóa nghệ thuật”, Tạp chí văn học, (3). 99. Phùng Quý Nhâm (1991), Thẩm định văn học, NXB Văn nghệ, Tp.HCM. 100. G. Ni – cô – lai – ê – va (1997), Văn nghệ là gì?, NXB Sự Thật, Hà Nội. 101. Lê Lưu Oanh (tuyển chọn và biên soạn), Nguyễn Đình Thi – Hoàng cầm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 102. Như Phong (1977), Bình luận văn học, NXB Văn học, Hà Nội. 103. Ngô Văn Phú (2002), Duyên nợ văn chương (Chân dung văn học và tạp luận), NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 104. Vũ Đức Phúc (2001), Bàn về văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 105. Huỳnh Như Phương (1994), Những tín hiệu mới, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 106. Vũ Quần Phương (1992), “Vài ý nghĩ về thơ hôm nay”, Tạp chí Tác phẩm mới, (3). 107. Pauxtovskj K. (2001), Bông hồng vàng (Kim Ân dịch), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 108. Pospelov G. N. (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Nghĩa Trọng dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội. 109. Vũ Tiến Quỳnh, Hồng Nguyên – Chính Hữu – Trần Hữu Thung – Hoàng Cầm – Quang Dũng – Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình – bình luận văn học của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam, NXB Văn nghệ Tp. HCM. 110. Ranicki M. R. (1994), “Một lời biện hộ cho thơ”, (Trương Hồng Quang dịch), Tạp chí văn học, (3). 111. Nguyễn Khắc Sính (2006), Phong cách thời đại nhìn từ một thể loại văn học, NXB Văn học, Hà Nội. 112. Trịnh Thanh Sơn (2002), Dọc cánh đồng thơ (Tiểu luận, phê bình - Chân dung văn học), NXB Lao động, Hà Nội. 113. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Lý luận văn học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 114. Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 115. Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 116. Trần Đình Sử (1996), “Tính mơ hồ, đa nghĩa của văn học”, Tạp chí văn học (1). 117. Sartre J. P. (1999), Văn học là gì (Nguyên Ngọc dịch), NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 118. Ferdinand De Saussure (2005), Giáo trình ngôn ngữ học Đại cương (Cao Xuân Hạo dịch), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 119. Trần Hữu Tá (nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn) (2000), Nhìn lại một chặng đường văn học, NXB TP. HCM. 120. Hà Công Tài (1997), “Cấu trúc ẩn dụ hóa trong thơ”, Tạp chí văn học, (5). 121. Hà Công Tài (1996), “Đặc trưng hình thể của ngôn từ thơ ca”, Tạp chí văn học (3). 122. Nguyễn Minh Tấn (biên soạn) (1981), Từ trong di sản, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 123. Hoài Thanh, Hoài Chân (2003), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội. 124. Đào Thản (1990), “Nhịp chẵn, nhịp lẻ trong thơ lục bát”, Tạp chí Ngôn ngữ, (3). 125. Hoài Thanh – Vũ Ngọc Phan – Hải Triều – Đặng Thai Mai (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội. 126. Nguyễn Bá Thành (1991), Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiên đại, NXB Văn học, Hà Nội. 127. Nguyễn Đình Thi (1998), “Viết từ ngôn ngữ của cuộc sống tâm hồn mình”, Tạp chí văn học, (12). 128. Bùi Công Thìn (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 129. Vũ Duy Thông (biên soạn) (2003), Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 – 1975, NXB Giáo dục, Hà Nội. 130. Trúc Thông (1995), “Một ngả đường đến với thơ”, Tạp chí Tác phẩm mới, (11). 131. Lưu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 132. Nguyễn Bích Thuận (sưu tầm và giới thiệu), Hoàng cầm – Tác giả, tác phẩm, tư liệu, NXB Tổng hợp Đồng Nai. 133. Đoàn Thiện Thuật (1980), Ngữ âm Tiếng Việt, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 134. Đỗ Lai Thúy (dịch) (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp – Lý thuyết Chủ nghĩa hình thức Nga, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 135. Đỗ Lai Thúy (1998), “Hoàng Cầm, Nguyễn Bính và…”, Tạp chí Văn học, (5) . 136. Nguyễn Thị Phương Thủy (2004), “Vần, thanh điệu, nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ”, Tạp chí Ngôn ngữ, (11). 137. Nguyễn Vũ Tiềm (2006), Đi tìm mật mã của thơ, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 138. Phạm Văn Tình (2002), “Im lặng – một dạng tỉnh lược ngữ dụng”, Tạp chí Ngôn ngữ, (5). 139. Bùi Quang Tịnh, Bùi Thị Tuyết Khanh (2001), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 140. Lê Ngọc Trà (2005), Lý luận và văn học, NXB Trẻ, TP. HCM. 141. Lê Ngọc Trà (2002), Thách thức của sáng tạo, thách thức của văn hóa, NXB Thanh niên, Hà Nội. 142. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mĩ và văn hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội. 143. Võ Gia Trị (2002), “Lý luận là nền tảng cho thơ ca vươn cao”, Tạp chí Nhà văn, (11). 144. Võ Gia Trị (2003), Quy luật của văn chương, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 145. Võ Gia Trị (2000), Văn chương và nghệ sĩ (tiểu luận phê bình), NXB Văn học, Hà Nội. 146. Hoàng Trinh (1974), “Tình cảm trong sáng tác văn học”, Tạp chí văn học, (3). 147. Hoàng Trinh (1996), “Giao tiếp trong văn học”, Tạp chí văn học, (4). 148. Hàn Anh Trúc, Chuyện văn – Lai lịch nhà thơ, lai lịch bài thơ, NXB Thanh niên, Hà Nội. 149. Lâm Vinh (1980), “Từ câu thơ âm nhạc đến câu thơ văn học”, Tạp chí văn học, (6). 150. Kiều Văn (2006), Những gương mặt tiêu biểu thơ ca Việt Nam, NXB Văn học. 151. Hoài Việt (sưu tầm, biên soạn) (1997), Hoàng Cầm – Thơ văn và cuộc đời, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 152. Vũ Thanh Việt (tuyển chọn và biên soạn) (1999), Thơ Nguyễn Bính – Những lời bình, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 153. Hồ Sĩ Vịnh (2004), “Yếu tố phi lý tính trong thơ”, Tạp chí Nhà văn, (8). 154. V.V.Vi-nô-gờ-ra-đốp (1971), Về lý luận của ngôn ngữ nghệ thuật, NXB Cao đẳng, Mạc Tư Khoa, Hà Nội. 155. Xâytlin (1968), Lao động nhà văn, NXB Văn học. 156. Bôrix Xuskôv (1980), Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 157. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1994), Từ điển thành ngữ Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 158. Nhiều tác giả (Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh) (1976), Về văn hóa văn nghệ, NXB Văn hóa, Hà Nội. 159. Nhiều tác giả (1983), Nhà văn bàn về nghề văn, Hội văn học nghệ thuật Đà Nẵng. 160. Nhiều tác giả (2003), Những vấn đề Ngữ văn, Thơ – Nghiên cứu, lý luận, phê bình, NXB đại học Quốc gia, TP. HCM. 161. Nhiều tác giả (1990), Tình bạn, tình yêu, thơ…, NXB Giáo dục, Hà Nội. 162. Nhiều tác giả (1992), Thơ Việt Nam 1930 – 1945, NXB Giáo dục, Hà Nội. 163. Nhiều tác giả (2006), Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 164. Nhiều tác giả (1994), Tuyển tập thơ lục bát Việt nam, NXB Văn hóa, Hà Nội. 165. Nhiều tác giả (2003), Từ điển Lời hay ý đẹp, tập 2, NXB Thanh niên, Hà Nội. 166. Nhiều tác giả (1993), Từ điển Văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 167. Nhiều tác giả (2003), Từ điển Văn học (bộ mới), NXB Thế giới, Hà Nội. 168. Nhiều tác giả (2006), Văn chương một thời để nhớ, NXB Văn học, Hà Nội. 169. Nhiều tác giả (1978), Từ trong di sản, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 170. Nhiều tác giả (1991), Xuân Thu nhã tập, NXB Văn học, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH010.pdf
Tài liệu liên quan