LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang và những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả
Huỳnh Thị Cẩm Hà
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, doanh nghiệp tại Việt Nam đứng trước cuộc đua khốc liệt để khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh phát triển để tồn tại và một trong những cách tốt nhất để nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động là kết hợp với doanh nghiệp khác. Trong các hình thức kết hợp thì hợp nhất – thâu tóm doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions, được viết tắt M&A) là xu hướng trong giai đoạn hiện nay. Quá trình cạnh tranh thúc đẩy hoạt động M&A phát triển và ngược lại chính hoạt động M&A càng khiến các cuộc cạnh tranh diễn ra sôi động hơn.
Được đánh giá là đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nền chính trị ổn định do vậy Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, quá trình này sẽ làm cho hoạt động M&A tại Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn và hứa hẹn sẽ gia tăng nhanh chóng trong những năm tới do nhu cầu mua, bán, hợp nhất, thâu tóm doanh nghiệp ngày càng lớn dần theo quá trình đổi mới. Mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 50.000 doanh nghiệp mới thành lập thì cũng sẽ có một tỷ lệ nhất định doanh nghiệp trong số đó phải hợp nhất hoặc thâu tóm. Nhất là những công ty có nguy cơ phá sản thì hoạt động M&A là một trong những lối thoát an toàn để tái sinh. Với tổng giá trị giao dịch trong quý 1/2008 là 302,3 triệu USD; 1.753 tỷ USD tương đương khoảng 113 vụ M&A trong năm 2007, con số khá ấn tượng cho hoạt động M&A trong những năm gần đây. Năm 2005, tại Việt Nam có 18 trường hợp thâu tóm (sáp nhập) doanh nghiệp với tổng giá trị đến 61 triệu USD. Năm 2006, số vụ sáp nhập đã tăng gần gấp đôi với 38 vụ, tổng giá trị là 299 triệu USD. Câu hỏi đặt ra:
Cơ sở nào cho việc tính toán giá trị của thương vụ M&A.
Giá trị thương vụ M&A bao gồm những nhân tố nào.
Kỹ thuật, phương pháp xác định giá trị trong giao dịch M&A.
2
Hiện nay, hoạt động M&A tại Việt Nam phát triển ở mức độ nào.
Những nhân tố nào làm hạn chế đến quá trình phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam.
Tuy nhiên, để có được một kết quả giao dịch M&A thành công thì cần cả sự hỗ trợ của các yếu tố khác như: hành lang pháp lý, cơ sở dữ liệu, thông tin liên quan. Đây cũng sẽ là những vấn đề mà luận văn sẽ làm rõ.
2. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn sẽ tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận văn sẽ nghiên cứu một số phương pháp xác định giá trị thương vụ M&A. Điểm quan trọng là phương pháp xác định giá giá trị doanh nghiệp, bao gồm: giá trị hữu hình và giá trị vô hình.
Thứ hai, trên cơ sở một số phương pháp định giá được sử dụng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam, luận văn sẽ phân tích ưu, nhược điểm và hạn chế khi áp dụng cho doanh nghiệp tại Việt Nam trong hoạt động M&A.
Thứ ba, luận văn sẽ đề xuất một số điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động M&A tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu một số phương pháp xác định giá giá trị doanh nghiệp làm cơ sở cho việc định giá trị thương vụ M&A.
Nghiên cứu phương pháp xác định giá giá trị thương hiệu của tổ chức Interbrand để làm cơ sở tham khảo cho việc áp dụng tại Việt Nam.
Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng thực tế tại Việt Nam hiện nay và áp dụng cho mô hình mẫu là CTCP Gemadept.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Mặc dù hoạt động M&A trên thế giới đã có cách đây hơn 120 năm, tuy nhiên chưa phổ biến tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, luận văn sử dụng một số phương pháp định giá doanh nghiệp làm cơ sở để xác định giá trị thương vụ M&A như phương pháp
3
định giá thương hiệu (phân tích phương pháp của tổ chức Interbrand), phương pháp giá trị tài sản thực, phương pháp chiết khấu dòng tiền,
Phương pháp phân tích được sử dụng chủ đạo trong đề tài để làm rõ những vấn đề trong hoạt động hợp nhất – thâu tóm doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, luận văn còn kết hợp với phương pháp so sánh để làm rõ hơn những ưu và nhược điểm các phương pháp định giá được sử dụng trong hoạt động M&A.
Luận văn còn tham khảo giáo trình, tài liệu, tạp chí, số liệu báo cáo niên giám thống kê, các trang web tham khảo khác.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Khung pháp lý về hợp nhất – thâu tóm và định giá doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam.
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M&A tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận văn kèm theo chương trình phần mềm định giá giá trị doanh nghiệp
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hợp nhất – thâu tóm doanh nghiệp dưới góc nhìn tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rất lớn khi nó
không thể hiện trọng tài sản vô hình. Trên thực tế, giá trị thương hiệu có giá trị lớn hơn
gấp nhiều lần so với giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp.
57
Việc đưa vào khoản mục trong bảng CĐKT đồng thời xây dựng phương pháp
xác định giá trị thương hiệu là việc cần làm của Nhà nước hiện nay. Nó sẽ trở thành
một kênh chính thống khi thể hiện chính xác tài sản, nguồn lực của doanh nghiệp.
Với quan niệm về giá trị thương hiệu còn mới tại Việt Nam thì việc để cho các
doanh nghiệp tự xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp mình là điều tương đối
khó, một phần do hạn chế về trình độ kỹ thuật. Vì vậy, trước mắt cần thuê một tổ chức
có tên tuổi tham gia vào quá trình xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.
Về lâu dài, Nhà nước cần đưa ra một chuẩn mực trong việc xác định giá trị
thương hiệu, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của người định giá trong hoạt động M&A
3.3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ, LỢI ÍCH CÁC BÊN TỪ HOẠT ĐỘNG M&A:
Lợi ích của các bên trong quá trình hoạt động M&A đã rõ là nhằm nâng cao
hiệu quả cạnh tranh trong thị trường khốc liệt hiện nay. Tuy nhiên để nâng cao hiệu
quả và lợi ích của các bên trong quá trình này, các bên phải quan tâm một số vấn đề
sau:
Vấn đề cần quan tâm trước tiên đó là hình thức pháp lý mà pháp luật cho phép
để tiến hành giao dịch. Đó là các trình tự, điều kiện do pháp luật quy định mà các bên
tham gia giao dịch phải tuân thủ. Không những thế, hình thức pháp lý của hoạt động
M&A sẽ quyết định các công việc cụ thể khác cần có để tiến hành trong hoạt động
M&A cũng như quyết định chúng sẽ được thực hiện như thế nào và tại thời điểm nào.
Hiện nay các quy định của pháp luật Việt Nam cần giải quyết để làm rõ ràng hơn nữa
môi trường pháp lý cho hoạt động M&A, như quy định về nhà đầu tư nước ngoài góp
vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, xác định thế nào là nhà đầu tư nước
ngoài một cách thống nhất (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có phải là nhà đầu
tư nước ngoài không? Vốn đầu tư nước ngoài là bao nhiêu để xác định là công ty có
vốn đầu tư nước ngoài)...
58
Sau khi đã xác định được các vấn đề như đã nêu trên, tùy vào nội dung và hình
thức giao dịch trong hoạt động M&A cụ thể (mua bán cổ phần hay thâu tóm - hợp
nhất…) mà các bên tham gia triển khai các công việc chi tiết. Thông thường, các công
việc mà các bên tham gia cần thực hiện là:
- Xác định các doanh nghiệp mục tiêu trong hoạt động M&A: doanh nghiệp mục
tiêu được hiểu là bên mua hoặc/và bên bán chứ không phải chỉ là bên bán, xuất phát từ
chính nhu cầu thực hiện hoạt động M&A là của cả hai bên chứ không phải của đơn lẻ
bên nào. Do vậy, để đảm bảo hoạt động M&A thành công, các bên cần lựa chọn nhiều
hơn một doanh nghiệp mục tiêu nếu có thể được. Hơn nữa khi có nhiều doanh nghiệp
mục tiêu, các bên sẽ có nhiều phương án và điều kiện thuận lợi khi đàm phán giao dịch
trong hoạt động M&A.
Về bản chất, chúng ta cần có được các thông tin chính xác từ phía những doanh
nghiệp mục tiêu, tuy nhiên không phải bên tham gia hoạt động M&A nào cũng dễ dàng
có được các thông tin trên. Có nhiều cách thức để tiếp cận và có được thông tin. Trong
số đó, cách thức hợp tác với những tổ chức tài chính (như công ty chứng khoán, quỹ
đầu tư…) là một trong những cách thức hiệu quả để đạt được mục đích.
- Xác định giá trị giao dịch: đây chính là công việc mà cả hai bên cùng ngồi lại với
nhau để thống nhất giá cuối cùng của thương vụ giao dịch trong hoạt động M&A. Điều
này đòi hỏi cả hai bên đều có những phương pháp định giá cho riêng mình. Nếu bên
bán không định giá doanh nghiệp và không có cơ sở để tính toán giá trị của mình là
bao nhiêu thì sẽ rất bất lợi trong đàm phán giao dịch trong hoạt động M&A. Hoặc
ngược lại, có thể gây ra những khó khăn không cần thiết, thậm chí là bỏ lỡ cơ hội giao
dịch khi đưa ra những mức giá quá cao, không có cơ sở.
- Đàm phán, thực hiện thỏa thuận, hợp đồng giao dịch: quá trình này dẫn đến kết quả
cuối cùng trong nội dung giao dịch, chính là thỏa thuận và hợp đồng giao dịch trong
59
hoạt động M&A được hình thành dựa trên kết quả thỏa thuận trên. Có thể nói quá trình
này rất quan trọng, nếu hợp đồng M&A không phản ánh đủ và chính xác tất cả các kết
quả của những công việc trước đó, các mong muốn, kỳ vọng, khả năng kiểm soát rủi ro
của các bên thì những công việc thực hiện sẽ không có giá trị hoặc giảm giá trị rất
nhiều, có thể ảnh hưởng không tốt đến mục đích hoạt động M&A vì hợp đồng M&A là
công cụ để bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch.
Đàm phán hợp đồng có thể thực hiện tại bất cứ giai đoạn nào, thông thường các
bên chỉ chính thức tiến hành đàm phán khi đã có được một lượng thông tin nhất định
về nhau cũng như hiểu được mục đích của nhau.
Giao kết hợp đồng là công đoạn cuối cùng của việc thỏa thuận giao dịch M&A.
Đó là khi các bên đã hiểu rõ về nhau cũng như hiểu rõ về mục đích và yêu cầu của mỗi
bên, hiểu rõ các lợi ích và rủi ro khi thực hiện M&A. Hợp đồng là sự thể hiện và ghi
nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch.
Thực hiện hợp đồng là bước triển khai các cam kết, nghĩa vụ của mỗi bên để
đáp ứng quyền lợi của bên kia như: thanh toán tiền giao dịch, triển khai các hoạt động
hỗ trợ doanh nghiệp của đối tác chiến lược, …. Có những hợp đồng, thời gian từ khi
giao kết đến khi thực hiện xong các nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên không phải là
ngắn. Do vậy, nếu không có những dự đoán chính xác về các vướng mắc và rủi ro có
thể gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng thì rất dễ dẫn tới vi phạm hợp đồng
của một hoặc hai bên, mặc dù đó có thể là do nguyên nhân khách quan.
3.4. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG M&A TẠI
VIỆT NAM:
3.4.1. Xây dựng, phát triển và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động M&A:
60
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp là động
lực để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều sâu và chiều rộng và đương nhiên
khi đó sẽ có doanh nghiệp tồn tại, phát triển, sẽ có doanh nghiệp phá sản, bị thôn tính
lại, ... Và điều này tất yếu sẽ hình thành nhu cầu cần mua - bán, thâu tóm - hợp nhất,
liên doanh - liên kết giữa các Doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ
cho nhau tốt hơn. Tuy nhiên, mua bán doanh nghiệp không đơn giản như mua bán một
sản phẩm hàng hóa thông thường. Một thương vụ M&A thành công hay không phụ
thuộc vào vào nhiều yếu tố như: nhu cầu, giá cả, giải quyết các vấn đề phát sinh hậu
M&A. Trong khi đó, các quy định hiện nay liên quan đến hoạt động M&A mới chỉ
dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, các vấn đề về mặt nội
dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa bởi vì hoạt động M&A còn có nhiều nội
dung liên quan đến định giá doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ
phiếu, người lao động, thuế, phí... của doanh nghiệp trong và sau quá trình hoạt động
M&A.
Khung pháp lý về hoạt động M&A cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên
các khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán. Khung
pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu
pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.
Nhà nước cần rà soát các quy định trong luật doanh nghiệp, luật Chứng khoán,
luật Đầu tư để thống nhất và ban hành nghị định về M&A có yếu tố nước ngoài. Có
như vậy mới thúc đẩy hoạt động M&A phát triển.
3.4.2. Phát triển kênh kiểm soát thông tin:
Phát triển kênh kiểm soát thông tin cũng như tính minh bạch của thông tin trong
hoạt động M&A. Trong hoạt động giao dịch M&A thì giá cả, thị trường, thị phần, quản
trị thông tin là rất quan trọng và cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Thông tin không
được kiểm soát và minh bạch có thể gây thiệt hại cho các bên và làm giảm năng lực thị
trường. Cũng như những thị trường khác, hoạt động của thị trường M&A cũng mang
61
tính hiệu ứng dây chuyền. Nếu hoạt động M&A lớn diễn ra không thành công hoặc có
yếu tố lừa đảo, không trung thực thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì nó có thể ảnh
hưởng đến các ngành kinh tế khác.
3.4.3. Phát triển nguồn nhân lực thị trường M&A:
Nhân lực bao giờ cũng là yếu tố cốt lõi, chìa khóa thành công trong mọi hoạt
động của doanh nghiệp và của các thị trường tài chính, trong đó thị trường M&A cũng
không nằm ngoài quy luật trên. Thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tư
vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như
luật pháp, tài chính, thương hiệu... Do đó, nhà nước cần có những chương trình đào tạo
để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho các bên, đồng
thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường. Những điều kiện trên chính là
những điều kiện tiên quyết để thị trường M&A Việt Nam có thể hoạt động tốt và đi vào
hoạt động chuyên nghiệp. Muốn vậy, nền tảng cho một chương trình đào tạo bao giờ
cũng gắn liền với việc nhà nước cần xây dựng quy định rõ ràng cho những bước đi
trong quy trình giao dịch M&A. Khi có được một nền tảng như vậy thì việc đào tạo đội
ngũ chuyên gia phục vụ cho công tác định giá sẽ dễ dàng hơn khi tác nghiệp.
3.4.4. Tăng nhu cầu nội tại của thị trường:
Tăng tính cạnh tranh của thị trường M&A bằng cách tăng nhu cầu nội tại của thị
trường. Nhu cầu này được bắt nguồn từ cả phía cung - cầu thị trường. Sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp là động lực để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều sâu và
chiều rộng. Doanh nghiệp nào tốt sẽ tồn tại, phát triển, doanh nghiệp nào chưa tốt sẽ bị
phá sản, thôn tính, ...Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tất yếu hình thành nhu cầu
mua, bán, hợp nhất, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát
triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn. Đây chính là nền tảng để thị trường M&A phát
triển.
62
Kết luận chƣơng 3
Hoạt động M&A là một nghiệp vụ tài chính được dự báo sẽ phát triển trong thời
gian tới. Tuy nhiên, để đẩy nhanh hơn nữa nghiệp vụ này trong tương lai thì Việt Nam
cần giải quyết những bất cập trong việc định giá doanh nghiệp, đây được xem là bước
vô cùng quan trọng trong giao dịch M&A giữa các bên với nhau, hoàn thiện hơn nữa
khung pháp lý liên quan đến quy trình giao dịch này, nâng cao năng lực trình độ của
nhân lực trong lĩnh vực hoạt động M&A, … Đây là một số nhân tố nhằm đẩy mạnh
quá trình giao dịch trong hoạt động M&A tăng trưởng về số lượng và giá trị giao dịch.
63
PHẦN KẾT LUẬN
Một khi Việt Nam đã hòa nhập vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới, cùng với
việc mở cửa hội nhập theo các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các tập đoàn lớn
sẽ vào Việt Nam. Hoạt động M&A sẽ nhanh chóng thâm nhập thị trường Việt Nam
theo trào lưu của thế giới. Khi đó, chất lượng đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài
sẽ tăng lên. Đất đai ngày càng khan hiếm và để đầu tư chiều sâu, bắt buộc phải áp dụng
hình thức trong hoạt động M&A thì sự phát triển các hoạt động giao dịch M&A không
thể nằm ngoài quy luật này. Sự phát triển trong lĩnh vực M&A kéo theo sự gia tăng
chất lượng không những của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn có các nhà đầu tư nội
địa cùng tham gia.
Hoạt động M&A phát triển càng thúc đẩy quá trình tự hoàn thiện của các doanh
nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn
chậm so với các nước trên thế giới, một phần đại bộ phận các Doanh nghiệp chưa ý
thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ M&A trong việc nâng cao giá trị và hiệu quả
cạnh tranh của doanh nghiệp, bên cạnh đó các nhân tố vĩ mô khác (hành lang pháp lý,
thông tin thị trường, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị thương hiệu ..)
tại Việt Nam chưa được hoàn thiện và công khai, minh bạch làm ảnh hưởng đến tiến độ
hoạt động M&A tại Việt Nam.
Tự hoàn thiện mình để nâng cao hiệu quả cạnh tranh chính là biện pháp chủ lực
mà bản thân mỗi doanh nghiệp phải luôn ý thức trong thời điểm cạnh tranh ngày nay,
đặc biệt khi Việt Nam đã hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Chính phủ cũng
như các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm luật cần đề ra và xây dựng các biện
pháp nhằm hỗ trợ công cụ cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động
M&A.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), “Quản trị rủi ro tài chính”, nhà xuất
bản thống kê.
2. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2003), “Tài chính Doanh nghiệp hiện đại”, nhà xuất
bản thống kê.
3. Đỗ Minh Tuấn (1997), “Phương pháp định giá Doanh nghiệp theo cơ chế thị
trường”, viện nghiên cứu tài chính.
4. Luật chứng khoán, 2006.
5. Luật Doanh nghiệp, 2005.
6. Luật Đầu tư, 2005.
7. Luật Cạnh tranh, 2004.
8. Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg 11/3/2003 về việc ban hành “Quy chế góp vốn,
mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các Doanh nghiệp Việt Nam”.
9. Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ban hành 05/9/2007 hướng dẫn thi hành một số
điều của luật Doanh nghiệp.
Tiếng Anh
1.
2. PriceWaterhouseCoopers (2008), “Assembling Value – Industrial Manufaturing
mergers and acquisitions analysis first quarter 2008”.
3. PriceWaterhouseCoopers (2008), “Forging ahead – Global Metals mergers and
acquisitions analysis first quarter 2008”.
4. Interbrand (2004), “Brand Valuation – A chapter from brands and branding, an
economist book”.
5. PriceWaterhouseCoopers (2007), “Forging ahead – Mergers and acquisitions
activity in the global metals industry, 2007”
65
6. PriceWaterhouseCoopers (2005), “Financial Services M&A”.
7. PriceWaterhouseCoopers (2008), “Global transportation and Logistics merger
and acquisitions analysis first quarter 2008”.
8.
9. Financial & National Venture Capital Association
66
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ THƢƠNG VỤ M&A TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI
1. Trong ngành Tài chính – Ngân hàng:
Một số thương vụ M&A tiêu biểu trong thời gian qua:
Năm Bên bán Bên mua Giá trị (tỷ
USD)
2007 ABN Amro RBS, Santander, Fortis 96,6 (đề
nghị)
2007 ABN Amro Barclays 89,7 (đề
nghị)
2005 UFJ Holdings Mitsubishi Tokyo Financial Group 59,1
2004 Bank One JP Morgan Chase 56,9
2003 FleetBoston Financial Bank of America 47,7
1998 BankAmerica Nations Bank 43,1
2006 Sanpaolo IMI Banca Intesa 37,7
1998 Citicorp Travelers 36,3
2005 MBNA Bank of America 35,2
1999 National Westminster Bank Royal bank of Scotland 32,4
2000 JP Morgan Chase Manhattan 29,5
Bảng 1.1.PL: Những thương vụ M&A ngành Ngân hàng lớn nhất thế giới.
1.1. Thương vụ hợp nhất Ngân hàng ABN AMRO:
ABN AMRO là một trong những Ngân hàng lớn nhất Châu Âu với hệ thống hoạt
động trên toàn thế giới, thành lập năm 1824, trụ sở chính đặt tại Hà Lan, được hình
thành từ vụ hợp nhất hai Ngân hàng Algemene Nederland (ABN) và Amsterdamsche-
Rotterdamsche Bank (AMRO). Dưới đây là một số thông tin tài chính của ABN AMRO
trước và sau khi hợp nhất.
Ngân hàng đề xuất hợp nhất với ABN AMRO là Barclays - ngân hàng lớn thứ 3
ở Anh. Ngày 23/4/2007, Barclays đã công bố thỏa thuận mua lại ABN AMRO trong
thương vụ trị giá 67 tỷ Euro (tương đương 93 tỷ USD), trong đó có 42,7 tỷ Euro trả
bằng cổ phiếu và 24,8 tỷ Euro trả bằng tiền mặt. Đây được xem là thương vụ hợp nhất
lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ tài chính toàn cầu.
67
Income Statement (in millions
EUR)
2006 2005 2004 2003 2002
Net interest revenue 10,917 9,065 8,608 9,723 9,845
Total non-interest revenue 11,741 9,881 7,678 9,070 8,435
Total operating income 22,658 18,946 16,286 18,793 18,280
Total operating expenses 15,774 12,935 12,681 12,585 13,148
Provisioning 1,855 635 607 1,274 1,695
Operating profit before tax 5,029 5,376 2,998 4,918 3,388
Profit for the year (IFRS) 4,780 4,443 3,940
Net profit 4,715 4,382 3,865 3,161 2,207
Net profit attributable to ordinary
shareholders
4,715 4,382 3,865 3,116 2,161
Dividends 2,153 2,050 1,663 1,589 1,462
Bảng 1.2.PL: Báo cáo thu nhập của ABN AMRO từ năm 2002 đến 2006.
Nguồn:
68
1.2. Nasdaq mua Boston Stock Exchange:
Boston Stock Exchange là công ty dịch vụ thị trường chứng khoán lâu đời thứ 3
của Mỹ do 13 thương gia thành lập vào năm 1834, trụ sở tại thành phố Boston, bang
Massachussets. Với lịch sử 173 năm hoạt động, Boston Stock Exchange hiện có khoảng
65 công ty tham gia thị trường này với tổng cộng hơn 200 ghế.
Qua nhiều thương vụ đàm phán, Công ty thị trường chứng khoán nổi tiếng
Nasdaq Stock Market Inc., có trụ sở tại thành phố New York (Mỹ) đã nhất trí mua lại
Boston Stock Exchange với giá 61 triệu USD, trong đó 38 triệu USD trả bằng tiền mặt
và tiếp quản khoản nợ 23 triệu USD.
2. Trong ngành khác: Nokia mua hãng Navteq:
NAVTEQ được thành lập năm 1985 có trụ sở tại Chicago, là nhà cung cấp hàng
đầu về thông tin bản đồ kỹ thuật số toàn diện cho các hệ thống điều hướng ô tô, thiết bị
điều hướng di động, các ứng dụng bản đồ dựa trên Internet và các giải pháp dành cho
chính phủ.
Đầu tháng 10/2007, Nokia và NAVTEQ công bố một thỏa thuận chính thức việc
Nokia mua lại NAVTEQ, dự kiến sẽ có kết quả cuối cùng 08/8/2008. Nokia trả 78 USD
bằng tiền mặt cho mỗi cổ phiếu NAVTEQ bao gồm các quyền tùy chọn với giá mua
tổng cộng khoảng 8,1 tỷ USD (5,7 tỷ euro), hoặc xấp xỉ 7,7 tỷ USD (5,4 tỷ euro) ròng
trong bảng cân đối tiền mặt hiện tại của NAVTEQ.
3. Các thương vụ hợp nhất – thâu tóm tại thị trường Việt Nam:
3.1. Daiichi mua Bảo Minh – CMG:
Bảo Minh - CMG được thành lập năm 1999, là đơn vị liên doanh với vốn góp
50/50 giữa Công ty Bảo hiểm nhân thọ Colonial Mutual Life Assurance Society
Limited của Australia và CTCP Bảo Minh, đứng thứ 5 trên thị trường bảo hiểm nhân
thọ tại Việt Nam tính theo doanh thu phí bảo hiểm gộp. Vốn điều lệ của Bảo Minh -
CMG là 25 triệu USD nhưng vốn thực góp là 12,2 triệu USD, trong đó Bảo Minh góp
6,1 triệu USD.
69
Trong quá trình hoạt động từ năm 1999, Bảo Minh – CMG luôn trong trong
tình trạng lỗ kỹ thuật. Vì vậy, việc tập đoàn bảo hiểm nhân thọ Daiichi của Nhật Bản
quyết định mua lại toàn bộ cổ phần của Bảo Minh – CMG được xem là con đường
nhanh nhất và ngắn nhất, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi thị trường bảo hiểm đang
gặp khó khăn và đang chịu áp lực cạnh tranh từ chính trong nội bộ ngành bảo hiểm.
Daiichi - đối tác mua toàn bộ cổ phần của Bảo Minh - CMG được thành lập năm 1902
là một công ty bảo hiểm nhân thọ lớn thứ nhì tại Nhật Bản - nơi có thị trường bảo hiểm
nhân thọ lớn thứ hai thế giới. Daiichi cũng là công ty bảo hiểm nhân thọ lớn thứ 6 trên
thế giới tính theo doanh thu phí bảo hiểm gộp hàng năm.
Ngay sau khi việc chuyển nhượng được hoàn tất tháng 6/2007, Công ty sẽ được đổi tên
thành Công ty bảo hiểm nhân thọ Daiichi Việt Nam và hoàn thiện hoạt động kinh
doanh để đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ của khách hàng Việt Nam.
3.2. VinaCapital mua Khách sạn Omni Sài Gòn:
Khách sạn Omni Saigon nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, trục đường chính từ
sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vào trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập
và đưa vào hoạt động từ năm 1992, khách sạn 5 sao với 248 phòng và căn hộ này luôn
có công suất sử dụng phòng đạt tỷ lệ rất cao.
Ngày 15/5/2007, Tập đoàn VinaCapital đã chính thức công bố việc mua 70% cổ phần
của Khách sạn Omni Saigon với giá 21 triệu USD, thông qua VinaCapital Hospitality,
đơn vị trực thuộc với nguồn vốn của Quỹ đầu tư VinaLand (VNL) và Quỹ đầu tư
Vietnam Oportunity Fund (VOF).
70
PHỤ LỤC 2
PHƢƠNG PHÁP TỶ LỆ GIÁ TRÊN LỢI NHUẬN
Phương pháp này được xem là phương pháp đơn giản nhất và thông dụng nhất
trong việc xác định giá trị Doanh nghiệp, nhưng không phải dễ khi áp dụng thực tế. Nó
dựa trên các dự đoán về khả năng sinh lời của Doanh nghiệp và tính toán theo tỷ lệ giá
trên lợi nhuận.
Để xác định giá trị Doanh nghiệp theo phương pháp này, người ta sử dụng công
thức sau:
G = Pg x P/E
Trong đó: G: Giá trị Doanh nghiệp
Pg: Lợi nhuận giữ lại
P/E: Hệ số giá trên lợi nhuận (Price Earnings Ratio)
Theo công thức trên, hai yếu tố cơ bản để định giá là lợi nhuận giữ lại (Pg) và tỷ lệ P/E.
Lợi nhuận giữ lại (Pg): là lợi nhuận ròng hàng năm dự tính sẽ đạt được trong tương lai.
Khi dự đoán lợi nhuận trong tương lai, yếu tố thời gian đóng vai trò quan trọng,
thời gian dự tính càng dài thì triển vọng phát triển của Doanh nghiệp càng lớn. Tuy
nhiên, thời gian càng dài thì các rủi ro về lạm phát, chính sách thay đổi, khả năng hoàn
thành lợi nhuận như kết quả không cao, việc dự đoán các khả năng xảy ra càng khó
chính xác. Chính vì vậy, thời gian dự đoán nên trong mức 3 đến 10 năm, thông thường
khoảng thời gian 5 năm được sử dụng khá phổ biến khi sử dụng phương pháp này.
Cơ sở để dự đoán lợi nhuận giữ lại là dự kiến phương án hoạt động kinh doanh
của Doanh nghiệp trong các năm tới. Thông thường, trong hoạt động M&A, kế hoạch
kinh doanh do người bán đưa ra thường không chính xác do bị điều chỉnh nhằm mục
đích tăng lợi nhuận để tăng giá trị Doanh nghiệp.
71
Lợi nhuận giữ lại được tính toán bằng công thức:
n
P
P
n
i
i
g
1
Trong đó: Pi: Lợi nhuận dự đoán của năm thứ i
n: Số năm dự đoán lợi nhuận
Chúng ta xác định hệ số giá trên lợi nhuận (hệ số P/E). Hệ số P/E là số tiền mà
người mua phải bỏ ra để có được một đồng lợi nhuận bình quân trong các năm tới.
Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, hệ số này dựa trên tỷ lệ giá
trên lợi nhuận bình quân của ngành mà doanh nghiệp đó đang hoạt động và điều chỉnh
theo các yếu tố rủi ro như:, rủi ro của ngành, rủi ro của doanh nghiệp…
Đối với các nước chưa có thị trường vốn hoạt động hiệu quả thì việc xác định hệ
số này gặp nhiều khó khăn. Người định giá phải sử dụng hệ số P/E từ các quốc gia của
các nhà đầu tư (trường hợp nhà đầu tư là người nước ngoài) hoặc sử dụng tỷ lệ trung
bình của một vài nước khác sau đó tính thêm các mức rủi ro.
Xét mô hình mẫu là CTCP Gemadept (đã được đề cập trong Chương 2). Giả sử
Gemadept cần định giá để tiến hành được thâu tóm hoặc hợp nhất, chúng ta sẽ tiến hành
định giá giá trị của Gemadept, ta có bảng kết quả như sau:
72
73
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG M&A
(đã trích lƣợc)
1. Chuẩn mực số 4: Tài sản cố định vô hình:
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC 31/12/2001 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương
pháp kế toán tài sản cố định (TSCĐ) vô hình, gồm: tiêu chuẩn TSCĐ vô hình, thời
điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác
định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ vô hình và một số quy định
khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán TSCĐ vô hình, trừ khi có chuẩn mực kế toán
khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho TSCĐ
vô hình.
03. Một số TSCĐ vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất. Ví dụ
như đĩa compact (trong trường hợp phần mềm máy tính được ghi trong đĩa compact),
văn bản pháp lý (trong trường hợp giấy phép hoặc bằng sáng chế). Để quyết định một
tài sản bao gồm cả yếu tố vô hình và hữu hình được hạch toán theo quy định của chuẩn
mực TSCĐ hữu hình hay chuẩn mực TSCĐ vô hình, doanh nghiệp phải căn cứ vào
việc xác định yếu tố nào là quan trọng. Ví dụ phần mềm của máy vi tính nếu là một bộ
phận không thể tách rời với phần cứng của máy đó để máy có thể hoạt động được, thì
phần mềm này là một bộ phận của máy và nó được coi là một bộ phận của TSCĐ hữu
hình. Trường hợp phần mềm là bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan thì
phần mềm đó là một TSCĐ vô hình.
74
04. Chuẩn mực này quy định về các chi phí liên quan đến hoạt động quảng cáo, đào tạo
nhân viên, thành lập doanh nghiệp, nghiên cứu và triển khai. Các hoạt động nghiên cứu
và triển khai hướng tới việc phát triển tri thức, có thể tạo thành một tài sản thuộc dạng
vật chất (ví dụ vật mẫu), nhưng yếu tố vật chất chỉ có vai trò thứ yếu so với thành phần
vô hình là tri thức ẩn chứa trong tài sản đó.
05. TSCĐ vô hình thuê tài chính sau khi được ghi nhận ban đầu, bên thuê phải kế toán
TSCĐ vô hình trong hợp đồng thuê tài chính theo chuẩn mực này. Các quyền trong
hợp đồng cấp phép đối với phim ảnh, chương trình thu băng video, tác phẩm kịch, bản
thảo, bằng sáng chế và bản quyền thuộc phạm vi của chuẩn mực này.
06. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Tài sản: Là một nguồn lực:
(a) Doanh nghiệp kiểm soát được; và
(b) Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.
Tài sản cố định vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá
trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ
hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Nghiên cứu: là hoạt động tìm kiếm ban đầu và có kế hoạch được tiến hành nhằm đạt
được sự hiểu biết và tri thức khoa học hoặc kỹ thuật mới.
Triển khai: là hoạt động ứng dụng những kết quả nghiên cứu hoặc tri thức khoa học
vào một kế hoạch hoặc thiết kế để sản xuất sản phẩm mới hoặc được cải tiến một cách
cơ bản trước khi bắt đầu sản xuất hoặc sử dụng mang tính thương mại các vật liệu,
dụng cụ, sản phẩm, các quy trình, hệ thống hoặc dịch vụ mới.
75
Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô
hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
Khấu hao: là việc phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ vô hình trong
suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
Giá trị phải khấu hao: là nguyên giá của TSCĐ vô hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ
giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
Thời gian sử dụng hữu ích: là thời gian mà TSCĐ vô hình phát huy được tác dụng cho
sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:
(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ vô hình; hoặc
(b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu
được từ việc sử dụng tài sản.
Giá trị thanh lý: là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài
sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.
Giá trị còn lại: là nguyên giá của TSCĐ vô hình sau khi trừ (-) số khấu hao lũy kế của
tài sản đó.
Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết
trong sự trao đổi ngang giá.
Thị trường hoạt động: là thị trường thỏa mãn đồng thời ba (3) điều kiện sau:
(a) Các sản phẩm được bán trên thị trường có tính tương đồng;
(b) Người mua và người bán có thể tìm thấy nhau vào bất kỳ lúc nào;
76
(c) Giá cả được công khai.
Tài sản cố định vô hình
07. Các doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vô hình, như: quyền sử dụng
đất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền, giấy phép khai thác
thuỷ sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhượng quyền, quan
hệ kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, sự trung thành của khách hàng, thị
phần và quyền tiếp thị...
08. Để xác định nguồn lực vô hình quy định trong đoạn số 07 thỏa mãn định nghĩa
TSCĐ vô hình cần phải xem xét các yếu tố: Tính có thể xác định được, khả năng kiểm
soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai. Nếu một nguồn lực
vô hình không thoả mãn định nghĩa TSCĐ vô hình thì chi phí phát sinh để tạo ra nguồn
lực vô hình đó phải ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả
trước. Riêng nguồn lực vô hình doanh nghiệp có được thông qua việc sáp nhập doanh
nghiệp có tính chất mua lại được ghi nhận là lợi thế thương mại vào ngày phát sinh
nghiệp vụ mua (Theo quy định tại Đoạn 46).
Tính có thể xác định được
09. TSCĐ vô hình phải là tài sản có thể xác định được để có thể phân biệt một cách rõ
ràng tài sản đó với lợi thế thương mại. Lợi thế thương mại phát sinh từ việc sáp nhập
doanh nghiệp có tính chất mua lại được thể hiện bằng một khoản thanh toán do bên đi
mua tài sản thực hiện để có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
10. Một TSCĐ vô hình có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thể đem TSCĐ
vô hình đó cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó
trong tương lai. Những tài sản chỉ tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai khi kết hợp với
77
các tài sản khác nhưng vẫn được coi là tài sản có thể xác định riêng biệt nếu doanh
nghiệp xác định được chắc chắn lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó đem lại.
16. Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời:
- Định nghĩa về TSCĐ vô hình; và
- Bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
18. TSCĐ vô hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.
Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình trong từng trường hợp
Mua TSCĐ vô hình riêng biệt
19. Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản
được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản
thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng
theo dự tính.
20. Trường hợp quyền sử dụng đất được mua cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên
đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô
hình.
78
Mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp
23. Nguyên giá TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có
tính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanh
nghiệp).
26. Khi sáp nhập doanh nghiệp, TSCĐ vô hình được ghi nhận như sau:
(a) Bên mua tài sản ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu tài sản đó đáp ứng được định nghĩa
về TSCĐ vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận quy định trong đoạn 16, 17, kể cả trường hợp
TSCĐ vô hình đó không được ghi nhận trong báo cáo tài chính của bên bán tài sản;
(b) Nếu TSCĐ vô hình được mua thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất
mua lại, nhưng không thể xác định được nguyên giá một cách đáng tin cậy thì tài sản
đó không được ghi nhận là một TSCĐ vô hình riêng biệt, mà được hạch toán vào lợi
thế thương mại (Theo quy định tại Đoạn 46).
27. Khi không có thị trường hoạt động cho TSCĐ vô hình được mua thông qua việc
sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, thì nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị mà
tại đó nó không tạo ra lợi thế thương mại có giá trị âm phát sinh vào ngày sáp nhập
doanh nghiệp.
TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn
28. Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn khi được giao đất hoặc
số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc
giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh.
79
29. Trường hợp quyền sử dụng đất được chuyển nhượng cùng với mua nhà cửa, vật
kiến trúc trên đất thì giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc phải được xác định riêng biệt và
ghi nhận là TSCĐ hữu hình.
Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
33. Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài
sản.
35. Khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp với giá trị tài sản thuần
của doanh nghiệp ghi trên báo cáo tài chính được xác định tại một thời điểm không
được ghi nhận là TSCĐ vô hình do doanh nghiệp kiểm soát.
40. Tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình
nếu thỏa mãn được bảy (7) điều kiện sau:
(a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình
vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
(b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
(c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
(d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
(e) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất
các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
(g) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai
để tạo ra tài sản vô hình đó;
80
(f) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ
vô hình.
Thời gian tính khấu hao
54. Giá trị phải khấu hao của TSCĐ vô hình được phân bổ một cách có hệ thống trong
suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó. Thời gian tính khấu hao của
TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm. Việc trích khấu hao được bắt đầu từ khi đưa TSCĐ vô
hình vào sử dụng.
55. Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình làm căn cứ tính khấu
hao cần phải xem xét các yếu tố sau:
(a) Khả năng sử dụng dự tính của tài sản;
(b) Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thời
gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện
tương tự;
(c) Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ;
(d) Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối
với các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại;
(e) Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng;
(f) Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng;
(g) Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác
về quá trình sử dụng tài sản;
81
(h) Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản khác
trong doanh nghiệp.
56. Phần mềm máy vi tính và các TSCĐ vô hình khác có thể nhanh chóng bị lạc hậu về
kỹ thuật thì thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản này thường là ngắn hơn.
57. Trong một số trường hợp, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình có thể vượt
quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy, nhưng phải xác định được cụ thể. Trong
trường hợp này, doanh nghiệp phải:
(a) Khấu hao TSCĐ vô hình theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính chính xác nhất; và
(b) Trình bày các lý do ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản trên báo cáo tài
chính.
Phương pháp khấu hao
60. Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình được sử dụng phải phản ánh cách thức thu
hồi lợi ích kinh tế từ tài sản đó của doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao được sử dụng
cho từng TSCĐ vô hình được áp dụng thống nhất qua nhiều thời kỳ và có thể được
thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
Chi phí khấu hao cho từng thời kỳ phải được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất,
kinh doanh, trừ khi chi phí đó được tính vào giá trị của tài sản khác.
61. Có ba (3) phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình, gồm:
Phương pháp khấu hao đường thẳng;
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần;
Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.
82
- Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không đổi trong
suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình.
- Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước
tính tài sản có thể tạo ra.
63. Giá trị phải khấu hao được xác định bằng nguyên giá trừ (-) giá trị thanh lý ước tính
của tài sản.
64. Giá trị thanh lý được ước tính khi TSCĐ vô hình được hình thành đưa vào sử dụng
bằng cách dựa trên giá bán phổ biến ở cuối thời gian sử dụng hữu ích ước tính của một
tài sản tương tự và đã hoạt động trong các điều kiện tương tự. Giá trị thanh lý ước tính
không tăng lên khi có thay đổi về giá cả hoặc giá trị.
Xem xét lại thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao
65. Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình phải được xem xét lại
ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài
sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi
tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình được thay đổi khi có thay đổi đáng
kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Trường hợp này, phải
điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết
minh trong báo cáo tài chính.
83
2. Luật Doanh nghiệp năm 2005:
LUẬT
D O A N H NGHIỆP
CỦA QUỐC HỘI NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ
60 /2005 /QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2005
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về doanh nghiệp.
CHƢƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm công ty.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của
các doanh nghiệp.
Điều 150. Chia doanh nghiệp
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty
cùng loại.
2. Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau:
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị
chia thông qua quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Quyết định chia công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của
84
công ty bị chia; tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia tài sản công ty;
phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần,
trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các
nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Quyết định chia công ty
phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời
hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mới được
thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ
tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký
kinh doanh theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh
doanh phải kèm theo quyết định chia công ty quy định tại điểm a khoản này.
3. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh.
Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán,
hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thoả thuận với chủ
nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa
vụ này.
Điều 151. Tách doanh nghiệp
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một
phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc
một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển một phần
quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn
tại của công ty bị tách.
2. Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định như
sau:
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị
tách thông qua quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
85
Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của
công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; giá trị
tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách;
thời hạn thực hiện tách công ty. Quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả các
chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày
thông qua quyết định;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông
qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội
đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo
quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo
quyết định tách công ty quy định tại điểm a khoản này.
3. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới
chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ
nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác.
Điều 152. Hợp nhất doanh nghiệp
1. Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp
nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn
bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm
dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:
a) Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các
nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ
trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng
lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp,
86
cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của
công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất
thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định
của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp
đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho
người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.
3. Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên
thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho
cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về
cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên
thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
4. Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp
nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ
chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị
hợp nhất.
Điều 153. Sáp nhập doanh nghiệp
1. Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp
nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng
thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
87
a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận
sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính
của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và
điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển
đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành
phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp
nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan
thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh
doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ
đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được
gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười
lăm ngày, kể từ ngày thông qua;
c) Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp
nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ
chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50%
trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản
lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có
quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị
phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có
quy định khác.
88
3. Luật Đầu tư năm 2005:
LUẬT ĐẦU TƢ
CỦA QUỐC HỘI NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 59/2005/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2005
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động đầu tư.
CHƢƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ
của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu
đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước
ngoài.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên
lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư.
Điều 21. Các hình thức đầu tư trực tiếp
89
1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của
nhà đầu tư nước ngoài.
2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài.
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng
BT.
4. Đầu tư phát triển kinh doanh.
5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Điều 25. Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại
1. Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam.
Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành,
nghề do Chính phủ quy định.
2. Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh.
Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật này, pháp luật
về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
90
4. Luật Cạnh tranh năm 2004:
LUẬT CẠNH TRANH
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về cạnh tranh.
CHƢƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh,
trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về
cạnh tranh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh
nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong
các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động
ở Việt Nam;
2. Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.
91
Điều 17. Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp và liên doanh giữa các doanh
nghiệp
1. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng
thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
2. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
3. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản
của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của
doanh nghiệp bị mua lại.
4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau
góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một
doanh nghiệp mới.
Điều 18. Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm
Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung
kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19
của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn
thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Thông báo việc tập trung kinh tế
92
1. Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị
trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ
quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế.
Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn
30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập
trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì
không phải thông báo.
2. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế được hưởng miễn trừ quy định tại Điều
19 của Luật này nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo quy định tại Mục 4 Chương
này thay cho thông báo việc tập trung kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6noi dung de tai 21808.pdf