Luận văn Hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Sự cần thiết của đề tài Trong thời gian qua ngành Y tế Thành phố cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các đơn vị y tế công lập tăng cường đổi mới trang thiết bị khám chữa bệnh kỹ thuật cao, phát triển cơ sở hạ tầng v v .nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, khu vực y tế ngoài công lập cũng phát triển nhanh chóng, nhiều phòng khám, bệnh viện tư nhân với quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại ra đời tạo môi trường cạnh tranh với các cơ sở y tế công lập. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất, nâng cao năng lực chuyên môn bước đầu là giải pháp hiệu quả nhưng chưa đủ, cần thiết phải có một mô hình hoạt động mới và một cơ chế chính sách quản lý thích hợp với điều kiện của kinh tế thị trường và phát triển bền vững. Sau nhiều năm thực hiện chủ trương xã hội hóa của chính phủ trong lĩnh vực hạ tầng xã hội, trong đó bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, quá trình xã hội hóa còn bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện. Cụ thể, lĩnh vực y tế, cơ chế gò bó của nhà nước đã ảnh hưởng lớn đến quá trình xã hội hóa trong lĩnh vực này. Điển hình, trong lĩnh vực bệnh viện công lập bộc lộ một số khó khăn như: - Sự quá tải của các cơ sở khám, chữa bệnh ; - Sự thiếu hụt tài chính cho đầu tư trang thiết bị hiện đại và tu sửa cơ sở khám, chữa bệnh; - Thiếu nguồn tài chính cho đào tào nguồn lực y, bác sĩ - Sự chảy máu chất xám: do cơ chế đãi ngộ chưa phù hợp. Sự gồng gánh và bao cấp của nhà nước cho các bệnh viện công lập hiện nay đã thật sự không còn phù hợp, nên có một sự cải tiến nhất định nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống bệnh viện hơn. Cần thiết đẩy mạnh hơn nữa phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, không còn hình ảnh chen lấn nhau mua vé khám bệnh, hình ảnh ngủ hành lang của các bệnh nhân và người thăm bệnh và quan trọng hơn góp phần xóa đi tính tiêu cực trong bệnh viện công lập. Đây là những điều mà xã hội đang mong đợi nhất. Hợp tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực y tế là cách thức mới của cải cách. Mỗi khu vực có những điểm mạnh và điểm yếu của nó, khu vực công hay tư một mình nó không thể cung cấp tốt dịch vụ y tế. Thông qua hợp tác, khu vực công và khu vực tư có thể đóng vai trò đổi mới trong việc tài trợ và cung cấp dịch vụ y tế. Thúc đẩy hình thức đối tác công – tư sẽ góp phần phát triển đồng đều dịch vụ y tế công tư, chuẩn mực hóa bệnh viện, cải thiện lĩnh vực y khoa, đáp ứng các phân khúc thị trường dịch vụ y tế. Tuy nhiên, khi ứng dụng mô hình này, còn nhiều vấn để ta phải giải quyết như lựa chọn hình thức nào cho phù hợp với lĩnh vực y tế? Thiết kế cơ chế, chính sách như thế nào để hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích cho người nghèo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và công bằng? Qua nghiên cứu tài liệu ở một số nước, chúng ta có thể áp dụng mô hình hợp tác công – tư trong lĩnh vực bệnh viện trong quá trình xã hội hóa ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Với mô hình bệnh viện ngoài công lập dưới dạng doanh nghiệp dự án hoặc Công ty cổ phần bệnh viện, trong đó nhà nước và tư nhân cùng nhau góp vốn trên cơ sở nhân đôi lợi ích và chia sẻ rủi ro với nhau và quan trọng hết là góp phần vào việc nâng cao chất lượng trong lĩnh vực y tế, an sinh và phúc lợi xã hội.

pdf130 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trị từ tầm cao và quản trị tốt, đảm bảo rằng chính phủ sẽ thực hiện các cam kết của mình dưới hình thức PPP. Hợp đồng ký kết giữa chính quyền và nhà đầu tư cần rõ ràng, minh bạch là điều kiện tiên quyết để chính quyền đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và là cơ sở cho chính quyền tận dụng hiệu quả nhất tính năng động và cạnh tranh của khu vực tư nhân, góp phần tiết kiệm các chi phí về cơ sở hạ tầng của toàn xã hội. - Thứ sáu: Cần có sự kết hợp hài hòa giữa các Sở, ban ngành Thành phố như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC)…. - Đối với dự án BOT y tế cần làm rõ vai trò tài chính giữa các đối tác tham gia. Khu vực nhà nước cần minh bạch thông tin để cho đối tác tư nhân am hiểu về: ngành y tế, lĩnh vực y tế, mục tiêu, chiến lược của dự án,… Khi khu vực nhà nước làm tốt các công tác theo yêu cầu của mô hình và kết hợp với điều kiện, mục tiêu cụ thể của -86- TP.HCM, ngành, dự án thì dự án theo mô hình này sẽ được triển khai khả thi. KẾT LUẬN CHƯƠNG IV Mô hình hợp tác công tư trong việc đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ công được coi là hướng đi đúng đắn của thành phố trong giai đoạn này. Tuy nhiên, không nên được nhìn nhận như một “hạt đậu thần” và để mô hình này có thể thực sự hoàn thiện và đem lại lợi ích như mong muốn rất cần có những phương pháp tiếp cận PPP phù hợp nhằm đạt được những kết quả về cơ sở hạ tầng tốt hơn và có được giá trị đồng tiền cao hơn so với hình thức mua bán truyền thống của khu vực công. -87- KẾT LUẬN Về phía xã hội, lĩnh vực y tế là một lĩnh vực rất được quan tâm bởi xã hội. Người dân mong muốn hưởng thụ một dịch vụ y tế tốt nhất. Về phía các nhà đầu tư tư nhân, họ là nhà đầu tư nhiều vốn và muốn tìm kiếm lợi nhuận. Họ xem lĩnh vực y tế là một lĩnh vực đầy tiềm năng mang lại nhiều lợi ích kinh tế và cũng đầy rẫy những rủi ro. Về phía khu vực nhà nước, thường được xem là khu vực có nguồn lực hạn chế. Thành phố Hồ Chí Minh muốn phát triển hệ thống y tế mạnh và muốn đạt được cái gọi là bình đẳng, Thành phố phải đầu tư có hiệu quả hơn nữa hệ thống y tế. Đề tài này tìm kiếm mục tiêu nghiên cứu để đưa ra các giải pháp để có thể vận dụng được mô hình hợp tác công – tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố. Qua tìm hiểu lý thuyết và thực tế về mô hình hợp tác công tư, đề tài đã tìm được một khung cơ bản nhất cho mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn thành phố. GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU Do hạn chế về thời gian, ít dữ liệu và thông tin về hợp tác công – tư trong lĩnh vực y tế đã thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, đề tài sẽ gặp khó khăn trong phần thiết kế khung của mô hình này để áp dụng trong lĩnh vực y tế trên địa bàn thành phố. HƯỚNG NGHIÊN CỨU THÊM Về hướng nghiên cứu mới, mô hình hợp tác công tư của đề tài này sẽ mở ra một số hướng nghiên cứu cho các đề tài khác như: định lượng các yếu tố rủi ro và lợi ích trong mô hình hợp tác công tư; vận dụng mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực giáo dục; Huy động vốn tư nhân thông qua mô hình hợp tác công tư; Sử dụng mô hình Quỹ đầu tư phát triển địa phương để phát triển mô hình hợp tác công tư. Về đóng góp của đề tài, tạo ra một hướng đi mới trong chiến lược đầu tư của Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM. Đồng thời tạo ra được một số suy nghĩ mới trong công tác quản lý đầu tư và tài chính công của thành phố. 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách và đề tài nghiên cứu - Luận văn Thạc sĩ “Phát triển hợp tác công – tư đối với thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp tại TP.HCM” của Nguyễn Thị Thu Nguyệt năm 2011. - Niên giám thống kê của Cục thống kê TP.HCM 2010, 02/2011 - Ngân hàng phát triển Châu Á, Tổng quan về mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân, Chương 1, trang 1. - Statistical Yearbook of Ho Chi Minh City 2010, publishing on February, 2011 2. Báo, tạp chí - Báo cáo tài chính của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ 2006 – 2010. - Báo cáo tài chính của Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2006 – 2009. - Báo cáo của Sở Y tế TP.HCM năm 2010 và đề án quy hoạch phát triển ngành Y tế đến năm 2020. - Báo cáo Thẩm định của Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM. - Báo cáo nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh 5 năm 2010 – 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05/2010 - Đề án Quy hoạch phát triển ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, tháng 02/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. - Hợp đồng “ Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao(BOT)” – Dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội năm 2009. - Hợp đồng “ Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao(BOT)” – Dự án Xây dựng Cầu Phú Mỹ năm 2006. - Hợp đồng Hợp tác đã ký kết giữa Bệnh viện ĐHYD TP.HCM và Công ty Cổ phần Thương mại Cổng Vàng - PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái, Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa Vận tải kinh tế, Trường Đại học Giao Thông Vận tải. Kinh nghiệm quản lý mô hình hợp tác công – tư trong việc phát triển mạng lưới đường cao tốc có thu phí của một số nước nhằm rút ra bài học áp dụng cho Việt Nam. 2 - Quyết toán Ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh 2006 – 2009. - - - Tổ chức hoạt động và điểu lệ của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 3. Các văn bản nhà nước - Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2005 của chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. - Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội về việc ban hành luật doanh nghiệp. - Nghị định của chính phủ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. - Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2006 của chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. - Nghị định 24/2010/NĐ-CP của chính phủ ngày 15 tháng 03 năm 2010 quy địnhvề tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức - Nghị định 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 về việc Sửa đổi một số điều của nghị định số 24/2010/NĐ - CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. - Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2010 về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp. - Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư. - Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM; - Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về chuyển đổi Công ty nhà nước thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu; - Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/08/2010 hướng dẫn cơ chế tài chính cuả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; - Quyết định số 4952/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Đầu tư Tài 3 chính nhà nước TP.HCM; 4. Tài liệu nước ngoài - Dr Paul HK Ho, Chairman, Quantity Serveying Division, The Hong Kong Institue of Surveyors Associate Head, Division of Building Science and Technology City University of Hong Kong “Development of public–private partnership in China, October, 2006. - Linder, S.H (1999) Coming to terms with the public private partnership. American Behavioral Scientist (pages 35 – 51). - Meng-Kin Lim - Department of Community, Occupational and Family Medicine, Faculty of Medicine, National University of Singapore, Shifting the burden of health care finance: a case study of public–private partnership in Singapore, December 2003, page 85. - Ministry of Finance, Singapore, Public private partnership, Handbook, version 1, 2004, page 1 - Ministryof Health of Singapore & - China National Health Economics Institute, Assessing Government Health Exoenditure in China, October 2005. - David Blumenthal, M.D., M.P.P., and William Hsiao, Ph, Privatization and Its Discontents — The Evolving Chinese Health Care System. - Klaus Felsinger, a former staff member of the Asian Development Bank’s (ADB) Regional and Sustainable Development Department (RSDD), Special Initiative Group (RSOD-SI) and a member of the Innovation and Efficiency Initiative (IEI) Team: “Handbook of Public Private Partnership”. - Klijn and Teisman(2003). Intitutional and Strategy barriers to Public – Private Partnership: An analysis of Dutch Cases: Public money and management, pages 137 – 146. - Knuttton, Mike. 2004. International Railway Journal. Tháng 5. - Loevinsohn, Benjamin 2000. Contracting for the Delivery of Primary Health Care in Cambodia: Design and Initial Experience of a Large Pilot Test. World Bank Institute Flagship Program Online Journal. Có tại: www.worldbank.org/wbi/healthfl agship/ journal/index.htm; Bhushan, Indu, Sheryl Keller, và Brad Schwartz. 2002. 4 Achieving the Twin Objectives of Effi ciency and Equity: Contracting Health Services in Cambodia. Economic and Research Department Policy Brief No. 6. Manila: ADB. - LooSee Beh(Faculty of Economics & Administration, University of Malaya, Kuala Lumpur 50603, Malaysia), Public-private partnerships in China: A responsive participation, 2010. - Mao Zhengzhong Sichuan University, China Health System in China “Overview of Challenges and Reforms. - Mengzhong Zhang, Nanyang Technological University, Singapore. The Development of Private-owned Hospitals in China: can health policies be transferred from other countries to China? - Ministry of Affairs, British Columbia, Public Private Partnership : A Guide for Local Government, May 1999 page 15 and 16. - Nijkampetal (2002) : “A comparision insitutional evaluation of Public Private Partnership in Dutch urban land – use and revitalization project”. Urban studies, Vol 39 No 10, pages 1865 – 1880. - PeterB.G (1998) With A little Help from our friends: Public private partnership as a Intittutions and instruments, in Pierre (Ed) Prtnerships in urban governance: European and American Experiences (pages 1 – 10). London: Macmillan. - Pierre J.(1997a) Public private partnerships and urban governance: Introduction. In Pierre (Ed) Prtnerships in urban governance: European and American Experiences (pages 1 – 10). London: Macmillan. - Pilcher, Richard. 2005. A Practical Approach to Developing a Sustainable Water Loss Reduction Strategy in Sandakan, Sabah, Malaysia. Halcrow Water Services, Rocfort Road, Snodland, Kent ME6 5AH, United Kingdom. - Simon LI - Research and Library Services Division Legislative Council Secretariat, Health care Financing Policies of Australia, New Zealand and Singapore, 12 July 2006, Page 54. - United Nations Development Programme (UNDP).Public–Private Cooperation in the Delivery of Urban Infrastructure Services (Options & Issues). Public–Private Partnerships for Urban Environment Working Paper I. - World Bank. 2006. Private Participation in Infrastructure database. 5 - World Bank. Tool Kit for Public-Private Partnership in Highways. - XIXAO Xiang (School of economic and management, Beijing Jiaotong University, P.R. China, 100044) and QUAN Weigang (Accounting department, Beijing Instittute Petro – Chemical Technical, P.R. China, 100023, Study on Introducing Private Capital by Applying PPP mode to Chinese Urban Infrastructure. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hợp đồng dịch vụ Hợp đồng dịch vụ đối với việc giảm thất thoát nước ở Malaysia Sandakan là một thành phố có khoảng 450.000 dân ở bang Sabah của Malaysia. Bang Sabah đã từng là một trong những bang có tỷ lệ nước sạch không đem lại doanh thu (NRW) cao nhất ở Malaysia. Trong những năm 1990, người ta ước tính tỷ lệ này ở mức gần 60% khối lượng nước sạch cung cấp. Vào mùa xuân năm 2003, Jabatan Air Sabah (Cơ quan quản lý nước sạch bang Sabah) xây dựng một hợp đồng giảm tỷ lệ nước sạch không đem lại doanh thu nhằm giảm thất thoát tự nhiên hoặc thất thoát thực tế từ cả hai phía, cải thiện và mở rộng các hoạt động kiểm soát thất thoát một cách tích cực, thay thế những đường ống chính hay xảy ra sự cố. Hợp đồng có thời hạn 30 tháng và được thực hiện bởi công ty Halcrow Water Services liên kết với một công ty Malaysia có tên Salcon Engineering. Tháng 7 năm 2005, dự án đã kết thúc một cách thành công. Trong quá trình thực hiện dự án, khoảng 2.100 điểm rò rỉ đã được xác định và sửa chữa. Vào cuối tháng 6 năm 2005, tỷ lệ thất thoát tự nhiên đã giảm bớt 17,5 triệu lít/ngày so với mục tiêu 15 triệu lít/ngày. Khoảng 11 triệu lít/ngày được tiết kiệm thông qua việc kiểm soát các điểm rò rỉ một cách tích cực và 6,5 triệu lít/ngày được tiết kiệm thông qua việc thay thế các đường ống chính. Tỷ lệ này tương đương với việc giúp tiết kiệm được 20% tổng lượng nước sạch được sản xuất. Các hoạt động sửa chữa thay thế được thực hiện cùng với một chương trình đào tạo để đảm bảo sự bền vững của các nỗ lực. Năm 2006, Salcon ký hợp đồng thực hiện giai đoạn 2 của dự án. Phạm vi của công việc bao gồm việc xây dựng một nhóm công tác 6 chủ chốt và các nhân viên kỹ thuật để thực hiện các công việc giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch như thay thế đường ống, thiết lập các khu vực có đồng hồ đo lượng nước, tích cực phát hiện các điểm rò rỉ, sửa chữa các điểm rò rỉ, thay thế đồng hồ đo nước của người tiêu dùng, quản lý áp lực nước và xây dựng mô hình hệ thống. Nguồn: Pilcher, Richard. 2005. A Practical Approach to Developing a Sustainable Water Loss Reduction Strategy in Sandakan, Sabah, Malaysia. Halcrow Water Services, Rocfort Road, Snodland, Kent ME6 5AH, United Kingdom. Phụ lục 2: Hợp đồng quản lý Campuchia – Giao thầu lĩnh vực y tế cơ bản cho các tổ chức phi chính phủ Bên cạnh việc được sử dụng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, các hợp đồng quản lý còn được sử dụng trong các lĩnh vực dịch vụ dân cư đô thị khác như lĩnh vực y tế. Tại Campuchia, các hợp đồng quản lý có thời hạn 4 năm với các tổ chức phi chính phủ được ký kết tại các cơ sở y tế cơ bản tại 12 quận huyện. Nhà thầu có nghĩa vụ quản lý toàn bộ và phải đáp ứng được các mục tiêu hoạt động như việc tiêm chủng, chăm sóc phụ nữ có thai, kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ y tế cho người nghèo. Nhà thầu phải cung cấp một số dịch vụ miễn phí (đỡ đẻ cấp cứu, tiểu phẫu, chăm sóc y tế đối với người bị bệnh hiểm nghèo). So với các cơ sở y tế do nhà nước quản lý, chính phủ thấy rằng việc quản lý của tư nhân đem loại hiệu quả cao hơn trên khía cạnh kết quả và phạm vi hoạt động cũng như cải thiện điều kiện làm việc cho các nhân viên y tế. Nguồn: Loevinsohn, Benjamin 2000. Contracting for the Delivery of Primary Health Care in Cambodia: Design and Initial Experience of a Large Pilot Test. World Bank Institute Flagship Program Online Journal. Có tại: www.worldbank.org/wbi/healthfl agship/ journal/index.htm; Bhushan, Indu, Sheryl Keller, và Brad Schwartz. 2002. Achieving the Twin Objectives of Effi ciency and Equity: Contracting Health Services in Cambodia. Economic and Research Department Policy Brief No. 6. Manila: ADB. Phụ lục 3: Hợp đồng cho thuê Hoạt động cho thuê cảng Tại Châu Á, các hợp đồng cho thuê thường được sử dụng trong việc điều hành các nhà ga sân bay hoặc các bãi công-ten-nơ ở các cảng biển. Cả Ấn Độ và Thái Lan hiện đều đang có các hợp đồng cho thuê để điều hành các bãi công-ten-nơ tại các cảng biển ở Băng Cốc và ở Cochin, bang Karala. Hợp đồng tại Ấn Độ có thời hạn 8 năm và có sự tham gia của công ty tư nhân đến từ Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất. Hợp đồng tại Thái Lan có sự tham gia của các công ty trong nước và có thời hạn kéo dài 27 năm. 7 Tại Trung Quốc, nhà ga sân bay Baiyun, Quảng Châu được điều hành theo một hợp đồng cho thuê với sự tham gia của tập đoàn Keppel đến từ Singapore với thời hạn cho thuê là 15 năm và Keppel nắm giữ 25% sở hữu của công ty thực hiện dự án. Nguồn: World Bank. 2006. Private Participation in Infrastructure database. Phụ lục 4: Hợp đồng nhượng quyền Tuyến đường sắt đi sân bay đầu tiên của Hàn Quốc Dự ánh nhượng quyền đầu tiên trong lĩnh vực đường sắt đang được tiến hành tại Hàn Quốc. Tuyến đường dài 61,7 km nối từ trung tâm thủ đô Seoul đến sân bay quốc tế Incheon vừa có dịch vụ vận chuyển hành khách tốc hành, vừa có dịch vụ vận chuyển hành khách giữa các khu vực dân cư trên tuyến. 41 km giai đoạn đầu của tuyến tàu tốc hành và vận chuyển giữa các khu dân cư được khai trương năm 2007 giữa sân bay quốc tế Incheon và sân bay nội địa Gimpo. Tuyến đường sẽ được kéo dài thêm 20,7 km trong 2 năm rưỡi sau đó để đi tới ga trung tâm của thủ đô Seoul. Dự án này được sự ủng hộ mạnh mẽ của cả chính quyền trung ương cũng như chính quyền địa phương để nối trung tâm Incheon với Seoul và tuyến đường sắt cao tốc KTX mới khai trương chạy từ ga trung tâm Seoul đến Busan. Đây là dự án nhượng quyền đầu tiên trong lĩnh vực đường sắt tại Hàn Quốc. Công ty Đường sắt Sân bay Quốc tế Incheon (Iiarco), một công ty được thành lập vào tháng 3 năm 2001 với mục đích đặc biệt, được nhượng quyền điều hành hoạt động của tuyến đường trong vòng 30 năm kể từ khi hoàn thành công việc xây dựng. Iiarco có 11 cổ đông, đứng đầu là công ty Hyundai Engineering and Construction (HDEC) với 27% cổ phần, tiếp theo là Posco Engineering and Construction (11,9%), Dongbu Corporation (10%), Cơ quan quản lý mạng lưới đường sắt Hàn Quốc (9,9%) và 6 công ty Hàn Quốc khác. Bechtel cung cấp hỗ trợ quản lý dự án cho Iiarco và một công ty tư vấn Hàn Quốc khác, Kortech, cũng hỗ trợ cho nhà thầu được nhượng quyền này. Nguồn: Knuttton, Mike. 2004. International Railway Journal. Tháng 5. Phụ lục 5a: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao đối với việc xây dựng và điều hành cơ sở vận chuyển chất thải rắn tại Hồng Kông, Trung Quốc. Hồng Kông, Trung Quốc đã ký một hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao đối với việc xây dựng và điều hành cơ sở vận chuyển chất thải rắn của mình, bao gồm một trạm 8 vận chuyển và một đội xe tải vận chuyển. Chính phủ lựa chọn một số doanh nghiệp đủ điều kiện trên cơ sở kinh nghiệm của họ trong việc thiết kế và điều hành các trạm vận chuyển và sau đó đã tổ chức một cuộc đấu thầu cạnh tranh để chọn ra công ty thắng thầu. Các hồ sơ thầu đưa ra những yêu cầu thực hiện về kỹ thuật và môi trường, những yêu cầu về duy tu bảo dưỡng và lịch trình thay thế thiết bị. Trạm vận chuyển đã được xây dựng và hiện tại đang trong quá trình vận hành. Chính phủ thực hiện các cuộc thanh tra thường xuyên các cơ sở vận chuyển để xác minh rằng các yêu cầu cụ thể vẫn đang được đáp ứng. Nguồn: United Nations Development Programme (UNDP).Public–Private Cooperation in the Delivery of Urban Infrastructure Services (Options & Issues). Public–Private Partnerships for Urban Environment Working Paper I. Phụ lục 5b: Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh và Chuyển giao để phát triển, điều hành và duy trì tuyến đường thu phí tại Gujarat, Ấn Độ. Hợp đồng cho tuyến đường thu phí dài 32 km này bao gồm việc thiết kế và hoàn thành dự án xây dựng đường, bao gồm cả vỉa hè, các công trình vượt qua mương nước, các cây cầu, các cơ sở thu phí, các tuyến phân cách và dải phân cách. Hợp đồng cũng bao gồm việc quản lý, điều hành, duy tu bảo dưỡng, bao gồm cả việc thu phí, điều hành trạm thu phí, quản lý giao thông và duy tu bảo dưỡng cơ sở. Nhà thầu có quyền tự chủ tương đối trong việc quyết định phương thức hoạt động và kế hoạch duy tu bảo dưỡng của mình. Mức phí được căn cứ trên một công thức cố định và được tăng lên hàng năm theo một công thức tính toán có liên hệ với chỉ số giá tiêu dùng. Nếu mức phí thu cao hơn mức được phép trong hợp đồng, một uỷ ban rà soát mức phí sẽ được triệu tập để đưa ra kiến nghị đối với Chính phủ. Một công ty xây dựng độc lập và một công ty kiểm toán độc lập được thuê để giám sát thoả thuận hợp đồng và báo cáo với Chính phủ và nhà thầu. Các rủi ro được giảm nhẹ bằng các cách sau: - Rủi ro đối với việc giải phóng mặt bằng: Chính phủ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc hoàn thành giải phóng mặt bằng. - Rủi ro về doanh thu: nhà thầu tự chịu nhưng mức phí được tự động điều chỉnh hàng năm thông qua một công thức tính trên các chỉ số được thoả thuận trước. - Rủi ro về lạm phát: nhà thầu tự chịu nhưng rủi ro này được chuyển cho nhà 9 thầu vì tính chất giá cả cố định của hợp đồng. - Rủi ro về lượng xe cộ lưu thông không cao: có điều khoản gia hạn hợp đồng trong trường hợp không đạt được tỷ suất lợi nhuận 20% trong khoảng thời gian 30 năm. Doanh thu cũng có thể được bổ sung thêm tuỳ theo quyết định của Chính phủ. - Các rủi ro bất khả kháng: các điều khoản bảo hiểm toàn diện và một điều khoản rà soát phí tạm thời cho phép giảm bớt những tổn thất về doanh thu trong một khoảng thời gian ngắn do các lý do bất khả kháng. Nguồn: World Bank. Tool Kit for Public-Private Partnership in Highways. Phụ lục 6: Nghiên cứu thực tế tại Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 6.1. Nghiên cứu thực tế tại Bệnh viện Nhân dân 115 6.1.1. Loại hình hoạt động Bệnh viện Nhân dân 115 là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở y tế Tp. Hồ Chí Minh, được thành lập theo Quyết định số 502/QĐ-UB ngày 31 tháng 08 năm 1998 của Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh trên cơ sở giữ nguyên Quân y viện 115 (được tiếp nhận theo Quyết định số 229/QĐ-UB ngày 04 tháng 05 năm 1998 của Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh). 6.1.2. Khái quát tình hình tài chính Bệnh viện Nhân dân 115 là đơn vị dự toán cấp II trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động tài chính của Bệnh viện bao gồm hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ. - Hoạt động sự nghiệp: Đây là hoạt động chủ yếu của đơn vị. Nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động này bao gồm: nguồn thu viện phí, nguồn kinh phí do ngân sách thành phố Hồ Chí Minh cấp, nguồn viện trợ và nguồn thu khác được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của các hoạt động dịch vụ. Hoạt động này đơn vị chấp hành theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các chính sách chế độ tài chính hiện hành. Trong cơ cấu nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp, nguồn thu từ viện phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 70% từ năm 2006 – 2009. 10 Bảng 6.1 Tổng kết nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp Bệnh Viện Nhân dân 115 Đơn vị tính (triệu đồng)36 Năm Ngân sách Nhà nước Nguồn khác Tổng số Ngân sách Nhà nước giao Viện phí Viện trợ 2006 218,091 52,844 163,343 180 1,724 2007 293,284 39,114 249,046 - 5,124 2008 387,398 68,611 313,102 - 5,685 2009 456,159 82,834 322,832 - 50,493 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 – 2009 của Bệnh viện Nhân dân 115 - Hoạt động dịch vụ bao gồm: Kinh doanh nhà thuốc, cho thuê mặt bằng, căn tin, bãi xe, điện thoại công cộng…Hoạt động này đơn vị chấp hành theo quy định theo Thông tư số 01/1994/TC- HCVX ngày 01 tháng 01 năm 1994 và Thông tư 25/TC-TCT ngày 28 tháng 3 năm 1994 của Bộ Tài chính quy định tạm thời chế độ quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, các đoàn thể, hội quần chúng tổ chức hoạt động có thu. 6.1.3. Hoạt động xã hội hóa và huy động vốn - Huy động vốn từ khu vực tư nhân: Thực hiện chủ trương xã hội hóa của Thành phố Bệnh viện huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, CBCNV và quỹ phúc lợi ngoài nguồn ngân sách để mua sắm máy móc, trang thiết bị y tế để điều trị cho bệnh nhân theo tinh thần xã hội hóa. Nguồn thu được dùng để chi hoàn vốn, trả lãi vay vốn góp, chi công lao động, khấu hao, điện nước, trích lập quỹ phúc lợi. - Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng cho đầu tư xây dựng mới khu khám bệnh và mua sắm trang thiết bị: việc đầu tư xây dựng mới các khu khám bệnh và mua máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh là rất khó khăn. Một ví dụ minh họa về 36 Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Bệnh viện Nhân dân 115 từ năm 2006 đến 2009. 11 hoạt động huy động vốn của bệnh viện 115 để đầu tư dự án “ Đầu tư khoa khám chữa bệnh – cấp cứu – cận lâm sàn và điều trị ban ngày” của Bệnh viện 115 với quy mô 250 giường bệnh, tổng vốn đầu tư 43 tỷ đồng. + Mục tiêu dự án: Nhằm giảm tải áp lực cho việc khám chữa bệnh và điều trị hiện nay, bệnh viện đã Đầu tư khoa khám chữa bệnh – cấp cứu – cận lâm sàn và điều trị ban ngày. Bên cạnh đó, việc nâng cấp và từng bước cải thiện cơ sở điều trị đã xuống cấp trầm trọng là một nhu cầu bức bách không những của bệnh viện mà còn là của chính những người bệnh mong muốn được hưởng điều kiện chữa trị tốt và hiện đại hơn. Năm 1999 UBND TP.HCM đã thông qua chủ trương dự án “ Đầu tư khoa khám chữa bệnh – cấp cứu – cận lâm sàn và điều trị ban ngày” của Bệnh viện 115 với quy mô 250 giường bệnh, tổng vốn đầu tư 43 tỷ đồng. + Khó khăn của dự án: Dự án này gặp thuận lợi khi được ngân sách hỗ trợ 100% lãi vay từ các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, bệnh viện gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai thi công do giá vật liệu tăng và do bệnh viện mất khá nhiều thời gian để xin cấp quản lý duyệt điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Ngoài ra, khi triển khai dự án này, bệnh viện gặp một số khó khăn như: áp lực trả nợ gốc cho các tổ chức tín dụng và giá viện phí theo pháp lệnh về giá của nhà nước và khung giá được UBNDTP phê duyệt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu và kế hoạch trả nợ của bệnh viện. Bảng 6.2 Tình hình huy động vốn của Bệnh viện 115 (ĐVT: Triệu đồng) Huy động vốn Năm tài chính 2006 2007 2008 2009 Ngân sách thành phố 52,844 39,114 68,611 82,834 Nguồn vốn từ Cổ đông và CBVC 7,367 10,099 5,586 - Nguồn vốn vay từ HIFU 44,439 39,716 37,884 29,270 Nguồn vốn vay từ CBVC - - 4,250 1,910 Vay từ quỹ phúc lợi - - 65 11 Tổng cộng 104,650 88,929 116,396 114,025 Nguồn:Quyết toán tài chính của bệnh viện 115 từ năm 2006 -2009 - Huy động vốn từ khu vực tư nhân cho đầu tư trang máy móc thiết bị. 12 Đối với hoạt động huy động vốn của các cá nhân và tổ chức cùng thực hiện cung cấp dịch vụ về y tế, toàn bộ khoản thu từ hoạt động này Bệnh viện đã phản ánh vào nguồn viện phí và các khoản chi được phản ánh vào chi hoạt động thường xuyên từ nguồn viện phí. Bệnh viện chưa xác định các khoản thuế phải nộp từ hoạt động này. Đối với hoạt động huy động vốn của các cá nhân và tổ chức cùng thực hiện cung cấp dịch vụ về y tế, khoản chi thù lao (bồi dưỡng) cho nhân viên trực tiếp chưa được trích theo đúng tỷ lệ quy định cho từng hoạt động; Khi thực hiện chủ trương xã hội hóa bệnh viện đã xây dựng các khu khám dịch vụ và tự xây dựng mức phí cho khu này theo Thông tư số 31/2000/TTLT-BTC-BYT ngày 25/04/2000 về việc hướng dẫn thành lập và cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở khám chữa bệnh bán công để bệnh viện tham khảo đối với mô hình xã hội hóa. Tuy nhiên, mức thu từ hoat động xã hội hóa chưa được UBND thành phố quyết định. Riêng khoản thu tiền giường giá cao, có tính chất dịch vụ số tiền 10.820.566.860 đồng nhưng đơn vị hạch toán vào thu viện phí mà không kê khai thuế theo quy định. - Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng cho đầu tư xây dựng mới khu khám bệnh và mua sắm trang thiết bị: việc đầu tư xây dựng mới các khu khám bệnh và mua máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh là rất khó khăn. Cụ thể với dự án “Đầu tư khoa khám chữa bệnh – cấp cứu – cận lâm sàn và điều trị ban ngày” của Bệnh viện 115 với quy mô 250 giường bệnh, tổng vốn đầu tư 43 tỷ đồng37. + Mục tiêu dự án: Nhằm giảm tải áp lực cho việc khám chữa bệnh và điều trị hiện nay, bệnh viện đã Đầu tư khoa khám chữa bệnh – cấp cứu – cận lâm sàn và điều trị ban ngày. Bên cạnh đó, việc nâng cấp và từng bước cải thiện cơ sở điều trị đã xuống cấp trầm trọng là một nhu cầu bức bách không những của bệnh viện mà còn là của chính những người bệnh mong muốn được hưởng điều kiện chữa trị tốt và hiện đại hơn. Năm 1999 UBND TPHCM đã thông qua chủ trương dự án “ Đầu tư khoa khám chữa bệnh – cấp cứu – cận lâm sàn và điều trị ban ngày” của Bệnh viện 115 với quy mô 250 giường bệnh, tổng vốn đầu tư 43 tỷ đồng. + Khó khăn của dự án: Dự án này gặp thuận lợi khi được ngân sách hỗ trợ 100% lãi vay từ các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, bệnh viện gặp một số khó khăn trong quá 37 Báo cáo thẩm định dự án của Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC). 13 trình triển khai thi công do giá vật liệu tăng và do bệnh viện mất khá nhiều thời gian để xin cấp quản lý duyệt điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Ngoài ra, khi triển khai dự án này, bệnh viện gặp một số khó khăn như: áp lực trả nợ gốc cho các tổ chức tín dụng và giá viện phí theo pháp lệnh về giá của nhà nước và khung giá được UBNDTP phê duyệt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu và kế hoạch trả nợ của bệnh viện. 6.1.4. Kết luận nghiên cứu Bệnh viện 115 - Về tự chủ tài chính: Khi thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định của chính phủ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thì cơ chế hoạt động của bệnh viện đã được cải thiện hơn về dịch vụ khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ được nâng cao. - Huy động vốn: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về cơ sở vật chất của bệnh viện phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, bệnh viện cần rất nhiều vốn để đầu tư mở rộng, nâng cấp, lắp đặt thêm trang thiết bị. Bệnh viện chỉ áp dụng có 02 phương thức huy động vốn gồm huy đông vốn từ cán bộ viên chức và phương thức vay thương mại. Bệnh viện là loại hình dịch vụ công nên rất khó trong việc huy động vốn. Qua than khảo Quyết toán tài chính của Bệnh viện 115 từ năm 2005 -2010, ngoài nguồn thu từ dịch vụ, nguồn để xây dựng, cải tạo bệnh viện là vay từ Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM. - Quản lý tài chính: Tình hình sử dụng bừa bãi tài sản của nhà nước để mưu cầu lợi ích riêng. Sẽ xuất hiện tình trạng bỏ phế các máy móc, thiết bị của nhà nước mà thay vào đó chỉ khai thác các máy móc có đầu tư của khu vực tư nhân. Qua xem xét báo cáo kiểm toán của Bệnh viện 115 thì các khoản nợ phải trả cho các đối tượng góp vốn nhưng không xác định được đối tượng là khoảng 59% tổng nợ phải trả. 7.1. Nghiên cứu thực tế tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 7.1.1. Loại hình hoạt động38 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là đơn vị sự nghiệp có thu, hạch toán độc lập, tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Bệnh viện được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tài chính của bệnh viện theo quy định của pháp luật theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. 38 Tổ chức hoạt động và điểu lệ của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 14 Chế độ kế toán theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính 7.1.2. Khái quát tình hình tài chính39 Nguồn kinh phí hoạt động: do bệnh viện tự chủ tài chính hoàn toàn nên nguồn hoạt động từ các nguồn sau: - Ngân sách nhà nước cấp gồm kinh phí thực hiệc các đề tài, nhiệm vụ khoa học, công nghệ; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng; Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; vốn đầu tư xậy dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp - Doanh thu khám bệnh dịch vụ: chiếm khoảng 59% tổng doanh thu. - Doanh thu nhà thuốc: chiếm khoảng 39% tổng doanh thu. - Doanh thu khác: chiếm khoảng 0.2% tổng doanh thu, bao gồm lãi được chia từ hoạt động liên doanh, liên kết, tiền lãi gửi ngân hàng; doanh thu từ liên doanh với các cá nhân, tổ chức kinh tế khác. 7.1.3. Hoạt động xã hội hóa và huy động vốn Do thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, bệnh viện ĐHYD TP.HCM đã chủ động hơn trong việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội. Dưới đây là 2 hình thức huy động vốn mà Bệnh viện đã áp dụng: - Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân: Thực hiện chủ trương xã hội hóa của thành phố, Bệnh viện ĐHYD TP.HCM đã mạnh dạn huy động các nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế để đầu tư trang máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân. Nghiên cứu một ví dụ điển hình40 về huy động vốn từ các tổ chức kinh tế của bệnh viện, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã ký “hợp đồng hợp tác” với Công ty Cổ phần Thương mại Cổng Vàng để đặt máy chụp huỳnh quang đáy mắt Visucam NM/FA và máy Laser quang đông Visulass 532S và hai bên cùng khai thác dịch vụ khám chữa bệnh do bên Công ty Cổng Vàng đầu tư 100%, trị giá 67.348EUR (tương đương 39 Báo cáo tài chính của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ 2006 – 2010 40 Hợp đồng Hợp tác đã ký kết giữa Bệnh viện ĐHYD TP.HCM và Công ty Cổ phần Thương mại Cổng Vàng 15 67.348EUR * 27.051,71 VND/EUR = 1.821.878.565,08VNĐ). Về tài chính, tất cả các nguồn bệnh nhân phải thực hiện đúng quy chế chuyên môn và đóng viện phí tại P.TCKT của bệnh viện ĐHYD TP.HCM. + Về mức thu, mức thu cho 1 ca theo đề xuất dưới đây được thực hiện trong vòng 24 tháng đầu tiên và có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình thực tế hàng năm do Giám đốc bệnh viện nhưng không thấp hơn mức thu hiện tại: Bảng 7.1 Biểu phí chụp tương ứng với từng loại máy và từng kiểu chụp Loại máy Kiểu chụp Giá tiền Máy Visucam NM/FA Chụp FA/1 ca 600.000 đồng Chụp màu/1 ca 300.000 đồng Laser quang đông Visulass 532S Xử lý Laser lần 1 1.000.000 đồng Xử lý Laser tới 3 lần 2.000.000 đồng Xử lý Laser tới 4 lần 2.500.000 đồng Bảng 7.2 Bảng chi phí hoạt động cho nhân viên Khoản mục Giá tiền Chi phí bác sĩ trực tiếp thực hiện chụp màu 60.000 đồng Chi phí bác sĩ trực tiếp thực hiện chụp FA 100.000 đồng Chi phí bác sĩ trực tiếp thực hiện chụp Laser 100.000 đồng Chi phí y tá hỗ trợ thực hiện chụp màu 10.000 đồng Chi phí y tá hỗ trợ thực hiện chụp Laser 10.000 đồng + Về chi phí bảo hành và bảo hiểm cháy nổ, bên Công ty Cổng Vàng chịu 16 + Về tỷ lệ phân chia:  Đối với Máy Visucam NM/FA: Bệnh viện chiếm 40% tổng số thu tiền, bên Công ty Cổng vàng hưởng 60% tổng số tiền thu.  Đối với máy Laser quang đông Visulass 532S: Bệnh viện chiếm 35% tổng số thu tiền, bên Công ty Cổng vàng hưởng 65% tổng số tiền thu. Tuy nhiên, khi phân tích Báo cáo tài chính (2004-2010) của Bệnh viện thì không thấy chi tiết doanh thu từng hợp đồng đặt máy để có cơ sở theo dõi tỷ lệ phân chia cho phù hợp. Từ đó dẫn đến sai sót trong khâu thanh toán với các Công ty cung cáp dịch vụ. Ngoài ra, các rủi ro có thể xảy ra như: nhóm đối tượng thu phí của bệnh nhân nhưng không có hạch toán vào doanh thu của bệnh viện; giá dịch vụ cao ảnh hưởng đến nhu cầu của bệnh nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn,.. - Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng: Thực tế, Ngân sách thành phố cũng rất hạn hẹp, trong khi nhu cầu đầu tư của các bệnh viện là rất cần thiết. Do đó, các bệnh viện phải tìm cách huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp bệnh viện. Nghiên cứu ví dụ đầu tư xậy dựng, mở rộng và nâng cấp Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM. + Mục tiêu của dự án: Xây dựng, mở rộng bệnh viện đại học Y Dược với quy mô 600 giường bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; phục vụ công tác đào tạo đại học và trên đại học; chỉ đạo kỹ thuật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới; nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học và quan hệ hợp tác quốc tế, chuyển gia công nghệ trong lĩnh vực đào tạo y học. + Tổng mức đầu tư của dự án là 599,61 tỷ đồng. + Tài chính dự án: Nguồn vốn đầu tư của dự án được cơ cấu như sau: 17 Bảng 7.3 Nguồn vốn đầu tư của dự án STT Nguồn vốn Phương án tài chính Số tiền (1.000 đồng) Cơ cấu (%) 1 Vốn tự có 149.612.000 25,00 2 Vốn vay từ VDB 100.000.000 16,70 3 Vốn vay từ HIFU 350.000.000 58,40 TỔNG CỘNG 599.612.000 100,00 Nguồn: Báo cáo thẩm định của HIFU Mức vốn vay tại VDB với lãi suất 5,4%/năm và tại HIFU là 11%/năm. Bệnh viện chỉ được Ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất trên số vốn vay là 50 tỷ đồng. Với tổng mức đầu tư cao và thường xuyên nâng cấp bệnh viện thì lợi nhuận sau thuế thu nhập không đủ để bù đắp, mà phải đi huy động từ các nguồn vốn khác. Việc đi vay vốn, bệnh viện sẽ chịu gánh nặng về chi phí lãi vay mặc dù Ngân sách chỉ có hỗ trợ lãi vay nhưng không đáng kể. Bảng 7.4 Lợi nhuận của bệnh viện Đại học Y Dược từ năm 2002 – 2010. (Đơn vị tính: tỷ đồng) Năm LN sau thuế Tăng/Giảm Tăng/ Giảm (%) 2002 11.913 2003 20.210 8.297 69.65 2004 19.382 (828) (4.097) 2005 31.262 11.880 61.29 18 2006 48.813 17.551 56.14 2007 38.250 (10.563) (21.64) 2008 72.763 34.513 90.23 2009 99.276 26.513 36.44 2010 125.327 26.051 26.24 Nguồn: Cáo cáo tài chính năm 2002- 2010 của Bệnh viện Đại học Y Dược Với ngân sách hạn hẹp, nhà nước khó có thể bơm vốn đồng thời cho các bệnh viện. Khu vực nhà nước hỗ trợ vốn cho các bệnh viện công một cách nhỏ giọt không đủ để các bệnh viện đầu tư trang thiết bị kịp thời làm ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh của bệnh viện. Do thiếu vốn nên dự án thường bị kéo dài làm gia tăng chi phí cho việc đầu tư, xây dựng bệnh viện. 7.1.3. Kết luận nghiên cứu bệnh viện ĐHYD TP.HCM - Về tự chủ tài chính: khi thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định của chính phủ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thì cơ chế hoạt động của bệnh viện đã thông thoáng hơn. - Huy động vốn: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về cơ sở vật chất của bệnh viện phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, bệnh viện cần rất nhiều vốn để đầu tư mở rộng, nâng cấp, lắp đặt thêm trang thiết bị. Bệnh viện chỉ áp dụng có 02 phương thức huy động vốn gồm ký các hợp đồng lắp đặt máy móc, thiết bị với các công ty tư nhân và phương thức vay thương mại. Bệnh viện là loại hình dịch vụ công nên rất khó trong việc huy động vốn. Ví dụ: trong giai đoạn 2008 – 2009, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM đã từ chối cho Bệnh viện ĐHYD TP.HCM vay để đầu tư dự án “Xây dựng, mở rộng bệnh viện đại học Y Dược với quy mô 600 giường bệnh” với hạn mức 175 tỷ đồng. Vì đây là dự án hợp vốn với HFIC nên HFIC đành phải gánh thêm 175 tỷ đồng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM để 19 cho Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vay với tồng số tiền là 350 tỷ đồng. - Quản lý tài chính: Công tác quản lý, ghi nhận doanh thu của các hợp đồng lắp đặt trang thiết bị giữa Bệnh viện và các nhà cung cấp tư nhân. Nếu quản lý không chặt chẽ hình thức đặt máy trong bệnh viện sẽ suất hiện tình trạng tiêu cực. Tình hình sử dụng bừa bãi tài sản của nhà nước để mưu cầu lợi ích riêng. Sẽ xuất hiện tình trạng bỏ phế các máy móc, thiết bị của nhà nước mà thay vào đó chỉ khai thác các máy móc có đầu tư của khu vực tư nhân. 20 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA 1. Đầu tư cho bệnh viện có thật sự cần thiết không?  Rất cần thiết  Bình thường  Chưa cần thiết 2. Theo Anh/Chị, tình hình ở các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố hiện nay như thế nào?  Quá tải  Bình thường  Vắng bệnh nhân 3. Giá viện phí tại các bệnh viện công lập hiện tại như thế nào?  Rất cao  Cao  Bình thường  Thấp  Rất thấp 4. Cách phục vụ của đội ngũ y bác sĩ ở các bệnh viện công lập?  Rất nhiệt tình  Nhiệt tình  Bình thường  Ít quan tâm đến bệnh nhân  Không quan tâm 5. Theo Anh/Chị, cơ sở vật chất của các cơ sở công lập hiện nay như thế nào?  Tốt  Bình thường  Cũ kỹ, cần nâng cấp, cải tạo HỌ &TÊN: ……………………………………………… ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: ……………………………………… 21 6. Có nên tập trung đầu tư vào các hình thức bệnh viện khác (bệnh viện tư nhân, bán công…) không?  Rất cần  Bình thường  Hạn chế 7. Theo Anh/Chị, bệnh viện công nên thay đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của bệnh nhân?  Xây thêm nhiều bệnh viện  Cải tạo bệnh viện cũ  Đầu tư, mua sắm trang thiết bị mới  Nâng cao trình độ đội ngũ y bác sỹ 8. Theo Anh/Chị, bệnh viện tư nhân có đáng tin cậy để làm một ca phẩu thuật tại đó?  Không tin cậy  Đáng tin cậy  Bình thường như bệnh viện công 9. Theo Anh/Chị, giá viện phí tại các bệnh viện tư như thế nào?  Rất cao  Cao  Bình thường  Thấp 10. Thái độ phục vụ của bác sĩ ở các bệnh viện tư thì như thế nào?  Vui vẻ, nhiệt tình  Bình thường  Lơ là, không thân thiện 11. Theo Anh/Chị, trang thiết bị tại các bệnh viện tư như thế nào?  Rất tốt  Tốt  Bình thường  Yếu kém  Không biết 12. Người ta nói rằng, bệnh viện tư tốt hơn bệnh viện công về mặt quản lý chất 22 lượng dịch vụ, thủ tục nhanh chóng, cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị, máy móc.  Đồng ý  Không đồng ý  Ý kiến Khác:……………………………………………………………… 13. Theo Anh/Chị, ngân sách thành phố có đủ lớn để cải nâng cấp, đầu tư mới bệnh viện có quy mô lớn không?  Đủ lớn  Không đủ lớn, vì còn đầu tư vào các lĩnh vực khác  Nên phối hợp với tư nhân để đầu tư bệnh viện có quy mô lớn, vì khu vực tư nhân có nguồn vốn dồi dào hơn.  Không biết  Ý kiến khác: ……………………………………………………………… 14. Theo Anh/Chị, nhà nước có nên tiếp tục trợ cấp cho người nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không?  Nên tiếp tục  Nên mở rộng đối tượng được hỗ trợ và tăng thêm dịch vụ hỗ trợ  Không nên 15. Theo Anh/Chị, mô hình bệnh viện mà trong đó nhà nước và tư nhân cùng nhau xây dựng và vận hành thì như thế nào?  Rất tốt vì hai bên sẽ hỗ trợ qua lại và học hỏi kinh nghiệm của nhau.  Không tốt, nên để tư nhân đầu tư  Không tốt, chỉ để nhà nước đầu tư.  Ý kiến khác: ……………………………………………………………… 16. Mở rộng hệ thống bệnh viện nói chung, nhà nước cần chú trọng đến vấn đề gì?  Hoàn thiện các cơ chế, chính sách để quản lý và phát triển đúng hướng  Trước mắt nên chú trọng số lượng để giải quyết tình trạng quá tải hiện nay  Nên tập trung vào chất lượng, hạn chế số lượng để dễ dàng quản lý  Nên chú trọng cả về số lượng và chất lượng 17. Nhà nước cần làm gì để giải quyết bài toán vốn và nhân lực cho ngành y tế?  Kêu gọi đầu tư của nước ngoài  Kêu gọi đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong nước 23  Kêu gọi, ưu đãi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào y tế  Chỉ sử dụng nguồn vốn của Nhà nước 18. Nhà nước có nên hỗ trợ giá thuốc và viện phí cho người nghèo và gia đình chính sách ?  Rất cần  Không cần thiết 19. Anh/Chị có biết về mô hình hợp tác công tư (PPP) chưa?  Đã biết  Chưa biết 20. Hiện nay, tại TP.HCM đã có một số dự án hạ tầng đã ứng dụng mô hình PPP. Theo Anh/Chị mô hình PPP có thể được thực hiện thí điểm trong lĩnh vực bệnh viện không?  Có thể thực hiện được  Không thể thực hiện được 21. Một số chuyên gia cho rằng, mô hình PPP có một số ưu điểm sau: - Huy động được nguồn vốn lớn từ khu vực tư nhân. - Giúp khu vực nhà nước và tư nhân có cơ hội trao đổi kinh nghiệm - Giảm thiểu rủi ro cho khu vực nhà nước và tư nhân - Giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước - Chất lượng dịch vụ được cải thiện,….v...v...v… Theo Anh/Chị, Anh/Chị có ủng hộ ý kiến trên không?  Ủng hộ  Không ủng hộ  Ý kiến thêm:……………………………………………… …………………………………………………………… 24 DANH SÁCH CHUYÊN GIA Họ và Tên Chức vụ Nơi công tác Điện thoại Nguyễn Thành Tài Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM 0903.808.849 Trương Thị Minh Hương Phó Văn phòng UBND TP.HCM 0903.733.281 Đặng Thị Minh Thắm Q. Trưởng Phòng Đầu tư UBND TP.HCM 0903.938.572 Ngô Kim Liên Phó Văn phòng UBND TP.HCM 0903.339.234 Hoàng Đình Thắng Trưởng Phòng Kế hoạch và Xúc tiến đầu tư HFIC 0903.868.883 Nguyễn Thanh Tuân Phó Phòng TCKT, Thành viên Ban Quản lý dự án HDP - BTC HFIC 0903.332.430 Nguyễn Thanh Liêm Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban Quản lý dự án HDP - BTC HFIC 0903.825.817 Nguyễn Thiềng Đức Phó Chủ tịch HĐTV, Nguyên là Phó Viện trưởng Viện kinh tế TP.HCM HFIC 0985.418.941 25 Đặng Ngọc Thanh Phó Tổng Giám Đốc, Nguyên là Phó Tổng Giám đốc Bảo Việt Holdings HFIC 0904.061.010 Nguyễn Đình Thọ Trưởng phòng Đầu tư, Thạc sĩ kinh tế HFIC 0913.855.532 Nguyễn Thị Quỳnh Mai Phó Phòng Đầu tư, Thạc sĩ CT300, CFA, Anh Quốc HFIC 0939.222.545 Lê Thị Tâm Tâm Phó Phòng Tín Dụng, Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM HFIC 0938.271.240 Nguyễn Thùy Anh Chuyên Viên Đầu tư, Thạc sĩ CT 300, Anh Quốc HFIC 0948.888.095 Phạm Thị Kim Lệ Chủ tịch Hội Kế toán thành phố, Nguyên là Phó Giám đốc Sở tài chính TP.HCM 0903.708.630 Vũ Quang Lãm Trưởng Phòng ngân sách, Thạc sĩ Kinh tế, ĐHKT TP.HCM Sở Tài chính TP.HCM 0913.725.686 26 Đỗ Anh Tuấn Phó Trưởng Phòng Lao Động Văn xã Sở KH&ĐT TP.HCM 0903.317.777 Trần Phương Thảo Chuyên viên Phòng lao động Văn xã Sở KH&ĐT TP.HCM 0908.282.069 Nguyễn Thế Minh Trưởng Phòng Lao động Văn Xã Sở KH&ĐT TP.HCM 0933.268.899 Trần Bửu Long Phó giám đốc, Thạc sĩ kinh tế Quỹ Bảo Lãnh tín dụng TP.HCM 0908.332.106 Nguyễn Trường Kỳ Giảng viên/Bác sĩ Đại học Y Dược TP.HCM 0933.999.885 Võ Thành Nghĩa Giảng viên/Bác sĩ Đại học Y Dược TP.HCM 0907.785.479 Lê Nguyễn Yên Bác sĩ Bệnh Viện Nhi đồng 1 TP.HCM 0908.824.867 Lê Trần Nguyễn Bác sĩ Bệnh viện Điều dưỡng Quận 8 TP.HCM 0933.929.192 Hồ Trọng Trí Ủy viên HĐTV FOSCO 0983.131.111 27 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUYÊN GIA Câu hỏi Mức độ Tỷ lệ % Câu 1: Đầu tư cho bệnh viện có thật sự cần thiết không? Rất cần thiết 100 Bình thường 0 Chưa cần thiết 0 Câu 2: Tình trạng tại các bệnh việc công lập trên địa bàn TP.HCM Quá tải 95 Bình thường 0 Vắng bệnh nhân 0 Câu 3: Giá viện phí tại các bệnh viện công lập hiện tại. Rất cao 0 Cao 34 Bình thường 37 Thấp 29 Rất thấp 0 Câu 4: Cách phục vụ của đội ngũ y bác sĩ ở các bệnh viện công lập. Rất nhiệt tình 0 Nhiệt tình 13 Bình thường 62 Ít quan tâm đến bệnh nhân 25 Không quan tâm 0 Câu 5: Cở sở vật chất của các cơ sở y tế công lập hiện nay Tốt 13 Bình thường 29 Cũ kỹ, cần nâng cấp, cải tạo 58 Câu 6: Có nên tập trung đầu tư vào các hình thức bệnh viện khác (tư nhân, bán công Rất cần 75 Bình thường 4 Hạn chế 21 28 Câu hỏi Mức độ Tỷ lệ % Câu 7: Bệnh viện công thay đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của bệnh nhân Xây thêm nhiều bệnh viện 29 Cải tạo bệnh viện cũ 25 Đầu tư, mua sắm trang thiết bị mới 21 Nâng cao trình đô đội ngũ, y bác sĩ 25 Câu 8: Bệnh viện tư nhân có đáng tin cậy để làm 01 ca phẩu thuật không? Không tin cậy 13 Đáng tin cậy 13 Bình thường như bệnh viện công 74 Câu 9: Giá viện phí tại các bệnh viện tư Rất cao 34 Cao 58 Bình thường 8 Thấp 0 Câu 10: Thái độ phục vụ của bác sĩ ở các bệnh viện tư Vui vẻ, nhiệt tình 96 Bình thường 4 Lơ là, không thân thiện 0 Câu 11: Trang thiết bị tại các bệnh viện tư nhân Rất tốt 4 Tốt 75 Bình thường 21 Yếu kém 0 Không biết 0 29 Câu hỏi Mức độ Tỷ lệ % Câu 12: Bệnh viện tư tốt hơn bệnh viện công về mặt quản lý chất lượng dịch vụ, thủ tục nhanh chóng, cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị máy móc Đồng ý 88 Không đồng ý 4 Ý kiến khác 8 Câu 13. Ngân sách thành phố có đủ lớn để nâng cấp, đầu tư mới bệnh viện có quy mô lớn không Đủ lớn 4 Không đủ lớn, vì còn đầu tư vào các lĩnh vực khác 42 Nên Phối hợp với tư nhân để đầu tư bệnh viện có quy mô lớn, vì khu vực tư nhân có nguốn vốn dồi dào 46 Không biết 0 Ý kiến khác 8 Câu 14. Nhà nước có nên tiếp tục trợ cấp cho người nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nên tiếp tục 71 Nên mở rộng đối tượng được hỗ trợ và tăng thêm dịch vụ hỗ trợ 29 Không nên 0 Câu 15. Mô hình bệnh viện mà trong đó nhà nước và tư nhân cùng nhau xây dựng và vận hành thì như thế nào? Rất tốt vì hai bên sẽ hỗ trợ qua lại và học hỏi kinh nghiệm của nhau 83 Không tốt, để tư nhân đầu tư 4 Không tốt để nhà nước đầu tư 0 Ý kiến khác 13 30 Câu hỏi Mức độ Tỷ lệ % Câu 16. Mở rộng hệ thống bệnh viện nói chung, nhà nước cần chú trọng đế vấn đề gì? Hoàn thiện các cơ chế, chính sách để quản lý và phát triển đúng hướng 79 Nên chú trọng số lượng để giải quyết tình trạng quá tải hiện nay. 4 Nên tập trung vào chất lượng, hạn cế số lượng 0 Nên chú trọng cả về số lượng lẫn chất lượng 17 Câu 17. Nhà nước cần làm gì để giải quyết bài toán vốn và nhân lực cho ngành y tế Kêu gọi đầu tư của nước ngoài 0 Kêu gọi đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong nước 25 Kêu gọi, ưu đãi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước 75 Chỉ sử dụng vốn của nhà nước 0 Câu 18. Nhà nước có nên hỗ trợ giá thuốc và viện phí cho người nghèo và gia đình chính sách. Rất cần 100 Không cần thiết 0 31 Câu hỏi Mức độ Tỷ lệ % Câu 19. Anh/ Chị có biết về mô hình hợp tác công – tư chưa? Đã biết 92 Chưa biết 8 Câu 20. Hiện nay, TP.HCM đã có một số dự án hạ tầng đã ứng dụng Mô hình hợp tác công – tư. Theo Anh/Chị mô hình này có thể được thực hiện thí điểm trong lĩnh vực bệnh viện không? Có thể thực hiện được 96 Không thể thực hiện được 4 Câu 21. Một số chuyên gia cho rằng, mô hình Hợp tác công – tư có một số ưu điểm sau: - Huy động được nguồn vốn lớn từ khu vực tư nhân. - Giúp khu vực nhà nước và tư nhân có cơ hội trao đổi kinh nghiệm - Giảm thiểu rủi ro cho khu vực nhà nước và tư nhân. - Giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. - Chất lượng dịch vụ được cải thiện Anh/Chị có ủng hộ ý kiến trên không? Ủng hộ 100 Không ủng hộ 0 Ý kiến thêm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhop_tac_cong_tu_trong_linh_vuc_y_te_nghien_cuu_truong_hop_tp._ho_chi_minh.pdf
Tài liệu liên quan