MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề: 6
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: 15
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng: 38
2.2. Thực trạng hứng thú hoạc tập của sinh viên năm nhất: 42
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm nhất: 64
2.4. Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập của sinh viên năm nhất trường đại học Văn Hiến: 70
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN : 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO : 83
CÁC PHỤ LỤC : 86
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3597 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học Văn Hiến thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập do những yếu tố này chưa được đảm bảo (44.8% chưa hứng thú vì
phương pháp giảng dạy chưa hay). Vì vậy, giảng viên cần chú trọng hơn nữa
trong việc đổi mới và áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp để mỗi bài
học, môn học thật sự hứng thú và có tác động tích cực đối với sinh viên. Bên
cạnh đó, thái độ vui vẻ và sự đánh giá công bằng với sinh viên cũng cần được
giảng viên quan tâm hơn để tạo ra một môi trường học tập thật sự hứng thú
cho sinh viên.
Ngoài ra, các yếu tố khách quan khác như “sách, giáo trình, tài liệu
tham khảo ở thư viện chưa nhiều”, “trang thiết bị dạy học, phòng thực hành,
thí nghiệm còn thiếu” ảnh hưởng tiêu cực đến hứng thú học tập của sinh viên
với tỉ lệ khá lớn là 60%, 45.1%. Nguồn tài liệu, giáo trình tham khảo không
phong phú làm cho sinh viên khó có điều kiện nghiên cứu, đào sâu kiến thức
của bài học, môn học và chuyên ngành học của bản thân. Điều này cũng làm
giảm tính tích cực, sự nhiệt tình của sinh viên đối với các môn học cũng như
hoạt động học tập. Bên cạnh đó, “trang thiết bị dạy học, phòng thực hành, thí
nghiệm còn thiếu” (45.1%) cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến hứng thú học tập
của sinh viên. Sinh viên khó có thể vận dụng những kiến thức đã học qua thực
tế tại phòng thực hành, thí nghiệm. Điều này cũng làm giảm khả năng kết hợp
67
lý thuyết với thực hành để kích thích sinh viên đi sâu nghiên cứu tri thức của
bài học, môn học, ngành học. Do đó, nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất để
đảm bảo hoạt động dạy – học, góp phần kích thích hứng thú học tập của sinh
viên.
- Các yếu tố chủ quan:
Trong các yếu tố chủ quan chỉ có một yếu tố ảnh hưởng tích cực đến
hứng thú học tập của sinh viên là “bản thân tích cực, tự giác với hoạt động
học tập” (tỉ lệ lựa chọn của sinh viên là 48.3%). Đây là một yếu tố quan trọng
để hoạt động học tập ở đại học có kết quả tốt, vì học tập ở môi trường mới
này đòi hỏi sự tích cực, tự giác và chủ động của sinh viên trong học tập, lĩnh
hội tri thức và phát triển toàn diện. Do đó, để nâng cao kết quả học tập, có hứng
thú với các môn học thì người học phải tự giác tìm hiểu, hoàn thành nhiệm vụ
người giảng viên giao, từ đó khơi dậy niềm say mê với các bộ môn khoa học.
Mặt khác, mỗi sinh viên phải ý thức được vai trò của mình trong việc học tập,
cần tích cực học tập mọi lúc mọi nơi, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn,... hơn
nữa vì vẫn còn 37.5% sinh viên bị ảnh hưởng tiêu cực do “bản thân chưa tích
cực, tự giác với hoạt động học tập”.
Ngoài ra, có thể kể đến các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tiêu cực đến
hứng thú học tập của một tỉ lệ lớn sinh viên như: “ít hiểu biết về ngành nghề
mình đang theo học”, “chưa hiểu vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ
môn trong chương trình học”, “bản thân chưa có phương pháp học tập hợp
lý”, “chưa thích ứng với phương thức tổ chức học tập ở đại học”.
Yếu tố có lựa chọn cao nhất làm cho sinh viên chưa hứng thú với hoạt
động học tập nghề nghiệp là “ít hiểu biết về ngành nghề mình đang theo học”
(chiếm 71.1%). Chính điều này sẽ làm cho sinh viên khó tiếp thu, lĩnh hội và
đi sâu tìm hiểu, khám phá tri thức của một ngành khoa học cụ thể.
68
Yếu tố thứ hai làm giảm hứng thú học tập của sinh viên là “chưa hiểu
vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn trong chương trình học” (chiếm
64.8%). Điều này cho thấy ngoài việc bản thân sinh viên năm thứ nhất phải
nỗ lực để hiểu rõ về ngành nghề, các môn học trong chương trình đào tạo thì
thầy, cô trong quá trình giảng dạy phải làm cho sinh viên hiểu vị trí, tầm quan
trọng của môn học mình phụ trách, đồng thời vận dụng kiến thức của môn
học vào chính thực tế ngành nghề sinh viên đang theo học. Nhưng với cách bố
trí một số môn học đại cương của sinh viên năm thứ nhất là thường ghép
nhiều lớp ở các khoa khác nhau vào học chung sẽ gây khó khăn rất nhiều cho
giảng viên trong quá trình giảng dạy cũng như vận dụng kiến thức của môn
học vào từng ngành nghề cụ thể. Từ đó, sinh viên khó có thể hiểu được ý
nghĩa của các môn học trong chương trình đào tạo và sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến hứng thú học tập bộ môn của chính họ. Và đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho thái độ học tập của sinh viên ở mức “chỉ thích thú, say
mê một số môn học” như đã khảo sát ở phần thực trạng về hứng thú học tập.
Yếu tố được đánh giá cao thứ ba là “chưa có phương pháp học tập hợp
lý” (chiếm 61.9%). Điều này cho thấy có đến 61.9% sinh viên năm thứ nhất
chưa có được phương pháp học tập hợp lý, dẫn đến việc học tập chưa mang
lại hiệu quả cao.
Chính sự ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố “chưa có phương pháp học tập
hợp lý” và “bản thân chưa thích ứng với phương thức tổ chức học tập ở đại
học” đã làm cho hành vi học tập ngoài lớp của sinh viên chưa thực sự tích
cực, chủ động như đã khảo sát ở phần trước.
Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm
thứ nhất vừa phân tích trên thì yếu tố “ít hiểu biết về ngành nghề mình đang
theo học” có tỉ lệ lựa chọn cao nhất (chiếm 71.1%). Đây cũng là yếu tố cơ bản
69
nhất làm cho hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất chưa cao như kết
quả khảo sát ở phần trước.
Từ những số liệu và phân tích ở trên cũng đã chứng minh cho giả
thuyết của đề tài là “có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh
viên năm thứ nhất trường Đại học Văn Hiến, nhưng yếu tố cơ bản nhất làm
cho hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất chưa cao là do ít hiểu biết về
ngành nghề bản thân đang theo học”.
Tiểu kết
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên: cả
những yếu tố ảnh hưởng tích cực và những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực. Trong
đó, những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tích cực đến hứng thú học tập của sinh
viên cần được nhà trường, giảng viên và bản thân sinh viên chú trọng để phát
huy hơn nữa như: thái độ vui vẻ, cởi mở, sự đánh giá công bằng của giảng
viên; phương pháp giảng dạy hay và sự tích cực, tự giác học tập của sinh viên.
Bên cạnh đó, cũng cần khắc phục những yếu tố làm cho sinh viên chưa hứng
thú học tập như: ít hiểu về ngành nghề và về ý nghĩa của các bộ môn trong
chương trình đang theo học; chưa có phương pháp học tập tốt ở đại học; trang
thiết bị dạy học; sách, giáo trình, tài liệu. Để làm được điều này, ngoài nỗ lực
của bản thân sinh viên thì sự phối hợp, hướng dẫn, tạo điều kiện của nhà
trường, của các giảng viên cũng như đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động
dạy – học có vai trò vô cùng quan trọng.
2.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO
SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
2.4.1. Thực trạng biện pháp nâng cao hứng thú học tập của sinh viên
năm thứ nhất
Sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn Hiến đã sử dụng các biện
pháp khác nhau để nâng cao hứng thú học tập nghề nghiệp tương lai (theo câu
70
hỏi 7 phụ lục 2) . Trong đó ba biện pháp được sinh viên sử dụng với tỉ lệ rất
cao là: học hỏi kinh nghiệm học tập từ các anh chị khóa trước, học nhóm với
bạn bè và tích cực tìm hiểu nhiều hơn về ngành nghề mình đang theo học.
Bảng 2.15: Các biện pháp nâng cao hứng thú học tập của sinh viên
năm thứ nhất
STT Biện pháp Tần
số
Tỉ lệ
%
Xếp
hạng
1 Tích cực tìm hiểu nhiều hơn về ngành nghề
mình đang theo học
186 59 3
2 Học hỏi kinh nghiệm học tập từ các anh chị
khóa trước
219 69.5 1
3 Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các thầy, cô giáo để
có thể học tập hiệu quả
125 39.7 4
4 Học nhóm với bạn bè 207 65.7 2
5 Tham gia các câu lạc bộ học thuật 91 28.9 5
6 Tham gia nghiên cứu khoa học 33 10.5 6
Qua số liệu ở bảng 2.15 thì “học hỏi kinh nghiệm học tập từ các anh chị
khóa trước” là biện pháp được sinh viên năm thứ nhất sử dụng nhiều nhất
(69.5%) để nâng cao hứng thú học tập. Với sinh viên năm thứ nhất còn khá bỡ
ngỡ với môi trường, phương pháp, cách thức học tập ở đại học thì chính
những người đi trước – đàn anh, đàn chị - là nơi có thể học hỏi kinh nghiệm
học tập tốt và hiệu quả nhất. Chính việc học hỏi kinh nghiệm học tập này giúp
ích rất nhiều cho sinh viên năm thứ nhất vượt qua những khó khăn ban đầu,
nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập mới và hứng thú với hoạt
động học tập. Thông qua phỏng vấn sâu, sinh viên đánh giá khá cao biện pháp
này “Sinh viên năm thứ nhất khoa Tâm lý tụi em được chính các anh chị khóa
trước “đón” trong buổi họp mặt tân sinh viên đầu năm khá ấn tượng. Các anh
71
chị đã tạo cho chúng em sự gần gũi, thân thiện trong môi trường mới. Sau đó,
giữa các lớp trong khoa còn có buổi họp mặt, trao đổi kinh nghiệm học tập,
cũng như những trăn trở về ngành nghề mình đang theo học. Qua đó, em cũng
cảm thấy yêu thích và hứng thú hơn trong việc học tập ngành nghề mình đã
chọn”.
Biện pháp thứ hai cũng được sinh viên sử dụng nhiều là “học nhóm với
bạn bè” (chiếm 65.7%). Chính việc học tập với bạn bè sẽ giúp sinh viên năm
thứ nhất dễ dàng trao đổi những vấn đề trong bài học, ngành học mà không
ngại ngùng, đặc biệt khi trong nhóm có những bạn khá, giỏi sẽ giúp cho các
bạn học yếu hơn nắm được kiến thức cũng như nội dung học tập, nâng cao
hứng thú với việc học tập và lĩnh hội tri thức sâu hơn, tích cực hơn với việc
học tập.
Biện pháp tiếp theo được sinh viên lựa chọn cao là “tích cực tìm hiểu
nhiều hơn về ngành nghề mình đang theo học” (chiếm 59%). Khi sinh viên
hiểu rõ về ngành nghề mình đang theo học cả những yêu cầu về đặc điểm tâm
lý, phẩm chất cũng như cơ hội việc làm, nơi hành nghề,… sẽ giúp bản thân họ
yêu thích ngành nghề mình đang theo học đồng thời là động lực thúc đẩy họ
hứng thú với việc học tập ngành nghề trong tương lai.
Nhìn chung, sinh viên năm thứ nhất đã có những biện pháp tích cực
nhằm nâng cao hứng thú trong hoạt động học tập. Tỷ lệ cao sinh viên sử dụng
biện pháp tương tác với bạn bè (65.7 %) và các anh chị khóa trước (69.5%);
59 % sinh viên “tích cực tìm hiểu nhiều hơn về ngành nghề mình đang theo
học” (xem hàng 1, bảng 2.15). Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên sử dụng biện pháp
tương tác với thầy cô (39.7%) hay tham gia các câu lạc bộ học thuật (28.9%),
tham gia nghiên cứu khoa học (10.5%) là chưa cao.
Khi so sánh các biện pháp nâng cao hứng thú học tập của sinh viên năm
thứ nhất theo các tiêu chí giới tính, ngành học, vùng miền, kết quả học tập
72
bằng kiểm nghiệm Chi – square thấy không có sự khác biệt. Điều đó cho thấy,
giữa nhóm sinh viên nam và nữ; tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh; sinh viên
ngành xã hội, du lịch và kinh tế; sinh viên có kết quả học tập khác nhau không
ảnh hưởng đến cách sử dụng những biện pháp để nâng cao hứng thú trong học
tập, ngoại trừ biện pháp cụ thể ở bảng 2.16 sau:
Bảng 2.16: So sánh biện pháp nâng cao hứng thú học tập giữa các ngành học
Tỉ lệ lựa chọn Biện pháp Tiêu chí so sánh
f %
Mức ý
nghĩa
Xã hội 20 19.2
Du lịch 6 5.8
Tham gia nghiên cứu khoa
học
Ngành
học Kinh tế 7 6.5
0.002
Ở biện pháp “tham gia nghiên cứu khoa học” có sự khác biệt tỉ lệ lựa
chọn giữa sinh viên thuộc ngành xã hội (19.2%) và sinh viên các ngành còn
lại. Điều này cho thấy sinh viên thuộc ngành xã hội tích cực hơn trong việc
tham gia nghiên cứu khoa học. Qua trao đổi, sinh viên Phan V.P (khoa tâm lý)
cho rằng “Ở năm thứ nhất, em chưa được học nhiều các môn chuyên ngành
nhưng em cũng tham gia viết bài cho nội san dạy và học của khoa. Đó là một
cách nghiên cứu khoa học thiết thực giúp cho em biết cách trình bày vấn đề
một cách rõ ràng, súc tích và biết sâu về kiến thức hơn qua việc tìm tòi, tham
khảo tài liệu”.
2.4.2. Một số đề xuất về các biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho
sinh viên năm thứ nhất
Bên cạnh việc cho ý kiến về các biện pháp để tự nâng cao hứng thú học
tập của sinh viên năm thứ nhất, việc tìm hiểu thêm những ý kiến của sinh viên
về các biện pháp (dựa vào câu hỏi 6 phụ lục 2) để nhà trường, giảng viên có
thể nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên năm thứ nhất là rất quan trọng.
73
Bảng 2.17: Ý kiến đề xuất của sinh viên về các biện pháp nâng cao
hứng thú học tập
STT Biện pháp Tần
số
Tỉ lệ
%
Xếp
hạng
1 Tổ chức hội thảo về phương pháp học tập đại
học
134 42.5 6
2 Có những buổi nói chuyện chuyên đề để sinh
viên hiểu rõ về ngành nghề mình đang theo
học
257 81.6 1
3 Thư viện có phong phú các giáo trình, tài liệu
tham khảo cho sinh viên
187 59.4 5
4 Có đầy đủ phòng thực hành, các trang thiết bị
để sử dụng cho việc giảng dạy và học tập
196 62.2 3
5 Giảng viên giảng dạy cuốn hút, tạo cho sinh
viên sự chủ động, tích cực trong quá trình
học tập
243 77.1 2
6 Tăng cường thực hành, đi thực tế để ứng
dụng lý thuyết đã học
192 61 4
Kết quả bảng 2.17 cho thấy trong sáu biện pháp nêu ra, có ba
biện pháp được sinh viên đề xuất nhiều nhất đó là:
- Có những buổi nói chuyện chuyên đề để sinh viên hiểu rõ về ngành
nghề mình đang theo học (81.6%)
- Giảng viên giảng dạy hay, tạo cho sinh viên sự chủ động, tích cực
(77.1%).
- Có đầy đủ phòng thực hành, các trang thiết bị để sử dụng cho việc
giảng dạy và học tập (62.2%).
74
Ba biện pháp trên cần được nhà trường và giảng viên chú trọng để sinh
viên năm thứ nhất hứng thú với hoạt động học tập và hoạt động học tập ở
trường đại học thật sự là nơi đào tạo ra những chuyên gia trong các lĩnh vực
khoa học cụ thể. Biện pháp “nói chuyện chuyên đề để sinh viên hiểu rõ ngành
nghề mình đang theo học” có tỉ lệ lựa chọn cao nhất (81.6%) trong ba biện
pháp được đề xuất nhiều là một kết quả hoàn toàn phù hợp với thực trạng
hứng thú học tập của sinh viên chưa cao là “do ít hiểu biết về ngành nghề
mình đang theo học”. Việc thực hiện biện pháp “nói chuyện chuyên đề để
sinh viên hiểu rõ về ngành nghề mình đang theo học” có thể phối hợp với
những chuyên gia đang hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề mà trường
đang đào tạo để nội dung và hình thức thật sự sinh động, hấp dẫn và thiết
thực. Qua đó, sinh viên sẽ hình dung được mô hình, hình ảnh, công việc
tương lai của chính bản thân mình.
Ngoài ra, các biện pháp để nâng cao hứng thú học tập như “tổ chức hội
thảo về phương pháp học tập ở đại học”, “giáo trình tài liệu tham khảo phong
phú”, “tăng cường thực hành, đi thực tế” cũng là những biện pháp mà sinh
viên hưởng ứng dù tỉ lệ sinh viên đồng ý chưa cao.
† So sánh đề xuất của sinh viên về các biện pháp nâng cao hứng thú học
tập theo nhóm
Khi so sánh tỉ lệ lựa chọn các biện pháp đề xuất với nhà trường, giảng
viên nhằm nâng cao hứng thú học tập tập của sinh viên năm thứ nhất theo các
nhóm, kết quả cho thấy có sự khác biệt tỉ lệ lựa chọn ở một số biện pháp như
bảng 2.18.
Qua bảng 2.18 ta thấy:
Theo tiêu chí giới tính có sự khác biệt tỉ lệ lựa chọn ở nhóm sinh viên
nam (55.8%) và nhóm sinh viên nữ (35.1%) ở biện pháp “tổ chức hội thảo về
phương pháp học tập ở đại học”.
75
Bảng 2.18: So sánh ý kiến đề xuất của sinh viên về các biện pháp nâng
cao hứng thú học tập
Tỉ lệ lựa chọn Biện pháp Tiêu chí so sánh
f %
Mức ý
nghĩa
Nam 63 55.8 Tổ chức hội thảo về phương
pháp học tập đại học
Giới
tính Nữ 71 35.1
0.010
Xã hội 37 35.6
Du lịch 82 79.6
Có đầy đủ phòng thực hành, các
trang thiết bị để sử dụng cho
việc giảng dạy và học tập
Ngành
học Kinh tế 77 71.3
0.000
Xã hội 90 86.5
Du lịch 81 78.6
Giảng viên giảng dạy cuốn hút,
tạo cho sinh viên sự chủ động,
tích cực trong quá trình học tập
Ngành
học Kinh tế 72 66.7
0.020
Xã hội 41 39.4
Du lịch 80 77.7
Tăng cường thực hành, đi thực
tế để ứng dụng lý thuyết đã học
Ngành
học Kinh tế 71 65.7
0.000
Theo tiêu chí ngành học: có sự khác biệt tỉ lệ lựa chọn ở các nhóm sinh
viên thuộc các ngành học xã hội, du lịch, kinh tế ở các biện pháp:
- Có đầy đủ phòng thực hành, các trang thiết bị để sử dụng cho việc học
tập và giảng dạy. Trong đó sinh viên ngành du lịch có tỉ lệ lựa chọn biện pháp
này cao nhất (79.6%) so với sinh viên các ngành học còn lại.
- Giảng viên giảng dạy cuốn hút, tạo cho sinh viên sự chủ động, tích
cực trong quá trình học tập. Biện pháp này được sinh viên ngành xã hội lựa
chọn cao nhất (86.5%).
- Tăng cường thực hành, đi thực tế để ứng dụng lý thuyết đã học. Tỉ lệ
lựa chọn biện pháp này cao nhất ở nhóm sinh viên ngành du lịch (77.7%).
76
Tiểu kết
Để nâng cao hứng thú học tập cho bản thân, sinh viên năm thứ nhất đã
có những biện pháp tích cực như “học hỏi kinh nghiệm học tập từ các anh chị
khóa trước”, “học nhóm với bạn bè”, “tích cực tìm hiểu nhiều hơn về ngành
nghề mình đang theo học”. Đồng thời, nhà trường, giảng viên cũng cần chú ý
để việc học tập thực sự hứng thú và hiệu quả đối với sinh viên năm thứ nhất
thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy phù hợp cũng
như có những buổi nói chuyện chuyên đề sâu sắc, sinh động về ngành nghề
đang đào tạo.
77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Tìm hiểu về hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất là vô cùng
quan trọng để từ đó rút ra những những cơ sở khoa học cần thiết cho việc
nâng cao hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất nói chung và sinh viên
năm thứ nhất trường Đại học Văn Hiến nói riêng.
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập của sinh viên năm
thứ nhất trường Đại học Văn Hiến cho phép rút ra các kết luận sau:
1.1. Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn
Hiến chưa cao.
Sinh viên năm thứ nhất nhận thức đúng đắn về mục đích học tập là
“trang bị kiến thức cho nghề nghiệp tương lai”, “hiểu biết hơn về nghề nghiệp
tương lai”, “rèn luyện những kỹ năng cơ bản cho nghề nghiệp tương lai”,
“giúp ta vận dụng có hiệu quả, hợp lý trong công việc sau này”, “tìm tòi, phát
hiện những vấn đề mới trong lĩnh vực ngành nghề đang theo học”.
Tuy nhiên, so với kết quả biểu hiện hứng thú học tập qua nhận thức,
biểu hiện ở mặt thái độ của sinh viên đối với các môn học chưa tích cực, chỉ
“thích thú, say mê một số môn học” (trung bình chung 2.04 < 2.5) và vẫn còn
một bộ phận sinh viên có thái độ tiêu cực là “không thích môn học nào cả”.
Biểu hiện hứng thú học tập qua hành vi thấp, chưa chủ động sáng tạo
trong khi học tập ngoài lớp.
Giá trị trung bình biểu hiện mức độ hứng thú học tập qua hành vi của
sinh viên năm thứ nhất như sau:
- Hành vi học tập trên lớp đạt mức khá. Bên cạnh những hành vi được
sinh viên thực hiện tích cực như “đi học đúng giờ”, “tập trung chú ý trong giờ
học”, “nghe giảng và ghi chép bài theo cách hiểu của mình”, “suy nghĩ và tự
tìm lời giải đối với những vấn đề thầy cô đưa ra” thì những hành vi “phát biểu
78
ý kiến” hay “nêu những thắc mắc” chỉ được sinh viên thực hiện một cách
thỉnh thoảng.
- Hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc đạt mức trung bình. Sinh viên chỉ
thường xuyên trong việc “trao đổi để làm sáng tỏ một số vấn đề trong bài học
với bạn bè”, “làm các bài tập thầy cô giao đúng thời hạn. Trong khi, các hành
vi “hệ thống hóa lại kiến thức”, “đọc tài liệu do giảng viên đưa ra” hay “chuẩn
bị bài trước khi đến lớp” vẫn chưa được sinh viên thực hiện tích cực.
- Hành vi học tập ngoài lớp không bắt buộc, thể hiện hứng thú học tập
phát triển cao và bền vững, chỉ đạt mức thấp. Sinh viên chưa đánh giá cao vai
trò của việc học tập ngoài lớp không bắt buộc và chỉ thỉnh thoảng hoặc hiếm
khi mới thực hiện các hành vi này.
1.2. Hứng thú học tập của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ
quan và khách quan khác nhau. Trong đó những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng
tích cực đến hứng thú học tập của sinh viên là: giảng viên vui vẻ, cởi mở với
sinh viên; giảng viên giảng dạy hay, tạo sự tích cực chủ động cho sinh viên;
bản thân tích cực, tự giác với hoạt động học tập; giảng viên đánh giá công
bằng với sinh viên. Bên cạnh đó cũng có những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng
tiêu cực đến hứng thú học tập như: bản thân ít hiểu biết về ngành nghề đang
theo học; chưa hiểu vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn trong
chương trình học; chưa có phương pháp học tập hợp lý; sách, giáo trình, tài
liệu tham khảo ở thư viện chưa nhiều; trang thiết bị dạy học, phòng thực
hành, thí nghiệm còn thiếu.
Trong số các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hứng thú học
tập thì các yếu tố ảnh hưởng tích cực chỉ dao động ở mức trung bình (50%) và
yếu tố tiêu cực có tỉ lệ lựa chọn cao hơn. Trong đó, yếu tố có tỉ lệ lựa chọn
cao nhất là ít hiểu biết về ngành nghề đang theo học. Từ đó, có thể kết luận
79
rằng, yếu tố cơ bản nhất làm cho hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất
chưa cao là do sinh viên ít hiểu biết về ngành nghề đang theo học.
1.3. Nhìn chung, sinh viên năm thứ nhất đã có những biện pháp tích
cực để hoạt động học tập có hứng thú và hiệu quả như:
- Học hỏi kinh nghiệm học tập từ các anh, chị khóa trước.
- Học nhóm với bạn bè.
- Tích cực tìm hiểu nhiều hơn về ngành nghề đang theo học.
Tuy nhiên biện pháp sinh viên lựa chọn cao lại mang tính tương tác với
những người cùng là sinh viên, còn biện pháp tương tác với thầy cô hay tham
gia nghiên cứu khoa học lại có thứ hạng lựa chọn thấp hơn
Ngoài ra, lựa chọn của sinh viên trong việc đề xuất một số biện pháp để
nhà trường và giảng viên có thể nâng cao hứng thú học tập cho bản thân họ là:
nói chuyện chuyên đề để sinh viên hiểu rõ ngành nghề đang theo học; giảng
viên giảng dạy cuốn hút, tạo sự tích cực, chủ động cho sinh viên; có đầy đủ
phòng thực hành, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập.
2. KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, người nghiên cứu xin đưa ra một số
kiến nghị nhằm nâng cao hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất trường
Đại học Văn Hiến.
2.1. Về phía xã hội
Tổ chức tốt công tác hướng nghiệp, giới thiệu sâu và rõ về đặc điểm
của các ngành nghề giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp.
2.2. Về phía trường Đại học Văn Hiến
Thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các câu lạc bộ
học thuật về những ngành nghề trường đang có đào tạo để sinh viên hiểu biết
rõ về ngành nghề mình đang theo học.
80
Đầu tư phòng thực hành, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy – học
được đầy đủ để sinh viên có điều kiện học tập tốt nhất và chính điều này cũng
sẽ góp phần hình thành hứng thú học tập.
Thư viện cần được tăng cường để lượng sách báo, giáo trình, tài liệu
tham khảo phong phú, tạo điều kiện để sinh viên có thể nghiên cứu, mở rộng
và tiếp cận kiến thức của bài học, môn học, ngành học một cách tốt nhất.
Trường, khoa nên có giảng viên cố vấn về học tập và quan tâm tổ chức
các buổi hội thảo về phương pháp học tập ở đại học, kịp thời giúp giải tỏa
những vướng mắc để việc học tập thực sự trở thành niềm vui cho các tân sinh
viên.
Nhà trường nên bố trí lớp học với số lượng sinh viên phù hợp, tạo điều
kiện thuận lợi để giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy hợp lý, phát
huy tính tích cực của sinh viên, tăng cường sự trao đổi trong nhóm sinh viên
cũng như giữa sinh viên và giảng viên, nhờ vậy, có thể nghiên cứu sâu hơn
bài học, môn học.
2.3. Về phía giảng viên
Trong quá trình giảng dạy, thông qua nội dung, phương pháp và hình
thức dạy học tương ứng, giảng viên cần giúp sinh viên hiểu rõ vai trò, vị trí,
tầm quan trọng của môn học mà mình đảm nhiệm. Đồng thời, việc vận dụng
tri thức của môn học vào ngành nghề cụ thể mà sinh viên đang theo học có
một vị trí đặc biệt quan trọng để sinh viên hiểu ý nghĩa của môn học. Bên
cạnh đó, giảng viên cũng cần hướng dẫn cho sinh viên cách thức, phương
pháp học tập của bộ môn tương ứng.
Giảng viên nên đổi mới phương pháp giảng dạy, cần kết hợp nhiều
phương pháp khác nhau. Đặc biệt chú ý áp dụng quan điểm dạy học lấy người
học làm trung tâm để kích thích sinh viên tham gia giải quyết các tình huống,
chủ động lĩnh hội tri thức, tạo sự tích cực chủ động cho sinh viên trong quá
81
trình học tập để sinh viên cùng tham gia vào bài học, chiếm lĩnh kiến thức
mới mang tính sáng tạo, tạo nên lòng khao khát học tập. Bên cạnh đó, nội
dung của mỗi bài học, môn học phải đa dạng, có những tình huống thực tế,
phù hợp với nhận thức của sinh viên sẽ kích thích sinh viên suy nghĩ và tham
gia trao đổi trong quá trình học tập
Sau khi học kiến thức lý thuyết, giảng viên có thể tạo điều kiện cho
sinh viên tham quan các công ty du lịch, phòng kế toán, hội văn học, ,… để
bổ sung thêm cho bài học. Điều này không chỉ tạo cảm xúc đúng đắn với tri
thức mà còn tạo niềm tin vào tầm quan trọng của ngành nghề sinh viên đang
theo học.
2.4. Về phía sinh viên
Nâng cao ý thức về ngành nghề bản thân đang theo học, ý nghĩa của
việc học tập ngành nghề chuyên môn đối với bản thân. Thường xuyên tham
gia vào các câu lạc bộ học thuật cũng như các hội thảo chuyên đề về ngành
nghề đang học để thêm yêu ngành nghề tương lai của bản thân.
Tích cực, chủ động trong học tập, trao đổi những thắc mắc với bạn bè,
thầy cô và học hỏi, áp dụng phương pháp học tập hợp lý để chiếm lĩnh tri thức
ngành nghề đang theo học một cách sáng tạo, sâu sắc.
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, Nxb Giáo dục.
2. A.G. Covaliôp (1971), Tâm lý học cá nhân, Tập 2, Nxb Giáo dục.
3. I.X. Côn (1987), Tâm lý học thanh niên, Nxb trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
4. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
5. Đinh Phương Duy (2007), Tâm lý học, Nxb Giáo dục.
6. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học dạy học, Nxb Giáo dục.
7. Nguyễn Văn Đồng (2007), Tâm lý học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
8. Phạm Minh Hạc (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo dục.
10. Dương Thị Diệu Hoa (2008), Giáo trình tâm lý học phát triển, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
11. Lê Văn Hồng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb.
đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Imkock (1990), Tìm hiểu hứng thú học toán của học sinh lớp 8 Phnom –
Pênh, Luận án phó tiến sĩ Tâm lý học.
13. Kharlamop (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế
nào, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. V.A. Kruche (1978), Những cơ sở tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà
nội.
15. La Quốc Kiệt (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
16. Lavitốp (1970), Tâm lý học trẻ em và sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. A.N. Lêônchiep (1989), Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, Nxb Giáo dục.
83
18. Trần Tuấn Lộ, Tâm lý học đại cương, lưu hành nội bộ tại khoa Tâm lý
học, đại học Văn Hiến.
19. B.Ph. Lômov (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý
học, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
20. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. A.V. Petrovski (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
22. Roberts Feldman - biên dịch Minh Đức (2009), Tâm lý học căn bản, Nxb
Văn hóa giáo dục.
23. Stephen Worchel, Wayne Shebilsua (2006), Tâm lý học - Nguyên lý và
ứng dụng, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
24. Tamlyhoc.net, Hứng thú – khái niệm hứng thú trong tâm lý học.
25. Tạp chí tâm lý học, số 2/2006, Hứng thú và vai trò của hứng thú trong
hoạt động học tập của học sinh, trang 46 – 49.
26. Tinmoi.vn, Đăng ký dự thi đại học, cao đẳng 2010: ngành thừa, ngành
thiếu.
27. Nguyễn Thạc – Phạm Thành Nghị (2008), Tâm lý học sư phạm đại học,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
28. Trần Trọng Thủy (1990), Bài tập thực hành tâm lý học, Nxb Giáo dục.
29. Dương Thiệu Tống (2005), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa
học xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, TP.HCM.
30. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
và tâm lý, Nxb Khoa học xã hội, TP.HCM.
31. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, Nxb Thống kê.
32. Nguyễn Quang Uẩn (2005), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
84
33. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
34. A.A. XMiếcnôp - A.N.Lê ôn chép - X.L.Rubinstên (1975), Tâm lý học,
tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
35. L.X. Xô lô vây trich (1975), Từ hứng thú đến tài năng, Nxb Phụ nữ, Hà
Nội.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Học tập ở đại học nhằm mục đích giúp sinh viên trở thành những
chuyên gia phát triển toàn diện và có trình độ nghiệp vụ cao. Trong đó, hứng
thú học tập sẽ thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập
và giúp sinh viên dễ dàng thành công trong học tập. Việc tìm hiểu và đề ra
các giải pháp nhằm giúp sinh viên nâng cao hứng thú học tập là việc làm cần
thiết. Vì vậy, xin các bạn vui lòng giúp đỡ bằng cách cho ý kiến trả lời một
số câu hỏi sau:
1. Bạn nghĩ học tập ở trường đại học có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân
và nghề nghiệp sau này?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
2. Theo bạn, những sinh viên hứng thú với việc học tập sẽ có thái độ và hành
vi như thế nào trong học tập?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
………………………………………………………………………………..
3. Theo bạn, những yếu tố nào làm cho sinh viên năm thứ nhất hứng thú với
hoạt động học tập?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………….
Những yếu tố nào làm cho sinh viên năm thứ nhất chưa hứng thú với hoạt
động học tập?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
4. Bạn đã áp dụng những biện pháp nào để nâng cao hứng thú học tập cho
bản thân?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Bạn đề xuất thêm những biện pháp nào để nhà trường và giảng viên nâng cao
hứng thú học tập cho sinh viên năm thứ nhất?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Chân thành cảm ơn bạn!
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Hứng thú học tập có ý nghĩa rất lớn đến thành tích, kết quả học tập
của sinh viên và giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả của các quá trình học tập. Việc tìm hiểu và đề ra các giải pháp
nhằm giúp sinh viên năm thứ nhất hứng thú với việc học tập ở môi trường
mới là hết sức cần thiết. Vì thế, xin các bạn vui lòng giúp đỡ chúng tôi bằng
cách cho ý kiến trả lời một số câu hỏi sau:
Câu 1: Bạn nghĩ học tập có ý nghĩa như thế nào với bản thân? (đánh dấu X
vào ô phù hợp với bạn. Rất đồng ý: 5; đồng ý: 4; phân vân: 3; không đồng ý:
2; hoàn toàn không đồng ý: 1)
STT Ý nghĩa 5 4 3 2 1
1 Hiểu biết hơn về nghề nghiệp tương lai
2 Trang bị kiến thức cho nghề nghiệp
chuyên môn
3 Giúp kiếm được thu nhập cao
4 Có cơ hội thăng tiến trong cuộc sống
5 Khẳng định bản thân
6 Đảm bảo cuộc sống tương lai
7 Phát triển năng lực tư duy của bản thân
8 Rèn luyện những kỹ năng cơ bản cho
nghề nghiệp tương lai
9 Tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới
trong lĩnh vực ngành nghề đang theo
học
10 Giúp ta vận dụng có hiệu quả, hợp lý
trong công việc sau này
Câu 2: Thái độ của bạn đối với việc học tập như thế nào? (đánh dấu X vào ô
phù hợp với bạn)
„ 1. Thích thú, say mê với tất cả các môn học
„ 2. Chỉ thích thú, say mê một số môn học
„ 3. Không thích môn học nào cả.
Câu 3: Bạn đã thực hiện những điều sau đây như thế nào trong quá trình học
tập? (đánh dấu X vào ô phù hợp với bạn. Rất thường xuyên: 5; thường
xuyên: 4; thỉnh thoảng: 3; hiếm khi: 2; không bao giờ: 1)
STT Nội dung 5 4 3 2 1
1 Đi học đúng giờ
2 Tập trung chú ý trong giờ học
3 Nghe giảng và ghi chép bài theo cách
hiểu của mình
4 Nêu những thắc mắc của mình với
thầy cô trong giờ học
5 Phát biểu ý kiến trong giờ học
6 Suy nghĩ và tự tìm lời giải đối với
những vấn đề thầy cô đưa ra
7 Trao đổi để làm sáng tỏ một số vấn đề
trong bài học với bạn bè trong lớp
8 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
9 Đọc những tài liệu có liên quan đến
các môn học do giáo viên đưa ra
10 Hệ thống hóa lại kiến thức đã học
11 Làm các bài tập thầy cô giao đúng
thời hạn.
12 Làm thêm những bài tập nâng cao,
chuyên sâu
13 Đặt câu hỏi để tìm kiếm, phát hiện
vấn đề.
14 Đọc sách, báo, tạp chí chuyên ngành.
15 Tìm kiếm thông tin mới có liên quan
đến bài học, ngành học trên mạng
internet.
16 Ứng dụng những kiến thức đã học vào
thực tế
17 Dành nhiều thời gian cho việc tự học,
nghiên cứu các tài liệu thuộc chuyên
ngành học của bản thân
18 Tham gia những hội thảo, chuyên đề
có liên quan đến ngành học của mình
19 Khi gặp khó khăn trong học tập, cố
gắng tìm cách để giải quyết
Câu 4: Trong quá trình học tập, những yếu tố nào làm bạn hứng thú với hoạt
động học tập ? (đánh dấu X vào ô bạn đồng ý)
STT Yếu tố Đồng ý
1 Nội dung học tập phù hợp với nhận thức của sinh viên
2 Các môn học hữu ích cho bản thân và nghề nghiệp
3 Trang thiết bị dạy học, phòng thực hành, thí nghiệm đầy
đủ
4 Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo ở thư viện phong phú
5 Giảng viên giảng dạy hay, tạo sự tích cực, chủ động cho
sinh viên
6 Giảng viên đánh giá công bằng với sinh viên
7 Giảng viên vui vẻ, cởi mở với sinh viên
8 Bản thân thích ứng với phương thức tổ chức học tập ở đại
học
9 Bản thân có phương pháp học tập hợp lý
10 Bản thân tích cực, tự giác với hoạt động học tập
11 Hiểu biết về ngành nghề mình đang theo học
12 Hiểu vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn trong
chương trình học.
Câu 5: Trong quá trình học tập, những yếu tố nào làm bạn chưa hứng thú
với hoạt động học tập? (đánh dấu X vào ô bạn đồng ý)
STT Yếu tố Đồng ý
1 Nội dung học tập chưa phù hợp với nhận thức của sinh
viên
2 Các môn học ít hữu ích cho bản thân và nghề nghiệp
3 Trang thiết bị dạy học, phòng thực hành, thí nghiệm còn
thiếu
4 Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo ở thư viện chưa nhiều
5 Phương pháp giảng dạy chưa hay, chưa tạo sự tích cực,
chủ động cho sinh viên
6 Giảng viên đánh giá không công bằng với sinh viên
7 Giảng viên khắt khe, ít vui vẻ, cởi mở với sinh viên
8 Chưa thích ứng với phương thức tổ chức học tập ở đại học
9 Bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lý
10 Bản thân chưa tích cực, tự giác với hoạt động học tập
11 Ít hiểu biết về ngành nghề mình đang theo học
12 Chưa hiểu vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn
trong chương trình học.
Câu 6: Bạn đề xuất những biện pháp nào để nhà trường, giảng viên có thể
nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên năm thứ nhất? (đánh dấu X vào
những ô bạn chọn)
„ 1. Tổ chức hội thảo về phương pháp học tập đại học
„ 2. Có những buổi nói chuyện chuyên đề để sinh viên hiểu rõ về ngành nghề
mình đang theo học.
„ 3. Thư viện có đầy đủ các giáo trình, tài liệu tham khảo cho sinh viên.
„ 4. Nhà trường có đầy đủ phòng thực hành, các trang thiết bị để sử dụng cho
việc dạy – học.
„ 5.Giảng viên giảng dạy cuốn hút, tạo cho sinh viên sự chủ động, tích cực
trong quá trình học tập.
„ 6. Tăng cường đi thực hành, thực tế để ứng dụng lý thuyết đã học.
Những đề xuất thêm:………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 7: Bạn đã sử dụng những cách nào để tạo hứng thú học tập cho bản
thân? (đánh dấu X vào những ô bạn chọn)
„ 1. Tích cực tìm hiểu nhiều hơn về ngành nghề mình đang theo học.
„ 2. Học hỏi kinh nghiệm học tập từ các anh chị khóa trước.
„ 3. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các thầy, cô giáo để có thể học tập hiệu quả.
„ 4. Học nhóm với bạn bè.
„ 5. Tham gia các câu lạc bộ học thuật.
„ 6. Tham gia nghiên cứu khoa học.
Xin bạn vui lòng cho biết một vài thông tin về bản thân:
- Lớp:………………………………...Khoa:……………………………
- Giới tính: Nam „ Nữ „
- Bạn là sinh viên quê ở: Tỉnh „ TP. Hồ Chí Minh „
- Kết quả học tập học kỳ vừa qua của bạn như thế nào?
Xuất sắc „ Giỏi „ Khá „
Trung bình khá „ Trung bình „ Yếu, kém „
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn.
PHỤ LỤC 3
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SINH VIÊN
Câu 1: Theo bạn, sinh viên đại học có cần thiết phải đi học đúng giờ, đầy đủ
không? Tại sao như vậy?
Câu 2: Ngoài những tài liệu do giảng viên đưa ra trong mỗi môn học, bạn có
tham khảo thêm những tài liệu chuyên ngành khác hay truy cập internet để
tìm tài liệu học tập? Tại sao như vậy?
Câu 3: Theo bạn, ngành học khác nhau thì việc nhận thức về ý nghĩa của
việc học tập đối với bản thân và nghề nghiệp sau này có khác nhau? Tại sao
như vậy?
Câu 4: Theo bạn, tại sao có những sinh viên nhận thức đúng đắn về ý nghĩa
của việc học tập ở đại học đối với bản thân và nghề nghiệp sau này nhưng
thái độ và hành vi học tập lại chưa tích cực?
Câu 5: Bạn có hài lòng về nội dung các môn học, phương pháp giảng dạy
của giảng viên, cơ sở vật chất – trang thiết bị phục vụ cho việc học tập? Tại
sao như vậy? Những yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến hứng thú học
tập của bản thân bạn? Sinh viên năm thứ nhất cần có những biện pháp nào để
việc học tập được hiệu quả?
PHỤ LỤC 4
MỘT VÀI SỐ LIỆU THỐNG KÊ
KẾT QUẢ TÍNH TRÊN TOÀN THỂ MẪU
Câu 1: Trung bình của nhận thức về mục đích học tập
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean
Std.
Deviation
Hieu biet hon ve nghe 315 1 54 4.06 2.91
Trang bi kien thuc 315 1.00 5.00 4.12 .82
Giup ta co duoc thu
nhap cao 315 1.00 5.00 3.40 1.28
Co co hoi thang tien
trong cuoc song 315 1.00 5.00 3.39 1.16
Khang dinh ban than 315 1.00 5.00 3.44 1.15
Dam bao cuoc song
tuong lai 315 1.00 5.00 3.36 1.18
Phat trien nang luc tu
duy cua ban than 315 1.00 5.00 3.46 1.31
Ren luyen ky nang
cho nghe nghiep 315 1.00 5.00 3.92 1.13
Tim toi nhung van de
moi 315 1.00 5.00 3.56 1.30
Van dung co hieu qua
trong cong viec 315 1.00 5.00 3.77 1.10
Valid N (listwise) 315
So sánh nhận thức về mục đích học tập theo ngành học
ANOVA
TONGC1
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
Between
Groups .127 2 .064 5.366 .005
Within
Groups 3.696 312 .012
Total 3.823 314
So sánh nhận thức về mục đích học tập theo kết quả học tập
ANOVA
TONGC1
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
Between
Groups .142 5 .028 2.389 .038
Within
Groups 3.681 309 .012
Total 3.823 314
Câu 2: Thái độ của sinh viên đối với học tập
Thai do
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulati
ve
Percent
Valid khong thich 52 16.5 16.5 16.5
thich thu mot so
mon
198 62.9 62.9 79.4
thich thu, say me 65 20.6 20.6 100.0
Total 315 100.0
Statistics
Thai do
N Valid 315
Mean 2.0413
Std. Deviation .60902
Minimum 1.00
Maximum 3.00
So sánh thái độ đối với học tập theo ngành học
ANOVA
Thai do
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
Between
Groups 55.204 5 11.041 55.691 .000
Within
Groups 61.259 309 .198
Total 116.46
3 314
So sánh thái độ đối với học tập theo kết quả học tập
ANOVA
Thai do
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
Between
Groups 2.719 2 1.360 3.730 .025
Within
Groups
113.74
4 312 .365
Total 116.46
3 314
Câu 3: Trung bình hành vi học tập của sinh viên
* Hành vi học tập trên lớp của sinh viên
Descriptive Statistics
N
Minim
um
Maxim
um Mean
Std.
Deviati
on
Di hoc dung gio 315 1.00 5.00 4.42 .64
Tap trung chu y
trong gio hoc 315 2.00 5.00 4.03 .63
Nghe giang va ghi
chep bai 315 1.00 5.00 3.75 .85
Neu thac mac voi
thay co 315 1.00 5.00 2.58 .90
Phat bieu y kien 315 1.00 5.00 2.90 1.03
Tim cau tra loi cac
van de thay co dua
ra
315 2.00 5.00 3.83 .86
So sánh hành vi học tập trên lớp theo ngành học
ANOVA
TONGC3.1
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
Between
Groups .193 2 .097 9.144 .000
Within
Groups 3.294 312 .011
Total 3.487 314
So sánh hành vi học tập trên lớp theo kết quả học tập
ANOVA
TONGC3.1
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
Between
Groups 1.826 5 .365 67.947 .000
Within
Groups 1.661 309 .005
Total 3.487 314
* Hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc của sinh viên
Descriptive Statistics
N
Minim
um
Maxim
um Mean
Std.
Deviati
on
Trao doi voi ban be
cac van de cua bai
hoc
315 1.00 5.00 3.74 .92
Chuan bi bai truoc
khi den lop 315 1.00 5.00 3.20 .93
Doc cac tai lieu
thay co dua ra 315 1.00 5.00 3.23 .73
He thong hoa lai
kien thuc 315 1.00 5.00 3.23 .77
Lam cac bai tap
thay co giao dung
thoi han
315 2.00 5.00 4.09 .58
Valid N (listwise) 315
So sánh hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc theo kết quả học tập
ANOVA
TONGC3.2
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
Between
Groups 1.748 5 .350 54.028 .000
Within
Groups 2.000 309 .006
Total 3.748 314
* Hành vi học tập ngoài lớp không bắt buộc của sinh viên
Descriptive Statistics
N
Minim
um
Maxim
um Mean
Std.
Deviati
on
Lam bai tap nang
cao
315 1.00 5.00 2.48 .74
Dat cau hoi de tim
kiem, phat hien van
de
315 1.00 4.00 2.50 .71
Doc sach bao, tap
chi chuyen nganh 315 1.00 5.00 3.22 .88
Tim kiem thong tin
tren mang 315 1.00 33.00 3.41 1.86
Ung dung kien thuc
da hoc vao thuc te 315 1.00 5.00 2.86 .75
Danh nhieu thoi
gian cho viec
nghien cuu tai lieu
315 1.00 5.00 3.14 .83
Tham gia hoi thao 315 1.00 4.00 2.27 .80
Tim cach giai quyet
kho khan 315 1.00 5.00 3.27 .74
Valid N (listwise) 315
So sánh hành vi học tập ngoài lớp không bắt buộc theo kết quả học tập
ANOVA
TONGC3.3
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
Between
Groups 1.213 5 .243 34.108 .000
Within
Groups 2.198 309 .007
Total 3.410 314
Câu 4: Những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hứng thú học tập
Noi dung phu hop
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 184 58.4 58.4 58.4
co 131 41.6 41.6 100.0
Total 315 100.0 100.0
Mon hoc huu ich
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 188 59.7 59.7 59.7
co 127 40.3 40.3 100.0
Total 315 100.0 100.0
Trang thiet bi day hoc… day du
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 311 98.7 98.7 98.7
co 4 1.3 1.3 100.0
Total 315 100.0 100.0
Sach, giao trinh, tai lieu phong phu
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 230 73.0 73.0 73.0
co 85 27.0 27.0 100.0
Total 315 100.0 100.0
Giang vien giang day hay, tao su tich cuc chu dong
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 152 48.3 48.3 48.3
co 163 51.7 51.7 100.0
Total 315 100.0 100.0
Giang vien danh gia cong bang voi sinh vien
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 181 57.5 57.5 57.5
co 134 42.5 42.5 100.0
Total 315 100.0 100.0
Giang vien vui ve, coi mo voi sinh vien
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 149 47.3 47.3 47.3
co 166 52.7 52.7 100.0
Total 315 100.0 100.0
Thich ung voi phuong thuc to chuc hoc tap
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 262 83.2 83.2 83.2
co 53 16.8 16.8 100.0
Total 315 100.0 100.0
Co phuong phap hoc tap hop ly
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 253 80.3 80.3 80.3
co 62 19.7 19.7 100.0
Total 315 100.0 100.0
Tich cuc, tu giac voi hoat dong hoc tap
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 163 51.7 51.7 51.7
co 152 48.3 48.3 100.0
Total 315 100.0 100.0
Hieu biet ve nganh nghe dang hoc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 254 80.6 80.6 80.6
co 61 19.4 19.4 100.0
Total 315 100.0 100.0
Hieu vi tri, vai tro, tam quan trong cua cac mon hoc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 298 94.6 94.6 94.6
co 17 5.4 5.4 100.0
Total 315 100.0 100.0
Câu 5: Những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hứng thú học tập
Noi dung chua phu hop voi nhan thuc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 186 59.0 59.0 59.0
co 129 41.0 41.0 100.0
Total 315 100.0 100.0
Mon hoc it huu ich
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 151 47.9 47.9 47.9
co 164 52.1 52.1 100.0
Total 315 100.0 100.0
Trang thiet bi day hoc… chua day du
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 173 54.9 54.9 54.9
co 142 45.1 45.1 100.0
Total 315 100.0 100.0
Sach, giao trinh, tai lieu tham khao chua nhieu
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 126 40.0 40.0 40.0
co 189 60.0 60.0 100.0
Total 315 100.0 100.0
Phuong phap giang day chua hay, chua tao su tich cuc chu dong
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 174 55.2 55.2 55.2
co 141 44.8 44.8 100.0
Total 315 100.0 100.0
Giang vien danh gia khong cong bang
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 269 85.4 85.4 85.4
co 46 14.6 14.6 100.0
Total 315 100.0 100.0
Giang vien khat khe, it vui ve, coi mo
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 284 90.2 90.2 90.2
co 31 9.8 9.8 100.0
Total 315 100.0 100.0
Chua thich ung voi phuong thuc to chuc hoc tap
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 177 56.2 56.2 56.2
co 138 43.8 43.8 100.0
Total 315 100.0 100.0
Chua co phuong phap hoc tap hop ly
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 120 38.1 38.1 38.1
co 195 61.9 61.9 100.0
Total 315 100.0 100.0
Chua tich cuc, tu giac voi hoat dong hoc tap
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 197 62.5 62.5 62.5
co 118 37.5 37.5 100.0
Total 315 100.0 100.0
It hieu biet ve nganh nghe dang hoc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 91 28.9 28.9 28.9
co 224 71.1 71.1 100.0
Total 315 100.0 100.0
Chua hieu vi tri, vai tro, tam quan trong cua mon hoc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 89 28.3 28.3 28.3
co 226 71.7 71.7 100.0
Total 315 100.0 100.0
Câu 6: Đề xuất của sinh viên về các biện pháp nâng cao hứng thú học
tập
To chuc hoi thao phuong phap hoc tap dai hoc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 181 57.5 57.5 57.5
co 134 42.5 42.5 100.0
Total 315 100.0 100.0
Noi chuyen chuyen de de sinh vien hieu ve nganh hoc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 58 18.4 18.4 18.4
co 257 81.6 81.6 100.0
Total 315 100.0 100.0
Co nhieu giao trinh, tai lieu tham khao
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 128 40.6 40.6 40.6
co 187 59.4 59.4 100.0
Total 315 100.0 100.0
Giang vien giang day cuon hut, tao su tich cuc, chu dong
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 72 22.9 22.9 22.9
co 243 77.1 77.1 100.0
Total 315 100.0 100.0
Co day du phong thuc hanh, trang thiet bi day hoc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 119 37.8 37.8 37.8
co 196 62.2 62.2 100.0
Total 315 100.0 100.0
Tang cuong thuc hanh, di thuc te de ap dung ly thuyet da hoc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 123 39.0 39.0 39.0
co 192 61.0 61.0 100.0
Total 315 100.0 100.0
Câu 7: Các biện pháp nâng cao hứng thú học tập của sinh viên năm thứ
nhất
Tich cuc tim hieu nganh nghe dang hoc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 129 41.0 41.0 41.0
co 186 59.0 59.0 100.0
Total 315 100.0 100.0
Hoc hoi kinh nghiem hoc tap tu anh chi khoa truoc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 96 30.5 30.5 30.5
co 219 69.5 69.5 100.0
Total 315 100.0 100.0
Tim kiem su giup do tu thay, co giao de hoc tap hieu qua
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 190 60.3 60.3 60.3
co 125 39.7 39.7 100.0
Total 315 100.0 100.0
Hoc nhom voi ban be
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 108 34.3 34.3 34.3
co 207 65.7 65.7 100.0
Total 315 100.0 100.0
Tham gia cac cau lac bo hoc thuat
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 224 71.1 71.1 71.1
co 91 28.9 28.9 100.0
Total 315 100.0 100.0
Tham gia nghien cuu khoa hoc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong 282 89.5 89.5 89.5
co 33 10.5 10.5 100.0
Total 315 100.0 100.0
* So sánh biện pháp nâng cao hứng thú học tập của sinh viên theo ngành
học
Crosstab
Nganh dang hoc Total
Xa hoi Du lich Kinh te
Tham gia khong Count 84 97 101 282
nghien cuu
khoa hoc
% within
Nganh dang
hoc
80.8% 94.2% 93.5% 89.5%
co Count 20 6 7 33
% within
Nganh dang
hoc
19.2% 5.8% 6.5% 10.5%
Total Count 104 103 108 315
% within
Nganh dang
hoc
100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
Chi-Square Tests
Value df
Asymp.
Sig. (2-
sided)
Pearson Chi-
Square 12.712(a) 2 .002
Likelihood
Ratio 11.886 2 .003
Linear-by-
Linear
Association
9.030 1 .003
N of Valid
Cases 315
a 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected
count is 10.79.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH018.pdf