Luận văn Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

1. Lý do chọn đề tài. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tác giả Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại nước nhà. Sự nghiệp văn chương của ông là tấm gương phản chiếu quá trình phát triển văn xuôi Việt Nam đương đại. Là một nhà văn suốt đời khát khao khám phá cái đẹp và sự chân thực trong cuộc sống, ông viết các tác phẩm với mong muốn:“Đi tìm chất ngọc ẩn trong bề sâu tâm hồn con người” Trước 1975, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nguyễn Minh Châu được bạn đọc biết đến và yêu mến qua các tiểu thuyết: Cửa sông, Dấu chân người lính và truyện ngắn giàu chất sử thi như Mảnh trăng cuối rừng đã góp phần dựng lên bức tượng đài về sức mạnh và vẻ đẹp của dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Trong những tác phẩm này, ý thức cộng đồng và tình yêu Tổ quốc là một hệ quy chiếu duy nhất và cao cả nhất để định giá mọi quan hệ từ gia đình đến xã hội, mọi tình cảm từ riêng đến chung của con người, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh cần có sự đồng lòng nhất trí cao độ thì điều này là tất yếu. Trong dòng chảy mãnh liệt của lịch sử thời đại chống Mỹ thì ngọn lửa kháng chiến đã tôi luyện ngòi bút Nguyễn Minh Châu. Sau 1975 khi hoàn cảnh xã hộ i thay đổi nền văn học mang âm hưởng sử thi dần dần bộc lộ tính sơ lược công thức, có phần giản đơn phiến d iện về con người, lúc này khó có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống mới với những vấn đề phức tạp, bức xúc bộn bề. Trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa đời thường, bao vấn đề nhân sinh đã đặt ra cho mỗi người nói chung và cho các nhà văn như Nguyễn Minh Châu nói riêng. Nguyễn Minh Châu đã có sự chuyển hướng về tư duy nghệ thuật: từ cuộc “chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc”, nhà văn cùng đất nước chuyển sang cuộc “chiến đấu cho quyền sống của từng con người” {12, 390} . Là một nhà văn tâm huyết suốt đời trăn trở, băn khoăn như ngọn nến tự đốt thân mình để cháy sáng; Nguyễn Minh Châu đã sớm ý thức được yêu cầu phải đổi mới tư duy văn học và đã âm thầm tự đổi mới và tự tìm hướng đi cho chính mình với một loạt truyện ngắn đậm chất đời tư-thế sự: Cỏ lau, Cơn giông, Bức tranh, Bến quê Những tác phẩm của ông giai đoạn này hấp dẫn người đọc bởi sự giản dị mà chứa đựng chiều sâu nhân bản. Tâm điểm khám phá nghệ thuật của ông là những con người bình thường trong cuộc mưu sinh và trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt những năm cuối đời, dòng mạch văn chương của ông xót xa trầm lắng trong bến bờ sâu thẳm của nó – nơi ông hằng ám ảnh và manh nha tìm kiếm vấn đề số phận con người. Thực tế văn học cho thấy: quá trình đổi mới ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là quá trình trở về cội nguồn chủ nghĩa nhân văn, nối lại truyền thống văn học trung đại thấm đẫm tình người tình đời, và là sự khơi nguồn cảm hứng nhân văn cho những sáng tác trong những thập kỷ sau này. Đánh giá về những tác phẩm của ông được viết vào những năm đầu của thập kỷ 80 nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét:“Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học nước ta thời kỳ sau 1975”. Các tác phẩm của ông trong mấy thập kỷ qua đã thu hút sự tìm tòi, nghiên cứu một cách khoa học, sâu sắc và khách quan của các nhà phê bình và nghiên cứu trong nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở phương diện nội dung và nghệ thuật để thấy được những tìm tòi đổi mới trong cách viết của Nguyễn Minh Châu. Với những đóng góp trên, nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã được chọn để giảng dạy trong nhà trường: Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê, Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa . Đặc biệt là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” –một tác phẩm mới được chọn đưa vào dạy trong các trường THPT. Đây là một tác phẩm đương đại, đề ra những vấn đề trong cuộc sống hôm nay, nên không xa lạ với học sinh. Đây cũng là tác phẩm hay và khó so với sự tiếp nhận của học sinh, vì nó chứa đựng nhiều mặt, nhiều tầng ý nghĩa ẩn không dễ tiếp cận. 2.2. Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”. Là tác phẩm độc đáo về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu cho phong cách nhà văn Nguyễn Minh Châu, và cũng tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp ông nhận ra đời sống con người bao gồm cả những quy luật tất yếu, lẫn những ngẫu nhiên may rủi khó bề lường hết. Ông day dứt về việc con người phải chấp nhận những nghịch lý không đáng có. Gánh nặng mưu sinh đã đè trĩu trên đôi vai cặp vợ chồng hàng chài, giam hãm họ trong cảnh tăm tối đói khổ, bấp bênh. Phía sau câu chuyện buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin yêu, sự trân trọng trước vẻ đẹp của tình mẫu tử, sự can đảm và bao dung của người phụ nữ. Đó không phải là kiểu vẻ đẹp chói sáng, hào hùng; mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm hay, có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Tác phẩm đưa ra những vấn đề nhân sinh rất gần gũi, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 - lứa tuổ i gần hoàn thiện về mọi mặt những vấn đề thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày đ ể học sinh cùng suy nghĩ, tìm cách lý giải. Để từ đó học sinh tự nhận thức , tự giáo dục và tự phát triển. Những đặc sắc trong đổi mới về nội dung và nghệ thuật trong cách viết của ông đã được một số bài viết đề cập đến ở nhiều khía cạnh, nhưng phương pháp giúp học sinh tiếp cận các tầng ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm này thì ít người đề cập đến và chưa được nhất trí với nhau. Thực hiện đề t ài hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm này, tôi mong tìm hiểu sâu sắc hơn và giúp học sinh phân tích, thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm đầy đủ hơn. 1. Lý do chọn đề tài. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Tác giả Nguyễn Minh Châu . 1 1.2. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” . 3 2. Lịch sử vấn đề . . 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 7 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Bố cục luận văn 8 PHẦN NỘI DUNG C hươ ng I: Tiền đề lý luận và thực tiễn của đề tài 1. Phương pháp phân tích và thảo luận trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương: .10 Phương pháp phân tích 10 Phương pháp thảo luận . 15 Mối quan hệ giữa hai phương pháp trên trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương . . 21 2. Các tầng ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm văn chương: . 26 Quan niệm về ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm văn chương .26 Những biểu hiện cụ thể của ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm văn chương . .26 Cách thức phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm văn chương . . 27 Tầm quan trọng của ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm văn chương và trong việc giáo dục, đào tạo nhân cách học sinh . .31 C hươ ng II: Những biểu hiện cụ thể của các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu 1. Phân tích kết cấu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa ” . . . 33 Định nghĩa kết cấu tác phẩm văn học . 33 Kết cấu của truyện ngắn 33 Kết cấu của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” . 34 2. Phân tích chủ đề của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” . 35 2.1. Định nghĩa chủ đề . 35 2.2. Chủ đề truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” .35 2.3. Phân tích chủ đề truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” . 36 3. Những b iểu hiện cụ thể của các tầng ý nghĩa nhân s inh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” . . 39 3.1. Những chiêm nghiệm về chân lý nghệ thuật qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng 40 3.2. Những chiêm nghiệm về chân lý đời sống qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài . 43 3.2.1. Ca ngợi những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người qua hình tượng nhân vật trung tâm: người đàn bà hàng chài . . 43 3.2.2. Lên án bạo lực trong gia đình qua hình tượng nhân vật người đàn ông hàng chài 52 3.2.3. Cảnh báo những nguy cơ xã hội tiềm ẩn 54 3.2.3.1. Hình tượng nhân vật chú bé Phác .54 3.2.3.2. Hình tượng nhân vật người con gái . 55 3.2.4. Sự thức tỉnh để nhận ra chân lý mới: chân lý về nghệ thuật và chân lý về cuộc sống . 56 3.2.4.1. Đối với người chánh án . 56 3.2.4.2. Đối với người nghệ sĩ . 58 3.2.4.3. Quan niệm nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc sống . 58 3.3. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống 59 4. Mối quan hệ đa dạng và thống nhất giữa các tầng ý nghĩa nhân s inh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”61 C hươ ng III: Thiết kế dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” 1. Thiết kế 63 2. Giải thích thiết kế . 91 3. Hướng dẫn thực hiện thiết kế . 92 Phần chung của thực hiện thiết kế . .92 Phần cụ thể: Hướng dẫn học sinh vận dụng PP phân tích và PP thảo luận trong việc tìm hiểu các tầng ý nghĩa nhân sinh của truyện 95 Tự đánh giá về những ưu điểm và những bất cập của thiết kế . 99 PHẦN KẾT LUẬN

pdf112 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a chi tiết nào ? Em có nhận xét gì về cuộc sống của người đàn ông hàng chài qua những chi tiết trên ? Vì sao mỗi khi đánh vợ người đàn ông lại “rên rỉ, đau đớn” ? Dụng ý của nhà văn ? Yêu cầu cần đạt: * Ngoại hình: - “Tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền”. - “Mái tóc tổ quạ” - “Hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ”. - Giọng nói: + Hăm doạ quát tháo: “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”. + Rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 - “Hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng”  Bức chân dung nhân vật cho ta thấy: cuộc sống đói nghèo lam lũ, lận đận đã hằn in lên dáng vẻ khắc khổ của người chồng: - “Tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền” như chỗ dựa che chở cho cả gia đình. - “Mái tóc tổ quạ…2 hàng lông mày cháy nắng” gợi cuộc sống vất vả lam lũ. - Hai con mắt độc dữ “lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch rách rưới”  Ánh mắt uất ức, tức tối hằn học gắn chặt vào chiếc áo“bạc phếch, rách rưới”như gắn chặt vào cuộc sống nghèo khổ cùng cực. - Khuôn mặt “đỏ gay”(chứ không phải khuôn mặt lạnh lùng của kẻ độc ác)  Hành động của anh là bất đắc dĩ, cực chẳng đã chứ không phải là bản chất, là thói quen. - Giọng nói: + Hăm doạ quát tháo  Gợi tâm trạng tức tối giận dữ + Rên rỉ, đau đớn  hé mở tâm trạng bế tắc dồn nén đã lâu muốn được giải thoát. Điều đó chứng tỏ nét đẹp trong tâm hồn người đàn ông chưa hoàn toàn biến mất. Dường như mỗi nhát quất vào thân thể người vợ cũng như cứa vào chính lòng mình, những lời rên rỉ của anh ta như tiếng nấc nghẹn tắc trong cổ họng, như lời van xin, lời thú nhận sự bất lực của chính bản thân mình. - “Những vết chân to và sâu” để lại tưởng chừng chúng cũng hằn in dấu vết khổ sở lên cuộc đời. Câu hỏi: Qua câu chuyện em biết gì về tính cách của anh thời trai trẻ và hiện tại? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 Điều gì làm người đàn ông có sự thay đổi tính cách như vậy? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để khắc họa ngoại hình, số phận, tính cách và bức chân dung tâm lý nhân vật ? Em có suy nghĩ gì về nhân vật người đàn ông hàng chài ? Qua hình tượng nhân vật người chồng gia đình hàng chài, tác giả muốn gửi đến người đọc điều gì ? Có bạn cho rằng: người chồng hung bạo như thế là tại người vợ. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao ? Yêu cầu cần đạt: – Trước kia: là anh thuyền chài hiền lành, cục tính. – Nay: Đánh vợ một cách tàn bạo, độc ác, dã man “ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận nặng”. Gánh nặng mưu sinh của cả gia đình và cuộc sống đói nghèo cực nhọc đè nặng lên đôi vai, khiến người chồng tha hoá dần và trở thành kẻ vũ phu, thô bạo. Anh chỉ muốn trút hết những bực dọc, uất ức lên đầu người vợ. Tác giả đã thành công khi khắc hoạ bức chân dung về ngoại hình, tâm lý số phận và tính cách nhân vật qua bút pháp tả thực. Qua cách miêu tả hai quãng đời của anh, ta thấy anh đáng thương hơn đáng trách. Anh chỉ là nạn nhân của một hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Bởi anh là một người tốt, một người cha giỏi giang gánh vác sự mưu sinh cho cả gia đình trên dưới mười miệng ăn; nhưng đã bị cái đói, cái nghèo dần tha hoá. Anh là người trụ cột gánh vác cuộc sống cho cả gia đình mà không lo đủ cái ăn cho các con, không làm được gì để gia đình thóat khỏi đói nghèo. Bất lực, anh giận chính bản thân mình, giận vợ, giận con và chỉ muốn trút hết nỗi bực dọc uất ức lên đầu người vợ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79  Qua hình tượng người đàn ông hàng chài, nhà văn muốn gửi đến người đọc một triết lý nhân sinh sâu sắc, đồng thời cũng là lời nhắn nhủ, lời cảnh báo: + Sự tàn bạo, độc ác có lúc được sinh ra từ đói nghèo, vất vả. + Sự đói nghèo, túng quẫn nhiều khi là nguyên nhân đẩy con người tới chỗ tha hoá. + Không thể nhìn đời, nhìn người từ một phía, mà phải tìm hiểu nguyên nhân sâu sa dẫn tới hành vi của con người ; để nhận thấy vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn mỗi người. Đây cũng chính là một tầng ý nghĩa nhân sinh của truyện. 3.2.2.2. Nhân vật chú bé Phác: Qua những lần tiếp xúc, Phùng nhận thấy: Phác là một chú bé thông minh, hiểu biết, yêu cảnh vật và miền quê nghèo của mình. Đặc biệt chú rất yêu mẹ và thương mẹ vô cùng. Câu hỏi: Khi biết bi kịch gia đình mình, Phác đã làm gì ? Đây là phản ứng tự nhiên của một tâm hồn trẻ thơ yêu mẹ hay là sự căm phẫn mù quáng ? Em có nhận xét gì về hành động của Phác ? Từ hình tượng chú bé Phác, tác giả muốn nói với người đọc điều gì ? Yêu cầu cần đạt: + Ý chí: Tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền “nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh” + Hành động: Chứng kiến bi kịch gia đình, nó “chạy một mạch…nhảy xổ vào lão đàn ông…giằng chiếc thắt lưng, dướn thẳng người…vung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng”, rồi sau lại “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 như muốn lau đi những giọt nước mắtchứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”. Phác thương mẹ vô cùng, muốn bảo vệ mẹ, bênh vực mẹ. Với bố: thẳng thắn không khoan nhượng. Mục đích thì tốt, chính đáng; nhưng hành động nóng nảy, sai lầm, nguy hiểm. Bởi Phác còn ngây thơ, hồn nhiên chưa hiểu hết lẽ sống ở đời. Thực tế cuộc sống đã dần bôi đen tâm hồn Phác: Để bảo vệ mẹ, bênh vực mẹ, Phác sẵn sàng giấu dao đợi tìm dịp trả thù bố. Chứng tỏ cái ác, cái tăm tối đang dần tha hoá con người, đang làm méo mó cả những tâm hồn ngây thơ, trong sáng. Ẩn sau hình ảnh cậu bé là nỗi lo âu trăn trở đầy trách nhiệm của nhà văn: Vậy cậu bé sẽ trở thành người như thế nào, nếu môi trường sống không có sự thay đổi tích cực ?  Từ đó tác giả muốn nói: Hiện tượng bạo lực trong gia đình có thể dẫn tới sự tha hoá, làm biến dạng tâm hồn trẻ thơ. Đây cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với mọi người và toàn xã hội. 3.2.2.3. Nhân vật ngƣời con gái: - Là một cô bé miền biển mới lớn. Lớn lên trong đói nghèo nhưng nhan sắc như đúc từ trời biển trong suốt “được sinh ra từ người đàn bà hàng chài xấu xí đau khổ” Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động đuổi theo thằng Phác để giành con dao găm của cô ? Nhà văn muốn gửi đến người đọc vấn đề gì qua hình tượng nhân vật người con gái ? Yêu cầu cần đạt: Đây là một cô bé trưởng thành hơn tuổi. Cô hiểu bi kịch gia đình và kịp thời ngăn cản ý định nguy hiểm của đứa em. Hành động ngăn chặn em chứng tỏ cô rất hiểu mẹ, hiểu em, hiểu bố. Cô giải quyết bi kịch gia đình theo cách riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81  Thương mẹ, nhưng cô chấp nhận cách giải quyết của mẹ để bảo vệ và duy trì tổ ấm gia đình. Điều đó cho thấy cô ý thức được tầm quan trọng của người đàn ông, người cha trong gia đình. Trong cô như tiềm ẩn đức tính nhẫn nại và hy sinh của người mẹ. Vậy rồi đây cuộc đời cô sẽ hạnh phúc hay sẽ lại khổ đau như người mẹ ? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Bởi: việc biết tất cả mà không phản ứng gì dự báo rằng số phận của cô có thể cũng sẽ giống như mẹ cô. 3.2.2.4. Hình tƣợng nhân vật ngƣời đàn bà hàng chài: Câu hỏi: Chân dung người đàn bà hàng chài hiện lên trong tác phẩm qua chi tiết nào ? Em thử hình dung về cuộc đời và số phận của chị qua những chi tiết trên ? Yêu cầu cần đạt: - Ngoại hình: “Trạc ngoài bốn mươi…cao lớn với những đường nét thô kệch…rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi…tái ngắt” “Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới”  Đây là một người phụ nữ miền biển chưa già, khoẻ mạnh, kém nhan sắc. Từ ngoại hình của chị ta thấy toát lên sự nghèo đói, nhọc nhằn, vất vả. Chị là hình ảnh tiêu biểu về những người đàn bà miền biển luôn phải vật lộn với sóng gió cuộc đời để mưu sinh. Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về thái độ của người đàn bà khi bị chồng đánh ? Thái độ của chị trước hành động của con ? Em hãy hình dung tâm trạng của chị ? Yêu cầu cần đạt: - Hành động: + Khi bị chồng đánh, chị nhẫn nhục chịu đựng + Khi người chồng bỏ đi, người mẹ “dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn- vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Chị gọi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 tên con và“ôm chầm lấy nó”“những giọt nước mắt chứa đầy những nốt rỗ chằng chịt”.  Chị xấu hổ nhục nhã vì phải giấu con tình trạng khốn khổ của mình. Chị đau đớn vì đã làm tổn thương đến con. Chị vái nó như “tạ lỗi” với nó, như để cầu xin nó đừng căm thù bố nó và đừng độc ác như bố nó. Câu hỏi: Cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài này Phùng không chỉ bắt gặp một lần. Vậy thái độ Phùng như thế nào ? Yêu cầu cần đạt: - Lúc đầu: Kinh ngạc, sững sờ, vì trong cảnh đẹp mê hồn lại chứa đựng một cảnh tượng không đẹp tí nào. Chứng tỏ sự khổ đau, cái tàn ác vẫn ẩn sau cuộc sống tưởng như tươi đẹp bình lặng. - Lần thứ hai: Anh bất bình, giận dữ không thể dửng dưng làm ngơ trước mọi khổ đau và đã ra tay can thiệp bằng những nắm đấm. Anh càng ngạc nhiên hơn khi chứng kiến những lời nói của chị ở chốn công đường. Với dáng vẻ “sợ sệt, lúng túng” ngồi khuất trong “một góc tường” nem nép “rón rén ghé vào mép ghế và cố thu người lại…cúi mặt xuống” và cách xưng hô hạ mình, nhún nhường “con – quý toà”, chị lạy lục van xin toà đừng bắt chị phải bỏ chồng. Phùng tìm hiểu bằng được nguyên nhân của cảnh đau lòng mà mình được chứng kiến. Khi nghe người đàn bà kể lại câu chuyện về cuộc đời mình anh cảm thông với chị hơn và hiểu nguyên nhân sâu sa của mọi sự việc. * Câu chuyện về cuộc đời ngƣời phụ nữ làng chài: Câu hỏi: Vì sao người đàn bà hàng chài lại xuất hiện ở toà án huyện ? Chị có làm theo lời gợi ý, đề nghị của chánh án Đẩu không ? Em hiểu gì về cuộc đời và tính cách người đàn bà hàng chài qua câu chuyện về cuộc đời chị ? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 Trong những lời tâm sự của chị có những câu rất sâu sắc. Đó là những câu nào ? Những câu nói đó gợi cho em những suy nghĩ và tình cảm gì? Yêu cầu cần đạt : - Chị là: + Người phụ nữ có số phận khổ đau bất hạnh. + Người phụ nữ khao khát hạnh phúc, khao khát tổ ấm gia đình. + Người vợ thương yêu chồng con, sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì hạnh phúc gia đình. a. Chị là người phụ nữ có số phận khổ đau bất hạnh : + Trước kia: chị là con gái một gia đình khá giả “xấu, lại rỗ mặt… trong phố không ai lấy”. Với chị việc có một tổ ấm gia đình – khát vọng muôn đời của người phụ nữ là một điều khó thực hiện được . + Sau đó “chị có mang với anh nhà hàng chài” và theo chồng về sống và mưu sinh bằng nghề đi biển . Câu hỏi: Sức mạnh nào thúc đẩy người phụ nữ đang sống cuộc sống sung túc trên phố chấp nhận lấy chồng nghề biển và sống một cuộc sống vất vả khó nhọc ? b. Chị là người phụ nữ khao khát hạnh phúc, khao khát tổ ấm gia đình : Yêu cầu cần đạt : Chị tự nguyện lấy một anh hàng chài nghèo khó và cảnh sống vất vả lam lũ là chị đã chấp nhận tất cả, dám vượt lên số phận để được sống với niềm mơ ước giản dị đời thường. Tuy nhiên hạnh phúc của gia đình chị vẫn rất mong manh, bởi cuộc sống mở ra nhiều éo le khắc nghiệt và con người không thể dửng dưng khi cuộc sống của cả gia đình luôn bị cái đói đe doạ. Điều đó đã khiến chồng chị- một anh hàng chài “cục tính, nhưng hiền lành lắm” đã trở nên thay đổi. Người chồng vì cuộc sống lam lũ mà vẫn nghèo túng nên bất lực và uất ức mà không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 thể giãi bày cùng ai. Anh chỉ biết dồn lên đầu vợ những trận đòn tàn nhẫn và người vợ chỉ biết nhẫn nhục chịu đựng. c. Chị là người vợ thương yêu chồng con, sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì hạnh phúc gia đình: Câu hỏi: Đẩu đã đưa ra những lý do chính đáng để thuyết phục chị bỏ người chồng vũ phu nhưng chị từ chối. Chị đã đưa ra những lý do sâu xa nào để “minh oan” cho chồng và để giải thích hành động của mình ? Qua đó có thể thấy thái độ của chị đối với người chồng như thế nào ? Yêu cầu cần đạt: * Tình cảm với chồng : - Chị nhận cả phần trách nhiệm và lỗi về mình; mình là nguyên nhân sâu xa dẫn tới nghèo đói, tới sự thay đổi tính nết của chồng: “Giá tôi đẻ ít đi…” “Cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá mà thuyền lại chật” Lỗi chính là các chị đẻ nhiều đông con. - Đi liền với con đông là nghèo khổ túng đói:“Ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…” “nghèo khổ túng quẫn đi vì trốn lính” - Cuộc sống trôi nổi bấp bênh: cả gia đình hơn chục người sống trong một chiếc thuyền nhỏ tù túng, chật hẹp. - Vì phong tục tập quán để lại:“Đàn ông vạn chài ai cũng thế”  Một trái tim nhân ái giàu lòng vị tha: Không hề oán hận trách móc, chị thấu hiểu cảm thông và chia sẻ với chồng nỗi uất ức không dễ giãi bày. - Chị đưa những lí do giải thích vì sao chị nhất quyết không chịu từ bỏ người chồng vũ phu: + Người chồng dù vũ phu cục súc, nhưng trên thuyền phải có một người đàn ông làm trụ cột, làm chỗ dựa vững chắc gánh vác sự sống cho cả gia đình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 + Người chồng là chỗ dựa cho chị và cả gia đình để “chèo chống khi phong ba”những khi “biển động sóng gió” để “cùng làm ăn và nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa” + “Cũng có lúc vợ chồng con cái sống hoà thuận vui vẻ” . Hạnh phúc của chị thật giản dị đơn sơ khi cả nhà quây quần trong bữa ăn trên thuyền khiến chị nhẫn nhục chịu đựng tất cả. Đến đây chúng ta vỡ lẽ ra: chị nhẫn nhục cam chịu những trận đòn và cơn thịnh nộ của người chồng chỉ vì chiếc thuyền ấy, gia đình ấy với trên dưới mười người cần có người chồng chèo chống phong ba giữa biển cả, và chèo chống với cuộc sống mưu sinh vất vả trong cuộc đời thường. Như vậy ta có thể hiểu lý do khiến chị nhẫn nhục cam chịu số phận. Bởi trong hoàn cảnh này, cách sử sự như vậy dường như không thể khác. Đây là một cách lựa chọn bất đắc dĩ được suy tính từ trước để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Hoá ra hành trình kiếm tìm hạnh phúc của những người đàn bà miền biển không hề đơn giản. Người đàn bà khốn khổ ấy đã không từ bỏ người đàn ông đích thực của mình dù trong lòng đau đớn khi hàng ngày phải chịu những trận đòn tàn bạo, phải chứng kiến cảnh hai cha con đối xử như kẻ thù, phải chấp nhận cuộc sống đương đầu nơi gió bão.  Chị là một người vợ sẵn sàng chịu thiệt thòi về mình để giữ gìn mái ấm gia đình, giữ gìn hạnh phúc. Trong cuộc sống nghèo khổ chật vật: ngày ngày phải nuôi mười miệng ăn trên chiếc thuyền chật hẹp, người đàn bà ấy là hiện thân của một sự hi sinh vô bờ bến. * Tình cảm với con: Câu hỏi: Tình cảm với con được thể hiện qua chi tiết nào ? Điều đó cho ta thấy chị là người mẹ như thế nào ? Yêu cầu cần đạt: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 - Là người mẹ yêu thương con vô bờ bến, chị ý thức được thiên chức của mình và của những người đàn bà sinh ra trên cõi đời này là để cho, để che chở. Bổn phận trách nhiệm của người làm mẹ là đẻ con phải nuôi con khôn lớn, phải sống vì con “ ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn, cho nên phải đánh đổi lấy cái khổ. Đàn bà ở trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình…” - Chị tự nguyện chấp nhận nỗi đau thể xác và tinh thần để giải toả nỗi uất hận của chồng, để đàn con có miếng cơm ăn, để có một gia đình hoà thuận vui vẻ. Khi các con lớn để tránh cho con bị tổn thương về tâm hồn khi chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình, chị đã xin chồng lên bờ đánh. Người mẹ muốn tránh cho con những ấn tượng xấu, muốn gìn giữ cho con một hình ảnh tốt đẹp về cha mẹ, về tổ ấm gia đình. - Niềm vui lớn nhất của chị là lúc ngồi nhìn đàn con được ăn no. Niềm vui đời thường thật giản dị. Đàn con là niềm vui, là ước mơ, là hạnh phúc của cuộc đời chị. Chị là một người đàn bà nghèo khổ thất học, nhưng hiểu thấu lẽ đời. Chị là biểu tượng của tấm lòng hy sinh vừa cao cả độ lượng, vừa nhân ái vị tha; họ sống không phải cho mình mà cho những người họ yêu thương che chở. Chị sẵn sàng quên đi bản thân để thực hiện trọn vẹn thiên chức làm mẹ làm vợ. Tuy vậy ước mơ, quan niệm hạnh phúc giản dị đơn sơ của chị thật khó thực hiện. Điều đó cho ta thấy hành trình kiếm tìm hạnh phúc thật nhọc nhằn; để có nó nhiều khi con người phải chịu những hy sinh mất mát .  Chị - một người đàn bà hàng chài vô danh - vừa cụ thể rõ ràng vừa khái quát tiêu biểu. Chị là hình tượng đại diện cho số đông những người phụ nữ miền biển nói riêng và những người phụ nữ Viêt Nam nói chung mang những phẩm chất cao đẹp tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 Câu hỏi: Qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà làng chài, tác giả muốn gửi tới người đọc vấn đề gì ? Yêu cầu cần đạt: + Quan niệm về hạnh phúc đời thường. + Mong muốn mọi người và xã hội quan tâm đến số phận của từng cá nhân; nhất là những số phận hẩm hiu, bất hạnh vì cuộc sống mưu sinh phải sống tách biệt đời sống cộng đồng. 3.2.2.4. Sự thức tỉnh để nhận ra một chân lý mới : * Đối với người chánh án: Câu hỏi: Đẩu là người như thế nào ? Em có suy nghĩ gì về cách giải quyết của Đẩu? Qua câu truyện của người đàn bà hàng chài, Đẩu đã nhận ra điều gì mới mẻ ? Qua việc xây dựng nhân vật Đẩu, tác giả muốn gửi đến người đọc vấn đề gì ? Nếu là Đẩu, em sẽ xử lý và giải quyết vấn đề này như thế nào ? Theo em cần phải làm gì để chấm dứt nạn bạo hành trong gia đình ? Yêu cầu cần đạt: - Đẩu là một vị “Bao Công phố biển” có lòng tốt sẵn sàng bảo vệ công lý, nhưng xa rời thực tế chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân. Anh bảo vệ luật pháp bằng sự thông hiểu sách vở, nhưng trước cuộc sống đầy biến động với những bức xúc bộn bề thì anh trở thành kẻ nông nổi, ngây thơ. Qua đó ta thấy: Lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ. Luật pháp là cần thiết, nhưng cần phải đi vào đời sống và phải được áp dụng vào những hoàn cảnh cụ thể. - Anh hiểu cuộc đời này còn nhiều nghịch lý; muốn giúp con người thoát khỏi cảnh khổ đau tăm tối phải có những giải pháp thiết thực chứ không chỉ là thiện chí hoặc lý thuyết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 - Vỡ lẽ ra những quan niệm giản đơn về tình yêu, hạnh phúc, lòng nhân ái, sự khoan dung…Nói cách khác: Có cái nhìn đa diện về cuộc sống, số phận và tâm hồn con người. * Đối với người nghệ sĩ: - Cuộc sống và nghệ thuật không phải là một: Nghệ thuật thì đẹp, còn cuộc sống thì đầy nhọc nhằn, khổ cực. Chức năng của nghệ thuật là phải khám phá, phát hiện và nói lên được bản chất đích thực của cuộc sống. - Phải có cái nhìn tỉnh táo độ lượng mới thấy và hiểu được bản chất tốt đẹp của con người. Câu hỏi: Tấm ảnh đen trắng được chọn vào bộ lịch năm ấy và được treo ở nhiều gia đình sành nghệ thuật. Nhưng mỗi lần nhìn kỹ vào bức ảnh người nghệ sĩ thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh”; điều đó có ý nghĩa gì ? Qua những hình ảnh đó, Nguyễn Minh Châu muốn nói điều gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời ? Yêu cầu cần đạt: “Màu hồng hồng của ánh sương mai” là chất thơ của cuộc sống, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu tượng về cái đẹp nghệ thuật. Còn hình ảnh “người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh” là hiện thân của những lam lũ khốn khó của đời thường. Nó là sự thật về cuộc đời đằng sau bức tranh.  Qua đó tác giả muốn nói: nghệ thuật bước ra từ cuộc sống, cuộc sống sinh ra nghệ thuật. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải luôn vì cuộc đời. Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời. 4. Hƣớng dẫn học sinh phân tích ý nghĩa biểu tƣợng của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 Câu hỏi: Qua hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa, tác giả muốn nói với người đọc vấn đề gì ? Tại sao tác giả lại đặt tên truyện là “Chiếc thuyền ngoài xa” ? Có thể đặt một tiêu đề khác không ? Vì sao ? Yêu cầu cần đạt: - Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là biểu tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân hàng chài. - Chiếc thuyền ngoài xa gợi vẻ đẹp thi vị của bức tranh thiên nhiên về thuyền và biển. - Chiếc thuyền ngoài xa gợi sự bấp bênh trôi nổi của những kiếp người nhỏ bé, mong manh, nhọc nhằn vì mưu sinh trước thiên nhiên và bão tố của cuộc đời. - “Chiếc thuyền ngoài xa” là biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Hiện thực cuộc sống như chiếc thuyền ngoài xa mờ ảo kia không dễ gì nhận ra, muốn nắm bắt được phải chú tâm đi sâu khám phá. - Đặc biệt hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện trong giông bão ở cuối truyện cho ta thấy: cuộc sống không hề đơn giản, bình yên; mà nó thật dữ dội và khốc liệt. Con người luôn phải chống chọi, giành giật để mà tồn tại, để sống. Hình ảnh chiếc thuyền trong giông bão không tìm chỗ trú ẩn vừa cho ta thấy nỗi lo miếng cơm manh áo nhọc nhằn biết bao, nhiều lúc nó buộc con người phải liều lĩnh; vừa cho thấy sức mạnh và nghị lực của con người: vì sự sống họ sẵn sàng chấp nhận và vượt lên hoàn cảnh. Chiếc thuyền trong giông bão là biểu tượng cho con người nhỏ bé mong manh nhưng cũng thật mạnh mẽ, bền bỉ. 5. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề: Câu hỏi: Em hãy nêu khái quát chủ đề tác phẩm ? Yêu cầu cần đạt: Tác phẩm là những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 + Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình gian nan vất vả, người nghệ sĩ phải có tâm huyết và sự đam mê. Nghệ thuật chân chính phải luôn vì cuộc đời, luôn gắn với cuộc đời. + Cuộc đời không hề đơn giản mà luôn tồn tại những nghịch lý. Phải có cái nhìn đa dạng nhiều chiều và sự tỉnh táo độ lượng mới hiểu và thấy được bản chất tốt đẹp của con người. III. Tổng kết: Câu hỏi: Nêu những đặc sắc về nghệ thuật ? Qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, tác giả đã đề cập đến những vấn đề phức tạp nào trong cuộc sống ? Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi đến người đọc vấn đề gì ? 1. Nghệ thuật: - Nghệ thuật xây dưng tình huống truyện - Nghệ thuật xây dựng và khắc hoạ chân dung nhân vật - Xây dựng những hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa hàm súc sâu sa. - Giọng điệu chiêm nghiệm suy tư phù hợp với nhận thức. - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, gần gũi mà đầy ám ảnh. 2. Nội dung : Truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa” đặt ra nhiều vấn đề phức tạp trong cuộc sống: + Cái đói nghèo lạc hậu và những phong tục cổ hủ đã khiến con người trở nên tăm tối, độc ác. Cái ác đang đẩy con người đến sự tha hoá và chính nó đang huỷ hoại cuộc sống này. + Nỗi lo âu, trăn trở, day dứt cho số phận mỏng manh của con người trước bão tố thiên nhiên và sóng gió của cuộc đời của nhà văn. Hành trình của gia đình hàng chài kia vẫn tiềm ẩn những nguy cơ: Đứa con yêu mẹ sẵn sàng chống trả bố bảo vệ mẹ, giấu dao găm tìm cơ hội trả thù, đứa con nhiễm tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 ác của bố và có thể cũng như bố của mình; những trận đòn tàn khốc có thể làm người mẹ kia gục ngã bất cứ lúc nào; người con gái miền biển có tấm lòng bao dung nhân hậu kia có thể có số phận giống người mẹ của mình. + Mong muốn xã hội hãy quan tâm đến số phận mỗi con người trong xã hội, nhất là số phận những con người vì cuộc sống mưu sinh phải sống tách rời khỏi đời sống cộng đồng. + Thể hiện niềm tin tưởng của nhà văn đối với sức sống dẻo dai và vẻ đẹp tâm hồn tiềm ẩn trong mỗi con người. + Người nghệ sĩ không thể giản đơn khi nhìn nhận cuộc sống và con người. Củng cố: Học sinh nắm được những thông điệp mang tính triết lý, mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc về nghệ thuật và cuộc sống qua lối viết ngắn gọn, hàm súc mà đầy dư ba của Nguyễn Minh Châu. Câu hỏi tự luận(về nhà): Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong tác phẩm để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất ? 2. GIẢI THÍCH THIẾT KẾ: Tác phẩm văn chương luôn hàm chứa những tầng ý nghĩa sâu sa. Mục đích của giáo viên là giúp học sinh phát hiện chiều sâu các tầng ý nghĩa đó. Qua tác phẩm văn chương, học sinh có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều về con người và cuộc sống; để từ đó phát hiện ra bản chất và chân lý đời sống, từ đó học sinh hình thành và phát triển nhân cách về tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ. Như vậy dạy tác phẩm văn chương chính là dạy nội dung ý nghĩa nhân sinh - dạy học sinh nhân cách làm người. Vì vậy thiết kế dạy học tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa” ở phần trên được trình bày theo trình tự chiếm lĩnh nội dung các tầng ý nghĩa nhân sinh. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn, nhưng có dung lượng khá dài và chứa nhiều tầng ý nghĩa, nên với thời gian 90 phút dạy trên lớp thì khó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 có thể khai thác rộng và sâu các tầng ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm, cũng như những nét đặc sắc về nghệ thuật. Vì vậy nên chúng tôi mạnh dạn phối hợp hai biện pháp phân tích và thảo luận trong quá trình giảng dạy. Bởi nếu chỉ phân tích, học sinh sẽ tiếp thu thụ động mà không có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế đời sống. Còn nếu chỉ cho học sinh trao đổi thảo luận thì dù phát huy được tính tích cực, tự lực và sự tự tin ở học sinh nhưng thời gian hạn chế; học sinh sẽ không hiểu sâu, hiểu rộng vấn đề. Hai phương pháp trên có những ưu điểm và nhược điểm nhất định; nhưng với việc kết hợp hai phương pháp với mục đích phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của từng phương pháp để đạt được mục đích chính của giờ dạy học tác phẩm văn chương. Giáo án được thiết kế theo trình tự lôgíc của truyện. Thông qua hệ thống câu hỏi tái hiện, gợi mở, nêu vấn đề trong mỗi phần; giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận để giúp học sinh thấy được những chiêm nghiệm mang tính triết lý về nghệ thuật và cuộc sống mà tác giả muốn gửi đến người đọc, cũng như thấy được các tầng ý nghĩa của truyện. Qua đó ta thấy được tấm lòng tác giả. 3. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN THIẾT KẾ: Phần chung của thực hiện thiết kế: Để giúp học học sinh vận dụng phương pháp phân tích và thảo luận trong việc tìm hiểu các tầng ý nghĩa nhân sinh của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” trong quá trình dạy học đạt kết quả cao, yêu cầu giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị tốt ba giai đoạn sau: * Giai đoạn chuẩn bị ở nhà: Đây là khâu quan trọng trong quá trình dạy học, bởi nếu không chuẩn bị tốt thì cả giáo viên và học sinh đều không có một tâm thế cần thiết khi bước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 vào tiết học. Giai đoạn này có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại, cũng như hiệu quả chất lượng của giờ dạy học tác phẩm văn chương. Giai đoạn này gồm các bước sau: - Đối với người dạy: Phải chuẩn bị bài chu đáo và phải chọn được những kiến thức cơ bản, trọng tâm để xây dựng hệ thống câu hỏi phục vụ cho quá trình phân tích và thảo luận trên lớp. Phải đặt ra những câu hỏi gây được sự hứng thú có tác dụng định hướng cho các em chú ý vào tác phẩm. Đồng thời đặt ra vấn đề khoa học đòi hỏi các em phải suy nghĩ tìm tòi, phân tích giải thích, lý giải và thảo luận trên cơ sở hiểu biết của bản thân. Câu hỏi chuẩn bị bài vừa phải khêu gợi được hứng thú, vừa hướng các em đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm để tìm ra những trung tâm thẩm mỹ, vừa có tác dụng chuẩn bị cho sự khám phá của giáo viên và học sinh trên lớp. GS. Phan Trọng Luận [25, 180]đã đưa ra những yêu cầu: + Câu hỏi phải vạch ra được “hoặc định hướng”vào mối liên hệ hữu cơ giữa những yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của bài văn. + Câu hỏi phải mang tính hệ thống liên tục. + Câu hỏi phải sát hợp với tác phẩm và khêu gợi được hứng thú của học sinh, khêu gợi được tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ trong học sinh. + Câu hỏi phải vừa sức với học sinh và có khả năng gợi vấn đề suy nghĩ tìm tòi sáng tạo cho học sinh. - Đối với người học: Phải đọc kỹ tác phẩm và trả lời câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài để khơi gợi hứng thú và có những ấn tượng và cảm xúc ban đầu về tác phẩm. Phản ứng nhanh và có chính kiến rõ ràng về những vấn đề mà giáo viên và bài học đặt ra. Phải thực sự có nhu cầu học tập, coi học tập là một niềm vui lớn. * Giai đoạn lên lớp : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Đây là giai đoạn thực hiện những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng ở nhà. Yêu cầu của giai đoạn này là phải có sự hợp tác chặt chẽ và cởi mở giữa giáo viên và học sinh. - Đối với người dạy: Nắm vững tác phẩm, bố trí thời gian hợp lý. Giáo viên tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình phân tích và thảo luận; chủ động trong việc dự đoán và xử lý kịp thời tình huống nảy sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm của học sinh. Phải tạo được bầu không khí văn chương cho tiết dạy. Khơi gợi được cảm hứng và lòng say mê văn học ở học sinh. Khuyến khích học sinh phát biểu và thảo luận để xây dựng bài. Tôn trọng suy nghĩ của học sinh; uốn nắn những suy lệch lạc, thiếu căn cứ khoa học. Định hướng một cách khéo léo hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận để phát hiện ra các tầng ý nghĩa nhân sinh và nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. - Đối với người học: Tự tin, chủ động, cởi mở, tham gia một cách nhiệt tình và nghiêm túc vào các yêu cầu mà giáo viên và bài học đặt ra trên cơ sở định hướng của giáo viên. Mạnh dạn đưa ra những băn khoăn thắc mắc và những nhận định, đánh giá của riêng mình về tình huống trong bài. Mọi ý kiến của học sinh phải dựa trên cơ sở khoa học, trên văn bản và kinh nghiệm sống của bản thân. * Giai đoạn sau tiết học (củng cố bài và giao bài tập về nhà): Củng cố bài là khâu quan trọng không thể thiếu trong mỗi bài học, nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh - Đối với người dạy: Khắc sâu nội dung kiến thức cơ bản vừa tìm hiểu bằng cách ra câu hỏi thảo luận về chiều sâu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, hoặc làm kiểm tra khảo sát bằng một bài viết ngắn (Trắc nghiệm)với thời gian 10 phút cuối tiết học. Có thể cho học sinh về nhà làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 bài tự luận ngắn độ 15 dòng cảm nhận về một nhân vật hoặc đưa ra tình huống thực tế để học sinh đưa ra hướng giải quyết. - Đối với người học: Nắm được những đánh giá khái quát về chiều sâu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nêu lên những cảm nhận, đánh giá chủ quan của riêng mình về một nhân vật hoặc cách xử lý tình huống trong thực tế. Ba giai đoạn trên giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của tiết học. Phần cụ thể hƣớng dẫn học sinh vận dụng phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp thảo luận tìm hiểu các tầng ý nghĩa nhân sinh của truyện: * Định hướng phân tích và thảo luận: Truyện ngắn có dung lượng ngắn gọn, hàm xúc. Nó phản ánh cuộc sống theo chiều sâu. Vì vậy dạy học truyện ngắn không hề đơn giản. Đặc biệt với truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn có nhiều tầng ý nghĩa và có dung lượng khá dài. Với 90 phút, nếu giáo viên khai thác rộng sẽ không sâu, ngược lại nếu chỉ đi sâu một số nội dung trọng tâm sẽ dễ phá vỡ tính chỉnh thể của tác phẩm và dễ trượt ra ngoài ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy việc định hướng trước khi dạy học là điều kiện cần thiết không thể bỏ qua. Để dạy hết một lượng kiến thức lớn trong thời gian có hạn, chúng tôi sử dụng kết hợp hai phương pháp: phân tích và thảo luận. Để vận dụng hai phương pháp này một cách hài hoà và đạt được kết quả cao cần có sự định hướng trong dạy học. Định hướng dạy học tác phẩm văn chương là một quá trình bao gồm cả định hướng dạy của giáo viên và định hướng học của học sinh. - Định hướng dạy của giáo viên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Giáo viên cần định hướng soạn giáo án theo mục đích, yêu cầu của bộ môn, theo đặc trưng của loại thể và thời lượng cho phép của chương trình; cũng như việc lựa chọn biện pháp, cách thức lên lớp để đạt yêu cầu đề ra. Điều quan trọng hơn là phải định hướng được phương pháp dạy học, bởi đó là con đường ngắn nhất để đi đến việc chiếm lĩnh nội dung tác phẩm văn chương. + Định hướng phân tích: Cần lựa chọn yếu tố để phân tích như xác định những chi tiết đặc sắc, những hình ảnh mang tính biểu tượng thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Kết hợp phân tích với bình giảng để phát hiện, đánh giá cái hay, cái đẹp về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. + Định hướng thảo luận: Giáo viên sử dụng câu hỏi nêu vấn đề để học sinh thảo luận một cách công bằng dân chủ, giúp các em tự phát hiện ra chân lý làm giờ học sôi nổi. Những kết luận mà giáo viên đưa ra phải có sức thuyết phục và được học sinh tự công nhận bằng chính những suy nghĩ và cảm nhận của mình, tránh sự áp đặt. + Định hướng hệ thống câu hỏi phân tích và thảo luận: Giáo viên có thể linh hoạt sử dụng câu hỏi tái hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề để:  Giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đã học hoặc khái quát, hệ thống hoá kiến thức. Từng bước giúp học sinh tìm hiểu, phát hiện đề tài, chủ đề của tác phẩm.  Giúp học sinh phát hiện, phân tích và đánh giá tác phẩm về nội dung và nghệ thuật. Nâng cao năng lực tự nghiên cứu và khả năng sáng tạo ở học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.  Giúp học sinh dựa trên những hiểu biết của chính mình tự đánh giá, suy nghĩ , thảo luận để tìm ra chân lý. - Định hướng học của học sinh: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 + Định hướng chuẩn bị bài: Đọc kỹ văn bản, trả lời câu hỏi chuẩn bị bài, đề xuất những thắc mắc của bản thân (nếu có). + Định hướng học tập trên lớp qua việc tham gia vào quá trình phân tích và thảo luận: Ghi chép bài. Năng động linh hoạt trong việc trả lời câu hỏi và những tình huống cụ thể đặt ra trong giờ học. Chủ động tiếp thu kiến thức qua việc phát biểu, thảo luận bày tỏ quan điểm và hiểu biết của mình. + Định hướng liên hệ, vận dụng sau khi học tác phẩm: * Lựa chọn câu hỏi phân tích: - Tìm kết cấu và bố cục của tác phẩm ? Đặt tiêu đề cho mỗi phần truyện ? - Phát hiện tình huống truyện và gọi tên tình huống đó - Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nào nêu bật chủ đề tác phẩm ? - Giải thích ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” ? - Qua 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng, tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì về cuộc sống, con người, mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật? - Sức mạnh nào thúc đẩy người phụ nữ sống trong một gia đình khá giả trên phố chấp nhận lấy người chồng hàng chài và sống cuộc sống vất vả khó nhọc ? - Trong lời tâm sự của người đàn bà làng chài, có những câu rất sâu sắc. Đó là những câu nào? Những câu nói đó gợi cho em những suy nghĩ và tình cảm gì ? * Lựa chọn câu hỏi thảo luận: Giáo viên có thể chia học sinh trong lớp thành từng nhóm; căn cứ vào nội dung, mục đích, yêu cầu của bài học nêu ra những câu hỏi có vấn đề cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 học sinh từng nhóm thảo luận và ghi lại bằng biên bản. Sau đó cử đại diện mỗi nhóm trình bày quan điểm của mình về vấn đề đặt ra. Sau đó các nhóm thảo luận và đi tới cách đánh giá thống nhất. Tuy nhiên cũng có thể cho học sinh tự trình bày quan điểm của mình trước lớp, để các học sinh khác cùng tranh luận và đưa ra cách hiểu thống nhất. Có thể lựa chọn các câu hỏi sau: - Tại sao nhà văn lại đặt tên cho tác phẩm của mình là “Chiếc thuyền ngoài xa”? Có thể đặt cho tác phẩm một tiêu đề khác không ? Vì sao ? - Có bạn cho rằng: Người chồng trở nên hung bạo thế là tại người vợ. Em có đồng tình với ý kiến trên không ? Vì sao ? - Theo em ai là người có lỗi trong bi kịch gia đình xảy ra thường xuyên trong gia đình hàng chài trong truyện ? Lý giải vì sao ? - Nhà văn muốn nói gì khi sắp đặt bên cạnh người mẹ là cô con gái xinh đẹp, bên cạnh người cha là chú bé Phác ngang bướng ? Nhà văn muốn gửi đến người đọc vấn đề gì qua hình ảnh chú bé Phác và người chị gái của Phác ? - Qua việc xây dựng nhân vật Đẩu, tác giả muốn gửi tới người đọc điều gì ? Nếu là nhân vật này em sẽ xử lý và giải quyết vấn đề như thế nào ? Em có suy nghĩ gì về cách giải quyết của nhân vật Đẩu ? Theo em cần phải làm gì để chấm dứt nạn bạo hành trong gia đình ? - Qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, tác giả đã đề cập đến những vấn đề phức tạp nào trong cuộc sống ? * Tổng kết việc phân tích và thảo luận: Việc giảng dạy một truyện ngắn ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa nhân sinh trong thời gian 90 phút là không dễ. Bởi vậy trong dạy học truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa”người giáo viên phải sáng suốt, linh hoạt khi sử dụng những phương pháp tích cực (với hệ thống câu hỏi tái hiện, gợi mở, nêu vấn đề, khái quát vấn đề) dẫn dắt học sinh tìm hiểu các tầng ý nghĩa nhân sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 một cách nhanh nhất, có chiều sâu và bề rộng, đặt trong mối liên hệ với cuộc sống đời thường; để từ đó giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách. Song muốn đạt được mục đích, người giáo viên cần phải có sự định hướng về nội dung và phương pháp dạy học trong quá trình dạy học, cũng như phải có sự lựa chọn những câu hỏi phân tích và thảo luận (nên đi vào những câu hỏi chính thể hiện nội dung tác phẩm và ý tưởng của tác giả, cũng như thể hiện được những cảm nhận, cảm xúc riêng của học sinh về thiên nhiên, cuộc sống và con người). Tránh những câu hỏi vụn vặt có xu hướng xé lẻ tác phẩm. Tuy nhiên: Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể nghệ thuật mở, nên không chỉ có một cách hiểu, không chỉ có một con đường để đi tới đích. Để chiếm lĩnh một tác phẩm, một thế giới nghệ thuật ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa sâu sa có hàng nghìn con đường khác nhau. Từ thực tế đó việc chúng tôi kết hợp hai phương pháp: phân tích và thảo luận trong dạy học tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa”được trình bày ở trên chỉ là ý kiến chủ quan về một hướng tiếp cận mới: Dạy học các tầng ý nghĩa nhân sinh trong tác phẩm văn chương. Đây không phải là con đường duy nhất, là hình thức bắt buộc khi giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa” nói riêng. Mỗi giáo viên đều có quyền lựa chọn và sử dụng sáng tạo linh hoạt mọi phương pháp, biện pháp, cách thức tuỳ theo từng đối tượng học sinh để đi đến đích cuối cùng: Thực hiện tốt mục đích, yêu cầu bài học - Giáo dục nhân cách học sinh. 3.3. Tự đánh giá về những ƣu điểm và bất cập của thiết kế: Thiết kế trên đã được dạy thực nghiệm ở lớp 12a1 và lớp 12a8 tại trường THPT Ngô Quyền-TP Thái Nguyên. Qua quá trình giảng dạy thực nghiệm chúng tôi tự đánh giá thấy thiết kế trên có một số ưu điểm cũng như một số bất cập sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 * Ưu điểm: - Bản thân tác phẩm có sức hấp dẫn với học sinh, bởi các tình tiết sự kiện, ngôn ngữ gần với đời thường kết hợp phương pháp dạy học hiện đại sẽ tạo ra những hứng thú giữa người dạy và người học góp phần tạo nên hiệu quả của giờ học. - Việc kết hợp giữa phương pháp phân tích và thảo luận trong việc tìm hiểu những vấn đề thời sự của cuộc sống qua các hình tượng, các chi tiết nghệ thuật tạo điều kiện cho học sinh có thời gian suy nghĩ độc lập và vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của mình về cuộc sống; tranh luận, phát biểu chính kiến của mình về cách nhìn nhận con người, cuộc sống và có cách giải quyết vấn đề hợp với hoàn cảnh, với chuẩn mực đạo đức. Để từ đó có cái nhìn, cách đánh giá mới, những phát hiện mới về con người, cuộc sống, và đặc biệt có cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế cuộc sống. Giáo viên không chỉ là người truyền thụ kinh nghiệm và hiểu biết của mình đến với học sinh, mà là người tổ chức, hướng dẫn, định hướng, khuyến khích học sinh suy nghĩ, phát hiện vấn đề, thảo luận những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Giáo viên có thông tin phản hồi về cảm xúc, quan niệm thẩm mỹ, quan niệm về cuộc sống và con người của học sinh. Từ đó giáo viên hiểu cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề ở học sinh để uốn nắn những hiểu biết sai, lệch lạc; hướng học sinh tập trung vào phân tích và thảo luận vấn đề trung tâm của tác phẩm. Thiết kế được triển khai theo trình tự logic của truyện phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh với hệ thống câu hỏi phân tích và thảo luận gần với thực tế đời sống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; khơi dậy trí tò mò, nhu cầu khám phá, lòng ham hiểu biết tạo nên sự hứng thú, niềm đam mê ở học sinh. Từ đó hướng học sinh dần dần đi vào chiếm lĩnh chiều sâu các tầng ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm một cách dễ dàng, thuận lợi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 * Nhược điểm: - Giáo viên sắp xếp dạy các phần và thời gian tổ chức thảo luận hợp lý mới phát huy được tính tích cực ở học sinh. - Học sinh chưa mạnh dạn tham gia tranh luận, phát biểu quan điểm và cảm nhận của mình, nên giờ học nhiều lúc còn trầm, chưa thực sự sôi nổi. Tuy nhiên lý thuyết và thực tế dù còn một khoảng cách đáng kể, nhưng không phải không thể vượt qua. Vì vậy người giáo viên phải luôn vận dụng linh hoạt, sáng tạo với từng đối tượng học sinh và trong từng tình huống cụ thể để đạt kết quả cao trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương. PHẦN KẾT LUẬN 1. Qúa trình dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường bao giờ cũng là một quá trình sư phạm có mục đích và được định hướng rõ rệt. Mục đích cuối cùng của dạy học tác phẩm văn chương là dạy nội dung ý nghĩa nhân sinh: Dạy học sinh cách nhìn nhận con người và cuộc sống, để từ đó hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. 2. Dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, từ những chiêm nghiệm về nghệ thuật và cuộc sống mang tính triết lý của Nguyễn Minh Châu - người giáo viên chú ý hướng học sinh đi sâu vào khai thác các tầng ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm để thấy được chiều sâu về nội dung và nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của ông. Đó là: - Nỗi lo âu trăn trở của nhà văn trước hiện thực cuộc sống: + Cái đói nghèo, lạc hậu và những phong tục cổ hủ đẩy con người đến chỗ tha hoá. + Cách làm việc nguyên tắc cứng nhắc, máy móc của tệ quan liêu bao cấp trong xã hội trước thời kỳ đổi mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 + Số phận mỗi con người, mỗi gia đình vô cùng nhỏ bé, mong manh trước bão tố của thiên nhiên và cuộc đời. Đồng thời tác giả còn dự báo những nguy cơ xã hội còn tiềm ẩn dẫu chiến tranh đã lùi xa. - Thể hiện tấm lòng của nhà văn với con người: + Sự thấu hiểu, cảm thông và tình yêu thương đối với những con người lao động lam lũ, đói nghèo. + Niềm tin tưởng của nhà văn đối với sức sống dẻo dai và vẻ đẹp tâm hồn tiềm ẩn trong mỗi con người. 3. Dạy học tác phẩm văn chương-đặc biệt là dạy học một tác phẩm đương đại như tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”- một tác phẩm có nhiều cách tân về thể loại, về cách nhìn nhận con người và cuộc sống, một tác phẩm không dễ dạy, không dễ tiếp nhận. Nên việc định hướng về nội dung và phương pháp dạy học là rất cần thiết. Trong luận văn chúng tôi đề xuất kết hợp một số phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại và phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh lớp 12; đó là kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống (phương pháp phân tích) và phương pháp dạy học hiện đại (phương pháp thảo luận) để có thể hiểu các tầng ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm theo chiều sâu và có bề rộng. Học sinh có thể tự bộc lộ và giải đáp những thắc mắc của mình, và tự đề xuất cách giải quyết một vấn đề thực tế một cách thoả đáng. Để giờ học sôi nổi, giáo viên phải biết cách lựa chọn câu hỏi phân tích và câu hỏi thảo luận để phát huy khả năng độc lập sáng tạo trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề của học sinh, để học sinh tự đào tạo, tự giáo dục, tự phát triển nhân cách. Việc áp dụng hai phương pháp đó phải được thực hiện trong cả quá trình dạy học đối với cả giáo viên và học sinh thì mới đạt hiệu quả cao nhất. Song việc tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm ở những bình diện và phương pháp tiếp cận mới còn nhiều hứa hẹn. Trên đây chúng tôi chỉ đề xuất một cách tiếp cận mới ở một góc độ mới, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 mới về phương pháp dạy học văn theo phương pháp mới trong các nhà trường phổ thông hiện nay, nhằm tạo ra hiệu quả tối ưu của một giờ giảng văn: vừa tôn trọng cảm thụ chủ quan, vừa phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân học sinh và khả năng giải quyết một vấn đề thực tế của học sinh. 4. Bài thiết kế dạy học truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa”đã khẳng định tính khả thi của những đề xuất về việc kết hợp hai phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại trong quá trình dạy họcở trên. Tuy nhiên những kết quả thực nghiệm mới chỉ là bước đầu mang tính chất gợi mở một quá trình suy nghĩ, rút kinh nghiệm qua hoạt động dạy học của mỗi giáo viên. Bởi để thực hiện tốt yêu cầu mục đích nhiệm vụ giảng dạy: dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường cần phải có thời gian và cả sự miệt mài sáng tạo của mỗi giáo viên. -Do điều kiện và thời gian có hạn, do trình độ còn hạn chế, tôi rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô, sự đóng góp ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Minh Châu toàn tập - tập 1 (Tiểu thuyết), NXB Văn học, H, 2001. 2.. Nguyễn Minh Châu toàn tập - tập 2 (Tiểu thuyết), NXB Văn học, H, 2001. 3. Nguyễn Minh Châu toàn tập - tập 3 (Truyện ngắn), NXB Văn học, H, 2001. 4. Nguyễn Minh Châu toàn tập - tập 4(Bút ký), NXB Văn học, H, 2001. 5. Nguyễn Minh Châu toàn tập - tập 5(phê bình tiểu luận), NXB Văn học, H, 2001. 6. Nguyễn Văn Đạm: Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, NXB Văn hoá thông tin, H, 1999. 7. Đinh Văn Đoàn: Vận dụng quan điểm dạy học phát triển trí thông minh của học sinh vào dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu”(Luận văn thạc sĩ khoa học), ĐHSF Hà Nội, 2002. 8. Hà Minh Đức : Văn học cần hướng thiện và hoàn thiện nhân cách con người. Báo Văn nghệ số 10, 1993. 9. Long Văn Điền, Nguyễn Văn Minh: Từ điển văn liệu, NXB Hà Nội, 1999. 10. Ngô Thị Thu Hà : Những biện pháp hướng dẫn học sinh nhận dạng và phân tích, bình luận giá trị nghệ thuật và nội dung của biểu tượng trong tác phẩm trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở trường trung học, Luận văn thạc sĩ khoa ngữ văn ĐHSF I Hà Nội, 2003. 11. Nguyễn Trọng Hoàn: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, H, 2002. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 12. Nguyễn Trọng Hoàn (Giới thiệu và tuyển chọn): Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, H, 2002. 13. Trần Bá Hoành: Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB ĐHSF, H, 2007. 14. Nguyễn Thanh Hùng : Văn học tầm nhìn và biến đổi, NXB Văn học, H, 1996. 15. Nguyễn Thanh Hùng : Giáo án giảng văn- Sự đồng hoá kiến thức tổng hợp của người giáo viên, Nghiên cứu giáo dục- số 10/2000. 16. Nguyễn Thanh Hùng : Văn học và nhân cách, NXB Văn học, H, 1994. 17. Nguyễn Thanh Hƣơng : Dạy học văn ở trường phổ thông, NXB ĐHQG, H, 2001. 18. Đặng Hiển: Dạy học văn theo hướng phát triển tư duy, Tạp chí nghiên cứu giáo dục 1/1997. 19. Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế : Từ điển từ nguyên giải nghĩa, NXB Văn hoá dân tộc, H, 1998. 20. Nguyễn Khải: Hãy nhìn sự chuyển hoá văn học với đôi mắt thưởng thức và thái độ khoan dung, Tạp chí văn học số 4/1995 21. Tôn Phƣơng Lan: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB Khoa học xã hội, H, 1999. 22. Tôn Phƣơng Lan (Sưu tầm, biên soạn và giới thiệu): Nguyễn Minh Châu- con người và tác phẩm, NXB Hội nhà văn, H, 1991. 23. Phan Trọng Luận: Văn học giáo dục thế kỷ XXI, NXB ĐH Quốc gia, H, 2003. 24. Phan Trọng Luận: Văn chương bạn đọc sáng tạo, NXB ĐHQG, H, 2003. 25. Phan Trọng Luận(Chủ biên): Phương pháp dạy học văn, tập I, NXB ĐHQG, H, 1996. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 26. Nguyễn Đăng Mạnh: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Văn học, H, 1998. 27. Mai Xuân Miên: Định hướng tiếp nhận của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT, Luận án tiến sĩ khoa học, ĐHSF, H, 2000. 28. Nguyễn Thị Ngân: “Con đường phát huy năng lực nhận thức sáng tạo của học sinh trong học văn”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 7/1999. 29. Phạm Duy Nghĩa: Cảm hứng nhân văn trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Luận văn thạc sĩ , 2002. 30. Lê Trung Thành: “Các loại tình huống có vấn đề trong dạy học tác phẩm văn chương”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 8/1999 31. Trần Thị Bích Trà : “Một số trao đổi về học hợp tác ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục số 146-9/2006. 32. Trần Đình Sử (Chủ biên): Giáo trình lý luận văn học tập II, NXB ĐHSF,H, 2007. 33. Nguyễn Trọng Sửu: “Dạy học nhóm – Phương pháp dạy học tích cực”, Tạp chí giáo dục số 171-9/1997. 34. Trần Đăng Xuyền: Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK 12 môn Ngữ văn, NXB GD, H, 2008. 35. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội: Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, NXB GD, H, 2001. 36. Nguyễn Huy Quát: Nâng cao năng lực đổi mới phương pháp dạy học văn, ĐHSF Thái Nguyên, 2004. 37. Từ điển văn học, NXB Khoa học xã hội, H, 1982. 38. Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, H, 1997. 39. Ngữ văn 12, Bộ 1, Tập 2, SGK, NXBGD, 2005 40. Ngữ văn 12, Bộ 1, Tập 2, SGV, NXB GD, 2005 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 41. Ngữ văn 12, Bộ 2, Tập2, SGK, NXB GD, 2005. 42. Ngữ văn 12, Bộ 2, Tập 2, SGV, NXB GD, 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_SP_VH_HTHM.pdf
Tài liệu liên quan