HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN (1975 - 2005)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
1. Lí do chọn đề tài
Huyện Ba Bể (tức Chợ Rã cũ) là một trong những huyện miền núi vùng cao
của tỉnh Bắc Kạn, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, có truyền thống chống
ngoại xâm oanh liệt. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, đồng bào các dân tộc
huyện Ba Bể luôn đoàn kết chặt chẽ bên nhau trong lao động sản xuất, trong xây
dựng cuộc sống cũng như trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm góp phần quan
trọng vào sự phát triển chung của đất nước.Với những thành tích to lớn mà Đảng bộ
và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã giành được, Đảng và Nhà nước ta đã phong
tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân cho huyện Ba Bể và 6 xã.
Trong thời kì vận động Cách mạng Tháng Tám, Ba Bể là một trong những
huyện có cơ sở, phong trào cách mạng sớm, là huyện thành lập được chính quyền
cách mạng cấp huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn, Ba Bể đã đập tan các cuộc tiến công
của phát xít Nhật vào vùng giải phóng, giữ vững chính quyền cách mạng, bảo vệ an
toàn cuộc hành trình của lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Cao Bằng qua Ba Bể về Tân Trào
(Sơn Dương, Tuyên Quang) để chỉ đạo cuộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ.
Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đảng bộ huyện Ba Bể ra đời đã lãnh đạo
nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc kháng chiến kiến quốc của Đảng; bảo vệ và
giải phóng quê hương, đập tan các cuộc hành quân xâm lược của thực dân Pháp,
góp phần vào giải phóng Bắc Kạn; là hậu phương kháng chiến, nhân dân các dân
tộc huyện Ba Bể đã tiến hành cuộc vận động tiễu phỉ, củng cố chính quyền, đẩy
mạnh sản xuất, phát triển văn hoá giáo dục, ra sức đóng góp sức người, sức của cho
cuộc kháng chiến của dân tộc đi đến thắng lợi.
Phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng của mình, Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc huyện Ba Bể ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, đóng góp
sức người, sức của vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước,
huyện Ba Bể đã và đang nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Từ năm 1975 - 2005, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân phát huy thắng lợi,
khắc phục khó khăn tiếp tục vươn lên giành những thắng lợi mới. Những năm
1975-1978, huyện Ba Bể đã ra sức phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, ổn định đời
sống, giữ vững trị an xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Từ 1979-1996, sáp nhập
vào tỉnh Cao Bằng, huyện Ba Bể đã làm tốt nhiệm vụ hậu cứ trong chiến tranh bảo
vệ biên giới phía Bắc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng, giành được nhiều thắng lợi, góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất
và văn hoá tinh thần của nhân dân. Tỉnh Bắc Kạn tái lập (cuối 1996), từ năm 1997
huyện Ba Bể tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, ra sức xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu
to lớn. Kể từ khi chia tách huyện (2003), huyện Ba Bể đã khơi dậy sức lao động
sáng tạo của nhân dân, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương, tranh thủ
mọi nguồn vốn từ các chương trình, dự án để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an
ninh quốc phòng, đạt được nhiều thành tựu mới.
Trải qua 30 năm (1975 - 2005), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, kinh tế -
xã hội huyện Ba Bể không ngừng phát triển, quê hương, con người đều đổi mới, đời
sống của nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao, trật tự xã hội, an ninh quốc
phòng được giữ vững. Đó là tiền đề quan trọng để huyện Ba Bể vươn lên tiếp tục
đạt được những thành tích to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, cùng đồng bào cả nước phấn đấu cho mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ
bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Việc nghiên cứu về huyện Ba Bể trong giai đoạn 1975 - 2005 là một việc làm
hết sức cần thiết, góp phần khẳng định các giá trị lịch sử, văn hoá, những thành tựu
to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã giành được trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đổi mới quê hương. Đồng thời qua việc
nghiên cứu về huyện Ba Bể giai đoạn 1975 - 2005 sẽ giúp ta thấy được những ưu
điểm để phát huy và những tồn tại để khắc phục cho xứng với tiềm năng và nguồn
lực vốn có của huyện Ba Bể.
Việc nghiên cứu về huyện Ba Bể trong giai đoạn 1975 - 2005 còn góp phần
cung cấp thêm cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, phục vụ cho công
tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống quý báu của huyện Ba Bể cho thế hệ trẻ.
Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đề tài: Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (1975 - 2005)
không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có cả những ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Vì thế, tôi đã chọn vấn đề: “Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (1975 - 2005)” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
.
1
7
CHưƠNG 1: KHÁI QUÁT HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN TRƯỚC NĂM 1975 .7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.2. Dân tộc và truyền thống đấu tranh cách mạng
.
7
10
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội trước năm 1975 . 14
CHưƠNG 2: HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN TRONG GIAI ĐOẠN 1975 - 1985 . 23
2.1. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng (1975 -
1978) 23
2.2. Sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng, ra sức bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội
(1979 - 1985) 34
2.2.1. Trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
.
34
2.2.2. Ra sức phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng . .36
CHưƠNG 3: HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986 -2005)
.
48
3.1. Bước đầu tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội (1986 - 1990) 48
3.2. Đưa nền kinh tế - xã hội thoát ra khỏi khủng hoảng (1991 - 1996) 60
3.3. Tái lập tỉnh Bắc Kạn, huyện Ba Bể đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát
triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo (1997 - 2005) 70
3.3.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng
.
72
3.3.2. Phát triển kinh tế - xã hội . 73
3.3.3. Công cuộc xoá đói giảm nghèo
KẾT LUẬN
85
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
98
PHỤ LỤC .104
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2491 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (1975 - 2005), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh, đến năm học 2000 - 2001 có 51 điểm trường với 19.757 học sinh kể cả mẫu
giáo và phổ thông các cấp [77, tr.12]. Cơ sở vật chất nhà trường được đổi mới, có
đủ trang thiết bị cơ bản để phục vụ cho dạy và học. Tuy nhiên, đến năm học 2000 - 2001
huyện Ba Bể vẫn còn 109 lớp ghép tiểu học với 2.119 học sinh. Huyện đã xoá mù
chữ cho 1.685 người (1997 - 1998), đến cuối năm 1998, huyện đạt tiêu chuẩn xoá
mù chữ quốc gia trong toàn huyện [50, tr.3], những năm 1999 - 2000 công tác xoá
mù và nâng cao trình độ sau xoá mù tiếp tục được đẩy mạnh. Số xã được công nhận
đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học không ngừng tăng lên, năm 1997 là 12 xã,
đến năm 2000 đạt 26/26 xã và thị trấn trong toàn huyện. Công tác xã hội hoá giáo
dục có nhiều tiến bộ, bình quân cứ 10 người dân có 3 người đi học. Chất lượng giáo
dục và đào tạo từng bước được nâng cao, đội ngũ giáo viên được tăng cường về số
lượng và chất lượng. Phong trào thi đua phấn đấu đạt các danh hiệu: Giáo viên dạy
giỏi, học sinh giỏi các cấp ngày càng phát triển sâu rộng góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục. Trong 4 năm (1997 - 2000) học sinh giỏi các cấp có 349 em cấp
huyện, 10 em cấp tỉnh; giáo viên dạy giỏi các cấp có 121 cấp huyện và 21 cấp tỉnh
[14, tr.168]. Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong những năm 2001- 2002 có
bước phát triển mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục. Cơ sở vật
chất được nâng lên một bước, toàn huyện đến năm 2002 giảm được 10% số phòng
học nhà tạm tranh tre nâng tổng số phòng học được xây dựng từ cấp 4 trở lên 292
phòng đạt 45,63% kế hoạch. Toàn huyện có 48 trường phổ thông các cấp, trong đó
có 2 trường trung học phổ thông, với tổng số học sinh trong toàn huyện là 19.641 em.
Giáo dục Mầm non có 6 trường mẫu giáo với 1.711 cháu và 156 nhóm trẻ với
508 cháu, tỷ lệ huy động các cháu đến nhà trẻ mới đạt 10%. Toàn huyện có 1.098
giáo viên các cấp, chất lượng đội ngũ giáo viên không ngừng nâng lên từng bước
đạt chuẩn hoá quốc gia [79, tr.12]. Năm học 2004 - 2005, ngoài trường Trung học
phổ thông tại thị trấn, huyện Ba Bể bắt đầu có 4 lớp 10 tại cụm Quảng Khê, tỷ lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
80
huy động các cháu 5 tuổi vào học lớp mẫu giáo hàng năm đạt 96%, độ tuổi vào học
lớp 1 đạt 99%, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia 16/16 xã, thị
trấn [55, tr.3]. Tổng số lớp trong toàn huyện năm học 2005 - 2006 có 470 lớp với
tổng số 11.519 học sinh [56, tr.2].
Công tác y tế được củng cố, trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ có nhiều biến
chuyển. Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở tất cả các xã, chương
trình phòng chống sốt rét tiến hành trong nhiều năm, mỗi năm y tế huyện điều trị
hàng ngàn lượt bệnh nhân sốt rét, đến năm 2000 đã giảm hẳn. Công tác phòng
chống bệnh phong, đến tháng 10-2000, qua kiểm tra tổ chức y tế đã công nhận loại
trừ bệnh phong ra khỏi cộng đồng dân cư. Bệnh viện huyện đã khám trên 2.700
bệnh nhân mắt, mổ đục tinh thể đem lại ánh sáng cho nhiều người. Ngành y tế
huyện có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện các
chương trình bảo vệ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em - kế hoạch hoá gia đình và
chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2000 là 1,3 %, thấp hơn toàn tỉnh 0,21%.
Tuy nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trong toàn huyện đến năm 2000 vẫn còn cao, tới
13,8% [77, tr.13]. Công tác y tế, chăm lo sức khoẻ nhân dân được thực hiện ngày
càng tốt hơn. Năm 2001, các cơ sở y tế của huyện đã khám chữa bệnh cho gần
71.000 lượt người [78, tr.12] và trên 75.000 lượt năm 2002. Riêng năm 2002 huyện
tổ chức khám và điều trị miễn phí cho 7.489 lượt người, tổng kinh phí lên tới 209
triệu đồng [79, tr.13]. Hàng năm ngành y tế còn tổ chức thực hiện tốt các chương
trình y tế quốc gia. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên được kiềm chế, giảm từ 1,3% năm
2000 xuống còn 1,28% năm 2001, đến năm 2004 chỉ còn 1,0%. Tỷ lệ sinh con thứ 3
cũng giảm hẳn, chất lượng dân số được nâng lên. Năm 2005, ngành y tế huyện thực
hiện khám chữa bệnh cho hơn 49.680 lượt người, đạt 97% kế hoạch [45, tr12]. Các
chương trình y tế quốc gia hàng năm được triển khai sâu rộng, tiêm chủng mở rộng
cho trẻ em đạt 98,5%. Với chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, hàng
ngàn bà mẹ được khám thai, đông đảo chị em được uống viên sắt, vitamin A khi có
thai. Triển khai Nghị quyết 47 của Bộ Chính trị, Huyện uỷ chỉ đạo các cấp, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
81
ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, tập trung chỉ đạo
giảm sinh dân số tự nhiên xuống mức thấp nhất. Những hoạt động đó của ngành y tế
huyện Ba Bể nhằm thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh
phúc và phát triển bền vững.
Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao được thường xuyên duy trì, đạt được
những thành tích đáng khích lệ. Thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) về xây dựng
phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết
87/CP của chính phủ, Huyện Ba Bể thực hiện quản lý tốt các di tích lịch sử văn hoá,
danh lam thắng cảnh; đẩy mạnh xây dựng phong trào văn hoá, văn nghệ và thể thao.
Hàng năm, huyện tổ chức Hội xuân Ba Bể thu hút hàng ngàn khách trong và ngoài
huyện tham gia với nhiều hoạt động khơi dậy truyền thống bản sắc văn hoá các dân
tộc. Huyện còn tiến hành cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống
mới ở khu dân cƣ. Toàn huyện có 22 khu dân cư được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh Bắc Kạn cấp giấy chứng nhận tiên tiến cấp tỉnh, có 5.229 gia đình
văn hoá, trong đó có 862 gia đình văn hoá xuất sắc. Năm 2002, huyện Ba Bể đã
triển khai tốt phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư”.
Phong trào đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia, xuất hiện nhiều làng, hộ gia đình
và cá nhân tiêu biểu. Kết quả có 2 làng và 25 gia đình được tỉnh công nhận làng văn
hoá và gia đình văn hoá; 5 làng và 750 hộ gia đình được huyện công nhận làng văn
hoá và gia đình văn hoá [79, tr.14]. Hoạt động văn nghệ, thể thao diễn ra khá sôi nổi
nhân các ngày lễ lớn, Hội xuân Ba Bể và phục vụ lễ đón mừng Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân huyện và các xã; tham gia các đợt hội diễn trong tỉnh như thi
“Liên hoan tiếng hát truyền hình tỉnh Bắc Kạn” và trong Hội diễn nghệ thuật quần
chúng toàn tỉnh đạt 3 giải toàn đoàn và 2 giải cá nhân (2001) và giải C (2002).
Phong trào thể dục thể thao hoạt động khá mạnh ở khắp các cơ quan, trường học…
và mỗi năm thường tổ chức thi đấu giao hữu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông tại
huyện và tỉnh. Công tác văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong những năm
2003 - 2005 tiếp tục được đẩy mạnh. Về văn hoá, phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cƣ” tiếp tục đạt nhiều kết quả tốt. Trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
82
5 năm (2001-2005), toàn huyện có 2.797 gia đình và 37 làng được công nhận gia
đình, làng văn hoá cấp huyện, 4 làng đạt làng văn hoá cấp tỉnh và 2 làng được Bộ
Văn hoá Thông tin công nhận là làng văn hoá [35, tr.23-24]. Về thể dục thể thao,
năm 2005 huyện Ba Bể đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao lần thứ ba và
tham gia thi đấu tại Đại hội thể dục thể thao của tỉnh. Kết quả đã mang lại cho
huyện Ba Bể 13 huy chương các loại, đoàn huyện Ba Bể xếp thứ 5/25 đoàn tham dự.
Mạng lưới thông tin, liên lạc, Phát thanh - truyền hình và báo chí trong toàn
huyện đến năm 2000 được mở rộng tạo nên những chuyển biến chính trị tư tưởng,
nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của nhân dân trong huyện. Năm 2001 huyện
có thêm 3 điểm bưu điện văn hoá xã, 25/26 xã, thị trấn có thư, báo trong ngày, lắp
đặt 105 máy đàm thoại [78, tr.15]. Năm 2002 có 100% số xã có thư báo trong ngày,
16/26 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã, 15 xã có điện thoại đến trung tâm
xã, mạng lưới viễn thông được đầu tư, nâng cấp, số thuê bao lắp đặt 553 máy,
doanh thu đạt 700 triệu đồng bằng 64% kế hoạch [79, tr.16]. Toàn huyện đến năm
2002 có 3 trạm truyền thanh (thị trấn Chợ Rã, Khang Ninh và Cao Trĩ) và 5 trạm
phát lại truyền hình (thị trấn Chợ Rã, Quảng Khê, Cao Tân, Bộc Bố, Bằng Thành)
bước đầu đã đáp ứng nhu cầu thông tin và văn hoá tinh thần của nhân dân. Về công
tác thông tin, ngoài việc tổ chức các buổi thông tin thời sự chính trị trong nước, thế
giới, Huyện uỷ còn phối hợp với các cơ quan phát thanh truyền hình, các cấp các
ngành tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng, phản ánh kịp thời
tình hình chính trị - kinh tế, văn hoá - xã hội và an ninh quốc phòng ở địa phương.
Năm 2005, nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn, Huyện uỷ tăng cường chỉ đạo công tác
tuyên truyền tìm hiểu về Đảng, Hồ Chủ Tịch và về “60 năm Nước Cộng hoà xã hộ chủ
nghĩa Việt Nam”. Trong năm 2005, Đảng bộ còn tuyên truyền sâu rộng về Đại hội Đảng
các cấp nhiệm kì 2005-2010, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X.
Hoạt động thư viện của huyện từng bước đáp ứng được nhu cầu độc giả, năm 2001 mới
có 200 cuốn sách, phục vụ 1.320 lượt độc giả [78, tr.15], năm 2003 bổ sung trên 500
cuốn sách, phục vụ 500 lượt bạn đọc và cấp 150 thẻ thư viện góp phần nâng cao dân trí,
tìm kiếm thông tin khoa học kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống [80, tr.16].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
83
Về việc thực hiện các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, huyện Ba Bể tổ
chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách: Thương bệnh binh, gia đình
liệt sĩ, gia đình có công với nước. Huyện còn tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, xây dựng 2
nhà bia liệt sĩ ở Khang Ninh và Mỹ Phương. Các quỹ nhân đạo được xây dựng,
phong trào ủng hộ nhân dân tại các vùng bị thiên tai nghiêm trọng. Trong 4 năm
(1997 - 2000), số tiền ủng hộ đồng bào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền
Trung và Tây Nguyên bị bão lụt trên 171 triệu đồng và giúp đỡ đồng bào tại địa
phương bị lũ lụt gần 9 triệu đồng [14, tr.170-171].
Công tác trị an xã hội, an ninh quốc phòng, quân sự địa phương có nhiều
chuyển biến tích cực. Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị “Về chiến lƣợc an
ninh quốc gia”, công tác an ninh, quốc phòng ở địa phương được coi trọng, nhiệm
vụ tuyển quân hàng năm hoàn thành tốt. Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TU (25/11/1998)
của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ về bảo đảm công tác an ninh trật tự trong tình hình
mới, quán triệt Nghị quyết số 03-NQ/TU (14/1/1999) của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ về
nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự năm 1999, lực lượng công an phát động phong trào
thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” đã thu được nhiều kết quả, các vụ việc tiêu cực, vi
phạm pháp luật đã giảm hẳn. Năm 1999 số vụ tội phạm hình sự 71 vụ giảm 20 vụ so
với năm 1998, đồng thời củng cố được nhiều tổ an ninh, duy trì các cụm an ninh
liên hoàn. Lực lượng công an huyện Ba Bể đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ
an toàn các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh trên địa bàn. Lực
lượng công an huyện đã phối hợp với công an xã thực hiện tốt hai chương trình
quốc gia về phòng chống ma tuý, phòng chống tội phạm trên địa bàn huyện. Ngành
Công an còn chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ cho hơn 550 lượt công an viên
thôn bản, xây dựng 295 tổ an ninh nhân dân và tổ hoà giải, tổ chức ký cam kết
phòng chống ma tuý. Các xã Nghiên Loan, Công Bằng và Thị trấn là những đơn vị
3 năm liền được suy tôn điển hình tiên tiến thực hiện tốt phong trào quần chúng bảo
vệ an ninh Tổ quốc [14, tr.175]. Công tác trị an xã hội, an ninh quốc phòng, quân sự
địa phương luôn được giữ vững và ổn định. Thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính
trị về chiến lƣợc an ninh quốc gia và Nghị quyết 08 của Ban Chấp hành Trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
84
ƣơng (khoá IX) về chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được xây dựng và củng cố. Lực lượng công
an được củng cố, kiện toàn, làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện, kịp thời đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Công tác phòng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội được triển khai có hiệu quả. Lực lượng công an đã
điều tra, khám phá, khởi tố nhiều vụ phạm pháp hình sự, triệt phá các đường dây
buôn bán ma tuý, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, làm trong sạch địa bàn.
Về công tác quân sự địa phương và nhiệm vụ quốc phòng, huyện Ba Bể ra sức chỉ
đạo công tác xây dựng lực lượng, huấn luyện bộ đội, dân quân tự vệ, dự bị động
viên và diễn tập chiến đấu bảo vệ trị an và cảnh giác với mọi âm mưu của các thế
lực thù địch [14, tr.198-199]. Trong 4 năm (2001 - 2005), công an huyện đã điều
tra, khám phá 206/230 vụ việc phạm pháp hình sự, đạt tỷ lệ 89,5% trong đó khởi tố
114/130 vụ đạt tỷ lệ 87,6%, thu nhiều tang vật ma tuý và một số tài sản qua các vụ
án trị giá 215 triệu đồng. Huyện uỷ chỉ đạo thực hiện công tác huấn luyện quân sự
đúng chương trình kế hoạch. Đảng bộ quân sự huyện 4 năm liền đạt Đảng bộ trong
sạch vững mạnh [14, tr.214-215].
Trong công tác xây dựng Đảng, Huyện uỷ đề cao chất lượng hiệu quả làm việc
của các cấp uỷ. Đảng bộ huyện đã triển khai trong toàn Đảng bộ Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ƣơng và Chỉ thị 14 của Ban Bí thƣ về công tác
chỉnh đốn Đảng. Qua các cuộc vận động chỉnh đốn xây dựng Đảng, phương thức
lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng được đổi mới, mang lại hiệu quả thiết thực, chất
lượng đảng viên và năng lực lãnh đạo của các cơ sở Đảng có chuyển biến rõ rệt. Từ
năm 1997-2000, trong 4 năm Đảng bộ đã kết nạp 900 đảng viên mới [14, tr.175],
nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện lên 2.184 đồng chí, chiếm 3,1%
dân số. Về tổ chức, nâng 6 chi bộ lên thành Đảng bộ. Năm 2000 thành lập thêm
4 chi bộ trực thuộc, nâng tổng số tổ chức Đảng từ 47 lên 51 cơ sở. Số cơ sở Đảng
đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh qua các năm không ngừng tăng lên từ 31/45
chi, Đảng bộ (1997), đến năm 1998 có 38/47 cơ sở Đảng và năm 2000 có 45/51 cơ
sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh chiếm tỷ lệ 80,85% [14, tr.178]. Đảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
85
bộ huyện 4 năm liền (1997 - 2000) đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh và
được Tỉnh uỷ tặng cờ. Hoạt động của kiểm tra Đảng được quan tâm, tiến hành hàng
năm nhằm bảo đảm sự trong sạch vững mạnh của Đảng bộ.
Từ năm 2001 - 2002, Huyện uỷ tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng
chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII nhằm
nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức Đảng tạo sự thống nhất về ý chí và hành
động giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Cuộc vận động đã nâng cao một bước
chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng, toàn Đảng bộ từ năm 2001 không có tổ chức cơ
sở Đảng yếu kém; năm 2002 có 46 chi, Đảng bộ đạt tiêu chuẩn trong sạch vững
mạnh chiếm 88,5%. Trong 5 năm (2001-2005), Đảng bộ đã kết nạp 1.148 đảng
viên. Số đảng viên trong toàn Đảng bộ vào năm 2005 là 1.422 đồng chí [45, tr.16],
sinh hoạt trong 43 chi, Đảng bộ trực thuộc, tất cả các thôn bản trong huyện đến năm
2005 đều đã có đảng viên bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ lãnh đạo phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
Dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp
không ngừng được củng cố đã phát huy mạnh mẽ chức năng, nhiệm vụ của mình
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
3.3.3. Công cuộc xoá đói giảm nghèo
Huyện Ba Bể trước khi tách khu vực phía bắc để thành lập huyện Pác Nặm
(5.2003), trừ thị trấn Chợ Rã còn lại 26 xã đều là xã vùng cao, trong đó có 15 xã
(Cổ Linh, Xuân La, Giáo Hiệu, Công Bằng, Cao Tân, Cao Thượng, Nghiên Loan,
Bộc Bố, Nhạn Môn, An Thắng, Cao Trĩ, Bành Trạch, Phúc Lộc, Hoàng Trĩ và Đồng
Phúc) thuộc diện đặc biệt khó khăn được hưởng Chương trình 135 là Chương trình
hỗ trợ của nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng đặc biệt khó khăn.
Chương trình này bao gồm hai giai đoạn, giai đoạn 1 tiến hành từ năm 1998 - 2005,
chủ yếu xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Với Chương trình 135 đã giúp cho 15 xã đặc biệt khó khăn của huyện Ba Bể
từng bước giải quyết việc xây dựng cơ sở hạ tầng: Điện - Đường - Trường - Trạm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
86
riêng năm 2000, tổng số vốn Chương trình 135 đầu tư đạt 7,7 tỷ đồng, chủ yếu để
xây dựng trường học [6, tr.4].
Cùng đồng thời với việc thực hiện Chương trình 135, Đảng và Nhà nước ta đã
triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm ở miền
núi, vùng dân tộc, căn cứ địa cách mạng… Với huyện Ba Bể nói riêng, tỉnh Bắc
Kạn nói chung, Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm
(gọi tắt là Chương trình xoá đói giảm nghèo - việc làm) được tiến hành trong 2 giai
đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 1998 - 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 - 2005.
Chương trình xoá đói giảm nghèo ngoài hỗ trợ cho các đối tượng đặc biệt khó
khăn, thật sự đói nghèo, chủ yếu là đầu tư vốn để dân vay có nguồn vốn phát triển
kinh tế - xã hội với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm và các chính sách
chế độ ưu đãi, thực hiện chuyển giao khoa học kĩ thuật, giải quyết việc làm, tạo cho
họ tự xoá đói giảm nghèo. Do vậy, đối tượng được hưởng gồm những hộ người
nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.
Ba Bể là huyện có nguồn lực lao động và tiềm năng phát triển kinh tế, song
đến năm 1997, Ba Bể được coi là huyện có tỷ lệ số hộ đói nghèo cao nhất của tỉnh
Bắc Kạn (28%). Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là sự yếu kém về
cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội chậm phát triển; vấn đề xây dựng điện - đường -
trường - trạm ở huyện từ lâu đã thở thành vấn đề bức xúc; có một bộ phận cư dân
vùng cao còn duy trì lối sống du canh du cư, thiếu ổn định sản xuất; sản xuất nông
lâm nghiệp thì chậm chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng vật nuôi, kĩ thuật
canh tác lạc hậu… Từ thực tế đó, Đảng bộ và chính quyền các cấp huyện Ba Bể đã
quyết tâm thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, đổi mới kinh tế - xã hội, nâng
cao đời sống cho đồng bào các dân tộc.
Ngay từ khi tái lập tỉnh Bắc Kạn, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ Ba
Bể đã đặt mức phấn đấu tới năm 2000 giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 10 - 15%, bằng
mức phấn đấu của tỉnh (15%) [6, tr.2].
Trong năm 1997, huyện Ba Bể tiếp tục thực hiện xây dựng các công trình cơ
sở hạ tầng đang làm dở dang và xây dựng một số công trình mới nhằm từng bước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
87
khắc phục sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội,
nhất là trong các xã đặc biệt khó khăn. Đồng thời huyện Ba Bể đẩy mạnh thực hiện
các chính sách xã hội như cứu đói, hỗ trợ khó khăn, tạo việc làm cho các hộ thuộc
diện đói nghèo, góp phần ổn định đời sống nhân dân các dân tộc.
Công cuộc xoá đói giảm nghèo ở huyện Ba Bể thực sự tạo bước chuyển biến
mạnh mẽ là từ năm 1998, năm khởi đầu Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói
giảm nghèo - việc làm giai đoạn 1998 - 2000. Huyện uỷ Ba Bể xác định mục tiêu
chủ yếu của giai đoạn này là xoá đói, sau đó là giảm nghèo với các nhiệm vụ trọng
tâm trước mắt là tập trung mọi nguồn lực (lao động, tài chính ngân hàng) để phát
triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân các dân tộc.
Trong những năm 1998 - 2000, toàn huyện đã triển khai 7 chương trình dự án,
trong đó có: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; dự án tín dụng; dự án hỗ trợ đồng bào
dân tộc đặc biệt khó khăn; dự án định canh định cƣ; dự án hƣớng dẫn ngƣời nghèo
cách làm ăn…Ngoài ra huyện còn thực hiện phối kết hợp các chương trình dự án
nước ngoài đầu tư trên địa bàn với nhiều quy mô thử nghiệm về chăn nuôi và trồng
trọt; mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật về cây trồng, vật nuôi…
Trong các chương trình, dự án đáng chú ý nhất là Dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng (điện - đường - trường - trạm) và nước sạch nông thôn - từ nguồn vốn 135 đầu
tư cho các xã đặc biệt khó khăn trên 13 tỷ đồng; Dự án tín dụng đã cho 1.033 hộ
nghèo vay 6,785 tỷ đồng để phát triển sản xuất. Với Dự án hƣớng dẫn ngƣời nghèo
cách làm ăn và khuyến nông khuyến lâm, trong 2 năm (1998 - 2000) huyện Ba Bể tổ
chức 20 lớp tập huấn cho 1.050 hộ đói nghèo; hỗ trợ 263 triệu đồng bằng vật tư,
giống, phân bón cho 301 hộ đói nghèo. Ngoài ra còn phải kể đến Dự án hỗ trợ
những xã đặc biệt khó khăn, giúp 380 hộ ổn định đời sống, phát triển sản xuất
(114 triệu đồng), định canh, định cư cho 41 thôn bản với 1.243 hộ (trên 1,382 tỷ
đồng) [74], [76], [77].
Các tổ chức quần chúng đã tích cực tham gia và đóng vai trò rất quan trọng
trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và việc làm. Riêng Hội liên hiệp phụ nữ năm
1998 lập được 21 tổ với 250 hội viên nghèo vay từ Ngân hàng người nghèo 588
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
88
triệu đồng. Đến năm 2000, Hội đầu tư cho 321 hội viên vay trên 7 tỷ đồng làm kinh
tế hộ gia đình… nhờ đó nhiều chị em từng bước xoá được đói, giảm được nghèo [2, tr.7].
Hội nông dân chú trọng công tác xây dựng tổ chức hội, chăm lo tới việc xoá
đói giảm nghèo, phấn đấu vươn lên làm giàu bằng tiềm năng phong phú của địa
phương, nhất là từ đất rừng. Riêng năm 1998 Hội đã phối hợp với Phòng nông
nghiệp và phát triển nông thôn và Hội làm vườn chỉ đạo thực hiện sâu rộng 3
chương trình công tác, xây dựng 4 vườn tình nghĩa, có 48 tổ tín chấp cho 486 hộ
vay được trên 1,2 tỷ đồng [74, tr.17].
Năm 1999, từ nguồn vốn các chương trình, dự án, huyện đã cho người nghèo
vay 500 triệu đồng, tạo việc làm cho 164 lao động; tổ chức khám, chữa bệnh nhân
đạo cho 12.275 lượt người trong đó phần đông là người nghèo, cấp thuốc miễn phí
trị giá 15 triệu đồng…
Với việc đẩy mạnh chủ trương xây dựng nền kinh tế có nhiều thành phần, phát
triển kinh tế hàng hoá - các mô hình kinh tế hộ và kinh tế trang trại tại huyện bước
đầu đã khá phát triển. Một số hộ có thu nhập trị giá hàng chục triệu đồng/năm như
các hộ: Ông Triệu Văn La - xã Khang Ninh, ông Lăng Văn Mưu - xã Thượng Giáo
và ông Vi Ngọc Thịnh - xã Cao Trĩ… Những cố gắng trên của Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc huyện Ba Bể đã mang lại những kết quả quan trọng trong xây dựng cơ
sở hạ tầng, sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi đã góp phần làm thay đổi bộ
mặt của một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa. Riêng về sản xuất lương thực đến
năm 2000 toàn huyện đạt trên 25.000 tấn, bình quân lương thực đầu người trong
một năm đạt 350kg, ở thời điểm này, huyện Ba Bể đã căn bản xoá được đói. Tỷ lệ
hộ đói nghèo so với tổng số dân qua các năm từ 1998 - 2000 tuy chưa đạt được kế
hoạch đề ra (15%) song đã có những tiến bộ rõ rệt: năm 1998 có 2772 hộ, bằng
21,41%, tới năm 2000 còn 2.164 hộ, chiếm tỷ lệ 16,77% [74], [77].
Mặc dù ở giai đoạn 1997 - 2000, huyện Ba Bể đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng trong xoá đói giảm nghèo, song kết quả đó còn thiếu vững chắc, tỷ lệ đói
nghèo vẫn còn khá cao, tình trạng tái đói và nghèo xảy ra khá phổ biến. Qua điều tra
hộ đói nghèo theo tiêu chí mới, năm 2001 huyện Ba Bể có 5.136 hộ đói nghèo gần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
89
bằng 40% (trong đó số hộ nghèo là 2.643 hộ bằng 51,46%; số hộ đói là 2.493 hộ
bằng 48,54%). Số hộ đói nghèo được phân thành 3 nhóm: Nhóm đói nghèo thiếu
lương thực vì thiếu đất canh tác, ít thâm canh, thiếu vốn, thiếu việc làm và do bị
thiên tai chiếm 60%, trở thành đối tượng quan trọng nhất trong trong xoá đói giảm
nghèo; Nhóm đói nghèo do thiếu kiến thức sản xuất, kĩ thuật canh tác, hoặc do neo
đơn, lười biếng chiếm 25%; Nhóm nghèo do cơ chế chính sách, ít nắm bắt được các
thông tin, chưa tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng, các loại hình dịch vụ chiếm 15%.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ
Bắc Kạn, Huyện uỷ Ba Bể tiếp tục xúc tiến thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo
giai đoạn 2001 - 2005. Mục tiêu tổng quát của Chương trình mục tiêu quốc gia xoá
đói giảm nghèo - việc làm giai đoạn 2001 - 2005 về kinh tế là: Tạo ra những điều
kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản
xuất, tăng thu nhập, tiếp cận với các dịch vụ xã hội vươn lên xoá đói giảm nghèo
theo tinh thần Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 143/2001 của TTg CP):
Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai
đoạn 2001 - 2005. Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn này có
chính sách: Hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo;
Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp đối tượng yếu thế (tàn tật, cô đơn, thiên tai rủi
ro…) và các chính sách về giáo dục, y tế. Đồng thời tiến hành triển khai với hàng
chục dự án hỗ trợ trực tiếp chương trình xoá đói giảm nghèo như: Dự án tín dụng
cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất; Dự án hƣớng dẫn ngƣời nghèo cách
làm ăn khuyến nông, khuyến lâm; Dự án xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo ở
vùng đặc biệt khó khăn; Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo và Dự án định
canh định cƣ…
Đại hội lần thứ VIII (nhiệm kì 2001 - 2005) của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã đưa
ra 10 mục tiêu chủ yếu nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông, lâm, công
nghiệp, thương mại, du lịch - dịch vụ; ra sức xoá đói giảm nghèo, tạo bước ngoặt ổn
định và cải thiện đời sống các dân tộc, phấn đấu bình quân mỗi năm giảm từ 4-5%
tổng số hộ đói nghèo. Huyện uỷ Ba Bể đã ra quyết tâm giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
90
tiêu chí mới) xuống dưới 17%, bình quân mỗi năm giảm từ 4 - 4,5% (từ 1000 - 1030
hộ), không còn hộ đói, mỗi năm tạo việc làm từ 200 - 250 lao động [37], [43], [45].
Để xoá đói giảm nghèo bền vững, việc thực hiện các chương trình, dự án được
đẩy mạnh. Hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội được tiến hành xây dựng tích cực từ các
nguồn vốn 135, nguồn xây dựng cơ bản và từ các chương trình mục tiêu quốc gia.
Có nhiều chương trình, dự án khuyến nông, khuyến lâm nhằm cải tạo giống, tăng
năng suất và sản lượng cây trồng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đặc biệt là những
vùng khó khăn về lương thực, thiết thực xoá đói giảm nghèo tại địa phương.
Để đỡ một phần khó khăn cho người nghèo, trong 2 năm (năm 2003 và năm
2005) huyện đã tổ chức các đoàn đại biểu đi thăm hỏi và tặng quà tết cho các đối
tượng thuộc diện chính sách, trong đó chiếm tỷ lệ khá lớn là các hộ nghèo với tổng
số tiền thực hiện gần 90 triệu đồng.
Từ năm 2001 - 2005, huyện trợ cấp cứu đói vào dịp tết, giáp hạt cho các hộ
nghèo đói trên 755 triệu đồng, chưa kể xét trợ cấp thường xuyên (trong đó có cả
người nghèo) là 122 đối tượng [14, tr.213].
Trong những năm 2003 - 2005, Hội nông dân thường xuyên chăm lo đến đời
sống của các hội viên, tích cực tham gia xoá đói giảm nghèo, đã tổ chức giải ngân
được trên 15,6 tỷ đồng cho 2.622 hộ vay để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi.
[14, tr.217]. Giai đoạn này Hội liên hiệp phụ nữ các cấp bám sát 6 chương trình
trọng tâm của Hội, củng cố, phát triển Hội, triển khai có hiệu quả trên gần 5 tỷ đồng
nguồn vốn các dự án cho chị em vay phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Ngân hàng chính sách xã hội tuy mới thành lập nhưng cũng đã tổ chức giải
ngân các nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, xoá đói giảm
nghèo. Năm 2003, ngân hàng thực hiện cho vay 5,5 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 11,4
tỷ đồng [45, tr.11].
Vì thế, kết quả của công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện đã đạt được
nhiều thành tựu đáng khích lệ về nông nghiệp - lâm nghiệp, về sản xuất công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp cũng như trong thương mại, dịch vụ - du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
91
Trong những năm 1997 - 2003, khi tỉnh Bắc Kạn được tái lập, huyện Ba Bể đã
ra sức khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh xây dựng cơ sở
hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội lên một bước mới, thực hiện xoá đói giảm
nghèo…đã đem lại những chuyển biến lớn lao cho đời sống của đồng bào nhân dân
các dân tộc huyện Ba Bể.
Sau khi chia tách huyện, công tác xoá đói giảm nghèo, giúp đỡ về vốn, hỗ trợ
việc làm của huyện Ba Bể được các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tiếp tục
quan tâm, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm dần qua các năm: năm 2004 là 18,98%, đến năm
2005 còn 15,54%. Từ nguồn vốn chương trình 134 về nhà ở, huyện Ba Bể trong
năm 2005 đã xây dựng được 519/860 ngôi nhà, đạt 60,34% cho hộ nghèo [6, tr.7].
Do hàng ngàn hộ mỗi năm có cơ hội thoát khỏi đói nghèo nên đời sống vật chất và
tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng lên một cách rõ rệt. Đó
chính là những thuận lợi rất cơ bản để huyện Ba Bể trong giai đoạn lịch sử mới
(2005 - 2010) giành được những thắng lợi to lớn hơn trên chặng đường phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tiểu kết chương 3
Bước vào thập kỉ 80 của thế kỉ XX, đất nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng
kinh tế, xã hội sâu sắc. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) và đề ra đường lối đổi mới toàn
diện - mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI của Đảng, phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo, tiềm năng của địa phương, huyện
Ba Bể bước vào thời kì đổi mới và đã từng bước giành được những thắng lợi cơ bản
trong phát triển kinh tế và xã hội.
Từ năm 1986 - 1990, bước đầu tiến hành công cuộc đổi mới, cũng là thời gian
thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) trên con đường đổi mới đất nước của Đảng,
huyện Ba Bể đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Trên lĩnh vực kinh tế,
sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi được giữ vững và tiếp tục phát triển. Cùng với
công tác giao đất giao rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, kinh tế vườn đồi hình
thành, đạt được những tiến bộ đáng khích lệ. Sản xuất và chế biến hàng tiêu dùng
đang có bước phát triển mới theo cơ chế thị trường. Với nền kinh tế nhiều thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
92
phần đã và đang tạo ra môi trường sản xuất phát triển, đáp ứng một bước nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân. Trên lĩnh vực văn hoá xã hội, dù còn nhiều mặt hạn chế
song đã đạt được những tiến bộ đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển văn hoá
giáo dục miền núi, mạng lưới y tế được củng cố, mở mang, nâng cao chăm lo sức
khoẻ của cộng đồng; trị an xã hội được đảm bảo, quốc phòng được củng cố; đời
sống nhân dân các dân tộc được ổn định.
Trong những năm 1991 - 1996, huyện Ba Bể tiếp tục phát huy những thế mạnh
của địa phương đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao một
bước đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân, giữ vững trị an xã hội và
an ninh quốc phòng, đưa nền kinh tế - xã hội thoát ra khỏi khủng hoảng.
Tái lập tỉnh Bắc Kạn, từ năm 1997 đến năm 2005, tiếp tục thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng, huyện Ba Bể đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh
tế - xã hội, thực hiện xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá mới trên địa
bàn dân cư ngày một tốt đẹp hơn. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, tách khu
vực phía bắc thành lập huyện Pác Nặm (28.5.2003), huyện Ba Bể tiếp tục vững
bước tiến lên trên con đường phát triển (2003-2005) và đã giành được những thắng
lợi to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng… tạo điều kiện
vững chắc để huyện Ba Bể vững bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước trong giai đoạn lịch sử tiếp theo (2005 - 2010).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
93
KẾT LUẬN
1. Trải qua 30 năm (1975 - 2005), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, kinh
tế - xã hội huyện Ba Bể không ngừng phát triển, quê hương, con người đều đổi mới,
đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng nâng
cao, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững. Đó là những thành tích to
lớn mà huyện Ba Bể đã giành được trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
tiến hành đổi mới theo đường lối của Đảng, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện, trong những năm
1975 - 1978, huyện Ba Bể tập trung phát triển kinh tế (chủ yếu là kinh tế nông - lâm
nghiệp) trong đó khâu chính là sản xuất lương thực đã tạo được sự ổn định đời sống
cho nhân dân các dân tộc thời kì sau chiến tranh; xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển
văn hoá giáo dục.
Tháng 12/1978, sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng, huyện Ba Bể đã hoàn thành xuất
sắc vai trò của huyện hậu cứ của tỉnh Cao Bằng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên
giới phía bắc của Tổ quốc.
Trong những năm 1980 - 1985, thực hiện các Nghị quyết của Trung ương
Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện các khoá XII và XIII, huyện
Ba Bể đã ra sức khắc phục sự phát triển trì trệ của sản xuất kinh tế, thực hiện Chỉ thị
100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm
và người lao động đã nâng cao năng suất, sản lượng lương thực, ổn định đời sống
nhân nhân đồng thời phát triển văn hoá giáo dục, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Từ năm 1986 - 1996, thực hiện 10 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Huyện
uỷ, nhân dân các dân tộc đã ra sức phát huy thế mạnh của địa phương, năng động,
sáng tạo trong lao động sản xuất, phát triển ngành nghề, mở rộng các thành phần
kinh tế ngoài nông nghiệp giành nhiều thắng lợi. Đặc biệt Đảng bộ huyện đã tập
trung lãnh đạo thực hiện ba chương trình kinh tế về lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng… tạo bước chuyển biến quan trọng về đời sống vật chất và văn hoá tinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
94
thần của nhân dân. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và âm
mưu chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, quán triệt các Nghị
quyết của Trung ương Đảng, lãnh đạo Huyện uỷ thường xuyên quan tâm, chỉ đạo
chống mọi âm mưu “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” của kẻ thù, giữ vững trị
an xã hội, củng có an ninh quốc phòng. Cùng với những chuyển biến quan trọng của
đất nước, đến cuối năm 1995 và sang năm 1996, huyện Ba Bể đã căn bản thoát ra
khỏi sự khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Từ năm 1997, khi tỉnh Bắc Kạn được tái lập, huyện Ba Bể đã tranh thủ mọi
nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở, đến
năm 2005 trụ sở của các cơ quan từ huyện đến xã và nhiều công trình điện - đường -
trường - trạm được xây dựng và đã căn bản đáp ứng được nhu cầu cho đời sống
nhân dân các dân tộc ở địa phương. Việc thực hiện các chương trình, dự án, khuyến
nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh định canh định cư, xây
dựng vùng kinh tế mới đã tạo ra những chuyển biến quan trọng về sản xuất, trong
nhân dân đã xoá được đói, giảm được nghèo, có nguồn kinh tế hàng hoá khá dồi dào
lưu thông trên thị trường địa phương và khu vực. Phát huy truyền thống văn hoá
đậm đà bản sắc dân tộc, cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá mới trên địa bàn
dân cư đã góp phần tạo nên những chuyển biến sâu sắc về văn hoá tư tưởng trong
nhân dân, đẩy lùi lạc hậu và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xây dựng nếp
sống mới văn minh, tiến bộ. Đồng thời với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế -
xã hội, khối đoàn kết dân tộc được tăng cường. Các lực lượng vũ trang phối hợp với
chính quyền các cấp đập tan mọi âm mưu chia rẽ, lợi dụng các dân tộc ít người
vùng cao, vùng sâu và xa để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước, truyền đạo trái pháp luật của các thế lực phản động, giữ gìn trị an xã
hội và an ninh quốc phòng.
2. Bên cạnh những thành tích to lớn mà huyện Ba Bể đã giành được trong
những năm 1975 - 2005, huyện Ba Bể vẫn còn những mặt tồn tại, yếu kém cần khắc
phục, đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
95
- Nền kinh tế có nhiều chuyển biến sau nhiều năm xây dựng và phát triển song
do điểm xuất phát thấp nên Ba Bể vẫn là huyện nghèo. Huyện chưa khai thác được
hết các tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tiềm năng dịch vụ - du lịch.
- Mặc dù đã bước đầu xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng nhưng nhìn chung còn
yếu so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đã có những tiến bộ, song chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp hoá và
hiện đại hoá.
- Xã hội còn nhiều biểu hiện tiêu cực, công tác phòng chống ma tuý, tội phạm
còn có những bức xúc trong nhân dân, nhất là việc kẻ xấu lợi dụng địa bàn các dân
tộc ít người tuyên truyền các luận điệu phản cách mạng, truyền đạo trái pháp luật.
3. Để khắc phục những hạn chế yếu kém trên, đồng thời để tiếp tục phát huy
những thành tích to lớn mà huyện Ba Bể đã giành được trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi huyện Ba Bể trong giai đoạn tiếp theo phải có những
giải pháp tích cực và đồng bộ, trong đó có thể tập trung vào giải quyết một số vấn
đề sau:
- Để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, huyện Ba Bể cần
phát huy tốt nội lực và khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương. Là một
huyện miền núi, Ba Bể có tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực
lao động. Chính nhờ các yếu tố này mà huyện Ba Bể vẫn đứng vững được qua các
thời kì khó khăn của lịch sử. Tuy nhiên, không thể cứ khai thác các nguồn tài
nguyên một cách thụ động. Muốn xóa bỏ được nghèo vươn lên làm giàu, có một
nền kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ và du lịch hiện đại với trình độ khoa học kĩ
thuật tiên tiến cùng cả nước bước sang giai đoạn là nước công nghiệp phát triển vào
năm 2020 thì huyện Ba Bể cần được đầu tư có tầm chiến lược trên các lĩnh vực kinh
tế, xã hội, đào tạo nguồn lực lao động mới có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến và
chỉ có thể phát huy nội lực tốt trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
- Từ công cuộc xoá đói giảm nghèo ở huyện Ba Bể trong những năm 1998 - 2005
cho thấy, tại các vùng nông thôn, nhất là vùng núi, vùng căn cứ địa cách mạng - địa
bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
96
đặc biệt khó khăn như huyện Ba Bể, đồng bào các dân tộc chỉ có thể từng bước
vươn lên một cuộc sống tốt đẹp, ấm no bằng các Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về
xoá đói giảm nghèo và việc làm của Đảng và Chính phủ. Xoá đói giảm nghèo là
một cuộc chiến đấu bền bỉ, lâu dài tấn công vào nghèo nàn và lạc hậu, cũng đầy khó
khăn, gian khổ và chỉ có thể thành công khi có sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của
Đảng và chính quyền các cấp với sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị xã
hội cộng với sự quyết tâm của chính đồng bào sinh sống tại các vùng khó khăn này.
Thực hiện xoá đói giảm nghèo thực sự là một cuộc vận động cách mạng từ trong
nhận thức tư tưởng đến các hành động cụ thể của người dân. Do đó, cần phải tuyên
truyền giáo dục, đổi mới nhận thức, đấu tranh chống lại các hủ tục, tập quán canh
tác lạc hậu, thực hiện chính sách định canh định cư, đổi mới tư duy trong sản xuất,
từng bước thực hiện chuyển giao khoa học kĩ thuật, hướng dẫn người nghèo cách
thức làm ăn, hỗ trợ sản xuất và đặc biệt phải chú ý đến mục đích tạo công ăn việc
làm lâu dài cho họ thì công cuộc xoá đói giảm nghèo mới có hiệu quả thực sự và
mang tính bền vững.
- Ba Bể là huyện có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, các dân tộc có
bản sắc văn hoá riêng, phong tục tập quán riêng, trình độ văn hoá giữa các dân tộc
không đồng đều, mức sống kinh tế và văn hoá tinh thần cũng có những biểu hiện
khác nhau, đó chính là những yếu tố thường bị kẻ thù lợi dụng để thực hiện âm mưu
chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết… Vì thế, cần phải thường xuyên tăng
cường đoàn kết dân tộc, nêu cao cảnh giác cách mạng, củng cố an ninh quốc phòng
và cần quan tâm giải quyết tốt những yêu cầu bức xúc trong nhân dân các dân tộc về
mọi mặt nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của
nhân dân.
- Trong công tác xây dựng Đảng đang đặt ra những nhiệm vụ cần tăng cường
hơn nữa giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là ở cơ sở, có đủ năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức và
điều hành trên cương vị công tác của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
97
Với những giải pháp nêu trên, cùng với sự quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện, chúng ta tin tưởng rằng trong những
năm tới, huyện Ba Bể sẽ vươn lên tiếp tục đạt được những thành tích to lớn hơn nữa
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng đồng bào cả nước phấn đấu cho
mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại
[14, tr.228].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ba Bể - lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945-1975),
nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.
2. Ban Chấp hành Hội Phụ nữ huyện Ba Bể (1995), Báo cáo chính trị tại Đại hội
đại biểu Phụ nữ toàn huyện lần thứ XIV nhiệm kì 1996 - 2000.
3. Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh Bắc Kạn (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn,
Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Công an huyện Ba Bể (1999), Báo cáo tổng kết công tác đảm bảo An ninh trật
tự năm 1999 trên địa bàn huyện Ba Bể.
5. Chợ Đồn - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 -
1975), Đảng uỷ - Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chợ Đồn xuất bản năm 2006.
6. Chƣơng trình xoá đói giảm nghèo của huyện Ba Bể giai đoạn 2001 - 2005.
7. Trường Chinh, Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nƣớc và của thời đại, Nxb
Sự thật, Hà Nội, 1987.
8. Lê Duẩn, Nắm vững đƣờng lối cách mạng XHCN tiến lên xây dựng kinh tế địa
phƣơng vững mạnh, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986.
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Tập 1, Nxb Chính trị
Quốc gia, 2000.
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Tập 2, Tỉnh uỷ Bắc
Kạn xuất bản năm 2005.
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930 - 1945), Nxb
Chính trị Quốc gia, 2003.
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lịch sử Đảng bộ huyện Ba Bể (1930 - 1954), huyện
ủy Ba Bể xuất bản năm 1998.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lịch Sử Đảng bộ huyện Ba Bể (1954 - 1975), Huyện
ủy Ba Bể xuất bản năm 2001.
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lịch Sử Đảng bộ huyện Ba Bể (1975 - 2005), Huyện
ủy Ba Bể xuất bản năm 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
99
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Huyện ủy Chợ Rã (1979), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chợ Rã
Bể lần thứ XII (1980 - 1982).
20. Huyện ủy Chợ Rã (1982), Báo cáo Chính trị Đại hội huyện Đảng bộ Chợ Rã
lần thứ XIII (1983 - 1985).
21. Huyện ủy Ba Bể (1986), Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội huyện Đảng Bộ lần
thứ XIV (1986 - 1988).
22. Huyện ủy Ba Bể (1989), Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Huyện ủy Ba Bể
tại Đại hội Đảng Bộ lần thứ XV (1989 - 1990).
23. Huyện ủy Ba Bể (1991), Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Huyện ủy Ba Bể
tại Đại hội Đảng Bộ lần thứ XVI (1991 - 1995).
24. Huyện ủy Ba Bể (1991), Báo cáo kiểm điểm tình hình năm 1990 và phƣơng
hƣớng, mục tiêu kinh tế - xã hội năm 1991.
25. Huyện ủy Ba Bể (1993), Báo cáo kiểm điểm công tác năm 1992 và nhiệm vụ
chủ yếu năm 1993.
26. Huyện ủy Ba Bể (1994), Báo cáo kiểm điểm công tác năm 1993 và nhiệm vụ
chủ yếu năm 1994.
27. Huyện ủy Ba Bể (1995), Báo cáo kiểm điểm công tác năm 1994 và nhiệm vụ
chủ yếu năm 1995.
28. Huyện ủy Ba Bể (1996), Báo cáo kiểm điểm công tác năm 1995 và nhiệm vụ
chủ yếu năm 1996.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
100
29. Huyện ủy Ba Bể (1996), Báo cáo kiểm điểm công tác năm 1996 và nhiệm vụ
chủ yếu năm 1997.
30. Huyện ủy Ba Bể (1996), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Bể lần
thứ XVII (1996 - 2000).
31. Huyện ủy Ba Bể (1996), Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng Bộ huyện
Ba Bể khóa XVII (1996 - 2000).
32. Huyện ủy Ba Bể (1997), Báo cáo tổng kết công tác năm 1997 và phƣơng
hƣớng, nhiệm vụ năm 1998.
33. Huyện ủy Ba Bể (1999), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Ba Bể.
34. Huyện ủy Ba Bể (2000), Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành Đảng Bộ huyện Ba
Bể khóa XVII (1996 - 2000).
35. Huyện ủy Ba Bể (2000), Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng Bộ huyện
Ba Bể khóa XVIII (2001 - 2005).
36. Huyện ủy Ba Bể (2001), Báo cáo tổng kết công tác năm 2001 và phƣơng
hƣớng, nhiệm vụ năm 2002.
37. Huyện ủy Ba Bể (2002), Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVIII về
công tác xóa đói giảm nghèo 2002 – 2005.
38. Huyện ủy Ba Bể (2002), Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVIII về
công tác công tác phổ cập Trung học cơ sở.
39. Huyện ủy Ba Bể (2003), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 08 – NQ/TU của
Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy.
40. Huyện ủy Ba Bể (2003), Báo cáo sự lãnh đạo, chỉ đạo cùa Ban chấp hành
Đảng bộ năm 2002.
41. Huyện ủy Ba Bể (2003), Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVIII về
nhiệm vụ sản xuất nông lâm - nghiệp năm 2003.
42. Huyện ủy Ba Bể (2003), Nghị quyết của Ban Chấp hành về tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2004.
43. Huyện ủy Ba Bể (2004), Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và phƣơng
hƣớng, nhiệm vụ năm 2005.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
101
44. Huyện ủy Ba Bể (2004), Dự thảo Nghị quyết của Ban chấp hành về nhiệm vụ
năm 2005.
45. Huyện ủy Ba Bể (2005), Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và phƣơng
hƣớng, nhiệm vụ năm 2006.
46. Hoàng Ngọc La, Hội xuân Ba Bể, Báo Nhân Dân cuối tuần số 9 ra ngày
3.3.2002.
47. Phan Ngọc Liên - Chủ biên (2003), Phƣơng pháp luận Sử học, Nxb Đại học sư
phạm, Hà Nội.
48. Nguyễn Văn Linh, Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động,
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987.
49. Đỗ Mười, Sự nghiệp đổi mới vì CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992.
50. Phòng Giáo dục huyện Ba Bể (1998), Báo cáo tổng kết năm học 1997 - 1998.
51. Phòng Giáo dục huyện Ba Bể (1999), Báo cáo tổng kết năm học 1998 - 1999.
52. Phòng Giáo dục huyện Ba Bể (2000), Báo cáo tổng kết năm học 1999 - 2000.
53. Phòng Giáo dục huyện Ba Bể (2002), Báo cáo tổng kết năm học 2001 - 2002 và
phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm học 2002 - 2003.
54. Phòng Giáo dục huyện Ba Bể (2003), Báo cáo tổng kết năm học 2002 - 2003 và
phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm học 2003 - 2004.
55. Phòng Giáo dục huyện Ba Bể (2005), Báo cáo tổng kết năm học 2004 - 2005 và
phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm học 2005 - 2006.
56. Phòng Giáo dục huyện Ba Bể (2006), Báo cáo tổng kết năm học 2005 - 2006 và
phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm học 2006 - 2007.
57. Phòng Giáo dục huyện Ba Bể (2007), Báo cáo tổng kết năm học 2006 - 2007 và
phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm học 2007 - 2008.
58. Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Kạn, 2002, Địa lí tỉnh Bắc Kạn, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
59. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (2002), Bản thanh toán
khối lƣợng chăm sóc rừng trồng Dự án PAM 5322 năm 2001 Ban quản lí dự
án Ba Bể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
102
60. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Rã (1975), Dự thảo Báo cáo và phƣơng hƣớng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa năm 1975.
61. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Rã (1977), Báo cáo tổng kết năm 1976.
62. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Rã (1977), Dự thảo Báo cáo tổng kết năm 1977.
63. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Rã (1979), Báo cáo tổng kết năm 1978.
64. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Rã (1981), Báo cáo tổng kết năm 1980.
65. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Rã (1984), Báo cáo tổng kết năm 1983.
66. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (1986), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
năm 1985 và Quí 1 năm 1986, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, kế hoạch năm 1986.
67. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (1986), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
năm 1986 và nhiệm vụ công tác đầu năm 1987.
68. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể, Báo cáo tổng kết năm 1990.
69. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (1994), Báo cáo khái quát tình hình kinh tế - xã
hội huyện Ba Bể.
70. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (1994), Báo cáo tổng kết năm 1993.
71. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (1995), Báo cáo tổng kết năm 1994 và phƣơng
hƣớng năm 1995.
72. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (1997), Báo cáo tổng kết năm 1996 và phƣơng
hƣớng năm 1997.
73. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (1998), Báo cáo tổng kết năm 1997 và phƣơng
hƣớng năm 1998.
74. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (1999), Báo cáo tổng kết năm 1998 và phƣơng
hƣớng năm 1999.
75. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (2000), Báo cáo đánh giá sản xuất Nông - Lâm
nghiệp năm 2000 và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ sản xuất năm 2001.
76. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (2000), Báo cáo tổng kết công tác năm 1999 và
phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm 2000.
77. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (2001), Báo cáo tổng kết năm 2000 và phƣơng
hƣớng năm 2001.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
103
78. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (2002), Báo cáo tổng kết năm 2001 và phƣơng
hƣớng năm 2002.
79. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (2003), Báo cáo tổng kết năm 2002 và phƣơng
hƣớng năm 2003.
80. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (2004), Báo cáo tổng kết năm 2003 và phƣơng
hƣớng năm 2004.
81. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (2005), Báo cáo tổng kết xây dựng chính quyền
cơ sở năm 2004.
82. Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể (2005), Báo cáo tổng kết công tác phát triển
kinh tế - xã hội năm 2004 và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
năm 2005.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
104
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_DoThiHongHanh.pdf