Luận văn Huyện Chiêm Hoá -Tuyên Quang nửa đầu thế kỷ xix

HUYỆN CHIÊM HOÁ -TUYÊN QUANG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM 1. Lý do chọn đề tài Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, là địa bàn cư trú của 22 dân tộc anh em. Từ buổi sơ khai của lịch sử nơi đây đã có người nguyên thuỷ sinh sống. Đất lành chim đậu mảnh đất này đã thu hút các dòng người từ bốn phương tìm về tụ lại . Xứ Tuyên Quang mà trung tâm là vùng Chiêm Hoá xưa nay là một địa bàn lãnh thổ có nhiều tộc người cộng cư bên nhau. Chiêm Hóa là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai tương đối màu mỡ, giàu tài nguyên khoáng sản, các dân tộc Chiêm Hoá mặc dù có nguồn gốc lịch sử khác nhau nhưng khi đã cùng nhau sinh sống tại nơi đây thì các dân tộc đã tích cực khai phá, mở mang ruộng đồng, xây làng lập bản để làm nơi sinh cơ lập nghiệp và phát triển lâu dài. Tình hình cộng cư của nhiều thành phần dân tộc gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của đất nước.Việc xây dựng cộng đồng chính trị xã hội trong lịch sử không tách rời với việc xây dựng cộng đồng quốc gia dân tộc gồm nhiều thành phần dân tộc. Tình hình đó luôn gắn liền và bị chi phối bởi yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, từng vùng miền nói riêng và bởi yêu cầu chống ngoại xâm bảo vệ sự tồn tại của quốc gia độc lập. Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc miền núi nói chung và Chiêm Hoá nói riêng “Với yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, việc di dân gắn liền với việc phân bố dân cư, quy hoạch, xây dựng các vùng kinh tế. Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số.Việc phân bố lại dân cư gắn với xây dựng các vùng kinh tế nhằm khắc phục dần sự cách biệt về kinh tế xã hội giữa các dân tộc, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, phát triển 1 kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời góp phần khôi phục rừng bảo vệ môi trường sinh thái” [26, tr43]. Là vùng đất rộng người thưa, núi non hiểm trở, có vị trí chiến lược về quốc phòng Chiêm Hoá từ xa xưa luôn là một bộ phận của tổ quốc Việt Nam thống nhất. Đồng bào các dân tộc nơi đây có truyền thống đoàn kết, yêu nước, giàu lòng nhân ái, dũng cảm trong đấu tranh chống cường quyền, áp bức, đánh giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động và có đời sống văn hoá tinh thần khá phong phú, độc đáo. Ngày nay, công cuộc đổi mới đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là sự nghiệp của toàn xã hội, toàn dân tộc trong đó có phần đóng góp không nhỏ của những huyện miền núi như Chiêm Hoá vào công cuộc phát triển chung của đất nước. Bản thân tôi là một ngưòi dân địa phương cũng như bao người dân khác sinh sống trên mảnh đất Chiêm Hoá lịch sử đều mong muốn hiểu biết về một thời kỳ lịch sử của địa phương mình: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cũng như đời sống tinh thần phong phú, độc đáo của nhân dân các dân tộc Chiêm Hoá nửa đầu thế kỷ XIX. Việc nghiên cứu về một thời kỳ lịch sử của Chiêm Hoá (nửa đầu thế kỷ XIX) còn góp phần làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta: đại đoàn kết dân tộc, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, xây dựng con người mới, cuộc sống mới trên mảnh đất Chiêm Hoá giàu truyền thống. Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn khoa học là PGS. TS Đàm Thị Uyên cùng các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Lịch Sử Việt Nam và Ban Chủ nhiệm khoa Lịch Sử trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên, nên tôi đã chọn đề tài: “Huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) nửa đầu thế kỷ XIX”. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU . 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHIÊM HOÁ TỈNH TUYÊN QUANG 7 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các thành phần dân tộc . 7 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên . 7 1.1.2. Các thành phần dân tộc trong huyện . 9 1.2. Lịch sử hành chính 16 Chương 2: KINH TẾ CHIÊM HOÁ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX . 17 2.1. Vài nét về tình hình ruộng đất trước thế kỷ XIX 17 2.2. Tình hình ruộng đất Chiêm Hoá nửa đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805). 21 2.3. Tình hình ruộng đất Chiêm Hóa giữa thế kỉ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 30 2.4. Tình hình hoạt động kinh tế . 36 2.4.1. Nông nghiệp . 36 2.4.2. Công thương nghiệp . 39 2.5. Thuế khóa . 43 Chương 3: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA HUYỆN CHIÊM HOÁ NỬA ĐẤU THẾ KỈ XIX 47 3.1. Chính trị - xã hội . 47 3.1.1. Các tầng lớp xã hội . 49 3.1.2. Thiết chế chính trị- xã hội . 58 3.2. Một số yếu tố văn hóa tộc người 60 3.2.1. Văn hoá vật chất. 61 3.2.2. Tục lệ xã hội . 68 3.2.3. Văn hóa tinh thần 75 KẾT LUẬN . 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 88

pdf99 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huyện Chiêm Hoá -Tuyên Quang nửa đầu thế kỷ xix, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý do trên đây, luận văn chỉ nêu một số yếu tố văn hóa cơ bản của người Tày và người Nùng mà thôi. 3.2.1. Văn hoá vật chất. Chiêm Hoá xưa vốn là nơi cư trú đông đảo của các dân tộc Tày, Kinh, Nùng, Dao, Mông…, bên cạnh những yếu tố văn hoá chung, các dân tộc Chiêm Hoá còn mang trong mình những yếu tố mang đậm sắc thái riêng, đặc thù của vùng. “Phong tục mộc mạc quê mùa, nhiều người ngoan ngạnh, có bệnh thì tin ma quỷ mà không tin chữa thuốc... ở bằng nhà sàn, mặc ưa màu xám...” [21, tr342]. - Làng bản, nhà cửa Làng bản của người Tày- Nùng thường tựa lưng vào sườn núi hoặc xây dựng trên những đồi thấp dọc khe suối, có khi ở giữa đồng. Chỗ tiện nhất là nơi có thể đưa nước máng đến nhà được. Đồng bào ở thành từng bản, trung bình mỗi bản gồm 10 đến 15 nhà, bản to có tới 50, 60 nhà. Chỗ ở lý tưởng của đồng bào Tày, Nùng là tiện nước, gần ruộng, gần các rừng cây, cao ráo, khi mưa xuống nước bẩn, rác rưởi có thể chảy xuống ruộng làm cho đất thêm màu mỡ. Nhà không chỉ là nơi che mưa, che nắng, tránh giá rét khi mùa đông về mà nhà ở còn phải phù hợp với cảnh quan núi rừng tạo nên sự hài hòa giữa ngôi nhà với khung cảnh thiên nhiên. Bởi vậy ngôi nhà truyền thống của đồng bào Tày- Nùng ở Chiêm Hóa Tuyên Quang đã ra đời xuất phát từ điều kiện cư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 62 trú, đặc điểm văn hóa vùng quy định. Không chỉ vậy, ngôi nhà còn thể hiện tâm tư tình cảm, phản ánh những giá trị mang đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Cấu trúc và bố cục của mỗi ngôi nhà còn thể hiện phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian của mỗi dân tộc đó. Nhà của người Tày- Nùng có 2 loại: Nhà sàn, nhà đất. + Nhà sàn (rườn hay lườn): Nhà sàn của đồng bào phổ biến là nhà 3 gian 2 chái hoặc 5 gian 2 chái (nhưng chiếm số lượng ít). Vì kèo thường có kết cấu kiến trúc kèo câu kẻ suốt 4 hàng chân cột (gồm 2 cột cái và 2 cột quân). Các hệ vì liên kết với nhau bằng hệ thống xà xiên – một kết cấu mang đậm phong cách kiến trúc của cư dân “văn hóa nương rẫy”, nó khác hẳn với kiểu kết cấu mộng đuôi én của người Việt. Đây là điểm rất khác biệt, mang tính bản sắc của kết cấu kiến trúc mái nhà vùn núi phía Bắc nước ta và là kiểu mộng được coi là truyền thống của nhà sàn người Tày ở Tuyên Quang. Do nhà sàn không có hệ thống tường chịu lực xung quanh, bởi vậy toàn bộ sức nặng của mái được dồn xuống hệ thống cột và tảng kê chân cột (trước đây, hệ thống cột của ngôi nhà thường được chôn thẳng xuống đất, ngày nay nhiều nhà dùng đá để kê dưới chân cột nhưng vẫn có một cột trong nhà được chôn thẳng xuống đất). Theo quan niệm của người Tày cho rằng cột đó là để âm dương hòa hợp giúp ngôi nhà được bền vững, trường tồn với thời gian và các thành viên trong gia đình được khỏe mạnh… Nhà của người Tày ở đây phần lớn cột được đẽo tròn, ngày nay do nguồn nguyên liệu bị hạn chế nên có nơi đồng bào còn làm cột vuông. Sàn nhà thường được làm bằng gỗ hoặc dát bằng tre mai, mặt sàn cách nền đất khoảng 1,8m. Xung quanh nhà được thưng bằng phên nứa đan nong mốt hoặc nong đôi, những gia đình có điều kiện thì thưng bằng ván gỗ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 63 Mái của nhà sàn được lợp bằng lá cọ với nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dày. Kết cấu này rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm của khu vực miền núi phía Bắc. Có nơi nhà sàn được lợp ngói, phổ biến là lợp ngói máng (ngói âm dương). Cách bố trí nội, ngoại thất của nhà sàn ở Chiêm Hóa cũng khá tương đồng với các vùng. Nhà sàn được bố trí cầu thang lên xuống ở đầu hồi, có 2 cửa được mở ở phía hai đầu thích, xung quanh có cửa sổ tạo sự thông thoáng. Thích ngoài là nơi nghỉ chân của khách trước khi vào nhà, đồng thời là nơi để người trên nhà xuống sân lên nhà tránh nhau, là nơi để giày, dép… Thích trong thường là nơi bắc nước lần trên khe về, nơi tắm giặt, đặt cối xay, giã gạo, bên ngoài là nơi phơi các nông sản như thóc, ngô, sắn… Không gian trong nhà được chia mang tính ước lệ theo những chuẩn mực nhất định: Phía ngoài là phần trang trọng nhất của ngôi nhà, tại đây có đặt bàn thờ ở gian giữa. Bên cạnh cửa sổ có các “thát”, là nơi dành cho nam giới. Phía trong là phần dành cho sinh hoạt của gia đình, có bếp phụ để đun nấu, giáp vách là các căn buồng dành cho con gái, con dâu, khách là phụ nữ. Nhà sàn của người Tày- Nùng là loại nhà tổng hợp cao độ. Trừ sàn phơi ra, tất cả những bộ phận nhà cửa dùng vào việc sinh hoạt và sản xuất như: buồng ăn, buồng ngủ, buồng tiếp khách, bàn thờ tổ tiên, bếp, kho chứa lương thực… đều nằm trong 1 chiếc nhà lớn. Nhà sàn của người Tày mang bản sắc văn hóa tộc người đậm nét, là kết quả của quá trình lao động và sáng tạo. Là nơi chứa đựng tình cảm, mối quan hệ ứng xử thường nhật. Ngôi nhà mang dáng dấp vững chãi, thoáng đãng và là niềm tự hào của người Tày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 64 + Nhà đất là 1 biến dạng của dạng của nhà sàn tường đất, kiến trúc căn bản giống nhau. Nhưng tầng dưới đất thì dành cho người ở, mở thêm nhiều cửa sổ, ngăn thành phòng riêng cho nam, nữ, còn sàn gác thì thu hẹp lại, biến thành gác tối để để đựng thóc lúa, hòm xiểng và những đồ lặt vặt trong gia đình. Bếp không để ở nhà chính nữa mà thường để ở gian đằng sau hay giáp bên cạnh. - Ăn uống Văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam còn được thể hiện khá đậm nét qua các bữa ăn truyền thống, nó phản ánh diện mạo và đặc điểm kinh tế của mỗi dân tộc. Xuất phát từ hoạt động kinh tế mang tính nông nghiệp trồng trọt đóng vai trò chủ đạo và cây lúa là cây trồng chính. Nên trong bữa ăn của người Tày – Nùng thì thức ăn chính vẫn là cơm, lương thực gồm: gạo nếp, gạo tẻ; ngô, khoai, sắn, ngô là món ăn phụ quan trọng nhất. Trước kia ở 1 số vùng, đồng bào ăn cơm nếp là chính, khi giáp hạt cũng có thể ăn ngô, khoai, sắn. Người Tày ăn ngày hai bữa chính có thể có bữa phụ vào buổi sáng sớm. Thực phẩm dùng trong bữa ăn của người Tày thường là các loại rau trồng, rau thu hái ở tự nhiên như: rau dớn, mộc nhĩ, nấm hương; các loại thịt gia súc, gia cầm do chăn nuôi: thịt thú rừng, chim săn bẫy được; các loại cá, tôm nuôi hoặc đánh bắt được. Món ăn thường là xào, luộc, nấu canh, nướng trên than hồng, vùi trong tro nóng. Gia vị: đồng bào thiên về dùng gừng, nghệ, ớt, mẻ… Đồng bào thường nấu cơm nhiều hơn nhu cầu ăn của gia đình, với quan niệm là phải để thừa thì mới dư dật, ăn nên làm ra. Đồng bào còn có tập quán dự trữ và để dành thực phẩm, họ có nhiều cách giữ thịt để lâu hàng tháng có khi hàng năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 65 Món thịt lạp: thịt lọc hết xương pha thành khổ dày khoảng 3 đầu ngón tay dài khoảng 20 – 30 cm ướp thịt với muối, giềng giã nhỏ, một ít diêm sinh, một ít rượu trộn đều cho vào chum đậy nắp, chừng 3 đến 4 ngày cho thịt ngấm đều gia vị và muối. Lấy thịt ra xâu từng miếng treo lên gác bếp, khi ăn cho vào nước ấm rửa sạch rồi thái để xào nấu. Món thịt thính: thái thịt thành miếng vừa ăn cho muối, gia vị xào chín bắc ra để nguội trộn với bột thính gạo nếp, đậu tương rang cho vào chum đậy lại khi ăn cho bát thịt thính hấp trong nồi cơm cho nóng. Món thịt hém: thái thịt, ướp muối, cho ít diêm sinh để ngấm gia vị đem xào chín bắc ra để nguội, cho vào chum thêm ít rượu nếp ủ, đảo đều rồi đậy kín. Thịt hém có thể ăn ngay không cần chưng. Món hém cá (pja bẳm hay nặm bẳm): đây là món ăn đặc sản mang đậm bản sắc của người Tày. Trước kia chưa có nước mắm mang từ miền xuôi mang lên, đồng bào làm pja bẳm dự trữ thực phẩm, đồng thời là thức chấm khi ăn xôi, ăn các món luộc. Để làm pja bẳm cần có: cá các loại, giềng, muối, men rượu, gừng, lá cơm xôi đỏ, một ít diêm tiêu. Cách làm: cá mổ sạch cho vào trộn đều ướp với các gia vị như trên, sau đó cho vào chum trộn đều với men rượu, thường tỉ lệ 1 cá, 1 men rượu, bịt kín miệng chum đậy nắp hoặc phơi chum ra chỗ nắng. Hém cá ủ khoảng 15 – 20 ngày có thể ăn được. Khi ăn được hém cá có mùi thơm hấp dẫn, thịt cá không phân rã mà cứng có màu đỏ ăn rất ngọt và thơm, cũng có khi đem chưng lên trước khi ăn. Ngoài các món ăn trên, người Tày ở Chiêm Hóa còn biết làm nhiều loại bánh như: bánh gừng, bánh gù, bánh chuối; chè lam, bỏng, xôi 5 màu… Đồ uống: đồng bào thường uống các loại nước trà, là vối, chè dây, thân lá lúc lắc… là những loại lá dễ kiếm, giải khát tốt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 66 Người Tày thường có tập quán uống trà từ lâu, mùa đông người ta hay vần ấm trà bên bếp lửa hồng, nhấm nháp tách trà thơm ngon, nóng già… Trong sinh hoạt hàng ngày, ngoài uống nước thông thường, người Tày còn uống rượu (kin lẩu) trong bữa ăn. Rượu là đồ uống không thể thiếu được trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Tày nói chung và người Tày ở huyện Chiêm Hóa nói riêng. Rượu được nấu từ gạo, ngô, trước kia nấu cả bằng sắn, đồng bào tự làm men bằng lá, gọi là men lá, sau này người ta ít dùng men lá. Tuy nhiên, đồng bào ở Chiêm Hoá chủ yếu là uống rượu nếp. Người Tày còn có một loại rượu đặc sản – rượu ngô, người ta dùng ngô chưa xay trộn với thân cây móc rừng đã đẽo bỏ phần vỏ, băm nhỏ nấu chín cả ngô với móc, bỏ ra để nguội, tra men vào ủ, khoảng 5- 6 ngày đem nấu cất thành rượu, rượu có mùi thơm với hương vị đặc trưng. Nhìn chung thì đồng bào các dân tộc ở Chiêm Hoá cũng giống như các dân tộc miền núi ở các địa phương khác đều biết dùng những sản vật của tự nhiên để chế ra các loại đồ uống hợp với mùa, hợp với điều kiện sinh hoạt của gia đình, của cộng đồng. - Y phục và trang sức Mỗi dân tộc đều có những y phục thể hiện nét đực trưng, độc đáo của dân tộc mình. Trang phục truyền thống của người Tày được làm bằng vải bông tự dệt, nhuộm chàm. Từ người già đến trẻ em, nam, nữ đều mặc màu chàm và hầu như không thêu hoa văn trang trí. Y phục của nam giới gồm có áo dài 5 thân buông vạt trùm qua cạp quần xuống đến đầu gối, thân trước bên trong ngắn hơn bên ngoài, có 5 cúc cài sang nách phía phải, áo dài mặc đi lễ, hội, đình đám; áo ngắn có 4 thân cổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 67 tròn xẻ giữa ngực, có 7 cúc và khuy, có túi ở 2 vạt trước. Quần ống rộng, cạp rộng nhưng không có dải rút, khi mặc búi tại vị trí bụng, ống chùng đến mắt cá chân, đũng kiểu chân què, giống quần của nam giới người Việt. Khăn đội đầu khổ nhỏ, dài, bằng loại vải sợi bông hoặc tơ tằm; khi quấn xếp thành chữ nhân trên trán. Y phục của phụ nữ gồm nhiều loại và kiểu cách phức tạp hơn. Áo dài 5 thân giống nam giới nhưng chùng đến mắt cá chân, được thắt eo và tay áo nhỏ hơn, cổ tròn ôm khít cổ, khi mặc áo dài chị em thường đeo vòng cổ, vòng tay, vấn tóc, thắt lưng. Họ thường mặc áo dài trong các lễ hội, đình đám. Áo ngắn bốn thân cổ tròn, xẻ ngực cài cúc có túi nhỏ ở 2 vạt trước, may bó tạo co. Quần phụ nữ ống nhỏ hơn quần nam giới và may giáp đũng. Phụ nữ Tày hay mặc váy có cạp, có gấu, dài đến mắt cá chân. Thắt lưng là dải vải có màu chàm hoặc màu hồng. Khăn đội đầu là một vuông vải nhuộm chàm không thêu, khi đội chít khăn kiểu mỏ quạ ôm gọn tóc hoặc buộc theo vấn tóc trông rất gọn. Phụ nữ Tày còn đi giày vải, thân giày làm bằng vải, đế làm bằng mo cau hoặc mo tre khâu lại nhiều lớp làm đế. Đồ trang sức của người Tày trước đây được cả nam và nữ sử dụng, nhưng nhìn chung phụ nữ dung nhiều hơn như: khuyên tai, vòng cổ, vòng đeo tay, chủ yếu là bằng bạc. Trang phục của người Nùng có phần phức tạp hơn, vì mỗi ngành Nùng có những đặc điểm trang phục của riêng mình. Người Nùng mặc quần áo rộng. Phụ nữ mặc áo quần vải dệt tay, nhuộm chàm, áo dài đến đầu gối, cài khuy nách, ống tay rộng co vièn khoanh tráng, nẹp áo trước ngực có viền vải xanh, thắt lưng vải nhuộm chàm. Khi đi lao động thường đeo chiếc tạp dề trước bụng. Đầu cuốn tóc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 68 ngang, đội khăn nhuộm chàm in hoa trắng (người Nùng buộc miếng vải thành từng túm nhỏ rồi đem nhuộm chàm, nhuộm xong cởi túm ra sẽ được hoa trắng hình ngôi sao). Cổ tay và tay đeo vòng bạc, đeo hoa tai bạc… Nam giới mặc áo cánh, cũng có khi mặc áo dài 5 thân nhưng ngắn như áo cánh vậy, mặc quần dài. Trước kia, để búi tóc, cuốn khăn dài. Khăn, áo, quần đều bằng vải nhuộm chàm. 3.2.2. Tục lệ xã hội - Cưới xin Việc cưới xin là 1 sự kiện hết sức quan trọng trong đời sống của đồng bào Tày- Nùng. Hôn nhân của người Tày theo kiểu hôn nhân một vợ một chồng bền vững nghi lễ về cưới xin của đồng bào Tày gồm có các nghi thức sau: Dạm hỏi, Lễ dạm, Lễ ăn hỏi, Lễ xin cưới, Lễ cưới. Các nghi thức cưới của người Tày ở Chiêm Hóa: + Dạm hỏi: Đây là bước đầu tiên, nhà trai chủ động nhờ một người thân thiết với gia đình dùng lời lẽ hình tượng để ướm hỏi, ý định xin lấy dâu. Nếu thuận nhà gái cũng dùng lời lẽ khiêm nhường ngụ ý đồng ý, sau đó 2 bên mới đi vào hỏi cụ thể. Nhà trai xin biết ngày tháng năm sinh của người con gái. Buổi gặp này nhà trai không mang lễ vật gì, nhà gái cũng không phải làm cơm mời. Nhà trai xem tuổi của cô gái nhờ thầy tử vi xem có hợp số hay khắc với con trai. Nếu hợp, nhà trai chủ động đến xin làm lễ dạm hỏi, nếu không hợp cũng trả lời cho nhà gái biết. + Lễ dạm: Nhà trai nhờ người thân trong họ sang nhà gái chính thức bàn việc hôn thú của đôi trẻ. Người đại diện của nhà trai gọi là “tai thống”, cùng đi với tai thống có một đến hai người trong gia đình chú rể và người gánh lễ vật. Lễ vật dạm gồm: trầu, cau, thịt, gạo, rượu. Nhà gái mời đại diện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 69 nội ngoại của gia đình mình. Hai bên bàn bạc chuyện trò, thăm hỏi gia cảnh nhưng việc quan trọng nhất là việc nhà trai chính thức đặt vấn đề với nhà gái xin bản lục mệnh của cô gái cho nhà trai, trao bản lục mệnh tức là đính ước, nếu trắc trở nhà trai trả bản lục mệnh, cô gái mới có thể đi lấy chồng khác. Tại lễ dạm hai bên định ngày làm lễ ăn hỏi. + Lễ ăn hỏi được tiến hành sau: Nhà trai có tai thống, người thân của chú rể, người mang lễ vật. Lễ vật gồm trầu cau, thịt, gạo, rượu, bánh dày. Nhà gái cũng mời đại diện nội ngoại của gia đình. Trong lễ ăn hỏi hai bên bàn về ngày giờ tổ chức đám cưới, lễ vật dẫn cưới. + Lễ xin cưới: Nhà trai định được ngày tổ chức đám cưới, đến nhà gái bàn bạc thống nhất. Sang nhà gái gồm có tai thống, người trong gia đình nhà trai, người mang lễ vật. Lễ vật gồm có 6 con gà, 12 chiếc bánh dày, 6 chai rượu. Nhà gái mời đại diện họ nội, ngoại đến dự. Trong buổi lễ này nhà trai thong báo cho nhà gái ngày tháng làm đám cưới, giờ đến đón dâu, ngày đưa lễ vật. Nhà gái cũng thông báo cho nhà trai giờ cô dâu về nhà chồng. Lễ xin cưới thường được tiến hành trước khi cưới vài ba tháng để hai bên có điều kiện chuẩn bị cho lễ cưới. + Lễ cưới: được tổ chức ở cả hai bên, nhà gái và nhà trai đều mời họ hàng dân bản đến ăn cỗ. Lễ cưới là lễ quan trọng nhất của việc cưới hỏi, có nhiều nghi lễ nhất và mang tính quan hệ xã hội rộng hơn. Đoàn đi đón dâu gồm có quan làng, chú rể, phù rể, người mang lễ vật. Quan làng là người đại diện cao nhất của họ nhà trai, thay bố mẹ chú rể và họ nhà trai ứng xử một việc, mọi nghi lễ tại nhà gái. Phù rể phải là người thanh niên nhanh nhẹn lễ phép, chưa có vợ. Người mang lễ vật thường là các em gái, em trai. Lễ vật dẫn cưới gồm trầu, cau, thịt lợn hơi, gạo rượu, gà trống thiến. Ngoài số lễ vật trên, còn có một tấm vải khô ướt chiều rộng bằng một khổ vải, chiều dài chừng 8 đến 10m. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 70 Bên nhà gái mời họ hàng đến dự và chứng kiến lễ cưới. Cử đoàn đại diện đưa tiễn cô gái về nhà chồng. Đại diện nhà gái là pả mẻ, cũng như quan làng của nhà trai, pả mẻ được toàn quyền thay mặt cho nhà gái. Có người đi theo phù dâu, người phù dâu phải là người chưa chồng, họ chỉ phù dâu cho người bạn thân nhất, phù dâu gọi là “lùa tôi”. Có một vài người cùng đi mang đồ dùng của cô dâu gồm quần áo, chăn màn, gối. Hát quan làng trong đám cưới nười Tày mang bản sắc rất độc đáo vì người ta đều dùng lời ca hình tượng, ví von rất giàu chất trữ tình để thực các nghi lễ, đối đáp giữa nhà trai và nhà gái. Trình tự các tục, nghi lễ và hát quan làng trong đám cưới của người Tày: Tục căng dây chặn đường: (Hát để xưng danh, chào hỏi): Khi đoàn đón dâu của nhà trai đến ngõ nhà gái, nhà gái cho chăng dây qua đường, có nơi đóng cổng hoặc chăng dải vải, cho người giả vờ gặng hỏi, chất vấn… Đây là thẻ thách đầu tiên, tuỳ ý hỏi của nhà gái, nhà trai phải hát đối cho hợp ý, hợp cảnh mới được nhà gái cho dỡ dây, mở cổng. Tục giữ cửa: Chân cầu thang được đặt 4 chén rượu, nhà gái hát viện lý do và thách thức, nhà trai phải hát đối hợp với lý do mới được nhà gái cho dọn 4 chén rượu. Đến sàn thích, nhà gái lại đặt các chướng ngại vật như: chậu thau, chổi, thớt… nhưng phổ biến hơn là chiếc đó đơm cá và để vào giữa chiếc đó cái đòn gánh tượng trưng cho con rắn. Quan làng nhà trai phải hát hình tượng như thế nào, ví như thế nào để nàh gái dỡ bỏ các chướng ngại vật đi. Tục xin trải chiếu: Trên sàn nhà chưa trải chiếu hoặc trải xộc xệch, vị quan làng nhà trai phải hát giối thiệu mình, nhác gia chủ trải chiếu chưa ngay ngắn hoặc chưa trải chiếu. Pả mẻ- quan làng nhà gái kiếm cớ xin lỗi khách và xin được trải chiếu ngay, xin mời khách vào chiếu ngồi rồi hát thên một hai bài chào hỏi tỏ lòng mến khách. Trước khi ngồi xuống chiếu quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 71 làng nhà trai hát đối 1 hai bài ca ngợi sự mến khách của gia chủ rồi mới ngồi xuống chiếu. Hát mời nước, mời trầu: Sau khi quan làng và người họ nhà trai đã ngồi yên vị xuống chiếu, các cô gái bên nhà gái mang trầu, nước ra mời, quan làng nhà gái hát bài mời nước, mời trầu. Nước và trầu được mời từng nười. Quan làng nhà trai hát bài cám ơn sự chu đáo thịnh tình của gia chủ, khen trà, trầu ngon, têm khéo rồi mới uống nước ăn trầu. Lễ trình tổ và nộp gánh: Quan làng nhà trai dẫn chú rể và phù rể đến trước bàn thờ tổ tiên của gia đình nhà gái. Gánh lễ vật “háp theo khươi” được chuyển đặt trước bàn thờ. Cha mẹ cô dâu, ông bà, các già bản, quan làng nhà gái đứng 2 bên trước bàn thờ chứng kiến. Quan làng nhà trai trịnh trọng hát bài nộp gánh. Nội dung bài hát ca ngợi tổ tiên, công đức cha mẹ đã sinh thành, xin có lễ vật mọn dâng cúng tổ tiên, và biết ơn cha mẹ. Nhà gái mở gánh lễ vật và trịnh trọng hát bài nhận gánh, xếp lễ vật lên mâm lễ để đặt lên bàn thờ. Mâm lễ được lót giấy đỏ, đặt 2 bông lúa nếp, một đĩa trầu cau, đôi que hương, 2 cành thanh táo và bát nước lã, một đĩa đựng tiền, 1 đèn chưa thắp. Sau khi sắp lễ đặt lên bàn thờ xong, chú rể và phù rể cùng quan làng nhà trai đứng trước bàn thờ tổ tiên hát trình tổ tiên. Quan làng nhà gái hát bài cho phép chú rể vái tổ tiên, chú rể hát trình thắp hương, châm đèn, các bài: Táng vương bảng đen, chầm hương, bẩu ban thản dị, mơi đăm táng tổ tiên, mơi ham, mơi me cuốc mậu thưa thinh, mơi cơi trầu, giải vế mơi phụ mậu rở rinh, nhận họ hàng, nộp hằng biêng (nếu không thờ ham, thờ then thì không hát các bài mơi ham, mơi then) gồm 14 bước. Sau lễ trình tổ, quan làng nhà trai trịnh trọng hát bài dâng tấm vải ướt khô, chú rể lễ phép dâng tấm vải ướt khô lên mẹ của cô dâu. Nếu mẹ cô dâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 72 không còn thì dâng cho người trực tiếp nuôi dưỡng cô dâu từ tấm bé. Tấm vải ướt khô được nhuộm hồng một đầu- tượng trưng cho phần ướt, đầu còn lại để trắng tượng trưng cho phần khô. Dâng vải ướt khô mang ý nghĩa đền ơn người mẹ đã mang nặng chín tháng mười ngày, chăm sóc nuôi con, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ khô dành cho con. Trong các lễ vật dẫn cưới không thể thiếu tấm vải ướt khô, đây là nét đẹp trong phong tục cưới của đồng bào Tày, mang ý nghĩa sâu sắc về lòng hiếu thảo của người con đối với công lao sinh thành và giáo dưỡng của người mẹ. Nhận tấm vải ướt khô nhiều bà mẹ đã khóc, tấm vải được cất kỹ, khi có cháu ngoại bà nhuộm chàm may tã lót, làm địu cho cháu. Tấm vải ướt khô mang tính nhân văn sâu sắc. Lễ bái tổ họ hàng: Chú rể và cô dâu đứng trước bàn thờ, quan làng nhà trai hát bài hát lễ tổ. Người Tày xưa cho rằng tổ tiên của mình ngự ở trên trời, vì vậy quan làng hát bài cử sứ giả lên thiên đình mời tổ tiên về nhận mặt chú rể mới. Chú rể, cô dâu phải lễ họ hàng thân tộc. Lễ lạy bố mẹ vợ: sau lễ bái tổ họ hàng là lễ lạy bố mẹ vợ. Quan làng hát xong, con rể và con gái cùng đến lạy bố mẹ, nếu còn ông bà phải lạy ông bà trước. Lễ xin đón dâu: Đây là nghi lễ trang trọng cuối cùng tại lễ cưới. Vị quan làng nhà trai trịnh trọng hát bài cảm ơn sự chu đáo của nhà gái. Xin thưa với ông bà, cha mẹ và họ hàng cho phép nhà trai được đưa cô dâu về nhà. Thường lễ này được tính toán sao cho viêc đưa tiễn cô dâu về nhà chồng đúng giờ đã định trước. Bài hát xin dâu gọi là “So lùa lòng lang”. Đến nhà trai: Quan làng nhà trai hát bài mời nước, mời trầu, mời rửa tay, mời ăn cơm. Mỗi khi quan làng nhà trai hát các bài trên, quan làng nhà gái đều hát đối lại phù hợp với nội dung nhã nhặn và lịch thiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 73 Quan làng nhà gái, chú rể cô dâu cũng phải thực hiện nghi thức hát trình bày trước bàn thờ như ở bên nhà gái gồm 14 bước. Sau khi hát trình trước bàn thờ, quan làng nhà gái hát bài nộp dâu. Quan làng nhà trai đại diện hát nhận. Quan làng nhà gái hát nộp chăn gối, của hồi môn. Họ khiêm tốn được nhà trai vui lòng nhận các đồ dùng do người con gái đã tự tay làm ra không được khéo…Quan làng nhà trai hát nhận xét, ca ngợi các đồ dùng đẹp đẽ, ca ngợi sự chu đáo… Quan làng nhà gái khiêm tốn hát chối từ, không dám nhận sự ngợi ca. Hát căn dặn: Quan làng nhà gái hát căn dặn cô dâu chịu khó nết na, chăm chỉ chăm sóc chồng, gia đình nhà chồng để sứng đáng là vợ hiền con thảo, cám ơn họ nhà trai đã chu đáo đón tiếp và xin cáo lui về nhà. Quan làng nhà trai hát đáp mong nhà gái không phải lo lắng nhiều cho cô dâu, chúc nhà gái lên đường trở về nhà gặp nhiều may mắn. Lễ lại mặt: sau cưới 3 ngày, đôi vợ chổng trẻ mang lễ vật đến thăm cha mẹ vợ. Lễ vật gồm 1 con gà trống thiến, 2 chai rượu, hai chiếc bánh dầy, lễ này gọi là lễ tạ ơn cha mẹ, tuy nó đơn sơ nhưng mang nặng tình nghĩa và rất quan trọng. Bên nhà gái cũng mời ông bà, bác, chú, cô, dì đến cùng ăn cơm với đôi vợ chồng trẻ. Khi về, vợ chồng trẻ chào ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác một lần nữa, họ hàng nhận biết cháu rể và ngược lại. Kết thúc buổi lễ lại mặt coi như việc cưới đã hoàn thành, vợ chồng trẻ bắt đầu cuộc sống chung hạnh phúc. - Ma chay Đồng bào Tày quan niệm con người có phần hồn và phần xác. Khi chết hồn lìa khỏi xác, hồn lúc ấn gọi là “khoăn”, khi chết biến thành “phi” (ma). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 74 Lúc sống người có 12 hồn thì khi chết cũng có 12 loại ma. Vì vậy, việc tang ma phải có nhiều công đoạn, nghi lễ: lễ tắm rửa cho người chết, lễ khâm liệm, lễ đại siêu, lễ nhập quan, lễ tang khay lò (dây đèn hoa cho người chết), lễ đại háo (thụ tang), lễ xám pjầu ngày (dâng cơm), lễ xiên đàn phá ngục (đưa linh hồn người chết ra khỏi ngục), lễ mùng san, lễ mài xe, lễ xuất phi, lễ hạ huyệt, lễ khay tu mả (mở cửa mồ), lễ chuộc hồn mãn tang. Tục lễ của người Tày không cải táng, vì vậy áo quan cúng phải chọn loại gỗ tốt. Tục lệ làm ma (ma tươi hay ma khô) đều giống nhau. Ở gia đình khá giả không trùng vào mùa vụ, người ta tiến hành làm ma ngay sau khi người chết đã tắt thở, linh cữu còn quàn trong nhà làm ma, như vậy gọi là ma tươi. Trường hợp do hoàn cảnh khó khăn, bận rộn mùa vụ, hoặc do con cái đi vắng xa, sau khi chôn cất vài tháng, vài năm sau người ta mới tổ chức làm ma, như vậy gọi là ma khô. Để tượng trưng cho linh cữu người ta phải làm nhà xe, làm xong nhà xe người ta tổ chức ma khô, mời thầy cúng đến, không phải một thầy mà là nhiều thầy để viết sớ cúng, công việc này cũng tốn nhiều thời gian. Thầy cúng viết sớ bằn chữ Nôm, rồi cúng khấn, tang chủ đội khăn, mặc áo tang khấn vái cùng thầy cúng bên cạnh nhà xe. Đám ma tươi hoặc ma khô diễn ra khoảng 2 ngày 2 đêm. Tổ chức đám ma rất tốn kém, nhiều nghi lễ diễn ra trong nhiều ngày đêm, nếu làm ma khô thì việc chuẩn bị càng mất nhiều công sức, chi phí tốn kém. Các vật để cúng tế gồm thịt lợn, trâu, bò, gà vừa là để hiến tế vừa là thực phẩm cho người phục vụ, trả công cho thầy cúng. Người Tày cũng có tục xem đất để mai táng, nơi mai táng thường theo gia đình và dòng họ, không cải táng, do vậy họ không có tập quán giỗ, sau đám ma và lễ mãn tang (sau 3 năm), mọi việc tang ma cho người chết được coi là đã xong xuôi. Đến ngày thanh minh 3 – 3 người ta mới sắm lễ đưa ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 75 mộ cúng. Trước khi cúng người ta dọn sạch cỏ trên các mộ. Hàng tháng ngày rằm, mồng một họ thắp hương cho người thân quá cố cùng với tổ tiên. 3.2.3. Văn hóa tinh thần - Tín ngưỡng, tôn giáo Đồng bào Tày- Nùng từ xa xưa thờ đa thần nguyên thuỷ, xuất phát từ quan niệm “Vạn vật hữu linh”, muôn vật, muôn loài đều có Pựt Luông - Ngọc Hoàng tạo ra và đều có linh hồn. Linh hồn cũng đồng nghĩa với linh thiêng, nếu như người Kinh có rất nhiều từ để chỉ sự linh thiêng như: thần, thánh, với các tà linh, ma quỉ, thổ công, thổ địa… thì người Tày - Nùng đều dùng 1 từ gọi là “phi” (dịch ra tiếng Việt là ma - một danh từ rất cổ, bao hàm quan niệm bình đẳng về nhân cách trong thế giới thần linh, ma quỉ), phi có nghĩa rất rộng rãi chỉ tất cả các thần thánh, ma quỷ có mặt trên trời, dưới đất. Tựu chung có 2 loại ma: ma lành và ma dữ. Ma lành: gồm tổ tiên, ma bếp lửa, ma mụ, ma mường, ma bản bảo vệ người và súc vật. Nói chung loại ma lành, thiện đều phù hộ cho con cháu, nhưng con người không được phép làm phật ý, nếu không có thể bị trừng phạt đến chết. Ma dữ: Ma rừng, ma sông, ma rú, ma sấm sét, ma thuồng luồng, ma những người chết vì tai nạn, hay người chết bất đắc kì tử, chết đuối, ma yêu tinh từ những cây cổ thụ. Ngoài ra còn có một loại ma mà người Tày rất sợ đó là “ma gà” (Phi cáy). Những thầy Tào, thầy Then chết không được con cháu làm ma, cũng lễ tử tế linh hồn lai vãng ở trần gian nhập vào người sống thành ma gà “phi cáy”. Người chết tuyệt tự, mồ mả không ai trông nom, trẻ em chết vào giờ thiêng cũng bị coi là ma gà. Người sống bị ma gà nhập và, mang ma gà trong người gọi là “phi đíp”, loại này chuyên hại người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 76 Đồng bào lưu truyền rất nhiều câu chuyện ly kỳ xoay quanh về chuyện ma gà như: “khi trời tối sẽ bay tới các nhà để hút máu người, ăn thịt trẻ em”… Vì vậy, gia đình nhà nào bị coi là ma gà thì rất khó lấy vợ, lấy chồng, luôn bị hàng xóm xa lánh, thậm chí bị đánh đập. Người Tày còn có quan niệm về ma thổ công “phi thổ công” không thờ trong nhà mà ở ngoài vườn, khi trong bản hay trong nhà có việc lớn như dựng nhà, cưới gả, mua trâu bò, có người chết… người ta thường cúng báo cho thổ công biết, để được bảo vệ. Đồng bào Tày – Nùng còn tin một số người, một số thầy Tào, thầy Mo có ma thuật hại người. Những người đó có thuật “ Pối kim xương ngọ quỷ” tức là thả mũi nhọn bằng kim khí, thả âm binh hại những người thù hằn với họ hoặc giúp người quen báo thù. Từ chỗ sợ hãi ma thuật đã nảy sinh ra tục tin có ma người sống như mà gà (đã nói ở trên) trong người Tày, ma kỳ lân (Phi hang cắn) trong người Nùng. Một số gia đình, một số người bị gán là có những con ma đáng sợ nói trên thì trở thành nguy hiểm đối với bà con hàng xóm mặc dù họ không biết gì về ma thuật. Đồng bào cho rằng những người có “ma” trông thấy người ốm có thể làm cho người ốm nặng thêm hoặc chết, trông thấy hoa quả hoặc thức ăn đang thơm ngon có thể làm cho nó trở thành ôi thối… Những người bị mang tiếng là có “ma” thì bị coi là người nguy hiểm, không trong sạch, con cái của họ kho lấy vợ, lấy chồng. Như vậy, tín ngưỡng của đồng bào Tày – Nùng xuất phát từ quan niệm đa thần, do con người nhỏ bé bất lực trước những thần bí và sức mạnh của tự nhiên. Những thần bí và sức mạnh chưa lý giải được đều được xem là ma, đồng thời do quan niệm vạn vật đều có linh hồn, tin là có thần, có phi – ma nhưng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 77 chưa có giáo lý. Như vậy, tín ngưỡng của đồng bào là dạng thức tín ngưỡng bản địa nguyên thuỷ, tín ngưỡng dân gian thờ đa thần vạn vật hữu linh. Các tục thờ cúng: Người Tày ở Chiêm Hóa thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ trong nhà. Thường thắp hương vào ngày rằm và mùng một hàng tháng với nghi lễ và đồ tế lễ đơn giản bằng hoa quả và nước sạch. Trước đây, gia đình người Tày nào ở Chiêm Hóa cũng có bàn thờ “bà mụ” (mẹ bjoóc) và tục thờ cúng Táo quân (thổ công). Bà mụ được coi là vị thần cai quản và hộ mệnh cho trẻ em. Theo quan niệm dân gian, người ta có con là do mẹ bjoóc phân chia từ cây hoa vàng (con trai), hoa bạc (con gái). Khi người phụ nữ có thai khoảng 3 tháng người ta làm lễ báo cho mẹ bjoóc biết và cầu xin phù hộ… Người Tày cũng thờ Táo quân - là vị thần bảo vệ người và gia súc, coi việc quản lý hộ khẩu trong gia đình. Ngoài ra con thờ 1 loại “phi” ở trong nhà nữa đó là phi tiên slư (tổ sư) như : thầy dạy làm thầy cúng, thầy tào, thầy phù thuỷ, mo, then, pụt… Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn rất ít gia đình giữ nghi lễ này. Phần lớn các gia đình chỉ có bàn thờ tổ tiên. Người Nùng cơ bản giống người Tày, ngoài ra họ còn thờ “ma Ham”, cả xóm lập đình thờ thần nông, đặc biệt có nhiều hộ thờ Phật bà quan âm... Ảnh hưởng của các tôn giáo ngoại lai: Với sự du nhập của các tôn giáo như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo hay Thiên chúa giáo… vào thì người Tày cũng ít nhiều ảnh hưởng và tiếp thu nhưng không mạnh mẽ như một số tộc người khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 78 Đạo Phật đã du nhập và đi vào đời sống tâm linh của đồng bào nơi đây từ khá lâu đời, người Tày cổ đã tiếp thu giáo lý của nhà Phật, phù hợp với tín ngưỡng dân dã, bản địa như: tư tưởng từ bi bắc ái, với các đấng từ tôn cứu khổ cứu nạn, siêu độ chúng sinh thoát khỏi bề khổ trầm luân để về với cõi cực lạc… để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình.Điều này được thể hiện rõ trong thờ cúng ông bà, các lễ tiết, lễ nghĩa trong gia đình và cộng đồng. Ví dụ: thờ ông bà cùng với tổ tiên, thờ Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cứu khổ cứu nạn cho loài người khi thẩm thấu vào đời sống của người Tày thành bụt “pụt”. Do vậy, ở một số nơi đã xuất hiện một số đình chùa, trong đó tiêu biểu là chùa Bảo Ninh Sùng Phúc ở xã Yên Nguyên (Chiêm Hoá) được dựng vào năm 1107 dưới thời Lý. Nội dung của tấm bia thì viết về Hà Hưng Tông và lược thuật về công đức của gia tộc họ Hà qua 15 đời… Ngoài ra, tấm bia còn thể hiện quan niệm của đạo phật và những triết lý về phật pháp như: chân không, diệu hữu, hữu hình, thường - lạc… “Rằng xưa phật tổ, Dắt dạy quần sinh. Không vương không mắc, Có duyên có tình. Chân tính sáng suốt Căn tuệ vững bền…” “Việc dựng chùa thờ Phật- quốc giáo của nước Đại Việt thời Lý, tại nơi xa xôi hẻo lánh như Vị Long cũng chứng tỏ rằng dưới triều Lý, kinh tế miền núi phát triển mạnh. Đồng thời, sự giao lưu văn hoá với miền xuôi cũng rất được chính quyền phong kiến đương thời quan tâm” [3, tr5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 79 Tuy nhiên, tín ngưỡng của người Tày là tín ngưỡng “đa thần giáo”, họ tin vào thuyết “vạn vật hữu linh” cho nên ảnh hưởng của Phật giáo khá mờ nhạt mà tới nay hầu như chỉ còn trong các tranh thờ của các thầy Tào nơi đây. Về ảnh hưởng của Đạo giáo thì được thể hiện qua hệ thống các tranh thờ của người Tày, có nhiều tranh thờ các nhân vật của Đạo giáo như: Thái thượng Lão quân, Đặng Nguyên sư, Tam Thanh, Tam Nguyên… - Văn học dân gian Kho tàng văn học dân gian của dân tộc Tày rất phong phú về thể loại và nội dung, phản ánh thế giới quan dân tộc, mang tính nhân văn và tính giáo dục sâu sắc. Về thể loại gồm truyên kể truyền miệng còn gọi là truyền thuyết hay ở dạng truyện cổ; hát truyền miệng như hát quan làng, hát sli lượn, hát then, hát đồng dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố. Trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ giới thiệu được một số thể loại trong kho tàng văn học dân gian của người Tày ở Chiêm Hóa như sau: + Truyện kể truyền miệng Đặc điểm cư trú của đồng bào các dân tộc ở Tuyên Quang nói chung và đăc biệt là vùng Chiêm Hóa nói riêng là ở vùng rừng núi hùng vĩ và hoang sơ, đồn bào đã khai phá hoang vu chinh phục tự nhiên, đánh dẹp giặc dữ… để tồn tại và phát triển, đó là khởi nguồn cho sự sáng tạo văn học dân gian, thổi vào các câu chuyện ấy đời sống tâm linh và ý thức người đã làm cho vốn truyện kể truyền miệng mang dấu ấn đậm nét của dân tộc. Nhìn chung chủ đề của các câu chuyện kể truyền miệng là giải thích nguồn gốc của vũ trụ như “truyện vịt không biết ấp trứng”, nguồn gốc của loài người như “truyện quả bầu”, truyện giải thích về địa danh, về các sự vật và hiện tượng tự nhiên trong vùng thì rất nhiều. Truyện do ai sáng tác? Không có truyện nào nói về tác giả và ra đời từ khi nào (quần chúng sáng tác qua nhiều đời, nhiều thế hệ). Chiêm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 80 Hóa và Na Hang (trước thuộc Chiêm Hóa) là hai huyện vùng cao, vùng sâu của tỉnh, nơi đồng bào Tày chiếm đa số dân cư trong huyện, còn lưu lại rất nhiều truyện kể truyền miệng. Truyện về truyền thuyết hang Tiên trên dãy núi Thẳm Pẩu xã Lang Can kể về sự tích nghề trồng bông dệt vải. Sự tích Kéo Nàng (Đèo Nàng) – con đèo hiểm trở thách thức con người ở giữa xã Khuôn Hà và Lang Can. Sự tích cây cầu Da gắn với núi Chuyên và núi Thần Trâu Trắng – Nàng tiên Chú Khách (hay sự tích hoa Phặc Phiền), một tổ hợpcác câu chuyện miêu tả sự hùng vĩ của dãy núi phía bắc xã Thượng Lâm. Với các chuyện “Đăng Vài” cọc trâu của ông Tài Ngào người trời đứng sừng sững giữa cánh đồng xã Thúy Loa. Truyện về luống cày của ông Tài Ngào và lòng chảo trên núi đá Bản Cài xã Đức Xuân, truyện Gió hang Pù Gia Sỏ miêu tả hiện tượng lốc thường xuyên phá hoại vùng đất “ruộng ở cuối hang này”. Xuôi về phía nam truyền thuyết về núi Pắc Tạ… [25, tr 90 - 91] + Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Trong kho tàng văn hóa dân gian, thì loại hình tục ngữ, thành ngữ, ca dao của người Tày ở Chiêm Hóa nói riêng và ở Tuyên Quang nói chung hết sức phong phú phản ánh tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong quan hệ con người với con người, con người với thiên nhiên… Trước hết là trong ca dao: Ca dao nói về sự lạc quan yêu đời của con người đã được khắc họa bằng những hình ảnh rất đẹp như: Cần ké khoăn bấu ké Khoăn mừa dặng cóc ké nhằng hon Pan slấc mèng mà tan biéc nuốc. (Người già hồn không già Hồn đứng bên cạnh gốc quế còn thơm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 81 Trăm loài ong bướm đậu hoa dâu). [25, tr96] Hay: Slam slíp đang mả Hả slip đang pan Slốc slíp bjooc bồ đàn đang phông Chất slíp chăng vật vơ đuổi lản Cẩu slíp chắt hất rườn slâng thì. (Ba mươi tuổi đang lớn Năm mươi tuổi chưa già Sáu mươi tuổi như hoa bồ đàn mới nở Bảy mươi tuổi vẫn còn xuân Chín mươi tuổi mới lập gia đình). [25, tr96] Trong tục ngữ: Kho tàng tục ngữ của người Tày rất phong phú, nói về thời vụ, họ tổng kết việc làm ăn thành bại để có câu: Bươn chiềng tò mạy rị Bương nhỉ tò mạy phai (Tháng giêng kiếm cây để rào vườn Tháng hai tìm cây để đắp đậ.). [25, tr92] Hoặc: Bươn slam lồng chả Bươn hả đăm nà. (Tháng ba gieo mạ Tháng năm cấy ruộng). [25, tr92] Nói về kinh nghiệm sản xuất, đồng bào Tày có câu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 82 Hết rẩy hẩư ôốm chà Hết nà hấư ôốm nặm Co khấu táy côc phec, Ruộng khấu táy ec mò, ec vài. (Làm nương phải ủ chà Làm ruộng phải đều nước Cây lúa như bụi xả Bông lúa to như vạy trâu, vạy bò). [6, tr132] Nói về độ thì của con gái: Moóc toóc tông chàu au bấu au Giờ nạy moóc khửn khau chẳng vạng (Người con gái còn duyên thì kiêu Hết duyên thì muốn tìm chồng cũng khó,) [25, tr92] Nói về quan hệ tình cảm: Pi noọng tàng quây bấu đày vằn phầy đẩu bản (Anh em xa không bằng ngọn khói xóm giềng) [25, tr93] Hoặc: Nẳng ngay bấu lao ngầu páy Cần ngay bấu lao sai (Ngồi ngay không lệch bóng Người ngay không sợ sai). [25, tr93 - 94] Thành ngữ: Nói về hoàn cảnh éo le: Mác kheo lấn, mác lúc nhằng dú co (Quả xanh rụng, quả chin còn ở trên cây) [25, tr94] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 83 Nói về tình cảm, tình thương của bố mẹ và con cái: Lục điếp pả mẻ điếp nâu chậu Pả mẻ điếp lục điếp chang khừn. (Con thương bố mẹ thương buổi sớm Bố mẹ thương con thương buổi chiều). [25, tr95] Câu này đồng bào giải thích rằng: tình thương phải thể hiện bằng sự hiện hữu (hành động nghe thấy, nhìn thấy). Nhưng bố mẹ thương con đừng để cho con cái biết, nếu biết được thương, được chiều chuộng con cái hay lấn tới và hư. + Câu đố Người Tày cũng có rất nhiều câu đố, câu đố dân gian Tày bắt nguồn từ đời sống thường nhật, trong lao động và sinh hoạt. Có các loại câu đố về con người, về đồ vật… Đố về con người: Trên rậm dưới thưa Thuyền lưới giữa dòng Quả cau quay tít (con mắt người) Đố về con vật: Cần nâng héo héo Béc slí kếp vản khảm kéo (Một người gầy gầy Vác bồn tấm ván vượt đèo – con chuồn chuồn) Đố về đồ vật: Phầy mảy nựa pù / Sưa vèa tẩu loỏng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 84 (Lửa cháy trên đồi / Hổ gào dưới khe – cái điếu cày) [25, tr97] KẾT LUẬN 1. Chiêm Hoá là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, nơi “đất lành chim đậu”, thu hút nhiều các dòng người tìm về tụ lại, là vùng đất đai tương đối màu mỡ, giàu tài nguyên, có đủ điều kiện thuận lợi để cho các dân tộc sinh cơ lập nghiệp và phát triển lâu dài. Các dân tộc Chiêm Hoá mặc dù có nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán, đặc điểm văn hoá khác nhau nhưng khi cùng nhau sinh sống trên mảnh đất lịch sử này thì các dân tộc đã tích cực khai phá, mở rộng ruộng nương, xây làng, lập bản, cùng nhau lao động, sản xuất, trao đổi kinh nghiệm... để từ đó tạo nên sự thống nhất trong đa dạng không chỉ về huyết thống mà còn cả tâm hồn, trí tuệ, văn hoá... Là vùng đất lam sơn thuỷ tú, có vị trí quốc phòng quan trọng để lại dấu ấn không phai mờ trong sử sách, Chiêm Hoá từ xa xưa luôn là bộ phận của tổ quốc Việt Nam thống nhất. Đồng bào các dân tộc nơi đây có truyền thống đoàn kết, yêu nước, giàu lòng nhân ái, dũng cảm trong đấu tranh chống cường quyền, áp bức, đánh giặc ngoại xâm. Tấm bia Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi (Yên Nguyên – Chiêm Hoá) ghi tạc công đức của dòng họ Hà đã thể hiện rõ truyền thống tốt đẹp của nhân dân các dân tộc Chiêm Hoá. “Dòng họ này đã có nhiều công lao trong việc giữ vững an ninh và xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá ở một vùng đất rừng núi giáp biên giới, nơi mà triều đình nhà Lý khó kiểm soát. Điều này cũng nói lên rằng đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và Tuyên Quang nói riêng có ý thức tự cường và lòng yêu nước vô hạn và nhà Lý đã thành công trong việc tập hợp khối đoàn kết dân tộc trong chiến đấu bảo vệ cũng như xây dựng tổ quốc”.[3, tr5] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 85 2. Qua việc nghiên cứu tài liệu địa bạ ở 2 thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) cho thấy: ruộng đất của Chiêm Hoá nửa đầu thế kỉ XIX mặc dù ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân (tư điền) chiếm 100% tổng diện tích cả huyện song trên thực tế phần thực trưng chỉ chiếm 1 phần nhỏ còn lại là lưu hoang, trong đó phần bỏ hoang đều là điền chứ không phải thổ. Điều này có thể lý giải là do các nguyên nhân như: Chiến tranh, nạn thổ phỉ; ở Chiêm Hoá đa số là ruộng bậc thang (dựa vào nguồn nước tự nhiên là chủ yếu) các cọn nước dẫn nước hầu như không đủ khả năng cung cấp nước cho ruộng đồng... Ruộng đất lưu hoang được đưa vào sử dụng dưới hình thức sở hữu của các chủ là một đặc điểm của Chiêm Hóa. Điều này có thể gợi mở suy nghĩ là, triều đình nhà Nguyễn không chỉ quan tâm đến việc sử dụng đất hoang trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng mà còn ở cả miền núi. Qua nghiên cứu về tình tình ruộng đất ở Chiêm Hóa nửa đầu thế kỉ XIX qua địa bạ Gia Long 4 và Minh Mệnh 21, chúng ta có thể thấy được thế lực của Quằng Mường cùng bộ máy hành chính phục vụ cho Quằng thể hiện qua sở hữu đất đai là rất lớn. Đa số chức dịch đều có mức sở hữu tương đối lớn. Điều này không chỉ thấy vai trò của các thổ tù đối với các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung mà còn thấy được sự quản lý của triều đình nhà Nguyễn trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở nửa đầu thế kỉ XIX. Ruộng đất ở đây hoàn toàn do Quằng nắm giữ và chủ động toàn quyền phân chia, ảnh hưởng của triều đình còn khá mờ nhạt. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho ruộng đất tư ở đây phát triển mạnh mẽ. 3. Về mặt văn hoá thì Chiêm Hóa nói riêng và Tuyên Quang nói chung là khu vực mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các dân tộc Chiêm Hóa, bên cạnh việc duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vật thể, phi vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 86 thể của dân tộc mình đã tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc anh em sống cộng cư để làm giàu thêm vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đồng thời những tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc được hun đúc lại và phát huy thành cái tinh hoa chung của cả cộng đồng. Các dân tộc Chiêm Hoá hầu hết đều tin vào thuyết “Vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh hồn). Xuất phát từ quan niệm đa thần, do con người nhỏ bé, bất lực trước những thần bí và sức mạnh của tự nhiên. Những thần bí và sức mạnh chưa lý giải được đều được đồng bào xem là ma. Tin vào “phi”- ma trong dân tộc Tày, niềm tin vào nhiều thứ quỷ thần có thể làm hại con người, tin vào thầy cúng có khả năng bói, cúng, phù phép để trừ được ma, tà, chữa được bệnh... từ đó sinh ra những tín ngưỡng mà mục đích, ý nghĩa không rõ ràng, hoặc dẫn đến việc thờ cúng, bói toán, kiêng kị rườm rà, tốn kém, thiếu cơ sở khoa học. Tục thờ cúng tổ tiên, thờ thổ công, thổ địa, thờ tổ sư của các dân tộc cũng tương tự như các dân tộc ở các vùng miền, địa phương khác... Ngoài ra, tín ngưỡng của các dân tộc còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của Tam giáo như thờ cúng Phật bà Quan âm, một số chùa thờ Phật được xây dựng... 4. Cùng với chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Chính phủ, phát huy truyền thống quê hương Chiêm Hoá anh hùng trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhân dân các dân tộc nơi đây ra sức phấn đấu, hăng hái thi đua học tập, lao động sản xuất, phát huy nội lực sáng tạo trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, làm cho bộ mặt của Chiêm Hoá đã có thay đổi lớn lao, đời sống của nhân dân các dân tộc Chiêm Hoá đã có những tiến bộ về mọi mặt : Đời sống vật chất được cải thiện, trình độ giác ngộ chính trị được nâng cao, các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội đều phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 87 Tuy nhiên, Chiêm Hoá là 1 huyện vùng cao, do vậy điều kiện đi lại vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí của vùng vẫn còn thấp hơn so với các vùng khác, một số tập quán lạc hậu vẫn còn được duy trì, các tiềm năng của vùng vẫn chưa được khai thác triệt để... nên đó cũng là những trở ngại kìm hãm con đường tiến lên của nhân dân Chiêm Hoá. Bản thân tôi - một người dân địa phương xin được đưa ra một số giải pháp sau: Đảng và Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đối với các vùng dân tộc thiểu số, có các chính sách ưu đãi, khuyến khích, để phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Cần có những biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân các dân tộc thiểu số để xoá bỏ những tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chiêm Hoá, Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hoá (1943 - 1991). 2. Ban dân tộc Tuyên Quang (1972), Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang. 3. Bảo tàng Tuyên Quang (1997), Lý lịch di tích bia Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi. 4. Nguyễn Trọng Báu (2006), Truyện kể về phong tục truyền thống, văn hoá Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo Dục. 5. Vũ Xuân Bân (1972), Tìm hiểu vài nét về chế độ quằng ở vùng Mường Giàng thuộc Chiêm Hoá - Tuyên Quang trước năm 1945, Phòng tư liệu khoa Sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 6. Bộ Văn hóa thông tin – Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (2006), “Văn hóa phi vật thể của các dận tộc vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang”, Nxb VHTT – Công ty Văn hóa trí tuệ Việt. 7. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, Nxb VHNT tạp chí văn hoá nghệ thuật- Hà Nội. 8. Phan Huy Chú (1999), Lịch chiều hiến chương loại chí, tập I. Nxb KHXH, HN. 9. Đại học Tổng Hợp Hà Nội (1973), “Thổ ty ở Bảo Lạc – Cao Bằng”_ Báo cáo điền dã của sinh viên dân tộc học khoa Lịch sử. 10. Lê Quí Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, tập II, Nxb KHXH, HN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 89 11. Đồng Khánh dư địa chí - Tỉnh Tuyên Quang, Viện Hán Nôm. 12. Đỗ Danh Huấn, Nghiên cứu về làng xã ở châu thổ Bắc Bộ trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1954- 2008), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 393- 2009. 13. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940- 1975), (2000), Nxb Chính trị quốc gia- Hà Nội. 14. Ngô Sĩ Liên (1973), Đại Việt sử ký toàn thư, tập IV, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 15. Lã Văn Lô- Hà Văn Thư (1980), Bàn về cách mạng tư tưởng và văn hoá ở vùng các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá. 16. Lã Văn Lô- Nguyễn Hữu Thấu-Mai Văn Trí- Ngọc Anh- Mạc Như Đường (1959), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 17. Lã Văn Lô (1973), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Nxb KHXH. 18. Lã Văn Lô- Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược các nhóm dân tộc Tày , Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb KHXH. 19. Phù Ninh (2003), Di tích lịch sử Tuyên Quang, Nxb VHDT-HN. 20. Phù Ninh (2006), “Truyện cổ Nà Hang”, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 21. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập IV, Nxb Thuận Hoá, Huế . 22. Đàm Thị Uyên (2007), “Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 23. Đàm Thị Uyên (1999), Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỉ XIX. Luận án TS Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. 24. Đặng Nghiêm Vạn- Hoàng Hoa Toàn- Ngô Vĩnh Bình- Đặng Văn Hường, Bộ đội cần biết về các dân tộc ở biên giới phía bắc, Quân đội nhân dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 90 25. Văn hoá truyền thống các dân tộc: Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang (2003), Nxb Văn hoá dân tộc. 26. Văn hóa tùng thư, “Đại Nam nhất thống chí – Tỉnh Tuyên Quang”, Nhà Văn hóa, Phủ Quốc-Vụ-Khanh đặc trách văn hóa. 27. Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta (1995), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 28. Viện dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở miền Bắc (Việt Nam). 29. Viện nghiên cứu Hán Nôm (2006), Chép từ : An Nam tạp chí “Bài phú về tỉnh Tuyên Quang” (niên hiệu Tự Đức thứ 14 - 1861), Hà Nội. 30. Việt sử thông giám cương mục (1957), tập II, Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội. - Tài liệu địa bạ: 31. An Lãng xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8086 F1: 8. 32. Bình Long xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8077 F1: 7. 33. Chung Khánh xã địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8106 F3: 8. 34. Cổ Linh xã địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8101 F1: 8. 35. Côn Lôn xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8084 F1: 8. 36. Đà Vị xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8088 F1: 8. 37. Đài Mãn xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8087 F1: 8. 38. Đài Xá xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8079 F1: 7. 39. Gia Thận xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8093 F1: 8. 40. Hà Lương xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8073 F1: 10. 41. Hùng Thôn xã địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8102 F1: 8. 42. Khai Quán xã địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8104 F3: 8. 43. Khánh Ninh xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8099 F1: 8. 44. Khúc Phụ xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8074 F1: 10. 45. Khuôn Hà xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8076 F1: 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 91 46. Kim Đài xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8092 F1: 10. 47. Kim Mã xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8075 F1: 10. 48. Kim Tương xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8081 F1: 9. 49. Miện Dương xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8082 F1: 10. 50. Ninh Dương xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8083 F1: 8. 51. Phúc Linh xã địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8103 F3: 7. 52. Phương Chử xã địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8105 F3: 7. 53. Thân Xá xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8098 F1: 10. 54. Thổ Hoàng xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8096 F1: 10. 55. Thượng Lâm xã địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8107 F3: 11. 56. Thượng Nông xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8078 F1: 7. 57. Tùng Hiên xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8085 F1: 8. 58. Vi Sơn xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8080 F1: 10. 59. Vĩnh Gia xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8090 F1: 8. 60. Xuân Hương xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8089 F1: 8. 61. Xuân Quang xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8094 F1: 8. 62. Yên Viễn xã địa bạ năm Gia Long 4, TTLTQGI, 8097 F1: 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC Bia mộ của dòng họ Ma Doãn ở xã Thổ Bình huyện Chiêm Hoá Tuyên Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Quần thể bia mộ của dòng họ Quằng Ma Doãn ở xã Thổ Bình huyện Chiêm Hoá Tuyên Quang Hang Bó Cuống ở xã Thổ Bình huyện Chiêm Hoá Tuyên Quang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_NguyenThiHa.pdf
Tài liệu liên quan