Luận vănCung cấp luận văn cách ngành dài 126 trang
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NGÂN SƠN TỈNH BẮC KẠN 7
1.1. Vị tŕ địa lý và điều kiện tự nhiên 7
1.2. Lịch sử hành ch́nh huyện Ngân Sơn . 11
1.3. Các thành phần dân tộcluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Dân Tộc Học trong huyện. . 13
Chương 2. KINH TẾ HUYỆN NGÂN SƠN THẾ KỶ XIX 21
2.1. Chế độ sở hữu ruộng đất 21
2.1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất huyện Ngân Sơn đầu thế kỷ XIX theo
địa bạ Gia Long 4 (1805) . 21
2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất huyện Ngân Sơn giữa thế kỷ XIX theo
địa bạ Minh Mênh 21 (1840) . 34
2.1.3. So sanh tinh hinh sở hữu ruông đât Ngân Sơn nửa đầu thế kỷ XIX
theo đia ba Gia Long 4 (1805) v̀ Minh Mệnh 21 (1840) . 41
2.2. Nông nghiêp . 51
2.3. Công thương nghiêp . 60
2.3.1.Thủ công nghiệp . 60
2.3.2. Thương nghiệp 63
Chương 3. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
HUYỆN NGÂN SƠN THẾ KỶ XIX . 66
3.1. Ch́nh trị - xã hộiluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Xã hội 66
3.2. Tình hình văn hoá . 68
3.2.1 Văn hó vật chất . 68
3.2.2. Văn hóaluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Văn Hóa tinh thần 75
3.3. Truyên thông đâu tranh cua cac dân tôc huyên Ngân Sơn 98
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
126 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nón, hai chân đi giày đứng trên một tấm vải trắng, hình dung chiếc
cầu để thầy tào lần lượt đưa hồn người chết qua thập điện Diêm vương để
lên thiên đàng.
+ Lễ nhập quan: Thầy tào làm phép thu hồn vía người chết vào áo
quan. Đồng bào cho rằng, việc thu hồn vía người chết có làm được chu dáo,
sau này con cái mới được bình yên.
+ Lễ “tẳng khay lò”: Sau khi nhập quan xong, thầy cúng làm lễ “tẳng
khay lò” để dâng đèn hoa cho người chết biết đường đi.
+ Lễ “pạt háo” tức là lễ thụ tang: Sau khi thầy tào làm lễ thụ tang cho
người chết, người ta mổ lợn để cúng gia tiên, báo gia tiên đến để đón người
chết, sau đó con cháu làm lễ “thư lẩu” tức là làm lễ dâng rượu cho người chết
[14, tr.101].
+ Lễ “sậƣ piầu ngài”: tức là lễ dâng cơm sáng, cơm chiều cho người
chết, do thầy tào chủ trì.
+ Lễ “xiên đàn phá ngục”: là một tuần ăn chay để cho người chết ra
khỏi địa ngục. Lễ này kéo dài tới 4 ngày đêm. Đồng bào cho rằng linh hồn
người chết thường hay bị cầm tù ở địa ngục, nhất là các bà mẹ vì từ lúc sinh
thời các bà mẹ đẻ con thường hay xuống sông suối giặt đã vô tình “phạm tội”
làm uế tạp thủy cung. Cho nên phải làm lễ phá ngục để đưa linh hồn người
chết ra khỏi địa ngục.
+ Lễ mùng san: tức là lễ bố thí thức ăn cho tất cả những linh hồn người
chết không có người thờ cúng. Đông bào cho rằng càng bố thí nhiều, càng
làm cho nhẹ bớt tội đi để lên được thiên đường.
+ Lễ “mại xe”: là lễ trao nhà táng cho người chết trước ngày đưa ma.
+ Lễ “xuất phi”: là lễ đưa ma. Trước khi khiêng áo quan ra cửa, thầy
tào làm phép thu nhập đầy đủ hồn vía người chết để sau này khỏi phải quấy
rầy con cháu [14, tr.102].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
+ Lễ hạ huyệt: Trước khi hạ quan tài xuống huyệt thầy tào làm phép thả
một con gà trống xuống trước để “an thần sơn”: rồi để tự nó nhảy lên bờ
trong khi con cháu ngồi xung quanh huyệt vì đồng bào cho rằng con gà nhảy
về phía nào thì người đó sẽ được phúc lành. Người ta hạ huyệt lấp đất. Con
cháu thay đổi quần áo tang, làm cỗ bàn cúng gia tiên.
+ Lễ “Khay tu mả”: là lễ mở cửa mồ. Sau ba hôm, thầy tào cùng con
cháu đến mở cửa mồ để báo cho sơn thần biết đến thu nhận linh hồn người
chết mới nhập hộ.
Sau khi an táng xong, con cái còn phải làm lễ chuộc hồn cho cha mẹ,
thông thường làm ba lần: sau 40 ngày, một năm và ba năm. Lễ chuộc hồn
cuối cùng đồng thời là lễ mãn tang [15, tr.104].
Như vậy, tục lệ ma chay đã ăn sâu vào tình cảm, tâm trí của người Tày,
Nùng do đồng bào tin ở thuyết có linh hồn, mặt khác họ bị chi phối hàng ngàn
năm bởi tư tưởng đạo đức phong kiến đề cao chế độ gia trưởng phụ quyền.
Việc ma chay có thể coi như là một tai vạ đối với nhiều gia đình nghèo,
còn đối với những gia đình giàu có họ còn dùng hình thức ma chay để khoe
khoang của cải và để tỏ ra là người có hiếu. Có những đám ma kéo dài tới 10,
20 ngày, một tháng. Nhiều gia đình nghèo nhưng do tục lệ vẫn phải cố gắng
lo cho đám ma của bố mẹ để khỏi phải mang tiếng là bất hiếu với bố mẹ. Tục
lệ này đã tồn tại lâu dài gây lãng phí tiền của cho các gia đình. Tục lệ này
ngày nay ở Ngân Sơn vẫn còn tồn tại nhưng đã tiến bộ hơn rất nhiều nhưng
tình trạng để đám ma kéo dài 3, 4 ngày, thậm chí là một tuần. Muốn khắc
phục vấn đề trên không thể một sớm một chiều là giải quyết được vì đó là tàn
dư của chế độ phong kiến còn sót lại.
3.2.2.2. Tín ngưỡng tôn giáo
Trong đời sống và văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới có nhiều
phong tục tập quán khác nhau, dựa vào đó chúng ta có thể tìm thấy được đặc
thù văn hóa của từng dân tộc. Tập tục của mỗi dân tộc luôn gắn liền với tín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
ngưỡng. Đó là những thói quen ăn sâu vào trong đời sống xã hội từ lâu đời,
được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo.
Tín ngưỡng tôn giáo là chỗ dựa tinh thần, nó thuộc về đời sống tâm linh
của con người, là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong văn hóa tộc người.
Mỗi khi gặp rủi ro bất hạnh trong cuộc sống, muốn thoát khỏi mọi điều đâu
khổ trên trần gian thì con người lại gửi niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, cầu
xin ở nơi thờ cúng các vị thần. Cũng vì lẽ đó mà tín ngưỡng tồn tại trong nhân
dân rất vững chắc và lâu bền.
Đồng bào các dân tộc tin ở thuyết “vạn vật hữu linh” có đủ loại hồn và
thần. Xuất phát từ quan niệm đó đồng bào cho rằng tất cả các hiện tượng
trong tự nhiên và xã hội đều có linh hồn.
Trong đồng bào Tày, Nùng, danh từ “phi” là một danh từ rất cổ, bao hàm
quan niệm bình đẳng về nhân cách trong thế giới thần thánh và ma quỷ. Theo
cách phân loại cử đồng bào địa phương có hai loại ma chính: ma lành và ma
dữ, tức là phúc thần và hung thần. Loại ma lành như ma tổ tiên, ma mụ, ma bếp
lửa, ma mường, ma bản, , bảo vệ người và súc vật, mùa màng, giúp người trừ
các ma tà, quỷ, quái. loại ma dữ thì tìm mọi cách để hại người, súc vật, mùa
màng như ma rừng, ma rú, ma sấm sét, ma thuồng luồng, ma những người chết
vì thương tích chết đuối, ma yêu tinh ở những dây cổ thụ… Đồng bào thờ ma
lành ở trong nhà hay những nơi công cộng. Đối với những loại ma dữ, đồng
bào không thờ cúng nhưng khi có người ốm nếu thầy cúng “phát hiện” ra ma
nào gây ra ốm đau thì phải cúng con ma ấy. Đồng bào Tày, Nùng tin một số
người, một số thầy tào, thầy mo có ma thuật hại người. Những người đó có
thuật “pối kim xương ngọ quỷ”, tức thả mũi nhọn bằng kim khí, thả âm binh
hại những người thù hằn với họ hoặc giúp người quen báo thù.
Từ chỗ sợ hãi ma thuật, đã nảy ra tục tin có ma người sống như ma gà
(phi cáy) trong người Tày, ma kỳ lân (phi hang cắn) trong người Nùng. Sở dĩ họ
gọi là ma người sống là vì đồng bào gán cho một số người, một số gia đình nào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
đó có những con ma đáng sợ nói trên, luôn đi theo người, nhập vào vía người bị
coi là “có ma”. Người này trở thành “nguy hiểm” đối với bà con hàng xóm mặc
dù họ không biết gì về ma thuật. Đồng bào cho rằng những người “có ma” trông
thấy người ốm có thể làm cho người ốm nặng thêm hoặc chết, trông thấy hoa
quả, thức ăn đương thơm tho có thể làm cho nó trở thành ôi thối và nguy hiểm
đối với trẻ sơ sinh, phụ nữ ở cữ, súc vật mới đẻ vì những thứ ma đó chuyên đi
hút máu người và vật. Bản thân những người mang tiếng là “có ma” đó thì rất
khổ tâm. Họ bị coi là những người “nguy hiểm”, “không trong sạch” con cái của
họ rất khó lấy vợ, lấy chồng vì “con ma” đó sẽ lây sang gia đình mình, rồi đi
quấy rối bà con hàng xóm làm mất thanh danh của gia đình. Tục tin có ma gà,
ma kỳ lân chỉ là xuất phát từ những tín ngưỡng về ma thuật, vật linh giáo có từ
thời nguyên thuỷ gán cho một số người nào đó có quyền lực siêu tự nhiên, có thể
tác oai tác phúc đối với đồng loại [15, tr.109-111].
Người Dao quan niệm thế giới có ba tầng, tầng trên là thế giới của các
thánh thần, người khổng lồ và Ngọc Hoàng. Cuộc sống loài người theo quan
niệm của người Dao luôn nằm trong thế âm dương đối lập, khi chết biến
thành ma, ma cũng có hai loại: ma lành và ma dữ. Ma dữ thường là ma sông
núi, ma vất vưởng không có người chăm sóc nên hay hại người, hại mùa
màng, gia súc…Ma lành thường là ma tổ tiên, ma họ hàng cần cúng bái để
không quấy rầy, phá hoại đến mình.
Đồng bào cũng tin con người và vạn vật đều có linh hồn. Cai quản
thế giới 3 cõi này là Ngọc Hoàng. Để tạo ra 3 cõi, người Dao Tiền ở Ngân
Sơn còn lưu truyền một câu truyện kể về ông khổng lồ, người có công đẩy
trời lên cao và sáng tạo ra các thần sấm, sét, mưa, gió, thần cai quản mùa
màng [44, tr.227-228].
- Các tục thờ cúng:
Đối với các dân tộc Tày, Nùng, tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ tục
thờ cúng thị tộc. Bàn thờ là nơi tôn nghiêm nhất trong nhà của bất cứ gia đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
nào cũng phải có để hàng năm cúng, giỗ. Đồng bào Tày, Nùng cũng theo tộc
hệ chín đời nhưng chỉ thờ tổ tiên đến đời thứ ba (cha, ông, cụ). Từ đời thứ tư
trở đi, tổ tiên biến thành thần giữ gia súc mà đồng bào thờ cúng ở ngoài trời
trong dịp tết Nguyên đán. Các gia đình có bố mẹ mới mất thì họ lập một bài vị
riêng, hàng ngày cúng cơm nước đến khi mãn tang [15, tr.114].
Ngoài thờ cúng tổ tiên ở trong nhà người ta còn thờ:
Thờ bếp lửa (vua bếp): người ta quan niệm là ma thần giữ bếp núc, giữ
lửa, giữ gìn sự ấm cúng và quản lý mọi công việc gia đình, nếu để thần lửa
phật ý thì nhà cửa cũng như mọi đồ đạc đều bị cháy thành tro.
Người Nùng và một số người Tày còn thờ Phật bà Quan âm trong nhà.
Họ cho rằng Phật bà Quan âm rất linh thiêng và có nhiều phép lạ, có thể giúp
gia đình diệt trừ yêu ma.
Thờ Tổ sƣ: có ở những gia đình có người đi làm tào, mo, then, pựt.
Đồng bào Tày, Nùng tin là tổ sư nghề cúng bái có nhiều thiên binh, thiên
tướng để diệt trừ ma quỷ, bảo vệ gia đình.
Ngoài ra, đồng bào còn thờ thần bà mụ (mẻ mu, mẻ bjoóc, mẻ va) ở
trong buồng ngủ để bảo vệ trẻ em, thần táo quân để làm công việc “quản lý hộ
khẩu” trong gia đình.
Ngoài thờ cúng trong gia đình, đồng bào còn thờ các thần linh khác để
phù hộ cho bản làng:
Thờ thần thổ địa (thổ công): thổ công có thể là của cả bản nhưng cũng
có thể là của một vài hộ gia đình. Hàng năm vào mùa xuân dân làng làm mâm
cúng cầu mùa (lồng tổng), các vị thần công cộng đều được coi là những vị
thần nông, có công giúp dân làng khai phá ruộng nương, xây dựng làng bản.
Ngoài thờ thần nông, đình còn là nơi thờ người có công khai phá đất đai [15,
tr.114-115] như đình Nà Ngần xã Thượng Quan (Ngân Sơn) thờ Đinh Quang
Tương, Chu Quang Hầu là người có công khai phá vùng đất này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
Đối với người Dao, trong quan niệm của họ tổ tiên cũng là ma, duy chỉ
có loại ma này được coi là ma phúc thần luôn phù hộ giúp đỡ con cháu trong
đời sống sinh hoạt, chăm lo sức khỏe cho con cháu. Vì vậy, trong gia đình họ
đều thờ tổ tiên, trong đó có cả thủy tổ Bàn Vương. Người ta chỉ cúng và bái
đối với tổ tiên tính từ đời thứ 9 trở xuống. Gia đình mới ra ở cũng phải mang
tổ tiên đi theo.
Như vậy, trong xã hội các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Hoa…đồng
bào đều thờ tổ tiên tức là thờ thần gia đình. Đồng thời họ còn thờ nhiều thần
khác, nhiều loại ma nhưng mục đích cuối cùng đều là muốn bảo vệ sức khỏe
và mùa màng.
- Ảnh hƣởng của tam giáo:
Những tôn giáo xuất hiện trong xã hội có giai cấp đã ảnh hưởng đến
đời sống của người Tày, Nùng là Đạo giáo, Phật giáo, Khổng giáo. Trong
người Tày, Nùng hầu như không có một tôn giáo nào chiếm địa vị thống trị,
một vị thần chúa tể nào. Đồng thời thờ tổ tiên tức là thờ thần gia đình, của
dòng họ là chính. Nhưng đồng thời đồng bào cũng thờ rất nhiều thứ thần,
cúng nhiều thứ ma khi cần thiết không nhằm ngoài mục đích để bảo vệ sức
khỏe, bảo vệ mùa màng. Ảnh hưởng của tam giáo cũng khá đậm đà trong các
tục lệ, nghi lễ, cúng bái.
Ảnh hưởng của Đạo giáo: Thể hiện niềm tin mọi vật, mọi hiện tượng,
mọi nơi đều có thần thánh, ma quỷ. Có thần long vương, hà bá, có thần núi,
có ngọc hoàng thượng đế.
Khi nói đến Phật, người Tày gọi là Pụt (Pụt Cái, Pụt Ké, Pụt Luông),
người Kinh gọi là Bụt. Họ đều có quan niệm thống nhất là Pụt sinh ra muôn
loài. Pụt thì tâm ngay thẳng và luôn khuyên mọi người sống nhân ái, làm điều
thiện, tránh điều ác. Nhiều gia đình cũng thờ Phật, nhất là các pụt, tào, then.
Thờ Phật ở các chùa như ở chùa Nà Vài ở xã Cốc Đán (Ngân Sơn). Nho giáo
(Khổng giáo) cùng với chữ Hán được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
Sau này nhà nước phong kiến đã mở trường truyền bá chữ Hán và các khóa
thi. Trên cơ sở chữ Hán, các trí thức người Tày đã sáng tạo ra chữ Nôm Tày.
[44, tr.116-117-118].
Người Nùng tiếp thu tam giáo qua các tộc người Nam Trung Quốc.
Tam giáo ảnh hưởng sâu sắc đến tâm linh của các nhóm Nùng địa phương
[44, tr.310].
Tam giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm linh của các dân tộc địa
phương, các tào, mo, then đều là đồ đệ của tam giáo.
Ở vùng Tày, Nùng các tào, mo, then, pụt không có vai vế gì trong bộ
máy cai trị ở nông thôn như ở các vùng Mường, Thái, nhưng họ vẫn là một
tầng lớp có chức sắc cấp bậc hẳn hoi và có sự phân công trách nhiệm rõ rệt
trong việc cúng bái [15, tr.118].
Thầy Tào: được coi là thầy cúng cao tay nắm thần quyền mang yếu tố
Phật giáo nhưng lại biết chữ Hán và thông thạo đạo Nho. Là người giữ vị trí
đặc biệt trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân, được coi là người mắt sáng.
Từ việc xem ngày lành tháng tốt, bói toán, xem tử vi, phong thủy, giải hạn,
cầu thọ, cầu phúc, tống tiễn linh vong, thầy Tào có sách và biết viết sớ, viết
biểu. hành nghề chính của tào là làm đám ma đưa người chết về thiên đường
tổ tiên mà hiếm then, pụt làm được. Thầy tiếp thu phương thuật bí truyền như
“khửn giáng” (bước qua đài gươm), bước qua chậu than hồng mà không bị
xây sát gì. Đồ nghề của thầy tào ngoài sách cúng, mũ áo, tranh thờ, các tờ đại
tự còn có trống một mặt, thanh lá, chiêng, chũm chọe, não bạt. Khi hành nghề
phải có 4 đến 5 người giúp thắp hương, đánh trống chiêng đệm các bài cúng.
Thầy còn có nhiệm vụ cấp ấn tín, sắc cho mo, then (pụt) trước khi hành nghề
[44, tr.311]. Người làm tào phải kiêng không được ăn thịt trâu, bò, chó, ba ba
và cống rượu tục gọi là “lẩu tào”.
Thầy mo (còn gọi là pháp sư) cúng các đám chay, nhiều khi phối hợp
với thầy tào nhưng việc chính là cúng bái để chữa bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Bà then, pụt thương cúng lễ chuộc hồn người chết để đưa lên cõi
tiên, cầu bình yên, giải hạn là công việc chính cũng là cúng để chữa bệnh
[15, tr.118].
Như vậy, các tào, mo, then, pụt không chỉ là người hành nghề cúng bái,
chữa bệnh mà còn là người tuyên truyền về tín ngưỡng tôn giáo. Họ luôn
được nhân dân coi trọng. Tuy vậy, muốn làm được tào, mo, then, pụt phải có
dòng dõi, tức là kế thừa những người trong dòng họ làm nghề cúng bái và
phải qua một lễ thụ phong để được cấp sắc, ấn tín mới được ăn “hương hỏa”,
“ăn lộc” của “tổng tẩư mường nưa” mường bản.
Tóm lại: Tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Tày, Nùng là tín ngưỡng
đa thần xuất phát từ quan niệm vạn vật đều có linh hồn, phù hợp với tâm lý của
những tộc người sống trong khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng. Do đó,
tầng lớp thầy cúng giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào
các dân tộc ở địa phương. Bên cạnh tín ngưỡng dân gian truyền thống, đồng
bào còn tiếp thu ảnh hưởng của Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Khi tiếp thu
tam giáo, đồng bào không coi đó là tôn giáo chính thống của mình mà chỉ tiếp
thu nó làm phương tiện nhằm giải quyết những bức xúc trong cuộc sống chứ
không quan tâm đến triết lý và hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia.
3.2.2.3. Lễ hội
Lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Ngân Sơn đã có từ lâu đời và được
truyền bá rộng rãi trong nhân dân.
Trong năm, người Tày có lễ hội lớn nhất là hội Lồng tổng (xuống
đồng), người Kinh gọi là lễ hạ điền. “Lồng tổng” báo hiệu kết thúc thời gian
nông nhàn mở đầu thời kỳ cày bừa, gieo cấy trong năm cần bắt tay vào lao
động sản xuất. Mỗi làng có một ngày lễ hội tổ chức vào đầu xuân. Mục đích
chủ yếu của lễ hội này là cúng thần cầu cho mùa màng bội thu, làng bản an cư
lạc nghiệp, sau nữa là để vui chơi giải trí. Các hộ thi nhau làm các món ăn,
các loại bánh lạ, bày mâm đẹp mắt để làm lễ cúng thần, sau đó đánh trống để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
chuyển sang phần hội. Hội có các trò chơi như tung còn, đánh quay, đánh cầu
lông gà… Nhiều làng có rất nhiều khách thập phương tới dự như ở xã Thượng
Quan (Ngân Sơn), hội làng Khuôn Pì ngày 14 âm, hội Bằng Khẩu được tổ
chức vào ngày 15 tháng Giêng, hội Xuân Dương (Na Rì) tổ chức vào 25 tháng
3 âm. Việc tổ chức hội mang tính chất cầu mùa, nhưng qua đó, trong niềm vui
chung của mọi người các đôi nam nữ còn hát lượn để tìm bạn tâm đồng ý hợp.
3.2.2.4. Văn học dân gian
Văn học nghệ thuật dân gian của các dân tộc Ngân Sơn cũng rất phong
phú và đa dạng. Trong đó dòng văn học dân gian chủ yếu sáng tác thơ ca
nhằm ca ngợi cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, ghét lười biếng, tham
lam, độc ác…thể hiện qua các truyện cổ, ca dao, tục ngữ, dân ca và những
dụng cụ âm nhạc truyền thống.
- Thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Tục ngữ ca dao của các dân tộc rất phong phú được truyền miệng từ đời
này sang đời khác, có thêm sự sáng tạo gọt giũa làm cho ý nghĩa thêm sâu sắc
phù hợp với từng địa phương. Đó là câu là ý phản ánh tâm tư tình cảm hoặc
được đúc kết thành kinh nghiệm, đối nhân xử thế. Thông qua tục ngữ ca dao,
con người ở vùng miền núi có thêm lý tưởng vươn tới cuộc sống ấm no, đầy
đủ, lành mạnh hơn.
Người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn luôn mong sao mưa
thuận gió hòa. Qua kinh nghiệm sản xuất họ theo dõi thiên văn có thể dự đoán
thời tiết:
Phầy mẩy kiềng phạ đét
Phầy mẩy héc phạ fân
(Lửa cháy kiềng trời nắng
Lửa cháy chảo thì mƣa)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
Về kinh nghiệm sản xuất làm ruộng:
Thây nà bƣơn lạp
Háp khẩu tắc càn
(Làm ruộng từ tháng chạp
Gánh lúa gẫy đòn gánh)
Hoặc: Bƣơn slam lồng chả
Bƣơn hả nằm nà
(Tháng ba gieo mạ
Tháng năm cấy lúa)
Những câu về giáo dục đạo đức, gia đình, xã hội, kinh nghiệm ứng xử,
phép đối nhân xử thế:
Nói về tình nghĩa làng xóm “anh em xa không bằng láng giềng gần”:
Pỉ noọng tàng quây
Bấu táy hua đuây tò tó
(Anh em ở xa
Không bằng cầu thang liền kề) [44, tr.129]
Nói về tình yêu thương của cha mẹ đối với các con
Ún bấu qua phầy
Đây bấu quá pỏ, mẻ
(Ấm không gì hơn đống lửa
Thân thƣơng không gì hơn bố mẹ)
Phải giữ ý tế nhị trong lời nói, để nói cho vừa lòng nhau:
Cáy slam lẩn tốp píc chắng khăn
Cần slam pày dằng chắng phuối
(Gà ba lần vỗ cánh mới gáy
Ngƣời ba lần ƣớm lƣỡi mới nói ra) [44, tr.131]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
- Hát đồng dao:
Đó là những bài hát, câu hát của con trẻ, hát líu lo trong nhà. Những bài
hát đồng dao thường được người lớn sáng tác thành bài thơ vần, dễ nhớ dễ
hiểu rất phù hợp với trẻ thơ, giúp trẻ thơ hiểu được thế giới xung quanh nhiều
hơn. Những bài hát đồng dao đến nay vẫn còn được lưu truyền trong dân gian
bằng hình thức truyền miệng. Có nhiều bài hát đồng dao về gọi nắng, gọi
mưa, gọi gió, gọi ve sầu, gọi kiến, về cách học tiếng Kinh nghe rất hay:
Gọi kiến: Ới slằng mật slằng mèng
Ới slằng then slằng tó
Sloọng pò quan hua đó khửn mà
Kin tắp mèng pù
Kin nú mèng day
Kin vầy cáy khƣớng
Cáy khƣớng pây nẳm nà
Nộc sloa pây lốc chả
Mẻ mạ pây khửn keng
Mèng kèng pây xói lỏ [44, tr. 134].
Tạm dịch: (Ới tổ kiến tổ ruồi, Ới tổ ong tổ khoái, Gọi ông quan đầu
trọc lên đây, Ăn gan con ong khoái, Ăn dái tò vò, Ăn chim gà mái, Gà mái đi
cấy lúa, Gà lôi đi nhổ mạ, Con ngựa đi lên đèo, Bọ xít đi đắp lò).
- Dân ca
Nền thơ ca cổ truyền của người Tày Ngân Sơn chủ yếu là thơ ca dân
gian truyền miệng do tập thể sáng tác, được sửa đi sửa lại nhiều lần qua các
cuộc hát xướng sau đó có bài được ghi chép bằng chữ Nôm Tày, Nùng. Thơ
ca truyền miệng gồm có ca dao, dân ca, tục ngữ, tình ca, ca đám cưới, ca cúng
bái. Về hình thức thể hiện, tùy theo từng đề tài mà đồng bào dùng nhiều thể
thơ: tự do, “phong slư”, tứ nguyệt, ngũ ngôn…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Dân ca được chia làm hai nhóm: nhóm hát giao duyên có các điệu hát
như lượn cọi, lượn slương, phong slư… Nhóm hát trong nghi lễ gồm có hát
quan làng, hát vào nhà mới, hát loàn, hát các bài hát then, pụt, những bài văn
than, mại xe trong đám tang…
+ Dân ca nghi lễ
Hát quan làng: người Tày gọi là “xướng quan làng” hay còn gọi với tên
khác là “thơ lẩu” tức thơ đám cưới. Mỗi khi có đám cưới, những người được
chọn làm “quan làng” thường là những người có tài ăn nói, biết chữ, biết làm
thơ nhất là phải thuộc một số bài thơ cưới cổ truyền. Trong đám cưới diễn ra
những cuộc đối xướng giữa đại diện nhà trai và nhà gái [15, tr.132]. Một đặc
điểm dễ nhận biết của “xướng quan làng” là hát để thay cho lời mời chào xã
giao, vừa lịch sự, vừa trân trọng [44, tr.141].
Hát Then, Pụt: là loại nhạc dùng để cúng quỷ, trừ tà ma. Chức năng của
then, pụt chủ yếu là cầu cúng, giúp gia chủ đưa lễ lên tổ tiên, lên cửa mụ, cửa
ham, cửa tướng, lên “thượng phương” để cầu cho tai qua nạn khỏi [43,
tr.143]. Mặc dù nội dung chủ yếu phục vụ việc cúng bái, tuyên truyền những
tư tưởng mê tín dị đoan nhưng một số bài cúng cũng ít nhiều có giá trị văn
học, nội dung phản ánh được những nét sinh hoạt quá khứ của dân tộc, những
khái niệm về tôn giáo trước đây. Do đó có thể giúp ích cho việc nghiên cứu
dân tộc [15, tr.133].
+ Dân ca trữ tình
Các hình thức sli lượn ở Ngân Sơn rất phong phú về làn điệu. Tình ca,
người Tày ở địa phương gọi là sli, người Nùng gọi là lượn. Đây là tục hát đối
đáp giữa thanh niên nam nữ na ná tục hát quan họ Bắc Ninh. Hát Sli lượn
thường được sử dụng mỗi khi đến hỏi thăm nhau, trong những ngày hội, ngày
tết, ngày cưới, kể cả ngày chợ kể cho nhau nghe chuyện làm ăn, tình hình mọi
mặt, để bày tỏ tình yêu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
Lượn là danh từ chỉ chung nhiều làn điệu hát mang tính trữ tình như
lượn slương, lượn cọi, lượn loàn, lượn nàng hai, lượn phong slư, lượn nàng
ới… trong đó lượn cọi và lượn slương là hai điệu hát giao duyên. Ở Ngân Sơn
lượn cọi phổ biến ở phía Tây, còn lượn Slương (lượn thương) phổ biến ở
vùng phía Nam của huyện. Theo lời ông Hoàng Văn Đáng “Ở xã Thương
Quan cũng có nhiều cung đoạn như lượn cọi, có tới vài ngàn câu hát, hát mấy
đêm không hết, vả lại không ai có đủ thời gian hát hết các đoạn”1
Câu lượn nài (lượn mời) ở xã Thượng Quan (Ngân Sơn):
Cú tin mà tới giựa tin đuây
Khách lạ mà rƣờn rụ quá pây
Chúa lƣờn mí thƣơng hạy dá hám
Hẩƣ rà vọng cánh đuối tàng quây
Tiếng lƣợn khan mà rặp tiếng thƣơng
Ngon ngọt đều hay tiếng đạ đƣờng
Câu ví thƣơng mèng nhằng van nọi
Thiên hạ mơ màng đuối tiếng thƣơng [44, tr.139]
Tạm dịch: (Bƣớc tới chân cầu thang, khách lạ về nhà hay đi qua, chủ
nhà có thƣơng đừng ngăn cản, cho mình vọng cảnh với đƣờng xa, tiếng lƣợn
lên đáp tiếng thƣơng, ngon ngọt đều hay tiếng bạn đƣờng, câu ví mật ong còn
kém ngọt, thiên hạ mơ màng với tiếng thƣơng).
Nội dung lượn cọi và lượn slương gần giống nhau, đề tài chủ yếu là
phản ánh hình ảnh con người, ca ngợi con người với tình yêu nam nữ, ca ngợi
về thiên nhiên và cuộc sống lao động. Lượn cọi và lượn slương đều dùng thể
thơ thất ngôn, nhưng lượn slương dùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, gần với lối
thơ Đường. Lượn cọi sử dụng lối thơ bảy chữ liên tục. Lượn slương có âm
1
Ông Hoàng Văn Đáng, xã Thƣợng Quan huyện Ngân Sơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
điệu trầm lắng dễ hát, lượn cọi với làn điệu trầm bổng vút cao, mượt mà, tha
thiết đã từng được đồng bào ở Ngân Sơn sáng tác, lưu truyền, tồn tại trong
cuộc sống sinh hoạt [44, tr.140]. Hình thức diễn xướng giữa sli và lượn có
khác nhau ở chỗ: Khi hát sli, đôi nam hát đối đáp với đôi nữ, hát theo hai giai
điệu khác nhau, một bè cao, một bè thấp, âm thanh hai bè hòa hợp hấp dẫn.
Còn hát lượn là hát đối đáp giữa nam và nữ. “Những đoạn lượn ở đây có thể
xếp vào hàng những văn chương bác học của tộc người Tày và các tỉnh Việt
Bắc” [20, tr.13].
+ Phong Slư (phong thư): được viết trên giấy hoặc trên nền vải đỏ rất
công phu, khung bức thư vẽ trang trí ong bướm hoa lá, chim én ngậm phong
thư, rồng trầu mặt nguyệt. Đây là một thể loại, có kết cấu nhất định và bằng
thơ thất ngôn gieo vần nhưng triệt để với phong cách ngầm định riêng. Khi có
chữ Nôm Tày, thanh niên nam nữ Tày sử dụng để viết thư, gửi tới người mình
thương, mình nhớ. Trong một bức thư nam gửi cho nữ: “Lập khuyết khảu
mùa xuân đang thí, Các thức bjoóc lặp lỉ đang phông, Một mèng dú táng
không vén vẹn, Ƣớc xuân mà nhạn én chập căn” (Lập tuyết vào mùa xuân
đang thì, mọi thứ hoa đến kỳ nở rộ, ong bướm ở mỗi chỗ mỗi phương, ước
xuân về uyên ương hội ngộ). Từ khi ngưòi Tày có chữ quốc ngữ thì thì làn
điệu phong thư chỉ còn trong ký ức của những người cao tuổi.
3.3. Truyền thống đấu tranh của các dân tộc huyện Ngân Sơn
Ngân Sơn là một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Mỗi
dân tộc đều có phong tục, tập quán, tiếng nói, trang phục, những món ăn đặc
thù với bản sắc và truyền thống văn hóa khác nhau. Nhưng các dân tộc luôn
đoàn kết, sát cánh bên nhau trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
Nhân dân các dân tộc Ngân Sơn rất tự hào với truyền thống đấu tranh chống
giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước. Ngay từ đầu công nguyên, dưới
lá cờ đại nghĩa của hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
Nhị, dân chúng Giao Chỉ và Cửu Chân nổi dậy khởi nghĩa, đánh đổ ách thống
trị của nhà Hán, giành lại nền độc lập. Trải qua nhiều thế kỷ đấu tranh chống
sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, ý thức về một quốc gia thống nhất và
đoàn kết các dân tộc trên một lãnh thổ quốc gia ngày càng được tăng cường.
Các nhà nước phong kiến Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử còn
đại diện cho dân tộc, đối với vùng miền núi phía Bắc là vùng biên cương có vị
trí chiến lược trọng yếu "Biên phòng cần có phương lược tốt, đất nước nên lo
kế lâu dài" (Lê Lợi) và đã đề ra những chính sách biện pháp tích cực để giải
quyết vấn đề miền núi, vấn đề dân tộc tăng cường quốc gia thống nhất.
Một minh chứng đầy sức thuyết phục là trong cuộc kháng chiến chống
Tống dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, nhân dân các dân tộc vùng Đông
Bắc đã giữ được một vai trò quan trọng trong cuộc tập kích chiến lược sang
đất Tống vào năm 1075. Bằng cuộc tiến quân táo bạo này, ta đã đẩy kẻ thù
vào thế bị động và tạo điều kiện thuận lợi để đánh bại kẻ thù khi chúng kéo
sang xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến chống Minh, các dân tộc huyện Ngân Sơn đã
tham gia cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi lãnh đạo. Sau khi
chiến tranh kết thúc đã được vua Lê phong làm dòng họ phiên thần ở địa
phương và cho bãi miễn binh dịch, tiêu biểu như dòng họ Ma.
Trong thời Lê Sơ, miền biên giới phía Bắc được quản lý chặt chẽ hơn.
Trong "Luật Hồng Đức" có quy định cụ thể rõ ràng về trách nhiệm của quan
trấn thủ vùng biên giới, nhiều quan lại từ miền xuôi lên miền núi lâu đời đã
được phân phong, quản lý đất đai, binh lính, dân cư ở Ngân Sơn. Trong cuộc
kháng chiến chống Thanh các dân tộc Ngân Sơn đã ủng hộ Quang Trung
chống lại hành động phản bội lại lợi ích dân tộc của Lê Chiêu Thống .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
Thế kỷ XIX, nhà Nguyễn rất quan tâm đến hoạt động của trận tuyến
bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh biên giới thể hiện qua việc thiết lập hệ
thống đồn bảo ở Ngân Sơn (có Bảo La Hiên và Bảo Xuân Dương cách huyện
Cảm Hoá 270 dặm về phía Đông, giáp địa phận huyện Thất Khê (Lạng Sơn)
[23, tr.174]. Các đồn, bảo chủ yếu là cửa ải sát biên giới được sử dụng để
nhân dân qua lại buôn bán, trao đổi.
Xét về điều kiện địa hình, Ngân Sơn có núi non trùng điệp, hiểm trở rất
thuận lợi cho hoạt động cách mạng. Đặc biệt, là huyện nằm trên trục đường
quốc lộ 3 tuyến giao thông quan trọng của cả tỉnh Bắc Kạn. Đến thế kỷ XIX,
việc đi lại trong huyện chủ yếu vẫn đi bằng đường bộ, đường mòn. Từ Ngân
Sơn có thể lên các huyện giáp giới của Cao Bằng, qua vùng Chợ Rã, Chợ Đồn
sang Tuyên Quang, xuống Na Rì, Bạch Thông và sang Lạng Sơn.
Ngân Sơn có nguồn tài nguyên phong phú. Dưới lòng đất có chứa
nhiều loại khoáng sản quý: “Vàng (mỏ Thuần Mang) mỗi năm nộp thuế 13
lạng, Bạc: huyện Cảm Hóa có mỏ Ngân Sơn mỗi năm nộp thuế 370
lạng…” [23, tr.208]. Ngoài ra, rừng Ngân Sơn có nhiều lâm thổ sản gồm
các loại gỗ, tre, nứa, song, mây, và các loại dược liệu quý. Đây chính là
điểm ngắm mà Pháp luôn chú ý tới.
Từ năm 1858, quân đội Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam.
Sau mấy chục năm đô hộ nước ta, mãi tới “năm 1888, thực dân Pháp bắt đầu
đặt chân xâm lược lên mảnh đất Ngân Sơn, trùm bóng đen nô dịch lên đầu
nhân dân Ngân Sơn. Chúng dựa vào bọn phong kiến phản động, dựng lên bộ
máy chính quyền tay sai làm công cụ đắc lực trong việc bóc lột và đàn áp
nhân dân dân ta, biến xã hội Ngân Sơn, cũng như xã hội của cả nước thành
xã hội thuộc địa nửa phong kiến, xây dựng một bộ máy đàn áp để bảo vệ và
duy trì sự thống trị của chúng. Đồn Ngân Sơn với một trung đội lính khố
xanh thường trú, được xây dựng kiên cố nhằm án ngữ con đường quốc lộ 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
để khống chế toàn huyện, ngoài ra còn có cả một đội lính dóng và tuần đinh
dải khắp các bản làng, thôn xã. Bọn quan tay sai: tri châu, chánh tổng, lý
trưởng, châu đoàn, tổng đoàn, xã đoàn...ra sức hoành hành. Các quyền tự do
dân chủ, quyền tự do học hành, quyền bầu cử, quyền tự do hội họp... đều bị
tước bỏ, mọi quyền sống của người dân Ngân Sơn bị bóp nghẹt, mọi tư
tưởng và hành động yêu nước đều bị chúng coi là “làm loạn” và bị đàn áp dã
man [3, tr.10-11].
Thủ đoạn thực dân Pháp áp dụng trong việc cai trị nhân dân ta rất thâm
độc và xảo quyệt. Về mặt Chính trị chúng thực hiện chính sách “chia để trị”
khơi sâu mối thù hằn dân tộc như đem dân tộc này đi đàn áp dân tộc khác,
chia rẽ người miền xuôi với người miền ngược. Về Kinh tế, đời sống nhân
dân không được ấm no hạnh phúc mà luẩn quẩn trong vòng nghèo nàn, lạc
hậu. Nền kinh tế chưa thoát khỏi tính chất tự cung tự cấp. Đồng bào Tày,
Nùng chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng, đồng bào Dao sống du canh du cư,
công cụ lao động hết sức thô sơ chỉ là cái cày, con dao, phương thức canh tác
lạc hậu. Thực dân Pháp còn bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế. Chúng lập
sổ địa bạ một cách tùy tiện, lập công ty rượu và thuốc phiện ở Bằng Khẩu và
thị trấn Ngân Sơn để bắt nhân dân ta phải mua. Chúng quản lý muối rất chặt
chẽ vì thế nạn thiếu muối thường xuyên xảy ra. Đồng thời, chúng còn tập
trung khai thác vàng, độc quyền khai thác lâm thổ sản. Về Văn hóa, chúng thi
hành chính sách ngu dân. Toàn huyện chỉ có 3 trường cấp I không toàn cấp ở
Nà Phặc, Hoàng Phài và thị trấn ngân Sơn, hầu hết người dân số lao động ở
đây bị mù chữ. Ngoài ra, chúng còn duy trì và phát triển các tệ nạn xã hội để
đầu độc nhân dân ta, đẩy người dân Ngân Sơn vào cuộc sống khổ cực, đói
cơm, rách áo, ốm đau, bệnh tật. Các dân tộc ít người vùng cao phải dùng vỏ
cây sui để đắp thay chăn chống rét. Trước sự bóc lột tàn nhẫn của kẻ thù càng
làm cho người dân căm thù chúng sâu sắc hơn. Không chịu làm nô lệ, các dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
tộc Ngân Sơn vốn có truyền thống yêu nước bất khuất đã liên tiếp nổi dậy đấu
tranh chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân và bọn tay sai của chúng.
Tiểu kết: Các vương triều phong kiến Việt Nam rất chú ý đến vị trí
chiến lược trọng yếu ở vùng biên giới phía Bắc. Chính sách “nhu viễn” đã
được thực hiện có hiệu quả, việc cử quan lại miền xuôi lên trấn giữ miền núi
bắt đầu kéo dài từ thời Lý - Trần đến thời Nguyễn. Đầu thế kỷ XIX, việc thực
hiện chính sách “cải thổ quy lưu” thì trên pháp lý đã chấm dứt sự tồn tại của
thổ ty ở miền núi trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Trong văn hóa truyền thống của các tộc người ở Ngân Sơn, bên cạnh
yếu tố văn hóa vật chất (ăn, ở, mặc), nền văn hóa dân gian cũng có nét nổi bật
mang đậm những yếu tố sinh thái vùng miền cũng như những yếu tố ảnh
hưởng được du nhập từ miền xuôi và Nam Trung Quốc, ta thường bắt gặp
trong nghi lễ ma chay, cưới xin, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội…phản ánh được
đời sống lâu dài của cư dân địa phương đã góp phần làm cho văn hóa bản địa
thêm phong phú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
KẾT LUẬN
Lịch sử dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm xây dựng và trưởng thành.
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta đã đoàn kết với dân tộc Kinh đấu
tranh bảo vệ và xây dựng và thống nhất đất nước, sáng tạo nên những trang sử
oanh liệt đáng tự hào, có được những truyền thống văn hóa phong phú và độc
đáo đậm đà bản sắc dân tộc. Sự tồn tại và phát triển đi lên của huyện Ngân
Sơn là kết quả của sự gắn kết cộng đồng các dân tộc, vừa đấu tranh hòa hợp
với thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, cùng nhau xây dựng quê hương mới.
1. Trên địa bàn huyện một bộ phận người Tày bản địa đã sinh sống lâu
đời. Trải qua nhiều biến động lịch sử, đã tiếp nhận làn sóng di cư của một số
bộ phận tộc người thiên di đến cùng an cư lạc nghiệp. Bảy dân tộc sinh sống ở
địa phương dù là cư dân bản địa hay là bộ phận dân tộc từ bên kia biên giới di
cư sang bằng nhiều con đường khác nhau, thời gian khác nhau nhưng về cơ
bản mối quan hệ của các dân tộc ở đây đều thuận hòa, đoàn kết, gắn bó. Có
thể nói, trong qúa trình tộc người cộng cư sinh sống giữa bộ phận người Tày
bản địa và cả một bộ phận người Nùng, Mông, Dao, Hoa di cư từ bên kia biên
giới sang đã hợp nhất lại thành cộng đồng thống nhất. Đặc biệt trong quá trình
đồng hóa tự nhiên giữa tộc người Kinh và tộc người Tày cũng là nét nổi bật
trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Nhiều dòng họ có gốc gác từ
miền xuôi đã ở lại sinh cơ lập nghiệp tại vùng đất mới. Ở Ngân Sơn, từ thế kỷ
XV vua Lê đã cử Quận công Nông Đại Bảo, vốn họ Nguyễn, người Kinh, quê
Nghệ An lên trấn giữ vùng Thượng Quan, Hạ Quan, Na Rì. Ông đã hòa vào
dân bản địa và đổi sang họ Nông người Tày, hiện tượng đó gọi là “Kinh già
hóa Thổ”. Đó là sự phản ánh thực tế khách quan trong quá trình hòa hợp gắn
kết cộng đồng thống nhất. Họ đã đồng cam cộng khổ với cư dân bản địa, đã tự
nguyện hòa nhập với cộng đồng người Tày ở địa phương. Có lẽ đây là điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
nhân lõi trong truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc, tạo nên sức
mạnh trường tồn cho dân tộc Việt Nam bất tử.
2. Tìm hiểu chế độ ruộng đất ở Việt Nam nói chung, giai đoạn đầu thế
kỷ XIX nói riêng. Nhà nghiên cứu luôn quan tâm đến tình hình sở hữu ruộng
đất và việc phân chia ruộng đất qua các thời kỳ. Qua đây ta thấy được nguồn
tài nguyên thiên nhiên được khai thác, loại hình kinh tế chủ yếu của thời kỳ
trước Tư bản chủ nghĩa, sự phân hóa xã hội, chế độ thuế khóa nguồn thu nhập
chủ yếu của kinh tế quốc dân…Nguồn tư liệu gồm 53 tập địa bạ được khai
thác tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội là cơ sở cho việc phân tích chế
độ ruộng đất ở Ngân Sơn. Công cuộc khai hoang ở miền núi được đẩy mạnh
tác động đến cơ cấu kinh tế - xã hội miền núi góp phần làm cho chế độ ruộng
đất ở Ngân Sơn phát triển mạnh. Mặc dù không có số liệu thống kê của cả
tỉnh để so sánh nhưng qua số liệu đã trình bày ở chương 2 cho thấy: đến thời
điểm 1805 ở Ngân Sơn diện tích công điền không có mà chủ yếu là ruộng tư
với tổng diện tích 4818 mẫu 0 sào 7 thước 5 tấc. Rõ ràng tư hữu ruộng đất đã
hoàn toàn thắng thế ở vào thời điểm này.
3. Về mặt văn hóa thì ở Bắc Kạn nói chung và Ngân Sơn nói riêng là
khu vực vẫn còn mang đậm bản sắc đa văn hóa dân tộc. Mỗi dân tộc sinh
sống ở địa phương đều có những nét văn hóa riêng biệt dù họ có nguồn gốc
khác nhau. Trong quá trình tụ cư tại địa phương các dân tộc luôn gắn bó, giúp
đỡ lẫn nhau trong sản xuất, sinh hoạt cũng như trong cuộc đấu tranh bảo vệ
quê hương đất nước. Chính nhờ lẽ đó mà đồng bào đã tạo nên truyền thống
đoàn kết gắn bó dân tộc vô cùng quý báu. Trong nét văn hóa đó có nhiều yếu
tố địa phương chung được thể hiện rõ rệt là kết quả của quá trình giao thoa,
hội nhập giữa bản địa và ngoại lai nhất là giữa miền xuôi và miền ngược.
Có thể nói, nét độc đáo trong lịch sử văn hóa người Tày là sự xuất hiện
chữ Nôm Tày dựa trên cơ sở chữ Hán để sáng tạo ra chữ viết của dân tộc
mình. Chủ yếu là để ghi chép, thơ ca, truyện. Theo các nhà nghiên cứu thì chữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
Nôm Tày có thể xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV [12, tr.193]. Cấu tạo chữ
Nôm Tày có rất nhiều kiểu cách, thể hiện trình độ sáng tạo của người tri thức
Tày thời bấy giờ. Chữ Nôm Tày còn thấy xuất hiện trong một số tập địa bạ
trong quá trình xử lý tài liệu, chúng tôi phải nhờ đến các thầy tào ở địa
phương mới có thể hoàn thành công việc cho luận văn.
Đại bộ phận thơ ca cổ truyền của người Tày, Nùng thuộc loại “tam sao
thất bản”, do tập thể sáng tác được sửa đi sửa lại qua nhiều lần hát xướng sau
đó có bài được chép lại bằng chữ Nôm Tày, Nùng. Thơ ca truyền miệng gồm
có ca dao, tục ngữ, tình ca, ca đám cưới, ca cúng bái…Bên cạnh thơ cổ truyền
còn có truyện khuyết danh bằng chữ Nôm Tày, Nùng. Về hình thức thể hiện,
tùy theo từng đề tài, đồng bào dùng nhiều thể thơ: tự do, “phong slư”, tứ
nguyệt, cổ phong, ngụ ngôn…
4. Trong lich sử các dân tộc Ngân Sơn đã hình thành nên truyền thống
yêu quê hương đất nước, tinh thần dũng cảm trong đấu tranh chống ngoại xâm
và tinh thần cần cù lao động là nền tảng vững chắc cho nhân dân huyện Ngân
Sơn thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngân Sơn là vùng đất
giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng hiện tại vẫn là một huyện nghèo của tỉnh
Bắc Kạn. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương xóa đói giảm
nghèo, “giao đất giao rừng” của Đảng và Nhà nước đời sống của nhân dân các
dân tộc trong huyện ngày một no ấm. Trên con đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước được sự quan tâm của các cấp chính quyền, trong tương lai
Ngân Sơn sẽ là huyện giàu và mạnh về mọi mặt, xây dựng một nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2005), Đất nƣớc Việt Nam qua các đời , Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc
Kạn, tập I, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ngân Sơn (1990), Lịch sử đấu tranh cách
mạng Ngân Sơn 1939 - 1954, tập I.
4. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ngân Sơn (2002), Lịch sử Đảng bộ huyện
Ngân Sơn (1954 - 1975), tập II.
5. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chƣơng loại chí, tập I, Nxb Sử học,
Hà Nội.
6. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến
(1971), Ngƣời Dao ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Vũ Thị Minh Hƣơng, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin (1999), Địa
danh và tài liệu lƣu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Nxb VH Thông tin, Hà Nội.
9. Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lƣơng Văn Bảo (2000): Nguồn
gốc lịch sử tộc ngƣời vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
10. Bế Huỳnh: Cao Bằng tạp chí nhất tập, Tư liệu viện dân tộc học, ký hiệu
D.136
11. Khâm định Việt sử thông giám cƣơng mục (1998), tập I, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
12. Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn (2002), Văn hóa dân
gian Tày, Sở Văn hóa thông tin Thái Nguyên.
13. Phan Huy Lê (1997), Địa bạ Thái Bình, Nxb Thế giới, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
14. Ngô Vi Liễn, Đỗ Đình Nghiêm, Phạm Văn Thƣ (1999): Tên làng xã và
địa dƣ các tỉnh Bắc kỳ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
15. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lƣợc giới thiệu các nhóm dân
tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Lã Văn Lô (1973), Bƣớc đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số Việt Nam
trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Nhiều tác giả (1997), Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
18. Triệu Đức Ngự (1996), Thơ lẩu (Thơ đám cƣới), Hội văn học nghệ thuật
Bắc Thái.
19. Niên giám thống kê 2007 do Phòng thống kê huyện Ngân Sơn cung cấp.
20. Lục Văn Pảo (1994), Lƣợn Cọi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
21. Vũ Huy Phúc (1997), Tìm hiểu chế độ ruộng đất ở Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Nguyễn Phan Quang (1999), Việt Nam thế kỷ XIX (1802 - 1884), Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại nam nhất thống chí, (1992), tập IV,
Nxb Thuận Hóa - Huế.
24. Trƣơng Hƣ̃u Quýnh (1982), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam , tập 1, Nxb
KHXH, Hà Nội.
25. Trƣơng Hƣ̃u Quýnh (1983), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam , tập 2, Nxb
KHXH, Hà Nội.
26. Trƣơng Hƣ̃u Quýnh , Đỗ Bang , Vũ Minh Giang , Vũ Xuân Quâ n,
Nguyễn Quang Trung Tiến (1997): Tình hình ruộng đất nông nghiệp và
đời sống nông dân dƣới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá.
27. Trƣơng Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (1998), Đại
cƣơng lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28. Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn (2002), Địa lý tỉnh Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
29. Phan Phƣơng Thảo (2004), Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định
qua tƣ liệu địa bạ, Hà Nội.
30. Dƣơng Thị The, Phạm Thị Thoa (1981), Tên làng xã Việt Nam đầu thế
kỷ XIX (thuộc các tỉnh tƣ̀ Nghệ Tĩnh trở ra). Nxb KHXH, Hà Nội.
31. Bùi Thiết (1999), 54 dân tộc Việt Nam và các tên gọi khác, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
32. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philipe Papin (2003), Đồng Khánh
địa dƣ chí, Nxb Thế giới, Hà Nội.
33. Vũ Anh Tuấn, Lâm Xuân Đình, Bàn Tuấn Năng (2000), Truyện cổ Bắc
Kạn, tập I, Sở văn hóa Thông tin và Thể thao Bắc Kạn.
34. Vũ Anh Tuấn, Lâm Xuân Đình, Bàn Tuấn Năng (2000), Truyện cổ Bắc
Kạn, tập II, Sở văn hóa Thông tin và Thể thao Bắc Kạn.
35. Vũ Anh Tuấn , Hoàng Hoa Toàn , Bàn Tuấn Năng (2002), Truyện cổ
Bắc Kạn, tập III, Sở văn hóa Thông tin và Thể thao Bắc Kạn.
36. Nguyễn Trãi toàn tập - Dƣ địa chí (1976), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
37. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
38. Đàm Thị Uyên (2000), Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập
đến giữa thế kỷ XIX, Luận án tiến sĩ khoa học Lịch sử,Trường ĐHSP Hà
Nội, Lưu tại Thư viện trường ĐHSP Thái Nguyên, ký hiệu: ĐT, Vv.01
39. Đàm Thị Uyên (2007), Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến
Việt Nam. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
40. Đàm Thị Uyên: Tổng Lạc Giao qua tƣ liệu địa bạ 1805 - 1830, Thư viện
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, ký hiệu: ĐT,Vv.70
41. Ủy ban nhân dân huyện Ngân Sơn (2006), Báo cáo quy hoạch, kế hoạch
sƣ̉ dụng đất huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn, đến năm 2010
42. Mai Khắc Ứng (1996), Chính sách khuyến nông dƣới thời Minh Mạng,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
43. Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam
(1975), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
44. Hà Văn Viễn, Lƣơng Văn Bảo, Lâm Xuân Đình, Triệu Kim Văn, Bàn
Tuấn Năng, TS.Đàm Thị Uyên, Hoàng Thị Lan (2004), Bản sắc và truyền
thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nxb Văn hoá dân tộc. Hà Nội.
45. Trần Quốc Vƣợng (1993), Trong văn hóa dân gian Cao Bằng, Nxb
Thông tin - Văn hóa Cao Bằng.
46. Nguyễn Thị Yên (2006), Then Tày, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
TÀI LIỆU ĐỊA BẠ
47. Thƣợng Quan xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - M.Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8312
48. Trung Quan xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - M. Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8314
49. Hoa Nê xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8319
50. Xuân Dƣơng xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8320
51. Đổng Xá xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8321
52. Trang Bình Lãng xã địa bạ G.Long 4 (1805)- M.Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8322
53. Bằng Khấu xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8324
54. Cốc Đán xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8325
55. Tam Lộng xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8326
56. Đinh Phƣơng xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - M.Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8327
57. Liêm Tuyền xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - M. Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8328
58. Kim Mã xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8333
59. Trâu Khê xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8334
60. Lƣơng Hạ xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8335
61. Lãng Sơn xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTTLTQGI, Q8337
62. Kim Lô xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8338
63. Vụ Nông xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8339
64. Linh Mai xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8340
65. Nam Tri xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8341
66. Lƣơng Hạ xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI,Q8343
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
67. Thơm Linh xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8344
68. Kim Thiện xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8345
69. Tú Trĩ xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8348
70. Thuần Mang xã địa bạ Gia Long 4 (1805 - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8350
71. Thiều Quang xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8352
72. Vi Hoa xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8353
73. Trang Cẩm Giàng xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - M.Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8357
74. Trang Văn Học xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11, TTLTQGI, Q8358
75. Yến Dƣơng xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8359
76. Trang Bình xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8356
77. Vũ Luân xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQG I, Q8361
78. Linh Quang xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - M. Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8362
79. Vân Muộn xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8363
80. Cƣ Lễ xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8365
81. Vân Tòng xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8364a
82. Tòng Lệnh xã địa bạ Gia Long 4 (1805) - Minh Mệnh 11 (1830), TTLTQGI, Q8366
83. Thƣợng Quan xã địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8313
84. Trung Quan xã đia bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8315
85. Hoằng Mô xã đia bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8317
86. Vụ Nông xã địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8318
87. Kim Hỷ xã địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8330
88. Ân Tình xã địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8332
89. Lƣơng Hạ xã địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8336
90. Thƣợng Ân xã địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8347
91. Tú Trĩ xã địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8349
92. Trâu Khê xã địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8351
93. Vũ Luân xã địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8354
94. Thơm Linh xã địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8355
95. Yến Dƣơng xã địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8360
96. Vân Tòng xã địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), TTLTQGI, Q8364.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
NGUỒN TƢ LIỆU ĐIỀN DÃ
TT Họ và tên Tuổi Nghề nghiệp Địa chỉ
97 Hoàng Cao Báng 80 Nguyên Chủ tịch xã Xuân
Dương (Thầy Tào)
Xã Xuân Dương - Na Rì
98 Trương Văn Bay 82 Nguyên B.thư xã Kim Lư Xã Kim Lư - Na Rì
99 Hoàng Văn Giàng 83 Làm ruộng Thị trấn Ngân Sơn
100 Lê Văn Kheo 70 Thầy Mo Xã Kim Lư - Na Rì
101 Nông Văn Khoay 70 Cựu chiến binh Xã Bằng Vân - Ngân Sơn
102 Lô Văn Méo 60 C.tịch Hội người cao tuổi Xã Bằng Vân - Ngân Sơn
103 Hoàng Á Quy 80 Nguyên chủ nhiệm HTX
may Bằng Khẩu
Xã Bằng Vân - Ngân Sơn
104 Hoàng Văn Thú 80 Nguyên Bí thư chi bộ xã
Vân Tùng
Xã Vân Tùng - Ngân Sơn
105 Đồng Quang Tuân 78 Nguyên Bí thư huyện
Ngân Sơn
Xã Vân Tùng - Ngân Sơn
106 Lý A Voỏng 78 Làm ruộng Xã Vân Tùng - Ngân Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
PHẦN PHỤ LỤC
Bản đồ huyện Cảm Hóa thế kỷ XIX
(Đồng khánh dƣ địa chí) [32]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
PHỤ LỤC ẢNH
Toàn cảnh trung tâm huyện Ngân Sơn
Quang cảnh làng ngƣời Hoa ở Khu B - xã Bằng Vân huyện Ngân Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
Nơi thờ thổ công của ngƣời dân Khu Phố ở trung tâm
xã Vân Tùng huyện Ngân Sơn
Nhà sàn nửa sàn, nửa đất của ngƣời Dao
(Khuổi Ít - Kim Lƣ - Na Rì)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
Thƣờng phục của phụ nữ Dao Tiền váy
ngắn ở Bạch Thông và Dao Tiền váy dài
ở Ngân Sơn (Ngƣời đứng giữa)
Trang phục phụ nữ Mông Trắng
(Nà Phặc - Ngân Sơn)
(Ảnh: Sở Văn Hoá Thông tin và Thể thao Bắc Kạn)
Trang phục của phụ nữ Hoa xƣa
(màu đen) và nay
Tung còn tại hội Lồng tồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
Thợ rèn ngƣời Dao ở huyện Ngân Sơn đang làm công cụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118
Chữ Nôm Tày: Bài mo đón vía xuống nƣớc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc21.pdf