Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kế toán được nhiều nhà kinh tế, quản lí kinh doanh, chủ doanh nghiệp quan niệm như một “ ngôn ngữ kinh doanh ”, được coi là “ nghệ thuật ” để ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định phù hợp với mục đích của từng đối tượng sử dụng thông tin.
Một trong những điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp khác là chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán nói chung và đặc biệt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đúng, hợp lí và chính xác có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành.
Ý thức được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí Đông Anh”.
Trong bài luận văn này em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, góp phần nhỏ bé vào công việc nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng. Song do trình độ nhận thức còn hạn chế, và bước đầu tiếp cận với thực tế nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
90 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n; đúc thép phụ tùng (PT); Gia công cơ khí... Những sản phẩm này đều có giá trị lớn nên chi phí bỏ ra sản xuất theo kiểu gối đầu và chi phí sản phẩm dở dang ở cuối mỗi kỳ hạch toán thường lớn, các chi phí này chỉ được bù đắp lại khi sản phẩm hoàn thành đã bàn giao cho khách hàng. Toàn bộ chi phí sản xuất mà Công ty bỏ ra để sản xuất, chế tạo sản phẩm ở mỗi kỳ hạch toán được phân thành:
Chi phí NVL trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung.
ở đây chi phí chế tạo sản phẩm trong kỳ được bỏ vào sản xuất theo định mức chi phí sản xuất mà phòng kỹ thuật đã tính toán mỗi khi có đơn đặt hàng. Việc lập dự toán chi phí sản xuất sẽ giúp cho Công ty quản lý được chi phí theo định mức chi phí đã bỏ ra trong kỳ.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chiếm tỉ trọng lớn (khoảng hơn 50%) trong chi phí sản xuất sản phẩm. Nó bao gồm các chi phí :
Chi phí nguyên vật liệu chính: Pherô Tytan, pherô Môlipđen, Pherô Sylic.... nhôm phế liệu, thép phế liệu, Niken luyện kim....
Chi phí vật liệu phụ : than điện cực, bột Manhê, cát, chất tạo sỉ, đất sét địa chất, que hàn, gạch crôm ma nhê....
Chi phí nhiên liệu : dầu điêzen, ôxy, đất đèn, than...
Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và các khoản trích theo lương (BHYT,BHXH,KPCĐ) được tính vào chi phí sản xuất theo chế độ của nhà nước.
Chi phí sản xuất chung : bao gồm những chi phí phát sinh tại các phân xưởng ngoài hai khoản mục trên.
Chi phí sản xuất chung trong công ty bao gồm các khỏan mục như :
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí vật liệu.
Chi phí dụng cụ sản xuất
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền.
Công tác quản lý chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Đông Anh
Toàn bộ các khoản chi phí sản xuất căn cứ vào chứng từ gốc (bảng tổng hợp chứng từ gốc) theo dõi ghi chép phản ánh trên sổ thẻ kế toán chi tiết, sổ nhật ký chung, bảng kê phiếu xuất, nhập. Cuối tháng khoá các sổ, các bảng kê để tập hợp phản ánh vào sổ cái. Cuối kỳ kế toán lấy số liệu cần thiết trên sổ cái để lập bảng đối chiếu phát sinh các tài khoản. Cuối kỳ kế toán lấy số liệu trên bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản và tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo kế toán.
2.2.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty cơ khí Đông Anh
Công ty hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thờng xuyên, theo phơng pháp này việc tập hợp và phản ánh chi phí sản xuất công ty sử dụng các tài khoản chính sau :
TK 621 : Chi phí vật liệu trực tiếp
TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 : Chi phí sản xuất chung
TK154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
2.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Là một doanh nghiệp công nghiệp, Công ty cơ khí Đông Anh luôn coi tiết kiệm NVL là nhiệm vụ trung tâm của cán bộ trong Công ty ở tất cả các khâu từ khi mua về đến khi đưa vào sản xuất. ở đây, NVL đưa vào sản xuất đều được quản lý theo định mức do bộ phận phòng kỹ thuật lập. Mỗi loại sản phẩm đều có bảng dự toán chi phí và đưa xuống các phân xưởng, các quản đốc phân xưởng sẽ thực hiện phân công, phân phối NVL đến từng đối tượng lao động theo định mức kỹ thuật đã lập sẵn. Hàng tháng, các phân xưởng được quyết toán với phòng vật tư.
Chi phí NVL đưa vào sản xuất chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất mà Công ty phải bỏ ra, chiếm hơn 50% tổng chi phí sản xuất đối với mỗi sản phẩm. Việc sản xuất các sản phẩm mất nhiều thời gian, nhiều loại chi tiết, nhiều loại vật liệu và phải qua nhiều kỳ hạch toán.
Với số lượng nguyên vật liệu có trên 3.000 loại khác nhau, do đó việc quản lý nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm của Công ty được tập trung ở 4 kho và thành lập mã vật tư nội bộ cho các mặt hàng của công ty:
Kho NVL chính: Tôn các loại, sắt thép, Crom..
Ví dụ: Mã vật tư nội bô ký hiệu Fr cho các mặt hàng Fe rô, LM cho các mặt hàng kim loại màu….
Kho vật liệu phụ: Sơn, que hàn, gạch Crom, than điện cực....
Ví dụ : Mã vật tư nội bộ ký hiệu LD cho vật liệu đúc, QH cho que hàn....
Kho phụ tùng thay thế: Pistong, bạc đệm..
Kho nhiên liệu: Ôxi, xăng, dầu..
Tại các kho này các nghiệp vụ nhập - xuất được diễn ra một cách thường xuyên phục vụ cho quá trình sản xuất khi có đơn đặt hàng.
Trước hết, phòng vật tư căn cứ vào tình hình và nhu cầu sản xuất của sản phẩm lên kế hoạch mua vật liệu và cử người đi mua vật liệu về. Dựa vào các hoá đơn mua vật liệu, phòng vật tư sẽ viết phiếu nhập kho (Phiếu nhập kho được viết thành 3 liên: 1 liên lưu tại gốc, 1 liên làm thủ tục nhập kho, 1 liên kèm với hoá đơn để thanh toán). Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu sản xuất thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cán bộ phòng kỹ thuật sẽ lập định mức về số lượng qui cách và phẩm chất vật tư cho các sản phẩm.
Khi có lệnh sản xuất, cần phải xuất kho nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất. Phòng vật tư sẽ căn cứ vào định mức đã lập viết “Phiếu xuất kho” (Biểu số 2.2) cho từng bộ phận sản xuất (Phiếu xuất kho được ghi làm 3 liên: 1 liên người nhận vật tư giữ, 1 liên thủ kho giữ, 1 liên phòng vật tư giữ).
Số: 26
Nợ TK 621
Có TK 152
Phiếu xuất kho
Họ, tên người nhận hàng: Trần Văn Chiến Địa chỉ: Phân xưởng Đúc
Lý do xuất kho: Xuất vật tư theo đề nghị của phân xưởng Đúc
Xuất tại kho: Vật tư
Ngày 5 tháng 12 năm 2004
Stt
Tên nhãn hiệu, quy cách sản phẩm
Mã số
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Thép L63x63x5
TL1
Kg
35
35
10.000
350.000
2
Thép CT3x6
TC7
Kg
66
66
7.000
462.000
3
Thép CT3x8
TT9
Kg
53
53
8.000
424.000
Cộng
1.236.000
Thành tiền (bằng chữ): Một triệu hai trăm ba sáu nghìn đồng chẵn
Xuất ngày 19 tháng 9 năm 2004
Phụ trách bộ phận sử dụng
Người nhận
Thủ kho
Kế toán trưởng
Thủ trưởng
đơn vị
Biểu số 2.2. Phiếu xuất kho thông thường
Căn cứ vào phiếu xuất kho thủ kho ghi thẻ kho. Định kỳ, kế toán xuống kho kiểm tra việc ghi chép trên thẻ kho của thủ kho và ký xác nhận vào thẻ kho dồi mang toàn bộ phiếu nhập - phiếu xuất về phòng kế toán.
Khi các phiếu nhập - phiếu xuất được đưa về phòng kế toán, kế toán vật liệu căn cứ vào phiếu nhập - phiếu xuất để xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng. Cuối tháng tiến hành lập “Bảng tổng hợp xuất vật tư” (Biểu số 2.3) cho sản xuất sản phẩm theo từng đối tượng dựa trên cơ sở số lượng vật tư xuất kho và đơn giá vật tư xuất kho đươc lấy theo đúng giá của vật tư mua vào.
Căn cứ vào số vật tư xuất dùng cho sản xuất, kế toán tiến hành lập “Bảng phân bổ nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ” (Biểu số 2.4) cho từng đối tượng dựa vào bảng tổng hợp xuất vật tư cho sản xuất.
Cuối tháng, căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ kế toán vào sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.5) theo trình tự phát sinh các nghiệp vụ ở công ty. Nguyên vật liệu xuất sử dụng cho sản phẩm nào được hạch toán trực tiếp cho sản phẩm đó.
Bioểu số2.3.báo cáo xuất vật tư
Biểu số 1.4 Bảng phân bổ nvl ,ccdc
Biểu số 2.4.bảng phân bổ nvl,ccdc
Trích sổ nhật ký chung
Tháng 9/2004
Đơn vị tính:VNĐ
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
ghi
Sổ
Cái
Số
hiệu
TK
Số phát sinh
Số
N,T
Nợ
Có
30/9
122
5/9
Xuất NVL cho SX bi
Kho nguyên vật liệu chính
.............
621
1521
1.867.412.809
1.867.412.809
30/9
125
5/9
Xuất NVL cho SX chung
(PX đúc bi đạn)
Kho nguyên vật liệu chính
.............
6272
1521
2.273.107
2.273.107
30/9
129
7/9
Xuất NVL cho SX bi
Kho nguyên vật liệu phụ
.............
621
1523
276.502.388
276.502.388
30/9
132
8/9
Xuất NVL cho SX chung
(PX đúc bi đạn)
Kho nguyên vật liệu phụ
.............
6272
1523
10.346.605
10.346.605
30/9
135
11/9
Xuất NVL cho SX bi
Kho Xăng dầu
.............
621
1524
6.107.243
6.107.243
30/9
141
20/9
Xuất NVL cho SX chung
(PX đúc bi đạn)
Kho Xăng dầu
.............
6272
1524
629.231
629.231
30/9
154
25/9
Xuất CCDC cho SX chung
(PX đúc bi đạn)
Kho công cu dụng cụ
.............
6273
153
34.978.288
34.978.288
................
Tổng cộng NVL,CCDC cho phân xưởng Đúc
2.198.249.671
Tổng kho vật tư , CCDC
2.198.249.671
Biểu số 2.5.Trích sổ nhật ký chung
Từ số liệu trên sổ nhật ký chung kế toán vầo sổ cái TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Biểu số 2.6) sau đó kết chuyển vào TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Sổ cái
Tài khoản 621 (Đúc bi,đạn)
Tháng 9/2004
Đơn vị tính:VNĐ
Ngày,
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang
Sổ
NKC
Số hiệu
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số
N,T
Nợ
Có
30/9
122
5/9
Xuất NL,VL chính
Cho px Đúc
1521
1.867.412.809
30/9
129
7/9
Xuất NL,VL phụ
Cho px Đúc
1523
276.502.388
30/9
135
11/9
Xuất xăng dầu
Cho px Đúc
1524
6.107.243
...........................
30/ 9
K/c Chi phí NVL trực trực tiếp sang bên TK154
154
2.150.022.440
Biểu số 2.6. Trích sổ cái tài khoản 621
Cuối kỳ kế toán kết chuyển và định khoản cho tổng chi phí nguyên vật liệu của TK 621 sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm đúc bi, đạn. Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 154: 2.150.022.440
(Chi tiết: sp đúc bi, đạn).
Có TK 621: 2.150.022.440
(Chi tiết: sp đúc bi, đạn).
Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đối với các loại sản phẩm khác cũng được tiến hành tương tự như vậy.
2.2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
ở Công ty cơ khí Đông Anh, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Khoản tiền đó bao gồm: Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ... và các khoản phụ cấp (nếu có).
Bộ phận chi phí nhân công trực tiếp này chiếm khoảng 10% - 12% chi phí sản xuất sản phẩm trong giá thành sản phẩm. Do đó, việc hạch toán đúng, đủ chi phí này có quyết định rất lớn đến việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm. Sử dụng hợp lý lao động là tiết kiệm chi phí lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp.
Tiền lương là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Như vậy, tiền lương là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất.
Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản này doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất. Như vậy, các khoản tiền lương cùng với các khoản trích theo lương hợp lại thành chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm của Công ty. Việc tính toán chi phí về lao động sống phải trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động sử dụng lao động trong quá trình sản xuất. Ngược lại, việc tính đúng, tính đủ thù lao lao động cũng sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động, thúc đẩy việc sử dụng lao động hợp lý và có hiệu quả. Đó cũng chính là biện pháp tích cực góp phần giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà Công ty cơ khí Đông Anh đặt ra cho công tác hạch toán chi phí nhân công ở Công ty mình.
Chứng từ ban đầu để tiến hành hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là bảng chấm công, hợp đồng làm khoán, giấy xác nhận làm thêm giờ, phiếu nghỉ ốm và các chứng từ liên quan khác.
Hiện nay, Công ty cơ khí Đông Anh sử dụng hai hình thức trả lương là: Hình thức lương thời gian và hình thức lương khoán sản phẩm.
Lương thời gian: Là hình thức lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kĩ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này, tiền lương thời gian được xác định như sau:
Lương thời gian = Thời gian làm việc x Đơn giá tiền lương thời gian.
Trong đó:
Đơn giá lương thời gian
Lương cơ bản
Số ngày làm việc bình quân trong tháng
=
Lương cơ bản = Hệ số x Mức lương tối thiểu.
Hệ số lương tùy thuộc vào từng cấp bậc lương do nhà nước ban hành.
Hình thức lương thời gian được áp dụng cho người lao động thuộc khối văn phòng, bộ phận lao động gián tiếp (Nhân viên phân xưởng, quản đốc và phó quản đốc phân xưởng).
Lương sản phẩm: Là hình thức lương tính theo khối lượng công việc đã hoàn thành, đã đảm bảo đầy đủ yêu cầu chất lượng, qui cách và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị công việc. Theo hình thức này, lương sản phẩm được xác định như sau:
Lương sản phẩm = Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá tiền lương.
Hình thức lương sản phẩm được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Các phân xưởng tiến hành làm khoán theo các hợp đồng khoán. Căn cứ vào hợp đồng làm khoán mà phòng kinh tế kế hoạch đã giao, hàng ngày công việc của mỗi công nhân được theo dõi trên bảng chấm công do nhân viên quản lý phân xưởng theo dõi và ghi. Sau khi công việc hoàn thành, nhân viên quản lý phân xưởng tiến hành kiểm tra về mặt chất lượng, số lượng xem có đúng yêu cầu của hợp đồng đề ra hay không. Khối lượng thực tế làm sẽ được ghi vào phần thực hiện của hợp đồng làm khoán. Khi đó hợp đồng làm khoán sẽ được chuyển về phòng kinh tế kế hoạch để kiểm tra đối chiếu.
Phòng kinh tế kế hoạch trên cơ sở khối lượng công việc làm được, tính toán số công nhân được hưởng lương và mức lương khoán của từng người, từ đó tính ra qũi lương của từng phân xưởng trong tháng và ký xác nhận vào hợp đồng làm khoán. Sau đó chuyển về cho các phân xưởng để tiến hành tính lương cho từng người.
Kế toán lương căn cứ vào quĩ lương khoán, số công nhân khoán và bậc lương của từng người để làm căn cứ chia lương cho từng công nhân. Trên cơ sở bảng thanh toán lương (Biểu số 2.7) kế toán tiền lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương (Biểu số 2.8) và thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ qui định:
Biểu số 2.7.bảng thanh tpoán lương
Biểu số 2.8.bảmg phân bổt tiền lương
+ BHXH: Trích 20% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân viên. Trong đó: 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
5% khấu trừ vào lương của người lao động.
+ BHYT: Trích 3% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho người lao động.
Trong đó: 2% tính vào chi phí sản xuất.
1% khấu trừ vào lương của người lao động.
+ KPCĐ: Trích 2% tính vào chi phí sản xuất, số chi phí này được tính trên số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động.
Cụ thể quỹ tiền lương của cơ bản của công nhân phân xưởng Đúc (sản phẩm bi,đạn) tháng 9/2004 là 108.094.140 đ thì mức trích BHXH, BHYT như sau:
Bảo hiểm xã hội: 108.094.140 x 15% =16.214.121 đ
Bảo hiểm y tế: 108.094.140 x 2% = 2.161.883 đ
Tổng tiền lương thực tế phải trả công nhân phân xưởng Đúc (sản phẩm bi,đạn) tháng 9/2004 là 251.720.000 đ thì mức trích KPCĐ là:
Kinh phí công đoàn: 251.720.000 x 0.02 = 5.034.400 đ
Dựa vào bảng thanh toán lương và bảng phân bổ tiền lương, kế toán ghi sổ Nhật ký chung. Trong tháng 9/2004 số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân Đúc bi, đạn được ghi:
Nợ TK 622: 251.720.000 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn)
Có TK 334: 251.720.000 đ
Và các khoản trích theo lương cũng được kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung.Cụ thể với số liệu của tháng 9 năm 2004, kế toán ghi sổ Nhật ký chung như sau:
Nợ TK 622: 23.410.404 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn)
Có TK 338: 23.410.404 đ
Chi tiết:
3382: 5.034.400 đ
3383: 16.214.121 đ
3384: 2.161.883 đ
Căn cứ vào số liệu và các nghiệp vụ phản ánh ở sổ nhật ký chung, kế toán vào sổ cái cho TK 622 (Biểu số 2.9)
Trích sổ cái TK 622
Tháng 9/2004
Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày chứng từ
Số
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Nợ
Có
.......
........
.........
......
......
.......
16/9/2004
PX Đúc- Lương CNTTSX (sản phẩm bi,đạn)
334
251.720.000
18/9/2004
KPCĐ
3382
5.034.400
18/9/2004
BHXH
3383
16.214.121
21/9/2004
BHYT
3384
2.161.883
30/9/2004
Kết chuyển CPNCTT (sản phẩm bi,đạn)
154
275.130.404
...........
...........
............
Cộng phát sinh
741.188.400
741.188.400
Biểu số 2.9. Trích sổ cái TK 622
Kế toán tổng hợp bên Nợ TK 622 để kết chuyển sang TK 154 như sau:
Nợ TK 154: 275.130.404 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn).
Có TK 622: 275.130.404 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn).
Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp đối với các loại sản phẩm khác cũng được tiến hành tương tự.
2.2.3.Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí dùng chung trong phân xưởng, phục vụ gián tiếp cho sản xuất sản phẩm. Đó là các khoản chi phí về NVL, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí về dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
Chi phí về nhân viên quản lý phân xưởng phát sinh được ghi vào chi phí sản xuất chung đó là các khoản tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ.. phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng.
Chi phí về nguyên vật liệu dùng trong phân xưởng như: vật liệu để sửa chữa nhà phân xưởng, ..
Chi phí về công cụ dung cụ được ghi vào chi phí sản xuất chung đó là các loại: Bàn ren, bảo hộ, dây an toàn,...Số vật liệu này có giá trị thấp cho nên khi phát sinh kế toán tính cả vào chi phí sản xuất trong kỳ mà không cần phải phân bổ đưa vào TK 142.
Chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty được tính vào chi phí sản xuất chung đó là phần khấu hao hàng tháng của các loại TSCĐ sử dụng trong phân xưởng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài được hạch toán vào chi phí sản xuất chung là phần chi phí về dịch vụ điện, nước... dùng cho bộ phận sản xuất.
Chi phí khác bằng tiền là những chi phí ngoài các khoản chi phí trên như: chi phí hội nghị, chi tiếp khách ...
Hiện nay chi phí sản xuất chung của các phân xưởng sản xuất được kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của Công ty tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm, không phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức nào. Đây là một trong những hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty cơ khí Đông Anh.
Chi phí sản xuất chung được theo dõi chi tiết cho từng loại sản phẩm.
2.2.3.1. Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng.
Bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ.. của nhân viên quản lý phân xưởng. Việc hạch toán tiền lương của nhân viên phân xưởng cũng tương tự như việc hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, và được thể hiện trên bảng phân bổ tiền lương (Biểu số 1.8).
Trong tháng 9/2004, chi phí nhân viên phân xưởng được hạch toán như sau:
Nợ TK 627 (6271): 35.370.900 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn).
Có TK 334: 31.795.000 đ
Có TK 338: 3.575.900 đ
2.2.3.2. Chi phí về nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ.
Việc hạch toán xác định giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo giá đích danh. Việc tính toán này được thực hiện giống như hạch toán chi phí NVL trực tiếp.
Căn cứ vào bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ xuất kho cho sản xuất ở phân xưởng (Biểu số 1.4) , kế toán ghi định khoản:
- Phần nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ở phân xưởng.
Nợ TK 627 (6272): 13.248.943 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn).
Có TK 152: 13.248.943 đ
- Phần công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất ở phân xưởng.
Nợ TK 627 (6273): 34.978.288 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn).
Có TK 153: 34.978.288 đ
2.2.3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ.
Số khấu hao TSCĐ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chi phí sản xuất chung của Công ty, chi phí khấu hao bao gồm: phần khấu hao về thiết bị và nhà cửa của từng phân xưởng.
Để quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng sổ TSCĐ và bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ. Số khấu hao TSCĐ được bộ phận kế toán tính sẵn trên bảng đăng ký trích khấu hao. Bảng đăng ký này được đăng ký với Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ được lập căn cứ vào sổ tài sản của Công ty và lập theo quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003. Việc xác định thời gian sử dụng các loại TSCĐ do nhà nước qui định. Mức khấu hao được kế toán tính theo công thức:
Mức khấu hao năm
Nguyên giá (Giá trị
còn lại)
Thời gian sử dụng (Thời gian sử dụng còn lại)
=
Mức khấu hao tháng
Mức khấu hao năm
12
=
Hàng tháng, căn cứ vào bảng đăng ký trích khấu hao, mức khấu hao được duyệt, tài sản tăng và giảm trong tháng, kế toán TSCĐ tiến hành lập bảng phân bổ khấu hao. Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Xem biểu số 2.10) kế toán phân bổ chi phí khấu hao cho từng loại sản phẩm bởi vì chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất chung. Tiêu thức phân bổ được kế toán chọn là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc phân bổ được làm theo các bước sau:
Bước 1: Tính hệ số phân bổ chi phí khấu haoTSCĐ.
Hệ số phân bổ
=
Tổng mức khấu hao TSCĐ trong tháng
Tổng chi phí NVL trực tiếp trong tháng
Bước 2:Tính mức phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho từng loại sản phẩm.
Mức phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho từng loại sản phẩm
Hệ số phân bổ
Chi phí NVL trực tiếp của từng loại sản phẩm
x
=
Cụ thể với số liệu của tháng 9/2004:
Tổng chi phí NVL trực tiếp: 6.261.730.677 đ
Tổng chi phí khấu hao TSCĐ: 529.208.690 đ
Hệ số phân bổ = 573.931.877: 6.261.730.677 = 0.084
Chi phí khấu hao của Đúc bi, đạn:
= 0.084 x 2.150.022.440 = 180.601.885
Đối với các sản phẩm khác cũng được tính toán tương tự như vậy.
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 9/2004
Đơn vị tính:VNĐ
TK
Bộ phận
TK 2141
Tổng cộng
6274
............
Phân xưởng Đúc (bi,đạn)
Phân xưởng nhiệt luyện
..........
.....................
180.601.885
29.256.803
.....................
....................
180.601.885
29.256.803
..............................
Cộng TK 6274
487.883.635
487.883.635
6424
Cộng TK 6424
86.048.242
86.048.242
Tổng cộng
529.208.690
529.208.690
Biểu số 2.10.Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Với số liệu trên được kế toán ghi sổ Nhật ký chung theo định khoản như sau:
Nợ TK 627 (6274): 180.601.885 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn).
Có TK 214: 180.601.885 đ
Ngoài các khoản chi phi trên, chi phí sản xuất chung của Công ty còn bao gồm:
2.2.3.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài:
ở Công ty cơ khí Đông Anh hàng tháng phát sinh việc chi trả tiền điện và điện thoại phục vụ cho phân xưởng sản xuất. Khoản chi phí này cũng hạch toán trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Căn cứ vào giấy báo thanh toán tiền điện, điện thoại kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 627 (6277): 87.587.464 đ
Nợ TK 133 : 8.758.746,4 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn).
Có TK 331: 96.346.210,4đ
Các chi phí khác bằng tiền khi phát sinh được kế toán tiến hành ghi trực tiếp vào sổ quỹ, cuối tháng tập hợp ở sổ quỹ kế toán phản ánh:
Nợ TK 627 (6278): 4.676.580 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn).
Có TK 111: 4.676.580 đ
Các khoản chi phi sản xuất chung nêu trên cuối tháng được ghi vào sổ Nhật ký chung theo các định khoản, từ sổ Nhật ký chung được ghi vào các sổ cái TK 627 (Biểu số 2.11).
Sổ cái TK 627
Tháng 9/2004
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày chứng từ
SHCT
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền phát sinh
Nợ
có
4/9/04
CPNVL cho PXđúc
152
13.248.943
9/9/04
CPCCDC
153
34.978.288
30/9/04
Trả lương cho CNV
334
31.795.000
30/9/04
Trích BHXH
3383
2.594.118
30/9/04
Trích BHYT
3384
345.882
30/9/04
Trích KPCĐ
3382
635.900
30/9/04
Trích KHTSCĐ
214
180.601.885
9/12/04
Dịch vụ mua ngoài
331
87.587.464
21/9/04
Chi phí bằng tiền mặt
111
4.676.580
.......
….
…
….
30/9/04
Kc CPSXC sang spdd px Đúc
356.464.060
….
…..
Cộng phát sinh
1.995.338.498
1.995.338.498
Biểu số 2.11.Trích sổ cái TK 627
Cuối kỳ kế toán tổng hợp bên Nợ TK 627 để kết chuyển sang TK 154 như sau:
Nợ TK 154: 356.464.060 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn)
Có TK 627: 356.464.060 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn)
2.3.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Đông Anh
2.3.1.Tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm kế toán sử dụng sổ cái TK 154 (Biểu số 1.11) và sổ chi tiết TK 154 (Biểu số 2.12) để tập hợp chi phí sản xuất trong từng tháng của các sản phẩm.Trong sổ chi tiết này chi phí sản xuất trong tháng của mỗi loại sản phẩm được phản ánh trên một dòng làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.
Trích sổ cái TK 154
(Tháng 9/2004)
Đơn vị tính:VNĐ
Ngày chứng từ
Số
Nội dung chứng từ
TK
ĐƯ
Số tiền
Nợ
Có
30/9/04
Số dư đầu kỳ
300.118.298
30/9/04
K/c CPNNTT- PX Đúc (sp bi, đạn)
621
2.150.022.440
30/9/04
K/c CPNCTT- PX Đúc (sp bi, đạn)
622
275.130.404
30/9/04
K/c CPSXC- PX Đúc (sp bi, đạn)
627
356.464.060
30/9/04
Nhập kho thành phẩm
155
2.897.015.202
Cộng phát sinh
3.081.735.202
2.897.015.202
Số dư cuối kỳ
184.720.000
Biểu số 2.12.Trích sổ cái TK154
Biểu số 2.13.Sổ chi tiết TK 154
2.3.2.Đánh giá sản phẩm dở dang ở Công ty cơ khí Đông Anh
Để phù hợp với yêu cầu quản lý nên kỳ tính giá thành của Công ty được xác định là hàng tháng.
Để tính được giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ đòi hỏi phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Cuối mỗi tháng, đại diện phòng kĩ thuật cùng với nhân viên phòng kế toán và nhân viên phân xưởng tiến hành kiểm kê, xác định khối lượng sản phẩm dở dang cuối tháng cho từng loại sản phẩm cụ thể. Dựa vào khối lượng sản phẩm làm dở theo kiểm kể xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm. Căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành và đơn giá kế hoạch để xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối mỗi tháng.
Cụ thể tháng 9/2004 bộ phận kiểm kê tiến hành xác định được số lượng sản phẩm dở dang như sau:
Chi phí sản phẩm dở dang
Khối lượng sản phẩm dở dang
Mức độ hoàn thành (H%)
Giá thành kế hoạch sản phẩm hoàn thành
=
x
x
Cụ thể số liệu của tháng 9/2004 được thể hiện trên bảng sau:
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Số lượng
Mức độ hoàn thành
Đơn giá kế hoạch
Thành tiền
1
Đúc bi, đạn
Kg
20.000
80%
10.500
184.720.000
2
Thép
Kg
25.000
65%
9.500
154.375.000
3
......
.....
......
......
...
.......
Tổng cộng
1.935.867.856
Biểu số 1.14.Bảng tính chi phí sản phẩm dở dang
2.3.3.Nội dung công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí Đông Anh
2.3.3.1.Đối tượng và kỳ tính giá thành
Đối tượng tính giá thành
Công ty cơ khí Đông Anh không chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà việc sản xuất được thực hiện trên cơ sở các đơn đặt hàng, do thời gian để hoàn thành các sản phẩm là khác nhau và khi ký được nhiều hợp đồng Công ty sẽ cùng đưa vào sản xuất các mặt hàng đó. Do đó, đối tượng tính giá thành ở đây là các sản phẩm hoàn thành.
Kỳ tính giá thành
Chu kì sản xuất sản phẩm của Công ty chỉ kéo dài từ 1 đến 3 tháng nên công tác tính giá thành được thực hiện vào thời điểm cuối tháng.
Việc xác định kỳ tính giá thành theo tháng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành, cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành.
2.3.3.2.Phương pháp tính giá thành
Vào thời điểm cuối tháng, sau khi đã tổng hợp, tính toán được về số liệu chi phí sản xuất tháng, kế toán giá thành tiến hành tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành.Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí nên công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo khoản mục chi phí (Phương pháp giản đơn)
Căn cứ để tính giá thành:
Căn cứ vào giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng 9/2004.
Số chi phí thực tế phát sinh tổng hợp được trong tháng 9/2004.
Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng 9/2004.
Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Chi phí thực tế sản phẩm làm dở đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Chi phí thực tế sản phẩm làm dở cuối kỳ
=
+
-
Công thức tính giá thành:
Như vậy, theo công thức này, giá thành thực tế của khối lượng sản phẩm Đúc bi, đạn hoàn thành trong kỳ được tính như sau:
Chi phí thực tế sản phẩm làm dở đầu tháng 9: 300.118.298 đ
Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng 9: 2.781.616.904 đ
Chi phí thực tế sản phẩm làm dở cuối tháng 9: 184.720.000 đ
Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành như sau:
300.118.298 +2.781.616.904 - 184.720.000 = 2.897.015.202 đ
Số liệu này được ghi vào sổ Nhật ký chung theo định khoản:
Nợ TK 154: 2.897.015.202 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn).
Có TK 155: 2.897.015.202 đ
(Chi tiết: Đúc bi, đạn).
Việc tính giá thành cho từng loại sản phẩm được thể hiện trong bảng sau (Biểu số 2.15).Tháng 9/2004 số lượng sản phẩm bi, đạn sản xuất ra là 260.453 kg
Tháng 9/2004
Bảng tính giá thành
Đơn vị tính:VNĐ
Mã khoản mục
Tên khoản mục
CPDD đầu tháng
CP phát sinh trong tháng
SPDD cuối tháng
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
.......
...........
.............
...............
...............
..........
............
3000
Bi. đạn
300.118.298
2.781.616.904
184.720.000
2.897.015.202
11.123
........
................
...............
...............
.............
.............
...............
Biểu số 2.15.Bảng tính giá thành
Phần III
một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cơ khí đông anh
Hoà chung với sự phát triển kinh tế đất nước, Công ty cơ khí Đông Anh thuộc Bộ xây dựng đã từng bước vượt bao khó khăn của những buổi ban đầu để vững bước đi lên tự khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường đầy năng động và sáng tạo. Các sản phẩm của Công ty đều chiếm được lòng tin cậy và lấy được uy tín của khách hàng và đặc biệt có những sản phẩm của Công ty đã đạt tiêu chuẩn thay thế hàng nhập khẩu, được nhà nước cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hàng nhập ngoại. Để đạt được kết quả đó là cả một quá trình phấn đấu và trưởng thành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong Công ty cũng như toàn thể cán bộ công nhân công nhân viên của Công ty.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cán bộ lãnh đạo Công ty không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất, quản lý công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất và qui mô tiêu thụ sản phẩm, luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu cải tiến hợp lý hoá sản xuất và qui trình công nghệ sản phẩm. Đặc biệt sự chuyển biến không ngừng của bộ máy quản lý kinh tế đã góp phần không nhỏ vào kết quả sản xuất chung của Công ty, thực sự trở thành cánh tay đắc lực thúc đẩy quá trình phát triển của Công ty.
Trên thực tế, Công ty cơ khí Đông Anh đã nhận thức một cách đúng đắn việc đưa ra các giải pháp phù hợp trong tình hình hiện tại chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh tế. Qua đó đánh giá một cách đầy đủ khách quan tình hình quản lý kinh tế của Công ty mà nội dung chủ yếu của nó là công tác kế toán, trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là quan trọng nhất. Do đó Công ty luôn quan tâm đến việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp cụ thể để quản lý chi phí sản xuất nhằm đảm bảo phù hợp giữa biện pháp quản lý với tình hình thực tế của Công ty và yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế hiện nay.
Mặc dù qua một thời gian ngắn tìm hiểu và tiếp cận với thực tế công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban chức năng và đặc biệt là sự giúp đỡ của các cô, các bác trong phòng tài vụ đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu và làm quen với thực tế, củng cố thêm kiến thức đã học ở trường và liên hệ với thực tiễn công tác.
Tuy hiểu biết về thực tế chưa nhiều cũng như chưa có thời gian để tìm hiểu kĩ công tác kế toán của Công ty, nhưng qua bài viết này em cũng xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhận xét và một số kiến nghị về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty. Hy vọng rằng nó sẽ góp phần nhỏ bé vào công tác kế toán của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
1.Những ưu điểm trong công tác kế toán của Công ty.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và công tác quản lý, tổ chức kế toán ở Công ty cơ khí Đông Anh nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành nói riêng của Công ty em nhận thấy có những ưu điểm sau:
Bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả cho lãnh đạo công ty trong việc giám sát sản xuất, quản lý kinh tế, công tác tổ chức sản xuất, tổ chức hạch toán được tiến hành hợp lý, khoa học và phù hợp với điều kiện hiện nay.
Phòng kế toán của Công ty được bố trí hợp lý, chặt chẽ với các công việc kế toán được phân công rõ ràng, cụ thể phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người. Phòng kế toán với đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong công tác quản lý xứng đáng là cánh tay đắc lực cho bộ máy quản lý của Công ty. Do vậy, việc tổ chức hạch toán được tiến hành kịp thời và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí, tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên do khối lượng công việc lớn, kế toán phải đảm nhận nhiều phần hành kế toán do đó phần nào cũng bị hạn chế đến tính kịp thời của thông tin kế toán.
Hệ thống sổ sách kế toán ở Công ty được xây dựng phù hợp với chế độ kế toán và phù hợp với công việc kế toán trên máy vi tính. Cách thức ghi chép và phương pháp hạch toán hợp lý, khoa học, phù hợp với chế độ tài chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng, đáp ứng được đầy đủ các thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của Công ty và các đối tượng liên quan khác.
Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành, kế toán Công ty đã tổ chức hạch toán chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm trong từng tháng, từng quý một cách rõ ràng, đơn giản, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, quản lý và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc tập hợp chi phí sản xuất của toàn Công ty theo từng khoản mục cũng giúp cho công tác nghiên cứu, phân tích kinh tế được thuận lợi và đặc biệt giúp cho việc theo dõi và quản lý chi phí sản xuất của các sản phẩm trong kỳ tạo điều kiện cho việc xác định giá thành toàn bộ sản phẩm.
Công tác kiểm kê khối lượng sản phẩm làm dở được tổ chức một cách khoa học, cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác tính giá thành.
Những ưu điểm về quản lí và hạch toán chi phí sản xuất, giá thành nêu trên đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên, song song với những ưu điểm về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành thì công việc kế toán Công ty còn một số hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện hơn nữa.
2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Đông Anh
2.1.Xác định lại đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
Hiện nay, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty cơ khí Đông Anh được xác định là toàn bộ qui trình công nghệ cho hàng loạt sản phẩm. Trong trường hợp, Công ty tiến hành sản xuất nhiều đơn đặt hàng cùng một lúc, chi phí sản xuất đưa vào theo kiểu gối đầu cho các phân xưởng sản xuất thì công việc xác định chi phí sản xuất không bóc tách riêng được những chi phí sản xuất phát sinh trong từng phân xưởng của từng loại sản phẩm sẽ dẫn tới sự xa rời giữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và thực tế sản xuất sản phẩm ở phân xưởng làm cho công tác quản lý chi phí sản xuất và ra các các quyết định của lãnh đạo bị hạn chế.
Mặt khác, việc tập hợp chi phí sản xuất như vậy không xác định giá thành sản phẩm một cách chính xác. Hơn nữa việc tính giá thành của sản phẩm tính cho toàn bộ từng loại sản phẩm, không xác định được giá thành đơn vị sản phẩm làm cho việc tính giá vốn, lãi lỗ của từng loại sản phẩm là không kiểm soát được.
Ví dụ như sản phẩm đúc bi, đạn có nhiều loại như F10, F20, F 80 ..... mỗi loại khi bán ra ngoài theo các loại giá khác nhau. Có loại thì bán ra ngoài với giá cao, có loại lại được bán giá thấp do hợp đồng ký kết đem lại. Hơn nữa các sản phẩm có sản phẩm có chất lượng tốt, có loại có chất lượng kém hơn nên giá thành cũng phải khác nhau. Nhưng công ty lại tính giá thành bình quân chung áp dụng cho tất cả các sản phẩm đúc bi, đạn không chi tiết cho từng loại. Vì vậy mà giá thành bình quân chung được áp dụng trong doanh nghiệp chưa được chính xác.
Việc tập hợp chi phí sản xuất của Công ty như vậy chưa phát huy hết vai trò của kế toán trong công tác quản lý. Để nắm bắt tình hình sản xuất ở từng phân xưởng, việc bỏ chi phí sản xuất cho các đối tượng tập hợp chi phi sản xuất phải được cụ thể và chi tiết hơn. Vì trên thực tế Công ty tiến hành sản xuất theo các đơn đặt hàng, và mỗi đơn đặt hàng lại là một loại sản phẩm riêng như: Bi f 20, Đạn f20 x 20, Tấm mẫu bi.... thì đối tượng tập hợp chi phí phải là các đơn đặt hàng thì mới hợp lý. Từ đó sẽ chi tiết được chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí TK 621, TK 622, TK 627 cho từng đơn đặt hàng, điều này sẽ rất thuận lợi cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.2.Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Việc hạch toán vật liệu được kế toán hạch toán tổng hợp và chi tiết cho từng kho. Việc xác đinh trị giá vật liệu xuất kho cho sản xuất của Công ty được tính theo giá đích danh là chưa phù hợp và không phản ánh chính xác chi phí NVL trực tiếp trong giá thành sản phẩm. Bởi vì, việc áp dụng phương pháp này sẽ làm cho việc hạch toán là rất khó khăn và phức tạp giá vật liệu được tính theo giá mua thực tế của từng lô hàng nếu không sử dụng hết nhập lại kho không xác định giá thực tế khi mua và ảnh hưởng đến chi phí NVL trực tiếp ở kỳ sau. Mặt khác, công ty sản xuất rất nhiều loại sản phẩm, hầu hết các loại sản phẩm này đều có giá không ôn định trên thị trường. Vì vậy, để có thể quản lý chi tiết được vật liệu và để phù hợp với công việc kế toán trên máy, kế toán công ty nên tính theo phương pháp hệ số giá hoặc tính theo phương pháp bình quân thì hợp lý hơn.
2.3.Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung
Hiện nay chi phí sản xuất chung của các phân xưởng sản xuất được kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của Công ty tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm, chỉ có chi phí khấu hao TSCĐ là được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn lại không phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức nào. Việc không phân bổ chi phí sản xuất chung theo một tiêu thức nào làm cho việc theo dõi chi phí sản xuất chung rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Đây là một trong những hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty cơ khí Đông Anh. Tại Công ty chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm vì vậy để khắc phục được hạn chế trên Công ty nên phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.4.Phương pháp tính giá thành
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu của công tác quản lý nên Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Việc xác định như trên là hợp lý và đúng đắn. Theo phương pháp tính giá thành này thì chỉ tính được giá thành tổng thể của từng loại sản phẩm mà không tính được giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm.Vì thế để phù hợp với tình hình thực tế của Công ty thì Công ty nên tính giá thành theo đơn đặt hàng. Bởi vì theo phương pháp này, một mặt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng được quản lý một cách chi tiết, chặt chẽ. Mặt khác, phương pháp này tính toán đơn giản, nhanh chóng, khi hoàn thành hợp đồng là ta có thể tính toán xác định được ngay giá thành sản phẩm của các đơn đặt hàng mà không phải đợi đến kỳ hạch toán, đáp ứng kịp thời về số liệu cần thiết cho công tác quản lý.
Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là từng đơn đặt hàng.
Trình tự công việc được tiến hành như sau:
Khi bắt đầu tiến hành sản xuất sản phẩm (thực hiện theo đơn đặt hàng) thì mỗi sản phẩm (đơn đặt hàng) sẽ mở riêng một bảng tính giá thành, bảng này dùng để tập hợp các khoản mục chi phí sản xuất (Xem mẫu )
Bảng tính giá thành sản xuất.
Đơn đặt hàng số:...............
Ngày bắt đầu sản xuất:...............
Tên sản phẩm:.................
Ngày hoàn thành:.................
STT
Tháng
Khoản mục chi phí
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công tực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Tổng cộng
...
.....
...
.....
Tổng cộng
Hàng tháng, căn cứ vào số liệu đẫ được phản ánh trên các sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất của đơn đặt hàng, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí cho tất cả các đơn đặt hàng.
Số liệu từ bảng tổng hợp này được ghi chuyển vào bảng tính giá thành của đơn đặt hàng tương ứng. Khi đơn đặt hàng hoàn thành được khách hàng chấp nhận thanh toán thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được trong bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó chính là giá thành của nó.
Ví dụ trong quí IV năm 2004, Công ty có thực hiện một số đơn đặt hàng sau:
Đơn đặt hàng số 1: 250 tấn bi f20. Ngày bắt đầu sản xuất 7/10/2004 - Hoàn thành ngày 25/12/2004.
Đơn đặt hàng số 2: 46 tấn đạn f18 x 18. Ngày bắt đầu sản xuất 2/11/2004 - Hoàn thành ngày 31/12/2004.
Khi có lệnh sản xuất đơn đặt hàng nào thì kế toán tổng hợp chi phí và giá thành mở một bảng tính giá thành cho đơn đơn đặt hàng đó.
Theo ví dụ trên ngày 7/10/2004 kế toán mở một bảng tính giá thành cho đơn đặt hàng số 1, ngày 2/11/2004 kế toán mở một bảng tính giá thành cho đơn đặt hàng số 2...Đồng thời các đơn đặt hàng này cũng được mở sổ chi tiết theo dõi chi phí sản xuất thực tế phát sinh (Biểu số 2.1). Hàng tháng, căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết chi phí, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí cho các đơn đặt hàng (Xem biểu số 2.2). Cuối tháng, chi phí sản xuất tập hợp được trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng được ghi vào bảng tính giá thành của đơn đặt hàng tương ứng (Xem biểu số 2.3).
Khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán cộng dồn chi phí sản xuất đã tập hợp được trên bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó sẽ tính được giá thành thực tế của nó.
Khi đơn đặt hàng số 2 hoàn thành, chi phí sản xuất được tập hợp trên đơn đặt hàng này là:
Chi phí vật liệu: 380.652.800đ
Chi phí nhân công: 66.540.213đ
Chi phí sản xuất chung: 14.204.960đ
Giá thành thực tế: 461.397.973đ
Giá thành đơn vị của 1Kg Đạn f18 x 18 là:
= 461.397.973 : 46.000 = 10.030,39đ
Như vậy, việc áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng sẽ xác định được chính xác các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Hơn nữa nó giúp cho quá trình bỏ chi phí vào sản xuất có phù hợp với định mức chi phí hay không, từ đó xác định được chính xác giá thành sản xuất của từng sản phẩm.
Với cách tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng và cách tính giá thành theo từng đơn đặt hàng sẽ rất phù hợp với Công ty cơ khí Đông Anh.
Sổ chi tiết đơn đặt hàng số 2
Đạn f18 x 18.
Số lượng: 46 tấn.
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày chứng từ
Số
Diên giải
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
2/11/04
19
Xuất NVL phục vụ sản xuất
621
152
125.543.679
13/11/04
25
Chi bồi dưỡng ca 3
627
111
1.443.325
16/11/04
28
Trả lương CNTTSX
622
334
13.897.624
....
....
.....
....
Cộng tháng 11
339.302.820
....
....
.....
......
Biểu số 3.1.Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng.
Tháng 11 năm 2004.
ĐVT: Đồng
STT
Đơn đặt hàng
Khoản mục chi phí
Cộng
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
1
Đơn đặt hàng 1
380.756.500
90.865.250
10.943.273
482.565.023
2
Đơn đặt hàng 2
294.857.500
35.976.000
8.469.320
339.302.820
.......
.......
........
.......
......
Tổng cộng
.......
........
.......
......
Biểu số 3.2.Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng
Bảng tính giá thành đơn đặt hàng số 2.
Đạn f18 x 18.
Số lượng: 46 tấn.
ĐVT: Đồng
STT
Đơn đặt hàng
Khoản mục chi phí
Cộng
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
1
Tháng 11
294.857.500
35.976.000
8.469.320
339.302.820
2
Tháng 12
85.795.300
30.564.213
5.735.640
122.095.153
.......
........
.......
......
......
Tổng cộng
380.652.800
66.540.213
14.204.960
461.397.973
Biểu số 3.3.Bảng tính giá thành
Kết luận
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kế toán được nhiều nhà kinh tế, quản lí kinh doanh, chủ doanh nghiệp quan niệm như một “ ngôn ngữ kinh doanh ”, được coi là “ nghệ thuật ” để ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định phù hợp với mục đích của từng đối tượng sử dụng thông tin.
Một trong những điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp khác là chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán nói chung và đặc biệt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đúng, hợp lí và chính xác có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành.
ý thức được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí Đông Anh”.
Trong bài luận văn này em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, góp phần nhỏ bé vào công việc nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng. Song do trình độ nhận thức còn hạn chế, và bước đầu tiếp cận với thực tế nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tập thể Công ty cơ khí Đông Anh, phòng kế toán Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Quý Liên đã giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này.
Danh mục Tài liệu tham khảo
1. Kế toán doanh nghiệp theo luật kế toán mới – NXB Thống kê - Hà Nội 2003
2. Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính - NXB Tài chính - 2003 - PGS.TS Nguyễn Văn Công.
3. Lý thuyết hạch toán kế toán – Khoa kế toán trường ĐH KTQD – NXB Tài chính 2003.
4. Phân tích hoạt động kinh doanh - Khoa kế toán trường ĐH KTQD – 2000
5. Giáo trình kế toán quốc tế - Khoa kế toán trường ĐH KTQD
6. Tạp chí kế toán năm 2002, 2003
7. Một số luận văn khóa 41, 42
8. Một số tài liệu khác
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt 1
Danh mục sơ đồ 2
Danh mục bảng biểu 3
Lời mở đầu 4
Phần I: Lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm 6
1. Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trờng tác động đến kế toán trong doanh nghiệp công nghiệp 6
2. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất ở doanh nghiệp sản xuất 8
2.1. Chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất và sự cần thiết phải tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 8
2.1.1. Chi phí sản xuất và sự cần t hiết phải tập hợp chi phí sản xuất 8
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 10
2.2. Giá thành, phân loại giá thành và sự cần thiết phải giá thành 14
2.2.1. Giá thành và sự cầ th iết phải tính giá thành 14
2.2.2. Phân loại giá thành 15
2.3. Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 16
3. Nội dung cơ bản của phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 16
3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 16
3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 17
3.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 19
3.3.1. TK 621 - chi phí NVL trực tiếp 21
3.3.2. TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp 22
3.3.3. TK 627 - Chi phí sản xuất chung 22
3.3.4. TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 23
4. Đánh giá sản phẩm dở dang 24
4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính trực tiếp 24
4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương 25
5. Phương pháp tính giá thành 26
5.1. Đối tượng tính giá thành 26
5.2. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 27
5.3. Các phương pháp tính giá thành 27
5.3.1. Phương pháp tính giá thành thực tế (giản đơn) 28
5.3.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 28
6. Hệ thống sổ kế toán 29
7. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở một số
nước trên thế giới 31
7.1. Kế toán chi phí và tính giá thành tại Pháp 31
7.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Mỹ 32
Phần II: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại công ty cơ khí Đông Anh 35
1. Đặc điểm chung của Công ty có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm 35
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí Đông Anh 35
1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 38
1.3. Đặc điểm sản xuất và qui trình công nghệ sản phẩm chủ yếu của Công ty 42
1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty 43
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 43
1.4.2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành 42
2. Kế toán c hi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí
Đông Anh 47
2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty 47
2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
sản phẩm ở doanh nghiệp 47
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất
ở doanh nghiệp 48
2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty cơ khí
Đông Anh 49
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 50
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 57
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 64
2.2.3.1.Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng 65
2.2.3.2. Chi phí về nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ 65
2.2.3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ 66
2.2.3.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 68
2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty cơ khí Đông Anh 70
2.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty 70
2.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang ở Công ty cơ khí Đông Anh 72
2.3.3. Nội dung công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí Đông Anh 73
2.3.3.1. Đốii tượng và kỳ tính giá thành 73
2.3.3.2. Phương pháp tính giá thành 73
Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cơ khí Đông Anh 75
1. Những ưu điểm trong công tác kế toán của Công ty 76
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty cơ khí Đông Anh 78
2.1. Xác định lại đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành 78
2.2. Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 79
2.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung 79
2.4. Phương pháp tính giá thành 80
Kết luận 85
Danh mục tài liệu tham khảo 86
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Hà Nội, ngày tháng năm 2005
Giáo viên hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28859.doc